Vietnam Journal of Forest Science Number 5-2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 52020

1. Tăng thu di truyền thực tế về sinh trưởng và chất lượng thân cây của một số giống Keo lá liềm so với giống nguyên sản và đại trà tại Quảng Trị Realized genetic gain in growth and stem quality of breed seedsources of Acacia crassicarpa compared to natural provenances and commercial seedsources in Quang Tri Lê Xuân Toàn
Phí Hồng Hải
Nguyễn Thị Thanh Nga
Lê Thị Như Nguyệt
Trần Thị Tường Vân
3
2. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Vù hương (Cinnamomum balansae Lecomte) bằng hạt Research on propagation techniques of Cinnamomum balansae Lecomte from seeds Bùi Thọ Tiến
Nguyễn Viễn
Hoàng Văn Thắng
Lê Văn Quang
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Nguyễn Tiên Phong
12
3. Nghiên cứu khảo nghiệm giống và kỹ thuật trồng thâm canh Keo lá tràm
tại Gia Lai
Establish models of seeds experiment and intensive planting of Acacia auriculiformis for large timber with new approved races at Pleiku, Gia Lai Trần Thị Thúy Hằng
Lê Việt Dũng
21
4. Một số đặc điểm lâm học của cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen.) tại Quảng Bình Silvicultural characteristics of Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen. in Quang Binh province Nguyễn Hải Thành
Phạm Xuân Đỉnh
Nguyễn Thị Liệu
Vũ Đức Bình
Lê Công Định
Hà Văn Thiện
Lê Xuân Toàn
Phạm Tiến Hùng
27
5. Đánh giá sinh trưởng
một số loài và xuất xứ tràm Melaleuca trồng trên đất phèn tại Thạnh Hóa –
Long An
Evaluating on growth of some melaleuca species and provenances planting on acid sulpahte soil in Thanh Hoa – Long An Nguyễn Xuân Hải
Vũ Đình Hưởng và
Kiều Mạnh Hà
39
6. Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở Quảng Ninh Effect of planting techniques on the growth of Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook plantations
in Quang Ninh province
Đặng Văn Thuyết
Lê Thị Ngọc Hà
Nguyễn Toàn Thắng
Đinh Hải Đăng
Đào Trung Đức
Dương Quang Trung
Lê Thị Hạnh
Trần Anh Hải
46
7. Ảnh hưởng của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón phân đến sinh trưởng và độ phì đất rừng trồng bạch đàn lai UP
(E. urophylla × E. pellita) giai đoạn 5 năm tuổi tại Yên Bái
Effects of slash and litter management and fertilizer practices on growth and soil chemical properties of eucalyptus hybrid
(E. urophylla × E. pellita)
5 years old in Yen Bai province
Nguyễn Tiến Linh
Võ Đại Hải
Trần Lâm Đồng
Hoàng Văn Thành
Dương Quang Trung
Trần Anh Hải
Hoàng Thị Nhung
Trần Hồng Vân
55
8. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cháy rừng và phân vùng trọng điểm cháy rừng tại tỉnh
Đồng Nai
Analyzing the factors effecting on forest fire and mapping the forest fire risk zone in Dong Nai province Dương Huy Khôi
Trần Quang Bảo
Nguyễn Thị Hoa
Võ Minh Hoàn
Nguyễn Văn Quý
64
9. Đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nông lâm kết hợp tại Kon Tum Assessing the economic efficiency of typical agroforestry models
in Kon Tum
Nguyễn Thanh Sơn
Hoàng Thị Nhung
Phạm Đình Sâm
Nguyễn Hữu Thịnh
Trần Hoàng Quý
Hà Thị Mai
Hoàng Văn Thành
Hồ Trung Lương
Phạm Tiến Dũng
Trần Hồng Vân
Cáp Thế Kiệt
Phạm Thị Xuân Thùy
81
10. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện nuôi cấy đến mật độ tế bào của sáu chủng vi khuẩn sinh màng nhầy Research on affects of submerged culture condition to cell density of six strains polysaccharide synthesized bacteria Vũ Văn Định
PhạmVăn Nhật
NguyễnThị Loan
Trần Nhật Tân
95
11. Thành phần loài, đặc điểm gây hại và tập tính một số loài sâu hại Tre bát độ
tại huyện Trấn Yên,
tỉnh Yên Bái
Species composition, harmful characteristics and behavior of some bat do bamboo pests in Tran Yen district,
Yen Bai province
Nguyễn Văn Thành
Lê Văn Bình
Đào Ngọc Quang
Trần Xuân Hưng
Trần Viết Thắng và Trang A Tổng
103
12. Nghiên cứu phòng chống Châu chấu mía chày xanh (Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) hại luồng (Dendrocalamus barbatus) ở Phú Thọ bằng chế phẩm sinh học Reseacch of control on locust (Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) damaging to bamboo (Dendrocalamus barbatus)
by biological product
Bùi Quang Tiếp
Trần Thanh Trăng
Phan Văn Sơn
112
13. Kết quả nghiên cứu cải tiến hệ thống di động máy kéo làm việc trên đất nông, lâm nghiệp The self movement system improvement of a tractor working on farm and
forest terrain
Tô Quốc Huy
Đoàn Văn Thu
Bùi Việt Đức
120

 

TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY CỦA MỘT SỐ GIỐNG KEO LÁ LIỀM SO VỚI GIỐNG NGUYÊN SẢN VÀ ĐẠI TRÀ TẠI QUẢNG TRỊ

Lê Xuân Toàn1, Phí Hồng Hải2, Nguyễn Thị Thanh Nga1,
Lê Thị Như Nguyệt1, Trần Thị Tường Vân1

1Trung tâm KHLN Bắc Trung Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Để xác định khả năng sinh trưởng và tăng thu di truyền của các lô hạt giống đã qua cải thiện thu hái từ vườn giống thế hệ 2 Keo lá liềm tại Cam Lộ, Quảng Trị so với lô hạt đại trà và nguyên sản; 9 nguồn hạt giống đã được đưa vào xây dựng 2 khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo lá liềm tại vùng đồi và vùng cát Quảng Trị. Mỗi khảo nghiệm có diện tích 1 ha, được thiết kế thí nghiệm khối ngẫu nhiên không đầy đủ, 09 lô hạt, 5 lần lặp lại, 36 cây/ô, khoảng cách trồng 3 ´ 2 m cho cả hai lập địa. Cây trong khảo nghiệm tại vùng cát ở Lệ Xuyên có sinh trưởng chậm, đường kính trung bình đạt 1,9 cm, chiều cao đạt 2,7 m và thể tích đạt 0,6 dm3. Về chất lượng thân cây, chưa có sự khác biệt rõ rệt về chất lượng thân cây giữa các lô hạt nhưng đều cho chất lượng thân cây khá tốt. Khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo lá liềm tại vùng đồi ở Cam Lộ giai đoạn 30 tháng tuổi, sinh trưởng đường kính của các nguồn hạt Keo lá liềm biến động từ 5,4 cm đến 6,5 cm, chiều cao biến động từ 5,4 m đến 6,9 m, thể tích biến động từ 6,6 đến 12 dm3. Các lô hạt của gia đình 44, 13 và 46 có độ duy trì trục thân vượt trội, lần lượt là 4,2; 3,6 và 3,7 điểm so với lô hạt sản xuất đại trà là 3,4 điểm. Về tăng thu di truyền thực tế, các lô hạt từ vườn giống chuyển hóa từ các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Quảng Trị và Bình Thuận đều cho sinh trưởng tốt hơn so với lô hạt nguyên sản và đại trà. Lô hạt của các gia đình Keo lá liềm thu từ vườn giống thế hệ 2 Keo lá liềm có tăng thu di truyền thực tế về đường kính và chiều cao đạt từ 9 – 26% so với lô hạt đại trà và từ 1 – 17% so với lô hạt nguyên sản. Các lô hạt của các gia đình 44,13 và 46 cho tăng thu di truyền rất cao về thể tích so với lô hạt sản xuất (80%, 73% và 60%) và lô hạt nguyên sản (55%, 50% và 37%). Các lô hạt cho tăng thu di truyền thực tế cao về đường kính, chiều cao và thể tích đều có tăng thu về các chỉ tiêu chất lượng thân cây cao hơn. Chất lượng thân cây của các lô hạt 44, 13 và 46 cũng đạt tăng thu từ 4 – 24% so với lô hạt nguyên sản và từ 16 – 39% so với lô hạt đại trà.

Từ khóa: Keo lá liềm, giống nguyên sản, tăng thu di truyền thực tế

Realized genetic gain in growth and stem quality of breed seedsources of Acacia crassicarpa compared to natural provenances and commercial seedsources in Quang Tri

To identify the growth and realized genetic gain of Acacia crassicarpa seedlots which was collected from the second-generation seed orchard in Cam Lo – Quang Tri compared to natural provenances and commercial seedlot; 09 seedsources was allowed to set up two genetic gain trials in the sandy and hilly areas of Quang Tri. Each trial had an area of ​​1 ha, designed incomplete random block experiments, 09 seedlots, 5 replicates, 36 trees/plot, planting distance of 3 ´ 2 m for both sites. The trees in the sandy trial in Le Xuyen had slow growth: the avrage diameter was 1.9 cm, the average height was 2.7 m and the average of volume was 0.6 dm3. The stem quality of different seedsources did not differ significantly in this trial. In the trial of genetic gain of Acacia crassicarpa in hilly areas in Cam Lo at 30 months of age, the growth in diameter varied from 5.4 cm to 6.5 cm, height varied from 5.4 m to 6.9 m and volume varies from 6.6 to 12 dm3. Seedlots of families 44, 13 and 46 had superior stem quality, 4.2, 3.6 and 3.7 points respectively compared to the commercial seedlot of 3.4 points. Regarding the realized genetic gain, the seedlots from the second generation seed orchards in Quang Tri and Binh Thuan grew better than natural provenances and commercial seedlot. The seedlots which were collected from SSO2, had realized gains in growth of diameter and height by 9 – 26% compared to the commercial seedlot and 1 – 17% compared to natural provenances. Seedlots of families 44, 13 and 46 showed very high genetic gains in volume compared to the commercial seedlot (80%, 73% and 60%) and natural provenances (55%, 50% and 37%). Families with high genetic gains in diameter, height and volume all experienced higher increases in stem quality parameters. The quality of stems of families 44, 13 and 46 also achieved an increase of 4 – 24% compared to natural provenances and from 16 – 39% compared to commercial seedlot.

Keywords: Acasia crassicarpa, natural provenances, realized gain

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae Lecomte) BẰNG HẠT

Bùi Thọ Tiến1, Nguyễn Viễn2, Hoàng Văn Thắng2, Lê Văn Quang2,
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt2, Nguyễn Tiên Phong1

1 Trường Cao đẳng Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm quả, hạt và nhân giống Vù hương bằng hạt tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ đã cho thấy, quả Vù hương có kích thước nhỏ, trung bình có khoảng 2.279 quả/kg, mỗi quả có chứa 1 hạt, khối lượng 1.000 hạt dao động từ 0,35 – 0,38 kg, tương đương có từ 2.632 – 2.857 hạt/kg, trung bình là 2.778 hạt/kg. Độ thuần hạt giống của các xuất xứ dao động 80,7 – 85,2%, trung bình là 83,4%. Thử nghiệm bảo quản hạt theo các thí nghiệm khác nhau đã chỉ ra rằng, hạt Vù hương thích hợp với phương pháp bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC, sau 2 tháng bảo quản vẫn cho tỷ lệ sống đạt 62,0%. Hạt Vù hương nảy mầm tốt nhất khi được ngâm trong nước ấm 30oC trong 4 – 6 giờ, cho tỷ lệ nảy mầm đạt từ 83,0 – 85,0%. Thành phần ruột bầu phù hợp với gieo ươm Vù hương từ hạt là 98% đất + 2% phân NPK (16:16:8), sau 6 tháng cho sinh trưởng của cây giống Vù hương là tốt nhất, đạt tỷ lệ sống 87,8%, đường kính gốc 0,56 cm và chiều cao 50,4 cm.

Từ khóa: Bảo quản hạt, Vù hương, thành phần ruột bầu, xử lý hạt

Research on propagation techniques of Cinnamomum balansae Lecomte from seeds

The results of the study on the characteristics of the fruit, seeds and propagation Cinnamomum balansae by seeds at the Forest Science Centre for Central of North Vietnam showed that, fruit of C.balansae is small size, on average, there are about 2,279 fruits/kg. Each fruit contains 1 seed, the weight of 1,000 seeds ranges from 0.35 to 0.38 kg, equivalent to 2,632 – 2,857 seeds/kg, an average of 2,778 seeds/kg. The seed purity of the provenances ranged from 80.7 – 85.2% with an average of 83.4%. Testing of preserving seeds of C.balansae according to different experiments has shown that C.balansae seed is suitable for store in a refrigerator at a temperature of 5oC, after 2 months of storage, the survival rate of seeds are 62.0%. C.balansae seeds germinate best when soaked in warm water at 30oC for 4 – 6 hours, for the germination rate of 83.0 – 85.0%. The potting medium suitable for seedlings for nursery is 98% of soil + 2% of NPK fertilizer (16: 16: 8), after 6 months the growth of C.balansae seedlings are the best, reaching the survival rate is 87.8%, the root diameter is 0.56 cm and height is 50.4 cm.

Keywords: Cinnamomum balansae Lecomte, seed treatment, seed preservation, pot medium

NGHIÊN CỨU KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH KEO LÁ TRÀM TẠI GIA LAI

Trần Thị Thúy Hằng, Lê Việt Dũng

Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

TÓM TẮT

Đề tài “Xây dựng mô hình khảo nghiệm giống và trồng rừng thâm canh Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn bằng các giống đã được công nhận (AA1, AA9, Clt7, Clt18, Clt25, Clt26, Clt1E, Clt1C) tại Pleiku, Gia Lai”, với mục tiêu là: (i) Xác định được giống Keo lá tràm có triển vọng cho trồng rừng gỗ lớn tại Pleiku, Gia Lai; (ii) Xác định được các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn tại Pleiku, Gia Lai. Các thí nghiệm và mô hình được thực hiện trên đất bazan thoái hóa tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Pleiku, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới. Kết quả khảo nghiệm giống đã chọn được hai giống (dòng keo lai AA9 và AA1) phù hợp cho trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn tại Gia Lai. Thí nghiệm các biện pháp trồng rừng thâm canh Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn tại Gia Lai cho thấy nên trồng với mật độ 1.660 cây/ha và bón lân với khối lượng 0,3 kg/gốc.

Từ khóa: Bón phân, khảo nghiệm giống, mật độ, mô hình, trồng rừng thâm canh, Pleiku

Establish models of seeds experiment and intensive planting of Acacia auriculiformis for large timber with new approved races at Pleiku, Gia Lai

The reseach project “Establish models of seeds experiment and intensive planting of Acacia auriculiformis for large timber with new approved races (AA1, AA9, Clt7, Clt18, Clt25, Clt26, Clt1E, Clt1C) at Pleiku, Gia Lai”. Objectives of the study are: (i) To select some races of Acacia auriculiformis; (ii) To identify infensive technological measures of plantation for large timber. The experiments and plantation models were conducted on degraded basalt soils at Pleiku Experiment Station beloging to Tropical Forest Reseach Centre. Result of race experiment showed two best race of Acacia auriculiformis that were AA1 và AA9 wich were appropriate for large timber planting in Gia Lai. Experiments on intensive measures shown that put down 0.3 kg P-fertilizer and panting with density 1.660 trees/ha were the best measures.

Keywords: Density, intensive plantation pattern, fertilizer, Pleiku, race experiment

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen.) TẠI QUẢNG BÌNH

Nguyễn Hải Thành, Phạm Xuân Đỉnh, Nguyễn Thị Liệu, Vũ Đức Bình,
Lê Công Định, Hà Văn Thiện, Lê Xuân Toàn. Phạm Tiến Hùng

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của cây Gụ lau ở một số trạng thái rừng tự nhiên tại Quảng Bình cho thấy, mật độ cây Gụ lau phân bố trong các trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh dao động từ 5 – 8 cây/ha, chiếm tỷ lệ từ 0,7 đến 1,6% tổng số cây và có trữ lượng từ 0,59 đến 3,72 m3/ha. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, Gụ lau không tham gia vào công thức tổ thành và có chỉ số IV% rất thấp từ 1,2 – 1,4%. Tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Gụ lau phân bố đã hình thành một ưu hợp ở trạng thái rừng thường xanh giàu. Phân bố thực nghiệm N/D1,3 của các trạng thái rừng tuân theo phân bố lý thuyết hàm Khoảng cách, dạng phân bố giảm và có số cây giảm dần khi cấp đường kính tăng lên. Phân bố lý thuyết N/Hvn các trạng thái rừng không phù hợp với phân bố thực nghiệm theo hàm khoảng cách. Kiểu phân bố cây rừng trên mặt bằng nằm ngang ở các lâm phần có Gụ lau là phân bố ngẫu nhiên. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, Gụ lau quan hệ với nhóm loài ưu thế là ngẫu nhiên, độc lập nhau ngoại trừ quan hệ với Bời lời vòng là quan hệ bài xích. Mật độ cây tái sinh ở các trạng thái rừng dao động từ 10.880 – 13.547 cây/ha, số loài cây tái sinh dao động từ 36 – 50 loài. Tổ thành cây tái sinh chỉ có 2 – 5 loài và Gụ lau không tham gia vào công thức tổ thành. Số cây tái sinh của Gụ lau ở 3 trạng thái rừng dao động từ 107 – 187 cây/ha.

Từ khóa: Cây Gụ lau, lâm học, Quảng Bình, rừng tự nhiên.

 

Silvicultural characteristics of Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen. in Quang Binh province

The results of silvicultural characteristics of Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S. Larsen in natural forest in Quang Binh showed that the density of Sindora tonkinensis distributed in the evergreen broad-leaved natural forests ranges from 5 to 8 trees/ha, corresponding to the ratio of 0.7 to 1.6% of total trees and has the volume from 0.59 to 3.72 m3/ha. In the natural forest, Sindora tonkinensis does not participate in the dominant species and has a very low IV% index from 1.2 to 1.4%. The high tree layer belonging to the natural forest which has Sindora tonkinensis has formed an advantage in rich evergreen forest. The experimental distribution N/D1.3 of the natural forest followed the theoretical distribution of the Distance function and the number of trees decreased as the diameter class increased. Theoretical distribution of N/Hvn of the natural forest is not consistent with the experimental distribution according to the distance function. On the horizontal plane, the distribution of the natural forest which has Sindora tonkinensis is random. In the natural forest, Sindora tonkinensis has random, independent relationship with dominant species; except the relationship with Litsea verticillata is the anti-chain relationship. The density of tree regeneration in natural forest ranges from 10,880 to 13,547 trees/ha, the regenerated species ranges from 36 to 50 species. The regeneration has only 2 – 5 species and Sindora tonkinensis is not involved in the dominant species. The number of regenerated trees of Sindora tonkinensis in natural forest ranges from 107 to 187 trees/ha.

Keywords: Sindora tonkinensis, silviculture, Quang Binh, natural forest.

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI VÀ XUẤT XỨ TRÀM MELALEUCA TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI THẠNH HÓA – LONG AN

Nguyễn Xuân Hải, Vũ Đình Hưởng và Kiều Mạnh Hà

Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu sinh trưởng 17 xuất xứ của 5 loài tràm được thực hiện tại Thạnh Hóa – Long An. Kết quả nghiên cứu sau 36 tháng tuổi cho thấy: Loài M. alternifolia đã không sống được trong điều kiện ngập nước kéo dài
(≥ 1 tháng), trong khi đó tỷ lệ sống của 4 loài tràm còn lại là M. leucadendra, M. cajuputi, M. quiquenerviaM. viridiflora không có sự khác biệt với nhau; Loài M. leucadedra có sinh trưởng tốt nhất với thể tích cây trung bình các xuất xứ là 4,3 dm3/cây và cao gấp ~4 lần so với loài M. quiquenervia (1,1 dm3/cây); Tuy nhiên, giữa các xuất xứ của loài M. leucadendra không có sự khác biệt về thể tích. Mặt khác, đối với loài M. cajuputi có sự khác biệt về sinh trưởng giữa các xuất xứ; Keru (PNG) là xuất xứ có thể tích cây đạt cao nhất (5,2 dm3/cây), thấp nhất là xuất xứ Kalaga (NT) (1,2 dm3/cây). Trên vùng đất phèn ở tỉnh Long An, M. leucadendra là loài phù hợp nhất cho trồng rừng thâm canh. Ngoài ra, khi trồng tràm M. cajuputi nên chọn xuất xứ Keru (PNG).

Từ khóa: Loài, tràm Melaleuca, xuất xứ

Evaluating on growth of some melaleuca species and provenances planting on acid sulpahte soil in Thanh Hoa – Long An

Reserch on 17 provenances of five Melaleuca species undertaken in Thanh Hoa – Long An. After planting 36 months, the results showed that M. alternifolia species is not alive due to flooded condition (≥ 1 month), while the survival rate was not significant difference between M. leucadendra, M. cajuputi, M. quiquenervia and M. viridiflora; Growth of M. leucadendra species was highest with volume of provenance average (4.3dm3/tree), more than four times that compared to M. quiquenervia (1.1 dm3/tree); However, there were not significant differences between provennaces of the M. leucadendra species. Nevertheness, tree gowths of the M. cajuputi species were significant difference between provenances, in which volume of Keru (PNG) provenence (5.2 dm3/tree) was the highest and the lowest was Kalaga (NT) provenance (1.2 dm3/cây). On the acid sulphate soil in Long An province, M. leucadendra species is suitable for intensive plantation. On the other hand, M. cajuputi species should be selected Keru (PNG) provenance for planting.

Keywords: Species, Melaleuca, provenance

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) Ở QUẢNG NINH

Đặng Văn Thuyết1, Lê Thị Ngọc Hà2, Nguyễn Toàn Thắng1, Đinh Hải Đăng1,
Đào Trung Đức1, Dương Quang Trung1, Lê Thị Hạnh1, Trần Anh Hải1

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sa mộc tại Quảng Ninh ở giai đoạn sau trồng 39 tháng cho thấy: Cây Sa mộc ở các thí nghiệm trồng rừng có sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,4 – 4,9 cm, chiều cao 1,8 – 3,1 m, đường kính tán 0,9 – 2 m. Ở thí nghiệm làm đất trồng rừng sinh trưởng đường kính gốc đạt 3,4 – 4,1 cm, cao nhất là 4,1 cm ở công thức Đ4 (cuốc hố 60 ´ 60 ´ 60 cm), sinh trưởng chiều cao đạt 2,1 – 2,5 m. Ở thí nghiệm tuổi cây con đem trồng rừng sinh trưởng đường kính gốc đạt 3,1 – 3,3 cm, chiều cao đạt 2 – 2,1 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất là 3,3 cm ở công thức TC2 (cây con 12 tháng tuổi) và TC3 (cây con 15 tháng tuổi). Ở thí nghiệm mật độ trồng rừng sinh trưởng đường kính gốc đạt 3,3 – 4,9 cm, chiều cao đạt 2,3 – 3,1 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất là 4,9 cm, chiều cao 3,1 m ở công thức M5 (3.300 cây/ha). Ở thí nghiệm bón phân sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,8 – 3,7 cm, chiều cao đạt 1,8 – 2,1 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất là 3,7 cm và chiều cao đạt cao nhất 2,1 m ở công thức P4 (bón 110g urê + 350 g supe lân + 50 g kali). Ở thí nghiệm tỉa cành sinh trưởng đường kính gốc đạt 2,4 – 2,9 cm, chiều cao đạt 1,6 – 1,8 m, sinh trưởng đường kính gốc đạt cao nhất là 2,9 cm, chiều cao đạt 1,8 m ở công thức C3 (tỉa cành từ gốc lên độ cao 30% chiều cao cây).

Từ khóa: Sa mộc, kỹ thuật trồng rừng, Quảng Ninh

Effect of planting techniques on the growth of Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook plantations in Quang Ninh province

The results of study planting techniques of Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook in Quang Ninh province after 39 months shows that Cunninghamia lanceolata in the plantation experiments had the growth of diameter above the crown (D00) from 2.4 cm to 4.9 cm, the mean of growth stem height (H) from 1.8 m to 3.1 m, and the mean of canopy diameter (Dt) from 0.9 m to 2 m. In land preparation techniques experiments, the growth of D00 was measured from 3.4 cm to 4.1 cm, the highest (4.1 cm) at D4 treatment of hole size (60 ´ 60 ´ 60 cm) was recorded, the growth of H in those experiments was from 2.1 m to 2.5 m. Seedlings age experiments obtained D00 was from 3.1 cm to 3.3 cm, the highest D00 was 3.3 cm at TC2 treatment (12 – months-old seedling), and TC3 treatment (15 – months-old seedling). The height of tree seedlings age experiments recorded from 2.0 m to 2.1 m. D00 in planting density experiment was recorded from 3.3 cm to 4.9 cm, and H was from 2.3 m to 3.1 m. The highest D00 (4.9 cm) and highest H (3.1 m) at a planting density of 3,300 trees ha-1 were recorded. In the fertilization experiments, D00 of tree observed was from 2.8 cm to 3.7 cm, and H from 1.8 m to 2.1 m. The highest mean of D00 (3.7 cm) and the highest mean stem height (2.1 m) was found in P4 treatment of applying 110gram urea + 350gram super phosphate + 50gram potassium. In pruning experiments, D00 oscillated from 2.4 cm to 2.9 cm, and stem height fluctuated from 1.6 m to 2.9 m. The highest D00 (2.9 cm) and the highest H (1.8 m) were found in C3 treatment (pruning from base to 30% height of the tree).

Keywords: Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook, planting techniques, Quang Ninh province.

ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠ SAU KHAI THÁC VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ ĐỘ PHÌ ĐẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI UP (E. urophylla × E. pellita) GIAI ĐOẠN 5 NĂM TUỔI TẠI YÊN BÁI

Nguyễn Tiến Linh1, Võ Đại Hải1, Trần Lâm Đồng2, Hoàng Văn Thành2,
Dương Quang Trung2, Trần Anh Hải2, Hoàng Thị Nhung2, Trần Hồng Vân2

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Năng suất và độ phì đất sau một số chu kỳ rừng trồng bạch đàn có nguy cơ suy thoái cao nếu quản lý lập địa không tốt. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng đồng thời của hai nhân tố bón phân và quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đến sinh trưởng và tính chất đất rừng trồng bạch đàn lai UP 5 năm tuổi được trồng trên đất thoái hóa sau kinh doanh nhiều chu kỳ bạch đàn tại Yên Bái. Kết quả theo dõi sinh trưởng từ tuổi 1 đến 5 cho thấy, bón phân theo nhu cầu của cây có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng rừng trồng. Công thức bón phân từ các loại phân đơn bao gồm phân hữu cơ vi sinh, đạm urê, super lân và kali có sinh trưởng tốt nhất so với các công thức bón phân NPK thường áp dụng trong thực tiễn. Bón chế phẩm sinh học có tác dụng phân giải lân và xenlulo thành các chất dễ tiêu cho cây trồng, nhưng có sinh trưởng kém hơn do thí nghiệm không bón bổ sung phân. Tuy nhiên, sinh trưởng của cây trồng chưa có sự khác biệt giữa công thức đốt và không đốt vật liệu hữu cơ sau khai thác. Các tính chất đất thay đổi rõ rệt từ sau khi trồng rừng đến giai đoạn 5 năm tuổi là pH, mùn, đạm và lân. pH giảm nhẹ; mùn tăng nhẹ; đạm ổn định; kali trao đổi giảm nhẹ; lân dễ tiêu giảm liên tục, có thể là do hiện tượng cố định lân trong đất. Chưa có sự sai khác rõ rệt về tính chất đất giữa công thức đốt và không đốt và giữa các công thức bón phân cho đến giai đoạn rừng 5 tuổi.

Từ khóa: Quản lý lập địa, trồng lại rừng sau khai thác, suy thoái đất rừng trồng, bạch đàn lai UP

Effects of slash and litter management and fertilizer practices on growth and soil chemical properties of eucalyptus hybrid (E. urophylla × E. pellita) 5 years old in Yen Bai province

Decline of yield and soil fertility of eucalypt plantations are associated with unsustainable site management practices. This study tested the simultaneous effects of fertilizers and slash management on growth and soil properties of 5 – year-old Eucalyptus hybrid (E. urophylla ´ E. pellita) planted on degraded land after several rotations of eucaltypt plantations in Yen Bai provinces. The growth data collected annually from ages 1 to 5 showed that application of fertilizers based on specific demand of the trees have a significant effect on growth rate. Fertilizer mixed from single elements including micronized organic fertilizers, urea, super phosphate and potassium fertilizers have the best growth rate compared to the NPK fertilizers commonly used in practice. Applying microorganism-inoculated products has better effect on phosphorus mineralisation and cellulose decomposition into available minerals for plant uptake, but with poorer growth rate due to lack of fertilizer application. The growth rate was not significant different between the slash and litter burning and non-burning treatments for land preparation. Soil organic carbon and some soil chemical properties such as pH, nitrogen and phosphorus have significantly changed after tree planting. Total soil organic carbon and nitrogen increased slightly after tree planting due to decomposition of organic matters from slash and litter, but in the second and third years, they decreased significantly. Extractable phosphorus continuously reduced since tree planting, which is associated with soil phosphorus immobilisation. There is not significant different in the soil properties between the burned and non-burned treatments and between fertilizer treatments up to 5 years of ages.

Keywords: Plantation site management, multi-rotation plantation management, degraded plantation forest land, Eucalyptus urophylla × E. pellita

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHÁY RỪNG VÀ PHÂN VÙNG TRỌNG ĐIỂM CHÁY RỪNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

Dương Huy Khôi1, Trần Quang Bảo2, Nguyễn Thị Hoa3,
Võ Minh Hoàn3, Nguyễn Văn Quý3

1 Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy
2 Trường Đại học Lâm nghiệp
3 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Đồng Nai

TÓM TẮT

Tỉnh Đồng Nai có diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 199.981 ha, trong những năm qua trên địa bàn thường xuyên xảy ra cháy rừng. Bài báo này phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng và xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng cho tỉnh Đồng Nai. Sử dụng dữ liệu thứ cấp, phỏng vấn những đối tượng liên quan và phân tích dữ liệu không gian cho thấy: Các nhân tố ảnh hưởng đến cháy rừng chủ yếu là thời tiết, đặc điểm các trạng thái rừng, địa hình. Nguy cơ cháy rừng cao ở tỉnh Đồng Nai thường tập trung từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Bản đồ phân cấp nguy cơ cháy rừng được xây dựng từ 7 nhân tố: Lớp phủ thực vật, nhiệt độ, khoảng cách tiếp cận đường giao thông, độ dốc, độ cao, hướng dốc và thủy văn. Bản đồ phân vùng nguy cơ cháy rừng thành 5 cấp, trong đó rừng có khả năng cháy thấp chiếm diện tích lớn nhất với trung bình là 38%, rừng có nguy cơ cháy cao và rất cao chiếm khoảng 8,4%.

Từ khóa: Cháy rừng, mùa cháy rừng, phân vùng trọng điểm cháy rừng, GIS và viễn thám, Đồng Nai

Analyzing the factors effecting on forest fire and mapping the forest fire risk zone in Dong Nai province

Dong Nai province has an area of ​​199,981 ha of forest and forestry land, in which in the past years, forest fires often occurred. The paper analyzes the causes of forest fires and makes a map of forest fire risk zones for Dong Nai province. Using secondary data, interviewing key informants and analyzing spatial data show that: Factors affecting forest fires are mainly weather, characteristics of forest conditions, slash and burn cultivation and burning agricultural residues. High risk of forest fire usually occurs from January to April every year. A map of forest fire risk zone is established from 7 factors: Vegetation cover, temperature, access distance, slope, topography, aspect and hydrology. The map divides the zone risk of forest fire into 5 levels, of which the low risk zone of forest fire are account for the largest area with an average of 38%, high and very high risk zone of forest fire are account for about 8.4%.

Keywords: Forest fire, forest fire season, mapping forest fire risk zone, GIS and remote sensing, Dong Nai province

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI KON TUM

Nguyễn Thanh Sơn1, Hoàng Thị Nhung1, Phạm Đình Sâm1, Nguyễn Hữu Thịnh1,
Trần Hoàng Quý1, Hà Thị Mai1, Hoàng Văn Thành1, Hồ Trung Lương1, Phạm Tiến Dũng1, Trần Hồng Vân1, Cáp Thế Kiệt2, Phạm Thị Xuân Thùy3.

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Phòng NN & PTNT huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum
3Công ty TNHH Dịch vụ – Kỹ thuật Nông nghiệp xanh Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình nông lâm kết hợp (NLKH) điển hình trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Phương pháp được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua việc sử dụng các chỉ số NPV, BCR và DPP với mức chiết khấu áp dụng r = 6,5%/năm. Kết quả phân tích đánh giá cho thấy tất cả 27 mô hình đều có tổng lãi ròng (NPV) > 0. Trong đó NPV có sự dao động rất lớn từ mô hình lâm nghiệp (LN) (Bời lời đỏ) thuần chỉ đạt 79 triệu/ha cho chu kỳ kinh doanh 25 năm đến mô hình nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) (Bí Nhật) có cùng thời gian kinh doanh nhưng NPV đạt tới 14.391 triệu/ha. Một số mô hình đem lại lãi ròng NPV lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh thường là các mô hình cần vốn đầu tư lớn. Các mô hình có vốn đầu tư nhỏ thì thời gian hoàn vốn thường kéo dài hơn. Các mô hình có tiềm năng đem lại tổng lãi ròng lớn và thời gian thu hồi vốn nhanh đa phần có yếu tố dược liệu với các cây như Đinh lăng Polyscias fruticosa), Sâm dây (Codonopsis sp.) và Đương quy (Angelica sinensis). Tuy nhiên, những cây dược liệu này mới chỉ được trồng một cách tự phát với quy mô nhỏ trong vài năm trở lại đây nên thị trường (mạng lưới thu mua còn manh mún) chưa được định hình. Vì vậy, để phát triển và nhân rộng các mô hình NLKH có cây dược liệu cần có sự liên kết của 4 nhà (Quản lý; doanh nghiệp; sản xuất và khoa học) cùng xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu, chế biến và thương mại nhằm tạo lập thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm đặc hữu của địa phương.

Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, mô hình nông lâm kết hợp, Kon Tum

Assessing the economic efficiency of typical agroforestry models in Kon Tum

This study aims to evaluate the economic efficiency of typical agroforestry models in Kon Tum province. The method is used to evaluate economic efficiency through the use of the indicators NPV, BCR and DPP with a discount rate applied r = 6.5%/year. The analysis and evaluation results showed that all 27 models have total net profit (NPV) > 0. The total net profit has a large variation among models from the model of pure forest plantation (Litsea glutinosa) with a total net profit only reached 79 million per hectare for a 25 year business cycle to the model NNCNC (Japan Green Pumpkin) has the same business time but NPV reaches 14,391 million per hectare. Some models with large NPV and fast payback times are often the models that require a large amount of investment capital. Others make smaller investments and the payback period is longer. The models with the potential to bring a large total net profit and the fast payback period mostly have medicinal factors such as Polyscias fruticosa, Codonopsis sp. and Angelica sinensis. However, these medicinal plants have only been grown spontaneously on a small scale in the past few years, so the market (the purchasing network is still fragmented) has not been shaped. Therefore, in order to develop and replicate the models of medicinal plants, it is necessary to have the help of relevant agencies in building markets, brands and geographical indications for endemic medicinal products of the region.

Keywords: Economic efficiency, agroforestry model, Kon Tum

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY ĐẾN MẬT ĐỘ TẾ BÀO CỦA SÁU CHỦNG VI KHUẨN SINH MÀNG NHẦY

Vũ Văn Định, Phạm Văn Nhật, Nguyễn Thị Loan, Trần Nhật Tân

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Vi khuẩn sinh màng nhầy (polysacarit) có vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, vi khuẩn sinh màng nhầy tiết ra polysacarit sinh học có khả năng giữ ẩm cho đất. Màng nhầy của vi sinh vật có vai trò rất quan trọng trong cải tạo đất và giữ ẩm cho đất. Nghiên cứu này xác định một số điều kiện thích hợp để nuôi cấy các chủng vi khuẩn sinh màng nhầy; đây là cơ sở khoa học nhằm mục đích nghiên cứu sản xuất chế phẩm giữ ẩm đất và vật liệu cháy dưới tán rừng thông. 6 chủng vi khuẩn sinh màng nhầy gồm P08, P16.1, P09, P36 (Bacillus aryabhattai), P54.1 (Paenibacillus polymyxa) và chủng P73 (Paenibacillus jamilae) sinh trưởng và phát triển phù hợp nhất trên môi trường AT lỏng, pH = 7, tốc độ lắc 150 vòng/phút trong 72 giờ ở nhiệt độ 25oC; mật độ tế bào đạt 109 (cfu/ml).

Từ khóa: Điều kiện nuôi cấy, mật độ tế bào, vi khuẩn sinh màng nhầy

Research on affects of submerged culture condition to cell density of six strains polysaccharide synthesized bacteria

Polysaccharide synthesized bacteria play an important role in moisturizing of soil and burning materials under forest canopy. In the process of growth and development, polysaccharide synthesized bacteria secrete biological polysaccharides that hold moisture in the soil. Mucous membranes of microorganisms play an important role in soil improvement and soil moisture. This study has identified appropriate submerged culture condition of polysaccharide synthesized bacteria. This is the scientific basis for the purpose of researching and manufacturing inoculants to keep humidity of soil and flammable materials under the canopy of pine forests. Six strains of polysaccharide synthesized bacteria include P08, P16.1, P09, P36 (Bacillus aryabhattai), P54.1 (Paenibacillus polymyxa), and strain P73 (Paenibacillus jamilae) grow and develop most appropriately on liquid AT medium, pH = 7, shaking speed of 150 rpm for 72 hours at 25oC, cell density reaches 109 (cfu/ml).

Keywords: Submerged culture condition, cell density, polysaccharide synthesized bacteria

THÀNH PHẦN LOÀI, ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI VÀ TẬP TÍNH MỘT SỐ LOÀI SÂU HẠI TRE BÁT ĐỘ TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình, Đào Ngọc Quang, Trần Xuân Hưng,
Trần Viết Thắng và Trang A Tổng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Thành phần loài sâu hại tre Bát độ tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ghi nhận được 12 loài, thuộc 10 họ và 05 bộ. Bộ Cánh vẩy ghi nhận 05 họ, 05 loài; bộ Cánh nửa 02 họ, 03 loài. Bộ Cánh thẳng, bộ Cánh cứng và bộ Hai cánh đều ghi nhận được 01 họ và tương ứng số loài là 02, 01 và 01 loài. Tỷ lệ bị hại trung bình của các loài sâu hại từ 5,8 – 20,6% và mức độ bị hại bình quân từ 0,05 – 0,93 (đều ở mức độ nhẹ +). Loài Bọ xít lớn (Notobitus meleagris) gây hại chủ yếu ở măng, vị trí con đực khi giao phối với con cái thường gần ở phía ngọn non của măng. Trưởng thành cái thường đẻ trứng ở mặt dưới lá hoặc ngay tại măng (sau khi ăn bổ sung) với số lượng từ 10 đến 22 quả; trứng được đẻ thành 2 hàng nằm so le nhau. Sâu non của loài Châu chấu tre (Hieroglyphus tonkinensis) mới nở thường sống tập trung, thời gian từ khi trưởng thành đực và cái giao phối đến khi đẻ ổ trứng đầu tiên dao động từ 5 – 8 ngày, trong suốt vòng đời của trưởng thành cái chúng giao phối từ 1 – 3 lần và đẻ từ 1 đến 4 ổ trứng; mỗi ổ trứng thường có số lượng từ 28 đến 41 quả. Loài Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus longimanus) phá hoại trên măng, những cây măng cao từ 1,2 – 1,7 m thường bị hại nặng. Trưởng thành dùng vòi đục vào măng sau đó đẻ trứng tại khu vực đó. Sâu non khi mới nở đục từ dưới gốc măng đục lên, đến tuổi thành thục sâu non tạo 1 lỗ rộng khoảng 1 cm để chui xuống đất và vào nhộng.

Từ khóa: Gây hại, tập tính, thành phần sâu hại, tre Bát độ, Trấn Yên

Species composition, harmful characteristics and behavior of some Bat Do bamboo pests in Tran Yen district, Yen Bai province

The composition of Bat do bamboo shoots pest in Tran Yen district, Yen Bai province recorded 12 species, belonging to 10 families and 05 orders. Orders of Lepidoptera recorded 05 families, 05 species; Hemiptera with 02 families, 03 species. Orthoptera, Coleoptera and Diptera all have 01 family and represent the number of species as 02, 01 and 01 species. The average pest prevalence of pests ranged from 5.8 – 20.6% and the average level of damage ranged from 0.05 – 0.93 (both mildly). Notobitus meleagris damage mainly in bamboo shoots. The position of male when mating with female is usually near the young tip of bamboo shoot. Females usually lay eggs on the underside of leaves or on shoots (after supplementation) with numbers from 10 to 22 eggs; The eggs are laid in two staggered rows. Larva of Hieroglyphus tonkinensis usually live in concentration, the time from adult of male and female to laying the first nest varies from 5 – 8 days, throughout the life cycle of the female adult mate 1 – 3 times and lay from 1 to 4 eggs nest; Each nest usually has between 28 and 41 eggs. Cyrtotrachelus longimanus species infestation on bamboo shoots, the bamboo shoots from 1.2 to 1.7 m in height are often severely damaged. Adults use a hose to chisel on bamboo shoots and then lay eggs in that area. Young larva, when hatching, chisel up from under the base of bamboo shoots. When they reach maturity, them create a hole about 1 cm wide to burrow into the ground and pupate.

Keywords: Hamful, behavior, composition pests, Bat do bamboo, Tran Yen district

NGHIÊN CỨU PHÒNG CHỐNG CHÂU CHẤU MÍA CHÀY XANH (Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) HẠI LUỒNG (Dendrocalamus barbatus) Ở PHÚ THỌ BẰNG CHẾ PHẨM SINH HỌC

Bùi Quang Tiếp1, Trần Thanh Trăng1, Phan Văn Sơn2

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Kiểm lâm Thanh Sơn, Phú Thọ

TÓM TẮT

Nghiên cứu phòng chống Châu chấu mía chày xanh (Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) ở điều kiện bán hoang dã (nhiệt độ trung bình t = 27,5 – 29,5oC, độ ẩm trung bình RH = 67,8 – 75,9%) được thí nghiệm với 7 công thức theo 2 cách phun thử nghiệm (phun chế phẩm nấm vào thức ăn và cơ thể ấu trùng; phun vào thức ăn sau 30 phút mới thả ấu trùng). Các công thức thí nghiệm gồm: CT1 chế phẩm nấm xanh (lục cương) Metarhizium anisopliae (Ma) (2g/100 ml)/30 ấu trùng cấp tuổi 1 – 2; CT2 chế phẩm nấm trắng (bạch cương) Beauveria bassiana (Bb) (2g/100 ml)/30 ấu trùng cấp tuổi 1 – 2; CT3 chế phẩm nấm Ma (2g/100 ml)/30 ấu trùng cấp tuổi 3 – 4; CT4 chế phẩm nấm Bb (2g/100 ml)/30 ấu trùng cấp tuổi 3 – 4; CT5 chế phẩm nấm Ma (2g/100 ml)/30 ấu trùng cấp tuổi 5 – 6; CT6 chế phẩm nấm Bb (2g/100 ml)/30 ấu trùng cấp tuổi 5 – 6; CTĐC đối chứng phun nước lã, thí nghiệm lặp lại 3 lần. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 21 ngày phun chế phẩm nấm Ma ở cả 2 phương pháp tỷ lệ chết ở CT1 từ 87,66% đến 93,25%, ở CT3 từ 74,02 – 78,62%, ở CT5 từ 60,62 – 69,06%. Đối với chế phẩm nấm Bb ở các CT2, CT4 và CT6 lần lượt là 80,95 – 85,36%, 70,91 – 75,88% và 60,62 – 63,95%. Biện pháp phòng chống Châu chấu mía chày xanh bằng chế phẩm nấm Ma và nấm Bb mặc dù không có hiệu quả cao trong thời gian đầu nhưng có thể hạn chế được số lượng quần thể ấu trùng Châu chấu mía chày xanh một cách rõ rệt sau 7 ngày phun đặc biệt là ở cấp tuổi 1 – 2.

Từ khóa: Châu chấu mía chày xanh, chế phẩm nấm Beauveria bassianaMetarhizium anisopliae, Luồng, phòng chống

Reseacch of control on locust (Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) damaging to bamboo (Dendrocalamus barbatus) by biological product

Research of control on the locust in semi-wild condition (t = 27.7 – 29.5oC, RH = 67.8 – 75.9%) is made 7 formulae with 2 trial spraying approaches (spraying biological product of Metarhizium anisopliae (Ma), Beauveria bassiana (Bb) on food and body of the locust at the same time; spraying the biological products on food after 30 minutes letting out the locust0. The formulae including: CT1 (Ma 2g/100 ml/30 first and second lavae), CT2 (Bb 2g/100 ml/30 first and second lavae), CT3 (Ma 2g/100 ml/30 third and fourth lavae), CT4 (Bb 2g/100 ml/30 third and fourth lavae), CT5 (Ma 2g/100 ml/30 fifth and sixth lavae), CT6 (Bb 2g/100 ml/30 fifth and sixth lavae and CTĐC (control, only spraying water), the experiements were repeated 3 times. Result showed that within 21 Ma spraying days at the 2 approaches, mortalities of treated locusts in the CT1 from 87.66% to 93.25%, in the CT3 from 74.02% to 78.62% and in CT5 between 60.62% and 69.06%. With Bb in the CT2, CT4 and CT6 percentage of killed locust are 80.95 – 85.36%, 70.91 – 75.88% and 60.62 – 63.95% respectively. Although biological control by Ma and Bb did not immediately have affectiveness, these approaches should be applied to strongly reduced population of the locust after 7 treated days especially to the first and second lavae.

Keywords: Hieroglyphus tonkinensis, biological product Beauveria bassiana and Metarhizium anisopliae, Dendrocalamus barbatus, control

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN HỆ THỐNG DI ĐỘNG MÁY KÉO LÀM VIỆC TRÊN ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP

Tô Quốc Huy1, Đoàn Văn Thu1, Bùi Việt Đức2

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam,
2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các thông số kết cấu hệ thống di động máy kéo bánh hơi Janmar F535D đến khả năng kéo bám và ổn định khi làm việc trên đất dốc lâm nghiệp, trên cơ sở đó xác định phương án và tính toán các thông số thiết kế cải tiến. Kết quả nghiên cứu đã xác định được mức độ ảnh hưởng của chiều cao trọng tâm, bề rộng cơ sở và hệ số bám đến sự ổn định ngang và các chỉ tiêu làm việc của liên hợp máy Janmar F535D với cày chảo chăm sóc rừng. Phương án thiết kế cải tiến là thay đổi kết cấu hệ thống di động để hạ thấp trọng tâm (hT), tăng bề rộng cơ sở (B) và hệ số bám (φ) của máy kéo, cụ thể: hT giảm từ 1,05 m xuống 0,96 m; B tăng từ 1,30 m lên 1,63 m và φ tăng từ 0,690 lên 0,737. Hệ thống di động cải tiến đã nâng cao góc giới hạn lật ngang β từ 20,80 lên 31,30; hiệu suất kéo tăng 8%, năng suất tăng 8,7% và chi phí công trên một đơn vị diện tích cày giảm 7,5% so với liên hợp máy (LHM) lắp hệ thống di động nguyên bản. LHM có thể làm việc được ở góc dốc đến 13,60 với lực cản cày Pc = 4500 N, tăng 4,60 so với LHM lắp hệ thống di động nguyên bản (9,00). Hoàn toàn có thể trang bị bổ sung hệ thống di động cải tiến cho một số máy kéo nông nghiệp tương tự để làm việc trên đất dốc lâm nghiệp.

Từ khóa: Hệ thống di động, khả năng kéo bám và ổn định của máy kéo, máy kéo trên đất dốc

The self movement system improvement of a tractor working on farm and forest terrain

This study has analysed and assessed the impacts of the constructional specifications of the moving system of Yanmar F535D rubber tractor to the traction-gripping capacity and the system stability when the tractor worked on the steep forest terrain. Based on those specifications, the calculation methods of improvement and design parameters are identified. The study results have identified the influent level of gravity center height, basic width and friction index to the across stability and other working indexs of Yanmar F535D agrimotor system assembled with a two gang disc plow working on steep terrain. The designing plan focuses on the improvement of the self-movement system to reduce the gravity center (ht) from 1.05 m to 0.96 m, increase the basic width (B) from 1.30 m to 1.63 m and friction index (φ) from 0.690 to 0.737. Compared to the original system of the tractor, the improved system has demonstrated an increment of the across overturn angle β from 20.80 to 31.30; traction efficiency of 8.0%, productivity of 8.7% and and decrement of labor cost per an area unit of 7.5%. LHM can work at the slope up to 13.6° with the resistance force of
Pc = 4500 N, an increment of 4.5° compared to that of the original system (9.00). As the result, the improvement self-movement system for some similar tractors to operate on the steep forest terrain.

Keywords: self-movement system, tractor gripping and stability capacity, tractor on steep terrain

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]