Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 2021

1. Ứng dụng một số mã vạch ADN trong nhận diện Thông xuân nha (Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen) Application of DNA barcode in identification of Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen Phí Hồng Hải
Hoàng Văn Sâm
Hà Văn Huân
Bùi Thị Mai Hương
4
2. Đánh giá đa dạng di truyền và nhận dạng nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq)) bằng chỉ thị phân tử Genetic diversity assessment and genetic resources indentification of Scaphium macropodum (Miq) using moleculer markers Trần Thị Thu Hà
Phạm Đình Sâm
Hà Thị Huyền Ngọc
Nguyễn Thị Huyền
Lê Thị Thủy
Nguyễn Thị Việt Hà
Mai Thị Phương Thúy
Nguyễn Hữu Thịnh Hoàng Thị Nhung
Hồ Trung Lương
Lê Sơn
13
3. Nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai năng suất cao BV376, BV586, BB055 bằng phương pháp nuôi cấy mô In vitro micropropagation for newly seleted acacia hybrid clones BV376, BV586 và BB055 Văn Thu Huyền
Mai Thị Phương Thúy
Đồng Thị Ưng
Nguyễn Anh Dũng
Lê Thị Hoa
Lưu Thị Quỳnh
Hoàng Thị Hồng Hạnh
Đỗ Hữu Sơn
Nguyễn Đức Kiên
Đỗ Tiến Phát
Lê Sơn
22
4. Nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai mới BV350 và BV523 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Study on propagation of new acacia hybrid clones (Acacia mangium ´ Acacia auriculiformis) BV350 and BV523 by tissue culture method Tạ Thu Trang
Khuất Thị Hải Ninh
Đỗ Hữu Sơn
Cấn Thị Lan
Kiều Thị Hà
Nguyễn Thị Thu Dung
33
5. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) từ hạt Research on physiological characteristics of seeds and propagation techniques of Sandoricum indicum Cav. from seeds Nguyễn Kiên Cường
Đỗ Thị Ngọc Hà
Phùng Văn Tỉnh
Võ Đại Hải
Nguyễn Minh Thanh
45
6. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Ươi ((Scaphium macropodum (Miq)) bằng phương pháp ghép Research on propagation of uoi (Scaphium macropodum (Miq)) utilizing grafting techniques Đoàn Đình Tam
Nguyễn Thùy Mỹ Linh
Hà Đình Long
Trần Thị Hải
58
7. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng cây Lạc tiên (Passiflora foetida L.) tại tỉnh
Thái Nguyên
Research on the effect of planting time on the growth of Passiflora foetida L. in Thai Nguyen province Trịnh Đình Khá
Hà Duy Trường
Nguyễn Thị Thu Hiền
65
8. Sinh trưởng và năng suất rừng trồng Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ Growth and productivity of Tarrietia javanica plantation in some North Central provinces Vũ Đức Bình
Phạm Tiến Hùng
Phạm Xuân Đỉnh
Nguyễn Thị Thảo Trang
Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định
Nguyễn Thị Thanh Nga
Hà Văn Thiện
73
9. Hiện trạng gây trồng cây Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne) tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Cultivation of Docynia indica (Wall.) Decne in Than Uyen district, Lai Chau province Dương Văn Thảo
Bùi Thụy Anh
83
10. Đặc điểm cấu trúc không gian của các loài cây ưu thế trong rừng tự nhiên trung bình Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu Spatial structure characteristics of dominant species in medium natural forest at Binh Chau – Phuoc Buu nature reserve Nguyễn Văn Quý
Nguyễn Thanh Tuấn
Nguyễn Văn Hợp
Nguyễn Văn Thành
92
11. Nghiên cứu bổ sung kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng keo lai và Keo tai tượng sản xuất gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn Research on techniques to convert short-rotation to long-rotation acacia hybrid and Acacia mangium plantations for saw-logs production Trần Lâm Đồng
Đặng Văn Thuyết
Chu Ngọc Quân
Trần Hồng Vân
Hoàng Thị Nhung
Hoàng Văn Thành
Trần Anh Hải
Dương Quang Trung
Phạm Văn Vinh
106

 

12. Tương quan giữa nhân tố điều tra lâm phần với chỉ tiêu lý, hóa tính đất và thời gian bỏ hóa của rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Relationship between some inventory factors and soil physical and chemical properties and fallow time of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province Nguyễn Hoàng Hương
Trần Việt Hà
Cao Thị Thu Hiền
Lê Tuấn Anh
Vũ Thị Huyền
122
13. Thành phần và mức độ xâm hại của một số thực vật ngoại lai tại Tỉnh Lâm Đồng Alien invasive plants and their impact in Lam Dong province, Vietnam Nguyễn Thành Mến
Lương Văn Dũng
Hoàng Thanh Trường
Lưu Thế Trung
Phạm Trọng Nhân
Đồng Thị Hiền
135
14. Bước đầu xác định loài Mọt (Coccotrypes sp.) đục quả Đước (Rhizophora apiculata BL.) ở rừng ngập mặn tại vùng tây nam bộ Preliminary identification the beetle (Coccotrypes sp.) boring the propagules of mangrove (Rhizophora apiculata BL.) in the mangrove forest of the Southwest region Trần Xuân Hưng
Lê Văn Bình
146
15. Một số đặc điểm sinh học loài Xén tóc nâu Monochamus alternatus Hope (Coleoptera: Cerambycidae) hại thông mã vĩ tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam Some biological characteristics of longhorn beetle Monochamus alternatus Hope (Coleoptera: Cerambycidae) hamrful Pinus massoniana in some province North Vietnam Nguyễn Văn Thành
Lê Văn Bình
154
16. Ảnh hưởng của khối lượng riêng và một số đặc điểm cấu tạo đến độ co rút ngang gỗ Xoan ta (Melia azedarach L.) Effect of air-dry density and some anatomical features on transverse shrinkage of Melia azedarach L. wood Dương Văn Đoàn
Nguyễn Tử Kim
162
17. Development of automatic color recognition system for panel surface in laser sealing process Phát triển hệ thống nhận diện màu sắc tự động cho bề mặt ván gỗ công nghiệp trong máy dán cạnh bằng công nghệ laser Trong Tuan Nguyen
Jun Hua
Cong Chi Tran
Van Tuu Nguyen
Quoc Huy To
Tat Thang Nguyen
Bei Long Zhang,
169

ỨNG DỤNG MỘT SỐ MÃ VẠCH ADN
TRONG NHẬN DIỆN THÔNG XUÂN NHA
(Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen)

Phí Hồng Hải1, Hoàng Văn Sâm2, Hà Văn Huân2, Bùi Thị Mai Hương2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Thông xuân nha (Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen) là loài cây đặc hữu ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha và được đánh giá là Rất nguy cấp (CR) theo các tiêu chí B1ab (iii), B2ab (iii), C1, C2a (ii) của IUCN.

Trong nghiên cứu này, hai đoạn mã vạch AND gồm đoạn gen matK và trnH-psbA đã được lựa chọn để nghiên cứu trên đối tượng cây Thông xuân nha. Kết quả là đã tách chiết được AND tổng số từ các mẫu Thông xuân nha đảm bảo yêu cầu để làm khuôn cho việc nhân bản các đoạn mã vạch AND. Kết quả PCR nhân bản thành công đoạn gen matK và trnH-psbA với các băng điện di AND sắc nét, đặc hiệu. Các đoạn mã vạch AND đã được xác định và phân tích trình tự nucleotide bằng các phần mềm chuyên dụng, kết quả cho biết: Đoạn gen matK có kích thước là 802 bp, đoạn trnH-pbsA có kích thước 555 bp. Căn cứ vào khoảng cách di truyền và cây quan hệ di truyền cho thấy loài Thông xuân nha có quan hệ di truyền gần nhất với loài Thông pà cò (Pinus kwangtungensis) và Thông trắng hải nam (Pinus fenzeliana) với khoảng cách di truyền là 0,00, tiếp đến là loài Thông ba lá (Pinus kesiya) có khoảng cách di truyền là 1,13, Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii) có khoảng cách di truyền là 1,14 và tiếp đến là loài Thông đà lạt (Pinus dalatensis) có khoảng cách di truyền là 1,17. Đoạn gen matK có độ tương đồng 100% với nhiều loài thông khác nên không thể sử dụng đoạn gen matK này để làm mã vạch AND cho việc giám định loài Thông xuân nha, còn đoạn trnH-psbA lại có khả năng phân biệt loài Thông xuân nha với các loài thông khác khá tốt, nhưng vẫn tương đồng 100% so với loài Thông Pinus kwangtungensis. Vì vậy, để phân biệt được Thông xuân nha và loài thông Pinus kwangtungensis cần xác định thêm một số đoạn mã vạch AND khác để tìm ra đoạn đặc trưng cho loài Thông xuân nha.

Từ khóa: Thông xuân nha, Pinus cernua, mã vạch AND, quan hệ di truyền

Application of DNA barcode in identification of Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen

Pinus cernua L. K. Phan ex Aver., K. S. Nguyen & T. H. Nguyen is endemic to Xuan Nha Nature Reserve and is considered Critically endangered (CR) according to the B1ab (iii), B2ab(iii), C1, C2a(ii) criteria of the IUCN. In this study, two DNA barcodes including the gene segments of matK and trnH-psbA were selected for study on identification, discrimination and discovery of this new species. The DNA barcodes were amplified from total DNA of Pinus cernua by PCR technique. The PCR products indicated that all the bands have the size similar to the theoretical size of matK and trnH-psbA. Results of nucleotide sequencing of PCR product samples showed that the size of the isolated matK gene fragment was 802 bp and trnH-psbA fragment was 555 bp. These sequences were compared with other pine in NCBI we found that genetic distance between Pinus cernua and Pinus kwangtungensis was 0.00, and then Pinus cernua and Pinus kesiya, Pinus krempfii, Pinus dalatensis were 1.13, 1.14, 1.17, respectively. The matK gene fragment was 100% similar to many other common species of pine, so it is not possible to use this matK gene fragment as a DNA barcode for the identification of Pinus cernua, while the trnH-psbA segment is capable of distinguishing Pinus cernua from other common species of pine, but still had 100% similar to Pinus kwangtungensis. Therefore, in order to identify the Pinus cernua and Pinus kwangtungensis, it is necessary to study some more other DNA barcodes to find out the specific identification for the species.

Keywords: Pinus cernua, DNA barcode, genetic distance

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN VÀ NHẬN DẠNG NGUỒN GEN
CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq))  BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

Trần Thị Thu Hà1*, Phạm Đình Sâm2, Hà Thị Huyền Ngọc1, Nguyễn Thị Huyền1
Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Việt Hà1, Mai Thị Phương Thúy1, Nguyễn Hữu Thịnh2
Hoàng Thị Nhung2, Hồ Trung Lương2, Lê Sơn1

1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq)) là loài cây đa tác dụng, sinh trưởng nhanh và rất có giá trị ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc khai thác cây Ươi bằng hình thức chặt cành đang phổ biến hiện nay khiến cho loài này đứng trước nguy cơ bị đe dọa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ thị ITS để đánh giá đa dạng di truyền của 25 cây trội Ươi được thu thập từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế. Kết quả cho thấy trình tự nucleotide gen ITS của các mẫu nghiên cứu có sự tương đồng cao từ 94,01% đến 94,46% khi so với mẫu tham chiếu Scaphium lychnophorum AY083663.1. Mức độ tương đồng di truyền về trình tự nucleotide gen ITS của các mẫu Ươi nghiên cứu rất cao từ 97,96% đến 99,85%. Dựa vào cây quan hệ phát sinh, 25 cây trội Ươi trong nghiên cứu và mẫu tham chiếu được chia làm hai nhóm chính. Kết quả nghiên cứu này cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc khai thác hợp lý đồng thời gắn với việc bảo tồn nguồn gen loài cây bản địa quan trọng này.

Từ khóa: Cây Ươi, chỉ thị ITS, đa dạng di truyền, nguồn gen

Genetic diversity assessment and genetic resources indentification of (Scaphium macropodum (Miq) using moleculer markers

Scaphium macropodum is a multi-purpose species that grows fast and is very valuable in Vietnam. However, the exploitation of this species by cutting branches is popular at present, triggering this species for being in danger of being threatened. Therefore, in this study, we have used the ITS marker to sequencing and have identified 25 sequence segments of 25 leaf samples of S. macropodum collected from Quang Nam, Quang Ngai and Thua Thien Hue provinces that have similarities in the range from 94.01% to 94.46% with reference sample AY083663.1 Scaphium lychnophorum. At the same time, research results have also determined that the genetic similarity of the nucleotide sequence of the samples is very high (ranging from 97.96 – 99.85%). Based on the phylogenetic tree, 25 S. macropodum samples in the study and the reference sample were divided into two main groups. The results of this study are very important for the proper exploitation and the conservation of the genetic resources of this important indigenous plant species as well.

Keywords: Genetic diversity, gene resources, ITS (Internal Transcribed Spacer) marker, Scaphium macropodum

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG KEO LAI NĂNG SUẤT CAO BV376, BV586, BB055 BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ

Văn Thu Huyền1, Mai Thị Phương Thúy1, Đồng Thị Ưng1, Nguyễn Anh Dũng1
Lê Thị Hoa1, Lưu Thị Quỳnh1, Hoàng Thị Hồng Hạnh1, Đỗ Hữu Sơn1
Nguyễn Đức Kiên1, Đỗ Tiến Phát2, Lê Sơn1

1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Công nghệ Sinh học – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Trong thời gian gần đây, một số giống keo lai có năng suất, chất lượng cao đã được nghiên cứu chọn tạo nhằm bổ sung nguồn giống có phẩm chất di truyền được cải thiện cho cơ cấu cây trồng rừng. Để phát triển các giống này vào sản xuất, việc nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô là việc làm có ý nghĩa. Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các dòng BV376, BV586 và BB055 đã được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học, kết quả nghiên cứu cho thấy: Phương pháp khử trùng thích hợp là HgCl2 nồng độ 0,1% trong vòng 5 phút cho tỷ lệ bật chồi cao nhất đạt 37,5%. Môi trường nuôi cấy cơ bản MS có cải tiến về thành phần và nồng độ các chất đa lượng, vi lượng (MS2) có bổ sung BAP nồng độ 1,5 mg/l và NAA 0,5 mg/l cho tỷ lệ nhân chồi cao (hệ số nhân chồi đạt từ 4,9 – 5,8), chất lượng chồi tốt. Môi trường 1/2MS2 có bổ sung IBA nồng độ 1,5 – 2,0 mg/l cho tỷ lệ ra rễ trên 80%. Kết quả này là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô cho các dòng keo lai mới chọn tạo từ đó tiến hành công tác chuyển giao giống và quy trình nhân giống cho các đơn vị nghiên cứu và sản xuất giống cây lâm nghiệp để phát triển các giống mới này vào trồng rừng sản xuất.

Từ khóa: keo lai, nhân chồi, nhân giống in vitro, nuôi cấy mô, ra rễ

In vitro micropropagation for newly seleted acacia hybrid clones BV376, BV586 và BB055

Recently, a number of high-yield acacia hybrid clones have been researched and selected to improve genetic quality for forest plantation. To develop these varieties into production, research on propagation by tissue culture is necessary. Research on propagation by tissue culture for acacia hybrid clones BV376, BV586 and BB055 was carried out at the Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology. The research results showed that the optimal method for bud sterilization was soaked in HgCl2 0.1% for 5 minutes that gave the highest budding rate of 37.5%. The basal culture medium Murashige and Skoog (MS) with improved composition and concentration of macro-nutrients and micro-nutrients (MS2) with 1.5 mg/l BAP and 0.5 mg/l NAA for high shoot multiplication (4.9 – 5.8 shoots per clump). The 1/2MS2 medium + IBA concentration of 1.5 – 2.0 mg/l produced over 80% of rooted shoots. This result provides an important basis for a propagation process by tissue culture for newly selected acacia hybrid lines.

Keywords: acacia hybrid, in vitro propagation, multi-shoot, rooting, tissue culture

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÁC DÒNG KEO LAI MỚI
(Acacia mangium Acacia auriculiformis) BV350 VÀ BV523
BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

Tạ Thu Trang1, Khuất Thị Hải Ninh2, Đỗ Hữu Sơn1, Cấn Thị Lan1
Kiều Thị Hà1, Nguyễn Thị Thu Dung1

1Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống cây rừng,
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
2Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhân giống các dòng keo lai mới (Acacia mangium ´ Acacia auriculiformis) BV350 và BV523 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sẽ góp phần hoàn hiện quy trình chọn tạo giống keo lai mới. Kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hai dòng keo lai mới cho thấy việc sử dụng chồi vượt hay chồi nách làm vật liệu vào mẫu, khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 7 phút cho hiệu quả cao nhất: tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi (HSNC) hữu hiệu ở hai dòng keo lai BV350 và BV523 lần lượt là 40,4% và 42,6%. Tuy nhiên, việc sử dụng javen 3 – 5% trong thời gian 7 phút cũng cho hiệu quả khá tốt với tỷ lệ mẫu sạch nảy chồi hữu hiệu ở hai dòng keo lai mới lần lượt là 31,9% và 33,7%. Để giảm bớt độc hại cho người dùng và cho môi trường thì việc dùng javel trong khử trùng được khuyến kích hơn là dùng HgCl2 mặc dù hiệu quả kém hơn. Các chồi hữu hiệu được tái sinh trong môi trường Murashige và Skoog cải tiến (MS*) có bổ sung 1 mg/l BAP. Hệ số nhân chồi cao nhất đạt được trong môi trường MS* +1,0 mg/l BAP + 0,5 mg/l kinetin (BV350 có HSNC: 2,66 lần; BV523 có HSNC: 2,78 lần). Tỷ lệ chồi hữu hiệu cao nhất đạt được trong môi trường MS* + 1,0 mg/l BAP + 0,5 mg/l Kn + 1,0g/l AC (dòng keo lai BV350 có tỷ lệ chồi hữu hiệu và chiều cao của chồi lần lượt là 87% và 3,75 cm; BV523 có tỷ lệ chồi hữu hiệu và chiều cao của chồi lần lượt là 88% và 3,7 cm). Chồi hữu hiệu đạt tiêu chuẩn được ra rễ trong môi trường 1/2MS* + 2 mg/l IBA, tỷ lệ ra rễ đạt 86,7% và 92,2% với hai dòng keo lai tương ứng. Thời gian huấn luyện 7 ngày cho tỷ lệ cây con sống ở ngoài vườn ươm cao với hai dòng keo lai lần lượt là 84,4% và 82,2%.

Từ khóa: keo lai, nuôi cấy mô

Study on propagation of new acacia hybrid clones (Acacia mangium ´ Acacia auriculiformis) BV350 and BV523 by tissue culture method

Study on propagating of new acacia hybrid clones (Acacia mangium ´ Acacia auriculiformis) BV350 and BV523 by tissue culture method was investigated. The results has a the potential to contribute to completing the process of selecting and creating new acacia hybrids. The results of propagation by tissue culture method of two new acacia hybrid lines showed that the use of overshoot or axillary buds as the sample material, sterilization with 0.1% HgCl2 for 7 minutes provided the highest efficiency. The effective budding (HSNC) of two acacia hybrid lines BV350 and BV523 were 40.4% and 42.6%, respectively. However, the use of 3 – 5% javen for 7 minutes also gave good results with the effective percentage of clean samples budding of two new acacia hybrid lines were 31.9% and 33.7%, respectively. To reduce toxicity to users and the environment, the use of javel in disinfection is recommended over HgCl2 although less effective. Effective shoots were regenerated in modified Murashige and Skoog medium (MS*) supplemented with 1 mg/l BAP. The highest shoot multiplication coefficient was obtained in MS* + 1.0 mg/l BAP + 0.5 mg/l kinetin medium (BV350 has HSNC: 2,66 times; BV523 has HSNC: 2,78 times). The highest effective shoot ratio was obtained in MS* + 1.0 mg/l BAP + 0.5 mg/l Kn + 1.0 g/l AC medium (The effective shoot ratio and height of shoots of acacia hybrid BV350 were 87% and 3.75 cm, respectively; BV523 had effective shoot ratio and shoot height of 88% and 3.7 cm, respectively). Qualified effective shoots were rooted in 1/2MS* + 2 mg/l IBA medium, the rooting rate was 86.7% and 92.2% with two acacia hybrid lines respectively. The training time at 7 days gave a high percentage of seedlings survival. The survival rate of BV350 and BV523 lines was 84.4% and 82.2%, respectively.

Keywords: acacia hybrid, tissue culture

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ KỸ THUẬT
NHÂN GIỐNG CÂY SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav.) TỪ HẠT

Nguyễn Kiên Cường1, Đỗ Thị Ngọc Hà1, Phùng Văn Tỉnh1,
Võ Đại Hải2, Nguyễn Minh Thanh3

1Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống, kỹ thuật nhân giống cây Sấu tía (Sandoricum indicum Cav.) từ hạt. Về đặc điểm sinh lý hạt giống: quả Sấu tía rộng 40,2 mm và dài 48,6 mm, khối lượng 1.000 quả là 47,67 kg, 1 quả có 3 đến 5 hạt; hạt Sấu tía dài 24,8 mm, rộng 13,6 mm, dày 10,7 mm; khối lượng 1.000 hạt là 1.829 g; độ ẩm của hạt Sấu tía 43,2%, thuộc nhóm hạt có độ ẩm cao, hạt mất sức nảy mầm nhanh. Xử lý hạt nảy nầm tốt nhất là ngâm nước thường (22oC) trong 24 giờ cho tỷ lệ nảy mầm của hạt mới thu hái 97,8% và thế nảy mầm là 35,5%, thời gian nảy mầm của hạt tập trung 8 – 10 ngày; hạt bảo quản thường ở trong phòng (22 – 270 C) là biện pháp bảo quản hạt tốt nhất, thời gian tối đa được 3 – 4 tháng. Kết quả nghiên cứu gieo ươm cây con Sấu tía trong bầu PE có đáy kích thước 17 ´ 22 cm sau 11 tháng với hỗn hợp ruột bầu 48% đất tầng A + 2% phân vi sinh sông Gianh + 50% mùn cưa và không che sáng cho kết quả tốt nhất, đạt đường kính gốc 12,3 mm, chiều cao cây 119,7 cm, tỷ lệ sống 91,6%.

Từ khóa: Sinh lý hạt giống, nhân giống từ hạt, cây Sấu tía

Research on physiological characteristics of seeds and propagation techniques of Sandoricum indicum Cav. from seeds

This paper presents the results of research on physiological characteristics of seeds and propagation techniques of Sandoricum indicum Cav. from seeds. In terms of seed physiology: fruit size is 40.2 mm wide and 48.6 mm long, the weight of 1,000 fruits is 47.67 kg, 1 fruit has 3 to 5 seeds; medium size of seed attains 24.8 mm, 13.6 mm, 10.7 mm in length, width and thickness respectively; the heaviness of 1,000 seeds weighs 1,829 g; with the moisture content of seed of 43.2%, belongs to high humidity group, seeds lose their germination quickly; The best treatment for germination is soaking in normal water (22oC) in 24 hours for the germination rate of newly harvested seeds of 97.8% and germination energy of 35.5%, the germination period spans 8 – 10 days; Seed storage in room with nomal temperature (22 – 270 C) to be the best method to preserve seeds with maximum period of 5 months. Research outcome of sowing seedlings in PE bags size of 17 cm ´ 22 cm after 11 months with a mixture of substrate 48% soil A layer + 2% Gianh river microbial fertilizer + 50% sawdust without covering the light provides the best result, reaching 12.3 mm of stump diameter, 119.7 cm of tree height and a survival rate of 91.6%.

Keywords: Physiological characteristics of seeds, propagation techniques from seeds, Sandoricum indicum Cav.

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG
CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq)) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP

Đoàn Đình Tam, Nguyễn Thùy Mỹ Linh, Hà Đình Long, Trần Thị Hải

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Ươi (Scaphium macropodum) là cây bản địa đa tác dụng và có giá trị kinh tế nhưng chu kỳ ra quả dài (4 – 5 năm), hạt mất sức nảy mầm nhanh nên việc chủ động nguồn giống phục vụ trồng rừng gặp nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Ươi bằng phương pháp ghép từ những gốc ghép và hom ghép được lấy từ các cây trội đã được tuyển chọn sẽ giúp chủ động nguồn giống và tạo ra được nguồn giống tốt, có xuất xứ rõ ràng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng hom ghép có độ dài từ 6 – 8 cm ghép trên gốc ghép có độ tuổi từ 11 – 13 tháng vào vụ Xuân – Hè (tháng 3 – 5) bằng phương pháp ghép nêm cho hiệu quả nhân giống cao nhất đối với cây Ươi. Tại các thí nghiệm này, tỷ lệ ra chồi của cây ghép đạt từ 68,9% đến 87%, cây ra chồi sớm. Sau khi ghép 120 ngày, cây sinh trưởng tốt khi đường kính chồi ghép đạt từ 1,2 – 1,3 cm, chiều cao chồi ghép đạt từ 23 –  26,5 cm.

Từ khóa: Cây Ươi, nhân giống, kỹ thuật ghép

Research on propagation of Scaphium macropodum (Miq) utilizing grafting techniques

Scaphium macropodum is a multi-purpose and high valuable indigenous species. Nevertheless, the initiative of source seed is facing difficulties due to a long fruiting cycle (4 – 5 years) and rapid loss of seed germination. Conducting research on application of grafting techniques using grafting stocks and cuttings taken from selected plus trees will help proactively source seeds and create good seed sources with identified provenance. The research results indicated that using cuttings with a length of 6 cm – 8 cm, grafted on rootstock at the age of 11 – 13 months, in spring – summer period (March – May), and applied cleft draft technique is the most effective propagation method of Uoi. In this experiments, the survival rate and rate of sprouting shoots of grafted plants reach from 68.9% to 87% and appearance of early shoots. After 120 days of grafting, the plant grows well with the diameter of grafted shoots reaches from 1.2 cm to 1.3 cm and the height obtains 23 cm – 26.5 cm.

Keywords: Scaphium macropodum, propagation, grafting technique

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ TRỒNG
ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY LẠC TIÊN (Passiflora foetida L.)
TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Trịnh Đình Khá1, Hà Duy Trường2, Nguyễn Thị Thu Hiền1,2*

1Trường Đại học Thủy lợi, Hà Nội
2Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

TÓM TẮT

Công trình này tiến hành đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng của cây Lạc tiên nhân giống bằng hạt trồng tại Thái Nguyên. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 4 công thức (CT) và được nhắc lại 3 lần/mỗi công thức. Chi tiết các công thức trong thí nghiệm như sau: CT1 (trồng ngày 10/3/2019), CT2 (trồng ngày 25/3/2019), CT3 (trồng ngày 10/4/2019), CT4 (trồng ngày 25/4/2019). Kết quả nghiên cứu đã xác định được công thức CT1 có chiều dài thân chính trung bình (vn) cao nhất so với 3 công thức còn lại; công thức CT2 có đường kính gốc trung bình (00) lớn nhất ở giai đoạn sau 7 đến 28 ngày trồng ngoài mô hình đồng ruộng và công thức CT1 có đường kính gốc trung bình (00) lớn nhất ở giai đoạn sau 35 ngày trồng ngoài mô hình đồng ruộng; công thức CT2 và CT1 lần lượt đạt giá trị tăng trưởng chiều cao và đường kính gốc cao nhất; công thức CT1 đạt sinh khối tươi/cây trung bình cao nhất là 18.115,62 kg/ha và sinh khối cây khô là 3.211,25 kg/ha.

Từ khóa: Ảnh hưởng thời vụ, Lạc tiên, Passiflora foetida L., Thái Nguyên

Research on the effect of planting time on the growth of Passiflora foetida L. in Thai Nguyen province

The experiment was conducted to determine the effects of planting time on the growth of Passiflora foetida L. in Thai Nguyen province. The experiment design was a randomized complete block design (RCBD) with 4 formulas (CT) and repeated 3 times per one. The formulas in the experiment include: CT1 (planted on March 10, 2019), CT2 (planted on March 25, 2019), CT3 (planted on April 10, 2019), CT4 (planted on April 25, 2019). The results of the study have determined that, CT1 had the highest average value of main stem length (vn) compared to 3 left formulas; CT2 had the highest average value of diameter (00) at the period after 7 days to 28 days of planting in the field, while CT1 had the highest average value of diameter at the stage after 35 days of planting in the field; CT2 and CT1 achieved the highest growth values of main stem length and diameter; CT1 achieved the highest average value of fresh biomass with 18,115.62 kg/ha and dried biomass with 3,211.25 kg/ha.

Keywords: Effect of planting time, Passiflora foetida L., Thai Nguyen province

SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT
RỪNG TRỒNG HUỶNH (Tarrietia javanica Blume)
Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Vũ Đức Bình, Phạm Tiến Hùng, Phạm Xuân Đỉnh, Nguyễn Thị Thảo Trang,
Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định, Nguyễn Thị Thanh Nga, Hà Văn Thiện

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Kết quả điều tra, đánh giá 16 mô hình rừng trồng Huỷnh ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cho thấy, Huỷnh đang được trồng với mục đích cung cấp gỗ lớn theo 3 phương thức gồm: Trồng thuần loài, trồng hỗn giao và trồng làm giàu rừng. Nhìn chung, tỷ lệ sống các mô hình rừng trồng Huỷnh không cao, dao động từ 34,55% đến 92,42%. Tỷ lệ sống của Huỷnh trong các mô hình rừng trồng có xu hướng giảm dần theo tuổi. Tại tuổi 4, tỷ lệ sống trung bình của Huỷnh trong các mô hình đạt từ 82,13% đến 96,0%, đến giai đoạn 13 – 15 tuổi tỷ lệ sống giảm xuống còn từ 58,18% đến 80,0% và đến tuổi 31 tỷ lệ sống chỉ còn 49,16%. Huỷnh là cây bản địa có sinh trưởng tương đối nhanh. Ở các mô hình trồng thuần loài mật độ hiện tại từ 380 – 1.027 cây/ha; (rD1,3) từ 0,88 – 1,64 cm/năm; (rHvn) đạt từ 0,67 – 1,59 m/năm và (∆M) đạt từ 2,75 – 14,35 m3/ha/năm. Trong các mô hình trồng rừng hỗn loài, Huỷnh có sinh trưởng tốt hơn so với các loài cây bản địa như Sao đen, Dầu rái, Sến trung và sinh trưởng chậm hơn so với Lát hoa và Keo tai tượng. Mô hình trồng làm giàu rừng giai đoạn 6 tuổi và 8 tuổi có (rD1,3) 0,82 – 0,85 cm/năm; (rHvn) 0,68 – 0,80 m/năm. Mô hình rừng trồng thuần loài 23 tuổi tại Quảng Bình có sinh trưởng tốt nhất với D1,3= 29,0 cm; Hvn = 22,9 m; Dt = 5,1 m; mật độ hiện tại là 434 cây/ha, trữ lượng đạt 330,0 m3/ha, (rM) đạt 14,35 m3/ha/năm. Tại tuổi 4, cây Huỷnh đạt thể tích trung bình là 0,0107 m3/cây, đến tuổi 23 đạt 0,5160 m3/cây, tuổi 26 đạt 0,7069 m3/cây và đến tuổi 31 đạt 0,7159 m3/cây.

Từ khóa: Năng suất, Huỷnh, sinh trưởng

Growth and productivity of Tarrietia javanica plantation in some North Central provinces

Results of the evaluation of 16 models of Tarrietia javanica plantation in the North Central provinces show that T. javanica is being planted to provide large timber in three modes: pure planting, mixed planting and enrichment planting. In general, models of T. javanica have low survival rates, ranging from 34.55% to 92.42%. The survival rate of T. javanica these models trend decrease with age. At the age of 4, the average survival rate of T. javanica species in planted model from 82.13% to 96.0%, by the period 13 – 15 years old, the survival rate decreased from 58.18% to 80.0% and by the age of 31, the survival rate is only 49.16%. T. javanica is an indigenous tree with relatively fast growth. In pure plantation models, the current density was from 380 – 1,027 trees/ha; (rD1,3) was from 0.88 – 1.64 cm/year; (rHvn) reached from 0.67 to 1.59 m/year and (rM) reached from 2.75 to 14.35 m3/ha/year. In the mixed planting models, T. javanica had better growth than some indigenous species such as Hopea odorata, Dipterocarpus alatus, Homalium ceylanicum and it was slower than Chukrasia tabularis and Acacia mangium. The model of enrichment planting at age of 6 and 8 years old has reached (rD1,3) 0.82 – 0.85 cm/year; (rHvn) 0.68 – 0.80 m/year. The 23 – year-old pure planting model in Quang Binh has the best growth with (D1,3) = 29.0 cm; Hvn = 22.9 m; Dt = 5,1 m; with a current density of 434 trees/ha, yield reached 330.0 m3/ha, (rM) reached 14.35 m3/ha/year. At age of 4, the average volume of T. javanica was 0.0107 m3/tree, at age 23, it reached 0.5160 m3/tree and at age 26, it reached 0.7069 m3/tree, and by the age 31, the average volume was 0.7159 m3/tree.

Keywords: Growth, productivity, Tarrietia javanica

HIỆN TRẠNG GÂY TRỒNG CÂY SƠN TRA (Docynia indica (Wall.) Decne)
TẠI HUYỆN THAN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

Dương Văn Thảo1, Bùi Thụy Anh2

1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
2Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên, Lai Châu

TÓM TẮT

Cây Sơn tra đã được gây trồng tại huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu từ năm 2015 với định hướng phát triển vùng nguyên liệu nhưng chưa có báo cáo đánh giá hiện trạng. Bài báo này đánh giá hiện trạng gây trồng Sơn tra tại Than Uyên. Kết quả cho thấy tổng diện tích Sơn tra tại Than Uyên đạt 397,5 ha. Nguồn giống Sơn tra đã được sử dụng để trồng rừng trong những năm qua đều là cây hạt, nhập từ tỉnh Yên Bái. Khi trồng xen với Thông mã vĩ kết hợp với các kỹ thuật thâm canh, cây Sơn tra sinh trưởng tốt, đặc biệt ở mật độ 400 – 600 cây/ha. Cây Sơn tra trồng trên đất tốt, tầng dày, ẩm, giàu mùn sinh trưởng tốt. Ngược lại ở những nơi đất tầng mỏng, khô, xấu cây sinh trưởng kém, bị sâu, bệnh hại phổ biến. Xén tóc đục thân, bệnh khô cành ngọn và bệnh đốm quả, thối quả đã được ghi nhận là sinh vật gây hại chính trên cây Sơn tra ở Than Uyên. Do đó cần phát triển cây Sơn tra theo hướng thâm canh và nghiên cứu các biện pháp quản lý sâu, bệnh hại để phát triển bền vững rừng trồng Sơn tra tại Than Uyên, Lai Châu.

Từ khóa: Hiện trạng, Lai Châu, Sơn tra, gây trồng

Cultivation of Docynia indica (Wall.) Decne) in Than Uyen district, Lai Chau province

Docynia indica has been planting in Than Uyen district, Lai Chau province since 2015 with the development orientation as material areas. However, so far, there have not been assessment reports on the growth and development of these cultivation models. This study aims to assess the cultivation of D. indica in Than Uyen. The survey results showed that the total area of Son tra in Than Uyen reached 397.5 ha. However, only the seedling originating from Yen Bai province was used for afforestation over the years. When intercropping with Pinus massoniana and applying intensive silviculture techniques, the D. indica trees grow well, especially at a density of 400 – 600 trees/ha. With the good soil, thick, moist, rich in humus, the plants grow very well. In contrast, in the bad soil, thin, dry, the plants grow poorly, and are attacking by pests and diseases. Longhorn beetle, drying branches disease, fruit spot disease and fruit rot disease have been recorded as major pests and diseases in D. indica in Than Uyen. Therefore, it is necessary to develop this species in the direction of intensive silviculture and to continuing research on pest and disease management measures to sustainably cultivate D. indica in Than Uyen district, Lai Chau province.

Keywords: Cultivation, Docynia indica, Lai Chau, Silviculture

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC KHÔNG GIAN
CỦA CÁC LOÀI CÂY ƯU THẾ TRONG RỪNG TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU – PHƯỚC BỬU

Nguyễn Văn Quý1, Nguyễn Thanh Tuấn1, Nguyễn Văn Hợp1, Nguyễn Văn Thành2

1Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Lấy ArcGIS làm nền tảng, nghiên cứu sử dụng công cụ tạo đa giác Thiessen, TIN để xây dựng lược đồ Voronoi và lưới tam giác Delaunay của các loài cây trong ô tiêu chuẩn tạm thời (OTC) 1ha thuộc trạng thái rừng tự nhiên trung bình tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu với mục tiêu nghiên cứu đặc điểm phân bố không gian của các loài cây ưu thế. Số liệu thu thập trong OTC bao gồm: DBH, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, tên loài và tọa độ của tất cả các cây gỗ (DBH > 5 cm). Dựa vào lược đồ Voronoi và lưới tam giác Delaunay đã tính toán được 5 chỉ số cấu trúc không gian theo từng loài ưu thế. Nghiên cứu đã xác định được 5 loài cây ưu thế trong tổng số 67 loài cây trong OTC, thứ tự với chỉ số IV% lần lượt là Táu trắng (17,47%), Máu chó thấu kính (14,73%), Trường chua (8,69%), Cà ná (6,9%) và Trâm vối (5,39%). Đặc điểm cấu trúc không gian chỉ ra rằng lâm phần có sự đa dạng về loài cây gỗ với mức độ hỗn loài rất cao (M » 0,83), mật độ phân bố dày, 4/5 loài ưu thế (ngoại trừ Cà ná) phân bố đều ở các tầng tán rừng (U » 0,2), chỉ số đồng góc và độ tụ hợp đều cho thấy 3/5 loài ưu thế (Táu trắng, Máu chó thấu kính và Cà ná) có dạng phân bố cụm, 2/5 loài ưu thế (Trâm vối và Trường chua) có dạng phân bố ngẫu nhiên. Kết quả của nghiên cứu giúp nắm được đặc điểm sinh trưởng của quần xã thực vật rừng, làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, đề xuất các phương án quản lý rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời nghiên cứu cũng đề xuất sử dụng ArcGIS trong nghiên cứu đặc điểm cấu trúc không gian lâm phần bởi đây là cách tiếp cận có nhiều ưu điểm hơn so với các phần mềm khác.

Từ khóa: Cấu trúc không gian, loài ưu thế, phần mềm ArcGIS, lược đồ Voronoi, lưới tam giác Delaunay

Spatial structure characteristics of dominant species in medium natural forest at Binh Chau – Phuoc Buu nature reserve

This article used Create Thiessen Polygons and TIN tools in ArcGIS to build the Voronoi diagram and Delaunay triangular networks of all tree species in 1ha – plot of the medium natural forest state at Binh Chau – Phuoc Buu Nature Reserve with the objective study the spatial structural characteristics of dominant tree species. Data collected in the plot include DBH, crown diameter, overall height, tree species names, and coordinates of all trees (DBH > 5 cm). The article identified 5 dominant species of 67 tree species in the study plot with the descending order of IV% index were Vatica odorata (17.47%), Knema lenta (14.73%), Nephelium chryseum (8.69%), Garcinia merguensis (6.9%) and Syzygium cumini (5.39%). The spatial distribution characteristics of the stand was a species diversity, the mingling of dominant species was complete mixture (M » 0.83), the density distribution was dense, 4 of 5 dominant species (except G. merguensis) were regular distributed in the canopy layers (U » 0.2), the uniform angle index and the coefficient of variation both showed that 3 of 5 dominant species (V. odorata, K. lenta and G. merguensis) were clumped distribution, 2 of 5 dominant species (S. cumini and N. chryseum) were random distribution. Research results help to grasp the growth characteristics of forest plant communities, serve as a scientific basis for biodiversity protection and propose sensible forest management measures in the study area. At the same time, the article also proposes to use ArcGIS in studying the spatial structure characteristics of the stand because this approach has many advantages over other software.

Keywords: Spatial structural, dominant species, Voronoi diagram, Delaunay triangular networks, ArcGIS

NGHIÊN CỨU BỔ SUNG KỸ THUẬT CHUYỂN HÓA
RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG SẢN XUẤT GỖ NHỎ THÀNH RỪNG GỖ LỚN

Trần Lâm Đồng1, Đặng Văn Thuyết1, Chu Ngọc Quân2, Trần Hồng Vân1,
Hoàng Thị Nhung1, Hoàng Văn Thành1, Trần Anh Hải1,
Dương Quang Trung1, Phạm Văn Vinh1

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, 2Vườn Quốc gia Ba Vì

TÓM TẮT

keo lai và Keo tai tượng là loài cây trồng chủ lực sản xuất gỗ trong nước, nhưng chủ yếu được trồng với chu kỳ ngắn để sản xuất dăm gỗ. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và chủ trương, chính sách thúc đẩy chuyển hóa rừng keo sản suất gỗ nhỏ sang gỗ lớn, trong thực tiễn những lo ngại về ảnh hưởng của gió bão tới rừng trồng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật gì để đảm bảo hiệu quả của chuyển hóa rừng vẫn làm cho chủ rừng lo ngại. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của gió bão tới rừng trồng keo và thí nghiệm ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tỉa thưa và bón phân sau tỉa thưa làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật chuyển hóa rừng thích hợp. Kết quả cho thấy, rừng trồng keo lai và Keo tai tượng có khả năng chống chịu gió bão kém, và bị đổ gãy ở quy mô lớn dưới tác động của các cơn bão cấp 10 trở lên. Trong khi đó, các loài cây này chủ yếu được trồng ở những vùng có chu kỳ xuất hiện các cơn bão từ cấp 10 trở lên từ 1,6 – 6,4 năm/cơn, giảm dần từ Quảng Ninh tới Ninh Thuận. Dưới tác động của các cơn bão lớn, có sự ảnh hưởng rõ rệt giữa hướng phơi và địa hình tới tỷ lệ số cây bị thiệt hại trong lâm phần; các yếu tố khác như giống, mật độ hiện tại và tuổi rừng không có sự khác biệt. Tỉa thưa có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng đường kính và tỷ lệ gỗ lớn của lâm phần. Độ tuổi tỉa thưa thích hợp từ 3 – 5 tuổi tùy theo mật độ hiện tại của rừng. Tỷ lệ cây bị khuyết tật và chết hàng năm do gió bão và sâu bệnh cao, nên lâm phần đưa vào chuyển hóa cần có số lượng cây mục đích đủ lớn, tối thiểu 1.200 cây/ha. Mật độ để lại ở lần tỉa thưa đầu tiên cần đảm bảo trong khoảng 800 – 1.000 cây/ha đối với keo lai và 750 – 950 cây/ha đối với Keo tai tượng, tùy theo mật độ hiện tại và tuổi rừng. Chưa thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của bón phân sau tỉa thưa tới sinh trưởng và năng suất rừng keo lai và Keo tai tượng.

Từ khóa: Rừng trồng, chuyển hóa rừng, tỉa thưa, mật độ để lại, bón phân, gió bão

Research on techniques to convert short-rotation to long-rotation acacia hybrid and Acacia mangium plantations for saw-logs production

acacia hybrid and A. mangium are the major species in wood production in the Vietnam. However, they are mainly grown with a short rotation to produce wood chips. Although there have been many studies and policies to promote the conversion of short-rotation to long-rotation acacia plantation for saw-log production, in practice concerns of forest owners about the impact of typhoons on long-rotation plantations and how thinning techniques are used to ensure the effectiveness of conversion are the major constraints. This study evaluates the influence of typhoons on acacia plantations and experiments on the effects of thinning techniques and post-thinning fertilizer application as a basis for proposing appropriate techniques. The results show that the acacia hybrid and A. mangium plantations have poor wind and storm resistance, and are damaged on a large scale under the impact of storms level 10 or higher. However, these trees are mainly grown in areas with a high frequency of typhoons of such levels, from 1.6 to 6.4 years/storm, decreasing gradually from Quang Ninh to Ninh Thuan province. Under the impact of these storms, there is a significant influence of plantation exposure direction and topography on the percentage of damaged trees in the acacia stand; Other factors such as species, current tree density and age were not significantly different. Thinning had a significant effect on growth of diameter and saw-log volume of the stand. The appropriate age of thinning is from 3 to 5 years old depending on the current tree density of the plantation. The rate of defect trees and annual death due to wind storms, pests and diseases are high, so the selected plantation for conversion should have a minimum number of purpose trees of 1200 trees/ha. The number of tree remained after the first thinning should be in the range of 800 – 1.000 trees/ha for acacia hybrid and 750 – 950 trees/ha for A. mangium, depending on the current tree density and age of selected plantation. There was no signification difference of post-thinning fertilizer application on growth and productivity of both acacia hybrid and A. mangium plantations.

Keywords: Acacia plantation, short-rotation to long-rotation, thinning, tree density, fertilizer application, typhoon effect

TƯƠNG QUAN GIỮA NHÂN TỐ ĐIỀU TRA LÂM PHẦN VỚI CHỈ TIÊU
LÝ, HÓA TÍNH ĐẤT VÀ THỜI GIAN BỎ HÓA CỦA RỪNG PHỤC HỒI
SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Nguyễn Hoàng Hương1, Trần Việt Hà1, Cao Thị Thu Hiền1,
Lê Tuấn Anh1, Vũ Thị Huyền2

1Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
2Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

TÓM TẮT

Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa một số nhân tố điều tra lâm phần cơ bản của rừng phục hồi sau canh tác nương rẫy với một số chỉ tiêu lý, hóa tính của đất và thời gian bỏ hóa tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Nhóm nghiên cứu đã thiết lập 50 ô tiêu chuẩn (OTC) [mỗi ô có diện tích 1.000 m2 (40 ´ 50 m)] để thu thập số liệu về tầng cây tái sinh (là những cây có đường kính ngang ngực < 6 cm). Mẫu đất được thu thập trên các OTC theo phương pháp lấy mẫu tổng hợp (TCVN 9487 –  2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ cây tái sinh và chiều cao bình quân cây tái sinh chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi số năm bỏ hóa, hàm lượng mùn (M%) và độ xốp (P%) của đất theo các dạng phương trình: Mật độ = 107,636 + 17,121*năm + 0,914*độ xốp + 17,871*mùn; Chiều cao bình quân = 0,016 + 0,201*năm + 0,0035*độ xốp + 0,029*mùn. Hai nguyên tắc xác định tiêu chí thành rừng là (1) đối tượng đánh giá là những cây tái sinh có Hvn ≥ 0,5 m và (2) mật độ cây tái sinh N­(H ≥ 0,5 m) ≥ 500 cây/ha và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung là các lựa chọn phù hợp cho các đối tượng rừng phục hồi sau nương rẫy tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Độ xốp đất, mật độ tái sinh, phục hồi rừng, tính chất lý hóa của đất, tương quan tuyến tính

Relationship between some inventory factors and soil physical and chemical properties and fallow time of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province

This paper presents the results of research on the relationship between some basic inventory factors of forest rehabilitation after shifting cultivation and soil physical and chemical properties and fallow time in Moc Chau district, Son La province. A total of 50 temporary sample plots was established [(each plot has an area of 1,000 m2 (40 ´ 50 m))] and data was collected for regenerations (trees with diameter at breast height < 6 cm). Soil samples were collected on sample plots according to TCVN 9487 –  2012. The results showed that the density of regenerations and the average height of regenerations were mainly influenced by the number of fallow years, soil organic matter (M%) and soil porosity (P%). Research results showed the equations representing the relationship between density and average height of regenerations are: Density = 107,636 + 17.121*fallow years + 0.914*soil porosity + 17.871*soil organic matter; Average height = 0.016 + 0.201*fallow year + 0.0035*soil porosity + 0.029*soil organic matter. Two principles for determining the criteria for forest formation are recommended, including: (1) the assessed objects are regenerations with total tree height HVN ≥ 0.5 m and (2) the density of regenerations NH ≥ 0.5 m ≥ 500 trees/ha and silvicultural measures including: zoning to promote natural regeneration and zoning to promote natural regeneration with additional planting are suitable options for the forests recovered after shifting cultivation in the study area.

Keywords: Soil porosity, regeneration density, forest rehabilitation, soil physical and chemical properties, linear regression

THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ XÂM HẠI CỦA MỘT SỐ THỰC VẬT NGOẠI LAI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG

Nguyễn Thành Mến1, Lương Văn Dũng2, Hoàng Thanh Trường1, Lưu Thế Trung1,
Phạm Trọng Nhân1, Đồng Thị Hiền1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Trường Đại học Đà Lạt

TÓM TẮT

Điều tra thực địa được thực hiện trên 2 thành phố và 10 huyện của tỉnh Lâm Đồng; với 10 loài thực vật ngoại lai phổ biến. Trong đó, các loài ngoại lai xâm hại gồm: Bèo tây (Eichhornia crassipes), Cây ngũ sắc (Lantana camara), Cỏ lào (Chromoleana odorata), Trinh nữ móc (Mimosa diplotricha), Trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra); Các loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại: Cây cứt lợn (Ageratum conyzoides), Cây lược vàng (Callisia fragrans), Keo giậu (Leucaena leucocephala), Gừng dại (Hedychium gardnerianum), Sò đo cam (Spathodea campanulata). Kết quả đánh giá mức độ xâm hại cho thấy có 2 loài xâm hại nghiêm trọng (Mai dương, Trinh nữ móc), 3 loài xâm hại cao (Bèo tây, Cây ngũ sắc, Cỏ lào), 1 loài xâm hại vừa (Cây cứt lợn), 2 loài ít xâm hại (Gừng dại, Keo giậu) và 2 loài rất ít xâm hại (Cây lược vàng, Sò đo cam). Trong quá trình điều tra cũng đã xác định và ghi nhận thông tin ban đầu của 25 loài thực vật ngoại lai khác. Trong đó loài Điền ma mỹ (Aeschynomene americana) đã xuất hiện rộng và xâm hại khá mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Lâm Đồng.

Từ khóa: Mức độ xâm hại, thực vật ngoại lai, thành phần thực vật, tỉnh Lâm Đồng

Alien invasive plants and their impact in Lam Dong province, Vietnam

Field surveys were accomplished in two cities and ten districts of Lam Dong province. Ten alien invasive plant species were surveyed. Invasion Alien species: Eichhornia crassipes, Lantana camara, Chromoleana odorata, Mimosa diplotricha, Mimosa pigra; Alien species with risk of Invasion: Ageratum conyzoides Callisia fragrans, Leucaena leucocephala, Hedychium gardnerianum, Spathodea campanulata. The assessment on level of their impact were specified in Lam Dong province. The results showed that 2 plant species Mimosa pigra and Mimosa diplotricha are Massive level (MA), 3 plant species Eichhornia crassipes, Lantana camara and Chromoleana odorata are Major level (MR), Ageratum conyzoides is Moderate (MO), Minor (MI) are Hedychium gardnerianum and Leucaena leucocephala; and 2 plant species are Minimal (ML). Addition, there are 25 alien plant species recorded in Lam Dong province. Among them Aeschynomene americana is alien plant species widening and invasing strongly in lot of areas in Lam Dong.

Keywords: Level of impact, alien plant species, plant composition, Lam Dong province

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH LOÀI MỌT (Coccotrypes sp.)
ĐỤC QUẢ ĐƯỚC (Rhizophora apiculata BL.) Ở RỪNG NGẬP MẶN
TẠI VÙNG TÂY NAM BỘ

Trần Xuân Hưng, Lê Văn Bình

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái đặc biệt có khả năng thích nghi tốt trên các vùng ven biển và đặc biệt giúp giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cho khu vực duyên hải. Tuy nhiên, các loài sâu hại như sâu đục thân, xén tóc đã và đang làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng, quá trình phục hồi và khả năng tái sinh của rừng. Nghiên cứu này bước đầu xác định được loài mọt Coccotrypes sp. đục quả Đước ở rừng ngập mặn vùng Tây Nam Bộ. Mọt trưởng thành cái màu nâu đậm hoặc đen có chiều dài cơ thể 2,65 – 2,77 mm, chiều rộng 0,98 – 1,06 mm, cánh cứng vát nhọn. Loài mọt này đục quả Đước ngay khi quả vẫn còn trên cây và khi quả rụng xuống mặt nước, làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ tái sinh và mật độ rừng. Đây là loài sinh vật gây hại mới và là mối nguy hại đối với quá trình phục hồi rừng ngập mặn ở vùng Tây Nam Bộ.

Từ khóa: Coccotrypes sp., mọt đục quả, cây Đước, rừng ngập mặn, Tây Nam Bộ

Preliminary identification the beetle (Coccotrypes sp.) boring the propagules of mangrove (Rhizophora apiculata BL.) in the mangrove forest of the Southwest region

Mangrove forest is a special ecosystem, which greatly adapts to the coastal area, and especially help to minimise the effects of climate change. However, the insect species such as stem borers, longhorn beetles have caused the significant impact on the quality and regeneration of the mangrove forest. This study initially identified the beetle (Coccotrypes sp.) boring the propagules of mangrove trees in the Southwest region. The female adults are dark brown or black, 2.65 – 2.77 mm in length, 0.98 – 1.06 mm in width, have sharp-pointed elytra. The beetle attacks both the propagules hanging on the trees and the fallen propagules on the water surface, seriously affecting the regeneration rate and mangrove forest density. This is a new pest species, which is considered as the risk to the restoration of the mangrove forest in the Southwest region.

Keywords: Coccotrypes sp., fruit borer beetle, Rhizophora apiculata, mangrove forest, Southwest region

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI XÉN TÓC NÂU
Monochamus alternatus Hope (Coleoptera: Cerambycidae)
HẠI THÔNG MÃ VĨ TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bằng phương pháp nuôi trong phòng thí nghiệm kết hợp với điều tra ngoài hiện trường xác định được một số đặc điểm sinh học của loài Xén tóc nâu (M.alternatus): Khi được nuôi trong môi trường thức ăn nhân tạo (to= 25oC, w%=70%), thời gian hoàn thành vòng đời trung bình 222,66 ngày. Khi nuôi trong môi trường thức ăn tự nhiên (totb=28,6oC; w%tb=78,9%) thì thời gian hoàn thành vòng đời trung bình 239,8 ngày. Xén tóc trưởng thành mới vũ hóa, cơ thể mềm và có màu nâu nhạt, sau từ 6 đến 12 ngày ăn bổ sung thì cơ thể bắt đầu thành thục. Xén tóc trưởng thành đẻ trứng tập trung nhiều nhất ở 2 khoảng giờ là từ 8 đến 10h giờ tối và 10 đến 12h đêm và một cá thể trưởng thành có thể đẻ từ 1 đến 3 quả trứng mỗi lần, chúng mất từ 6 đến 11 phút để đẻ xong 1 quả trứng. Trứng mới đẻ có màu trắng nhạt sau chuyển sang hơi vàng. Sâu non tuổi 1, 2 chỉ ăn ở phần vỏ của cây, sang đến tuổi 3, chúng bắt đầu tấn công vào phần lõi và làm các đường hang trong thân cây. Nhộng trần, khi mới vào có màu trắng sữa sau chuyển dần sang màu trắng vàng. Loài Xén tóc nâu xuất hiện với sự gối lứa nhau, một năm có từ 1 đến 2 thế hệ, từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 10 đều ghi nhân sự xuất hiện của cả 4 pha phát triển. Giai đoạn trưởng thành và trứng có thời gian hoạt động 8 tháng trong năm và sâu non được ghi nhận xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm.

Từ khóa: Đặc điểm sinh học, Thông mã vĩ, Xén tóc nâu

Some biological characteristics of longhorn beetle Monochamus alternatus Hope (Coleoptera: Cerambycidae) hamrful Pinus massoniana in some province North Vietnam

By the method of rearing in the laboratory combined with field investigation, some biological characteristics of the species longhorn beetle (M. alternatus) have been determined: when rearing in an artificial food environment (to= 25oC, w%=70%), the average life cycle completion time is 222,66 days. When rearing in the environment as natural food (to=28.6oC; w%=78.9%), the average time was 239,8 days. Adult of longhorn beetle lay eggs and when there are larva will see red-brown wood mulch extruding. At first, the body is soft and light brown in color, after about 6 to 12 days of supplementing, the body begins to mature. Adult longhorn beetle lay eggs most concentrated in 2 hours is from 8 to 10 pm and 10 to12 pm and an adult individual can lay 1 – 3 eggs each time, they take from 6 to 11 minutes to lay 1 egg. Eggs: when newly laid are pale white, then turn yellowish. The larvae of ages of 1th, 2th only feed on the bark of the tree, at the age of 3th, they begin to attack the core and make holes in the trunk. Pupa: It is a naked pupa, when it first enters it is milky white and then gradually turns yellowish white. Longhorn beetle species appeared with a litter, 1 to 2 generations a year, from the second half of April to the beginning of October all four stages of development were recorded. The adult and egg stages are active for 8 months of the year and the larvae are reported to appear in most months of the year.

Keywords: Biological characteristics, Pinus massoniana, Monochamus alternatus

ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG RIÊNG
VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐẾN ĐỘ CO RÚT NGANG
GỖ XOAN TA (Melia azedarach L.)

Dương Văn Đoàn1*, Nguyễn Tử Kim2

1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sự biến đổi độ co rút ngang (co rút xuyên tâm và co rút tiếp tuyến) theo hướng từ tâm ra vỏ và mối tương quan của độ co rút ngang với khối lượng riêng và một số đặc điểm cấu tạo được nghiên cứu cho gỗ Xoan ta 10 tuổi trồng tại tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Các mẫu gỗ có kích thước 30 (xuyên tâm) × 30 (tiếp tuyến) × 5 (dọc thớ) mm được cắt theo tiêu chuẩn Nhật Bản (JIS Z2101 – 1994) tại các vị trí chính giữa vòng năm số 2, 4, 6, và 8 từ các thớt gỗ cắt tại chiều cao 1,3 m tính từ mặt đất để đo độ co rút xuyên tâm và tiếp tuyến. Giá trị trung bình co rút xuyên tâm và co rút tiếp tuyến lần lượt là 4,40 và 7,04%. Tỷ số giữa độ co rút tiếp tuyến/co rút xuyên tâm là 1,62. Theo hướng bán kính, cả co rút xuyên tâm và co rút tiếp tuyến của gỗ Xoan ta đều có xu hướng tăng dần từ tâm ra vỏ. Chiều dày vách tế bào và đường kính mạch gỗ đều có mối tương quan dương với độ co rút ngang gỗ Xoan ta. Độ co rút xuyên tâm và tiếp tuyến tăng lên khi khối lượng riêng gỗ tăng. Hệ số tương quan của khối lượng riêng với co rút xuyên tâm là 0,78 (P < 0,01) và với co rút tiếp tuyến là 0,56 (P < 0,01).

Từ khóa: Độ co rút tiếp tuyến, độ co rút xuyên tâm, khối lượng riêng, Xoan ta

Effect of air-dry density and some anatomical features on transverse shrinkage of Melia azedarach L. wood

Variation in transverse shrinkage (radial and tangential shrinkages) from pith to bark and the relationships between transverse shrinkage with air-dry density and some anatomical features of 10 – year-old Melia azedarach planted in Thai Binh province, Vietnam were examined. Wood samples with dimensions of 30 (radial) × 30 (tangential) × 5 (longitudinal) mm were cut at the ring number 2, 4, 6 and 8 from logs cut at 1.3m above the ground according to Japanease industrial standard (JIS Z2101 – 1994). The mean values of radial and tangential shrinkages were 4.40 and 7.04%. The tangential/radial shrinkage ratio was 1.62. In radial direction, both radial and tangential shrinkages have a trend of gradually increasing from pith to bark. Fiber cell wall thickness and vessel lumen diameter have positive relationships with transverse shrinkage. Radial and tangential shrinkages were increasing when the air-dry density increasing. The coefficients of correlation between air-dry density and radial shrinkage was 0.78 (P < 0.01), while this correlation between air-dry density and tangential shrinkage was 0.56 (P < 0.01).

Keywords: Tangential shrinkage, radial shrinkage, wood density, Melia azedarach

DEVELOPMENT OF AUTOMATIC COLOR RECOGNITION SYSTEM
FOR PANEL SURFACE IN LASER SEALING PROCESS

Trong Tuan Nguyen1, 2 *, Jun Hua1, Cong Chi Tran3, Van Tuu Nguyen3,
Quoc Huy To2, Tat Thang Nguyen3,  Bei Long Zhang1,

1 College of Mechanical Engineering Northeast Forestry University, Harbin 150040, China
2 Vietnam Academy of Forest Sciences, Hanoi 11956, Vietnam
3 Vietnam National University of Forestry, Hanoi 156200, Vietnam

SUMMARY

Automatic color recognition is an important factor to achieve high levels of automation for laser edge banding system in furniture manufacturing. In this article, a color recognition system was designed and evaluated based on the Arduino UNO mainboard and TCS3200 sensor. The TCS3200 sensor was used to detect the color of the product, and the Arduino mainboard was used to read the output frequency and analyze the color result. Eight-panel surfaces with different colors were used to validate the accuracy of the designed system. The results showed that the design system had the ability to accurately identify colors with high stability. Therefore, this result might be applied for developing automatic color recognition systems in the next generations of laser-based edge sealing machine.

Keywords: Arduino UNO, color recognition, TCS3200 sensor, laser edge technology

Phát triển hệ thống nhận diện màu sắc tự động cho bề mặt ván gỗ công nghiệp trong máy dán cạnh bằng công nghệ laser

Nhận dạng bề mặt của ván gỗ công nghiệp tự động thông qua màu sắc là một yếu tố quan trọng để đạt được mức độ tự động hóa cao cho hệ thống máy dán cạnh bằng công nghệ laser trong sản xuất ván đồ nội thất. Trong bài viết này, hệ thống nhận dạng màu sắc được thiết kế, đánh giá dựa trên bản mạch Arduino UNO và cảm biến nhận diện màu sắc TCS3200. Cảm biến TCS3200 được sử dụng để phát hiện, nhận diện màu sắc của các bề mặt sản phẩm và bản mạch chủ Arduino được sử dụng để đọc tần số đầu ra và nhận kết quả màu sắc. Tám bề mặt tấm ván với các màu sắc khác nhau được sử dụng để xác nhận độ chính xác của hệ thống được thiết kế. Kết quả cho thấy hệ thống thiết kế tự động nhận diện bề mặt tấm ván thông qua màu sắc là chính xác với độ ổn định cao. Do đó, kết quả này có thể được áp dụng để phát triển hệ thống nhận dạng màu sắc bề mặt ván gỗ công nghiệp tự động trong các thế hệ tiếp theo của máy dán cạnh dùng công nghệ laser.

Từ khóa: Arduino UNO, nhận dạng màu sắc, cảm biến TCS3200; máy dán cạnh Laser

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]