Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2023

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 2023

1. Nghiên cứu nhân giống gia đình cây trội Thông caribê (Pinus caribaea Morelet)
từ hạt bằng phương pháp nuôi cấy mô
In vitro propagation of Pinus caribaea Morelet from seeds of plus tree family Lưu Thị Quỳnh
Văn Thu Huyền
Nguyễn Anh Dũng
Hoàng Thị Hồng Hạnh
Lê Thị Hoa
Nguyễn Thị Hiên
Đỗ Hữu Sơn
Cấn Thị Lan
Mai Thị Phương Thúy
5
2. Nghiên cứu nhân giống
các dòng Tràm năm gân Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro
Research on propagation Q15.38, Q15.013, Q16.427 clones of Melaleuca quinquenervia by technique in vitro Khuất Thị Hải Ninh
Hoàng Thị Thu
Nguyễn Thị Thơ
Đào Thị Thanh Mai
Vũ Quang Nam
Nguyễn Thị Thanh Hường
Lê Đinh Khả
Hoàng Thanh Lộc
13
3. Nghiên cứu nhân giống
cây Bình vôi nhị ngắn
tại tỉnh Thái Nguyên
Propagation of Stephania brachyandra in Thai Nguyen province, Vietnam Dương Văn Thảo 25
4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và tuổi cây mẹ đến khả năng ra rễ của hom Sao đen (Hopea odorata Roxb.) Effects of age and growth stimulators on rooting of Hopea odorata Roxb. cuttings Nguyễn Thị Hải Hồng
Trần Thị Mỹ Duyên
Bùi Thị Gia Hân
Đặng Phước Đại
32
5. Ảnh hưởng của chiều cao gốc cắt và phương thức
để lại gốc cắt đến sinh trưởng của cành ghép các giống sở tại Nghệ An
và Quảng Ninh
Effects of cutting height and methods of mother trees on growth of scions of Camellia varieties in Nghe An and Quang Ninh province Hoàng Văn Thành
Trần Hồng Vân
Hà Thị Mai
Hoàng Văn Thắng
Cao Văn Lạng
Phạm Đình Sâm
Hoàng Thị Nhung
Nguyễn Hữu Thịnh
Hồ Trung Lương
Nguyễn Thanh Sơn
38
6. Mô hình hóa phân bố tần số của các đại lượng sinh trưởng cho rừng trồng
Sa mộc
Tree-size variable frequency distribution modelling for Cunminghamia lanceolata plantation Bùi Mạnh Hưng 46
7. Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của keo lai và Keo lá tràm trồng trên đất bãi thải khai thác than Đông Cao Sơn ở Quảng Ninh Preliminary research on the effects of AM (Arbuscular Mycorrhizal) on survival rate and growth of Acacia hybrid and Acacia auriculiformis planted at Dong Cao Sơn coal mining waste land in Quang Ninh province Vũ Quý Đông
Lê Văn Thành
Lê Thị Thu Hằng
Phạm Ngọc Thành
Hà Đình Long
Đỗ Mạnh Dũng
Nguyễn Hoàng Huân
Phạm Tuấn Anh
Giáp Văn Kiên
58
8. Hành vi lựa chọn cây chủ của loài mọt mang nấm Platypus quercivorus Murayama (Coleoptera: Playpodidae) thông qua
các hợp chất hoá học dễ bay hơi từ thực vật
Host recognization of the ambrosia beetle Platypus quercivorus Murayama (Coleoptera: Playpodidae) based on volatile substances Phạm Duy Long
Đào Ngọc Quang
66
9. Đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi của một số gia đình Lát hoa chống chịu sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) Morphology, phenology and recovery capacities of some Chukrasia tabularis families tolerant to shoot borer
(Hypsipyla robusta)
Trần Thị Lệ Trà
Phạm Quang Thu
Nguyễn Minh Chí
79
10. Mô hình mô phỏng quá trình sấy quy chuẩn gỗ
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)
The conventional drying model applied to Acacia mangium Willd. timber Hà Tiến Mạnh
Phạm Văn Chương
Bùi Duy Ngọc
Trần Đăng Sáng
89
11. Công nghệ tạo keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF) cho sản xuất ván dán thân thiện môi trường đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu (CARB – P2/E0 /F***/F****) Synthesis technology of melamine urea formaldehyde adhesive (MUF) for eco – friendly plywood production meetting export requirement (CARB/E0/F****) Nguyễn Hồng Minh
Tạ Thị Thanh Hương
100
12. Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ gia đình tham gia sản xuất lâm nghiệp tại các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc Assessment the income of households which participanting in forestry production in the Northern Mountainous provinces Đặng Quang Hưng
Nguyễn Xuân Đài
Đỗ Thị Kim Nhung
109
13. Khả năng đáp ứng hiệp định thương mại tự do
liên minh châu Âu – Việt Nam về lao động của
doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa
Ability to meet the EU-Vietnam Free Trade Agreement on labor of small and medium-sized wood processing enterprises Nguyễn Tiến Hải
Hoàng Liên Sơn
Nguyễn Thị Thu Hà
122

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG GIA ĐÌNH CÂY TRỘI THÔNG CARIBÊ (Pinus caribaea Morelet) TỪ HẠT BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ

Lưu Thị Quỳnh, Văn Thu Huyền, Nguyễn Anh Dũng, Hoàng Thị Hồng Hạnh, Lê Thị Hoa, Nguyễn Thị Hiên, Đỗ Hữu Sơn, Cấn Thị Lan, Mai Thị Phương Thúy

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Thông caribê có tiềm năng cho trồng rừng ở nước ta do khả năng sinh trưởng nhanh hơn các loài thông khác, tính chất gỗ khá tốt, thích nghi trên nhiều dạng lập địa khác nhau, có khả năng chống chịu gió bão tốt. Tuy nhiên, vấn đề nhân giống bằng hạt hay hom chưa đáp ứng được nhu cầu trồng rừng. Vì vậy, đối với Thông caribê nhân giống in vitro cho các lô hạt cây trội là hình thức có hiệu quả để phát triển các giống có năng suất, chất lượng được cải thiện vào sản xuất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhân giống in vitro cho Thông caribê sử dụng nguồn vật liệu ban đầu là hạt thu từ các cây trội đã được chọn lọc. Hạt Thông caribê được tiến hành nảy mầm trên bông gòn. Đoạn thân mầm từ cây mầm 40 ngày tuổi được sử dụng làm mẫu vật cho quá trình khử trùng. Kết quả khử trùng tốt nhất là sử dụng clorua thủy ngân HgCl2 0,1% trong thời gian 12 phút. Môi trường nhân chồi tối ưu là MS* + 0,25mg/l BAP + 4,25g/l agar + 30g/l đường. Chu kỳ nhân chồi từ 40 – 45 ngày, sau thời gian trên cụm chồi có hiện tượng giảm số lượng chồi và hạn chế tăng trưởng chiều cao. Môi trường thích hợp nhất để tạo rễ in vitro là 1/2 MS* + 1mg/l IBA + 4,5g/l agar + 30g/l đường. Chồi in vitro bắt đầu ra rễ sau 4 tuần và ra rễ hoàn chỉnh sau 6 tuần.

Từ khóa: Thông caribê, nhân giống in vitro, cây trội, nhân giống hom, cây mầm

In vitro propagation of Pinus caribaea Morelet from seeds of plus tree family

 Pinus caribaea Morelet has potential for afforestation in Vietnam because of its fast growing ability, good wood properties, adaptation to different site conditions, and good resistance to wind and storm. However, the propagation by seeds or cuttings has not met the needs of afforestation. Therefore, in vitro propagation of P. caribaea from dominant seed plots is an effective way to develop varieties with improved yield and quality into production. In this study, we carried out an in vitro propagation for P. caribaea using seeds obtained from selected plus trees. P. caribaea seeds were germinated on cotton wool. The stem segments taken from the 40 – day-old seedlings were used in the sterilization process. The best sterilization result was using 0.1% HgCl2 for 12 minutes. The optimal shoot multiplication medium was MS* + 0.25mg/l BAP + 4.25g/l agar + 30g/l sugar. The cycle of shoot multiplication was from 40 – 45 days, after that, there was a decrease in the number of shoots and a restriction in height growth in bud clusters. The most suitable medium for in vitro rooting was 1/2 MS* + 1mg/l IBA + 4.5g/l agar + 30g/l sugar. In vitro shoots began to root after 4 weeks and completed rooting after 6 weeks.

Keywords: Pinus caribaea Morelet, in vitro propagation, plus tree, cuttings, seedlings

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG TRÀM NĂM GÂN Q15.38, Q15.013, Q16.427 (Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T.Blake) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY IN VITRO

Khuất Thị Hải Ninh1, Hoàng Thị Thu1, Nguyễn Thị Thơ1, Đào Thị Thanh Mai1
Vũ Quang Nam1, Nguyễn Thị Thanh Hường2, Lê Đinh Khả2, Hoàng Thanh Lộc2

1Trường Đại học Lâm nghiệp, 2Viện Cải thiện giống và Phát triển lâm sản

TÓM TẮT

Các dòng vô tính Tràm năm gân gồm Q15.38, Q15.013, Q16.427 có hàm lượng và chất lượng tinh dầu cao, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. Do đó, xác định và tối ưu hóa phương pháp nhân giống in vitro cho các dòng vô tính trên là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc tăng tính đa dạng sinh học, độ an toàn trong trồng rừng công nghiệp, cũng như để đưa nhanh các giống tốt vào sản xuất cung cấp với số lượng lớn cây giống ổn định cho người trồng rừng. Kết quả nhân giống in vtro các dòng Tràm năm gân trên cho thấy tạo mẫu sạch thông qua khử trùng mẫu chồi bằng Javen 5% trong thời gian 10 phút với tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi đạt 44,44 – 64,4%. Môi trường tạo cụm chồi MS* + 0,7 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 0,1 mg/l NAA (với 100% mẫu tạo cụm chồi; 3,5 – 6,7 chồi/cụm). Kích thích tăng trưởng chồi trên môi trường có sử dụng 0,3 – 0,4 mg/l Kinetin + 0,7 mg/l BAP + 0,1 mg/l NAA (với tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt trên 84,44%, hệ số nhân chồi đạt trên 3,7 lần, chiều cao chồi trên 2,73 cm) sau 3 tuần nuôi cấy. Các bình chồi trong giai đoạn nhân nhanh được đặt dưới cường độ chiếu sáng 1.000 lux trong 1 chu kỳ nuôi là phù hợp nhất. Môi trường ra rễ in vitro các dòng Tràm năm gân là MS* + 1,5 mg/l NAA (100% chồi ra rễ; 2,4 – 3,8 rễ/chồi, chiều dài rễ 1,7 – 2,2 cm sau 3 tuần nuôi cấy). Giá thể 30% trấu hun và 70% đất tầng B thích hợp để ra ngôi các dòng vô tính Tràm năm gân với tỷ lệ cây sống đạt trên 95%, chiều cao cây đạt 21,67 – 25,49 cm, cây có chất lượng tốt sau 3 tháng trồng ở vườn ươm.

Từ khóa: Dòng vô tính, in vitro, Tràm năm gân, tinh dầu

Research on propagation Q15.38, Q15.013, Q16.427 clones of Melaleuca quinquenervia by technique in vitro

Q15.38, Q15.013, Q16.427 clones of Melaleuca quinquenervia (Cav.) S.T. Blake have high content and quality of essential oils, recognized as technically advanced varieties by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Therefore, identification and optimization of the in vitro propagation method for the above clones by in vitro culture method are necessary and have practical significance in increasing the biodiversity and safety in the industrial afforestation, as well as to quickly put good varieties into production and provide large quantities of stable seedlings to forest growers. The results of in vitro propagation of these Melaleuca clone lines showed that cleaned samples by disinfecting with Javen 5% for 10 minutes are shooting with 44.44 – 64.4%. The medium to create shoot cluster is MS* + 0. 7 mg/l BAP + 0.2 mg/l Kinetin +0.1 mg/l NAA, with 100% of created shoot cluster and 3.5 – 3.6 shoots per cluster. Stimulating shoot growth on medium of 0.3 – 0.4 mg/l Kinetin + 0.7 mg/l BAP + 0.1 mg/l NAA is resulted with effective shoot rate of over 84.44%, coefficient shoot multiplication of over 3.7 times, shoot height of over 2.73 cm after 3 weeks of tissue culture. The shoot pots in the rapid multiplication period placed under 1,000 lux light intensity for 1 culture cycle are most suitable. The rooting medium of these Melaleuca clone lines is MS* + 1.5 mg/l NAA (100% rooting shoots, 2.4 – 3.8 roots/shoot, 1.7 – 2.2 cm root length after 3 culture weeks). The substrate of 30% hunk rice husk and 70% of soil from layer B is suitable for the crowning of these Melaleuca clones, with a survival rate of over 95%, the tree height of 21.67 – 25.49 cm, the plants with good quality after 3 months of planting in the nursery.

Keywords: Clones, essential oil, in vitro, Melaleuca quinquenervia

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY BÌNH VÔI NHỊ NGẮN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Dương Văn Thảo

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bình vôi nhị ngắn (Stephania brachyandra Diels) là một loài cây thuốc quý, được sử dụng phổ biến làm nguyên liệu dược ở Việt Nam và các nước châu Á. Tuy nhiên, loài cây này đã bị khai thác tận diệt và có nguy cơ tuyệt chủng nên rất cần được nghiên cứu nhân giống loài cây dược liệu quý hiếm này. Nghiên cứu nhằm xác định kỹ thuật xử lý hạt giống, giá thể gieo ươm và chế độ che sáng trong quá trình gieo ươm cây Bình vôi. Kết quả cho thấy xử lý hạt Bình vôi nhị ngắn bằng cách ngâm trong nước lã (20oC) trong 6 giờ đạt hiệu quả cao nhất, tỷ lệ nảy mầm đạt 85,6%. Giá thể gieo ươm gồm 99% đất + 1% NPK cho tỷ lệ cây sống cao nhất (92,9%), khả năng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao tốt nhất, tương ứng đạt 1,47 mm và 12,33 cm. Chế độ che sáng 50% đã giúp cây sinh trưởng tốt nhất (Hvn = 12,19 cm) và tỷ lệ cây sống cao nhất (90,3%). Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Bình vôi bằng phương pháp gieo hạt phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen loài cây này.

Từ khóa: Bình vôi nhị ngắn, cây giống, nhân giống

Propagation of Stephania brachyandra in Thai Nguyen province, Vietnam

Stephania brachyandra Diels is a valuable medicinal plant, popularly used as a medicinal material in Vietnam and Asian countries. However, overexpoitation are leading to the dramatical reduction of wild population of this species. Therefore, it is necessary to conduct a research on propagation of this rare medicinal plant. The research aimed to determine seed treatment techniques, seedling pot media and shading regimes in the process of sowing of this species. The results showed that the treatment of seeds by soaking in tap water (20oC) for 6 hours achieved the highest efficiency, the germination rate reached 85.6%. The seedling pot medium consisting of 99% soil + 1% NPK gave the highest survival rate (92.9%), the best growth rate of root diameter and height, respectively reaching 1.47 mm and 12.33 cm. The 50% shading mode helped the best growth (Hvn = 12.19 cm) and the highest survival rate (90.3%). The results of this study will be the basis for the development of technical guidelines for propagating the plant by sowing seeds to serve the conservation and development of genetic resources of this plant.

Keywords: Propagation, seedling, Stephania brachyandra Diels

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ TUỔI CÂY MẸ ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM SAO ĐEN (Hopea odorata Roxb.)

Nguyễn Thị Hải Hồng, Trần Thị Mỹ Duyên, Bùi Thị Gia Hân, Đặng Phước Đại

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Sao đen (Hopea odorata Roxb.) là loài cây gỗ lớn thường xanh, có giá trị kinh tế và sinh thái, chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới. Đây là một trong số những loài cây bản địa trồng rừng phố biến ở nước ta. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và tuổi cây mẹ lấy hom đến khả năng ra rễ của hom Sao đen. Hom Sao đen được thu hái từ rừng trồng ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Chất điều hòa sinh trưởng IBA (1.000, 1.500ppm) và 2,4D (50, 100, 500ppm); tuổi cây mẹ lấy hom (1, 2, 5, 10, 15 năm tuổi) đã được khảo sát trong hai thí nghiệm riêng biệt. Kết quả cho thấy chất điều hòa sinh trưởng đã ảnh hưởng đến chất lượng rễ trong giâm hom Sao đen. Trong nghiên cứu này, hom được xử lý 2,4D nồng độ 100ppm nhìn chung cho tỷ lệ ra rễ, số rễ/hom và chiều dài rễ đạt tốt hơn. Bên cạnh đó, khả năng ra rễ của hom Sao đen gia tăng khi tuổi cây mẹ lấy hom giảm. Hom lấy từ cây mẹ 1 năm tuổi cho tỷ lệ ra rễ rất cao 94,7% và giảm xuống chỉ còn 20,5% ra rễ khi lấy hom từ cây mẹ 15 năm tuổi, số lượng rễ và chiều dài rễ cũng có cùng khuynh hướng tương tự.

Từ khóa: Giâm hom, tuổi cây mẹ, chất kích thích sinh trưởng, Sao đen (Hopea odorata)

Effects of age and growth stimulators on rooting of Hopea odorata Roxb. cuttings

Hopea odorata Roxb. is an evergreen species for large timber with high economic and ecological values, dominated in the tropical rain forests that predominates in tropical rainforests. This is one of the indigenous tree species planted popularly in Vietnam. The objective of the study was to determine the effects of growth regulators and ages of the mother plants on the rooting ability of cuttings. The cuttings were collected from plantations in Ho Chi Minh City and Dong Nai province. Growth regulators included IBA (1,000, 1,500ppm) and 2.4D (50, 100, 500ppm); the ages of the mother tree for cuttings (1, 2, 5, 10, 15 years old) were tested in two separate experiments. The results showed that plant growth stimulantors affected root quality in Hopea odorata cuttings. In this study, cuttings treated with 2.4D at a concentration of 100ppm had generally better rooting percentage, number of roots per cutting and root length. Besides, the rooting ability of Hopea odorata cuttings increased when the age of mother plant reduced. Cuttings collected from one-year-old mother trees had very high rooting percentage (94.7%) and those decreased only 20.5% when cuttings were collected from 15 – year-old mother trees, number of roots per cutting and root length also had the same trend.

Keywords: Cuttings, age, growth stimulators, Hopea odorata Roxb

ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU CAO GỐC CẮT VÀ PHƯƠNG THỨC ĐỂ LẠI GỐC CẮT ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÀNH GHÉP CÁC GIỐNG SỞ TẠI NGHỆ AN VÀ QUẢNG NINH

Hoàng Văn Thành1, Trần Hồng Vân1, Hà Thị Mai1, Hoàng Văn Thắng2,
Cao Văn Lạng2, Phạm Đình Sâm1, Hoàng Thị Nhung1, Nguyễn Hữu Thịnh1,
Hồ Trung Lương1, Nguyễn Thanh Sơn1

[1]Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng sở lâu năm ở các địa phương đã bị thoái hóa nên năng suất, chất lượng quả, hạt ngày càng giảm, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao. Để nâng cao năng suất và chất lượng các rừng trồng sở này, việc ghép đổi tán là giải pháp nhanh cho thu hoạch với năng suất và chất lượng cao hơn. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật ghép đổi tán cho các giống sở bằng phương pháp cắt gốc cây mẹ ở các độ cao gốc cắt khác nhau và phương thức cắt gốc cây mẹ khác nhau để tạo chồi ghép đã cho thấy: cành ghép trong các thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển tương đối tốt và bước đầu cho thấy rất có triển vọng trong việc phục tráng các rừng sở già cỗi, đã bị thoái hóa. Sau 24 tháng ghép, cành ghép của các giống sở trong thí nghiệm có tỷ lệ sống trung bình dao động từ 81,19 – 90,63% và không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Cành ghép của cả hai giống sở trong các công thức thí nghiệm đều cho sinh trưởng và phát triển tương đối tốt và đã có sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Với cả hai giống Sở chè và Sở lê thì công thức để lại chiều cao gốc cắt 1,5 m và công thức cắt gốc cây mẹ theo đám cho sinh trưởng của cành ghép đạt tốt nhất. Mặc dù thời gian ghép mới được 2 năm nhưng một số cành ghép trong các công thức thí nghiệm của cả hai giống sở đều đã ra hoa, đặc biệt là trong thí nghiệm về chiều cao cắt gốc cây mẹ. Giống Sở chè cho tỷ lệ số cành ghép ra hoa từ 8,52 – 17,15% và chưa đậu quả, tỷ lệ cành số ghép Sở lê ra hoa trung bình dao động từ 23,33 – 34,80% với tỷ lệ cành có quả là 3,8%. Trong khi đó, ở thí nghiệm về phương thức cắt gốc cây mẹ chỉ duy nhất trong công thức cắt toàn bộ cây mẹ theo đám để tạo gốc ghép có 5% số cành ghép đã ra hoa nhưng chưa đậu quả.

Từ khóa: Ghép đổi tán, Sở chè, Sở lê

Effects of cutting height and methods of mother trees on growth of scions of Camellia varieties in Nghe An and Quang Ninh province

Many areas of camellia plantations in localities have now been degraded. So productivity and quality of fruits and seeds are decreasing, leading to low economic efficiency. In order to improve the productivity and quality of the these plantations, canopy grafting is a quick solution for harvesting with higher yield and quality. The results of research on technical measures of grafting and changing the canopy for varieties of Camellia spp. by cutting the stump of the mother tree at different heights and by different methods of cutting the mother tree to create grafted shoots have shown that, the scions in the experiments grew and developed relatively well and initially showed great promise in restoring the old, degraded camellia plantations. After 24 months of grafting, the scions of the camellia varieties in the experiment had the average survival rate ranging from 81.19 – 90.63% and there was no difference between the experimental treatments. The scions of both camellia varieties in the experimental treatments showed relatively good growth and there were differences between the experimental treatments. With both varieties of Camellia sasanqua and Camellia vietnamensis, the treatment left the cutting height of 1.5 m and the treatment of cutting the mother tree in groups for the best growth of the scions. Although the grafting time was only 2 years, some of the scions in the experimental treatments of both varieties of camellia had flowered, especially in the experiment on cutting height of the mother trees. The variety of Camellia sasanqua gives the ratio of flowering scions from 8.52 – 17.15% and not yet bearing fruit, the ratio of scions flowering on average ranges from 23.33 – 34.80% with the rate of fruiting branches is 3.8%. Meanwhile, in the experiment on the method of cutting the mother trees, only in the treatment of cutting the whole mother tree in groups with 5% of the scions flowered but did not bear fruit.

Keywords: Canopy grafting, Camellia sasanqua, Camellia vietnamensis

MÔ HÌNH HÓA PHÂN BỐ TẦN SỐ CỦA CÁC ĐẠI LƯỢNG SINH TRƯỞNG CHO RỪNG TRỒNG SA MỘC

Bùi Mạnh Hưng

Bộ môn Điều tra quy hoạch, Khoa Lâm học, Đại học Lâm nghiệp,
Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, Việt Nam

TÓM TẮT

Những hiểu biết về phân bố tần số theo kích thước cây rừng là điều thực sự cần thiết để quản lý hệ sinh thái rừng bền vững. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu đặc điểm của các đại lượng sinh trưởng, lựa chọn và so sánh các phân bố tốt nhất cho phân bố tần suất của chúng tại Lào Cai. Nghiên cứu đã thiết lập 9 ô cho các lâm phần Sa mộc và đo đếm các đại lượng sinh trưởng của cây. Nghiên cứu đã thử nghiệm 64 phân phối lý thuyết. Kết quả cho thấy đường kính trung bình là 16,41 cm, đường kính tán trung bình là 71,11 cm. Chiều cao và chiều cao dưới cành trung bình lần lượt là 6,71 m và 2,81 m. Mức độ đồng nhất cao hơn giữa chiều cao và chiều cao dưới cành. Ngược lại, đường kính tán có sự khác biệt lớn hơn so với các đại lượng còn lại. Phân bố chiều cao dưới cành, đường kính tán và đường kính ngang ngực có dạng lệch trái. Trong khi đó, phân bố tần số của chiều cao vút ngọn lại lệch phải. Phân bố Gen. Gamma (4P) là phân bố tốt nhất cho đường kính, phân bố Wakeby lại là phân bố tốt nhất cho đường kính tán. Với đại lượng chiều cao, phân bố Dagum (4P) là phân bố được xếp hạng cao nhất. Ngược lại, với chiều cao dưới cành thì phân bố Fatigue Life (3P) xếp hạng cao nhất. Những mô hình tốt nhất này có thể được sử dụng để đề xuất các biện pháp lâm sinh và góp phần quản lý và quy hoạch rừng bền vững ở khu vực nghiên cứu và các vùng có điều kiện tương tự.

Từ khóa: Lào Cai, mô hình hóa, phân bố tần số, Sa mộc

Tree-size variable frequency distribution modelling for Cunminghamia lanceolata plantation

Understanding tree-size frequency distributions is essential for sustainable forest ecosystem management. This study was conducted to understand characteristics of growth quantities, select and compare the best distributions for their frequency distributions in Lao Cai. The study established 9 plots for Cunminghamia lanceolata stands and measured plannt growth variables. The study tested 64 theoretical distributions. The results showed that the average diameter was 16.41 cm, the average crown diameter was 71.11 cm. The average total height and commercial height were 6.71 m and 2.81 m, respectively. The similarity between the height and the commercial height was higher. In contrast, the crown diameter had a large difference with the remaining quantities. The distribution of commercial height, crown diameter and diameter were left skewed. Meanwhile, the frequency distribution of the total height was right skewed. Gene. Gamma (4P) was the best distribution for diameter, while the Wakeby distribution was the best distribution for crown diameter. For the total height, the Dagum (4P) distribution had the highest ranking. In contrast, for the commercial height, the Fatigue Life (3P) distribution ranked highest. These best models can be used to recommend silvicultural measures and contribute to sustainable forest management and planning in the study area and areas with similar conditions.

Keywords: Cunminghamia lanceolata, frequency distribution, Lao Cai, modelling

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA KEO LAI VÀ KEO LÁ TRÀM TRỒNG TRÊN ĐẤT BÃI THẢI
KHAI THÁC THAN ĐÔNG CAO SƠN Ở QUẢNG NINH

Vũ Quý Đông1, Lê Văn Thành1, Lê Thị Thu Hằng1, Phạm Ngọc Thành1, Hà Đình Long1, Đỗ Mạnh Dũng2, Nguyễn Hoàng Huân2, Phạm Tuấn Anh2, Giáp Văn Kiên2

[1]Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2
Công ty CP Tin học, Công nghệ, Môi trường (VINACOMIN)

TÓM TẮT

Nghiên cứu trồng keo lai và Keo lá tràm trên bãi thải Đông Cao Sơn, tỉnh Quảng Ninh được thực hiện ở độ cao 300 m so với mặt biển, theo mật độ 2.500 cây/ha (khoản cách 2 ´ 2 m) và 5.000 cây/ha (khoảng cách 2 ´ 1 m) và bón 5 g chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (100 IP/g) cho mỗi cây trong các công thức thí nghiệm. Kết quả cho thấy, sau 12 tháng cây keo được bón chế phẩm AM có tỷ lệ sống đạt từ 88,75 – 94,58%, đường kính gốc từ 30,9 – 35,72 mm, chiều cao vút ngọn từ 185,71 – 210,92 cm, đường kính tán từ 129,39 – 138,62 cm cao hơn hẳn (p < 0,05) so với công thức đối chứng (không được bón chế phẩm AM) với các chỉ số tương ứng là 72,50 – 75%, 24,76 – 28,68 mm, 153,62 – 176,37 cm và 109,42 – 121,13 cm. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chế phẩm AM có tiềm năng rất cao trong việc trồng keo để phủ xanh và phục hồi các bãi đất thải sau khai thác.

Từ khóa: Công nghệ sinh học môi trường, nấm rễ nội cộng sinh AM, phục hồi bãi thải

Preliminary research on the effects of AM (Arbuscular mycorrhizal) on survival rate and growth of Acacia hybrid and Acacia auriculiformis planted at Dong Cao Sơn coal mining waste land in Quang Ninh province

Research on the growth of Acacia hybrid and Acacia auriculiformis planted at Dong Cao Son mining waste land (300 m above the sea level) in Quang Ninh province with the densities of 2,500 trees/ha (spacing of 2 ´ 2 m) and 5,000 trees/ha (spacing of 2 ´ 1 m) and applied 5 g of AM (Arbuscular mycorrhiza) Bio fertilizer (100 IP/g) per tree. After 12 months of applying AM Bio fertilizer, the Acacia survival rate ranged from 88.75 – 94.58%, the base diameter ranged from 30.90 – 35.72 mm, and the height ranged from 185.71 – 210.92 cm, the tree canopy ranged from 129.39 -138.62 cm which are higher (p < 0,05) than those in the control (without AM fertilization) in which the survival rate,  base diameter and height were 72.50 – 75%, 24.76 – 28.68 mm, 153.62 – 176.37 cm and 109.42 – 121.13 cm respectively. The preliminary reseach result showed that the AM Bio fertilizer is potential for planting Acacia to greening and recover coal mining waste land.

Keywords: Arbuscular mycorrhiza, bioremediation, landfill rehabilitation

HÀNH VI LỰA CHỌN CÂY CHỦ CỦA LOÀI MỌT MANG NẤM Platypus quercivorus Murayama (Coleoptera: Playpodidae) THÔNG QUA CÁC HỢP CHẤT HOÁ HỌC DỄ BAY HƠI TỪ THỰC VẬT

Phạm Duy Long, Đào Ngọc Quang

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mọt mang nấm là một nhóm các loài côn trùng cánh cứng nguy hiểm cho cây trồng lâm nghiệp. Trong rừng tự nhiên, cây chủ ưa thích của mọt mang nấm thường được phân bố xen lẫn cùng với cây chủ không ưa thích của chúng. Nhiều nghiên cứu cho rằng để tìm kiếm và lựa chọn được cây chủ ưa thích mọt mang nấm đã dựa vào các hợp chất hóa học dễ bay hơi từ thực vật. Loài mọt mang nấm Platypus quercivorus Murayama thường gây hại nặng cho các loài cây thuộc họ Sồi tại Nhật Bản từ những năm 1980. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra phản ứng hành vi của mọt P. quercivorus đến các hợp chất dễ bay hơi từ lá của sáu loài thực vật và giữa trạng thái sinh lý khác nhau của các loài thực vật này thông qua một khứu giác kế hình chữ Y. Thành phần hóa học của các hợp chất dễ bay hơi từ mẫu lá được thu thập và phân tích bằng máy sắc ký khí – khối phổ. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài mọt P. quercivorus bị dẫn dụ bởi các hợp chất dễ bay hơi từ thực vật và chúng phân biệt được các hợp chất bay hơi giữa cây khỏe mạnh và cây bị suy yếu. Có sự khác biệt rõ rệt về thành phần các hợp chất dễ bay hơi giữa các loài thực vật và giữa trạng thái sinh lý của mỗi loài cây. Kết quả nghiên cứu này gợi ý rằng các hợp chất hóa học dễ bay hơi là một loại tín hiệu giao tiếp quan trọng mà mọt P. quercivorus sử dụng để lựa chọn cây chủ trong rừng.

Từ khóa: Chất hữu cơ dễ bay hơi, Mọt mang nấm, Platypus quercivorus, sắc ký khí – khối phổ

Host recognization of the ambrosia beetle Platypus quercivorus Murayama (Coleoptera: Playpodidae) based on volatile substances

Stem-boring beetles (Coleoptera: Scolytidae & Platypodidae) are an important group of insect pests causing severe damage to forestry trees throughout the world. In a mixed forest, suitable host trees of these beetles are often scattered with their unsuitable host trees. Previous studies have shown that the host location and selection process of stem-boring beetles is mediated by plant-derrived volatiles. Platypus quercivorus Murayama is a serious pest of oak trees in Japan since 1980s. In this study, we used a Y-tube olfactomer to examine the olfactory responses of P. quercivorus to the chemical volatiles emitted from the leaves of different six tree species, and from fresh and stressed leaves of its host trees. In addition, the profiles of leaf volatiles from the six plant species were identified. Results showed that P. quercivorus beetles were attracted to the chemical volatiles from the fresh leaves and were repelled by those from the stressed leaves. These findings indicate that the leaf volatiles are esessitial cues for host selection of P. quercivorus.

Keywords: Voleilte subtatance, stem-borer, Platypus quercivorus, Gas chromatography mass spectrometry

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, VẬT HẬU VÀ KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA MỘT SỐ GIA ĐÌNH LÁT HOA CHỐNG CHỊU SÂU ĐỤC NÕN (Hypsipyla robusta)

Trần Thị Lệ Trà1,2, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Sự gây hại của sâu đục nõn (Hypsipyla robusta) luôn là trở ngại lớn đối với việc trồng rừng Lát hoa. Vì vậy, việc chọn giống Lát hoa chống chịu sâu đục nõn đang rất được quan tâm. Nghiên cứu nhằm so sánh một số đặc điểm hình thái, vật hậu và khả năng phục hồi sau khi bị sâu đục nõn của năm gia đình Lát hoa (LH26, LH32, LH87, LH108 và LH109) đã được xác định có khả năng chống chịu sâu đục nõn và 5 gia đình (LH48, LH49, LH56, LH59 và LH71) đã được xác định là mẫn cảm. Kết quả cho thấy các gia đình chống chịu đều có chiều dài ngọn non ngắn, vỏ dày, cứng, nhiều lông tơ và phấn hơn so với các gia đình mẫn cảm. Thời gian từ khi cây kết thúc rụng lá đến khi nảy lộc thường kéo dài khoảng hai tháng, riêng gia đình LH108 và LH109 có thời điểm nảy lộc lệch pha so với các gia đình khác. Các gia đình chống chịu có khả năng phục hồi tốt hơn với thời gian phục hồi nhanh và thường chỉ có một ngọn chính thay thế sau khi bị sâu đục nõn. Sự khác biệt về hình thái và vật hậu sẽ là cơ sở để sàng lọc các giống Lát hoa chống chịu sâu đục nõn.

Từ khóa: Lát hoa, sâu đục nõn, đặc điểm hình thái, vật hậu, giống chống chịu

Morphology, phenology and recovery capacities of some Chukrasia tabularis families tolerant to shoot borer (Hypsipyla robusta)

The damage causing by shoot borer (Hypsipyla robusta) has been a major obstacle to the afforestation of Chukrasia tabularis. Thus the selection of tolerant varieties to the shoot borer has been attracted great interest. This study aimed to compare serveral characteristics, including morphology, phenology and resilience after shoot borer damage of the five tolerant families of C. tabularis to shoot borer (LH26, LH32, LH87, LH108 and LH109) and 5 susceptible families (LH48, LH49, LH56, LH59 and LH71). Results showed that the tolerant families had shorter shoot length, thicker and harder bark, and more trichome than the susceptible families. It generally takes about 2 months for trees’ from the last deciduous phenomenon to sprout new buds. LH108 and LH109 had a different time of blooming compared to other families. The tolerant families were more resilient with a quick recovery time and often had only one replacement main shoot after being damaged by shoot borer. The study results of this study will be the basis for screening the tolerant varieties of C. tabularis to this insect pest.

Keywords: Chukrasia tabularis, shoot borer, Hypsipyla robusta, morphological characteristics, phenology, tolerant varieties

MÔ HÌNH MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH SẤY QUY CHUẨN GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.)

Hà Tiến Mạnh1, Phạm Văn Chương2, Bùi Duy Ngọc1, Trần Đăng Sáng1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Một mô hình toán học đủ mạnh đã được xây dựng để mô phỏng quá trình vận chuyển ẩm và vận chuyển nhiệt khi sấy quy chuẩn gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.). Mô hình này sử dụng nền tảng lập trình của mô hình Transpore hai chiều với các dữ liệu thông số môi trường sấy nhập vào tương tự như mẻ sấy thực nghiệm để so sánh đánh giá hiệu lực dự đoán của mô hình. Các đặc tính của gỗ Keo tai tượng bao gồm khối lượng riêng, độ rỗng, điểm bão hòa thớ gỗ (FSP), hệ số thấm dẫn, hệ số khuếch tán là nhóm dữ liệu nhập vào thứ hai cho mô hình đã được xác định một cách bài bản và tỉ mỉ trong nghiên cứu khác làm tính chính xác khi dự đoán tổng thời gian sấy của mô hình là tương đối cao (sai số 9,7% khi so sánh với mẻ sấy thực nghiệm). Kết quả mô phỏng liên tục theo suốt thời gian sấy của mô hình được thể hiện trên 4 đồ thị gồm 2 đồ thị lưới 3D mô phỏng diễn biến ẩm và nhiệt tại tất cả các vị trí theo 2 mặt cắt ngang và dọc của thanh gỗ, 1 đồ thị 2D mô phỏng độ ẩm bề mặt và độ ẩm trung bình của thanh gỗ, 1 đồ thị 2D mô phỏng nhiệt độ bề mặt và trong tâm thanh gỗ. Kết quả so sánh 2 đường diễn biến giảm độ ẩm (MC) của mẻ sấy thử nghiệm và mô hình cho thấy sai số bình phương trung bình gốc (RMSE) tổng thể cho cả quá trình sấy từ MC ban đầu đến MC cuối cùng được tính toán là tương đối lớn (20,82%). Giai đoạn sấy từ khi gỗ còn tươi về FSP, sự sai khác này là rất lớn, trong khi giai đoạn sấy tiếp theo, 2 đường đồ thị này là rất trùng khớp nhau. Với những kết quả bước đầu đạt được, mô hình này là một công cụ tốt giúp dự đoán và mô phỏng quá trình sấy trong nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy cho các loại gỗ lá rộng.

Từ khóa: Keo tai tượng, mô hình toán học, mô phỏng quá trình sấy

The conventional drying model applied to Acacia mangium Willd. timber

A robust mathematical model was built to simulate the heat and mass transfer process during conventional drying of the Acacia mangium Willd. timber. This model used codes of the two-dimensions Transpore model with the same boundary condition data as the experimental drying batch to evaluate the predictive validity of the model. The properties of Acacia mangium Willd. wood which were methodically and meticulously measured in other studies including basic density, porosity, fibre saturation point (FSP), permeability and diffusion was the second input data for the model. This made the prediction of the total drying time with high accuracy (9.7% error when compared with the experimental drying batch). Simulation results during drying time of the model were shown on 4 graphs. In which, two 3D grid graphs simulated moisture and heat changes at all positions in the transverse and longitudinal sections, one 2D graph simulated the surface and averaged moisture, one 2D graph simulated the surface and core temperature of the wood. The comparison between the simulated and experimental averaged MC curves showed that the root mean square error (RMSE) for the whole drying process from the initial to the final MC was relatively large (20.82%). This difference was very large at above FSP, while these two curve were very fit at below FSP. With the results obtained, this model was a good tool to help predict and simulate the drying process in the optimise drying schedules for hardwood.

Keywords: Acacia mangium Willd., mathematical model, simulation drying

CÔNG NGHỆ TẠO KEO MELAMINE UREA FORMALDEHYDE (MUF) CHO SẢN XUẤT VÁN DÁN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU (CARB – P2/E0 /F***/F****)

 Nguyễn Hồng Minh, Tạ Thị Thanh Hương

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công nghiệp sản xuất ván gỗ dán xuất khẩu dùng cho đồ mộc nội thất cao cấp với hàm lượng phát thải formaldehyde dư siêu thấp, phải đạt £ 0,04 – 0,07ppm tương ứng với các cấp CARB – P2/E0/F**** theo quy định của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản; nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tổng hợp keo dán gỗ Melamine Urea Formaldehyde (MUF) đã đánh giá tác động của việc thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ nguyên liệu Formaldehyde đối với Urea + Melamine (F/U+M) và tăng melamine ở quy mô sản xuất công nghiệp 3.000 kg/mẻ đến hàm lượng formaldehyde dư của keo và ván gỗ dán. Các kết quả nghiên cứu cho phép tạo sản phẩm keo dán MUF, dùng cho sản xuất ván dán đạt cấp chất lượng hàm lượng formaldehyde dư ở mức 0,03 – 0,06ppm. Ván gỗ dán có giá trị cường độ chịu lực cao, độ bền uốn tĩnh MOR 70 Mpa, modul đàn hồi MOE 10234 Mpa, độ trương nở ván đạt mức thấp 6,5%; cường độ dán dính đạt mức Class 1 theo EN 314 – 1 & 2. Với các đặc tính chất lượng nêu trên, ván gỗ dán được sản xuất từ keo dán MUF tổng hợp hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu đến thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU và Nhật Bản.

Từ khóa: Quy trình tổng hợp keo, keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF), hàm lượng dư formaldehyde, ván dán, tiêu chuẩn CARB – P2/E0/F****

Synthesis technology of melamine urea formaldehyde adhesive (MUF) for eco – friendly plywood production meetting export requirement (CARB/E0/F****)

As derived from the practical requirements of the industry for exporting plywood with super low free formaldehyde emissions, it must be less then 0.04 – 0.07ppm corresponding to the levels of CARB – P2/E0/F****, according to the regulations of US, Europe and Japan; Researching on synthesis technology of Melamine Urea Formaldehyde (MUF) wood adhesive to evaluate the impact of changing toward reducing the mole ratio of Formaldehyde to Urea + Melamine (F/U+M), while increasing melamine content in industrial production process (scale of 3,000 kg/batch) to free formaldehyde content of the adhesive and plywood product. The research results showed that the MUF glue product, used for plywood production, to reach super low free formaldehyde content of the plywood at 0.03 – 0.06ppm. The plywood was made with high mechanical strength properties: modulus of rupture MOR = 70 Mpa, modulus of elasticity MOE = 10,234 Mpa, swelling coeficient is as low as 6.5% and the adhesion strength meet Class 1 according to EN 314 – 1 & 2. Applying the synthesized MUF adhesive produced succesfully plywood, which meet the export standards to for major export markets of Vietnam such as: USA, EU and Japan.

Keywords: Adhesive synthesis process, Melamine Urea Formaldehyde (MUF) adhesive, free formaldehyde content, plywood, CARB – P2/E0/F***/F**** standard

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH THAM GIA SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Đặng Quang Hưng, Nguyễn Xuân Đài, Đỗ Thị Kim Nhung

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.

TÓM TẮT

Hộ gia đình (HGĐ) đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngành lâm nghiệp nước ta hiện nay, tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp (SXLN) của các HGĐ vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế đặc biệt là ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc. Bài báo này đã đánh giá hoạt động kinh tế chủ yếu của các HGĐ tham gia sản xuất lâm nghiệp đó là trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi, trồng rừng và nhận khoán bảo vệ rừng; Các HGĐ dựa vào chính tiềm lực, khả năng về tài chính, lao động và điều kiện sản xuất cụ thể của mình để sản xuất lâm nghiệp, chỉ có 37,4% HGĐ tiếp cận vốn vay của các ngân hàng để đầu tư sản xuất lâm nghiệp tuy nhiên mức vay còn thấp, chưa đủ để đầu tư lâm nghiệp với chu kỳ dài lấy gỗ lớn; Hiệu quả của sản suất lâm nghiệp của các HGĐ khác cao, các HGĐ trồng cây Quế ở Yên Bái với chu kỳ 10 – 12 năm đem lại lợi nhuận kinh tế cao nhất khoảng 45 triệu đồng/ha năm; Thu nhập từ lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 13,8% tổng thu nhập của các HGĐ đặc biệt là các HGĐ ở vùng Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu) thì thu nhập từ lâm nghiệp rất thấp do không có hoạt động khai thác rừng sản xuất; Liên quan tới sản xuất lâm nghiệp của các HGĐ có rất nhiều cơ chế, chính sách đang được triển khai vào thực tiễn và đã tác động rất tích cực tới các hộ gia đình. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có những hạn chế, tồn tại đã được nhóm tác giả chỉ ra, đồng thời tác giả cũng đã đưa ra một số các giải pháp, đề xuất về cơ chế chính sách để góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập cho người làm nghề rừng thúc đẩy phát triển sản xuất lâm nghiệp ở các HGĐ trong giai đoạn hiện nay.

Từ khóa: Thu nhập hộ gia đình, quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp

Assessment the income of households which participanting in forestry production in the  Northern Mountainous provinces

Households play a crucial role in the development of the forestry sector in Vietnam nowadays, however, the forestry production of households still reveals many limitations, especially in the midland of Northern mountainous provinces. This article has assessed that the main economic activities of households participating in forestry production are growing agricultural crops, livestock and forest and contracting for forest protection; Households rely on their own potential and capacity on finance, labor and specific production conditions for forestry production, only 37.4% of households have access to loans from banks for investment in forestry production, however, the loan level is still low, not enough to invest in forestry with a long rotation to for planting large timber. The efficiency of forestry production of other households is quite high. Households that grow Cinnamon in Yen Bai with a rotation of 10 – 12 years bring the highest economic profit of about 45 million VND/ha per year. Income from forestry accounts for a relatively modest proportion with only about 13.8% of the total income, especially for households in the Northwest region (Son La, Lai Chau), the income from forestry is very low due to the absence of exploitation of production forests. Regarding the forestry production of households, there are many mechanisms and policies that are being implemented into practice that have had a very positive impact on households. But besides that, there are also limitations that have been pointed out, and at the same time, the authors have also given a number of solutions and suggestions on mechanisms and policies to contribute to enhancing livelihoods, improving income for forest workers in order to promote the development of forestry production of households in the current period.

Keywords: Household income, SFM, forestry production

KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO LIÊN MINH CHÂU ÂU – VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ NHỎ VÀ VỪA

Nguyễn Tiến Hải, Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Thị Thu Hà

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế lâm nghiệp

TÓM TẮT

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) mang lại cơ hội lớn cho xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên, để khai thác cơ hội này, các doanh nghiệp chế biến gỗ cần đảm bảo các quy định của EVFTA và quy định pháp luật liên quan về môi trường, xã hội và lao động. Báo cáo này đánh giá khả năng đáp ứng các quy định về lao động của doanh nghiệp chế biến gỗ nhỏ và vừa (sau đây được gọi là doanh nghiệp) trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn 45 đại diện lãnh đạo và 135 người lao động của các doanh nghiệp ở Tuyên Quang, Nghệ An và Bình Định. Kết quả cho thấy sự hạn chế khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ về các chỉ số liên quan đến lao động, như: i) Tự do liên kết và thương lượng tập thể thông qua tổ chức Công đoàn; ii) Sử dụng lao động trẻ em; iii) Điều kiện làm việc cho phụ nữ; iv) Thời gian làm việc và trả lương thỏa đáng; v) Điều kiện làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe; và vi) Quan hệ lao động. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đáp ứng các chỉ số đánh giá thường thấp hơn tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định là do nhiều quy định pháp luật, thiếu hướng dẫn, hiểu biết về quy định, tài chính, nhân lực, nhận thức của người lao động, sự liên kết và cơ quan đầu mối hỗ trợ doanh nghiệp trong thực hiện.

Từ khóa: EVFTA, lao động, doanh nghiệp, chế biến gỗ

Ability to meet the EU-Vietnam Free Trade Agreement on labor of small and medium-sized wood processing enterprises

The EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) offers great opportunities for Vietnam’s timber exports. However, to exploit this opportunity, wood processing enterprises need toensure the provisions of EVFTA and relevant laws on environment, society and labor. This report assesses the ability of small and medium-sized wood processing enterprises to meet labor regulations based on secondary document research, interviews with representatives of 45 enterprises and 135 employees of enterprises in Tuyen Quang, Nghe An and Binh Dinh. The results show the limited ability of these enterprises, especially small and micro enterprises to respond on labor-related indicators, such as i) Freedom of association and collective bargaining through trade unions; ii) Use of child labour; iii) Workingconditions for women; iv) Working time and satisfactory pay; v) Safe and healthy working conditions; and vi) Industrial relations. The proportion of small and micro enterprises meeting the assessment indicators is usually lower than the proportion of small and medium enterprises. The main difficulties for enterprises in meeting regulations are many legal regulations, lack of guidance and understandable regulations, employee awareness, cooperation, finance, human resources and focal agency to support enterprises in implementation.

Keywords: EVFTA, labour, enterprise, wood processing

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]