Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 6 – 2021

12 Đặc điểm và vai trò của vốn xã hội trong bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng ở khu vực Bắc Trung Bộ Characteristics and effects of social capital on community forest management in the North Central Region Ngô Văn Hồng,
Bùi Thế Đồi,
Trần Ngọc Hải,
Đỗ Anh Tuân
125
13 Nghiên cứu đặc điểm vật liệu cháy và nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Đồng Nai Flammable materials characteristics and forest fire risk: case study in Dong Nai province Dương Huy Khôi,
Trần Quang Bảo,
Võ Minh Hoàn,
Nguyễn Thị Hoa
138
14 Nghiên cứu phòng chống bệnh cháy lá bạch đàn do nấm Cryptosporiopsis eucalypti Control of Cryptosporiopsis eucalypti causing leaf blight disease on Eucalyptus Bùi Đức Giang, Lê Thị Xuân, Trần Xuân Hinh 152
15 Tình hình gây hại, đặc điểm sinh học của loài sâu ăn lá (Eurema blanda Boisduval, 1836) hại keo lai và Keo tai tượng tại tỉnh Quảng Nam Damage status and some biology characteristics of Eurema blanda (Boisduval, 1836) leaf eating acacia hybrid and Acacia mangium wild. in quang nam province Trần Viết Thắng, Lê Thị Xuân, Trang A Tổng 159
16 Thành phần bệnh hại cây Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Lamb.) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam The disease on China fir (Cunninghamia lanceolata Lamb.) in several provinces in the North of Vietnam Nguyễn Hoi Thu, Đặng Như Quỳnh, Trần Nhật Tân, Trang A Tổng,

Nguyễn Th Minh Hằng

166
17 Điều kiện sinh trưởng phát triển của sáu chủng vi khuẩn sinh màng nhầy và ứng dụng nhằm tăng độ ẩm với vật liệu cháy Conditions for growth and development of

6 strains of mucous membranes production bacteria and application to increase humidity of flammable material

Văn Định, Phạm Văn Nhật, Trần Nhật Tân 174
18 Nghiên cứu quy trình tẩy trắng gỗ Bồ đề cho sản xuất composite gỗ nhựa thấu quang Research on the process of bleaching Styrax tonkinensis (Pierre) wood for the production of transparent wood Nguyễn Th Trịnh, Nguyễn Th Minh Phương,
 Nguyễn Bảo Ngọc
180
19 Một số đặc điểm cấu tạo đặc biệt để nhận biết gỗ

Sa mộc dầu Cunninghamia konishii Hayata

Cunninghamia konishii Hayata and some special anatomical characters for identification Th Hồng Thắm, Lưu Quốc Thành, Vũ Thị Ngoan,

Bùi Hữu Thưởng

187
20 Lựa chọn chế phẩm phòng chống nấm mốc cho Lùng (Bambusa longgissia sp.nov) làm nguyên liệu để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Selection the wood preservatives for treatment of Bambusa longgissia sp.nov against mold for making handicraft goods Bùi Th Thủy,

Đon Thị Bích Ngọc, Hong Thị Tám, Nguyễn Th Hằng, Phan Văn Thắng

193

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY ĐẲNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook.F & Thoms) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI SƠN LA

Nguyễn Thị Bích Ngọc

Khoa Nông Lâm – Trường Đại học Tây Bắc

TÓM TẮT

Đẳng sâm là dạng cây dây leo, có tên khoa học là (Codonopsis javanica (Blume) Hook.F & Thoms). Đẳng sâm có giá trị dược liệu, kinh tế cao và ý nghĩa bảo tồn lớn. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mã số B2019 – TTB – 03 tại khu vực Sơn La. Nghiên cứu nhân giống bằng hạt được thực hiện với 4 lô hạt tương ứng 3 điểm thu hái (huyện Vân Hồ, huyện Sông Mã, huyện Thuận Châu và hỗn hợp 3 điểm). Kết quả cho thấy quả có đường kính từ 1,2 – 1,3 cm, độ thuần hạt từ 88,0 – 91,0%, khối lượng 1.000 hạt trung bình là 0,194g, có từ 810 – 893 hạt/quả, từ 5.076.142 – 5.208.333 hạt/ kg; tốc độ nảy mầm từ 7,4 – 7,5 ngày. Tỷ lệ nảy mầm không có sự khác biệt rõ rệt giữa các lô hạt và có thể gộp mẫu hạt tại các lô để nghiên cứu. Tỷ lệ nảy mầm của hạt từ 89,0 – 91,3%, xử lý hạt ở nhiệt độ tốt nhất là 40o C. Giá thể tốt nhất cho gieo thẳng hạt Đẳng sâm là 70% đất tầng mặt + 20% trấu hun + 10% phân chuồng hoai mục. Nhân giống bằng củ cho tỷ lệ sống từ 87,8 – 91,1% và không có sự khác biệt giữa các kích thước củ khác nhau. Sau 45 ngày giâm củ, chiều dài chồi củ từ 8,9-11,5 cm, củ có kích thước từ 1-1,5 cm cho sinh trưởng chồi tốt nhất. Nhân giống bằng giâm hom thân không thực sự phù hợp, tỷ lệ sống dao động từ 23,33 – 63,33%. Cao nhất tại thí nghiệm thuốc NAA nồng độ 400ppm với thời gian nhúng thuốc 20s. Thuốc IAA cho tỷ lệ sống thấp nhất, tiếp theo đến IBA và cao nhất là NAA cả về chiều dài rễ của hom.

Từ khóa: Đẳng sâm, nhân giống từ hạt, giâm hom thân, nhân giống bằng củ, tỉnh Sơn La.

Quality testing quality seedsing and variation test (Codonopsis javanica ((Blume) Hook.F&Thoms) natural distribution in Son La

Codonopsis javanica (Blume) Hook.F & Thoms is a vine with medicinal value, high economic value and conservation significance. Research was carried out within the framework of the scientific research and technological development project at the ministerial level, the Ministry of Education and Training, code B2019 – TTB – 03 in Son La province. Seed propagation study was carried out with 4 seed plots corresponding to 3 collection points (Van Ho district, Song Ma district, Thuan Chau district and combined point 3). The results show that the fruit diameter is from 1.2 to 1.3 cm, the purity of the seeds is from 88.0 to 91.0%, the average weight of 1,000 seeds is 0.194g, there are from 810 to 893 seeds/fruit. 5,076,142 – 5,208,333 seeds/ kg; germination rate from 7.4 to 7.5 days. Germination rate did not differ significantly between the seed lots and seed samples could be combined in the plots for study. Seeds germinate from 89.0 – 91.3%, the best seed soaking temperature is 40o C. The best medium for direct sowing of Dang ginseng seeds is 70% topsoil + 20% charred rice husks + 10% rotting manure. Propagation by tubers gave survival rates from 87.8 to 91.1% and there was no difference between different tuber sizes. After 45 days, the length of the tubers was from 8.9-11.5 cm, the tubers were 1-1.5 cm size for the best shoot growth. Propagation by stem cuttings is not really suitable, the survival rate ranges from 23.33 to 63.33%. Highest is NAA drug experiment with 400ppm concentration with 20s drug immersion time. IAA gave the lowest survival rate, followed by IBA and the highest was NAA.

Keywords: Codonopsis javanica (Blume) Hook.F & Thoms, quality seedsing test, stem cuttings, propagated with tubers, Son La province.

 

ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG LOÀI THANH MAI (Myrica esculenta Buch. – Ham. ex D. Don) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẠI LÂM ĐỒNG

Phạm Ngọc Tuân1*, Lê Cảnh Nam2 , Nguyễn Thanh Nguyên2 , Phan Hoàng Đại 1 , Phan Xuân Huyên3 , Võ Thị Kim Nga1 , Mai ĐứcBình1 , Lương Văn Dũng1 , Hoàng Tất Dương4

1 Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt

2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

3 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

4 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Lâm Đồng

TÓM TẮT

Cây Thanh mai (Myrica esculenta) là một loài cây dược liệu có giá trị kinh tế, được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau, thuộc nhóm Actinorhizal plants đã được chứng minh là hữu ích trong canh tác trên đất thiếu nitơ. Nghiên cứu về các đặc điểm phân bố, lâm học, sinh thái, và nhân giống bằng kỹ thuật nuôi cấy mô sẽ là cơ sở cho việc phát triển các mô hình trồng cây Thanh mai dưới tán rừng thông tại Lâm Đồng. Tại Lâm Đồng có 2 phân loài/thứ Thanh mai với/có vùng phân bố và kiểu phân bố khác nhau. Đối với loài Thanh mai quả nhỏ, có phân bố ở Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Đam Rông, Đà Lạt và một phần huyện Di Linh, tham gia vào công thức tổ thành của những loài có ưu thế sinh thái (IV% > 3%), đây là loài cây ưa sáng và chịu hạn, hàm lượng mùn trong đất thấp, pH thấp (< 5,5). Ngược lại, đối với loài Thanh mai quả to có phân bố chủ yếu ở Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, trong kiểu rừng lá rộng thường xanh và kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim, với kiểu phân bố cụm với số lượng cá thể phát triển thành cụm nhỏ (3-4 cá thể) khắp khu vực, đây là loài cây chịu bóng, mọc ven khe suối, hàm lượng mùn trong đất cao, pH trung bình (6-7). Nghiên cứu về nhân giống bằng phương pháp nhân giống in vitro, hạt Thanh mai được sử dụng làm mẫu cấy ban đầu để thiết lập các mẫu chồi cấy. Sự phát triển của chồi Thanh mai trên các môi trường dinh dưỡng bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau: môi trường Murashige và Skoog (MS) và môi trường cây thân gỗ (WPM), 6- benzyladenine (BA) (0,5-1,5 mg/l), α-naphthaleneaceticd (NAA) và indole-3-butyric acid (IBA) (0,5-1,5 mg/l) được khảo sát. Trong 9 tuần nuôi cấy, không có sự khác biệt đáng kể giữa hai môi trường WPM và môi trường MS. Tuy nhiên, các đoạn thân và lá của mẫu chồi Thanh mai trong môi trường WPM lớn, thẳng và khỏe hơn so với trong môi trường MS. Nồng độ BA tốt nhất cho mẫu Thanh mai in vitro là 0,5 mg/l BA. Nồng độ NAA tối ưu trong môi trường tạo rễ in vitro là 0,5 mg/l NAA sau 7 tuần (90%). Việc thuần hóa cây con có nguồn gốc in vitro rất khó khăn do tỷ lệ chết của cây con khá cao vì sự xuất hiện của nấm bệnh do độ ẩm cao trong nhà kính. Tuy nhiên, 70-75% cây Thanh mai con được nhân giống thành công trong nhà kính và kết quả cũng chỉ ra rằng môi trường hỗn hợp giữa 50% đất xơ dừa + 50% Perlite phù hợp hơn so với các nghiệm thức khác

Từ khóa: Thanh mai in vitro, môi trường WPM, Thanh mai Lâm Đồng, sinh thái cây Thanh mai.

Characterization of ecology and micropropagation of the Myrica esculenta Buch. – Ham. Ex D. don species in Lam Dong province

Myrica esculenta, a medicinal plant belonging to the group of Actinorhizal plants with different uses, is proved to be useful in farming on nitrogen-depleted soils. The study of the distributive, silvicultural and ecological characteristics, and micropropagation methods will be the basis for building a model of growing Thanh mai tree under the canopy of Pine forests in Lam Dong province. The M. esculenta in Lam Dong has different distribution areas and patterns; These small fruit species, grown in Don Duong, Duc Trong, Lam Ha, Dam Rong, Da Lat and a part of Di Linh district, pertain to composition of species that are significant to the forest floor, this is a light-loving and drought tolerant plant, with low humus soils, low pH (< 5.5). By contrast, the large fruit species distributed mainly in Bidoup – Nui Ba National Park, pattern were scattered throughout the area, most of the individuals in small clusters (2-3 individuals) were shade tolerant plants, growing along streams, with high humus soils, pH average (6-7). In Micropropagation of Myrica esculenta, the mature nuts of M. esculenta were used as primary explants for establishing shoot cultures. The growth of M. esculenta shoot cultures was compared on media differing in nutrient formulation, Murashige and Skoog (MS) medium and Woody plant medium (WPM), concentrations of 6- benzyladenine (BA) (0.5-1.5 mg/l), α-naphthaleneaceticd (NAA) and indole-3-butyric acid (IBA) concentration (0.5-1.5 mg/l). During the 9 weeks culture passage there was no significant difference among two media, the WPM medium and MS medium. However, the stem and leaf segments of the sample M. esculenta in WPM medium were larger, straighter and stronger than those of MS medium. The best BA concentration for M. esculenta explants was 0.5 mg/l BA. The optimal NAA concentration in the induction medium for rooting of microcuttings was 0.5 mg/l NAA applied for 7 weeks in root media. The acclimatization of rooted microcuttings was difficult because the tendency to dessicate of plantlets and because of the occurrence of diseases due to high humidity in the greenhouse. Nevertheless, 70-75% of the M. esculenta plantlets were successfully established in the greenhouse and the results also indicated that the mixed medium between 50% coir soil + 50% Perlite was better growth than the other treatments.

Keywords: Myrica esculenta in vitro, WPM medium, Myrica esculenta Lam Dong, Myrica esculenta’s ecology.

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus) A. Camus) TỪ HẠT BẰNG BẦU TỰ HỦY SINH HỌC TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Phạm Quang Tú, Nguyễn Phương Thảo

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮT

Dẻ đỏ là cây lá rộng bản địa thường xanh, thân thẳng, sinh trưởng nhanh, tiềm năng lớn trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, đến nay vẫn nhân giống bằng bầu nilon với hỗn hợp ruột bầu là đất tầng mặt, nặng khi vận chuyển và vỏ bầu gây ô nhiễm môi trường nên cần thiết nghiên cứu nhân giống bằng bầu tự hủy sinh học nhằm giảm chi phí vận chuyển và góp phần bảo vệ môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hạt Dẻ đỏ to dễ nảy mầm, tỷ lệ nảy mầm đạt 85,2% khi ủ với cát ẩm. Chất lượng bộ rễ cây con Dẻ đỏ ở bầu tự hủy sinh học tốt hơn ở bầu nilon với hỗn hợp ruột bầu là đất tầng mặt. Bộ rễ phát triển tốt nhất ở bầu tự hủy sinh học với hỗn hợp ruột bầu gồm 65% than bùn + 30% trấu + 5% phân bò khô (CT2) và bầu tự hủy sinh học với hỗn hợp ruột bầu gồm 55% bột vỏ cây keo + 25% mùn + 15% than củi + 5% phân bò khô (CT4). Sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất ở CT2, CT4 và bầu nilon với hỗn hợp ruột bầu là tầng đất mặt + 1% phân NPK 5:10:3 (CT1). Trọng lượng cây con 9 tháng tuổi trong bầu tự hủy sinh học (bao gồm cả cây con và bầu) chỉ bằng 0,31-0,56 lần cây con trong bầu nilon với hỗn hợp ruột bầu là tầng đất mặt nhưng giá thành cao hơn từ 1,08- 1,41 lần. Bầu tự hủy sinh học với hỗn hợp ruột bầu gồm 55% bột vỏ cây keo + 25% mùn + 15% than củi + 5% phân bò khô là thích hợp nhất cả về phát triển bộ rễ, sinh trưởng, trọng lượng và giá thành xuất cây giống Dẻ đỏ.

Từ khóa: Dẻ đỏ, nhân giống, bầu tự hủy sinh học

Research on propagation of Lithocarpus ducampii (Hickel & A. Camus) A. Camus) from seed by using biodegradable non-woven nursery bag at the nursery stage

Lithocarpus ducampii is a native evergreen broadleaf tree with straight trunk, growing fast and great potential for planting large size timber plantation. However, up to now, seedlings of this species are still propagated by black plastic bags with topsoil as potting mix. The plastic bags with topsoil was heavy when transporting and causes environmental pollution, so it is necessary to propagate by biodegradable non-woven nursery bags to reduce transportation cost and contribute to environmental protection. The results of the study showed that: Seeds of L. ducampii are big and easy to germinate, the germination rate is 85.2% when incubated with moist sand. Root quality of L. ducampii seedlings in biodegradable non-woven nursery bags was better than in black plastic bags with topsoil. The best growing root system in pot substrate consisting of 65% peat + 30% rice husk + 5% dried cow dung (CT2) and pot substrate comprising 55% acacia bark powder + 25% sawdust + 15% charcoal + 5% dried cow dung (CT4). The best growth in diameter and height in CT2, CT4 and black plastic with pot substrate including topsoil + 1% NPK 5:10:3 fertilizer (CT1). The weight of 9 months old seedlings in biodegradable non-woven nursery bags is only 0.31-0.56 times of the seedings in black plastic bags with topsoil, but the cost is 1.08-1.41 times higher. Biodegradable non-woven nursery bags with pot substrate consisting of 55% acacia bark powder + 25% sawdust + 15% charcoal + 5% dry cow dung is the most suitable in terms of root development, growth, weight and cost of the seedling to produce seedling of L. ducampii.

Keyword: Lithocarpus ducampii, propagation, organic bag

 

KHẢ NĂNG RA RỄ VÀ CHỒI CỦA CÂY HOM DUM VÀNG (Rubus ellipticus var. obcordatus) TRONG NHÀ KÍNH TẠI LÂM ĐỒNG, VIỆT NAM

Hoàng Thanh Trường, Lê Thị Thuý Hòa, Bùi Văn Trọng, Nguyễn Lê Uyển Như, Nguyễn Thành Mến

 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu khả năng nhân giống của cây Dum vàng (Rubus ellipticus var. obcordatus) bằng phương pháp giâm hom nhằm tìm ra loại thuốc và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng thích hợp cho cây Dum vàng. Nghiên cứu này khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật IAA và NAA dạng bột với các hàm lượng 0,5%; 1%; 1,5%; 2% tới khả năng ra rễ của hom cây Dum vàng, đối chứng là công thức không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng. Kết quả nghiên cứu ghi nhận các công thức ổn định nhất bao gồm: IAA nồng độ 0,5% cho tỷ lệ ra rễ đạt 70,00% với 17,19 rễ/hom và chiều dài rễ 8,46 cm/hom; NAA nồng độ 1,5% cho tỷ lệ ra rễ đạt 70,00% với 19,33 rễ/hom và chiều dài rễ 8,70 cm/hom; NAA nồng độ 2% cho tỷ lệ ra rễ đạt 73,33% với số rễ 14,45 rễ/hom và chiều dài rễ 9,78 cm/hom. Từ đó, chất điều hòa sinh trưởng và nồng độ IAA được khuyến nghị sử dụng là IAA 0,5%. Đối với NAA thì có thể bổ sung từ 05 đến 2% đều cho kết quả ra rễ tốt, khoảng 60-70%.

Rooting ability of stem cuttings on Rubus ellipticus var. obcordatus in a greenhouse at Lam Dong province, Vietnam

Research on cutting propagation of Rubus ellipticus var. obcordatus by cuttings method to find the auxins and their suitable concentration . This study evaluated the effects of plant growth regulators IAA and NAA with different contents (0.5%; 1%;1.5%; 2%) on rooting of Rubus ellipticus var. Obcordatus. The research results showed that using IAA 0.5% for rooting rate reached to 70.00%, the roots number/cutting was 17.19 roots and the root length/cutting was 8.46 cm; using NAA 1.5% for rooting rate reached to 70.00%, the roots number/cutting was 19.33 roots and the root length/cutting was 8.70 cm; using NAA 2% for rooting rate reached to 73.33%, the roots number/cuttings was 14.45 roots and the root length/cuttings was 9.8 cm. Rooting ability is strongly influenced by the growth regulators content. The recommended suitable contents for cutting propagation were IAA (0.5%) and NAA were 0.5 to 2% with rooting rate about 60 – 70%.

Keywords: Growt chemical substance, Rubus ellipticus var. obcordatus, cutting propagation

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO, BẠCH ĐÀN TRÊN BỜ BAO TẠI HUYỆN HÒN ĐẤT, TỈNH KIÊN GIANG

Kiều Tuấn Đạt, Nguyễn Trọng Nam, Ngô Văn Ngọc, Phan Thị Mỵ Lan

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng rừng và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và bạch đàn lai trên bờ bao tại huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, được thực hiện từ 2016-2020. Nghiên cứu đã đánh giá lập địa và tính chất đất được thực hiện trước khi bố trí thí nghiệm. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp lại, mỗi ô thí nghiệm 300 m2 , gồm 4 công thức về mật độ trồng và 5 công thức bón phân. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: (i) Đất đai khu vực nghiên cứu là đất phèn mạnh có pH thấp, lượng độc tố sắt và nhôm ở mức cao, đất có tầng sinh phèn nông nên việc đào kênh lên líp trồng rừng cần hạn chế đào bới đến tầng phèn tiềm tàng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng và tác động xấu đến môi trường; (ii) Mật độ trồng rừng không ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và năng suất của rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và bạch đàn lai. Mật độ trồng rừng thích hợp trên bờ bao là 2.000 – 3.333 cây/ha cho năng suất rừng đạt từ 28,4 – 33,8 m3 /ha/năm đối với Keo lá tràm; từ 38,0 – 47,0 m3 /ha/năm đối với keo lai và từ 37,3 – 44,1 m3 /ha/năm đối với bạch đàn lai sau 4,5 tuổi; (iii) Bón lót phân lân và NPK có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng khi rừng còn non. Đối đối với keo lai và Keo lá tràm chưa có ảnh hưởng rõ rệt, nhưng có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng bạch đàn lai. Trồng rừng keo trên bờ bao nên bón 100 – 200 g lân/cây và trồng bạch đàn lai nên bón lót 100 – 200 g lân + 100 g NPK/cây; (iv) Khi trồng rừng keo, bạch đàn tại vùng đất ngập phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang và những nơi có điều kiện lập địa tương tự phải trồng trên líp cao và bờ bao không bị ngập lũ, sử dụng các giống mới là giống tiến bộ kỹ thuật, mật độ trồng rừng và bón lót phân hợp lý từ kết quả của nghiên cứu này sẽ mang lại hiệu quả cao cho người trồng rừng

Từ khóa: Keo lai, Keo lá tràm, bạch đàn lai, chiều cao líp, sinh trưởng

Research on tree growth of acacia and Eucalyptus plantation on embankment at Hon Dat district, Kien Giang province

Research on the effect of planting density and fertilizer on growth and productivity of acacia hybrid, Acacia auriculiformis and eucalyptus hybrid planted on the embankment in Hon Dat district, Kien Giang province, conducted from 2016 – 2020. The study was evaluate the characteristics of soil condition befor establish experiments. The experiments design full randomized block, with 3 replicates, including 4 planting density levels and 5 fertilizer treatments, area of each experimental plot 300 m2 . The research results have shown that: (i) The soil in the study area is strongly acid sulphate soil with low pH, high levels of iron and aluminum toxins, low pirite level, so the excavation of canals to make embankment for plantations have to limit digging to the pirite layer, which has the potential to affect the growth of the plantation and adversely affect the environment; (ii) Planting density did not significantly affect survival rate, but had a great influence on growth and productivity of A. hybrid, A. auriculiformis and E. hybrid plantations. The appropriate density of afforestation on the embankment is 2,000 – 3,333 trees/ha for MAI get 28.4 – 33.8 m3 /ha/year for A. auriculiformis; from 38.0 – 47.0 m3 /ha/year for A. hybrid and from 37.3 – 44.1 m3 /ha/year for E. hybrid after 4.5 years old; (iii) Phosphate and NPK fertilisers have an effect on survival and growth of young plantation. For A. hybrid and A. auriculiformis, there is no obvious effect, but there is a very clear effect on growth and productivity of E. hybrid plantations. Planting acacia on the embankment should apply fertilize 100- 200 g phosphate/tree and planting E. hybrid should apply fertilize 100-200 g phosphorus + 100 g NPK/tree; (iv) Proposing the application of afforestation techniques of acacia, eucalyptus on acid sulfate soil in Hon Dat district, Kien Giang province and other places with similar site conditions, must be planted on high beds and embankments with-out flooding, using new clones that are technically advanced, planting density and reasonable fertilizing from the results of this study will bring high benefit to forest growers.

Keywords: A. hybrid, A. auriculiformis, E. hybrid, tree growth, embankment

 

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH KHỐI RỄ CÁM RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd) TẠI QUẢNG NINH

Nguyễn Toàn Thắng1 , Trần Văn Đô1 , Vũ Tiến Lâm1 , Phùng Đình Trung2 , Nguyễn Hữu Thịnh1 , Trần Hoàng Quý1 , Đào Trung Đức1 , Nguyễn Trọng Minh3 , Võ Đại Nguyên1

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh

 2 Công ty TNHH Tư vấn & Phát triển Đồng Xanh

3 Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Rễ cây rừng có đường kính ≤ 2 mm được gọi là rễ cám, có vai trò hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Rễ cám đóng vai trò quan trọng đối với chu trình carbon và dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu rừng trồng Keo tai tượng 2 năm tuổi tại Quảng Ninh cho thấy, phân bón làm tăng tổng sinh khối sản sinh của rễ cám, tuy nhiên, chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ phân hủy của rẽ cám chết. Tổng sinh khối rễ cám sản sinh tại công thức đối chứng (ĐC/không bón phân) đạt 707,86 (g/m2 .năm), tăng lên 972,86 (g/m2 .năm) tại công thức bón 400 g P2O5 (16,5%) + 100 g K2O (60%)/cây (CT400) và 1.252,88 (g/m2 .năm) tại công thức bón 600 g P2O5 + 100 g K2O/cây (CT600). Trong mùa sinh trưởng của Keo tai tượng khu vực nghiên cứu tại Quảng Ninh, sinh khối sản sinh rễ cám đạt 60,2% tổng sinh khối cả năm tại ĐC, 61,9% tại CT400 và CT600 chỉ đạt 52,4%. Kết quả cho thấy bón phân đóng vai trò quan trọng đến chu trình carbon rừng trồng, tăng khả năng hấp thụ carbon trong đất của rừng trồng, góp phần giảm thiểu khí hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Từ khóa: Cân bằng năng lượng, rễ cám, bón phân, rừng trồng Keo tai tượng, sinh khối sản sinh.

 

Effect of fertilization on fine root production in an Acacia mangium Willd plantation in Quang Ninh province

Roots (diameter ≤ 2 mm) of forest trees are known as fine roots. Such roots absorb water and nutrients to sustain tree’s life and play an important role in carbon cycle and soil nutrient in forest ecosystem. Study in a 2-year-old plantation of Acacia mangium Willd in Quang Ninh province indicated that fertilization increases fine root production. In control (without fertilization) fine root production was 707.86 g/(m2 .year), increasing to 972.86 (g/m2 .year) in fertilizing 400 g P2O5 (16.5%) + 100 g K2O (60%)/tree (CT400) and to 1,252.88 (g/m2 .year) in fertilizing 600 g P2O5 + 100 g K2O/tree (CT600). In growing season/summer, fine root production achieved 60.2% annual fine root production in control, reducing to 61.9% in CT400 and to 52.4% in CT600. It is concluded that fertilization plays an important role in forest plantation carbon cycle, increasing carbon sequestration and soil carbon sink, contributing to reducing global warming and climate change.

Keywords: Acacia mangium plantation, fertilization, fine root, mass-balanced model, production.

PHÂN BỐ VÀ QUAN HỆ KHÔNG GIAN CỦA LOÀI CĂM XE (Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub.) TRONG RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở KHU VỰC IA MƠR, TỈNH GIA LAI

Nguyễn Văn Quý1 , Phạm Thanh Hà2 , Nguyễn Văn Hợp1 , Nguyễn Thanh Tuấn1 , Nguyễn Hữu Thế3

1 Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai

2 Trường Đại học Lâm nghiệp

3 Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện trong kiểu rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Ia Mơr, tỉnh Gia Lai để giúp hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh thái của loài Căm xe – một loài cây đa tác dụng, có giá trị cao về mặt kinh tế. Dữ liệu được thu thập từ tất cả các cây thân gỗ có đường kính ngang ngực (dbh) ≥ 5 cm trong 3 ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời (OTC) 1 ha (100×100 m). Phương pháp phân tích mô hình điểm không gian dựa trên phần mềm R được sử dụng để phân tích dữ liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Căm xe có cả phân bố kiểu cụm, ngẫu nhiên và đều tại khu vực nơi loài phân bố. Phân bố không gian của Căm xe bị ảnh hưởng mạnh bởi tính không đồng nhất của môi trường sống. Phát tán giới hạn là một trong những nguyên nhân chính đã điều chỉnh mô hình phân bố không gian của loài. Trong khoảng cách 0-10 m, quan hệ cạnh tranh giữa Căm xe và các loài ưu thế chiếm tỷ lệ lớn hơn so với quan hệ tương hỗ và độc lập (chiếm 66,67% ở rừng trung bình và 50% ở rừng giàu). Ở khoảng cách 10-30 m, Căm xe chủ yếu có quan hệ độc lập với các loài cây thuộc nhóm loài ưu thế trong lâm phần (chiếm 83,33% và 71,43% trong tổng số mối quan hệ ở 2 trạng thái rừng trung bình và giàu). Dựa trên kết quả của nghiên cứu này có thể điều chỉnh mật độ, chọn khoảng cách hố trồng thích hợp khi phục hồi hoặc trồng rừng mới bằng loài Căm xe và các loài cây sống chung với nó.

Từ khóa: Hàm tương quan cặp, phân bố Poisson, cạnh tranh khác loài, loài ưu thế, đặc điểm sinh thái.

Spatial distribution patterns and associations of Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub. in an Ia Mor evergreen broadleaved forest, Gia Lai province

Present study was carried out in two medium and rich forest types of an Ia Mor evergreen broadleaved forest, Gia Lai province to help better understand the ecological characteristics of Xylia xylocarpa – a multi-use tree species with high economic value. Research data were collected from all woody trees with diameter at breast height (dbh) ≥ 5 cm in three 1ha- study plots (100×100 m). The spatial point-patterns analysis method was used to analyze research data based on R version 4.1.1 software. Research results showed that Xylia xylocarpa had both aggregated, random, and regular distribution in the area where this species distributed. The spatial distribution pattern of Xylia xylocarpa was strongly influenced by the environmental heterogeneity effects in the study plot. Dispersal limitation is one of the mechanisms underlying the spatial pattern formation of Xylia xylocarpa species. The repulsion association between Xylia xylocarpa and dominant species accounts for a higher proportion than the attractive and independent association (accounting for 66.67% in medium forest and 50% in a rich forest) at scales of 0-10 m. Xylia xylocarpa mainly had independent associations with tree species of the dominant species group in the stand (accounting for 83.33% and 71.43% of the total number of species-pairs in two medium and rich forest types) at scales of 10- 30 m. Based on present findings, it is possible to adjust the density as well as define the appropriate planting hole spacing when forest rehabilitation or reforestation by Xylia xylocarpa and other species grow with it.

Keywords: Paircorrelation function, Poisson distribution, interspecific competition, dominant species, ecological characteristics.

 

MÔ HÌNH HÓA QUY LUẬT SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blum) TRỒNG TRÊN CÁC LẬP ĐỊA TẠI BẾN TRE

Hoàng Văn Thơi, Lê Thanh Quang, Nguyễn Khắc Điệu

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu xây dựng mô hình hóa quy luật sinh trưởng của rừng trồng Đước (Rhizophora apiculata) được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 tại Ban quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ tỉnh Bến Tre, nhằm phân tích quá trình sinh trưởng của rừng trồng Đước từ 5 – 35 tuổi trên ba lập địa khác nhau. Sinh trưởng (D, H và V) của cây bình quân được phân tích từ 45 cây giải tích; trung bình mỗi dạng lập địa 15 cây. Cây giải tích được thu thập từ 15 ô tiêu chuẩn với kích thước là 500 m2 mỗi ô. Sinh trưởng (D, H, V) các cây bình quân được kiểm định từ bốn hàm Korf, Schumacher, Drakin-Vuecski và Gompertz. Các chỉ tiêu sinh trưởng lâm phần được xác định bằng cách kết hợp hàm mật độ và hàm sinh trưởng cây bình quân. Kết quả đã xác định được sinh trưởng đường kính, chiều cao (D, H) cây bình quân và lâm phần Đước tại Bến Tre có thể được mô hình hóa bằng hàm Drakin-Vuecski; sinh trưởng (V, M) được mô hình hóa bằng hàm Gompertz; mật độ (N) rừng trồng được mô hình hóa bằng hàm mũ âm. Sinh trưởng đường kính thân cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại cấp tuổi II (6 – 10 tuổi), trên lập địa 1 (tuổi 6), trên lập địa 2 (tuổi 7), lập địa 3 (tuổi 8). Sinh trưởng chiều cao thân cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm cũng tại cấp tuổi II trên các dạng lập địa (trên lập địa 1 và lập địa 2 tại tuổi 5 và trên lập địa 3 là tuổi 6). Sinh trưởng thể tích thân cây trên lập địa 1 chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại cấp tuổi V (tuổi 25), trên lập địa 2 và lập địa 3 tại cấp tuổi VIa (tuổi 26 và tuổi 27). Mật độ rừng có tỷ lệ giảm hàng năm và thay đổi theo từng giai đoạn tuổi và lập địa trồng; giảm nhanh ở giai đoạn cấp tuổi II (5 – 10 tuổi) và giai đoạn cấp tuổi III (10 – 15 tuổi), thấp dần ở các cấp tuổi còn lại; tỷ lệ giảm mật độ trung bình trên dạng lập địa 1 và lập địa 2 (11,7%) thấp hơn so lập địa 3 (32%). Sinh trưởng bình quân của rừng trồng đạt thành thục trên dạng lập địa 1 tại cấp tuổi IV (tuổi 20), lập địa 2 và lập địa 3 tại cấp tuổi V (tuổi 21 và tuổi 24).

Từ khóa: Cây Đước, mô hình hóa, lập địa, sinh trưởng, tuổi rừng.

 

Research on modeling the growth rules of Rhizophora apiculata Blum at planted sites in Ben Tre province

Research on modeling the growth rules of mangrove forests (Rhizophora apiculata) was carried out from April to December 2020 at the Management Board of Special Use – Protection Forests of Ben Tre province. The objective of the study was to analyze the growth process of mangrove plantations from 5 to 35 years old on three different sites in Ben Tre province. Growth (D, H and V) of the average tree was analyzed from 45 analytic trees; in which each site type 15 trees. Analytical trees were collected from 158 standard plots with a standard plot size of 500 m2 . Growth (D, H, V) for the mean tree is tested from four functions Korf, Schumacher, Drakin-Vuecski and Gompertz. Stand trees level growth was determined by combining the density function and the average tree growth function. The results have determined that the growth in diameter, height (D, H) of the average tree and mangrove population in Ben Tre can be modeled by the Drakin-Vuecski function; growth (V, M) is modeled using the Gompertz function; density (N) of plantations is modeled by negative exponential function. Stem diameter growth changed from rapid growth to slow growth at the class II on sites, on site 1 at the age of 6, on site 2 at age 7, on site 3 at age 8. Plant height growth on sites changed from the fast growing phase to the slow growing stage at the class II, on site site 1 and site 2 at the age 5 and on site 3 at the age 6. Stem volume growth on site 1 changed from the fast growing phase to the growing stage slow growth at the class V (age of 25), on site 2 and on site 3 at the class VIa (at age 26 and at age 27). Forest density has an annual rate of decrease and varies with age and planting site; decrease rapidly at the stage of 5 – 10 years old (class II) and the period of 10 – 15 years old (class III), lower at the remaining another ages class ; The average density reduction rate on site 1 and site 2 (11.7%) was lower than that of site 3 (32%). Average growth of plantations reached maturity on site 1 at class IV (age 20), site 2 and site 3 at the class V (age 21 and age 24).

Keywords: Mangrove tree, modeling, site, growth, forest age class.

 

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI ƯƠI (Scaphium macropodum) Ở THỪA THIÊN HUẾ

Phạm Đình Sâm, Hồ Trung Lương, Hoàng Thị Nhung, Hoàng Văn Thành, Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Hữu Thịnh, Hà Thị Mai, Trần Thị Hồng Vân

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Ươi (Scaphium macropodum) tại Thừa Thiên Huế cho thấy, Ươi có phân bố tự nhiên trong cả 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo. Ươi thích hợp khí hậu ấm và ẩm, trong điều kiện thảm thực vật còn khá tốt, có tầng cây gỗ vượt tán ở độ cao từ 127 – 343 m so với mực nước biển. Mật độ tầng cây cao trong các trạng thái rừng có Ươi phân bố biến động từ 780 cây/ha đến 850 cây/ha. Mật độ cây Ươi phân bố không đồng đều ở 3 trạng thái (28 cây/ha – 37cây/ha). Sự tham gia của loài Ươi vào tổ thành rừng là không rõ rệt và mật độ Ươi không phụ thuộc vào mật độ lâm phần. Cây Ươi tái sinh hoàn toàn bằng hạt và có chất lượng khá tốt, số lượng cây tái sinh nhiều ở rừng nghèo và rừng trung bình; số lượng cây tái sinh có triển vọng nhiều nhất ở rừng trung bình là 15 cây/ha Mật độ cây tái sinh có mối tương quan khá chặt với mật độ lâm phần.

Từ khóa: Lâm học, Thừa Thiên Huế, cây Ươi.

 

Silvicultural characteristics of Scaphium macropodum in Thua Thien Hue, Vietnam

The results of research on some silvicultural characteristics of Scaphium macropodum in Thua Thien Hue showed that it is naturally distributed in all three forest states (rich, medium and poor forests). The species is suitable for warm and humid climate, with quite developed vegetation and an emergence layer at an altitude of 127 – 343 m above sea level. The overstory density in forest states with Scaphium macropodum’s distribution varied from 780 trees/ha to 850 trees/ha. Species density is unevenly distributed in 3 states (28 tree/ha – 37 tree/ha). Its’ participation in the forest composition is not obvious and its’ density does not depend on the stand density. The species regenerates completely by seeds and has good quality, the number of regeneration trees is high in poor and medium forests, the number of prospective regeneration trees is biggest in medium forest (15 trees/ha). Density of regenerated trees has a strong correlation with stand density.

Keywords: Thua Thien Hue, Silvicultural characteristics, Scaphium macropodum

PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂM Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

Nguyễn Hoàng Tiệp1 , Võ Đại Hải2

1 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) là chủ đề được ngành lâm nghiệp nước ta đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây, cả về việc ban hành các chính sách liên quan lẫn triển khai mô hình trong thực tiễn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa các chính sách liên quan đến QLRBV&CCR được ban hành ở cấp Trung ương và liên hệ thực tiễn triển khai ở tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp rà soát chính sách, kết hợp với khảo sát và phỏng vấn các cán bộ quản lý, các chủ rừng tại địa phương. Kết quả cho thấy có 13 văn bản, chính sách đã được ban hành bởi các cơ quan ở cấp Trung ương, trong đó có 2 Quyết định và 1 Thông tư trực tiếp về QLRBV&CCR. Các chính sách này đã tạo cơ sở, hành lang pháp lý và định hướng để thúc đẩy triển khai từ việc QLRBV&CCR trong Luật Lâm nghiệp 2017, đến quy định về xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia được quốc tế công nhận, đặt ra chỉ tiêu diện tích được cấp CCR để thực hiện và hỗ trợ kinh phí cho rừng được cấp CCR. Thực hiện các chính sách này, tỉnh Quảng Trị cũng đã có nhiều chủ trương, hỗ trợ và thúc đẩy QLRBV&CCR trên địa bàn tỉnh. Năm 2020 có 3 công ty và 1 nhóm hộ trên địa bàn tỉnh được cấp CCR với tổng diện tích là 25.416 ha. Tuy nhiên, các chính sách về QLRBV&CCR vẫn còn nhiều khoảng trống như cần được bổ sung như: cần xác định diện tích rừng cần được cấp CCR phù hợp với nhu cầu thực tế, triển khai thực hiện hỗ trợ kinh phí cấp CCR; đẩy mạnh việc hỗ trợ thị trường, quảng bá sản phẩm gỗ có CCR,… Nghiên cứu đã đề xuất định hướng sửa đổi các chính sách và giải pháp hỗ trợ để đẩy mạnh việc thực hiện QLRBV và cấp CCR.

Từ khóa: Quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng, chính sách, tỉnh Quảng Trị

 

Analyzing policies related to sustainable forest management and forest certification, case study in Quang Tri province

Sustainable forest management (SFM) and forest certification (FC) have been considered as one of main key address forestry sector in recent times, both in terms of promulgating relevant policies and implementing models in practice. This study was carried out in order to systematize policies related to SFM issued at the central level and the implementation in Quang Tri province. The study used the policy review method, combined with surveys and interviews with local forest managers and forest owners. The results show that there are 13 documents and policies that have been issued by state agencies at central level, including 2 Decisions and 1 Circular directing to SFM and FC. These policies have created the basis, legal framework and orientation to promote the SFM&FC implementation such as the forestry law 2017, regulations on building Vietnam forest certification scheme which is recognized by international community, setting targets areas for FC and financial support for FC granted. Implementing these policies, Quang Tri province is also introduced many policies, supporting and promoting SFM in the province. In 2020, there are 3 companies and 1 group of households in the province have FC with a total area of 25,416 ha that need to be addressed such as: determining the forest area to be issued FC based on wood industry needs, guideline to implement FC supporting fee; suppporting to market promotion for wood with FC, etc. This paper also proposes orientations to amend policies and support solutions to promote the implementation of SFM&CF in near future.

Keyword: Sustainable forest management, forest certification, policy, Quang Tri province

GIÁ TRỊ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THANH HÓA

Đặng Thịnh Triều

Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm giá trị dịch vụ hệ sinh thái của rừng luồng và một số loại hình sử dụng đất khác tại Thanh Hóa như rừng trồng Keo tai tượng, rừng tự nhiên lá rộng thường xanh, lúa nước, ngô và sắn. Các chỉ số định lượng và định tính được phân tích dựa trên dữ liệu kế thừa từ các nguồn khác nhau và từ kết quả phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng luồng cung cấp nhiều dịch vụ hệ sinh thái có giá trị tương tự như các loại rừng khác. Kết quả phân tích định lượng cho thấy, rừng luồng cho thu nhập hàng năm thấp hơn so với các loại hình sử dụng đất nông nghiệp và nhu cầu nhân lực cũng thấp hơn. Tuy nhiên, giá trị ngày công lao động từ luồng lại cao gấp đôi so với ngày công canh tác lúa nước, sắn và ngô. Kết quả phân tích định tính cho thấy, giá trị dịch vụ hệ sinh thái của rừng luồng cao hơn so với rừng trồng Keo tai tượng và rừng tự nhiên, nhưng trữ lượng carbon của rừng luồng tại một thời điểm nhất định lại thấp hơn so với 2 loại rừng trên, do luồng thường xuyên được khai thác và có khả năng sinh măng hàng năm, sinh trưởng của luồng cũng nhanh hơn so với Keo tai tượng và cây gỗ rừng tự nhiên, nên lượng carbon tích lũy trong cả quá trình kinh doanh của rừng luồng cao hơn so với Keo tai tượng và rừng tự nhiên.

Từ khóa: Luồng (Dendrocalamus barbatus), dịch vụ hệ sinh thái, Thanh Hóa

 

Evaluation of ecosystem services in different land use types in Thanh Hoa province

This study attempts to evaluate ecosystem services (ES) for several types of land use in Thanh Hoa province including luong bamboo plantation (Dendrocalamus barbatus), natural timber forest, Acacia mangium plantation, paddy rice farming, maize farming and cassava farming. Quantitative and qualitative indexes were analysed based on data and information from a literature review and interviews with experts. The study results showed that bamboo forestry provides many valuable ecosystem services similar to other forest types. Results of quantitative analysis demonstrated that the bamboo plantation provided lower monetary value per unit of land; the labour required to manage the plantation is lower than that of annual crops. However, the daily worker’s income on the plantation was almost twice that of yearly crops. The qualitative analysis showed that communities valued ecosystem services provided by bamboo forests more than those of the Acacia plantation and natural forest, exception that carbon stock of bamboo forest was estimated lower than that of standing Acacia plantation and of natural forests. However, luong bamboo is regularly harvested and luong produces shoots every year, the growth of luong is also faster than of Acacia mangium and natural forest trees, so the amount of carbon accumulated in the whole rotation of luong forest is higher than Acacia mangium and natural forests.

Keywords: Dendrocalamus barbatus, ecosystem service, Thanh Hoa

ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ

Ngô Văn Hồng1 , Bùi Thế Đồi2 , Trần Ngọc Hải2 , Đỗ Anh Tuân2

1 Trung tâm Nghiên cứu Quản trị tài nguyên vùng cao

2 Trường Đại học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm và ảnh hưởng của vốn xã hội của các cộng đồng đến hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng khu vực Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu được thực hiện tại 6 mô hình quản lý rừng cộng đồng ở 3 tỉnh trong khu vực thông qua việc điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia và phỏng vấn chuyên sâu 181 hộ gia đình về các yếu tố vốn xã hội của cộng đồng và hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy bản chất đa chiều (nhiều khía cạnh khác nhau của vốn xã hội từ mạng lưới đến quan điểm chia sẻ) cũng như sự khác biệt về mức độ vốn xã hội ở các cộng đồng nghiên cứu. Các kết quả phân tích thống kê định lượng đã chứng minh rằng vốn xã hội hiện có của các cộng đồng đã thúc đẩy việc thực thi quản lý và hiệu quả bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cộng đồng. Nơi có vốn xã hội cao thì tài nguyên cộng đồng được bảo vệ và phát triển tốt hơn. Trong đó, các chỉ số mạng lưới, sự tin tưởng và sự tương hỗ giúp đỡ lẫn nhau có tương quan có ý nghĩa thống kê và đồng biến với hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng. Vì vậy, để thúc đẩy quản lý rừng cộng đồng bền vững, các yếu tố vốn xã hội cần được coi như là nguồn lực quan trọng cần được nhận diện, duy trì và tăng cường nhằm thúc đẩy sự gắn kết, sự tham gia và nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động quản lý rừng cộng đồng.

Từ khoá: Bắc Trung Bộ, rừng cộng đồng, vốn xã hội

Characteristics and effects of social capital on community forest management in the North Central Region

This study analyzed the characteristics and effects of social capital of local communities on the performance of community forest management in the North Central Region of Vietnam. The study was carried out at 6 models of community forest management in 3 provinces in the region through application of participatory rural assessment survey and in-depth interviews with 181 households about the social capital factors of the communities and their effects on the outcomes of community forest management. The research result shows the multidimensional aspects of local social capital (from the network to the shared values) as well as the variation of the social capital values in the studied communities. The result of this quantitative statistical analysis confirms that the existing social capital of the communities has promoted the implementation and the performance of the community forest resources management. higher social capital is; the better community forest management performance is in terms of forest entirety. Of which, social indexes of network, trust and reciprocity (mutual help) are significantly and positively correlated with the theoutcomes of community forest management. Therefore, in order to promote sustainable community forest management, social capital needs to be considered as an important resource to be identified, maintained and enhanced in order to promote cohesion, participation, for the sucessfullness of community forest management.

Keywords: Community forest, North Central Region, social capital

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VẬT LIỆU CHÁY VÀ NGUY CƠ CHÁY RỪNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Dương Huy Khôi1 , Trần Quang Bảo2 , Võ Minh Hoàn2 , Nguyễn Thị Hoa2

1 Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

2 Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Bài báo tóm tắt kết quả xác định đặc điểm vật liệu cháy, nguy cơ cháy rừng làm cơ sở xây dựng các biện pháp phòng cháy rừng tại tỉnh Đồng Nai. Số liệu được thu thập từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2020, trên 50 ô tiêu chuẩn (OTC) với diện tích 500 m2 (cấp 1), trên 8 trạng thái rừng có nguy cơ cháy cao. Thực nghiệm đốt thử vật liệu cháy (VLC) để xác định thời điểm bén lửa Sc (s) thời gian cháy Tc (phút/m2 ) và chiều cao ngọn lửa Hc (m) của đám VLC và sự lan truyền của đám cháy. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các đặc trưng lâm phần ảnh hưởng đến cháy rừng như: mật độ, độ tàn che, chiều cao vút ngọn, đường kính thân, đường kính tán. Khối lượng vật liệu cháy lớn nhất ở trạng thái rừng thường xanh giàu vào tháng 1 (10,4 ± 1,09 tấn/ha), tăng dần vào các tháng cuối mùa cháy; độ dày vật liệu cháy dao động từ 2,1±0,16 đến 3,3±0,13 cm, cao nhất là trạng thái rừng thường xanh giàu; độ ẩm vật liệu cháy thời điểm tháng 1 giao động từ 10,2±0,31 đến 30,7±0,68%, giảm dần vào các tháng cuối mùa cháy. Nguy cơ cháy theo độ ẩm vật liệu cháy, trạng thái rừng lồ ô – tre nứa có nguy cơ cao nhất, thuộc phân cấp nguy cơ cháy cao đến rất cao; hệ số khả năng bắt cháy của vật liệu cháy (K) ở 8 trạng thái rừng ở mức cao (> 0,8); đốt thử nghiệm vật liệu cháy ở 3 mô hình cho thấy, vật liệu cháy có khả năng bắt lửa nhanh và tốc độ lan truyền đám cháy lớn, đặc biệt là trạng thái rừng lồ ô – tre nứa.

Từ khóa: Cháy rừng, nguy cơ cháy rừng, tỉnh Đồng Nai, vật liệu cháy rừng

Flammable materials characteristics and forest fire risk: case study in Dong Nai province

The article summarizes the results of determining the characteristics of flammable materials and the forest fire risk as a basis for proposing solutions for fire prevention in Dong Nai province. Data were collected from 50 sample plots with an area of 500 m2 in 8 forest types with high fire risk from January to April 2020. Experimental burning of flammable materials to determine the flash point Sc (s), the burning time Tc (min/m2 ), the fire height Hc (m) and the spread of the fire. The results have determined the characteristics of forest stands affecting on forest fires such as: tree density, canopy, top height, DBH, and canopy diameter. The largest volume of flammable material in rich evergreen forest was the highest in January (10.14 ± 1.09 ton/ha), increasing gradually during the fire season; The thickness of the flammable materials ranged from 2.1±0.16 to 3.3±0.13 cm, the highest was in rich evergreen forest; The moisture of flammable materials in January was ranged from 10.2±0.31% to 30.7±0.68% and decreasing gradually during the fire season. Assessing the forest fire risk based on flammable materials moisture, bamboo forest type has the highest forest fire risk, belonging to the fire risk class from high to very high; The flammability coefficient (K) in 08 forest types was very high ( >0.8); Experimental burning of flammable materials in 03 models showed that the these materials had the ability to ignite quickly and spread rapidly, especially in the bamboo forest.

Keywords: Forest fire, forest fire risk, Dong Nai province, forest flammable materials

NGHIÊN CỨU PHÒNG CHỐNG BỆNH CHÁY LÁ BẠCH ĐÀN DO NẤM Cryptosporiopsis eucalypti

Bùi Đức Giang1 , Lê Thị Xuân2 , Trần Xuân Hinh2

1 Viện Nghiên cứu Cây nguyên liệu giấy

2 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bạch đàn được trồng phổ biến tại miền Bắc Việt Nam phục vụ cho nguyên liệu làm giấy và ván dăm. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhiều loài nấm bệnh gây hại rừng trồng bạch đàn, làm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là bệnh cháy lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá mức chống chịu của 19 giống bạch đàn đối với nấm C. eucalypti và khả năng phòng trừ của các loại thuốc hóa học và sinh học đối với nấm gây bệnh cháy lá bạch đàn. Kết quả nghiên cứu xác định được 4 giống (DH32-29, H1, PN108 và PN3d) có khả năng chống chịu rất mạnh và 8 giống (DH32-13, NC3, PNCTIV, DH32-26, DH32-27, QY23, U16 và PN24) chống chịu mạnh, 2 giống PN54, U6 có mức chống chịu yếu, giống PN14 mẫn cảm với nấm C. eucalypti. Kết quả thí nghiệm cho thấy 2 loại thuốc hóa học có khả năng ức chế nấm gây bệnh rất mạnh là Zineb và Chlorothalonil, 2 loại thuốc sinh học Cytosinpeptidemycin và Oligo chitosan có khả năng ức chế mạnh đối với nấm C. eucalypti gây bệnh cháy lá. Từ kết quả này có thể khuyến cáo sử dụng các giống chống chịu trong trồng rừng và sử dụng bốn loại thuốc nêu trên để hạn chế bệnh cháy lá bạch đàn do nấm C. eucalypti.

Từ khóa: Bạch đàn, phòng trừ, Cryptosporiopsis eucalypti

Control of Cryptosporiopsis eucalypti causing leaf blight disease on Eucalyptus

Eucalyptus spp. is widely grown in the Northern Vietnam to serve as materials for paper and chipboard. However, in recent years, many pathogens have damaged Eucalyptus plantations, greatly affecting the growth. In which, especially serious is leaf blight caused by Cryptosporiopsis eucalypti. The aim of this study is to evaluate the tolerance of 19 Eucalyptus clones to C. eucalypti, and the control ability of chemical and biological agents to against this pathogen. This results showed four clones (DH32-29, H1, PN108 and PN3d) with very strong tolerance; eight clones (DH32-13, NC3, PNCTIV, DH32-26, DH32-27, QY23, U16, and PN24) have strong tolerance; two clones PN54 and U6 have weak tolerance, clone PN14 was susceptible. Two chemical agents Zineb and Chlorothalonil had the ability to inhibit C. eucalypti very strongly, and two biological agents Cytosinpeptidemycin and Oligo chitosan had strong inhibitory ability. From these results, it can be recommended to prioritize the use of resistant varieties in afforestation and the above chemical and biological agents for management of this pathogen.

Keywords: Control, eucalyptus, Cryptosporiopsis eucalypti

TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU ĂN LÁ (Eurema blanda Boisduval, 1836 ) HẠI KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Trần Viết Thắng, Lê Thị Xuân, Trang A Tổng

 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Keo lai và Keo tai tượng là những cây lâm nghiệp chính được trồng tại tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, hiện nay tại rừng trồng keo ở 6 huyện tại tỉnh Quảng Nam đang bị loài sâu ăn lá có tên khoa học là Eurema blanda (Boisduval, 1836) thuộc giống Eurema, họ Pieridae, bộ Cánh vảy Lepidoptera gây hại. Rừng trồng Keo tai tượng có tỷ lệ và mức độ bị hại cao hơn đối với rừng keo lai. Trưởng thành cái có chiều dài thân trung bình 14,2 mm (±0,2); mặt trên cánh trước màu vàng cam đậm, mặt dưới cánh trước có bốn vệt đen nhỏ kích thước không đều (vệt lớn nhất có đường ranh giới màu tối, phía trong vệt có màu sắc là màu nền của cánh), các vệt đen xếp thẳng hàng nằm song song so với mép trên của cánh trước; mặt trên cánh sau màu vàng có viền cánh màu đen nhỏ ở mép ngoài; mặt dưới cánh sau có các vệt đen, kích thước không đều, số lượng nhiều hơn mặt dưới cánh trước, phân bố đều mặt dưới cánh sau, mép ngoài cánh có các chấm đen nhỏ nằm trên gân cánh. Trưởng thành đực có kích thước nhỏ hơn trưởng thành cái với chiều dài thân trung bình 13,5 mm (± 0,2). Phần cánh có cấu trúc và màu sắc giống như trưởng thành cái nhưng các viền đen nhỏ hơn và nhạt hơn, bụng trưởng thành đực dài và nhọn hơn. Trứng hình bầu dục, dài trung bình 1,2 mm (± 0,2), màu trắng sữa. Sâu non có 5 tuổi, có 3 đôi chân ngực và 5 đôi chân bụng. Sâu non từ tuổi 1 đến tuổi 5 có chiều dài cơ thể trung bình lần lượt là 0,3 mm (± 0,1); 9,4 mm (± 0,3); 14,6 mm (± 0,3); 21,3 mm (± 0,2) và 26,6 mm (± 0,2). Nhộng là dạng nhộng màng, có móc bám, chiều dài trung bình 17,2 mm (± 0,3).

Từ khóa: Eurema blanda, keo lai, Keo tai tượng

Damage status and some biology characteristics of Eurema blanda (Boisduval, 1836) leaf eating acacia hybrid and Acacia mangium Wild. in Quang Nam province

Acacia hybrid and Acacia mangium are the main forestry trees in Quang Nam province. However, at present, acacia plantation in 6 districts in Quang Nam province are being damaged by leaf-eating caterpillars with scientific name Eurema blanda (Boisduval, 1836) belonged to genus Eurema, family Pieridae, order of Lepidoptera. Acacia mangium plantations have a higher rate and degree of damage than acacia hybrids. The average body long female is 14.2 mm (± 0.2), the upper wing surface dark orange-yellow, the underside of the forewing has 4 small black streaks, irregular shape and size that parallel to the upper edge of the forewing; The upper surface of the hindwing is yellow with a small black margin on the outer edge, the underside has evenly spaced black streaks on the wing surface and a small black streak on the outer edge of the wing. Male are smaller than female with an average body long of 13.5 mm (± 0.2), the wings are the same as female’s wings but the black border is smaller and lighter, the abdomen of male is longer and more pointed than female. Eggs oval-shaped, average long 1.2 mm (± 0.2), white milk. Larva goes through five instars, that have 3 pairs of thoracic legs and 5 pairs of ventral legs, larva from the firts to the fifth instar have an average body long of 0.3 mm (± 0.1); 9.4 mm (± 0.3); 14.6 mm (± 0.3); 21.3 mm (± 0.2) and 26.6 mm (± 0.2) . Pupae are on average length 17.2 mm (± 0.3).

Keywords: Acacia hybrids, Acacia mangium, Eurema blanda.

THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CÂY SA MỘC (Cunninghamia lanceolata Lamb.) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Hoài Thu, Đặng Như Quỳnh, Trần Nhật Tân, Trang A Tổng, Nguyễn Thị Minh Hằng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tại Việt Nam, cây Sa mộc có phân bố chủ yếu ở vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lào Cai… Tại Việt Nam, rừng Sa mộc là cây mọc tự nhiên và cây nhập từ Trung Quốc vào trồng ở nước ta trong những năm gần đây. Điều tra thu thập và phân lập sinh vật gây bệnh hại trên cây Sa Mộc tại tỉnh Hà Giang và tỉnh Lào Cai thu được 8 loài bệnh hại do 8 loài sinh vật gây bệnh khác nhau gây nên. Trong đó họ Trentepohliaceae có 2 loài; họ Rhytismataceae có 1 loài; họ Pleosporaceae có 1 loài; họ Glomerellaceae có 2 loài; họ Sporocadaceae có 2 loài. Tỷ lệ bị bệnh trung bình của các loài bệnh hại dao động 6,9 – 42,5% với mức độ bị bệnh trung bình 0,01-1,08. Trong số 8 loài loài đã ghi nhận, bệnh thối ngọn (Curvularia lunata ) có mức độ bị bệnh cao nhất (R = 1,08) và đang có xu hướng lan rộng.

Từ khóa: Cây Sa mộc, sinh vật gây bệnh, tỷ lệ hại, mức độ hại

The disease on China fir (Cunninghamia lanceolata Lamb.) in several provinces in the North of Vietnam

In Vietnam, the China Fir is distributed mainly in the Northern mountainous areas such as Ha Giang, Lao Cai. Its natural distribution is in Vietnam, and also are imported from China to planted in the past few years. Investigating, collecting and isolating pathogenic organims on China Fir in Ha Giang and Lao Cai provinces, the result obtained eight diseases caused by eight different species of pathogenic organims. In which, two species belong to Trentepohliaceae; two species belong to Glomerellaceae; two species belong to Sporocadaceae, and each family Rhytismataceae and Pleosporaceae have recorded one species. The disease incidence and average disease severity (R) are 6.9 – 42.5% and 0.01 – 1.08, respectively. Among the eight pathogenic organims species that have been recorded, only Curvularia lunata has the highest average disease severity (R=1.08) and are trending to spread.

Keywords: China Fir, pathogenic organisms, disease incidence, disease severity

ĐIỀU KIỆN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA SÁU CHỦNG VI KHUẨN SINH MÀNG NHẦY VÀ ỨNG DỤNG NHẰM TĂNG ĐỘ ẨM VỚI VẬT LIỆU CHÁY

Vũ Văn Định, Phạm Văn Nhật, Trần Nhật Tân

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sáu chủng vi khuẩn sinh màng nhầy có hàm lượng polysacarit cao bao gồm: chủng P08, P16.1, P09, P36 (Bacillus aryabhattai), P54.1 (Paenibacillus polymyxa) và chủng P73 (Paenibacillus jamilae) có thể tồn tại ở nhiệt độ từ 5 đến 40o C, song các chủng vi khuẩn sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 25 đến 30o C. Chủng P54.1 (Paenibacillus polymyxa), P73 (Paenibacillus jamilae) sinh trưởng tối ưu ở độ ẩm 90%; các chủng P08, P09, P16.1, P36 (Bacillus aryabhattai) có độ ẩm tối ưu là 80%. Cả 6 chủng vi khuẩn sinh màng nhầy được thí nghiệm với vật liệu cháy (lá thông khô) trong điều kiện chậu vại, sau 2 tháng độ ẩm của vật liệu cháy cao hơn 14,5 – 16,3% so với đối chứng.

Từ khóa: Thông, vi khuẩn sinh màng nhầy, hàm lượng polysaccarit, vật liệu cháy

Conditions for growth and development of 6 strains of mucous membranes production bacteria and application to increase humidity of flammable material

Six strains of mucous membranes production bacteria with high polysaccharide include P08, P16.1, P09, P36 (Bacillus aryabhattai), P54.1 (Paenibacillus polymyxa) and P73 (Paenibacillus jamilae) can survive at temperatures from 5 to 40°C, but the best temperature for bacteria growth from 25 to 30°C. Strains P54.1 (Paenibacillus polymyxa) and P73 (Paenibacillus jamilae) have the optimal growth humidity content of 90%, meanwhile, the optimal growth humidity of strains of P08, P09, P16.1, P36 (Bacillus aryabhattai) were at 80%. Six strains were also further experimented with dried pine leaves under potted conditions, after 2 months, its moisture was increased higher 14.5 – 16.3% in comparing with the control sample.

Keywords: Pinus, mucous membranes production bacteria, polysaccharide content, flammable material

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH TẨY TRẮNG GỖ BỒ ĐỀ CHO SẢN XUẤT COMPOSITE GỖ NHỰA THẤU QUANG

Nguyễn Thị Trịnh1 , Nguyễn Thị Minh Phương2 , Nguyễn Bảo Ngọc1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

2 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

TÓM TẮT

Gỗ nhựa thấu quang là loại vật liệu hấp dẫn, thu hút được nhiều sự chú ý của giới khoa học trong những năm trở lại đây do những ứng dụng đầy tiềm năng của chúng trong xây dựng, nội, ngoại thất và làm vật liệu trang trí. So với gỗ thông dụng, gỗ nhựa thấu quang có nhiều đặc tính cơ học được cải thiện hơn như độ bền cơ lý, sự co ngót, khả năng hút nước. Ngoài ra composite gỗ nhựa thấu quang còn có khả năng phân hủy sinh học nên thân thiện với môi trường hơn. Bài báo trình bày quá trình xử lý hóa học đơn giản gỗ Bồ đề theo hai công đoạn bằng tác nhân sunfat (NaOH + Na2S) và bằng (CH3COOH+H2O2). Mẫu gỗ đã tẩy trắng được xác định hàm lượng lignin để xác định hiệu quả của quá trình tách loại lignin và phân tích hình thái bằng ảnh SEM. Nghiên cứu quá trình xử lý gỗ bằng phương pháp hóa học sẽ thúc đẩy những hiểu biết sâu sắc hơn về chế biến gỗ, giúp quá trình này có thể triển khai được ở quy mô lớn hơn quy mô phòng thí nghiệm.

Từ khóa: Gỗ Bồ đề, gỗ nhựa thấu quang, tẩy trắng gỗ, hydrogen peroxit, axit axetic

Research on the process of bleaching Styrax tonkinensis (Pierre) wood for the production of transparent wood

Transparent wood is an attractive material, attracting a lot of attention from the scientific community in recent years due to its potential applications in construction, interior and decorative materials. Compared with common wood, transparent wood has many improved mechanical properties such as mechanical strength, water uptake. Transparent wood is generally presumed to be inherently more resistant to moisture uptake than solid wood. In addition, wood-plastic composite is biodegradable, so it is more environmentally friendly. This paper presents a simple chemical treatment of Styrax tonkinensis wood in two stages with sulfate agents (NaOH + Na2S) and with (CH3COOH+H2O2). Bleached wood samples were determined for lignin content to determine the efficiency of the lignin removal process and morphological analysis by SEM images. Studying the chemical treatment of wood will advance insights into chemical treatment wood, making it possible to deploy on a larger scale than the laboratory scale

Keywords: Styrax tonkinensis (Pierre), transparent wood, bleaching wood, hydrogen peroxide, acid acetic

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẶC BIỆT ĐỂ NHẬN BIẾT GỖ SA MỘC DẦU Cunninghamia konishii Hayata

Vũ Thị Hồng Thắm, Lưu Quốc Thành, Vũ Thị Ngoan, Bùi Hữu Thưởng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Gỗ Sa mộc dầu Cunninghamia konishii Hayata là một trong những loại gỗ quý hiếm, có giá trị kinh tế cao và nằm trong danh sách những loài thực vật nguy cấp ở nước ta. Gỗ có màu ngà vàng, gỗ nhẹ trung bình, khối lượng riêng 0,4 – 0,5 kg/cm3 . Gỗ có vân thớ đẹp, mùi thơm đặc trưng. Vòng sinh trưởng rõ rệt, gỗ sớm – gỗ muộn phân biệt, có tế bào chứa tinh dầu. Tia gỗ nhỏ hẹp, chủ yếu 1 dãy tế bào, tia gỗ không đồng nhất. Lỗ thông ngang giữa quản bào với quản bào là lỗ thông ngang có vành; giữa quản bào và tia là lỗ thông ngang không có vành, thuộc loại ít lỗ thông ngang trong một khoang tế bào (1-3 lỗ thông ngang trong một khoang tế bào).

Từ khóa: Cấu tạo gỗ, gỗ Sa mộc dầu, Cunninghamia konishii

Cunninghamia konishii Hayata and some special anatomical characters for identification

Cunninghamia konishii Hayata is one of the rare species, a high economical value and listed in the endangered species. Wood colour is pale yellow, medium density (0.4-0.5 g/cm3 ), the grain is straight and beautiful. This species has a distinct aroma. Growing rings are distint, hearwood and softwood are difference. The rays are narrow, mainly one cell seriate in width, and heterogeneous in height. Perforations between tracheids and tracheids are simple and border perforations, between tracheids and rays are simple and no border perforations with 1-3 bars and a few pits in in a cell cavity.

Keywords: Wood anatomy, Cunninghamia konishii Hayata, wood indentification

LỰA CHỌN CHẾ PHẨM PHÒNG CHỐNG NẤM MỐC CHO LÙNG (Bambusa longgissia sp.nov) LÀM NGUYÊN LIỆU ĐỂ SẢN XUẤT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

Bùi Thị Thủy1 , Đoàn Thị Bích Ngọc1 , Hoàng Thị Tám1 , Nguyễn Thị Hằng1 , Phan Văn Thắng2

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 2 Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Lùng (Bambusa longgissia sp.nov.) có đặc điểm thân cao, tròn đều, lóng dài, mắt nhỏ, tỷ lệ mô mềm cao, độ bền tách dọc thấp, nên dễ gia công, thích hợp cho chẻ nan, đan lát để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Lùng có hàm lượng Pentozan cao nên rất dễ bị nấm mốc gây hại, đặc biệt khi độ ẩm môi trường cao. Vì vậy, cần xử lý bảo quản Lùng từ giai đoạn lưu trữ nguyên liệu với quy trình đơn giản, dễ áp dụng, đáp ứng được hiệu quả kỹ thuật, kinh tế và môi trường. Một số chế phẩm bảo quản đã được nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng chống nấm mốc cho Lùng ở dạng thanh và nan. Kết quả cho thấy, nguyên liệu Lùng dạng thanh được bảo quản bằng cách ngâm trong trong dung dịch chế phẩm LN5 nồng độ 5% trong thời gian 48h; nguyên liệu Lùng dạng nan được bảo quản bằng cách ngâm trong dung dịch chế phẩm LN5 nồng độ 5% trong thời gian 40 phút hoặc nhúng chế phẩm BORAG2/ BORAG1 trong thời gian 5 phút đảm bảo hiệu lực tốt với nấm mốc.

Từ khóa: Chế phẩm bảo quản lâm sản, bảo quản tre Lùng, hàng thủ công mỹ nghệ.

Selection the wood preservatives for treatment of Bambusa longgissia sp.nov against mold for making handicraft goods

Bambusa longgissia sp.nov has the characteristics of tall, round trunks, long internodes, small knots, high percentage of soft tissue, low longitudinal separation strength, so it is suitable for splitting, knitting to produce handicrafts. With high Pentozan content, splited bamboo and panel bamboo from Bambusa longgissia sp.nov. are easily attacked by mold under conditions of high environmental humidity. Therefore, it is necessary to treat the raw material with preservations by simple, easy-to-apply process that ensure the technical, economic and environmental efficiency. Study effectiveness of preservatives to prevent mold for splited bamboo and panel bamboo from Bambusa longgissia sp.nov. Panel bamboo were immersion in 48h with LN5 concentration 5%; splited bamboo were immersion in 40 minutes with LN5 concentration 5% or more, were dipped in 5 minutes or more with BORAG2/BORAG1, deliver the performance of level 0 and 1, good – grade with mold

Keywords: Forest product preservations, preserve bamboo, handicraft goods.

 

 

 

 

 

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]