Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 42019

1. Đa dạng loài trong chi Lasianthus Jack (Rubiaceae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà với ghi nhận mới một loài cho hệ thực vật Việt Nam Diversity of genus Lasianthus Jack (Rubiaceae) from Hon Ba Nature Reserve with one new records for the flora of Vietnam Đặng Văn Sơn
Hoàng Thị Bảo Ngân
Phạm Văn Ngọt
Nguyễn Thị Mai Hương
Trương Bá Vương
Nguyễn Văn Tú
Hoàng Nghĩa Sơn
Akiyo Naiki
3
2. Nghiên cứu đánh giá mật độ, sự biến động và một số yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự phân bố đến quần thể chim Công (Pavo muticus imperator) tại Vườn Quốc gia Cát Tiên Assessing density dynamics and efects of environmental factors on the Java green peafowl (Pavo muticus imperator) populations at
Cat Tien National Park
Bạch Thanh Hải
Phạm Văn Thuấn Nguyễn Trần Vỹ
13
3. Thành phần loài thuộc chi Bình vôi (Stephania Lour.) (Menispermaceae) trong hệ thực vật Việt Nam The species of the genus Stephania Lour. (Menispermaceae) in flora
of Vietnam
Trịnh Thị Phúc
Vũ Tiến Chính
Trần Văn Tiến
Nông Văn Duy
22
4. Đánh giá đa dạng di truyền của cây Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre) tại một số quần thể tự nhiên Evaluation of genetic diversity of some Dialium cochinchinesnis natural populations in Vietnam Nguyễn Thị Huyền
Hà Thị Huyền Ngọc
Lê Thị Thủy
Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Việt Hà
Ngô Văn Cầm
Phạm Tiến Bằng
Nguyễn Như Hiến
Lê Sơn
36
5. Nhân giống in vitro loài Lan ngọc thạch hai màu (Dendrobium crystallinum var. Alba) từ nuôi cấy đốt giả hành In vitro micropropagation of Dendrobium crystallinum var. Alba, originated from nodes of pseudobulb culture Trần Thị Ngọc Lan
Bùi Văn Trọng
44
6. Đánh giá kết quả khảo nghiệm mở rộng các giống keo lai, Keo lá tràm tại Quảng Trị Evaluation of intensive test results of acacia hybrid and Acacia auriculiformis varieties in Quang Tri Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định
Vũ Đức Bình
Hà Văn Thiện
54
7. Đánh giá sinh trưởng của một số giống keo đang được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ Evaluation for the growth
of some acacia varieties common planted in the South Eastern Region
Nguyễn Văn Đăng
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Xuân Hải
Kiều Mạnh Hà
Hồ Tố Việt
Trần Thanh Trăng
61
8. Nghiên cứu kỹ thuật
giâm hom Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte)
Propagation results of
Litsea pierrei Lecomte
by cutting
Nguyễn Anh Tuấn
Phùng Văn Tỉnh
Trần Văn Sâm
Võ Đại Hải
69
9. Nghiên cứu đặc điểm hạt giống, phương pháp xử lý và bảo quản hạt Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe) Study on seed characteristics, treatment methods and storage methods of Terminalia calamansanai Rolfe Nguyễn Thanh Minh
Đỗ Thị Ngọc Hà
Phùng Văn Tỉnh
78
10. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của cây Xoan đào (Prunus arborea Endle.) ở các tỉnh phía Bắc Research result of some silvicultural charecteristics of Prunus arborea Endle. Species in Northern provinces Nguyễn Trọng Điển
Hoàng Văn Thắng
Cao Văn Lạng
86
11. Thực trạng gây trồng Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) ở vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Việt Nam Current situation of growing Sonneratia apetala
Buch-Ham in Northern and North Central Coastal Regions in Vietnam
Lê Văn Thành
Đỗ Thị Kim Nhung
Phạm Ngọc Thành
Trần Văn Cao
Tạ Văn Hân
Nguyễn Khắc Hiếu
Nguyễn Xuân Đài
96
12. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng Keo tai tượng (Acacia mangium) 4 năm tuổi tại Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Lạc – Hòa Bình Research effect of fertilizer on the growth of Acacia mangium in four years in
Tan Lac forestry experience station, Hoa Binh province
Phạm Đôn
Lê Văn Quang
Đào Thị Huyền
105
13. Nghiên cứu tính chất lý, hóa học đất sau canh tác nương rẫy tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Study on physical and chemical properties after shifting cultivation in Chieng Son commune, Moc Chau district, Son La province Nguyễn Hoàng Hương
Trần Thị Nhâm
Lê Thị Khiếu
112
14. Structure and biodiversity in secondary forest, Central Kalimantan, Indonesia. Cấu trúc và đa dạng sinh học rừng thứ sinh tại Trung tâm Kalimantan, Indonesia Novelia Triana
Bui Manh Hung
Nisfiatul Hidayat
119
15. Đánh giá chất lượng gỗ đối với dòng keo lai BV10 và BV16 phục vụ cho yêu cầu gỗ xẻ Evaluation of the wood quality of acacia hybrid clones BV10 and BV16 used for wood joinery Nguyễn Bảo Ngọc
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Văn Định
Nguyễn Đức Thành
Hoàng Văn Phong
Tạ Thị Thanh Hương
134
16. Dự báo áp lực sử dụng đất rừng của cộng đồng dân cư và giải pháp hài hòa với chức năng rừng phòng hộ Krông Năng, Tây Nguyên Pressure forecast of forest land use from communities and solutions to harmonize with protection forest function in Krong Nang,
the Central Highlands
Lê Minh Tiến
Bảo Huy
141
17. Nghiên cứu khả năng tích lũy carbon rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) tại tỉnh Bắc Kạn Research on carbon sequestration of Indosasa angustata Mc.Clure in Bac Kan province Ngô Xuân Hải
Võ Đại Hải
153

ĐA DẠNG LOÀI TRONG CHI Lasianthus Jack (Rubiaceae) Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ VỚI GHI NHẬN MỚI MỘT LOÀI CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

Đặng Văn Sơn1,3*, Hoàng Thị Bảo Ngân2, Phạm Văn Ngọt2, Nguyễn Thị Mai Hương1, Trương Bá Vương1, Nguyễn Văn Tú1, Hoàng Nghĩa Sơn1, Akiyo Naiki3

1Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3Đại học Ryukyus, Nhật Bản

TÓM TẮT

Qua phân tích mẫu tiêu bản thu được từ năm 2013 – 2018 ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa đã xác định được chi Lasianthus Jack (Xú hương) có 18 loài. Trong đó, bổ sung mới một loài
L. membranaceoideus (Xú hương láng) và bổ sung thông tin về tràng hoa và quả trưởng thành một loài L. stephanocalycinus (Xú hương mịn) cho hệ thực vật Việt Nam. Đặc điểm hình thái và ảnh chụp minh họa về hai loài này, cùng với sự phân bố và khóa phân loại đến loài trong chi Lasianthus Jack ở khu vực nghiên cứu cũng được cung cấp.

Từ khóa: Ghi nhận mới, Hòn Bà, Khánh Hòa, Lasianthus, Rubiaceae

Diversity of genus Lasianthus Jack (Rubiaceae) from Hon Ba Nature Reserve with one new records for the flora of Vietnam

Based on the specimens collected from Hon Ba Nature Reseve of Khanh Hoa Province during 2013 – 2018, the total of eighteen species of genus Lasianthus Jack were recorded. Among them, one new recorded species (L. membranaceoideus) and corolla and mature fruit morphology of one species (L. stephanocalycinus) were added for the flora of Vietnam. A detailed description and colour photographs of L. membranaceoideus and L. stephanocalycinus, as well as the distribution and a key to the eighteen already known species are also provided.

Keywords: Hon Ba, Khanh Hoa, Lasianthus, new record, Rubiaceae

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MẬT ĐỘ, SỰ BIẾN ĐỘNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÂN BỐ ĐẾN QUẦN THỂ CHIM CÔNG (Pavo muticus imperator) TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Bạch Thanh Hải1, Phạm Văn Thuấn2 Nguyễn Trần Vỹ3

1Trung tâm Cứu hộ Bảo tồn và Phát triển sinh vật – Vườn Quốc gia Cát Tiên
2Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế – Vườn Quốc gia Cát Tiên
3Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu tập trung ở khu vực phía Nam của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên nơi được xem là vùng phân bố chính của quần thể loài chim Công. Các khu vực chính đã được khảo sát là sinh cảnh trảng cỏ như Núi Tượng, C3 và Bàu Sấu; và sinh cảnh rừng thường xanh và bán thường xanh. Chúng tôi sử dụng các tuyến, điểm khảo sát điển hình để thu thập dữ liệu về mật độ, sinh cảnh sử dụng và sự ảnh hưởng các nhân tố môi trường đến quần thể chim Công. Kết quả khảo sát cho thấy chim Công chỉ được ghi nhận tại các sinh cảnh trảng cỏ với mật độ trung bình là 3,54 tiếng kêu/km2. Mật độ của chim Công cao nhất là ở trảng cỏ Núi Tượng và trảng cỏ C3 với 3,86 tiếng kêu/km2. Mật độ quần thể chim Công ở VQG Cát Tiên hiện nay khá ổn định và có xu hướng tăng hơn so với thời gian trước đây. Kết quả phân tích nhu cầu sinh thái về môi trường sống của chim Công cũng cho thấy rằng chim Công có xu hướng phân bố ở các sinh cảnh trảng cỏ gần nguồn nước. Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã cung cấp một kết quả mang tính định lượng có ý nghĩa về mặt khoa học nhằm làm cơ sở để đánh giá hiện trạng của quần thể chim Công ở VQG Cát Tiên cũng như đưa ra các kế hoạch quản lý và bảo tồn quần thể chim Công đạt hiệu quả tốt nhất trong tương lai.

Từ khóa: Chim Trĩ, Pavo muticus imperator, chim Công, Vườn Quốc gia Cát Tiên, bảo tồn

Assessing density dynamics and efects of environmental factors on the Java green peafowl (Pavo muticus imperator) populations at Cat Tien National Park

This study was conducted in Cat Tien National Park, focusing on the Southern part which is considered be the main distribution area of the Java Green Peafowl (Pavo muticus imperator). The main surveyed habitats were grassland in Nui Tuong, C3 and Bau Sau; and evergreen and semi-evergreen forest. We used line and point transects to investigate the density and analyze habitat selection and environmental factors effect their distribution. The results show that the Java Green Peafowl was recorded mainly in the grassland with an average density of 3.54 calls/km2. The highest density was in Nui Tuong and C3 grassland 3.86 calls/km2. The population of the Java Green Peafowl in Cat Tien National Park is currently quite stable and tends to increase compared to the past. The results of ecological habitat indicated that the Green Peafowl tends to be mainly distributed in grassland habitat near water sources. Through this study, we have provided a scientifical quantitative result as a basis for assessing the status of the Java Green Peafowl population in Cat Tien National Park as well as to help the Park’s management board making the effective management plans and conservation strategy for the species in future.

Keywords: Pheasant, Pavo muticus imperator, Java green peafowl, Cat Tien National Park, conservation

THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC CHI BÌNH VÔI (Stephania Lour.) (Menispermaceae) TRONG HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM

Trịnh Thị Phúc5, Vũ Tiến Chính1,2*, Trần Văn Tiến3, Nông Văn Duy4

1 Bảo Tàng Thiên Nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
2 Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
3 Khoa sinh học, Trường Đại học Đà Lạt
4 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
 5Trường trung học phổ thông Vĩnh Lộc, Thanh Hóa

TÓM TẮT

Chi Bình vôi (Stephania Loureiro (598: 1790) là một chi lớn trong họ Tiết dê (Menispermaceae) có khoảng 60 loài được phát hiện trên thế giới. Chi này phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của châu Á và châu Phi với trung tâm phân bố chủ yếu ở Nam Trung Quốc và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu có 14 loài và 1 thứ được ghi nhận ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, các đặc điểm dễ nhận biết cho các loài cũng được mô tả và hình ảnh cũng được minh hoạ, đặc điểm sinh học sinh thái, mẫu nghiên cứu cũng được chỉ dẫn.

Từ khóa: Chi Stephania, phân loại, mô tả, Việt Nam

The species of the genus Stephania Lour. (Menispermaceae) in flora of Vietnam

The genus Stephania Loureiro (598: 1790) is the largest genus in the family Menispermaceae, with 60 species in the world. The genus mainly occurs in the tropical and subtropical regions of Asia and Africa with the center of diversity in Southern China and Vietnam (Nguyen 2003). Fourteen species of Stephania have been recorded from Vietnam. In the course of carrying out a revision of Stephania in Vietnam, we recognize fourteen species and one variety. In this paper, the morphological redescription and illustrations are provided along with notes on distribution, ecology, phenology and specimens examined of species.

Keywords: Stephania, taxonomy, description, Vietnam

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÂY XOAY (Dialium cochinchinensis Pierre) TẠI MỘT SỐ QUẦN THỂ TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Huyền1, Hà Thị Huyền Ngọc1, Lê Thị Thủy1, Trần Thị Thu Hà1,
Nguyễn Thị Việt Hà1, Ngô Văn Cầm2, Phạm Tiến Bằng2, Nguyễn Như Hiến2, Lê Sơn1*

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp –
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt Đới – Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nhằm mục đích nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen loài cây Xoay (Dialium cochinchinensis Pierre), chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá đa dạng di truyền của một số quần thể Xoay phân bố tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng cộng 75 mẫu lá thuộc 5 quần thể Xoay (Kbang, Krông Pa, Bình Định, Ninh Thuận và Phú Yên) đã được thu thập tách chiết ADN và đánh giá đa dạng di truyền bằng 10 chỉ thị ISSR. Kết quả phân tích thu được 86 phân đoạn ADN được nhân bản với kích thước từ 110bp đến 3.000bp, trong đó có 56 phân đoạn đa hình (65,83%) và 30 phân đoạn đồng hình (34,17%). Trong các quần thể nghiên cứu, quần thể Krông Pa có mức độ đa dạng di truyền cao nhất (h = 0,251), còn quần thể Phú Yên có mức độ đa dạng di truyền thấp nhất
(h = 0,189). Phân tích mối quan hệ di truyền cho thấy, 5 quần thể được chia thành 2 nhóm lớn, tách biệt rõ rệt nhau, trong đó toàn bộ các mẫu thu ở quần thể Kbang (Tây Nguyên) được ghép thành 1 nhóm riêng biệt với nhóm các mẫu thu ở các quần thể còn lại (Nam Trung Bộ). Đánh giá tính đa dạng di truyền của 5 xuất xứ Xoay, kết quả cho thấy Xoay là loài cây có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao (lên tới 31%) nhưng khoảng cách di truyền giữa các quần thể tự nhiên thấp. Tính đa dạng di truyền cao cùng với sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể cách xa nhau về địa lý cho thấy cần phải nghiên cứu bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen loài cây này trong tương lai.

Từ khóa: Bảo tồn nguồn gen, cây bản địa, Dialium cochinchinensis Pierre, đa dạng di truyền, ISSR

Evaluation of genetic diversity of some Dialium cochinchinesnis natural populations in Vietnam

The main aim of this study is evaluating the genetic diversity of some Dialium cochinchinensis Pierre populations are located in South Central and Highlands. A total of 75 individuals of D. cochinchinensis were sampled from 5 different natural populations (Kbang, Krông Pa, Binh Dinh, Ninh Thuan, and Phu Yen) for ADN extraction and genetic diversity examination by using 10 ISSR markers. Total of 86 ADN segments with size ranging from 110bp to 3,000bp, including 56 polymorphic segments (65.83%) and 20 monomorphic segments (34.17%). The ISSR data indicated moderate degree of genetic diversity for the species (h = 0.219). Five populations were classified into separated two groups, group one included all samples collected from Kbang population (in the Central Highland) and the other group containing the remaining populations (in South Central region). AMOVA result showed the high level of genetic different between populations (31%). Further investigations will be necessary to elucidate the required development and management strategies for this species.

Keywords: Dialium cochinchinensis Pierre, genetics conservation, genetic diversity, native species, ISSR

NHÂN GIỐNG in vitro LOÀI LAN NGỌC THẠCH HAI MÀU (Dendrobium crystallinum var. Alba) TỪ NUÔI CẤY ĐỐT GIẢ HÀNH

Trần Thị Ngọc Lan, Bùi Văn Trọng

Viện Khoa học Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhân giống in vitro lan Ngọc thạch hai màu nhằm bảo tồn và phát triển giống lan quý này. Kết quả cho thấy protocorm-like body (PLB) hình thành từ nuôi cấy các đốt giả hành trên môi trường 3/4 Murashige and Skoog (1962, 3/4 MS) bổ sung 1 mg/l NAA sau 45 ngày nuôi cấy. Các PLB thứ cấp được hình thành khi nuôi cấy các lát mỏng tế bào theo chiều dọc (lTCL) của PLB ban đầu trên môi trường 3/4 MS bổ sung 1 mg/l NAA và 0,5 mg/l BA. PLB thứ cấp được nhân lên với 14,8 PLB/PLB ban đầu khi chúng được cấy chuyền 45 ngày một lần trên môi trường 3/4 MS bổ sung 30 g/l sucrose, 0,5 mg/l NAA, 1,5 mg/l BA, 0,5 mg/l than hoạt tính (AC), 10% nước dừa (v/v) và 8 g/l agar. Các PLB thứ cấp hình thành cây và phát triển tốt trên môi trường 3/4 MS bổ sung 0,5 mg/l NAA,
0,5 mg/l BA, 20 g/l sucrose, 10% dịch chiết khoai tây, 0,5 g/l AC và 8 g/l agar sau 90 ngày nuôi cấy. Không có sự thay đổi nào về hình thái ghi nhận được ở các cây này qua phương pháp nhân giống hiệu quả từ nuôi cấy đốt giả hành.

Từ khóa: α-naphtaleneacetic acid (NAA), 6 – Benzylaminopurine (BA), Dendrobium crystallinum var. Alba, đốt giả hành, lớp mỏng tế bào

In vitro micropropagation of Dendrobium crystallinum var. Alba, originated from nodes of pseudobulb culture

Studies on micropropagation of Dendrobium crystallinum var.Alba were conducted in order to conserve and develop this precious orchid species. The results showed that PLBs were formed from nodes of pseudobulb culture on the 3/4 MS medium supplemented with 1 mg/l NAA within 45 days. PLB longitudinal thin cell layer culture was used as a technique for PLBs micropropagation. The 3/4 MS medium containing 1 mg/l NAA and 0.5 mg/l BA was optimal for secondary PLB formation. After 45 days of culture, secondary PLBs multiplied with 14,8 PLBs/initial PLB when they were subcultured on the 3/4 MS medium supplemented with 10% coconut water,
30 g/l sucrose, 0.5 mg/l NAA, 1.5 mg/l BA, 0.5 g/l activated charcoal (AC) and 8 g/l agar. Secondary PLBs developed into plantlets with well-developed shoots and roots on the 3/4 MS medium supplemented with 0.5 mg/l NAA, 0.5 mg/l BA, 20 g/l sucrose, 10% potato extract, 0.5 g/l AC, and 8 g/l agar after 90 days. No abnormal morphological changes were found in Dendrobium seedlings with the use of this effective propagation method.

Keywords: α-naphtaleneacetic acid (NAA), 6 – Benzylaminopurine (BA), Dendrobium crystallinum var. Alba, longitudinal thin cell layer, node of pseudobulb

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG CÁC GIỐNG KEO LAI, KEO LÁ TRÀM TẠI QUẢNG TRỊ

Nguyễn Hải Thành, Lê Công Định, Vũ Đức Bình, Hà Văn Thiện

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

 

TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận nhiều giống keo lai và Keo lá tràm có năng suất và chất lượng cao. Để có cơ sở khoa học cho việc đưa các giống mới vào sản xuất đại trà có hiệu quả cao cần tiến hành khảo nghiệm mở rộng. Bài báo này giới thiệu kết quả khảo nghiệm mở rộng một số giống keo lai và Keo lá tràm đã được công nhận tại tỉnh Quảng Trị. Khảo nghiệm được xây dựng tháng 12 năm 2015 tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Sau 42 tháng tuổi, các khảo nghiệm có tỷ lệ sống trung bình đạt rất cao từ 85,7 đến 86,7%. Kết quả đánh giá khảo nghiệm mở rộng các dòng keo lai cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng đường kính, chiều cao; về độ thẳng thân chưa có sự sai khác. Năng suất bình quân đạt 20,2 m3/ha/năm. Năng suất của 4 dòng keo lai (BV33, BV73, BV16, AH7) đều đạt trên 20 m3/ha/năm, 3 dòng (BV16, BV73, AH7) có năng suất vượt trội so với trung bình toàn khảo nghiệm từ 6 – 15%. Đối với khảo nghiệm mở rộng Keo lá tràm sau 42 tháng tuổi đã có sự sai khác rõ rệt về đường kính, thể tích thân cây và độ thẳng thân. Năng suất của các dòng Keo lá tràm giai đoạn 42 tháng tuổi đạt 11,3 m3/ha/năm. Trong đó, có 3 dòng Keo lá tràm (AA9, BVlt83, Clt98) có năng suất vượt trội trên 20% so với Keo lá tràm hạt đại trà làm đối chứng. Các dòng keo lai (BV73, BV16, AH7) và Keo lá tràm (AA9, BVlt83, Clt98) đã chứng tỏ rất có triển vọng về sinh trưởng và chất lượng đối với vùng đất đồi núi tỉnh Quảng Trị.

Từ khóa: Keo lai, Keo lá tràm, khảo nghiệm, sinh trưởng, Quảng Trị

Evaluation of intensive test results of acacia hybrid and Acacia auriculiformis varieties in Quang Tri

In recent years, the Ministry of Agriculture and Rural Development has recognized many varieties of Acacia hybrid and Acacia auriculiformis that have high yield and quality. In order to have a scientific basis for bringing new varieties into mass production with high efficiency, it is necessary to conduct extensive tests. This article introduces intensive test results of some varieties of Acacia hybrid and Acacia auriculiformis which have been recognized in Quang Tri province. The tests were developed in 12th December 2015 in Cam Lo, Quang Tri. After 42 months of age, the tests had very high average survival rate of from 85.7 to 86.7%. The evaluation results of intensive tests on Acacia hybrid clones showed significant differences in diameter growth, height growth; stem straigthness did not have a distinct difference. The average yield reached 20.2 m3/ha/year. The yield of 4 Acacia hybrid clones (BV33, BV73, BV16, AH7) reached over 20 m3/ha/year, 3 clones (BV16, BV73, AH7) had better yield than the average testing from 6 to 15%. As for intensive test of Acacia auriculiformis after 42 months of age, there were significant differences in diameter at breast height, tree-standing volume and stem straightness. The yield of Acacia auriculiformis clones in 42 – month-period reached 11.3 m3/ha/year. In particular, there are 3 clones of Acacia auriculiformis (AA9, BVlt83, Clt98) with a remarkable yield of over 20% compared to that of Acacia auriculiformis from seed in mass production as a control. Acacia hybrid clones (BV73, BV16, AH7) and Acacia auriculiformis clones (AA9, BVlt83, Clt98) proved to have good prospect in term of growth and quality for mountainous areas in Quang Tri province.

Keywords: Acacia hybrid, Acacia auriculifomis, trial, grown, Quang Tri province

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KEO ĐANG ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Nguyễn Văn Đăng1, Vũ Đình Hưởng1, Nguyễn Xuân Hải1
Kiều Mạnh Hà1, Hồ Tố Việt1, Trần Thanh Trăng2

1Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
2Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng của 12 giống keo được trồng phổ biến tại Đông Nam Bộ bao gồm 2 dòng Keo lá tràm, 10 dòng keo lai và 2 giống Keo tai tượng. Phương thức trồng rừng là hỗn giao các giống và dòng. Mật độ trồng 3.333 cây/ha. Kết quả đến giai đoạn 5 tuổi thì tỷ lệ sống của các dòng keo lai suy giảm mạnh so với các dòng Keo lá tràm và giống Keo tai tượng. Các chỉ tiêu về sinh trưởng keo lai vượt trội so với Keo lá tràm và Keo tai tượng. Trong các dòng keo lai thì dòng AH1 là dòng sinh trưởng tốt nhất. Tại vùng Đông Nam Bộ có thể lựa chọn loài keo lai dòng AH1 để trồng rừng, đây là dòng có sinh trưởng nhanh và có năng suất cao.

Từ khóa: Sinh trưởng các dòng/giống Keo lá tràm, Keo tai tượng, keo lai

Evaluation for the growth of some acacia varieties common planted in the South Eastern Region

The research was conducted to evaluate the growth of 12 acacia varieties planting in the South Eastern Region including: two clones A. auriculiformis, 10 clones Acacia hybrid and two varieties of Acacia mangium. Planting method was applied for mixing varieties and clones. The planting density was 3,333 trees/ha. The results showed that five years after planting the survival rate of Acacia hybrid clones decreased sharply compared to that of A. auriculiformis and A. mangium. The growth of Acacia hybrid clones was greater than that of Acacia auriculiformis and Acacia mangium. In the Acacia hybrid, the clone AH1 is the fastest growth. In the Southern Region, clone AH1 is more suitable for afforestation because of fast growing and high productivity.

Keywords: Growth of varieties Acacia auriculiformis, A. mangium, A. hybrid

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT GIÂM HOM BỜI LỜI VÀNG (Litsea pierrei Lecomte)

Nguyễn Anh Tuấn1, Phùng Văn Tỉnh1, Trần Văn Sâm1, Võ Đại Hải2

1Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định được giá thể, loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ phù hợp, thời gian xử lý thuốc, tuổi cây mẹ lấy hom, mùa vụ giâm hom tốt nhất cho khả năng ra rễ của hom giâm. Ảnh hưởng của giá thể: CT1 Cát sạch; CT2 70% đất tầng mặt + 30% cát sạch; CT3 70% đất tầng mặt + 30% xơ dừa cho thấy giá thể cát sạch cho tỷ lệ ra rễ 32,5% và chỉ số ra rễ 30,3 là tốt nhất. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng NAA, và IBA với nồng độ từ 1.000 ppm; 2.000 ppm; 3.000 ppm; 4.000 ppm ở dạng nước cho thấy IBA 2.000 ppm cho tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ cao nhất (tương ứng là 30,0% và 35,2). Ảnh hưởng về thời gian xử lý thuốc kích thích ra rễ cho kết quả tốt nhất ở nghiệm thức có thời gian xử lý 120 giây với tỷ lệ ra rễ 39,2% và chỉ số ra rễ 48,8. Tuổi cây mẹ lấy hom có ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm, hom giâm từ cây mẹ 6 tháng tuổi cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất 38,3%, chỉ số ra rễ 50,3. Về mùa vụ giâm hom thì tỷ lệ ra rễ của hom giâm vào mùa khô là 35,8%, chỉ số ra rễ là 41,5 tốt hơn so với giâm hom vào mùa mưa ở khu vực Đông Nam Bộ.

Từ khóa: Bời lời vàng, giâm hom, tỷ lệ ra rễ

Propagation results of Litsea pierrei  Lecomte by cutting

The objective of the study was to determine the potting mixes, type and concentration of hormone, time of hormone treatment, mother age to get cuttings, suitable cuttings season in Litsea pierrei Lecomte cutting. For potted mixing, three different treatments were used as follows: CT1: 100% clean sand, CT2: 70% topsoil + 30% clean sand; CT3: 70% topsoil + 30% coir. The results showed that treatment 100% clean sand has a rooting rate of 32.5% and a rooting index of 30.3 is the best. The effect of hormone NAA, and IBA with the concentration of 1,000 ppm; 2,000 ppm; 3,000 ppm; 4,000 ppm in solution on rooting percentage of cuttings was implemented. The results showed that 2,000 ppm IBA gave highest rooting percentage and rooting index, respectively 30.0% and 35.2. The best time for hormone treatment is 120 seconds, with 39.2% rooting percentage and 48.8 rooting index. Mother age to get cuttings affects the rooting ability of cuttings, cuttings from 6 – month-old mother trees give the best rooting rate 38,3%, the rooting index 50.3. For cuttings season, the rooting rate of cuttings in the dry season is 35.8%, the rooting index is 41.5, better than cuttings in the rainy season in the Southeast region.

Keywords: Litsea pierrei Lecomte, cutting propagation, rooting percentage

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẠT GIỐNG, PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN HẠT CHIÊU LIÊU NƯỚC (Terminalia calamansanai Rolfe)

Nguyễn Thanh Minh, Đỗ Thị Ngọc Hà, Phùng Văn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu nhằm xác định đặc điểm hạt giống, phương pháp xử lý và bảo quản hạt giống Chiêu liêu nước. Hạt Chiêu liêu nước dùng làm thí nghiệm được thu hái trên 10 cây mẹ trong rừng tự nhiên thuộc Khu BTTN Văn hóa Đồng Nai. Phương pháp nghiên cứu xử lý hạt có 3 phương thức: XL1: Ngâm nước nhiệt độ thường (17 – 20oC); XL2: Ngâm nước 2 sôi 3 lạnh (40 – 45oC) và XL3: Ngâm nước 3 sôi 2 lạnh (55 – 60oC). Phương pháp bảo quản hạt giống có 3 phương thức. BQ1: Bảo quản lạnh -10oC đến -5oC; BQ2: Bảo quản lạnh 3oC đến 5oC và BQ3: Bảo quản khô thông thường. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hạt giống cho thấy hạt nguyên cánh dài và rộng khoảng 5,9 cm và 2,5 cm; hạt đã loại bỏ cánh (hạt không cánh): 1,3 cm và 0,7 cm. Trọng lượng 1.000 hạt nguyên cánh: 110,6 g, tương đương 1 kg hạt nguyên cánh: có 9.043 ± 20 hạt. Trọng lượng 1.000 hạt không cánh: 84,3 g tương đương 1 kg hạt không cánh: có 11.858 ± 22 hạt. Tỷ lệ nước trong hạt Chiêu liêu không có cánh mới thu hái là 19,8% và trước khi bảo quản là 11,3%. Về phương pháp xử lý hạt Chiêu liêu nước: Ngâm nước ở nhiệt độ thường (17 – 20oC) cho tỷ lệ nảy nầm: 83,0%, thế nảy mầm: 43,3%. Ngâm nước ở nhiệt độ (55 – 60oC) tỷ lệ nảy mầm chỉ còn 40,5%, thế nảy mầm: 21,3%. Hạt Chiêu liêu nước bảo quản trong ngăn mát, ngăn đá tủ lạnh đến 24 tháng tỷ lệ nảy mầm vẫn đạt trên 49%. Bảo quản theo phương pháp thông thường trong 6 tháng tỷ lệ nảy mầm còn 11,5%, sau 8 tháng hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn.

Từ khóa: Chiêu liêu nước, tỷ lệ nảy mầm, phương pháp bảo quản

Study on seed characteristics, treatment methods and storage methods of Terminalia calamansanai Rolfe

Objective of the study was to determine seed characteristics, seed germination treatment and storage methods of Terminalia calamansanai Rolfe. The seeds used for experiments were collected on 10 mother trees from natural forest of Dong Nai Nature and Culture Reserve. There are three methods of germination treatment the seed: XL1: Soak in normal temperature water: 17 – 20°C; XL2: Soak in water at a temperature of (40 – 45oC): (mixture of boiling water and normal temperature water with proportion of 2 to 3) and XL3: Soak in water at temperature water 55 – 60oC: (mixture of boiling water and normal temperature water with proportion of 3 to 2). The methods of seed storage were: BQ1: cold storage -10oC to -5oC; BQ2: cold storage 3oC to 5oC and BQ3: normal dry storage. Research results on seed characteristics show: winged seed has the length and width of 5.9 cm and 2.5 cm; Seed removed wing (wingless seed): 1.3 cm and 0.7 cm. Weight of 1,000 winged seeds: 110.6 g, equivalent to 1 kg of seeds: 9,043 ± 20 seeds. Weight of 1,000 wingless seeds: 84.3 g, equivalent to 1 kg seeds without wings: 11,858 ± 22 seeds. The ratio of water in wingless seeds was 11.3%. Seed germination treatment method: Soaked seeds in water at normal temperatures (17 – 20oC) had a germination percentage: 83.0%, germination energy: 43.3%; Soaked seeds in water at (55 – 60oC) reduced germination to 40,5%, with germination energy of 21.3%;. Seeds that were kept in -10 to 5oC maintained theirr germination percentage above 49% after 24 months of storage. In constrast, the seeds that were stored at room temperature reduced to 11,5% after 6 months and completely lost their germination after 8 months.

Keywords: Terminalia calamansanai Rolfe, germination percentage, storage method

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÂY XOAN ĐÀO (Prunus arborea Endle.) Ở CÁC TỈNH PHÍA BẮC

Nguyễn Trọng Điển1, Hoàng Văn Thắng2, Cao Văn Lạng2

1 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm lâm học của cây Xoan đào ở một số tỉnh phía Bắc cho thấy, Xoan đào có phân bố tự nhiên trong nhiều trạng thái rừng IIA, IIB đến IIIA1, IIIA2 và IIIA3, trên cả địa hình đồi núi thấp đến trung bình và cao, nơi có độ cao so với mực nước biển từ 65 – 1.415 m. Mật độ trung bình của cây trưởng thành loài Xoan đào trong các trạng thái rừng tự nhiên dao động từ 5 đến 56 cây trên 1 ha (trung bình là 26 cây/ha). Số cây Xoan đào chiếm tỷ lệ trung bình là 3,6% trong các lâm phần. Xoan đào thường phân bố trên đất có độ pH < 4, trên đất có thành phần cơ giới gồm đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất thịt nặng và đất sét trung bình, nơi đất nghèo dinh dưỡng, có hàm lượng mùn ở mức nghèo hoặc trung bình, hàm lượng lân, kali dễ tiêu đạt mức rất nghèo hoặc nghèo, hàm lượng đạm tổng số đạt mức trung bình đến giàu. Trong các trạng thái rừng tự nhiên có Xoan đào phân bố ở 4 tỉnh điều tra thì Xoan đào có ý nghĩa về mặt sinh thái trong các trạng thái IIB, IIIA2 và IIIA3 với chỉ số IVI = 6,1 – 7,8%. Chỉ duy nhất trong trạng thái IIA Xoan đào chưa thể hiện rõ vai trò sinh thái trong lâm phần (chỉ số IVI<5%). Trong 4 ưu hợp thực vật trong các trạng thái rừng thì có 03 ưu hợp có mặt của loài Xoan đào. Xoan đào tái sinh tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh với hệ số tổ thành từ 5,56 – 6,12%.

Từ khóa: Lâm học, phía Bắc, Xoan đào

Research result of some silvicultural charecteristics of Prunus arborea Endle. Species in Northern provinces

Research on silvicultual characteristics of Prunus arborea was conducted in some Northern provinces, Vietnam showed that, P. arborea has natural distributions in the forest status of IIA, IIB, IIIA1, IIIA2, and IIIA3. It can be found in large range of elevation zones from 65 m to 1,415 m above sea level. The tree (stems with diameter at breast height > 6 cm) density of P. arborea ranged from 5 to 56 stems ha-1 (mean of 26 stems ha-1).
P. arborea trees accounted for an average of 3.6% in the stands. The species prefers growing in poor acidic soil with pH <4 and soil texture of loam to silt, where the soil is poor in nutrients and has a humus content poor or average, phosphorus and potassium content are very poor or poor, and total protein content is moderate to rich. In four surveyed provinces, P. arborea has Importance Value Index (IVI) of 6.1 – 7.8%. Only in the forest status IIA P. arborea does not clearly show the ecological role in the forest stand (IVI index < 5%), there are 03 dominant species present in
P. arborea species of four dominant. P. arborea regenerates to participate in the formula of regeneration tree with a nest coefficient of 5.56 – 6.12%.

Keywords: Silvicultural characteristics, Northern provinces, Prunus arborea Endle.

THỰC TRẠNG GÂY TRỒNG BẦN KHÔNG CÁNH (Sonneratia apetala Buch-Ham) Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ VÀ BẮC TRUNG BỘ, VIỆT NAM

Lê Văn Thành, Đỗ Thị Kim Nhung, Phạm Ngọc Thành,
Trần Văn Cao, Tạ Văn Hân, Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Xuân Đài

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Bần không cánh là loài cây ngập mặn sinh trưởng nhanh, phân bố tự nhiên ở Bangladesh, Ấn Độ và Myanma, đã dẫn giống trồng rừng ngập mặn thành công ở Trung Quốc. Hiện nay ở Việt Nam, Bần không cánh đã được dẫn giống về gây trồng ở vùng ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, điều kiện gây trồng từ thuận lợi đến khó khăn, thể nền từ bùn mềm đến cát pha, độ mặn nước biển từ thấp đến tương đối cao (6,5 -19‰). Mức độ ngập triều từ nông đến sâu. Sau 7 – 8 năm trồng hỗn giao giữa Bần không cánh và Bần chua ở Thái Bình cho kết quả hầu hết các chỉ tiêu sinh trưởng của Bần không cánh đều cao hơn Bần chua. Bần không cánh có khả năng chịu lạnh rất tốt, tại Thanh Hóa sau trồng gặp đợt rét hại kỷ lục vào đầu năm 2016 Bần không cánh không bị chết như Bần chua. Tại Thừa Thiên Huế sau 2,5 năm trồng hỗn giao giữa Bần không cánh, Bần chua và Đước đôi có tỷ lệ sống cao (> 90%), Bần không cánh cho sinh trưởng D00, Hvn,
Dt  cao nhất.

Từ khóa: Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham), cây ngập mặn, điều kiện gây trồng, sinh trưởng

Current situation of growing Sonneratia apetala Buch-Ham in Northern and North Central Coastal Regions in Vietnam

Sonneratia apetala is a fast – growing mangrove tree species, naturally distributed in Bangladesh, India and Myanmar, and used for successful mangrove afforestation in China. In Vietnam, Sonneratia apetala is currently being cultivated in the Northern and North Central Coastal regions with growing conditions ranging from favorable to unfavorable: substrate from soft mud to arenaceous; salinity of seawater from low to relatively high (6.5 -19‰); and the extent of tidal inundation from shallow to deep. After 7 – 8 years of mixed planting of Sonneratia apetala and Sonneratia caseolaris in Thai Binh, most of the growth parameters of Sonneratia apetala were higher than those of Sonneratia caseolaris. Sonneratia apetala had very good cold tolerance. In Thanh Hoa, experiencing a record cold spell after planting in early 2016, Sonneratia apetala was not as dead as Sonneratia caseolaris. In Thua Thien Hue, after 2.5 years of mixed planting Sonneratia apetala, Sonneratia caseolaris and Rhizophora apiculata had a high survival rate (> 90%), Sonneratia apetala were with the highest growth of D00, Hvn, Dt.

Keywords: Sonneratia apetala Buch-Ham, mangrove tree, growing conditions, growth

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI SINH TRƯỞNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) 4 NĂM TUỔI TẠI TRẠM THỰC NGHIỆM LÂM NGHIỆP TÂN LẠC – HÒA BÌNH

Phạm Đôn, Lê Văn Quang, Đào Thị Huyền

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Lạc, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác để hoai mục tự nhiên kết hợp với bón phân có tác động tích cực tới sinh trưởng và năng suất rừng trồng Keo tai tượng ở giai đoạn 4 tuổi. Sau 4 năm trồng, công thức F2 – bón lót 150g phân NPK + 300g phân vi sinh/hố và bón lặp lại ở năm thứ 2 và năm thứ 3 là phù hợp nhất đối với trồng rừng Keo tai tượng với tỷ lệ sống trung bình đạt 85,2%, đường kính D1,3 (cm) đạt 12,9 cm, chiều cao Hvn (m) đạt 11,5 m, cây sinh trưởng phát triển tốt (tỷ lệ cây phẩm chất xấu chỉ chiếm 7,6%), lượng tăng trưởng bình quân về trữ lượng đạt 21,3 m3/ha/năm. Các công thức bón phân khác (F1 – Bón 100g phân NPK + 100g phân vi sinh/hố; F3: Bón 200g phân NPK/hố; và công thức đối chứng không bón phân) đạt tỷ lệ sống dao động 79,6 – 84,3%, đường kính D1,3 (cm) dao động từ 10,1 – 12,0 cm, chiều cao Hvn (m) dao động 9,5 – 10,8 m, tỷ lệ cây phẩm chất xấu dao động 9,1 – 22,1%, lượng tăng trưởng bình quân về trữ lượng dao động từ 10,1 – 17,1 m3/ha/năm.

Từ khóa: Keo tai tượng, phân bón, huyện Tân Lạc -tỉnh Hòa Bình

Research effect of fertilizer on the growth of Acacia mangium in four years in Tan Lac forestry experience station, Hoa Binh province

The research was carried out in Tan Lac forest experience Station, Tan Lac district, Hoa Binh province. The results show that: Keeping organic materials after wood exploiting and using fertilizer have good effect on the growth of Acacia mangium in four years. After 4 years, experimental formula F2 (100g NPK + 300g microbiological fertilizer) has best effect on the growth and productivity of Acacia mangium with 82.5 percent about survival rate, 12.9 cm about Diameter at breast height, 11.5 m about souring height, the ratio of bad quality trees is 7,6 percent, average amount of growth in reserves is 21.3 m3/hectare/year. Other experimental formulas (F1 – 100g NPK + 100g microbiological fertilizer; F3: 200g NPK; and non fertilizer) have their survival rates fluctuate between 79.6 and 84.3 percent; Diameter at breast height fluctuate between 10.1 and 12.0 cm; souring height fluctuate between 9.5 and 10.8 m; the the ratio of bad quality trees fluctuate between 9.1 and 22.1 percent; average amount of growth in reserves fluctuate from 10.1 to 17.1 m3/hectare/year.

Keywords: Acacia mangium, fertilizer, Tan Lac district – Hoa Binh province

NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC ĐẤT SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI XÃ CHIỀNG SƠN, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Nguyễn Hoàng Hương, Trần Thị Nhâm, Lê Thị Khiếu

Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Canh tác nương rẫy là một trong các loại hình sản xuất nông nghiệp khá phổ biến ở các vùng miền núi Việt Nam. Mộc Châu là một huyện thuộc vùng núi Tây Tây Bắc có tập quán canh tác nương rẫy từ lâu đời, là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng và suy thoái đất. Kết quả nghiên cứu một số tính chất lý, hóa học đất sau canh tác sau nương rẫy tại xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho thấy: Dung trọng đất dao động từ 0,80 – 1,38 g/cm3, trung bình là 1,14 g/cm3; Tỷ trọng đất biến động từ 2,42 – 2,93 g/cm3, trung bình là 2,62 g/cm3; Độ xốp tương ứng của đất là 47,64 – 69,36% với trị trung bình đạt 56,64% đạt yêu cầu của tầng canh tác. Đất có phản ứng chua mạnh đến trung tính (pHKCl từ 3,4 – 5,6). Hữu cơ tổng số từ mức nghèo đến giàu. Hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất phổ biến ở mức rất nghèo đến nghèo và có sự chênh lệch không đáng kể giữa các thời gian bỏ hóa nghiên cứu: Hàm lượng đạm dễ tiêu biến động từ 0,76 – 2,05 mg/100g đất; lân dễ tiêu đạt 0,25 – 0,53 mg/100g đất; kali dễ tiêu là 2,52 – 5,15 mg/100g đất.

Từ khóa: Canh tác nương rẫy, tính chất lý – hóa học đất, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu

Study on physical and chemical properties after shifting cultivation in Chieng Son commune, Moc Chau district, Son La province

Shifting cultivation is one of the main types of agricultural in the mountain areas of Vietnam. Moc Chau is a district in the Northwestern mountainous region in which shifting cultivation custom has happened regularly. These are direct reasons leading to deforestation and degradation of forest land. The study results of physical and chemical properties of arable land after shifting cultivation in Chieng Son commune, Moc Chau district, Son La province has shown that bulk density is ranging from 0.80 – 1.38 g/cm3 and reaching average at 1.14 g/cm3. The soil density is from 2.42 – 2.93 g/cm3 with an average value of 2.62 g/cm3. The soil porosity is 47.64 – 69.36% with an average percentage of 56.64% which is suitable for cultivation. The soil has reaction from strongly acidic to neutral (pHKCl from 3.4 to 5.6). The amount of humus is from the poor to the rich level. The amount of available nutrients in the soil is from very poor to poor and there is no significant difference between the fallow land periods. The amount of available nitrogen is from 0.76 to 2.05 mg/100g of soil; available phosphorus 0.25 – 0.53 mg/100g soil; available potassium is from 2.52 – 5.15 mg/100g of soil.

Keywords: Shifting cultivation, physical and chemical properties, Chieng Son commune, Moc Chau province

STRUCTURE AND BIODIVERSITY IN SECONDARY FOREST, CENTRAL KALIMANTAN, INDONESIA

Novelia Triana1, Bui Manh Hung1, Nisfiatul Hidayat2

1Vietnam National University of Forestry, Xuan Mai, Hanoi, Vietnam.
2University of Palangka Raya, Kalimantan Tengah 74874, Indonesia.

SUMMARY

Forest structure plays a very important role in forest management. To understand structure and sustainability of biodiversity in secondary forests, the study used 2 transect plots per location with 20 m width and 500 m length and the distance between transect is 200 m. Each transect line contained 25 subplots (total area per location: 20 ´ 500 ´ 2 transect = 2 ha). Results showed that fluctuation growth and tree distribution would change due to time after harvesting activity. The density and basal area of forest declined after harvesting but the potential volume of tree production would probably increase after. Overstory has declined up to 31% on average of the remaining forest. Potential standing stock before and after harvesting still contains many Shorea group as the dominant species group which is also the most popular group in timber trading. Adequately standing stock for sustainability forest management has been classified to “Good” criteria based on the regulation of nucleus tree/ha that must be left in the forest. This research show that the activity of harvesting have been considered to sustainability and effect to forest degradation in terms of the number of trees left.

Keywords: Forestry structure, forest sustainability, biodiversity, secondary forest, Kalimantan

Cấu trúc và đa dạng sinh học rừng thứ sinh tại Trung tâm Kalimantan, Indonesia

Cấu trúc rừng đóng một vai trong rất quan trọng trong công tác quản lý rừng. Để hiểu được cấu trúc và đa dạng sinh học tại rừng thứ sinh, nghiên cứu đã thiết lập 2 dải ô, mỗi dải rộng 20 m, dài 500 m, khoảng cách giữa hai dải ô là 200 m. Mỗi dải bao gồm 25 ô (20 ´ 500 ´ 2 dải = 2 ha). Kết quả cho thấy rằng biến động sinh trưởng và phân bố cây bị thay đổi sau khi khai thác. Mật độ cây và tiết diện ngang đã bị giảm sau khai thác, nhưng thể tích gỗ tiềm năng lại tăng. Tầng cây cao đã bị giảm tới 31% so với trung bình của rừng còn lại. Trữ lượng cây đứng tiềm năng trước và sau khai thác bao gồm nhóm cây Shorea đây là loài cây chủ yếu được dùng cho thương mại gỗ. Trữ lượng cây đứng cần thiết cho quản lý bền vững được đánh giá là tốt dựa trên quy định về số cây trung tâm cần để lại trong rừng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hoạt động khai thác đã ảnh hưởng tới tính bền vững và suy thoái rừng về mặt số cây chừa lại trong rừng.

Từ khóa: Cấu trúc rừng, bền vững rừng, rừng thứ sinh, Kalimantan

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GỖ ĐỐI VỚI DÒNG KEO LAI BV10 VÀ BV16 PHỤC VỤ CHO YÊU CẦU GỖ XẺ

Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Văn Định, Nguyễn Đức Thành,
Hoàng Văn Phong, Tạ Thị Thanh Hương

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

keo lai BV10, BV16 đã được công nhận vào năm 2000 là giống tiến bộ kỹ thuật dựa trên kết quả khảo nghiệm tại Ba Vì, Hà Nội. Tuy nhiên, các dòng keo lai này mới chỉ được đánh giá một số tính chất vật lý và các thành phần hóa học trong gỗ ở cấp độ nhỏ. Cho tới nay các dòng này vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá các đặc tính với mục đích phục vụ cho nhu cầu gỗ xẻ. Trong nghiên cứu này đã đánh giá chất lượng gỗ đối với dòng keo lai BV10 và BV16 (ở độ tuổi 11) phục vụ yêu cầu gỗ xẻ làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc ở 3 nội dung: (1) Đánh giá phân hạng chất lượng gỗ tròn và gỗ xẻ; (2) Xác định khối lượng thể tích và độ co rút; (3) Đánh giá khả năng gia công của gỗ keo lai BV10 và BV16. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ keo lai BV10 và BV16 khá thẳng và độ thon theo chiều dài khúc gỗ nhỏ. Phần lớn gỗ tròn và gỗ xẻ đạt tiêu chuẩn cấp chất lượng A và B. keo lai BV10 và BV16 có khối lượng thể tích đạt chỉ tiêu xếp nhóm III (nhóm có KLTT trung bình) và có độ co rút trung bình (nằm trong khoảng 10 – 15%). Kết quả về khả năng gia công cho thấy chất lượng gia công của 2 loài tốt và đáp ứng được yêu cầu nguyên liệu trong sản xuất đồ mộc.

Từ khóa: Dòng keo lai BV10, BV16, phân hạng chất lượng, đồ mộc

Evaluation of the wood quality of acacia hybrid clones BV10 and BV16 used for wood joinery

Acacia hybrids BV10 and BV16 were recognized in 2000 as the advanced-technological varieties based on the test results in Ba Vi, Ha Noi. However, the species have only been assessed at wood physical properties and chemical composition. To date, these Acacia hybrids have not been studied for the aim of sawn timber uses. In this study, the wood qualities of the Acacia hybrid clones BV10 and BV16 (at the age of 11 years olds) were assessed for the use of sawn timber as raw materials for joinery production at three aspects: (1) Classification of the logs and sawn timber; (2) Determination of wood density and shrinkage; (3) Evaluation of the machinability of the Acacia hybrids BV10 and BV16. Results showed that the logs/billets of Acacia hybrids BV10 and BV16 were relatively straight and the diference between ends of the logs in relation to diameter was small. The majority of the logs and sawn timber of the species was dominated by A and B-grade. The wood density of Acacia hybrids BV10 and BV16 was classified as Group III (the group of medium densites) and as medium shrinkage (within 10 – 15%). The machinability indicated that the two species met the requirements of raw materials for the joinery production.

Keywords: Acacia hybrid clones (BV10 and BV16): Acacia mangium ´ Acacia auriculiformis, quality assessment, wood joinery

DỰ BÁO ÁP LỰC SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ GIẢI PHÁP HÀI HÒA VỚI CHỨC NĂNG RỪNG PHÒNG HỘ KRÔNG NĂNG, TÂY NGUYÊN

Lê Minh Tiến1, Bảo Huy2

1Ban Quản lý rừng phòng hộ Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk, 2Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm dự báo áp lực lên đất rừng phòng hộ và đề xuất giải pháp cả về chính sách và kỹ thuật canh tác để hài hòa nhu cầu sử dụng đất rừng với chức năng rừng phòng hộ ở Krông Năng. Tiếp cận có sự tham gia được áp dụng đồng thời thu thập dữ liệu từ 110 hộ để thiết lập mô hình toán dự báo áp lực sử dụng đất rừng phòng hộ của hộ theo các biến ảnh hưởng trong 10 năm tới. Kết quả cho thấy: i) Phá rừng phòng hộ để độc canh dẫn đến đói nghèo và suy thoái môi trường rừng là song hành nhau; ii) Mô hình dự báo áp lực gia tăng diện tích canh tác lên đất rừng phòng hộ của hộ trong 10 năm được thiết lập theo 4 biến ảnh hưởng cho thấy khi Sh1/Sh11 (tổng diện tích đất của hộ và khẩu) càng ít do thiếu đất thì áp lực càng cao; và khi Sh2/Sh22 (diện tích đất canh tác trong rừng phòng hộ của hộ và khẩu) càng nhỏ thì áp lực càng nhỏ; iii) Chỉ cần đưa thêm một số cây thân gỗ là có thể cải thiện hệ thống canh tác đất dốc ở lưu vực phòng hộ hiện nay; iv) Cần đưa diện tích nông lâm kết hợp (NLKH) vào hệ thống chi trả phí dịch vụ môi trường rừng đầu nguồn và hướng đến chi trả dịch vụ môi trường tích lũy carbon để thúc đẩy NLKH trên đất rừng phòng hộ.

Từ khóa: Canh tác đất dốc, di dân tự do, rừng phòng hộ, xâm canh đất rừng

Pressure forecast of forest land use from communities and solutions to harmonize with protection forest function in Krong Nang, the Central Highlands

This study aims to predict the pressure on protection forest land and propose solutions both in terms of policies and farming techniques to harmonize the need of forest land use with the protection forest function. The participatory approach was applied at the same time collecting data from 110 households to set up a model to forecast pressure on the use of protection forest land from households in the next 10 years according to the independent variables. As the results: i) Deforestation of protection forests for monoculture leads to poverty and degradation of the forest environment; ii) The model for forecasting the pressure to increase the use of protection forest land from households is established according to four variables, showing that the lower Sh1/Sh11 (the total land area of ​​a household and a person), the higher the pressure; and the smaller Sh2/Sh22 (the land area on ​​protection forest land of a households and a person), the lower the pressure; iii) Just adding a few more woody trees to be able to improve the slope farming system in the current protection basin; iv) Agroforestry should be included in payment for forest environmental services and forest carbon sequestration services in the near future to promote practices of agroforestry on protection forest land.

Keywords: Cultivation on sloping land, illegal migration, protection forest, and forest land invasion

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH LŨY CARBON RỪNG VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) TẠI TỈNH BẮC KẠN

Ngô Xuân Hải 1, Võ Đại Hải2

 1 Huyện ủy Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện Chơ Đồn, Na Rì và Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Phương pháp nghiên cứu áp dụng là lập ô tiêu chuẩn (OTC), giải tích cây tiêu chuẩn, phân tích hàm lượng carbon và xử lý số liệu bằng toán thống kê trong sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng carbon trong thân khí sinh Vầu đắng là 52,89%, trong thân ngầm là 49,91%, trong cành là 49,86% và trong lá là 47,75%. Tỷ lệ quy đổi chung từ sinh khối ra carbon cây cá lẻ Vầu đắng là 51,9%. Lượng carbon trong cây cá lẻ Vầu đắng dao động từ 3,85 kg/cây đến 4,83 kg/cây, trung bình đạt 4,05 kg/cây ở cấp tuổi I; 4,30 kg/cây ở cấp tuổi II và 4,50 kg/cây ở cấp tuổi III.  Lượng carbon tích lũy trong lâm phần Vầu đắng dao động từ 15,17 tấn/ha đến 32,45 tấn/ha và phụ thuộc lớn vào mật độ rừng và địa điểm nghiên cứu. Trung bình 1 ha rừng Vầu đắng ở tỉnh Bắc Kạn tích lũy 23,22 tấn carbon, trong đó 72,2% tập trung ở tầng cây vầu đắng; 6,6% ở cây bụi thảm tươi và 21,2% ở vật rơi rụng dưới tán rừng. Nghiên cứu đã xây dựng được các mô hình dự báo lượng carbon tích lũy trong cây cá lẻ và lâm phần Vầu đắng dựa trên các nhân tố điều tra rừng .

Từ khóa: Lượng carbon tích lũy, Vầu đắng, tỉnh Bắc Kạn

Research on carbon sequestration  of Indosasa angustata Mc.Clure in Bac Kan province

Research was carried out in 3 districts: Cho Don, Na Ri and Bach Thong, Bac Kan province. Research methods are temporary sample plots, analytic sample individual trees, carbon content analysis and data analysis by statistical mathematics. Research results show that carbon content of Indosasa angustata is 52.89% in above-ground stem, 49.91% in underground stem, 49.86% in branches and 47.75% in leaves. Converted rate from biomass to carbon of Indosasa angustata is 51.9%. Total carbon amount of individual tree is from 3.85 kg/tree to 4.83 kg/tree, evarage is 4.05 kg/tree in age class I; 4.30 kg/tree in age class II and 4.50 kg/tree in age class III.  Total carbon amount of stand veries from 15.17 t/ha to 32.45 t/ha and depends greatly on forest density and research location. On everage, 1 ha of Indosasa angustata in Bac Kan province accumulates 23.22 tons carbon, of which 72.2% concentrate in Indosasa angustata layer; 6.6% in shrub layer and 21.2% in litter layer. A number of models have been established to predict accumulated carbon in indivudual tree and stand of Indosasa angustata based on forest inventory parameters.

Keywords: Carbon sequestration, Indosasa angustata Mc.Clure, Bac Kan province

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]