Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 32019

1. Cấu trúc, chất lượng và đa dạng sinh học các thảm thực vật tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội Structure, quality and biodiversity of forest types in
Ba Vi National Park, Ha Noi
Trần Minh Phong
Bùi Mạnh Hưng
3
2. Nghiên cứu thành phần thức ăn và một số tập tính của Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) tại Hòn Dồ, thôn Đồng Cố, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam Study on feed ingredients
and some behaviors of
grey-shanked douc langur (Pygathrix cinerea) in
Hon Do forest, Tam My Tay commune, Nui Thanh district, Quang Nam province
Nguyễn Thị Thu Thảo
Lê Văn Phụng
Trần Hữu Vỹ
Trần Ngọc Toàn
Nguyễn Ái Tâm
13
3. Kết quả bước đầu nghiên cứu nhân giống Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) bằng phương pháp giâm hom tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa Studying of propagation of nut eating michelia (Michelia tonkinensis A. Chev) by cutting method at Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province Đỗ Ngọc Dương
Ngô Xuân Minh
Bùi Thị Huyền
Trần Anh Tuấn
20
4. Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng keo lai và bạch đàn trong giai đoạn vươn ươm tại tỉnh Phú Thọ Assessment of drought tolerance of some Hybrid accia and Eucalyptus varieties during the nursery period in Phu Tho Nguyễn Ngọc Quỳnh
Ngô Thế Long
Hoàng Văn Thắng
30
5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) tại tỉnh Bắc Kạn Effects of density and fertilizers to the growth and yield of Gynostemma pentaphyllum
in Bac Kan province
Trần Trung Kiên
Nguyễn Minh Chí
Nông Phương Nhung
Hoàng Thị Lánh
39
6. Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số xuất xứ
Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) trồng trên
vùng đất phèn tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An
Assessment the growth and yield of some provenances Melaleuca leucadendra is planting in acid sulphate soil at Experiment Station, Thanh Hoa district, Long An province Ngô Văn Ngọc
Nguyễn Trung Thông
Kiều Tuấn Đạt
Đặng Phước Đại
Lê Thanh Quang
Nguyễn Thị Hiên
50
7. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng rừng trồng keo lai cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Quảng Trị Effects of silviculture techniques on the growth of Acacia hybrids plantation for sawlog in Quang Tri province Vũ Đức Bình
Nguyễn Thị Thanh Nga
Nguyễn Hải Thành Lê Công Định
Hà Văn Thiện
Trần Anh Trung
63
8. Ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên của Sến mủ (Shorea roxburghii G. Don) trong rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực Tân Phú thuộc tỉnh Đồng Nai The effect of ecological factors to natural regeneration of Shorea roxburghii G. Don in tropical moist evergreen closed forest at Tan Phu zone of Dong Nai province Lê Hồng Việt
Trần Quang Bảo
77
9. Ảnh hưởng của tỉa thưa
đến sinh trưởng của Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) tại Yên Thế,
Bắc Giang
Effects of thinning on the growth of Acacia mangium Willd in Yen The district, Bac Giang province Phạm Quốc Chiến
Lò Quang Thành
Đặng Thịnh Triều
Dương Quang Trung
89
10. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) ở các tuổi khác nhau tại Mường Khương – Lào Cai The CO2 absorptive capacity
of Cunninghamia lanceolata plantation at the different ages
in Muong Khuong district,
Lao Cai province
Đoàn Doanh Tiến
Nguyễn Thị Thu Hiền
Đỗ Hoàng Chung
95
11. Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến Mọt đục thân Euwallacea fornicatus (Eichhoff) ăn nấm bệnh Fusarium euwallacea trong điều kiện phòng thí nghiệm Effect of fungicides on shot hole borer Euwallacea fornicatus (Eichhoff) feeding pathogenic fungus Fusarium euwallacea under laboratory conditions Bùi Quang Tiếp
Nguyễn Văn Nam
103
12. Thẩm định các phương pháp tạo cây Thủy tùng
(Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K.Koch)
Assessment of methods for generating plants of Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K. Koch Trần Đức Trọng
Trần Xuân Phước
Võ Thành Tám
Phan Thanh Tuấn
Trịnh Duy Hải
Lê Văn Huy
Phạm Quang Phong
Bảo Huy
110
13. Xác định tuổi thành thục kinh tế của loài keo lai (Acacia mangium × A. auriculiformis) theo mục đích kinh doanh Determining the age of economic maturity of Acacia hybrid (Acacia mangium ×
A. auriculiformis) by business purpose
Phạm Thị Luyện
Vũ Duy Văn
Nguyễn Quang Hà
121
14. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ cây Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) Assessment of the possibility in wood utilization of Lithocarpus ducampii A. Camus Võ Đại Hải
Nguyễn Tử Kim
Vũ Thị Ngoan
Nguyễn Thị Trịnh
Nguyễn Trọng Nghĩa
131
15. Kết quả sấy sơ bộ gỗ Tếch (Tectona grandis) bằng lò sấy năng lượng mặt trời A study on pre-drying technology for Tectona grandis sawn timber in solar kiln Bùi Duy Ngọc
Hà Tiến Mạnh
Lê Thị Hưng
139
16. Giới thiệu dự án “Thúc đẩy quản lý lâm sản bền vững của các công ty lâm nghiệp ở Việt Nam” và một số kết quả đạt được bước đầu Nhóm thực hiện dự án 147

 

 

CẤU TRÚC, CHẤT LƯỢNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC
CÁC THẢM THỰC VẬT TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ, HÀ NỘI

Trần Minh Phong1, Bùi Mạnh Hưng2

1Khoa Lâm học, Đại học Lâm nghiệp
2Bộ môn Điều tra quy hoạch rừng, Khoa Lâm học, Đại học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Hiểu được đặc điểm cấu trúc và mức độ đa dạng sinh học của một quần xã thực vật rừng là một trong những cơ sở quan trọng trong nghiên cứu một hệ sinh thái và đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng. Nghiên cứu đã tiến hành lập tổng cộng 9 OTC phân bố trên 3 trạng thái rừng khác nhau: IIB, IIIA1 và IIIA2. Kết quả phân tích cho thấy đường kính thấp nhấp là ở trạng thái rừng IIB có D1,3 = 18,2 cm; đối với trạng thái rừng IIIA1 là 19,82 cm và đối với rừng IIIA2 là 21,15 cm. Đối với đại lượng chiều cao vút ngọn cũng tương tự, nhỏ nhất ở IIB và sau đó lớn hơn tại trạng thái IIIA1 và IIIA2. Phân bố Weibull có khả năng mô phỏng tốt cho phân bố số cây theo cỡ kính và chiều cao. Kết quả phân tích thấy rằng cây tốt thường là những cây có đường kính và chiều cao tương đối lớn. Các cây có chất lượng xấu thường tập trung vào các đường kính và cỡ chiều cao nhỏ. Đa dạng sinh học của các thảm thực vật là ở mức cao, trong đó đa dạng sinh học cao nhất ở trạng thái rừng IIIA1. Đa dạng thấp nhất thuộc trạng thái rừng IIB.

Từ khóa: Cấu trúc rừng, đa dạng sinh học, chất lượng rừng, Vườn Quốc gia Ba Vì

Structure, quality and biodiversity of forest types in Ba Vi National Park, Ha Noi

Understanding structural and biodiversity characteristics of a forest plant community is an important basis for studying an ecosystem and proposing technical measures to impact on the forest. The study conducted a total of 9 plots distributed in 3 different forest states: IIB, IIIA1 and IIIA2. The analytical results showed that the low diameter was in the state of IIB forest with D1,3 = 18.2 cm; for forest status IIIA1 was 19.82 cm and for IIIA2 forest was 21.15 cm. For the total height variable, it was similar, the smallest in IIB and then greater in the state of IIIA1 and IIIA2. Weibull distribution had a good simulation ability for both diameter and toal height frequency distributions of trees. Analysis results showed that good trees were usually trees with relatively large diameter and height trees. Trees of poor quality often concentrated on small diameter and height trees. Biodiversity of vegetation types was high, in particular, the highest biodiversity belonged to the forest status IIIA1. The lowest biodiversity was IIB forest status.

Keywords: Forest structure, biodversity, forest quality, Ba Vi National Park

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN THỨC ĂN VÀ MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA VOỌC CHÀ VÁ CHÂN XÁM (Pygathrix cinerea)
TẠI HÒN DỒ, THÔN ĐỒNG CỐ, XÃ TAM MỸ TÂY,
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAMNguyễn Thị Thu Thảo1, Lê Văn Phụng1, Trần Hữu Vỹ2,
Trần Ngọc Toàn2, Nguyễn Ái Tâm 3

1Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
2Trung tâm bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)
3 Hội Động vật học Frankfurt

TÓM TẮT

Voọc Chà vá chân xám (CVCX) là một trong 5 loài linh trưởng đặc hữu và nguy cấp của Việt Nam, với vùng phân bố giới hạn ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Hiện nay, khu vực Hòn Dồ là một trong bốn vùng phân bố của Voọc CVCX ở xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, với khoảng 18 – 19 cá thể sinh sống trên diện tích 10,58 ha rừng nguyên sinh nghèo. Quần thể chà vá ở đây hoạt động trong một khu vực rất nhỏ, xung quanh bị cô lập bởi rừng keo trồng của người dân. Nghiên cứu đã xác định được thành phần thức ăn và thời gian hoạt động của Voọc CVCX. Về thành phần thức ăn, nghiên cứu đã xác định được ít nhất 09 loài thực vật thuộc 7 họ là thức ăn của Voọc CVCX. Các bộ phận của cây được Voọc CVCX sử dụng làm thức ăn chủ yếu là lá non chiếm 54%, lá trưởng thành 40% và chồi non 6%. Voọc CVCX tại Hòn Dồ được ghi nhận hoạt động theo đàn với thời gian hoạt động tích cực trong ngày từ 5 giờ 30 đến 17 giờ 30. Về quỹ thời gian hoạt động, Voọc CVCX tại Hòn Dồ dành thời gian nhiều nhất cho hoạt động di chuyển (33,5%), tiếp theo là hoạt động ăn (30,1%), nghỉ ngơi (25,8%), xã hội (10%) và các hoạt động khác (0,6%). Các mối đe dọa chính đối với Voọc CVCX tại Hòn Dồ là săn bắt và mất sinh cảnh sống.

Từ khóa: Chà vá chân xám, Tam Mỹ Tây, thành phần thức ăn

Study on feed ingredients and some behaviors of grey-shanked douc langur (Pygathrix cinerea) in Hon Do forest, Tam My Tay commune, Nui Thanh district, Quang Nam province

Grey-shanked douc langur (Pygathrix cinerea) is one of five endemic and endangered primates in Vietnam, with limited distribution in the South Central and Highlands provinces. Hon Do is one of four distribution areas of Grey-shanked douc langur in Tam My Tay commune, Nui Thanh district, Quang Nam province, with about 18 – 19 individuals living on the area of 10.58 ha of the poor primary forest. The Grey-shanked douc langur population is living in a very small area and isolated with other populations by acacia forest planted by local people. This study has identified feed ingredients and activity time of Grey-shanked the doucs. In term of feed ingredients, at least 09 species of flora belonging 7 different families were food of doucs, in which, young leaves were mostly used acounted for 54%, following by mature leaves (40%) and shoots (6%). The Grey-shanked douc langur population at Hon Do living in herds with active time during the day was from 5:30 to 17:30. Regarding activity time, the douc spended the most time for moving (33.5%), eating (30.1%), rest (25.8%), social activity (10%) and other activities (0.6%). The main threats to the Grey-shaked douc langur at Hon Do were hunting and loss of habitat.

Keywords: Food ingredients, Grey-shanked langur douc, Tam My Tay

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG
GIỔI ĂN HẠT (Michelia tonkinensis A. Chev) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA

Đỗ Ngọc Dương1, Ngô Xuân Minh1, Bùi Thị Huyền2, Trần Anh Tuấn3

1Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
2Trường Đại học Hồng Đức
3Trường Đại học Tây Bắc

TÓM TẮT

Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev, 1918) là cây đa tác dụng, ngoài giá trị cho gỗ dùng trong xây dựng nhà và đóng đồ đạc còn được trồng để lấy hạt và vỏ cây làm gia vị và làm dược liệu. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu giâm hom cây Giổi ăn hạt tại Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định chất điều hòa sinh trưởng và giá thể giâm hom có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ, chất lượng rễ, tỷ lệ nảy chồi của cây hom Giổi ăn hạt. Hom giâm nếu không xử lý chất điều hòa sinh trưởng hom sẽ chết trong khoảng thời gian 20 – 30 ngày sau khi giâm. Hom sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng IAA nồng độ 200 ppm, IBA nồng độ 100 – 150 ppm và NAA nồng độ 250 ppm để xử lý hom cho tỷ lệ hom ra chồi và ra rễ lớn hơn 50%. IBA nồng độ 150 ppm, giâm hom trên giá thể 50% cát vàng + 50% xơ dừa cho số lượng và chất lượng cây hom cao nhất: tỷ lệ hom sống là 96%, tỷ lệ hom ra rễ 88%, chỉ số ra rễ 31,7% và tỷ lệ nảy chồi 88,9%. Thành công của nghiên cứu này góp phần quan trọng cho các nghiên cứu cải thiện giống Giổi ăn hạt nói riêng, cải thiện giống cây rừng nói chung.

Từ khóa: Giổi ăn hạt, nhân giống bằng hom, Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Studying of propagation of nut eating michelia (Michelia tonkinensis A. Chev) by cutting method at Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province

Nut eating michelia, Michelia tonkinensis A. Chev, is multi – purpose tree, in addition to the value for timber used in house construction and furniture making, it’s seed and bark are also used for spices and medicinal herbs. This paper presents the results of research on cutting – propagation of Michelia tonkinensis A. Chev at Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province. The research results confirmed that growth regulators and cutting substrate materialshave a significant effect on the root forming ratio and quality of cutting roots. Cuttings without phytohoormone treatment will die within 20 – 30 days. Cuttings treated by 200 ppm IAA growth regulators, 100 – 150 pp IBA and 250 ppm NAA reached rate of buds and root forming greater than 50%. The mix of 50% gold sand + 50% coconut fiber, in combination with IBA concentration of 150 ppm, made the highest quantity and quality of cuttings, the ratio of live cuttings is 96%, the ratio of root – forming cuttings was 88% and the index of root forming was 31.7%, shoot forming ratio was 88.9%. The success of this study contributes significantly to the research of improvement of Michelia tonkinensis A. Chev species in paricular, and of forest tree in genaral.

Keywords: Nut eating mechelia, propagating by cuttings, Xuan Lien Nature Reserve

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG CHỊU HẠN CỦA MỘT SỐ DÒNG KEO LAI VÀ BẠCH ĐÀN
TRONG GIAI ĐOẠN VƯƠN ƯƠM TẠI TỈNH PHÚ THỌ

Nguyễn Ngọc Quỳnh1, Ngô Thế Long1, Hoàng Văn Thắng2

Trường Đại học Hùng Vương, Việt Trì, Phú Thọ
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu khả năng chịu hạn của một số dòng keo lai và bạch đàn là rất cần thiết trong công tác chọn giống trồng rừng, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần chọn lựa các dòng keo lai và bạch đàn có khả năng chịu hạn để phục vụ công tác trồng rừng tại tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, các dòng keo lai BV10, KLTA3, KL20 có khả năng chịu hạn tốt hơn các dòng bạch đàn PN14, PNCT3 và PNCTIV. Sau 40 ngày thí nghiệm, tỷ lệ chết của các dòng bạch đàn cao hơn rõ rệt so với các dòng keo lai. Hơn nữa trong các dòng bạch đàn thì dòng PNCTIV có khả năng chịu hạn tốt hơn hai dòng PN14 và PNCT3 khi tỷ lệ sống lần lượt là 67%, 45% và 40%; trong các dòng keo lai thì dòng KL20 có tỷ lệ sống lên tới 90% cao hơn so với hai dòng BV10 và KLTA3 (80%).

Từ khóa: bạch đàn, keo lai, khả năng chịu hạn, vườn ươm, Phú Thọ

 

Assessment of drought tolerance of some Hybrid acacia and Eucalyptus varieties during the nursery period in Phu Tho province

Study on drought tolerance of some hybrid acacia and eucalyptus varieties are crucial for forest breeding. The results of this study play a important role to contribute scientific evidents for choosing suitable acacia and eucalyptus varieties for afforestation in Phu Tho province. Our results indicated that acacia varieties tolerated to drought better than eucalyptus ones. Among eucalyptus varieties, PNCTIV variety exhibited stronger fitness to drought than other ones; and KL20 variety showed a higher fitness to drought than KLTA3 and BV10.

Keywords: Drought tolerance, eucalyptus, hybrid acacia, nursery, Phu Tho

 

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum) TẠI TỈNH BẮC KẠN

Trần Trung Kiên1, Nguyễn Minh Chí2, Nông Phương Nhung2, Hoàng Thị Lánh3

1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3UBND huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn

TÓM TẮT

Cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) có phân bố trong tự nhiên tại tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, loài cây này đang ngày càng cạn kiệt do người dân địa phương khai thác quá mức nhưng không có biện pháp duy trì và bảo tồn. Đến nay, cũng chưa có nghiên cứu sâu về phân bón và mật độ trồng để có thể ứng dụng vào trồng thâm canh cây Giảo cổ lam. Nghiên cứu này triển khai thí nghiệm 2 nhân tố với 3 mức mật độ (M1: 200.000 cây/ha; M2: 250.000 cây/ha; M3: 334.000 cây/ha) và 4 mức phân bón (P1: 200 kg N + 100 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha; P2: 250 kg N + 150 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha; P3: 300 kg N + 200 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha; P4: 350 kg N + 250 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Mật độ trồng và liều lượng phân bón có ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều dài thân chính, số lá trên thân, phân cành. Ở thời điểm trước thu hoạch, công thức P4M3 có chiều dài thân chính đạt cao nhất (235,17 cm), công thức P3M2 có số lá trên thân đạt cao nhất (32,37 lá). Sự tăng trưởng số cành cấp 1 ở các mật độ và các mức phân bón khác nhau rõ nhất ở giai đoạn từ 60 đến 90 ngày sau khi trồng và giảm dần từ giai đoạn 90 ngày đến khi thu hoạch lứa đầu tiên, công thức P3M2 có số cành cấp 2 đạt cao nhất (22,73 nhánh). Mật độ trồng và liều lượng phân bón có ảnh hưởng rõ tới năng suất, trong đó công thức P3M2 trồng với mật độ 250.000 cây/ha và bón phân với mức 300 kg N + 200 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha cho năng suất cao nhất (11,50 tấn tươi/ha/lứa; 1,37 tấn khô/ha/lứa). Hiệu quả kinh tế ở công thức P3M2 đạt cao nhất, lãi thuần đạt 196,97 triệu đồng/ha.

Từ khóa: Giảo cổ lam, thâm canh, phân bón, mật độ

Effects of density and fertilizers to the growth and yield of Gynostemma pentaphyllum in Bac Kan province

Gynostemma pentaphyllum (or the twisting blue plant) has a wild distribution in Pac Nam district, Bac Kan province. However, this species is exhausted dramatically due to over-exploitation by local residents without maintenance and conservation measurements. In addition, the study on fertilizer and planting density in the cultivation of G. pentaphyllum is very limited. Therefore, this study focused on evaluating the influence of these two factors on the development of this plant. Three density levels (M1: 200,000 trees/ha; M2: 250,000 trees/ha; M3: 334,000 trees/ha), and 4 levels of fertilizer with different level of nitrogen, phosphorus and potassium (P1: 200 kg N + 100 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha; P2: 250 kg N + 150 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha; P3: 300 kg N + 200 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha; P4: 350 kg N + 250 kg P2O5 + 100 kg K2O/ha) were conducted. As the results, planting density and fertilizer dosage showed significant effects on the growth of main stem length, number of leaves per stem and branches. At the time of harvesting, the P4M3 formula obtained the highest main stem length (235.17 cm), while the highest number of leaves on the stem (32.37 leaves) was observed in P3M2 formula. The growth of branches at different densities and levels of fertilizer was most evident in the period from 60 to 90 days after planting and gradually decreases from 90 days to harvest. The development of secondary branches was the highest in P3M2 formula with 22.73 branches. Planting density and fertilizer dosage have a significant difference in yield. The formula P3M2 with planting density of 250,000 trees/ha and fertilizing of 300 kg N + 200 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha achieved the highest yield of fresh biomass and dry biomass (11.50 tons/ha and 1.37 tons/ha, respectively), resulted in the highest economic efficiency with 196.97 million VND/ha net profit.

Keywords: Density, fertilizer, Gynostemma pentaphyllum

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ XUẤT XỨ TRÀM LÁ DÀI (Melaleuca leucadendra) TRỒNG TRÊN VÙNG ĐẤT PHÈN TẠI HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN

Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Trung Thông, Kiều Tuấn Đạt, Đặng Phước Đại,
Lê Thanh Quang, Nguyễn Thị Hiên

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra) thâm canh cung cấp gỗ lớn được thực hiện từ năm 2014 tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Nghiên cứu được thực hiện với 3 xuất xứ Tràm lá dài gồm xuất xứ Weipa. Qld (mã số xuất xứ 1201), xuất xứ Cambridge G. WA (mã số xuất xứ 1206) và xuất xứ Kuru PNG (mã số xuất xứ 1208). Thí nghiệm được bố trí dạng lô chính và lô phụ với 3 lần lặp lại. Diện tích lô chính 400 m2 và trên lô chính bố trí 4 loại mật độ trồng khác nhau (M0: 15.000 cây/ha; M1: 7.500 cây/ha; 4.500 cây/ha và 2.250 cây/ha) là ô phụ. Kết quả của nghiên cứu cho thấy sau 4 năm trồng xuất xứ có tỷ lệ sống cao nhất là 1208, kế đến là 1201 và 1206. Về sinh trưởng đường kính đến tuổi 4 ở mật độ M0, M1 và M3 có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05) trong đó 1208 và 1206 lớn hơn 1201. Về sinh trưởng chiều cao theo cùng công thức mật độ cũng có sự khác biệt có ý nghĩa (P < 0,05), trong đó xuất xứ có chiều cao tốt nhất là 1208 và thấp nhất là 1201. Trữ lượng cây đứng tại thời điểm rừng 4 năm tuổi của các xuất xứ trồng cùng mật độ không có sự khác biệt có ý nghĩa về thống kê (P > 0,05) và dạng tăng trưởng về trữ lượng của các xuất xứ giai đoạn từ 1 đến 3 năm tuổi đi lên theo dạng đường thẳng và tăng nhanh ở tuổi 2 đến tuổi 3 sau đó giảm dần. Năng suất bình quân tại thời điểm rừng 4 năm tuổi thì xuất xứ 1208 cho năng suất tốt hơn theo từng công thức thí nghiệm M0; M1; M2 và M3 lần lượt là 29,12 m3, 24,72 m3, 24,66 m3 và 17,24 m3; kế đến là xuất xứ 1201 là 27,35 m3, 22,88 m3, 20,27 m3 và 13,18 m3; xuất xứ 1206 là 26,84 m3, 23,39 m3, 18,14 m3 và 9,92 m3.

Từ khóa: Tràm lá dài, sinh trưởng, năng suất, đất phèn, Long An

Assessment the growth and yield of some provenances Melaleuca leucadendra is planting in acid sulphate soil at Experiment Station, Thanh Hoa district, Long An province

Research on applying techniques for intensive planting of Melaleuca leucadendra for supply of large timber estimated in 2014 at Thanh Hoa Forestry Experiment Station, Thanh Hoa District, Long An Province. The study was carried out with 3 provenances including Weipa origin. Qld (origin code 1201), Cambridge G. WA (origin code 1206) and Kuru PNG origin (origin code 1208). The experiment was designed in the sub-plot type with 3 replications. The main plot area is 400 m2 arranged for tree origins and included of 4 sub-plots of planting densities (M0: 15,000 trees/ha; M1: 7,500 trees/ha; 4,500 trees/ha and 2,250 trees/ha). The results of the study showed that after 4 years of planting, the provenance has the highest survival rate is 1208, followed by 1201 and 1206. Regarding the growth of diameter to age 4, the density of M0, M1 and M3 is different significancy (P < 0.05) in which provevances 1208 and 1206 were greater than 1201, height growth according to the same density also had significant differences (P < 0.05), in which the best height of provenance is 1208 and the lowest is 1201. The standing tree stock at the age of 4 with the same density has no statistically significant difference (P > 0.05) and the growth form of all three origins go up in a straight line from 1 to 3 years of age and increases rapidly at the age of 2 to 3 years then decreases. The average yield at the age of 4 year old showed that origin 1208 proved to the best of yield according to all experimental treatments of M0; M1; M2 and M3 respectively 29.12 m3, 24.72 m3, 24.66 m3 and 17.24 m3; followed by origin 1201 was 27.35 m3, 22.88 m3, 20.27 m3 and 13.18 m3; origin 1206 was 26.84 m3, 23.39 m3, 18.14 m3 and 9.92 m3.

Keywords: Melaleuca leucadendra, growth, yield, Acid sulphite soil, Long An province

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÂM SINH
ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

Vũ Đức Bình, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Hải Thành
Lê Công Định, Hà Văn Thiện, Trần Anh Trung

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng keo lai cung cấp gỗ lớn tại Quảng Trị. Sau 4,5 năm tuổi, các mô hình thí nghiệm có tỷ lệ sống đạt từ 86,67 – 92,5%, (DM) đạt 28,68 m3/ha/năm. Công thức phát, băm dập thực bì tại chỗ và phát, dọn sạch thực bì có sinh trưởng trong nhóm tốt nhất với D1,3 đạt từ 12,68 – 12,81 cm, Hvn đạt từ 14,24 – 14,39 m, Dt đạt từ 3,55 – 3,64 m. Trên điều kiện lập địa đất rừng sau khai thác, nên sử dụng biện pháp phát, băm dập thực bì tại chỗ hoặc phát, dọn sạch thực bì toàn diện. Múc hố bằng máy 50 ´ 50 ´ 50 cm cho sinh trưởng tốt nhất với D1,3 đạt 12,93 cm, Hvn 14,72 m và Dt đạt 3,66 m. Khả năng sinh trưởng của keo lai ở các mật độ trồng khác nhau có sự sai khác rõ rệt, D1,3 lớn nhất ở mật độ 1.110 cây/ha đạt 13,40 cm, giảm dần theo chiều tăng mật độ; Hvn lớn nhất ở mật độ 1.660 cây/ha đạt 14,14 m, giảm dần theo chiều giảm của mật độ. Mật độ trồng rừng ban đầu từ 1.110 – 1.330 cây/ha là phù hợp với trồng rừng gỗ lớn. Bón phân 200g NPK (5:10:3)/cây cho sinh trưởng tốt nhất với D1,3 đạt 12,69 cm, Hvn là 14,35 m và Dt là 3,76 m. Sau 6,5 năm trồng, công thức mật độ để lại 1.300 cây/ha và 1.100 cây/ha có trữ lượng bình quân tốt nhất tương ứng là 170,04 m3/ha và 166,74 m3/ha, DM đạt 26,16 và 25,65 m3/ha/năm. Số cây có (D1,3 > 18 cm) chỉ chiếm 6% ở công thức T900 (Nht » 820 cây/ha). Số cây có D1,3 ≥ 15 – 18 cm đạt cao nhất ở T900 là 86,0% và thấp nhất ở T1500 là 12,0%.

Từ khóa: Gỗ lớn, keo lai, kỹ thuật lâm sinh, Quảng Trị.

Effects of silviculture techniques on the growth of Acacia hybrids plantation for sawlog in Quang Tri province

This paper introduces the results of studying the effects of silviculture techniques to improve the productivity and quality of Acacia hybrids plantation for sawlog in Quang Tri province. After 4.5 years of age, the experimental models had a survival rate of 86.67 – 92.5%, MAI (Mean Annual Increment) was reached 28.68 m3/ha/year. The formulas cutting and hashing vegetation on site and comprehensive clearance and clearing vegetation were have the best growth in the group with Diameter at Breast Height (DHB) was from 12.68 – 12.81 cm, Height (H) from 14.24 – 14.39 m, Canopy Diameter (CD) from 3.55 – 3.64 m. On the site condition of after logging, it was recommended to use the method of comprehensive clearance and clearing vegetation or comprehensive clearance and even organic materials spread on the ground. Digging holes by machine 50 ´ 50 ´ 50 cm has the best growth with DBH 12.93 cm, H 14.72 m and CD 3.66 m. The growth ability of Acacia hybrids at different planting densities was significantly different, DBH was gradually decreasing in the direction of increasing density and the largest DBH is 13.40 cm with density of 1,110 trees/ha. H was gradually decreasing in the decreasing direction of density and the highest average Height reached 14.14 m with the density of 1,660 trees/ha. The highest average CD reached 4.04 m with the density of 1,110 trees/ha and the smallest CD is 3.56 m with density of 1,660 trees/ha. The initial planting density of 1,110 – 1,330 trees/ha are suitable for growing sawlog forests. Fertilizing 200g NPK (5: 10: 3)/tree give the best growth with DBH reached 12.69 cm, H reached 14.35 m and CD reached 3.76 m. The thinning intensity has a marked effect on the growth and stock of the experiment.
At 6.5-years old, the formula of 1,300 trees/ha and 1,100 trees/ha had the best average standing volume of 170.04 m3/ha and 166.74 m3/ha, MAI reached 26.16 and 25.65 m3/ha/year. The percentages of number of trees (DBH > 18 cm) was accounts for only 6% of the formula T900 (Nht » 820 trees/ha). The highest percentages of number of trees (DBH ≥ 15 – 18 cm) in T900 was 86.0% and the lowest in T1500 was 12.0%.

Keywords: Sawlog, Acacia hybrids, silviculture techniques, Quang Tri

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI ĐẾN
TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA SẾN MỦ (Shorea roxburghii G. Don)
TRONG RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI
TẠI KHU VỰC TÂN PHÚ THUỘC TỈNH ĐỒNG NAI

Lê Hồng Việt1, Trần Quang Bảo2

Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
2Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh thái tái sinh tự nhiên của quần thể Sến mủ dưới tán rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại khu vực Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của độ ưu thế cây mẹ, cấu trúc và sự cạnh tranh giữa những cây gỗ trong quần thụ, độ ẩm và pHH2O của tầng đất mặt đến tái sinh tự nhiên của quần thể Sến mủ. Độ ưu thế của cây mẹ, cấu trúc quần thụ và sự cạnh tranh giữa những cây gỗ trong quần thụ đã được thu thập từ 9 ô tiêu chuẩn điển hình thuộc trạng thái rừng giàu. Kích thước ô tiêu chuẩn là 0,25 ha. Tình trạng tái sinh tự nhiên của Sến mủ được thu thập từ 90 ô dạng bản 16 m2 (4 ´ 4 m). Độ ẩm (%), pHH2O ở tầng đất mặt trong quan hệ với độ bắt gặp (1, 0) cây tái sinh Sến mủ được thu thập từ 125 điểm khác nhau. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự biến đổi về độ ưu thế của cây mẹ, cấu trúc và sự cạnh tranh giữa những cây gỗ trong quần thụ và đặc tính của tầng đất mặt ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên của quần thể Sến mủ. Sến mủ tái sinh liên tục dưới tán rừng. Chỉ số IVI của cây mẹ từ 25 – 35%, chỉ số phức tạp về cấu trúc quần thụ nhỏ hơn 0,5 và chỉ số cạnh tranh tán giữa những cây gỗ nhỏ hơn 1,5, độ ẩm ở tầng đất mặt dao động từ 60 – 80% và pHH2O dao động từ 3,8 – 4,6 là điều kiện thích hợp đối với tái sinh tự nhiên của Sến mủ.

Từ khóa: Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, quần xã thực vật rừng, độ ưu thế của cây mẹ, tái sinh tự nhiên, chỉ số phức tạp về cấu trúc quần thụ, chỉ số cạnh tranh tán

The effect of ecological factors to natural regeneration of Shorea roxburghii G. Don in tropical moist evergreen closed forest at Tan Phu zone of Dong Nai province

The article presents result of the natural regeneration characteristics of the population of Shorea roxburghii under the canopy of the moist tropical evergreen closed forest in Tan Phu area, Dong Nai province. The objective of this study is to determine the effect of dominance of mother tree, structure and competition between trees in the stands, moisture content and pHH2O of topsoil to the natural regeneration of the population of Shorea roxburghii. Data were collected from 9 typical plots of rich forest type. The plot size is 0.25 ha. The natural regeneration of Shorea roxburghii is collected from 90 sub-plots of 16 m2 (4 ´ 4 m). Moisture content (%), pHH2O in the topsoil in relation to the appearance of (1, 0) Shorea roxburghii saplings collected from 125 different points. Research results have shown that changes in the dominance of mother trees, the structure and competition between trees in the stands and the characteristics of topsoil affect the natural regeneration of the Shorea roxburghii population. The population of Shorea roxburghii regenerates continuously under the forest canopy. The IVI index of the mother tree is from 25% to 35%, the structural complexity index is less than 0.5 and the crown competition index between trees is less than 1.5, the moisture in the topsoil ranges from 60 – 80% and pHH2O ranges from 3.8 to 4.6 are suitable conditions for natural regeneration of the Shorea roxburghii population.

Keywords: Tropical moist evergreen closed forest, Forest plant community, Dominance of mother tree, Natural regeneration, Index of stand structural complexity, Crown competition index

ẢNH HƯỞNG CỦA TỈA THƯA ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd)
TẠI YÊN THẾ, BẮC GIANG

Phạm Quốc Chiến1, Lò Quang Thành2, Đặng Thịnh Triều2, Dương Quang Trung2

1 Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp
2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉa thưa đến sinh trưởng, độ tàn che và khả năng quang hợp của Keo tai tượng được thực hiện tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Kết quả cho thấy, sau 5 năm thí nghiệm, chiều cao của cây không bị ảnh hưởng bởi cường độ tỉa thưa. Ngược lại, đường kính ngang ngực của cây trong các công thức có sự khác nhau rõ rệt, trong đó, công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha có đường kính lớn nhất (17,64 cm), sau đó lần lượt đến đường kính của cây trong công thức 800 cây/ha (16,55 cm) và công thức 1100 cây/ha (15,27cm). Độ tàn che của cây trong các công thức đạt 78,94% (800 cây/ha); 78,21% (1080 cây/ha); và 77,55% (600 cây/ha) và không có sự khác nhau rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm. Chỉ số diện tích tán lá ở công thức tỉa thưa để lại 600 cây/ha là 1,26 m2m-2 và thấp hơn so với công thức 800 cây/ha (1,72 m2m-2) và công thức 1080 cây/ha (1,71 m2m-2). Công thức 600 cây/ha có cường độ quang hợp trung bình trong ngày lớn nhất (6,64 μmolm2giây-1) và khác biệt rõ rệt so với công thức 800 cây/ha (5,13 μmolm2giây-1) và 1080 cây/ha (5,18 μmolm2giây-1).

Từ khóa: Keo tai tượng (Acacia mangium), tỉa thưa, chỉ số diện tích tán lá, quang hợp

Effects of thinning on the growth of Acacia mangium Willd in Yen The district, Bac Giang province

Effects of thinning on the growth, canopy, leaf area index and photosynthesis of Acacia mangium Willd were carried out in Yen The district, Bac Giang province. The results showed that, after 5 years of experiment, the height of the tree was not significantly affected by thinning intensity, whereas the diameter at breast height (DBH) of trees in the treatments had significant differences, in which the thinning treatment of 600 trees/ha had largest diameter (17.64cm), followed by the DBH of the tree in the treatment of 800 trees/ha (16.55cm) and 1080 trees/ha (15.27cm). The canopy of trees in the treatments was 78.94% (800 trees/ha), 78.21% for treatment of 1080 trees/ha and 77.55% (600 trees/ha) and no significant difference between the treatments. The leaf area index of the treatment of 600 trees/ha (1.26 m2m-2) was significantly different with both of two treatments of 800 trees/ha (1.72 m2m-2) and treatment of 1,080 trees/ha (1.71 m2m-2). The treatment of 600 tree/ha had highest photosynthesis with (6.64 μmolm2s1) and was significantly different from the treatment of 800 trees/ha (5.13 μmolm-2s-1) and the treatment of 1080 trees/ha (5.18 μmolm-2s-1).

Keywords: Acacia mangium, thinning, leaf area index (LAI), photosynthesis

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata Hook) Ở CÁC TUỔI KHÁC NHAU TẠI MƯỜNG KHƯƠNG – LÀO CAI

Đoàn Doanh Tiến1, Nguyễn Thị Thu Hiền2*, Đỗ Hoàng Chung2

1Hạt Kiểm lâm huyện Mường Khương – Lào Cai
2Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata Hook) tại Lào Cai nhằm góp phần làm cơ sở đánh giá cho chi trả dịch vụ môi trường thông qua các dự án trồng rừng nói chung và đặc biệt trồng rừng CDM. Nghiên cứu này được tiến hành ở 4 cấp tuổi 5, 7, 9 và 11 đối với rừng Sa mộc. Phương pháp lập tuyến điều tra, lập ô tiêu chuẩn và giải tích cây tiêu chuẩn đã được tiến hành thu thập. Các mẫu đã được tiến hành đo đếm và sấy khô ở phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tổng sinh khối tươi và khô Sa mộc cấp tuổi 5, 7, 9 và 11 đều tập trung nhiều nhất ở bộ phận thân cây, tiếp đó là bộ phận cành, thấp nhất là bộ phận lá. Tổng lượng Carbon tích lũy là 4,001 tấn C/ha ở cấp tuổi 5; 10,039 tấn C/ha ở cấp tuổi 7; 14,762 tấn C/ha ở cấp tuổi 7 và 19,564 tấn C/ha ở cấp tuổi 11. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng Sa mộc tuổi 5 đạt 3,009 tấn/ha; ở tuổi 7 đạt 5,581 tấn/ha; ở tuổi 8 đạt 6,167 tấn/ha và đạt 6,687 tấn/ha đối với rừng tuổi 11.

Từ khóa: Hấp thụ, CO2, Mường Khương, Lào Cai, rừng trồng, Sa mộc

The CO2 absorptive capacity of Cunninghamia lanceolata plantation at the different ages in Muong Khuong district, Lao Cai province

This study focus on CO2 absorptive capacity of Cunninghamia lanceolata Hook plantation in Lao Cai which provided a basic line for payment of environmental services on general plantation and special reforestation CDM. This study was conducted at four different level plantation at 5, 7, 9 and 11 yearolds. Field surveys, standard samples and field standards tree analysis were conducted to collect data in the fields. Then, the samples were analysed in laboratory. Results showed that total fresh biomass and dry biomass for the plantation of 5, 7, 9 and 11 yearolds are concentrated mostly in parts of the trunk, then the scene twigs, and the lowest parts of leaves. The total carbon accumulation is 4.001 tones C/ha at the plantation of 5 yearolds, 10.039 tones C/ha at the plantation of 7 yearolds, 14.762 tones C/ha at the plantation of 9 yearolds and 19.564 tones C/ha at the plantation of 11 yearolds. The CO­2 absorb ability is 3.009 tones/ha at the plantation of 5 yearolds, 5.581 tones/ha at the plantation of 7 yearolds, 6.167 tones/ha at the plantation of 9 yearolds and 6.687 tones/ha at the plantation of 11 yearolds.

Keywords: Absorption, CO2, Muong Khuong, Lao Cai, plantation, Cunninghamia lanceolata

ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC HÓA HỌC ĐẾN MỌT ĐỤC THÂN Euwallacea fornicatus (Eichhoff)
ĂN NẤM BỆNH Fusarium euwallacea TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bùi Quang Tiếp, Nguyễn Văn Nam

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Keo tai tượng và keo lai là hai loài cây trồng lâm nghiệp chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Sự phát triển trồng rừng thuần loài hai loài cây này trên quy mô diện tích rộng tạo ra điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của một số loài sâu, bệnh hại. Các loài sâu, bệnh hại là tác nhân làm giảm chất lượng, trữ lượng của gỗ keo. Giữa các loài sâu hại, Mọt đục thân Euwallacea fornicatus là loài nguy hiểm đối với Keo tai tượng và keo lai ở Phú Thọ. Loài Mọt đục thân này có quan hệ cộng sinh với loài nấm bệnh Fusarrium euwallacea. Bào tử của nấm bệnh này bám vào gốc râu đầu và râu miệng Mọt đục thân cái E. fornicatus để phát tán. Sự nảy mầm, phát triển của nấm bệnh F. euwallacea diễn ra ở thành đường hang và là nguồn thức ăn của ấu trùng và trưởng thành Mọt đục thân E. fornicatus. Vì vậy nghiên cứu này nhằm tìm ra hiệu lực của thuốc hóa học đối với nấm bệnh F. euwallacea. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt chất Mancozeb, Forsetyl-Aluminium, Chlorothalinil và Chlorothalinil + Metalaxyl có khả năng ức chế sự phát triển của nấm bệnh trong điều kiện phòng thí nghiệm. Hoạt chất Mancozeb có hiệu lực ngăn chặn sự phát triển của nấm bệnh tốt nhất sau 7 ngày. Đây là cơ sở khoa học góp phần quản lý gián tiếp loài Mọt đục thân E. fornicatus.

Từ khóa: Điều kiện phòng thí nghiệm, Fusarium euwallacea, Euwallacea fornicatus, thuốc hóa học, ức chế phát triển

Effect of fungicides on shot hole borer Euwallacea fornicatus (Eichhoff) feeding pathogenic fungus Fusarium euwallacea under laboratory conditions

Acacia mangium and Acacia hybrid are two major forestry tree species in the economic development strategy in Phu Tho province. Development of planting the trees with extensive areas is one of stable evironments for a number of pests and diseases. Pests are important factors limiting the productivity and quality of acacia wood. Among the pests, the shot hole borer Euwallacea fornicatus is one of the most serious pests of A. mangium and A. hybrid in Phu Tho province. The E. fornicatus has a symbiotic relation with the pathogenic fungus Fusarium euwallacea. The funvagal spores are carried and spreaded by the female beetle in special organs located in the buccal cavity of head. Germination of the F. euwallacea spores is on the wall of the stem galleries and is feeding source of the grubs and adults. Therefore, the purpose of thí study is fiding the effect of fungicde on the fungus F. euwallacea. Results showed that Mancozeb, Forsetyl-Aluminium, Chlorothalinil and Chlorothalinil + Metalaxyl having valuable reduction to growth of the mycelial fungus. Mancozeb has most effective to inhibition of growth germination of the fungus during 7 days of observation under laboratory conditions. The results of the experiment will contribute an indirect control of shot hole borer E. fornicatus.

Keywords: Laboratory conditions, Fusarium euwallacea, Euwallacea fornicatus, fungicide, growth inhibition

THẨM ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO CÂY THỦY TÙNG
(Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K.Koch)

Trần Đức Trọng1, Trần Xuân Phước1, Võ Thành Tám1, Phan Thanh Tuấn1
Trịnh Duy Hải1, Lê Văn Huy1, Phạm Quang Phong1, Bảo Huy2

1Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thủy tùng;
2Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Thủy tùng (Glyptostrobus penilis (Staunton ex D.Don) K.Koch) là một trong những loài cổ xưa nhất hiện còn của cây lá kim trên thế giới và đây là loài đặc biệt cần ưu tiên bảo tồn tại Việt Nam. Nghiên cứu này thẩm định các phương pháp tạo cây Thủy tùng bao gồm ghép cành Thủy tùng trên cây con Bụt mọc (Taxodium distichum (L.) Rich.) (260 cây), giâm hom cành Thủy tùng (142 cây); và ghép mắt cành Thủy tùng trên rễ thở của nó (20 cây); chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ sống, sinh trưởng, tăng trường chiều cao, đường kính cây. Kết quả cho thấy phương pháp ghép mắt cành Thủy tùng trên rễ thở của nó là khả thi và có hiệu quả để bảo tồn in-situ và phục hồi các quần thể Thủy tùng.

Từ khóa: Chính sách lâm nghiệp, cộng đồng dân tộc thiểu số, rừng bền vững, sinh kế cộng đồng, Tây Nguyên

Assessment of methods for generating plants of Glyptostrobus pensilis (Staunton ex D.Don) K. Koch

Glyptostrobus penilis (Staunton ex D.Don) K. Koch is one of the most ancient extant conifers in the world, and this is a special species that needs to be prioritized for conservation in Vietnam. This study assessed methods of generating the plant of Glyptostrobus penilis including grafting branches of Glyptostrobus penilis on growing seedlings of Taxodium distichum (L.) Rich. (260 plants), creating seedlings from branches of Glyptostrobus penilis (142 plants); and grafting branches of Glyptostrobus penilis on its breathing roots (20 plants); the evaluation indicators are survival rate, growth and increment of tree height and diameter. As a result showed that grafting branches on its breathing roots was feasible and effective for in-situ conservation and restoration of the populations of Glyptostrobus penilis.

Keywords: Glyptostrobus pensilis, method for generating plant

XÁC ĐỊNH TUỔI THÀNH THỤC KINH TẾ CỦA LOÀI KEO LAI (Acacia mangium × A. auriculiformis)
THEO MỤC ĐÍCH KINH DOANH

Phạm Thị Luyện1, Vũ Duy Văn2, Nguyễn Quang Hà3

1Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
2Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh Quảng Ninh
3Đại học Nông Lâm Bắc Giang

 

TÓM TẮT

Bài báo đã đưa ra được các phương án lựa chọn tuổi khai thác rừng trồng tối ưu về kinh tế của loài cây keo lai theo các mục đích kinh doanh sản phẩm gỗ khác nhau. Kết quả cho thấy: tuổi thành thục kinh tế của loài cây keo lai với mục đích kinh doanh đa sản phẩm là tuổi 12, ngưỡng thành thục có thể từ 11 – 12 tuổi; tuổi thành thục kinh tế cho mục đích kinh doanh gỗ đồ mộc là 13 tuổi, ngưỡng thành thục là từ 12 – 13 tuổi; tuổi thành thục kinh tế cho mục đích kinh doanh sản phẩm gỗ xẻ, bóc, ván ghép thanh là tuổi12, ngưỡng thành thục là 11 – 12 tuổi; tuổi thành thục cho mục đích sản phẩm dăm là tuổi 6, ngưỡng thành thục là từ 5 – 6 tuổi. Qua đây, người dân có thể lựa chọn được tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế tùy theo mục đích kinh doanh của mình.

Từ khóa: keo lai, trồng rừng gỗ lớn, thành thục kinh tế, hiệu quả kinh tế

Determining the age of economic maturity of Acacia hybrid (Acacia mangium × A. auriculiformis) by business purpose

The article has identified the age of economic maturity of Acacia hybrid for the purposes of trading various wood products. The results showed that: maturity age of Acacia hybrid with multi-product business purpose is age 12, maturity threshold can range from 11 – 12 years old; The age of economic maturity for the purpose of trading wooden furniture is 13 years, the threshold is 12 – 13 years old; 12 years of maturity for the purpose of trading lumber products, peeling, sticking boards is 12 years, maturity threshold is 11 – 12 years old; Mature age for the purpose of macadam is age 6, maturity threshold is 5 – 6 years old. Through this, people can choose the optimal age of economic exploitation based on their business purpose.

Keywords: Acacia hybrid, large timber plantations, economic maturity, economic efficiency

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÂY DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus)

Võ Đại Hải1, Nguyễn Tử Kim2, Vũ Thị Ngoan2,
Nguyễn Thị Trịnh2,Nguyễn Trọng Nghĩa2

 1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) là cây gỗ lớn, đường kính ngang ngực 50 – 60 cm, cao tới 30 m, thân thẳng, là loài cây lá rộng, thường xanh, bản địa có giá trị kinh tế cao. Gỗ cứng và mịn trung bình, mạch gỗ đơn độc phân tán, số lượng mạch ít (3 – 5 mạch/mm2), đường kính mạch có hai loại khác nhau về kích thước, loại lớn (191 µm), loại nhỏ (83 µm); tia gỗ có hai độ rộng khác nhau, loại tia nhỏ thường có 1 dãy tế bào, cao trung bình 270 µm, trên 1 mm theo hướng tiếp tuyến trung bình có 19 tia. Loại tia lớn (tia tụ hợp) thường rộng khoảng 20 dãy tế bào, tia rất cao, nhìn rõ bằng mắt thường, cao trung bình 9.813 µm, trên 1 mm theo hướng tiếp tuyến trung bình có 2 (1 – 3) tia lớn. Mô mềm dọc phân tán và tụ hợp thành những dải hẹp thường lượn sóng theo chiều tiếp tuyến, vây quanh mạch không đều. Gỗ co rút trung bình (tổng độ co rút tuyến tính phương tiếp tuyến 7,59%, xuyên tâm 5,73% và thể tích 14,04%). Gỗ Dẻ đỏ có tính chất cơ học trung bình đến cao (độ bền nén dọc thớ 69,9 MPa, kéo dọc thớ 105,6 MPa, uốn tĩnh 125,5 MPa, uốn va đập 102,4 kJ/m2, độ bền tách dọc thớ 19,0 N/mm, mô đun đàn hồi uốn tĩnh 11,2 GPa). Với những đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý và cơ học, gỗ Dẻ đỏ phù hợp làm ván lạng, ván ghép thanh và đặc biệt sản xuất đồ gỗ nội thất. Gỗ thích hợp sử dụng làm các cấu kiện chịu lực trong xây dựng và giao thông vận tải.

Từ khóa: Dẻ đỏ, tính chất vật lý, tính chất cơ học, sử dụng gỗ

Assessment of the possibility in wood utilization of Lithocarpus ducampii A. Camus

Lithocarpus ducampii A. Camus is a large tree with normaly 50 – 60 cm in diameter and 30 m in height. It is a hardwood, evengreen, indigenous and commercial species in Vietnam. Wood is smooth and straight grain, wood diffuse-porous. Vessels are exclusively solitary, 5 – 8 vessels per square millimeter with two different size, mean tangential diameter of 191 µm and 83 µm in big and small ones respectively. Rays of two distinct sizes, rays exclusively uniseriate with 270 µm in height and normaly 19 rays per millimeter. Aggregate rays commonly ~ 20-seriate with 9,813 µm in height and observability by naked eyes, 1 – 3 aggregate rays per millimeter. Axial parenchyma scanty paratracheal or in narrow bands or lines up to three cells wide. Wood shrinkage is moderate (total shrinkage in tangential direstion 7.59%, in radial direction 5.73% and volume of 14.04%). Lithocarpus ducampii wood is medium to high mechanical strength (compression parallel to grain: 69.6 MPa, tension parallel to the grain: 105.6 MPa, static bending: 125.5 MPa, impact strength: 102.4 kJ / m2, cleavage parallel to grain: 19.0 N / mm, modulus of elastic: 11.2 GPa). With structural features, physical and mechanical properties mention above, Lithocarpus ducampii wood has the ability to be less warped, cracked during drying process, suitable for planed veneer, blockboards and wooden furniture. Wood is also suitable for use in construction and transportation needed a high load.

Keywords: Lithocarpus ducampii, wood physical properties, wood machenical properties, wood utilization

KẾT QUẢ SẤY SƠ BỘ GỖ TẾCH (Tectona grandis) BẰNG LÒ SẤY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Bùi Duy Ngọc, Hà Tiến Mạnh, Lê Thị Hưng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Thông số công nghệ sấy sơ bộ phù hợp cho sấy gỗ xẻ gỗ Tếch (Tectona grandis) rừng trồng bằng lò sấy năng lượng mặt trời đã được xác định sau khi thí nghiệm các chế độ sấy ở các dốc sấy khác nhau (U = 3,2; U = 3,6; U = 4,0). Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ xẻ gỗ Tếch sấy sơ bộ bằng năng lượng mặt trời có mức độ nứt vỡ tăng rõ rệt khi tăng dốc sấy. Mức độ nứt vỡ từ 0,53% ở chế độ sấy U = 3,2 tăng lên gấp hơn 3 lần ở chế độ sấy U = 4,0. Mức độ cong vênh hầu như không xuất hiện, ở cả 3 chế độ sấy đều chỉ là 0,02%. Tỷ lệ co rút chênh lệch không lớn giữa các chế độ sấy nhưng có giá trị tương đối cao (tỷ lệ co rút chiều dày 3,316%, tỷ lệ co rút chiều rộng 4,328%). Đối chiếu tiêu chuẩn AS/NZ 4787:2000, phân cấp gỗ sấy theo nứt vỡ, gỗ chỉ đạt loại A ở dốc sấy U = 3,2, còn lại đạt loại C và loại D ở dốc sấy U = 3,6 và U = 4,0. Thời gian sấy gỗ Tếch từ độ ẩm 50% về 30% rất nhanh, có sự khác nhau ở ba chế độ sấy nhưng dài nhất chỉ là 12,38 ngày ở dốc sấy U = 3,2. Ở dốc sấy lớn nhất U = 4,0, thời gian sấy chỉ gần 6 ngày. Dốc sấy U = 3,2 cho chất luợng gỗ sấy cao và thời gian sấy hợp lý nên được lựa chọn làm chế độ sấy sơ bộ bằng năng lượng mặt trời cho gỗ Tếch.

Từ khóa: Lò sấy năng lượng mặt trời, chế độ sấy sơ bộ, gỗ Tếch

A study on pre-drying technology for Tectona grandis sawn timber in solar kiln

The suitable pre-drying technological parameters for Tectona grandis plantation sawn timber in solar kiln were investigated after experimenting on the different drying gradients (U = 3.2; U = 3.6; U = 4.0). The results showed that the percentage of wood checks and splits increased significantly when the drying gradient increased. This value was 0.53% at the softest drying schedule (U = 3.2), increased 3.3 times at the drying schedule U = 4.0. The degree of warping was only 0.02% at all the drying gradients. The shrinkage ratio was relatively high and had an insignificant difference between the drying schedules (3.316% in thickness and 4.328% in width on average). According to the cracking classification for dried wood in Australian Standard AS/NZ 4787:2000, dried timber was grade A at U = 3.2, the rest were grades C and D at U = 3.6 and U = 4.0, respectively. Drying time from 50% to 30% MC was very fast and different in three drying schedules, but the slowest drying time was only 12.38 days at U = 3.2. At the biggest drying gradient (U = 4.0), this lasted for nearly 6 days. At U = 3.2, drying quality of timbers was high and drying time was suitable, and thus these parameters were selected as the pre-drying schedule for Tectona grandis sawn timber in solar kiln.

Keywords: Solar drying kiln, pre-drying schedule, Tectona grandis

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]