Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 2021

1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh lý hạt giống và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng  và phát triển của Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại huyện Ba Vì, Hà Nội Research on morphological characteristics, seed physiology and effect of container component on growth and development of Amomum longiligulare T.L.Wu planted in Ba Vi district, Hanoi city Bùi Kiều Hưng
Võ Đại Hải
3
2. Một số đặc điểm đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Some characteristics on tree species diversity of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province Nguyễn Hoàng Hương
Trần Việt Hà
Phạm Thế Anh
Lê Thị Khiếu
15
3. Đặc điểm tái sinh các loài cây gỗ trên núi đá vôi  tại Vườn Quốc gia Cát Bà Regeneration characteristics of timber species on limestone mountain forest in Cat Ba National Park Lê Hồng Liên
Hoàng Thanh Sơn
Trịnh Ngọc Bon
Ninh Việt Khương
Triệu Thái Hưng
Bùi Thế Đồi
Trần Cao Nguyên
Trần Hải Long
Nguyễn Thị Thu Hằng
Phạm Thị Quỳnh
25
4. Đặc điểm cấu trúc và tái sinh  của loài Huỷnh (Tarrietia javanica Blume)  ở vùng Nam Trung Bộ Structural and regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume in South Central Phạm Xuân Đỉnh
Nguyễn Thị Liệu
Vũ Đức Bình
Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định
Lê Xuân Toàn
Hà Văn Thiện
Phạm Tiến Hùng
Nguyễn Thị Kim Vui
36
5. Nghiên cứu chọn loài cây bản địa có triển vọng  cho trồng rừng ở Quảng Ninh Research on selection of prospects indigenous tree species for afforestation in Quang Ninh Hoàng Văn Thắng 45
6. Ảnh hưởng của tiểu lập địa đến sinh khối rễ cám  rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại Tây Nam Nhật Bản Effect of microsites on fine root production in evergreen broad-leaved forest, Northwestern, Japan Trần Văn Đô
Nguyễn Toàn Thắng
Vũ Tiến Lâm
Đào Trung ĐứcNguyễn Trọng Minh
54
7. Đánh giá thực trạng rừng trồng keo tại tỉnh
Quảng Ninh
Assessment of acacia plantation status in Quang Ninh province Phạm Văn Viện
Vũ Duy Văn
Hoàng Văn Thắng
Lê Văn Quang
Cao Văn Lạng
Hoàng Văn Thành
Dương Quang Trung
Nguyễn Việt Cường
Nguyễn Văn Tuấn
59
8. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật  trồng rừng thâm canh Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Phú Thọ Research on some intensive planting techniques of growing Lithocarpus ducampii A. Camus forest for larger size timber in Phu Tho province Đào Hùng Mạnh
Nguyễn Anh Dũng
Võ Đại Nguyên
71
9. Thực trạng và giải pháp phát triển rừng trồng keo lai theo hướng kinh doanh gỗ lớn quy mô hộ gia đình  tại tỉnh Quảng Trị Current situation and solutions for developing sawn timber-oriented acacia hybrid plantation at household scale in Quang Tri province Trần Thị Thúy Hằng
Hoàng Huy Tuấn
Phạm Cường
79
10. Thiết kế chế tạo hệ thống thiết bị  sấy gỗ xẻ rừng trồng bằng năng lượng mặt trời Construction and evaluation of a timber-drying solar kiln Bùi Duy Ngọc 92
11. Một số đặc điểm cấu tạo  của gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)  ảnh hưởng đến quá trình sấy Some wood anatomical features of Acacia mangium Willd. affect the drying process Hà Tiến Mạnh
Phạm Văn Chương
Bùi Duy Ngọc
Đỗ Văn Bản
Nguyễn Đức Thành
Bùi Hữu Thưởng
100
12. Effect of wood species on uv weathering resistance of wood-plastic composites Ảnh hưởng của loài gỗ đến khả năng chống chịu thời tiết của vật liệu gỗ nhựa Nguyen Van Dinh
Nguyen Van Giap
Nguyen Thanh Tung
Ta Thi Thanh Huong
113

 

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH LÝ HẠT GIỐNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu) TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI

Bùi Kiều Hưng1, Võ Đại Hải2

1Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật Lâm sinh
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sa nhân tím thuộc chi Sa nhân, họ Gừng, là loại dược liệu quý, có công dụng làm thuốc chữa bệnh, sử dụng trong công nghệ mỹ phẩm và dùng làm gia vị. Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm hình thái của Sa nhân tím trồng ở huyện Ba Vì cơ bản cũng giống đặc điểm hình thái Sa nhân tím trồng ở các khu vực khác về thân, lá, hoa và quả. Kích thước quả: dài 8,0-15,0mm, chiều rộng 5,0-12,0mm. Kích thước hạt: dài 1,2-1,5mm; chiều rộng 1,0-1,2mm. Một số đặc điểm sinh lý hạt giống như sau: khối lượng 1.000 hạt là 14,7g; độ thuần của hạt giống: 80,7%; tỷ lệ nảy mầm: 90,5%; thế nảy mầm: 70,0%; hàm lượng nước trong hạt: 27,4%; thời gian hạt bắt đầu nảy mầm: 23 ngày sau khi gieo; Thời gian hạt kết thúc nảy mầm: 45 ngày sau khi gieo. Thành phần ruột bầu tốt nhất cho sản xuất cây con Sa nhân tím gieo ươm từ hạt là: 94% đất + 5% phân chuồng hoai + 1% NPK.

Từ khóa: Đặc điểm hình thái, sinh lý hạt giống, thành phần ruột bầu, Sa nhân tím, Ba Vì – Hà Nội

Research on morphological characteristics, seed physiology and effect of container component on growth and development of Amomum longiligulare T.L.Wu planted in Ba Vi district, Ha Noi city

Amomum longiligulare T.L.Wu belongs to Amomum genus, Zingiberaceaehọ family. This is precious medicinal plant, used for medicine making, beauty product manufacturing and for spice purposes. The research was conducted in Ba Vi district, Ha Noi city/Vietnam. Research results show that morphological characteristics of Amomum longiligulare T.L.Wu planted in Ba Vi district basically similar with ones planted in other locations on stem, leaf, flower and fruit. Size of fruits is 8.0-15.0mm in length, 5.0-12.0mm in width. Size of seed is 1.2-1.5mm in length; 1.0-1.2mm in with. Physiological characteristics of Amomum longiligulare seed are as follows: weight of 1.000 seeds is 14.7g; seed purity: 80.7%; seed germination: 90.5%; seed energy: 70.0%; water content in seed: 27.4%; seeds begin to germinate in 23th day after sowing and terminate germination in 45th day after sowing. The best container component for Amomum longiligulare T.L.Wu is 94% fertile soil + 5% muck + 1% NPK fertilizer.

Keywords: Morphological characteristics, physiological characteristics of seed, component of seedling container, Amomum longiligulare T.L.Wu, Ba Vi district – Hanoi city

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG LOÀI CÂY GỖ PHỤC HỒI SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Nguyễn Hoàng Hương, Trần Việt Hà, Phạm Thế Anh, Lê Thị Khiếu

Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh đa dạng loài cây gỗ phục hồi sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tổng số 50 ô tiêu chuẩn (OTC) tạm thời được thiết lập (mỗi ô có diện tích 400 m2 (20 ´ 20 m)) và thu thập số liệu cho toàn bộ cây có chiều cao vút ngọn từ 2 m trở lên và đường kính ngang ngực từ 6 cm trở lên. Kết quả cho thấy, với bộ phận cây rừng có HVN ≥ 2 m, các giá trị chỉ số đa dạng loài (gồm số loài, chỉ số Shannon-Wiener, chỉ số Simpson) cao nhất là ở giai đoạn phục hồi rừng sau 15 năm (với giá trị của các chỉ số này lần lượt là 24; 2,810; 0,866) và thấp nhất là ở giai đoạn phục hồi rừng sau 5 năm (12; 2,162; 0,847); theo hồ sơ đa dạng thì đa dạng nội tại của giai đoạn phục hồi sau 15 năm cao hơn so với hai giai đoạn phục hồi sau 10 năm và 5 năm. Với bộ phận cây rừng có D1,3 ≥ 6 cm, các giá trị về chỉ số đa dạng loài ở giai đoạn phục hồi rừng sau 10 năm lần lượt là 16; 2,184; 0,841, ở giai đoạn phục hồi rừng sau 15 năm đã tăng lên lần lượt là 21; 2,759; 0,879; theo hồ sơ đa dạng thì đa dạng nội tại của giai đoạn phục hồi sau 15 năm cũng lớn hơn so với giai đoạn phục hồi sau 10 năm. Nhìn chung, có sự khác biệt về mức độ đa dạng loài cây của những loài có chiều cao Hvn ≥ 2 m và của bộ phận cây rừng có đường kính D1,3 ≥ 6 cm theo thời gian phục hồi, thời gian phục hồi càng lâu thì mức độ đa dạng loài càng cao, Tuy nhiên, mức độ đa dạng loài cây của các giai đoạn phục hồi vẫn nhỏ hơn so với rừng tự nhiên (đối chứng).

Từ khóa: Chỉ số đa dạng loài, hồ sơ đa dạng, kiểu phân đôi, kiểu xếp hạng, phục hồi rừng

Some characteristics on tree species diversity of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province

Research was conducted to evaluate and compare tree species diversity of forest rehabilitation after shifting cultivation in Moc Chau district, Son La province. A total of 50 temporary sample plots was established (each plot has an area of 400 m2 (20 ´ 20 m)) and data was collected for all trees with total tree height ≥ 2 m and diameter at breast height ≥ 6 cm. The results showed that, with trees having HVN ≥ 2 m, the species diversity indices (including a number of species, Shannon-Wiener index, Simpson index) were highest at the forest rehabilitation after shifting cultivation 15 years (with the values of these indicators was 24, 2.810, 0.866, respectively) and the lowest at the forest rehabilitation after shifting cultivation 5 years (12; 2.162; 0.847, respectively); According to diversity profile, the intrinsic diversity at the forest rehabilitation after shifting cultivation 15 years is higher than that of the forest rehabilitation after shifting cultivation 10 years and 5 years. With trees having D1,3 ≥ 6 cm, the values of species diversity indices of the forest rehabilitation after shifting cultivation 10 years are 16 ; 2.184; 0.841, respectively, the forest rehabilitation after shifting cultivation 15 years increased to 21; 2.759; 0.879, respectively; According to the diversity profile, the intrinsic diversity of the forest rehabilitation after shifting cultivation 15 years is also greater than that of forest rehabilitation after shifting cultivation 10 years. In general, there is a difference in tree species diversity of trees with HVN ≥ 2 m and trees with diameter D1,3 ≥ 6 cm according to the rehabilitation time, the longer the rehabilitation time, the higher the species diversity level, but the tree species diversity level of the forest rehabilitation is still smaller than the natural forest (control).

Keywords: Diversity indices, diversity profile, dichotomous type, rank type, forest rehabilitation

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CÁC LOÀI CÂY GỖ TRÊN NÚI ĐÁ VÔI TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ

Lê Hồng Liên1, Hoàng Thanh Sơn2, Trịnh Ngọc Bon2, Ninh Việt Khương2,
Triệu Thái Hưng2, Bùi Thế Đồi1, Trần Cao Nguyên2, Trần Hải Long2,
Nguyễn Thị Thu Hằng1, Phạm Thị Quỳnh1

1Trường Đại học Lâm nghiệp
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh các loài cây gỗ của 5 kiểu rừng với 18 quần xã thực vật rừng (QXTV) đặc trưng trên núi đá vôi tại Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà. Ở khu vực vùng lõi, mật độ cây tái sinh các kiểu rừng dao động từ 6.833 – 15.000 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh chiều cao >100 cm từ 1.833 – 3.500 cây/ha. Tổ thành loài dao động từ 7 – 17 loài trên các quần xã, trong đó có từ 5 – 9 loài tham gia vào công thức tổ thành. Ở khu vực vùng đệm, mật độ cây tái sinh tại các kiểu rừng dao động từ 5.500 – 8.333 cây/ha, trong đó mật độ cây tái sinh có chiều cao >100 cm dao động từ 1.500 – 2.500 cây/ha. Tổ thành loài dao động từ 7 – 12 loài và có từ 5 – 8 loài tham gia vào công thức tổ thành. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng dao động từ 9 – 23%. Về đa dạng sinh học, phát hiện được 75 loài cây gỗ. Chỉ số SI giữa thảm thực vật rừng thứ sinh bị tác động I.Đk1 và I.Np1 – 1 cao nhất (0,52) so với chỉ số SI giữa các kiểu rừng khác. Chỉ số Margalef (d1) dao động từ 13,60 – 33,59, chỉ số Menhinik (d2) dao động từ 1,41 – 2,10, chỉ số Simpson dao động từ 0,05 – 0,10, chỉ số Shanon dao động từ 2,47 – 3,21. So sánh các chỉ số này với kết quả nghiên cứu chỉ số Rẽnyi cho thấy các trạng thái I.Đk1, I.Np1 – 1, có độ đa dạng và đồng đều về số lượng cao hơn trạng thái I.Np1 – 2 (vùng lõi), I.Np1 – 2 (vùng đệm), I.Np2 – 1 và I.Np2 – 2. Trạng thái I.Đk1 có độ đa dạng và đồng đều giữa các loài thực vật cao nhất.

Từ khóa: Kiểu rừng, quần xã thực vật rừng, rừng núi đá vôi, tái sinh rừng

Regeneration characteristics of timber species on limestone mountain forest in Cat Ba National Park

The study presented research results on the regeneration characteristics of timber species of 5 forest types with 18 typical forest flora communities on limestone mountain in Cat Ba National Park. In the core zone, the density of regenerated trees of different forest types ranged from 6,833 to 15,000 trees/ha, with the density of regenerated trees >100 cm in height from 1,833 to 3,500 trees/ha. The species composition of regenerated trees ranged from 7 – 17 species in each community, of which 5 – 9 species participated in the composition formula. In the buffer zone, the densities of regenerated trees and regenerated trees >100 cm in height were 5,500 – 8,333 trees/ha and 1,500 – 2,500 trees/ha, respectively. The species composition was from 7 to 12 species, of which 5 – 8 species participated in the composition formula. The rate of potentially regenerated trees ranged 9 – 23%. Regarding biodiversity, 75 timber species were discovered. The SI index between the affected secondary forest vegetation I.Đk1 and I.Np1 – 1 was the highest (0.52) compared to other vegetation types. Margalef index (d1) ranged from 13.60 – 33.59, Menhinik index (d2) from 1.41 – 2.10, Simpson index from 0.05 – 0.10, Shanon index from 2.47 – 3.21. Comparing these indicators with the Rẽnyi index showed that types I.Đk1 and I.Np1 – 1 had greater diversity and uniformity in number than I.Np1 – 2 (core zone), I.Np1 – 2 (buffer zone), I.Np2 – 1 and I.Np2 – 2. Meanwhile, I.Đk1 had the highest diversity and uniformity among plant species.

Keywords: Forest type, forest flora community, limestone mountain forest, forest regeneration

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CỦA LOÀI HUỶNH (Tarrietia javanica Blume)
Ở VÙNG NAM TRUNG BỘ

Phạm Xuân Đỉnh, Nguyễn Thị Liệu, Vũ Đức Bình, Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định,
Lê Xuân Toàn, Hà Văn Thiện, Phạm Tiến Hùng, Nguyễn Thị Kim Vui

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Huỷnh ở một số trạng thái rừng tự nhiên ở các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cho thấy, mật độ cây Huỷnh phân bố trong các trạng thái rừng dao động từ 4 – 9 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,6 đến 1,2% tổng số cây, tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Huỷnh trong các trạng thái rừng dao động từ G = 0,1 – 0,3 m2/ha và M = 0,1 – 2,4 m3/ha. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, Huỷnh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IVi% rất thấp từ 0,6 – 1,3%. Tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Huỷnh phân bố đã hình thành 2 ưu hợp ở trạng thái rừng thường xanh giàu và trạng thái rừng thường xanh trung bình của tỉnh Quảng Ngãi. Mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng ở 2 khu vực nghiên cứu dao động từ 26 – 213 cây/ha, trong đó cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm ưu thế và đạt chất lượng tốt đến trung bình. Số loài cây tái sinh dao động từ 30 – 55 loài và số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành dao động 4 – 6 loài. Huỷnh tái sinh không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IVi% dao động từ 0,6 – 2,2%. Cây tái sinh của Huỷnh trong các trạng thái rừng tuân theo quy luật đào thải tự nhiên theo phân cấp chiều cao và cây tái sinh triển vọng Huỷnh có chiều cao lớn hơn 2 m trong các trạng thái rừng chiếm tỷ lệ rất ít.

Từ khóa: Cấu trúc, Huỷnh, tái sinh, Nam Trung Bộ.

Structural and regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume in South Central

The results of structural and regenerative characteristics of Tarrietia javanica Blume in natural forest in Quang Nam and Quang Ngai showed that the density of Tarrietia javanica Blume distributed in the natural forests ranges from 4 to 9 trees/ha, accounted for 0.6 to 1.2% of total trees, corresponding to the base area is 0.1 – 0.3 square meters ha-1 and yeild is 0.1 – 2.4 cubic meters ha-1. In the natural forest, Tarrietia javanica Blume did not participate in the dominant species and had a very low IVi% index from 0.6 to 1.3%. In upper canopy of the forest which has Tarrietia javanica Blume, there were 2 groups of dominance species in rich and medium evergreen forest in Quang Ngai province. The density of seedling regeneration in 2 provinces ranges from 26 to 213 trees ha-1, most of seedlings regenerated from seeds and had medium to good quality. The regenerated species ranges from 36 to 50 species and the number of seedlings species included in formula of species composition ranged from 4 to 6. Seedlings of Tarrietia javanica Blume did not involved in the dominant species and the IVi% index of Tarrietia javanica Blume ranged from 0.6 to 2.2%. Seedlings density of Tarrietia javanica Blume varied according to the height and seedlings more than 2 m in height was very few in nature forest.

Keywords: Structure, Tarrietia javanica, regeneration, South Central.

 

NGHIÊN CỨU CHỌN LOÀI CÂY BẢN ĐỊA CÓ TRIỂN VỌNG CHO TRỒNG RỪNG Ở QUẢNG NINH

Hoàng Văn Thắng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu lựa chọn loài cây bản địa có triển vọng cho trồng rừng ở Quảng Ninh đã xây dựng được bộ tiêu chí gồm 3 nhóm tiêu chí chính với tổng số 16 chỉ tiêu. Mỗi chỉ tiêu được chia thành 2 – 3 cấp độ với thang điểm khác nhau và có trọng số khác nhau tùy theo mức độ ảnh hưởng của chỉ tiêu đó đến khả năng trồng rừng cung cấp gỗ lớn của loài tại Quảng Ninh. Căn cứ vào bộ tiêu chí đã xác định được 10 loài cây lá rộng bản địa có triển vọng nhất cho trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Ninh, có tổng số điểm đánh giá đạt cao nhất từ 53 – 68 điểm được xếp theo thứ tự ưu tiên đó là các loài: Giổi xanh, Sồi phảng, Vù hương, Trám trắng, Lát hoa, Mỡ, Xoan đào, Chò nâu, Dẻ đỏ, Lim xanh. Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa các tài liệu, kết quả đã có đã xác định được thêm 3 nhóm loài cây khác với tổng số 22 loài có thể sử dụng để trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh là: nhóm cây rộng bản địa và cây đa tác dụng gồm 13 loài; nhóm loài cây lá rộng nhập nội có thể trồng rừng cung cấp gỗ lớn gồm 2 loài và nhóm loài cây lá kim và cây mọc nhanh có thể trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh là 7 loài.

Từ khóa: Cây bản địa, tiêu chí, Quảng Ninh, rừng trồng

Research on selection of prospects indigenous tree species for afforestation in Quang Ninh

Research results on selecting indigenous species with potential for afforestation in Quang Ninh have established set of criteria including 3 main groups of criteria with a total of 16 indicators. Each indicator is divided into 2 – 3 levels with different points depending on the degree of influence of that indicator on the ability of the species to plant for timber plantaion in Quang Ninh province. Based on the set of criteria, the 10 most promising indigenous broadleaf species for timber plantation in Quang Ninh have a total of 53 – 68 points with the highest point, ranked in order of priority, including species: Michelia mediocris, Castanopsis cerebrina, Cinnamomum balansae, Canarium album, Chukrasia tabularis, Manglietia glauca, Prunus arborea, Diptercarpus retusus, Lithocarpus ducampii and Erythrofloeum fordii. In addition, on the basis of inheritance of the documents, the results have identified 3 more tree species groups with a total of 22 species that can be used for planting in Quang Ninh, including: indigenous and multi-purpose trees include 13 species; The group of exotic broadleaf trees that can be planted for timber supply includes 2 species and the group of conifers and fast growing trees that can be planted for timber supply in Quang Ninh are 7 species.

Keywords: Criteria, indigenous tree, plantaion, Quang Ninh province

ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU LẬP ĐỊA ĐẾN SINH KHỐI RỄ CÁM RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI TÂY NAM NHẬT BẢN

Trần Văn Đô1, Nguyễn Toàn Thắng1, Vũ Tiến Lâm1, Đào Trung Đức1, Nguyễn Trọng Minh2

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Rễ cám (đường kính ≤ 2 mm) có chức năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây và đóng vai trò quan trọng đối với chu trình carbon và chu trình dinh dưỡng trong hệ sinh thái rừng. Kết quả nghiên cứu tại rừng lá rộng thường xanh Tây Nam Nhật Bản cho thấy, điều kiện tiểu lập địa như độ dày tầng đất và độ đá lẫn đóng vai trò quan trọng đối với sản sinh rễ cám, đến lượng rễ cám chết đi cũng như phân hủy trả lại dinh dưỡng cho đất. Trong thời gian 1 năm, tổng lượng rễ cám sản sinh tại lập địa tốt đạt 374,4 g m-2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 299,6 g m-2; lượng rễ cám chết đi tại lập địa tốt đạt 282,7 g m-2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 204,7 g m-2; và lượng rễ cám phân hủy tại lập địa tốt đạt 175,5 g m-2 trong khi đó tại lập địa xấu chỉ đạt 126,7 g m-2. Điều đó cho thấy, lượng dinh dưỡng trả lại cho đất từ rễ cám tại lập địa xấu là thấp hơn nhiều so với lập địa tốt; rễ cám khó có thể cải thiện dinh dưỡng đất tại lập địa xấu.

Từ khóa: Khoan đất, rễ cám, rừng lá rộng thường xanh, sinh khối sản sinh, túi phân hủy

Effect of microsites on fine root production in evergreen broad-leaved forest, Northwestern, Japan

Fine roots (diameter ≤ 2 mm) function as absorbing water and nutrients to sustain tree’s life and play an important role in carbon cycle and soil nutrient in forest ecosystem. The study results in evergreen broad-leaved, Northwestern Japan indicated that microsites such as soil depth play an important role in fine root production, and then mortality and decomposition for nutrient return to the soil. In a duration of a year, total fine root production in good microsite was 374.4 g m-2, while in poor microsite it was 299.6 g m-2; mortality in good microsite was 282.7 g m-2, while in poor microsite it was 204.7 g m-2; and decomposition in good microsite was 175.5 g m-2, while in poor microsite it was 126.7 g m-2. It indicated that nutrient return to the soil in poor microsite was much lower than that in good microsite; it is not easy to improve soil fertility in poor microsite from fine root decomposition.

Keywords: Evergreen broadleaved forest, fine root, litterbag, production, soil-coring

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG KEO TẠI TỈNH QUẢNG NINH

Phạm Văn Viện1, Vũ Duy Văn2, Hoàng Văn Thắng1, Lê Văn Quang3, Cao Văn Lạng1, Hoàng Văn Thành3, Dương Quang Trung3, Nguyễn Việt Cường3, Nguyễn Văn Tuấn3

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh
3 Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Keo tai tượng và keo lai là 2 loài cây trồng rừng chủ lực của tỉnh Quảng Ninh, với tổng diện tích đến năm 2019 là 167.215,4 ha, chiếm 67,5% tổng diện tích rừng trồng toàn tỉnh, trong đó Keo tai tượng chiếm trên 80% diện tích rừng trồng keo của tỉnh. Sau nhiều chu kỳ canh tác, chất lượng lập địa rừng trồng keo tại Quảng Ninh đã bị suy giảm, tầng đất mỏng (độ dày tầng đất 50 – 70 cm chiếm tới 86,9% tổng diện tích đất đồi núi toàn tỉnh), đất chua, nghèo dinh dưỡng đã làm giảm năng suất rừng trồng. Các loài keo tại Quảng Ninh được trồng với mật độ dao động từ 1.100 cây/ha đến hơn 4.000 cây/ha, trong đó mật độ trồng phổ biến là 2.000 – 2.500 cây/ha. Trữ lượng rừng trồng keo ở tuổi khai thác phổ biến (5 – 7 tuổi) có sự biến động lớn, từ 80,0 – 134,1 m3/ha, tương đương lượng tăng trưởng bình quân năm về trữ lượng dao động từ 14,2 – 23,3 m3/ha/năm, trung bình đạt 113,3 m3/ha đối với rừng trồng Keo tai tượng và 102,6 m3/ha đối với rừng trồng keo lai. Tỷ lệ số cây bị sâu, bệnh hại trong các rừng trồng Keo tai tượng trung bình chiếm 22,7% cao hơn nhiều so với rừng trồng keo lai chỉ là 6,4%. Tuy nhiên, mức độ sâu, bệnh hại rừng trồng keo ở Quảng Ninh chưa thực sự nghiêm trọng khi đa số cây bị hại trong các rừng trồng keo chỉ ở mức gây hại cấp 1 (tỷ lệ tán lá bị sâu, bệnh ≤ 25% hoặc tỷ lệ cành bị sâu, bệnh ≤ 10%).

Từ khóa: Hiện trạng, rừng trồng keo, Quảng Ninh

Assessment of acacia plantation status in Quang Ninh province

Acacia mangium and Acacia hybrid are the two main species for planting in Quang Ninh province, with a total area of ​​167,215.4 hectares by 2019, accounting for 67.5% of the total plantation area of ​​the province, of which Acacia mangium accounting for over 80% of the province’s acacia plantations. After many cultivation cycles, the quality of the site of acacia plantations in Quang Ninh has been reduced, the soil layer is thin (the soil thickness of 50 – 70cm accounts for 86.9% of the total area of ​​hilly and mountainous land in the province). Poor nutrition has reduced productivity of plantation. Acacia species in Quang Ninh are planted with density ranging from 1,100 trees/ha to more than 4,000 trees/ha, of which the common planting density is 2,000 – 2,500 trees/ha. The volume of acacia plantations at the common harvesting age (5 – 7 years) has a large variation, from 80.0 – 134.1 m3/ha, equivalent to the average annual growth volume ranging from 14.2 – 23.3 m3/ha/year, an average of 113.3 m3/ha for Acacia mangium plantations and 102.6 m3/ha for acacia hybrid plantations. The percentage of trees affected by pests and diseases in Acacia mangium platation averaged 22.7%, much higher than that of acacia hybrid plantations, only 6.4%. However, the level of pests and diseases in Acacia plantations in Quang Ninh is not really serious when most of the damaged trees in acacia plantations are only at level 1 (rate of leaf canopy being pests and diseases ≤ 25% or the rate of branches being pests and diseases ≤ 10%).

Keywords: Acacia plantation, status, Quang Ninh province

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG THÂM CANH DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus) CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Đào Hùng Mạnh1, Nguyễn Anh Dũng1, Võ Đại Nguyên2

[1]Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
2Sinh viên trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Dẻ đỏ tại Phú Thọ góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho trồng rừng cung cấp gỗ lớn phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tại mô hình thí nghiệm bón phân 40 tháng tuổi, tỷ lệ sống của mô hình từ 90,91 – 94,95%. Sinh trưởng bình quân ở công thức bón thúc NPK lớn nhất với Do = 4,59 cm, Hvn = 459,1 cm. Tăng trưởng bình quân về đường kính ở mức tăng trưởng nhanh đạt 1,16 cm/năm. Tỷ lệ cây chất lượng tốt dao động từ 74,5 – 87,9%, cây chất lượng trung bình từ 12,1 – 15,5%, cây chất lượng xấu từ 0,0 – 12,3%. Tại thí nghiệm mật độ 30 tháng tuổi, tỷ lệ sống của mô hình mật độ từ 92,1 – 92,9%. Sinh trưởng bình quân đường kính gốc ở các công thức đạt Do = 2,93 cm, Hvn = 266,2 cm. Tăng trưởng bình quân về đường kính ở mức tăng trưởng nhanh với DD = 1,11 cm/năm. Tỷ lệ cây chất lượng tốt từ 80,3 – 82,2%, cây chất lượng trung bình từ 10,5 – 14,6%, cây chất lượng xấu từ 5,1 – 7,2%. Tại thí nghiệm tiêu chuẩn cây con 20 tháng tuổi, tỷ lệ sống từ 91,9 – 92,9%. Sinh trưởng đường kính gốc bình quân ở công thức tiêu chuẩn cây 18 tháng tuổi có sinh trưởng bình quân lớn nhất với Do = 2,95 cm, Hvn = 268,5 cm. Tăng trưởng bình quân về đường kính ở mức tăng trưởng nhanh với DD = 1,06 cm/năm. Tỷ lệ cây chất lượng tốt từ 79,4 – 81,3%, cây chất lượng trung bình từ 12,1 – 14,1%, cây chất lượng xấu từ 5,4 – 6,6%.

Từ khóa: Dẻ đỏ, bón phân, sinh trưởng, Phú Thọ

Research on some intensive planting techniques of growing Lithocarpus ducampii A. Camus forest for larger size timber in phu tho province

The research result of some intensive planting techniques of growing Lithocarpus ducampii in Phu Tho province contribute to supplementing scientific basis for afforestation to provide large size timber to serve the forestry sector restructuring project. At 40 months old fertilizing experiment formula, the survival rate of model is from 90.91 – 94.95%. The average growth of top dressing NPK formula is biggest with D0 = 4.59 cm, Hvn = 459.1 cm. Average growth in diameter at a rapid growth rate is 1.16 cm/year. The rate of good quality trees range from 74.5 – 87.9%, medium quality trees range from 12.1 – 15.5%, and bad quality trees range from 0.0 – 12.3%. At 30 months old density experiment, the survival rate of the density model is from 92.1 to 92.9%. The average growth of stump diameter in the formulas reached D0 = 2.93 cm, Hvn = 266.2 cm. The average growth in diameter at a rapid growth rate is 1,11 cm/year. The rate of good quality trees range from 80.3 – 82.2%, medium quality trees range from 10.5 – 14.6%, and bad quality trees range from 5.1 – 7.2%. At 20 months old seedling standard experiment, the survival rate is from 91.9 – 92.9%. The average growth of stump diameter in the 18 months old seedling standard formulas has biggest average growth rate with D0 = 2.95 cm, Hvn = 268.5 cm. The average growth in diameter at a rapid growth rate is DD = 1.06 cm/year. The rate of good quality trees range from 79.4 – 81.3%, medium quality trees range from 12.1 – 14.1%, and bad quality trees range from 5.4 – 6.6%.

Keywords: Lithrocarpus ducampii, fertilize, growth, Phu Tho

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG KEO LAI THEO HƯỚNG KINH DOANH GỖ LỚN QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Trần Thị Thúy Hằng, Hoàng Huy Tuấn, Phạm Cường

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TÓM TẮT

Trồng rừng theo hướng kinh doanh gỗ lớn là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Quảng Trị có 3.687,7 ha rừng trồng keo theo hướng kinh doanh gỗ lớn, trong đó rừng do các hộ gia đình trồng là 914,5 (chiếm 24,8%). Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng các mô hình trồng rừng gỗ lớn ở địa bàn nghiên cứu (huyện Cam Lộ và huyện Hải Lăng) cho thấy: mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (tuổi 5) có sinh trưởng cao hơn so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ. Rừng chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn ở tuổi 8 đã đạt trên 70% cây đứng có D1,3 từ 15 cm trở lên (đạt yêu cầu gỗ lớn đối với thị trường), các hộ gia đình đã bán rừng chuyển hóa ở tuổi 8 nhằm hạn chế được rủi ro do gió, bão và cháy rừng. Phát triển các mô hình trồng rừng keo lai cung cấp gỗ lớn ở quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Trị bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau và được chia thành 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến trồng rừng gỗ lớn: (i) Đặc điểm của khu đất trồng rừng (độ dốc, thiên tai); (ii) Năng lực của hộ gia đình (diện tích rừng trồng, nguồn vốn, chu kỳ kinh doanh, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn); (iii) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước; và (iv) Thị trường. Việc ra quyết định trồng rừng gỗ lớn của hộ gia đình bị chi phối bởi 5 nhân tố: thiên tai, nguồn vốn, chu kỳ kinh doanh, giá gỗ và diện tích đất trồng rừng.

Từ khóa: Gỗ lớn, hộ gia đình, keo lai, Quảng Trị, thực trạng

Current situation and solutions for developing sawn timber-oriented acacia hybrid plantation at household scale in Quang Tri province

Sawn timber-oriented plantation is one of the important solutions to implement the strategy of forestry sector reconstruction. As of 2019, the whole province of Quang Tri has 3,687.7 ha of acacia hybrid plantation towards sawn timber business, of which forest planted by households is 914.5 ha (accounting for 24.8%). The results of assessment of the growth of sawn timber forest plantation models in the study area (Cam Lo and Hai Lang district) showed that: the sawn timber intensive plantation model (age 5) had higher growth than with small timber plantation model. The forest is converted from small timber into sawn timber at the age of 8 has over 70% standing trees with D1.3 from 15 cm or more (meeting the requirements of sawn timber for the market), the households have sold these forest to reduce risks that are caused by wind, storms and forest fires. Development of sawn timber-oriented acacia hybird plantation models at household scale in Quang Tri province are affected by various factors and is divided into 4 groups: (i) Characteristics of land for plantation (slope, natural calamity/disaster); (ii) Household capacity (forestry land area, capital, rotation, sawn timber-oriented forest plantation techniques); (iii) Support state policies (capital support, technical assistance); and (iv) The market. Household’s decision-making is dominated by five factors: natural disasters, capital, rotation, sawn timber prices, and land areas for forest plantation.

Keywords: Acacia hybrid, curent situation, household, Quang Tri, sawn timber

THIẾT KẾ CHẾ TẠO HỆ THỐNG THIẾT BỊ SẤY GỖ XẺ RỪNG TRỒNG BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Bùi Duy Ngọc

  Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Hệ thống thiết bị sấy gỗ xẻ rừng trồng bằng năng lượng mặt trời (NLMT) có mái hình vòm lắp theo hướng Đông – Tây. Kết cấu mái gồm lớp polyme trong suốt. Lớp vật liệu hấp thụ NLMT và lớp dưới cùng là tôn lạnh để giữ các tấm hấp thụ nhiệt. Mái lò sấy có hệ số hấp thụ NLMT trên 90%; nhiệt độ không khí xung quanh lớp hấp thụ có thể đạt tới 70oC tùy thuộc vào thời tiết. Dung tích lò sấy được thiết kế đạt 120 m3. Công suất sấy: 40 m3 gỗ xẻ/1 mẻ sấy. Hệ thống tuần hoàn gồm 05 quạt gió có thiết kế đảo chiều quay được đặt ở giữa mái, để gió được thổi xuống hoặc hút lên. Hệ thống quạt hút ẩm ra môi trường bên ngoài gồm 04 chiếc đặt ở hai bên thành lò sấy. Thiết bị điều khiển lò sấy bán tự động LG-38 Helios ghi dữ liệu từ 02 đầu dò nhiệt độ (khô và ướt) của môi trường; 04 dây cảm biến đo độ ẩm gỗ và hẹn giờ đảo chiều quạt gió. Lò sấy gỗ bằng NLMT thích hợp với khu vực miền Trung và miền Nam.

Từ khóa: Năng lượng mặt trời, sấy gỗ xẻ

Construction and evaluation of a timber-drying solar kiln

The solar-assisted drying of timber at industrial scale has a dome-shaped roof and requires the installation of the dome to be East-West direction. The roof structure consists of 3 layers: The outer layer is transparent sheet while the middle layer is a solar absorbent material. The bottom layer is steel sheet to keep the absorbing heat panels. The roof can absorb sunlight with an absorption efficiency of over 90%, the air temperature around the absorber layer can reach 70oC depending on the weather condition. Drying volume: 120 m3, drying capacity: 40 m3 of sawn timber per time. Air circulation system: 05 fans with reverse rotation function. The fan system is located in the middle of the roof and blows the air down or up. The dehumidify system consists of 04 fans placed on both side of the drying oven. Control device is LG-38 Helios semi-automatic oven controller that records data from 02 temperature probes (dry and wet) of the environment; 04 sensors were used for measuring wood moisture and timer reversing the fan. The solar kiln plan is suitable for the Central and Southern regions.

Keywords: Solar energy, solar wood drying

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SẤY

Hà Tiến Mạnh1, Phạm Văn Chương2, Bùi Duy Ngọc1, Đỗ Văn Bản1,
Nguyễn Đức Thành1, Bùi Hữu Thưởng1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đã xác định được một số đặc điểm cấu tạo và độ rỗng của gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) 9 tuổi, được khai thác tại xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở phân tích ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ẩm và các hiện tượng khi sấy. Các mô tả được thực hiện khi quan sát ảnh hiển vi quang học (OM) và ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) được chụp ở 3 mặt cắt ngang, xuyên tâm và tiếp tuyến. Kết quả cho thấy cấu tạo mạch phân tán và màng lỗ thông ngang trên các tế bào không có nút, luôn tồn tại các lỗ mở làm cho chênh lệch thấm dẫn giữa gỗ sớm – gỗ muộn và giữa các thành phần gỗ theo hướng xuyên tâm khi sấy là không có. Mạch đơn hoặc kép 2, kép 3 là điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển ẩm theo chiều dọc thớ. Lỗ mạch có đường kính theo hướng tiếp tuyến là 88 – 200 µm, có số lượng 5 – 8 lỗ/mm². Lỗ xuyên mạch đơn, có gờ mỏng tạo điều kiện thuận lợi cho ẩm vận chuyển dọc thớ. Tỷ lệ giữa đường kính ruột trên độ dày vách tế bào sợi gỗ là 4,09. Đây là lý do dẫn đến mức độ mo móp của gỗ Keo tai tượng khi sấy rất lớn. Cấu tạo tế bào mô mềm dọc và tia gỗ đã được xác định, chúng không ảnh hưởng nhiều đến vận chuyển ẩm nhưng là một cơ sở để giải thích các khuyết tật khi sấy. Chất tích tụ màu nâu đỏ trong ống mạch, trong tia gỗ và tinh thể hình lăng trụ nằm trong tế bào mô mềm dọc làm cản trở quá trình vận chuyển ẩm. Việc tính toán độ rỗng của sợi gỗ và lỗ mạch được thực hiện thông qua việc xác định diện tích lỗ rỗng trên diện tích ảnh bằng phần mềm ImageJ để dự đoán tốc độ sấy. Độ rỗng sợi gỗ 37,06 ± 3,96%, độ rỗng lỗ mạch 16,03 ± 1,23% và tổng độ rỗng 47,15% là một đặc điểm rất quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sấy của gỗ.

Từ khóa: Cấu tạo hiển vi, độ rỗng, Keo tai tượng, khuyết tật sấy, tốc độ sấy, vận chuyển ẩm

Some wood anatomical features of Acacia mangium Willd. affect the drying process

This study investigated the microscopic structure and porosity of 9-year-old Acacia mangium Willd., harvested in Ngoc Thanh commune, Phuc Yen city, Vinh Phuc province, as a fundamental information for predicting the moisture movement and phenomena during drying. Descriptions were made by observing a combination of ESEM (environmental scanning electron microscope) scans and OM (optical microscope) images taken in cross, radial and tangential sections. The results showed that the vessel diffuse pattern and the pit membrane on the cells wall with no central torus, always presented openings, eliminating the difference between the permeability of the early and late wood and that of wood components in the radial direction. The vessels were arranged in a solitary pattern or in multiples in various formations (2-3 porous). This was an ideal condition for the moisture movement in the longitudinal direction. The diameter of the vessels in the tangential direction was 88 – 200 µm, with a quantity of 5 – 8 vessels/mm². The simple and low bordered perforation plate allows moisture to be transported in the longitudinal direction easily. The ratio of fibre lumen diameter over cell wall thickness was 4.09. This was the reason for the high collapse degrade of A. mangium Willd. during drying. The structures of axial parenchyma cells and rays were identified. They did not too affect moisture movement, but they were used for explaining drying defects. The red-brown accumulations, which was seen in vessels and rays and the prismatic crystals, which was located in axial parenchyma cells obstruct the moisture flow. The calculation of the fibre and vessel porosity, which was done by the determination of the ratio of total pores area over image area using ImageJ software for the prediction of the drying rate. The fibre, vessel and total porosity was 37.06 ± 3.96%, 16.03 ± 1.23% and 47.15% respectively. This was a very important characteristic that affects the drying rate.

Keywords: Anatomy, drying defect, drying rate, moisture movement, porosity

EFFECT OF WOOD SPECIES ON UV WEATHERING RESISTANCE OF WOOD-PLASTIC COMPOSITES

Nguyen Van Dinh, Nguyen Van Giap, Nguyen Thanh Tung, Ta Thi Thanh Huong

Research Institute Of Forest Industry

The goal of this study was to evaluate accelerated weathering performance of high-density polyethylene (HDPE) -wood flour (WF) composites. The wood flour was obtained from three different plantation species including Eucalyptus urophylla, Acacia mangium, and Pinus caribaea. The samples of WPC were exposed in a QUV accelerated weathering test for a total duration of 2000 h. The flexural strength, impact strength and surface color of the samples were tested. The weathered surface was characterized with Scanning electron microscopy (SEM) and Fourier transform infrared (FTIR) spectroscopy. The results indicate that: (1) the flexural strength and impact strength of the composites were decreased with increasing exposure time of weathering. The highest value of MOE, MOR and impact strength was seen in the Acacia mangium/HDPE composite; (2) The change of color and lightness of WPCs during weathering increased with increasing exposure time. The speed of change depends on wood species. WPC oxidation weather which is assessed by the concentration of carbonyl groups increased parallel with exposure duration. WPC filled with Acacia mangium wood flour had higher ∆E* and ∆L* values after weathering compared to those of filled with Eucalyptus urophylla and Pinus caribaea

Keywords: Wood flour/polyethylene, Eucalyptus urophylla, Acacia mangium, Pinus caribaea, weathering, surface properties

Ảnh hưởng của loài gỗ đến khả năng chống chịu thời tiết của vật liệu gỗ nhựa

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng chống chịu gia tốc thời tiết của vật liệu tổng hợp nhựa khối lượng thể tích cao (HDPE) và bột gỗ (WF). Bột gỗ được lấy từ ba loài gỗ rừng trồng bao gồm: Bạch đàn urophylla, Keo tai tượng và Thông caribaea. Các mẫu thử được tiến hành thử nghiệm trên máy thử gia tốc thời tiết QUV trong khoảng thời gian là 2.000 giờ. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm độ bền uốn, độ bền va đập và độ biến màu bề mặt. Độ biến màu bề mặt được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử (SEM) và quang phổ học hồng ngoại (FTIR). Kết quả chỉ ra: (1) Độ bền uốn và độ bền va đập của vật liệu gỗ nhựa giảm đi khi thời gian tiếp xúc thời tiết tăng lên. Vật liệu gỗ nhựa Keo tai tượng và HDPE có giá trị MOE, MOR và cường độ va đập lớn nhất, (2) Sự thay đổi màu sắc và độ sáng của vật liệu gỗ nhựa trong quá trình tiếp xúc thời tiết tăng lên khi thời gian tiếp xúc thời tiết tăng lên. Tốc độ thay đổi phụ thuộc vào loài gỗ. Sự ôxy hóa theo thời tiết của vật liệu gỗ nhựa được đánh giá bằng mức độ tăng nhóm carbonyl song song với thời gian tiếp xúc thời tiết. Vật liệu gỗ nhựa với bột gỗ là gỗ Keo tai tượng đạt được giá trị ∆E* và ∆L* cao hơn sau khi tiết xúc thời tiết so với vật liệu gỗ nhựa vớ bột gỗ là gỗ Bạch đàn urophylla và gỗ Thông caribaea.

Từ khóa: Bột gỗ/polyethylene, gỗ Bạch đàn urophylla, gỗ Keo tai tượng, gỗ Thông caribaea; thời tiết, tính chất bề mặt

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]