TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 – 2022
1. | Đặc điểm của hộ gia đình người Dao khai thác dược thảo tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang | Characteristics of Dao ethnic households exploiting medicinal plants in Hoang Su Phi, Ha Giang province | Nguyễn Thị Thu Huyền Lý Tà Nái Phạm Văn Điển |
5 | |||
2. | Nghiên cứu nhân giống hữu tính cây Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) | Research on the propagation of Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub from seeds | Lê Thị Thúy Hòa Lê Hồng Én Bùi Văn Trọng Nguyễn Thanh Nguyên Giang Thị Thanh |
15 | |||
3. | Hiện trạng phân bố và đặc điểm lâm học loài Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, Lào Cai |
The distribution status and silvicultural characteristics of Taiwania cryptomerioides Hayata in Hoang Lien – Van Ban Nature Reserve, Lao Cai province | La Ánh Dương Phí Hồng Hải Doãn Hoàng Sơn Trịnh Văn Hiệu Hà Huy Nhật |
26 | |||
4. | Hiện trạng phân bố và đặc điểm lâm học loài Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sơn La |
The distribution status and silvicultural characteristics of Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam in Xuan Nha Nature Reserve, Son La province | Phí Hồng Hải La Ánh Dương Doãn Hoàng Sơn Trịnh Văn Hiệu Hà Huy Nhật |
36 | |||
5. | Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Tô hạp điện biên (Altingia siamensis Craib) tại Ban quản lý di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, tỉnh Điện Biên | Silvicultural characteristics of Altingia siamensis Craib in the forest of the Forest Management Board of Historical Relics and Environmental Landscapes of Muong Phang, Dien Bien province | Nguyễn Văn Hùng Võ Đại Hải Nguyễn Thị Hương Ly Nguyễn Hồng Hải Vũ Văn Tuân |
45 | |||
6. | Nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn giao lá rộng – lá kim tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng | Study on the structure of the mixed broadleaf and coniferous forest in Bidoup – Nui Ba National Park, Lam Dong province | Đỗ Thị Hồng Hòa Đặng Minh Trí Nguyễn Quốc Đạt Nguyễn Lê Xuân Bách Phan Minh Sáng Nguyễn Thế Văn Nguyễn Thành Lực Lê Bửu Thạch Lê Văn Hương Lê Văn Sơn Vũ Ngọc Long Lưu Hồng Trường |
57 | |||
7. | Cơ chế duy trì đa dạng loài cây gỗ trong rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Ia Mơr, tỉnh Gia Lai | Diversity maintenance mechanism of woody plant in an Ia Mor evergreen broadleaved forest, Gia Lai province | Nguyễn Văn Quý Bùi Mạnh Hưng Nguyễn Hữu Thế Nguyễn Văn Hợp Nguyễn Thanh Tuấn |
68 | |||
8. | Đánh giá sự phù hợp sinh thái và đề xuất quy hoạch phát triển cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) tại tỉnh Quảng Bình | Assessing ecological suitability and proposing planning solutions for development of Tarrietia javanica Blume in Quang Binh province | Vũ Đức Bình Nguyễn Văn Lợi Nguyễn Thị Thảo Trang, Nguyễn Thị Thanh Nga |
83 | |||
9. | Đánh giá sinh trưởng một số mô hình trồng cây bản địa dưới tán rừng tại Sóc Sơn, Hà Nội | Growth assessment of some understorey planting models for native species in Soc Son district, Ha Noi | Phạm Ngọc Thành Tạ Văn Hân Nguyễn Xuân Đài Trương Quang Trí Hà Đình Long Hà Văn Năm |
93 | |||
10. | Sử dụng ảnh Sentinel 2 và Google Earth Engine để đánh giá biến động diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên |
Using Sentinel 2 data on Google Earth Engine cloud computing platform for assesssing forest cover change in special use and protection forests in Vo Nhai district, Thai Nguyen province | Nguyễn Đăng Cường Phạm Đức Chính Nguyễn Văn Bích |
106 | |||
11. | Dấu vết Carbon trong sản xuất gỗ tròn, gỗ xẻ và dăm gỗ từ rừng trồng keo ở vùng Đông Bắc Bộ | Carbon footprint in production of round wood, sawn-timber and wood chips produced from acacia plantation in the North East Region | Nguyễn Thùy Mỹ Linh Vũ Tấn Phương Lê Thị Thu Hằng Hoàng Nguyễn Việt Hoa Nguyễn Anh Dũng |
115 | |||
12. | Phân tích hiệu quả kinh tế – tài chính của đề án phát triển du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2021 – 2030 |
Financial and economic analysis for Cat Tien National Park Ecotourism Plan in the period of 2021 – 2030 |
Trần Thị Thu Hà Hà Thị Phương Thảo |
129 | |||
13. | Phân tích các chính sách phát triển rừng trồng quy mô hộ gia đình, trường hợp nghiên cứu điểm tại tỉnh Quảng Trị | Analyzing policies to promote household plantation, case study in Quang Tri province | Nguyễn Hoàng Tiệp Võ Đại Hải |
137 | |||
14. | Nghiên cứu đặc điểm của vật liệu cháy dưới tán rừng thông ở Việt Nam | Research on characteristics of flammable material under Pinus sp forest canopy in Vietnam | Vũ Văn Định | 153 | |||
15. | Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc sinh học và hóa học ức chế nấm Fusarium solani gây bệnh thối măng Tre Bát Độ | Evaluation of inhibitory effectiveness of some biological and chemical fungicides against fungalpathogen Fusarium solani causing the shoot rot disease on Bat do bamboo | Trần Xuân Hưng, Nguyễn Thị Minh Hằng |
161 | |||
16. | Châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai) hại luồng, vầu và nứa tại tỉnh Thanh Hóa | Yellow-spined bamboo locust (Ceracris kiangsu Tsai) damaging bamboo in Thanh Hoa province |
Nguyễn Minh Chí | 169 | |||
17. | Ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng của rừng Bần trắng (Sonneratia alba J. Smith) ở khu vực ven biển tỉnh Thừa Thiên – Huế | Influence of site on growth of Sonneratia alba J. Smith forest in the coastal area of Thua Thien – Hue province | Lê Thanh Quang Thái Thành Lượm Akihiro Itai Hoàng Văn Thơi Kiều Tuấn Đạt Nguyễn Khắc Điệu Kiều Mạnh Hà |
177 | |||
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH NGƯỜI DAO KHAI THÁC DƯỢC THẢO TẠI HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG
Nguyễn Thị Thu Huyền1, Lý Tà Nái2, Phạm Văn Điển3
1UNDP – Hà Nội – Việt Nam
2Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang
3Bộ Nông nghiệp và PTNT
TÓM TẮT
Bài báo tập trung vào việc phân tích một số đặc điểm của hộ gia đình dân tộc Dao khai thác dược thảo từ rừng tại xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Số liệu điều tra được thực hiện trong năm 2017 đối với 30 hộ gia đình có hoạt động khai thác từ 1 đến 6 loài dược thảo. Việc phân tích số liệu được thực hiện bằng phân tích định tính kết hợp với phân tích thống kê, sử dụng các sơ đồ nhánh (cluster dendrogram), kỹ thuật mô tả không gian đa chiều (multi-dimentional scaling), biểu đồ tán xạ (scatter chart) và sơ đồ cây liên kết (linktree). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự khác biệt về đặc điểm khai thác dược thảo của các hộ gia đình là lớn hơn so với sự khác biệt về đặc điểm giữa các hộ gia đình với nhau. Có mối liên hệ rõ rệt giữa số lao động với số nhân khẩu, tổng diện tích đất của hộ với số nhân khẩu, sản lượng khai thác dược thảo với diện tích rừng trồng của hộ gia đình, số hộ trồng với số hộ sơ chế, bảo quản; giữa số hộ khai thác ở rừng tự nhiên với diện tích dự kiến trồng; thu nhập trung bình của hộ gia đình (HGĐ) với diện tích khai thác ở rừng tự nhiên. Với mức độ tương đồng là 80%, các hộ gia đình có thể được chia thành 7 nhóm (sử dụng 3 hoặc 11 tiêu chí), 2 nhóm (sử dụng 8 tiêu chí). Sự khác biệt giữa các nhóm HGĐ chịu sự chi phối của ba yếu tố chính là sản lượng khai thác, diện tích rừng trồng và số tiền thu được từ khai thác dược thảo. Với những kết quả đạt được, bài báo có ý nghĩa tham khảo cho việc tổ chức liên kết hộ trong khai thác dược thảo dựa trên sự tương đồng về đặc điểm của nhóm hộ gia đình. Từ khóa: Hộ gia đình người Dao, dược thảo, xã Hồ Thầu – huyện Hoàng Su Phì – tỉnh Hà Giang |
Characteristics of Dao ethnic households exploiting medicinal plants in Hoang Su Phi district, Ha Giang province The article addresses some characteristics of Dao ethnic households exploiting medicinal plants from forests in Ho Thau commune, Hoang Su Phi district, Ha Giang province. The survey was conducted in 2017 on 30 households with exploitation activities from 1 to 6 species of medicinal plants. The qualitative analysis combined with statistical analysis, cluster dendrograms, multi-dimensional scaling, scatter chart, and the link-tree diagram is used in the study. Results have shown that the difference in exploitation characteristics of medicinal plants by households is more significant than the difference in livelihood characteristics between households. There is a clear relationship between the number of workers and the number of people in the household; the total land area of the household and the number of people; the yield of medicinal plants exploited and the area of planted forests of the household, the number of households planting medicinal plants and the number of households which preliminarily process and preserve medicinal plants; the number of households exploiting in natural forests and the planned planting area; average household income with the exploitation area in natural forest. With the similarity of 80%, households can be divided into seven groups (using 3 or 11 criteria) and two groups (using eight criteria). Three main factors influence the difference between groups of households: the yield of exploitation, planted forest area, and the amount of money got from the exploitation of medicinal plants. Based on results, the article is considered a significant reference for organizing households by groups based on similarities in their characteristics in the exploitation of medicinal plants. Keywords: Dao ethnic household, medicinal plant, Ho Thau commune – Hoang Su Phi district – Ha Giang province |
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH \CÂY BẠCH TÙNG (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub)
Lê Thị Thúy Hòa, Lê Hồng Én, Bùi Văn Trọng, Nguyễn Thanh Nguyên, Giang Thị Thanh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
TÓM TẮT
Bạch tùng là một loài cây gỗ bản địa có kích thước lớn, có giá trị kinh tế cao. Trong thời gian gần đây, loài cây này đang bị khai thác triệt để, các quần thể Bạch Tùng lại có phân bố rải rác. Do đó, nếu không có những biện pháp bảo tồn và khai thác nguồn gen theo hướng bền vững, loài cây này sẽ đối mặt với nguy cơ nguy cấp trong tương lai gần. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học hạt giống, ảnh hưởng của nồng độ GA3 đến khả năng nảy mầm của hạt cũng như ảnh hưởng của phân bón và chế độ che sáng đến sinh trưởng cây con giai đoạn vườn ươm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trung bình 1 kg hạt có khoảng 8.811 hạt với chiều dài trung bình hạt là 0,65 ± 0,03 cm và chiều rộng trung bình 0,54 ± 0,03 cm. Hạt tươi có hàm lượng nước trung bình 43,14%. Sử dụng GA3 ở dải nồng độ 100 ppm đến 400 ppm cho tỷ lệ nảy mầm cao trên 80%, trong khi công thức đối chứng có tỷ lệ nảy mầm là 61,67%. Sau 10 tháng thí nghiệm tưới phân NPK (30-10-10+TE), kết quả cho thấy chế độ tưới phân phù hợp là 10 ngày/lần với nồng độ 10 g/l cho chiều cao cây trung bình đạt 20,95 cm và đường kính gốc trung bình là 3,09 mm. Sau 10 tháng theo dõi thí nghiệm che sáng, cây con có sự tăng trưởng rõ rệt cả về chiều cao cây lẫn đường kính gốc. Chế độ che sáng phù hợp là 75% trước 4 tháng và 50% sau 4 tháng cho tăng trưởng chiều cao và đường kính gốc tốt nhất lần lượt là 24,79 cm và 3,64 mm. Từ khóa: Bạch tùng, che sáng, phân bón, nảy mầm |
Research on the propagation of Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub from seeds Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub is a valuable native tree species for timber with high economic value. The present study was conducted to evaluate the seed characteristics, exam the effect of growth regulator GA3 on the germination of seeds, and the effect of fertilizer methods and shade ratio on the growth of seedlings at the nursery stage. The results showed that Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub seed colors are between yellow-orange and red when they are ripe. There were about 8,811 seeds per kg with an average seed length was 0.65 ± 0.03 cm and the average seed width reached 0.54 ± 0.03 cm. The percentage of water content in the seeds was 43.14%. Seeds were treated with GA3 at the different concentrations range of 100 ppm to 400 ppm. The results also indicated the germination rate of the seeds was over 80% while the control is 61.67%. The suitable fertilizing NPK (30-10-10+TE) method is 10 days/time with the concentration of 10g/l, corresponding to an average height of seedlings being 20.95 cm and average stem diameter reaching 3.09 mm. After 10 months of follow-up in the experiment, the seedlings had significant growth in both height and root diameter. The best shading was 75% in the first 4 months and from the 4th month onwards, 50% light shading gave the best growth in height and root diameter at 24.79 cm and 3.64 mm, respectively. Keywords: Dacrycarpus imbricatus, shading, fertilizer, germination |
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI BÁCH TÁN ĐÀI LOAN (Taiwania cryptomerioides Hayata) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HOÀNG LIÊN – VĂN BÀN, LÀO CAI
La Ánh Dương2, Phí Hồng Hải1, Doãn Hoàng Sơn2, Trịnh Văn Hiệu2, Hà Huy Nhật2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Cây Bách tán đài loan (Taiwania cryptomerioides Hayata) thuộc họ Hoàng đàn (Cupressaceae) là loài cây gỗ quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) được xếp vào nhóm danh mục loài ở mức độ rất nguy cấp (CR A1a, B1, C2b, D1) và trong nhóm I phụ lục IA của Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng phân bố, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Bách tán đài loan tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Hoàng Liên – Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Cây Bách tán đài loan phân bố ở những vùng rừng ở khe giữa hai sườn núi, ven suối nơi có độ cao từ 1.800 – 2.100 m. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 225 – 245 cây/ha, đường kính trung bình có sự thay đổi không lớn từ 26 – 30,4 cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 17,1 – 17,8 m. Cây Bách tán đài loan có mật độ đạt từ 20 – 30 cây/ha và tham gia vào công thức tổ thành tầng cây tại cả 3 lâm phần. Mật độ cây tái sinh của lâm phần chỉ từ 85 – 110 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết tốt với tỷ lệ cao nhất tại ô tiêu chuẩn (OTC) LC02 đạt 82,4%. Bách tán đài loan chủ yếu là tái sinh hạt, chất lượng cây tốt và tái sinh chủ yếu là ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5 m. Cây tái sinh của loài Bách tán đài loan có sự phân bố không đồng đều tại các lâm phần dẫn đến sự thiếu hụt về lượng cây Bách tán đài loan con trong từng khu vực. Vì vậy, các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh cây Bách tán đài loan là cần thiết ở Khu BTTN Hoàng Liên – Văn Bàn. Từ khóa: Bảo tồn, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên – Văn Bàn, Lào Cai, Taiwania cryptomerioides Hayata, đặc điểm lâm học |
The distribution status and silvicultural characteristics of Taiwania cryptomerioides Hayata in Hoang Lien – Van Ban Nature Reserve, Lao Cai province Taiwania cryptomerioides Hayata is a rare tree species listed in the Red Book of Vietnam (2007) with the level of CR A1a, B1, C2b, D1. This article aims to provide scientific information on the distribution status, some silvicultural and ecological features of T. cryptomerioides in Hoang Lien – Van Ban Nature Reserve, Lao Cai province. T. cryptomerioides is distributed in the forest areas in the crevices between two mountain slopes, along streams where the altitude is from 1,800 – 2,100 m. Through investigation of routes in Hoang Lien – Van Ban Nature Reserve, 03 OTCs have been established to record the occurrence of T. cryptomerioides in the wild. The density of tall trees of the stand ranged from 225 trees/ha to 245 trees/ha, the average diameter did not change much from 26 cm to 30.4 cm, the average height of the tops was from 17.1 m to 17.8 m. The density of Keywords: Conservation, Hoang Lien – Van Ban Nature Reserve, Lao Cai province, Taiwania cryptomerioides Hayata, silvicultural characteristics |
HIỆN TRẠNG PHÂN BỐ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI SẾN MẬT (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, SƠN LA
Phí Hồng Hải1, La Ánh Dương2, Doãn Hoàng Sơn2
Trịnh Văn Hiệu2, Hà Huy Nhật2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Cây Sến mật (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam) thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae), đây là loài cây gỗ quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) được xếp vào nhóm danh mục loài ở mức độ nguy cấp (EN A1a, c, d). Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng, một số đặc điểm lâm học và sinh thái của cây Sến mật tại Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Cây Sến mật phân bố ở những vùng có tầng đất dày, độ cao đến 1.300 m. Qua điều tra các tuyến tại Khu BTTN Xuân Nha đã thiết lập được 3 OTC ghi nhận sự xuất hiện của cây Sến mật trong tự nhiên. Mật độ tầng cây cao của lâm phần dao động từ 305 – 440 cây/ha, đường kính trung bình có sự thay đổi không lớn từ 27,8 – 33,1cm, chiều cao vút ngọn trung bình từ 18,2 – 19,1 m. Cây Sến mật có mật độ đạt từ 25 – 30 cây/ha và tham gia vào công thức tổ thành tầng cây tại cả 3 lâm phần. Mật độ cây tái sinh của lâm phần chỉ từ 160 – 205 cây/ha. Chất lượng cây tái sinh của lâm phần hầu hết tốt với tỷ lệ cao nhất tại ô tiêu chuẩn (OTC) SL 01 với 68,6%. Sến mật chủ yếu là tái sinh hạt, chất lượng cây tốt và tái sinh chủ yếu là ở cấp chiều cao nhỏ hơn 0,5 m. Do cây Sến mật tái sinh tại Sơn La có mật độ thấp nên dẫn đến nguy cơ suy giảm số lượng cây Sến mật trưởng thành trong tương lai. Vì vậy, các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh cây Sến mật là cần thiết ở Khu BTTN Xuân Nha. Từ khóa: Bảo tồn, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, Sơn La, Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam, đặc điểm lâm học |
The distribution status and silvicultural characteristics of Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam in Xuan Nha Nature Reserve, Son La province Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam belongs to Sapotaceae family, this is a rare tree species listed in the Red Book of Vietnam (2007) with the level of EN A1a, c, d. The article aims to provide scientific information on the status, some silvicultural and ecological features of Keywords: Conservation, Xuan Nha Nature Reserve, Son La province, Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam, silvicultural characteristics |
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI TÔ HẠP ĐIỆN BIÊN (Altingia siamensis Craib) TẠI BAN QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG MƯỜNG PHĂNG, TỈNH ĐIỆN BIỆN
Nguyễn Văn Hùng1, Võ Đại Hải2, Nguyễn Thị Hương Ly1,
Nguyễn Hồng Hải3, Vũ Văn Tuân1,
1 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Tô hạp điện biên tại khu rừng thuộc Ban quản lý rừng di tích lịch sử và cảnh quan môi trường Mường Phăng, tỉnh Điện Biên đã cho thấy: (i) Tô hạp điện biên phân bố tự nhiên ở nơi đất ẩm, ven hồ xã Pá Khoang, tập trung ở độ cao từ 900 m đến dưới 1.000 m so với mực nước biển, độ dốc từ 15o – 19o. (ii) Tô hạp điện biên chiếm ưu thế trong các trạng thái rừng với hệ số IV% dao động từ 8,7 – 16,8%. Tô hạp điện biên xuất hiện ở cả 3 tầng tán với số lượng ít và phần lớn các cây tập trung ở tầng tán chính. Trong rừng tự nhiên thường bắt gặp Tô hạp điện biên cùng các loài Dẻ mũi mác, Chẹo tía, Dẻ gai lá bạc. (iii) Tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu đa dạng với 15 -16 loài. Mật độ cây Tô hạp điện biên tái sinh dao động từ 720 – 1.120 cây/ha. Đa số cây Tô hạp điện biên có chất lượng tái sinh tốt, số lượng cây có nguồn gốc từ hạt dao động từ 14,9 – 15,5% so với lâm phần. Cây tái sinh tập trung nhiều nhất ở cấp chiều cao II (0,5 – 1 m) và cấp chiều cao III (1 – 2 m). Số cây tái sinh có triển vọng biến thiên từ 1.227 – 1.253 cây/ha. (iv) Tính đa dạng loài ở trạng thái rừng nghèo cao hơn trạng thái rừng trung bình. Từ khóa: Đặc điểm lâm học, Mường Phăng, Tô hạp điện biên |
Silvicultural characteristics of Altingia Siamensis Craib in the forest of the Forest Management Board of Historical Relics and Environmental Landscapes of Muong Phang, Dien Bien province The results of research on some silvicultural characteristics of Altingia siamensis Craib in the forest of the Forest Management Board of Historical Relics and Environmental Landscapes of Muong Phang, Dien Bien province have shown that: (i) A. siamensis is naturally distributed in humid soil, near the lake in Pa Khoang commune, with canopy cover from 65 – 80%, concentrated from altitude of 900 to 1,000 m above sea level, the slope is from 15o to 19o. (ii) Dominates in the poor and medium forest statuses with the IV% coefficient ranging from 8.7 to 16.8%. A. siamensis is recognized all 3 canopy A1, A2, A3 with a small number and the majority of trees and record many in the main canopy. Some associated species with A. siamensis included: Castanopsis tesselata Hickel & A. Camus, Engelhardtia chrysolepis Hance and Castanopsis fabri Hance, J. Bot. The majority of regenerated tree species included Altingia siamensis Craib, Castanopsis tesselata Hickel & A. Camus, Engelhardtia chrysolepis Hance, Castanopsis fabri Hance, J. Bot, Tetradium ruticarpum (A. Jussieu) T. G. Hartley. (iii) The species composition of regenerative trees in the study area is diverse with 15 -16 species. Density of regenerated A. siamensis varies from 720 to 1120 trees/ha. Most of A. siamensis trees have good regenerative quality, the number of trees derived from seeds ranges from 14.9 to 15.5%. Regenerating trees concentrated most at height level II (0.5 – 1 m) and height level III (1 – 2 m). The number of promising regenerated trees varies from 1.227 to 1.253 trees/ha. (iv) Species diversity is higher in the poor forest state than in the average forest state. Keywords: Silvicultural characteristics, Muong Phang, Altingia siamensis Craib |
NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC RỪNG HỖN GIAO LÁ RỘNG – LÁ KIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
Đỗ Thị Hồng Hòa1, Đặng Minh Trí2, Nguyễn Quốc Đạt2, Nguyễn Lê Xuân Bách2,
Phan Minh Sáng2, Nguyễn Thế Văn2, Nguyễn Thành Lực2, Lê Bửu Thạch2,
Lê Văn Hương3, Lê Văn Sơn3, Vũ Ngọc Long2, Lưu Hồng Trường2
1 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 Viện Sinh thái học miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3 Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
TÓM TẮT
Việt Nam là một trong những nước thuộc Điểm nóng đa dạng sinh học Indo-Burma, đứng vị trí thứ 16 trong những nước đa dạng sinh học cao nhất thế giới nhưng cũng chịu ảnh hưởng lớn của sự biến đổi khí hậu. Bảo tồn rừng tự nhiên là hoạt động quan trọng trong chiến lược giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu toàn cầu. Nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn giao lá rộng – lá kim tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện thành công các kế hoạch REDD+. Nghiên cứu này sử dụng phần mềm phân tích thống kê R phân tích đa dạng thành phần họ và phần mềm SPSS để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo đường kính theo hàm Weibull, hàm Meyer và hàm Khoảng cách. Kết quả nghiên cứu họ ưu thế tại ô định vị là họ Fagaceae (Dẻ), phân bố tần suất cây theo cấp kính có dạng đường cong hình J ngược. Nghiên cứu cũng mô phỏng được quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D1,3) theo hàm Weibull và hàm Khoảng cách phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả đối với rừng tự nhiên. Như vậy, thông qua ô định vị nghiên cứu sinh thái lâu dài đã được thiết lập, nghiên cứu này cung cấp thông tin hữu ích về đa dạng thành phần họ và các đặc điểm liên quan đến cấu trúc rừng nhằm đóng góp vào công tác quản lý và bảo tồn rừng tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà một cách hiệu quả. Từ khóa: Bidoup – Núi Bà, cấu trúc rừng, rừng hỗn giao |
Study on the structure of the mixed broadleaf and coniferous forest in Bidoup – Nui Ba National Park, Lam Dong province Vietnam is one of the countries in the Indo-Burma Biodiversity Hotspot, ranked 16th among the countries with the highest biodiversity in the world, but is also heavily affected by climate change. Conservation of natural forests is an important part of the global climate change mitigation strategy. Study on the structure of the mixed bradleaf and coniferous in Bidoup – Nui Ba National Park is important in the successful implementation of REDD+. This study uses statistical analysis software R to analyze family diversity and SPSS software to simulate the distribution of tree numbers by diameter according to Weibull function, Meyer function and Distance function. The results of the study on the dominant family in the location plot are the Fagaceae family, the tree frequency distribution by diameter class has the form of an inverted J-shaped curve. The study also simulates the distribution of tree numbers by diameter (N/D1.3) according to the Weibull function and the Distance function, which is consistent with the research results of some forestry scientists for natural forests. Thus, through permanent plot, this study provides useful information on the diversity of the family composition and the characteristics related to the forest structure in order to contribute effectively in forest management and conservation of Bidoup – Nui Ba National Park. Keywords: Bidoup – Nui Ba, forest structure, mixed forest |
CƠ CHẾ DUY TRÌ ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ TRONG RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở KHU VỰC IA MƠR, TỈNH GIA LAI
Nguyễn Văn Quý1, Bùi Mạnh Hưng2, Nguyễn Hữu Thế3,
Nguyễn Văn Hợp1, Nguyễn Thanh Tuấn1
1Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
2 Trường Đại học Lâm nghiệp
3Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
TÓM TẮT
Tìm hiểu các cơ chế duy trì đa dạng sinh học của các khu rừng nhiệt đới là một trong những trọng tâm của nghiên cứu sinh thái quần xã. Bài báo này công bố kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa loài và diện tích (ISAR) của các loài cây gỗ trong rừng lá rộng thường xanh ở khu vực Ia Mơr, tỉnh Gia Lai. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tất cả các cây có đường kính ngang ngực (dbh) ≥ 2,5 cm trong ô tiêu chuẩn điển hình tạm thời (OTC) 2 ha (100 × 200 m). Các mô hình ISAR đã được xây dựng thông qua Package ‘idar’ trên phần mềm R phiên bản 4.1.1 để phân tích ảnh hưởng của một loài đối với cấu trúc đa dạng loài của quần xã. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mật độ và kích thước cá thể của một loài có ảnh hưởng đối với cấu trúc đa dạng loài lân cận. Trong các giai đoạn sống, cây non có ảnh hưởng thúc đẩy đa dạng loài lân cận nhiều hơn so với cây sào và cây thành thục. Các loài trung lập chiếm ưu thế về số lượng so với các loài thúc đẩy và kìm hãm đa dạng, chiếm 61 – 94% tổng số loài được phân tích. Từ những kết quả đã thu được, nghiên cứu này đã phát hiện sự cạnh tranh bất đối xứng của cây rừng ở các giai đoạn sống khác nhau và sự chiếm ưu thế của các loài trung lập trong quần xã rừng là các quá trình đã điều chỉnh cấu trúc đa dạng loài cây gỗ trong quần xã thực vật ở khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Cấu trúc đa dạng, cơ chế cùng tồn tại, loài lân cận, mô hình ISAR, thực vật thân gỗ |
Diversity maintenance mechanism of woody plant in an Ia Mor evergreen broadleaved forest, Gia Lai province Understanding the underlying mechanisms that maintain the biodiversity of tropical forests is one of the primary focuses in community ecology. This article presented research results on the individual species-area relationship (ISAR) of woody species in the evergreen broadleaved forest at an Ia Mor area of Gia Lai province. Research data were collected from all individual trees with a diameter at breast height (dbh) ≥ 2.5 cm in a 2 ha-study plot (100 × 200 m). The ISAR models were built to analyze the influence of one species on the neighboring species diversity by using R version 4.1.1 software. Research results showed that the density and individual size of one species affect the individual species structure of the plant community. During the life-history stages, the juvenile trees influence more than the subadult and adult trees in promoting neighboring species diversity. Neutral species were numerically dominant against diversity accumulators and diversity repellers, accounting for 61 to 94 percent of the total number of species analyzed. From the obtained results, this study showed that asymmetric competition among individual trees of different life-history stages and the predominance of neutral species were two underlying processes that adjusted the individual species structure in the Ia Mor evergreen broadleaved forest. Keywords: Diversity structure, coexistence mechanisms, neighboring species, ISAR model, woody plant |
ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP SINH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH
Vũ Đức Bình1, Nguyễn Văn Lợi2, Nguyễn Thị Thảo Trang1,2, Nguyễn Thị Thanh Nga1
1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
TÓM TẮT
Nghiên cứu này xác định vùng đất phù hợp cho loài cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển bền vững loài cây này tại tỉnh Quảng Bình. Mục tiêu của nghiên cứu là tích hợp các lớp nhân tố sinh thái ảnh hưởng thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số trong GIS để thiết lập bản đồ phù hợp cho loài cây Huỷnh ở tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu đã sử dụng tiến trình phân tích thứ bậc mờ FAHP (Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố sinh thái cùng với kết quả phân loại tư liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI chụp tháng 2 năm 2021 và số liệu điều tra trên thực địa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích đất được đánh giá phù hợp cho loài cây Huỷnh là 134.690,3 ha (chiếm 16,7% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đề xuất quy hoạch tiềm năng phục hồi loài cây Huỷnh tại Quảng Bình theo mức độ ưu tiên 1 (tiếp cận mạng lưới đường ≤ 2.000 m) là 58.955,1 ha (chiếm 7,31%); mức độ ưu tiên 2 (tiếp cận mạng lưới đường từ > 2.000 m đến 4.000 m) là 47.352 ha (chiếm 5,87%) và mức độ ưu tiên 3 (tiếp cận mạng lưới đường từ > 4.000 m đến 6.000 m) là 28.383,2 ha (chiếm 3,52%). Từ khóa: Tiến trình phân tích thứ bậc mờ (FAHP), GIS, Huỷnh |
Assessing ecological suitability and proposing planning solutions for development of Tarrietia javanica Blume in Quang Binh province The study is aimed to identification of land suitabilty for Tarrietia javanica to provide a scientific basis for the sustainable development of this species in Quang Binh province. The objective of the study was to integrate the influenced ecological factors by applying the weighted linear combination (WLC) model in GIS to establish a land suitability map for Tarrietia javanica in Quang Binh province. The study determined the weights of ecological factors by using the Fuzzy Analytic Hierarchy Process (FAHP) combined with the classification of the Landsat 8 OLI images taken in February 2021, and field survey data. The results showed that the land suitabilty area of Tarrietia javanica is 134,690.3 ha (accounted for 16.7% of the total natural area); The potential area for restoration of Tarrietia javanica in Quang Binh according to priority levels: lever 1 (accessibility to road network ≤ 2,000 m) level 2 (accessibility to road network from > 2,000 m to 4,000 m), and level 3 (accessibility to road network from > 4,000 m to 6,000m) was 58,955.1 ha (accounted for 7.31%); 47,352 ha (accounted for 5.87%) and 28,383.2 ha (accounted for 3.52%), respectively. Keywords: FAHP, GIS, Tarrietia javanica |
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÂY BẢN ĐỊA DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI
Phạm Ngọc Thành, Tạ Văn Hân, Nguyễn Xuân Đài, Trương Quang Trí,
Hà Đình Long, Hà Văn Năm
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Các mô hình trồng cây bản địa 4 loài Re gừng (Cinnamomum parthenoxylon), Lim xanh (Erythrophleum fordii), Sao đen (Hopea odorata), Chiêu liêu Terminalia nigrovenulosa) dưới tán các loại rừng thông, keo và thông xen keo tại Sóc Sơn – Hà Nội cho tỷ lệ sống từ mức thấp (60,0%) đến trung bình (87,1%). Re gừng có tăng trưởng bình quân năm tuổi 3 – 4 đạt 0,17 – 1,34 cm/năm (D00), Hvn đạt 0,30 – 1,05 m/năm, Dt đạt 0,22 – 0,55 m/năm, ở tuổi 8, D1,3 đạt 0,80 cm/năm, Hvn đạt 0,83 m/năm và Dt đạt 0,41 m/năm. Lim xanh có tăng trưởng bình quân năm tuổi 3 – 4 đạt 0,22 – 1,23 cm/năm (D00), Hvn đạt 0,33 -0,63 m/năm, Dt đạt 0,22 – 0,54 m/năm, ở tuổi 8 đạt 1,79 cm/năm (D1,3), Hvn đạt 1,00 m/năm, Dt đạt 0,54 m/năm. Sao đen có tăng trưởng bình quân năm tuổi 3 – 4 đạt 0,53 – 1,66 cm/năm (D00), Hvn đạt 0,32 – 1,25 m/năm, Dt đạt 0,25 – 0,53 m/năm, giai đoạn 7 – 8 tuổi đạt 0,75 – 1,02 cm/năm (D1,3), Hvn đạt 0,82 – 0,85 m/năm, Dt đạt 0,32 – 0,42 m/năm. Chiêu liêu 1 tuổi bước đầu có sinh trưởng tốt D00 = 1,08 – 1,18cm và Hvn = 0,96 – 1,06m. Các loài Re gừng, Lim xanh, Sao đen ở tuổi 3 và 4 cần nhu cầu ánh sáng lớn hơn, ở các mức độ tàn che thấp, cây có sinh trưởng tốt hơn so với các mức độ tàn che cao hơn ở cùng loại rừng tầng cây cao. Trên mô hình tái lập rừng nhiệt đới, tổng số có 83 loài cây gỗ và cây bụi đưa vào trồng ban đầu hiện chỉ còn từ 10 – 17 loài có sinh trưởng phát triển tốt, tăng trưởng bình quân năm đạt từ 0,39 – 2,69 cm về D1,3, 0,26 – 1,36 về Hvn và 0,15 – 0,54 về Dt. Từ khóa: Cây bản địa, sinh trưởng, dưới tán rừng, Sóc Sơn |
Growth assessment of some understorey planting models for native species in Soc Son district, Ha Noi Planting models of 4 native tree species, including Cinnamomum parthenoxylon, Erythrophleum fordii, Hopea odorata, Terminalia nigrovenulosa, under the canopy of pine, acacia and acacia-pine mixed plantations in Soc Son – Hanoi have a low to moderate survival rate, from 60.0% to 87.1%. For Cinnamomum parthenoxylon, at the age of 3 – 4, the average growth rate D00 = 0.17 – 1.34 cm/year, Hvn = 0.83 m/year, Dt = 0.22 – 0.55 m/year; at the age of 8, D1.3 = 0.80 cm/year, Hvn = 0.83 m/year and Dt = 0.41 m/year. The average growth rate of 3 – 4 years Erythrophleum fordii is D00 = 0.22 – 1.23 cm/year, Hvn = 0.33 – 0.63 m/year and Dt = 0.22 – 0.54 m/year; up to age 8, D1.3 = 1.79 cm/year, Hvn = 1.00 m/year and Dt = 0.54 m/year. The figures for Hopea odorata at the same age range of Keywords: Native species, forest growth, understorey, Soc Son District |
SỬ DỤNG ẢNH SENTINEL 2 VÀ GOOGLE EARTH ENGINE ĐỂ ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG PHÒNG HỘ VÀ ĐẶC DỤNG TẠI HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Đăng Cường1*, Phạm Đức Chính1, Nguyễn Văn Bích2
1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Biến động diện tích rừng là sự thay đổi tăng hay giảm về diện tích rừng thể hiện qua các thời gian khác nhau. Nghiên cứu ứng dụng Web – Google Earth Engine (GEE) để xây dựng lớp hiện trạng diện tích có rừng và đất trống và đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại cho ảnh Sentinel 2. Nghiên cứu được thực hiện tại diện tích rừng đặc dụng thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên (Trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng) và khu rừng phòng hộ liền kề, ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp Random Forest (RF) trong phân loại ảnh viễn thám đã cải thiện độ chính xác cho ảnh được phân loại hiện trạng rừng. Nhìn chung, kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng cho thấy kết quả phân loại có độ chính xác tổng thể qua các năm 2017; 2018; 2019; 2020 và 2021 lần lượt là 98,7%; 99,3%; 99,3%; 98,5% và 99,5% với chỉ số Kappa tương ứng là 0,974; 0,985; 0,986; 0,969 và 0,990. Kết quả cho thấy diện tích rừng có xu hướng tăng, cụ thể diện tích rừng tăng 894,5 ha trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021. Nguyên nhân làm tăng diện tích rừng là do trồng rừng và phục hồi rừng trên diện tích núi đất. Ứng dụng GEE, ảnh Sentinel 2 và phương pháp RF để phân loại rừng cho thấy có độ chính xác cao và có thể áp dụng cho khu vực khác ở tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa: Biến động rừng, Google Earth Engine, phân loại ảnh, Random Forest, Sentinel 2 |
Using Sentinel 2 data on Google Earth Engine cloud computing platform for assesssing forest cover change in special use and protection forests in Vo Nhai district, Thai Nguyen province Changing in forest cover leads to a reduction of forest area in a spcecific time period. The research applied Google Earth Engine (GEE) to develop forest cover map layers and acccuracy assessment of classified forest cover maps for Sentinel 2. The study was conducted in special use forest areas in Specieal use and Protection Forest Management Board of Thai Nguyen province (former was Than Sa – Phuong Hoang nature reserve Management Board). Random Forest (RF) was applied in this study for classification and it performed a high acccuracy of classified images for forest covers. The results showed that the classification accuracy of classified maps in 2017, 2018, 2019, 2020 and 2021 was 98.7%; 99.3%; 99.3%; 98.5% và 99.5% (Overall acccuracy) and 0.974; 0.985; 0.986; 0.969 và 0.990 (Kappa) respectively. There was a significant upward trend of forest cover in the period from 2017 to 2021. Specifically, forested areas rose by 894,5 ha in the period from 2017 to 2021. The drivers of forest cover increase were due to afforestation and forest restoration. Implication of GEE, Sentinel 2 and classification algorithm RF achieved a high accuracy of the forest cover classification and it could be able to apply for other regions in Thai Nguyen province. Keywords: Forest cover change, Google Earth Engine, image classification, Sentinel 2, Random Forest |
DẤU VẾT CÁC-BON TRONG SẢN XUẤT GỖ TRÒN, GỖ XẺ VÀ DĂM GỖ TỪ RỪNG TRỒNG KEO Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ
Nguyễn Thùy Mỹ Linh1, Vũ Tấn Phương2, Lê Thị Thu Hằng1,
Hoàng Nguyễn Việt Hoa2, Nguyễn Anh Dũng3
[1]Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
3Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
TÓM TẮT
Lượng phát thải khí nhà kính trên một đơn vị sản phẩm gỗ là một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu trong giám sát, đánh giá tăng trưởng xanh của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, trong bối cảnh nhu cầu tăng cao tiêu thụ nội địa và xuất khẩu các sản phẩm gỗ, tiềm năng phát thải trong hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm gỗ rất cần phải có những tính toán kỹ lưỡng để có những giải pháp kiểm soát và hạn chế kịp thời mới đảm bảo duy trì được vai trò của lâm nghiệp trong tăng hấp thụ và giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia. Kết quả điều tra xác định dấu vết các-bon trong kinh doanh rừng trồng keo cho sản phẩm gỗ tròn, gỗ xẻ và dăm gỗ tại các tỉnh vùng Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Tuyên Quang và Quảng Ninh) cho thấy dấu vết các-bon trung bình cho cả vùng là -0,474 ± 0,17 tấn CO2e/1 m3 gỗ tròn, 1,914 ± 0,1 tấn CO2e/1 m3 gỗ xẻ và 0,297 ± 0,55 tấn CO2e/1 tấn dăm gỗ. Điều này cũng có nghĩa lượng các-bon được lưu trữ trong sản phẩm gỗ không đủ bù đắp lượng phát thải từ các hoạt động sản xuất ra sản phẩm gỗ xẻ và dăm gỗ. Nếu như các hoạt động sản xuất không được tác động và với chu kỳ khai thác ngắn (5 – 7 năm), tỷ lệ gỗ lợi dụng thấp, lượng các-bon tích trữ thấp thì khả năng bù đắp sẽ lại càng thấp hơn. Việc thay đổi công nghệ trong sản xuất cũng như tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch trong các khâu sản xuất là giải pháp khó. Vì vậy, kéo dài chu kỳ kinh doanh và năng suất rừng trồng Keo là giải pháp hiệu quả cần được khuyến khích vừa giúp tăng sản lượng gỗ khai thác, chế biến và vừa giúp bù đắp lượng phát thải trong chuỗi sản xuất. Từ khóa: Dấu vết các-bon, phát thải, rừng trồng keo, tăng trưởng xanh, vùng Đông Bắc |
Carbon footprint in production of round wood, sawn-timber and wood chips produced from acacia plantation in the North East region The amount of greenhouse gas emissions per unit of wood-based product is one of the most important indicators in monitoring and assessing green growth of many countries around the world. In Vietnam, in the context of high demands for domestic consumption and export of wood products, the emission potential in wood production and processing activities requires careful calculations to have solutions to timely control and maintain the role of forestry sector in the targets of the carbon capture and reduction of greenhouse gas emissions of the country. The research results to estimate the carbon footprint in round wood, sawn-timber and wood chips of acacia plantation in the North East region (Phu Tho, Tuyen Quang, Quang Ninh province) indicated that the average carbon footprint for the whole region was -0.474 ± 0.17 ton CO2e/1 m3 round wood, 1.914 ± 0.1 ton CO2e/1 m3 sawn-timber and 0.297 ± 0.55 ton CO2e/1 ton wood chips. This means that the amount of carbon sequestrated in wood products is not enough to offset emissions from the production process. The reason may be due to the short harvest cycle (5 – 7 years) with low rate of timber utilization in accordance with low the ability to carbon compensation. Changing technology as well as reduction of fossil fuel consumption in production process is difficult solutions. Instead, increasing the harvesting cycle of acacia plantation is an effective solution that should be encouraged to increase the wood productivity as well as help better offset emissions in the production chain. Keywords: Carbon footprint, greenhouse gas emissions, acacia plantation, green growh, North East region |
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ – TÀI CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
Trần Thị Thu Hà1, Hà Thị Phương Thảo2
[1]Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn II
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của Đề án Phát triển Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Cát Tiên giai đoạn 2021 – 2030 về khía cạnh kinh tế và tài chính. Kết quả phân tích cho thấy Đề án này là một dự án đầu tư khả thi tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không thực sự cao (IRR = 5,1%, NPV > 0 ở mức chiết khấu 5%) do phải đầu tư vào nhiều hạng mục phục vụ chủ yếu cho mục đích quản lý, bảo vệ rừng, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và chỉ phục vụ một phần cho du lịch sinh thái, chẳng hạn như đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường dân sinh quanh khu vực Vườn quốc gia. Ngược lại, hiệu quả tài chính của Đề án rất khả quan (IRR = 63,4%, NPV > 0 ở cả 3 mức chiết khấu 5%, 7% và 10%, mức lãi ròng giao động trong khoảng 2,5 – 3,7 tỷ đồng/năm) do vốn đầu tư từ nguồn thu của đơn vị chỉ chiếm gần 30% tổng nhu cầu vốn và đầu tư trực tiếp vào các hạng mục phục vụ du lịch sinh thái tại khu vực trung tâm vườn. Các phân tích về độ nhạy khác cũng cho thấy, ngay cả khi doanh thu du lịch chỉ đạt 80% dự kiến thì hiệu quả tài chính của Đề án vẫn tương đối tốt (NPV > 0 ở cả 3 mức chiết khấu, lãi ròng giao động trong khoảng 1,2 – 1,9 tỷ đồng/năm) và chỉ không thể hoàn vốn trong khung thời gian phân tích nếu không thể huy động được trên 70% nguồn vốn dự kiến từ ngân sách Nhà nước và phải dùng nguồn thu của đơn vị để bù vào. Từ khóa: Du lịch sinh thái, Vườn quốc gia Cát Tiên, hiệu quả kinh tế – tài chính |
Financial and economic analysis for Cat Tien National Park Ecotourism Plan in the period of 2021 – 2030 This study was carried out to evaluate the economic and financial viability of the Ecotourism Development Plan of Cat Tien National Park in the period of 2021 – 2030 (hereafter known as the Plan). The analysis results showed that the Plan is a feasible investment project, however, its ecconomic efficiency is not too promissing (with the IRR of 5.1% and the NPV>0 at the discount rate of 5%), mostly due to the large investments in multi-purpose facilities which mainly serve for forest protection and local socio-economic development actvities and partly serve for ecotourism development (i.e., investment in building, upgrading and maintainig civil roads around the Park). On the contrary, the financial analysis showed a much better outcome (with the IRR=63.4%, NPV>0 at all three selected discount rates and the net profit ranging from VND 2.5 – 3.7 billion per year). This can be explained that: the investment capital from the Park’s self-financing reveneus only accounts for nearly 30% of the total planned investment cost and is planned to invest directly in the tourism development in the central area of the Park. The sensitivity analysis results showed that even in the case the the tourism revenue in the period of 2021 – 2030 only reaches 80% of the expected amount, the fiancial effciency of the Plan is relatively good (with NPV>0 at all three selected discount rates and the net profit ranging from VND 1.2. – 1.9 billion per year). The only risk posed to the Plan, which makes it no longger feasible in term of fiancial efficiency, is that the Park can not mobilize up to 70% of the planned investment capital from the state budget, therefore, must use its self-financing revenue to fill in the gap. Keywords: Eco-tourism, Cat Tien National Park, financial, economic and fiancial viability |
PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
Nguyễn Hoàng Tiệp1, Võ Đại Hải2
1Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm hệ thống hóa các chính sách liên quan đến quản lý và phát triển rừng trồng hộ gia đình (HGĐ) được ban hành ở cấp Trung ương (TW) và liên hệ thực tiễn tại tỉnh Quảng Trị. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phân tích chính sách, kết hợp với khảo sát và phỏng vấn các cán bộ quản lý, các chủ rừng tại địa phương. Kết quả cho thấy có 35 văn bản, chính sách đã được ban hành bởi các cơ quan ở cấp TW, trong đó Chính sách đất đai và hưởng dụng rừng (14 văn bản); Chính sách khoa học công nghệ và khuyến lâm (9 văn bản); Chính sách tín dụng, đầu tư, thuế và phí (12 văn bản). Các chính sách này đã tạo hành lang pháp lý để giao đất, giao rừng cho HGĐ, tạo ra và đưa vào sản xuất các giống mới có năng suất cao cho HGĐ sử dụng, huy động các nguồn lực để hỗ trợ HGĐ phát triển rừng trồng sản xuất. Kết quả là đến năm 2020, đã có 1,87 triệu ha rừng trồng đang được quản lý, sử dụng bởi các HGĐ. Thực hiện các chủ trương, chính sách ban hành ở cấp TW, tỉnh Quảng Trị cũng đã có nhiều các chủ trương, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất HGĐ như tăng cường giao đất giao rừng, thu hồi đất của các tổ chức sử dụng không hiệu quả để giao cho HGĐ, tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng nguồn giống,… Tuy nhiên, các chính sách còn nhiều khoảng trống cần phải được cải thiện trong thời gian tới như diện tích đất đai của HGĐ manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa HGĐ và doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, HGĐ còn sử dụng giống chưa được kiểm soát chất lượng, nguồn gốc và chủ yếu trồng rừng gỗ nhỏ, còn ít quan tâm đến trồng rừng thâm canh gỗ lớn,… Bài báo đã đề xuất định hướng sửa đổi các chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển, nâng cao năng suất, hiệu quả rừng trồng sản xuất HGĐ. Từ khóa: Rừng trồng, hộ gia đình, chính sách, tỉnh Quảng Trị |
Analyzing policies to promote household plantation, case study in Quang Tri province This study was conducted in order to systematize policies related to the management and development of household plantations which issued at the central level government and how they are applied to practice in Quang Tri province. The study used a policy review method, combined with surveys and interviews with local forest management staffs. The results show that there are 35 documents and policies have been issued by government agencies at the central level, including the policy related to land and forest use (14 documents); policy related to science, technology and forestry extension (9 documents); policy related to credit, investment, tax and fee (12 documents). These policies have created a legal framework to allocate land and forests to households, create and bring to the field new and high-yield varieties for households to plant, and mobilize resources to support household plantation development. As a result, by 2020, there is about 1.87 million hectares of planted forests are being managed and used by households. Implementing the guidelines and policies issued at the central level, Quang Tri province has been released many guidelines and policy to supports and promotes the development of household production plantations such as enhancing forest land allocation, forest allocation for household; transferring forest land which is inefficient use by organizations to households; controlling and improving quality of seedling sources, etc. However, policies still have many gaps that need to be filled out in the coming time such as forest land of households is fragmented, small; lacks of the link between households and enterprises along the value chain, the household still uses varieties that have not been controlled; households are mainly planting forest for small size timber and not much attention to sawlog plantation, etc. The article has proposed orientations to amend policies and solutions to promote development, improve productivity and efficiency of household plantations. Keywords: Plantation, household, policy, Quang Tri province |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CỦA VẬT LIỆU CHÁY DƯỚI TÁN RỪNG THÔNG Ở VIỆT NAM
Vũ Văn Định
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Thông là cây đa tác dụng, cung cấp nhựa, gỗ, ngoài ra rừng thông đóng vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, làm tăng vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, phục vụ du lịch nghỉ dưỡng và an ninh quốc phòng. Rừng thông rất dễ bị cháy khi cháy lửa lan nhanh, khó dập tắt nên gây thiệt hại lớn. Tính riêng giai đoạn từ 2015 đến tháng 12/2020 tổng số đã xảy ra 1.928 vụ cháy rừng, diện tích cháy rừng lên đến 8.631 ha, trong đó rừng thông chiếm diện tích lớn nhất khi cháy, lửa lan nhanh, rất khó dập tắt do rừng thông có khối lượng vật liệu cháy nhiều, khó phân hủy, trong vật liệu cháy lại có nhựa thông rất dễ bén lửa. Khối lượng vật liệu cháy trung bình ở dưới tán rừng thông từ cấp tuổi I – V biến động từ 9,15 – 16,34 tấn/ha trong đó cấp IV có khối lượng lớn nhất 16,34 tấn/ha. Tổng khối lượng vật liệu rơi rụng hàng năm ở cấp tuổi I – V biến động từ 1.924,2 – 5.420,7 kg/ha. Vật liệu cháy dưới tán rừng thông ở các cấp tuổi và các địa điểm khác nhau thì độ ẩm khác nhau, độ ẩm dao động từ 16,5 – 41,1%. Thông cấp tuổi I – V hàm lượng tinh dầu trung bình biến động biến từ 4,19 – 6,31%. Thành phần cellulose ở lá của thông tại các địa điểm nghiên cứu từ 22,66 – 31,09 % và thành phần lignin dao động từ 31,82 – 38,85%. Từ khóa: Thông, vật liệu cháy, cháy rừng |
Research on characteristics of flammable material under Pinus sp forest canopy in vietnam Pinus spp. are a multi-purpose tree, providing resin and wood. In addition, pine forests also play an important role in protecting the ecological environment, increasing the beauty of natural landscapes, serving tourism and national security. Pine forests are prone to fire, when the fire spreads quickly and very difficult to be extinguished, causing great damage. In the period from 2015 to December 2020 alone, there have been 1,928 forest fires, with an area of 8,631 hectares, of which pine forest occupies the largest area when the fire spreads rapidly, which is difficult to extinguish due to the forest. Pine has a large volume of combustible material, difficult to decompose, in the combustible material, there is turpentine that is very easy to catch fire. The average amount of burning material under the canopy of Pinus spp. at I-V age level varies from 9.15 – 16.34 tons/ha, of which level IV has the largest volume at 16.34 tons/ha. The annual total volume of falling materials at the age of I – V varies from 1,924.2 – 5,420.7 kg/ha. Burning materials under the canopy of Pinus spp. at different age levels and different locations, the humidity varies, ranging from 16.5 to 41.1%. Pinus spp at I – V of age level has the average content of oil varying from 4.19 – 6.31%. The composition of cellulose in pine needles in the study sites ranged from 22.66% to 31.09% and the lignin content ranged from 31.82% to 38.85%. Keywords: Pinus spp., flammable material, forest fires |
ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC SINH HỌC VÀ HÓA HỌC ỨC CHẾ NẤM Fusarium solani GÂY BỆNH THỐI MĂNG TRE BÁT ĐỘ
Trần Xuân Hưng, Nguyễn Thị Minh Hằng
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Tre Bát độ (Dendrocalamus latiflorus) là loài cây đang được gây trồng phổ biến tại nhiều địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao từ khai thác măng và lá. Tuy nhiên, bệnh thối măng do nấm Fusarium solani gây ra trên các diện tích trồng tre Bát độ với tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh từ 25,4 – 32,5% đã làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng măng. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu lực ức chế nấm F. solani gây ra bệnh thối măng tre Bát độ của các hoạt chất sinh học và hóa học ở phòng thí nghiệm và rừng trồng. Kết quả thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã xác định hai hoạt chất sinh học là Cytosinpeptidemycyn và Trichoderma viride có hiệu lực ức chế mạnh với đường kính vòng ức chế 12,2 – 13,9 mm. Hai hoạt chất hóa học Difenoconazole và Mancozeb có hiệu lực ức chế rất mạnh với đường kính vòng ức chế 20,2 – 23,7 mm. Tuy nhiên chỉ có T. viride và hai hoạt chất hóa học có hiệu quả phòng trừ cao khi thử nghiệm ngoài hiện trường. Cần tiếp tục nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp để quản lý bệnh thối măng hiệu quả và bền vững. Từ khóa: Bệnh thối măng, Dendrocalamus latiflorus, Trichoderma viride, Difenoconazole và Mancozeb. |
Evaluation of inhibitory effectiveness of some biological and chemical fungicides against fungalpathogen Fusarium solani causing the shoot rot disease on Bat do bamboo Bat do bamboo (Dendrocalamus latiflorus) is commonly growing in many localities, has provided a high economic value from the harvest of emerging bamboo shoots and leaf products. However, the rot disease of emerging shoot caused by F. solani on bamboo plantations with the disease incidence of 25.4 -32.5%, which significantly impacted the yield and quality of bamboo shoots. This study assessed the inhibition effectiveness of biological and chemical agents to the growth of F. solani in vitro and the efficiency in controlling the rot disease of emerging shoots in the field. In the in vitro experiment, Cytosinpeptidemycyn and Trichoderma viride have a strong inhibition with the inhibition diameter of 12.2 – 13.9 mm, while Difenoconazole and Mancozeb have a very strong inhibition with the inhibition diameter of 20.2 – 23.7 mm. However, only biological agent T. viride and two chemical agents provided a significant efficiency in controlling this disease from 60.3 – 75.8% in the field. A study of integrated pest management was needed to sustainably manage the shoot rot disease on bamboo plantations. Keywords: Emerging shoot rot, Dendrocalamus latiflorus, Trichoderma viride, Difenoconazole và Mancozeb |
CHÂU CHẤU TRE LƯNG VÀNG (Ceracris kiangsu Tsai) HẠI LUỒNG, VẦU VÀ NỨA TẠI TỈNH THANH HÓA
Nguyễn Minh Chí
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Châu chấu tre lưng vàng gây hại rất phổ biến đối với các loài tre, luồng ở Trung Quốc và Lào. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện và đã gây hại nhiều rừng tre, luồng. Nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm hình thái, giám định loài và xác định hiện trạng gây hại của châu chấu trên rừng luồng, vầu, nứa ở tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu xác định châu chấu gây hại rừng luồng, vầu, nứa tại Thanh Hóa là loài Châu chấu tre lưng vàng (Ceracris kiangsu Tsai), gây hại rất phổ biến trên rừng luồng. Sau khi ăn trụi lá, chúng sẽ di chuyển sang những khu rừng khác để ăn bổ sung cho đến khi đẻ trứng. Rừng luồng, vầu, nứa bị Châu chấu tre lưng vàng gây hại có xu hướng tăng theo thời gian. Hiện tại, rừng vầu và nứa ở Quan Sơn bị hại nhẹ, tỷ lệ bị hại 12,6 – 14,5%. Rừng luồng và nứa ở Mường Lát bị hại nặng, tỷ lệ bị hại tới 61 – 65%. Kết quả nghiên cứu này chỉ rõ cần phải giám sát và nghiên cứu biện pháp phòng trừ, quản lý hiệu quả loài sâu hại này. Từ khóa: Châu chấu tre, côn trùng, rừng luồng, nứa, vầu, sâu hại |
Yellow-spined bamboo locust (Ceracris kiangsu Tsai) damaging bamboo in Thanh Hoa province Yellow-spined bamboo locust has been reported as the dangerous species that causes serve damages to bamboo forests in China and Laos. Recently, these insects have widespread and appeared in Vietnamese bamboo forests. Thus, it is necessary to understand the biological characteristics and evaluate the damaged trees caused by this species. This study aims to describe the morphological characteristics, identify and assess the damage status of the locust in bamboo forests in Thanh Hoa province. Research results showed that yellow-spined bamboo locust (Ceracris kiangsu Tsai) was ascribed to threaten the bamboo forests in Thanh Hoa province. This species was found to be very common in the Dendrocalamus barbatus area. They destroyed the bamboo forest by eating all the leaves, and continue moving to other area for supplement until they lay eggs. There has been an increase in destroyed bamboo forests area caused by yellow-spined bamboo locust. Currently, Donax cannaeformis and Schizostachyum spp. forests in Quan Son were slightly damaged, the damage incidence was 12.6 – 14.5%. D. barbatus and Schizostachyum spp. forests in Muong Lat were severely damaged, the damage incidence was 61 – 65%. From this result, it is necessary to monitor and study control measures for effectively manage of this insect pest. Keywords: Bamboo locust, Ceracris kiangsu, Dendrocalamus barbatus, insect pest |
ẢNH HƯỞNG CỦA LẬP ĐỊA ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG BẦN TRẮNG (Sonneratia alba)
Ở KHU VỰC VEN BIỂN TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ
Lê Thanh Quang1, Thái Thành Lượm2, Akihiro Itai3, Hoàng Văn Thơi1,
Kiều Tuấn Đạt1, Nguyễn Khắc Điệu1 và Kiều Mạnh Hà1
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2 Trường đại học Kiên Giang
3 Trường đại học Kyoto
TÓM TẮT
Nghiên cứu này giới thiệu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng của rừng Bần trắng (Sonneratia alba) trong giai đoạn 4 tuổi tại khu vực ven biển thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế. 3 dạng lập địa được nghiên cứu gồm: dạng bãi triêu bồi tụ (lập địa I), bãi triều bị xói mòn bề mặt (lập địa II) và dạng có cao độ bề mặt và thủy triều thấp (lập địa III). Mục tiêu nghiên cứu là xác định lập địa thích hợp đối với sinh trưởng của rừng trồng Bần trắng. Rừng Bần trắng được trồng với mật độ 3.300 cây/ha. Bần trắng được trồng theo hàng và được bảo vệ bằng các tường mềm để làm giảm ảnh hưởng của sóng lớn. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ sống và sinh trưởng của rừng Bần trắng trong giai đoạn 4 tuổi thay đổi tùy theo dạng lập địa. Rừng Bần trắng sinh trưởng tốt nhất ở dạng lập địa II, có tỷ lệ sống là 87%, đường kính là 10,7 cm và chiều cao là 295,6 cm, thấp nhất ở dạng lập địa III, có tỷ lệ sống là 84,5%, đường kính là 5,8 cm và chiều cao là 191,3 cm. Trồng rừng với mật độ 3.300 cây/ha và giữa các hàng cây được che chắn bằng các tường mềm giúp cho rừng Bần trắng có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. Từ khóa: Lập địa rừng, hàng rào chống sóng, rừng Bần trắng, mô hình tuyến tính tổng quát, tỷ lệ sống của rừng Bần trắng. |
Influence of site on growth of Sonneratia alba forest in the coastal area of Thua Thien – Hue province This study examines the influence of site on the first four years of growth of plantation Sonneratia alba in the coastal area of Thua Thien – Hue province. There were three types of site: an accreting tidal flat (Site type I); a tidal flat with surface erosion (Site type II); surface level with low tide (Site type III). The initial planting density was 3,300 trees/ha, and the seedlings were planted in rows and protected by soft breakwater constructed of bamboo and small shrubs to reduce the influence of large waves. The survival rate and diameter growth at age 4 years were, respectively, best in site type II is 87%, diameter is 10.7 cm and height is 295,6 cm and worst in site type III is 84.5%, diameter is 5.8 cm and height is 191.3 cm. Afforestation with S. alba using these practices and Site II types is recommended. Keywords: Forest site, breakwater walls, plantation of Sonneratia alba, general linear model, survival rate of plantation of Sonneratia alba |
Latest news
- Project: "Research on improving the economic efficiency of plantation timber value chains, meeting legal timber requirements and sustainable forest management"
- Project: Commercial-scale yield trial and completion of planting techniques for newly recognized acacia hybrid cultivars (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350)
- Project: Study on technology of producing hollow veneer-based composite used in construction and interior wooden furniture
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
Oldest news
- EXPERT RECRUITMENT ANNOUNCEMENT
- Meeting with the Delegation of US Embassy
- Mid-term Workshop of the AFoCO Project “Improving Pinus caribaea Morelet for plantation on degraded land in Viet Nam’s Northern mountainous region”
- Inception workshop of the Project “Capacity building of wood ID for Vietnam toward development and effective operation of V-WISC in Vietnam”
- Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2021