Vietnam Journal of Forest Science Number 5-2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 5 2021

1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii
A. Camus) từ hạt
Research on seed propagation of Lithocarpus ducampii A. Camus Đặng Thịnh Triều
Võ Đại Hải
Nguyễn Anh Dũng
Dương Quang Trung
Đào Trung Đức
Mai Thị Linh
Trần Anh Hải
Đào Hùng Mạnh
5
2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) Từ hạt Research on the propagation techniques of Sonneratia apetala Buch-Ham by seed Lê Văn Thành
Tạ Văn Hân
Đỗ Thị Kim Nhung
Phạm Ngọc Thành
Nguyễn Xuân Đài
Đoàn Thanh Tùng
Trương Quang Trí
13
3. Nghiên cứu nhân giống một số dòng bạch đàn lai mới (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) UP223, UP171, UP164 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro In vitro propagation techniques of new eucalyptus hybrid clones (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) UP223, UP171 and UP164 Lê Thị Xuân Quỳnh
Khuất Thị Hải Ninh
Cấn Thị Lan
Kiều Thị Hà
Hà Thị Lệ
Đỗ Hữu Sơn
24
4. Kết quả khảo nghiệm hậu thế cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) tại Bình Phước Results of progeny test of Ailanthus triphysa (Dennst) Alston in Binh Phuoc province Phạm Văn Bốn
Phạm Thế Dũng
Nguyễn Văn Thiết
Hồ Tố Việt
Ninh Văn Tuấn
Phạm Thị Mận
38
5. Biến dị về sinh trưởng, sản lượng và chất lượng hạt
mắc ca (Macadamia) khảo nghiệm tại Thạch Thành, Thanh Hóa
Variation in growth, nut yield and quality of Macadamia in clonal trial
at Thach Thanh, Thanh Hoa province
Phạm Thu Hà
Nguyễn Đức Kiên
Phan Đức Chỉnh
Dương Hồng Quân
47
6. Đánh giá đa dạng di truyền quần thể Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch – Ham) ở Việt Nam bằng chỉ thị ISSR Evaluation of genetic diversity and relationship
of introduced Sonneratia apetela Buch – Ham provenances in Vietnam using ISSR markers
Nguyễn Thị Việt Hà
Lê Văn Thành
Nguyễn Thị Huyền
Lê Thị Thủy
Trần Thị Thu Hà
Mai Thị Phương Thúy Hà Thị Huyền Ngọc
Tạ Văn Hân
Lê Sơn
55
7. Ứng dụng một số mã vạch ADN trong phân tích quan hệ di truyền và định danh một số loài giổi tại Gia Lai Using DNA barcodes to evaluate genetic relationship of Michelia species in
Gia Lai
Nguyễn Thị Huyền
Mai Thị Phương Thúy
Trần Thị Thu Hà
Lê Thị Thủy
Nguyễn Thị Việt Hà
Hà Huyền Ngọc
Trần Cao Nguyên
Triệu Thái Hưng
Ninh Việt Khương
Trần Hoàng Quý
Phạm Tiến Bằng
Lê Việt Dũng
Nguyễn Trí Bảo
Lê Sơn
63
8. Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của Đước đôi (Rhizophora apiculata Blum) ở các cấp tuổi rừng tại tỉnh Bến Tre Research on the natural regeneration of Rhizophora apiculata Blum at different forest ages in Ben Tre province Hoàng Văn Thơi
Lê Thanh Quang
Nguyễn Khắc Điệu
71
9. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng rừng Đước (Rhizophora apiculata Blume) trồng trên các lập địa chính tại Bến Tre Research on growth characteristics of Rhizophora apiculata Blume at planted sites in Ben Tre province Hoàng Văn Thơi
Lê Thanh Quang
Nguyễn Khắc Điệu
Viên Ngọc Tuấn Anh
81
10. Hiện trạng và đặc điểm lâm học của loài Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre Ex Laness.) tại Gia Lai The present status and silvicultural characteristics of Dalbergia cochinchinensis Pierre Ex Laness in Gia Lai provinces Trần Cao Nguyên
Phan Văn Mùi
Triệu Thái Hưng
Đỗ Thị Thanh Hà
Hoàng Thanh Sơn
Ninh Việt Khương
Trần Hải Long
Phí Hồng Hải
93
11. Nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) phân bố Research the structure characteristics of natural forest with Sandoricum indicum Cav. distribution Nguyễn Kiên Cường
Phùng Văn Tỉnh
Võ Đại Hải
Nguyễn Minh Thanh
Phạm Văn Hường
Lê Hồng Việt
105
12. Nghiên cứu cải tạo đất bãi thải khai thác mỏ đồng tỉnh Lào Cai bằng trồng cây Đậu dầu (Pongamia pinnata) kết hợp bón nhiễm nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) ở vườn ươm Research conditioning copper mining waste soil by plant Pongamia pinnata combined inoculums Arbuscular mycorrhiza
in nursery
Vũ Quý Đông
Hà Thị Hiền
Lê Thị Thu Hằng
Hà Thị Mai
Phạm Thị Ngân
118
13. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến sinh trưởng của bốn chủng vi khuẩn phân giải xenlulo Research on affects of submerged culture conditions to growth of four strains of cellulolytic bacteria Vũ Văn Định
Nguyễn Thị Loan
Phạm Văn Nhật
Trần Nhật Tân
130
14. Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm sinh học phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng thông ở Sóc Sơn,
Hà Nội và Hoành Bồ, Quảng Ninh
Research on the application of biological products that quickly decompose combustible materials under the pine forests canopy in Soc Son, Ha Noi and Hoang Bo, Quang Ninh Vũ Văn Định
Nguyễn Thị Loan
Lê Thành Công
Trần Nhật Tân và Phạm Văn Nhật
137
15. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến mức độ bị Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) gây hại trên rừng trồng Lát hoa Assessing the impacts of ecological factors on the damage of Hypsipyla robusta in Chukrasia tabularis plantations Trần Thị Lệ Trà
Phạm Quang Thu
Nguyễn Minh Chí
145
16. Current status and measutes to promote sustainable management of household plantation in Quang Tri province Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Trị Nguyen Hoang Tiep
Vo Dai Nguyen
Nguyen Cong Phuong
157

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus) TỪ HẠT

Đặng Thịnh Triều2, Võ Đại Hải1, Nguyễn Anh Dũng3, Dương Quang Trung2,
Đào Trung Đức2, Mai Thị Linh2, Trần Anh Hải2, Đào Hùng Mạnh3

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh
3Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮT

Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) thuộc họ Dẻ (Fagaceae), là cây bản địa, mọc nhanh, lá rộng thường xanh, phân bố ở các tỉnh vùng núi phía Bắc. Dẻ đỏ là cây gỗ lớn, được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau nên có giá trị kinh tế cao và rất có triển vọng cho trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Dẻ đỏ từ hạt cho thấy: Hạt Dẻ đỏ không cần xử lý mà có thể gieo ngay sau khi thu hái. Hạt Dẻ đỏ bảo quản trong túi nilon kín ở nhiệt độ 5 – 8oC, sau 4 tháng hạt vẫn cho tỷ lệ nảy mầm 80,0%. Thành phần ruột bầu tốt nhất cho cây con là 99,5% đất tầng mặt + 0,5% phân NPK (12:5:10). Trong giai đoạn vườn ươm, cần che 50% ánh sáng để Dẻ đỏ cho tỷ lệ sống và sinh trưởng tốt nhất.

Từ khóa: Dẻ đỏ, nhân giống, bảo quản hạt, xử lý hạt, che sáng, thành phần ruột bầu

Research on seed propagation of Lithocarpus ducampii A. Camus

Lithocarpus ducampii is a species of Fagaceae family, that is native to some Northern provinces in Vietnam. It is a large timber tree, and its wood are used for various purposes. It is a potential species for afforestation and rehabilitation. This study is in order to examine some technical methods to produce seedlings such as seed storage, potting medium and light regime in nursery stage. The results showed that the seeds can be stored in sealed plastic bag at 5 – 8oC up to 4 months with the germination rate reached to 80%. There is no pre-treatment is required for the seed before sowing. The best potting medium was 99.5% of top soils and 0.05% NPK (12:5:10) fertilizer. At the nursery stage, shading of 50% from direct light were recommended.

Keywords: Seed propagation, Lithocarpus ducampii A. Camus, seed storage, seed treatment, potting medium, light regime

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia apetala Buch-Ham) TỪ HẠT

Lê Văn Thành, Tạ Văn Hân, Đỗ Thị Kim Nhung, Phạm Ngọc Thành,
Nguyễn Xuân Đài, Đoàn Thanh Tùng, Trương Quang Trí            

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Bần không cánh là loài cây ngập mặn nhập nội, sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu lạnh, được đưa về nhân giống và gây trồng ở vùng ven biển Bắc Bộ vào năm 1995 và năm 2003. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Bần không cánh bằng hạt cho thấy: Bảo quản hạt giống bằng phương pháp “Cho cả quả chín vào bao tải ngâm ở nơi luôn luôn bị ngập trong nước biển có độ mặn ≤ 10,0‰” cho thời gian bảo quản hạt lâu nhất (< 8 tháng) và tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất. Xử lý hạt giống bằng “ngâm hạt trong nước ấm 400C trong thời gian 8 giờ, vớt ra rửa sạch, cho hạt vào túi vải ẩm đem ủ 3 – 5 ngày, rửa chua hàng ngày, khi thấy hạt nứt nanh đem gieo” cho tỷ lệ hạt nảy mầm cao nhất, thời gian nảy mầm ngắn nhất. Cấy cây mạ có chiều cao 5 – 10 cm từ luống gieo vào bầu cho tỷ lệ sống cao nhất. Có thể sử dụng thành phần hỗn hợp ruột bầu là “100% bùn chặt lấy ở lớp mặt, sâu từ 0 – 20 cm nơi ngập mặn” hoặc “90% bùn chặt lấy ở lớp mặt nơi ngập mặn + 9% phân hữu cơ vi sinh + 1% Supe lân” cho tỷ lệ sống tương đương nhau, thành phần ruột bầu có bổ sung phân hữu cơ vi sinh và supe lân cho sinh trưởng của cây con cao hơn.

Từ khóa: Bần không cánh, cây ngập mặn, nhân giống, sinh trưởng

Research on the propagation techniques of Sonneratia apetala Buch-Ham by seed

Sonneratia apetala Buch-Ham is an imported, fast-growing, cold-tolerant mangrove species introduced to the northern coastal areas in 1995 and 2003 for propagation and plantation. Research on the propagation techniques of Sonneratia apetala Buch-Ham showed that: Seed preservation with the method of “Putting the whole ripe fruit in a sack and soaking at permanently flooded seawater areas with the salinity ≤ 10.0‰” resulted in the longest maintenance time (< 8 months) and the highest percentage of seed germination rate. Seed processing by “Soaking the seeds in warm water at 40oC for 8 hours, taking out and washing, then incubating in a damp cloth bag for 3 – 5 days with sour washing on a daily basis, until the seeds are cracked, the sowing will be implemented”. This method provided the highest seed germination rate and shortest germination time. Transplanting seedlings with a height of 5 – 10 cm from the sowing beds to the pots gave the highest survival rate. The mixed composition in the pot can be used as “100% mud taken from the surface layer, from 0 – 20 cm deep in mangrove areas” or “90% mud taken from the surface layer of mangroves + 9% organic fertilizer + 1% Superphosphate” gave the same survival rate. The growth of seedlings was higher in the composition with the addition of microbial organic fertilizer and superphosphate.

Keywords: Sonneratia apetala Buch-Ham, mangroves tree, propagation, growth

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG MỘT SỐ DÒNG BẠCH ĐÀN LAI MỚI (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) UP223, UP171, UP164 BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

Lê Thị Xuân Quỳnh1, Khuất Thị Hải Ninh3, Cấn Thị Lan1
Kiều Thị Hà1, Hà Thị Lệ1, Đỗ Hữu Sơn2

1 Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao giống cây rừng
– Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
3Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhân giống các dòng bạch đàn lai mới (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) UP223, UP171, UP164 bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro giúp đưa nhanh các giống mới được chọn tạo vào sản xuất. Kết quả nghiên cứu giai đoạn khử trùng tạo mẫu sạch in vitro và nhân nhanh chồi của ba dòng bạch đàn lai cho thấy: Khử trùng mẫu bằng dung dịch HgCl2 0,05% trong thời gian 6 phút cho tỷ lệ mẫu bật chồi hữu hiệu cao nhất với 3 dòng bạch đàn lai lần lượt là 32,6%; 34,4% và 31,2%; khử trùng mẫu bằng dung dịch javen 2,5% trong thời gian 8 phút cho tỷ lệ mẫu bật chồi hữu hiệu tương ứng là 20,4%; 21,1% và 19,5%. Hệ số nhân chồi (HSNC) cao nhất đạt được trong môi trường MS* + 0,5 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kinetin (dòng UP223 có hệ số nhân chồi là 2,84 lần và chiều cao chồi đạt 2,87 cm; dòng UP171 có các chỉ tiêu tương ứng 2,93 lần và 2,98 cm; dòng UP164 có các chỉ tiêu tương ứng là 2,77 lần và 2,75 cm). Môi trường ra rễ thích hợp cho dòng bạch đàn UP223 là 1/2 MS* + 30 g/l đường + 5,5 g/l Agar +1,5 mg/l IBA + 0,75 mg/l ABT + 100 mg/l AC (than hoạt tính) cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 88,9% và số rễ trung bình /chồi là 3,88. Dòng UP171 và UP164 là 1/2 MS* + 30 g/l đường + 5,5 g/l Agar + 1,5 mg/l IBA + 0,5 mg/l ABT + 100 mg/l AC cho tỷ lệ chồi ra rễ là 90% và số rễ trung bình/chồi là 3,91. Thời gian huấn luyện cây mầm trước khi cho ra vườn ươm là 15 ngày với tỷ lệ cây sống đạt từ 85,6 – 88,9%, lượng tăng trưởng chiều cao từ 5,03 – 5,22 cm.

Từ khóa: Bạch đàn lai, kỹ thuật nuôi cấy in vitro

In vitro propagation techniques of new eucalyptus hybrid clones (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) UP223, UP171 and UP164

Study on propagating of new eucalyptus hybrid clones (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) UP223, UP171 and UP164 by in vitro propagation techniques was investigated. The results have the potential to contribute to completing the process of selecting and creating new Eucalyptus hybrids. The results of the research on sterilization phase to produce in vitro clean samples and rapidly multiply shoots of three eucalyptus hybrid clones showed that: sterilization of samples with 0.05% HgCl2 in 6 minutes provided the highest effective rate of shoots with all eucalyptus lines. The effective budding of UP223, UP171 and UP164 were 32.6%; 34.4% and 31.2% respectively; while sample sterilization with 2.5% javen in 8 minutes archieved 20.4%; 21.1% and 19.5% respectively. Effective shoots were regenerated in modified Murashige and Skoog medium (MS*) supplemented in MS* + 0.5 mg/l BAP + 0.5 mg/l kinetin (shoot mutilplier of UP223 was 2.84 while average shoot hight was 2.87cm; these values for UP171 line were 2.93 and 2.98 cm, respectively. The shoot mutilplier and average shoot hight of UP164 line were 2.77 and 2.75 cm, respectively). The suitable rooting medium for UP223 line was 1/2 MS* + 30 g/l sugar + 5.5 g/l Agar +1.5 mg/l IBA + 0.75 mg/l ABT + 100 mg/l AC (actived charcoal) to get the rooting rate of 88.9% and the number of roots/buds was 3.88. Medium for UP171 and UP164 lines were 1/2 MS* + 30 g/l sugar + 5.5 g/l Agar + 1.5 mg/l IBA + 0.5 mg/l ABT + 100 mg/l AC to have 90% rooting rate and number of roots/buds was 3.91. The nursering time was 15 days with the survival rate from 85.6 – 88.9%, the height growth reached 5.03 – 5.22 cm.

Keywords: Eucalyptus hybrid, in vitro propagation techniques

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM HẬU THẾCÂY THANH THẤT (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston)
TẠI BÌNH PHƯỚC

Phạm Văn Bốn1, Phạm Thế Dũng2, Nguyễn Văn Thiết3,
Hồ Tố Việt1, Ninh Văn Tuấn1, Phạm Thị Mận1

1Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
2Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh
3Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm chọn ra một số giống Thanh thất (xuất xứ, gia đình) có triển vọng phục vụ cho trồng rừng cây gỗ lớn tại khu vực Đông Nam Bộ. Thí nghiệm được thiết kế theo hàng – cột ngẫu nhiên, với 10 lần lặp lại, 4 cây/hàng. Vật liệu giống đưa vào khảo nghiệm là 42 gia đình cây trội từ 7 xuất xứ trong nước. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, các xuất xứ và gia đình Thanh thất được đưa vào khảo nghiệm đều có khả năng thích ứng tốt với điều kiện lập địa nơi khảo nghiệm. Ở tuổi 5, hầu hết các xuất xứ, gia đình đều có tỷ lệ sống tương đối cao (> 80%). Sinh trưởng đã có sự phân hóa rất rõ ràng giữa các xuất xứ hoặc giữa các gia đình. Qua đó, đã xác định được 1 xuất xứ Thanh thất (xuất xứ Tuyên Quang) có triển vọng, năng suất vượt 15% so với giá trị trung bình của cả khảo nghiệm; 4 gia đình có triển vọng là TQ6, ĐN13, VP6 và ĐN11, năng suất vượt so với giá trị trung bình toàn khảo nghiệm 30 – 52%. Các chỉ số về chất lượng thân cây ở thời điểm hiện tại nhìn chung là thấp, tuy nhiên xuất xứ và những gia đình có triển vọng đều tương đối tốt. Mức độ bệnh hại ở thời điểm hiện tại là không đáng kể, một số xuất xứ, gia đình xuất hiện bệnh mục vỏ nhưng với mức độ thấp (< 5% theo xuất xứ và < 15% theo gia đình).

Từ khóa: Gia đình, khảo nghiệm hậu thế, Thanh thất, xuất xứ

Results of progeny test of Ailanthus triphysa (Dennst) Alston in Binh Phuoc province

This study aimed to select prospect A. triphysa cultivars (provenances and families) for sawlog wood plantation in the Southeast region, Vietnam. The experiment was designed as randomized column-row with 10 replicates, 4 trees in a line. Studied materials were collected from 42 plus trees of 7 domestic provenances. The results indicated that almost the tested provenances and families revealed good adaptability to the study site. At age 5, all provenances and families had high survival rate (over 80%). Tree growth rate was significantly different among provenances or among families. We determined one promising provenance (Tuyen Quang) with 15% advanced productivity compared with mean value of entire trial as well as four good families (TQ6, ĐN13, VP6, ĐN11) in which productivity was more than 30 – 52% higher than the mean value of the trial. Parameters in term of stem quality at measuring time was poor, however superior provenance and families were good. Bark canker symptom was observed in some families of some provenances but only low level (less than 5% and 15% for provenance and family level, respectively).

Keywords: Family, progeny trial, Ailanthus triphysa, provenance

BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG, SẢN LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT MẮC CA (Macadamia) KHẢO NGHIỆM TẠI THẠCH THÀNH, THANH HÓA

Phạm Thu Hà1, Nguyễn Đức Kiên2, Phan Đức Chỉnh2, Dương Hồng Quân2

1Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá được biến dị về sinh trưởng, năng suất, và chất lượng hạt của 21 dòng vô tính Mắc ca (Macadamia) khảo nghiệm tại Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu ghi nhận có sự phân hóa rõ về các tính trạng đường kính, chiều cao, đường kính tán cây của các dòng Mắc ca khảo nghiệm ở tuổi 6 và tuổi 8. Các tính trạng về năng suất hạt, đường kính quả, đường kính hạt, và đường kính nhân hạt cũng có sự phân hóa rõ rệt. Thứ tự xếp hạng của các dòng về năng suất hạt bình quân có sự đồng nhất rất lớn ở giai đoạn tuổi 6 và tuổi 7, theo đó các dòng năng suất cao ở tuổi 6 cũng đồng thời là các dòng có năng suất cao ở tuổi 7. Các dòng A38, OC và A4 có năng suất cao và vẫn duy trì trong nhóm tốt ở các độ tuổi nghiên cứu. Có sự tương đồng giữa đường kính hạt và đường kính nhân, các dòng có hạt to thường có nhân to và ngược lại. Các dòng có nhân hạt lớn gồm A4, A38, A16, 842, 816 và 849 có đường kính nhân trung bình từ 1,75 đến 1,83 cm. Kết quả đánh giá cũng cho thấy việc đánh giá năng suất hạt và đường kính nhân hạt Mắc ca qua các năm là rất cần thiết để xác định được chính xác tiềm năng của giống.

Từ khóa: Biến dị, sinh trưởng, năng suất, chất lượng, Mắc ca

Variation in growth, nut yield and quality of Macadamia in clonal trial at Thach Thanh, Thanh Hoa province

The objective of the study was to evaluate the variation in growth, yield, and nut quality of 21 macadamia clones tested in Thach Thanh, Thanh Hoa province. The results of the study showed that there was a significant difference in diameter, height, and canopy diameter of the tested macadamia clones at the age of 6 and 8. Nut yield, fruit diameter, nut diameter, and the kernel diameter, were significantly different between clones. The ranking of clones in average nut yield was stable between age 6 and 7 years old, wherein the high yielding clones at age 6 years were also the high yielding clones at age 7 years. Clones A38, OC and A4 were of high yield at all ages. There was a strong similarity between nut diameter and kernel diameter, the clones with large nuts often had large kernels and vice versa. The clones with large kernels including A4, A38, A16, 842, 816 and 849 with average kernel diameter of 1.75 to 1.83 cm. The evaluation results also showed that it is necessary to evaluate the nut yield and kernel diameter of Macadamia in successive years to accurately determine the potential of the cultivar.

Keywords: Variation, growth, yield, quality, Macadamia

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN QUẦN THỂ BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia apetala Buch – Ham) Ở VIỆT NAM BẰNG CHỈ THỊ ISSR

Nguyễn Thị Việt Hà1, Lê Văn Thành2, Nguyễn Thị Huyền1,
Lê Thị Thủy1, Trần Thị Thu Hà1, Mai Thị Phương Thúy1,
Hà Thị Huyền Ngọc1, Tạ Văn Hân2, Lê Sơn1

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bần không cánh (Sonneratia apetela Buch – Ham) là loài cây nhập nội được trồng ở một số hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Nam Định và Thái Bình và đã chứng tỏ khả năng thích nghi tốt với điều kiện Việt Nam. Các rừng trồng Bần không cánh ở các tỉnh này đang là nguồn cung cấp hạt duy nhất cho các chương trình trồng rừng ven biển. Tuy nhiên, việc đánh giá đa dạng di truyền cũng như quan hệ di truyền giữa các nguồn vật liệu giống chưa được thực hiện. Trong nghiên cứu này, 8 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để đánh giá tính đa dạng cũng như mối quan hệ di truyền giữa các xuất xứ (nguồn giống) và giữa các mẫu trong cùng xuất xứ Bần không cánh hiện đang có tại Việt Nam. Kết quả phân tích 90 mẫu Bần không cánh từ 6 xuất xứ đã thu được tổng số 87 phân đoạn ISSR-PCR, trong đó có 63 phân đoạn đa hình (chiếm 72,61%). Các chỉ tiêu đa dạng di truyền của các xuất xứ tương đối cao (h = 0,257, I = 0,385). Phân tích quan hệ di truyền giữa các xuất xứ cho thấy các xuất xứ có sự tương đồng khá cao về mặt di truyền, biến động từ 0,892 tới 0,966. Các xuất xứ Bần không cánh được chia làm 2 nhánh lớn, nhánh 1 chỉ có xuất xứ nhập từ Myanmar năm 2003, trong khi nhánh 2 bao gồm 5 xuất xứ còn lại (Hải Nam, Quảng Đông, Myanmar năm 1995, Tanintharyi – Myanmar, Ayeyarwady – Myanmar) được chia làm các nhóm nhỏ có quan hệ di truyền gần gũi với nhau. Từ các kết quả thu được, một số định hướng cho nghiên cứu chọn giống và phát triển giống Bần không cánh trong tương lai cũng đã được đề cập.

Từ khóa: Bần không cánh, chỉ thị phân tử, đa dạng di truyền, ISSR

Evaluation of genetic diversity and relationship of introduced Sonneratia apetela Buch – Ham provenances in Vietnam using ISSR markers

Sonneratia apetela Buch – Ham has been planted in some mangrove ecosystems in Nam Dinh and Thai Binh provinces. Despite of being widely used in afforestation in these areas, there is no baseline of genetic information of this species regarding to genetic diversity. The use of molecular markers to assess genetic diversity among S. apetela provenances will, therefore, provide the essential information for breeding and deployment program for this species. In this study, 8 ISSR markers were used to evaluate the genetic diversity and relationship between 6 provenances of S. apetala, which were imported and planted in Nam Dinh and Thai Binh. A total of 87 DNA fragments were detected, in which 63 were polymorphic (72.61%). The result showed the high level of genetic diversity of studied samples (h = 0.257). The genetic similarity coefficient among provenances ranged from 0.892 to 0.966. The phylogeny of S. apetela were divided into 2 branches, the first one has only provenance from Myanmar in 2003 and the other consisted of 5 remained provenances (Hainan, Guangdong, Myanmar in 1995, Tanintharyi – Myanmar, Ayeyarwady – Myanmar). Some recommendations for breeding and deployment programs were also addressed.

Keywords: DNA markers, genetic diversity, ISSR, Sonneratia apetala Buch – Ham

ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÃ VẠCH ADN TRONG PHÂN TÍCH QUAN HỆ DI TRUYỀN VÀ ĐỊNH DANH MỘT SỐ LOÀI GIỔI TẠI GIA LAI

Nguyễn Thị Huyền1, Mai Thị Phương Thúy1, Trần Thị Thu Hà1,
Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Việt Hà1, Hà Huyền Ngọc1, Trần Cao Nguyên2,
Triệu Thái Hưng2, Ninh Việt Khương2, Trần Hoàng Quý2,
Phạm Tiến Bằng3, Lê Việt Dũng3, Nguyễn Trí Bảo3, Lê Sơn1

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Giổi ăn hạt đang được coi là cây lâm nghiệp đa mục đích có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, một số loài giổi có giá trị kinh tế khác nhau lại chưa có sự phân biệt rõ ràng về hệ thống phân loại và định danh dựa trên các đặc điểm hình thái. Sử dụng mã vạch ADN được nhận định là công cụ hữu ích cho việc phân tích quan hệ di truyền, giám định và xác định loài. Nghiên cứu này sử dụng 3 vùng gen lục lạp matK, rbcL rpoC1 để phân tích quan hệ di truyền của 4 loài giổi thuộc chi Giổi (Michelia) hiện đang được trồng phổ biến tại Gia Lai. Kết quả phân tích trình tự nucleotide của các mẫu gGiổi tại 3 vùng gen nghiên cứu có sự tương đồng từ 97,8% đến 99,8%. Mối quan hệ di truyền giữa các mẫu Giổi nghiên cứu được phân biệt rõ ràng giữa mẫu Giổi không ăn hạt với 3 mẫu còn lại khi phân tích phát sinh chủng loại bằng giải trình tự ở cả 3 vùng gen. Đối với mẫu Giổi ăn hạt trồng và Giổi ăn hạt tự nhiên không có sự khác biệt về mặt di truyền và gần gũi nhau trên cây phát sinh chủng loại nên có thể nhận định hai mẫu này là cùng một loài. Trình tự nucleotide ở 3 vùng gen này của bốn loài giổi nghiên cứu có sự tương đồng cao với trình tự của Giổi ăn quả (M. hypolampra) và Giổi bắc (M. macclurei) đã được công bố trên Ngân hàng gen. Việc kết hợp cả 3 vùng gen matK, rbcL rpoC1 có thể được sử dụng để phân tích phát sinh chủng loại và mối quan hệ di truyền của 4 mẫu giổi được nghiên cứu.

Từ khóa: Chi Giổi, mã vạch ADN, matK, rbcL, rpoC1.

Using DNA barcodes to evaluate genetic relationship of Michelia species in Gia Lai

The genus Michelia inlcludes some high value- multipurposes species that are using for planting programs widely in Vietnam. Despite the diffences in economical values between species, the taxonomy of this genus is still unclear due to the difficulties in morphological classification. In this study, three chloroplast gene regions matK, rbcL and rpoC1 were used to analyse the genetic relationship of four Michelia species, which are widely planted in Gia Lai. The genetic similarity coefficients of four species in three chloroplast gene regions ranged from 97.8% to 99.8%. The phylogenetic analysis in all three gene regions of the studied samples clearly separated the unedible Michelia sp. from the other samples. There was high genetic similarity between cultivated edible Michelia sp. and the natural edible Michelia sp., therefore, these two samples can be identified as the same species. In comparison with other sequences of other Michelia species in NCBI, studied species had closest genetics relationship with M. hypolampra and M. macclurei. In summary, combining 3 gene regions matK, rbcL and rpoC1 can analyse the phylogenetic ability and genetic relationship of the studied Michelia samples.

Keywords: DNA barcode, Michelia, matK, rbcL, rpoC1

NGHIÊN CỨU TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata Blum) Ở CÁC CẤP TUỔI RỪNG TẠI TỈNH BẾN TRE

Hoàng Văn Thơi, Lê Thanh Quang, Nguyễn Khắc Điệu

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên của Đước (Rhizophora apiculata) được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2020 tại Ban quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ tỉnh Bến Tre. Mục tiêu của nghiên cứu: (i) xác định được một số đặc điểm sinh trưởng tầng cây cao ảnh hưởng đến tái sinh rừng, (ii) xác định số lượng, chất lượng và cây có triển vọng và (iii) đề xuất được biện pháp phục hồi rừng bằng phương pháp xúc tiến tái sinh. Nghiên cứu đã tiến hành lập 15 ô tiêu chuẩn, diện tích 500 m2 để xác định mật độ, đường kính thân cây, chiều cao, đường kính tán tầng cây cao, mỗi ô tiến hành lập 4 ô đo đếm diện tích 4 m(4 góc của ô tiêu chuẩn) để xác định thành phần cây tái sinh, đo đếm cây tái sinh theo các cấp chiều cao (cấp 1: < 0,5 m, cấp 2: 0,5 – 1,0 m, cấp 3; 1,0 – 1,5 m, cấp 4: 1,5 – 2,0 m, cấp 5; 2 – 3 m, cấp 6; 3 – 5,0 m và cấp 7 > 5,0 m). Kết quả đã xác định được các đặc điểm sinh trưởng của tầng cây cao, đường kính, chiều cao, thể tích thân cây và trữ lượng rừng gia tăng khi tuổi rừng tăng lên; trong khi mật độ giảm khi tuổi rừng tăng. Tỷ lệ số cây ở cấp chiều cao giảm dần khi chiều cao cây tái sinh tăng, cây có chiều cao lớn hơn 1,0 m chiếm 32,5%, tương ứng số lượng cây 11.422 cây/ha có triển vọng để tham gia vào thành phần của rừng. Mật độ đã tác động rõ rệt đến số lượng cây tái sinh và cây tái sinh có triển vọng theo hướng tỷ lệ nghịch với mức độ tăng mật độ và độ tàn che của tầng cây cao. Tuổi rừng có ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tái sinh của Đước, tỷ lệ cây triển vọng nhiều nhất ở các cấp tuổi rừng V, VIa và VIb.

Từ khóa: Cây Đước, cây triển vọng, tái sinh, tầng cây cao

Research on the natural regeneration of Rhizophora apiculata Blum at different forest ages in Ben Tre province

Research on the natural regeneration ability of mangroves (Rhizophora apiculata) was carried out from June to Decmber 2020 at the Management Board of Special – Protection Forests of Ben Tre province. The objectives of the study are (i) to determine some characteristics growth of tall tree layer affecting forest regeneration, (ii) to determine the quantity, quality and potential trees and (iii) to propose restore forests. The project has conducted to establish 15 standard plots with an area of 500 m2 to determine the density, diameter, height, canopy diameter of tall trees. Establish 60 standards sample plots with an area of 4 m2 (4 corners for each plots) to determine the composition of regenerated trees, measure and count regenerated trees according to height levels (grade 1: < 0.5 m, grade 2: 0.5 – 1.0 m, grade 1. 3; 1.0 – 1.5 m, level 4: 1.5 – 2.0 m, level 5: 2.0 – 3.0 m, level 6: 3.0 – 5.0 m and level 7 > 5.0 m). As a result, have determined that the growth characteristics of tall trees layer as diameter, height, stem volume and forest volume increase as forest age increases; while density decreases as forest age increases. The percentage of trees at the height level decreased gradually as the height of the regenerated trees increased. Potential trees have got 32.5% with (trees with a height greater than 1.0 m) with 11,422 trees/ha. Density had a marked effect on the number of regenerated and potential regenerated trees in the direction of inversely proportional to the increase in density and canopy cover of the high tree layer. Forest age has a clear influence on the regeneration ability of mangroves, with the highest percentage of promising trees at the age of V, VIa, and VIb.

Keywords: Rhizophora, prospect tree, regeneration, high tree layer

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG RỪNG ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRỒNG TRÊN CÁC LẬP ĐỊA CHÍNH TẠI BẾN TRE

Hoàng Văn Thơi1, Lê Thanh Quang1, Nguyễn Khắc Điệu1, Viên Ngọc Tuấn Anh1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2020 tại Ban Quản lý rừng đặc dụng – phòng hộ tỉnh Bến Tre. Mục tiêu (i) xác định các đại lượng sinh trưởng cây cá thể và, (ii) xác định sinh trưởng lâm phần rừng theo tuổi và lập địa trồng. Nghiên cứu đã tiến hành đo đường kính ngang ngực và chiều cao thân cây tại 15 ô tiêu chuẩn (diện tích 500 m2) đã được thiết lập trên 3 dạng lập địa ở các dạng tuổi rừng 15, 20, 25, 30 và 35, tiến hành chặt hạ 45 cây bình quân, cắt thành từng phân đoạn để đo đếm vòng năm tại vị trí 1,3 m, 2,0 m, 3,0 m,… tính Dbq, Hbq theo tuổi và theo lập địa. Kết quả đã xác định được sinh trưởng đường kính, chiều cao, thể tích thân cây tăng tỷ lệ thuận với tuổi rừng trên cả 3 dạng lập địa. Tuổi rừng và dạng lập địa có sự khác biệt về các đại lượng sinh trưởng; đường kính thân cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm trên lập địa 1 là tuổi 6, trên lập địa 2 là tuổi 7, lập địa 3 là tuổi 8; chiều cao cây trên cả 3 lập địa chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại tuổi 5; thể tích thân cây trên lập địa 1 chuyển từ giai đoạn sinh trưởng nhanh sang giai đoạn sinh trưởng chậm tại tuổi 25, trên lập địa 2 tại tuổi 26 và trên lập địa 3 tại tuổi 27. Sinh trưởng lâm phần rừng cũng thay đổi theo từng giai đoạn tuổi và lập địa trồng, mật độ giảm nhanh ở giai đoạn 5 – 10 tuổi và giai đoạn 10 – 15 tuổi; trữ lượng bình quân của rừng trồng trên dạng lập địa 1 là cao nhất tại tuổi 27 (171,18 m3/ha), lập địa 2 (145,09 m3/ha) tại tuổi 26, thấp nhất là rừng trồng trên lập địa 3 (133,62 m3/ha) tại tuổi 30.

Từ khóa: Cây Đước, lập địa, sinh trưởng, tuổi rừng, vòng năm

Research on growth characteristics of Rhizophora apiculata Blume at planted sites in Ben Tre province

Research on growth characteristics of Rhizophora apiculata planted forest was carried out from April to December 2020 at the Management Board of special-use forests – protection of Ben Tre province. Objectives (i) determine individual tree growth and, (ii) determine forest stand growth by ages and planting site. The study measured the diameter of tree at breast height (D1,3 m) and tree height in 15 standard plots (with an area of ​​500 m2) which were established on 3 site types and forest ages of 15, 20, 25, 30 and 35, cut down 45 average trees, cut down to measure Dcount the year circle at positions of 1.3 m, 2.0 m, 3.0 m, … calculate Dbq, Hbq by age and by site. The results showed that: Tree growth in diameter, height and volume of the trunk increased proportionally with the age of the forest on all three types of sites. Forest ages and site types have differences in growth ones that as, trunk diameter growth changed from fast growth to slow growth on site 1 at the age of 6, on site 2 it was age of 7, site 3 age of 8; tree height on all 3 sites changed from the fast growing stage to the slow growing stage at the age of 5; the volume of trunks on site 1 changed from rapid growth to slow growth at the age of 25, on site 2 at the age of 26 and on site 3 at the age of 27. Forest density varies from age and planting site, density decreases rapidly in the period of 5 – 10 years old and in the period of 10 – 15 years old. The average stand volume of planted forest on site 1 is the highest at the age of 27 (171.18 m3/ha), site 2 (145.09 m3/ha) at the age of 26, the lowest is planted on site 3 (133.62 m3/ha) at the age of 30.

Keywords: Mangrove tree, site, growth, forest age, year circle

HIỆN TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI TRẮC (Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness.) TẠI GIA LAI

Trần Cao Nguyên1, Phan Văn Mùi2, Triệu Thái Hưng1, Đỗ Thị Thanh Hà1,
Hoàng Thanh Sơn1, Ninh Việt Khương1, Trần Hải Long1, Phí Hồng Hải2

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness., thuộc họ Đậu (Fabaceae) là loài đặc hữu của khu vực Đông Dương (Việt Nam, Lào và Campuchia) và Thái Lan. Do bị khai thác quá mức nên loài Trắc đang ở mức đe dọa và được xếp vào nhóm danh mục loài Sắp nguy cấp (VU) theo đánh giá của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN, 2018), mức Nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và trong phụ lục IIA của Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Để đánh giá hiện trạng và đặc điểm lâm học của Trắc tại tỉnh Gia Lai, phương pháp điều tra ô tiêu chuẩn kết hợp với điều tra theo tuyến đã được sử dụng. Kết quả điều tra đã xác định, tại khu vực nghiên cứu, Trắc được tìm thấy ở các trạng thái đất trống, nương rẫy, rừng trồng và rừng thứ sinh phục hồi. Mật độ tầng cây cao (D1,3 ≥ 6cm) của lâm phần có Trắc phân bố, dao động từ 808 – 2.156 cây/ha, trữ lượng lâm phần dao động từ 14,49 – 114,06 m3/ha. Đường kính và chiều cao bình quân của loài Trắc cao hơn đường kính và chiều cao bình quân của lâm phần. Hệ số hỗn loài từ 5,14 – 10,17, số lượng các loài cây dao động từ 36 – 78 loài. Phân bố khoảng cách mô phỏng tốt cấu trúc N/D của các lâm phần điều tra. Mật độ tầng cây dưới tán dao động từ 1.840 – 7.440 cây/ha, mật độ và chất lượng tầng cây dưới tán giữa các lâm phần có sự khác biệt rõ rệt theo thời gian phục hồi. Số lượng cây tái sinh dao động từ 27.000 – 43.250 cây/ha và số loài cây tái sinh từ 20 – 25 loài. Tỷ lệ cây tái sinh từ hạt nhìn chung là lớn hơn số cây tái sinh từ chồi. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng dao động trong khoảng 17,59 – 19,38%. Hai loài cây bạn rất hay gặp đi cùng loài Trắc là Thẩu tấu, Ổ rệp, ba loài cây bạn hay gặp là Chẹo tía, Dẻ anh và Kháo.

Từ khóa: Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness), đặc điểm lâm học, Gia Lai

The present status and silvicultural characteristics of Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness in Gia Lai provinces

Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness., belonging to the Dalbergia genus, Fabaceae family, is an endemic timber species of Southeast Asia. Due to over exploitation, D. cochinchinensis species is at threat level and is classified as Vulnerable (VU) according to the assessment of the International Union for Conservation of Nature (2018), the level of Endangered (EN) in the Vietnam Red Book (2007) and in Appendix IIA of Decree 06/2019/ND-CP. The standard plot survey method combined with the line survey was used to assess the current status and silvicultural characteristics of D. cochinchinensis in Gia Lai province. The survey results determined that D. cochinchinensis was only encountered in the state of bare land, shifting cultivation, planted forest and restored secondary forest in the study area. The density of trees of the canopy layer ranged from
808 – 2,156 trees/ha, and timber volume ranged from 14.49 – 114.06 m3/ha. The average diameter at breast heigh and total height of Trac trees are higher than those of the stand. The species richness ranged from 36 – 78 species. The distribution of tree number and diameter (N/D1.3) conformed to reverse j-shaped (Meyer’s function form). The density of understory layer ranged from 1,804 – 7,440 trees/ha. The density and quality of the understory layers among forest stands are significantly different with the recovery time. The density of regeneration seedlings of the stands was 27,000 – 43,250 seedlings/ha and number of species ranges from 20 – 25. The percentage of plants regenerated from seeds is generally greater than the number of plants regenerated from shoots. The average proportion of tall saplings of the stand was 17.59 – 19.38%. Two verry common species with D. cochinchinensis are Aporosa dioica, Styrax agrestis and three common species are Engelhardtia roxburghiana, Castanopsis pyriformis, D. cochinchinensis and Machilus grandifolia.

Keywords: Dalbergia cochinchinensis Pierre ex Laness, silvicultural characteristics, Gia Lai

NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN CÓ SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) PHÂN BỐ

Nguyễn Kiên Cường1, Phùng Văn Tỉnh1, Võ Đại Hải2,
Nguyễn Minh Thanh3, Phạm Văn Hường4, Lê Hồng Việt4

1Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
4 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam – Phân hiệu tại Đồng Nai

TÓM TẮT

Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) là cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh, thuộc họ Xoan (Meliaceae). Tại Việt Nam, cây phân bố rộng rãi ở các tỉnh phía Nam từ Kon Tum, Quảng Nam trở vào, trong rừng nhiệt đới lá rộng thường xanh ở độ cao dưới 1.000 m so với mặt nước biển. Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đạ Huoai với 27 OTC diện tích 2.000 m2 trên 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành rừng tự nhiên theo chỉ số IV% có số loài ưu thế dao động từ 6 – 14 loài, trong đó Sấu tía là loài chiếm ưu thế sinh thái với IV% =12,4 – 23,4; có 2 ưu hợp thực vật chính: (1) Sến mủ – Sấu tía – Bình linh (Chỉ số IV% của ưu hợp = 40,4%); (2) Sấu tía – Gội tía – Sến mủ – Bằng lăng (IV: 40,1 – 44,6%). Mật độ cây gỗ của các trạng thái rừng dao động từ 440 – 792 cây/ha, trong đó mật độ Sấu tía từ 70 – 138 cây/ha. Độ tàn che rừng dao động từ 0,46 đến 0,67. Phân bố N/D1,3 của cây gỗ đều tuân theo hàm số mũ, giảm dần, một đỉnh lệch trái.

Từ khóa: Sấu tía, rừng tự nhiên, đặc điểm cấu trúc, tổ thành rừng, mật độ, độ tàn che

Research the structure characteristics of natural forest with Sandoricum indicum Cav. distribution

Sandoricum indicum Cav. is a big, fast-growing tree species belonging to the Meliaceae family. In Vietnam, the tree is widely distributed in the southern provinces from Kon Tum, Quang Nam onwards, in evergreen broadleaf tropical forests at altitudes below 1,000 m above sea level. The study was carried out at Cat Tien National Park, Bu Gia Map National Park and Da Huoai Forestry the Limited Liability Company with 27 plots of 2,000 m2 in 3 forest statuses: rich, medium and poor. Research results show that natural forest formations according to IV% index have the number of dominant species ranging from 6 – 14 species, of which Sandoricum indicum Cav. is the ecologically dominant species with IV% = 12.4 – 23.4; there are 2 main plant compounds: (1) Shorea roxburghii G.Don – Sandoricum indicum Cav. – Vitex pubescens Vahl. (Index IV% of superiority = 40.4%); (2) Sandoricum indicum Cav. – Amoora gigantea Pierre – Shorea roxburghii G.Don – Lagerstroemia speciosa (IV: 40.1 – 44.6%). The density of trees in different forest states ranges from 440 – 792 trees/ha, of which the density of Sandoricum indicum Cav. is from 70 – 138 trees/ha. The forest canopy cover ranges from 0.46 to 0.67. The distribution of N/D1,3 of the trees follows an exponential function, decreasing, with one peak skewed to the left.

Keywords: Sandoricum indicum Cav., natural forest, structural features, forest nest, density, forest canopy

NGHIÊN CỨU CẢI TẠO ĐẤT BÃI THẢI KHAI THÁC MỎ ĐỒNG TỈNH LÀO CAI BẰNG TRỒNG CÂY ĐẬU DẦU (Pongamia pinnata) KẾT HỢP BÓN NHIỄM NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH
AM (Arbuscular mycorrhiza) Ở VƯỜN ƯƠM

Vũ Quý Đông, Hà Thị Hiền, Lê Thị Thu Hằng, Hà Thị Mai, Phạm Thị Ngân

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Giải pháp công nghệ sinh học môi trường (Bioremediation) kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ vi sinh (Microbialremediation) với thực vật (Phytoremediation) được áp dụng hiệu quả cho cải tạo phục hồi các khu vực bãi thải, khai thác mỏ hoang hóa, ô nhiễm. Đất bãi thải mỏ khai thác đồng Sin Quyền và Tả Phời (Lào Cai) được sử dụng cho nghiên cứu ảnh hưởng của nấm rễ nội cộng sinh AM với trồng cây Đậu dầu tới khả năng cải tạo, phục hồi của đất tại vườn ươm Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng. Sau 8 tháng thí nghiệm trồng cây Đậu dầu kết hợp bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM in vitro trong vườn ươm cho thấy bón nhiễm chế phẩm AM với lượng 5 gram chế phẩm AM in vitro 100IP/gram (- 500 đơn vị xâm nhiễm IP/cây) đã làm tăng sinh trưởng D00 -24% và Hvn từ 45 – 58% so với không sử dụng chế phẩm AM in vitro sau 8 tháng thí nghiệm. Các chỉ tiêu lý hóa tính của đất bãi thải sau 8 tháng thí nghiệm với cây Đậu dầu bón nhiễm chế phẩm AM in vitro đã được cải thiện so với đất bãi thải ban đầu trước thí nghiệm và so với đối chứng không bón nhiễm chế phẩm AM in vitro. Cộng sinh cố định đạm Rhizobium khi bón nhiễm chế phẩm AM in vitro tăng lên đáng kể về số lượng và vi khuẩn phân giải lân được bón nhiễm chế phẩm AM in vitro cao hơn hẳn so với không bón nhiễm chế phẩm AM in vitro.

Từ khóa: Nấm rễ nội cộng sinh, AM, cây Đậu dầu, bãi thải khai thác đồng, bioremendaiton

Research conditioning copper mining waste soil by plant Pongamia pinnata combined inoculums Arbuscular mycorrhiza in nursery

The bioremediation that combined between microbialremediation and phytoremediation would be potentially and effectively applied for cleaning up contaminated sites, especially the abandoned mining areas with their contaminated tailings to restore the ecosystems. The copper mining waste soil of Sin Quyen and Ta Phoi (Lao Cai) were collected and used for the study on effects of Arbuscular mycorrhiza (AM) combined plant Pongamia pinnata rehabilitate ability to the contaminated soils at nursery of Research Institute for Forest Ecology and Environment. After 8 months of experiment on planting Pongamia pinnata in combination with inoculated AM in vitro in the nursery endosymbiotic, it was found that inoculation AM with 5 grams of AM in vitro 100IP/gram (- 500 Infective progagule units) per plant showed that AM in vitro increased growth in diameter (D00) -24% and height (Hvn) increased from 45 – 58% compared with not using AM in vitro after 8 months of experiment. The physicochemical and physical properties of the substrates with AM inoculated were found to be remarkably improved after 8 months of the experiment as compared to those in control and those before experiment (zero baseline). The Rhizobium symbiotic nitrogen fixation of the treatment inoculated with AM in vitro significantly increased in number; Microbes decompose phosphate of the experimental treatment inoculated with AM preparations in vitro were significantly higher than those of the experimental treatment that were not inoculated with AM in vitro.

Keywords: Arbuscular mycorrhiza, AM, bioremendaiton, copper mining waste, Pongamia pinnata

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA BỐN CHỦNG VI KHUẨN PHÂN GIẢI XENLULO

Vũ Văn Định, Nguyễn Thị Loan, Phạm Văn Nhật, Trần Nhật Tân

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tính đến 31/12/2020, tổng diện tích rừng toàn quốc là 14.677.215 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.279.185 ha, rừng trồng là 4.398.030 ha. Tính riêng giai đoạn từ 2015 đến tháng 12/2020 tổng số đã xảy ra 1.928 vụ cháy rừng, diện tích cháy rừng lên đến 8.631 ha. Một trong những nguyên nhân chính gây cháy rừng là do vật liệu cháy dưới tán rừng tích tụ quá nhiều. Giảm vật liệu cháy dưới tán rừng bằng cách sử dụng vi khuẩn có khả năng phân giải xenlulo giúp phân giải nhanh vật liệu cháy góp phần cải thiện độ phì nhiêu của đất và hạn chế khả năng cháy rừng đang được quan tâm ứng dụng và được coi là một giải pháp hiệu quả, ít tốn kém và thân thiện với môi trường. Nghiên cứu này đã lựa chọn được điều kiện nuôi cấy thích hợp cho bốn chủng vi khuẩn (Bacillus subtilis (SSK, SSK1.2) và chủng Bacillus megaterium (SSK9.1, SSK9.2) có khả năng phân giải xenlulo như sau: môi trường nuôi cấy PD, tốc độ lắc 150 vòng/phút, thời gian nuôi cấy 72 giờ ở nhiệt độ 25± 2oCvà pH =7; mật độ tế bào vi khuẩn đạt 2,6.108 – 8,9. 108 cfu/mL.

Từ khóa: Vi khuẩn phân giải xenlulo, phòng cháy rừng, mật độ tế bào vi khuẩn, điều kiện nuôi cấy

Research on affects of submerged culture conditions to growth of four strains of cellulolytic bacteria

As of December 31, 2020, the total forest area of ​​the country is 14,677,215 hectares, of which 10,279,185 hectares are natural forests and 4,398,030 hectares of planted forests. In the period from 2015 to December 2020, there were 1,928 forest fires, covering 8,631 hectares of forest fires. One of the main causes of forest fires is the accumulation of combustible materials under the forest canopy. Reducing combustible materials under the forest canopy by using cellulose-degrading bacteria to quickly decompose combustible materials, contributing to improving soil fertility and limiting the possibility of forest fires is being caried, applied and considered an effective, low-cost and environmentally friendly solution. This paper has selected suitable culture conditions for four strains of bacteria (Bacillus subtilis (SSK, SSK1.2) and Bacillus megaterium (SSK9.1, SSK9.2) capable of degrading cellulose as follows: PD culture field, shaking speed 150 rpm, culture time 72 hours at độ 25± 2oC and pH = 7; bacterial cell density reached 2.6×108 8.9×108 cfu/mL.

Keywords: Cellulolytic bacteria, forest fire prevention, bacterial cell density, submerged culture condition

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC PHÂN HỦY NHANH VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG Ở SÓC SƠN, HÀ NỘI VÀ HOÀNH BỒ, QUẢNG NINH

Vũ Văn Định, Nguyễn Thị Loan, Lê Thành Công, Trần Nhật Tân và Phạm Văn Nhật

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Tính đến 31/12/2020, tổng diện tích rừng toàn quốc là 14.677.215 ha, trong đó rừng tự nhiên là 10.279.185 ha, rừng trồng là 4.398.030 ha. Giai đoạn từ năm 2015 đến tháng 12/2020 tổng số xảy ra 1.928 vụ cháy rừng, diện tích cháy rừng lên đến 8.631 ha. Sử dụng chế phẩm sinh học trong công tác phòng cháy rừng đang được coi là một giải pháp hiệu quả, ít tốn kém và thân thiện với môi trường nhất. Khả năng phân hủy vật liệu cháy dưới tán rừng thông tại Sóc Sơn, Hà Nội và Hoành Bồ, Quảng Ninh bằng chế phẩm sinh học sau 5 tháng đạt từ 66,76 – 73,65%, độ ẩm vật liệu cháy tăng từ 6,38 – 12,66%. Sử dụng chế phẩm với tỷ lệ 0,5% so với khối lượng vật liệu cháy và thời gian từ tháng 2 đến tháng 5 cho hiệu quả tốt nhất.

Từ khóa: Chế phẩm sinh học, phòng cháy rừng thông, vật liệu cháy

Research on the application of biological products that quickly decompose combustible materials under the pine forests canopy in Soc Son, Ha Noi and Hoang Bo, Quang Ninh

As of December 31, 2020, the total forest area of the country is 14,677,215 hectares, of which natural forests are 10,279,185 hectares, and planted forests are 4,398,030 hectares. In the period from 2015 to December 2020, a total of 1,928 forest fires occurred, the area of forest fires reached 8,631 hectares. Using biological products in forest fire prevention is being considered as an effective, low-cost and most environmentally friendly solution. The ability to decompose combustible materials under the canopy of pine forests in Soc Son, Hanoi and Hoanh Bo, Quang Ninh by biological products after 5 months reached from 66.76 – 73.65%, the moisture content of combustible materials increased from 6.38 – 12.66%. Using inoculants with a rate of 0.5% compared to the volume of combustible material and the period from February to May brings the best effect.

Keywords: Biological products, pine forest fire prevention, combustible materials

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN MỨC ĐỘ BỊ SÂU ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta) GÂY HẠI TRÊN RỪNG TRỒNG LÁT HOA

Trần Thị Lệ Trà1,2, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Lát hoa được trồng phổ biến ở Việt Nam nhưng thường bị sâu đục nõn gây hại rất nặng. Nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tuổi cây, độ cao, đất đai, hướng phơi và phương thức trồng đến mức độ bị sâu đục nõn của cây Lát hoa tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Kết quả cho thấy, Lát hoa giai đoạn 1 – 2 tuổi mẫn cảm nhất đối với sâu đục nõn, tỷ lệ hại 46,8 – 68,1% và chỉ số hại 1,08 – 2,18; Rừng trồng ở độ cao dưới 300 m bị sâu đục nõn gây hại nặng nhất với tỷ lệ hại 45,3 – 65,6% và chỉ số hại 1,04 – 2,03. Đất phát triển trên đá vôi, tầng dày phù hợp nhất cho cây Lát hoa với lượng tăng trưởng cao nhất, chiều cao đạt 1,55 m/năm và đường kính gốc đạt 2,12 cm/năm, trong khi mức độ sâu hại thấp (P% = 18,6% và DI = 0,28). Hầu như không có sự khác biệt về sâu đục nõn giữa các hướng phơi. Phương thức trồng xen cây bản địa có tỷ lệ hại và chỉ số hại thấp nhất, tương ứng là 8,2 – 14,9% và 0,19 – 0,48. Kết quả này cung cấp cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp quản lý sâu đục nõn góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng Lát hoa.

Từ khóa: Lát hoa, bản địa, phương thức trồng, Sâu đục nõn, tuổi cây

Assessing the impacts of ecological factors on the damage of Hypsipyla robusta in Chukrasia tabularis plantations

Chukrasia tabularis have been wide planted in Vietnam. However,
C. tabularis plantations are often severely damaged by shoot borers (Hypsipyla robusta). This study aims to evaluate the impacts of tree age, altitude, soil, directions of exposure and planting method factors on the damage of shoot borers in C. tabularis in the Northwest and North Central regions. C. tabularis plantations at 1 – 2 year-old stage and an altitude of below 300 m were most susceptible to shoot borers with a damage incidence and damage index of 46.8 – 68.1%, 1.08 – 2.18 and 45.3 – 65.6%, 1.04 – 2.03, respectively. Soil growing on limestone, thick layer (ferralsols) was the most suitable soil for C. tabularis with the highest growth, height and diameter at the base were 1.55 m/year and 2.12 cm/year, respectively while low level of damage (P% = 18.6% và DI = 0.28). There were almost no difference between the directions of exposure in terms of the proportion of damage of the shoot borers. C. tabularis intercropping with native plants was lowest damage rate and damage index of shoot borers (8.2 – 14.9% and 0.19 – 0.48). The results of this study provide a scientific basis to propose management solutions for H. robusta to contribute to the improvement of productivity and quality of C. tabularis plantations.

Keywords: Chukrasia tabularis, Hypsipyla robusta, shoot borers, soil

CURRENT STATUS AND MEASUTES TO PROMOTE SUSTAINABLE MANAGEMENT OF HOUSEHOLD PLANTATION IN QUANG TRI PROVINCE

 Nguyen Hoang Tiep1, Vo Dai Nguyen2, Nguyen Cong Phuong3

1Forest Economic Research Center;
2Silviculture Research Institute
3Son Duong Forest Protection Department, Tuyen Quang province

SUMMARY

Quang Tri is a province with a large area of plantation, in which household’s plantations account for 49% (54,929 ha) of the province’s plantation area. Up to now, in the province, there is a SFM group of households with an area of ​​2,853.91 hectares of plantation with FSC certification. The species planted by households are mainly Acacia hybrid and Acacia mangium, the technical measures are different between households participating in the SFM group model and non-participating in the model, especially in terms of tree density, thinning activity as well as timber production purposes Households participating in SFM group model do not applied burn post harvested residue for land preparation, plant at a lower density, have a longer business cycle (7 – 10 years) and thin out 2 – 3 times to improve sawlog volume. On the other hand, households that do not participate in SFM group usually apply burn post harvested residue, plant with high density, have a short business cycle (4 – 5 years) and do not apply thinning. There is a strong linkage between households in group to support each other on planting and plantation management according to FSC requirement and there is also a cooperation between households in group and wood processing companies through the Forest Owners Association in consumption of timber from household’s plantation. The plantation of SFM group model has higher economic effect than that of plantation from households not participated in SFM group model. To promote the development of household’s plantation, it is necessary to implement synchronously solutions from awareness raising, capacity building and develop policies to support the operation and maintenance of SFM group, applying advanced techniques to improve productivity of plantation.

Keywords: Plantation, households, sustainable forest management, Quang Tri province

Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy quản lý rừng trồng bền vững quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là tỉnh có diện tích rừng trồng lớn và phong trào trồng rừng rất phát triển, trong đó rừng trồng HGĐ chiếm tới 49% (54.929 ha) diện tích rừng trồng của tỉnh. Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 1 nhóm HGĐ với diện tích 3.147,06 ha rừng được cấp CCR. Loài cây trồng rừng của HGĐ chủ yếu là Keo lai và Keo tai tượng, các biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng có sự khác biệt giữa các HGĐ tham gia mô hình CCR QLRBV theo nhóm hộ và các HGĐ không tham gia, đặc biệt là về mật độ trồng rừng và tỉa thưa cũng như mục đích kinh doanh. Các HGĐ tham gia mô hình CCR theo nhóm hộ xử lý thực bì không đốt, trồng với mật độ thưa hơn, chu kỳ kinh doanh dài hơn (7 – 10 năm) và tiến hành tỉa thưa 2 – 3 lần để lấy gỗ lớn, trong khi các HGĐ không tham gia thì đốt thực bì, trồng rừng mật độ dày, chu kỳ kinh doanh ngắn (4 – 5 năm) và không tỉa thưa để lấy gỗ nhỏ. Trong mô hình CCR theo nhóm hộ đã có sự liên kết khá chặt chẽ giữa các HGĐ với nhau để thực hiện trồng rừng theo các tiêu chuẩn QLRBV của FSC và liên kết giữa nhóm HGĐ trồng rừng với các cơ sở chế biến gỗ thông qua Hội/chi hội chủ rừng trong việc tiêu thụ sản phẩm rừng trồng. Mô hình CCR theo nhóm HGĐ có hiệu quả kinh tế rừng trồng cao hơn so với rừng trồng của các HGĐ không tham gia CCR. Để thúc đẩy rừng trồng HGĐ tiếp tục phát triển cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ nâng cao nhận thức, năng thực thực hiện và QLRBV cho đến các chính sách hỗ trợ vận hành và duy trì CCR theo nhóm HGĐ, ứng dụng KHCN trong trồng rừng,…

Từ khóa: Rừng trồng, hộ gia đình, quản lý rừng bền vững, tỉnh Quảng Trị.

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]