TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 – 2015
1. |
Tình hình thực hiện chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam (2008 – 2020) – các khoảng trống và những thách thức |
Nguyễn Xuân Quát |
The implementation of forestry research strategy (2008 – 2020) |
3873 |
2. |
Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của các thuốc IAA, IBA và NAA tới khả năng tạo rễ và thành phần ruột bầu tới sinh trưởng Thông ôcarpa (Pinus oocarpa Schiede Ex Schlechtendal) ở giai đoạn vườn ươm |
Bùi Văn Trọng |
Effect of concentrations of hormone IAA, IBA and NAA on the rooting rate and potting mixes on the growth of Pinus oocarpa |
3882 |
3. |
Ảnh hưởng của phân bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây con Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) trong giai đoạn vườn ươm |
Phạm Hữu Hạnh |
Effects of fertilizer and light cover on growth |
3889 |
4. |
Một số đặc điểm vật hậu của cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) ở Lâm Đồng |
Nguyễn Thành Mến |
Phenological characteristics of Eurycoma longifolia |
3897 |
5. |
Nghiên cứu động thái cấu trúc rừng tự nhiên ở vườn quốc gia Vũ Quang – tỉnh Hà Tĩnh |
Nguyễn Thị Thu Hiền |
Research on dynamic structure of natural forests in the Vu Quang National Park – Ha Tĩnh province |
3904 |
6. |
Ảnh hưởng của đai cao |
Nguyễn Toàn Thắng |
Effect of altitude on silvicutural characteristics of evergreen broad-leaved forest with distributed Castanopsis piriformis in Dak G’Long, Dak Nong province |
3911 |
7 |
Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái các loài cây ngập mặn vùng ven biển Bắc bộ |
Hà Thị Mừng |
Results on morphology of mangrove species in the Northern Coastal region |
3919 |
8 |
Sinh trưởng của các loài cây trồng trong mô hình phục hồi rừng ngập mặn ở đầm nuôi tôm bỏ hoang tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh |
Đinh Thanh Giang |
Growth of rehabilitation mangrove model in fallow shrimp farming at Dong Rui commune, Tien Yen district, Quang Ninh province |
3925 |
9 |
Đánh giá tình hình gây hại, đặc điểm nhận biết và tập tính của loài Leptoscybe invasa Fisher&La Salle. gây u bướu bạch đàn ở |
Lê Văn Bình |
Evaluating damage status, morphological characteristics and behavior of Leptoscybe invasa Fisher&La Salle causing eucalyptus gall wasp in Vietnam |
3931 |
10 |
Đặc điểm sinh học và phòng trừ loài ong Leptoscybe invasa Fisher&La Salle gây u bướu bạch đàn |
Lê Văn Bình |
Biology and control of eucalyptus gall wasp Leptoscybe invasa Fisher & La Salle |
3940 |
11 |
Phân lập, tuyển chọn một số chủng vi khuẩn nội sinh tạo chất kích thích sinh trưởng Indole-3-Acetic axít (IAA) và đối kháng nấm gây bệnh thối cổ rễ cây thông |
Nguyễn Thị Thuý Nga |
Isolating and screening bacterial endophytes producing growth regulator Indole-3-Acetic acid (IAA) and antifungal compounds against fusarium oxysporum damping-off disease of Pinus merkusii |
3948 |
12 |
Nghiên cứu tạo chế phẩm đa chủng vi sinh vật và đánh giá hiệu quả của chế phẩm đối với sản xuất cây con Thông nhựa (Pinus merkusii) ở vườn ươm |
Nguyễn Thị Thúy Nga |
Study on the production of multi-racial microorganism inoculum and evaluating its effectiveness for producing Pinus merkusii seedlings in the nursery |
3960 |
13 |
Hiệu lực phòng chống nấm mục và côn trùng hại gỗ của sơn pu có phân tán nano TiO2, SiO2, ZnO, Nanoclay |
Bùi Văn Ái |
Preventive action against rotting fungi and wood boring insects of pu coating enhanced with dispersed nano particles of TiO2, SiO2, ZnO, Nanoclay |
3969 |
14 |
Nghiên cứu khả năng phòng chống nấm mục |
Bùi Văn Ái |
Studying on the protective effectiveness of wood treated with nanomaterials TiO2, ZnO, CuO, SiO2, nanoclay against wood destroying basidiomycetes and termites |
3977 |
1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP VIỆT NAM (2008 – 2020) – CÁC KHOẢNG TRỐNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
Nguyễn Xuân Quát1, Hoàng Văn Thắng2
1Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTChiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2008 – 2020 đến nay đã qua hơn nửa chặng đường. Việc xem xét lại những gì đã làm được, những gì chưa được để điều chỉnh, bổ sung và đẩy mạnh thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo là cần thiết. Bài viết này dựa trên cơ sở tham khảo có chọn lọc, tổng hợp hệ thống các kết quả nghiên cứu về lâm nghiệp trong những năm qua, đối chiếu với ba văn bản có liên quan là Quyết định phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp của Thủ tướng Chính phủ, Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp và Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt với các chỉ tiêu định lượng để xem xét và đánh giá. Qua đó đã rút ra một số nội dung về tình hình thực hiện Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp Việt Nam là: (i) Những thành quả chính đạt được là đã phát triển được một số kết quả chính của giai đoạn trước; lượng giá giá trị môi trường, chọn tập đoàn cây trồng chủ lực và chủ yếu; cải thiện nâng cao chất lượng nguồn giống; kỹ thuật trồng rừng, thâm canh rừng trồng… (ii) Những khoảng trống là các nghiên cứu cơ sở, công nghệ cao còn ít; (iii) Những thách thức là cơ cấu cây trồng và giống chưa được đa dạng hoá, cây bản địa ít được quan tâm và có nguy cơ bị keo hoá; đội ngũ cán bộ thiếu đầu đàn và gián đoạn về thế hệ; cơ chế tự chủ trong nghiên cứu theo Nghị định số 115/NĐ-CP chưa được tháo gỡ; (iv) Những ưu tiên là cần chú ý đầu tư nghiên cứu cơ sở, cơ bản, cơ chế chính sách, quản lý rừng bền vững; chế biến lâm sản công nghệ cao; xây dựng các phòng thí nghiệm hiện đại gắn với đào tạo cán bộ khoa học đầu đàn về quản lý và chuyên sâu.Từ khóa: Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp, ưu tiên nghiên cứu, khoảng trống, thành quả, thách thức. |
The implementation of forestry research strategy (2008 – 2020) in Vietnam – the gaps and challenges Vietnam Forestry Research Strategy during 2008 – 2020 has been more than half-way so far. A review of what has been done, what has not been to adjust and supplement, promote better implementation of the remaining phases is necessary. This article based on the reference selective and synthesis the results in forestry research in recent years, compared with three related documents are Decision approving of Forestry Development Strategy of Prime Minister, Forestry Research Strategy in Vietnam and Restructuring Project of forest sector has been approved by the Ministry of Agriculture and Rural Development with the quantitative targets for review and evaluation. Through that has drawn some of the contents of the implementation Strategy of the Vietnam Forestry Research were: (i) The main results has grown to be one of the main findings of the previous period; evaluation of environmental value, selected main species group and principal; improving seed quality improvement; planting techniques, intensive plantations. The gaps are the basic research, high-tech has less; (iii) The challenges are tree species component and germplasm are not diversified, indigenous species less attention; research staffs are shortage and disruption between generations; the autonomy of research under Decree 115/ND-CP unresolved; (iv) The priorities are investment for basic research, policy mechanism, sustainable forest management; forest products processing by high-tech; build modern laboratories combine with the training of leading scientists. Keywords: Forestry Research Strategy, research priorities, gaps, results, challenges |
2. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG NỒNG ĐỘ CỦA CÁC THUỐC IAA, IBA VÀ NAA TỚI KHẢ NĂNG TẠO RỄ VÀ THÀNH PHẦN RUỘT BẦU TỚI SINH TRƯỞNG THÔNG ÔCARPA (Pinus oocarpa Schiede Ex Schlechtendal) Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Bùi Văn Trọng, Nguyễn Thanh Nguyên, Lê Hồng Én
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
TÓM TẮTThông ôcarpa (Pinus oocarpa Schiede ex Schlechtendal) là cây gỗ lớn có triển vọng cao cho trồng rừng kinh tế. Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng NAA, IAA và IBA dạng bột với các nồng độ 0,5%, 1%, 1,5%, 2% tới khả năng ra rễ của các hom Thông ôcarpa và ảnh hưởng của các công thức ruột bầu khác nhau (CT1: 100% đất đồi, CT2: 75% đất đồi + 25% xơ dừa, CT3: 50% đất đồi + 50% xơ dừa, CT4: 25% đất đồi + 75% xơ dừa) tới sinh trưởng Thông ôcarpa ở giai đoạn vườn ươm. Trong thí nghiệm giâm hom, các hom được sử dụng là các chồi ngọn dạng bánh tẻ có chiều dài từ 6 – 8cm được lấy từ vườn vật liệu 2 – 3 năm tuổi, giá thể giâm hom là đất đồi, thí nghiệm được thực hiện trong môi trường nhà kính với điều kiện nhiệt độ khoảng 25oC. Kết quả giâm hom sau 5 tháng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các công thức thí nghiệm. Sử dụng NAA ở nồng độ 1,5% cho kết quả giâm hom Thông ôcarpa cao nhất, đạt 71,67% hom sống và ra rễ, số rễ trung bình là 3,07 rễ/hom, chiều dài rễ trung bình là 14,87cm. Tại thời điểm 9 tháng sau khi cấy, công thức ruột bầu với thành phần 100% đất rừng thông cho kết quả sinh trưởng tốt nhất, tỷ lệ sống đạt 76,67%; chiều cao cây đạt 42,6cm và đường kính gốc đạt 0,47cm.Từ khóa: Giâm hom, Thông ôcarpa, thuốc kích thích sinh trưởng, thành phần ruột bầu. |
Effect of concentrations of hormone IAA, IBA and NAA on the rooting rate and potting mixes on the growth of Pinus oocarpa Pinus oocarpa Schiede ex Schlechtendal is a kind of large wood trees specices, which have a high prospect for economic afforestation. This study evaluated the effects of IAA; IBA; NAA at diffirence concentrations (0.5%, 1%, 1.5%, 2%) on the rooting rate of P. oocarpa and the effect of difirence potting mixes (CT1: 100% hilly soil, CT2: 75% hilly soil + 25% coir, CT3: 50% hilly soil + 50% coir, CT4: 25% hilly soil + 75% coir) on growing of P. oocarpa in the nursery state. For the cutting experiment, shoots of P. oocarpa with 6 – 8cm in length was collected from 2 – year-old mother trees planted in a greenhouse. After 5 months, the result showed that P. oocarpa cuttings was treated with group NAA had the higher of rooting percentage, the quantity of roots and the length of roots than group IAA and group IBA. The highest results was formed when the cuttings were treated with NAA 1.5%, reached 71.67% live and rooting cuttings, avarage number of roots 3.07 roots/cuttings and average of root lenghth 14.87cm. For the effect of difirence potting mixes, after 9 months, the best growing of P. oocarpa cuttings was in the potting mixe of 100% hilly soil, with survival percentage of 76.67%; 42.6cm in height and 0.47cm in diameter at stump height. Keywords: Cutting propagation, Pinus oocarpa, hormone, potting mixe |
3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON HOÀNG ĐẰNG (Fibraurea tinctoria Lour) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Phạm Hữu Hạnh, Nguyễn Huy Sơn
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTHoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) là loài cây dược liệu có giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, là nguyên liệu quan trọng sử dụng trong y học cổ truyền và y học hiện đại để làm thuốc chữa các chứng bệnh viêm tấy, sốt da vàng và các bệnh về đường tiêu hóa… Kết quả nghiên cứu đã cho thấy bón thúc bằng cách tưới phân NPK (5:10:3) với nồng độ 5% cho tỷ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Hoàng đằng cao hơn bón thúc bằng nước phân chuồng ngâm hoặc không có phân bón thúc. Sau 8 tháng bón thúc NPK, tỷ lệ sống đạt 89,8%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,38cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 21,09cm. Hơn nữa, ánh sáng cũng là nhân tố sinh thái ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng cả đường kính và chiều cao của cây con Hoàng đằng trong giai đoạn vườn ươm. Giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi cấy cây vào bầu đất, cây con thích hợp với độ che sáng 75%, tỷ lệ sống đạt 98,2%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,26cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 11,73cm. Giai đoạn từ sau 2 tháng đến 6 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 50%, tỷ lệ sống đạt 91,7%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,34cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 17,32cm. Giai đoạn từ sau 6 tháng đến 8 tháng tiếp theo cây con thích hợp ở độ che sáng 25%, tỷ lệ sống đạt 89,8%, đường kính gốc (Doo) đạt 0,39cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt 21,20cm. Từ sau 8 tháng có thể dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi đem trồng. Như vậy, phân bón thúc và ánh sáng có ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng cây con Hoàng đằng trong giai đoạn vườn ươm.Từ khóa: Cây con Hoàng đằng, phân bón thúc và ánh sáng, sinh trưởng |
Effects of fertilizer and light cover on growth of Fibraurea tinctoria Lour at the stage of nursery Fibraurea tinctoria Lour is a woody vine, which has high economic and utilisation values. It is an important ingredient used in traditional and processed medicine to treat inflammatory, yellow fever, and gastrointestinal diseases. Results showed that survival and growth rate of seedlings were significantly higher in the treatment of applying dissolved NPK (5:10:3) in water with concentration of 5% every two months, in comparison with applying compost and control (no fertiliser). After 8 months of NPK application, survival rate, stem diameter at root collar (Doo), and total height (Hvn) were 89.8%, 0.38cm and 21.09cm, respectively. Shading significantly affected survival and growth rates of F. tinctoria seedlings in the nursery. In the first 2 months after transplanting into pots, survival and growth rate of seedlings were significantly highest in the shading level of 75%; survival rate, Doo and Hvn were 98.2%, 0.26cm and 11.73cm, respectively. In the period from 2 – 6 months after transplanting, shading level of 50% showed the best; survival rate, Doo and Hvn were 91.7%, 0.34cm and 17.32cm, respectively. From 6 – 8 months after planting, shading level of 25% was most suitable; survival rate, Doo and Hvn were 89.8%, 0.39cm and 21.2cm, respectively. After 8 months, shading can be removed totally for training seedlings before planting without any effect on survival and growth rate. Thus, fertiliser and light significantly affected survival and growth rates of F. tinctoria seedlings in the nursery. Keyword: Fibraurea tinctoria, fertiliser, shading, seedling |
4. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VẬT HẬU CỦA CÂY BÁ BỆNH (Eurycoma longifolia Jack.) Ở LÂM ĐỒNG
Nguyễn Thành Mến, Hoàng Thanh Trường
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
TÓM TẮTBá bệnh là loài dược liệu có giá trị và có phân bố tự nhiên ở tỉnh Lâm Đồng, cây hiện đang bị khai thác mạnh có thể dẫn đến cạn kiệt trong tự nhiên. Việc nghiên cứu các đặc điểm vật hậu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm ra hoa, thời điểm thu hái, mùa thu hái; làm cơ sở cho việc gây trồng phát triển của loài này. Kết quả nghiên cứu đã xác định chu kỳ phát triển của cây kéo dài từ 80 – 100 ngày; mùa hoa quả kéo dài 5 tháng mùa khô; từ tháng 1 – 5 hàng năm (Dương lịch). Pha hoa nở kéo dài từ 15/2 – 15/4; hoa nở rộ từ 15/3 – 30/3, trong vòng 10 – 15 ngày. Pha quả già từ 20/2 – 30/4, rộ từ 1/3 đến 30/3 hàng năm, trong vòng 10 – 15 ngày. Pha quả chín từ 30/3 đến 15/5; rộ 15/3 – 15/4, trong vòng 20 – 25 ngày. Pha sinh dưỡng kéo dài từ 40 – 60 ngày, từ tháng 5 – 8. Do vậy nên tập trung thu hái quả Bá bệnh vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm để phục vụ gieo ươm và gây trồng.Từ khóa: Bá bệnh, cây dược liệu, Lâm Đồng, vật hậu |
Phenological characteristics of Eurycoma longifolia in Lam Dong, Vietnam Eurycoma longifolia is a value medicine plant and has nature distribution in Lam Dong provine, Vietnam. This species is heavily exploited by local people and will be exhauted in the future. Plant phenology has special importantce in determining flowering time, fruit maturation time, fruit harvest. Our results showed that reproduction cycle of Eurycoma longifolia prolongs about 5 months of dry season; starts in January to May annual (Gregorian calendar). Flower bloom phase initiates from February to April, concentrating about 10 – 15 days. Mature fruit time starts in February to April and peaks in March; for about 10 – 15 days. Ripened fruit begins from April to May, peaks March 15 to April 15, in about 15 – 20 days. Bud phase initiates from April to August, for about 40 – 60 days. New buds appears from April to June annual, peaks in April to May, for about 15 – 20 days. Focus on ripe fruits should be harvested in March and April each year to cultivate seedlings. Keywords: Eurycoma longifolia, medicinal plant, phenology, |
5. NGHIÊN CỨU ĐỘNG THÁI CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG – TỈNH HÀ TĨNH
Nguyễn Thị Thu Hiền
Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Đại học Nông lâm Thái Nguyên
TÓM TẮTNghiên cứu này được tiến hành thu thập số liệu ở 06 ô tiêu chuẩn định vị thuộc đối tượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại vườn Quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2007 – 2012. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, động thái cấu trúc N/D1.3 có sự biến động về phân bố số cây ở cấp kính nhỏ giảm và tăng lên ở hầu hết các cỡ kính lớn hơn. Số cây tái sinh bổ sung đạt bình quân là 9 cây/1ha/1 năm; số cây chết bình quân là 8 cây/1ha/1 năm; tỷ lệ chuyển cấp tương đối cao và số cây chuyển cấp bình quân là 17 cây/1ha/1 năm. Nhìn chung, cấu trúc và động thái của rừng tự nhiên ở khu vực nghiên cứu tương đối ổn định. Động thái cấu trúc tổ thành có sự biến đổi nhưng không đáng kể. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc mô phỏng diễn biến của rừng qua thời gian dài.Từ khóa: Cấu trúc, động thái, rừng tự nhiên, tỉnh Hà Tĩnh, Vườn Quốc gia Vũ Quang |
Research on dynamic structure of natural forests in the Vu Quang National Park – Ha Tinh province This study was conducted in six permanent sample plots of evergreen broad-leaved natural forests in Vu Quang National Park, Ha Tinh province from 2007 to 2012. The findings shown that the dynamics of forest and its structure were relatively small in the study area. Although there was a change in dynamics of structure components, it was not significant. The structural dynamics of diameter distribution (N/D1.3) had the small variation in the plots in relation to the distribution in number of trees at the small diameter-based category, which decreased small. A number of recruitments averaged at 9 trees per ha year-1; while the average number of dead trees was 8 trees per ha year-1; the rate of transition were relatively high and the average number was 17 trees per ha year-1. This finding is very important for simulating the dynamics of the forest over the long term period. Keywords: Dynamics, Ha Tinh province, natural forest, structure, Vu Quang National Park |
Viện Nghiên cứu Lâm sinh1
Trường Đại học Đà Lạt2
Trường Đại học Lâm nghiệp3
Sở Nông nghiệp và TNT Đắk Nông4
TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện ở rừng tự nhiên lá rộng thường xanh nơi có Dẻ anh phân bố ở 3 đai cao (Đai I: <500m; Đai II: 500 – 1.000m và Đai III: 1.000 – 1.500m) tại Đắk G’Long, Đắk Nông. Kết quả cho thấy Dẻ anh có phân bố ở 2 trạng thái IIB và IIIA tại kiểu rừng lá rộng thường xanh. Mật độ tầng cây cao dao động từ 236 – 654 cây/ha, trong đó Dẻ anh chiếm từ 8,7 – 10,2%. Số loài trong tầng cây cao ở các đai cao dao động từ 16 – 54 loài, trong đó số loài tham gia trong công thức tổ thành từ 7 – 10 loài. Chỉ số IV có sự biến động lớn theo đai cao từ 3,3 – 9,9%. Mật độ cây tái sinh của lâm phần có sự biến động lớn từ 775 – 6.388 cây/ha, trong đó Dẻ anh chiếm tỷ lệ 4,8 – 14,3%. Số loài tái sinh nhiều nhất ở đai II (48 loài) và thấp nhất ở đai I (20 loài). Tái sinh từ hạt chiếm tỷ lệ cao đối với Dẻ anh và tất cả các loài trên cả 3 đai cao. Phân bố số cây theo cấp chiều cao nhìn chung có xu hướng giảm dần. Số loài cây tái sinh có tính kế thừa tầng cây cao xuất hiện ở 2 đai I và II với chỉ số SI >0,84.Từ khoá: Đặc điểm lâm học, Dẻ anh, Đắk Nông. | |
Effect of altitude on silvicutural characteristics of evergreen broad-leaved forest with distributed Castanopsis piriformis in Dak G’Long, Dak Nong provinceThe study was conducted in naturally evergreen broad leaved forests where Castanopsis piriformis distributes at 3 altitudinal elevations (I: <500m; II: 500 – 1000m, and III: 1000 – 1500m) in Dak G’Long, Dak Nong province. Results showed that C. piriformis distributes in IIB and IIIA subgroups of evergreen broad-leaved forest. Density of upper-canopy tree ranged from 236 to 654 trees /ha, in which C. piriformis accounted for 8.7 – 10.2%. Number of trees species at different elevations ranged from 16 to 54 the species included in species composition was from 7 to 10. Meanwhile, the important value (IV) ranged from 3.3 to 9.9%. The seedling density had a high variation among elevation, from 775 to 6,388 stems/ha, in which C. piriformis accounted for 4.8 to 14.3%. The number of regenerated species was highest in 500 – 1000m elevation (48 species) and the lowest <500m elevation (20 species). Seedlings of C. piriformis and all other species originated from seeds in all three elevation. Seedling density tended to decrease to higher classes. Regeneration trees inherited from mature trees in level I and II with indicator SI >0.84.
Keywords: Silvicultural features, Castanopsis piriformis, Dak Nong. |
7. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CÁC LOÀI CÂY NGẬP MẶN VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ
Hà Thị Mừng, Đinh Thanh Giang
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮTTrong rừng tự nhiên và rừng trồng tại vùng ven biển Bắc Bộ, có 6 loài cây ngập mặn chủ yếu là: Đước vòi (Rhizophora stylosa); Mắm biển (Avicennia marina); Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza); Trang (Kandelia abovata); Bần chua (Sonneratia caseolaris); Sú (Aegiceras corniculatum).Để tồn tại và phát triển trên đất ngập mặn ven biển, các loài cây ngập mặn phải có những biến thái thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường sống là: sóng to, gió lớn, thể nền chưa ổn định, ngập triều, độ mặn… Biểu hiện nổi bật nhất cho hiện tượng biến thái thích ứng của các loài cây ngập mặn là biến thái của quả và bộ rễ, đây là 2 đặc trưng liên quan tới việc đảm bảo khả năng sinh tồn của nòi giống bằng trụ mầm và thích ứng với môi trường đất bùn, ngập nước bằng bộ rễ. Kết quả nghiên cứu đã xác định, phân chia sự biến thái thích ứng hình thái và sinh thái đặc trưng về giống và bộ rễ của 6 loài cây ngập mặn ven biển Bắc Bộ thành 4 nhóm loài.Kết quả nghiên cứu này là tài liệu tham khảo và sử dụng để lựa chọn các loài cây trồng rừng phù hợp với các mục tiêu trồng rừng ngập mặn ven biển khác nhau, gắn với việc xây dựng nguồn giống có chất lượng (rừng giống chuyển hóa, rừng giống, vườn giống), góp phần nâng cao hiệu quả trong quản lý và phát triển bền vững đối tượng rừng đặc thù này.Từ khóa: Cây rừng ngập mặn, biến thái, thích ứng, trụ mầm và bộ rễ |
Results on morphology of mangrove species in the Northern coastal region There are 6 dominant species in natural and plantation mangrove forests in the Northern region of Vietnam, including: Rhizophora stylosa; Avicennia marina; Bruguiera gymnorrhiza; Kandelia abovata; Sonneratia caseolaris; Aegiceras corniculatum. To survive and develop in coastal regions, mangrove species have to change in morphology to adapt to hard environment, such as huge wave and wind, unstable site, intertidal regime, salinity,… The most prominent manifestation of the adaptive metamorphosis of mangrove species is fruit and root morphology. These features relate to survival capacity through propagules and adaptive capacity to the mudy, inundated environment through root system. Research results showed the adaptive metamorphosis indentification and classification in terms of morphology, ecology, root system and variety of 6 mangrove species in the Northern Coastal region into 4 groups. The research results can be used as reference for selecting suitable species for plantation ensuring multiple goals of mangrove plantation in the coastal areas, linking with the development of high quality variety (transformed variety forest, variety forest and variety nursery), contributing to improve effectiveness of mangrove sustainable management and development. Keyword: Mangrove species, metamorphosis, adaptation, propagule, |
8. SINH TRƯỞNG CỦA CÁC LOÀI CÂY TRỒNG TRONG MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN Ở ĐẦM NUÔI TÔM BỎ HOANG TẠI XÃ ĐỒNG RUI HUYỆN TIÊN YÊN TỈNH QUẢNG NINH
Đinh Thanh Giang
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮTTổng diện tích ao nuôi tôm tại các tỉnh ven biển Bắc Bộ (2011) khoảng: 37.728ha, trong đó có tới 17.594ha diện tích ao nuôi bỏ hoang. Kết quả trồng rừng ngập mặn trong các đầm nuôi tôm bỏ hoang tại xã Đồng Rui, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Có 3 loài là: Đước Vòi (Rhizophora stylosa Griff), Trang (Kandelia abovata), Mắm biển (Avicennia marina) có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt phù hợp cho việc trồng và phục hồi rừng ngập mặn tại Quảng Ninh. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng ngập mặn trồng bằng cây con có bầu cao hơn từ 10 – 20% so với rừng trồng bằng trụ mầm. |
Từ khóa: Rừng ngập mặn, đầm nuôi tôm
Growth of rehabilitation mangrove model in fallow shrimp farming at Dong Rui commune, Tien Yen district, Quang Ninh province
Total shrimp framing area in the Northern coastal provinces (2011) was about 37.728ha, of which the total fallow shrimp farming area was 17.594 ha. Mangrove plantation results in the fallow shrimp farmings at Dong Rui commune, Tien Yen district, Quang Ninh province showed that Rhizophora stylosa Griff, Kandelia abovata, Avicennia marina, had the high survival rate and grew well. Therefore, the three species should be used for mangrove plantation in Quang Ninh province. Survival and growth rate of mangroves planted by sapling with pots were higher 10 – 20% than mangroves planted by propagule.
Keywords: Mangrove, Shrimp farming
9. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH GÂY HẠI, ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT VÀ TẬP TÍNH CỦA LOÀI Leptoscybe invasa Fisher & La Salle. GÂY U BƯỚU BẠCH ĐÀN Ở VIỆT NAM
Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang và Nguyễn Hoài Thu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTLoài ong gây u bướu bạch đàn lai, Bạch đàn uro và Bạch đàn camal gây hại ở rừng trồng dưới 2 năm tuổi ở 26 địa điểm điều tra có tỷ lệ bị hại P% từ 26,8% đến 57,2% và chỉ số bị hại Rtb trung bình từ 0,3 đến 2,2. Loài ong này có tên khoa học là: Leptocybe invasa Fisher & La Salle., thuộc họ Eulophiadae, bộ Cánh màng (Hymenoptera). Ong cái trưởng thành chiều dài trung bình 1,36mm, dao động từ 1,10 đến 1,55mm; đầu và mình có màu đen phớt xanh đến xanh ánh kim; râu đầu với cách bố trí theo công thức 1 : 1 : 4 : 3 : 3, có ít lông trên đốt râu và lông ngắn. Ong đực trưởng thành: kích thước nhỏ, chiều dài trung bình 1,04mm, dao động từ 0,90 đến 1,20mm; đầu và mình có màu đen phớt xanh đến xanh ánh kim; râu đầu với cách bố trí theo công thức 1 : 1 : 3 : 4 : 3, có màu nâu nhạt, có nhiều lông và lông dài hơn con cái. Trứng màu trắng xám nhạt, hình bầu dục và cuống nhỏ dài. Sâu non 4 tuổi màu trắng đục, kích thước sâu non thay đổi theo tuổi, tuổi 1 sâu non dài từ 0,08 đến 0,19mm, sâu non tuổi 2 dài từ 0,20 đến 0,38mm, sâu non tuổi 3 dài từ 0,42 đến 0,79mm, sâu non tuổi 4 dài từ 0,81 đến 1,20mm. Nhộng có màu trắng đục, màu sắc nhộng thay đổi theo thời gian từ khi vào nhộng màu trắng đục đến gần vũ hóa màu xám đen, dài từ 0,80 đến 1,21mm, ong trưởng thành cái thường đẻ trứng lên các bộ phận của cây con bạch đàn như cành non, cuống và gân lá non.Từ khóa: Tập tính, gây hại, ong gây u bướu bạch đàn, Leptocybe invasa, đặc điểm hình thái. |
Evaluating damage status, morphological characteristics and behavior of Leptoscybe invasa Fisher & La Salle causing eucalyptus gall wasp in Vietnam Eucalyptus gall wasp was found on Eucalyptus urophylla × Eucalyptus camaldunensis, E. urophylla and E. camaldunensis in plantations under two years in 26 investigation locations. Damage level (P%) caused by this pest was from 26.8% to 57.2% and damage indicator (Rtb) from 0.3 to 2.2. Eucalyptus gall wasp has identified Leptocybe invasa Fisher & La Salle (Hymenoptera: Eulophiadae). Adult female averaged 1.36mm in length and ranged from 1.10 to 1.55mm; head and body black with slight blue to green metallic shine; antennae formula with one scape, one pedicel, four ring segments (or four anelli), three funicle and three claval segements and thinly trichoid antenna. Adult male: small size mean length 1.04mm, range from 0.90 to 1.2mm; head and body black with bluish to green metallic shine; antennae formula with one scape, one pedicel, three anelli, four funicle and three claval segements, antenna are slight brown and distinctly hairy antenna. Eggs are oval body and a long narrow anterior stalk, grayish white. In generally larvae undergo four ages, the larva grows, the first instar body length is from 0.08 to 0.19mm, mean length is from 0.20 to 0.38mm in second instar ages, the third instar larvae length ranges from 0.42 to 0.79mm, and length of at the fourth instar larvae is from 0.81 to 1.20mm. Pupae are milky, color of pupae changes over time transfers from enter milky cocoon to its final moulting stage, length from 0.80 to 1.21mm. Adult female laid eggs on young parts of the plant viz tender shoot, petiole and tender leaf midrib. Keywords: Behavious, damage, Eucalyptus gall wasp, Leptocybe invasa, morphological characteristics |
10. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÒNG TRỪ LOÀI ONG Leptoscybe invasa Fisher & La Salle GÂY U BƯỚU BẠCH ĐÀN
Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTLoài ong Leptocybe invasa Fisher & La Salle gây u bướu gây hại cành non, cuống và gân lá bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng dưới 2 năm tuổi là loài biến thái hoàn toàn, có 4 pha: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Nuôi ong gây u bướu bạch đàn trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ nhiệt độ trung bình 28,9oC, độ ẩm (RH) 78,5%, vòng đời của ong trung bình 131,5 ngày dao động từ 123 ngày đến 140 ngày. Thời gian xuất hiện của ong trưởng thành gây u bướu bạch đàn trong 1 năm có 3 đợt gối nhau đợt I từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6, đợt II từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10, đợt III từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12. Phòng trừ ong gây u bướu bạch đàn bằng bẫy màu vàng dính có hiệu quả nhất có 128,1 con/bẫy, bẫy màu đỏ dính thấp nhất 24,8 con/bẫy, các bẫy còn lại là màu xanh lá cây, màu trắng và màu xanh hiệu quả dao động từ 24,8 con/bẫy đến 54,3con/bẫy; dùng thuốc hóa học phòng trừ ong gây u bướu bạch đàn sau 4 lần phun so với đối chứng (nước cất) hiệu lực tốt nhất thuốc Actara 25WG 0,8 con, tiếp theo là thuốc confidor 100SL 2,0 con, thuốc Penalty 40WP 2,3 con và đối chứng 14,2 con.Từ khóa: Leptoscybe invasa, đặc điểm sinh học, ong gây u bướu bạch đàn, phòng trừ. |
Biology and control of eucalyptus gall wasp Leptoscybe invasa Fisher & La Salle The Eucalyptus gall wasp Leptoscybe invasa Fisher & La Salle causes galls on leaf midrib, petiole and stems of new shoots of eucalypt seedlings in nursery and in plantations under two years of age. It has a four- stage life cycle and goes through complete metamorphosis: adult, egg, larvae and pupae. Rairing gall wasp in laboratory at an average room temperature of 28.9oC and humidity 78.5%, mean developmental time from egg laying to adult stage was 131.5 days (ranges from 123 to 140 days). The time of adult eucalyptus gall wasp emeges in year, there are three overlapping generations per year, generation 1 from mid April to early June, generation 2 from mid August to mid October, generation 3 from late November to at the end of December. Control of gall wasp by yellow sticky traps are most effective (128.1 wasps/trap), the red sticky traps are lowest (24.8 wasp/trap), the remaining sticky traps with green, blue and white color ranges from 24.8 wasps/trap to 54.3 wasps/trap; using chemical prevent eucalyptus gall wasp after four spraying times compare with control (distill water), the result shown that Actara 25WG chemical is most effective (0.8 wasps), followed by effect of Confidor 100SL chemical (2.0 wasps); Penalty chemical (2.3 wasps) and control is 14.2 wasps alive. Key words: Leptoscybe invasa, biology characteristics, eucalyptus gall wasp, control |
11. PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN NỘI SINH TẠO CHẤT KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG INDOLE-3 – ACETIC AXÍT (IAA) VÀ ĐỐI KHÁNG NẤM GÂY BỆNH THỐI CỔ RỄ CÂY THÔNG
Nguyễn Thị Thuý Nga
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTVi sinh vật nội sinh sống trong mô của tế bào thực vật, không gây hại cho cây chủ mà thường tạo ra các chất có hoạt tính sinh học như: chất điều hòa sinh trưởng, các chất kháng sinh, nhóm axít pholic… các hợp chất này đã phát huy vai trò của nó đối với đời sống của cây chủ, kích thích sinh trưởng thực vật, sinh kháng sinh ức chế sự phát triển của mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây. Việc phân lập và tuyển chọn vi sinh vật nội sinh cây Thông nhựa có khả năng sinh tổng hợp Indole-3 – Acetic Axít (IAA) và các hợp chất kháng sinh ức chế sự phát triển của mầm bệnh là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn lớn. Từ mẫu rễ/cành Thông nhựa đã phân lập được 2 chủng vi khuẩn nội sinh ký hiệu là QI1, vàQI24, chủng QI1 đượcgiám định là loài Pseudomonas fluorescens có khả năng sinh tổng hợp IAA, đạt 11,872mg/l. Khuẩn lạc có màu trắng đục, dày, mịn, mọc đều, có gram (-) tế bào hình hạt gạo dài, kích thước tế bào 1,2 ´ 3,4µm. Chủng QI24 được xác định là loài Bacillus subtilis đối kháng nấm Fusarium oxysporum gây bệnh thối cổ rễ thông, sau 10 ngày có đường kính vòng ức chế nấm gây bệnh là 22mm, có phản ứng màu dương tính với thuốc thử Salkowski, khả năng sinh tổng hợp IAA đạt 5,312mg/l. Khuẩn lạc chủng này màu xanh lam nhạt, khuẩn lạc dày, hơi sần, mọc lan, có gram (-) tế bào hình que ngắn, kích thước tế bào 0,7 ´ 1,6 (µm). Cả hai chủng QI1 và chủng QI24 đều có khả năng phát triển mạnh ở các điều kiện thường dễ nuôi cấy để sản xuất phân bón vi sinh vật tăng sinh trưởng cho cây thông và hạn chế bệnh thối cổ rễ.Từ khoá: Thông nhựa, vi khuẩn nội sinh, Indole-3 – Acetic Axít, vi khuẩn đối kháng nấm gây bệnh. |
Isolating and screening bacterial endophytes producing growth regulator Indole-3 – Acetic Acid (IAA) and antifungal compounds against fusarium oxysporum damping-off disease of Pinus merkusii Endophytic microorganisms in plant tissues, which are not harmful to host plant, could produce bioactive substances such as growth regulators, antibiotics, folic acid groups… These compounds promote beneficial effects for the life of the host plants, stimulate the growth of plant, inhibit the growth of pathogens and enhance the resistance of trees. Isolating and screening endophytes from Pinus merkusii, which are capable of synthesizing IAA and antibiotics, is very essential and have both scientific and practical significance. From the 20 branch samples, 36 Strains of bacterial endophytes were isolated, in which 2 strains of endophytes QI1 and QI24 having high bioactive activities were selected, QI1 was identified as Pseudomonas fluorescens, which had the ability to produce IAA with 11.872 mg/l. Strain QI24 was identified as Bacillus subtilis which produced antifungal metabolies against Fusarium oxysporum causing damping off of pine, inhibition ring diameter after 10 days was 22mm, production of IAA reached 5.312 mg/l. Both strains QI1 and QI24 are likely to grow in normal condition to produce biofertilizer to stimulate growth and control damping off for pines. Keywords: Pinus merkusii, endophyte, Indole-3 – acetic acid, resisting pathogens |
12. NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM ĐA CHỦNG VI SINH VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM ĐỐI VỚI SẢN XUẤT CÂY CON THÔNG NHỰA (Pinus merkusii ) Ở VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Thị Thúy Nga
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTThông là cây trồng đa mục đích, mang lại nguồn lợi về kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên gieo ươm thông tại vườn ươm còn mắc nhiều bệnh, như bệnh vàng còi do cây không có mối quan hệ cộng sinh với nấm, bệnh thối cổ rễ do nấm Fusarium oxysporum. Việc tạo chế phẩm vi sinh vật đa chủng giúp tăng sinh trưởng và hạn chế bệnh của cây Thông nhựa, đáp ứng được nhu cầu tạo ra những cây con chất lượng cao cho công tác trồng rừng. Điều này là rất cần thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. Chế phẩm đa chủng vi sinh vật có thành phần trong 10kg nguyên liệu có 35% bột apatit, 35% mùn, 20% Potassium polyacrylamide, 5g bào tử hữu tính nấm Pisolithus tinctorius, 500ml dung dịch VSV sinh IAA, 500ml dung dịch VSV phân giải lân, 500ml dung dịch VSV đối kháng với nấm bệnh và 500ml dung dịch VSV cố định nitơ, mang lại mật độ tế bào cao nhất và hoạt tính của các chủng vi sinh vật tốt nhất. Chế phẩm đa chủng vi sinh vật có mật độ tế bào ít thay đổi khi bảo quản ở nhiệt độ phòng với thời gian 6 tháng, bón 2 gam chế phẩm đa chủng vi sinh vật cho 1 cây con ở vườn ươm, sau thời gian 2 tháng ít có sự khác biệt về chiều cao và đường kính gốc. Sau 4 tháng, 6 tháng và 8 tháng, bón 2 gam chế phẩm đều cho kết quả vượt trội về chiều cao và đường kính gốc, tăng 23% về chiều cao và 28% đường kính gốc so với công thức đối chứng. Chiều cao Thông nhựa sau 8 tháng đạt 22,6cm đường kính gốc đạt 4,12mm, cho tỷ lệ bị bệnh thấp nhất, tỷ lệ cộng sinh cao nhất so với các công thức bón liều lượng vi sinh khác và công thức đối chứng.Từ khoá: Cây Thông nhựa, chế phẩm đa chủng vi sinh vật, cây con. |
Study on the production of multi-racial microorganism inoculum and evaluating its effectiveness for producing Pinus merkusii seedlings in the nursery Pine is a multi-purpose tree, which can generate economic benefits and also protect the environment. However, there is a variety of diseases that pines can suffer in the nursery such as yellow stunted growth by lack of fungal symbiotic association, damping off by Fusarium oxysporum. Producing multi-racial microorganism inoculum can help stimulate the growth and reduce diseases of Pinus merkusii, meet the demand to produce high quality seedlings for reforestation. Multi-racial microorganism preparation including 35% apatite powder, 35% humus, 5g Pisolithus tinctorius symbiotic fungi, 500ml IAA bacteria solution, 500ml microbes decompose phosphate bacteria solution, 500ml antagonistic bacteria pathogenic fungi bacteria solution, 500ml symbiotic bacteria liquyd nitrogen fixed, 20% Potassium polyacrylamide brought the highest microbial density and activity. The microbial density of the inoculum remained nearly unchanged when stored at room temperature in a period of 6 months. Using 2gr of the inoculum per seedling, after 2 month there was insignificant difference in height and stem diameter. After 4 months, 6 months and 8 months, using the inoculum resulted in outstanding results of height and stem diameter (23% and 28% in height compared to the control formula). Pinus merkusii after 8 months was 22.6cm in height and 4.12mm in stem diameter, had lowest rate of disease and highest rate of symbiotic than any other microbial and control formulas. Keywords: Pinus merkusii, Multi-racial microorganism inoculum, seedling |
13. HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG NẤM MỤC VÀ CÔN TRÙNG HẠI GỖ CỦA SƠN PU CÓ PHÂN TÁN NANO TiO2, SiO2, ZnO, Nanoclay
Bùi Văn Ái, Nguyễn Duy Vượng, Nguyễn Thị Hằng, Lê Ngọc Hoan, Hoàng Thị Tám
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTVật liệu nano được phân tán trong sơn PU nhằm nâng cao hiệu lực bảo vệ gỗ trước các tác nhân gây hại. Gỗ Bồ đề Styrax tonkinensis được sơn phủ bằng sơn PU có phân tán các hoạt chất nano được khảo nghiệm đánh giá hiệu lực phòng chống nấm mục Pleurotus otreatus và mối nhà Coptotermes gestroi. Kết quả thu được cho thấy sơn PU phân tán nano TiO2, ZnO và Nanoclay cho hiệu lực phòng chống mối tốt; sơn PU sau khi phân tán các hoạt chất nano ZnO nồng độ 0,1%, TiO2 <100nm nồng độ 0,1%, và Nanoclay hydrophilic nồng độ 0,5% cho hiệu lực phòng chống tốt với nấm mục.Từ khóa: Bảo quản gỗ, sơn PU, vật liệu nano |
Preventive action against rotting fungi and wood boring insects of PU coating enhanced with dispersed nano particles of TiO2, SiO2, ZnO, Nanoclay Nano particles are dispersed in PU coating material. The wood specimens of Styrax tonkinensis were treated by coating layers of nano particles-dispersed PU and subjected to standard test method with the rotting fungi Pleurotus ostreatus and the house termite Coptotermes gestroi. Resistance was graded according to criteria from the standard test methods. Good -grade resistance was observed with treatments of TiO2, ZnO and Nanoclay nanoparticles, against the tested termite. Against Pleurotus ostreatus, PU coating enhanced by ZnO 0.1%, TiO2 (<100nm in size) 0.1% and hydrophilic nanoclay 0.5% were treatments with good – grade resistance. Keywords: Wood preservation, PU coating, nanoparticles |
14. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG NẤM MỤC VÀ MỐI HẠI GỖ CỦA CÁC VẬT LIỆU NANO TiO2, ZnO, CuO, SiO2, NANOCLAY
Bùi Văn Ái, Nguyễn Duy Vượng, Bùi Thị Thủy, Lê Ngọc Hoan, Hoàng Thị Tám
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTVật liệu nano TiO2, ZnO, CuO, SiO2, Nanoclay được phân tán trong dung môi nước và trong keo PF để nghiên cứu khả năng bảo quản gỗ. Gỗ Bồ đề Styrax tonkinensis được tẩm các dung dịch nano và được khảo nghiệm hiệu lực phòng chống nấm mục Pleurotus otreatus và mối nhà Coptotermes gestroi. Kết quả khảo nghiệm với nấm mục P. ostreatus, gỗ được tẩm dung dịch TiO2 0,4%; CuO 0,1 – 0,2% với chế độ tẩm 0,7Mpa, thời gian duy trì áp lực tẩm 60 phút đạt hiệu lực tốt với nấm mục. Các dung dịch chứa các nano còn lại đều đạt hiệu lực trung bình đến kém với nấm mục. Gỗ tẩm keo PF 25% thuần, keo PF 25% có phân tán vật liệu nano với chế độ tẩm 0,7Mpa, thời gian duy trì áp lực tẩm 120 phút đều đạt hiệu lực tốt phòng chống nấm mục. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực với mối nhà C. gestroi, gỗ tẩm dung dịch TiO2 nồng độ 0,2%; CuO 0,1 – 0,2%; ZnO 0,3% và 0,4% đạt hiệu lực tốt. Riêng nano SiO2 và nano clay đạt hiệu lực kém với mối. Gỗ tẩm keo PF 25% thuần có hiệu lực trung bình nhưng các công thức PF 25% có phân tán vật liệu nano thí nghiệm đều cho hiệu lực tốt đối với mối hại gỗ.Từ khóa: Bảo quản gỗ, mối Coptotermes gestroi, nấm mục Pleurotus ostreatus, vật liệu nano |
Studying on the protective effectiveness of wood treated with nanomaterials TiO2, ZnO, CuO, SiO2, nanoclay against wood destroying basidiomycetes and termites Nanomaterials TiO2, ZnO, CuO, SiO2, Nanoclay were dispersed in water solvent and PF for researching wood protective effectiveness. Styrax tonkinensis wood treated with nanomaterials was tested for determining the protective effectiveness of wood preservatives against wood destroying basidiomycetes and termites. Against the rotting fungi Pleurotus ostreatus, high effectiveness was observed in specimens treated with TiO2 suspensions 0.4% and CuO suspensions (0.1 – 0.2%) by vacuum-pressure method at 0.7Mpa in 60 minutes. Specimens treated with suspensions of other nano material demonstrated average and low effectiveness. High effectiveness was observed in specimens treated with PF 25% with or without nano material by vacuum-pressure method at 0.7Mpa in 120 minutes. Against the termite Coptotermes gestroi, Styrax tonkinensis wood trated with TiO2 suspensions (0.2%), CuO suspensions (0.1 – 0.2%) and ZnO suspensions (0.3 and 0.4%) demonstrated good resistance, while suspensions of the same agents at other concentration illustrated average effectiveness. Low effectiveness was observed at specimens treated with nano clay and nano SiO2. Wood specimens of Styrax tonkinensis treated with nano materials illustrated good effectiveness, while other specimens treated with PF 25%, without nano material illustrated avareage effectiveness. Key words: Wood preservation, Coptotermes gestroi, Pleurotus ostreatus, nanomaterials. |
Latest news
- Project: "Research on improving the economic efficiency of plantation timber value chains, meeting legal timber requirements and sustainable forest management"
- Project: Commercial-scale yield trial and completion of planting techniques for newly recognized acacia hybrid cultivars (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350)
- Project: Study on technology of producing hollow veneer-based composite used in construction and interior wooden furniture
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying