Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 22019

 

1. Các loài thực vật bị đe dọa ở Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An Threatened plant species in Pu Hoat Nature Reserve, Nghe An province Nguyễn Danh Hùng
Nguyễn Thị Hoài Thương
Lê Thị Hương
Trần Minh Hợi
Nguyễn Thành Chung
Đỗ Ngọc Đài
3
2. Nghiên cứu tính đa dạng họ gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế Study on diversity of zingiberaceae in Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province Lê Thị Hương
Nguyễn Thị Thu Huyền
Trịnh Thị Hương
14
3. Bước đầu nghiên cứu nhân giống hữu tính loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla var) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang Research results on propagation of the seven leaves one flower (Paris polyphylla var) in Tay Con Linh Natural Reservation, Hoang Su Phi district, Ha Giang province Nguyễn Duy Hưng
Lưu Đàm Cư
Hà Minh Tâm
20
4. Nghiên cứu nhân giống cây Sơn ta (Toxicodendron succedanea) bằng phương pháp nuôi cấy mô Propagation of lacquer tree (Toxicodendron succedanea) by tissue culture method Đặng Quang Hưng
Cấn Thị Lan
Ngô Đức Nhạc
Hoàng Nguyễn Việt Hoa
Phạm Văn Viện
28
5. Bệnh mục ruột Keo tai tượng: Biến dị di truyền trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2, ở tuổi 8 – 9 Heartrot of Acacia mangium: Genetic variations in the second generartion progeny tests at age of 8-9 years La Ánh Dương và
Phí Hồng Hải 
35
6. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của rừng trồng keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm 2 năm tuổi ở Thanh Hóa Effect of fertiliser application on growth of young Acacia mangium, Acacia auriculiformis and their hybrid in Thanh Hoa Nguyễn Huy Sơn
Phạm Đình Sâm
Hồ Trung Lương
Hoàng Thị Nhung
Vũ Tiến Lâm
Cao Văn Lạng
Phạm Văn Viện
46
7. Ảnh hưởng của biện pháp làm đất đến sinh trưởng của rừng trồng Keo tai tượng, Keo lá tràm và keo lai ở Cẩm Thủy – Thanh Hóa The effect of site preparation treatment to the growth of acacia hybrids, Acacia mangium,
A. auriculiformis plantation in Cam Thuy district – Thanh Hoa province
Nguyễn Huy Sơn
Hồ Trung Lương
Hoàng Thị Nhung
Vũ Tiến Lâm
Phạm Đình Sâm
Phạm Văn ViệnPhùng Nhuệ Giang
55
8. Nghiên cứu hiện trạng gây trồng cây Sưa tại phía Bắc Việt Nam Cultivation of Dalbergia tonkinensis in North Vietnam Nông Phương Nhung
Phạm Quang Thu
Bernard Dell
Nguyễn Minh Chí
64
9. Xác định tuổi khai thác tối ưu cho rừng trồng Keo tai tượng tại tỉnh Thái Nguyên Determination of optimum rotation age for Acacia mangium plantations in Thai Nguyen province, Vietnam Nguyễn Đăng Cường
Cao Thị Thu Hiền
Bùi Mạnh Hưng
Nguyễn Văn Bích
78
10. Nghiên cứu sinh khối và các bon tích lũy trong cây cá lẻ luồng (Dendrocalamus barbatus) tại tỉnh Thanh Hóa Study of biomass and carbon stock of Dendrocalamus barbatus species in Thanh Hoa province Nguyễn Đức Hải
Nguyễn Hoàng Tiệp
89
11. Phân tích thay đổi thảm phủ dựa vào ảnh vệ tinh đa thời gian và chuỗi Markov tại tỉnh Đắk Nông Analysis of land use/land cover change in Dak Nong province using multitemporal satellite images and Markov Nguyễn Thị Thanh Hương
Ngô Thị Thùy Phương
101
12. Tác động của chính sách lâm nghiệp đến mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên Impact of forestry policies on the relationship between forest resources and livelihood of ethnic minority communities in the Central Highlands of
Viet Nam
Bảo Huy 113
13. Đánh giá độ bền tự nhiên của gỗ Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) với các sinh vật gây hại chính trong điều kiện phòng thí nghiệm Investigation on natural durability of Vietnamese broad wood species (Litsea pierrei Lecomte and Lithocarpus ducampii
A. Camus) with main pest organisms in laboratory conditions
Võ Đại Hải
Bùi Thị Thủy
Hoàng Thị Tám
Đoàn Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Văn Đức
129
14. Ảnh hưởng của thông số ngâm tẩm keo cho luồng đến chất lượng tre ép khối làm vật liệu xây dựng Effects of paramets of soaking bamboo in the glue to quality pressed bamboo construction materials Nguyễn Quang Trung
Nguyễn Thị Phượng
Phạm Thị Thanh Miền
138

CÁC LOÀI THỰC VẬT BỊ ĐE DỌA Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

Nguyễn Danh Hùng1, Nguyễn Thị Hoài Thương2, Lê Thị Hương2,
Trần Minh Hợi3, Nguyễn Thành Chung1, Đỗ Ngọc Đài4

1Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường đại học Vinh
3Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
4Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Kinh tế Nghệ An

TÓM TẮT

Các loài thực vật bị đe dọa ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Hoạt đã xác định được 129 loài, 88 chi và 54 họ của 3 ngành (Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta). Ở Pù Hoạt có 112 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 25 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP và 15 loài trong IUCN – 2017. Các loài bị đe dọa tuyệt chủng thuộc 5 nhóm giá trị sử dụng chính là nhóm cây làm thuốc với 67 loài, nhóm cây cho gỗ 52 loài, nhóm cây làm cảnh 19 loài, nhóm cây cho tinh dầu 19 loài, nhóm cây ăn được với 13 loài.

Từ khóa: Bảo tồn Thiên nhiên, Pù Hoạt, loài đe dọa, Nghệ An

Threatened plant species in Pu Hoat Nature Reserve, Nghe An province

The threatened species in the Pu Hoat Nature Reserve, Nghe An province, was identified with 129 species, 88 genera and 54 families of the 3 phyllum (Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta). In Pu Hoat Nature Reserve there are 112 threatened species listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007), 25 species in Decree 06/2019/NĐ-CP by Government (2019) and 15 species listed in the IUCN Red List (2017). The number of useful plant species of the threatened species in the Pu Hoat flora is categorized as follows: 67 species for medicinal, 52 species for timber, 19 species for ornamental, 19 species for essential oil, 13 species edible.

Từ khóa: Bảo tồn Thiên nhiên, Pù Hoạt, loài đe dọa, Nghệ An

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG HỌ GỪNG (ZINGIBERACEAE) Ở VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Lê Thị Hương1,*, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Trịnh Thị Hương2

1 Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh
2 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức

TÓM TẮT

Nghiên cứu về tính đa dạng của họ Gừng (Zingiberaceae) ở Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xác định được 13 chi, 47 loài, trong đó bổ sung 7 chi và 33 loài cho danh lục thực vật VQG Bạch Mã đã được công bố vào năm 2003 và 2008. Các loài cây họ Gừng ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau, 37 loài cho tinh dầu, 29 loài làm thuốc, 7 loài làm gia vị, 3 loài làm cảnh và 2 loài ăn được. Họ Gừng ở khu vực nghiên cứu có 3 yếu tố địa lý, yếu tố nhiệt đới chiếm 61,72%; yếu tố đặc hữu chiếm 36,17% và yếu tố ôn đới chiếm 2,13%.

Từ khóa: Bảo tồn Thiên nhiên, Pù Hoạt, loài đe dọa, Nghệ An

Study on diversity of Zingiberaceae in Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province

Study on diversity of Zingiberaceae in Bach Ma National Park, Thua Thien Hue province, identified 47 species belonging to 13 genera, of wich 7 genera and 33 species found as new record for the plant list of Bach Ma published in 2003 and 2008. The number of useful plant species of the Zingiberaceae is categorized as follows: 37 species supply essential oil, 29 species as medicinal plants, 7 species for spice, 3 species for ornamental purpose and 2 edible species. The Zingiberaceae in Bach Ma are mainly comprised of the tropical element (61.72%), endemic element (36.17%) and temperate element (2.13%).

Keywords: Bach Ma, diversity, Zingiberaceae,
Thua Thien Hue, National Park

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG HỮU TÍNH
LOÀI BẢY LÁ MỘT HOA (Paris polyphylla Var) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÂY CÔN LĨNH, HUYỆN HOÀNG SU PHÌ, TỈNH HÀ GIANG

Nguyễn Duy Hưng1*4, Lưu Đàm Cư2, Hà Minh Tâm3

[1]* Học viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 Bảo tàng Thiên Nhiên Việt Nam
3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
4 Trường THPT Hùng An

TÓM TẮT

Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu nhân giống hữu tính loài Bảy lá một hoa (Paris polyphylla Var.) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang, cho thấy thời gian thu hái quả tốt nhất là vào tháng 10 đến tháng 11. Hạt cây Bảy lá một hoa có đường kính trung bình là 0,265 cm; trọng lượng trung bình của 1 hạt là 0,143 g; độ ẩm trong hạt trung bình là 30,47%; trọng lượng 1.000 hạt trung bình là 143 g, dao động từ 125 – 161 g; 1 kg hạt giống thuần trung bình có 6.993 hạt, dao động từ 6.211 – 8.000 hạt. Hạt giống được xử lý bằng phương pháp hóa học, ngâm hạt trong dung dịch GA3 (200 ppm) cho tỷ lệ nảy cao nhất, đạt 83%. Sau 12 tháng ươm trong vườn với hỗn hợp ruột bầu gồm 80% đất màu + 20% phân vi sinh, cây con sinh trưởng tốt nhất với tỷ lệ sống đạt 83% và chiều cao trung bình đạt 55,1cm.

Từ khóa: Nhân giống hữu tính, Paris polyphylla Var,
Hà Giang

Research results on propagation of the seven leaves one flower (Paris polyphylla var) in Tay Con Linh natural reservation, Hoang Su Phi district, Ha Giang province

The article shows a number of research results on propagation of the seven leaves one flower (Paris polyphylla Var) in Tay Con Linh Natural Reservation, Hoang Su Phi district, Ha Giang province, showing the best harvesting time is in the October to November. They have got 0.265 cm of diameter, 0.143 g of weight, water content 30.47%, weight ranging from 125 – 161 g; 1 kg of pure seeds has an average of 6,993 seeds, ranging from 6,211 – 8,000 seeds, seeds are treated by chemical method CTTN 5, soaked seeds in GA3 solution (200 ppm) give the germination rate (83%). The seeds after germination are grown in the soil of mixture 80% soil sample + 20% microbial fertilizer gives the highest rate of live plants (82%), average height after 12 months reaches 55.1 cm.

Keywords: To sexual breeding Paris polyphylla Var,
Ha Giang

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY SƠN TA (Toxicodendron succedanea) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ

Đặng Quang Hưng1*4, Cấn Thị Lan2, Ngô Đức Nhạc1,
Hoàng Nguyễn Việt Hoa3, Phạm Văn Viện3

1* Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
2 Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Giống –
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Cây Sơn ta (Toxicodendron succedanea) cho nhựa quý và độc đáo, là cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Nhựa của cây Sơn ta phục vụ cho công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt để duy trì và phát triển nghề sơn mài truyền thống độc đáo của Việt Nam sản xuất ra các mặt hàng xuất khẩu đặc thù địa lý có lợi thế cạnh tranh cao. Nghiên cứu này nhằm tìm ra phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô tạo ra hàng loạt giống cây Sơn ta chất lượng cao chủ động nguồn giống để phát triển loài cây này. Vật liệu nghiên cứu được lấy từ cấy Sơn ta 9 – 12 tháng tuổi với mẫu bánh tẻ (mẫu hóa gỗ 1/2 diện tích bề mặt cắt của mẫu) và mẫu già (mẫu hóa gỗ 2/3 diện tích bề mặt cắt của mẫu). Kết quả nghiên cứu bước đầu chỉ ra rằng phương pháp khử trùng tốt nhất khi xử lý mẫu nuôi cấy của cây Sơn ta là khi sử dụng HgCl2 nồng độ 0,1% với thời gian 4 phút cho mẫu bánh tẻ và 5 phút cho mẫu già, phương pháp khử trùng tốt nhất cho tỷ lệ bật chồi hữu hiệu đạt 20,27 – 44,16%, tỷ lệ nhiễm dưới 50%. Môi trường tái sinh chồi phù hợp nhất là môi trường MS* +0,5g/l than hoạt tính (3,01 chồi /cụm và chiều cao chồi là: 1,58 cm). Môi trường MS* bổ sung 1,5 mg/l BAP và 0,5 g/l than hoạt tính là môi trường thích hợp để nhân nhanh số lượng chồi cho cây Sơn ta dòng A.

Từ khóa: Môi trường khử trùng, cây Sơn ta, nuôi cấy mô

Propagation of Lacquer tree (Toxicodendron succedanea) by tissue culture method

Lacquer tree is the multi – purpose tree, a high economic valuable tree in Vietnam. This study aims to find the most propagation method of T.succedanea species by invitro – tissue culture. The tissue culture is a vegetative propagating method; it is effective solution can produce series seedling – tree as good and uniform quality with a root system like the seedling tree growing from seed. The materials used for tissue culture from the lacquer tree 9 – 12 months ages have been making be tree shoots in the nursery and the experiment conducts in artificial conditions. Two different specimen of lacquer tree: the juvenile shoots (neither old nor young which has 1/2 parts become woody) and the old shoots which are in lignified process (has 2/3 parts become woody) and three different nutrient media were used in this experiment. Results showed that using 0.1% concentration HgCl2 in 4 minutes for juvenile shoots is the best – sterilized method in tissue culture of T.succedanea. The Sprouting buds rate to reach 20.27 – 44.16%; the infection explants rate less 50%. The suitable regeneration buds medium is MS* + 0.5g/l Activated carbon medium (3.01 buds/clump and buds length: 1.58 cm). The proper rapid multiplication buds medium is MS* medium to supplement 1.5 mg/l BAP + 0.5 g/l activated carbon.

Keywords: Sterilize medium, Toxicodendron succecdanea, tissue culture

BỆNH MỤC RUỘT KEO TAI TƯỢNG: BIẾN DỊ DI TRUYỀN TRONG CÁC KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ THẾ HỆ 2, Ở TUỔI 8 – 9

La Ánh Dương và Phí Hồng Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu biến dị về tỷ lệ, mức độ mục ruột Keo tai tượng theo phương pháp mới bằng sử dụng thiết bị ArborSonic 3D được tiến hành trên 3 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội, Quỳ Hợp – Nghệ An và Bàu Bàng – Bình Dương, tuổi 8 – 9. Kết quả cho thấy tương quan mức độ mục ruột theo thiết bị ArborSonic 3D và theo phương pháp của Caroline (2006) cũng có tương quan chặt (r = 0,77). Như vậy có thể dùng thiết bị ArborSonic 3D để xác định nhanh bệnh mục ruột với độ tin cậy cao. Dự đoán các giá trị di truyền cho 3 khảo nghiệm hậu thế cho thấy hệ số di truyền bệnh mục ruột đều ở mức thấp, dao động từ 0,14 đến 0,23, nhưng hệ số biến động di truyền lũy tích lại khá lớn, từ 10,8 đến 24,5%. Tương quan di truyền giữa mức độ mục ruột với một số tính chất cơ lý gỗ có sự khác biệt. Khối lượng riêng gỗ và tỷ số co rút theo 2 chiều tiếp tuyến và xuyên tâm có tương quan âm, ở mức độ trung bình đến rất chặt (-0,47 đến -0,75), độ bền uốn tĩnh (MoEd) có tương quan dương yếu với mức độ mục ruột, với hệ số tương quan yếu (0,21-0,37), độ bền đứt gãy (Morl) có tương quan chặt dương và chặt với tỷ lệ và mức độ mục ruột (hệ số tương quan 0,51 và 0,64). Tương quan kiểu gen – hoàn cảnh bệnh mục ruột giữa hai lập địa này là rất thấp và có ý nghĩa hay nói cách khác các tính trạng chịu ảnh hưởng mạnh của tương tác kiểu gen – hoàn cảnh.

Từ khóa: Từ khóa: Keo tai tượng, khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2, thiết bị ArborSonic 3D, bệnh mục ruột, hệ số di truyền, tương tác kiểu gen – hoàn cảnh

Heartrot of Acacia mangium: Genetic variations in the second generartion progeny tests at age of 8-9 years

Study on genetic variation in heartrot percentage and disease index was carried out by using ArborSonic 3D machine in 3 second generation progeny tests in Ba Vi – Ha Noi, Quy Hop – Nghe An and Bau Bang – Binh Duong, at age of 8 – 9 years; The correlation of heartrot percentages evaluated between ArborSonic 3D equipment and Caroline method (2006) were close (r = 0,77) respectively. In consequence, ArborSonic 3D can be used to quickly identify heartrot disease with high confidence. Predicting the genetic parameters for the 3 progeny tests indicated narrow-sense heritabilities of heartrot percentage and heartrot index were low, ranging from 0.14 to 0.23, but coefficients of additive genetic variation (CVa) of them were high, from 10.8 to 24.5%. The substantial coefficients of additive genetic variation and significant heritabilities for heartrot percentage and heartrot index indicate that considerable potential for improvement in heartrot percentage and heartrot index through selecting among superior individuals within families of A. mangium. Genetic correlation (Rg) between heartrot index and density, and shrinkage ratios in both tangential and radial directions were negative and significantly different from zero (ranged from -0.47 to -0.75). Heartrot index also correlated positively and weakly with dynamic modulus of elasticity (Rg=0.21-0.37). In contrast, heartrot index positively and strongly correlated with wood strength (Rg=0.51-0.64). The site-site genetic correlations between Ba Vi, Quy Hop and Bau Bang were low for growth traits and heartrot index indicating that G x E effects are of practical importance for growth and heartrot index and different deployment populations will be required for different sites.

Keywords: Acacia mangium, 2nd generation test, ArborSonic 3D, heartrot, wood properties, heritability, GxE interaction

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI, KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LÁ TRÀM 2 NĂM TUỔI Ở THANH HÓA

Nguyễn Huy Sơn, Phạm Đình Sâm, Hồ Trung Lương, Hoàng Thị Nhung, Vũ Tiến Lâm, Cao Văn Lạng, Phạm Văn Viện

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Keo lai (Acacia hybrids), Keo tai tượng (A. mangium) và Keo lá tràm (A. auriculifomis) là những loài cây trồng chủ lực của ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua và hiện nay. Bón phân cho rừng trồng các loài cây này là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng. Đất ở khu vực thí nghiệm ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, độ pHKCl từ 4,52 – 4,66, hàm lượng mùn và nitơ tổng số ở mức trung bình đến giầu, nhưng hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức rất nghèo và hàm lượng K2O ở mức nghèo. Sau 1 năm tuổi, keo lai sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót 1,0 kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg NPK (16:16:8)/cây, đường kính ngang ngực đạt 2,74 cm và chiều cao đạt 3,50m; sau 2 năm tuổi sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón thúc 0,6 kg P2O5 + 0,1 kg K2O/cây, đường kính ngang ngực đạt 7,90 cm và chiều cao đạt 7,85 m. Tương tự như vậy, Keo tai tượng sau 1 năm tuổi sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót 1,0 kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg NPK (16:16:8)/cây, đường kính ngang ngực đạt 2,31 cm và chiều cao đạt 2,90 m; sau 2 năm tuổi sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón thúc 0,6 kg P2O5 + 0,1 kg K2O/cây, đường kính ngang ngực đạt 7,53 cm và chiều cao đạt 6,52 m. Cũng sau 1 năm tuổi, Keo lá tràm sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón lót 1,0 kg phân hữu cơ vi sinh + 0,5 kg NPK (16:16:8)/cây, đường kính ngang ngực đạt 1,94 cm và chiều cao đạt 2,91m; sau 2 năm tuổi sinh trưởng tốt nhất ở công thức bón thúc 0,6 kg P2O5 + 0,1 kg K2O, đường kính ngang ngực đạt 6,32 cm và chiều cao đạt 6,68m.

Từ khóa: Bón phân, Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng, sinh trưởng, Thanh Hóa

Effect of fertiliser application on growth of young Acacia mangium, Acacia auriculiformis and their hybrid in Thanh Hoa

Acacia mangium, Acacia auriculiformis and their hybrid (Acacia mangium × Acacia auriculiformis) are major species for plantation forest in Vietnam. Application of fertiliser has been known as one of intensive silviculture techniques for improving the productivity. This research was conducted in Cam Thuy district, Thanh Hoa province, Central – north of Vietnam to examine the effect of fertilsier on productivity of acacia plantations. The soils in the experimental site are dominated by acidic and leached acrisols of low to medium fertility with pH ranging from 4.52 – 4.66. Total soil organic carbon and nitrogen vary from midle to high fertility; while soil available P (P2O5) and K (K2O) was very low. After 1 year from planting, the highest tree growth of all species was observed in the treatment applied as 1.0 kg compost plus 0.5 kg NPK (16:16:8) per tree, with diameter at breast high (D1.3) of A. hybrid, A. mangium and
A. Auriculiformis being 2.74, 2.31 and 1.94 cm, respectively, while tree height (Hvn) being 3.50, 2.90 and 2.91 m, respectively. At age two years, the highest tree growth of the acacia plantations was observed in the treatment of which additional amount of 0.6 kg P2O5 plus 0.1 kg K2O per tree were applied, with D1.3 of A. hybrid, A. mangium and A. auriculiformis being 7.90, 7.53 and 6.32 cm, respectively,while Hvn being 7.85, 6.52 and 6.68 m, respectively.

Keywords: Fertiliser application, Acacia auriculiformis, Acacia mangium, Acacia hybrid, tree growth, Thanh Hoa

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP LÀM ĐẤT ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG, KEO LÁ TRÀM VÀ KEO LAI Ở CẨM THỦY – THANH HÓA

Nguyễn Huy Sơn1, Hồ Trung Lương1, Hoàng Thị Nhung1, Vũ Tiến Lâm1,
Phạm Đình Sâm1, Phạm Văn Viện1, Phùng Nhuệ Giang2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

TÓM TẮT

Làm đất trồng rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong trồng rừng thâm canh nói chung, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, nhất là rừng trồng thâm canh các loài keo lai (Acacia hybrids), Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis). Trong phạm vi nghiên cứu này đã bố trí 3 công thức thí nghiệm làm đất khác nhau trên đất dốc từ 20 – 250 tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, gồm: 1/ Cày rạch hàng, trên hàng cày cuốc hố có kích thước 30 ´ 30 ´ 30 cm; 2/ Làm bậc thang theo đường đồng mức rộng 1m, cuốc hố kích thước 40 ´ 40 ´ 40 cm; 3/ Cuốc hố kích thước 40 ´ 40 ´ 40 cm. Sau 2 năm trồng keo lai, tỷ lệ sống trung bình toàn thí nghiệm đạt 91,42%, đường kính ngang ngực dao động từ 7,76 – 8,05 cm, chiều cao vút ngọn trung bình (Hvn) dao động từ 6,09 – 6,63m, đường kính tán trung bình (Dt) dao động từ 2,81 – 3,33m, sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3 và kém nhất ở công thức 2. Sau 2 năm trồng Keo tai tượng, tỷ lệ sống trung bình toàn thí nghiệm đạt 87,52%, đường kính ngang ngực dao động từ 6,36 – 7,76 cm, chiều cao vút ngọn trung bình (Hvn) dao động từ 5,40 – 6,59m, đường kính tán trung bình (Dt) dao động từ 2,00 – 2,39m, sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3 và kém nhất ở công thức 2. Tương tự như vậy, sau 2 năm trồng Keo lá tràm, tỷ lệ sống trung bình toàn thí nghiệm đạt 85,10%, đường kính ngang ngực dao động từ 5,01 – 6,89 cm, chiều cao vút ngọn trung bình (Hvn) dao động từ 5,56 – 6,59m, đường kính tán trung bình (Dt) dao động từ 2,56 – 3,50m, sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3 và kém nhất ở công thức 2. Như vậy, cả 3 loài keo đều sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3 và sinh trưởng kém nhất ở công thức 2.

Từ khóa: Keo lai, Keo tai tượng, keo lá tràm, làm đất, trồng rừng, Thanh Hóa

The effect of site preparation treatment to the growth of acacia hybrids, Acacia mangium, A. auriculiformis plantation in Cam Thuy district – Thanh Hoa province

Site preparation is an important silviculture treatment for intensive forestry; it contributes to the increase productivity and quality of plantation, especially intensive plantation of Acacia hybrids, Acacia mangium, and A. auriculiformis. In this study, three different site preparation treatments were used in site slope 20 – 25 degrees included: 1/ Plowing into rows, in each row was dig holes with size of 30*30*30 cm; 2/ Making terraces field with 1m wide along contour lines, the hole size of 40*40*40 cm; 3/ Dig holes with size of 40*40*40 cm. After 2 years, the average survival rate of Acacia hybrids reached 91.42%, average diameter at breast height (DBH) from 7.76 – 8.05 cm, the average height (H) from 6.09 – 6.63m, the average crown diameter (Dcrown) from 2.81 – 3.33m, the best growing is treatment 3 and the worst growing is treatment 2. After 2 years, the average survival rate of Acacia mangium reached 87.52%, average diameter at breast height (DBH) from 6.36 – 7.76 cm, the average height (H) from 5.40 – 6.59m, the average crown diameter (Dcrown) from 2.00 – 2.39m, the best growing is treatment 3 and the worst growing is treatment 2. After 2 years, the average survival rate of A. auriculiformis reached 85.10%, average DBH from 5.01 – 6.85 cm, the average height (H) from 5.56 – 6.59m, the average crown diameter (Dcrown) from 2.56 – 3.50m, the best growing is treatment 3 and the worst growing is treatment 2. Thus, all of three acacia species have the best growing in treatment 3 and the worst growing in treatment 2.

Keywords: Acacia auriculiformis, Acacia hybrids, Acacia mangium, plantation planting, Thanh Hoa province, site preparation

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG GÂY TRỒNG CÂY SƯA TẠI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Nông Phương Nhung1, Phạm Quang Thu2, Bernard Dell3, Nguyễn Minh Chí2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3School of Veterinary and Life Sciences, Murdoch University, Murdoch, Australia

TÓM TẮT

Cây Sưa là một trong những loài cây gỗ quý, có giá trị kinh tế cao nên những năm gần đây được gây trồng khá phổ biến. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiện trạng nguồn hạt giống, kỹ thuật gieo ươm, gây trồng cây Sưa trong vườn hộ và rừng trồng ở 16 tỉnh phía Bắc và kỹ thuật tạo lõi. Kết quả điều tra cho thấy nguồn hạt giống Sưa chủ yếu được thu từ các cây mẹ không được tuyển chọn tại Vĩnh Phúc và một phần thu từ các cây phân tán tại các tỉnh. Cây con ở giai đoạn 5 tháng tuổi trung bình đạt 50,5 cm về chiều cao và 5,3 mm về đường kính gốc, cây con gieo từ nguồn giống đã được chọn lọc có sinh trưởng tốt nhất, ít bị bệnh. Phương thức trồng chủ yếu là trồng trong các vườn hộ với quy mô từ 50 – 100 cây. Tăng trưởng bình quân cao nhất có thể đạt 1,5 m/năm về chiều cao và 1,6 cm/năm về đường kính ở giai đoạn < 5 năm tuổi, trong đó cây Sưa trồng ở Sơn La, Bắc Ninh và Hà Nội sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, ở một số nơi như Hòa Bình, Ninh Bình và Nghệ An do chọn giống không tốt cộng với biện pháp kỹ thuật không đảm bảo nên cây sinh trưởng chậm, cong queo, tỷ lệ cây đa thân cao (37,5 – 58,3%). Ở tất cả các địa điểm điều tra đều ghi nhận có bệnh loét thân, trong đó cây trồng tại Tuyên Quang và Phú Thọ bị bệnh nặng hơn. Bước đầu thí nghiệm tạo lõi và buộc ép thân cây bằng cọc, kết quả cho thấy kỹ thuật tạo lõi hiệu quả là cắt 100% cành + xén 50% rễ hay cắt cành 100% cành + đảo cây và buộc cây sau 2 năm làm giảm độ cong của cây. Từ kết quả nghiên cứu đã đánh giá được các ưu, nhược điểm của các biện pháp kỹ thuật gieo ươm, gây trồng, tạo lõi, từ đó đề xuất kỹ thuật gây trồng cây Sưa để khuyến cáo sớm cho người trồng rừng áp dụng và làm cơ sở cho việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật.

Từ khóa: Bệnh hại, cây giống, cây Sưa, gỗ lõi, hạt giống, hình thân, tăng trưởng, vườn hộ

Cultivation of Dalbergia tonkinensis in North Vietnam

Dalbergia tonkinensis is a precious tree species of high economic value that in recent years is becoming popular in home gardens in Vietnam. The aims of this study were to assess the current status of seed resources and seedling production, the growth of trees in home gardens and plantations in 16 provinces in the North of Vietnam, and techniques for promoting heartwood formation. Survey results showed that D. tonkinensis seed in Vietnam have mainly been collected from mother trees in Vinh Phuc province and this has been supplemented with seed from scattered trees in other provinces. Seedlings produced in local nurseries reached 50.5 cm in height and 5.3 mm in stem diameter at five months of age. Seedlings from selected seed sources had superior growth and less disease than other seed sources. So far, the majority of trees have been established in home gardens with 50 – 100 trees per garden. In plantations and home gardens, the highest average growth rate reached 1.5 m/year in height and 1.6 cm/year in diameter up to 5 years of age. Trees in Son La, Bac Ninh and Ha Noi provinces had the best growth. Staking, pruning and thinning have been widely applied to improve stem form and growth. However, in Hoa Binh, Ninh Binh and Nghe An provinces 38 to 58% of trees were multi – stemmed. Canker disease was identified in all sites but the most serious impact was evident in Tuyen Quang and Phu Tho provinces. Techniques to promote heartwood development are being used: cutting 100% of branches + 50% of roots or cutting 100% of branches + transplanting. The present evaluation of techniques for seedling production, silviculture and heartwood promotion provides a basis for the further planting of D. tonkinensis in Vietnam.

Keywords: Disease, form, growth, heartwood, home garden, rosewood, seed, seedling

XÁC ĐỊNH TUỔI KHAI THÁC TỐI ƯU CHO RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Đăng Cường1, Cao Thị Thu Hiền2, Bùi Mạnh Hưng2, Nguyễn Văn Bích3

1 Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
2 Khoa Lâm học, Trường Đại học Lâm nghiệp
3 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tuổi thành thục số lượng và thành thục kinh tế cho rừng trồng Keo tai tượng cung cấp nguyên liệu giấy và dăm gỗ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam. Tổng số 140 ô tiêu chuẩn (OTC) từ tuổi 2 đến tuổi 9, được bố trí theo phương pháp hệ thống nằm trải đều trên địa bàn tỉnh để đo lường các chỉ tiêu sinh sưởng của cây. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng tiến hành điều tra để thu thập thông tin về chi phí đầu tư cho rừng trồng, giá gỗ, chí phí khai thác và thu nhập từ bán gỗ,… Mô hình sản lượng được sử dụng để ước lượng tuổi thành thục số lượng, trong khi đó chỉ tiêu NPV và LEV được sử dụng để xác định tuổi thành thục kinh tế. Kết quả cho thấy mối tương quan giữa sản lượng với tuổi và mật độ lâm phần được mô phỏng theo dạng phương trình   . Dựa trên mô hình sản lượng này, tuổi thành thục số lượng của loài Keo tai tượng được xác định là tuổi 6. Tuổi thành thục kinh tế xác định cho một chu kỳ riêng lẻ (dựa vào giá trị NPV) là tuổi 8 với NPV đạt 30 triệu đồng/ha, trong khi đó nếu xác định cho nhiều chu kỳ trồng rừng liên tục (dựa vào chỉ số LEV) thì tuổi thành thục kinh tế là ở tuổi 6 với giá trị LEV đạt 71,3 triệu đồng/ha. Khi giả định giá gỗ tăng lên 20% và 40% thì tuổi thành thục kinh tế không thay đổi khi xem xét đến cả đơn luân kỳ và nhiều luân kỳ. Tuổi thành thục kinh tế được xác định dựa trên chỉ số LEV không thay đổi khi giả định tỷ lệ chiết khấu tăng hoặc giảm. Ngược lại, tuổi thành thục kinh tế được xác định dựa trên chỉ số NPV có sự dao động khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu. Kết quả này chỉ ra rằng, chỉ số LEV ổn định hơn chỉ số NPV trong xác định tuổi thành thục kinh tế.

Từ khóa: Tuổi thành thục số lượng, tuổi thành thục kinh tế, Keo tai tượng,
hiệu quả kinh tế,
Thái Nguyên

Determination of optimum rotation age for Acacia mangium plantations in Thai Nguyen province, Vietnam

The study was conducted in Thai Nguyen province, Northern Vietnam to determine the biologically and economically optimum rotation age of Acacia mangium planted for supplying pulp and wood chips. A total of 140 plots of the plantation, ages ranged from 2 to 9, were systematically sampled across the province for measuring tree growth parameters. Additionally, a survey was also conducted to obtain the information about investment, wood prices and income from selling wood products, etc. Yield modeling was used to estimate biologically optimum rotation age (BORA) while NPV and LEV index was used to determine the economically optimum rotation age (EORA). The results showed that the correlation between yield and stand age and stand density was simulated by the function. Based on the yield model, BORA of the A. mangium was at 6 years. The EORA considering a single rotation of A. mangium was at age 8 with the NPV of 30 million VND per hectare, while for multiple rotations, the economically optimum rotation age was at age 6 with LEV of 71.3 million VND per hectare. These figures was unchanged when increasing wood price by 20% or 40%. The EORA based on LEV index remained the same either decreasing or increasing in the discount rate. In contrast, the EORA based on NPV index was fluctuate when changing the discount rate. The results indicated that LEV index is more suitable than the NPV in order to determine the economically optimum rotation age.

Keywords: Biologically optimum rotation age, economically optimum rotation age, Acacia mangium, economic efficiency, Thai Nguyen province

NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ CARBON TÍCH LŨY
TRONG CÂY CÁ LẺ LUỒNG (Dendrocalamus barbatus)
TẠI TỈNH THANH HÓA

Nguyễn Đức Hải1, Nguyễn Hoàng Tiệp2

[1]Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia
2Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu sinh khối khô và carbon tích lũy trong cây cá lẻ Luồng làm cơ sở cho việc nghiên cứu động thái carbon của rừng Luồng trong quá trình kinh doanh là rất cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sinh khối khô của cây cá lẻ Luồng tập trung chủ yếu ở thân khí sinh (chiếm 71,4%), cành (chiếm 13,2%), thân ngầm (chiếm 8,9%) và lá (chiếm 6,5%). Đồng thời cũng đã xác định được tỷ lệ carbon trong phần thân khí sinh là lớn nhất (chiếm 52,3%), thân ngầm (chiếm 51,2%), cành (chiếm 49,7%) và lá (chiếm 42,6%). Nghiên cứu này cũng đã xây dựng được 4 phương trình tương quan giữa sinh khối khô cây cá lẻ với các nhân tố điều tra và 4 phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy trong cây cá lẻ với các nhân tố điều tra lâm phần (D1,3­, Hvn). Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để xác định nhanh lượng sinh khối khô và lượng carbon tích lũy của cây cá lẻ Luồng.

Từ khóa: Sinh khối, carbon tích lũy, cây Luồng, Thanh Hóa

Study of biomass and carbon stock of Dendrocalamus barbatus species in Thanh Hoa province

Study of biomass and carbon stock of Dendrocalamus barbatus is a background study toward carbon dynamics assessment of Dendrocalamus barbatus plantation. This study is necessary and meaningful for valuating environmental service of bamboo forest. Research results show that biomass of individual bamboo tree is mainly contributed in culm (accounting for 71.4%), branches (accounting for 13.2%), rhizome (accounting for 8.9%) and leaves (6.5%). The research also indicates that the proportion of carbon content in biomass (biomass carbon) targets the highest number at 52.3% for culm. The percentage for rhizome, branch and leaves are 51.2%, 49.7% and 42.6% respectively. There are four allometric models were developed to examine the relationship between biomass and carbon stock of bamboo tree and there are four allometric models describing relationship between carbon stock of bamboo tree and D1,3 and Hvn. These models can be used for quick estimation biomass and carbon stock of bamboo tree.

Keywords: Biomass, carbon stock, Dendrocalamus barbatus, Thanh Hoa

PHÂN TÍCH THAY ĐỔI THẢM PHỦ DỰA VÀO ẢNH VỆ TINH ĐA THỜI GIAN VÀ CHUỖI MARKOV TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

Nguyễn Thị Thanh Hương, Ngô Thị Thùy Phương

Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã sử dụng mô hình CA-Markov như một công cụ hỗ trợ để phân tích và dự báo xu hướng thay đổi thảm phủ/sử dụng đất (LULC) trong đó có lớp phủ rừng tại tỉnh Đắk Nông. Đầu tiên nghiên cứu đã so sánh độ chính xác của phương pháp phân loại theo hướng đối tượng OBIA (Object Based Image Analysis) và phân loại dựa vào pixel MLC (Maximum Likelihood Classification) để phân loại ảnh vệ tinh Landsat năm 2017. Kết quả cho thấy phương pháp OBIA có độ chính xác cao hơn 10% so với phương pháp MLC. Vì vậy phương pháp OBIA đã được sử dụng để phân loại các ảnh vệ tinh Landsat trong toàn bộ giai đoạn từ 1989 – 2017. Trong bước tiếp theo, kỹ thuật GIS đã được dùng để phân tích thay đổi LULC dựa vào ảnh vệ tinh đa thời gian đã được phân loại. Kết quả chỉ ra diện tích rừng tự nhiên từ năm 1989 đến năm 2017 đã giảm khoảng 54%. Trong bước cuối cùng sử dụng ma trận dịch chuyển từ mô hình CA-Markov, phân bố không gian LULC năm 2026 đã được mô phỏng dựa trên 2 nguồn dữ liệu là LULC và phân tích đa nhân tố (MCE) gồm một số nhân tố tự nhiên và xã hội. Kết quả phân tích cho thấy, nếu không có kế hoạch để bảo vệ rừng hiệu quả hơn, khả năng đến năm 2026 rừng tiếp tục giảm từ 34% (năm 2017) còn 30%, tương ứng diện tích rừng tự nhiên sẽ mất khoảng 29.000ha, chiếm 16% tổng diện tích thay đổi.

Từ khóa: Thảm phủ, Cellular Automata, mô hình Markov, phân loại gần đúng nhất Maximum Likelihood, Phân tích ảnh dựa theo hướng đối tượng Object Based Image Analysis

Analysis of land use/land cover change in Dak Nong province using multitemporal satellite images and markov

The study used the CA-Markov model as a support tool to analyze and forecast the trend of land use and land cover change (LULC) including forest cover in Dak Nong province. Firstly, classification accuracy of the two methods of OBIA (Object Based Image Analysis) and MLC (Maximum Likelihood Classification) was evaluated and compared using Landsat satellite image captured in 2017. Results show higher accuracy was found by OBIA with 10% compared to MLC method. Therefore, OBIA was applied to classify a dataset of multi-temporal Landsat satellite images collected from 1989 to 2017. In the next step, GIS techniques were used to analyze LULC changes based on LULC maps classified as mentioned above. The results indicated that a significant decreasion of natural forest areas from 1989 to 2017 were detected by around 54%. In the final step, using the transition matrix from the CA-Markov model, the LULC spatial distribution in 2026 was simulated based on two data sources, LULC and multifactor analysis (MCE), including a number of factors. natural and social. Analysis results show that, if there is no plan to protect forests more effectively, the possibility of forests will continue to decrease from 34% (in 2017) to 30% in 2026, corresponding to the loss of natural forest area of 29,000 ha in Dak Nong province.

Keywords: Land cover, Cellular Automata, Markov, Maximum likelihood, multi criteria rvaluation, object based image analysis

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP ĐẾN MỐI QUAN HỆ GIỮA TÀI NGUYÊN RỪNG VÀ SINH KẾ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG TÂY NGUYÊN

Bảo Huy

Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Với mục đích xem xét các tác động của chính sách lâm nghiệp đến sinh kế của cộng đồng bản địa Tây Nguyên và tài nguyên rừng trong gần 35 năm (từ 1986 đến nay), phương pháp tổng quan và phân tích tài liệu, văn bản chính sách được áp dụng kết hợp với các công cụ phân tích thông tin như phân tích SWOT, phân tích trường lực và phân tích tứ diện. Kết quả cho thấy các chính sách liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên đã tác động đến đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa và rừng ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Tỷ lệ giao rừng cho hộ, cộng đồng địa phương ở Tây Nguyên rất thấp, chỉ có 3,9% diện tích rừng và đất lâm nghiệp. Hệ quả chủ yếu là Con người được – Rừng mấtCon người mất – Rừng mất. Giải pháp phát triển sinh kế cho cộng đồng thiểu số bản địa gắn với quản lý rừng bền vững cần bao gồm: i) Quy hoạch lại chủ rừng và giao đất giao rừng; ii) Phát triển Doanh nghiệp lâm nghiệp cộng đồng; iii) Phục hồi, phát triển rừng để tạo sinh kế ở các cộng đồng nhận rừng; iv) Tạo các nguồn thu nhập từ sản phẩm rừng cho cộng đồng với cơ chế chính sách thích hợp.

Từ khóa: Chính sách lâm nghiệp, cộng đồng dân tộc thiểu số, rừng bền vững, sinh kế cộng đồng, Tây Nguyên

Impact of forestry policies on the relationship between forest resources and livelihood of ethnic minority communities in the Central Highlands of Vietnam

With the purpose of considering the effects of forestry policy on the livelihoods of ethnic minorities and forest resources in the Central Highland for nearly 35 years (from 1986 to present), a literature review was done using methods of analyzing scientific articles, documents of forestry policies, laws in conjunction with information analysis tools such as SWOT, force field analysis and four – fold classification model of human well – being and forest cover. The results show that policies related to forest protection and development in the Central Highlands affected the livelihood of ethnic minorities and forest resources in both positive and negative aspects. The percentage of forest allocation to households and local communities in the Central Highhlands was very low, only 3.9% of forest area and forest land. The main problem is Human Well – being win – Forest lose and Human Well – being lose – Forest lose. Livelihood development solutions for indigenous ethnic minority communities associated with sustainable forest management should include: i) Re – planning of forest owners and forest land allocation; ii) Development of community forestry enterprises; iii) Rehabilitation and development of degraded forest resources to create livelihoods in communities receiving forests; iv) Generate income from forest products for the community with the appropriate policy mechanism.

Keywords: Central Highlands, ethnic minority community, forestry policy, livelihood of community, sustainable forest

ĐÁNH GIÁ ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ BỜI LỜI VÀNG (Litsea pierrei Lecomte) VÀ DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus) VỚI CÁC SINH VẬT GÂY HẠI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Võ Đại Hải1, Bùi Thị Thủy2, Hoàng Thị Tám2,
Đoàn Thị Bích Ngọc2, Nguyễn Thị Hằng2, Nguyễn Văn Đức2

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Bời lời vàng và Dẻ đỏ là hai loài cây bản địa đang được nghiên cứu để trồng rừng cung cấp gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao. Độ bền tự nhiên là một đặc tính của gỗ được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá giá trị sử dụng của gỗ. Trong nghiên cứu này đã đánh giá được độ bền tự nhiên trong điều kiện phòng thí nghiệm của gỗ Bời lời vàng và Dẻ đỏ với nấm mục Trametes corrugata T1, 5 chùng nấm mốc Aspergillus niger Ni, Penicillium citreosulfuratum NA27.2, Chaetomium globosum ND7, Paracremonium contagium ND5, Aureobasidium pullulans Apu00 và mối Cototermes formosanus. Kết quả nghiên cứu đã xác định độ bền tự nhiên của gỗ Bời lời vàng và Dẻ đỏ đạt mức trung bình với mối và có độ bền kém với nấm mốc. Gỗ Dẻ đỏ có độ bền rất tốt với nấm mục, gỗ Bời lời vàng chỉ đạt độ bền trung bình với nấm mục. Vì vậy cần nghiên cứu các biện pháp bảo quản cho gỗ Dẻ đỏ và Bời lời vàng phù hợp với mục đích sử dụng gỗ.

Từ khóa: Bời lời vàng, Cototermes formosanus, Dẻ đỏ,
độ bền tự nhiên

Investigation on natural durability of Vietnamese broad wood species (Litsea pierrei Lecomte and Lithocarpus ducampii A. Camus) with main pest organisms in laboratory conditions

Litsea pierrei Lecomte and Lithocarpus ducampii A. Camus are two wood species, prospect in forests providing large timber with high economic value. The natural durability is a characteristic of wood used as a criterion for assessing the wood utility. In this study, the natural durability of these two species was examined with fungi (Trametes corrugata T1 và 5 mould species Aspergillus niger Ni, Penicillium citreosulfuratum NA27.2, Chaetomium globosum ND7, Paracremonium contagium ND5, Aureobasidium pullulans Apu00) and Formosan Subterranian termite Cototermes formosanus. Laboratory results have shown that the natural durability of litsea pierrei Lecomte and lithocarpus ducampii a. Camus is moderate with termite and is less resistant to mould. While lithocarpus ducampii a. Camus has a very good durability with the fungus, litsea pierrei Lecomte has medium durability in the same condition. Therefore, it is necessary to study preventive measures before using.

Keywords: Litsea pierrei Lecomte, Coptotermes formosanus, Lithocarpus ducampii A. Camus, natural durability

ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG SỐ NGÂM TẨM KEO CHO LUỒNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TRE ÉP KHỐI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Phượng, Phạm Thị Thanh Miền

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Sử dụng keo Phenol Formaldehyde và Luồng (Dendrocalamus barbatus) làm nguyên liệu nghiên cứu tạo tre ép khối làm vật liệu xây dựng. Với các cấp nồng độ keo ngâm tẩm 30%, 40%, 50% và thời gian ngâm tẩm 10 phút, 15 phút, 20 phút được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi ngâm keo với nồng độ 40%, thời gian ngâm keo 15 phút là phù hợp để tạo sản phẩm tre ép khối có chất lượng đáp ứng yêu cầu làm vật liệu xây dựng. Kết quả các tính chất cơ vật lý đạt được như sau: Khối lượng thể tích tre ép khối đạt 1,2 g/cm3; độ bền trượt dọc thớ 12,6 MPa; độ bền nén dọc thớ 55,7MPa; độ bền kéo dọc thớ 106,9 MPa; MOR là 91,0 MPa và MOE 14317,9 MPa.

Từ khóa: Luồng, tre ép khối

Effects of paramets of soaking bamboo in the glue to quality pressed bamboo construction materials

Using PF glue and Luong bamboo (Dendrocalamus barbatus) as the research material for producing pressed bamboo blocks, construction materials. With impregnated glue levels 30%, 40%, 50% and impregnation time 10 min, 15 min, 20 minutes. The research results show that, when soaking glue with 40% concentration, the time of 15 min glue soaking is optimal. The results of the physical and physical properties achieved are as follows: Volume of pressed bamboo volume is 1.2 g/cm3; 12.6 MPa longitudinal slip strength; vertical compression strength of 55.7MPa; vertical tensile strength of 106.9 MPa; MOR is 91.0 MPa and MOE 14317.9 MPa.

Keywords: Luong bamboo, pressed bamboo

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]