Special Issue Number 2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ CHUYÊN ĐỀ 2020

 

1. Kết quả bước đầu khảo nghiệm giống Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) ở vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Việt Nam Initial results on provenance testing of Sonneratia apetala Buch-Ham in Northern and North Central Coastal regions, Vietnam Lê Văn Thành
Đỗ Thị Kim Nhung
Phạm Ngọc Thành
Tạ Văn Hân
Nguyễn Xuân Đài
Lê Đình Trường
Vũ Quý Đông
3
2. Kết quả chọn lọc cây trội
Dẻ ván (Castanea mollissima Blume) ở huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn và huyện Trùng Khánh, Cao Bằng
Results of selection of plus trees of Castanea mollissima in Ngan Son district, Bac Kan and Trung Khanh district, Cao Bang Nguyễn Quang Dũng
Nguyễn Tiến Hưng
Lê Văn Thành
Tạ Văn Hân
Trần Văn Cao
17
3. Một số đặc điểm sinh lý
của cây Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) tại Thái Bình
Some physiological indicators of Sonneratia apetala Buch-Ham in
Thai Binh
Đỗ Thị Kim Nhung
Lê Văn Thành
Lê Đình Trường
Vũ Quý Đông
23
4. Một số đặc điểm lâm học của cây Ươi (Scaphium macropodum Miq.)
tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
Some silvicultural characteristics of Scaphium macropodum. Miq at various Central Coastal and Central Highlands provinces Đoàn Đình Tam
Lê Thị Thu Hằng
Nguyễn Tiến Hưng
Hà Đình Long
32
5. Thực trạng và đặc điểm lập địa nơi trồng Dẻ ván (Castanea mollissima Blume) hiện nay ở huyện Ngân Sơn, Tỉnh Bắc Kạn Status and characteristics of Castanea mollissima Blume’s planting site in Ngan Son district, Bac Kan province Lê Văn Thành
Nguyễn Tiến Hưng
Nguyễn Quang Dũng
Tạ Văn Hân
Phạm Ngọc Thành
Đinh Thanh Giang
Hà Thị Thanh Mai
40
6. Đánh giá đặc điểm đất và lập địa trồng phục hồi rừng ngập mặn dự án GCF tại Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau Soil and site assessment for mangrove rehabilitation of GCF project in Nam Dinh, Thanh Hoa, Quang Nam, Quang Ngai and Ca Mau Nguyễn Thùy Mỹ Linh
Hoàng Việt Anh
Lê Văn Thành
Phạm Ngọc Thành
Phạm Thị Ngân
52
7. Thực trạng và giải pháp
bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng phòng hộ bền vững vùng cát ven biển
Bắc Trung Bộ
Current status and measures for protection, rehabilitation and sustainable development of protection forestsonsandy coastal area of the North Central Coast Ngô Đình Quế 66
8. Quản lý tổng hợp rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu: thực trạng và khuyến nghị chính sách Integrated management of mangrove forests to respond to climate change: current situation and policy recommendations Vũ Tấn Phương
Nguyễn Thùy Mỹ Linh
Đào Lê Huyền Trang
Nguyễn Văn Trường
75
9. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitro nấm rễ nội cộng sinh AM (Arbuscular mycorrhiza) Technology improvement for mass production of AM (Arbuscular mycorrhiza) propagules in in vitro Vũ Quý Đông
Lê Quốc Huy
Lê Thị Thu Hằng
90
10. Đánh giá tác động tới môi trường sinh thái của một số loài thực vật ngoại lai
tại Việt Nam
Assessing the impact on the ecological environment of some invasive and potenially invasive alien species
in Vietnam
Nguyễn Thị Oanh
Nguyễn Thị Tuyết
Trần Trung Thành
Nguyễn Thị Thu Hằng
Nguyễn Văn Nghĩa
99
11. Xây dựng tương quan giữa lượng mưa với các yếu tố vòng năm của cây Pơ mu tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Establishment of rorrelation equations between rainfall parameters of annual tree ring of Fokienia hodginsii
in Van Ban district, Lao Cai province
Đinh Việt Hưng
Nguyễn Tử Kim
112
12. Đánh giá diễn biến một số yếu tố môi trường tại các mô hình rừng trồng thuộc khu vực phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình Assessment of changes in several environmental factors associated with plantation forest models in critical protection areas in Da River reservoir of
Hoa Binh province
Trần Văn Cao
Nguyễn Thị Oanh
Trần Trung Thành
Nguyễn Văn Nghĩa
Nguyễn Thanh Hải
120
13. Chi trả dịch vụ môi trường rừng qua giao dịch điện tử E-payment application
in payment for forest environment service (PFES)
Đặng Quang Hưng
Đặng Thúy Nga
Hoàng Nguyễn Việt Hoa
135
14. Chi tiêu công cho đa dạng sinh học giai đoạn
2011 – 2015
Public expenditure on biodiversity in the period
of 2011 – 2015
Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Thanh Sơn 148
15. Tiềm năng phát triển các loài cây trồng rừng gỗ lớn tại tỉnh Bắc Kạn Selection of the potential species for large-wood afforestation in Bac Kan province Đặng Quang Hưng
Vũ Quý Đông
Phạm Ngọc Thành
Nguyễn Xuân Đài
158
16. Đánh giá hiệu quả các mô hình phục hồi rừng phòng hộ tại xã Xăm Khòe, huyện
Mai Châu, tỉnh Hòa Bình
Assessing the effectiveness of protection forest rehabilitation models in Xam Khoe commune,
Mai Chau district,
Hoa Binh province
Lê Thị Thu Hằng
Lê Quốc Huy
Vũ Quý Đông
168

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU KHẢO NGHIỆM GIỐNG BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia apetala Buch-Ham) Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM

Lê Văn Thành1, Đỗ Thị Kim Nhung1, Phạm Ngọc Thành1,
Tạ Văn Hân1, Nguyễn Xuân Đài1, Lê Đình Trường2, Vũ Quý Đông1

1Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ

TÓM TẮT

Bần không cánh phân bố tự nhiên ở Bangladesh, Ấn Độ và Myanmar, là loài cây ngập mặn sinh trưởng nhanh, Trung Quốc đã dẫn giống về trồng rừng ngập mặn thành công từ năm 1985. Ở Việt Nam, Bần không cánh được dẫn giống về gây trồng ở vùng ven biển Bắc Bộ từ năm 1995 nhưng chỉ mang tính chất trồng thử nghiệm, chưa có công trình nghiên cứu có tính hệ thống về khảo nghiệm giống. Từ tháng 4 năm 2018 đến nay, 6 xuất xứ Bần không cánh được khảo nghiệm, tại Thái Bình xuất xứ Hải Nam và Tanintharyi cho sinh trưởng tốt nhất, thứ hai là xuất xứ Tiền Hải và Ayeyarwady; tại Thanh Hóa xuất xứ Giao Thủy, Tanintharyi và Ayeyarwady cho sinh trưởng tốt nhất. Khảo nghiệm hậu thế 32 gia đình so với giống đại trà (đối chứng) kết quả tại Thái Bình cả 32 gia đình đều có độ vượt về các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức rất cao và cao, bước đầu đáp ứng điều kiện chọn làm cây mẹ cung cấp giống cho sinh trưởng nhanh. Tại Thanh Hóa có 25 gia đình bước đầu đáp ứng tiêu chuẩn sinh trưởng chọn làm cây mẹ.

Từ khóa: Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham), cây ngập mặn, khảo nghiệm giống, sinh trưởng

Initial results on provenance testing of Sonneratia apetala Buch-ham in northern and North Central Coastal regions, Viet nam

Sonneratia apetala Buch-Ham, a fast-growing mangrove species, is naturally distributed in Bangladesh, India and Myanmar. China has been using this species for successful mangrove planting since 1985. In Vietnam, S. apetala has been cultivated in the northern coastal region since 1995, but it is only experimental and there is no systematic research on the tree improvement. From April 2018 up to now, 6 provenances have been tested. In Thai Binh province, provenances Hainan and Tanintharyi showed the best growth, and the second-best provenances were Vietnam and Ayeyarwady. In Thanh Hoa, provenances Giao Thuy, Tanintharyi and Ayeyarwady showed the best growth. Progeny test of 32 families compared to the common (control) variety showed that in Thai Binh all of the 32 families exceeded the growth targets at a very high or high level, initially meeting the requirements of the mother trees which provide seeds for fast-growing. In Thanh Hoa, 25 families initially met the criteria growth for mother tree selection.

Keywords: Sonneratia apetala Buch-Ham, mangroves tree, variety testing, growth

KẾT QUẢ CHỌN LỌC CÂY TRỘI DẺ VÁN Castanea mollissima Blume Ở HUYỆN NGÂN SƠN, BẮC KẠN VÀ HUYỆN TRÙNG KHÁNH, CAO BẰNG

Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Tiến Hưng,
Lê Văn Thành, Tạ Văn Hân, Trần Văn Cao

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường

TÓM TẮT

Dẻ ván (Castanea mollissima Blume) là loài cây rừng cho hạt ăn được. Hạt Dẻ ván có giá trị dinh dưỡng cao và đã được sử dụng làm thức ăn lâu đời trên thế giới. Mặc dù Dẻ ván được gây trồng từ lâu tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, năng suất, chất lượng hạt Dẻ ván còn nhiều hạn chế, một phần do giống cây chưa được tuyển chọn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chọn lọc các cây trội Dẻ ván để tạo nền tảng cơ sở cho nghiên cứu chọn giống cây Dẻ ván trong giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu kết hợp các phương pháp tiêu chuẩn gồm điều tra hiện trường trên các ô tiêu chuẩn và phỏng vấn chủ rừng. Kết quả điều tra, phỏng vấn đã tuyển chọn được tổng số 44 cây trội Dẻ ván, trong đó, 17 cây trội Dẻ ván tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn và 27 cây trội tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tiến hành nhân giống và khảo nghiệm nhằm chọn được những gia đình hoặc dòng vô tính Dẻ ván tốt phục vụ sản xuất.

Từ khóa: Dẻ ván (Castanea mollissima Blume), cây trội, sinh trưởng, quả và hạt, sâu bệnh hại thân

Results of selection of plus trees of Castanea mollissima in Ngan Son district, Bac Kan and Trung Khanh district, Cao Bang

Castanea mollissima Blume is a forest tree species with edible nuts. Chestnut has high nutritional value and has been used as food for a long time in the world. Although chestnut has been cultivated for a long time in some Northern provinces of Vietnam, the yield and quality of the chestnut trees are still limited, partly because the variety has not been selected. This study was conducted to select the chestnut plus trees as the basis for the upcoming phase of cultivar testing of the species. The study incorporated standard methods including field forest inventory on plots and interviews with forest owners. The results of the surveys and interviews have selected a total of 44 plus trees of Chinese chestnuts, of which, 17 plus trees in Ngan Son district, Bac Kan province and 27 plus trees in Trung Khanh district, Cao Bang province. The research results are the basis for propagation and establishing trials to select the best families or clones for large-scale production.

Keywords: Castanea mollissima Blume, plus trees, growth, fruits and nuts, stem insects and diseases

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA CÂY BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia apetala Buch-Ham) TẠI THÁI BÌNH

Đỗ Thị Kim Nhung1, Lê Văn Thành1, Lê Đình Trường2, Vũ Quý Đông1

1Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ

TÓM TẮT

Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) là loài cây gỗ lớn, sinh trưởng phát triển nhanh, khả năng chịu lạnh cao hơn Bần chua. Bần không cánh được trồng chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của cây Bần không cánh góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển Bần không cánh tại Việt Nam. Lá Bần không cánh có độ dày nằm trong khoảng 334,05 – 651,92 µm. Độ dày lá ở giai đoạn 1 tuổi là lớn nhất từ 546,92 – 651,92 µm. Độ dày của tầng cutin trên và dưới chênh lệch nhau không đáng kể, tầng cutin tỷ lệ thuận với độ dày của lá. Độ dày mô dậu trên, mô dậu dưới ở giai đoạn 1 tuổi là lớn nhất trung bình lần lượt là 179,74 µm và 164,78 µm. Độ dày lá càng cao thì mô khuyết càng lớn. Mô khuyết của lá Bần không cánh ở giai đoạn 1 tuổi là lớn nhất từ 172,26 – 187,93 µm, độ dày mô khuyết của lá ở giai đoạn 7 tuổi là nhỏ nhất từ 131,12 – 140,25 µm. Số lượng khí khổng của Bần không cánh trong 1 đơn vị diện tích lá từ 32 – 39 cái/mm2. Hàm lượng diệp lục tổng số của Bần không cánh ở giai đoạn 7 tuổi lớn nhất là 2,41 – 2,47 mg/g, tỷ lệ dla/dlb nằm trong khoảng 2,95 – 3,21. Hàm lượng N, P2O5, K2O trong lá tăng khi cây càng lớn, biểu hiện rõ rệt nhất là hàm lượng P2O5, K2O. Tổng số muối tan ở giai đoạn 7 tuổi là lớn nhất. Khả năng chịu băng giá ở giai đoạn 3 tuổi của Bần không cánh và Bần chua chưa có sự khác nhau rõ rệt, xu hướng Bần không cánh chịu băng giá tốt hơn Bần chua.

Từ khóa: Bần không cánh, đặc điểm sinh lý, rừng ngập mặn

Some physiological indicators of Sonneratia apetala Buch-Ham in Thai Binh

Sonneratia apetala Buch-Ham is a large tree species with fast growth and cold tolerance compared to other Sonneratia species grown in Northern and Northern Central regions. Researching on some physiological characteristics of Sonneratia apetala contributed to providing a scientific basis for the cultivation and development of this species in Vietnam. The leaf thichness of Sonneratia apetala was about 334.05 – 651.92 µm. The leaf thickness at 1 year of age was the largest at 546.92 – 651.92 µm. The thickness of the upper and lower cutin layers was not significantly different and was proportional to the thickness of the leaves. The thickness of upper and lower rooster tissues at 1 year of age was the largest avegare about 179.74 µm and 164.78 µm. The higher the leaf thickness, the larger the defect tissue. The defect tissue of Sonneratia apetala at 1 year of age was the largest, from 172.26 µm to 187.93 µm, the thickness of defect tissue of leaves at 7 years of age was the smallest at 131.12 – 140.25 µm. The number of stomata in a unit of leaf area ranged from 32 to 39 pieces/mm2. The total chlorophyll content of Sonneratia at the age of 7 was 2.41 – 2.47 mg/g, the ratio of dla/dlb was 2.95 – 3.21. The N, P2O5, K2O contents in the leaves increased as the tree grew larger, the most evident expression was the concentration of P2O5, K2O. The total number of soluble salts at the age of 7 was the largest. The frost resistance at 3 – year-old of Sonneratia apetala Buch-Ham and Sonneratia caseolaris does not have a significant difference. Sonneratia caseolaris is more susceptible to the frost than Sonneratia apetala Buch-Ham.

Keywords: Sonneratia apetala Buch-Ham, physiological characteristics, mangroves

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum. Miq) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN

Đoàn Đình Tam, Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Tiến Hưng, Hà Đình Long

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm lâm học của cây Ươi trong rừng tự nhiên tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cho thấy: Ươi phân bố chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh với mật độ trung bình 15 cây/ha trên cả đồi núi thấp đến cao nơi có độ cao từ trên 700 m đến dưới 1.000 m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình năm từ 23,3 đến 24,10C; Lượng mưa trung bình năm từ 1.400 – 1.900 mm; độ ẩm trung bình năm từ 70 – 86,1%. Sinh trưởng khá tốt trên các loại đất feralit vàng xám (Fq), vàng đỏ trên phiến thạch sét (Fs) và Bazan (Fk) ở nơi có tầng đất sâu trên 80 cm, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất chua (pH < 4), hàm lượng mùn, đạm tổng số ở mức trung bình, nghèo lân và kali dễ tiêu. Ươi là loài có ý nghĩa về mặt sinh thái tại các địa điểm nghiên cứu khi chỉ số IVI đạt từ 17,4/300 – 57,1/300%, phân bố ngẫu nhiên và tham gia vào cả 4 nhóm ưu hợp tại các địa điểm nghiên cứu. Ươi tái sinh tham gia vào tất cả các công thức tổ thành cây tái sinh với hệ số đạt từ 5,06 – 14,44% mặc dù mật độ tái sinh khá thấp (124 – 401 cây/ha) và 100% là tái sinh hạt.

Từ khóa: Lâm học, miền Trung, Tây Nguyên, Ươi

Some silvicultural characteristics of scaphium macropodum. miq at various Central Coastal and Central Highlands provinces

Research results on some silvicultural characteristics of Scaphium macropodum showed that: this species is mainly distributed in evergreen broad leaves natural forests with an average density of 15 trees/ha on both low and high hills where the altitude is from over 700 m to less than 1,000 m above sea level, the annual average temperature is from 23.3 to 24.1oC; The annual average precipitaiton is from 1,400 – 1,900 mm; The annual average humidity is from 70 to 86.1%. Scaphium macropodum grows well on gray yellow feralite (Fq), red yellow on clay shale (Fs) and basalt (Fk) where the soil layer is over 80 cm, light to moderate mechanical composition, acidic soil (pH < 4), average total humus and protein content, poor extractable phosphorus and potassium. This species is ecologically significant at the study sites when the IVI index ranges from 17.4/300% to 57.1/300%, randomly distributed and participating in all 4 optimal groups at research locations. The regenerated seedlings participated in all regeneration tree formulas with the coefficient from 5.06% to 14.44% although the regeneration density is quite low (124 – 401 trees/ha) and 100% is seed regeneration.

Keywords: Keyword: Silviculture, Central Coastal Region, Central Highlands, Scaphium macropodum

THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM LẬP ĐỊA NƠI TRỒNG DẺ VÁN (Castanea mollissima Blume) HIỆN NAY Ở HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN

Lê Văn Thành, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Quang Dũng, Tạ Văn Hân,
Phạm Ngọc Thành, Đinh Thanh Giang, Hà Thị Thanh Mai

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Dẻ ván là loài cây đa mục đích có giá trị về kinh tế cao, được di thực về trồng ở huyện Ngân Sơn từ 40 năm trước, để phát triển mở rộng loài cây này cho hiệu quả, việc đánh giá thực trạng và đặc điểm lập địa nơi trồng Dẻ ván đã ra hoa kết quả ổn định cho thấy: Trước đây người dân trồng chủ yếu cây giống từ hạt, 5 năm gần đây trồng bằng cây ghép. Dẻ ván rất thích hợp với nơi trồng có nhiệt độ mát và lạnh (trung bình 20,70C/năm), lượng mưa trung bình 1.248,2 mm/năm, độ ẩm không khí khá cao (83,0%/năm), độ cao > 700 m so với mực nước biển, độ dốc từ thấp đến cao (≤ 350), độ dày tầng đất ở mức cao (90 – 100 cm); Dẻ ván thích hợp với nơi trồng có độ cao 300 – 700 m, độ dày tầng đất ở mức trung bình (60 – 80 cm), độ dốc cũng từ thấp đến cao; ít thích hợp ở độ cao 200 – 300 m, độ dày tầng đất ở mức mỏng (30 – < 50 cm), độ dốc > 35 – 400; không nên trồng ở độ cao dưới 200 m, tầng đất rất mỏng (< 30 cm), đất quá dốc (> 400). Dẻ ván có thể trồng trên đất có hàm lượng mùn tổng số từ mức nghèo trở lên; hàm lượng đạm tổng số và lân tổng số từ khá trở lên, kali tổng số ở mức giàu; hàm lượng đạm dễ tiêu và kali dễ tiêu ở mức dưới trung bình, lân dễ tiêu ở mức rất nghèo; trong thời gian gây trồng Dẻ ván, hàng năm cần bón bổ sung phân NPK đáp ứng đủ nhu cầu cho cây ra hoa kết quả. Dẻ ván có thể trồng cho hoa kết quả trên đất thịt nhẹ pha cát đến thịt nặng, thậm chí là đất sét (hàm lượng sét đến 48,39%).

Từ khóa: Dẻ ván (Castanea mollissima Blume), nhân giống, trồng, lập địa

Status and characteristics of Castanea mollissima Blume’s planting site in Ngan Son district, Bac Kan province

Castanea mollissima Blume is a multi-purpose tree with high economic value and was planted in Ngan Son district 40 years ago, to develop and expand this species for efficiency, assessment of status and characteristics of sites where it was planted and had stable development showed that: in the past, people planted mainly seedlings from seeds, in the last 5 years grafted trees were used. Castanea mollissima is very suitable for areas with cool to cold temperatures (averagely 20.70C year), average rainfall of 1,248.2 mm/year, relatively high air (83.0%/year), altitude of >700 m above sea level, low to high slope (≤ 350), deep soil profile (90 – 100 cm); The species is suitable for areas with the height of 300 – 700 m, medium soil profile (60 – 80 cm), low to high slope; It is less suitable at the height of 200 – 300 m, thin soil profile (30 – <50 cm), slope > 35 – 400; Should not be planted at altitudes below 200 m, very thin soil profile (<30 cm), too steep (> 400). This species can be grown on soils with a total humus content from poor to higher levels; the total nitrogen and total phosphorus content were fair or higher, total potassium was at the rich level; extractable protein and potassium contents were below average, extractible phosphorus was at very poor level; during the planting time, it is necessary to supplement with NPK fertilizer to meet the demand for flowering. Castanea mollissima can be grown for production on light sandy soil to heavy silt or even clay (clay content of up to 48.39%).

Keywords: Castanea mollissima Blume, propagation, planting, site

ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VÀ LẬP ĐỊA TRỒNG PHỤC HỒI RỪNG NGẬP MẶN DỰ ÁN GCF TẠI NAM ĐỊNH, THANH HÓA, QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI VÀ CÀ MAU

Nguyễn Thùy Mỹ Linh, Hoàng Việt Anh, Lê Văn Thành,
Phạm Ngọc Thành, Phạm Thị Ngân

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường

TÓM TẮT

Phục hồi rừng ngập mặn thông qua trồng mới và trồng bổ sung là một trong ba kết quả mong đợi nhân rộng của dự án GCF được thực hiện thí điểm tại 5 tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Cà Mau. Kết quả đánh giá điều kiện lập địa và đất cho thấy, các loài cây thiết kế trồng mới và trồng bổ sung cho dự án GCF ở các tỉnh là phù hợp. Dấu hiệu đất nhiễm Acidic Sulfate (ASS) không có hoặc không rõ ràng ở các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Nam và Quảng Ngãi và chỉ được ghi nhận ở tỉnh Cà Mau dưới cả dạng tiềm tàng (PASS) và hoạt động (AASS), tuy nhiên ở mức độ thấp đến trung bình. Hàm lượng các nguyên tố đạm và lân dễ tiêu dao động từ trung bình đến rất nghèo và dư thừa hàm lượng các nguyên tố vi lượng Cu, Zn, Fe, Mn trong các lập địa thiết kế trồng rừng ngập mặn có thể là nguy cơ gây ức chế khả năng sinh trưởng của cây trồng. Hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong nước xả thải từ các đầm NTTS chưa cho thấy dấu hiệu gây nguy hại cho cây ngập mặn. Các đề xuất đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến ASS, hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng TDS trong dòng chảy các đầm nuôi trồng thủy sản.

Từ khóa: Điều kiện đất và lập địa, trồng mới rừng ngập mặn, trồng bổ sung rừng ngập mặn

Soil and site assessment for mangrove rehabilitation of GCF project in Nam Dinh, Thanh Hoa, Quang Nam, Quang Ngai and Ca Mau

Mangrove rehabilitation through new planting and supplementary planting is one of three targeted results of GCF project being piloted in five provinces of Nam Dinh, Thanh Hoa, Quang Nam, Quang Ngai and Ca Mau. The results of the assessment of site and soil conditions illustrated that mangrove species selected in the technical design are appropriate. Evidence of Acidic Sulfate Soil (ASS) is absent or unclear in Nam Dinh, Thanh Hoa, Quang Nam and Quang Ngai provinces and is only confirmed in Ca Mau province in both potential (PASS) and active (AASS) form, however in level of low to medium. Moderate to very poor concentrations of available nitrogen and phosphorus elements and excess concentrations of Cu, Zn, Fe and Mn trace elements could be a risk of mangrove tree growth. The total dissolved solids (TDS) content in the water of the outflow discharged from the aquaculture facilities has not indicated any sign of harm to the mangroves. Recommendations have been made to prevent and minimize potential risks associated with ASS, nutrient content and TDS from aquaculture facilities.

Keywords: New plantation of mangroves, soil and site conditions, supplementary plantation of mangroves

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ, PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG PHÒNG HỘ BỀN VỮNG VÙNG CÁT VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

Ngô Đình Quế

Viện nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Các đai rừng phòng hộ vùng cát ven biển có vai trò và ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt môi trường sinh thái to lớn mà còn cả về mặt kinh tế – xã hội. Giá trị môi trường thể hiện trên các khía cạnh như hạn chế các tác hại của thiên tai, bão lũ, cát bay, cát chảy, hoang mạc hóa, v.v… đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các tỉnh Bắc Trung Bộ có khoảng 183.000 ha đất cát ven biển, trong đó đất cát biển (C) có 110.560 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất (64,41%), cồn cát (Cc) có 69.740 ha, cồn cát vàng (Cv) có 2.650 ha và thấp nhất là cồn cát biển có 62,8 ha. Với yếu đố đặc thù của vùng cát ven biển là thành phần cấp hạt của đất cát ven biển có tỷ lệ cát chiếm tới 98%, chủ yếu là hạt cát mịn và cát trung bình, hầu như thiếu hẳn hạt sét và cát ở trạng thái rời rạc, dễ di động theo gió, khả năng hấp phụ của đất cát kém. Quản lý bền vững rừng phòng hộ trên đất cát căn cứ trên các cơ sở giá trị kinh tế, môi trường, phân vùng phòng hộ, quy hoạch các đai rừng phòng hộ cát vùng ven biển và xây dựng các mô hình làng sinh thái, các mô hình dải rừng chuyên phòng hộ ven biển (phòng hộ vùng ngoài, vùng giữa và phòng hộ ven làng) phù hợp với đặc thù của các địa phương ven biển. Bên cạnh đó, đã đề xuất các giải pháp góp phần bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững rừng phòng hộ vùng cát ven biển Bắc Trung Bộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, từ các giải pháp quy hoạch sử dụng hợp lý, hiệu quả đất cát ven biển; đến việc xác định cơ cấu cây trồng và các giải pháp trồng rừng phòng hộ trên các nhóm dạng lập địa khác nhau phù hợp với đặc thù của từng địa phương; v.v…

Từ khóa: Phục hồi rừng, rừng phòng hộ, vùng cát ven biển

Current status and measures for protection, rehabilitation and sustainable development of protection forestsonsandy coastal area of the North Central Coast

The protection forests on sandy coastal area play a significant role in providing important ecologically environmental and social – economic benefits. The environmental benefits are refelected by several aspects such as reduction and mitigation of natural disasters, flood, sand moving and running, desertification, etc., particularly in the context of climate change. The North Central Coast has about 183,000 hectares of coastal sandy soils (Arenosols), of which sandy soils (C) covers largest area, with 110,560 hectare, accounting for 64.41%, sand dunes area (Cc) is 69,740 hectares, yellow sand dunes area (Cv) is 2,650 hectares and coastal sand dunes area is 62.8 hectares. As unique natural conditions, the coastal sandy soilscontain mainly sand particles which counts for about 98%. The particles are mostly medium and fine sized sands and very few clays that are easily moved and blown away by the the wind and its absorption capacity is very poor. The measures for protection, rehabilitation and sustainable management of protection forests on sandy areas considerits environmental and economic benefits, coastal area stratification, sandy soils classification and properties, planning of protection forests on cosatal sandy areas and results of ecological village model developed on coastal sandy areas across different localities.

Keywords: Forest rehabilitation, protection forest, sandy coastal area

QUẢN LÝ TỔNG HỢP RỪNG NGẬP MẶN ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Vũ Tấn Phương1, Nguyễn Thùy Mỹ Linh2,
Đào Lê Huyền Trang1, Nguyễn Văn Trường1

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Việt Nam là một trong các quốc gia hàng đầu dự kiến chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Kế hoạch quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 hướng đến nâng cao quản lý biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của cộng đồng và các hệ sinh thái, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Quản lý và phát triển bền vững rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong ứng phó biến đổi khí hậu. Bài viết này phân tích thực trạng và các bất cập quản lý rừng ngập mặn, khái quát kết quả thí điểm quản lý tổng hợp rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu và đề xuất các khuyến nghị chính sách về quản lý bền vững rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy quản lý rừng ngập mặn hiện nay còn nhiều bất cập trong lập quy hoạch, kế hoạch và các chính sách quản lý rừng ngập mặn. Các áp lực suy giảm diện tích rừng ngập mặn là rất đáng kể, đặc biệt là các áp lực từ phát triển kinh tế xã hội ở vùng ven biển. Quản lý tổng hợp rừng ngập mặn ứng phó biến đổi khí hậu đặt ra yêu cầu về sự thay đổi trong quy hoạch, xây dựng các chính sách khuyến khích và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong quản lý và phát triển rừng ngập mặn. Ngoài ra, cần huy động và đa dạng nguồn đầu tư cho phát triển sinh kế, xây dựng năng lực cho các cộng đồng ven biển.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, quản lý tổng hợp, rừng ngập mặn, thích ứng biến đổi khí hậu

Integrated management of mangrove forests to respond to climate change: current situation and policy recommendations

Vietnam is one of the countries that are seen most vulnerable to climate change. National plan to adapt to climate change period 2021 – 2030 and vision to 2050 aims at improving climate change management, enhancing resilience and adaptive capacity of the local communities and ecosystems and mitigating natural disasters and negative impacts caused by climate change. Sustainable mangrove management and development play an important role in the response to climate change. This paper analyzes the current situation and shortcomings of mangrove management across levels, the results of pilot models on integrated management of mangrove forests for climate change adaptation and provides policy recommendations for sustainable mangrove management. The results show that the current mangrove management still faces a number of shortcomings and challenges in planning and policies on mangrove management. In the coming years, the pressures and threats for mangrove loss and degradation are significant, particularly pressures from socio-economic development in the coastal areas. Integrated management of mangrove forests for responding to climate change requires the changes in planning and development of policies to encourage and promote participation of local communities in mangrove management and development. In addition, it is necessary to mobilize and diversify investment sources for livelihood development and capacity building for coastal communities.

Keywords: Climate change, climate change adaptation, integrated management, mangroves

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NHÂN SINH KHỐI in vitro NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM (Arbuscular mycorrhiza)

Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy, Lê Thị Thu Hằng

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi trình bày giới thiệu kết quả Tiến bộ kỹ thuật Công nghệ Sinh học về nghiên cứu cải tiến quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitro nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhiza) cho sản xuất chế phẩm AM. Các thí nghiệm bao gồm: (i) Phục tráng và tạo mới vật liệu gốc giá thể rễ cà rốt in vitro mang gen sinh tóc rễ Ri-tDNA, (ii) Cải tiến môi trường MSR cho nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro, (iii) Cải tiến kỹ thuật nhân cấy – tạo cộng sinh AM một lần cho nhân sinh khối AM in vitro. Kết quả của nghiên cứu là Quy trình công nghệ nhân sinh khối in vitro cải tiến đã phục tráng được hiện tượng già hóa của giá thể rễ Cà rốt. Quy trình mới đã cải tiến môi trường nuôi cấy và phương pháp nhân sinh khối cộng sinh AM in vitro tạo nguyên liệu cho sản xuất chế phẩm AM. Quy trình cải tiến đã tác dụng làm tăng hơn sinh khối bào tử AM trung bình 32% và rút ngắn được thời gian nhân sinh khối 1,5 tháng so với quy trình cũ.

Từ khóa: AM, Arbuscular mycorrhiza, in vitro, nhân nhanh, sinh khối AM

Technology improvement for mass production of AM (Arbuscular mycorrhiza) propagules in in vitro

In this article, we introduce main research achievement on the technology improvement for mass production of AM (Arbuscular mycorrhiza) propagules in in vitro. The research experiments include: (i) Restoring and creating new original root material Carrots in vitro carrying the Ri-tDNA root hair gene, (ii) Improving MSR medium for multiply AM in vitro biomass; (iii) Improving multiplication technology – creating AM symbiosis once for multiply AM in vitro biomass. Results of the study is technological process in vitro AM biomass improvements has restored the aging of carrot root. The new process has improved the culture media and the method of rapid propagation of the parent material of carrot root Ri-tDNA symbiosis AM to create raw materials for AM production. After applying the multiplication process in vitro biomass AM has the effect of increasing AM spore biomass by an average of 32%, shortening the time of biomass multiplication by 1.5 months compared to the old process.

Keywords: AM, AM biomass, Arbuscular mycorrhiza, in vitro, multiply

 

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI CỦA MỘT SỐ LOÀI THỰC VẬT NGOẠI LAI TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Oanh1, Nguyễn Thị Tuyết2, Trần Trung Thành1,
Nguyễn Thị Thu Hằng1, Nguyễn Văn Nghĩa1

1Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu bước đầu về tác động tới môi trường sinh thái của 4 loài Cỏ lào, Cúc liên chi, Sò đo cam và Keo giậu (đã được ban hành trong danh mục các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại của Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT). Kết quả nghiên cứu cho thấy, Cỏ lào và Cúc liên chi có tác động 2 mặt (tiêu cực, tích cực) tới tính chất lý hóa học của đất. Cụ thể, Cỏ lào làm giảm độ pH và nitơ tổng số của đất nhưng làm tăng độ ẩm và hàm lượng Mùn, phốt pho tổng số, kali tổng số. Chỉ số giá trị quan trọng của loài Cỏ lào đạt từ 70,4 – 91,2%. Độ phong phú đạt từ 9,2 – 12,1 cá thể/m2. Cúc liên chi làm giảm độ ẩm của đất và làm tăng độ chua, hàm lượng tổng số của mùn, nitơ, phốt pho và kali trong đất. Chỉ số giá trị quan trọng của Cúc liên chi đạt từ 11,4 – 87,2%. Độ phong phú đạt từ 2,0 – 15,8 cá thể/m2 tại các tỉnh nghiên cứu. Hai loài này ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở nước ta với mức nguy cơ trung bình và ít nguy hiểm. Sò đo cam làm giảm độ pHKCl, độ ẩm khô kiệt, mùn tổng số, phốt pho tổng số và kali tổng số. Tuy nhiên Sò đo cam có thể làm cho hàm lượng nitơ tổng số cao hơn so với trong các mẫu đất đối chứng. Sò đo cam có khả năng tái sinh thấp, chưa xuất hiện trong rừng tự nhiên, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở nước ta với mức nguy cơ rất thấp và mức độ xâm hại ít nguy hiểm. Keo giậu làm giảm độ pH; tăng độ ẩm, hàm lượng mùn tổng số, nitơ tổng số, phốt pho tổng số và kali tổng số cho đất. Chỉ số giá trị quan trọng đạt từ 15,0 – 22,1%. Độ phong phú đạt từ 6,1 – 11,7 cá thể/m2 tại các tỉnh nghiên cứu, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở nước ta với mức nguy cơ thấp và mức độ xâm hại là ít nguy hiểm.

Từ khóa: Ngoại lai, thực vật ngoại lai xâm hại, xâm hại

Assessing the impact on the ecological environment of some invasive and potenially invasive alien species in Vietnam

The paper presents the initial research results on the impact on the ecological environment (in particular, the physical and chemical properties of soil, indigenous species as well as biodiversity) of 4 species of Chromolaena odorata, Parthenium hysterophorus, Spathodea campanulata, Leucaena leucocephala (issued in the list of invasive and potentially invasive alien species of MONRE). The research results show that, Chromolaena odorata and Parthenium hysterophorus have two effects (negative, positive) on the physical and chemical properties of the soil. Specifically, Chromolaena odorata reduces soil acidity and total nitrogen but increases moisture and content of humus, total phosphorus, and total potassium. The Important value index is from 70 – 91%. Abundance reaches from 9.17 to 12.13 individual/m2. Parthenium hysterophorus reduces soil pHKCL, moisture and increases the total content of humus, nitrogen, phosphorus and potassium in the soil. The important value index of Parthenium hysterophorus is from 11 – 87%. Abundance reaches from 2.00 to 15.82 individual/m2 in the studied provinces. These two species affect the ecological environment in our country with medium risk and low risk. Spathodea campanulata reduce pHKCL, humidity, total humus, total Phosphorus and total Potassium. However, Spathodea campanulata can make total nitrogen content higher than in the control soil. Spathodea campanulata have a low ability to regenerate in nature, have not appeared in natural forests, affecting the ecological environment in our country with a very low risk level and the level of invasion is less dangerous. Leucaena leucocephala reduces acidity; increasing moisture, total humus content, total nitrogen, total Phosphorus and total Potassium for the soil. Important value index reaches from 15 – 22%. The abundance is from 6.09 to 11.67 individual/m2 in the study provinces, affecting the ecological environment in our country with low risk level and the level of invasion is less dangerous.

Keywords: Exotic plants, invasive, invasive alien species

XÂY DỰNG TƯƠNG QUAN GIỮA LƯỢNG MƯA VỚI CÁC YẾU TỐ VÒNG NĂM CỦA CÂY PƠ MU TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI

Đinh Việt Hưng1, Nguyễn Tử Kim2

1Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Vòng từng năm của cây lâu năm được phát hiện như là một cơ sở dữ liệu đặc biệt thể hiện sự thay đổi của biến đổi khí hậu (như nhiệt độ, mưa) trong lịch sử. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa lượng mưa với độ rộng vòng năm, tỷ trọng và nitơ tổng trong vòng từng năm của cây Pơ mu ở khu vực Lào Cai có độ tuổi trên 400 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cùng theo một trục thời gian trở về trước, giữa lượng mưa và độ rộng (TRW-tree ring width) có mối tương quan thuận, hệ số tương quan là R2 = 0,62 với mức ý nghĩa 0,04; Giữa lượng mưa và tỷ trọng (TRD-tree ring density) tồn tại mối tương quan nghịch có hệ số tương quan là R2 = 0,79 với mức ý nghĩa 0,04; Giữa lượng mưa với tổng nitơ (TRN-tree ring nitrogen) cũng là mối tương quan nghịch có hệ số tương quan là R2 = 0,81 với mức ý nghĩa 0,04. Như vậy, có thể thấy rằng, giữa lượng mưa với các yếu tố hóa lý trong vòng từng năm cây Pơ mu có mối liên hệ rất đặc biệt và như vậy rõ ràng là vòng từng năm của cây rừng phản ánh sự biến đổi khí hậu tại vùng đó. Một phương trình mối tương quan giữa lượng mưa với các yếu tố hóa lý trong vòng từng năm cây Pơ mu đã được hình thành với mức ý nghĩa 0,05. Từ TRW, TRD và TRN có thể biết được lượng mưa trong lịch sử.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, lượng mưa năm, vòng hàng năm, cây Pơ mu

Establishment of rorrelation equations between rainfall parameters of annual tree ring of Fokienia hodginsii in Van Ban district, Lao Cai province

The rings of long-lived trees have been regarded as a special database which represents the change of climate change such as temperature and rainfall. This paper shows research result of ralationship between rainfall and annual tree ring (width, density and total Nitrogen) of Fokienia hodginsii in Lao Cai which was over 400 years old. It presents that with the same time chain in the pass, there is positive correlation between rainfall and tree ring width (TRW) (R2 = 0,62); a negative correlation between rainfall and tree ring densitive (TRD) (R2 = 0,79; and a negative correlation between rainfall and total Nitrogen (TRN) (R2 = 0.81). Thus there are special relationship between rainfall and annual tree ring (TRW, TRD, TRN) of Fokienia hodginsii. A correlation equation has built based on rainfall in the history and characteristics of annual tree ring of Fokienia (TRW, TRD, TRN) with meaning as 0.05.

Keywords: Climate change, annual rainfall, tree ring, Fokienia hodginsii

 

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG THUỘC KHU VỰC PHÒNG HỘ XUNG YẾU VEN HỒ SÔNG ĐÀ TỈNH HÒA BÌNH

Trần Văn Cao, Nguyễn Thị Oanh, Trần Trung Thành,
Nguyễn Văn Nghĩa, Nguyễn Thanh Hải

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu thực hiện trên các mô hình rừng trồng tại khu vực phòng hộ xung yếu ven hồ sông Đà tỉnh Hòa Bình từ năm 2006 đến năm 2019. Kết quả cho thấy sau 15 năm trồng, các yếu tố môi trường tại các mô hình đã có diễn biến theo hướng tích cực. Cụ thể, thảm thực vật có diễn biến tăng về số loài và độ che phủ (đạt 36 – 44 loài, độ che phủ 73 – 85%), cao hơn đáng kể so với đối chứng (28 loài, độ che phủ 61%). Lượng rơi rụng tăng mạnh theo thời gian, từ 11,2 – 15,0 tấn/ha/năm (tuổi 15) trong khi đối chứng đạt 9,6 tấn/ha/năm. Lượng dòng chảy bề mặt có xu hướng giảm mạnh, biến động từ 115,2 – 140,0 m3/ha/năm (bằng 48,4 – 58,8% so với đối chứng) và lượng đất xói mòn, dao động từ 1,9 – 2,8 tấn/ha/năm (bằng 48,2 – 78,7% so với đối chứng). Một số tính chất lý hóa học của đất rừng tại các mô hình phục hồi rừng cho thấy có sự cải thiện, gồm: độ ẩm, hàm lượng mùn và đạm tổng số, lân dễ tiêu. Số liệu phân tích một số tính chất đất năm 2019 cho thấy độ ẩm đất biến động từ 2,81 – 5,05%; hàm lượng mùn tổng số từ 3,01 – 3,61%; hàm lượng đạm tổng số từ 0,11 – 0,19%; lượng lân dễ tiêu là từ 156,6 – 297,0 ppm; diễn biến của lượng kali dễ tiêu trong đất không rõ quy luật, biến động từ 23,12 – 45,78 ppm. Bên cạnh đó, độ chua của đất có diễn biến tăng nhưng không đáng kể và đất vẫn có phản ứng chua mạnh đến chua (pH từ 3,86 – 4,86). Nhìn chung trong các mô hình phục hồi rừng, các yếu tố môi trường có diễn biến theo chiều hướng tích cực và rõ ràng là tại mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh trồng bổ sung và kém nhất là tại mô hình Luồng thuần loài và mô hình Nông lâm kết hợp trên đất dốc.

Từ khóa: Dòng chảy mặt, Hòa Bình, môi trường, phục hồi rừng, xói mòn đất

Assessment of changes in several environmental factors associated with plantation forest models in critical protection areas in Da River reservoir of Hoa Binh province

The study was conducted on forest plantation models established in critical protection area of the Da river reservoir in Hoa Binh province from 2006 to 2019. The results show that the environmental factors in the forest restoration models have positively changed over 15 years. Specifically, the number of flora species and vegetation cover have increased significantly (36 – 44 species and 73 – 85% coverage) that are much higher than that of the control models (28 species, 61% coverage). The litter-fall stock has increased gradually, reaching 11.2 – 15.0 tons/ha/year (at the age of 15), while it was 9.6 tons/ha/year for control model. The amount of surface water run-off and soil loss indicate considerable decrease. The surface water run-off varies from 115.2 – 140.0 m3/ha/year (about 48.4 – 58.8% of control model) and soil loss amount is 1.9 – 2.8 tons/ha/year (equal to 48.2 – 78.7% of control model). Several soil physical and chemical properties were improved such as soil moisture, total humus and nitrogen content and available potassium content. In 2019, the soil moisture content ranges from 2.81 – 5.05%; total humus content is from 3.01 – 3.61%; total nitrogen content is between 0.11 – 0.19%; available phosphorus content is 156.6 – 297.0 ppm; and available potassium content proves no clear increasing and/or decreasing trend in the soils under forest restoration models. Available phosphorus content is 23.12 – 45.78 ppm. However, the soil acidity is slightly changed, but it still has a strong acidic to acidic reaction (pH values are 3.86 – 4.86). Generally, the changes of environmental factors are associated with forest restoration models. The positive and clear environmental changes are recorded in the model of natural assisted regeneration with enrichment planting. However slight environmental changes are found in the restoration models of pure bamboo plantation (Dendrocalamus membranceus) and agroforestry model on sloping land.

Keywords: Environment, forest restoration, Hoa Binh, soil erosion, surface water run-off

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG QUA GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

Đặng Quang Hưng1, Đặng Thúy Nga2, Hoàng Nguyễn Việt Hoa3

1Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng.
2Winrock International – Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) tài trợ bởi USAID
3Ban Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Từ khi triển khai việc chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) cho đến nay, tiền DVMTR của các chủ rừng là tổ chức được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) các tỉnh thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng. Còn lại, với hầu hết các chủ rừng hoặc bên nhận khoán là hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư đều được Quỹ BV&PTR cấp tỉnh hoặc chủ rừng là tổ chức chi trả trực tiếp bằng tiền mặt. Việc này gây mất rất nhiều thời gian và nhân lực, thiếu sự minh bạch và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình chi trả. Từ năm 2018, ngoài việc sử dụng tài khoản ngân hàng, một số tỉnh cũng đã mạnh dạn áp dụng các hình thức chi trả điện tử khác trong chi trả tiền DVMTR, đó là Sơn La, Lâm Đồng và Yên Bái và ViettelPay[1] là công cụ được sử dụng phổ biến. Kết quả khảo sát đánh giá việc triển khai thí điểm chi trả tiền DVMTR qua ViettelPay cho thấy hình thức này mang lại nhiều ưu điểm như: thủ tục đăng ký đơn giản, nhanh gọn, quá trình sử dụng ViettelPay rất thuận lợi giúp cải thiện đáng kể tính minh bạch, an toàn và hiệu quả trong quá trình tổ chức trả tiền DVMTR. Có tới 63,4% các hộ nhận tiền qua ViettelPay đánh giá ở mức độ hài lòng và rất hài lòng. Chỉ có 3,6% chưa hài lòng do số tiền họ nhận được từ DVMTR ít và thói quen thích sử dụng tiền mặt. Từ kết quả điều tra này, các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh và các chủ rừng là tổ chức có khoán quản lý bảo vệ rừng căn cứ vào đặc điểm cụ thể của mình có thể lựa chọn, áp dụng và nhân rộng hình thức chi trả tiền DVMTR qua ViettelPay.

Từ khóa: Chi trả điện tử, bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng, Viettelpay

E-payment application in payment for forest environment service (PFES)

Up to date, only the forest owners who are organizations have received PFES through banking payment transactions. Other forest owners (households, individuals, communities etc.) commonly receive the PFES payment in cash. This takes a lot of time and manpower, lacks transparency, and contains potential risks. Since 2018, in addition to banking payment, Forest Protection and Development Funds (FPDF) in several provinces are applying electronic payment tools to deliver PFES payment. These provinces are Son La, Lam Dong and Yen Bai. Of the electronic payment tools, ViettelPay has become a popular tool in making PFES payment by FPDFs. The PFES payment using ViettelPay brings different benefits such as simple registration procedures, convenience, safety and efficiency in using, and improved transparency. Up to 63.4% of households receiving the PFES money through ViettelPay rated it as a satisfied and very satisfied tool. Only 3.6% of them are not satisfied as small payment amount and they prefer to use cash. The results imply that the Provincial FPDFs and forest owners should consider their conditions to apply ViettelPay as an alternative tool for paying PFES money.

Keywords: E-payment, forest protetcion, PFES, ViettelPay

CHI TIÊU CÔNG CHO ĐA DẠNG SINH HỌC GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

Trần Thị Thu Hà1 và Nguyễn Thanh Sơn2

1Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Kết quả phân tích chi tiêu của các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về đa dạng sinh học (ĐDSH) cho thấy các cơ quan, đơn vị này đã chi tiêu khoảng 17,6 nghìn tỷ đồng (tương đương với 0,12% GDP và 23,5% mức chi tiêu cho sự nghiệp môi trường) cho ĐDSH trong giai đoạn 2011 – 2015. Trên 90% khoản chi này có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước. Đây là sự nỗ lực đồng thời là một thách thức đáng kể trong tương lai đối với một đất nước đang phát triển với nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy trên 50% khoản chi tiêu công cho ĐDSH được dùng để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, hiệu quả chi tiêu chưa thực sự cao vì theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005) do đa dạng sinh học tại Việt Nam liên tục bị suy giảm trong những năm gần đây: (i) Các hệ sinh thái rừng giảm cả về số lượng và chất lượng; (ii) Sự ô nhiễm ngày càng tăng về mức độ, nồng độ và độc tính của hệ sinh thái nước ngọt nội địa, chất thải từ sản xuất công nghiệp cũng như do sử dụng quá mức lượng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp; và (iii) Các hệ sinh thái biển và ven biển liên tục bị chuyển đổi và khai thác quá mức khiến các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng đang tiếp tục tăng lên. Để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam cần có chiến lược hợp lý nhằm huy động thêm các dòng tài chính ngoài ngân sách và cải thiện tính hiệu quả trong việc chi tiêu cho ĐDSH ở cả cấp Trung ương lẫn cấp địa phương.

Từ khóa: Chi tiêu công, chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học, đa dạng sinh học

Public expenditure on biodiversity in the period of 2011 – 2015

The analysis of expenditure of organizations with legally designated primary functions and task for biodiversity management in Vietnam showed that between 2011 and 2015, these organizations spent around VND 17,6 thousand billion (equivalent to 0.12% of GDP and 23,5% of environmental spending) on biodiversity. More than 90% of the spending came from state budget. This is a true challenge for Vietnam – a developing country with limited economic resources. The study results also showed that more than 50% of public spending on biodiversity was for conservation of natural ecosystems. However, the efficiency of spending was questionable because arcording to Ministry of Natural Resources and Environment (2015), biodiversity in Viet Nam had continued to degrade, as evidenced by (i) The reduction in both quantity and quality of forest ecosystems; (ii) The increasing pollution – in load, concentration and toxicity – of inland water ecosystems by waste of industrial and domestic origin, as well as by chemical fertilizers and pesticides in agriculture; and (iii) The continuing transformation, overexploitation and habitat loss in marine and coastal ecosystems, increasing the risks of extinction of rare, precious and endangered species (MONRE, 2015). To achieve targets outlined in the Vietnam National Biodiversity Strategy to 2020 with vision 2030, Vietnam needs to develop a proper strategy for mobilizing non-state funding resources and improving the efficiency of biodiversity expenditure at both national and local levels.

Keywords: Public expenditure, national biodiversity strategy, biodiversity

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CÁC LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ LỚN TẠI TỈNH BẮC KẠN

Đặng Quang Hưng, Vũ Quý Đông,
Phạm Ngọc Thành, Nguyễn Xuân Đài

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát đánh giá một số loài cây lâm nghiệp đang được trồng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. So sánh với các yêu cầu về tiêu chuẩn lập địa của các loài cây này cho thấy các địa điểm trồng chỉ đạt ở mức độ thích hợp thấp (S3) hoặc trung bình (S2). Tuy nhiên kết quả đo đếm đánh giá sinh trưởng ở một số mô hình rừng lại cho kết quả các loài cây như: Mỡ, Lát, Trám, Giổi có tốc độ sinh trưởng khá tốt. Tăng trưởng trung bình của cây đạt tới 0,012 – 0,019 m3/năm, đây là sinh trưởng ở mức độ khá của các loài cây bản địa. Về kết quả phân tích đất tại các mô hình rừng trồng cho thấy ở đây chủ yếu là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất hơi chặt và chua (pHKCl: 3 – 4), các chỉ số P2O5 ở mức giàu P, các chỉ số K và N ở mức độ trung bình. Kết quả phân tích hóa tính của đất ở đây cho thấy sự phù hợp với các loài cây bản địa đang được gây trồng. Kết hợp các kết quả đánh giá về sinh trưởng, điều kiện lập địa và kết quả phỏng vấn người dân địa phương về các loài cây có khả năng trồng rừng gỗ lớn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được một danh mục các loài cây bản địa có tiềm năng trồng rừng gỗ lớn cho từng vùng tại tỉnh Bắc Kạn.

Từ khóa: Chọn loài cây trồng, cây gỗ lớn, lập địa cây gỗ lớn

Selection of the potential species for large-wood afforestation in Bac Kan province

The study presents the results of evaluation of some forest tree species being planted in Bac Kan province. Comparing with the site conditions standard of tree species shows that the current planting sites haven’t really been applicable for these species. The appropriateness of site condition for these species is only low (S3) or moderate (S2). Nevertheless, measruring the growth of some models illustrated that Manglietia, Chukrasia, Canarium and Magnolia have grown quite well. The average growth of these species reaches 0.012 – 0.019 m3/tree/year. Thus, if the density of planted tree is at 1.000 trees/ha, the yield can reach 12 – 19 m3/ha/year, equivalent to a decent growth rate of the native species. In addition, soil analysis results show that there are mainly yellow red soil on clay and metamorphic rocks, slightly tight and acidic soil (pHKCl: 3 – 4). The content of P of P2O5 is rich and the content of K and N are moderate. It means that soil content and characteristic is quite suitable for the mentioned native tree species. Thus, from the the assessment results of tree growth and site conditions, combining with interviews local people, the research team built a list of potential native species for large-wood development in Bac Kan province.

Keywords: Species selection, large-wood, site condition

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH PHỤC HỒI RỪNG PHÒNG HỘ TẠI XÃ XĂM KHÒE, HUYỆN MAI CHÂU, TỈNH HÒA BÌNH

Lê Thị Thu Hằng, Lê Quốc Huy, Vũ Quý Đông

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Phục hồi rừng là nội dung nhận được rất nhiều sự quan tâm của các tổ chức và các nhà nghiên cứu, đây là cơ sở khoa học để áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng. Nghiên cứu đánh giá tác động của phục hồi rừng tới đa dạng sinh học thảm thực vật, bảo vệ đất và nguồn nước là bước rất quan trọng để đánh giá sự thành công cũng như hiệu quả của mô hình phục hồi rừng. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên 4 ô tiêu chuẩn (OTC) được thiết lập tại xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình nhằm theo dõi quá trình phục hồi rừng trong giai đoạn từ 2016 đến 2019 với 2 nội dung: (i) Nghiên cứu tác động của phục hồi rừng tới đa dạng sinh học thảm thực vật và (ii) Nghiên cứu tác động của phục hồi rừng tới bảo vệ đất và nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hiệu quả của các mô hình phục hồi trồng làm giàu trong đó: Độ tàn che lâm phần đạt 89 – 93%, kết quả phân tích dữ liệu về số cây theo cấp đường kính cho thấy sự phát triển lâm phần ở địa điểm nghiên cứu là tương đối ổn định, OTC có tác động trồng bao gồm OTC 1, 2, 4 có chỉ số đa dạng sinh học H’ cao hơn so với OTC 3 – tái sinh tự nhiên; ở cả 3 OTC này đều không có loài chiếm giá trị IV % quá cao trong dãy trật tự ưu thế, cạnh tranh lấn át sinh trưởng các loài khác. Bên cạnh đó nghiên cứu đã cho thấy dưới tác động của phục hồi rừng, lượng đất mất do xói mòn tại đây không cao, nằm trong khoảng 1,00 – 3,00 tấn/ha/năm, lượng dòng chảy bề mặt tương đối nhỏ từ 325 đến 800 m3/ha/năm. Đây là những đánh giá có ý nghĩa góp phần làm sáng tỏ đặc điểm sinh thái, đất, nước và khả năng phục hồi rừng tại khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Chỉ số đa dạng sinh học loài, dòng chảy bề mặt, giá trị quan trọng, phục hồi rừng, xói mòn đất.

Assessing the effectiveness of protection forest rehabilitation models in Xam Khoe commune, Mai Chau district, Hoa Binh province

Forest restoration has received a lot of attention from organizations and scientists, and is considered the basis for applying silvicultural techniques suitable for each subject. Assessing the impact of forest restoration on vegetation biodiversity, soil and water protection is an important step to assess the success and effectiveness of forest restoration models. Therefore, this study was conducted based on 4 sample plots established in Xam Khoe commune, Mai Chau district, Hoa Binh province to monitor the restoration process in 4 – year period from 2016 to 2019 with 2 contents: (i) Study the impact of forest restoration on vegetation biodiversity and (ii) Study the impact of forest restoration on soil and water protection. The research results showed the effectiveness of enrichment planting models has increased the biodiversity of vegetation including: Increasing the forest cover to 89 – 93%; results of data analysis on the number of trees by diameter class showed that forest stand development at the study site is relatively stable; plots 1, 2 and 4 with planting intervention had H’ diversity index higher than that the of natural regenerated plot – plot 3. In all 3 former plots there were no species with IV% value too high in the dominant order sequence, dominating the growth of other species. In addition, the study showed that under the impact of forest restoration the soil loss amount due to erosion was not high at 1.0 – 3.0 tons/ha/year, the surface flow was relatively small at 325 to 800 m3/ha/year. These were meaningful assessments contributing to clarifying ecological characteristics, soil, water and forest resilience at the study area.

Keywords: Forest rehabilitation, importance value, species biodiversity index, soil erosion, surface runoff

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]