TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 – 2023
1. | Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính bạch đàn lai sinh trưởng nhanh tại Mường Ảng, Điện Biên | Selection of fast-growing eucalyptus hybrid clones in Muong Ang, Dien Bien | Nguyễn Đức Kiên Đỗ Hữu Sơn Lã Trường Giang Ngô Văn Chính |
3 |
2. | Nghiên cứu chọn lọc giống bạch đàn lai cho trồng rừng tại vùng Lương Sơn, Hòa Bình | Selection of eucalyptus hybrid cultivars for commercial plantation in Luong Son district, Hoa Binh province | Nguyễn Thị Bích Ngọc Dương Hồng Quân Nguyễn Đức Kiên |
12 |
3. | Nghiên cứu nhân giống cây Bình vôi nhị ngắn (Stephanie brachyandra Diels) tại Thái Nguyên bằng phương pháp giâm hom | Research on vegetative propagation by cutting for Stephanie brachyandra Diels in Thai Nguyen province | Phạm Thu Hà Dương Văn Thảo |
18 |
4. | Nghiên cứu nhân giống hữu tính loài Đa tử trà hương (Polyspora huongiana) và Đa tử trà bidoup (Polyspora bidoupensis) | Research on the propagation of Polyspora huongiana and Polyspora bidoupensis from seeds | Lê Thị Thúy Hòa Nguyễn Bá Trung Trương Quang Cường Lê Hồng Én |
26 |
5. | Nghiên cứu đặc điểm biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây của Bạch đàn grandis (Eucalyptus grandis) trong khảo nghiệm hậu thế tại Thuận Châu, Sơn La | Genetic variation and control of growth and stem quality of Eucalyptus grandis in progeny trial in Thuan Chau, Son La | Lã Trường Giang Đỗ Hữu Sơn Nguyễn Đức Kiên Ngô Văn Chính Nguyễn Hữu Sỹ Cấn Thị Lan Dương Hồng Quân Trịnh Văn Hiệu Đỗ Thanh Tùng Nguyễn Quốc Toản |
35 |
6. | Đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây Mù u (Calophyllum inophyllum L.) tại một số tỉnh vùng Nam Bộ | Evaluation of genetic diversity of Calophyllum inophyllum L. in some Southern provinces | Lê Sơn Trần Hữu Biển Phùng Văn Tỉnh Nguyễn Trọng Tài Nguyễn Thị Huyền Trần Thị Thu Hà Lê Thị Thủy Nguyễn Thị Việt Hà Hà Thị Huyền Ngọc |
45 |
7. | Đa dạng di truyền của tuyến trùng Caenorhabditis briggsae ở tỉnh Ninh Bình, Đồng Nai và Lâm Đồng, Việt Nam | Genetic biodiversity of the nematode Caenorhabditis briggsae from Ninh Binh, Dong Nai, and Lam Dong provinces, Vietnam | Lê Thọ Sơn Hà Bích Hồng Bùi Thị Mai Hương Nguyễn Thị Thu |
58 |
8. | Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và tái sinh các lâm phần có loài Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) phân bố tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên |
Structural characteristics of tree layer and regenerative trees with Eurycoma longifolia distribution in the South Central Coast and Central Highlands | Trần Thị Thúy Hằng Võ Đại Hải Dương Xuân Thắng Mai Việt Trường Sơn Châu Thị Thu Thủy |
65 |
9. | Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên theo độ dày đất than bùn tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau | Structural characteristics of natural forestat peatland thickness in U Minh Ha National Park, Ca Mau province |
Trần Khánh Hiệu Trần Quốc Khải |
77 |
10. | Công nghệ DART – TOFMS một bước đi mới trong giám định gỗ tại Việt Nam | DART – TOFMS technology a new step for wood identification in Vietnam | Võ Đại Hải Nguyễn Bảo Ngọc Bùi Duy Ngọc Nguyễn Đức Thành Nguyễn Tử Kim Hoàng Nguyễn Việt Hoa |
87 |
11. | Nghiên cứu thành phần hóa học và tính chất của sợi cellulose từ Tre gai Bambusa blumeana | Research on chemical composition and properties of cellulose fiber from Bambusa blumeana | Hoàng Minh Khoa Kazakov Ya. V. Окулова Е.О. Chu Công Nghị |
97 |
12. | Hiệu lực của một số chế phẩm bảo quản phòng chống Mọt tre gây hại Lùng (Bambusa longgissia sp. nov.) làm hàng thủ công mỹ nghệ |
Results of testing the preservations treat Bambusa longgissia sp. nov. against Dinoderus minutus for making handicraft goods | Hoàng Thị Tám Phan Văn Thắng Nguyễn Thị Hằng Đoàn Thị Bích Ngọc Bùi Thị Thủy |
106 |
13. | Analysis of policies on natural forest restoration and recommendations for the revision | Phân tích các chính sách phục hồi rừng tự nhiên và những định hướng đề xuất sửa đổi | Hoang Nguyen Viet Hoa Vo Dai Nguyen Dang Quang Hung |
112 |
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC DÒNG VÔ TÍNH BẠCH ĐÀN LAI SINH TRƯỞNG NHANH TẠI MƯỜNG ẢNG, ĐIỆN BIÊN
Nguyễn Đức Kiên, Đỗ Hữu Sơn, Lã Trường Giang, Ngô Văn Chính
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được các giống bạch đàn lai mới có sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây tốt phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở vùng Tây Bắc. Nghiên cứu được tiến hành tại khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai gồm 40 dòng, trồng năm 2020 tại Mường Ảng, Điện Biên. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 27 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ sống giữa các dòng vô tính. Tương quan di truyền giữa chỉ tiêu chiều cao và đường kính ngang ngực là tương quan chặt (0,87 ± 0,05), trong khi đó tương quan giữa chỉ tiêu độ thẳng thân và đường kính ngang ngực ở mức yếu (0,34 ± 0,18). Ba dòng mới UG110, UG131 và UG134 được chọn lọc có năng suất đạt từ 20,3 đến 26,1 m3/ha/năm và vượt từ 61,1% đến 107,1% so với trung bình khảo nghiệm. Các dòng này có thân thẳng, cành nhánh nhỏ với chỉ tiêu chất lượng thân cây tổng hợp cao, từ 4,2 đến 4,5 điểm. Đây là những dòng rất có triển vọng để công nhận giống mới phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc Bộ.
Từ khóa: Bạch đàn lai, chất lượng thân cây, dòng vô tính, năng suất, sinh trưởng.
SELECTION OF FAST-GROWING Eucalyptus HYBRID Clones in Muong Ang, DIEN BIEN
Nguyen Duc Kien, Do Huu Son, La Truong Giang, Ngo Van Chinh
Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
Summary
The objective of the study was to select new hybrid Eucalyptus varieties with fast growth and good stem quality for large timber plantations in the Northwest region. The study was conducted in a trial of 40 Eucalyptus hybrid clones, planted in 2020 in Muong Ang, Dien Bien. Evaluation results at 27 months of age showed that there were significant differences in growth parameters, stem quality and survival rate among clones. The genetic correlation between height and diameter at breast height was strong (0.87 ± 0.05), while the corresponding value between stem straightness and diameter was moderate (0.34 ± 0.18). Based on the evaluation results, three new clones, UG110, UG131 and UG134 were selected, with yields ranging from 20.3 to 26.1 m3/ha/year and 61.1% to 107.1% higher than the trial’s average. These clones also have straight stem and small branches with high stem quality index, from 4.2 to 4.5 points. These are very promising clones for recognition as new germplasm for large timber plantations in the Northwest region.
Keywords: Eucalyptus hybrid, stem quality, clone, yield, growth.
NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI CHO TRỒNG RỪNG TẠI VÙNG LƯƠNG SƠN, HÒA BÌNH
Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Dương Hồng Quân2, Nguyễn Đức Kiên2*
1 Khoa Nông – Lâm, Đại học Tây Bắc
2 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được những dòng bạch đàn lai sinh trưởng nhanh cho trồng rừng sản xuất ở vùng Lương Sơn, Hòa Bình và các lập địa tương tự. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm dòng vô tính và mô hình trình diễn các giống bạch đàn đã được công nhận và giống triển vọng ở giai đoạn 41 tháng tuổi. Kết quả đánh giá cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng nhưng không có sự sai khác về chất lượng thân cây giữa các giống đưa vào khảo nghiệm cũng như trong mô hình trình diễn. Bước đầu đã xác định được một số giống có sinh trưởng nhanh bao gồm UP54, UP72, UP95, UP97, UP99, UP164, G9 và DH32 – 29. Các giống này đều đạt từ 20 m3/ha/năm trở lên và vượt trội so với giống đối chứng U6 là giống đang được trồng đại trà. Kết quả cũng cho thấy các giống lai PB7, PB48 và H1 có sinh trưởng kém và không nên đưa vào các chương trình trồng rừng ở vùng này.
Từ khóa: Bạch đàn lai, dòng vô tính, sinh trưởng, chất lượng thân cây, năng suất
Selection of Eucalyptus hybrid cultivars for commercial plantation in Luong Son district, Hoa Binh province
Nguyen Thi Bich Ngoc1, Duong Hong Quan2, Nguyen Duc Kien2*
1 Faculty of Agriculture and Forestry, Tay Bac University
2 Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology, Vietnamese Academy of Forest Sciences
Summary
The objective of the study was to select fast growing eucalyptus hybrid clones for afforestation in Luong Son, Hoa Binh and similar sites. The study was conducted in clonal trials and demonstration plots of recognized and promising eucalyptus cultivars at 41 months of age. The evaluation results showed that there were significant differences in growth traits but no difference in stem quality between the cultivars included in the clonal trial as well as in the demonstration plots. Some fast-growing cultivars were identified including UP54, UP72, UP95, UP97, UP99, UP164, G9 and DH32 – 29. These cultivars all reached 20 m3/ha/year or more and are superior to the control cultivar U6 which is being widely planted. The results also showed that the hybrid cultivars PB7, PB48 and H1 had poor growth and should not be included in the afforestation programs in this area.
Keywords: Clone, eucalyptus hybrid, growth, stem quality, yield
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BÌNH VÔI NHỊ NGẮN (Stephanie brachyandra Diels)
TẠI THÁI NGUYÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bình vôi nhị ngắn (Stephanie brachyandra Diels) là một loài cây dược liệu quý có tác dụng an thần, giảm đau, gây ngủ, hạ sốt, bảo vệ thần kinh, chống động kinh, hạ huyết áp. Ngoài tự nhiên, cây Bình vôi đang bị khai thác cạn kiệt, nguồn cung cây giống không đáp ứng nhu cầu phát triển diện tích trồng. Nghiên cứu nhân giống cây Bình vôi bằng phương pháp giâm hom, vì thế sẽ góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây có giá trị này. Kết quả thí nghiệm cho thấy, xử lý hom Bình vôi nhị ngắn bằng dung dịch IAA nồng độ 500ppm cho hiệu quả giâm hom cao nhất trong các công thức thí nghiệm với tỷ lệ hom sống đạt trung bình 78,3%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 46,7%, các chỉ số số rễ/hom, chiều dài rễ cũng cao hơn hẳn so với các công thức còn lại. Bên cạnh đó, yếu tố mùa vụ cũng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình giâm hom cây Bình vôi nhị ngắn, khi giâm hom vào vụ Xuân – Hè tỷ lệ hom sống đạt cao nhất với 89,2%, tỷ lệ hom ra rễ đạt 57,4%. Loại giá thể giâm hom cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ và phát triển của hom giâm, giá thể hỗn hợp ruột bầu (30% cát sông + 30% than trấu + 40% đất) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất đạt trung bình 61,5%, sau 60 ngày giâm. Các kết quả này là tiền đề khoa học cho việc xây dựng quy trình nhân giống cây Bình vôi nhị ngắn làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây dược liệu quý này tại tỉnh Thái Nguyên.
Từ khóa: Bình vôi nhị ngắn, giâm hom, Thái Nguyên
Research on vegetative propagation by cutting for Stephanie brachyandra Diels in Thai Nguyen province
Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
SUMMARY
Stephanie brachyandra Diels is a precious medicinal plant that has sedative, analgesic, sedative, antipyretic, protective, anti-epileptic, antihypertensive properties. In the wild, the species are being exhaustedly exploited, and the supply of seedlings does not meet the needs of growing planted areas. This study aims to develop a protocol of vegetative propagation for this species in order to serve genetic conservation and development purposes. The research results have identified that IAA 500pmm solution is suitable for cutting propagation for S. brachyandra with 78.3% survival and 46.7% rooted, other rooting indication were also higher than that of other treatments. The season is also the other important factor that influences the rooting ability of the species, the results showed that propagation was best from March to June with 89.2% survival and 57.4% rooting rates. The compound of 30% fine sand + 30% burned rice husks + 40% soil had the highest survival rate, rooting rate (61.5%) after 60 cutting days. The research results contributed to provide basic information on propagation efficiency as well as methods of cutting propagation to serve the needs of genetic conservation and development of S. brachyandra in Thai Nguyen province.
Keywords: Cutting propagation, Stephanie brachyandra, Thai Nguyen province
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH LOÀI ĐA TỬ TRÀ HƯƠNG (Polyspora huongiana)
VÀ ĐA TỬ TRÀ BIDOUP (Polyspora bidoupensis)
Lê Thị Thúy Hòa1, Nguyễn Bá Trung1, Trương Quang Cường2, Lê Hồng Én1,*
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà
TÓM TẮT
Cây Đa tử trà hương và Đa tử trà bidoup là 2 loại cây có giá trị cảnh quan và giá trị bảo tồn, có thể phát triển trồng đường phố, khu công viên ở những nơi có điều kiện sinh thái tương đồng. Trong nghiên cứu này, việc theo dõi đặc điểm vật hậu, đặc điểm quả và hạt giống, đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ nước xử lý ban đầu đến nảy mầm hạt và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng cây con được tiến hành nhằm xây dựng quy trình nhân giống hữu tính cho hai loài. Số lượng hạt Đa tử trà hương và hạt Đa tử trà bidoup được kiểm đếm tương ứng là 26.586 hạt/kg và 29.086 hạt/kg. Ngâm hạt ở nhiệt độ nước ban đầu là 45oC là phù hợp để xử lý nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm hạt Đa tử trà hương là 44,00% trong thời gian 9,33 ngày và tỷ lệ nảy mầm hạt Đa tử trà bidoup là 56,67% trong thời gian 8 ngày. Công thức phù hợp nhất cho loài Đa tử trà hương và Đa tử trà bidoup ở giai đoạn vườm ươm sau 6 tháng tuổi là công thức 60,9% đất + 26,1% xơ dừa + 8,7% phân bò hoai + 4,3% phân hữu cơ vi sinh, tương ứng tỷ lệ đất/xơ dừa là 7/3. Cây con Đa tử trà hương sinh trưởng chiều cao trung bình và đường kính gốc trung bình đạt 19,08 cm và 3,23 mm, tăng khoảng 86,33% chiều cao và 24,23% đường kính gốc. Cây con Đa tử trà bidoup sinh trưởng chiều cao trung bình và đường kính gốc trung bình đạt 19,11 cm và 3,08 mm, tăng khoảng 58,85% chiều cao và 30,51% đường kính gốc.
Từ khóa: Đa tử trà bidoup, Đa tử trà hương, nhân giống, nhiệt độ nảy mầm, thành phần ruột bầu
Research on the propagation of Polyspora huongiana and Polyspora bidoupensis from seeds
Le Thi Thuy Hoa1, Nguyen Ba Trung1, Truong Quang Cuong2, Le Hong En1,*
1 Forest Science Institute of Central Highlands and South of Central Vietnam
2Bidoup – Nui Ba National Park
SUMMARY
Polyspora huongiana and Polyspora bidoupensis are two plants with landscape and conservation value, which can be grown in streets and parks in places with similar ecological conditions. In this study, the monitoring of plant phenology, fruit and seed characteristics, assessment of the effect of initial treatment water temperature on seed germination, and substrate composition on seedlings growth were investigated conducted in order to develop a sexual propagation procedure for the two species. The number of seeds per kilogram of Polyspora huongiana and Polyspora bidoupensis counted were 26,586 seeds/kg and 29,086 seeds/kg, respectively. Soaking seeds at an initial water temperature of 45oC is suitable for germination treatment. The germination rate of Polyspora huongiana seeds was 44.00% in 9.33 days and the germination rate of Polyspora bidoupensis seeds was 56.67% in 8 days. The suitable formula for the species of Polyspora huongiana and Polyspora bidoupensis at the nursery stage after 6 months of age is 60.9% soil + 26.1% coir + 8.7% cow manure + 4. 3% microbial organic fertilizer (corresponding to the ratio of soil/coir is 7/3). Seedlings of Polyspora huongiana grow to mean height and root diameter reaching 19.08 cm and 3.23 mm, increasing about 86.33% and 24.23%, respectively. Seedlings of Polyspora bidoupensis grow to mean height and root diameter reaching 19.11 cm and 3.08 mm, increasing about 58.85% and 30.51%, respectively.
Keywords: Polyspora bidoupensis, Polyspora huongiana, propagation, germination temperature, substrate composition
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ, KHẢ NĂNG DI TRUYỀN VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY CỦA BẠCH ĐÀN GRANDIS (Eucalyptus grandis) TRONG KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ TẠI THUẬN CHÂU, SƠN LA
Lã Trường Giang, Đỗ Hữu Sơn, Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính,
Nguyễn Hữu Sỹ, Cấn Thị Lan, Dương Hồng Quân, Trịnh Văn Hiệu,
Đỗ Thanh Tùng, Nguyễn Quốc Toản
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Đánh giá biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây của 80 gia đình Bạch đàn grandis trồng khảo nghiệm hậu thế từ tháng 7/2020 tại Thuận Châu, Sơn La phục vụ cho công tác chọn giống Bạch đàn grandis theo hướng trồng rừng gỗ lớn. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 30 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây nhưng chưa có sự sai khác về tỷ lệ sống giữa các gia đình trong khảo nghiệm. Nhóm các gia đình sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm mang số hiệu G11, G7, G12 và G17 với thể tích thân cây trung bình đạt 23,7 dm3/cây, vượt 163,3% so với trung bình chung của khảo nghiệm, đồng thời có thân thẳng và cành nhánh nhỏ phù hợp với trồng rừng gỗ lớn. Các chỉ tiêu sinh trưởng có hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (h2 = 0,21 – 0,39) và hệ số biến động di truyền tích lũy (CVA = 20,69 – 21,37%) cao hơn so với các chỉ tiêu chất lượng thân cây (h2 = 0,17 – 0,18; CVA = 9,93 – 10,74%). Giữa chỉ tiêu chiều cao và đường kính ngang ngực có tương quan rất chặt (0,94 ± 0,03), trong khi chỉ tiêu độ nhỏ cành và chiều cao vút ngọn có tương quan di truyền yếu (0,22 ± 0,04).
Từ khóa: Bạch đàn grandis, chất lượng thân cây, hệ số di truyền theo nghĩa hẹp, sinh trưởng, tương quan di truyền
Genetic variation and control of growth and stem quality of Eucalyptus grandis in progeny trial in Thuan Chau, Son La
La Truong Giang, Do Huu Son, Nguyen Duc Kien, Ngo Van Chinh, Nguyen Huu Sy,
Can Thi Lan, Duong Hong Quan, Trinh Van Hieu, Do Thanh Tung, Nguyen Quoc Toan
Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
summary
Evaluate the variation in growth and stem quality of the 80 Eucalyptus grandis families planted in 2020 in Thuan Chau, Son La for breeding towards large timber plantations. The evaluation results at the age of 30 months showed significant differences in growth traits and stem quality, but there was no difference in survival rate between the families in the trial. The best-performing families in terms of growth were G11, G7, G12 and G17 with an average stem volume of 23.7 dm3/tree which was 163.3 percent higher than the overall average of the trial. These families exhibited straight stem and small branches, making them suitable for large timber plantations. The growth traits displayed high moderately high narrow-sense heritability (h2 = 0.21 – 0.39) and the coefficient of additive genetic variation (CVA = 20.69 – 21.37%) compared to stem quality (h2 = 0.17 – 0.18; CVA = 9.93 – 10.74%). There was a strong correlation between tree height and diameter (0.94 ± 0.03), while the correlation between branch size index and height showed a weak genetic correlation (0.22 ± 0. 04).
Keywords: Eucalyptus grandis, stem quality, narrow-sense heritability, growth, genetic correlation
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN NGUỒN GEN CÂY MÙ U (Calophyllum inophyllum L.)
TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG NAM BỘ
Lê Sơn1, Trần Hữu Biển2, Phùng Văn Tỉnh2, Nguyễn Trọng Tài2, Nguyễn Thị Huyền1,
Trần Thị Thu Hà1, Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Việt Hà1, Hà Thị Huyền Ngọc1
1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
2 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền nguồn gen cây Mù u tại một số tỉnh Nam Bộ là cơ sở để lưu giữ và phát triển, phục vụ cho việc khai thác nguồn gen loài cây này với hiệu quả cao. Kết quả phân tích đa dạng di truyền của 80 mẫu Mù u thu thập tại Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau bằng 5 chỉ thị ISSR đã thu được 43 phân đoạn DNA, trong đó có 27 phân đoạn đa hình chiếm trung bình 63,72%. Các chỉ số đa dạng di truyền trung bình của Mù u thu được lần lượt đạt h = 0,2167, I = 0,329 và PPB = 63,72%. Trong đó, quần thể Mù u tại tỉnh Bến Tre và Trà Vinh có mức đa dạng di truyền cao hơn so với các quần thể được nghiên cứu. Có sự sai khác về di truyền giữa các quần thể Mù u tại 5 tỉnh vùng Nam Bộ với GST = 0,2490 (24,90%) và giá trị Nm = 1,5083. Khoảng cách di truyền giữa 5 quần thể Mù u được nghiên cứu nằm trong khoảng từ 0,069 đến 0,190 và mức độ tương đồng dao động trong khoảng từ 0,827 (82,70%) đến 0,934 (93,40%). Các quần thể Mù u tại tỉnh Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng có tính đa dạng di truyền cao hơn các quần thể tại tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, do đó cần tập trung nghiên cứu và phát triển nguồn gen của các quẩn thể Mù u này.
Từ khóa: Chỉ thị phân tử ISSR, DNA, đa dạng di truyền, Mù u
Evaluation of genetic diversity of Calophyllum inophyllum L. in some Southern provinces
Le Son1, Tran Huu Bien2, Phung Van Tinh2, Nguyen Trong Tai2, Nguyen Thi Huyen1,
Tran Thi Thu Ha1, Le Thi Thuy1, Nguyen Thi Viet Ha1, Ha Thi Huyen Ngoc1
1 Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology
2 Centre for Forest Research and Experiment of South Western Vietnam
summary
The aim of this study is evaluating the genetic diversity of Calophyllum inophyllum L. of some Southern provinces in order to build up the genetic conservation and development strategies for this mutli- purposes species. Five ISSR markers were used to amplify the genomic DNA of 80 samples of C. inophyllum L. that were collected from Ben Tre, Tra Vinh, Soc Trang, Bac Lieu and Ca Mau. The results showed a total of 43 DNA segments were obtained, in which 27 polymorphic segments accounting for an average of 63.72%. The average genetic diversity indexes of C. inophyllum L. samples obtained were h = 0.2167, I = 0.329 and PPB = 63.72%, respectively. In which, C. inophyllum L. populations in Ben Tre and Tra Vinh provinces have higher values than studied populations. There was genetic difference between populations of C. inophyllum L. in 5 provinces in the South with GST = 0.2490 (24.90%) and Nm = 1.5083. The genetic distance between the 5 studied populations of C. inophyllum L. ranges from 0.069 to 0.190 and the degree of similarity ranges from 0.827 (82.70%) to 0.934 (93.40%). Ben Tre, Tra Vinh and Soc Trang populations had higher genetic diversity than that in Bac Lieu and Ca Mau provinces. Therefore, research and development should be focused on research and development genetic resources of these populations the species.
Keywords: Calophyllum inophyllum L., DNA, genetic diversity, ISSR markers
ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA TUYẾN TRÙNG Caenorhabditis briggsae Ở TỈNH NINH BÌNH, ĐỒNG NAI VÀ LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM
Lê Thọ Sơn1,*, Hà Bích Hồng1, Bùi Thị Mai Hương1, Nguyễn Thị Thu1
1 Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Caenorhabditis briggsae là một trong số các loài tuyến trùng lưỡng tính và tự thụ tinh trong. Loài này là mục tiêu mô tả trong chuỗi nghiên cứu đa dạng của giống Caenorhabditis ở những khu bảo tồn thiên nhiên. Nghiên cứu này trình bày kết quả phân lập, nuôi cấy và mô tả phân tử của loài C. briggsae phân bố ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng) và Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã phân lập và nuôi cấy nhân tạo được 17 chủng C. briggsae thu từ Vườn Quốc gia Cát Tiên và 10 chủng thu từ Vườn Quốc gia Cúc Phương. Độ tương đồng phân tử của trình tự 18S rDNA giữa các chủng giao động từ 99,53% đến 100% so với đối chứng C. briggsae AF16. Kết quả này cho thấy tiềm năng đa dạng cao của loài tuyến trùng C. briggsae ở Việt Nam. Tiếp theo, chúng tôi hướng tới sử dụng các chủng tuyến trùng C. briggsae từ hai Vườn để nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc gen và tính đa hình tính trạng nói chung.
Từ khóa: Caenorhabditis briggsae, tuyến trùng, DNA barcoding, nuôi cấy, phân lập
Genetic biodiversity of the nematode Caenorhabditis briggsae from Ninh Binh, Dong Nai, and Lam Dong provinces, Vietnam
Le Tho Son1,*, Ha Bich Hong1, Bui Thi Mai Huong1, Nguyen Thi Thu1
1 Vietnam National University of Forestry
summary
Caenorhabditis briggsae is hermaphroditic nematode species. This species is targeted in the biodiversity research of the nematode genus Caenorhabditis in ecological systems of national parks. In this research, we conducted the isolation, cultivation and genetic diversity of the nematode C. briggsae from Cuc Phuong and Cat Tien National Parks in Vietnam. In the results, we successfully found 17 new C. briggsae strains in Cat Tien while 10 in Cuc Phuong. The analyses of the18S rDNA sequences presented the identities of 99.53% to 100% to the control C. briggsae AF16. This indicated the rich biodiversity of C. briggsae in the ecological systems within national parks. In the future, we possively use the numerous strains for the trait-to-genetics diversity within.
Keywords: Caenorhabditis briggsae, cultivation, DNA barcoding, isolation, nematode
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TẦNG CÂY CAO VÀ TÁI SINH CÁC LÂM PHẦN CÓ LOÀI MẬT NHÂN (Eurycoma longifolia Jack) PHÂN BỐ TẠI NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN
Trần Thị Thúy Hằng1, Võ Đại Hải2, Dương Xuân Thắng1,
Mai Việt Trường Sơn1, Châu Thị Thu Thủy1
1 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Mật nhân có biên độ sinh thái rộng, phân bố rải rác ở hầu hết các trạng thái rừng khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, với mật độ trung bình 18 – 26 cây/ha, đường kính trung bình đạt 7,3 – 7,9 cm, chiều cao bình quân từ 7,9 – 8,7 m, trữ lượng đạt từ 0,1 – 2,2 m3/ha. Mật nhân tham gia trong các công thức tổ thành (CTTT) tầng cây cao chiếm từ 46,7 – 80,0% các lâm phần điều tra, với hệ số tổ thành từ 5,1 – 13,9%. Trung bình có 13 loài cây tái sinh trong mỗi lâm phần điều tra, dao động từ 11,6 – 14,0 loài. Mật nhân tham gia trong các CTTT tầng cây tái sinh chiếm từ 46,7 – 66,7% các lâm phần điều tra, với hệ số tổ thành từ 0,7 – 2,4%. Các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là những loài có giá trị kinh tế không cao. Do đó, để hình thành các trạng thái rừng tự nhiên ở các khu vực nghiên cứu có chất lượng tốt hơn trong thời gian tới cần điều chỉnh tổ thành loài cây tái sinh để xúc tiến một số loài cây gỗ tái sinh có giá trị kinh tế cao trong CTTT loài như Dẻ đỏ, Xoan đào, Xoay, Giổi nhung, Sến mủ, Dầu rái, Dầu trà beng,…
Từ khóa: Mật nhân, cấu trúc tầng cây cao, tái sinh tự nhiên, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
STRUCTURAL CHARACTERISTICS OF TREE LAYER AND REGENERATIVE TREES WITH Eurycoma longifolia DISTRIBUTION IN THE SOUTH CENTRAL COAST
AND CENTRAL HIGHLANDS
Tran Thi Thuy Hang1, Vo Dai Hai2, Duong Xuan Thang1, Mai Viet Truong Son1, Chau Thi Thu Thuy1
1 Tropical Forest Research Centre (TFRC)
2 Vietnamese Academy of Forest Sciences
summary
Eurycoma longifolia has a wide ecological amplitude, distribution throughout most forest states in South Central Coast and Central Highlands, with an average tree density of 18 to 26 trees per hectare, an average diameter of 7.3 to 7.9 cm, an average height of 7.9 to 8.7 m, and a reserve of 0.1 to 2.2 m3/ha. Eurycoma longifolia participating in the high tree strata accounted for 46.7 – 80.0% of the investigated stands, with the composition coefficient from 5.1 to 13.9%. Each examined stand has an average of 13 regenerated tree species, ranging from 11.6 to 14.0 species. The E. longifolia participating in the regeneration plants accounted for 46.7 – 66.7% of the investigated stands, with a composition coefficient of 0.7 – 2.4%. The majority of tree species that regenerate have little economic worth. As a result, in order to create higher quality natural forest statuses in the study areas in the near future, it will be necessary to modify the nests for tree species that regenerate in order to encourage some regenerative tree species with high economic value in the conservation of species like Lithocarpus ducampii, Pygeum arboreum, Paramichelia braianensis, Shorea roxburghii, Dipterocarpus alatus, Dipterocarpus obtusifolius,…
Keywords: Eurycoma longifilia, natural regeneration, structural of tree layer, South Central Coast and Central Highlands.
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN THEO ĐỘ DÀY ĐẤT THAN BÙN TẠI VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU
Trần Khánh Hiệu1, Trần Quốc Khải2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2Vườn Quốc gia U Minh Hạ
TÓM TẮT
Số liệu của kết quả nghiên cứu được thu thập từ 12 ô đo đếm cho quần thể rừng tự nhiên ở 4 cấp độ dày than bùn khác nhau tại Vườn quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau: < 40 cm; 40 – 70 cm; 70 – 100 cm; 100 – 120 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ của các loài thực vật thân gỗ có xu hướng giảm xuống từ 2.667 cây/ha đối với khu vực có độ dày than bùn dưới 40 cm xuống 540 cây/ha đối với khu vực có độ dày than bùn từ 100 – 120 cm. Trong khi đó đường kính bình quân, chiều cao và trữ lượng trung bình của các loài thực vật thân gỗ có xu hướng tăng theo độ dày của tầng đất than bùn và tập trung cao nhất ở khu vực có độ dày than bùn từ 70 – 100 cm. Nghiên cứu cũng đã xây dựng được các dạng phân bố lý thuyết giữa phân bố số cây với đường kính và chiều cao vút ngọn ứng với mỗi độ dày than bùn khác nhau bằng hàm phân bố lý thuyết Weibull. Đường kính và chiều cao trên các cấp độ dày than bùn có mối liên hệ chặt chẽ, kết quả cho thấy hàm parabol bậc 2 phù hợp để mô tả mối quan hệ này. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để Vườn Quốc gia U Minh Hạ xây dựng các biện pháp lâm sinh phù hợp đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển của rừng tự nhiên đang phân bố ở đây.
Từ khóa: Cà Mau, cấu trúc, than bùn, Vườn Quốc gia U Minh Hạ
STRUCTURAL CHARACTERISTICS OF NATURAL FORESTAT PEATLAND THICKNESS
IN U MINH HA NATIONAL PARK, CA MAU PROVINCE
Tran Khanh Hieu1, Tran Quoc Khai2
1 Forest Science Institute of South Vietnam
2 U Minh Ha National Park
summary
The data of the research results were collected from 12 plots for natural forest populations at different peatland thicknesses in U Minh Ha National Park, Ca Mau province: < 40 cm; 40 – 70 cm; 70 – 100 cm; 100 – 120 cm. Research results show that the density of woody plant species tends to decrease from 2,667 trees/ha for areas with peatland thickness less 40 cm to 540 trees/ha for areas with peatland thickness from 100 – 120 cm. Meanwhile, the average diameter, height and mass plants tend to increase with the thickness of the peatland layer and are highest concentrated in areas with peatland thickness from 70 – 100 cm. The study had also built the theoretical distribution forms between the distribution of the number of trees with the diameter and height of the tops corresponding to each different peatland thickness by the Weibull theoretical distribution function. The diameter and height on the peatland thickness were closely related, the results show that the quadratic parabolic function was suitable to describe this relationship. This study was the datanalysis for U Minh Ha National Park to develop appropriate silvicultural measures to ensure the growth and development of the natural forests distributed here.
Keywords: Ca Mau, structural, peatland, U Minh Ha National Park
CÔNG NGHỆ DART – TOFMS
MỘT BƯỚC ĐI MỚI TRONG GIÁM ĐỊNH GỖ TẠI VIỆT NAM
Võ Đại Hải1, Nguyễn Bảo Ngọc2, Bùi Duy Ngọc2, Nguyễn Đức Thành2,
Nguyễn Tử Kim2, Hoàng Nguyễn Việt Hoa1
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trong những trung tâm chế biến gỗ xuất khẩu hàng đầu thế giới. Mục tiêu giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đến năm 2025 đạt 18 – 20 tỷ USD, đến năm 2030 đạt 23 – 25 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu này, cần xây dựng và vận hành Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp của Việt Nam phù hợp với các cam kết và thỏa thuận quốc tế, qua đó đảm bảo rằng 100% nguyên liệu gỗ sử dụng trong toàn bộ các chuỗi giá trị là hợp pháp. Xuất phát từ vấn đề đó, Cục Lâm nghiệp Hoa Kỳ đã đồng ý đầu tư cho Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam công nghệ giám định gỗ bằng phương pháp phân tích trực tiếp phổ khối trong thời gian thực, thời gian bay (DART-TOFMS). Công nghệ hiện đại cho kết quả nhanh với độ chính xác cao giúp các lực lượng thực thi pháp luật nhanh chóng phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp buôn bán, vận chuyển gỗ trái pháp luật và tăng cường kiểm soát gỗ bất hợp pháp ở trong nước và trong thương mại gỗ quốc tế hướng tới chuỗi cung ứng gỗ minh bạch, có trách nhiệm và bền vững. Ngoài ra, với ưu điểm vượt trội của công nghệ giám định gỗ DART-TOFMS sẽ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiết kiệm đáng kể các chi phí liên quan đến logistic.
Từ khóa: Phổ khối, thời gian thực, thời gian bay, Logistic, giám định gỗ
DART – TOFMS TECHNOLOGY
A NEW STEP FOR WOOD IDENTIFICATION IN VIETNAM
Vo Dai Hai1, Nguyen Bao Ngoc2, Bui Duy Ngoc2, Nguyen Duc Thanh2,
Nguyen Tu Kim2, Hoang Nguyen Viet Hoa1
1Vietnamese Academy of Forest Sciences
2 Forest Industry Research Institute
SUMMARY
Vietnam has been striving to be one of the world’s leading processing centers of export timber. Vietnam’s wood and wooden product exports are expected to reach 18 – 20 billion USD by 2025 and 23 – 25 billion USD by 2030. To achieve this goal, it is necessary to establish and implement the Vietnam Timber Legality Assurance System in accordance with international commitments and agreements, thereby ensuring that 100% of the wood materials are legally sourced and traded throughout the entire value chain. Stemming from that issue, the US Forest Service has agreed to donate to Vietnamese Academy of Forest Sciences a mass spectrometry equipment (AccuTOF mass spectrometer) for the identification of wood using DART- TOFMS technology (Direct Analysis in Real Time – Time of Flight Mass Spectrometry). The state-of-the-art technology produces results quickly with high accuracy. This helps the law enforcement agencies to detect and promptly handle cases of illegal timber trade and transportation towards a transparent, responsible and sustainable timber supply chain. In addition, with the outstanding advantages of DART-TOFMS technology, it definitely helps wood import and export enterprises save significant costs in relation to logistics.
Keywords: Mass spectrometry, direct analysis in real time, time of flight mass spectrometry, Logistic, wood identification.
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÍNH CHẤT CỦA SỢI CELLULOSE TỪ TRE GAI Bambusa blumeana
Hoàng Minh Khoa1, Kazakov Ya. V1., Окулова Е.О1., Chu Công Nghị2
1Northern Arctic Federal University, Severnaya Dvina Emb. 17, Arkhangelsk, Russia
2 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành nghiên cứu về thành phần hóa học và những tính chất của sợi cellulose Tre gai Bambusa blumeana bằng phương pháp nấu bột sulfate. Cellulose nhận được từ quá trình nấu đem phân tích bằng kính hiển vi điện tử để xác định độ dài, độ dày, độ cong và độ nhẵn bề mặt sợi cellulose. Kết quả phân tích hóa học từ thân Tre gai cho thấy hàm lượng cellulose trong đó là 45,3%, lignin 26,8%, các chất chiết xuất với nước nóng 8,6%, các chất chiết xuất với dung môi hữu cơ 1,0% và hàm lượng tro 1,35%. Cùng với việc phân tích cấu tạo hiển vi, kết luận rằng nguyên liệu thô này có tiềm năng thu được bột giấy kỹ thuật, là nguồn nguyên liệu tiềm năng trong ngành công nghiệp sản xuất cellulose giấy.
Từ khóa: Tre gai, thành phần hóa học, cellulose, tích chất cellulose, nấu bột giấy sulfate
Research on chemical composition and properties of cellulose fiber from Bambusa blumeana
Hoang Minh Khoa1, Kazakov Ya. V1., Окулова Е.О 1., Chu Cong Nghi2
1Northern Arctic Federal University, Severnaya Dvina Emb. 17, Arkhangelsk, Russia
2 Vietnam National University of Forestry – Dongnai Campus
SUMMARY
The objectives of this research were to investigate the chemical compositions, and cellulose properties of the Bambusa blumeana using cooking sulfate method. The length, thickness, curvature, and smoothness of the cellulose fiber surface, which is obtained from the cooking process, were determined by an electron microscope. The chemical analysis showed that the cellulose content of 45.3%, the lignin content of 26.8%, the content of the extracts with hot water of 8.6%, these content with organic solvent of 1.0%, and the ash content of 1.35%. The microscopic analysis demonstrated that this raw material has a high potential for making technical pulp. Therefore, Bambusa blumeana is a high-potential material source in the pulp and paper industry.
Keywords: Bambusa blumeana, chemical composition, cellulose, properties of cellulose, sulfate cooking
HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM BẢO QUẢN PHÒNG CHỐNG MỌT TRE GÂY HẠI LÙNG (Bambusa Longgissia sp. nov.) LÀM HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
Hoàng Thị Tám1, Phan Văn Thắng2, Nguyễn Thị Hằng1,
Đoàn Thị Bích Ngọc1, Bùi Thị Thủy1
1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
TÓM TẮT
Lùng (Bambusa longgissia sp. nov.) là một loài tre có đặc tính dẻo, dễ uốn, màu trắng đẹp nên từ lâu với bàn tay khéo léo của người dân đã tạo ra các mặt hàng gia dụng, sản phẩm mỹ nghệ được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng, mang lại giá trị kinh tế lớn. Tuy nhiên, nguyên liệu Lùng sau khai thác rất dễ bị Mọt tre và Mọt cám gây hai. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực bảo quản của một số chế phẩm đối với nguyên liệu Lùng dạng chẻ thanh đã xác định các mẫu Lùng được ngâm trong dung dịch chế phẩm LN5 nồng độ 5% với thời gian 24h và mẫu Lùng nhúng trong chế phẩm BORAG1, BORAG2 thời gian 1 phút đều đạt hiệu lực tốt phòng chống mọt. Các chế phẩm LN5, BORAG1, BORAG2 có khả năng được ứng dụng tốt để bảo quản nguyên liệu Lùng trong sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Từ khóa: Chế phẩm bảo quản lâm sản, Lùng, hàng thủ công mỹ nghệ
RESULTS OF TESTING THE PRESERVATIONS TREAT Bambusa longgissia sp. nov.
AGAINST Dinoderus minutus FOR MAKING HANDICRAFT GOODS
Hoang Thi Tam1, Phan Van Thang2, Nguyen Thi Hang1, Doan Thi Bich Ngoc1, Bui Thi Thuy1
1Forest Industry Research Institute, Vietnamese Academy of Forest Sciences
2Non-Timber Forest Products Research Centre, Vietnamese Academy of Forest Sciences
SUMMARY
Bambusa longgissia sp. nov. has a high toughness and a surface with beautiful white color. It therefore, has been used to produce household goods and handicrafts serving not only the domestic but also the international market to contribute great economic value to the Viet Nam economy. However, the material is easily attacked by powderpost beetles such as Dinoderus minutus F. and Lyctus brunneus S.. In this study some preservative preparations have been studied to preserve split rods of Bambusa longgissia sp.nov against Dinoderus minutus F. The results showed that split rods treated with preservative solution of 5% LN5 for 24 hours are durable against the powderpost beetle. A similar result also was obtained with samples dipped into BORAG1 and BORAG2 preservatives for 1 minute. From obtained results, the suggested preservative products may be used to protect raw materials of B. longgissia in practice of processing.
Keywords: Forest products preservative, Bambusa longgissia sp. nov., handicrafts
ANALYSIS OF POLICIES ON NATURAL FOREST RESTORATION AND RECOMMENDATIONS FOR THE REVISION
Hoang Nguyen Viet Hoa1, Vo Dai Nguyen2, Dang Quang Hung3
1Vietnamese Academy of Forest Sciences
2Silvicultural Research Insititute
3Research Insititute for Forest Ecology and Environment
SUMMARY
Vietnam owns nearly 10.2 million ha of natural forest, accounting for 69% of the forest land area nationwide. Natural forest plays a significant and strategic role in economic, social, and environmental development. However, for many reasons, this type of forest has been seriously degraded in both quantity and quality. The government has promulgated a system of policies on natural forest restoration, which has created a legal corridor for natural forest restoration in Vietnam. Nevertheless, the result of natural forest restoration during the past years has been very low because of Vietnam’s “logging ban” policy, in which all activities impacted on natural forest are prohibited. The policies and techniques for forest restoration are inappropriate to the situation and do not attract the participation of the different stakeholders. Therefore, boosting the natural forest restoration in Vietnam requires a new perspective with the approach of multi-direction and sustainability. It is necessary to revise a range of related policies, such as management, benefit-sharing mechanism, investment, P-FES, and the specific regulations on silvicultural techniques, as well as identify priority areas for restoration, focusing on poor and extremely poor forests.
Keywords: Natural forest, forest restoration, policies.
PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH PHỤC HỒI RỪNG TỰ NHIÊN VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI
Hoàng Nguyễn Việt Hoa1, Võ Đại Nguyên2, Đặng Quang Hưng3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh
3Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Tóm tắt
Việt Nam có 10.171.757 ha rừng tự nhiên, chiếm 69,0% diện tích đất có rừng cả nước. Rừng tự nhiên có vai trò chiến lược rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và môi trường, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân đối tượng rừng này đã bị suy thoái nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Chính phủ đã ban hành hệ thống các chính sách về phục hồi rừng tự nhiên, cơ bản đã tạo được hành lang pháp lý cho phục hồi rừng tự nhiên ở Việt Nam. Mặc dù vậy, kết quả phục hồi rừng tự nhiên trong thời gian qua đạt được rất thấp do Việt Nam đang áp dụng các biện pháp “đóng cửa” rừng tự nhiên, cấm mọi tác động vào rừng tự nhiên, các chính sách và kỹ thuật phục hồi chưa phù hợp và chưa thu hút được sự tham gia của các đối tượng khác nhau. Để thúc đẩy phục hồi rừng tự nhiên ở Việt Nam, cần phải có quan điểm và cách tiếp cần mới theo hướng đa tác dụng và bền vững. Cần sửa đổi các chính sách về quản lý, hưởng lợi, đầu tư, chi trả dịch vụ môi trường rừng, các quy định cụ thể về các biện pháp lâm sinh; xác định các khu vực ưu tiên cho phục hồi với đối tượng phục hồi chính là rừng nghèo, nghèo kiệt.
Từ khóa: Rừng tự nhiên, phục hồi rừng, chính sách
Latest news
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
- Vietnam's rubber sector proactively meets the European Union's Regulations on production of goods that do not cause deforestation (EUDR).
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
Oldest news
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2023
- Project: Study on integrated management of insect pests and diseases on Docynia indica in northern Vietnam
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2023
- Project: Research on selection and breeding of Acacia hybrid and Acacia auriculiformis for timber plantation in main ecological regions
- Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2022