Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 2021

1. Đánh giá khả năng sinh trưởng và chiều dài sợi gỗ của một số dòng bạch đàn lai chuyển gen EcHB1 Assessment of growth, development, and wood fiber length of transgenic eucalyptus hybrid clones Lê Thị Thủy
Trần Đức Vượng
Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Việt Hà
Hà Thị Huyền Ngọc
Quách Mạnh Tùng
Phan Đức Chỉnh
Trần Hồ Quang
Nguyễn Đức Kiên
Lê Sơn
4
2. Đánh giá đa dạng di truyền cây Mật nhân (Eurycuma longifolia Jack) tại một số quần thể tự nhiên thuộc Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Evaluation of genetic diversity of Eurycuma longifolia Jack in some natural populations in the South Central and Central Highlands Nguyễn Thị Huyền
Phạm Tiến Bằng
Lê Thị Thủy
Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Việt Hà
Hà Thị Huyền Ngọc
Mai Thị Phương Thúy
Ngô Văn Cầm
Lê Sơn
13
3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) bằng phương pháp giâm hom Research on clonal propagation techniques of Sandoricum indicum Cav. from cuttings Nguyễn Kiên Cường
Đỗ Thị Ngọc Hà
Phùng Văn Tỉnh
Trần Hữu Biển
Võ Đại Hải
Nguyễn Minh Thanh
Trần Nhật Trường
23
4. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) từ hạt Research on seed physiological characteristics and seed propagation of Tarrietia javanica Blume Nguyễn Thị Thanh Nga
Trần Thị Tường Vân
Phạm Tiến Hùng
Phạm Xuân Đỉnh
Vũ Đức Bình
Hoàng Thị Thiết
Nguyễn Thị Thảo Trang
Lê Thị Như Nguyệt
Nguyễn Thị Thuý Nga
34
5. Nghiên cứu nhân giống bằng hạt loài Lôi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) tại tỉnh Thái Nguyên Research on seed propagation of Loi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) in Thai Nguyen province Nguyễn Thị Thoa
Nguyễn Thị Bích Phượng
Lê Văn Phúc
Lê Sĩ Hồng
Kim Ngọc Tuyên
Đặng Ngọc Vinh
44
6. Nghiên cứu phát triển nguồn gen cây Gừng đen (Distichochlamys citrea)
tại vùng đồi núi thành phố Hà Nội
Research on development of Distichochlamys citrea gene resource on
hilly-mountainous areas Hanoi city
Phạm Thị Kim Hạnh
Hồ Thị Loan
Nguyễn Thị Thu Dung
Nguyễn Thị Duyên
54
7. Kết quả lựa chọn cây mẹ Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc làm cơ sở cho nhân giống vô tính và bảo tồn ngoại vi (Exsitu) Results of selecting mother tree of golden vietnamese cypress (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) in the Northern mountainous provinces as the basis for vegetative propagation and exsitu conservation Bùi Trọng Thuỷ
Vũ Quý Đông
Nguyễn Công Phương
Phạm Đức Chiến
71
8. Sinh khối và tích lũy dinh dưỡng khoáng của cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở các tuổi khác nhau Biomass and nutrient accumulation in Tarrietia javanica Blume of different ages Vũ Đức Bình
Phạm Xuân Đỉnh
Phạm Tiến Hùng
Nguyễn Thị Liệu
Nguyễn Hải Thành
Hà Văn Thiện
Lê Công Định
Nguyễn Thị Thanh Nga
Lê Xuân Toàn
Nguyễn Thị Kim Vui
Trần Anh Trung
Nguyễn Xuân Tùng
78
9. Sinh trưởng và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái
đến sinh trưởng rừng trồng Thông caribê (Pinus caribaea Morelet)
tại Lâm Đồng
Growth and ecological factors impact on the growth of Pinus caribaea Morelet plantation in
Lam Dong province
Lê Cảnh Nam
Phạm Ngọc Tuân
Hoàng Thanh Trường
Lê Hồng Én
Giang Thị Thanh
Nguyễn Bá Trung
Trần Đăng Hoài
Nguyễn Quốc Huy
Lưu Thế Trung
88
10. Đánh giá sinh trưởng và năng suất rừng trồng bạch đàn tại tỉnh Quảng Ninh Assessment of the growth and productivity of eucalyptus plantaion in Quang Ninh province Cao Văn Lạng
Vũ Duy Văn
Lâm Văn Phong
Phạm Văn Viện
Phạm Đình Sâm
Hoàng Văn Thành
Dương Quang Trung
101
11. Kết quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giống và lâm sinh xây dựng mô hình rừng trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ lớn tại Quảng Trị Results of application of technical progess in seedlings and silviculture building Acacia mangium plantation trial for sawlog in Quang Tri province Lê Công Định
Vũ Đức Bình
Lê Xuân Toàn
Nguyễn Thị Thanh Nga
Nguyễn Hải Thành
Hà Văn Thiện
Nguyễn Thị Kim Vui
Phạm Tiến Hùng
109
12. Đánh giá vùng thích hợp một số loài cây trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Bắc Kạn Suitability assessment of some tree species for establishment of large timber plantation in Bac Kan province Đặng Quang Hưng
Vũ Quý Đông
Tạ Văn Hân
119
13. Động thái biến đổi đặc điểm tầng đất mặt sau đám cháy ở rừng Khộp, Vườn Quốc gia Yokđôn Variation behaviour of topsoil trait after fire in the deciduous forest, Yokdon National Park Phạm Văn Hường
Kiều Phương Anh
Lê Hồng Việt
Phạm Thị Luận
128
14. Tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang
Indigenous knowledge using medicinal plants of ethnic minority communities in Chan Son commune, Yen Son district, Tuyen Quang province Nguyễn Thị Thu Hiền
Trịnh Đình Khá
Bùi Thị Hoài Thương
140
15. Đa dạng nguồn tài nguyên cây dược liệu ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh
Gia Lai
Diversity of medicinal plant at Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province Lê Thị Kim Ngân
Trương Thị Đẹp
Ngô Văn Thắng
Trương Bá Vương,
Đặng Văn Sơn
151
16. Thành phần loài sâu hại cây Trôm (Sterculia foetida L.) tại vùng Nam Trung Bộ Insect pests associated with Sterrculia foetida L. in South Central of Vietnam Đào Ngọc Quang
Lê Văn Bình
Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Quốc Thống
160
17. Nấm Ceratocystis manginecans phân lập từ Mọt đục thân Euwallacea fornicatus (Eichhoff) và cây Keo tai tượng ở Phú Thọ Isolation of Ceratocystis manginecans from shot hole borer Euwallacea fornicatus (Eichhoff) and Acacia mangium in Phu Tho province Vũ Ngọc An
Bùi Quang Tiếp
Trần Thanh Trăng
168

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ CHIỀU DÀI SỢI GỖ CỦA MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI CHUYỂN GEN EcHB1

Lê Thị Thủy1, Trần Đức Vượng1, Trần Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Huyền1,
Nguyễn Thị Việt Hà1, Hà Thị Huyền Ngọc1, Quách Mạnh Tùng1, Phan Đức Chỉnh1,
Trần Hồ Quang2, Nguyễn Đức Kiên1, Lê Sơn1

1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu tạo giống cây trồng lâm nghiệp mới bằng kỹ thuật chuyển gen được nhìn nhận là hướng đi đột phá, bởi chuyển gen có thể chọn tạo được các cá thể mang những đặc tính ưu việt trong thời gian ngắn so với phương pháp chọn giống truyền thống. Gen EcHB1 được phân lập từ Bạch đàn caman (Eucalyptus camaldunensis) và đã được chứng minh là có tác dụng làm tăng chiều dài sợi gỗ. Từ 2012 đến 2015, gen EcHB1 đã được nghiên cứu chuyển vào Bạch đàn lai UU (là giống lai giữa các cây trội đã được chọn lọc của bạch đàn urophylla) thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, các dòng này đã được phân tích sự có mặt của gen EcHB1 bằng phương pháp PCR ở giai đoạn vườn ươm và đã được trồng khảo nghiệm tại hiện trường năm 2018. Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu đánh giá sinh trưởng và chiều dài sợi gỗ ở cây chuyển gen trên hiện trường thí nghiệm. Kết quả đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây chuyển gen ở giai đoạn khảo nghiệm 21 tháng tuổi cho thấy các dòng bạch đàn lai UU chuyển gen có sinh trưởng ổn định, đường kính ngang ngực đạt cao nhất 6,0 cm, chiều cao đạt từ 7,1 m đến 7,8 m và một số dòng có chiều dài sợi gỗ vượt từ 10% so với cây đối chứng không chuyển gen.

Từ khóa: Bạch đàn lai, chiều dài sợi gỗ, chuyển gen, gen EcHB1, sinh trưởng

Assessment of growth, development, and wood fiber length of transgenic eucalyptus hybrid clones

The gene EcHB1, is isolated from E. camaldulensis, encoding for increasing the wood fiber length. In the period of 2010 – 2015, the gene was transferred into superior clones of E. urophylla ´ E. urophylla (UU hybrid) via Agrobacterium tumefaciens. The field test for thế clones were planted at Bavi (Hanoi) in 2018. This study evaluated the growth (height and breast diameter) and fiber length traits of transformed clones at 21 months stage. The results illustrated that some eucalypt transgenic clones showed good performance in growth (DHB upto 6.0 cm and height ranged from 7.1 m to 7.8 m) and had higher wood fiber length (atleast 10% excceded) than that in the control clones (UU89). Several potential clones showing fast growing and long fiber length were selected for further assessments.

Keywords: EcHB1 gene, eucalyptus hybrid, growth, wood fiber length

 

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CÂY MẬT NHÂN (Eurycuma longifolia Jack) TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ TỰ NHIÊN THUỘC NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

Nguyễn Thị Huyền1, Phạm Tiến Bằng2, Lê Thị Thủy1,
Trần Thị Thu Hà1, Nguyễn Thị Việt Hà2, Hà Thị Huyền Ngọc1,
Mai Thị Phương Thúy1, Ngô Văn Cầm3, Lê Sơn1

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mật nhân (Eurycuma longifolia Jack) là loại thảo dược quý có tác dụng điều trị nhiều bệnh như giúp tăng cường chức năng sinh lý, cải thiện chứng trầm cảm sau sinh, các chứng bệnh về đường ruột, trị sốt rét, giảm đau đầu và đau bụng,… nên nhu cầu sử dụng loài cây này càng lớn. Sự khai thác quá mức và môi trường sống tự nhiên bị đe dọa đã làm ảnh hưởng đến tính đa dạng của cây Mật nhân. Vì vậy, đánh giá đa dạng di truyền để đưa ra các phương án bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này là việc làm cần thiết. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 10 cặp mồi ISSR để đánh giá mức độ dạng di truyền của 94 mẫu cây Mật nhân thu ở 13 quần thể tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Kết quả thu được 65 phân đoạn ISSR-PCR trong đó có 50,18% phân đoạn đa hình. Trong các quần thể nghiên cứu, quần thể Bình Thuận có mức độ đa dạng di truyền cao nhất (h = 0,248), trong khi quần thể Đà Nẵng có mức độ đa dạng di truyền thấp nhất (h = 0,058). Phân tích mối quan hệ di truyền cho thấy, 13 quần thể được chia thành nhiều nhóm với hệ số tương đồng di truyền dao động từ 0,779 đến 0,944 và khoảng cách di truyền từ 0,058 đến 0,248. Trong đó, quần thể Lâm Đồng và Quảng Nam có khoảng cách di truyền xa hơn so với các quần thể còn lại. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự đa dạng di truyền tương đối cao trong các quần thể Mật nhân ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, cần nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen có giá trị này trong tương lai.

Từ khóa: Đa dạng di truyền, Eurycuma longifolia Jack, ISSR

Evaluation of genetic diversity of Eurycuma longifolia Jack in some natural populations in the South Central and Central Highlands

Eurycuma longifolia Jack, a precious herb, has the effect of treating many diseases such as enhancing physiological fuction, improving postpartum depression, intestinal diseases, treating malaria, reducing headache and abdominal pain, ect., so the human demand for this plant is great. Over exploitation by people and threatened natural environment affected the genetic diversity of Eurycuma longifolia Jack. In this research, 10 ISSR primers were used to evaluate the genetic diversity of 94 samples that collected in South Central and Central Highlands. The results showed that there were 65 bands produced in which 50.18% were polymorphic. Genetic diversity was highest in Binh Thuan population (h = 0.248) and lowest in Da Nang population (h = 0.058). Thirteen populations were classified into 5 main groups with genetic similarity coefficient ranged from 0.779 to 0.944 and genetic distance ranged from 0.058 to 0.248. Lam Dong and Quang Nam populations have a longer genetic distance than the rest. Overall, Eurycuma longifolia Jack had the high genetic diversity, therefore, studies to conserve, exploit and develop this valuable genetic resource should be conducted in the future.

Keywords: Eurycuma Longifolia Jack, genetic diversity, ISSR

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Nguyễn Kiên Cường1, Đỗ Thị Ngọc Hà1, Phùng Văn Tỉnh1, Trần Hữu Biển1,
Võ Đại Hải2, Nguyễn Minh Thanh3, Trần Nhật Trường4

1Trung tâm Nghiên cứu Thực Nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
4K61 – CNSH – Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai

TÓM TẮT

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) bằng phương pháp giâm hom. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng chất kích thích ra rễ IBA là tốt nhất so với 2 loại IAA và NAA. Tỷ lệ ra rễ và các chỉ số ra rễ đạt được cao nhất khi sử dụng IBA với nồng độ 3.000 ppm: Tỷ lệ ra rễ đạt 79,2%, số rễ trung bình/hom đạt 21,6 rễ, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 7,3 cm và chỉ số ra rễ đạt 157,7; Thời gian xử lý chất kích thích cho hom 3 phút đạt tỷ lệ ra rễ 77,5%, số rễ trung bình/hom đạt 20,2, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 7,2 cm và chỉ số ra rễ đạt 144,2; Nghiên cứu tuổi cây mẹ lấy hom: Tỷ lệ ra rễ của hom Sấu tía giảm dần khi tuổi cây mẹ lấy hom tăng lên. Hom từ cây mẹ 6 tháng tuổi cho tỷ lệ ra rễ và các chỉ số ra rễ cao nhất: Tỷ lệ ra rễ đạt 79,2%; số rễ trung bình/hom đạt 19,9 rễ, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 7,2 cm và chỉ số ra rễ đạt 142,4; Ở vùng Đông Nam Bộ, giâm hom vào mùa khô (tháng 1 đến tháng 3) cho kết quả tốt nhất, đạt tỷ lệ ra rễ 79,2%, số rễ trung bình/hom 18,4; chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 6,7 cm và chỉ số ra rễ là 123,2; Giá thể giâm hom có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom. Giá thể tốt nhất cho giâm hom Sấu tía là 100% cát đạt các giá trị: tỷ lệ ra rễ 84,2%; số rễ trung bình/hom đạt 19,6 rễ, chiều dài trung bình rễ dài nhất 6,9 cm và chỉ số ra rễ 135,9.

Từ khóa: Cây Sấu tía, nhân giống vô tính, chất kích thích ra rễ

Research on clonal propagation techniques of Sandoricum indicum Cav. from cuttings

The paper introduced the results of clonal propagation of Sandoricum indicum Cav. by cutting method. Research result showed that use of IBA to be the best compared to the two of IAA and NAA. Rooting rate and rooting index reached the apex when using IBA concentration of 3.000ppm; rooting rate of 79.2%, average number of root/cutting of 21.6; average length of longest root of 7.3 cm and rooting index of 157.7. Studying on time period of rooting hormone treatment: 3 minutes of rooting hormone treatment gained rooting rate of 77.5%, average number of root/cutting of 20.2; average length of longest root of 7.2 cm and rooting index of 144.2. Research on plus trees for cutting seedling: rooting ratio of cutting seedling decreased gradually according to increasing plus tree age, cutting seedlings taking from mother trees of 6 months produced rooting ratio and higest rooting indexes, rooting rate of 79.2%, average number of root/cutting of 19.9; average length of longest root of 7.2 cm and rooting index of 142.4. In the Southeast region, cutting in the dry season (January to March) obtained the best results, achieving rooting rate of 79.2%, average number of root/cutting of 18.4; average length of longest root of 6.7 cm and rooting index of 123.2. Potting soil had an effect on the rooting rate and cutting quality. The best substrate for Sandoricum indicum Cav. cutting seeding being 100% of sand, reaching rooting rate of 84.2%, average number of root/cutting of 19.6; average length of longest root of 6,9 cm and rooting index of 135.9.

Keywords: Sandoricum indicum Cav., clonal propagation, rooting hormone

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) TỪ HẠT

Nguyễn Thị Thanh Nga, Trần Thị Tường Vân, Phạm Tiến Hùng,
Phạm Xuân Đỉnh, Vũ Đức Bình, Hoàng Thị Thiết, Nguyễn Thị Thảo Trang,
Lê Thị Như Nguyệt, Nguyễn Thị Thuý Nga

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Huỷnh là loài cây bản địa gỗ lớn có giá trị sử dụng làm đồ mộc và xây dựng. Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh từ hạt phục vụ trồng rừng tại các tỉnh miền Trung. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt Huỷnh thu hái ở vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có độ ẩm trung bình là 13,38%. Tỷ lệ nảy mầm ban đầu trung bình của hạt Huỷnh là 81,25%. Thời kỳ nảy mầm của hạt từ 19 đến 21 ngày. Hạt bắt đầu nảy mầm sau 5 ngày gieo và đạt tỷ lệ cao nhất vào ngày thứ 9. Sau 15 ngày, số lượng hạt nảy mầm không đáng kể. Xử lý hạt Huỷnh chỉ cần ngâm hạt trong thuốc tím 0,1% 15 phút và gieo trong cát ẩm. Thành phần hỗn hợp ruột bầu tốt nhất là 90% đất mùn tơi xốp + 9% phân chuồng hoai + 1% phân lân. Huỷnh cần che sáng 50% trong giai đoạn từ khi cấy cây mầm đến 1 tháng tuổi, giai đoạn 2 đến 9 tháng tuổi chỉ cần che sáng 25% là phù hợp.

Từ khóa: Nhân giống, Huỷnh, đặc điểm sinh lý

Research on seed physiological characteristics and seed propagation of Tarrietia javanica Blume

Tarrietia javanica Blume is a valuable native tree species for timber, furniture, and construction. This paper presents research results on seed physiological characteristics and seed propagation of Tarrietia javanica to produce seedlings for afforestation in the Central provinces. Research results showed that Tarrietia javanica seeds collected in the North Central and South Central regions had an average humidity of 13.38%. The average initial germination rate of Tarrietia javanica seeds was 81.25%. The seed germination period was from 19 to 21 days. The seeds started to germinate after five days of sowing and reached the highest rate on day 9. After 15 days, the number of seeds germinated was negligible. The soil composition in the container consisted of 90% humus + 9% manure + 1% phosphorus had the best effect. Tarrietia javanica seed treatment included soaking the seeds in 0.1% potassium permanganate for 15 minutes, and taking sowing them in moist sand. Tarrietia javanica needs 50% light shading from the stage of transplanting seedlings to 1-month-old, from 2 to 9 months old, it only needs 25% light shading.

Keywords:Tarrietia javanica, propagation, physiological characteristics

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG BẰNG HẠT LOÀI LÔI KHOAI (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.)
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thoa1, Nguyễn Thị Bích Phượng2, Lê Văn Phúc1,
Lê Sĩ Hồng1, Kim Ngọc Tuyên3, Đặng Ngọc Vinh3

1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
2 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thái Nguyên
3 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang

TÓM TẮT

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về nhân giống bằng hạt loài Lôi khoai, kết quả cho thấy: Quả Lôi khoai dạng quả đậu, chứa 4 – 8 hạt, hạt to màu đen bóng, khối lượng 1.000 hạt là 1550 g/1.000 hạt, tỷ lệ hạt chắc 97,8%. Kết quả thí nghiệm hỗn hợp ruột bầu cho thấy, tỷ lệ nảy mầm sau 30 ngày ở công thức 4: 83% đất tầng mặt + 15% phân chuồng hoai + 2% NPK là cao nhất, và cũng là công thức có sinh trưởng về đường kính và chiều cao lớn nhất, đạt trị số chiều cao là 18,73 cm và đường kính 0,47 cm ở giai đoạn 4 tháng tuổi. Sinh trưởng về đường kính và chiều cao của loài Lôi khoai ở các chế độ tưới nước khác nhau là có sự khác nhau rõ rệt, công thức 1 (ngày tưới 2 lần (sáng và chiều) với liều lượng 4 lít/m2) là công thức cho kết quả tốt nhất (D00 = 0,43 cm, Hvn = 17,0 cm). Chế độ che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm, đặc biệt là sinh trưởng về chiều cao ở giai đoạn 4 tháng tuổi, sinh trưởng về đường kính và chiều cao đạt cao nhất tại công thức che sáng 50% (D00 = 0,38 cm, Hvn = 17,3 cm) và thấp nhất tại công thức không che sáng (D00 = 0,34 cm, Hvn = 15,1 cm).

Từ khóa: Chiều cao, che sáng, đường kính, nhân giống, sinh trưởng, tưới nước

Research on seed propagation of Loi khoai (Gymnocladus angustifolia (Gagn.) J.E. Vid.) in Thai Nguyen province

The article presents some research results on propagation by seeds of Loi khoai (Gymnocladus angustifolia) species. The results showed that: The fruit of Gymnocladus angustifolia is bean-shaped, containing 4 – 8 large shiny black seeds, the weight of 1,000 seeds is 1,550 g, the percentage of good seeds is 97.8%. The experimental test of different formulas in planting pots showed that germination rate after 30 days in formula 4: 83% topsoil + 15% manure + 2% NPK is the highest, and is also the formula with the largest growth in diameter and height, reaching a height value of 18.75 cm and a diameter of 0.47 cm at the 4 – month ages. The growth in diameter and height of Gymnocladus angustifolia species in different watering regimes is markedly different. Formula 1 (watering twice a day (morning and afternoon) with a dosage of 4 liters/m2) is the gives the best results (D0 = 0.43 cm, Hvn = 17.0 cm). Different shading regimes affect seedling growth in the nursery, especially height growth at 4 – monthage. Growth in diameter and height was highest in the 50% shading treatment (D0 = 0.38 cm, Hvn = 17.3 cm) and the lowest in the unshaded treatment (D0 = 0.34 cm, Hvn= 15.1 cm).

Keywords: Height, shading, diameter, propagation, growth, watering

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NGUỒN GEN CÂY GỪNG ĐEN (Distichochlamys citrea) TẠI VÙNG ĐỒI NÚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Phạm Thị Kim Hạnh1, Hồ Thị Loan2, Nguyễn Thị Thu Dung3, Nguyễn Thị Duyên4

1 Trung tâm Tài nguyên thực vật
2Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật
3Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng
4Viện Hóa công nghiệp

TÓM TẮT

Gừng đen (Distichochlamys citrea) là loài cây dược liệu quý, được phát hiện năm 1995 tại Vườn Quốc gia Bạch Mã. Kết quả đánh giá 38 chỉ tiêu về kích thước các bộ phận của cây trồng 1 năm tuổi ở vùng đồi núi xã Ba Trại, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội cho thấy có sự tương đồng với nơi xuất xứ ở Vườn Quốc gia Bạch Mã. Nghiên cứu mối quan hệ di truyền chi Gừng đen thông qua giải trình tự đoạn gen Matk và 1 phần gen ITS của 15 mẫu Gừng đen của 3 vùng phân bố đã xác định được 11 mẫu ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện A Lưới thuộc loài Distichochlamys citrea, 4 mẫu Vườn Quốc gia Vũ Quang thuộc chi Gừng đen Distichochlamys sp. Kỹ thuật trồng Gừng đen phù hợp ở vùng đồi Ba Vì là vào mùa xuân, mật độ 6 cây/m2, độ che sáng 75%, liều lượng phân bón [0,6 kg Phân chuồng hoai + 20 mg/lB1 + 20 mg/l humic]/cây hoặc [0,45 kg phân chuồng hoai + 2 g NPKhh tỷ lệ (13N: 21K2O5:13P2O)] cho cây sinh trưởng tốt. Đã định danh được 30 cấu tử trong tinh dầu Gừng đen, thành phần chính là 1,8 – Cineole (17,37%), Trans-Geraniol (27,89%), nhóm citral (9,51%), nhóm Pinene (8,18%), Geranyl acetate (9,82%), β-Myrcene (2,06%), α-Terpinene (2,27%), Linalool (2,29%), β-Sesquiphellandrene (3,91%), endo-Borneol (2,32%), Terpinene-4 – ol (3,94%) và 1 số cấu tử với hàm lượng thấp hơn, các cấu tử này chiếm hơn 90% khối lượng tinh dầu và có thể ứng dụng trong dược phẩm, mỹ phẩm, hương liệu.

Từ khóa: Gừng đen (Distichochlamys citrea), đặc điểm sinh học, quan hệ di truyền, thành phần hóa học tinh dầu, vùng đồi núi Hà Nội

Research on development of Distichochlamys citrea gene resource on
hilly-mountainous areas Hanoi city

Distichochlamys citrea is a precious medicinal plant, discovered in 1995 at Bach Ma National Park. Results of assessment on sizes of 38 biological plant parts of Distichochlamys citrea planted 1 year on hilly-mountainous area of Ba Trai commune, Ba Vi district, Hanoi city show that there are similar features compared with Distichochlamys citrea planted in original Bach Ma National Park. Research on genetic relation of genus Distichochlamys was conducted through sequencing of Matk gene fragment and part of ITS gene of 15 samples of Black Ginger from 3 distribution regions, 11 samples in Bach Ma National Park, A Luoi district) belonging to Distichochlamys citrea species were identified, 4 samples of Vu Quang National Park belonging to the genus Distichochlamys also were recorded. Suitable techniques of Distichochlamys citrea is to plant in spring, density 6 plants/m2, direct light shading ratio 75%, fertilizer dosage [0.6 kg Farmyard manure + 20 mg/lB1 + 20 mg/l humic]/plant or [0.45 kg farmyard manure + 2 g NPKhh ratio (13N: 21K2O5:13P2O5)]. 30 components of essential oil were identified, the main components are 1.8 – Cineole (17.37%), Trans-Geraniol (27.89%), citral group (9.51%), Pinene group (8.18%), Geranyl acetate (9.82%), β-Myrcene (2.06%), α-Terpinene (2.27%), Linalool (2.29%), β-Sesquiphellandrene (3.91%), endo-Borneol (2.32%), Terpinene-4 – ol (3.94%) and a number of components of low content with more than 90% oil weigh and can be applied in pharmaceuticals, cosmetics, fragrances.

Keywords: Distichochlamys citrea, biological characteristics, genetic relation, chemical component of essential oil, hilly-mountainous areas of Hanoi city

KẾT QUẢ LỰA CHỌN CÂY MẸ BÁCH VÀNG (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÀM CƠ SỞ CHO NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH VÀ BẢO TỒN NGOẠI VI (EXSITU)

Bùi Trọng Thuỷ1, Vũ Quý Đông2, Nguyễn Công Phương1, Phạm Đức Chiến3

[1] Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
2 Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) là loài đặc hữu và có giá trị cao mới được phát hiện ở Việt Nam. Bách vàng có bố tự nhiên ở các khu rừng trên núi đá vôi thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cây trưởng thành còn rất ít và đang bị khai thác theo hình thức huỷ diệt, làm cạn kiệt tài nguyên và mất dần nguồn gen quý. Vì vậy việc bảo tồn và phát triển loài cây này ở các tỉnh miền núi phía Bắc là rất cần thiết. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu lựa chọn cây trội làm cây mẹ để lấy vật liệu nhân giống vô tính phục vụ cho các thí nghiệm khảo nghiệm dòng vô tính kết hợp bảo tồn ngoại vi Exsitu. Kết quả, nghiên cứu đã lựa chọn được 30 cây mẹ tại 3 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng. Cụ thể tại Hà Giang lựa chọn được 15 cây mẹ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn, huyện Quản Bạ; tại Tuyên Quang lựa chọn được 7 cây mẹ tại xã Sinh Long, huyện Na Hang và 8 cây mẹ tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Các cây mẹ này đều sinh trưởng và phát triển tốt, là nguồn nguyên liệu tốt để lấy vật liệu giống phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.

Từ khóa: Bách vàng, cây mẹ

Results of selecting mother tree of golden vietnamese cypress (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) in the Northern mountainous provinces as the basis for vegetative propagation and exsitu conservation

The Golden Vietnamese Cypress (Xanthocyparis vietnamensis Farjon & Hiep) is a newly discovered and valuable endemic species in Vietnam. The species distributes naturally in limestone forests of Ha Giang, Tuyen Quang and Cao Bang provinces. However, at present, the number of mature trees is very small and is being exploited in the form of destruction, depleting resources and gradually losing valuable genetic resources. Therefore, the conservation and development of this tree species in the northern part of Vietnam is very necessary. Within the scope of this paper, we present the results of research on selection of plus tree as mother tree to obtain vegetative propagation materials for the Exsitu conserved clonal experiments. As a result, the team selected 30 mother tree in Ha Giang, Tuyen Quang and Cao Bang province. Specifically, in Ha Giang were selected 15 plus trees in Bat Dai Son Nature Reserve, Quan Ba ​​district; in Tuyen Quang were selected 7 mother trees in Sinh Long commune, Na Hang district; in Cao Bang were selected 8 mother trees in Ca Thành commune, Nguyen Binh district. All of trees are grew and developed well, which is a good source of raw materials for obtaining seed materials for further studies.

Keywords: Xanthocyparis vietnamensis, mother tree

SINH KHỐI VÀ TÍCH LŨY DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU

Vũ Đức Bình, Phạm Xuân Đỉnh, Phạm Tiến Hùng, Nguyễn Thị Liệu,
Nguyễn Hải Thành, Hà Văn Thiện, Lê Công Định, Nguyễn Thị Thanh Nga,
Lê Xuân Toàn, Nguyễn Thị Kim Vui, Trần Anh Trung, Nguyễn Xuân Tùng

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu xác định sinh khối và khả năng tích lũy dinh dưỡng khoáng của cây Huỷnh từ 1 đến 5 năm tuổi. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp cây tiêu chuẩn để thu mẫu sinh khối và phân tích khả năng tích lũy các thành phần dinh dưỡng chính gồm N, P2O5, K2O trong cây. Kết quả chỉ ra rằng, khi tuổi cây tăng lên thì sinh khối tươi của Huỷnh đã tăng lên đáng kể. Tại tuổi 1 sinh khối tươi trung bình của cây Huỷnh đạt 18,17 g, đến tuổi 3 là 4.000 g và đến tuổi 5 là 26.253,33 g. Cấu trúc sinh khối cây cá lẻ gồm 4 phần, trong đó sinh khối thân chiếm tỷ lệ lớn nhất, sau đó đến sinh khối lá, rễ và cành cây. Hàm lượng chất dinh dưỡng tích lũy tăng dần theo tuổi và tập trung chủ yếu trong bộ phận lá cây, cành cây, thân cây và thấp nhất là trong rễ cây. Hàm lượng các chất dinh dưỡng tích lũy trong cây Huỷnh dao động từ 0,15 – 315,56 g N (trung bình là 99,91 g N); 0,08 – 147,17 g P2O5 (trung bình là 43,91 g P2O5); và 0,29 – 511,74 g K2O (trung bình là 164,61 g K2O).

Từ khóa: Dinh dưỡng, cây Huỷnh, sinh khối, rừng trồng

Biomass and nutrient accumulation in Tarrietia javanica Blume of different ages

This paper presents the results of the study to determine the biomass and nutrient accumulation capacity of Tarrietia javanica trees from 1 to 5 years old. The study applied medium-sized tree method to collect biomass, and representative samples were collected for the analysis of nutrient accumulation (N/nitrogen, P/phosphorous, and K/potassium). The results indicated that as the tree age increased, consequently, the growth of fresh biomass of T. javanica also significantly increased. At the age of 1, the average fresh biomass of T. javanica tree was 18.17 g, at the age of 3 (4,000 g), and at the age of 5 it was 26,253.33 g. The individual plant biomass structure consists of 4 parts, in which the stem biomass accounts for the largest proportion, followed by the biomass of leaves, roots and branches. The amount of accumulated nutrients increases with age and was mainly concentrated in the leaves, branches, trunks and lowest in the roots. The concentration of nutrients accumulated in the T. javanica trees was in the ranges from 0.15 – 315.56 g N (average were 99.91 g); 0.08 – 147.17 g P2O5 (average 43.91 g); and 0.29 – 511.74 g K2O (mean 164.61 g).

Keywords: Biomass, nutrients, plantation, Tarrietia javanica

SINH TRƯỞNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG
THÔNG CARIBÊ (Pinus caribaea Morelet) TẠI LÂM ĐỒNG

Lê Cảnh Nam1, Phạm Ngọc Tuân2, Hoàng Thanh Trường1, Lê Hồng Én1,
Giang Thị Thanh1, Nguyễn Bá Trung1, Trần Đăng Hoài1,
Nguyễn Quốc Huy1 và Lưu Thế Trung1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Khoa Nông Lâm, Trường Đại học Đà Lạt

TÓM TẮT

Kết quả đánh giá sinh trưởng Thông caribê tại các mô hình rừng trồng thử nghiệm từ tuổi 2 đến tuổi 7 trên các vùng sinh thái của tỉnh Lâm Đồng cho thấy tăng trưởng bình quân về đường kính ngang ngực trung bình là 1,9 cm/năm, chiều cao vút ngọn trung bình là 1,02 m/năm. Nghiên cứu ảnh hưởng các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng Thông caribê, sử dụng phương pháp thiết lập mô hình đa biến tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để lập và thẩm định sai số của các mô hình dự đoán sinh trưởng (Hvn, D1,3) theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng. Kết quả lựa chọn được: (1) Mô hình sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn) theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng là tuổi (A), độ cao so với mặt nước biển (Alt), độ ẩm không khí trung bình các tháng 6, 9, 10 (H6, H9, H10), lượng mưa trung bình các tháng 6, 8 và 10 (P6, P8 và P10), nhiệt độ trung bình các tháng 2, 3 và 4 (T2, T3 và T4), pH đất và hàm lượng lân dễ tiêu tổng số (La): Hvn = 17,7731 + 0,000811664 ´ (H6´H9) + 0,0973052 ´ H10 + 0,833322 ´ A – 0,00114132 ´ Alt – 10,5349 ´ La – 0,00127346 ´ P10 – 5,96293E-7 ´ (P6 ´ P9) – 10,957 ´ pH – 0,00771945 ´ (T2 ´ T3) + 1,21229 ´ T4; (2) Mô hình sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1,3) theo các nhân tố ảnh hưởng là tuổi (A), lượng mưa trung bình các tháng 7, 8, 9 và 10 (P7, P8, 9 và P10), nhiệt độ trung bình các tháng 5, 6 và 7 (T5, T6 và T7), pH đất và hàm lượng lân dễ tiêu tổng số (La): D1,3 = 77,2889 – 0,565521 ´ La + 3,14907 ´ A – 18,4716 ´ pH – 9,61946E-12 ´ (P7 ´ P8 ´ P9 ´ P10) + 0,000384643 ´ (T7 ´ T8 ´ T9).

Từ khóa: Mô hình sinh trưởng, Caribê Lâm Đồng, sinh thái thông caribê, tăng trưởng thông caribê

Growth and ecological factors impact on the growth of Pinus caribaea Morelet plantation in Lam Dong province

The result of Pinus caribaea’s plantation models growth evaluation at subregion in Lam Dong showed that the average increment of DBH is 1.9 cm year-1, and average increment of total high is 1.02 m year-1. For ecological factors impact on the Pinus caribaea’s growth, using weighted multi-variables linear/non-linear regression we developed and validated the models to predict the growth through main ecological factors. As a result, we determined these main ecological factors impact on growth (Hvn and D1,3) were (1) Age, Altitute, monthly humid H (June, Sept and Oct), monthly precipitation P (June, Aug, Oct), monthly temperature T (Ferb, March, April), pH and total P2O5 in the soil (La): Hvn = 17.7731 + 0.000811664 ´ (H6´H9) + 0.0973052 ´ H10 + 0.833322 ´ A – 0.00114132 ´ Alt – 10.5349 ´ La – 0.00127346 ´ P10 – 5.96293E-7 ´ (P6 ´ P9) – 10.957 ´ pH – 0.00771945 ´ (T2 ´ T3) + 1.21229´T4; (2) Age, monthly precipitation P (July, Aug, Sept, Oct), monthly temperature T (May, June, July), pH and total P2O5 in the soil (La): D1,3 = 77.2889 – 0.565521 ´ La + 3.14907 ´ A – 18.4716 ´ pH – 9.61946E-12 ´ (P7 ´ P8 ´ P9 ´ P10) + 0.000384643 ´ (T7 ´ T8 ´ T9).

Keywords: Growth model, caribaea Lam Dong, caribaea’s ecology, caribaea’s increment

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Cao Văn Lạng1, Vũ Duy Văn2, Lâm Văn Phong3, Phạm Văn Viện1,
Phạm Đình Sâm4, Hoàng Văn Thành4, Dương Quang Trung4

[1]Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh
3 Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh
4 Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Bạch đàn là một trong các loài cây trồng rừng phổ biến của tỉnh Quảng Ninh, với tổng diện tích đến năm 2020 là 18.087,7 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh. Bạch đàn được đưa vào trồng rừng ở tất cả 13 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, trong đó nhiều nhất ở huyện Vân Đồn là 6.251,7 ha và thị xã Đông Triều là 5.645,8 ha. Rừng trồng bạch đàn trên địa bàn tỉnh có lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính êD1,3 (cm) và chiều cao êHvn (m) đạt giá trị tương ứng 3,0 cm/năm và 3,8 m/năm đối với cấp tuổi 1 (1 – 3 tuổi); 2,2 cm/năm và 2,7 m/năm đối với cấp tuổi 2 (4 – 6 tuổi); 1,1 cm/năm và 1,8 m/năm đối với cấp tuổi 3 (7 – 9 tuổi). Trữ lượng rừng trồng bạch đàn ở tuổi khai thác phổ biến (5 – 7 tuổi) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có sự biến động lớn, dao động từ 80,0 – 130,3 m3/ha, tương đương lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về trữ lượng dao động từ 14,2 – 23,3 m3/ha/năm, trung bình của toàn tỉnh đạt 100,8 m3/ha. Tỷ lệ số cây bị sâu, bệnh hại trong các rừng trồng bạch đàn trung bình là 20,1%. Tuy nhiên, mức độ phát triển của sâu, bệnh hại chưa thực sự nghiêm trọng khi đa số cây bị hại chỉ ở mức gây hại cấp 1 (tỷ lệ tán lá bị sâu, bệnh ≤ 25% hoặc tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤ 10%) chiếm 19,2%.

Từ khóa: Bạch đàn, sinh trưởng, năng suất, Quảng Ninh

Assessment of the growth and productivity of eucalyptus plantaion in Quang Ninh province

Eucalyptus is the main planting species of Quang Ninh province, with a total area of ​​18,087.7 ​​hectares by 2020, accounting for 7.3% of the total area of ​​planted forests in the province. Eucalyptus was planted in all 13 districts, towns and cities of the province, of which the most in Van Don district was 6,251.7 ha and Dong Trieu town was 5,645.8 ha. Eucalyptus plantations in the province have an average annual growth in diameter êD1,3 (cm) and height êHvn (m) reaching values ​​of 3.0 cm/year and 3.8 m/year for age level 1 (1 – 3 years old); 2.2 cm/year and 2.7 m/year for age level 2 (4 – 6 years old); 1.1 cm/year and 1.8 m/year for age level 3 (7 – 9 years old). The yeild of eucalyptus plantations at the common age of logging (5 – 7 years old) in Quang Ninh province has a great variation, ranging from 80.0 to 130.3 m3/ha, equivalent to the amount of growth. the annual average of productivity ranges from 14.2 – 23.3 m3/ha/year, the province’s average reaches 100.8 m3/ha. The rate of trees affected by pests and diseases in the stands of 20.1% on average. However, the level of development of pests and diseases is not really serious when most of the damaged trees are only at level 1 damage (the percentage of foliage with pests and diseases ≤ 25% or the rate of branches with pests and diseases ≤ 10%) accounts for 19.2%.

Keywords: Eucalyptus plantation, growth, productivity, Quang Ninh province

KẾT QUẢ ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT GIỐNG VÀ LÂM SINH XÂY DỰNG MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI QUẢNG TRỊ

Lê Công Định, Vũ Đức Bình, Lê Xuân Toàn, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Hải Thành, Hà Văn Thiện, Nguyễn Thị Kim Vui, Phạm Tiến Hùng

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng Keo tai tượng cung cấp gỗ lớn tại Quảng Trị. Sau 4,5 năm tuổi, các mô hình thí nghiệm có tỷ lệ sống đạt trên 81,7%, sinh trưởng đường kính bình quân (D1,3) = 12,1 cm, chiều cao bình quân (Hvn) = 13,4 m, đường kính tán bình quân (Dt) = 4,0 m. Trữ lượng đạt 113,5 m3/ha, lượng tăng trưởng bình quân năm(rM) đạt 25,2 m3/ha/năm. Chỉ tiêu chất lượng thân cây khá tốt Icl = 15,6 điểm. Việc tỉa cành làm giảm sinh trưởng của cây rừng ở giai đoạn đầu do giảm diện tích quang hợp của tán lá. Tuy nhiên việc tỉa cành bước đầu đã tạo cây rừng có hình thái cây đẹp, có đoạn gỗ thẳng đẹp phù hợp với trồng rừng gỗ lớn. Giai đoạn 4,5 tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng tổng hợp của công thức tỉa cành đều cao hơn hẳn công thức không tỉa cành và có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Việc tỉa thưa có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng đường kính và thể tích thân cây và có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Về sinh trưởng đường kính bình quân và thể tích thân cây bình quân, công thức mật độ 800 cây/ha và 1.000 cây/ha là tốt nhất, tiếp theo là công thức mật độ 1.200 cây/ha và kém nhất là công thức không tỉa thưa. Tuy nhiên, việc tỉa thưa cũng làm giảm đáng kể trữ lượng rừng. Do đó, việc tỉa thưa ở tuổi 3 để lại mật độ 800 – 1.000 cây/ha là phù hợp cho kinh doanh gỗ lớn ở Quảng Trị.

Từ khóa: Gỗ lớn, Keo tai tượng, kỹ thuật lâm sinh, Quảng Trị.

Results of application of technical progess in seedlings and silviculture building Acacia mangium plantation trial for sawlog in Quang Tri province

This paper introduces the results of applied research on post-harvest organic material management and the influence of silvicultural measures to improve productivity and quality of Acacia mangium plantations providing large timber in Quang Tri. After 4.5 years of age, the experimental models had a survival rate of 81.7%, average growth diameter D1,3 = 12.1 cm, average peak height Hvn = 13.4 m, average canopy diameter Dt = 4.0 m. Reserves was 113.5 m3/ha, average annual growth (rM) was 25.2 m3/ha/year. The quality of stems was quite good Icl = 15.6 points. Pruning reduced the growth of forest trees at an early stage by reducing the photosynthetic area of ​​the foliage. However, the initial pruning had created a beautiful tree with a beautiful tree shape, with a straight piece of wood suitable for large timber plantations. At the age of 4.5 years, the growth parameters of average diameter, average height and overall quality of the pruning formula were significantly higher than that of the unpruned formula. Thinning had a very good effect on growth in diameter and stem volume. In terms of average growth, the formula density of 800 plants/ha and 1,000 plants/ha were the best, follow by the density formula of 1,200 plants/ha and the worst was non-thinning formula. However, thinning also significantly reduced forest reserves. Therefore, thinning at the age of 3, leaving a density of 800 – 1,000 trees/ha was suitable for large timber business in Quang Tri.

Keywords: Sawlog, Acacia mangium, silviculture techniques, Quang Tri.

ĐÁNH GIÁ VÙNG THÍCH HỢP MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TẠI TỈNH BẮC KẠN

Đặng Quang Hưng, Vũ Quý Đông, Tạ Văn Hân

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này là một trong các hoạt động của dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ trong trồng rừng gỗ lớn, hỗn loài đa mục đích nhằm tăng năng suất, giá trị sản phẩm lâm nghiệp” thực hiện tại tỉnh Bắc Kạn. Nghiên cứu đã phân chia lập địa và xây dựng bản đồ thích hợp cho một số loài cây có khả năng trồng rừng gỗ lớn, bao gồm các loài Trám trắng, Trám đen, Giổi xanh và Lát hoa. Kết quả cho thấy diện tích lập địa ở mức độ thích hợp trung bình (S2) đối với các loài Trám trắng, Trám đen, Giổi xanh và Lát hoa là khá lớn. Hơn 81% tổng diện tích đất rừng sản xuất và đất trống đồi trọc của tỉnh đạt mức độ thích hợp trung bình đối với cây Giổi xanh. Với 2 loài Trám đen và Lát hoa, diện tích đất rất thích hợp (S1) và thích hợp trung bình (S2) tương đương nhau và chiếm đa số diện tích đất rừng sản xuất và đất trống trọc trên toàn tỉnh. Đây là những căn cứ quan trọng để địa phương lựa chọn và định hướng phát triển rừng trồng gỗ lớn.

Từ khóa: Bản đồ lập địa, Giổi xanh, Trám đen, Trám trắng, Lát hoa

Suitability assessment of some tree species for establishment of large timber plantation in Bac Kan province

This resaerch is a part of the project titled “Application of science and technology in afforestation of large and mixed timber forests to increase productivity and value of forestry products” implemented in Bac Kan province. The research conducted site classification and developed suitability maps of some species that are potential for large timber plantation in Bac Kan. These species are Michelia mediocris, Canarium album, Canarium nigrum and Chukrasia tabularis. The results show that moderate suitable sites (S2) for Michelia mediocris, Canarium album, Canarium nigrum and Chukrasia tabularis covers larger area. It is esimated that more than 81% of tortal ​​production forest and non forestland in the province is moderately suitable for growing Michelia mediocris. With regards to 2 species Canarium nigrum and Chukrasia tabularis, the suitable area (S1) and moderately suitable area (S2) are similar and account for the majority of production forestland and non forest land in the province. These ese are important bases for Bac Kan province to select tree species and develop large timber plantations.

Keywords: Site maps, Michelia mediocris, Canarium album, Canarium nigrum, Chukrasia tabularis

ĐỘNG THÁI BIẾN ĐỔI ĐẶC ĐIỂM TẦNG ĐẤT MẶT SAU ĐÁM CHÁY Ở RỪNG KHỘP, VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN

Phạm Văn Hường, Kiều Phương Anh, Lê Hồng Việt, Phạm Thị Luận

Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại Đồng Nai

TÓM TẮT

Bài báo đánh giá động thái biến đổi đặc điểm thảm cỏ, thảm khô, lớp mùn, xói mòn đất và đặc điểm tính chất tầng đất mặt tại các ô thực nghiệm đốt có kiểm soát trong thời gian 24 tháng ở Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn, kết quả cho thấy: các đám cháy đã ảnh hưởng đến đến đặc điểm của thảm tươi, thảm khô và lớp mùn. Đặc điểm đám cháy đã chi phối đến khả năng phục hồi của thảm cỏ, sự tích lũy của thảm khô sau cháy ở T5 đạt trên 80% so với T0. Thảm khô có độ khối lượng và độ dày tại thời điểm T5 tích lũy đạt 95,4% và 110% so với T0. Lớp mùn tích lũy đạt trên 100% so với thới điểm T0.Các đám cháy ảnh hưởng gián tiếp đến xói mòn đất, ở lâm phần 1 sau 24 tháng lớp đất bị xói mòn là 4,3 cm/năm, ở lâm phần 2 và 3 cường độ xói mòn đất là 3,8 cm và 3,5 cm. Hàm lượng Nitơ (N), Photpho (P) và Kali (K) tổng của lớp đất mặt chịu sự ảnh hưởng của các đám cháy và làm hàm lượng N giảm trung bình 18,0% và P giảm trung bình 13,8%, nhưng K tổng tăng trung bình 21,4% sau 24 tháng. Các đám cháy ảnh hưởng đến hàm lượng Nitơ (NH4+), Photpho (P2O5) và Kali (K2O5) dễ tiêu làm giảm hàm lượng NH4+ là 27,6% và P2O5 là 28,4%, trong khi hàm lượng K2O5 dễ tiêu được chuyển hóa và tổng hợp tốt hơn sau 24 tháng, K2O5 dễ tiêu tăng 44,5%. Ngoài yếu tố cháy rừng thì yếu tố lâm phần có ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và tích lũy hàm lượng NH4+, P2O5 và K2O5. Nhìn chung, đám cháy có kiểm soát đã làm thay đổi đặc điểm thảm cỏ, thảm khô, lớp mùn, cường độ xói mòn các đặc tính hóa học của tầng đất. Thời gian để cho các yếu tố này hồi phục, tích lũy được giao động từ 18 tháng đến 24 tháng.

Từ khóa: Đặc tính hóa học đất, rừng Khộp, đám cháy, xói mòn, VQG Yok Đôn

Variation behaviour of topsoil trait after fire in the deciduous forest, Yok Don National Park

The article evaluated variation behaviour of grass feature, dry carpet, humus tier, soil erosion and topsoil properties at experiment plots of controlled fire in the period of 24 months at Yok Don National Park. The results showed that: the fires had an influence on the characteristics of vegetation, dry carpet and humus layer. Fire traits have dominated recovery ability of grass, accumulation of dry carpet after blaze at T5 (after fire 24 months), reaching 80% compared to T0 (before fire). Dry carpet had the weight and thickness at the time of T5 accumulatively attained 95.4% and 110% as opposed to T0. Amassment of humus tier reached over 100% as against T0. Fires affected indirectly soil erosion. At the forest stand of 1, 2 and 3, the soil layer was eroded at 4.3 cm, 3.8 cm and 3.5 cm per year respectively. The total Nitrogen (N), Phosphorus (P) and Potassium (K) content of the topsoil were affected by blaze and the content of N and P decreased averagely 18.0% ,13.8% while K content averagely increased 21.4% after 24 months. Fires also had a huge impact on digestible Nitrogen (NH4+), Phosphorus (P2O5) and Potassium (K2O5) content that brought to the decrease of NH4+ and P2O5 content being 27.6% and 28.4% respectively. Meanwhile, the digestible K2O5 content was transformed and synthesized better after 24 months with the rise of 44.5%. Apart from forest fire, stand factor had an effect on metabolism and accumulation of NH4+, P2O5 and K2O5. Overall, controlled fires have changed the characteristics of vegetation, dry carpet, humus tier, erosive intensification and chemical properties of soil layer. The time for these factors to recover and amass from 18 to 24 months.

Keywords: Chemical properties of soil, deciduous forest, fire, soil erosion, Yok Don National Park

TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ CHÂN SƠN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

Nguyễn Thị Thu Hiền1,*, Trịnh Đình Khá1, Bùi Thị Hoài Thương2

1Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội
2Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số Dao, Cao Lan tại xã Chân Sơn, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Các phương pháp sử dụng gồm có: Điều tra cộng đồng, thu thập mẫu vật, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc, đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 123 loài cây thuốc thuộc 113 chi, 69 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 7 dạng sống chính gồm: thân thảo, cây bụi, dây leo, cây gỗ nhỏ, cây gỗ lớn, cây gỗ trung bình, cây ký sinh và bán ký sinh. Cây thuốc thường phân bố ở 4 môi trường sống như: xung quanh làng xóm, làng bản, vườn; rừng; đồi và ven sông. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận lá, thân và cả cây được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu đã xác định được 18 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao và Cao Lan tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 4 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là: bệnh đường tiết niệu, bệnh xương khớp, hệ vận động, bệnh về đường tiêu hóa và thuốc bổ. Đã xác định được danh lục 11 loài cây thuốc có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu và chiếm 8,94% so với tổng số loài ghi nhận được.

Từ khóa: Cây thuốc, Chân Sơn, tri thức bản địa, Yên Sơn

Indigenous knowledge using medicinal plants of ethnic minority communities in Chan Son commune, Yen Son district, Tuyen Quang province

This study was conducted to assess the experience of medicinal plant resources of Dao and Cao Lan ethnic minority communities in Chan Son commune, Yen Son district, Tuyen Quang province. The methods used including community survey, specimen collection, identification of the species name, assessment of the diversity of medicinal plant resources, assessment of the endangered level of medicinal plant species. The results of the research have identified initially 123 species of medicinal plants of 113 genera and 69 families which the Dao and Cao Lan ethnic minority communities have used for diseases prevention and treatment. There are 7 main life forms of the medicinal plants: herbaceous, shrubs, vines, small wood trees, large wood trees, moderate wood trees, parasitic trees, and semi-parasitic trees. Medicinal plants are usually distributed in 4 habitats such as: around the villages, gardens; forest; hills, and riverside. Among the parts used as medicine, the leaves, stems and whole plants are used the most. The results show that there are 18 groups of diseases that could be cured by the experience of using medicinal plants of Dao and Cao Lan ethnic minority communities in the study area, of which 4 groups of diseases occupy the highest rate: urinary tract disease, diseases of joints and motor system and tonic. A list of 11 medicinal plant species with conservation value has been identified in the study area and accounts for 8.94% of the total species.

Keywords: Chan Son Commune, indigenous knowledge, medicinal plants, Yen Son district

ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI

Lê Thị Kim Ngân1, Trương Thị Đẹp1, Ngô Văn Thắng2,
Trương Bá Vương3,4, Đặng Văn Sơn3,4*

1Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh
2Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
3Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây dược liệu tại Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được VQG Kon Ka Kinh có 486 loài cây dược liệu, thuộc 348 chi, 112 họ, 5 ngành thực vật bậc cao có mạch. Có 10 họ thực vật nhiều loài nhất (182 loài) chiếm 37,4% tổng số loài cây dược liệu được ghi nhận. Cây dược liệu thuộc 7 dạng sống chính gồm: cây thân thảo, bụi/bụi trườn, dây leo, cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây phụ sinh và bán ký sinh. Trong các bộ phận được sử dụng làm dược liệu có 4 bộ phận gồm: thân/vỏ thân, rễ/vỏ rễ, lá và cả cây được sử dụng nhiều nhất, chiếm 30,7% đến 39,7%. Đã điều tra được 17 nhóm bệnh sử dụng cây dược liệu để chữa trị, trong đó nhóm bệnh chiếm tỷ lệ % cao nhất là nhóm bệnh về đường tiêu hóa và ít nhất là nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Đã xác định được danh lục 31 loài cây dược liệu có giá trị bảo tồn tại VQG Kon Ka Kinh và chiếm 6,4% so với tổng số loài ghi nhận được.

Từ khóa: Cây dược liệu, đa dạng, Gia Lai, VQG Kon Ka Kinh

Diversity of medicinal plant at Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai province

A study to assess the diversity of medicinal plant resources in Kon Ka Kinh National Park in Gia Lai province was carried out. A total of 486 species of medicinal plants belonging to 348 genera, 112 families of five phyla of vascular plants were identified. There are 10 families with the most species (182 species) accounting for 37.4% of the total species. Stem forms of medicinal plants were divided into seven groups, such as grasses, shrubs, lianas, big trees, small trees, hemiparasites and epiphytics. There are four parts including stem/bark, root/bark, leaves and whole plant are used the most, accounting for 30.7% to 39.7%. Investigated 17 groups of diseases that were treated with medicinal plants, in which gastrointestinal diseases accounted for the highest percentage and diabetes accounted for the lowest percentage. A list of 31 medicinal plant species with conservation value has been identified in Kon Ka Kinh National Park and accounts for 6.4% of the total species.

Keywords: Medicinal plants, diversity, Gia Lai, Kon Ka Kinh National Park

THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI CÂY TRÔM (Sterculia foetida L.) TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ

Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Quốc Thống

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trôm là loài cây đa mục đích, gỗ được dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc trong gia đình; vỏ, thân và lá dùng trong y học; hạt làm thực phẩm hoặc chiết xuất dầu. Diện tích rừng trồng Trôm hiện nay khoảng 2.600 ha phân bố chủ yếu tại vùng Nam Trung Bộ. Những năm gần đây đã ghi nhận xuất hiện các loài sâu gây hại, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây Trôm. Kết quả điều tra thành phần loài sâu hại cây Trôm tại 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận ghi nhận có 12 loài thuộc 8 họ, 5 bộ. Trong đó bộ Cánh cứng có số lượng loài nhiều nhất với 5 loài thuộc 2 họ, bộ Cánh vảy có 3 loài thuộc 2 họ, bộ Cánh đều có 2 loài thuộc 2 họ, bộ Cánh nửa cứng và bộ Cánh bằng đều ghi nhận 1 loài thuộc 1 họ. Tỷ lệ hại trung bình của các loài sâu hại dao động 9,2 – 33,5% với chỉ số bị hại trung bình 0,09 – 1,11. Trong số 12 loài đã ghi nhận, loài Sâu cuốn lá đầu đen có chỉ số hại cao nhất (R = 1,11) và đang có xu hướng lan rộng, vì vậy cần tiến hành những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, biện pháp phòng trừ để có biện pháp quản lý hiệu quả loài sâu hại này.

Từ khóa: Cây Trôm, chỉ số hại, thành phần loài sâu hại, tỷ lệ hại

Insect pests associated with (Sterrculia foetida L.) in South Central of Vietnam

Sterrculia foetida is a multi-purpose plant, wood used in construction, packing household furniture, shells, stems and leaves used in medicine; seeds use as food or oil extract. In Vietnam, the current area of Sterrculia foetida plantation is about 2,600 hectares distributed mainly in South Central regions. Recent years, insect pests on parts of Sterrculia foetida have have affected the growth and yield of Sterrculia foetida. The results of this investigation recorded that there are 12 insect pest species belong to 8 families and 5 orders. In which, five species belong to Coleoptera, three species belong to Lepidoptera, two species belong to Homoptera and each order Hemiptera and Isoptera have recorded 1 species. The damage incidence (percentage of trees affected) and average damage index (R) is 9.2 – 33.5% and 0.09 – 1.11, respectively. Among the 12 insect pest species that have been recorded, only Herpetogramma sp. has the highest average damage index (R = 1.11) and are trending to spread. so further research is needed to determine its biology, ecology for efective management.

Keywords: Damage incidence, damage index, insect pests, Sterrculia foetida

NẤM Ceratocystis manginecans PHÂN LẬP TỪ MỌT ĐỤC THÂN Euwallacea fornicatus (Eichhoff) VÀ CÂY KEO TAI TƯỢNG Ở PHÚ THỌ

Vũ Ngọc An1, Bùi Quang Tiếp2, Trần Thanh Trăng2

1Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai
2Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Mọt đục thân Euwallacea fornicatus được xác định là loài sinh vật gây hại chính đối với Keo tai tượng ở Phú Thọ và là véc tơ phát tán một số loài nấm bệnh. Nghiên cứu tiến hành phân lập nấm gây bệnh từ cơ thể trưởng thành mọt đục thân cái, gỗ ở đường hang của mọt đục thân và gỗ vị trí bị đổi màu nhằm xác định loài nấm gây bệnh làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý thích hợp. Kết quả nghiên cứu đã phân lập và xác định loài nấm gây bệnh Ceratocystis manginecans có mối quan hệ với loài mọt đục thân E. fornicatus. Tần suất xuất hiện của nấm C. manginecans từ cơ thể trưởng thành mọt đục thân cái, gỗ ở đường hang mọt đục thân và gỗ vị trí bị đổi màu lần lượt là 33,33%, 40,35% và 54,69%. Nghiên cứu này cung cấp kiến thức về nấm gây bệnh và loài côn trùng có liên quan.

Từ khóa: Đường hang, Keo tai tượng, mọt đục thân, phân lập, tần suất xuất hiện

Isolation of Ceratocystis manginecans from shot hole borer Euwallacea fornicatus (Eichhoff) and Acacia mangium in Phu Tho province

Polyphagous shot-hole borer Euwallacea fornicatus has been indentified as a main pest insect in Acacia mangium in Phu Tho province and a vector to spread some pathogenic fungi for the trees. The pathogenic fungi, isolated from the female adult beetles, its walls of larval galleries and stained wood of A. mangium, will be a base of science to prevent and propose appropriate controls. As the results of isolation, pathogenic fungus associated with E. fornicatus including Ceratocystis manginecans, were indentified. Based on frequencies of occurrence C. manginecans from the female adult beetles, its walls of larval galleries and stained wood of A. mangium were regarded as accounting for 33.33%, 40.35% and 54.69%, respectively. This study improves our knowledge of pathogenic fungus and the insect which it is associated.

Keywords: Gallaries, Acacia mangium, Euwallacea fornicatus, isolation, frequencies of occurrence

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]