Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 22020

 

1. Nhân giống vô tính bằng hom  cây Xá xị (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.)
và trồng thử nghiệm ở
vườn ươm tại Lâm Đồng
The propagation of Cinnamomum parthenoxylon Meisn.
by cuttings method and experimental grown at
the nursery in Lam Dong province
Lê Hồng Én
Nguyễn Thanh Nguyên
3
2. Ảnh hưởng của kỹ thuật thâm canh đến sinh trưởng và năng suất gỗ rừng trồng Keo lá tràm 36 tháng tuổi
ở Uông Bí – Quảng Ninh
Effects of some intensive afforestation techniques to the growth and productivity of 36 – months – old Acacia auriculiformis plantation
in Uong Bi – Quang Ninh
Phạm Đình Sâm
Nguyễn Huy Sơn
Vũ Tiến Lâm
Hồ Trung Lương
Cao Văn Lạng
10
3. Đặc điểm sinh trưởng và sinh khối  của rừng trồng Keo tai tượng 7 tuổi
tại Yên Bái
Growth and biomass characteristics of a 7 – years old Acacia mangium plantation in Yen Bai province Nguyễn Văn Bích
Nguyễn Đăng Cường
Cao Thị Thu Hiền
Bùi Mạnh Hưng
22
4. Sinh trưởng và một số
tính chất gỗ của bạch đàn lai giữa Bạch đàn urô với các loài bạch đàn khác  trong khảo nghiệm tổ hợp lai tại Ba Vì
Growth, wood basic density and modulus of elasticity
of hybrid combinations between Eucalyptus urophylla and other species at Ba Vi
Nguyễn Hữu Sỹ
Nguyễn Đức Kiên
Hà Huy Thịnh
Ngô Văn Chính
Nguyễn Quốc Toản
Trần Thị Thanh Thùy
Trần Duy Hưng
32
5. Ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến bề rộng
vòng năm Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré)
ở Tây Nguyên
The impact of climatic change on tree-ring width
of Pinus dalatensis Ferré
in the Central Highlands
of Vietnam
Lê Cảnh Nam
Bùi Thế Hoàng
Trương Quang Cường và Bảo Huy
40
6. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu  loài Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gagnep)  trồng tại huyện
Ba Vì, Hà Nội
Morphological characteristics and anatomical structure of Stahlianthus thorelii Gagnep growing in Ba Vi district, Ha Noi city Lê Văn Quang
Trần Ngọc Hải
Hoàng Liên Sơn
52
7. Đặc điểm lâm học  của cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ Silvicultural characteristics of Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne in some provinces of Southern Central Coast Region Nguyễn Hữu Thịnh
Phạm Đình Sâm
Hồ Trung Lương
Dương Quang Trung
Hoàng Thanh Sơn
59
8. Quan hệ của Xoan đào với các loài cây khác  trong rừng tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc Study of relationship between Prunus arborea (Blume) Kalkman with other species in natural forest in some Northern provinces Hoàng Văn Thắng 69
9. Sử dụng NMDS để nghiên cứu xu hướng trong tổ thành loài cây gỗ ở Khu Dự trữ Sinh quyển Đồng Nai Using NMDS to study patterns of tree species composition in Dong Nai Biosphere Reserve Nguyễn Thị Thùy
Trần Lâm Đồng
Hoàng Thanh Sơn
Trịnh Ngọc Bon
Ninh Việt Khương
Phùng Đình Trung
Nguyễn Thị Thu Phương
Đỗ Thị Thanh Hà
Trần Hoàng Quý
Nguyễn Văn Tuấn
Dương Quang Trung
77
10. Bệnh thối quả Táo mèo tại Việt Nam Rot disease on Docynia indica fruit in Vietnam Phạm Quang Thu
Lê Văn Bình
Nguyễn Minh Chí
84
11. Hiện trạng bệnh chết héo rừng trồng keo tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Ceratocystis wilt disease of Acacia plantations in Vietnam Paper Corporation Nguyễn Minh Chí
Phạm Quang Thu
Phạm Đức Huy
Nguyễn Tuấn Anh
91

 

NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG HOM CÂY XÁ XỊ (Cinnamomum parthenoxylon Meisn.) VÀ TRỒNG THỬ NGHIỆM Ở VƯỜN ƯƠM TẠI LÂM ĐỒNG

 Lê Hồng Én và Nguyễn Thanh Nguyên

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng để tiến hành giâm hom cây Xá xị trên giá thể cát là α-NAA, IAA và β-IBA với dải nồng độ từ 0,5% đến 2,0%. Vật liệu nghiên cứu là hom bánh tẻ từ vườn sưu tập có tuổi khoảng 20 năm. Thí nghiệm được thực hiện 3 lần lặp với 30 mẫu cho mỗi công thức/lần lặp, thời gian thực hiện giâm hom từ tháng 10 đến tháng 11. Kết quả thu được sau 75 ngày cho thấy, hom hóa gỗ một phần cho kết quả cao hơn hom hóa gỗ toàn phần hoặc hom chưa hóa gỗ. Khi bổ sung thuốc điều hòa sinh trưởng thực vật thì ở tất cả các nồng độ đều có các thông số ra rễ cao hơn đối chứng, nồng độ đạt hiệu quả cao nhất đối với thuốc α-NAA là 1,0 – 1,5%, IAA là 1,5% và β-IBA là 1,0%. Trong 3 loại chất điều hòa sinh trưởng thực vật thì sử dụng β-IBA 1,0% mang lại hiệu quả cao nhất với tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ có rễ thứ cấp, số lượng rễ và chiều dài rễ tương ứng là 70,00%, 64,44%, 21,11%, 3,50 cái và 3,06 cm. Tại vườn ươm, để mang lại hiệu quả cao nhất khi ra bầu cây chỉ nên ra bầu khi hom Xá xị đã xuất hiện rễ thứ cấp với tỷ lệ sống đạt 100%.

Từ khóa: Chất điều hòa sinh trưởng thực vật, giâm hom, ra rễ, Xá xị

The propagation of Cinnamomum parthenoxylon Meisn. by cuttings method and experimental grown at the nursery in Lam Dong province

In this study, plant growth regulators used to test for cuttings of Cinnamomum parthenoxylon Meisn. on the sand. That is α-NAA, IAA and β-IBA with concentrations from 0.5% to 2.0%. The researched material is cuttings from the collection garden that is about 20 years old. The experiment was carried out with 3 replications with 30 samples for each formula/replicate. The time for cutting was from October to November. The results received after 75 days show that semi – hardwood cuttings give higher results than hardwood cuttings or softwood cuttings. All the rooting parameters were higher than the control when we added the concentration of plant growth regulators. The most effective concentration for α-NAA was 1.0 – 1.5%, IAA is 1.5%, and β-IBA is 1.0%. Among the 3 types of plant growth regulators, 1.0% β-IBA was most effective with survival rate, rooting rate, secondary root rate, root number, and root length, respectively is 70.00%, 64.44%, 21.11%, 3.50 roots, and 3.06 cm. In the nursery, the sapling was grown to take the highest efficiency when they appeared in secondary roots with a survival rate of 100%.

Keywords: Plant growth regulators, cuttings, rooting, Cinnamomum parthenoxylon Meisn

ẢNH HƯỞNG CỦA KỸ THUẬT THÂM CANH ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT GỖ RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM 36 THÁNG TUỔI Ở UÔNG BÍ – QUẢNG NINH

Phạm Đình Sâm, Nguyễn Huy Sơn, Vũ Tiến Lâm,
Hồ Trung Lương, Cao Văn Lạng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Keo lá tràm dòng Clt7 và Clt98 tại Uông Bí, Quảng Ninh trong giai đoạn 2016 – 2019 bằng các biện pháp xử lý thực bì, làm đất, bón phân và mật độ trồng. Theo dõi các thí nghiệm này sau 36 tháng cho thấy, đường kính ngang ngực (D1,3) của Keo lá tràm trong các thí nghiệm đạt từ 8,76 – 10,11 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt từ 11,74 – 13,25 m và trữ lượng gỗ cây đứng (M) đạt từ 48,58 – 56,31 m3/ha, tương ứng với năng suất gỗ (ΔM) đạt từ 16,19 – 18,77 m3/ha/năm. Trong các biện pháp thâm canh đó, sau 36 tháng đã cho thấy các thí nghiệm về xử lý thực bì và chăm sóc chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất rừng trồng Keo lá tràm, trong khi đó các thí nghiệm về làm đất, bón phân và mật độ trồng đã có sự khác nhau giữa các thí nghiệm. Sau 36 tháng, Keo lá tràm cho năng suất cao nhất trong các công thức cuốc hố kích thước 40 ´ 40 ´ 40 cm, bón lót lót 1 kg phân vi sinh Sông Gianh và bón thúc 0,4 kg P2O5 + 0,1 kg K2O trong 2 năm đầu, với mật độ 1.666 cây/ha, xử lý thực bì bằng phương pháp phát trắng và được rải đều, chăm sóc 3 lần với bón phân 0,3 kg NPK đạt từ 16,19 đến 18,58 m3/ha/năm. Kết quả này cho thấy, năng suất gỗ của rừng trồng Keo lá tràm ở Uông Bí – Quảng Ninh đạt tương đương với các giống Keo lá tràm này đã được trồng ở một số tỉnh phía Nam và rất có triển vọng cho trồng rừng cung cấp gỗ lớn ở các tỉnh phía Bắc.

Từ khóa: Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), trồng rừng thâm canh, Uông Bí – Quảng Ninh

Effects of some intensive afforestation techniques to the growth and productivity of 36 – months – old Acacia auriculiformis plantation in Uong Bi district, Quang Ninh province

The results of testing applied technical measures for intensive afforestation of Acacia auriculiformis of Clt7 and Clt98 clone in Uong Bi, Quang Ninh in the period of 2016 – 2019 including vegetation treatment, soil preparation, fertilizing and planting density. Monitoring of these experiments after 36 months showed that the diameter at breast height (D1,3) of
A. auriculiformis in the experiments reached from 8.76 to 10.11 cm, the total height (Hvn) reached 11.74 – 13.25 m and standing timber volume (M) from 48.58 to 56.31 m3/ha, corresponding to the timber productivity (ΔM) of 16.19 – 18.77 m3/ha/year. In these intensive measures, after 36 months, it was shown that the experiments on vegetation treatment and tending have not had a significant effect on the productivity of A. auriculiformis plantation, while the experiments on soil preparation, fertilizing and planting density showed differences between experiments. After 36 months, A. auriculiformis’s highest yield was found in the hole digging formulas with dimensions of 40 ´ 40 ´ 40 cm, with basal dressing of 1 kg of Song Gianh compost and top dressing of 0.4 kg P2O5 + 0.1 kg K2O in the first 2 years, with a density of 1,666 trees/ha, the vegetation was treated by total clearing and spreading evenly, 3 times tending combined with 0.3 kg of NPK fertilizer, with the yeild from 16.19 to 18.58 m3/ha/year. These results showed that the productivity of A. auriculiformis plantation in Uong Bi – Quang Ninh was similar to those of the same speices planted in some Southern provinces and is very promising for afforestation for sawlog supply in the Northern provinces.

Keywords: Acacia auriculiformis, intensive afforestation, Uong Bi district – Quang Ninh province

          ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH KHỐI CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG 7 TUỔI TẠI YÊN BÁI

Nguyễn Văn Bích1, Nguyễn Đăng Cường2, Cao Thị Thu Hiền3, Bùi Mạnh Hưng3

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
3 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại Yên Bái nhằm đánh giá một số đặc điểm về sinh trưởng và sinh khối của rừng trồng Keo tai tượng 7 tuổi. 16 ô tiêu chuẩn điển hình (diện tích 750 m2) đã được thiết lập và 30 cây tiêu chuẩn đại diện cho 5 cấp kính của rừng đã được chặt hạ để phục vụ nghiên cứu. Kết quả cho thấy, rừng trồng thuần loài Keo tai tượng 7 tuổi tại Yên Bái có đường kính và chiều cao bình quân lần lượt là 13,2 ± 0,23 cm và 14,5 ± 0,14 m; năng suất rừng đạt trung bình 13,3 ± 0,57 m3/ha/năm. Mật độ rừng trung bình hiện tại là 810 ± 31 cây/ha, trong đó tỷ lệ số cây có đường kính gỗ xẻ (≥15 cm) chỉ chiếm 37% tổng số cây của lâm phần. Sinh khối cây cá lẻ Keo tai tượng tập trung chủ yếu ở phần thân cây (70%), tiếp đến là ở vỏ (15%), cành (11%) và thấp nhất là lá (4%). Sinh khối bộ phận cây cá lẻ Keo tai tượng có mối quan hệ rất chặt chẽ với đường kính (D1,3) của cây (R2 ~ 0,81÷0,97, P_value < 0,0001). Tổng sinh khối của lâm phần Keo tai tượng ở tuổi khai thác đạt trung bình 69,9 ± 2,6 tấn/ha, trong đó sinh khối tầng cây cao chiếm 86%, vật rơi rụng chiếm 8,5% và cây bụi thảm tươi chiếm 4,8% tổng sinh khối của lâm phần. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp cho quản lý rừng Keo tai tượng bền vững tại Yên Bái nói riêng và Việt Nam nói chung.

Từ khóa: Keo tai tượng, sinh trưởng, sinh khối, 7 tuổi

Growth and biomass characteristics of a 7 – years old Acacia mangium plantation in Yen Bai province

The study was conducted in Yen Bai province to evaluate some characteristics of growth and biomass of Acacia mangium at 7 years old. 16 sample plots (each covering 750 m2) were established and 30 sample trees representing for 5 diameter classes of the forest were cut down for this research. The results showed that, at 7 years old, the average diameter and height of Acacia mangium plantation in Yen Bai were 13.2 ± 0.23 cm and 14.5 ± 0.14 m respectively; average forest productivity was 13.3 ± 0.57 m3ha-1year-1. The current average density of forests is 810 ± 31 trees/ha, of which the percentage of trees with sawn timber diameter (≥15 cm) accounts for only 37% of the total number of trees in the stand. Biomass of individuals of Acacia mangium is concentrated mainly on the trunk (70%), followed by the bark (15%), branches (11%) and the lowest was leaves (4%). The biomass of individual Acacia mangium has a closed correlation with the diameter (D1,3) of the tree (R2 ~ 0.81 ÷ 0.97, P_value <0.0001). The total biomass of Acacia mangium plantation at 7 years old reached an average of 69.9 ± 2.6 tons/ha, of which biomass of A. mangium stand accounted for 86%, litterfall accounted for 8.5% and understory vegetation accounted for 4.8% of the total biomass of the stand. The results of this study are an important scientific basis to propose suitable silvicultural solutions for sustainable management of Acacia mangium plantation in Yen Bai in particular and Vietnam in general.

Keywords: Acacia mangium, growth, biomass, 7 years old

SINH TRƯỞNG VÀ MỘT SỐ TÍNH CHẤT GỖ CỦA BẠCH ĐÀN LAI GIỮA BẠCH ĐÀN URÔ VỚI CÁC LOÀI BẠCH ĐÀN KHÁC
TRONG KHẢO NGHIỆM TỔ HỢP LAI TẠI BA VÌ

Nguyễn Hữu Sỹ1, Nguyễn Đức Kiên1, Hà Huy Thịnh2, Ngô Văn Chính1,
Nguyễn Quốc Toản1, Trần Thị Thanh Thùy1, Trần Duy Hưng1

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
2 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định khả năng sinh trưởng và một số tính chất gỗ của các tổ hợp lai giữa Bạch đàn urô (cây mẹ) và các loài khác là pelita, camal và grandis để từ đó đánh giá khả năng tổ hợp của Bạch đàn urô với các loài khác làm cơ sở cho nghiên cứu chọn tạo giống bạch đàn lai có năng suất và chất lượng cao trong thời gian tới. Khảo nghiệm được thiết lập năm 2014 tại Ba Vì bao gồm 27 tổ hợp bạch đàn lai UP, UG và UC; 03 đối chứng cây hạt là Bạch đàn pelita, camal và grandis. Kết quả đánh giá ở 3 năm tuổi cho thấy có sự sai khác rất rõ rệt giữa các tổ hợp lai về sinh trưởng, chất lượng thân cây, khối lượng riêng cơ bản gỗ và mô đun đàn hồi. Tuy nhiên, giữa các nhóm tổ hợp lai UP, UC và UG không có sự khác biệt rõ rệt về các chỉ tiêu đánh giá. Các tổ hợp lai có sinh trưởng đạt từ 21,8 đến 55,6 dm3 về thể tích, các đối chứng chỉ đạt cao nhất là 19,4 dm3 với Bạch đàn camal, Bạch đàn grandis chỉ đạt 13,0 dm3. Cây mẹ có ảnh hưởng đến sinh trưởng của các tổ hợp lai một cách rõ rệt. Trong 10 tổ hợp lai có sinh trưởng tốt nhất, cây mẹ U1028 đóng góp 6 tổ hợp, cây mẹ U1021 đóng góp 2 tổ hợp trong khảo nghiệm. Mô đun đàn hồi (đánh giá gián tiếp bằng Fakopp) dao động trong khoảng 11,60 đến 15,68 GPa. Khối lượng riêng của gỗ dao động từ 0,44 đến 0,53 g/cm3. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở chọn lọc các tổ hợp và dòng bạch đàn lai có sinh trưởng nhanh kết hợp tính chất gỗ tốt để phục vụ cho trồng rừng sản xuất trong tương lai.

Từ khóa: Bạch đàn urô, lai giống, sinh trưởng, tỷ trọng gỗ, mô đun đàn hồi

Growth, wood basic density and modulus of elasticity of hybrid combinations between Eucalyptus urophylla and other species at Ba Vi

The objective of this study was to determine the growth and wood properties of hybrid combinations between Eucalyptus urophylla (mother tree – U) with E. pellita (P), E. camaldulensis (C) and E. grandis (G). In order to evaluate the possible combinations of E. urophylla with such species as a basis for the further studies of breeding high productivity and quality Eucalyptus hybrids. Trial was established at Ba Vi in 2014, consisting of 27 hybrid combinations UP, UC and UG; 03 control mother bulk seedlots E. pellita, E. camaldulensis, and E. grandis. The results after three years showed statistically significant differences among hybrid combinations in growth, tree forms, basic density and modulus of elasticity. Nonetheless, there were no significant differences between hybrid combination groups UP, UC and UG. Stem volume of hybrid combinations ranged from 21.8 to 55.6 dm3 while the best control (E. camaldulesis) only reached 19.4 dm3, and E. grandis was the poorest which only reached 13.0 dm3. The mother trees significantly affected the growth of hybrid combinations. Of the 10 hybrids with the best growth, the U1028 mother tree contributed 6 combinations, the U1021 mother tree contributed 2 combinations in the trial. Modulus of elasticity (indirectly measured by Fakopp equipment) ranged from 11.60 to 15.68 GPa. Wood basic density ranged from 0.44 to 0.53 g/cm3. The results of this study are the basis for selecting fast – growing Eucalyptus hybrid combinations and clones combining better wood properties for further production forest plantations.

Keywords: Eucalyptus urophylla, hybridization, growth, wood basic density, modulus of elasticity

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN BỀ RỘNG VÒNG NĂM THÔNG 5 LÁ (Pinus dalatensis Ferré) Ở TÂY NGUYÊN

Lê Cảnh Nam1, Bùi Thế Hoàng2, Trương Quang Cường2, Bảo Huy3

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2 Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng
 3 Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Thông 5 lá (Pinus dalatensis Ferré) là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, có phân bố tập trung ở Tây Nguyên trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim. Nghiên cứu này nhằm mục đích phát hiện và lượng hóa ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu và biến đổi khí hậu đến tăng trưởng bề rộng vòng năm loài Thông 5 lá theo từng vùng phân bố sinh thái tại Tây Nguyên. Số liệu bề rộng vòng năm được thu thập bằng khoan tăng trưởng Haglof từ 56 cây mẫu rải ở các cấp kính trên ba vùng núi Bidoup Núi Bà, Chư Yang Sin và Kon Ka Kinh tại Tây Nguyên; bề rộng vòng năm được gắn với dữ liệu khí hậu trong vòng 32-38 năm trong giai đoạn (1979 – 2017) ở ba vùng phân bố. Sử dụng mô hình tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để phát hiện và mô hình hóa ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến độ rộng vòng năm. Kết quả cho thấy tại vùng Bidoup Núi Bà, tăng trưởng bề rộng vòng năm Thông 5 lá có quan hệ thuận với nhiệt độ trung bình tháng 6, quan hệ nghịch với lượng mưa tháng 11; vùng Chư Yang Sin, tăng trưởng về bề rộng vòng năm có quan hệ nghịch với nhiệt độ trung bình tháng 3 và tháng 4; vùng Kon Ka Kinh, tăng trưởng bề rộng vòng năm quan hệ nghịch với nhiệt độ trung bình tháng 4. Kết quả chỉ ra có sự biến đổi khí hậu trong vùng Tây Nguyên trên 30 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 1oC và làm suy giảm sinh trưởng Thông 5 lá.

Từ khóa: Khí hậu, tăng trưởng vòng năm, thông Đà Lạt

The impact of climatic change on tree-ring width of Pinus dalatensis Ferré in the Central Highlands of Vietnam

Pinus dalatensis Ferré, an endemic species to Annamite range, is mainly distributed in the mixed broad-leaved and coniferous forests in the Central Highlands of Vietnam. The objective of this study was to identify the impacts of climatic factors and climate change on the tree ring width of Pinus dalatensis at main different sites of the Central Highlands. The dataset of tree-ring width was collected from 56 sampled trees by using a Haglof increment borer incorporated into the climatic dataset in 32-38 years (1979-2016) at 3 different sites in National Parks of Bidoup Nui Ba, Chư Yang Sin, and Kon Ka Kinh. Weighted Linear/Nonlinear methods were applied for modeling regressions of tree-ring width and climatic factors. As a result, at Bidoup Nui Ba site, Pinus dalatensis‘s annual tree-ring width increment was positive with the average monthly temperature of June and negative with November rainfall; at Chu Yang Sin site, it was negative with the average monthly temperatures of March and April, and at Kon Ka Kinh site, it was negative with the average monthly temperature of April. The study also indicated that there was a climate change in the Central Highlands over the past 30 years, the average annual temperature increased approximately by one degree Celsius that made the decrease in the growth of Pinus dalatensis.

Keywords: Climate change, Da Lat pine, tree-ring width

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI TAM THẤT GỪNG (Stahlianthus thorelii Gagnep) TRỒNG TẠI HUYỆN BA VÌ, HÀ NỘI

Lê Văn Quang1, Trần Ngọc Hải2, Hoàng Liên Sơn3

1 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh
2 Trường Đại học Lâm nghiệp
3 Chi cục Kiểm lâm tỉnh Yên Bái

TÓM TẮT

Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gagnep) là cây thân thảo, thân rễ dày mang nhiều củ nhỏ bằng quả trứng chim xếp thành chuỗi, rễ con dạng sơ. Lá mọc rời, 3 – 5 cái, cuống lá dài 10 – 15 cm, phiến thuôn dài, chóp nhọn, màu xanh lục, lục pha nâu tím, mép nguyên, dài 20 – 25 cm, rộng 3 – 5 cm. Cụm hoa mọc ở gốc gồm 1 lá bắc hình ống 3 – 3,5 cm, thắt lại ở 2 đầu rồi phân hai thùy rộng, trong có 4 – 5 hoa màu trắng, họng vàng. Hoa xuất hiện sau khi cây ra lá. Củ non màu trắng vàng, củ già màu nâu xám, có nhiều ngấn ngang, củ nhỏ, đường kính thường nhỏ hơn 1,5 cm. Tam thất gừng là cây chịu bóng (tỷ lệ mô đồng hóa/bề dày lá trung bình đạt 37,86%, tỷ lệ diệp lục a/b bằng 1,8558) nên có thể trồng dưới tán rừng hoặc vườn cây ăn quả, vườn rừng để tăng thu nhập và tận dụng đất đai.

Từ khóa: Đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, Tam thất gừng, huyện Ba Vì

Morphological characteristics and anatomical structure of Stahlianthus thorelii Gagnep growing in Ba Vi district, Ha Noi city

Stahlianthus thorelii Gagnep is a herbaceous plant, thick rhizome bearing many small tubers with bird eggs arranged in chains, small roots. Leaves grow loose, 3 – 5 pieces, 10 – 15 cm long petioles, oblong, pointed tip, green, purple – brown mixed phase, raw edges, 20 – 25 cm long, 3 – 5 cm wide. The inflorescence at the base consists of a 3 – 3.5 cm tubular bracts, tied at both ends and then divided into two broad lobes, of which there are 4 – 5 white flowers, yellow throat. Flowers appear after the tree leaves. Young tubers are yellowish – white, old with gray – brown, with horizontal rows, small tubers are usually smaller than 1.5 cm in diameter. Ginger is a shade tolerant tree (the rate of anabolic tissue/leaf thickness averages 37.86%, a/b chlorophyll ratio is 1.8558), so it can be grown under forest canopy or orchard, forest gardens to increase income and make use of land.

Keywords: Morphological characteristics, anatomical structure, Stahlianthus thorelii Gagnep, Ba Vi district

ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne) Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG NAM TRUNG BỘ

Nguyễn Hữu Thịnh, Phạm Đình Sâm, Hồ Trung Lương,
Dương Quang Trung, Hoàng Thanh Sơn

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Ươi tại Nam Trung Bộ cho thấy, Ươi có phân bố tự nhiên trong cả 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo. Ươi thích hợp khí hậu ấm và ẩm, trong điều kiện thảm thực vật còn khá tốt, có tầng cây gỗ vượt tán. Cây Ươi có phân bố trên các loại địa hình từ bằng phẳng đến những nơi có độ dốc cao như ở các sườn núi; nhiệt độ bình quân năm 23 – 26oC, lượng mưa lớn (> 2.000 mm/năm). Ươi ưa đất tốt, tơi xốp, thoát nước tốt, độ dày tầng đất khá cao (> 80 cm), ít đá lẫn; nơi có hàm lượng mùn và đạm cao (3 – 4%), thích nghi với các loại đất có độ pH thấp (< 4). Mật độ tầng cây cao trong các trạng thái rừng có Ươi phân bố biến động khá lớn dao động từ 650 cây/ha tại trạng thái rừng nghèo đến 1.167 cây/ha trong trạng thái rừng giàu, trữ lượng dao động ở 70,00 m3/ha đến 370 m3/ha. Sự tham gia của loài Ươi vào tổ thành rừng là không rõ rệt. Hầu hết các cây Ươi được điều tra đều có phẩm chất tốt. Mật độ cây Ươi phân bố không đồng đều ở 3 trạng thái. Ươi tái sinh hoàn toàn bằng hạt và có chất lượng khá tốt, 100% cây Ươi tái sinh có chất lượng tốt. Tỷ lệ cây Ươi tái sinh có chiều cao dưới 50 cm chiếm 67,68%, tỷ lệ cây Ươi tái sinh triển vọng chiếm tỷ lệ thấp 10,71%.

Từ khóa: Lâm học, Nam Trung Bộ, Ươi

Silvicultural characteristics of Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne in some provinces of Southern Central Coast Region

The research results of some silvicultural characteristics of Scaphium macropodum in the Southern Central Coast Region showed that the species has a natural distribution in rich, medium, and poor forest types. It was suitable for warm and humid climate conditions, with the present of good vegetation, emergent layer. The tree was well adapted to all types of terrain from flat to high slopes especially mountain sides; the average annual temperature of 23 – 26oC, heavy rainfall (> 2,000 mm/year). It also prefered good, porous, well drained, deep soil layer (> 80 cm), few mixed stone; high humus and nitrogen content (3 – 4%), adapted to low pH soils (< 4). The density of canopy layer varied quite widely, ranging from 650 trees/ha in poor forest to 1,167 trees/ha in rich forest, total volume ranged from 70.00 m3/ha to 370 m3/ha. The participation of Scaphium macropodum in the forest composition was not clear. Most surveyed individuals had good quality. Tree density was not uniform in 3 forest types. Scaphium macropodum’s seedlings regenerated entirely by seeds and had quite high quality with the percentage of high – quality regenerated trees reaching 100%. The ratio of individuals with the height of 50 cm or less accounted for proportion 67.68%, the percentage of prospective regenerated trees was low at only 10.71%.

Keywords: Silviculture, Southern Central Coast Region, Scaphium macropodum

QUAN HỆ CỦA XOAN ĐÀO VỚI CÁC LOÀI CÂY KHÁC TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC

Hoàng Văn Thắng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu mối quan hệ của Xoan đào với các loài cây gỗ trong bốn trạng thái rừng tự nhiên IIA, IIB, IIIA2 và IIIA3 ở bốn tỉnh Bắc Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình và Sơn La cho thấy, Xoan đào có quan hệ với các loài cây rừng theo cả 3 dạng gồm quan hệ độc lập, quan hệ tương tác dương và quan hệ tương tác âm, trong đó chỉ có 8 loài có quan hệ độc lập với Xoan đào, 34 – 86 loài có tương tác dương với Xoan đào ở 2 mức độ (tương tác dương yếu và trung bình) và có 94 – 238 loài có tương tác âm với Xoan đào (ở ba mức độ là yếu, trung bình và tương đối chặt). Các loài có tương tác dương với Xoan đào đã và đang được sử dụng trong trồng rừng ở các tỉnh bao gồm Trám trắng, Trám đen, Dẻ đỏ, Dẻ gai, Sồi phảng, Xoan nhừ, Vối thuốc, Vạng trứng, Kháo vàng, Chò nâu, Quế, Bồ đề, Sến mật, Kháo vàng, Re gừng, Mỡ, Thanh thất, Gáo trắng. Đây là các loài cây có giá trị kinh tế, có triển vọng cho lựa chọn loài cây trồng hỗn giao với Xoan đào theo hướng cung cấp gỗ lớn ở nước ta.

Từ khóa: Xoan đào, mối quan hệ, rừng tự nhiên, phía Bắc Việt Nam

Study of relationship between Prunus arborea (Blume) Kalkman with other species in natural forest in some Northern provinces

Research on relationship between Prunus arborea (Blume) Kalkman and other tree species was conducted in four natural forest status IIA, IIB, IIIA2 and IIIA3 in four provinces: Bac Giang, Tuyen Quang, Hoa Binh and Son La. The results indicated that P. arborea are related with timber species in all three forms including independent relations, positive relationships and negative interactions, of which only 8 species have independent relationships with P. arborea, 34 – 86 species have positive interaction with P. arborea at 2 levels (weak and moderate) and 94 – 238 species have negative interaction with P. arborea (at three levels degrees are weak, moderate and relatively tight). Species that have a positive interaction with P. arborea that have been used in reforestation including Canarium album, Canarium tramdenum, Castanopsis ducampii, Castanopsis indica, Castanopsis cerebrina, Choerospondias axillaris, Schima walichi, Endospermum chinense, Machilus thunbergii, Dipterocapus retusus, Cinnamomum cassia, Styrax tonkinensis, Madhuca pasquieri, Cinadenia paniculata, Cinnamomun obtusifolium, Mangglietia conifera, Ailanthus triphysa and Walsura elata. These are species of high economic value, promising species for selecting to mixed plantaions with P. arborea for timber supply in Vietnam.

Keywords: Relationship, natural forest, Northern provinces of Vietnam, Prunus arborea (Blume) Kalkman

Sử dụng NMDS để nghiên cứu xu hướng trong tổ thành loài cây gỗ ở Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

Nguyễn Thị Thuỳ1, Trần Lâm Đồng1, Hoàng Thanh Sơn1, Trịnh Ngọc Bon1,
Ninh Việt Khương1, Phùng Đình Trung1, Nguyễn Thị Thu Phương1, Đỗ Thị Thanh Hà2,
Trần Hoàng Quý1, Nguyễn Văn Tuấn1, Dương Quang Trung1

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Southern Cross University Australia

TÓM TẮT

Một vấn đề trong nghiên cứu sinh thái quần xã thực vật rừng thường giải quyết là xác định sự tương đồng/khác biệt về tổ thành loài của các quần xã. Vấn đề này thường gặp trong các nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp tác động, hoặc đánh giá sự thay đổi về tổ thành thực vật theo thời gian phục hồi, hoặc đơn giản là so sánh đặc điểm về tổ thành quần xã thực vật rừng ở các khu vực nghiên cứu. Cho đến nay, trong lĩnh vực sinh thái ở Việt Nam, phương pháp vẫn thường được áp dụng là lập các ô tiêu chuẩn nghiên cứu nhằm mô tả, phân tích thành phần loài theo công thức tổ thành và so sánh một số chỉ tiêu về cấu trúc, độ đa dạng ở các ô tiêu chuẩn (OTC). Tuy nhiên, việc định lượng sự khác biệt về tổ thành sẽ rất khó thực hiện với các nghiên cứu có số lượng OTC lớn. Bài báo này trình bày việc áp dụng phương pháp NMDS (Non – metric Dimensional Scaling) để xác định xu hướng trong tổ thành loài giữa các OTC và phân tích xu hướng này trong mối liên hệ với một số yếu tố môi trường. Bài báo sử dụng bộ số liệu gồm 253 OTC 1.000 m2 được thu thập ở Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai trong giai đoạn 2015 – 2017 nhằm minh hoạ cho phương pháp.

Từ khóa: Non – metric Dimensional Scaling (NMDS), tổ thành loài, sinh thái rừng, Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai (KDTSQĐN)

Using NMDS to study patterns of tree species composition in Dong Nai Biosphere Reserve

A common problem that studies in forest community ecology often address is to identify the similarities/differences in the species compositions of different areas or following different silvicutural treatments and forest restoration techniques. To the present, most of the studies in community ecology in Vietnam have used study plots to characterize the species composition and describe the similarities/differences among the plots with species composition formular. However, this method faces many challenges in identifying patterns for a large numbers of plots. This paper presents the application of Non – Metric Dimensional Scaling (NMDS) for identifying species – association patterns in community assembly among a large number of study plots. The identified pattern is then described with other environmental factors to reveal more information about the communities. To demonstrate the use of NMDS, we use 253 1,000 m2 study plots that were established during 2015 – 2017 across the Dong Nai Biosphere Reserve.

Keywords: Non – metric Dimensional Scaling (NMDS), species composition, forest ecology, Dong Nai Biosphere Reserve

BỆNH THỐI QUẢ TÁO MÈO TẠI VIỆT NAM

Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình, Nguyễn Minh Chí

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Táo mèo là một loài cây đặc sản và đã được gây trồng phổ biến ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tổng diện tích trồng Táo mèo đạt khoảng 3.200 ha, sản lượng quả đạt khoảng 6.500 tấn mỗi năm. Tuy nhiên, hiện tượng thối quả khá phổ biến, gây thiệt hại đáng kể cho người dân. Nghiên cứu này nhằm mô tả triệu chứng, thử tính gây bệnh và xác định loài nấm gây thối quả Táo mèo. Kết quả phân lập đã thu được 21 chủng nấm từ các mẫu quả thối, tính gây bệnh của các chủng được chia thành năm nhóm gồm: gây bệnh rất mạnh (5 chủng), gây bệnh mạnh (4 chủng), gây bệnh trung bình (5 chủng), gây bệnh yếu (4 chủng) và không gây bệnh (3 chủng). Trong đó chủng TM2 gây bệnh mạnh nhất và gây ra vết bệnh tương tự như những quả bị thối tự nhiên. Kết quả giải trình tự đoạn gen ITS1 và ITS2 bằng cặp mồi ITS1F và ITS4 đã xác định nấm gây bệnh thối quả Táo mèo là loài Colletotrichum siamense. Nghiên cứu này lần đầu ghi nhận nấm C. siamense gây thối quả Táo mèo ở Việt Nam và gây bệnh phổ biến trên nhiều loài cây trồng và rất cần được nghiên cứu phòng trừ để hạn chế thiệt hại cho người dân.

Từ khóa: Bệnh thối quả, Colletotrichum siamense, Táo mèo, tính gây bệnh

Rot disease on Docynia indica fruit in Vietnam

Docynia indica, a special tree, has been cultivated widely in the Northwest of Vietnam. The area of D. indica plantations is about 3,200 hectares, commercial harvesting yielded 6,500 tonnes of fruit per year. However, rot disease on D. indica fruit is quite common, causing significant damage and looses. This study aims to describe the symptoms, pathogenicity and identify the pathogen that causes rot disease on D. indica fruit. The twenty – one isolates of fungi associated with rotten fruits were isolated and the pathogenicity of those 21 isolates was divided into five groups including: very strong (5 isolates), strong (4 isolates), average (5 isolates), weak (4 isolates) and nil (3 isolates). In which isolate TM2 has the strongest pathogenicity and causes lesions similar to those of natural rotten fruit. Colletotrichum siamense was identified as the fungus causing rot disease on D. indica fruit by sequencing of ITS1 and ITS2 using primer pair ITS1F and ITS4. This is the first report of C. siamense causing rot disease on D. indica fruit in Vietnam, but they are recorded as pathogen in many plant species, so further research is needed to manage the disease.

Keywords: Colletotrichum siamense, Docynia indica, pathogenicity, rot disease

HIỆN TRẠNG BỆNH CHẾT HÉO RỪNG TRỒNG KEO TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM

Nguyễn Minh Chí1, Phạm Quang Thu1, Phạm Đức Huy2, Nguyễn Tuấn Anh2

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Cây Nguyên liệu Giấy, Tổng Công ty Giấy Việt Nam

TÓM TẮT

Các loài keo là đối tượng cây trồng rừng chính cung cấp nguyên liệu giấy, dăm và gỗ xẻ. Diện tích rừng trồng keo ở Việt Nam đến năm 2015 đạt hơn 1,3 triệu ha. Tuy nhiên, bệnh chết héo gây hại rừng trồng các loài keo có xu hướng lan nhanh. Nghiên cứu này nhằm xác định triệu chứng, hiện trạng, đặc điểm hình thái, định loại, tính gây bệnh của nấm gây chết héo rừng trồng keo lai và Keo tai tượng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. Nấm gây bệnh chết héo rừng trồng keo lai và Keo tai tượng với triệu chứng điển hình là trên vỏ của thân cây bị bệnh có những vết loét, gỗ bị thâm đen hoặc xanh đen, có thể sùi bọt. Khi cây bị bệnh, tán lá bắt đầu héo từ trên ngọn xuống và sau đó cây sẽ bị chết. Kết quả giải trình tự gen bằng cặp mồi βT1a và βT1b đã xác định các chủng nấm gây bệnh chết héo rừng trồng keo lai và Keo tai tượng tại Tổng công ty Giấy Việt Nam là loài Ceratocystis manginecans. Các chủng nấm phân lập từ các mẫu cây bị bệnh đều có tính gây bệnh mạnh và rất mạnh đối với cây keo lai 1 năm tuổi. Bệnh chết héo gây hại phổ biến trên rừng trồng keo, tỷ lệ bị bệnh trên keo lai từ 14,2% đến 19,6% và trên Keo tai tượng từ 16,7 đến 20,9%. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần quản lý hiệu quả bệnh chết héo keo.

Từ khóa: Bệnh chết héo, Ceratocystis manginecans, keo lai, Keo tai tượng

Ceratocystis wilt disease of Acacia plantations in Vietnam Paper Corporation

Acacia spp. are planted in large scale (about 1.3 million ha, 2015) in Vietnam for the main purposes of pulp – wood, wood – chip and saw – log productions. However, wilt disease has been spread and become a serious threat to these estates. This study aimed to identify symptoms, current status, characterization of morphology, taxonomy, and pathogenicity of pathogens that cause wilt disease in Acacia hybrid and A. mangium plantations in Vietnam Paper Corporation. Typical symptoms of wilt disease in Acacia hybrid and A. mangium are cankers on the stem, the bark and wood surrounding lesions is discolored, the wood turns to brown or dark blue. The canopies turned yellow, followed by wilting, leaf drying and leaf fall, and then tree death. From βT1a and βT1b sequence analysis, the Ceratocystis isolates causing wilt disease in Acacia hybrid and A. mangium plantations in Vietnam Paper Corporation belong to Ceratocystis manginecans. The pathogenicity of isolates ranged highly virulent with
Acacia hybrid cutting. The wilt disease caused by C. manginecans is quite common in acacia plantations and disease incidences are 14.2 – 19.6% and 16.7 – 20.9% to Acacia hybrid and A. mangium respectively. The findings of this study could be useful for disease management.

Keywords: Acacia hybird, Acacia mangium, Ceratocystis manginecans, Wilt disease

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]