Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2015

 Bia cat 

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 – 2015

 1. Đa dạng loài và chi họ gừng ở xã Bình Chuẩn, Nga My và Xiềng My thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Nghệ An Võ Minh Sơn, Phạm Hồng Ban, Lê Thị Hương Species and genus diversity of Zingiberaceae from Binh Chuan, Nga My, Xieng My communes in Pu Huong Nature Reserve, Nghe An province 3769
2. Đánh giá khả năng thích ứng, sinh trưởng và sinh khối của các dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trồng trên vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ Đặng Thái Dương The adaptation, growth and biomass of the varieties of Acacia crassicara planted on the Centrial Southern Coastal and sandy areas 3775
3. Đánh giá sinh trưởng của Mây nếp K83 (Calamus tetradactylus Hance) trong các mô hình dự án khuyến nông tại vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì Lại Thanh Hải, Trần Anh Hải, Phạm Đình Sâm Examine the growth ability of Calamus tetradactylus Hance (K83 clone) in the models of agricultural extension project in buffer zone of a Vi National Park 3784
4. Nghiên cứu phân nhóm loài theo một số đặc trưng sinh trưởng phục vụ xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính theo nhóm loài cho 4 khu rừng đặc dụng thuộc miền Bắc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền, Trần Văn Con, Trần Thị Thu Hà Studying grouping species according to some growth characteristics to construct diameter growth models for four special-use forest regions in Northern Vietnam 3795
5. Mối quan hệ của Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) với các loài trong rừng tự nhiên ở 3 vùng sinh thái trọng điểm Phạm Văn Bốn, Phạm Thế Dũng, Nguyễn Văn Thiết Relationship between Ailanthus triphysa (Dennst) Alston and other species in three main ecological regions in Vietnam 3808
6. Nghiên cứu tổng sinh khối rễ cám sản sinh hàng năm cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia Trần Văn Đô, Nguyễn Toàn Thắng, Đặng Văn Thuyết, Trần Quang Trung, Trần Hoàng Quý, Nguyễn Thị Thu Phương, Bùi Hữu Thưởng Fine root production estimation for natural evergreen broadleaved forests in Copia Natural Reserve, Vietnam 3814
7. Kết quả phân tích các nhóm chất Polysaccarit, axit béo, alkaloid trong quả Ươi tại các vùng nghiên cứu Đoàn Đình Tam, Lê Quốc Huy, Vũ Quý Đông Results of analysis about substances group Polysaccharide, fatty acid, Alkaloid in Scaphium macropodum fruits at regions research 3821
8. Tình hình gây trồng và sử dụng cây Cóc hành ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận Hà Thị Mừng, Đinh Thanh Giang, Phùng Văn Khen, Vũ Ngọc Hà Planting and use of Azadirachta excelsa in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces 3831
9. Phân lập, tuyển chọn vi khuẩn phân giải xenlulo sản xuất phân hữu cơ sinh học Nguyễn Thị Thuý Nga, Phạm Quang Nam, Lê Xuân Phúc, Phạm Quang Thu, Nguyễn Minh Chí Isolating and screening cellulolytic microorganisms to produce organic biofertilizer 3841
10. Thay đổi tính chất đất dưới rừng trồng Cao su trên đất dốc tại Hương Khê – Hà Tĩnh, Việt Nam Lê Bá Thưởng, Phạm Văn Điển, Đỗ Anh Tuân Changes of soil properties induced by rubber (Hevea brasiliensis) plantation establishment: A case study in Huong Khe, Ha Tinh, Vietnam 3851
11. Kết quả tính toán bảo ôn vỏ lò sấy gỗ nhiệt độ cao Nguyễn Cảnh Mão, Bùi Duy Ngọc Results on cacultion of heat insulation of outer casing of high temperature drying oven 3858
12. Xây dựng nông thôn mới – Góc nhìn từ vai trò của phụ nữ Nam Định trong phát triển kinh tế Lê Thị Tuyết Anh, Nguyễn Thị Xuyến The reform rural construction – the observation from Nam Dinh women’s roles in economic development 3862

 

 

1. ĐA DẠNG LOÀI VÀ CHI HỌ GỪNG Ở XÃ BÌNH CHUẨN, NGA MY VÀ XIỀNG MY THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG, NGHỆ AN

Võ Minh Sơn, Phạm Hồng Ban, Lê Thị Hương*

Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh

Kết quả nghiên cứu họ Gừng (Zingiberaceae) ở xã Bình Chuẩn, Nga My, Xiềng My thuộc khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống (Nghệ An), đã xác định được 42 loài, 10 chi, trong đó 5 chi và 31 loài bổ sung cho danh lục Pù Huống công bố năm 2011. Các chi đa dạng nhất tại khu vực nghiên cứu là Alpinia (12 loài), Zingiber (8 loài), Amomum (7 loài). Các loài họ Gừng sống chủ yếu ở dưới tán rừng, rừng thứ sinh, ven suối, trảng cây bụi, rừng nguyên sinh. Số lượng các loài thực vật có giá trị sử dụng của họ Gừng như sau: cho tinh dầu với 28 loài, làm thuốc với 26 loài, làm gia vị với 11 loài và ăn được với 7 loài. Họ Gừng ở khu vực nghiên cứu có 3 yếu tố địa lý, yếu tố nhiệt đới chiếm 64,29%; yếu tố ôn đới chiếm 2,38%, yếu tố đặc hữu và cận đặc hữu chiếm 30,95%.Từ khóa: Họ Gừng, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Huống, Bình Chuẩn, Nga My, Xiềng My

Species and genus diversity of Zingiberaceae from Binh Chuan, Nga My, Xieng My communes in Pu Huong Nature Reserve, Nghe An province

This paper presents some results of research on family Zingiberaceae in Binh Chuan, Nga My and Xieng My communes of Pu Huong Nature Reserve, Nghe An province, from 2014 to 2015. Total 42 species belonging to 10 genus of Zingiberaceae were collected and identified. There were 5 genera and 31 species found as new records for the plant list of Pu Huong Nature Reserve published in 2011. Alpinia was the richest genus (12 species), then followed by Zingiber (8 species), Amomum (7) and other genera (1 to 4 species). The Zingiberaceae species lives mainly in under the forest canopy, secondary forests, along streams, scrub and primary forest. The number of useful plant species of the Zingiberaceae is categorized as follows: 28 species supply essential oil, 26 species as medicinal plants, 11 species for spice and 7 species for edible. The Zingiberaceae in Binh Chuan, Nga My and Xieng My communes of Pu Huong Nature Reserve are mainly comprised of the tropical element (64.29%), endemic element (30.95%) and temperate element (2.38%).

Keywords: Zingiberaceae, Pu Huong Nature Reseve, Binh Chuan, Nga My, Xieng My.

 

2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG, SINH TRƯỞNG VÀ SINH KHỐI CỦA CÁC DÒNG KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa) TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN NAM TRUNG BỘ

Đặng Thái Dương

Trường Đại học Nông Lâm – Huế

Vùng đất cát ven biển Nam Trung Bộ có diện tích 264.981ha, chiếm tỷ lệ khá lớn so với diện tích tự nhiên của khu vực . Đặc điểm của vùng này là khô nóng , đấ t nghèo dinh dưỡ ng và thường xuyên chịu tác động của bão biển và biến đổi khí hậu. Việc đánh giá tính thích ứng, sinh trưởng, sinh khối để lựa chọn các loài cây, dòng cây trồng cho khu vực này là rất cần thiết. Nghiên cứu đã trồng khảo nghiệm 9 dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) và 1 dòng đối chứng. Nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu: tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh khối của các dòng Keo lá liềm ở giai đoạn rừng trồng 16 tháng tuổi. Sử dụng tiêu chuẩn 2 t , phân tích phương sai 1 nhân tố và phân tích Duncan để so sánh và chọn dòng tốt nhất. Kết quả đã xác định được 1 dòng Keo lá liềm tốt nhất để trồng trên vùng đất cát nội đồng có độ vượt trội so với đối chứng 19,99%. Dòng được lựa chọn nằm trong nhóm trội nhất và có sự khác nhau rõ rệt về tỷ lệ sống, sinh trưởng và sinh khối so với các dòng khác. Vùng đất cát ven biển chọn được dòng A.Cr.N.147 với độ vượt sinh khối so với đối chứng là 20,8%.

Từ khoá: Keo lá liềm, Nam Trung Bộ, sinh khối, sinh trưởng, thích ứng, vùng đất cát.

 

The adaptation, growth and biomass of the varieties of Acacia crassicara planted on the Central Southern coastal and sandy areas

With the area of 264.981ha, the Central Southern coastal and sandy areas occupy a large share of the natural area of the region. The primary characteristics of this region are dry, hot, poor soil with intense impacts of ocean typhoons and climate change. It is important to evaluate the adaptation capability, growth, biomass to select the suitable tree species for the region. This study experimentally planted 9 varieties of the Acacia Crassicarpa, and the control one. We evaluated the survival rate, growth rate and biomass of these varieties at the 16 month olds plantation. We use standard 2 t  , one factor variance analysis and Duncan analysis to compare and select the most suitable variety. The result identified one variety with highest growth rate, biomass and survival rate planting on the in-land Central Southern coastal region with the prominent level of 19,9% over the control. For the coastal area, the most suitable variety A.Cr.N.147 with the prominent level of 20,8% over the control.

Key words: Acacia crassicarpa, Southern Central, biomass, growth, adaptability, coastal

 

3. ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA MÅY NẾP K83 (Calamus tetradactylus Hance) TRONG CÁC MÔ HÌNH DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

Lại Thanh Hải, Trần Anh Hải, Phạm Đình Sâm

Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tỷ lệ sống bình quân của Mây nếp K83 trong các mô hình thử nghiệm tại 3 xã vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì đều cao từ 95,3 đến 97,1%. Mây nếp sau khi trồng từ 4-6 tháng đã sinh trưởng ổn định và bắt đầu đẻ nhánh. Mây nếp trồng trong mô hình dưới tán rừng đường kính lớn hơn (bình quân đạt 1,06cm), các mô hình còn lại đường kính thấp hơn và đạt 0,98cm ở mô hình vườn đồi và 0,96cm ở mô hình hàng rào. Sinh trưởng chiều cao của Mây nếp ở tuổi 2,5 đạt cao nhất tại mô hình trồng làm hàng rào (220,2cm), mô hình vườn đồi là 184,3cm và mô hình dưới tán đạt 174,3cm. Chất lượng Mây nếp tại các mô hình dao động từ 31,2% (tuổi 1) tăng lên 59,4% (tuổi 2).Từ khóa: Mây nếp, sinh trưởng, vùng đệm, Vườn Quốc gia Ba Vì

Examine the growth ability of Calamus tetradactylus Hance (K83 clone) in the models of agricultural extension project in buffer zone of Ba Vi National Park

The high survival rates (from 95.3 to 97.1% in average) of Calamus tetradactylus Hance (clone K83) was found in the trial model in three investigated communes in buffer zone of Ba Vi National Park. After planting from four to six months, the growth of C. tetradactylus was become staidly; and the new generation (new branches) of this species was found in each clump. In addition, more branches were found in this period with higher birth rates of new branches being recorded. The highest diameter increment of C. tetradactylus was found in understory planting model (1.06cm in average), while the other models had lower growing rates with average diameter being 0.98cm in garden planting model and 0.96 cm in the fence lines planting model. By contrast, the highest height increment at age of 2.5 years was found in the model of fence lines planting (220.2cm), followed by the figure of garden planting model (184.3 cm) and the lowest height of understory planting model, the average height was only 174.3 cm. It is also noted that the quality of C. tetradactylus in all most all models increased (from 31.2% to 59.4% between age 1 and 2 years olds

Keywords: Calamus tetradactylus Hance, growth, buffer zone, Ba Vi National Park

 

4. NGHIÊN CỨU PHÂN NHÓM LOÀI THEO MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG SINH TRƯỞNG PHỤC VỤ XÅY DỰNG MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH THEO NHÓM LOÀI CHO 4 KHU RỪNG ĐẶC DỤNG THUỘC MIỀN BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Thị Thu Hiền1*, Trần Văn Con2, Trần Thị Thu Hà1

1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cơ sở dữ liệu bao gồm 6504 cây cá thể (với D1.3 ≥10cm) thuộc 333 loài, được đo hai lần với khoảng cách 5 năm (từ năm 2007 – 2012). Dựa trên chỉ tiêu thống kê tăng trưởng đường kính bình quân năm (ZD), đường kính tối đa mà loài đạt được (Dmax) và dạng sống của loài, bằng phân tích nhóm với chiến lược K-Means, đã phân thành 9 nhóm loài: (1) Nhóm gỗ nhỏ tăng trưởng chậm; (2) Nhóm gỗ nhỏ tăng trưởng trung bình; (3) Nhóm gỗ nhỏ tăng trưởng nhanh; (4) Nhóm gỗ nhỡ tăng trưởng chậm; (5) Nhóm gỗ nhỡ tăng trưởng trung bình; (6) Nhóm gỗ nhỡ tăng trưởng nhanh; (7) Nhóm gỗ lớn tăng trưởng chậm; (8) Nhóm gỗ lớn tăng trưởng trung bình; (9) Nhóm gỗ lớn tăng trưởng nhanh.Từ khóa: Khu rừng đặc dụng, miền Bắc Việt Nam, phân nhóm loài, Ba Bể, Hang Kia – Pà Cò, Vũ Quang, Xuân Sơn.

Studying grouping species according to some growth characteristics to construct diameter growth models for four special-use forest regions in Northern Vietnam

In this study, The data set comprise 6504 individuals of 333 species, which have at least two censuses has been used. Based on average diameter increment and maximal diameter observed for each tree species and life forms, tree species were classified into 9 functional groups by using cluster analysis with K-Means strategy: (1) Small sized slow growing species; (2) Small sized moderate growing species; (3) Small sized fast growing species; (4) Medium sized, slow growing species; (5) Medium sized, moderate growing species; (6) Medium sized, fast growing species; (7) large slow growing species; (8) Large moderate growing species; (9) Large fast growing species.

Keywords: Forest conservation, Northern Vietnam, species grouping, Ba Be, Hang Kia – Pa Co, Vu Quang, Xuan Son.

 

 

5. MỐI QUAN HỆ CỦA THANH THẤT (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) VỚI CÁC LOÀI TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở 3 VÙNG SINH THÁI TRỌNG ĐIỂM

Phạm Văn Bốn, Phạm Thế Dũng, Nguyễn Văn Thiết

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Mối quan hệ giữa các loài cây trong tự nhiên là cơ sở để nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng, đặc biệt là trồng rừng hỗn loài. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài là công việc khó khăn, phức tạp, với nhiều phương pháp khác nhau đã được áp dụng. Sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và chỉ số tần suất xuất hiện, để nghiên cứu mối quan hệ giữa Thanh thất với các loài cây bạn, ở 3 địa điểm là Vĩnh Phúc, Quảng Nam và Đồng Nai, kết quả thu được như sau: Số loài cây xuất hiện cùng với Thanh thất, nhiều nhất là ở Đồng Nai, với 62 loài, Quảng Nam là 48 loài và ở Vĩnh Phúc 47 loài; Nhóm loài rất hay gặp cùng với Thanh thất ở Vĩnh Phúc có 3 loài, ở Quảng Nam và Đồng Nai đều có 2 loài; Nhóm loài hay bắt gặp cao nhất là ở Quảng Nam với 11 loài, 2 địa điểm còn lại đều có 6 loài; Ở Vĩnh Phúc và Quảng Nam, Thanh thất đều xuất hiện cùng với nó ở nhóm rất hay bắt gặp, trong khi ở Đồng Nai Thanh thất hoàn toàn không thấy xuất hiện cùng với nó; Ở cả 3 địa điểm nghiên cứu Thanh thất đều xuất hiện ở tầng trên của tán rừng, chỉ số trung bình D1.3 và Hvn đều vượt trội so với các loài cây bạn.Từ khóa: Mối quan hệ, Thanh thất, vùng sinh thái.

Relationship between (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) and other species in three main ecological regions in Vietnam

Relation among species in natural environment is an important basic for studying tree planting technology, especially for establishing mixing plantation. Study of relation between species is a complex process in which many methods have been used. The method of “6 tree plot” and appearing frequency index were used to study the relation of Ailanthus triphysa and other species in 3 main ecological regions. The results showed that: In Dong Nai, there were 62 species living with A. triphysa; 48 and 47 species in Quang Nam, Vinh Phuc respectively; The number of species appearing with A. triphysa with very high frequence were 3; 2 species in both Quang Nam and Dong Nai; The number of tree species appearing next to A. triphysa with high frequence were 11 in Quang Nam and 6 in remain places. A. triphysa was found as dominant trees in secondary natural forest in 3 places, DBH and Ht are higher than that of neighbour species.

Keywords: A. triphysa, ecological region, relation

 

6. NGHIÊN CỨU TỔNG SINH KHỐI RỄ CÁM SẢN SINH HÀNG NĂM CHO RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA

Trần Văn Đô1, Nguyễn Toàn Thắng1, Đặng Văn Thuyết1, Trần Quang Trung2, Trần Hoàng Quý1, Nguyễn Thị Thu Phương1, Bùi Hữu Thưởng3

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, 2Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, 3Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

 

Rễ cám ( ≤ 2mm) đóng vai trò quan trọng đối với cây, đảm nhiệm chức năng hút nước và chất dinh dưỡng. Rễ cám cũng đóng vai trò quan trọng đối với chu trình các bon trong hệ sinh thái rừng, đặc biệt đối với quá trình hoàn trả lại chất dinh dưỡng cho đất. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đã xác định được tổng sinh khối rễ cám sản sinh cho rừng nguyên sinh và rừng phục hồi 34 năm sau canh tác nương rẫy tại khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Thuận Châu – Sơn La. Kết quả chỉ ra rằng, có 65% rễ cám phân bố ở tầng đất mặt (0 – 20cm) trong rừng nguyên sinh và 76,6% trong rừng phục hồi. Tổng lượng rễ cám sản sinh ra trong 1 năm đạt 3,7 tấn/ha đối với rừng nguyên sinh và 1,3 tấn/ha đối với rừng phục hồi. Lượng rễ cám chết đi đạt 0,26 tấn/ha cho rừng nguyên sinh và 0,12 tấn/ha cho rừng phục hồi. Lượng rễ cám chết đi bị phân hủy hoàn toàn đạt 0,11 tấn/ha cho rừng nguyên sinh và 0,04 tấn/ha cho rừng phục hồi. Tổng lượng sinh khối rễ cám sản sinh ra cho rừng lá rộng thường xanh tại nghiên cứu này thấp hơn rất nhiều so với các nghiên cứu khác trên thế giới.Từ khóa: Cân bằng sinh khối, rễ cám, rừng lá rộng thường xanh, sinh khối sản sinh

Fine root production estimation for natural evergreen broadleaved forests in Copia Natural Reserve, Vietnam

Fine roots ( ≤2mm) function as absorbing water and nutrients to sustain tree’s life and play an important role in carbon cycle and carbon deposit to the soil in forest ecosystem. In this study, fine root production, mortality, and decomposition were estimated for old-growth forest and secondary forest recovered after 34 years shifting cultivation in Northwestern, Vietnam. The results indicated that there was 65% and 76.6% fine roots distributing in 0-20 cm soil surface in old-growth forest and secondary forest, respectively. Annual fine root production achieved 3.7 tons/ha in old-growth forest and 1.3 tons/ha in secondary forest, respectively. Meanwhile, annual fine root mortality was 0.26 tons/ha and 0.12 tons/ha and annual fine root decomposition was 0.11 ton/ha and 0.04 ton/ha for old-growth forest and secondary forest, respectively. Fine root production in evergreen broadleaved forest in northwest, Vietnam in this study was much lower than that in other forests around the world.

Keywords: Evergreen broadleaved forest, fineroot, mass-balanced model, production

 

7. KẾT QUÂ PHÅN TÍCH CÁC NHÓM CHẤT Polysaccarit, Axit béo, Alkaloid TRONG QUẢ ƯƠI TẠI CÁC VÙNG NGHIÊN CỨU

Đoàn Đình Tam, Lê Quốc Huy, Vũ Quý Đông

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Hàm lượng các nhóm chất polysaccarit, Axit béo, Alkaloid trong quả Ươi biến động theo vùng và trạng thái quả, trong đó Ươi bay có hàm lượng polysaccarit và Lipit cao hơn so với các mẫu còn lại. Trong quả Ươi có 9 loại axit béo từ axit Hexadecanoic (Axit palmitic) đến axit Octadecatetraenoic (Axit linolennic), trong đó axit Octadecadienoic (Axit linoleic) có hàm lượng cao nhất (từ 45,23% đến 48,21%). Các loại axit như heptadecenoic; Axit heptadecenoic; Axit margaric chiếm một hàm lượng rất nhỏ trong quả Ươi (0,07 – 0,5%). Kết quả định tính alkaloid trong quả ươi và xác định alkaloid cho thấy tất cả các mẫu phân tích không chứa hoặc chứa với hàm lượng rất thấp alkaloid. Khối lượng phần chất béo (cặn chiết n-hexan) và cặn chiết metanol (MeOH) thay đổi theo vùng, cao nhất là các mẫu tại Tây Nguyên, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và thấp nhất ở các mẫu của Nam Trung Bộ và khối lượng phần chất béo (cặn chiết n-hexan) và cặn chiết metanol (MeOH) của các mẫu trong từng vùng nghiên cứu cũng có sự biến động và có xu hướng tăng hoặc giảm theo tuổi và trạng thái quả. Khi cặn chiết tăng thì hàm lượng các chất polysaccarit, lipid, các axit béo giảm và ngược lại.

Từ khoá: Ươi, Polysaccarit, Axit, Alkaloid

 

Results of analysis about substances group Polysaccharide, fatty acid, Alkaloid in Scaphium macropodum fruits at regions research

The content of group Polysaccharide, Fatty acid, Alkaloid in Scaphium macropodum fruits fluctuates depending on regions and status of them, in which Polysaccharide and lipid content in the wind-dispersed fruits (fruits with a boat-shaped wing derived from a dehiscing follicle) is higher than other samples. Fruits of S.macropodum have 9 types of fatty acids varying from Hexadecanoic to Octadecatetraenoic acid (Acid linolennic), amongst which the content of Octadecadienoic acid (linoleic acid) is the highest (from 45.23% to 48.21%). Other acids such as Heptadecenoic; Heptadecenoic acid; Margaric acid accounted for a very small amount of fruits (0.07 – 0.5%). Qualitative analysis results determining for alkaloid in S.macropodum fruits showed that all samples contain non or very low concentrations of alkaloids. The contents of Fats (n-hexane extract and methanol (MeOH) vary depending on regions: highest in samples collected at Tay Nguyen, next to North Central Coast and lowest South Central Coast. Fat content (n-hexane and methanol (MeOHextract) of samples in each region also fluctuate and tends to increase or decrease with age and status of fruits.

Keywords: Scaphium macropodum, Polysaccharide, Acid, Alkaloid

 

 

8. TÌNH HÌNH GÅY TRỒNG VÀ SỬ DỤNG CÅY CÓC HÀNH Ở CÁC TỈNH NINH THUẬN VÀ BÌNH THUẬN

Hà Thị Mừng, Đinh Thanh Giang, Phùng Văn Khen,Vũ Ngọc Hà

1 Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, 2Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ, 3Trường CĐN Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ

 Cóc hành (Azadirachta excelsa (Jack) Jacob) là loài cây bản địa đa mục đích của vùng khô hạn Nam Trung Bộ, đã được gây trồng ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận trong những năm gần đây. Đánh giá tình hình gây trồng và sử dụng Cóc hành góp phần làm cơ sở cho đề xuất phát triển mở rộng loài cây này. Kết quả cho thấy, trong những năm 2005 -2011 mỗi năm tỉnh Ninh Thuận trồng 20 – 100ha, ngoài ra còn trồng phân tán ở các công sở, ven đường. Tỉnh Bình Thuận, chưa có phong trào trồng rừng bằng cây Cóc hành, mới có 11,5ha mô hình thí nghiệm của các đề tài nghiên cứu khoa học. Cóc hành được trồng trên nhiều loại đất khác nhau, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ rất nghèo đến giàu. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng được áp dụng khác nhau ở các mô hình. Tỷ lệ sống bình quân của Cóc hành tại Ninh Sơn là 90,76%, tại Ninh Phước là 97,73%, tại Sông Sắt là 95,91%, tại Núi Chúa là 62,58%, tại Tuy Phong là 79,5%, tại Phan Thiết là 81,6%. Sau 2-3 năm trồng cây có tăng trưởng về đường kính gốc là 0,41 – 1,18cm/năm và chiều cao là 0,34 – 0,57m/năm. Sau 5-7 năm trồng cây có tăng trưởng 0,49 – 2,17 cm/năm về đường kính và 0,18 – 0,97m/năm về chiều cao. Cóc hành khó có khả năng trồng thành rừng trên đất cát đỏ. Gỗ Cóc hành chủ yếu dùng để đóng đồ gia dụng, hạt và vỏ làm nguyên liệu cho công nghiệp xà phòng, nhuộm…, lá và bã hạt sử dụng làm thuốc trừ sâu. Rừng Cóc hành có tác dụng phòng hộ, hạn chế xói mòn đất, giữ độ ẩm cho đất, và bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực.

Từ khóa: Cóc hành, gây trồng và sử dụng

 

Planting and use of Azadirachta excelsa in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces

Azadirachta excelsa (Jack) Jacob is a multiple used indigenous species in the dry regions of South Central Coast of Vietnam. Azadirachta excelsa (Jack) Jacob has been planted in Ninh Thuan and Binh Thuan province recently. Results on asessment of plantation and use status of this species provided scientific basis for the delvelopment of this species. Research results showed that from 2005 to 2010, there were about 20 to 100ha of Azadirachta excelsa (Jack) Jacob planted in Ninh Thuan province annually. In Binh Thuan province, the species has not been planted porpularly. There were only 11.5ha planted as experimental area for scientific purposes. Azadirachta excelsa has been planted in various types of soil with nutrient contents ranging from extremply poor to rich. Different planting techniques are also applied to planting models. Average survival rate of the species are 90.76%, 97.73%, 95.91%, 62.58%, 79.5%, 81.6% at Ninh Son, Ninh Phuoc, Song Sat, Nui Chua, Tuy Phong and Phan Thiet respectively. After planting of 2-3 years, average stem diameter increment was 0.41-1.18 cm/year and heigh increment was about 0.34 – 0.57 m/year. These indicators were 0.49 – 2.17 cm/year and 0.18 – 0.97m/year respectively for the species after planting 5 – 7 years. Azadirachta excelsa (Jack) Jacob was unlikely planted as forest in red sand areas. Wood of the species are maily used for household items, seed and bark are used as materials for soap and dyeing industries,… leaves and trash particles are used as pesticide Azadirachta excelsa (Jack) Jacob forest plays important roles in protection, soil erosion limitation, soil moist keeping and ecological environmental protection for the region.

Keywords: Azadirachta excelsa, planting and use

 

 

9. PHÅN LẬP, TUYỂN CHỌN VI KHUẨN PHÅN GIẢI XENLULO SẢN XUẤT PHÅN HỮU CƠ SINH HỌC

Nguyễn Thị Thuý Nga1, Phạm Quang Nam2, Lê Xuân Phúc1, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1

1. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Nước ta ước tính khoảng 10% phế liệu gỗ có thể thu gom và sử dụng được, tuy nhiên chỉ một phần nhỏ được tận dụng cho các mục đích khác nhau còn lại hầu hết bị thải bỏ hoặc xử lý bằng cách đốt, điều này gây lãng phí và ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và bảo vệ rừng. Xử lý các phế thải trong lâm nghiệp bằng công nghệ vi sinh vật tỏ ra có nhiều ưu điểm cả về hiệu quả môi trường, kinh tế và kỹ thuật, đồng thời tạo ra sản phẩm phân bón hữu cơ có thể tái sử dụng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Trong khuôn khổ thí nghiệm này, chúng tôi đã phân lập được 24 chủng vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulo, tuyển chọn 2 chủng vi khuẩn X1 X10 có khả năng phân giải xenlulo mạnh được nhân sinh khối để sản xuất phân hữu cơ sinh học. Chủng X1 phát triển tốt nhất, có khả năng phân giải xenlulo cao nhất khi được nuôi cấy trên môi trường PD có 1% CMC với nhiệt độ 30 – 35oC và độ pH = 5,5. Chủng X10 phát triển tốt nhất, có khả năng phân giải xenlulo cao nhất khi được nuôi cấy trong môi trường PD có 1% CMC với nhiệt độ 35oC và độ pH = 6 – 6,5. Vật liệu vỏ và lá keo đưa vào ủ phân hữu cơ sinh học cần sơ chế giập nát với kích thước 2  3cm, với độ ẩm đạt từ 50 – 60%, pH = 6 – 7, thời gian tạo phân hữu cơ sinh học khoảng 90 ngày, đạt hàm lượng NPK là cao nhất và hàm lượng hữu cơ đạt tới 23%.

Từ khoá: Phân hữu cơ sinh học, vi khuẩn phân giải xenlulo

Isolating and screening cellulolytic microorganisms to produce organic biofertilizer Estimatedly, in Vietnam, there are at least 10% of scrap wood can be collected and reused. However, just a small amount was reused for different purposes and the rest was discarded or burned, which not only caused serious financial and enviromental damage but also affected forest protection. Composting forestry scrap with mircobiological technique has shown various environmental and economic advantages. Moreover, the process also produced organic biofertilizer which can apply to agricutural and forestry soil. In this study, 24 cellulose degrading strains were isolated, in which microbial strain X1 and X2 had the highest activity and were applied to produce organic bioferilizer. Strain X1 showed the greatest development and cellulose degration in PD 1% CMC medium at 30 – 35oC and pH level 5.5. Strain X10 showed the greatest development and cellulose degration in PD 1% CMC medium at 35oC and pH level 6 – 6.5. In composting process, to yield the highest NPK content and organic content of 23%, Acacia bark and leaf materials need to crush into 2  3cm pieces, maintain the humidity at 50 – 60%, pH = 6 – 7 and composting time last for 90 days.

Keywords: Microbes decompose celulose, microbes decompose cellulose

 

10. THAY ĐỔI TÍNH CHẤT ĐẤT DƯỚI RỪNG TRỒNG CAO SU TRÊN ĐẤT DỐC TẠI HƯƠNG KHÊ – HÀ TĨNH, VIỆT NAM

Lê Bá Thưởng, Phạm Văn Điển, Đỗ Anh Tuân

Trường Đại học Lâm nghiệp

Phát triển rừng trồng Cao su trên đất dốc có thể dẫn đến suy thoái đất mà nguyên nhân chủ yếu là làm giảm tỉ lệ che phủ bề mặt đất của lớp phủ thực vật, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đất và khi rừng còn non. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự thay đổi tính chất đất dưới rừng trồng Cao su trên đất dốc tại Hương Khê- Hà Tĩnh trong 6 năm đầu chu kì kinh doanh rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy CEC, hàm lượng mùn, hàm lượng đạm, lân và kali tổng số giảm mạnh trong hai năm đầu, đặc biệt tại những nơi có độ dốc cao. Xu hướng phục hồi các tính chất trên của đất xuất hiện trong giai đoạn từ năm thứ 3 đến năm thứ 6, tuy nhiên với tốc độ chậm. Các tính chất khác của đất như dung trọng, độ chua, độ no bazơ, hàm lượng đạm, lân và kali dễ tiêu tăng mạnh trong hai năm đầu. Tuy nhiên, sự gia tăng này là không bền vững. Ngược lại, chúng có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn từ năm thứ 3 đến năm thứ 6. Nguy cơ suy thoái đất ở các tính chất này rất rõ ràng, đặc biệt là trong giai đoạn khai thác mủ sắp tới. Phương pháp làm đất bằng phát đốt toàn diện, chế độ bón phân chưa phù hợp, lượng mưa lớn tập trung theo mùa và độ dốc lớn là những nguyên nhân chính dẫn tới sự thay đổi tiêu cực của đất trên khu vực nghiên cứu. Không nên sử dụng phương pháp chuẩn bị đất bằng phát đốt toàn diện trên đất dốc, đặc biệt là ở cấp độ dốc lớn hơn 25o. Nên nghiên cứu chế độ bón phân hợp lý hơn (không chỉ đáp ứng nhu cầu của cây trồng theo thời gian mà còn bù đắp được lượng hao hụt dinh dưỡng đất do xói mòn và rửa trôi) là những hướng đi cần thiết nhằm phát triển bền vững cây Cao su trên các vùng đất dốc.

Từ khóa: Cao su, đất, đất dốc, suy thoái đất, tính chất đất

 

Changes of soil properties induced by Rubber (Hevea brasiliensis) plantation establishment: A case study in Huong Khe, Ha Tinh, Vietnam

Rubber plantation establishment on sloping areas can cause land degradation due to low ground cover, especially in the site preparation and young plantation stages. We exanimated whether soils under a rubber plantation were degraded and what are the factors causing the change in soil properties. The results showed a great decrease of CEC, OC, TN, TP and TK for the first 2 years, especially on highly slope area. However, there was a trend of restoring these soil properties since year 2 onward but it was slow. The value of pH, BS,  4 NH , available phosphate and available potassium has increased strongly in first 2 years but the increases were not stable. They decreased slightly on 2 – 6 year period. The potential degradation of soil in pH, BS,  4 NH , available phosphate and K-a are foreseeable in continuing years, especially on the latex tapping periods. The negative influences on soil properties were due to slash and burn, unsuitable fertilizer regime, high rainfall and steep slope. Slash and burn should not be

applied on sloping areas, especially on lager slope 25o areas. More efficient fertilizer regime for sloping land which either meets nutrient demands of trees or compensates lost nutrient by leaching and erosion could be good solutions to develop rubber plantation sustainably on sloping land.

Keywords: Soil, sloping soil, soil degradation, soil properties, ruber

 

11. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN BẢO ÔN VỎ LÒ SẤY GỖ NHIỆT ĐỘ CAO

Nguyễn Cảnh Mão1, Bùi Duy Ngọc2

1 Công ty cổ phần Chương Dương 2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Lò sấy gỗ có vỏ lò với kết cấu 4 lớp bao gồm: lớp 1 bằng inox 304 dày 3,0mm; lớp 2 bằng bông khoáng (rockwool); lớp 3 bằng polyurethane (PU); lớp 4 bằng tôn nhôm kẽm dày 0,75mm. Theo tính toán lớp 2 làm bằng bông khoáng (rockwool) có chiều dày S1 = 80mm. Lớp 3 là lớp xốp polyurethane (PU) có chiều dày S2 = 45mm. Với lò sấy gỗ theo thiết kế và tính toán như đã nêu cho phép duy trì chế độ sấy với nhiệt độ T0 = 100 ÷ 150oC, EMC ≤ 16%.

Từ khóa: Bảo ôn, lò sấy gỗ nhiệt độ cao

 

Results on cacultion of heat insulation of outer casing of high temperature drying oven

Outer casing of drying oven consists of 4 layers: the first layer was made of inox 304 with thickness of 3.0mm; the second one is rockwool; the third one is polyurethane (PU) and the last one is steel sheet with thickness of 0.75mm. As for calculation results, the second layer is rockwool with thickness of S1 = 80mm. The third layer is polyurethane (PU) with the thickness of S2 = 45mm. With the design and calculation as mentioned above, drying oven can maintain drying temperature at T0 = 100÷150oC and Equilibrium Moisture Content (EMC) ≤ 16%.

Keywords: Heat insulation, high temperature drying oven

 

 

12. XÅY DỰNG NÔNG THÔN MỚI – GÒC NHÌN TỪ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ NAM ĐỊNH TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Lê Thị Tuyết Anh1, Nguyễn Thị Xuyến2

1Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2Phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nam Định

Bài báo này tóm tắt các kết quả đánh giá về vai trò của phụ nữ tới phát triển kinh tế trong chương trình nông thôn mới (NTM) của tỉnh Nam Định, thông qua việc đánh giá thực trạng về mức độ tham gia sản xuất của nông thôn; vai trò của họ trong phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là những kết quả quan trọng góp phần đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Để đạt mục tiêu đặt ra, nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính là: Kế thừa tài liệu thứ cấp; điều tra xã hội học; phân tích thống kê, tổng hợp và đánh giá; hội thảo và tham vấn chuyên gia. Nghiên cứu cho thấy người phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn (phụ nữ chiếm 51,37% tổng số lao động; tham gia trồng trọt là 40 – 64% và chăn nuôi 40 – 59%; đào tạo nghề là 37,1%, trong đó chủ yếu là đào tạo dưới 1 tháng (59,6%); trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ thấp (27,03%). Tuy nhiên, các hoạt động này còn thể hiện sự bất bình đẳng giới và sự tham gia của họ là bị động và chưa thể hiện sự bền vững.

Từ khóa: Vai trò của phụ nữ, phụ nữ Nam Định, phát triển kinh tế, nông thôn mới

 

The reform rural construction – the observation from Nam Dinh women’s roles in economic development

This article sums up the results of the assessment of the women’s roles about the economic development from the reform rural program in Nam Dinh province, through evaluation of actual state for the level of production women’s participation in the rural areas; their roles in expansions of agriculture production, industry, handicraft and small and medium business. These were important products to contribute to propose the solutions to enhance the roles of women in the provincial reform rural construction. To archieve the objectives, the study used some main methods: collecting the secondary document; sociological survey; statistical analyzing, synthesizing and evaluating; holding workshops and experts’ consultation. This research shows that women have an indispensable role in rural economic development (their rate of 51.37% of total labor; participating in cultivation from 40% to 64% and livestock from 40 – 59%; vocational training about 37.1%, in which mainly trained under one month (59.6%); directly managing business actions with the lower percentage (27.03%). Howerever, these activities still indicate the gender inequality and their participations are also passive and not sustainable.

Keywords: Roles of women, women in Nam Dinh, economic development, reform rural area

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]