Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2022

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 6 2022

1. Nghiên cứu chọn lọc dòng
vô tính Keo lá tràm sinh trưởng nhanh cho vùng
Đông Nam Bộ
Selection of fast growing Acacia auriculiformis for planting in the Southeast Vietnam Nguyễn Đức Kiên
Ngô Văn Chính
Dương Hồng Quân
5
2. Nghiên cứu đa dạng di
truyền các biến chủng
Thông caribe được trồng
tại Việt Nam bằng
chỉ thị ISSR
Evaluation of the genetic diversity and population structure of Pinus caribaea in Vietnam Trần Đức Vượng
Nguyễn Đức Kiên
Nguyễn Thị Huyền
Hà Thị Huyền Ngọc
Lê Thị Thủy
Nguyễn Thị Việt Hà
Trần Thị Thu Hà
Lê Sơn
13
3. Nghiên cứu nhân giống
cây Sơn tra (Docynia
indica
Wall.) bằng phương pháp ghép tại vùng Tây Bắc
Study on propagation of Docynia indica Wall. by grafting in Northwest region Hà Văn Tiệp
Lê Anh Thanh
Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Hương Ly
Hoàng Diệp Linh
Phạm Đức Sơn
Lò Thị Kiều
Đinh Công Trình
23
4. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) bằng giâm hom Studying techniques for breeding Eurycoma longifolia Jack by cuttings Trần Thị Thúy Hằng
Phạm Tiến Bằng
Võ Đại Hải
32
5. Nghiên cứu nhân giống
Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra L.) bằng
phương pháp nuôi cấy mô
tế bào
In vitro micropropagation for Melaleuca leucadendra L. Phạm Thị Mận
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Xuân Hải
Kiều Mạnh Hà
Trương Thị Thùy Trang
Nguyễn Thị Linh
Vũ Thị Thu Thanh
Ninh Văn Tuấn
41
6. Nghiên cứu chọn giống
bạch đàn lai mới sinh
trưởng nhanh phục vụ
trồng rừng gỗ lớn tại
Thuận Châu, Sơn La
Selection of fast growing eucalyptus hybrid clones for timber plantation in Thuan Chau, Son La Lã Trường Giang
Ngô Văn Chính
Nguyễn Đức Kiên
Nguyễn Hữu Sỹ
Cấn Thị Lan
Dương Hồng Quân
Đỗ Thanh Tùng
Đỗ Hữu Sơn
51
7. Đặc điểm tái sinh loài rau Sắng (Melientha suavis)
tại Cù Lao Chàm,
thành phố Hội An,
tỉnh Quảng Nam
Regeneration characteristics of Melientha suavis in
Cu Lao Cham, Hoi An city, Quang Nam province
Trần Minh Đức
Trần Nam Thắng
Văn Thị Yến
Nguyễn Phương Văn
Phạm Thành
Đinh Diễn
Phạm Công Sanh
60
8. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu và hạt giống
Ba la mít (Artocarpus
chama
Buchanan-Hamilton)
tại Lào Cai và Yên Bái
Study on morphological, phenology and seed characteristics of Artocarpus chama Buchanan-Hamilton in Yen Bai and Lao Cai provinces Vũ Văn Định
Nguyễn Quốc Thống
Nguyễn Thị Loan
74
9. Ảnh hưởng của phương
thức trồng và tỉa cành đến sinh trưởng của Sồi phảng
tại Lào Cai
Effects of planting practises and pruning on the growth of Castanopsis cerebrina species in Lao Cai Phạm Văn Viện
Cao Văn Lạng
Hoàng Văn Thắng
Lê Thị Bích Thảo
Hà Huy Nhật
Hoàng Văn Thành
Dương Quang Trung
82
10. Kết quả tuyển chọn cây mẹ và trồng thử nghiệm năm
loài cây bản địa tại Vườn Quốc gia Ba Vì có tiềm
năng trồng rừng gỗ lớn
Results of selection of original ortets and experimental planting of 5 prospective indigenous species for sawlog development in Ba Vi National Park Trần Minh Tuấn
Đỗ Hữu Huy
Chu Ngọc Quân
Phùng Anh Tài
Phạm Đình Sâm
Hồ Trung Lương
Nguyễn Hữu Thịnh
Dương Quang Trung
Hoàng Thanh Sơn
90
11. Ứng dụng công nghệ GIS
và FAHP trong quy hoạch phát triển rừng trồng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại tỉnh Quảng Trị
Application of GIS technology and FAHP method in development planning of Tarrietia javanica Blume plantation in Quang Tri province Vũ Đức Bình
Nguyễn Văn Lợi
Phạm Xuân Đỉnh
Nguyễn Thị Thảo Trang
Nguyễn Thị Thanh Nga
Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định
100
12. Thu hồi lignin bằng axit sunphuric từ nhà máy bột giấy sunphat và sử dụng
tổng hợp keo Lignin –
Phenol – Formadyhyde
Recovery lignin by aciad sulfile form kraft pulp mill and use for Lignin –
Phenol- Formadyhyde adhensive synthesis
Hoàng Văn Phong
Bùi Duy Ngọc
Đoàn Thị Bích Ngọc
Hoàng Thị Tám
Phan Huy Hoàng
111
13. Nghiên cứu tính chất cơ,
vật lý và khả năng gia công gỗ Dẻ cau (Quercus
platycalyx
Hickel &
A.Camus) phục vụ
chế biến
Study on the physical and mechanical properties and machinability of Quercus platycalyx Hickel & A. Camus used for wood products processing Nguyễn Thị Trịnh
Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Bảo Ngọc
Nguyễn Trọng Nghĩa
122
14. Một số đặc điểm cấu tạo
đặc biệt để nhận biết gỗ
Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) và gỗ Sến mủ (Shorea roxburgii
G.Don)
Some special characteristics and special chemical compositions to identify Lagerstroemia calyculata Kurz and Shorea roxburgii G.Don Vũ Thị Hồng Thắm
Lưu Quốc Thành
Vũ Thị Ngoan
Bùi Hữu Thưởng
130

 

NGHIÊN CỨU CHỌN LỌC DÒNG VÔ TÍNH KEO LÁ TRÀM
SINH TRƯỞNG NHANH CHO VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Đức Kiên, Ngô Văn Chính, Dương Hồng Quân

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm chọn lọc được các giống Keo lá tràm có sinh trưởng nhanh, hình dạng thân đẹp phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm gồm 35 dòng vô tính, 30 dòng mới chọn lọc và 5 dòng đối chứng tại Bàu Bàng, Bình Dương. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng và chất lượng thân cây. Các chỉ tiêu sinh trưởng có hệ số di truyền theo nghĩa rộng (H2 = 0,24 – 0,26) và hệ số biến động di truyền (CVG = 5,5 – 18,2%) cao hơn so với các chỉ tiêu chất lượng thân cây (H2 = 0,12 – 0,15; CVG = 3,5 – 4,3). Tương quan kiểu gen giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với chất lượng thân cây là thấp và không có ý nghĩa (Rg = 0,06 – 0,14). Tăng thu di truyền lý thuyết về các chỉ tiêu sinh trưởng đạt 7,1 – 24,7%. Căn cứ vào kết quả đánh giá đã chọn lọc được 3 dòng LT35, LT70 và LT74 đạt năng suất từ 26,6 đến 27,1 m3/ha/năm và vượt 37,2% so với trung bình khảo nghiệm đồng thời có thân thẳng, cành nhánh nhỏ phù hợp trồng rừng gỗ lớn.

Từ khóa: Dòng vô tính, hệ số di truyền theo nghĩa rộng, Keo lá tràm, sinh trưởng, tăng thu di truyền

Selection of fast growing Acacia auriculiformis for planting in the Southeast Vietnam

The objective of the study was to select Acacia auriculiformis clones of fast growing and good stem form for timber production in the Southeast. The study was implemented in a clonal trial at Bau Bang district, Binh Duong province. The trial include 30 newly selected clones and 5 approved clones used as controls. Result of evaluation at 36 months old showed significant difference between clones in all growth and stem quality traits. Growth traits had higher broad-sense heritability (H2 = 0.24 – 0.26) and coefficient of genetic variation (CVG = 5.5 – 18.2%) compared to those values of stem qualities (H2 = 0.12 – 0.15; CVG = 3.5 – 4.3). Genotypic correlation between growth and stem quality traits were low and non-significant (Rg = 0.06 – 0.14). Predicted genetic gain of growth traits ranged between 7.1 and 24.7%. Based on evaluation results, 3 clones LT35, LT70 and LT74 with mean annual increment ranged from 26.6 to 27.1 m3/ha/year which is 37.2% higher than trial mean and also have good stem straightness and branch size for timber production.

Keywords: Acacia auriculiformis, broad-sense heritability, clone, genetic gain, growth

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÁC BIẾN CHỦNG
THÔNG CARIBE ĐƯỢC TRỒNG TẠI VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ ISSR

Trần Đức Vượng1, Nguyễn Đức Kiên1, Nguyễn Thị Huyền1, Hà Thị Huyền Ngọc1,
Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Việt Hà1, Trần Thị Thu Hà1, Lê Sơn1

1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Thông caribe (Pinus caribaea Morelet) được chia thành 3 biến chủng là hondurensis, bahamensiscaribaea dựa vào vị trí phân bố tự nhiên của loài ở các vùng địa lý khác nhau. Đánh giá tính đa dạng di truyền của các biến chủng bằng việc sử dụng 5 chỉ thị ISSR phân tích 93 mẫu nghiên cứu, kết quả có 58 phân đoạn DNA được nhân bản với phân đoạn đa hình chiếm 92,16%, hệ số đa dạng di truyền trung bình h = 0,329; hệ số Shannon trung bình I = 0,491 và tỷ lệ phân đoạn đa hình trung bình PPB = 92,16%. Trong đó, đa dạng di truyền cao nhất thuộc về biến chủng hondurensis (I = 0,542; h = 0,364 và PPB = 100%) và thấp nhất là biến chủng bahamensis (I = 0,453;
h = 0,308 và PPB = 79,41%). Chỉ số sai khác di truyền GST chỉ đạt 0,0932, chứng tỏ mức độ sai khác về mặt di truyền giữa các biến chủng là tương đối thấp chỉ chiếm 9,32% (< 10%). Giá trị chỉ số trao đổi gen (Nm) giữa các biến chủng được tính toán đạt 4,867 cho thấy tần số trao đổi gen giữa các biến chủng là tương đối cao. Kết quả phân tích về mức độ thay đổi phân tử giữa 3 biến chủng Thông caribe cho thấy, mức độ thay đổi phân tử giữa 3 biến chủng là thấp chỉ đạt 9% và giữa các gia đình trong cùng một biến chủng là cao (đạt 91%) với giá trị p < 0,001. Khoảng cách di truyền dao động từ 0,034 đến 0,113 và mức độ tương đồng dao động từ 0,894 (84,9%) đến 0,967 (96,7%). Đối với 3 biến chủng được nghiên cứu, biến chủng hondorensis bahanensis có mối quan hệ di truyền gần gũi với nhau hơn so với biến chủng caribaea.

Từ khóa: Biến chủng, cấu trúc quần thể, đa dạng di truyền, Thông caribe

Evaluation of the genetic diversity and population structure of Pinus caribaea in Vietnam

Pinus caribaea Morelet is divided into 3 variants hondurensis, bahamensis and caribaea based on the species magnetic distribution in different geographic regions. The results showed that 58 DNA segments were accounted with polymorphic segments accounting for 92.16%, mean genetic diversity coefficient h = 0.329; mean Shannon coefficient I = 0.491, and average polymorphic fraction ratio PPB = 92.16%. The highest genetic diversity belongs to the var. hondurensis (I = 0.542; h = 0.364 and PPB = 100%) and the lowest is the var. bahamensis (I = 0.453; h = 0.308 and PPB = 79.41%). The GST genetic differentiation index is only 0.0932, proving that the level of genetic difference between variants is relatively low at only 9.32% (< 10%). The calculated gene exchange index (Nm) value of 4.8670 indicates that the frequency of gene exchange between variants is relatively high. Analysis of the level of molecular change between 3 variants, the species showed that the level of molecular change between 3 strains was low at only 9% and between families within the same strain was high (reaching 91%) with a p-value of < 0.001. The genetic distance ranged from 0.034 to 0.113 and the degree of similarity ranged from 0.894 (84.9%) to 0.967 (96.7%). In the genetic relationship at species level, the var. hondorensis and var. bahanensis have a closer genetic relationship with each other than the var. caribaea.

Keywords: Genetic diversity, Pinus caribaea, population structure, variants

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY SƠN TRA (Docynia indica Wall.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI VÙNG TÂY BẮC

Hà Văn Tiệp, Lê Anh Thanh, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hương Ly, Hoàng Diệp Linh, Phạm Đức Sơn, Lò Thị Kiều, Đinh Công Trình

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được triển khai nhằm bổ sung các thí nghiệm về ảnh hưởng của kiểu ghép, thời điểm ghép, chiều dài cành ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sau 6 tháng ghép, tỷ lệ sống của cây ghép tại thời vụ ghép tháng 12 với phương pháp ghép cành, kiểu ghép nối cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 92,7% và sinh trưởng chiều cao chồi ghép cao nhất đạt trung bình 68,1 cm. Chiều dài cành ghép 6 – 8 cm, tỷ lệ sống cành ghép đạt cao nhất 93,3%, chồi ghép đạt chiều cao trung bình 67,5 cm. Sau khi ghép, cành ghép ra chồi ghép sớm nhất sau 13 ngày ghép và muộn nhất sau 20 ngày ghép. Trên cơ sở kết quả thí nghiệm kết hợp với các kết quả nghiên cứu khác mà Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc đã triển khai trước đó để xây dựng quy trình kỹ thuật nhân giống Sơn tra bằng phương pháp ghép, quy trình kỹ thuật đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Từ khóa: Cành ghép, phương pháp ghép, thời điểm ghép, Sơn tra

Study on propagation of Docynia indica by grafting in Northwest region

This study was conducted to research on effects of grafting period and grafting types as well as the length of grafted branches on survival rate and growth of Docynia indica’s grafted seedlings. The results revealed that after 6 months grafted, the survival rate of grafted seedlings was highest, reached 92.7% with total height growing of scions was 68.1 cm in December with splice graft, and the length of grafted branches was 6 – 8 cm with highest survival rate 93.3% and total height growing of scions was 67.5 cm. After 13 days grafted, the buds start appeared on the grafted branches and till 20 days grafted. Based on results of this research and additionally previous research conducted by Forest Science Central of Northwest Vietnam, an innovative technical propagation of Docynia indica by grafting was compiled and certified by Mistry of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

Keywords: Docynia indica, Grafted branch, grafting types, grafted period

 

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÂY MẬT NHÂN (Eurycoma longifolia Jack) BẰNG GIÂM HOM

Trần Thị Thúy Hằng1, Phạm Tiến Bằng1, Võ Đại Hải2

1 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mật nhân (Eurycoma longifolia Jack) là loài cây dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng ở Việt Nam. Loài cây này đang bị khai thác mạnh trong tự nhiên dẫn đến diện tích và trữ lượng bị suy giảm mạnh. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm hoàn thiện kỹ thuật nhân giống Mật nhân bằng giâm hom để cung cấp nguồn cây giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt. Thí nghiệm được thực hiện tại Vườn ươm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Kết quả cho thấy, chất điều hòa sinh trưởng NAA 500 ppm, nhiệt độ nhà giâm hom đạt 30oC và mỗi lần tưới phun 6 giây, loại hom ngay sát hom ngọn và thời vụ giâm hom trước mùa mưa (tháng 3) cho kết quả các chỉ tiêu tỷ lệ hom ra rễ, số chồi/hom, chiều cao chồi, số rễ/hom và chiều dài rễ đều đạt cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với các công thức còn lại. Ở giai đoạn 90 ngày, tỷ lệ sống bình quân đạt trên 80%, tỷ lệ hom ra rễ trên 78%; trung bình có từ 2 – 5 chồi/hom, với chiều cao chồi 8,2 – 10,4 cm; trung bình có 4 – 6 rễ/hom, với chiều dài rễ 9,9 – 16,5 cm.

Từ khóa: Mật nhân, chất điều hòa sinh trưởng, loại hom, thời vụ giâm hom

Studying techniques for breeding Eurycoma longifolia Jack by cuttings

Eurycoma longifolia jack is a valuable medicinal plant with a great economic value, widely distributed in Vietnam. In the wild, this species is heavily exploited, which has caused the area and reserves to drastically shrink. A clear source of high-quality seedlings will be available by perfecting the cuttings-based propagation method for Eurycoma longifolia. The experiment was carried out at the Tropical Forest Research Centre (TFRC), Pleiku city, Gia Lai province. The findings indicated that wooden stem cuttings, the growth regulator NAA 500 ppm, the cutting house temperature reaching 30oC, and each time the spray was applied for 6 seconds, the below cuttings were immediately upper the cuttings, as well as the cutting season prior to the rainy season (March) the findings revealed that the percentage of cuttings that the percentage that took root, the number of shoots per stem cutting, the height of the shoots, the number of roots per stem cutting, and the length of the roots all reached the highest and had statistically significant differences with the other formulas. At 90 days, the average survival rate was over 80%, and more than 78% of the cuttings had taken root. On average, there are 2 to 5 shoots per stem cutting, with a shoot height of 8.2 to 10.4 cm, and 4 – 6 roots per stem cutting, with a root length of 9.9 to 16.5 cm. This article focuses on research on techniques for breeding by stem cuttings in order to preserve and develop the gene source of the Eurycoma longifolia plant, which serves as a source of raw materials for the manufacture of medicines.

Keywords: Eurycoma longifolia, growth regulator, types of stem cutting, cutting season

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

Phạm Thị Mận, Vũ Đình Hưởng, Nguyễn Xuân Hải, Kiều Mạnh Hà,
Trương Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Linh, Vũ Thị Thu Thanh, Ninh Văn Tuấn

Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Tràm lá dài đã được nhập nội từ Australia vào nước ta năm 1993 và đã được gây trồng phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những năm gần đây, năng suất rừng trồng bị giảm sút do nguồn giống bị thoái hóa. Vi nhân giống là một phương pháp hữu hiệu để tạo một lượng lớn cây con đồng đều về số lượng và chất lượng phục vụ cho việc chọn giống, trồng rừng và bảo tồn nguồn gen. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho loài Tràm lá dài. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Khử trùng mẫu trong 10 phút bằng dung dịch Javel nồng độ 1,5% cho hiệu quả tốt nhất với tỷ lệ mẫu sạch đạt 64,8%, tỷ lệ mẫu bật chồi cao nhất (46,7%). Số lượng chồi hữu hiệu cao nhất trong môi trường MS + 1,0 mg/l BAP + 0,1 mg/l NAA với trung bình 20,4 chồi/cụm. Môi trường 1/2 MS + 2,0 mg/l IBA cho tỷ lệ ra rễ 100%. Kết quả này là cơ sở khoa học trong lưu giữ, nhân giống và bảo tồn nguồn gen cây Tràm lá dài.

Từ khóa: Tràm lá dài, in vitro, nhân chồi

In vitro micropropagation for Melaleuca leucadendra L.

Melaleuca leucadendra L. species was imported from Australia since 1993 and widely planted in the Mekong delta. However, recent years, productivity of M. leucadendra L. plantations decreased due to breed degeneration. In vitro micropropagation is an effective method to produce large number of planting meterial with high quality for tree breeding, afforestation and plant gen conservation. This paper presents the research results of micropropagation for M. leucadendra L. species. The results showed that samples were disinfected for 10 minutes with a 1.5% Javel solution can give 64.8% cleaned samples and the percentage of budding samples was the hishest (46.7%). The highest number of effetive buds in treatment (MS + 1.0 mg/l BAP + 0.1 mg/l NAA solution) had 20.4 buds per cluster. Treatment (1/2 MS + 2.0 mg/l IBA) created 100% rooting rate. This result is scientific fundament for storing, propagating and gene conserving of the Melaleuca leucadendra L. species.

Keywords: Melaleuca leucadendra, in vitro, mutli-shoot

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI
SINH TRƯỞNG NHANH PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG GỖ LỚN
TẠI THUẬN CHÂU, SƠN LA

Lã Trường Giang, Ngô Văn Chính, Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Hữu Sỹ,
Cấn Thị Lan, Dương Hồng Quân, Đỗ Thanh Tùng, Đỗ Hữu Sơn

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng thân cây và chọn lọc được các dòng bạch đàn lai mới có triển vọng phục vụ trồng rừng gỗ lớn ở vùng Tây Bắc Bộ. Nghiên cứu được tiến hành trên khảo nghiệm dòng vô tính bạch đàn lai gồm 40 dòng, trồng năm 2019 tại Thuận Châu, Sơn La. Kết quả đánh giá ở giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy có sự sai khác rõ rệt về các chỉ tiêu sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ sống giữa các dòng vô tính. Nhóm các dòng sinh trưởng tốt nhất trong khảo nghiệm là UP164, UP434, UP438, UP190, UP223, UP425, UP433, UP435, UP236 và UP432 với thể tích thân cây trung bình đạt 67,5 dm3/cây, vượt 43,9% so với trung bình chung của khảo nghiệm, vượt 115,6% so với giống đối chứng U6. Dựa vào năng suất đã chọn ra được 10 dòng bạch đàn lai bao gồm UP434, UP438, UP164, UP223, UP425, UP190, UP97, UP236, UP435 và UP433 có năng suất trung bình là 30,0 m3/ha/năm vượt 44,9% so với trung bình toàn thí nghiệm. Các dòng này đồng thời có thân thẳng, cành nhánh nhỏ với chỉ tiêu chất lượng thân cây tổng hợp tương đối cao, từ 3,7 đến 4,0 điểm. Đây là những dòng rất có triển vọng để công nhận giống mới phục vụ trồng rừng gỗ lớn tại vùng Tây Bắc Bộ.

Từ khóa: Bạch đàn lai, chất lượng thân cây, dòng vô tính, sinh trưởng

Selection of fast growing eucalyptus hybrid clones for timber plantation in Thuan Chau, Son La

The purpose of the project was to evaluate the growth and stem quality of the newly selected Eucalyptus hybrid clones for timber plantation in the North Western area. The study was conducted at the Eucalyptus hybrid clonal trial, containing 40 clones, planted in Thuan Chau, Son La province in 2019. The results at the age of 36 months showed that there were significant differences in the growth, stem quality and survival rates between clones. The group of best growing strains in the trial were UP164, UP434, UP438, UP190, UP223, UP425, UP433, UP435, UP236 and UP432 with an average stem volume of 67.5 dm3/plant, exceeding 43.9% compared with the overall average of the trial, 115.6% higher than the control variety U6. Based on the selected yield, 10 hybrid Eucalyptus lines including UP434, UP438, UP164, UP223, UP425, UP190, UP97, UP236, UP435 and UP433 had an average yield of 30.0 m3/ha/year, exceeding 44.9% compared to the average of the whole experiment. These lines also have straight stems and small branches with relatively high stem quality, ranging from 3.7 to 4.0 points. These are also the prospective clones for recognition as new varieties for timber plantation in the North Western area.

Keywords: Eucapytus hybrid, growth traits, clone, stem quality

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH LOÀI RAU SẮNG (Melientha suavis)
TẠI CÙ LAO CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

Trần Minh Đức1, Trần Nam Thắng1, Văn Thị Yến1, Nguyễn Phương Văn2,
Phạm Thành3, Đinh Diễn4, Phạm Công Sanh5

1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế
2
Trường Đại học Quảng Bình
3
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
4
Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền
5
Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

TÓM TẮT

Loài Rau sắng (Melientha suavis) phân bố ở Cù Lao Chàm có tốc độ sinh trưởng chậm, đặc biệt là ở thời kỳ cây tái sinh. Có thể nhận biết các giai đoạn phát triển của cây tái sinh của loài bằng các dấu hiệu hình thái và chỉ tiêu sinh trưởng. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ tái sinh (giai đoạn cây mầm và cây mạ) rễ cây ngoài chức năng đồng hóa môi trường còn đóng vai trò quan trọng là dự trữ chất dinh dưỡng và đảm bảo sự sinh tồn của cây. Thân cây trong giai đoạn cây con chưa có triển vọng thường xuyên đổi ngọn để thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường. Có sự biến động mạnh về mật độ cây tái sinh ở giai đoạn chuyển tiếp từ cây mầm và cây mạ (cấp chiều cao cây dưới 20 cm) sang cấp chiều cao thứ nhất (20 – 40 cm) của giai đoạn cây con chưa có triển vọng với tỷ lệ giảm tới 7,84 lần; ở các cấp chiều cao tiếp theo sự giảm số lượng cá thể giữa hai cấp kế tiếp ổn định trong khoảng 1,66 – 1,74 lần. Nguyên nhân biến động số lượng chủ yếu do tình trạng môi trường khô hạn và thiếu ánh sáng. Chất lượng cây tái sinh và tỷ lệ nhóm cây tái sinh chồi tăng dần theo độ tuổi. Từ giai đoạn cây tái sinh chưa có triển vọng sang giai đoạn cây tái sinh có triển vọng tỷ lệ cây đạt chất lượng tốt (A) và kém (C) tương ứng giữa hai giai đoạn là 60,20% và 15,92% so với 65,49% và 5,31%; tỷ lệ cây có nguồn gốc chồi tương ứng là 0,39% và 30,09%. Cây tái sinh có phân bố cụm; tần suất bắt gặp trong các ô mẫu và mật độ cá thể bình quân đều ở mức cao (50% và 1.266 cây/ha). Mức độ phụ thuộc về phân bố của cây tái sinh với cây trưởng thành của loài xấp xỉ 90%.

Từ khóa: Rau sắng, đặc điểm tái sinh, Cù Lao Chàm, Khu Dự trữ Thế giới

Regeneration characteristics of Melientha suavis in Cu Lao Cham, Hoi An city, Quang Nam province

The growth rate of Melientha suavis Pierre in Cu Lao Cham is slow, particularly in the period of regeneration. It’s possible to define the development stages of regeneration by morphological and growth characteristics. In the early stage of regeneration (sprouting seedlings and seedlings), the root is not only the function of environment assimilation but also plays an important role in nutrient accumulation and ensuring the survival of the plant. Stems in the stage of seedlings often change the top to adapt to the unfavorable conditions of the environment. There is a strong variation in the density of seedlings in the transition period from sprouting seedlings and seedlings (H < 20 cm) to the first height class (H = 20 – 40 cm) of the unpromising offspring stage with a reduction rate of 7.84 times. In the next height classes, the decrease in the number of individuals in the next two classes is unchanged by 1.66 – 1.74 times. The main reason for changing seedling numbers is due to the drought and lack of light. The quality of regeneration and the percentage of regeneration by shoots increased gradually with the age. From the stage of unpromising offspring to promising offspring proportion of high (A) and low (C) seedling quality are 60.20% and 15.92% so compared to 65.49% và 5.31%, respectively. The percentage of seedlings from buds is 0.39% and 30.09%. The seedlings have a clump distribution. The frequency of these seedlings in the plots and the average individual density was high (50% and 1,266 individuals/ha). The level of distributional dependence of the regeneration on the mature trees of this species is around 90%.

Keywords: Melientha suavis, regeneration characteristics, Cu Lao Cham, Biosphere Reserves

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, VẬT HẬU
VÀ HẠT GIỐNG BA LA MÍT (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton)
TẠI LÀO CAI VÀ YÊN BÁI

Vũ Văn Định, Nguyễn Quốc Thống, Nguyễn Thị Loan

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Ba la mít (Artocarpus chama Buchanan-Hamilton) thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), là loài cây bản địa đa tác dụng có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh. Gỗ Ba la mít nặng, cứng, bền, có đặc tính cơ lý tốt, ít bị mối mọt, gỗ dùng để đóng đồ nội thất cao cấp, đồ gia dụng. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, vật hậu và hạt giống Ba la mít tại Lào Cai và Yên Bái cho thấy: Ba la mít là cây gỗ lớn, trong điều kiện tự nhiên cây có thể cao từ 15 – 30 m, đường kính ngang ngực đạt 40 – 50 cm (thậm chí có những cây đường kính lên đến hơn 1 m), thân cây hình trụ, thẳng, chiều cao dưới cành lớn; Ba la mít là cây rụng lá không hoàn toàn, quá trình rụng lá thường kéo dài từ 46 đến 50 ngày; Pha chồi và lá non kéo dài từ tháng 2 – tháng 4 hàng năm; Giai đoạn phát triển từ khi ra hoa đến khi quả chín thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, quả thường chín rộ từ 15/7 – 15/8, hạt có kích thước chiều rộng từ 0,2 – 0,6 cm, dài từ 0,6 – 1,1 cm, hạt khi khô có màu xám bạc. Khối lượng hạt dao động từ 582,3 – 622,7 g/1.000 hạt, tỷ lệ hạt chắc đạt từ 84,3 – 86,5%, hạt đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất (86,3%) trên giá thể cát đen.

Từ khóa: Ba la mít, đặc điểm vật hậu, hạt

Study on morphological, phenology and seed characteristics of Artocarpus chama Buchanan-Hamilton in Yen Bai and Lao Cai provinces

Artocarpus chama Buchanan-Hamilton belongs to the Moraceae family, is a multi-purpose indigenous tree with high economic value and fast growth. The wood is heavy, hard, durable, has good physical and mechanical properties, is not subject to termites, wood used to make high-class furniture and household appliances. The results of research on the morphological, phenology and seed characteristics show that: This is a large tree, it can reach to 15 – 30 m high and 40 – 50 cm diameter at breast height (there are even trees up to more than 1 m) in natural conditions; the trunk is cylindrical, straight, height under branches is large; This is an incomplete deciduous tree, the deciduous process usually lasts from 46 to 50 days; The phase of buds and young leaves lasts from February to April every year; Development stage from flowering to fruit ripening usually lasts from April to August, the maximum amount of ripe fruit is usually from about mid-July to mid- August, the width of the seeds is 0.2 – 0.6 cm, the length of the seeds is 0.6 – 1.1 cm, seeds when dried are silver-gray. The seed volume ranges from 582.3 – 622.7 g/1,000 seeds, the percentage of firm seeds is from 84.3 – 86.5% and seed has the highest germination rate (86.3%) on the substrate of black sand.

Keywords: Artocarpus chama Buchanan-Hamilton, phenology, seed

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC TRỒNG VÀ TỈA CÀNH
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA SỒI PHẢNG TẠI LÀO CAI

Phạm Văn Viện1, Cao Văn Lạng1, Hoàng Văn Thắng1, Lê Thị Bích Thảo1,
Hà Huy Nhật2, Hoàng Văn Thành3, Dương Quang Trung3

[1]Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
3Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức trồng và tỉa cành đến sinh trưởng của Sồi phảng tại Bảo Thắng, Lào Cai được bố trí theo khối đầy đủ ngẫu nhiên lặp lại 3 lần. Kết quả theo dõi sau 2 năm cho thấy, phương thức trồng và kỹ thuật tỉa cành đã có ảnh hưởng đến sinh trưởng và chất lượng thân cây Sồi phảng. Về phương thức trồng rừng Sồi phảng hỗn giao với Bồ đề cho tỷ lệ sống và sinh trưởng của Sồi phảng đạt tốt hơn so với các phương thức trồng hỗn giao với Keo tai tượng và trồng thuần loài. Sau 2 năm trồng Sồi phảng trồng hỗn giao với Bồ đề cho tỷ lệ sống đạt 88,6%, đường kính ngang ngực trung bình là 5,2 cm và chiều cao trung bình là 4,3 m. Về tỉa cành, kỹ thuật tỉa toàn bộ số cành trên 1/3 đoạn thân phía dưới và kết hợp tỉa cành so le phía trên đến 2/3 thân cây cho sinh trưởng và chất lượng thân Sồi phảng tốt hơn so với các kỹ thuật tỉa khác. Thời gian tỉa bắt đầu sau khi trồng 6 tháng và mỗi năm tỉa 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 – 6 tháng. Sau tỉa cành Sồi phảng cho sinh trưởng đường kính trung bình đạt 4,7 cm và chiều cao trung bình là 4,2 m. Thí nghiệm sau 2 năm tại Bảo Thắng, Lào Cai cho thấy Sồi phảng sinh trưởng tốt và rất có triển vọng để cung cấp gỗ lớn trong tương lai.

Từ khóa: Phương thức trồng, tỉa cành, Sồi phảng, Lào Cai

Effects of planting practises and pruning on the growth of Castanopsis cerebrina species in Lao Cai

Experiments to study the effect of planting practises and pruning methods on the growth of Castanopsis cerebrina in Bao Thang, Lao Cai were arranged in a randomized complete block with 3 repetitions. The results of monitoring after 2 years showed that, the planting practises and pruning technique influenced on the growth and quality of C. cerebrina. Regarding the mixed planting practises of C. cerebrina with Styrax tonkinensis, the survival and growth rate of C. cerebrina is better than the mixed planting practises with Acacia mangium and pure plantation. After 2 years of planting mixed C. cerebrina with Styrax tonkinensis, the survival rate of C. cerebrina was 88.6%, the average diameter at breast height was 5.2 cm and the average height was 4.3 m. Regarding pruning, the technique of pruning the entire number of branches on the lower 1/3 of the stem and the combination of staggered pruning up to 2/3 of the stem for growth and quality of C. cerebrina is better than other pruning techniques. Pruning time begins 6 months after planting and prunes twice a year, each time 5 – 6 months apart. Pruning by this method after 2 years of age gives an average diameter of C. cerebrina of 4.7 cm and an average height of 4.2 m. After 2 years of planting C. cerebrina in the two experiments mentioned above in Bao Thang, Lao Cai province, it shows that the C. cerebrina species grows well and is very promising to provide timber in the future.

Keywords: Pruning, planting practises, Castanopsis cerebrina, Lao Cai

KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CÂY MẸ VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM
NĂM LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
CÓ TIỀM NĂNG TRỒNG RỪNG GỖ LỚN

Trần Minh Tuấn1, Đỗ Hữu Huy1, Chu Ngọc Quân1,
Phùng Anh Tài1, Phạm Đình Sâm2, Hồ Trung Lương2,
Nguyễn Hữu Thịnh2, Dương Quang Trung2, Hoàng Thanh Sơn2

1 Vườn Quốc gia Ba Vì
2
Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Kết quả tuyển chọn cây mẹ cho 5 loài cây (Mỡ hải nam, Dẻ đấu nứt, Trương vân, Sồi đấu to, Vàng trắng anderson) và đã chọn được 10 cây mẹ từ 27 cây dự tuyển. Sau 12 tháng trồng thử nghiệm 5 loài cây này trong các thí nghiệm cho tỷ lệ sống đạt trên 85%. Kết quả so sánh sinh trưởng về đường kính và chiều cao theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy trong 5 loài thì Mỡ hải nam có sinh trưởng lớn nhất, tiếp theo là Trương vân và Vàng trắng anderson. Sau 12 tháng trong thí nghiệm phương thức trồng Mỡ hải nam có D00 = 1,19 cm; Hvn = 1,06 m; Trương vân có D00 = 0,84 cm; Hvn = 0,94 m; Vàng trắng anderson có D00 = 0,75 cm; Hvn = 0,83 m. Trong thí nghiệm bón phân Mỡ hải nam có D00 = 0,88 cm; Hvn = 0,94 m; Trương vân có D00 = 0,72 cm; Hvn = 0,85 m; Vàng trắng anderson có D00 = 0,61 cm; Hvn = 0,83m. Tại thí nghiệm tiêu chuẩn cây con sau 18 tháng sinh trưởng của Mỡ hải nam đạt D00 = 1,32 cm; Hvn = 1,20 m; Trương vân có D00 = 0,90 cm; Hvn = 1,08 m và Vàng trắng anderson đạt D00 = 0,82 cm; Hvn = 0,88 m. Đây là 3 loài cây có tiềm năng từ Vườn Quốc gia Ba Vì nhằm bổ sung danh mục cây trồng rừng gỗ lớn.

Từ khóa: Cây bản địa, cây mẹ, gỗ lớn, Vườn Quốc gia Ba Vì

Results of selection of original ortets and experimental planting of 5 prospective indigenous species for sawlog development in Ba Vi National Park

Based on the selection of 5 tree species with high prospective for sawlog development in Ba Vi National Park, the study has selected 10 mother trees from 27 candidates of 5 tree species: Manglietia fordiana Oliv. var. hainanensis (Dandy) N.H. Xia; Castanopsis fissa (Champion ex Bentham) Rehder & E. H. Wilson; Toona sureni (Blume) Merrill; Quercus macrocalyx Hickel & A. Camus; Alseodaphne andersonii (King ex Hook.f.) Kosterm. After 12 months of experimental planting, the overall survival rate reached over 85%. The results of comparing average diameter and height according to Duncan standard showed that M. fordiana had the highest growth rate, followed by Toona sureni (Blume) Merrill and Alseodaphne andersonii (King ex Hook.f.) Kosterm. In the planting method experiment, Manglietia fordiana had D00 = 1.19cm, Hvn = 1.06 m; Toona sureni had D00 = 0.84cm; Hvn = 0.94m; Alseodaphne andersonii had D00 = 0.75 cm; Hvn = 0.83m. In the fertilizing experiment, Manglietia fordiana had D00 = 0.88cm, Hvn = 0.94m; Toona sureni had D00 = 0.72cm, Hvn = 0.85m; Alseodaphne andersonii had D00 = 0.61cm, Hvn = 0.83m. In the seedling standard experiment, after 18 months, Manglietia fordiana had D00 = 1.32cm; Hvn = 1.20m; Toona sureni had D00 = 0.90cm; Hvn = 1.08m; Alseodaphne andersonii had D00 = 0.82cm; Hvn = 0.88m. These were 3 species selected to conduct further studies on the possibility of sawlog afforestation in Ba Vi National Park.

Keywords: Indigenous species, mother tree, sawlog, Ba Vi National Park

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS VÀ FAHP TRONG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG HUỶNH (Tarrietia javanica Blume)
TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Vũ Đức Bình1, Nguyễn Văn Lợi2, Phạm Xuân Đỉnh1, Nguyễn Thị Thảo Trang1,
Nguyễn Thị Thanh Nga1, Nguyễn Hải Thành1, Lê Công Định1

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
2
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TÓM TẮT

Nghiên cứu này xác định vùng đất phù hợp cho loài cây Huỷnh (Tarrietia javanica) nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển bền vững loài cây này tại tỉnh Quảng Trị. Phương pháp của nghiên cứu là tích hợp các lớp nhân tố sinh thái ảnh hưởng thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số trong GIS để thiết lập bản đồ phù hợp cho loài cây Huỷnh ở tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu đã sử dụng tiến trình phân tích thứ bậc mờ FAHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố sinh thái cùng với kết quả phân loại tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI chụp tháng 2 năm 2022 và số liệu điều tra trên thực địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất được đánh giá phù hợp cho loài cây Huỷnh là 77.290 ha (chiếm 16,44% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đề xuất quy hoạch tiềm năng trồng rừng Huỷnh tại Quảng Trị theo mức độ ưu tiên 1 (tiếp cận mạng lưới đường ≤ 2.000 m) là 48.796 ha (chiếm 10,38%); mức độ ưu tiên 2 (tiếp cận mạng lưới đường từ > 2.000 m đến 4.000 m) là 23.057 ha (chiếm 4,9%) và mức độ ưu tiên 3 (tiếp cận mạng lưới đường từ > 4.000 m đến 6.000 m) là 5.437 ha (chiếm 1,16%).

Từ khóa: FAHP, GIS, cây Huỷnh

Application of GIS technology and FAHP method in development planning of Tarrietia javanica plantation in Quang Tri province

The study is to identify of land suitabilty for Tarrietia javanica to provide a scientific basis for the sustainable forest management and development of this tree species in Quang Tri province. The method of the study was to integrate the influenced ecological factors by applying the weighted linear combination (WLC) model in GIS to establish a land suitability map for Tarrietia javanica in Quang Tri province. The study determined the weights of ecological factors by using the Fuzzy Analytic Hierarchy Process (FAHP) combined with the classification of the Landsat 8 OLI images taken in February 2022, and field survey data. The results showed that the land suitabilty area of Tarrietia javanica is 77,290 ha (accounted for 16.44% of the total natural area); The potential area for afforestation of Tarrietia javanica in Quang Tri according to priority levels: lever 1 (accessibility to road network ≤ 2,000 m), level 2 (accessibility to road network from > 2,000 m to 4,000 m), and level 3 (accessibility to road network from > 4,000 m to 6,000 m) was 48,796 ha (accounting for 10.38%); 23,057 ha (4.9%) and 5,437 ha (1.16%), respectively.

Keywords: FAHP, GIS, Tarrietia javanica

THU HỒI LIGNIN BẰNG AXIT SUNPHURIC
TỪ NHÀ MÁY BỘT GIẤY SUNPHÁT VÀ SỬ DỤNG TỔNG HỢP KEO LIGNIN – PHENOL – FORMADYHYDE

Hoàng Văn Phong1, Bùi Duy Ngọc1, Đoàn Thị Bích Ngọc1,
Hoàng Thị Tám1, Phan Huy Hoàng2

1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Đại học Bách khoa Hà Nội

TÓM TẮT

Lignin trong dịch đen hiện nay được sử dụng làm nguyên liệu đốt cho những lò gia nhiệt trong những nhà máy bột sunphat. Tuy nhiên, một phần lignin có trong dịch đen có thể được thu hồi và ứng dụng trong một số ngành công nghiệp. Trong quá trình thu hồi, axít H2SO4 được sử dụng để thay đổi pH của dịch đen từ đó làm kết tủa lignin. Lignin kết tủa tiếp tục được rửa bằng H2SO4 và nước để loại bỏ các tạp chất. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là nghiên cứu thu hồi lignin và đánh giá hiệu suất thu hồi lignin kết tủa từ dịch đen và sau đó xác định một số tính chất của lignin thu được. Sự ảnh hưởng của một số thông số quan trọng như pH, nhiệt độ và nồng độ của axit sunphuric đến hiệu suất của lignin kết tủa được nghiên cứu. Kết quả thu được từ thực nghiệm chỉ ra rằng với pH = 2, nhiệt độ 85oC và nồng độ axít sunphuric 35% cho hiệu suất thu hồi lignin từ dịch đen là 33,94%. Các phương pháp phân tích được sử dụng là máy phân tích phổ FTIR, kết quả phân tích cho thấy các nhóm chức giữa các chế độ thu hồi hoàn toàn giống nhau.

Từ khóa: Dịch đen, lignin, phổ FTIR

Recovery lignin by aciad sulfile form kraft pulp mill and use for Lignin – Phenol- Formadyhyde adhensive synthesis

Lignin in black liquor, which is currently burned to recover in boiler in the Kraft pulping mills. However, a part of lignin in black liquor can be recovered and using in some industrial field. In this process, the black liquor is extracted from acid sulfide to precipitate the lignin. The precipitated lignin is washed with H2SO4 and water to remove impurities. The primary objective of the work in this research was to investigate the fundamentals of lignin precipitation in black liquor and, more specifically, the yield of the lignin precipitation and some properties of lignin. The influences of some important process parameters such as pH, temperature, and concentration of acid on the yield of lignin precipitation were investigated. The results research with pH = 2, temperature 85oC and concentration of acid sulfuric of 35% gave the precipitation yield of lignin were 33.94%. The analytical methods used were FTIR spectroscopy, and analysis result revealed that the functional groups of parameters extracted were similar to each other.

Keywords: Black liquor, lignin, FTIR spectro

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT CƠ, VẬT LÝ VÀ KHẢ NĂNG GIA CÔNG
GỖ DẺ CAU (Quercus platycalyx Hickel & A. Camus)
PHỤC VỤ CHẾ BIẾN

Nguyễn Thị Trịnh1, Nguyễn Văn Thọ2, Nguyễn Bảo Ngọc1, Nguyễn Trọng Nghĩa1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮT

Dẻ cau (Quercus platycalyx Hickel & A. Camus) là loài cây bản địa có giá trị cao về kinh tế, sinh thái và môi trường, phân bố ở nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới nay gỗ Dẻ cau vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá các đặc tính với mục đích phục vụ cho nhu cầu gỗ xẻ. Trong nghiên cứu này đã đánh giá chất lượng gỗ Dẻ cau ở độ tuổi 30 phục vụ yêu cầu gỗ xẻ làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc ở 2 nội dung: (1) Xác định một số tính chất cơ học và vật lý cơ bản; (2) Đánh giá khả năng gia công của gỗ Dẻ cau. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Dẻ cau tương đương gỗ nhóm V. Các tính chất cơ học của gỗ ở mức trung bình đến thấp, vì vậy gỗ phù hợp sử dụng trong những cấu kiện có yêu cầu chịu lực trung bình và thấp. Kết quả về khả năng gia công cho thấy chất lượng gia công của gỗ Dẻ cau đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc.

Từ khóa: Dẻ cau, tính chất vật lý, tính chất cơ học, khả năng gia công

Study on the physical and mechanical properties and machinability of Quercus platycalyx Hickel & A. Camus used for wood products processing

Quercus playtycalyx Hickel & A. Camus is a native species with economic, ecological and environmental significance, distributed at several different ecological regions in Vietnam. However, the species has not been studied for the aim of sawn timber uses. In this study, the wood qualities of Quercus platycalyx Hickel & A. Camus at the age of 30 years olds was assessed for the use of sawn timber as raw materials for joinery production at two aspects: (1) Determination of some basic physical and mechanical properties and (2) Evaluation of the machinability of the wood. Results showed that Quercus platycalyx Hickel & A. Camus wood was classified as the wood of group V. The mechanical properties of the wood were medium to low, thus the wood could be used for structural elements with medium and low load-bearing requirements. The machinability indicated that the species met the requirements of raw materials for the joinery production.

Keywords: Quercus playtycalyx Hickel & A. Camus, physical properties, mechanical properties, machinability

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẶC BIỆT ĐỂ NHẬN BIẾT
GỖ BẰNG LĂNG Lagerstroemia calyculata Kurz
VÀ GỖ SẾN MỦ Shorea roxburgii G.Don

Vũ Thị Hồng Thắm, Lưu Quốc Thành, Vũ Thị Ngoan, Bùi Hữu Thưởng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Một số đặc điểm cấu tạo thô đại và hiển vi nổi bật hai loài gỗ Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) và gỗ Sến mủ (Shorea roxburgii G.Don) được xác định làm căn cứ để nhận biết gỗ. Gỗ Bằng lăng có các đặc điểm đáng chú ý: Gỗ dác và gỗ lõi phân biệt; trên mặt cắt ngang có nhiều vết tủy, dễ thấy; thớ gỗ mịn, thẳng thớ; gỗ cứng, nặng; Mạch đơn và kép ngắn (2 – 4 mạch), mạch gỗ phân bố theo kiểu phân tán, mạch nửa vòng với số lượng khoảng 10 mạch/mm2; Tia gỗ nhỏ, thường tia 1 dãy tế bào; Lỗ thông ngang giữa các ống mạch là lỗ thông ngang đơn, có vách, sắp xếp theo dạng sole; có tinh thể hình lăng trụ trong sợi gỗ và trong ngăn của tế bào mô mềm, sợi gỗ có vách ngăn. Gỗ Sến mủ có đặc điểm chú ý: Gỗ dác và lõi phân biệt; Vòng năm không rõ ràng, trên mặt cắt ngang có thấy ống dẫn nhựa làm thành dải theo hướng tiếp tuyến; Mặt gỗ thô, chéo thớ; Gỗ cứng và nặng; Mạch đơn và kép ngắn, phân bố phân tán, trong mạch có chất chứa màu trắng hoặc màu nâu thẫm; Tia gỗ nhỏ, mật độ cao, tia dị hình. Có tinh thể oxalat phân tán rải rác trong tia; Tế bào mô mềm vây quanh mạch theo hình cánh và liên kết thành giải hẹp, ngắn, dài theo hướng tiếp tuyến; Lỗ thông ngang đơn, sắp xếp sole, lỗ thông ngang giữa mạch và tia lớn hơn lỗ thông ngang giữa mạch gỗ.

Từ khóa: Cấu tạo gỗ, nhận dạng gỗ, Bằng lăng, Sến mủ

Some special characteristics and special chemical compositions to identify Lagerstroemia calyculata Kurz and Shorea roxburgii G.Don

This article presents outstanding macroscopic and microscopic features to help identifying two imported wood species including Lagerstroemia calyculata Kurz and Shorea roxburgii G.Don. The first species has the following significantly characteristics: Sapwood colour distinct from heartwood colour; on the cross section there are many stains, easy to see; smooth, straight grain of wood; hard, heavy wood; Vessels in solitary and multiples, commonly in short (2 – 4 vessels) radial rows; Wood ring porous or semi ring porous with number of 10 vessels/mm2; small rays, usually exclusively uniseriate; Vessel-ray pits with reduced borders or apparently simple, arranged in sole form; Crystals present, prismatic, located in fibres and in chambered axial parenchyma cells, fibres exclusively septate. The second species has the following notable characteristics: Sapwood colour distinct from heartwood colour; the annual ring is not clear, the strips of oil cells in the tangent direction on the cross section; rough wood surface, inclined grain; hard and heavy wood; Vessels are exclusively solitary and multiples, diffuse porous, containing white or dark brown deposites in the vessels; narrow rays, irregular rays; There are scattered oxalate crystals in the rays; Parenchyma bounding the vesselsin the form of the winged type or continous winged type, and combining into the narrow, short, long strips in the tangential direction; Perforation plates simple, sole intervessel pits. Vessel-ray pits greater than vessels -vessel pits.

Keywords: Wood anatomy, wood indentification, Lagerstroemia calyculata Kurz, Shorea roxburgii G.Don

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]