Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2022

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 2022

1. Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong chữa trị bệnh đái tháo đường ở vùng Bảy Núi,
tỉnh An Giang
Using diverse resources of medicinal plants in diabetes treatment in
Bay Nui areas, An Giang province
Đặng Minh Quân
Nguyễn Thanh Thi
Phạm Thị Bích Thủy
Nguyễn Trọng Hồng Phúc
3
2. Biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth.) tại khảo nghiệm tại Nam Đàn, Nghệ An  Variations in growth and stem quality between provenances and families of Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth in a progeny test at Nam Dan, Nghe An Phan Văn Mùi
Phí Hồng Hải
Lê Xuân Toàn
La Ánh Dương
15
3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và gây trồng cây Cà gai leo, Sâm cau, Hoài sơn tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam Propagation and planting techniques of Salanum procumbens Lour., Curculigo orchioides Gaertn, Dioscorea persimilis Prain et Burk. in Phu Ninh district, Quang Nam province Vũ Đức Bình
Trần Công Định
Trần Công Lân
Nguyễn Thị Thanh Nga
27
4. Nghiên cứu nhân giống cây Xạ đen Celastrus hindsii Benth.et Hook bằng phương pháp giâm hom tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Research on propagation of Celastrus hindsii Benth.et Hook by cuttings in Binh Thanh commune, Cao Phong district, Hoa Binh province Nguyễn Thị Oanh
Nguyễn Văn Nghĩa
Nguyễn Thanh Hải
Nguyễn Thị Thu Hằng
Trần Văn Cao
39
5. Effects of vegetative organ age of Dendrocalamus barbatus Hsueh & D.Z.Li and Thyrsostachys siamensis gambleage on their survival rate and quality of rooted cuttings Ảnh hưởng của tuổi hom của Luồng và Tầm vông đến tỷ lệ sống và chất lượng cây hom của chúng Pham Van Bon
Ninh Van Tuan
Nguyen Co Thanh
Pham Thi Man
Nguyen Van Quy
48
6. Đánh giá khả năng thích ứng và sinh trưởng của các gia đình Quao (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) 9 tháng tuổi ở vườn sưu tập nguồn gen kết hợp khảo nghiệm hậu thế tại tỉnh Quảng Trị Assessment of the adaptability and growth of Dolichandrone spathacea (L. f.) K. Schum families in the seed orchard of gene collection combined with progeny testing in Quang Tri province at 9-month-old period Phùng Xuân Linh
Nguyễn Thị Hồng Mai
Hoàng Huy Tuấn
Nguyễn Duy Phong
Đặng Thái Dương
Phan Tiến Dủng
56
7. Đánh giá khả năng sinh trưởng rừng trồng hỗn giao keo lai, Keo lá tràm và Tràm lá dài nhằm nâng cao tính ổn định và sức sản xuất của rừng ở Cà Mau Evaluated the growth of mixed acacia hybrid, Acacia auriculiformis and Melaleuca leucadendra plantations to improve the stability and productivity of forests in Ca Mau Võ Ngươn Thảo
Phạm Minh Đức
Trần Khánh Hiệu
Huỳnh Phan Khánh Bình
65
8. Những hàm độ thon thân cây keo lai (Acacia auriculiformis ´ Acacia mangium) ở khu vực Đông Nam Bộ Stem taper function for Acacia hybrid trees in Southeastern region Nguyễn Văn Thêm
Trần Thị Ngoan
Nguyễn Thanh Minh
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Xuân Hải
77
9. Đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) phân bố ở vùng Bắc Trung Bộ Structural characteristics of natural forest with distribution of Tarrietia javanica Blume in North Central region Phạm Tiến Hùng
Phạm Xuân Đỉnh
Vũ Đức Bình
Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định
Nguyễn Hòa
Hà Văn Thiện
Lê Xuân Toàn
Nguyễn Tùng Lâm
Hoàng Văn Tuấn
Đường Ngọc Danh
87
10. Đặc điểm lâm học và khả năng tái sinh của loài cây Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) tại tỉnh Thái Nguyên Silvicultural characteristics and regeneration of Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) in Thai Nguyen province Dương Văn Thảo
Vũ Phạm Thảo Vy
Vũ Văn Thông
103
11. Giải pháp tiêu thụ gỗ nguyên liệu có chứng chỉ rừng của nhóm hộ gia đình tại Tuyên Quang Forest-certified wood consumption solution of household group in Tuyen Quang Hoàng Liên Sơn
Nguyễn Thị Minh Hiền
Vũ Duy Hưng
Nguyễn Gia Kiêm
Phạm Thị Luyện
Nguyễn Thị Thu Hà
Đỗ Huy Dũng
Trần Thanh Cao
111

 

 ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHỮA TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở VÙNG BẢY NÚI, TỈNH AN GIANG

Đặng Minh Quân1, Nguyễn Thanh Thi2, Phạm Thị Bích Thủy1,
Nguyễn Trọng Hồng Phúc1

1 Bộ môn Sinh học, Khoa Sư phạm, Trường Đại học Cần Thơ
2
Lớp Cao học Sinh thái học, Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc được dùng chữa trị bệnh đái tháo đường ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh An Giang hiệu quả hơn. Các phương pháp được sử dụng bao gồm: điều tra cộng đồng, thu thập mẫu vật, định danh tên loài, xác định dạng sống của cây thuốc và đánh giá mức độ nguy cấp các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 105 loài thuộc 89 chi của 52 họ trong 2 ngành thực vật có thể sử dụng làm thuốc để chữa trị bệnh đái tháo đường. Trong đó, có một loài thuộc ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), các loài còn lại thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Các loài cây thuốc thu được có 10 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, trong đó sinh cảnh vườn (gồm vườn nhà, vườn cây ăn trái và vườn thuốc nam) có số loài nhiều nhất chiếm 84,67% tổng số loài. Có 10 bộ phận của cây được dùng làm thuốc để điều trị 2 loại bệnh đái tháo đường, trong đó, nhiều nhất là nhóm cây thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2 với 97 loài chiếm 92,38% tổng số loài. Có 2 loài cây thuốc cần được bảo vệ ở khu vực nghiên cứu gồm Hoàng thảo (Dendrobium nobile Lindl.) và Tuyết mai (Dendrobium crumenatum Sw.). Đã xác định được danh lục 21 loài cây thuốc được người dân sử dụng nhiều nhất trong chữa trị bệnh đái tháo đường.

Từ khóa: Bệnh đái tháo đường, cây thuốc, đa dạng, tỉnh An Giang, vùng Bảy Núi

Using diverse resources of medicinal plants in diabetes treatment in Bay Nui areas, An Giang province

This study was conducted to assess the diversity of medicinal plant resources that could be used to treat diabetes in Bay Nui area, An Giang province, as a scientific basis for more effective medicinal plant resources using, management and preservation in An Giang province. The methods used include: community survey, specimen collection, species name identificating, and assessing the level of endangered medicinal plant species. Research results have identified 105 species belonging to 89 genera of 52 families in 2 phylum that can be used as medicine to treat diabetes. Among them, only one species belongs to the Polypodiophyta, the rest belong to the Magnoliophyta. The plant species used to treat diabetes were divided into ten life forms and distributed in six biotopes. Of six biotopes, the most species diversity was recorded in garden habitat (including home gardens, orchards and herbal gardens) accounting for 84.67% of total species. Ten parts of plant were used to treat for two types of diabetes. Medical plant for type 2 diabetes were the most abundant with 97 species, accounting for 92.38% of the total species. There are 2 species of medicinal plants that need to be protected in the study area: Dendrobium nobile Lindl. and Dendrobium crumenatum Sw. The list of 21 species of medicinal plants most commonly used by people in the treatment of diabetes has been identified.

Keywords: An Giang province, Bay Nui area, diabetes, diversity, medicinal plants

 

BIẾN DỊ VÀ KHẢ NĂNG DI TRUYỀN VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY GIỮA CÁC XUẤT XỨ VÀ GIA ĐÌNH KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth.) TẠI KHẢO NGHIỆM TẠI NAM ĐÀN, NGHỆ AN

Phan Văn Mùi1, Phí Hồng Hải1, Lê Xuân Toàn2, La Ánh Dương3

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
3
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá được biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình Keo lá liềm tại tuổi 2, 7, 12 trong khảo nghiệm hậu thế ở Nam Đàn, Nghệ An. Kết quả nghiên cứu ghi nhận biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình Keo lá liềm ở tuổi 5 – 12 trong KNHT tại Nam Đàn đã có sự sai khác rõ rệt. Xuất xứ Cape Melville và Luncida (QLD) vừa có sinh trưởng nhanh, chất lượng thân cây tốt nên được ưu tiên sử dụng để phát triển trồng rừng gỗ lớn chất lượng cao. Tại Nam Đàn, khả năng di truyền về tính trạng sinh trưởng của các gia đình Keo lá liềm tuổi 5 – 12 ở mức trung bình, với h2 = 0,22 – 0,38, CVa = 9,2 – 15,6%. Tuy nhiên khả năng di truyền về tính trạng chất lượng thân cây của các gia đình Keo lá liềm lại chỉ ở mức thấp.

Từ khóa: Biến dị, hệ số di truyền, QLD, Keo lá liềm

Variation in growth, stem quality of provenances and families Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth in a progeny test at Nam Dan, Nghe An

The objective of the study was to evaluate the variation in growth and stem quality between the provenances and families of Acacia crassicarpa at the age of 2, 7, 12 years in a progeny trial in Nam Dan, Nghe An. The results of the study showed that there was a significant difference in growth and stem quality between provenances and families of Acacia crassicarpa at the age of 5 – 12 years in the test in Nam Dan. Provenance Cape Melville and Luncida (QLD) has both fast growth and good stem quality, so it should be used to develop high quality large timber plantations. In Nam Dan test, the heritability of growth trait of families of Acacia crassicarpa at the age of 5 – 12 was medium values, with h2 = 0.22 – 0.38, CVa = 9.2 – 15.6%. However, the heritability of the stem quality trait of the families was only low.

Keywords: Variation, heritability, Queensland, Acacia crassicarpa

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÀ GÂY TRỒNG CÂY CÀ GAI LEO, SÂM CAU, HOÀI SƠN
TẠI HUYỆN PHÚ NINH, TỈNH QUẢNG NAM

Vũ Đức Bình1, Trần Công Định2 , Trần Công Lân3, Nguyễn Thị Thanh Nga1

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
2
Trường Cao đẳng Quảng Nam
3
Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Nam

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu một số kết quả nhân giống và gây trồng cây Cà gai leo, Sâm cau, Hoài sơn tại huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam nhằm bổ sung, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và gây trồng các loài cây thuốc nam phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hạt giống Cà gai leo xử lý bằng nước có nhiệt độ từ 25 – 35oC đạt tỷ lệ nảy mầm cao từ 80,3 – 84,3%. Hom Cà gai leo xử lý bằng IBA nồng độ 1.500 ppm sau 45 ngày đạt tỷ lệ sống cao nhất 93,8%, sinh trưởng tốt nhất với chiều cao đạt 25,3 cm và 3,4 lá/cây. Mô hình Cà gai leo giâm hom 6 tháng tuổi đạt tỷ lệ sống trung bình 92,7%, chiều cao trung bình 76,2 cm, 6,6 nhánh/cây, năng suất đạt 17,2 tấn/ha. Hạt Sâm cau xử lý bằng nước có nhiệt độ từ 25 – 35oC có tỷ lệ nảy mầm rất thấp chỉ từ 12,3 – 15,3% và thời gian nảy mầm kéo dài. Hom giống Sâm cau xử lý bằng IBA ở các nồng độ khác nhau và đối chứng đều đạt tỷ lệ sống cao từ 88,5 – 91,7%, sinh trưởng chiều cao đạt từ 2,5 – 2,8 cm và đạt từ 7,1 – 8,1 lá/cây. Không thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của IBA đến quá trình giâm hom cây Sâm cau. Mô hình Sâm cau giâm hom 6 tháng tuổi đạt tỷ lệ sống 85,4%, chiều cao 33,6 cm, 6,6 lá/cây; năng suất đạt 1,1194 tấn/ha. Hom giống Hoài sơn xử lý bằng IBA ở các nồng độ khác nhau và đối chứng đều đạt tỷ lệ sống cao từ 91,7 – 94,8%, đạt sinh trưởng chiều cao từ 33,1 – 37,0 cm, số lá/cây trung bình từ 4,3 – 5,1 lá/cây. Không thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của IBA đến quá trình giâm hom cây Hoài sơn. Mô hình trồng cây Hoài sơn sau 12 tháng đạt tỷ lệ sống 86,5%, chiều dài thân trung bình 175,2 cm, 2,9 lá /cây; năng suất 1 năm sau khi trồng đạt 25,6 tấn/ha.

Từ khóa: Cà gai leo, Hoài sơn, Sâm cau, nhân giống, gây trồng

Propagation and planting techniques of Salanum procumbens Lour., Curculigo orchioides Gaertn, Dioscorea persimilis Prain et Burk. in Phu Ninh district, Quang Nam province

This paper introduces some results of propagation and planting of Salanum procumbens, Curculigo orchioides, Dioscorea persimilis in Phu Ninh district, Quang Nam province in order to supplement and develop technical guidelines for propagation and cultivation of medicinal plant species that are suitable for local production conditions. The research results showed that the seeds of Salanum procumbens treated with water at a temperature of 25 – 35oC achieved a high germination rate of 80.3 – 84.3%. Salanum procumbens cuttings treated with IBA at 1.500 ppm after 45 days achieved the highest survival rate
of 93.8%, the best growth with a height of 25.3 cm and 3.4 leaves/plant.
The 6-month-old Salanum procumbens cutting model achieved an average survival rate of 92.7%, an average height of 76.3 cm, 6.6 branches/plant, a yield of 17.2 tons/ha. Curculigo orchioides seeds treated with water at a temperature of 25 – 35oC had a very low germination rate of only 12.3 – 15.3% and a long germination time. Curculigo orchioide cuttings were treated with IBA at different concentrations and controls achieved high survival rates from 88.5 – 91.7%, growth and height reached from 2.5 – 2.8 cm, 7,1 – 8.1 leaves/plant. No obvious effect of IBA on the cuttings of Curculigo orchioides was found. The model of the 6-month-old Curculigo orchioides cuttings achieved a survival rate of 85.4%, a height of 33.6 cm, 6.6 leaves/plant, a yield of 1.1194 tons/ha. Dioscorea persimilis cuttings treated with IBA at different concentrations and controls achieved high survival rates from 91.7 – 94.8%, growing in height from 33.1 – 37.1 cm, number of leaves /plant average from 4.3 – 5.1 leaves/plant. No significant effect of IBA on the cutting process of the Dioscorea persimilis tree was found. After 12 months of planting Dioscorea persimilis trees, the survival rate was 86.5%, the average length of the trunk was 175.2 cm, 2.9 leaves/plant, the yield was 25.6 tons/ha.

Keywords: Curculigo orchioides, Dioscorea persimilis, Salanum procumbens, propagation, planting techniques

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY XẠ ĐEN Celastrus hindsii Benth.et Hook BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM TẠI XÃ BÌNH THANH, HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH

Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thanh Hải,
Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Văn Cao

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Xạ đen (Celastrus hindsii Benth.) là loài cây dược liệu có nhiều giá trị trong y học (có tác dụng trị viêm gan, bệnh dạ dày, mụn nhọt, ung thư và chống lại virus HIV,…). Xạ đen cũng là một loài cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao ở một số địa phương của tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, nhu cầu sử dụng Xạ đen ở nước ta rất lớn, đặc biệt là Xạ đen có nguồn gốc tại tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, hạt Xạ đen có chứa dầu nên khả năng tái sinh hạt của chúng không cao dẫn đến nguy cơ cạn kiệt loài cây này ngoài tự nhiên do bị khai thác một cách triệt để. Trong bối cảnh đó, nghiên cứu nhân giống Xạ đen bằng phương pháp giâm hom đã được thực hiện tại xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc tạo cây giống Xạ đen có chất lượng, góp phần tạo sinh kế bền vững cho người dân cũng như phát triển bền vững cho loài cây dược liệu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy, xử lý hom Xạ đen bằng chất kích thích sinh trưởng NAA có nồng độ 2.000 ppm cho kết quả tốt nhất (sau 60 ngày giâm có đạt 83,33% hom sống, 74,41% hom ra rễ, số rễ trung bình/hom đạt 7,23 rễ/hom, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 5,82 cm và chỉ số ra rễ đạt 42,08. Nghiên cứu cũng cho thấy thời điểm giâm hom thích hợp nhất là vào mùa xuân (sau 60 ngày giâm, tỷ lệ sống 80,71%, số hom ra rễ 72,43%, số rễ trung bình/hom 6,21 rễ/hom và chiều dài trung bình rễ dài nhất là 5,14 cm và chỉ số ra rễ đạt 31,62). Trong các loại hom thí nghiệm, hom giữa có khả năng nhân hom tốt nhất (sau 60 ngày giâm có tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ tương ứng đạt 75,02% và 72,23%; số rễ trung bình đạt 5,89 rễ/hom, chiều dài trung bình rễ dài nhất đạt 4,76 cm và chỉ số ra rễ đạt 28,03).

Từ khóa: Cây xạ đen, giâm hom, nhân giống, tỉnh Hòa Bình

Research on propagation of Celastrus hindsii Benth.et Hook by cuttings in Binh Thanh commune, Cao Phong district, Hoa Binh province

Celastrus hindsii Benth. is a medicinal plant with many medicinal values ​​(effective in treating hepatitis, stomach disease, boils, cancer, anti-HIV virus). The species is also considered as a plant with high economic value in some localities of Hoa Binh province. Currently, the demand for the use of Celastrus hindsii is increased, particularly for the germplams that originating in Hoa Binh province. However, due to containing oil in seeds, the ability of regeneration from seeds is poor, leading to the risk of its depletion in the natural habitat. In this study, the research on propagating of Celastrus hindsii by cuttings was carried out in Binh Thanh commune, Cao Phong district, Hoa Binh province in order to provide scientific foundations for the supply of good quality seedlings of Celastrus hindsii and contributing to sustainable livelihoods for the local people. The results showed that treatment of cuttings with NAA at a concentration of 2,000 ppm had the best achievements (after 60 days, the survival rate reached 83.33%, the rooting rate was 74.41%, the average number of roots obtained 7.23 roots/cutting, the average length of the longest roots was 5.82 cm, and the rooting index got 42.08). In addition, the appropriate season of cuttings is in spring (after 60 days, the survival rate was 80.71%, the rooting rate was 72.43%, the average number of root reached 6.21 roots/cutting, the average length of the longest roots was 5.14 cm, and the rooting index obtained 31.62). Regarding the type of cuttings, the middle position cutting gave the best results (after 60 days, the survival rate and rooting rate reached 75.02% and 72.23% respectively; the average number of roots was 5.89 roots/cutting, the average length of the longest roots reached 4.76 cm and the rooting index was 28.03).

Keywords: Celastrus hindsii, cutting propagation, Hoa Binh province

EFFECTS OF VEGETATIVE ORGAN AGE OF Dendrocalamus barbatus Hsueh & D.Z.Li AND Thyrsostachys siamensis GAMBLEAGE ON THEIR SURVIVAL RATE AND QUALITY OF ROOTED CUTTINGS

Pham Van Bon1, Ninh Van Tuan1, Nguyen Co Thanh1,
Pham Thi Man1, Nguyen Van Quy2

1Southern Center of Application for Forest Technology and Science, FSIS, VAFS,
2Branch of Vietnamese Forestry University in Dong Nai province, Vietnam

ABSTRACT

The study aimed to investigate effects of age of offset (including rhizome and 2 – 3 internodes) and branch cutting on survival rate and quality of D. barbatus and T. siamensis rooted cutting. One-factor experiment was designed as a completely randomized block with 3 replicates. The results showed that the age of offset had no significant effect (P = 0.774) on the survival rate of D. barbatus but was significant (P < 0.001) for T. siamensis. The survival rate of three treatments of D. barbatus after 60 propagule days was quite high and the difference was not significant (71.1 – 77.8%). Meanwhile, the survival rate of juvenile offset (< 12 months) of T. siamensis (HGT1) was significantly higher than that of the other two treatments, HGT2 and HGT3 (82.2% versus 11.1% and 2.2%). Juvenile branch < 12 months of D. barbatus (HCL1) had a high survival rate after 120 propagule days (73.3%), significantly higher (P < 0.001) compared with 12 – 24 month-branch (HCL2) and > 24 month-branch (HCL3), 20.0% for both treaments. Rooting ability of T. siamensis branch was very poor, the best rooting rate was only 8.9% in HCT1 (< 12 months) after 120 propagule days and 0% in both treatments with older age. Age of vegetative organs have a significant effect on quality of rooted cutting for both species. The findings implied that juvenile plant parts were preferred for asexual propagation for bamboos and branch cutting should only be used to propagate for species with stout branches.

Keywords: Bamboo, branch cutting, offset, vegetative propagation

Ảnh hưởng của tuổi hom của Luồng và Tầm vông đến tỷ lệ sống và chất lượng cây hom của chúng

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của tuổi vật liệu giống đến tỷ lệ sống, chất lượng cây hom của 2 loài Luồng (Dendrocalamus barbatus) và Tầm vông (Thyrsostachys siamensis). Thí nghiệm 1 nhân tố được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi của hom gốc ảnh hưởng không ý nghĩa (P = 0,774) đến tỷ lệ sống của Luồng nhưng có ý nghĩa (P < 0,001) đối với cây Tầm vông. Tỷ lệ sống của 3 công thức hom gốc Luồng sau 60 ngày giâm đều khá cao và sai khác không đáng kể (71,1 – 77,8%). Trong khi, tỷ lệ sống của công thức hom gốc non (< 12 tháng tuổi) của Tầm vông (HGT1) cao hơn rõ rệt so với 2 công thức còn lại HGT2 và HGT3 (82,2% so với 11,1% và 2,2%). Hom cành < 12 tháng của Luồng (HCL1) có tỷ lệ sống cao sau 120 ngày giâm (73,3%), cao hơn có ý nghĩa (P < 0,001) so với hom có độ tuổi 12 – 24 tháng (HCL2) và > 24 tháng (HCL3), đều chỉ đạt 20,0%. Khả năng ra rễ của hom cành Tầm vông là rất kém, tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 8,9% ở công thức HCT1 (hom < 12 tháng) sau 120 ngày và 0% ở cả 2 công thức còn có tuổi cao hơn. Tuổi vật liệu giống có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cây giống đối với cả 2 loài và 2 loại vật liệu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sử dụng hom non (< 12 tháng) để nhân giống Luồng và Tầm vông là tốt nhất. Phương pháp nhân giống bằng hom cành là hiệu quả cho Luồng, nhưng không hiệu quả cho Tầm vông.

Từ khóa: Tre trúc, hom cành, hom gốc, nhân giống vô tính

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH QUAO (Dolichandrone spathacea (L.f.) K. Schum) 9 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN SƯU TẬP NGUỒN GEN KẾT HỢP KHẢO NGHIỆM HẬU THẾTẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Phùng Xuân Linh1, Nguyễn Thị Hồng Mai1, Hoàng Huy Tuấn1, Nguyễn Duy Phong1,
Đặng Thái Dương1, Phan Tiến Dủng2

1Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế
2
Học viên cao học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế.

TÓM TẮT

Dùng tiêu chuẩn c052 để đánh giá cho thấy rằng ở vườn khảo nghiệm gia đoạn 9 tháng tuổi, các gia đình có tỷ lệ sống như nhau và dao động từ 78,33% cho đến 95%. Dùng Duncan test để phân nhóm về sinh trưởng đường kính đã chọn được 29 gia đình sinh trưởng tốt với D0 từ 1,46 cm đến 1,59 cm. Dựa vào sinh trưởng chiều cao đã chọn được 23 gia đình thuộc nhóm có sinh trưởng tốt nhất với Hvn từ 48,1 cm đến 50,91 cm. Kết quả phân nhóm về sinh trưởng đường kính và chiều cao, các giá trị Sig đều lớn hơn 0,05 chứng tỏ không có sự sai khác về sinh trưởng của các gia đình trong 1 nhóm. Kết quả phân tích, tổng hợp dựa vào 3 chỉ tiêu: tỷ lệ sống, chiều cao vút ngọn, đường kính gốc đã chọn được 20 gia đình Quao ưu tú có tỷ lệ sống, sinh tưởng đường kính và chiều cao được phân nhóm, xếp hạng cao nhât ở vườn sưu tập nguồn gen kết hợp khảo nghiệm hậu thế tại tỉnh Quảng Trị giai đoạn 9 tháng tuổi gồm: Doli.TTH1, Doli.TTH2, Doli.TTH4, Doli.TTH10, Doli.TTH13, Doli.TTH14, Doli.TTH15, Doli.TTH16, Doli.TTH17, Doli.TTH18, Doli.TTH19, Doli.TTH28, Doli.TTH29, Doli.TTH30, Doli.TTH31, Doli.TTH41, Doli.TTH42, Doli.TTH43, Doli.TTH45, Doli.TTH46.

Từ khóa: Khảo nghiệm hậu thế, sinh trưởng cây Quao, Vườn sưu tập nguồn gen Quao

Assessment of the adaptability and growth of Dolichandrone spathacea (L. f.) K. Schum families in the seed orchard of gene collection combined with progeny testing in Quang Tri province at 9-month-old period

Those families’s survival rates assessed by c052 standard are the same and range from 78.33% to 95%. Using Duncan test to categorize, 29 plant families were chosen with the highest growing rates of D0 reaching 1.46 cm to 1.59 cm. As for height growth rate, 23 plant families were selected with the highest rates of Hvn peaking 48.1 cm to 50.91 cm. In regard to the growing evaluation by diameter and height, Sig values in those groups completely reached above 0.05, showing that there was no growing difference among various families in each group. The results of analysis and synthesis based on 3 criteria: survival rate, peak height, stem diameter have selected 20 elite Dolichandrone spathacea families with survival rate, height, stem diameter, which are grouped and ranked. The highest rank in the nursery of gene collection combined with posterity testing in Quang Tri province at 9 – month – old period, including: Doli.TTH1, Doli.TTH2, Doli.TTH4, Doli.TTH10, Doli.TTH13, Doli.TTH14, Doli.TTH15, Doli.TTH16, Doli.TTH17, Doli.TTH18, Doli.TTH19, Doli.TTH28, Doli.TTH29, Doli.TTH30, Doli.TTH31, Doli.TTH41, Doli.TTH42, Doli.TTH43, Doli.TTH45, Doli.TTH46.

Keywords: Dolichandrone spathacea, nursery of gene collection, survival rate, Dolichandrone spathacea growth, Dolichandrone spathacea posterity testing forest

 

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG HỖN GIAO KEO LAI, KEO LÁ TRÀM VÀ TRÀM LÁ DÀI NHẰM NÂNG CAO TÍNH ỔN ĐỊNH VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA RỪNG Ở CÀ MAU

Võ Ngươn Thảo1, Phạm Minh Đức1, Trần Khánh Hiệu2, Huỳnh Phan Khánh Bình3

1Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
3
Trường Đại học Xây dựng Miền Tây

TÓM TẮT

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tỷ lệ sống, khả năng sinh trưởng và năng suất của rừng trồng hỗn giao keo lai, Keo lá tràm và Tràm lá dài với nhau. Ba loại cây được chọn để trồng hỗn giao gồm: Keo lai dòng AH7, Keo lá tràm dòng AA9 và Tràm lá dài. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 8 công thức trồng hỗn giao, 3 lần lặp lại. Qua thí nghiệm cho thấy Công thức trồng hỗn giao keo lai 40% + Keo lá tràm 60% có tỷ lệ sống cao nhất ở 1,5 tuổi và 4 năm tuổi. Đối với keo lai, trồng theo công thức hỗn giao keo lai 40% + Tràm lá dài 60% cho chiều cao và đường kính tốt nhất. Thể tích thân cây bình quân lớn nhất ở công thức hỗn giao keo lai 80% + Tràm lá dài 20%. Đối với Keo lá tràm, trồng theo công thức hỗn giao keo lai 60% + Keo lá tràm 40% cho chiều cao, đường kính và thể tích thân cây bình quân tốt nhất. Đối với Tràm lá dài, trồng theo công thức hỗn giao keo lai 60% + Tràm lá dài 40% cho chiều cao, đường kính tốt nhất. Không có sự khác biệt về thể tích thân cây bình quân giữa các công thức trồng hỗn giao ở Tràm lá dài. Về năng suất rừng trồng, keo lai trồng hỗn giao ở công thức keo lai 60% + Keo lá tràm 20% + Tràm lá dài 20% đạt năng suất tốt nhất.

Từ khóa: Hỗn giao, rừng trồng, năng suất rừng trồng

Evaluated the growth of mixed acacia hybrid, Acacia auriculiformis and Melaleuca leucadendra plantations to improve the stability and productivity of forests in Ca Mau

The study was conducted to evaluate the survival rate, growth ability and productivity of mixed acacia hybrid, Acacia auriculiformis and Melaleuca leucadendra plantations. Three types of plants were selected for mixed planting: Acacia hybrid (AH7), Acacia auriculiformis (AA9) and Melaleuca leucadendra. The experiment was arranged in a completely randomized block design with 8 mixed treatments, 3 replications. Through the experiment, it was shown that the formula of mixed planting Acacia hybrid 40% + Acacia auriculiformis (AA9) 60% had the highest survival rate at 1.5 years old and 4 years old. For Acacia hybrid, grow according to the mixed formula Acacia hybrid 40% + Melaleuca leucadendra 60% for the best height and diameter. The average trunk volume was greatest in the mixed formula Acacia hybrid 80% + Melaleuca leucadendra 20%. For Acacia auriculiformis, growing according to the mixed formula Acacia 60% + Acacia auriculiformis 40% for the best average height, diameter and trunk volume. For Melaleuca leucadendra, grown according to the mixed formula Acacia hybrid 60% + Melaleuca leucadendra 40% for the best height and diameter. There was no difference in mean stem volume between the mixed treatments in Melaleuca leucadendra. Regarding the productivity of planted forests, Acacia hybrid with the formula Acacia hybrid 60% + Acacia auriculiformis 20% + Melaleuca leucadendra 20% achieved the best yield.

Keywords: Plantation forest, mixed up, productivity

 

NHỮNG HÀM ĐỘ THON THÂN CÂY KEO LAI (Acacia auriculiformis ´ Acacia mangium)
Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Văn Thêm1, Trần Thị Ngoan2,
Nguyễn Thanh Minh3, Vũ Đình Hưởng4, Nguyễn Xuân Hải5

1Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. HCM
2
Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu tỉnh Đồng Nai
3 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Nam Bộ
4,5
Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Các hàm độ thon thân cây được sử dụng để ước lượng và dự đoán thể tích thân cây đứng và sản lượng gỗ thu hoạch. Hiện nay lâm học và điều tra rừng vẫn còn thiếu các hàm độ thon và hàm sản lượng gỗ thu hoạch đối với rừng trồng keo lai. Mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng được những hàm độ thon để ước lượng thể tích thân cả vỏ, thể tích thân không vỏ và sản lượng gỗ thu hoạch đối với rừng trồng keo lai. Các hàm độ thon thân cây keo lai được xây dựng từ 80 cây tiêu chuẩn ở cấp đường kính từ 4 – 24 cm. Hàm độ thon thích hợp được kiểm định từ 6 hàm dự tuyển. Khả năng ứng dụng của các hàm độ thon được kiểm định từ 5 cây ở cấp đường kính từ 10 – 20 cm. Các hàm thể tích và hàm sản lượng gỗ thu hoạch ở mức cây cá thể được xây dựng theo hàm đơn biến; trong đó biến dự đoán là đường kính thân ngang ngực. Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 hàm này đều mô tả tốt độ thon thân cây keo lai ở mức ý nghĩa P < 0,01. Hàm độ thon do Nguyễn Văn Thêm đề xuất là hàm thích hợp nhất để xây dựng hàm độ thon thân cả vỏ và hàm độ thon thân không vỏ của cây keo lai. Các hàm độ thon, các hàm thể tích và sản lượng gỗ thu hoạch đều nhận sai lệch nhỏ hơn 5%.

Từ khoá: Độ thon thân, thân cả vỏ, thân không vỏ, hàm độ thon thân, sản lượng gỗ thu hoạch.

Stem taper function for Acacia hybrid trees in Southeastern region

The tree stem taper functions are used to estimate and predict the standing stem volume and commercial timber yield. At present, silviculture and forest inventory are still lacking in stem taper and commercial timber yield functions for Acacia hybrid plantations. The objective of this study was to construct tapered functions to estimate the insidebark and outsidebark stem volume and commercial timber yield for Acacia hybrid plantations. The stem taper functions were constructed from 80 sample trees of the diameter at breast height (DBH) from 4 – 24 cm. The appropriate stem taper functions were tested from 6 candidate functions. The applicability of the taper functions was tested from 5 trees at the diameter classes from 10 – 20 cm. The stem volume and commercial timber yield functions at the individual tree level were constructed as univariate functions; where the predictive variable is DBH. Research results show that these six functions described well the stem taper of Acacia hybrid trees at the significance level of P < 0.01. The taper function proposed by Nguyen Van Them is the most appropriate function to construct the insidebark and outsidebark stem taper functions of Acacia hybrid trees. These stem taper functions, volume and commercial timber yield functions received less than 5% error.

Keywords: Stem taper, insidebark stem, outsidebark stem, stem taper function, commercial timber yield.

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN CÓ HUỶNH (Tarrietia javanica Blume)
PHÂN BỐ Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Phạm Tiến Hùng, Phạm Xuân Đỉnh, Vũ Đức Bình,
Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định, Nguyễn Hòa, Hà Văn Thiện,
Lê Xuân Toàn, Nguyễn Tùng Lâm, Hoàng Văn Tuấn, Đường Ngọc Danh

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên có Huỷnh phân bố ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên Huế cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 6 – 16 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,8 đến 2,1% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 – 0,4 m2/ha và M = 2,0 – 39,1 m3/ha. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, Huỷnh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IV% rất thấp từ 0,5 – 2,1%. Độ tàn che rừng dao động từ 0,52 – 0,78. Số loài tầng cây cao xuất hiện trong các trạng thái rừng ở 2 tỉnh điều tra dao động từ 58 – 77 loài (trung bình là 67 loài). Huỷnh chưa thể hiện rõ vai trò sinh thái trong lâm phần, không tham gia vào công thức tổ thành. Có 1 ưu hợp ở trạng thái rừng TXG tại Quảng Bình. Phân bố cấu trúc N/D1,3 của các trạng thái rừng có dạng giảm liên tục hoặc có một đỉnh lệch trái và số cây giảm khi cấp đường kính tăng; Phân bố N/Hvn có dạng một đỉnh lệch trái và số lượng cây giảm dần khi cấp chiều cao tăng lên. Kiểu phân bố cây rừng của các trạng thái rừng ở vùng Bắc Trung Bộ có 2 dạng ngẫu nhiên và cách đều. Huỷnh có mối quan hệ ngẫu nhiên với các loài ưu thế khác trong lâm phần.

Từ khóa: Cấu trúc, Huỷnh, Bắc Trung Bộ

Structural characteristics of natural forest with distribution of Tarrietia javanica Blume in North Central region

The results of structural characteristics of natural forest with distribution of Tarrietia javanica Blume in Quang Binh and Thua Thien Hue provinces showed that density of Tarrietia javanica Blume distributed in the natural forests ranges from 6 to 16 trees/ha, accounted for 0.8 to 2.1% of total trees, corresponding to the base area is 0.1 – 0.4 m2/ha and yield is 2.0 – 39.1 m3/ha. In the natural forest, Tarrietia javanica Blume did not participate in the dominant layer and had a very low IV% index from 0.5 to 2.1%. Forest coverage is from 0.52 to 0.78. The number of tree species in the two surveyed provinces ranges from 58 – 77 species (an average of 67 species). Tarrietia javanica Blume has not yet clearly shown its ecological role in the stand and is not included in the species composition formula. The rich evergreen forest in Quang Binh has a dominant tree species group. The distribution N/D1,3 has a continuously decreasing pattern or has a left-skewed peak and the number of trees decreases when the diameter class increases; The distribution N/Hvn has the pattern of a left-skewed speak and the number of trees decreases when the height level increases. The distribution pattern of forest trees on forest floor in the North Central region has random and equal forms. Tarrietia javanica Blume has a random relationship with other dominant species in the stand.

Keywords: Structure, Tarrietia javanica Blume, South Central


ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG TÁI SINH CỦA LOÀI CÂY ĐINH MẬT (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Dương Văn Thảo1, Vũ Phạm Thảo Vy2, Vũ Văn Thông3

1 Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
2
Trường Đại học Y – Dược – Đại học Thái Nguyên
3
Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Vy Anh

TÓM TẮT

Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis), là loài cây gỗ lớn, gỗ trắc có vân thớ đẹp, được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ dùng gia đình. Gỗ đứng đầu trong nhóm “tứ thiết” trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổ thành loài cây rừng nơi có cây Đinh mật phân bố rất đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của từng loài tham gia vào công thức tổ thành từ 7 đến 11 loài tham gia. Mức độ quan trọng của Đinh mật trong công thức tổ thành ở các ô tiêu chuẩn (OTC) là khác nhau. Chỉ có 2/10 OTC là có sự tham gia của cây Đinh mật vào công thức tổ thành. Đinh mật phân bố ở những lâm phần có độ tàn che từ 0,3 – 0,5 và trung bình là 0,38. Điều này cho thấy loài cây Đinh mật phân bố ở nơi có độ tàn che khá thấp. Cấu trúc tổ thành cây tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh. Cây Đinh mật tái sinh có tổ thành cao chỉ suất hiện ở OTC 4 và có hệ số tổ thành là 1,88. Cây tái sinh Đinh mật có nguồn gốc hạt là 53 cây chiếm 59,5%, cây tái sinh chồi là 40,5%. Chất lượng tái sinh cây Đinh mật: Cây tốt đạt 31,5%, cây trung bình đạt 33,7%, cây xấu chiếm 34,8%. Cây tốt chủ yếu là cây có cấp chiều cao từ 0 – 1 m. Cây Đinh mật tái sinh có triển vọng chiếm 25,8%. Kết quả theo dõi vật hậu học loài Đinh mật cho thấy thời gian ra nụ từ ngày10/4 đến ngày 20/7; thời gian ra hoa từ ngày 10/5 đến ngày 30/7; Thời gian ra quả từ ngày 10/6 đến ngày 30/11.

Từ khóa: Đinh mật (Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis), đặc điểm lâm học, vật hậu, tái sinh, Thái Nguyên, bảo tồn, nguồn gen

Silvicultural characteristics and regeneration of Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis) in Thai Nguyen province

Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis), is a large, hardwood tree with beautiful grain, used for handicrafts and household utensils. Wood of the species is ranked the most valuable in the wood classification frame of Vietnam. The research results showed that the tree species composition where the Fernandoa brillettii located is very diverse in terms of the number of species. The number of individuals of each species participating in the composition formula ranges from 7 to 11 participating species. The importance of Fernandoa brillettii in the species composition formula varies among sampling plots. Only 2/10 sampling plots have the participation of Fernandoa brillettii in the composition formula. Fernandoa brillettii naturally appears in the areas with canopy cover from 0.3 – 0.5, with the average of 0.38, this shows that the tree species is distributed in places with relatively low canopy. The species composition of regenerative trees is mainly pioneer, fast-growing species. The highly regenerating Fernandoa brillettii tree only appears in the sampling plot number 4 and has a species composition index of 1.88. Regenerating trees of Fernandoa brillettii seed are 53 trees, accounting for 59.5%, and bud regeneration is 40.5%. Regeneration quality of Fernandoa brillettii: Good saplings reached 31.5%, average saplings reached 33.7%, bad saplings accounted for 34.8%. Good saplings are mainly trees with a height of 0 – 1 m. Promising regeneration of sapling tree accounts for 25.8%. The results of biological characteristic survey showed that the flowering time ranges from May 10 to July 30 annually; The fruiting period is from June 10 to November 30.

Keywords: Fernandoa brillettii (Dop.) Steenis), silvicultural characteristics, phenology, regeneration, Thai Nguyen, conservation, genetic resources

GIẢI PHÁP TIÊU THỤ GỖ NGUYÊN LIỆU CÓ CHỨNG CHỈ RỪNG CỦA NHÓM HỘ GIA ĐÌNH TẠI TUYÊN QUANG

Hoàng Liên Sơn1, Nguyễn Thị Minh Hiền2, Vũ Duy Hưng1,
Nguyễn Gia Kiêm1, Phạm Thị Luyện1, Nguyễn Thị Thu Hà1,
Đỗ Huy Dũng1, Trần Thanh Cao3

1 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp – Viện KHLNVN
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ – Viện KHLNVN

TÓM TẮT

Nhu cầu tiêu thụ gỗ nguyên liệu có chứng chỉ rừng được đánh giá là ngày một tăng cao, nhưng diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu có chứng chỉ rừng không tăng tương ứng. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ, hiệu quả kinh tế rừng trồng của hộ gia đình (HGĐ) có chứng chỉ FSC tại Tuyên Quang luôn cao hơn rừng trồng không có chứng chỉ. Kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng có chứng chỉ rừng với sự tham gia của các doanh nghiệp đã tăng tỷ lệ gỗ có chứng chỉ được bán với giá cao, mang lại lợi ích cho các bên liên quan. Tuy nhiên, sự phát triển rừng trồng có chứng chỉ phụ thuộc vào thị trường và sự mất cân đối cung cầu gỗ nguyên liệu có chứng chỉ dễ xảy ra bởi việc áp dụng một chu kỳ đánh giá cấp chứng chỉ cho một chu kỳ kinh doanh rừng trồng. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất giải pháp tổ chức toàn diện cho kênh tiêu thụ gỗ nguyên liệu có chứng chỉ rừng, từ khâu tạo rừng đến chế biến và thương mại sản phẩm gỗ có chứng chỉ rừng, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc và bảo đảm gỗ hợp pháp/gỗ có chứng chỉ rừng.

Từ khóa: Kênh tiêu thụ, gỗ nguyên liệu FSC, hộ gia đình

Forest-certified wood consumption solution of household group in Tuyen Quang

In Vietnam, the demand for certified raw timber materials is increasing, unlike the total area of certified forest plantations. The results of this study indicate that, in Tuyen Quang province, all economic efficiency indicators of households with forest certificate (FSC) are higher when compared to non-FSC households. Demand channels of FSC certified timber, which include enterprise participation, have increased the proportion of certified wood sold at premium prices, benefiting all stakeholders. However, the development of certified plantations is sensitive to the imbalance in supply and demand of FSC certified timber raw materials, which is in turn affected by the application of an FSC certification-assessment to a single plantation cycle. Therefore, the study proposes a solution to organize the demand channels of certified timber materials (from the forest plantation to the processing and trading of certified wood products), including the application of information technology in traceability and ensuring legal timber/forest-certified timber.

Keyword: Consumption channels, timber raw materials, FSC househ



 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]