TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 – 2023
1. | Nghiên cứu chọn lọc giống keo sinh trưởng nhanh và chống chịu bệnh chết héo cho trồng rừng tại Lương Sơn, Hòa Bình | Selection of fast growing and ceratocystis wilt tolerant acacia cultivars for afforestation in Luong Son, Hoa Binh | Nguyễn Đức Kiên Dương Hồng Quân Ngô Văn Chính |
3 |
2. | Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống thủy tùng (Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch) bằng phương pháp ghép trên rễ thở tại Đắk Lắk, Việt Nam | Research on propagation techniques of Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch) by grafting method on stilt root in Dak Lak, Vietnam |
Giang Thị Thanh Lưu Thế Trung Phan Thanh Tuấn Nguyễn Thị Mai Đào Lê Văn Huy Võ Nhất Trí Nguyễn Tấn Phục Trần Đức Trọng Võ Thành Tám Ngô Văn Cầm Nguyễn Đức Kiên |
10 |
3. | Chọn lọc cây trội Dẻ trùng khánh (Castanea mollissima Blume) theo hướng lấy quả | Selecting plus trees of Castanea mollissima Blume for fruit exploitation | Lại Thanh Hải Trần Hoàng Quý Bế Đăng Khoa Linh Quang Đà Bế Thị Băng |
18 |
4. | Kết quả chọn cây trội Thảo quả tại Yên Bái và Lào Cai | Results of selecting plus plants of cardamom in Yen Bai and Lao Cai provinces | Phùng Nhuệ Giang Nguyễn Thị Hiền Phan Văn Thắng Nguyễn Đức Long |
27 |
5. | Nghiên cứu nhân giống Mây chỉ (Calamus dioicus Lour.) từ hạt | Research on the propagation of Calamus dioicus Lour. from seeds | Phạm Trọng Nhân Phạm Khải Tân Lê Hồng Én Hồ Sĩ Hùng Lê Thị Thúy Hòa |
43 |
6. | Đặc điểm sinh học và phương pháp bảo quản hạt Lùng | Biological characteristics and preservation method of Bambusa longissima sp. nov seed | Nguyễn Thị Chuyền Phan Văn Thắng Nguyễn Huy Sơn |
53 |
7. | Đặc điểm lâm học của cây dầu Đọt tím (Dipterocarpus grandiflorus Blanco) tại xã Đại Thạnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam | Silvicultural characteristics of Dipterocarpus grandiflorus Blanco in Dai Thanh Commune, Dai Loc District, Quang Nam province | Đoàn Đình Tam Đỗ Thị Kim Nhung Hà Đình Long Nguyễn Tiến Hưng Trần Thị Hải Hà Thị Hiền |
62 |
8. | Một số đặc điểm lâm học của loài Mít nài (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) tại tỉnh Sơn La và Lào Cai | Silvic characteristics of Artocarpus chama Buchanan-Hamilton in Son La and Lao Cai provinces, Vietnam | Diệp Xuân Tuấn Vũ Văn Thuận Tạ Nhật Vương Phan Thị Luyến Phạm Đôn |
68 |
9. | Thực trạng trồng rừng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) ở một số tỉnh phía Bắc | Situation of Cinnamomum balansae H.Lec afforestation in some Northern provinces | Lê Văn Quang Hoàng Văn Thắng |
80 |
10. | Tái lập dữ liệu khí hậu dựa vào độ rộng vòng năm loài Pơ mu (Chamaecypris hodginsii (Dunn) Rushforth) tại Cao nguyên Langbiang tỉnh Lâm Đồng | Paleoclimate reconstruction data based on tree ring width of Chamaecypris hodginsii (Dunn) Rushforth in the Langbiang plateau, Lam Dong province, Vietnam | Lê Cảnh Nam Nguyễn Văn Thiết Bùi Thế Hoàng Phạm Xuân Nguyên và Nguyễn Thị Oanh |
90 |
11. | Nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Cao su (Hevea brasiliensis) tại Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai | Research on biomass and CO2 sequestration of rubber plantations in Dong Nai Biosphere Reserve | Nguyễn Văn Thịnh Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Văn Tuấn Phạm Tiến Dũng Nguyễn Việt Cường Nguyễn Đăng Cường Phạm Ngọc Huyền Phạm Văn Duẩn |
103 |
12. | Thực trạng và giải pháp thực hiện các chính sách hỗ trợ bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh | Situation and solutions for implementation of policies supporting the conservation, explosion and development of genetic resources in Quang Ninh province | Phạm Văn Viện Phạm Thị Luyện Cao Văn Lạng Vũ Văn Thiện Lê Thị Bích Thảo Trần Xuân An |
116 |
13. | Tuyển chọn và nghiên cứu khả năng sinh tổng hợp Manganese peroxidase (MnP) của chủng nấm lớn, định hướng ứng dụng phân hủy lignin | Selection and studying of the biosynthetic ability of Manganese peroxidase (MnP) of mushroom strains, orienting the application to degrade lignin |
Trịnh Đình Khá, Phạm Như Quỳnh Nguyễn Thị Quỳnh Nguyễn Thị Thúy Hiền Nguyễn Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Thu Huyền |
125 |
14. | Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái | Application of science and technology to construction model for manufacturing bio-compressed tablets from wood processing supplements after wood processing fuel for civil, industrial and export in Yen Bai province |
Nguyễn Văn Giáp Lê Thị Hưng Bùi Duy Ngọc Nguyễn Văn Định |
132 |
15. | Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm môi trường, độ ẩm nguyên liệu gỗ đến sự sinh trưởng của nấm mốc, nấm biến màu hại gỗ |
The effect of temperature, relative humidity, wood moisture content on growth of mold, stain fungi species | Bùi Thị Thủy Hoàng Thị Tám Hoàng Trung Hiếu Nguyễn Thị Hằng Đoàn Thị Bích Ngọc Quách Đình Huy |
143 |
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG KEO SINH TRƯỞNG NHANH VÀ CHỐNG CHỊU BỆNH CHẾT HÉO CHO TRỒNG RỪNG TẠI LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH
Nguyễn Đức Kiên, Dương Hồng Quân, Ngô Văn Chính
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc các giống keo sinh trưởng nhanh và chống chịu bệnh chết héo do nấm Ceratocystis phục vụ trồng rừng ở Lương Sơn, Hòa Bình và các lập địa tương đồng. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm giống và mô hình trình diễn giống tại Lương Sơn, Hòa Bình. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 41 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh chết héo giữa các giống. Trong số các giống tham gia nghiên cứu, giống Keo lá tràm có khả năng chống chịu tốt nhất, giống keo lai X201, X205 và AH7 cũng có khả năng chống chịu tốt. Xét cả hai tiêu chí sinh trưởng tốt và chống chịu bệnh, nghiên cứu đề xuất giống X201 và AH7 được lựa chọn để phục vụ trồng rừng tại Lương Sơn, Hòa Bình và những nơi có điều kiện tương đồng.
Từ khóa: Keo lai, keo lai tam bội, sinh trưởng, chống chịu bệnh chết héo, năng suất
SELECTION OF FAST GROWING AND CERATOCYSTIS WILT TOLERANT ACACIA CULTIVARS FOR AFFORESTATION IN LUONG SON, HOA BINH
Nguyen Duc Kien, Duong Hong Quan, Ngo Van Chinh
Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
SUMMARY
The objective of the study was to select fast growing and Ceratocystis wilt tolerant acacia cultivars for afforestation in Luong Son, Hoa Binh and similar sites. The study was conducted in clonal trial and demonstration plot in Luong Son, Hoa Binh. Evaluation results at 41 months of age showed that there were significant differences in growth characters between cultivars. Clear difference between cultivars in tolerance to wilt disease was also obtained. Among the cultivars tested, Acacia auriculiformis clones has the best tolerance, and followed by acacia hybrids X201, X205 and AH7. Considering both good growth and disease tolerance, the study recommend that acacia cultivars X201 and AH7 should be selected for afforestation in Luong Son, Hoa Binh and other areas with similar conditions.
Keywords: Acacia hybrid, triploid acacia hybrid, growth, Ceratocystis wilt disease, yield
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TRÊN RỄ THỞ TẠI ĐẮK LẮK, VIỆT NAM
Giang Thị Thanh1, Lưu Thế Trung1, Phan Thanh Tuấn2, Nguyễn Thị Mai Đào2,
Lê Văn Huy2, Võ Nhất Trí2, Nguyễn Tấn Phục2, Trần Đức Trọng2,
Võ Thành Tám2, Ngô Văn Cầm1, Nguyễn Đức Kiên3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Ban quản lý Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Thông nước
3Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Tóm tắt
Thủy tùng có tên khoa học là Glyptostrobus pensilis thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae), nằm trong danh mục thực vật nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ và được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR) trong sách Đỏ Quốc tế của IUCN. Là loài thực vật quý hiếm không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Mục tiêu chính của bài báo nhằm cung cấp một số thông tin về kỹ thuật ghép trên rễ thở cây mẹ từ đó gia tăng số lượng cá thể cây Thủy tùng ngay trong vùng phân bố của quần thể tự nhiên. Thí nghiệm được bố trí theo 1 nhân tố: phương pháp ghép và thực hiện trên 2 khu vực phân bố tự nhiên của loài. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phương pháp ghép mắt cho mẫu ghép sống ổn định sau 6 tháng và ghép áp cành là sau 4 tháng. Tỷ lệ sống ở phương pháp ghép mắt cao hơn ghép áp cành, và ở khu vực Ea Ral là cao hơn Trấp Ksơ, với tỷ lệ sống ở ghép mắt và ghép áp cành trên khu vực Ea Ral lần lượt là: 80,0%; và 47,5%; ghép mắt và ghép áp cành ở khu vực Trấp Ksơ lần lượt là 35,0%; và 30,0%. Tại khu vực Ea Ral, sinh trưởng của cây ghép ở phương pháp ghép áp cành (D = 6,1 mm, H = 33,58 cm) tốt hơn ghép mắt (D = 3,0 mm, H = 13,7 cm). Tại khu vực Trấp Ksơ, sinh trưởng của cây ghép thấp ở cả phương pháp ghép áp cành (D = 3,0 mm, H = 19,7 cm) và ghép mắt (D = 2,9 mm, H = 13,4 cm).
Từ khoá: Nhân giống, Thủy tùng, ghép, rễ thở
RESEARCH ON PROPAGATION TECHNIQUES OF Glyptostrobus pensilis (Staunton Ex D. Don) K. Koch BY GRAFTING METHOD ON STILT ROOT IN DAK LAK, VIETNAM
Giang Thi Thanh1, Luu The Trung1, Phan Thanh Tuan2, Nguyen Thi Mai Dao2,
Le Van Huy2, Vo Nhat Tri2, Nguyen Tan Phuc2, Tran Duc Trong2,
Vo Thanh Tam2, Ngo Van Cam1, Nguyen Duc Kien3
1Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam
2Glyptostrobus pensilis Habitat Reserve Management Board
3Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
SUMMARY
Glyptostrobus pensilis belongs to the Cupressaceae family. This is the endangered and rare species in Decree 06/2019/ND-CP of the Government and critically endangered (CR) in the International Red Book of IUCN. Glyptostrobus pensilis is a rare species not only in Vietnam but all over the world. The main objective of this article is to provide some information on grafting techniques on stilt root of the mother plant to increase the number of Glyptostrobus pensilis in habitats of population. The experiment is arranged according to one factor: grafting method, performed in two habitats. Results show that these samples survival from budding graft method is stable after 6 months and this figure is after 4 months for branch graft method. Obviously, the survival rate of budding graft method is higher than that of the branch graft method, and this figure in the Ea Ral area is higher than that of Trap Kso, with budding graft method and branch graft method in the Ea Ral area, respectively, 80.00%; 47.50%; budding graft method and branch graft method in the Trap Kso area, respectively 35.00%; and 30.00%. However, in the Ea Ral, grafting trees from branch graft method grow strongly in both diameter (D = 6.06 mm) and height (H = 33.58 cm) compared to the budding graft method
(D = 2.99 mm, H = 13.65 cm). In the Trap Kso, grafting trees grow poorly in both branch graft method (D= 3.02 mm, H = 19.67 cm) and budding graft method (D = 2.89 mm, H = 13.36 cm).
Keywords: Propagation, Glyptostrobus pensilis, grafting, stilt root.
CHỌN LỌC CÂY TRỘI DẺ TRÙNG KHÁNH (Castanea mollissima Blume) THEO HƯỚNG LẤY QUẢ
Lại Thanh Hải1, Trần Hoàng Quý1
Bế Đăng Khoa2, Linh Quang Đà2, Bế Thị Băng2
[1]Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng
TÓM TẮT
Dẻ trùng khánh (Castanea mollissima Blume) là loài Dẻ ăn hạt, đặc sản của vùng cao huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng, cây mọc ở độ cao từ 500 – 2.800 m, thích hợp nhất với nhiệt độ từ 20 – 21°C, lượng mưa từ 1.700 – 1.900 mm/năm và độ ẩm trung bình từ 81,9 – 82,3%, có thể trồng được ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai (Sa Pa) và các tỉnh Tây Nguyên. Hạt dẻ trùng khánh có hình dáng hơi tròn, kích thước 3 chiều tương đối bằng nhau và 1 kg hạt dẻ có khoảng 100 hạt với sai số 5%. Căn cứ vào sinh trưởng, năng suất, chất lượng hạt đã tuyển chọn và công nhận được 31 cây trội (Quyết định 447/QĐ-SNN ngày 07/8/2020) Dẻ trùng khánh tại các lâm phần rừng trồng ở 3 khu vực: thị trấn Trùng Khánh, xã Chí Viễn, xã Đình Minh ở huyện Trùng Khánh. Các cây trội được công nhận có sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất quả sai và chất lượng hạt tốt, có độ vượt trội về D1,3 từ 15 – 258,2%, Hvn từ 16,7 – 70,0%, năng suất quả ổn định và vượt trội từ 19,0 – 89,4%. Chất lượng hạt có thành phần dinh dưỡng đạt và vượt mức theo Quyết định số 496/QĐ-SHTT ngày 21/3/2011 của Cục Sở hữu trí tuệ.
Từ khóa: Dẻ trùng khánh, cây trội, chất lượng hạt, dinh dưỡng.
SELECTING PLUS TREES OF Castanea mollissima Blume FOR FRUIT EXPLOITATION
Lai Thanh Hai1, Tran Hoang Quy1
Be Dang Khoa2, Linh Quang Da2, Be Thi Bang2
[1]Silvicultural Research Insititute
2Cao Bang Department of Science and Technology
SUMMARY
Castanea mollissima Blume is an edible chestnut species, a specialty of the highlands of Trung Khanh district, Cao Bang province, the tree grows at an altitude of 500 – 2,800 m, most suitable for temperatures from 20 – 21°C. Its growing area generally has average rainfall of 1,700 – 1,900 mm/year and average humidity of 81.9 – 82.3%, which is suitable to be grown in Cao Bang, Bac Kan, Lang Son, Lao Cai (Sa Pa) and Central Highlands provinces. Its nut has a relatively round shape with three dimensions at approximately the same size, one kg of nuts has 100 seeds with an error of 5%. Thirty-one (31) dominant trees of Castanea mollissima Blume have been selected and recognized (Decision 447/QD-SNN dated 07/8/2020), belonging to plantation forest stands in 3 localities: Trung Khanh town, Chi Vien commune, Dinh Minh commune in Trung Khanh district. The recognized plus trees have good growth, high fruit yield and good seed quality, with superiority reached 15 – 258.2% in D1.3, 16.7 – 70% in Hvn. Moreover, fruit production was stable with fruit yield superiority reached 19.0 – 89.4%, the quality of seeds with nutritional composition reached and exceeded in accordance with Decision No. 496/QD-SHTT dated March 21, 2011 of the National Office of Intellectual Property.
Keywords: Castanea mollissima Blume, plus tree, nut quality, nutritional content.
KẾT QUẢ CHỌN CÂY TRỘI THẢO QUẢ TẠI YÊN BÁI VÀ LÀO CAI
Phùng Nhuệ Giang, Nguyễn Thị Hiền, Phan Văn Thắng, Nguyễn Đức Long
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
TÓM TẮT
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) là một trong những loài cây lâm sản ngoài gỗ chính thuộc nhóm dược liệu/gia vị có giá trị kinh tế cao, được gây trồng phổ biến dưới tán rừng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Sản phẩm chính của cây Thảo quả là quả. Hiện nay, tổng diện tích gây trồng ước tính khoảng 33.488 ha với sản lượng quả ước đạt khoảng 5.000 tấn, giá trị sản xuất ước đạt 25 – 30 triệu USD, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng nghìn hộ gia định sống ở miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng và chất lượng Thảo quả đang có chiều hướng suy giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do thiếu các nguồn giống chất lượng tốt, phù hợp và ổn định để cung cấp cho nhu cầu sản xuất. Vì vậy, việc chọn giống Thảo quả có năng suất cao và chất lượng tốt là hết sức cần thiết. Lào Cai và Yên Bái là 2 tỉnh tạo nên vùng trồng Thảo quả lớn nhất cả nước. Từ các lô rừng trồng Thảo quả ở Sa Pa, Văn Bàn (Lào Cai) đã chọn được 48 cây trội có năng suất quả đạt từ 5,4 – 15,3 kg quả/cây, độ vượt về năng suất quả đạt từ 201,5 – 708,1%, hàm lượng tinh dầu trong hạt khô của các cây trội đạt từ 1,6 – 3,2%, vượt quy định của Dược điển Việt Nam V năm 2017 từ 12,9% đến 127,9%. Từ các lô rừng trồng Thảo quả ở Mù Cang Chải (Yên Bái) đã chọn được 6 cây trội có năng suất quả đạt từ 5,1 – 9,8 kg quả/cây, độ vượt về năng suất quả đạt từ 246,7 – 543,7%, hàm lượng tinh dầu trong hạt khô của các cây trội đạt từ 2,6 – 3,6%, vượt quy định của Dược điển Việt Nam V năm 2017 từ 82,1% đến 153,6%. Các cây trội này đã được lấy làm vật liệu nhân giống cho nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống phục vụ sản xuất trong giai đoạn trước mắt và tương lai.
Từ khóa: Cây trội, Thảo quả, Lào Cai, Yên Bái.
RESULTS OF SELECTING PLUS PLANTS OF CARDAMOM IN YEN BAI AND LAO CAI PROVINCES
Phung Nhue Giang, Nguyen Thi Hien, Phan Van Thang, Nguyen Duc Long
Non – Timber Forest Products Research Centre
Summary
Cardamom (Amomum aromaticum Roxb.) is one of mainly non-timber forest products plant species belonging to the medicinal/spice plant group with high economic value, widely planted under the forest canopy in the northern mountainous provinces of Vietnam. The main product of Cardamom is fruit. Now, the total planted area is about 33,488 hectares with an estimated fruit volume total of 5,000 tons and production value of 25-30 million USD, contributing the main source of income for thousands of households living in the Northern mountainous provinces of Vietnam. However, the productivity, volume and quality of Cardamom are on a strong downward trend. The main reason is the lack of, suitable and stable, good quality seedling sources to supply production needs. Therefore, plus tree selection of Cardamom is necessary to focus on high fruit yield and good quality. Lao Cai and Yen Bai provinces have the largest Cardamom growing area in Vietnam. In Cardamom plantations in Sa Pa, Van Ban district (Lao Cai provice), 48 plus plants with fruit yield ranged from 5.4 – 15.3 kg of fruit/plant and higher from 201.5% – 708.1% than an average value of the population, essential oil content of dried seeds reached up 1.6 – 3.2%, as well as exceeded from 12.9% to 127.9% in compasion of the average of population and exceeding the regulations of Vietnamese Pharmacopoeia V in 2017. In Cardamom plantations in Mu Cang Chai district (Yen Bai provice), 6 plus plants with fruit yield ranged from 5.1 – 9.8 kg of fruit/plant and higher from 246.7% – 543.7% than an average value of the population, essential oil content of dried seeds reached up 2.6 – 3.6%, as well as exceeded from 82.1% to 153.6% in compasion of the average of population and exceeding the regulations of Vietnamese Pharmacopoeia V in 2017. These plus plants have been obtained propagation materials for research in cultivar improvement as well as seedling production from now.
Keywords: Amomum aromaticum Roxb., Cardamom, plus plant selection, Lao Cai and Yen Bai provices.
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MÂY CHỈ (Calamus dioicus Lour.) TỪ HẠT
Phạm Trọng Nhân, Phạm Khải Tân, Lê Hồng Én, Hồ Sĩ Hùng, Lê Thị Thúy Hòa
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
TÓM TẮT
Mây chỉ (Calamus dioicus Lour.) là loài cây có tiềm năng phát triển nguyên liệu cho ngành mây tre đan. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định được đặc điểm quả, hạt giống, khả năng nảy mầm, kỹ thuật bảo quản hạt giống và chăm sóc cây con Mây chỉ giai đoạn vườn ươm. Vật liệu nghiên cứu là quả và hạt giống Mây chỉ thu hái trong rừng tự nhiên tại Cát Tiên, Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả Mây chỉ có kích thước 10,0 mm đối với chiều dài đầu đỉnh và đường kính có kích thước 9,8 mm, số lượng quả/kg là 1.809 quả. Hạt Mây chỉ có kích thước chiều dài đầu đỉnh là 6,3 mm và 7,9 mm về đường kính, số lượng hạt/kg là 3.774 hạt với hàm lượng nước 7,7%. Hạt được bảo quản tốt hơn ở nhiệt độ 5oC trong tủ lạnh, sau 1, 2, 3 tháng có tỷ lệ nảy mầm tương ứng là 61,7%, 55,3%, 42,0%. Hạt nên xử lý trong dung dịch GA3 80ppm trong 12 giờ, các thông số về tỷ lệ nảy mầm, thời gian bắt đầu nảy mầm, thời gian kết thúc nảy mầm và thời gian nảy mầm tương ứng là 74,3%, 24,0 ngày, 39,3 ngày và 15,3 ngày. Hạt bật chồi tốt nhất trong giá thể cát có trát bùn trên mặt với tỷ lệ nảy mầm đạt 91,7%. Với thành phần ruột bầu có 80% lớp đất mặt, 10% cát, 8% phân chuồng hoai, 2% lân và sử dụng chế độ che sáng 50 – 75%, cây con sau 9 tháng có đường kính gốc trung bình đạt khoảng 6 mm và chiều cao trung bình đạt khoảng 22 cm.
Từ khóa: Che sáng, hạt, Mây chỉ, nảy mầm, thành phần ruột bầu.
Research on the propagation of Calamus dioicus Lour. from seeds
Pham Trong Nhan, Pham Khai Tan, Le Hong En, Ho Si Hung, Le Thi Thuy Hoa
Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam
Calamus dioicus Lour. is a potential species to develop raw materials for the bamboo and rattan production. This paper presents characteristics of fruit, seeds, germination and seedlings at the nursery. Fruit size of Calamus dioicus Lour. is only 10.0 mm in length and 9.8 mm in diameter, the number of fruits per kg is 1.809 fruits. Seeds of Calamus dioicus Lour. are only 6.3 mm in length and 7.9 mm in diameter, the number of seeds per kg is 3.774 seeds at 7.7% water content. Seeds were preserved at 5oC in the refrigerator, for a period of 1 to 3 months, the germination rate is 61.7%, 55.3%, 42.0%, respectively. Seeds should be treated in GA3 with concentration of 80 ppm for 12 hours; Germination rate, time of seeds start to germinate, end of germination and germination time are 74.3%, 25.3 days, 39.3 days, and 15.3 days, respectively. The best sprouted seeds were obtained with a germination rate of 91.7% in a sandy substrate with mud plastered on the surface. With potting composition including 80% topsoil, 10% sand, 8% manure, 2% phosphorus and using 50 – 75% shading mode, the seedlings had stump diameter is 0.6 cm and height reaches at 22 cm.
Keywords: Shading, seeds, Calamus dioicus Lour., germination, potting composition.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT LÙNG
Nguyễn Thị Chuyền, Phan Văn Thắng, Nguyễn Huy Sơn
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
TÓM TẮT
Lùng (Bambusa longissima sp. nov) thuộc chi Tre (Bambusa), họ Hòa thảo (Poaceae), là loài kích thước trung bình, lóng khá dài, có giá trị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu cao. Lùng có phân bố tự nhiên tập trung tại một số huyện của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Sơn La. Hiện nay, rừng Lùng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp về diện tích và suy thoái về chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật bảo quản hạt giống làm cơ sở để nhân giống, gây trồng và phục hồi rừng Lùng là rất cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy quả Lùng thuộc dạng quả thóc, mỗi quả có 1 hạt. Hạt hình bầu dục, vỏ mỏng dạng trấu, nội nhũ màu trắng xám; đường kính trung bình ≈ 4,3 mm, dài trung bình ≈ 11,42 mm. Khối lượng 1.000 hạt là 87,40 gam; 1 kg trung bình có 11.447 hạt. Độ ẩm ban đầu trung bình của hạt là 35,83%. Thế nảy mầm trung bình cao nhất đạt 56,48%. Xử lý hạt giống trong nước ấm (35 – 40oC) trong 4 giờ cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất là 80,56%. Thời gian bắt đầu nảy mầm của hạt trong điều kiện tốt nhất từ 2 – 3 ngày, thời gian nảy mầm từ khi bắt đầu đến khi kết thúc là 14 – 18 ngày. Hạt có tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở độ ẩm tự nhiên ban đầu trung bình là 35,83%, tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm mạnh khi độ ẩm của hạt giảm, hạt giống hoàn toàn mất sức nảy mầm ở độ ẩm 25,50%. Bảo quản hạt Lùng trong điều kiện độ ẩm tự nhiên ban đầu là 35,83%, nhiệt độ môi trường là 5oC cho kết quả tốt nhất. Tỷ lệ nảy mầm giảm dần theo thời bảo quản, sau 1 tuần tỷ lệ nảy mầm đạt 61,11%, sau 2 tuần giảm xuống 42,59% và sau 5 tuần là 1,85%.
Từ khóa: Bảo quản hạt giống, đặc điểm sinh học, Lùng (Bambusa longissima sp. nov).
Biological characteristics and preservation method of Bambusa longissima sp. nov seed
Bambusa longissima sp. nov belongs to the Bambusa genus, Poaceae family, is a medium-sized bamboo species with rather long internodes, which has a high export value of handicraft production. The natural distribution of this plant is concentrated in some districts of Thanh Hoa, Nghe An and Son La provinces. Currently, the natural Bambusa longissima sp. nov forest is increasingly shrinking in area and decreasing in quality. Therefore, the study of physiological characteristics and the preservation techniques of seed to propagate, plant and restore of Bambusa longissima sp. nov forest is very necessary, having both scientific and practical significance. Research results show that the Bambusa longissima sp. nov fruit is known as caryopsis, each fruit has only one seed. Fruits are oval in shape, with thin husk-like shell, gray-white endosperm; average diameter ≈ 4.3 mm, average length ≈ 11.42 mm. The volume of 1,000 seeds is 87.40 grams; 1 kg has an average of 11,447 seeds. The average initial moisture content of the seeds was 35.83%. Seed treatment in warm water, initial temperature (35 – 40oC) for 4 hours gives the highest germination rate of 80.56%. The time to start germination of seeds under the best conditions is 2 – 3 days, the time from start to finish is 14 – 18 days. Seeds have the highest germination rate at the average initial natural humidity of 35.83%, the germination rate of seeds decreases sharply when the moisture content of the seeds decreases, the seeds completely lose their germinating power at the humidity of 25.50%. The best storage of Bambusa longissima sp. nov seeds is in conditions of initial natural humidity of 35.83%, temperature of 5oC. The germination rate decreased gradually with storage time, after 1 week the germination rate reached 61.11%, after 2 weeks it decreased to 42.59% and after 5 weeks it was 1.85%.
Keywords: Seed preservation, biological characteristics, Bambusa longissima sp. nov.
ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY DẦU ĐỌT TÍM (Dipterocarpus grandiflorus Blanco) TẠI XÃ ĐẠI THẠNH, HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
Đoàn Đình Tam, Đỗ Thị Kim Nhung, Hà Đình Long,
Nguyễn Tiến Hưng, Trần Thị Hải, Hà Thị Hiền
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Dầu đọt tím phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nghèo, nơi có độ cao < 300 m, nhiệt độ trung bình 26oC, lượng mưa 1.796 – 2.015 mm/năm, trên đất feralit vàng xám hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình, đất hơi chua, đất có hàm lượng mùn từ 1,68 – 2,09 %; đạm tổng số từ 0,11 – 0,14%, phốt pho từ 152,26 – 183,34 mg; kali từ 118,17 – 134,86 mg. Mật độ của tầng cây cao biến động lớn, từ 268 cây/ha đến 588 cây/ha tuỳ theo trạng thái rừng, trong đó Dầu đọt tím có 4 – 92 cây/ha và đều tham gia vào công thức tổ thành tầng cây cao, đặc biệt tại trạng thái IIIA2 Dầu đọt tím còn có ý nghĩa lớn về mặt sinh thái với hệ số tổ thành là 42,57%. Mật độ cây tái sinh đạt từ 11.000 – 15.160 cây/ha của 19 – 32 loài cây tái sinh, trong đó Dầu đọt tím chỉ tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh ở trạng thái rừng IIIA2 với hệ số là 7,8%. Mật độ cây tái sinh của Dầu đọt tím đạt từ 480 -720 cây/ha, tập trung ở cấp chiều cao 1 – 2 m (đối với trạng thái IIA, IIB) và > 2 m (đối với trạng thái IIIA2). Nguồn gốc cây Dầu đọt tím tái sinh chủ yếu là bằng hạt (54,2 – 72,2%) và cây có phẩm chất từ trung bình đến tốt chiếm trên 70%.
Từ khóa: Lâm học, Quảng Nam, Dầu đọt tím.
Silvicultural characteristics of Dipterocarpus grandiflorus Blanco in Dai Thanh Commune, Dai Loc District, Quang Nam province
Doan Dinh Tam, Do Thi Kim Nhung, Ha Dinh Long, Nguyen Tien Hung, Tran Thi Hai, Ha Thi Hien
Research Institute for Forest Ecology and Environment-RIFEE
SUMMARY
Dipterocarpus grandiflorus is distributed mainly in evergreen broad-leaved natural forests, where the altitude is < 300 m, the average temperature is 26oC, the precipitation ranges from 1,796 to 2,015 mm y-1; and on the yellow-gray or red-yellow ferralite soil, light loam soil texture, slightly acidic soil; soil humus content, total nitrogen, phosphorous and kali varies from 1.68 to 2.09%, 0.11 to 0.14%, 152.26 to 183.34 mg, and 118.17 to 134.86 mg, respectively. The density of canopy layer fluctuates greatly, from 268 to 588 trees ha-1 depending on the forest state, of which, density of D. grandiflorus is from 4 to 92 trees ha-1, and are present in the species composition of canopy layer. This species illustrates high significance in ecological aspect with 42.57% of species composition coefficient. The density of regenerated trees of 19-32 species is from 11,000 to 15,160 trees ha-1, of which, D. grandiflorus only participates in the formula of regenerating trees in the forest state IIIA2 with a coefficient of 7.8%. Density of D. grandiflorus regenerated trees is 480 – 720 trees ha-1 with the tree height mainly distributes at 1-2m (for state IIA, IIB) and > 2 m (for state IIIA2). The origin of D. grandiflorus regenerated trees is maily by seeds (54.2 – 72.2%) and trees with medium to good quality account for over 70%.
Keyword: Silviculture, Quang Nam province, Dipterocarpus grandiflorus
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI MÍT NÀI (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton)
TẠI TỈNH SƠN LA VÀ LÀO CAI
Diệp Xuân Tuấn, Vũ Văn Thuận, Tạ Nhật Vương, Phan Thị Luyến, Phạm Đôn
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
TÓM TẮT
Mít nài là cây bản địa gỗ lớn, thường xanh và đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao, có triển vọng trong trồng rừng gỗ lớn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã xác định được: i) Mít nài xuất hiện ở ba trạng thái rừng TXG, TXB và TXN; độ tàn che từ 0,54 – 0,75; ii) Mật độ Mít nài dao động từ 12 – 40 cây/ha, đường kính D1,3 dao động trung bình từ 24,2 – 43,6 cm, chiều cao vút ngọn Hvn dao động trung bình từ 10,4 – 20 m, trữ lượng dao động trung bình từ 0,8 – 5 m3/ha, 100% cây Mít nài đạt phẩm chất A; iii) Trong 5 ưu hợp thực vật ở các trạng thái rừng thì có 04 ưu hợp có mặt của loài Mít nài; iv) Số lượng cá thể Mít nài ở vị thế tán cấp 4 và 5 trong các lâm phần điều tra chiếm cao nhất, đạt 64,2% so với tổng số cây ở 5 cấp vị thế tán. Kết quả này cho thấy, ở giai đoạn trưởng thành, Mít nài là loài cây ưa sáng. Các giá trị sinh trưởng của Mít nài cũng có xu hướng tăng dần từ cấp vị thế tán 2 đến 5; v) Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng nơi có loài Mít nài phân bố tại 2 tỉnh nghiên cứu có sự dao động rất lớn, từ 3.416 cây/ha (trạng thái TXN ở Sơn La) đến 5.648 cây/ha (trạng thái TXG ở Lào Cai), sinh trưởng của cây tái sinh trong các trạng thái rừng có đường kính trung bình đạt từ 2,3 – 2,6 cm và chiều cao trung bình đạt từ 3,2 – 3,8 m; vi) Mít nài tái sinh xuất hiện ở 5/6 điểm điều tra (ngoại trừ trạng thái TXB – Lào Cai) với mật độ cây tái sinh dao động từ 16 – 35 cây/ha. Cây Mít nài tái sinh có đường kính trung bình dao động từ 1,5 – 3,5 cm, chiều cao trung bình từ 1,3 – 4,2 m; vii) Mít nài tái sinh có chiều cao nhỏ hơn 1 m, chiếm tỷ lệ cao nhất từ 75 – 89,3% (trung bình là 84,2%), số cây ở cấp chiều cao từ 1 – 6 m chiếm từ 10,7 – 25,0% (trung bình là 15,8%). Từ kết quả nghiên cứu cho thấy Mít nài là loài cây ưa sáng nhưng có thể sử dụng trồng rừng hỗn giao hay trồng làm giàu rừng, cải tạo rừng.
Từ khóa: Lâm học, Mít nài, Sơn La, Lào Cai.
SILVIC CHARACTERISTICS OF Artocarpus chama Buchanan-Hamilton IN SON LA AND LAO CAI PROVINCES, VIETNAM
Diep Xuan Tuan, Vu Van Thuan, Ta Nhat Vuong, Phan Thi Luyen, Pham Don
Centre for Applied Silviculture Research and Extension
SUMMARY
Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is an indigenous tree with high economic value and potential in large-sized timber plantation in some Northern mountainous provinces, Vietnam. The research findings are: i) Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is mainly found in three forest types which are TXG, TXB and TXN; ii) Its density ranges from 12 to 40 trees/ha, average diameter D1,3 is from 24.2 to 43.6 cm, average total height Hvn is from 10.4 to 20 m, timber reserves range from 0.8 to 5 m3/ha, 100% of Artocarpus chama Buchanan-Hamilton are of quality A; iii) Among 5 dominant plant assemblages in the forest types, Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is found in 4 plant assemblages; iv) The number of individuals in the canopy position at level 4 and 5 in the researched forest stands account for highest percentage 64.2% of the total number of trees at 5 levels of canopy position. This result shows that, at the adult stage, Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is heliophytes. The growth values of Artocarpus chama Buchanan-Hamilton also tend to increase gradually from the canopy position level 2 to 5. v) The density of regenerative trees of the forest types where the Artocarpus chama Buchanan-Hamilton distributed in the two studied provinces varies considerably, from 3.416 trees/ha (TXN in Son La province) to 5.648 trees/ha (TXG in Lao Cai province), the growth of regenerated trees in forest types has an average diameter of 2.3 to 2.6 cm and an average height of 3.2 to 3.8 m; vi) Regenerated Artocarpus chama Buchanan-Hamilton are found in 5/6 studied sites (except for TXB in Lao Cai province) with a density of regenerated trees ranging from 16 – 35 trees/ha. The avarage diameter of regenerated Artocarpus chama Buchanan-Hamilton ranges from 1.5 to 3.5 cm, average height from 1.3 to 4.2 m; vii) Height of regenerated Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is less than 1 m, accounts for 75 – 89.3% (average percentage is 84.2%), the number of trees with height from 1 – 6m accounts for 10.7 – 25.0% (average percentage is 15.8%). From the research results, Artocarpus chama Buchanan-Hamilton is shown that jackfruit is a light-loving tree, but it can be used for mixed afforestation or for forest enrichment and forest improvement.
Keywords: Forestry, Artocarpus chama Buchanan-Hamilton, Son La, Lao Cai.
THỰC TRẠNG TRỒNG RỪNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Kết quả tổng kết, đánh giá mô hình và biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc cho thấy: Vù hương đã được gây trồng tại một số địa phương theo các phương thức trồng khác nhau (trồng thuần loài, trồng hỗn loài, trồng làm giàu rừng và trồng phân tán). Cây Vù hương thích nghi tốt trên nhiều dạng lập địa khác nhau, kể cả đất nghèo xấu. Trong điều kiện đất tốt, được chăm sóc thường xuyên, ở giai đoạn 3 – 5 năm tuổi cây có thể đạt tăng trưởng về đường kính ∆D1,3 từ 2,6 – 2,7 cm/năm và chiều cao vút ngọn ∆Hvn từ 1,9 – 2,2,5 m/năm; ở tuổi 9 cây vẫn đạt ∆D1,3 1,6 cm/năm, ∆Hvn đạt 2,3 m/năm; thậm chí đến tuổi 15 – 16 cây vẫn đạt tăng trưởng bình quân năm ∆D1,3 từ 1,5 – 1,6 cm/năm và ∆Hvn từ 1,5 – 1,6 m/năm. Điều này cho thấy Vù hương có triển vọng để phát triển rừng trồng gỗ lớn tại một số tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên, việc nhân rộng diện tích còn khó khăn do chưa xác định được lập địa trồng phù hợp, thiếu nguồn giống tốt và các biện pháp thâm canh rừng trồng.
Từ khóa: Vù hương, kỹ thuật trồng rừng, một số tỉnh phía Bắc, sinh trưởng
SITUATION OF Cinnamomum balansae H. Lec AFFORESTATION IN SOME NORTHERN PROVINCES
Le Van Quang, Hoang Van Thang
Silvicultural Research Insititute
Summary
The results of summarizing and evaluating models and technical measures for afforestation of Cinnamomum balansae H.Lec in some Northern provinces showed that, C. balansae has been planted in some localities according to different planting methods (pure species planting, mixed planting, enrichment planting and scattered planting). The tree adapts well to many different types of sites, including poor soils. In good soil conditions, with intensive practises, at the age of 3 – 5 years, the tree can grow in diameter ∆D1.3 ranging from 2.6 – 2.7 cm/year and in height from 1.9 – 2.2.5 m/year; At the age of 9 trees still reach ∆D1.3 is 1.6 cm/year, ∆Hvn is 2.3 m/year; even at the age of 15 – 16 trees still achieve an average annual growth of ∆D1.3 from 1.5 – 1.6 cm/year and ∆Hvn from 1.5 – 1.6 m/year. This shows that C. balansae has the potential to develop large timber plantations in some northern provinces. However, it is difficult to replicate the area because there is not enough scientific basis for determining planting sites, lack of good seed sources and measures to intensify plantation forests.
Keywords: Cinnamomum balansae H.Lec, afforestation techniques, some Northern provinces, growth.
TÁI LẬP DỮ LIỆU KHÍ HẬU DỰA VÀO ĐỘ RỘNG VÒNG NĂM LOÀI PƠ MU (Chamaecyparis hodginsii (Dunn) Rushforth) TẠI CAO NGUYÊN LANGBIANG TỈNH LÂM ĐỒNG
Lê Cảnh Nam1, Nguyễn Văn Thiết2, Bùi Thế Hoàng3,
Phạm Xuân Nguyên3 và Nguyễn Thị Oanh4
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
3Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
4Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội
TÓM TẮT
Pơ mu (Chamaecyparis hodginsii (Dunn) Rushforth) là loài có giá trị bảo tồn cao, có phân bố rải rác ở các tỉnh Tây Nguyên trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim. Nghiên cứu này nhằm mục đích lượng hóa ảnh hưởng của các chỉ tiêu khí hậu và biến động của khí hậu đến tăng trưởng độ rộng vòng năm loài Pơ mu tại Tây Nguyên, trên cơ sở đó tái lập dữ liệu khí hậu cho thành phố Đà Lạt. Số liệu độ rộng vòng năm được thu thập bằng khoan tăng trưởng Haglof từ 37 cây mẫu rải ở các cỡ kính (D1,3 ≥ 50 cm) tại VQG Bidoup Núi Bà tỉnh Lâm Đồng; độ rộng vòng năm được so sánh với dữ liệu khí hậu trong vòng 30 năm trong giai đoạn (1979 – 2008). Sử dụng mô hình tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để phát hiện và mô hình hóa ảnh hưởng của các chỉ tiêu khí hậu đến độ rộng vòng năm. Kết quả cho thấy tại vùng Bidoup Núi Bà, tăng trưởng độ rộng vòng năm loài Pơ mu chịu ảnh hưởng và có quan hệ nghịch với nhiệt độ không khí tháng 2, tháng 4; độ ẩm không khí tháng 9 và số giờ nắng tháng 2; đồng thời tái lập được dữ liệu cổ khí hậu trong giai đoạn 709 năm cho thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng trên Cao nguyên Langbiang từ năm 1300 – 2008, thông qua phương trình tuyến tính đơn biến giữa các chỉ tiêu khí hậu với chỉ số độ rộng vòng năm chuẩn hóa Zt.
Từ khóa: Khí hậu, tăng trưởng Pơ mu, sinh trưởng vòng năm, Pơ mu Langbiang.
PALEOCLIMATE RECONSTRUCTION DATA BASED ON TREE RING WIDTH OF Chamaecyparis hodginsii (Dunn) Rushforth IN THE LANGBIANG PLATEAU, LAM DONG PROVINCE, VIETNAM
Le Canh Nam1, Nguyen Van Thiet2, Bui The Hoang3, Pham Xuan Nguyen3 and Nguyen Thi Oanh4
1 Forest Sciences Institute of Central Highlands and South of Central Viet Nam
2 Forest Science Institute of South Vietnam
3Bidoup Nui Ba National Park, Lam Dong province
4School of Interdisciplinary Studies, Vietnam National University, Hanoi, Vietnam
SUMMARY
Chamaecyparis hodginsii (Dunn) Rushforth, a high-value conservation species to the highland, is mainly distributed in the mixed broad-leaved and coniferous forests in the Central Highlands of Vietnam. The objective of this study was to identify the impacts of climatic factors and climatic dynamics on the tree ring width of Chamaecyparis hodginsii at the main different sites of the Central Highlands, based on that climate data will be reconstructed for Dalat city. The dataset of tree-ring width was collected from 37 sampled trees using a Haglof increment borer. The climatic dataset was collected for 30 years (1979-2008) from Dalat Meteorological Station. Weighted Linear/Nonlinear methods were applied for modeling regressions of tree-ring width and climatic factors. Chamaecyparis hodginsii’s annual tree-ring width was statistically negative with February and April’s monthly temperature; Monthly humidity of September, and Monthly sunshine duration of February. Climatic data were reconstructed for Dalat city over a period of 709 years from 1300 – 2008.
Keywords: Paleoclimate, Fokienia’s increment, tree-ring growth, Langbiang Fokienia.
NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG TRỒNG CAO SU (Hevea brasiliensis) TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ĐỒNG NAI
Nguyễn Văn Thịnh1, Nguyễn Huy Hoàng1, Nguyễn Văn Tuấn1, Phạm Tiến Dũng1,
Nguyễn Việt Cường1, Nguyễn Đăng Cường2, Phạm Ngọc Huyền2, Phạm Văn Duẩn3
1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
3Viện Sinh thái và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sinh khối và khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Cao su tại Khu Dự trữ sinh quyển (KDTSQ) Đồng Nai. Nghiên cứu đã tiến hành lập 72 ô tiêu chuẩn (OTC), diện tích 500 m2 (20 ´ 25 m) ở rừng trồng có tuổi từ 4 đến 27 tuổi trên các hạng đất I, II, III và đã tiến hành chặt hạ 216 cây tiêu chuẩn Cao su. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tổng sinh khối tươi cây cá lẻ Cao su dao động từ 40,462 – 554,033 kg; trong đó sinh khối thân cây chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 47,6 – 67,7%, thấp nhất là sinh khối lá, chiếm tỷ lệ từ 4,5 – 17%; Sinh khối khô cây cá lẻ Cao su từ 20,774 – 292,769 kg, trong đó sinh khối khô thân cây chiếm tỷ lệ từ 48,8 đến 71,6%; Sinh khối tươi và sinh khối khô cây cá lẻ Cao su có mối quan hệ rất chặt với các nhân tố điều tra: đường kính tại vị trí 1,3 m (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) theo dạng hàm mũ. Tổng sinh khối tươi lâm phần rừng trồng Cao su dao động từ 22,335 – 210,532 tấn/ha và tổng sinh khối khô từ 11,467 – 111,252 tấn/ha. Trữ lượng carbon lâm phần Cao su từ 5,734 – 55,626 tấn/ha; trữ lượng CO2 dao động từ 21,043 – 204,148 tấn/ha. Kết quả của nghiên cứu đã góp phần quan trọng xây dựng cơ sở khoa học cho công tác nghiên cứu xác định sinh khối, khả năng hấp thụ carbon của cây cao su tại vùng Đông Nam Bộ nói riêng và ở Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu tiếp theo tại nhiều vùng sinh thái, cũng như nghiên cứu đầy đủ, toàn diện trên các cấp tuổi, các bộ phận (trên mặt đất và dưới mặt đất) để có đánh giá đầy đủ và toàn diện về khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon của rừng trồng Cao su tại Việt Nam.
Từ khóa: Rừng trồng Cao su, sinh khối, carbon, hấp thụ CO2.
RESEARCH ON BIOMASS AND CO2 SEQUESTRATION OF RUBBER PLANTATIONS IN DONG NAI BIOSPHERE RESERVE
Nguyen Van Thinh1, Nguyen Huy Hoang1, Nguyen Van Tuan1, Pham Tien Dung1,
Nguyen Viet Cuong1, Nguyen Dang Cuong2, Pham Ngoc Huyen2, Pham Van Duan3
1Silviculture Research Institute
2Agroforestry University, Thai Nguyen University
3 Institute for Forest Ecology and Environment – Vietnam National University of Forestry
SUMMARY
This paper presents the results of biomass and CO2 absorption of rubber plantation in Dong Nai Biosphere Reserve. 72 sample plots with an area of 500 m2 (20 ´ 25 m) on site classes I, II and III from 4 to 27 years were established, and 216 standard trees in sample plots were cut down to measure their fresh weight and collect wood samples for determineing dry weight. The results showed that: The individual fresh biomass varied from 40.462 to 554.033 kg, in which the biomass of the stem had the highest percentage, ranging from 47.6 to 67.7%; the biomass of the leaves had the lowest rate, ranging from 4.5 to 17%. The individual dry biomass varied from 20.774 to 292.769 kg. The dry biomass of stems accounted for 48.8 to 71.6%. The individual fresh and dry biomass were closely related to D1,3 and and total height (Hvn) in the form of exponential functions. In terms of the rubber stand: The standing biomass in fresh varied from 22.335 to 210.532 tons/ha. Total dry biomass ranged from 11.467 to 111..252 tons/ha. Total carbon stocks varied from 5,734 to 55,626 tons/ha; CO2 stocks varied from 21.043 to 204.148 tons/ha. The study results are essential in building a scientific basis for determining the biomass and carbon sequestration capacity of rubber trees in the Southeast region in particular and for Vietnam in general. In the coming time, it is necessary to have further studies in many ecological regions, as well as complete and comprehensive studies on age levels and parts (on the ground and underground) to fully assess the carbon sequestration and storage capacity of rubber plantations in Vietnam.
Keywords: Rubber plantations, biomass, carbon, CO2 sequestration.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ BẢO TỒN, KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
Phạm Văn Viện1, Phạm Thị Luyện2, Cao Văn Lạng1, Vũ Văn Thiện3,
Lê Thị Bích Thảo1, Trần Xuân An1
[1] Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
3Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh
TÓM TẮT
Nghiên cứu đã hệ thống được các quy định pháp lý về bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Một số văn bản quan trọng liên quan như Công ước Đa dạng sinh học, Nghị định thư Nagoya, Luật đa dạng sinh học (2008, 2018), Nghị định 59/2017/NĐ-CP, và Quyết định số 4618/QĐ-UBND của tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống văn bản chính sách là tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách trên thực tế vẫn còn một số tồn tại, bất cập và đến nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh chưa có chính sách cụ thể hỗ trợ việc bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen. Tính đến năm 2022, tỉnh Quảng Ninh chưa có Giấy phép tiếp cận nguồn gen được cấp. Việc chia sẻ lợi ích cũng gặp khó khăn khi việc xác định doanh thu khó đảm bảo tính chính xác và còn phức tạp. Các hoạt động tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về tiếp cận nguồn gen chưa được quan tâm đúng mức, thiếu nguồn vốn để thực hiện nên công tác quản lý, bảo tồn nguồn gen chưa hiệu quả, dẫn đến khai thác quá mức và việc phát triển nguồn gen chưa được mở rộng. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu về hoàn thiện hệ thống tổ chức thực hiện chính sách, tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức, tăng cường sự phối hợp trong công tác quản lý bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Từ khóa: Bảo tồn, chính sách, khai thác, nguồn gen, phát triển
SITUATION AND SOLUTIONS FOR IMPLEMENTATION OF POLICIES SUPPORTING
THE CONSERVATION, EXPLOSION AND DEVELOPMENT OF GENETIC RESOURCES
IN QUANG NINH PROVINCE
Pham Van Vien1, Pham Thi Luyen2, Cao Van Lang1, Vu Van Thien3, Le Thi Bich Thao1, Tran Xuan An1
[1] Vietnamese Academy of Forest Sciences
2 Forestry Economics Research Centre
3Quang Ninh Department of Science and Technology
SUMMARY
The study has systematized the legal regulations on conservation, exploitation and development of genetic resources in Quang Ninh province. Some important documents relate such as the Convention on Biological Diversity, the Nagoya Protocol, the Law on Biodiversity (2008, 2018), Decree 59/2017/ND-CP, and Decision No. 4618/QD-UBND of Quang Ninh province. The system of policy documents is relatively complete. However, the actual implementation of the policy still has some shortcomings and inadequacies and so far in Quang Ninh, there is no specific policy to support the conservation, exploitation and development of genetic resources. As of 2022, Quang Ninh province has not yet had a license to access genetic resources. Benefit sharing is also difficult when determining revenue is difficult to ensure accuracy and complicated. Capacity building and awareness raising activities on access to genetic resources have not been paid due attention, lack of capital to implement, so the management and conservation of genetic resources are not effective, leading to overexploitation, and the development of genetic resources has not been extended. The study has proposed a number of key solutions about improve the policy implementation system, capacity building, awareness raising, and coordination in conservation management, exploitation and development genetic resources in Quang Ninh province.
Keywords: Conservation, policy, exploitation, genetic resources, development
TUYỂN CHỌN VÀ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP MANGANESE PEROXIDASE (MnP) CỦA CHỦNG NẤM LỚN, ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG PHÂN HỦY LIGNIN
Trịnh Đình Khá1,2, Phạm Như Quỳnh2, Nguyễn Thị Quỳnh1, Nguyễn Thị Thúy Hiền1, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Thu Huyền2
1 Trường Đại học Thủy lợi
2 Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên
Tóm tắt
Manganese peroxidase (MnP) là enzyme có khả năng phân hủy lignin và một số hợp chất hữu cơ độc hại. MnP được sinh tổng hợp bởi nấm, vi khuẩn và xạ khuẩn. Trong nghiên cứu này trình bày kết quả tuyển chọn chủng nấm sinh tổng hợp MnP và nghiên cứu khả sinh tổng hợp MnP của chủng nấm được tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu đã tuyển chọn được chủng nấm Pleurotus sp. PL3 có hoạt tính MnP mạnh nhất trong số 8 chủng nấm khảo sát. Hoạt tính sinh tổng hợp MnP của chủng Pleurotus sp. PL3 đạt 2,03 U/mL ở điều kiện môi trường PDA có bổ sung NH4NO3 0,5%, glucose 3%, pH 7,0, nhiệt độ 30°C trong 9 ngày nuôi cấy. Nghiên cứu này là cơ sở để sản xuất enzyme MnP ứng dụng phân hủy lignin trong công nghiệp chế biến gỗ.
Từ khóa: Manganese peroxidase, phân hủy lignin, Pleurotus sp. PL3, sinh tổng hợp, tuyển chọn
Selection and studying of the biosynthetic ability of Manganese peroxidase (MnP) of mushroom strains, orienting the application to degrade lignin
Trinh Dinh Kha1,2, Pham Nhu Quynh2, Nguyen Thi Quynh1, Nguyen Thi Thuy Hien1,
Nguyen Thi Thu Hien1, Nguyen Thi Thu Huyen2
1 Thuyloi University
2 Thainguyen University of Sciences
Summary
Manganese peroxidase (MnP) is an enzyme that is able to degrade lignin and some toxic organic compounds. MnP is biosynthesized by fungi, bacteria and actinomycetes. In this study, the result of the selection of MnP biosynthetic fungal strains and their MnP biosynthetic potential are presented. Research results have selected the fungal strain Pleurotus sp. PL3 with the strongest MnP activity among the 8 investigated strains. MnP biosynthetic activity of Pleurotus sp. PL3 strain reached 2.03 U/mL in PDA medium supplemented with 0.5% NH4NO3, 3% glucose, pH 7.0, temperature culture 30°C for 9 days culture. This research is the basis for the production of MnP enzyme to degrade lignin in the wood processing industry.
Keywords: Degrading lignin, increasing production, Manganese peroxidase, Pleurotus sp. PL3, selection
ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT VIÊN NÉN SINH HỌC TỪ PHỤ PHẨM SAU CHẾ BIẾN GỖ LÀM NHIÊN LIỆU ĐỐT CHO DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP
VÀ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU TẠI TỈNH YÊN BÁI
Nguyễn Văn Giáp, Lê Thị Hưng, Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Văn Định
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Xu thế chung của thế giới hướng tới sử dụng nhiên liệu sạch có khả năng tái sinh (viên nén sinh học, xăng sinh học,..), bảo vệ môi trường, hạn chế hiệu ứng nhà kính và bảo vệ tầng Ozon. Trong vài năm trở lại đây, viên nén gỗ, là một loại viên nén sinh học, đang là mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành Chế biến gỗ Việt Nam. Năm 2022, lượng xuất khẩu đạt trên 4,88 triệu tấn, tăng 39,35% so với năm 2021, giá trị xuất khẩu đạt trên 787 triệu USD, tăng hơn 90% so với năm 2021. Dự báo thời gian tới đây, viên nén gỗ có tiềm năng sẽ lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Với tiềm năng và vai trò quan trọng như vậy, song công nghệ sản xuất viên nén gỗ trong nước một phần được nhập từ nước ngoài hoặc tự làm theo kinh nghiệm ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này làm giảm đi đáng kể hiệu quả kinh tế trong sản xuất viên nén gỗ ở nước ta. Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được về công nghệ chế biến gỗ nói chung và công nghệ sản xuất viên nén gỗ nói riêng, Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng hoàn toàn có thể chuyển giao vào thực tiễn, góp phần nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp. Bài báo này giới thiệu tóm tắt kết quả thực hiện dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất viên nén sinh học từ phụ phẩm sau chế biến gỗ làm nhiên liệu đốt cho dân dụng, công nghiệp và phục vụ xuất khẩu tại tỉnh Yên Bái” thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025, Công ty CP Netma tại Yên Bái là đơn vị tiếp nhận công nghệ.
Từ khóa: Viên nén gỗ, viên nén sinh học, gỗ rừng trồng, chế biến gỗ.
APPLICATION OF SCIENCE AND TECHNOLOGY TO CONSTRUCTION MODEL FOR MANUFACTURING BIO-COMPRESSED TABLETS FROM WOOD PROCESSING SUPPLEMENTS AFTER WOOD PROCESSING FUEL FOR CIVIL, INDUSTRIAL AND EXPORT IN YEN BAI PROVINCE
Nguyen Van Giap, Le Thi Hung, Bui Duy Ngoc, Nguyen Van Dinh
Researh Institute of Forest Industry
SUMMARY
The general trend of the world towards the use of clean renewable fuels (bio pellets, biofuels,..), environmental protection, limiting greenhouse effect and protecting the ozone layer. In the past few years, wood pellets, which are a type of biological pellets, are a fast-growing export item of Vietnam’s wood processing industry. In 2022, the export volume will reach over 4.88 million tons, an increase of 39.35% compared to 2021, the export value will reach over $787 million, an increase of more than 90% compared to 2021. It is forecasted that in the coming time, Wood pellets have the potential to be included in the group of agricultural and forestry products with export turnover of over 1 billion USD. With such potential and important role, domestic wood pellet production technology is partly imported from abroad or self-made based on experience in small and medium enterprises. This significantly reduces the economic efficiency in the production of wood pellets in our country. With the research results that have been achieved on wood processing technology in general and wood pellet production technology in particular, the Forest Industry Research Institute can completely transfer it into practice, contributing to improving the value of wood pellets. and economic efficiency for businesses. This article summarizes the results of the project “Application of science and technology to build a model of bio-pellet production from wood processing by-products as fuel for civil, industrial and service purposes export in Yen Bai province” under the Program to support the application and transfer of scientific and technological advances to promote socio-economic development in rural, mountainous and ethnic minority areas in the 2016-2025 period. Netma Joint Stock Company in Yen Bai is the technology receiver.
Keywords: Wood pellets, bio pellets, plantation wood, wood processing.
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM MÔI TRƯỜNG, ĐỘ ẨM NGUYÊN LIỆU GỖ ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM MỐC, NẤM BIẾN MÀU HẠI GỖ
Bùi Thị Thủy, Hoàng Thị Tám, Hoàng Trung Hiếu, Nguyễn Thị Hằng,
Đoàn Thị Bích Ngọc, Quách Đình Huy
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
5 loài nấm Aspergillus niger Ni, Penicillium citrinum GSĐ 4.4, Trichoderma atroviride GT 22.2, Aureobasidium pullulans Apu 01, Lasiodiplodia theobromae GB 5.3 đã được xác định là các loài nấm mốc, nấm biến màu gây hại chính cho gỗ tròn, gỗ xẻ, ván bóc còn tươi ở Việt Nam. Tùy điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường, độ ẩm nguyên liệu gỗ khác nhau mà sự sinh trưởng của nấm cũng khác nhau. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện này đến sự sinh trưởng của các loài nấm hại chính là cơ sở cho các biện pháp phòng chống nấm. Kết quả nghiên cứu xác định mức 30 ± 2oC là nhiệt độ phát triển tốt nhất đối với Penicillium citrinum GSĐ 4.4, Aureobasidium pullulans Apu 01 và Trichoderma atroviride GT 22.2. Riêng Aspergillus niger Ni và Lasiodiplodia theobromae GB 5.3 phát triển tốt hơn ở nhiệt độ 35 ± 2oC. Các loài nấm đều phát triển tốt ở độ ẩm không khí từ 65 – 95% và phát triển kém ở độ ẩm 55%. Riêng nấm Aspergillus niger Ni và Aureobasidium pullulans Apu 01 chỉ ưa độ ẩm vừa phải (65 – 75%). Tất cả các loài nấm hại đều phát triển nhanh ở độ ẩm gỗ 90%, phát triển tương đối nhanh ở độ ẩm gỗ 50%, phát triển chậm ở độ ẩm gỗ 15%.
Từ khóa: Sinh trưởng, nhiệt độ môi trường, độ ẩm môi trường, độ ẩm nguyên liệu.
THE EFFECT OF TEMPERATURE, RELATIVE HUMIDITY, WOOD MOISTURE CONTENT
ON GROWTH OF MOLD, STAIN FUNGI SPECIES
Bui Thi Thuy, Hoang Thi Tam, Hoang Trung Hieu, Nguyen Thi Hang,
Doan Thi Bich Ngoc, Quach Dinh Huy
Forest Industry Research Institute
SUMMARY
Aspergillus niger Ni, Penicillium citrinum GSĐ 4.4, Trichoderma atroviride GT 22.2, Aureobasidium pullulans Apu 01, Lasiodiplodia theobromae GB 5.3 are main species that harm to freshly wood. Depending on the conditions of temperature, environmental humidity, and humidity of different wood materials, the growth of fungi is also different. In order to control these species, the variation of temperature, relative humidity and wood moisture content was studied. Our studies have proved that Penicillium citrinum GSĐ 4.4, Aureobasidium pullulans Apu 01 và Trichoderma atroviride GT 22.2 grows best at 30 ± 2oC, Aspergillus niger Ni và Lasiodiplodia theobromae GB 5.3 grows best at 35 ± 2oC. All five fungi species have good growth at the humidity 65 – 95%RH. Hight wood moisture content (90%) is suitable for mold, stain fungi. Low wood moisture content (15%) make the mold, stain fungi species have poor growth.
Keywords: Growth, substrate, temperature, relative humidity, wood moisture content
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024