Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2010

1. RESULTS OF CAMMELIA SASANQUA SELECTION PLUS TREE AND CLONAL TEST BY THE METHOD OF SHIFTED-CROWN GRAFTING IN NGHIA DAN – NGHE AN

Hoang Van Thang

Silviculture Techniques Research Division

Forest Science Institute of Vietnam

 

SUMMARY

 

After 3 years of monitoring and selecting, five plus trees were selected at Nghia Loc Commune – Nghia Dan District– Nghe An Province. The plus trees gained yield and oil content higher 20% and 15% respectively than those of the average value in the population. The results of Cammelia sasanqua clonal test  by the method of shifted-crown grafting reveals the survival rate of grafted buds from the plus trees is about 46.2-57.4% after 1 year of planting. Growth of grafted buds from the plus trees shows a significant difference (Sig < 0.05). The growth rate in diameter and height of grafted buds from the clones NA13 and NA15 is maximum and categorized in a group, mean while those of the clones NA1, NA6 and NA8 is lower and quite homogeneity. Level of the difference in diameter and height and crown diameter of the grafted buds from the clone NA1 is highest.

 

Keywords: Plus tree, Colonal test, Shift-crown grafting, Grafted bud.

 

KẾT QUẢ CHỌN LỌC CÂY TRỘI VÀ KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH SỞ BẲNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP ĐỔI TÁN Ở NGHĨA ĐÀN – NGHỆ AN

 

Hoàng Văn Thắng

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

 

TÓM TẮT

Sau 3 năm theo dõi và chọn lọc, đề tài đã chọn được 5 cây trội tại Nghĩa Lộc – Nghĩa Đàn – Nghệ An. Đây là 5 cây trội cho sản lượng hạt cao hơn từ 20% và hàm lượng dầu cao hơn từ 15% so với trung bình quần thể. Kết quả khảo nghiệm dòng vô tính Sở bằng phương pháp ghép đổi tán cho thấy sau 1 năm tỷ lệ sống của chồi ghép lấy từ 5 cây trội nói trên đạt từ 46,2-57,4%. Sinh trưởng của chồi ghép lấy từ 5 cây trội sau 1 năm đã có sự khác nhau tương đối rõ rệt (Sig <0,05). Sinh trưởng về đường kính và chiều cao của chồi ghép lấy từ cây trội NA13 và NA15 đạt giá trị cao nhất và được xếp vào cùng một nhóm trong khi đó khả năng sinh trưởng của chồi ghép lấy từ cây trội NA1, NA6 và NA8 đạt thấp hơn và có sinh trưởng gần tương đương nhau. Mức độ phân hóa về đường kính, chiều cao và đường kính tán của chồi ghép lấy từ dòng NA1 đều đạt cao nhất.

Từ khóa: Cây trội, Dòng vô tính, Ghép đổi tán, Chồi ghép

 

2. EFFECTS OF PRESERVATION METHODS ON SEED GERMINATION OF CAM LAI VU (DALBERGIA OLIVER PIERRE)

Tran Quang Bao

Vietnam ForestryUniversity

 

SUMMARY

Time and method of preservation that affect the ability of seed germination, to determine preservation techniques for seed of Cam lai vu (Dalbergia oliver Pierre), we have conducted six trials of different preserved formulas: preserve the fabric bag; store in sealed jars, storage in sealed jars with ash mixing rate of 2.5% of seed weight; store in sealed jars with ash mixing rate of 5% of seed weight; store in sealed jars with ash mixing rate of 10% of seed weight; store seeds in a black bag and preserve at temperature 50 C. We implemented each preserved formula in seven different storage times, including 5 days, 10 days, 20 days, 30 days, 50 days, 70 days and 90 days. By using statistical analysis, the experimental results showed that storage method did not affect the ability of seed germination. But time of preservation is the deciding factor of the rate of seed germination. The best time for seed germination is 5 days and the worst is 20 days, the other time preservations are giving the same results.

Keywords: Dalbergia oliver Pierre, Seed preservation, Germination, Propagation.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN ĐẾN TỶ LỆ NẢY MẨM CỦA HẠT CẨM LAI VÚ (Dalbergia oliver Pierre)

Trần Quang Bảo

                                                                                 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam

TÓM TẮT

Thời gian và phương pháp bảo quản có ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt giống cây rừng. Để xác định kỹ thuật bảo quản đối với hạt Cẩm lai vú, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm 6 công thức bảo quản khác nhau: Bảo quản trong bao vải; bảo quản trong hũ bịt kín; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 2,5% khối lượng hạt; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 5% khối lượng hạt; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 10% khối lượng hạt; đựng hạt trong túi đen và bảo quản ở nhiệt độ 5oC. Với mỗi công thức bảo quản, chúng tôi cũng thử nghiệm trong các thời gian bảo quản khác nhau là 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 70 ngày và 90 ngày. Sau khi phân tích thống kê, các kết quả thử nghiệm cho thấy phương pháp bảo quản không ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm của hạt,nhưng thời gian bảo quản là nhân tố quyết định tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Thời gian bảo quản tốt nhất cho nảy mầm là 5 ngày và kém nhất là 20 ngày; các thời gian bảo quản khác cho kết quả tương đương.

Từ khóa: Cẩm lai vú, Bảo quản hạt giống, Tỷ lệ nảy mầm, Nhân giống.

 

3. RESEACH RESULTS ON PROPAGATION OF SONNERATIA CASEOLARIS

Doan Dinh Tam

Forest Ecology and Environment Reseach Center

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

The nurseries of Sonneratia caseolaris species were suitable with flat sites, a lot of silt and high and low tide with tide flooded 20-25cm, pH 1-20%­o and not directly affected by ware. Sonneratia caseolaris seeds were harvested in mid-September with a high rate of solid seeds (18.8g/1000 seeds) and the highest germination rate were 87.5%. After harvesting, seeds were treated and planted nursery immediately which have the highest germination rate (90.5%), long-stored seeds were decreased the germination rate. The processes of seed germination were from 3 to 15 days and the highest germination rate (87.5%).

Seedlings grow quickly and evenly when carrying ½ seeds plugged directly into the soil with germination rate was 87.5%. Plant has the lowest growth targets when seeds were sown on pocket size 12 x 18 cm and tree grows well when planted on the pocket size 25 x 30cm.

In period up to 1 year age in nurseries, Sonneratia caseolaris species were grow better if apply additional fertilizer of 40g P/ pocket.

Keywords: Sonneratia caseolaris species, Seeds, Sowing, Germination rate

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP ƯƠM GIỐNG CÂY BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris)

 

                                                           Đoàn Đình Tam

                                                     Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

 

TÓM TẮT

Vườn ươm cây Bần chua thích hợp nhất tại nơi bằng phẳng, nhiều phù sa, thủy triều ra vào thường xuyên với độ ngập triều 20 –  25cm, độ pH từ 1 – 20o/oo, không chịu tác động trực tiếp của sóng. Hạt Bần chua thu hái vào trung tuần tháng 9 có tỷ lệ hạt chắc cao (18,8g/1000 hạt) và tỷ lệ nảy mầm cao nhất (87,5%). Hạt giống sau khi thu hái, tiến hành xử lý và gieo ươm ngay cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất (90,5%), bảo quản hạt càng lâu thì tỷ lệ nảy mầm càng giảm. Quá trình nảy mầm của hạt diễn ra từ 3 đến 15 ngày, tỷ lệ nảy mầm đạt 90,6%.

Cây con sinh trưởng nhanh và đồng đều khi tiến hành cắm ½ hạt trực tiếp vào đất với tỷ lệ nảy mầm là 87,5%. Hạt được gieo vào túi bầu kích thước 12x18cm cây có các chỉ tiêu sinh trưởng thấp nhất, cũng tại thí nghiệm này thì cây sinh trưởng tốt khi gieo hạt vào túi bầu có kích thước 25x30cm.

Ở giai đoạn đến 1 năm tuổi trong vườn ươm, cây Bần chua sinh trưởng tốt hơn nếu được bón bổ sung 40g Super lân/bầu.

Từ khoá: Bần chua, Hạt giống, Gieo ươm, Tỷ lệ nảy mầm

 

4. RESEACH ON ECOLOGICAL CHARACTERISTICS OF REGENERATION ANISOPTERA COCHINCHINENSIS PIERREIN FOREST TYPES CLOSED EVERGREEN AND SEMI-EVERGREEN IN DONG NAI PROVINCE

 

Pham Van Huong

Forest University of Vietnam in the South

SUMMARY

The South East in general and Dong Nai province in particular, Dipterocarpaceae is an important in forest ecosystems. Especially those species with economic value, ecological value, and conservation value. Anisoptera cochinchinensis is speceis that has these characteristics. Really, Anisoptera cochinchinensis is species being studied to choose to afforest to restore forest. Up to now, to have some researched the family Dipterocarpaceae or Anisoptera cochinchinensis, but not the clarify rule life, rule regeneration and ecological characteristics. So reseach on ecological characteristics of regeneration Anisoptera cochinchinensis in forest types closed evergreen and semi-evergreen in Dong Nai province is significant.

The purpose of the paper is to provide the database to clarify the ecological characteristics of regeneration Anisoptera cochinchinensis in forest types closed evergreen and semi-evergreen tropical moist in Dong Nai and the scientific basis for the application of measures regeneration (natural and artificial) and nurture Anisoptera cochinchinensis. Results showed:

– Abundance of regeneration Anisoptera cochinchinensis in two levels age depends on the forest type, soil humidity and forest cover. Soil humidity appropriate for level 1 age from 61.8 to 82.3%. Optimize is 73.0%; at level 2 age, respectively from 62.8 to 83.9% and 73.0%. Forest cover appropriate for level 1 age from 0.65 to 0.85. Optimize is 0.75; at age 2 from 0.63 to 0.88. Optimize is 0.75.

– Abundance of regeneration Anisoptera cochinchinensis changes depending on changes in two factors: Soil humidity and forest cover. This relationship can be described by Logit Gauss model is 2 variables.

– When forest type changes, the soil humidity and forest cover effect to degrees abundance different of Anisoptera cochinchinensis. The forest types are stable (IIIA2 and IIIA3), ensure for Anisoptera cochinchinensis regenerate best than the forest types unstable (IIB and IIIA1).

Keywords: Regeneration Anisoptera cochinchinensis, Abundance, Probability appear, Soil humidity, Forest cover, Logit Gauss model

 

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH THÁI CỦA CÂY TÁI SINH VÊN VÊN

(Anisoptera cochinchinensis Pierre) TRONG KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH

VÀ NỬA RỤNG LÁ ẨM NHIỆT ĐỚI Ở ĐỒNG NAI

 

Phạm Văn Hường

Cơ sở 2 Trường Đại học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Ở Đông Nam Bộ nói chung và Đồng Nai nói riêng, cây họ Sao – Dầu trong hệ sinh thái rừng có vai trò quan trọng, đặc biệt là những loài cây có giá trị kinh tế, sinh thái và bảo tồn. Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về cây họ Sao – Dầu hoặc vên vên;tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa làm rõ được quy luật sống, quá trình tái sinh, đặc tính sinh thái của chúng. Cho nên việc nghiên cứu đặc tính sinh thái cây tái sinh Vên vên trong kiểu rừng kín thường xanh và nửa rụng lá ở Đồng Nai là việc làm hết sức có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Độ phong phú của tái sinh Vên vên ở 2 cấp tuổi đều phụ thuộc vào trạng thái rừng, độ ẩm đất và độ tàn che tán rừng. Độ ẩm đất thích hợp cho cấp tuổi 1 từ 61,8 – 82,3%, tối ưu là 73,0%; ở cấp tuổi 2 tương ứng là 62,8 – 83,9% và 73,0%. Độ tàn che tán rừng thích hợp cho cấp tuổi 1 là 0,65 – 0,85, tối ưu 0,75; ở cấp tuổi 2 từ 0,63 – 0,88, tối ưu là 0,75. Độ phong phú của tái sinh Vên vên thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của 2 yếu tố độ ẩm đất và độ tàn che tán rừng. Mối liên hệ này có thể mô tả bằng những mô hình Logit Gauss 2 biến số.  Khi trạng thái rừng thay đổi, thì độ ẩm đất tầng đất mặt và độ tàn che tán rừng có ảnh hưởng khác nhau đến độ phong phú của Vên vên. Những trạng thái rừng ổn đinh cao (IIIA2 và IIIA3) đảm bảo cho cây Vên vên tái sinh tốt hơn so với những trạng thái rừng kém ổn định (IIB và IIIA1).

Từ khoá: Cây tái sinh Vên vên, Độ phong phú, Xác suất bắt gặp, Độ ẩm đất, Độ tàn che và Mô hình Logit Gauss

 

5. MICHELIA FLAVIFLORA Y. W. LAW & Y. F. WU AND MICHELIA CHAMPACA L. VAR. PUBINERVIA (BLUME) MIQUEL (MAGNOLIACEAE) IN VIETNAM

Vu Quang Nam

Vietnam Forestry University

Xia Nian He

South China Botanical Garden, Chinese Academy of Sciences

 

SUMMARY

Michelia flaviflora Y. W. Law & Y. F. Wu, a well-known species in the southeastern China and Michelia champaca L. var. pubinervia (Blume) Miquel, a good variety distributed in India, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Nepal, Thailand and China, have been reported to occur in Vietnam, but their distributions, colletion numbers, and preserving places are still being obscure as well as they are unknown species for Vietnamese botanists. By examination specimens of Poilane 3903 (P, VNM), Poilane 21121 (P), Schmid s.n. (P) and additional collections of Nam 181209.6 (IBSC, VFU), Nam 40109.20 (IBSC, VFU), Tran Van Tu HL 15 (VFU) from the botanical expedition in Sapa, Lao Cai Province and together with careful comparation with the typus specimens of Wang 100120 (IBSC) and authenticated specimen of Chen Bao Liang 87T-065 (SYS), they are confirmed as new records for flora of Vietnam. Michelia flaviflora has the most remarkable characters such as: leaf blade narrowly elliptic, papery, abaxially glaucous and white hairy, and petiole short, without a stipular scar; it was found in Hoang Lien Mts., where is nearly bordered on China. Michelia champaca var. pubinervia has its notable characters as leaf blade broadly elliptic, base cunneat to rounded, apical acumen often rather short and stipular scar 0.3-0.7 as long as petiole; it has its natural distribution in the Langbiang Plateau, Lam Dong Province. Thus, totally 22 species and 1 variety of the genus Michelia are heretofore recognized from Vietnam.    

Keywords: New species, Michelia flaviflora, Michelia champaca Var. Pubinervia, Michelia, Vietnam.

 

Mét loµi vµ mét thø thuéc chi giæi (Magnoliaceae: Michelia l.) ®­îc bæ sung chÝnh thøc cho hÖ thùc vËt viÖt nam

 

Vò Quang Nam

Tr­êng §¹i häc L©m nghiÖp ViÖt Nam

Xia Nian He

ViÖn Thùc vËt Nam Trung Hoa

TãM t¾t

Giæi l¸ b¹c (Michelia flaviflora Y. W. Law & Y. F. Wu) ®­îc ghi nhËn cã ph©n bè ë vïng §«ng Nam cña tØnh V©n Nam, Trung Quèc vµ Hoµng lan l¸ xoan (Michelia champaca L. var. pubinervia (Blume) Miquel) ghi nhËn cã ë Ên §é, In-®«-nª-xi-a, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Nª-pan, Th¸i Lan vµ Trung Quèc. Loµi vµ thø giæi nãi trªn ®· ®­îc ®Ò cËp vÒ sù ph©n bè cho ViÖt Nam (Xia et al. 2008) nh­ng chóng kh«ng ®­îc chØ râ vïng ph©n bè cô thÓ, sè hiÖu tiªu b¶n, n¬i l­u gi÷ tiªu b¶n v.v., hay còng cã nh÷ng mËp mê vÒ sù tån t¹i ®éc lËp cña chóng (Chen & Nooteboom, 1993); chóng còng ch­a tõng ®­îc nh¾c ®Õn trong bÊt cø tµi liÖu chuyªn kh¶o nào vÒ ph©n lo¹i thùc vËt cña ViÖt Nam. Dùa trªn nh÷ng nghiªn cøu tµi liÖu cã liªn quan, c¬ së h×nh th¸i cña c¸c mÉu vËt ®ang d­îc l­u gi÷ t¹i phßng tiªu b¶n thùc vËt cña B¶o tµng lÞch sö tù nhiªn Paris (P), ViÖn sinh häc nhiÖt ®íi TP. Hå ChÝ Minh (VNM), ViÖn thùc vËt Nam Trung Hoa (IBSC), còng nh­ c¸c mÉu vËt gåm do chÝnh t¸c gi¶ thu ®­îc tõ vïng nói Hoµng Liªn S¬n, tØnh Lµo Cai, loµi vµ thø giæi trªn chÝnh thøc ®­îc ghi nhËn cã ë ViÖt Nam. Tªn ®Þa ph­¬ng cña chóng ¸m chØ ®Æc ®iÓm næi bËt dÔ nhËn ra nhÊt trong sè c¸c loµi giæi ®· biÕt ë ViÖt Nam. Víi ghi nhËn nµy ®· n©ng tæng sè loµi trong chi Giæi (Michelia L.) cña ViÖt Nam lªn con sè 22 loµi vµ mét thø.

Tõ kho¸: Loµi míi, Giæi l¸ b¹c, Hoµng lan l¸ xoan, Chi giæi, ViÖt Nam

 

6. THE RESULTS OF ASSISTED NATURAL REGENERATION AND FOREST REHABILITATION WITH SCHIMA WALLICHII CHOISY REGENERATED IN CHIENG BOM COMMUNITY, THUAN CHAU DISTRICT, SON LA PROVINCE

Vo Dai Hai

Forest Science Institute of Vietnam

 

SUMMARY

Schima wallichii Choisy is a large-sized, multipurpose tree species with wide distribution and rather good natural regeneration both by coppycing and seeding. The research was conducted in natural forest with Schima wallichii regenerated in Chieng Bom commune, Thuan Chau district, Son La province. Research results show that after 6 and 11 years forest rehabilitation through protection and maintenance forest status has been converted from status Ic to status IIa, number of tree species increased from 9 – 10 to 10 – 14 species, forest cover increased 0.62 – 0.72, density increased 6.44% after 11 years rehabilitation. For status IIb, after 12 years rehabilitation the number of tree species also increased from 11 – 13 to 15 – 16 species, of which Schima wallichii still plays an important role in species composition of the forest, density of Schima wallichii tends to decrease on an average about 19.6% (133 tree/ha), forest cover increases from 0.57 to 0.8. Depending upon specific conditions of natural forest status, assisted natural regeneration and forest rehabilitation through protection and maintenance can be done by silvicultural techniques such as slash bushes and lianas as well as uneconomical species,… creating favourable condition for target species to develop. Besides, forest protection contraction sould be implemented well.

Keywords: Schima wallichii Choisy, Forest rehabilitation, Assisted natural regeneration, Chieng Bom – Thuan Chau – Son La, Ic, IIb status.

 

Kết quả khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tái sinh tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Võ Đại Hải

Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) là loài cây gỗ lớn, phân bố rộng và đa tác dụng, đặc biệt Vối thuốc có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt rất mạnh. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh trên địa bàn xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau thời gian khoanh nuôi 6 năm và 11 năm thì đều có sự chuyển đổi trạng thái từ Ic lên trạng thái IIa, số lượng loài xuất hiện cũng có sự gia tăng từ 9 – 10 loài (trước khoanh nuôi) lên 10 – 14 loài (sau khoanh nuôi), độ tàn che tăng 0,62 – 0,72, mật độ Vối thuốc tái sinh tăng 6,44% sau 11 năm khoanh nuôi,… Đối với trạng thái IIb sau khoanh nuôi 12 năm số lượng loài cũng tăng từ 11 – 13 loài (trước khoanh nuôi) lên 15 – 16 loài (sau khoanh nuôi) trong đó Vối thuốc tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong công thức tổ thành của rừng, mật độ Vối thuốc tái sinh có xu hướng giảm trung bình khoảng 19,6% (133 cây/ha), độ tàn che của rừng tăng từ 0,57 lên 0,8. Để thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng có Vối thuốc tái sinh, tùy vào từng điều kiện cụ thể của hiện trạng rừng mà cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động như phát luỗng dây leo, chặt bớt cây phi mục đích,… tạo điều kiện để cây tái sinh mục đích phát triển, bên cạnh đó cần làm tốt công tác giao khoán bảo vệ rừng tại địa phương.

Từ khóa: Vối thuốc, Khoanh nuôi, Xúc tiến tái sinh, Chiềng Bôm – Thuận Châu – Sơn La, Trạng thái Ic, IIb.

 

7. EVALUATION OF  SURVIVAL AND GROWTH RATES OF 3 UPSTREAM PROTECTIVE FOREST MODELS ESTABLISHED BY RENFODA PROJECT IN HOA BINH PROVINCE

Nguyen Anh Dung

Forest Ecology and Environment Research Center

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

This research was conducted in 2009 to evaluate survival and growth rates as well as technical measures of 3 upstream protective forest models establishment developed by the Project for Rehabilitation of Natural Forests in Degraded Watershed areas in the North of Viet Nam (RENFODA Project): i) Establishment of upstream protective forests on bare land; ii) Planting native tree species under Acacia mangium canopy and iii) Planting Melaleuca on semi – flooded areas. The research results show that Erythrophloeum fordii and Peltophorum pterocarpum are the best trees species for planting on bare land with Tephrosia candida is nurse species. Erythrophloeum fordii is suitable for planting under Acacia mangium canopy. Melaleuca leucadendra planted with density 7,500 and 15,000 trees/ha is the suitable species for forest planting on semi – flooded areas.

Keywords: Survival rate, Growth, Upstream protective forest, Hoa Binh province

 

ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ SỐNG VÀ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN DO DỰ ÁN RENFODA XÂY DỰNG TẠI HÒA BÌNH

                                                                                    Nguyễn Anh Dũng

                                                Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện năm 2009 nhằm đánh giá tỷ lệ sống, tình hình sinh trưởng và biện pháp kỹ thuật xây dựng 3 mô hình trồng rừng phòng hộ đầu nguồn trong Dự án phục hồi rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái tại miền Bắc Việt Nam (viết tắt là RENFODA) là: i) Mô hình trồng rừng phòng hộ trên đất trống; ii) Mô hình trồng cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng và iii) Mô hình trồng Tràm trên vùng bán ngập. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được loài cây thích hợp nhất cho trồng rừng phòng hộ trên đất trống là Lim xanh, Lim xẹt với phương thức trồng xen với cây Cốt khí hoặc Keo. Loài cây thích hợp cho biện pháp kỹ thuật trồng cây bản địa dưới tán rừng Keo tai tượng là Lim xanh với phương thức trồng theo băng hoặc theo đám. Tràm úc với mật độ trồng 7.500 cây/ha hoặc 15.000 cây/ha là loài thích hợp cho trồng rừng trên vùng bán ngập.

Từ khóa: Tỷ lệ sống, Sinh trưởng, Rừng trồng phòng hộ đầu nguồn, Tỉnh Hòa Bình.

 

8. INSECT LIST (COLEOPTERA AND HEMIPTERA) COLLECTED FROM INSECT TRAP PROGRAM IN DAI LAI, VINH PHUC

 

Pham Quang Thu, Dao Ngoc Quang, Vu Van Dinh, Bui Quang Tiep

Forest Science Institute of Vietnam

 

SUMMARY

The investigation of insect beetle list in Dai Lai, Vinh Phuc by using trapping method with pheromone and chemical lures showed that specimens focused on 15 species, 9 families (including the 90% of insect species Dryocoetes villosus). Number of samples obtained by three different types of prey (APINHI, Pine resin + Alcohol, Alcohol) is a significant difference, of which pheromone lure (APINHI) is most effective, reached 90.5%. This is the basis of scientific investigation in the species list of beetle damaged pine and acacia plantations in particular and plantations general.

 

Keywords: Insect trap, Coleoptera, Hemiptera

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CÔN TRÙNG BỘ CÁNH CỨNG COLEOPTERA VÀ CÁNH NỬA HEMIPTERA TẠI ĐẠI LẢI, VĨNH PHÚC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẪY

 

Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang, Vũ Văn Định và Bùi Quang Tiếp

Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật  rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Quá trình điều tra thành phần loài côn trùng cánh cứng và cánh nửa tại Đại Lải, Vĩnh Phúc bằng phương pháp bẫy sử dụng mồi pheromon và mồi hóa học cho thấy số mẫu thu được tập trung chủ yếu vào 15 loài thuộc 9 họ, trong đó có đến 90% là mẫu côn trùng loài Dryocoetes villosus. Số lượng mẫu thu được bằng 3 loại mồi khác nhau (APINHI, Rượu + nhựa thông, Rượu) có có sự khác nhau rõ rệt, trong đó loại mồi nhử pheromone (APINHI) có hiệu quả cao nhất, đạt 90,5%. Đây là cơ sở khoa học trong công tác điều tra thành phần loài côn trùng cánh cứng và cánh nửa hại rừng trồng thông và keo nói riêng và rừng trồng nói chung.

Từ khóa: Bẫy côn trùng, Bộ cánh cứng (Coleoptera), Bộ cánh nửa (Hemiptera)

 

9. RESEACH ON ESTIMATING MOISTURE ABSORPTION AND MOISTURE EMISSION FROM NON-TREATED RHIZOPHORA APICULATA BLUME WOOD UNDER THE ENVIROMENT CONDITION OF VIETNAM.

Nguyen Xuan Hien, Do Vu Thang

Forest Products Prossecing Research Divion

Forest Science Institute of  Vietnam

SUMMARY

This study describes a laboratory method for the estimation of moisture absorption and moisture emission from non-treated Rhizophora apiculata wood. The wood material was taken from Camau province and was classed into six kinds of specimens, which had different weight, dimensions and moisture content. All the specimens were kept under monitoring in the indoor – environment throughout 12 months to determine equilibrium moisture content (EMC) and to build a moisture absorption & emission chart. The results of this study are the basis to select the end-use moisture content most compatibility with the environment condition of North Vietnam for Rhizophora apiculata wood.

Key words: Rhizophora apiculata, Moisture absorption, Equilibrium moisture content (EMC)

 

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HÚT,  THOÁT ẨM CỦA GỖ ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) TRONG MÔI TRƯỜNG KHÍ HẬU VIỆT NAM

 

                                                                 Nguyễn Xuân Hiên, Đỗ Vũ Thắng

                                                                 Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản

                                                                 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Trong quá trình sử dụng đồ mộc, một số sản phẩm gỗ thường bị cong vênh biến dạng do độ ẩm gỗ sau sấy không phù hợp với môi trường sử dụng.

Nghiên cứu khả năng hút và thoát ẩm của gỗ Đước (Rhizophora apiculata Blume) trong môi trường khí hậu ở Việt Nam với mục đích tìm độ ẩm thăng bằng của gỗ (Wtb), làm cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường sấy và lựa chọn độ ẩm cuối cùng của gỗ sau sấy khi nghiên cứu về sấy gỗ.

Từ gỗ Đước tạo ba loại mẫu có kích thước nhỏ, trung bình và lớn. Chia toàn bộ số mẫu làm hai phần, một phần sấy đến độ ẩm khô kiệt (0 – 3 %) để theo dõi khả năng hút ẩm, một loại mẫu còn tươi (W > 30 %) để theo dõi khả năng thoát ẩm của gỗ trong môi trường.

Sau 12 tháng nghiên cứu khả năng hút và thoát ẩm ba loại mẫu có kích thước và độ ẩm ban đầu khác nhau ở trong nhà khu vực Hà Nội, miền Bắc Việt Nam, nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng To = 14 – 36oC, độ ẩm tương đối của môi trường dao động trong khoảng j = 58 – 90 %. Kết quả nghiên cứu xây dựng được đồ thị hút và thoát ẩm của các mẫu gỗ Đước và xác định độ ẩm thăng bằng của gỗ là Wtb ≈ 13.7 %.

Từ khóa: Gỗ Đước, Khả năng hút và thoát ẩm, Độ ẩm thăng bằng

 

10. RESEARCH ON TREAMENT METHODS BEFORE DRYING RHIZOPHORA APICULATA BY CAXE-03 PRESERVATIVE

 

Vu Dinh Thinh, Nguyen Thi Minh Xuan

Forest Product Processing Division

Forest Science Institute of Vietnam

 

SUMMARY

 

After exploiting Rhizophora apiculata, saw to strip with 20 mm thichkness. It’s soaked with Caxe-03 preservative 8% concentration, 72 hours at normal temperature and pressure. After that, It’s dried to moisture 10-12% at 40 – 600C, in about 360 hours, it can be reduced alot of wood drying defects, reduce 8,78 end checks means 54,87 percents compares to control form.

When using Rhizophora apiculata  for making floor indicates that: Sticking between Rhizophora apiculata surface and PU is good (conformable to CNS 673085) achieved rate A2.

Keywords: Rhizophora apiculata surface treament, 20 years, Camau

 

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ TRƯỚC SẤY VÁN XẺ GỖ ĐƯỚC (Rhizophora apiculata) BẰNG DUNG DỊCH CAXE-03

Vũ Đình Thịnh, Nguyễn Thị Minh Xuân

                                                                 Phòng nghiên cứu Chế biến Lâm sản                                                        

                                                                 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Gỗ Đước sau khi chặt hạ, xẻ phôi theo chiều dày 20mm, đem tẩm hóa chất Caxe-03 bằng phương pháp ngâm thường ở nhiệt độ và áp suất thường với nồng độ 8% và thời gian ngâm 72 giờ rồi đem sấy với nhiệt độ (40 – 60)0C thời gian để đạt độ ẩm cuối từ (10 – 12)% là 360 giờ, sẽ giảm được rất nhiều khuyết tật của gỗ sau khi sấy, giảm 8,78 vết nứt tương đương với 54,87% so với mẫu đối chứng.

Khi sử dụng gỗ Đước làm ván sàn cho thấy: Độ bám dính bề mặt của gỗ Đước với sơn PU tương đối tốt (theo tiêu chuẩn Tiệp Khắc CNS 673085 ) đạt cấp độ A2.

Từ khóa: Xử lý bề mặt gỗ Đước, 20 năm tuổi, Cà Mau

 

11. STUDY ON ADHESIVE  BETWEEN ANACARDIUM OCCIDENTALE AND MPU GLUE

Pham Ngoc Nam

Nong Lam University Ho Chi Minh City

SUMMARY

Cashew (Anacardium occidentale) is a plant grown mainly for seeds and planted extensively around, the tree has many branches branches. When to plant low-yield seeds, the garden is cut of the timber as raw material for wood processing industry. The strength of wood is low, so that only the appropriate timber as raw materials for block board production. Research showed  that in the block board production from this wood with MPU glue, when the pressure is 8.03KG/cm2 and  pressing time is 43.62 minutes, the biggest adhesive is 80.6KG/cm2.

 

Keywords: Cashew, Block board, MPU glue.

 

Nghiªn cøu kh¶ n¨ng b¸m dÝnh cña gç Điều víi keo MPU trong s¶n xuÊt v¸n ghÐp thanh                          

Ph¹m Ngäc Nam

§¹i häc N«ng L©m Tp. Hå ChÝ Minh

Tãm T¾t

C©y §iÒu (Anacardium occidentale) lµ c©y ®­îc trång ®Ó lÊy h¹t lµ chñ yÕu vµ trång réng r·i kh¾p n¬i, c©y cã nhiÒu cµnh nh¸nh. Khi c©y cho n¨ng suÊt h¹t thÊp, v­ên Điều ®­îc thanh lý ®Ó lÊy gç lµm nguyªn liÖu cho c«ng nghiÖp chÕ biÕn gç. Gç ĐiÒu cã c­êng ®é c¬ häc thÊp, v× vËy chØ thÝch hîp lµm nguyªn liÖu s¶n xuÊt v¸n ghÐp thanh. KÕt qu¶ nghiªn cøu cho thÊy trong s¶n xuÊt v¸n ghÐp thanh tõ gç Điều víi keo MPU,  khi ¸p suÊt Ðp 8,03KG/cm2 vµ thêi gian Ðp 43,62 phót, ®é bÒn b¸m dÝnh lín nhÊt lµ 80,6KG/cm2.

Tõ khãa: C©y §iÒu, V¸n ghÐp thanh, Keo MPU.

 

12. RESEARCH ON STRUCTURE OF EVERGREEN BROADLEAVED NATURAL FOREST (IIIA) PROMOTED SOLUTION TO SUSTAINALBE FOREST BUSINESS IN KON RAY, KON TUM.

 

Do Thi Ha, Bui Thanh Hang

Forest Science Institute of Vietnam

SUMMARY

Secondary forest businesses have to ensure the short- and long-term economy based on buiding the appropriate forest structure compared with the current structure. The IIIa forest statuses were carried out on 20 plots (0,5ha). Buiding the IIIa forest oriented closely the best forest on that area with the equation form: N = 78.82* e-0,06*D1.3

Silvicultural techonoly measurement applying in the next time: IIIa3 forest status: Exploitation to build the IIIa forest oriented: logging intensity in 15%, logging volume in 37,5m3, busuness rotation in 10 years; IIIa2 forest status: Forest maintance to build the IIIa forest oriented in 18 years

Key words: Sustainable forest, Oriental forest, IIIa forest status.

 

NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TRẠNG THÁI RỪNG IIIA, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KINH DOANH RỪNG BỀN VỮNG TẠI KON RẪY, KON TUM

Đỗ Thị Hà, Bùi Thanh Hằng

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kinh doanh rừng thứ sinh đảm bảo yêu cầu về kinh tế trước mắt và lâu dài dựa trên cơ sở tạo lập cấu trúc rừng phù hợp với cấu trúc hiện tại của lâm phần. Nghiên cứu cấu trúc rừng IIIa bằng số liệu 20 ô tiêu chuẩn 0,5ha trên địa bàn. Xây dựng mô hình rừng IIIa3 định hướng cần tạo lập rừng gần với rừng tốt nhất hiện có trên khu vực với dạng phương trình: N = 78.82* e-0,06*D1.3

Biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thời gian tới: Rừng IIIa3: đưa vào khai thác thiết lập rừng IIIa3 định hướng với: cường độ khai thác 15%, trữ lượng khai thác 37,5m3, luân kỳ kinh doanh 10 năm; Rừng IIIa2: Thực hiện nuôi dưỡng tạo lập rừng IIIa3 định hướng với thời gian 18 năm.

Từ khóa: Rừng bền vững, Rừng định hướng, Rừng IIIa

 

13. RESEARCH ON UTILIZING CASHEW NUT COVER AND EUCALLYPTUS UROPHYLLA CHIP FOR COMMON PARTICLE BOARD PRODUCING

Bui Van Ai, Pham Thi Thanh Mien

Forest Product Preservation Division

Forest Science Institute of Vietnam

 

Oil taken after pressed cashew nut cover is a waste in cashew nut processing industry in our country. Forest Science Institute of Viet Nam (FSIV) has researched the rate of using cashew nut cover and E. urophylla wooden chip to make particle board. This research determined the technique parameters of pressing process to make three layers particle board with presure 2,1 Mpa,  temperature 1800C and time 7 minutus. Mainly mechanical properties of the product that meet standard of popular particleboard used in dry condition.

 

Keywords: Particle board, Cashew nut cover chip, Cashew nut cover.

 

Nghiên cứu sử dụng dăm vỏ hạt Điều kết hợp với dăm gỗ Bạch đàn Eucalyptus urophylla  để sản xuất ván dăm thông dụng

Bùi Văn Ái, Nguyễn Xuân Quyền, Phạm Thị Thanh Miền

Tóm tắt: Vỏ hạt điều sau ép tận thu dầu là nguồn phế liệu có khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến hạt điều của nước ta. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu xác định tỷ lệ phối trộn dăm vỏ hạt điều và dăm gỗ Bạch đàn Uro làm dăm lớp lõi để tạo ván dăm. Ván dăm kết hợp được ép với các thông số công nghệ gồm: áp suất ép 2,1Mpa, nhiệt độ ép 1800C, thời gian ép 7 phút. Ván thí nghiệm có tính chất cơ vật lý đáp ứng tiêu chuẩn của ván dăm thông dụng sử dụng trong điều kiện khô.

Từ khóa: Ván dăm, dăm vỏ hạt điều, vỏ hạt điều.

Latest news

Oldest news

[logo-slider]