TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 – 2015
1. | Đa dạng thực vật thân gỗ tự nhiên và hiện trạng khai thác tài nguyên thực vật rừng tại khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm – thành phố Hội An | Phạm Thị Kim Thoa | Diversity of natural woody plants and current state plants exploitation in primary forest at Cham island, Hoi An city | 3669 |
2. | Đánh giá khả năng chịu hạn và chịu nóng của các dòng Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) giai đoạn 4 tháng tuổi ở vườn ươm | Đặng Thái Dương | Drought and temperature tolerant evaluation of different varieties of (Acacia crassicarpa) at the age of 4 month old in the nursery state | 3677 |
3. | Hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số trong lá và trong đất gieo ươm và trồng rừng cây Sồi phảng (Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth) A.camus) ở các tuổi khác nhau | Lê Minh Cường, Hà Thị Mừng | Analyzing on Nutritions (Nitrate (N), Phosphate (P), and Kalium (K)) from leaves and soil of Lithocarpus fissus in nursery and forest plantation in difference years | 3684 |
4. | Ảnh hưởng của bón nhiễm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) tới sinh trưởng và môi trường đất rừng trồng keo và Bạch đàn uro | Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy | The impacts of applying biomass production AM in vitro (Arbuscular mycorrhiza) to the growth and soil quality in eucalyptus and acacia forestation | 3689 |
5. | Nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến chất lượng cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm | Nguyễn Minh Chí, Đoàn Hồng Ngân, Nguyễn Văn Thành và Nông Phương Nhung | Study on effects of soil and fertilizer to the quality of Dalbergia tonkinensis Prain in nursery period | 3700 |
6. | Lựa chọn lập địa cho trồng rừng gỗ lớn nhằm đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường | Ngô Đình Quế, Lê Đức Thắng | Site selection for the development of commercial woody species to increase economic, social and environmental values and effects | 3708 |
7. | Đánh giá sự tham gia của các bên liên quan trong quản lý rừng đặc dụng vùng Tây Bắc | Vũ Thị Bích Thuận | Assessment of stakeholders of special use forest management in Northwest Region | 3717 |
8. | Nghiên cứu giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An | Ngô Văn Ngọc, Trần Thanh Cao, Huỳnh Văn Lâm | Economic value of environmental services of the forest in Lang Sen wetland Reserve, Long An province | 3727 |
9. | Nghiên cứu sản xuất ván dăm sử dụng nguyên liệu gỗ cây Hông và keo PMDI | Phạm Văn Tiến, Nguyễn Hồng Minh, Đặng Đức Việt | Particleboard production from paulownia wood using PMDI adhesives | 3737 |
10. | Độ bền tự nhiên của ván dán biến tính từ gỗ bạch đàn Urophylla với hợp chất N-Methylol (mDMDHEU) và dầu vỏ hạt điều (CNSL) | Nguyễn Hồng Minh, Tạ Thị Thanh Hương, Đỗ Vũ Thắng, Phạm Văn Tiến | Natural durability of Eucalyptus urophylla plywood treated with N-Methylol compound (mDMDHEU) and Cashew Nut Shell Liquid (CNSL) | 3747 |
11. | Nghiên cứu xác định khả năng bảo quản gỗ Cáng lò (Betula alnoides Buch – Ham), Vối thuốc (Schima wallichii (DC) Korth), Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) bằng chế phẩm XM5 tẩm theo phương pháp ngâm thường | Đỗ Thị Hoài Thanh, Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Thị Hằng | Determination of treatment conditions in the application of XM5 preparation in preserving Betula alnoides Buch-Ham; Schima wallichii (DC) and Swietenia microphylla | 3758 |
1.ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN BIỂN CÙ LAO CHÀM – THÀNH PHỐ HỘI AN
Phạm Thị Kim Thoa Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT Nghiên cứu tập trung đặc điểm đa dạng thực vật thân gỗ tự nhiên và hiện trạng khai thác tài nguyên rừng Cù Lao Chàm. Trên khu vực nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát 10 ô tiêu chuẩn, chúng tôi xác định được 43 loài thực vật thân gỗ tự nhiên thuộc 26 họ. Dạng phân bố không gian của loài trong quần xã thực vật phần lớn đều có giá trị A/F >0,05 và có dạng phân bố lan truyền Contagious. Chỉ số quan trọng (IVI) cho thấy được trật tự ưu thế trong quần thể thực vật nghiên cứu, trong đó Cánh kiến (Mallotus philippensis (Lam.) Müll.Arg.)) là loài ưu thế cao nhất với giá trị IVI là 54,958; tiếp theo là Sơn đồng (Vernicia cordata (Thunb.) A. Shaw) (33,436) và Cốp Harman (Kopsia harmandiana Pierre ex Pit.) (24,616). Số lượng loài biến động trên các ô đo đếm từ 8 đến 24 loài, trung bình là khoảng 15,8 loài. Chỉ số Simpson (Cd) thay đổi từ 0,074 đến 0,37, chỉ số đa dạng loài Shannon (H) biến động từ 1,802 đến 3,834 trung bình là 2,681 cho thấy mức độ đa dạng sinh học của các quần xã sinh học đang có chiều hướng giảm xuống. Các sản phẩm khai thác từ nguồn tài nguyên thực vật rừng Cù Lao Chàm chủ yếu là cây thuốc, lá uống chiếm 52,17%, các loại rau rừng làm thực phẩm chiếm 34,78%.Từ khóa: Rừng, Cù Lao Chàm, thực vật thân gỗ tự nhiên, lâm sản ngoài gỗ, khai thác.
|
Diversity of natural woody plants and current state plants exploitation in primary forest at Cham Island This research focused diverse characteristics of natural woody plant diversity and the current state of exploitation of forest resources at Cham island. In the study area surveyed 10 plots. We identified 43 species of natural woody plants belonging to 26 families. Type spatial distribution of plant species in the communities is form Contagious distribution (A/F> 0.05). Importance Value Index (IVI) can definitely be used as a measurement of the ecological importance of the woody plants species, Mallotus philippensis (Lam.) Mull.Arg.) is the dominant species with the highest IVI value (54.958); followed by Vernicia cordata (Thunb.) A. Shaw (33.436) and Kopsia harmandiana Pierre ex Pit. (24.616). The number of species in each plot is variation from 8 to 24 species, with an average is 15.8 species. Simpson index (Cd) value changes from 0.074 to 0.37, Shannon species diversity index (H) ranged from 1.802 to 3.834, with an average is 2.681. The average level of biological diversity of plants communities have tended to reduce. The products harvested from wild plants resources at Cham island are medicinal plants, drink leaf, accounting for 52.17%, forest vegetables accounted for 34.78% for food.Keyword: Forest, Cu Lao Cham, natural woody plants, non-timber forest products, exploitation. |
2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN VÀ CHỊU NÓNG CỦA CÁC DÒNG KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa) GIAI ĐOẠN 4 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM
Đặng Thái Dương Đại học Nông Lâm Huế
TÓM TẮT Vùng đất cát ven biển miền trung có diện tích 415,560ha là vùng đất rất khó khăn trong sử dụng vì đặc điểm của đất khô nóng, nghèo xấu và thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá khả năng chịu nóng, chịu hạn làm cơ sở để chọn dòng/loài cây Keo lá liềm (Acacia crassicarpa) trồng trên vùng đất khô, nóng này là rất cần thiết. Phương pháp xác định khả năng chịu nóng theo phương pháp của Maxcốp; Xác định khả năng giữ nước và phục hồi sức trương của lá theo phương pháp của G.N.Eremeev; Xác định cường độ thoát hơi nước của lá bằng phương pháp của Ivanop; Xác định hệ số héo của cây bằng phương pháp của V. A. Novikop. Kết quả nghiên cứu: Ở nhiệt độ 40oC và 45oC lá không bị tổn thương. Khi nhiệt độ tăng lên 50oC thì lá bắt đầu bị tổn thương nhẹ. Ở 55oC lá tổn thương nhiều hơn nhưng lá vẫn sống và có khả năng phục hồi. Khi tăng nhiệt độ lên 60oC diện tích lá xuất hiện nhiều vết thâm nâu lá tổn thương nặng và không có khả năng phục hồi. Lượng nước mất đi sau 5 giờ của lá từ 8,4% đến 11,69% vì lượng nước mất đi của các dòng Keo lá liềm nhỏ hơn 25% tổng lượng nước của lá nên các dòng keo đều có khả năng phục hồi và không bị héo. Hệ số héo của các dòng keo dao động từ 4,04% đến 4,64% với hệ số héo nhỏ hơn 6% nên các dòng keo đều có khả năng chịu hạn cao. Vì vậy Keo lá liềm là loài có khả năng chịu nóng đến 55oC và là loài được xếp vào nhóm loài cây có khả năng chịu hạn tốt.Từ khóa: Keo lá liềm, chịu nóng, chịu hạn, đất cát ven biển, giai đoạn vườn ươm |
Drought and temperature tolerant evaluation of different varieties of (Acacia crassicarpa) at the age of 4 month old in the nursery state Coastal areas in central Vietnam, with 415,560ha, are extreme difficult for land use as they are the hot, poor and highly impacted by climate change. Thus, the evaluation of the drought and hot temperature tolerance is the basic for the selection of suitable Acacia crassicarpa varieties for this region. We used the method of hot temperature tolerance evaluation by Maxcop; Determination of water retention and restoration capability of the leaves by G.N.Eremeev; Determining the intensity of leaf transpiration method of Ivanop; Determining the tree withered by the method of V. A. Novikop. The result showed that at the temperature of 40oC to 45oC, the leaves were not damaged. When the temperature come to 50oC, little damages in the leaves appeared. At 55oC larger area of the leaves were damaged but the leaves were still alive and have the restoration capability. When the temperature come up to 60oC, the leaves appeared more brown bruise severe leaf damages and there was no sigh of possibility of recovery. The amount of water lost after 5 hours from 8.4% to 11.69% because of water loss of Acacia leaves less than 25% in the leaves so the leaves have the ability to recover and not wilted. Wilting coefficient of the varieties ranges from 4.04% to 4.64%, less than 6% thus the varieties have high drought tolerance ability. This confirms that the acacia varieties species are resistant up to 55oC and are classified as drought resistant species and suitable for this region.Keyword: Acacia crassicarpa, hot temperature tolerance, drought tolerance, Coastal areas, nursery state |
3. HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT DINH DƯỠNG NPK TỔNG SỐ TRONG LÁ VÀ TRONG ĐẤT GIEO ƯƠM VÀ TRỒNG RỪNG CÂY SỒI PHẢNG (Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth) A.CAMUS) Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU
Lê Minh Cường1, Hà Thị Mừng2
1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc bộ, 2Viện Nghiên cứu Sinh Thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT |
Nhằm chuẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng làm căn cứ cho việc bón phân và các biện pháp tác động để nâng cao khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây, bài báo này đã nghiên cứu hàm lượng NPK tổng số trong lá cây và trong đất Sồi phảng ở vườn ươm và sau khi trồng 1, 3, 5 và 10 tuổi. Kết quả cho thấy trong lá và trong đất cây Sồi phảng tốt có tổng lượng NPK tổng số lớn hơn trong lá và đất cây Sồi phảng xấu ở các tuổi đã nghiên cứu nhất là hàm lượng P2O5 và K2O tổng số. Do vậy, cần chọn đất có P và K tổng số cao hoặc bón thêm các chất dinh dưỡng đó khi trồng Sồi phảng ở cả các tuổi 5 hoặc 10 sau khi trồng.
Từ khóa: Cây Sồi phảng, hàm lượng NPK, trong lá và trong đất
Analyzing on Nutritions (Nitrate (N), Phosphate (P), and Kalium (K)) from leaves and soil of Lithocarpus fissus in nursery and forest plantation in difference years Nutritional requirements are the basis for determining for fertilizer and measures of improving ability of providing nutrition from soil for planting tree species. Nutritions (Nitrate (N), Phosphate (P), and Kalium (K)) from leaves and soil of Lithocarpus fissus in nursery and forest plantation 1, 3, 5 and 10 years were analyzed. The result showed that total NPK nutrient contents in the good trees are higher than in the bad trees, particularly content of total P2O5 and K2O nutrients. Therefore, soil types with high total Phosphate and Kalium nutriens are suitable site to plant plantation of Lithocarpus fissus or the forest plantation 5 or 10 years in other sites need to be additionally provided fertilizer with high content of Kalium (K) and Phosphate (P) nutrients.
Keyword: Lithocarpus fissus, NPK nutrients, leaves and soil
4. ẢNH HƯỞNG CỦA BÓN NHIỄM CHẾ PHẨM NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM (Arbuscular mycorrhiza) TỚI SINH TRƯỞNG VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT RỪNG TRỒNG KEO VÀ BẠCH ĐÀN URO
Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Với mục tiêu là nghiên cứu phát triển và áp dụng thành công sản phẩm phân bón sinh học cho thực tiễn sản xuất, góp phần làm tăng sinh trưởng năng suất rừng trồng và ổn định môi trường đất, Đề tài: “Nghiên cứu sản xuất nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular Mycorrhiza) cho cây lâm nghiệp” đã nghiên cứu phát triển công nghệ, sản xuất và áp dụng bón thử nghiệm chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM in vitro cho rừng trồng một số loài cây quan trọng tại Việt Nam bao gồm Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla), Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lai (A. mangium × A. auriculiformis) tại Ba Vì (Hà Nội), Đoan Hùng (Phú Thọ) và Đông Hà (Quảng Trị). Kết quả đánh giá sau 1 năm bón nhiễm chế phẩm AM cho thấy (i) đối với bón nhiễm cho thí nghiệm trồng rừng tại Ba Vì, công thức bón nhiễm AM 400mg VƯ + 250mg RT làm tăng sinh trưởng đường kính (DBH) cao nhất cho cả 3 loài cây nghiên cứu, trong đó Keo tai tượng tăng 23,13%, Keo lá tràm tăng 34,14%, và Bạch đàn Uro tăng 27,3% so với đối chứng, (ii) đối với bón thử nghiệm cho rừng trồng sản xuất Keo tai tượng, Keo lai và Bạch đàn Uro với liều lượng 400mg chế phẩm AM dạng bột/cây, tại Đoan Hùng (Phú Thọ) Keo tai tượng tăng sinh trưởng DBH 30,08%, và Bạch đàn Uro tăng DBH 29,08% so với đối chứng, trong khi đó tại Đông Hà (Quảng Trị) Keo lai chỉ tăng DBH 16,29% so với đối chứng không bón. Sau một năm bón nhiễm chế phẩm AM, môi trường đất có xu hướng cải thiện về số lượng vi sinh vật đất tổng số, đặc biệt số lượng bào tử AM trong đất tại hiện trường Đoàn Hùng tăng mạnh đạt 492 bào tử/100 gam đất, cao hơn đối chứng 112%.
Từ khóa: Nấm rễ, keo, nấm rễ nội cộng sinh, bạch đàn
The impacts of applying biomass production AM in vitro (Arbuscular mycorrhiza) to the growth and soil quality in eucalyptus and acacia forestation With the target is to study the development and successful application of bio-fertilizer products for production reality, contribute to growth forest productivity and environmental regulation of land, project: “Research and produce endomycorrhizal fungi (Arbuscular Mycorrhiza) for forestry plant” has the technology developing research, production and application of fertilizer trials inoculants AM for some importance forestry species which current widespread to planted like Eucalyptus urophylla, Acacia auriculiformis and Acacia mangium , Acacia hybird (Acacia auriculiformis Acacia mangium) at Ba Vi (Ha Noi), Doan Hung (Phu Tho), Dong Ha (Quang Tri).
Assessment results after 1 year of inoculum biomass AM in vitro show: (i) to apply for experimental forest planting at Ba Vi, apply formulations AM
inoculum 400mg in nursery + 250mg in forest increase diameter born high (DBH) for all three species studied, which Acacia mangium increase 23.13%, Acacia auriculiformis rise 34.14% and Eucalyptus urophilla go up 27.3% compared to control, (ii) to apply test experimental forest plantations producing Acacia mangium, Acacia auriculiformis and Eucalyptus Uro dose of 400mg of the AM powder/tree at Doan Hung (Phu Tho), Acacia mangium DBH growth increase 30.08%, and Eucalyptus urophilla climb DBH 29.08% compared to control, whereas at Dong Ha (Quang Tri) Acacia increase DBH only 16.29% compared to control no inoculum. After a year of inoculum biomass AM in vitro, soil environment trend of improve on the number of total soil microorganisms, special the number of AM spores in soil at the site Doan Hung increase reached 492 spores /100g soil, 112% higher than the control.
Keyword: Arbuscular mycorrhiza, Acacia, AM in vitro, biomass production AM in vitro, Eucalyptus
5. NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẤT VÀ PHÂN BÓN ĐẾN CHẤT LƯỢNG CÂY SƯA TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Minh Chí1, Đoàn Hồng Ngân1, Nguyễn Văn Thành1 và Nông Phương Nhung2
1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT |
Thí nghiệm ảnh hưởng của đất và phân bón đến cây Sưa trong giai đoạn vườn ươm với 15 công thức, bao gồm 5 công thức đất (đất đồi, đất màu, đất phù sa, đất đồi + đất màu và đất đồi + đất phù sa) kết hợp với 3 công thức phân bón (2g chế phẩm vi sinh MF1/cây, 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây và đối chứng không bón). Sau 30 ngày tuổi, sinh trưởng của cây ở công thức bón MF1 vượt 32,1% về chiều cao và 14,3% về đường kính cổ rễ so với đối chứng; Tỷ lệ bị bệnh thối cổ rễ ở công thức bón MF1 giảm tương ứng là 69,6% và 79,5% so với bón phân Sông Gianh và đối chứng. Sau 90 ngày tuổi, cây con ở công thức bón MF1 có chiều cao trung bình đạt 34,29cm, vượt so với bón phân Sông Gianh và đối chứng lần lượt là 9,9% và 17,6%; Đường kính cổ rễ trung bình đạt 5,05mm, vượt tương ứng là 3,9% và 5,4% so với bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và đối chứng; Tỷ lệ bị bệnh đốm lá trung bình ở các công thức bón MF1 giảm từ 95,2 – 96,3% so với bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh và đối chứng. Sinh trưởng chiều cao trung bình của cây ở hai loại hỗn hợp đất đồi + đất phù sa (1:1) và đất đồi + đất màu (1:1) vượt so với các công thức chỉ sử dụng đất phù sa, đất màu và đất đồi lần lượt là 18,6%, 21,7% và 30,9%. Công thức đất + phân bón tốt nhất là Đ-PB10 (đất đồi + đất phù sa, bón 2g MF1/cây), Đ-PB11 (đất đồi + đất phù sa, bón 8g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh/cây) và Đ-PB13 (đất đồi + đất màu, bón 2g MF1/cây). Sinh trưởng trung bình của cây ở ba công thức tốt nhất vượt so với trung bình chung và trung bình đối chứng lần lượt là 18,6%, 31,9% về chiều cao và vượt 8,0%, 11,6% về đường kính cổ rễ.
Từ khóa: Dalbergia tonkinensis Prain, Sưa, đất, phân bón, bệnh hại
Study on effects of soil and fertilizer to the quality of Dalbergia tonkinensis Prain in nursery period
The experiment of soil and fertilizer to Dalbergia tonkinensis Prain in nursery have 15 formulas in which included 5 formulas of soil (hilly soil, fertile soil, alluvial soil, hilly soil + fertile soil and hilly soil + alluvial soil) combined with 3 formulas of fertilizer (2 grams inoculum MF1, 8 grams Song Gianh microbial organic fertilizer per seedling and the control formula without fertilizer). 30 days after sowing, the growth of plant on formulas which use inoculum MF1 exceeded 32.1% in height and 14.3% in root diameter compared to the control; the ratio of root rot disease decreased 69.6% and 79.5% compared to Song Gianh fertilizer and the control formulas, respectively. 90 days after sowing, average height of seedlings in MF1 formulas reached to 34.29cm, higher than seedlings in Song Gianh fertilizer and the control formula about 9.9% and 17.6%, respectively; average root diameter reached to 5.05mm and that exceeded 3.9% and 5.4% compare to Song Gianh fertilizer and control formula, respectively. Moreover, the damage severity level of leaf spot disease on inoculum MF1 formulas also decreased from 95.2 to 96.3% compared with Song Gianh and the control formulas, respectively. The average height of seedlings in two mixed soil formulas: hilly soil + fertile soil (1:1) and hilly soil + alluvial soil (1:1) exceeded 18.6%, 21.7% and 30.9% compared to alluvial soil, fertile soil, hilly soil formulas, respectively. Three formulas: soil + fertilizer were D-PB10 (hilly soil + alluvial soil, applied 2 grams MF1/seedling), D-PB11 (hilly soil + alluvial soil, used 8 grams Song Gianh fertilizer/seedling), and D-PB13 (hilly soil + alluvial soil, fertilized 2 grams MF1/seedling) were the best for Dalbergia tonkinensis Prain seedlings in nursery period. The average growth of seedlings in these formulas exceeded 18.6% and 31.9% in height; 8.0% and 11.6% in root diameter compared to the overall average and the control formula, respectively.
Keyword: Dalbergia tonkinensis Prain, disease fertilizer, disease, soil
6. LỰA CHỌN LẬP ĐỊA CHO TRỒNG RỪNG GỖ LỚN NHẰM ĐẠT GIÁ TRỊ VÀ HIỆU QUẢ CAO VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG
Ngô Đình Quế1, Lê Đức Thắng2
1 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, 2 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học và Công nghệ
TÓM TẮT |
Lựa chọn lập địa là một bước quan trọng hướng tới đảm bảo rằng trồng rừng gỗ lớn có khả năng đạt giá trị và hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Các yếu tố cấu thành lập địa gồm: (i) Thành phần khí hậu; (ii) Thành phần địa hình; (iii) Thành phần thổ nhưỡng; (iv) Thành phần thực vật; và (v) Hoạt động sản xuất của con người. Trong các yếu tố điều tra thì các yếu tố loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, hàm lượng OM tổng số, thực bì chỉ thị rất phù hợp với nhu cầu của loại cây trồng rừng gỗ lớn, đảm bảo cho rừng trồng gỗ lớn sinh trưởng tốt, năng suất cao. Rừng trồng gỗ lớn có khả năng tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu; có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao mức sống của người trồng rừng, thân thiện với môi trường, v.v… góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.
Từ khóa: Lập địa, rừng gỗ lớn
Site selection for the development of commercial woody species to increase economic, social and environmental values and effects Site selection is one of the most important steps to ensure that woody species planting activities show the high potential in terms of economy, society, and environment. Elements that constitute the sites include: (i) Climate; (ii) Topography; (iii) Soil; (iv) Vegetation; and human activities. Surveyed factors, which are beyond these elements, including soil types, soil depth, slope, general OM content, and representative vegetation significantly meet the requirements of woody species, and ensure the high growth and production of the woody species plantations. Products of the plantations can be sold domestically and internationally. In addition, planting woody species may contribute to highly economical values, higher living standards to local farmers, and sustainable environment …, which
can supports The Forestry Sector Restructuring Program of the government.
Keyword: Site, woody species planting
7. ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG VÙNG TÂY BẮC
Vũ Thị Bích Thuận Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT 1
TÓM TẮT |
Trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý tài nguyên rừng đặc dụng (RĐD) ở các Vườn Quốc gia hay các Khu bảo tồn (VQG/KBT) đã có những thay đổi theo hướng tích cực. Quan điểm về quản lý các khu RĐD đã chuyển từ “bảo tồn nghiêm ngặt” sang “bảo tồn và phát triển” và “bảo tồn đa mục tiêu”. Trách nhiệm quản lý không chỉ giới hạn ở Ban quản lý VQG/KBT mà từng bước được xã hội hóa và thu hút nhiều bên liên quan cùng tham gia. Vai trò của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư được thể hiện rõ bên cạnh vai trò chính của Ban quản lý VQG/KBT. Ngoài ra kiểm lâm huyện, công an hay bộ đội, biên phòng đóng trên địa bàn có vai trò hỗ trợ rất lớn trong công tác bảo vệ RĐD. Đây là một sự đổi mới và thay đổi theo xu hướng tất yếu trong tiến trình bảo tồn bền vững gắn liền với phát triển, gắn bảo vệ tài nguyên RĐD với phát triển đời sống cho cộng đồng dân cư địa phương, gắn sự tham gia và lợi ích của cộng đồng với phát triển thể chế và các cơ chế chính sách quản lý thích hợp.
Từ khóa: Các bên liên quan, rừng đặc dụng, quản lý rừng, sự tham gia, vùng Tây Bắc
Assessment of stakeholders of special use forest management in Northwest Region In the current period, the management of special use forest resources in national parks or protected areas has changed in a positive direction. The idea of managing the SUF has moved from “strict conservation” to “conservation and development” and “conservation objectives”. Management responsibilities are not limited to the Management Board or the National Park conservation area which gradually socialized and attracted many stakeholders involved. The role of local government, local communities can be seen beside the main role of the Management Board of the National Park or reserve. Also ranger district, police or army, border closed in areas with large supporting role in the protection of special-use forests. This is an innovation and change with the inevitable trend of sustainable conservation processes associated with the development, protection of natural resources associated SUF to develop life for local communities, linking the participation and benefit of the community to develop institutional mechanisms and appropriate management policies.
Keyword: Stakeholders, special use forests, forest management, participation, Northwest
8. NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ KINH TẾ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN
Ngô Văn Ngọc1, Trần Thanh Cao1, Huỳnh Văn Lâm2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ 2 BQL Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen
TÓM TẮT |
Nghiên cứu “Giá trị kinh tế dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An” đã được thực hiện trong thời gian từ tháng 02 đến tháng 06 năm 2011. Mục tiêu nghiên cứu nhằm lượng hóa một số giá trị dịch vụ môi trường rừng của Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này gồm: phương pháp điều tra phỏng vấn, phương pháp chi phí du hành cá nhân (Individual Travel Cost Method) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method). Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị lưu giữ, hấp thụ các bon trên mặt đất hàng năm của khu rừng tràm này là 1.256.221.559 đồng; giá trị cảnh quan giải trí ước tính là 478.285.000 đồng và giá trị tồn tại là 109.956.000 đồng. Tổng các giá trị kinh tế dịch vụ môi trường hàng năm của hệ sinh thái Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen ước tính là 1.844.462.559 đồng.
Từ khóa: Giá trị kinh tế, môi trường rừng, khu bảo tồn Láng Sen
Economic value of environmental services of the forest in Lang Sen wetland Reserve, Long An province The study “The economic value of forest environmental services in Lang Sen wetland Reserve, Long An Province” was performed during the period from February to June 2011. The methods used in this study include: method of interviews investigation; Individual Travel Cost Method (ITCM) and Contingent Value Method (CVM). The results of this study indicated that, the value of carbon storage above-ground for melaleuca forests was 1.256.221.559 VND per year. The value of landscape was 478,285,000 VND per year and the existence value was 109,956,000 VND per year. The economic values of environmental services of the forest in the Lang Sen wetland Reserve was estimated about 1.844.462.559 VND per year.
Keyword: Economic value, environmental forest, Lang Sen conservation
9. NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VÁN DĂM SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU GỖ CÂY HÔNG VÀ KEO PMDI
Phạm Văn Tiến, Nguyễn Hồng Minh, Đặng Đức Việt
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT |
Công nghiệp sản xuất ván dăm đã và đang phát triển không ngừng trong những thập kỷ qua. Sản phẩm ván dăm công nghiệp đang là nguyên liệu thay thế gỗ xẻ trong sản xuất đồ nội thất và xây dựng. Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng mới trong ngành công nghiệp sản xuất ván dăm nhằm sử dụng nguyên liệu từ những nguyên vật liệu nhẹ nhưng vẫn giữ được độ bền và độ thẩm mỹ của ván. Loài cây gỗ hông (Paulownia tomentosa) được biết đến với tốc độ sinh trưởng nhanh và khối lượng thể tích thấp khoảng 350 kg/m3 có thể trở thành nguyên liệu tiềm năng cho công nghiệp sản xuất ván dăm. Trong nghiên cứu này, ván dăm được sản xuất từ dăm cây gỗ hông được trồng tại phía Tây nước Đức và dăm gỗ công nghiệp sử dụng keo gốc isocinate. Dăm gỗ hông được trộn theo tỷ lệ 100%, 66%, 33%, 0% cùng với với dăm gỗ công nghiệp nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng dăm gỗ cây hông tới tính chất cơ lý của ván. Ván dăm được sản xuất tại phòng thí nghiệm trường Đại học Goettingen, CHLB Đức với cấp khối lượng thể tích là 350 kg/m3 500 kg/m3 650 kg/m3. Nghiên cứu sẽ sử dụng tiêu chuẩn EN 310, EN 317, EN 319 của Châu Âu áp dụng cho ván nhân tạo để xác định tính chất cơ lý của ván như modul biến dạng, modul đàn hồi, độ bền dán dính của keo, độ hút nước và trương nở.
Từ khóa: Ván dăm, gỗ hông, Paulownia tomentosa
Particleboard production from Paulownia tomentosa wood using PMDI adhesives Paulownia tomentosa tree is known as an adaptable species that has a very high growth rate compared with other plantation species and low density 350 kg/m3. This species can be potentially raw material for particleboard industry. In this study, particleboard produced from Paulownia wood particles and industrial particles using isocianate-adhesives. Paulownia wood particles were mixed the propotion 100%, 67%, 33%, 0% with industrial wood particles aiming to evaluate the impact of Paulownia wood particels on the properties of particleboard. There were 3 board density levels including 350 kg/m3 500 kg/m3 650 kg/m3. The mechanical and physical properties of particleboard including modulus of rupture (EN 310:1993), modulus of elasticity (EN 310:1993), internal bond strength (EN 319:1993), thickness swelling and water absorption (EN 317: 1993), natural weathering (EN 927-3 2006), artificial weathering (EN 927-6 2002) were evaluated.
Keyword: Particleboard, Paulownia tomentosa, wood particles
10. ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA VÁN DÁN BIẾN TÍNH TỪ GỖ BẠCH ĐÀN UROPHYLLA VỚI HỢP CHẤT N-METHYLOL (mDMDHEU) VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU (CNSL)
Nguyễn Hồng Minh, Tạ Thị Thanh Hương, Đỗ Vũ Thắng, Phạm Văn Tiến
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng hóa chất Modified Dimethyldihydroethylenurea (mDHDHEU) và Dầu vỏ hạt Điều (CNSL) để biến tính ván mỏng từ gỗ Bạch đàn Urophylla (Eucalyptus urophylla) theo phương pháp ngâm tẩm chân không- áp lực kết hợp với quá trình xử lý nhiệt để cố định hóa chất và biến tính gỗ cho ván dán. Tác dụng mong đợi của các loại hóa chất này là bảo vệ bề mặt gỗ khỏi sự tác động phân hủy của tia tử ngoại, làm tăng cường khả năng chống hút nước, ẩm của gỗ, có khả năng kháng vi sinh vật hại gỗ, từ đó sẽ hạn chế được các hiện tượng bạc màu, nứt, nhám bề mặt gỗ cũng như làm tăng khả năng ổn định kích thước của ván gỗ khi sử dụng ngoài trời. Ván dán biến tính được tạo thành từ các tấm ván mỏng đã qua xử lý, sau đó các mẫu ván dán được đưa ra bãi thử tự nhiên (Hà Nội, Việt Nam) trong khoảng thời gian 9 tháng để đánh giá khả năng chống chịu thời tiết và vi sinh vật hại gỗ. Sự ổn định hiệu lực của hóa chất trên ván gỗ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về độ ổn định màu sắc bề mặt ván, mức độ bong tách màng keo, khả năng kháng nấm biến màu và độ tăng sức chống hút nước ẩm. Kết quả thí nghiệm cho thấy, màu sắc gỗ được giữ tương đối tốt với ván được biến tính bằng hóa chất mDMDHEU, giá trị E đạt 12,52; ván được biến tính bằng CNSL có E cao hơn đạt 25,48 nhưng cũng rất khả quan khi so với mẫu đối chứng có E lên tới 37,71. Sau 9 tháng thử nghiệm, ván được xử lý với mDMDHEU đảm bảo ổn định kết cấu và không bị bong tách màng keo tương đương với ván đối chứng (sử dụng keo PRF) cấp độ rất bền; trong khi đó, ván được xử lý với mDMDHEU và CNSL sử dụng keo MUF cho kết quả mức độ bong tách đều ở mức xấp xỉ cấp 2 – cấp độ bền. Khả năng kháng nấm biến màu của hóa chất mDMDHEU và CNSL cho hiệu quả tốt với tỷ lệ diện tích nấm biến màu nhỏ hơn 15% bề mặt mẫu gỗ. Ván biến tính có khả năng chống hút ẩm tốt, ván biến tính với mDMDHEU và CNSL có độ ẩm lần lượt là 14,2% và 13,5% trong khi độ ẩm tối đa của ván đối chứng đạt 25% sau 9 tháng thử nghiệm ở điều kiện thời tiết tự nhiên.
Từ khóa: Bạch Đàn Urophylla, dầu vỏ hạt Điều, mDMDHEU, nấm biến màu, thời tiết, ván dán biến tính
Natural durability of Eucalyptus urophylla plywood treated with N-Methylol compound (mDMDHEU) and Cashew Nut Shell Liquid (CNSL)
Eucalyptus urophylla veneers were impregnated with N-methylol (modified dimethyloldihydroxy ethyleneurea – mDMDHEU) and Cashew Nut Shell Liquid (CNSL) following the conditions of vacuum and pressure impregnation and then heat treated to make modified plywood. The modified plywood was then exposed to the testing field under natural weathering conditions of Hanoi, Vietnam for evaluation of the modified plywood resistance against to weather and microorganism degradation. The chemical efficiency stability of modified plywood is evaluated basing on color stability, bonding delamination, blue stain resistance and water uptake reduction. The results showed a significantly improved color stability E = 12.52 with the plywood treated by mDMDHEU; the plywood treated with CNSL showed a higher E = 25.48, while the untreated plywood losing much color by E 37.71. After 9 months of exposures, the mDMDHEU treated plywood was maintained comparably to the control without deformation and no bonding delamination (using PRF adhesive) according to durability level 1 – Very Durable, the delamination of CNSL treated plywood is at the durability level 2. The bonding delamination of the MUF plywood treated with mDMDHEU and CNSL passed the level 2 – Durable The mDMDHEU and CNSL treated plywood are highly resisted to less then 15% blue stain infection. The results after 9 months of ouside weathering showed low equilibrium moisture content of the mDMDHEU and CNSL treated plywood at 14,2% và 13,5% respectively as compared to the 25% moisture content of the untreated plywood.
Keyword: Blue stain, Cashew Nut Shell Liquid, Eucalyptus urophylla, modified dimethylol dihydroxyethyleneurea (mDMDHEU), modified plywood, weather
11. NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG BẢO QUẢN GỖ CÁNG LÒ (Betula alnoides Buch – Ham), VỐI THUỐC (Schima wallichii (DC) Korth), XÀ CỪ LÁ NHỎ (Swietenia microphylla), BẰNG CHẾ PHẨM XM5 TẨM THEO PHƯƠNG PHÁP NGÂM THƯỜNG
Đỗ Thị Hoài Thanh, Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Thị Hằng
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT |
Ở Việt Nam, Cáng lò, Vối thuốc và Xà cừ lá nhỏ là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh có thân thẳng, tròn đều, đường kính gỗ lớn, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, gỗ của chúng chỉ được sử dụng trong các công trình xây dựng và ít được sử dụng trong sản xuất đồ mộc dân dụng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng của gỗ, 3 loại gỗ Cáng lò, Vối thuốc và Xà cừ lá nhỏ được xử lý ngâm tẩm bảo quản bằng chế phẩm XM5 ở nồng độ 7% với thời gian xử lý là 3 ngày, 5 ngày và 7 ngày theo phương pháp ngâm thường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với các thông số công nghệ ngâm tẩm, gỗ sau xử lý cho kết quả hiệu lực bảo quản tốt đối với nấm mốc và mối gây hại.
Từ khóa: Bảo quản, Cáng lò, Vối thuốc, Xà cừ lá nhỏ, chế phẩm XM5
Determination of treatment conditions in the application of XM5 preparation in preserving Betula alnoides Buch-Ham; Schima wallichii (DC) and Swietenia microphylla
In Vietnam, the Betula alnoides Buch – Ham, Schima wallichii (DC.) Korth and Swietenia microphylla are fast-growing species having straight body, large, rounded stem and attractive strain pattern. However, the use of the species is limited in civil engineering, abandoning their potential in furniture industry. To increase usage effectiveness of those species, we investigated the durability of the wood species after treatment with XM5 preparations. The immersion durations were 3 days, 5 days and 7 days, in solution of 7% XM5. Data analysis proved that at specified treatment conditions, treated wood has improved resistance to molding fungi and termites.
Keyword: Preservation Betula alnoides Buch – Ham, Schima wallichii (DC.) Korth and Swietenia microphylla. Preparation XM5
Latest news
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
- Vietnam's rubber sector proactively meets the European Union's Regulations on production of goods that do not cause deforestation (EUDR).
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam