Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2019

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 12019

1. Nghiên cứu đa dạng cây thuốc  thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta)  tại vườn quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng Study on diversity of medicinal plants of Magnoliophyta in Phia Oac – Phia Den National Park, Cao Bang province Trần Văn Hải
Đỗ Văn Hài
Trần Thế Bách
5
2. Các loài thực vật bị đe dọa tuyệt chủng thuộc  ngành hạt kín (Angiospermae) và giá trị sử dụng của chúng ở vườn quốc gia phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng Threatened species of the angiosperms and their use in Phia Oac – Phia Den National Park, Cao Bang province, Viet Nam Trần Văn Hải
Trần Thế Bách
Đỗ Văn Hài
13
3. Khu vực phân bố và kiểu thảm thực vật  của Tơm trơng (Urceola minutiflora (Pierre) d.j.Middleton) ở Tây Nguyên Distribution area and vegetation type of Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) in the Central Highland Nguyễn Thanh Nguyên
Phó Đức Đỉnh
Hoàng Thanh Trường
Lưu Thế Trung
Nguyễn Quốc Huy
Ngô Bảo Uyên
Bùi Xuân Tiến
19
4. Nghiên cứu tái sinh  cây bạch đàn lai up (E. urophylla x E. pellita)  thông qua phôi soma phục vụ cho chuyển gen Study of background reproductive plants through soma for gene transfer Nguyễn Thị Việt Hà
Nguyễn Thị Huyền
Lê Thị Thủy
Trần Thị Thu Hà
Lê Sơn
Trần Đức Vượng
Nguyễn Hữu Sỹ
Nguyễn Đức Kiên
Đào Thị Thuỳ Trang
Phùng Thị Kim Huệ
27
5. Nghiên cứu chuyển gen EcHB1  làm tăng chiều dài sợi gỗ cho dòng bạch đàn lai up thông qua Agrobacterium tumefaciens Introdution of the EcHB1 gene into E. urophylla x E. pellita hybrid via Agrobacterium tumefaciens Trần Thị Thu Hà
Lê Thị Thủy
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Việt Hà
Trần Đức Vượng
Lê Sơn
Nguyễn Đức Kiên
Nguyễn Hữu Sỹ
Tô Nhật Minh
Đào Thị Thuỳ Trang
Phùng Thị Kim Huệ
37
6. Tăng trưởng sinh khối trên mặt đất  của rừng thứ sinh lá rộng thường xanh  tại Kon Hà Nừng, Gia Lai Belowground biomass increment of secondary evergreen broadleaf forests in Kon Ha Nung, Gia Lai province Trần Hoàng Quý
Ninh Việt Khương
Trần Cao Nguyên
48
7. Một số đặc điểm lâm học  loài Mạy châu (Carya tonkinensis Lecomte)  ở trạng thái rừng tự nhiên phục hồi  tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La Silvicultural characteristics of Carya tonkinensis Lecomte in secondary forests in Son La city, Son La province Vũ Văn Thuận; Lò Thị Hồng Xoan; Trần Anh Tuấn 60
8. Ảnh hưởng của biện pháp xử lý thực bì  đến sinh trưởng của rừng trồng một số loài keo  ở Quảng Ninh Effects of vegetation treatment methods on the growth of various acacia species plantation forests in Quang Ninh province Nguyễn Huy Sơn
Phạm Đình Sâm
Vũ Tiến Lâm
Hồ Trung Lương
72
9. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng  của một số loài keo 2 năm tuổi trồng  ở Uông Bí – Quảng Ninh The effects of planting density to the growth of some acacia species 2 year old in quang ninh province Vũ Tiến Lâm
Hồ Trung Lương
Phạm Đình Sâm
Nguyễn Huy Sơn
Cao Văn Lạng
80
10. Thiết lập đồng thời hệ thống mô hình để  cải thiện độ tin cậy trong ước tính sinh khối – carbon của các bộ phận cây Bời lời đỏ (Machilus odoratissimus Nees) ở Tây Nguyên Developing simultaneously modeling systems for improving reliability of tree aboveground biomass – carbon and its components estimates for Machilus odoratissimus Nees in the Central Highlands of
Viet Nam
Triệu Thị Lắng
Bảo Huy
88
11. Nghiên cứu thiết lập bản đồ phân bố rừng ngập mặn tại Việt Nam sử dụng ảnh landsat 8 OLI và Sentinel 1 đa thời gian trên nền tảng điện toán đám mây của google earth engine Reserch to establis mangrove forests map in viet nam using time series landsat 8 OLI and Sentinel 1 in google earth engine cloud computing platform Phạm Văn Duẩn
Lê Sỹ Doanh
Vũ Thị Thìn
Hoàng Văn Khiên
Phạm Thị Quỳnh
100
12. Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng Trôm tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ Economic efficiency assessment from some Trom (Sterculia foetida L.) plantation experiment models in the dry zone at South of Central Viet Nam Phùng Văn Khang
Ngô Văn Ngọc
Phùng Văn Khen
Võ Trung Kiên
Phùng Văn Tỉnh
Nguyễn Trọng Nam
111
13. Nghiên cứu đặc điểm 3 loài tre  làm nguyên liệu cho sản xuất tre ép khối The properties of 3 bamboo species using as raw material for pressed bamboo products Nguyễn Quang Trung
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Thị Miền
119
14. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ cây Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) Assessment of the possibility in wood utilization of Litsea pierrei Lecomte Võ Đại Hải
Nguyễn Tử Kim
Bùi Hữu Thưởng
Nguyễn Thị Trịnh
Nguyễn Trọng Nghĩa
125

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC THUỘC NGÀNH MỘC LAN (Magnoliophyta) TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC – PHIA ĐÉN, TỈNH CAO BẰNG

Trần Văn Hải1,3, Đỗ Văn Hài2,3, Trần Thế Bách*2,3

1Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ
2Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
3Học viện Khoa học và Công nghệ
– Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Thực vật làm thuốc ngành Mộc lan (Magnoliophyta) ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén gồm có 2 lớp, 143 họ, 465 chi, 741 loài. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) bao gồm 119 họ, 391 chi, 621 loài (83,81% cây dược liệu); lớp Hành (Liliopsida) bao gồm 24 họ, 74 chi, 120 loài (16,19% cây thuốc). Họ có số lượng các loài cây dược liệu lớn nhất là Asteraceae (56 loài, 7,56% tổng số cây có hoa). Chi Ficus gồm 15 loài (2,02% tổng số cây dược liệu). 63 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (phần 2. Thực vật. 2007); 3 loài trong tình trạng rất nguy cấp (CR), 21 loài trong tình trạng nguy cấp (EN) và 39 loài trong tình trạng sẽ nguy cấp (VU).

Từ khóa: Đa dạng cây thuốc, thực vật có hoa, Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén

Study on diversity of medicinal plants of Magnoliophyta in Phia Oac – Phia Den National Park, Cao Bang province

There are 2 classes, 143 families, 465 genera, 741 medicinal species of Magnoliophyta are distributed in the Phia Oac – Phia Den National Park. Magnoliopsida comprises 119 families, 391 genera, 621 species (83.81% medicinal flowering plants); Liliopsida comprises 24 families, 74 genera, 120 species (16.19% total medicinal flowering plants). The family comprises the maximum number of medicinal flowering species is Asteraceae (56 species, 7.56% total medicinal flowering plants). The genus Ficus comprises 15 species (2.02% total medicinal flowering plants). 63 species are recorded in Vietnam Red Data Book (part 2. Plants. 2007); 3 species in critically endangered situation (CR), 21 species in endangered situation (EN) and 39 species in vulnerable situation (VU).

Keywords: Diversity of medicinal plant, flowering plants, Phia Oac – Phia Den National Park

CÁC LOÀI THỰC VẬT BỊ ĐE DỌA TUYỆT CHỦNG THUỘC
NGÀNH HẠT KÍN (Angiospermae) VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CHÚNG Ở VƯỜN QUỐC GIA PHIA OẮC – PHIA ĐÉN, TỈNH CAO BẰNG

Trần Văn Hải1, Trần Thế Bách2, Đỗ Văn Hài2

1Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu các loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén, tỉnh Cao Bằng đã xác định được 78 loài thuộc 34 họ và 60 chi thực vật cần ưu tiên bảo tồn. Theo Sách đỏ Việt Nam 2007 thì có 61 loài (cấp rất nguy cấp CR có 03 loài, cấp độ nguy cấp EN có 21 loài và số loài sẽ nguy cấp là 37 loài). Theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP ghi nhận 20 loài trong đó có 04 loài thuộc nhóm IA, 16 loài thuộc nhóm IIA. Với Danh lục đỏ IUCN ghi nhận 16 loài (02 loài rất nguy cấp, 02 loài nguy cấp, 12 loài sẽ nguy cấp). Về giá trị sử dụng của nhóm cây có nguy cơ bị tuyệt chủng có 04 nhóm giá trị sử dụng chính là nhóm cây làm thuốc (32 loài), nhóm cây cho gỗ (15 loài), nhóm cây làm cảnh (10 loài) và nhóm cây dùng làm rau ăn (3 loài).

Từ khóa: Thực vật bị đe dọa, Thực vật ở Vườn Quốc gia Phia Oắc – Phia Đén

Threatened species of the angiosperms and their use in Phia Oac – Phia Den National Park, Cao Bang province, Viet Nam

The study is an outcome of the surveys conducted to assess the status of threatened species in the Phia Oac – Phia Den National Park, Cao Bang province. 78 species belonging to 60 genera and 34 families were identified. Out of these, 61 species have been listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007), 20 species in the Government Decree 32/2006/NĐ-CP (2006) and 16 species listed in the IUCN Red List (2015). The number of useful plant species found in Phia Oac – Phia Den National Park is also categorized as follows: 32 medicinal plant species, 15 timber yielding species, 10 ornamental species and 3 species for vegetable.

Keywords: Threatened species, Plants of Phia Oac – Phia Den National Park

KHU VỰC PHÂN BỐ VÀ KIỂU THẢM THỰC VẬT
CỦA TƠM TRƠNG (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) Ở TÂY NGUYÊN

Nguyễn Thanh Nguyên1, Phó Đức Đỉnh2, Hoàng Thanh Trường1, Lưu Thế Trung1,
Nguyễn Quốc Huy1, Ngô Bảo Uyên3, Bùi Xuân Tiến4

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, 2Chi Cục Kiểm lâm Lâm Đồng,
3 Đại học Đà Lạt, 4 Trường PT Dân tộc Bán trú Sơn Điền, Di Linh, Lâm Đồng

TÓM TẮT

Tơm trơng (Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton) hay còn gọi là Tơm trơng Atao Nenso là dây leo thân gỗ thuộc họ Trúc Đào (Apocynaceae). Đây là loài cây dược liệu, thành phần chính trong bài thuốc dân gian Amakông, làm tăng cường thể lực và khả năng sinh lý ở nam giới. Qua điều tra 5 tỉnh Tây Nguyên, đề tài đã bắt gặp Tơm trơng phân bố ở ba tỉnh là Gia Lai (Krông Pa), Đắk Lắk (Ea H’leo và Vườn Quốc gia Yok Đôn) và Lâm Đồng (Đức Trọng). Tơm trơng phân bố ở độ cao từ 200 – 900 m, tập trung từ 300 – 500 m, trên đất sa thạch hoặc đất sét pha cát. Về kiểu thảm, Tơm trơng phân bố trong 3 kiểu thảm chính theo phân loại của Thái Văn Trừng (1975) là: (1) V: Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; với 2 kiểu phụ là Rừng khô thưa trên đất cát và sét pha cát (V.Mia.2) và Quần thể thoái hóa thành trảng cỏ, cây bụi (V.Mia.4.2) của rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới (V); (2) II: Rừng kín nửa rụng lá ẩm nhiệt đới (II.Mia); (3) Rừng trồng Bạch đàn microcorys (Eucalyptus microcorys).

Từ khóa: Cây Tơm trơng, kiểu thảm, vùng phân bố

Distribution area and vegetation type of Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton in the Central Highland

Urceola minutiflora or Tom trong Atao Nenso is a woody vine species of the family Apocynaceae. This medicinal plant is the main ingredient of Amakong folk remedies used to enhance strength and improve male sexual health. The survey showed that the distribution area of Urceola minutiflora includes Gia Lai (Krong Pa), Dak Lak (Ea H’leo district and Yok Don National Park) and Lam Dong (Duc Trong) province in the Central Highland. The Urceola minutiflora grows at the altitude of 200 to 900 m but clusters at 300 to 500 m above sea level on sandstone soil or sandy clay. According to the classification of Thai Van Trung (1975), distribution of Urceola minutiflora was in three types: (1) V: Tropical semi – drought broad – leaved sparse forest; with 2 extra subformation is dried – sparse forests on sandy soils and clays mixed sand (V. Mia. 2) and its degenerated population was grass and shrubs (V. Mia.4.2); (2) Tropical semi – deciduous closed forest (II.Mia); (3) Artificial forest of Eucalyptus (Eucalyptus microcorys).

Keywords: Urceola minutiflora (Pierre) D.J.Middleton, Vegetation type, Distribution area

NGHIÊN CỨU TÁI SINH CÂY BẠCH ĐÀN LAI UP (E. urophylla x E. pellita) THÔNG QUA PHÔI SOMA PHỤC VỤ CHO CHUYỂN GEN

Nguyễn Thị Việt Hà1*, Nguyễn Thị Huyền1, Lê Thị Thủy1,
Trần Thị Thu Hà1, Lê Sơn1, Trần Đức Vượng1, Nguyễn Hữu Sỹ1,
Nguyễn Đức Kiên1, Đào Thị Thuỳ Trang2, Phùng Thị Kim Huệ2

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường PTTH chuyên Hùng Vương – Gia Lai

TÓM TẮT

Nghiên cứu tái sinh chồi thông qua phôi soma là bước cần thiết để phục vụ cho công tác chuyển gen. Kết quả nghiên cứu tái sinh Bạch đàn lai UP cho thấy với vật liệu ban đầu là đoạn thân và mảnh lá của chồi in vitro được nuôi cấy trên môi trường MS giảm ½ Nitơ tổng số (MS*) bổ sung 3,0 mg/l BAP, 0,5 mg/l NAA, 20 g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo đạt 88,3% đối với đoạn thân và 81,7% đối với mảnh lá. Mô sẹo sau đó được kích thích nhân sinh khối và phát triển tạo phôi soma trên môi trường MS* bổ sung 1,0 mg/l BAP, 0,5 mg/l NAA, 20 g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ tạo mô sẹo cảm ứng tạo phôi soma là 65,6%. Cụm phôi soma nảy mầm trên môi trường MS* bổ sung 0,5 mg/l BAP, 0,2 mg/l NAA, 20 g/l Sucrose, 100 ml/l nước dừa và 2,4 g/l Gelrite cho tỷ lệ cụm phôi nảy chồi đạt 69,3%, số chồi trung bình đạt 6,1 chồi/cụm phôi. Môi trường MS bổ sung 0,5 mg/l BAP, 0,25 mg/l NAA, 30 g/l Sucrose, 15 mg/l Riboflavin và 6,5 g/l Agar thích hợp cho tạo đa chồi với hệ số nhân chồi đạt 6,5 chồi/cụm. Môi trường ½ MS bổ sung 2,0 mg/l IBA, 1,0 mg/l NAA, 15 g/l Sucrose và 7 g/l Agar cho tỷ lệ chồi ra rễ đạt 90,0%, số rễ TB/chồi 5,9 rễ và chiều dài rễ trung bình là 1,6 cm. Sau khi bình cây được huấn luyện 7 – 10 ngày, cây con được cấy vào cát vàng; sau 2 tuần, cây con được cấy vào bầu với thành phần giá thể là 70% đất đồi, 20% xơ dừa và 10% phân vi sinh cho tỷ lệ sống đạt trên 90%. Hệ thống tái sinh cây Bạch đàn lai UP thông qua tạo phôi soma có thể áp dụng để chuyển gen cải thiện giống bạch đàn này.

Từ khóa: Bạch đàn lai UP, in vitro, mô sẹo, phôi soma, tái sinh

Study of background reproductive plants through soma for gene transfer

Leaf and stem of 15 days tissue culture shoots were used as explants to establish a regeneration protocol for Eucalyptus hybrid between E. urophylla and E. pellita (UP hybrid). The explants were cultured on modified MS medium (MS medium reduced half total nitrogen) supplemented with 3.0 mg/l 6 – benzylaminopurine (BAP), 0.5 mg/l naphthalene acetic acid (NAA), 2% sucrose, 100 ml/l coconut water and 2.4 g/l phytagel, the ratio of callus induction was 88.3% and 81.7% with the stem and in the leaf materials, respectively. Callus was cultured in MS medium (reduced half total nitrogen) supplemented with 0.5 mg/l BAP, 0.2 mg/l NAA, 2% sucrose, 15mg/l riboflavin, 100 ml/l coconut water and 2 g/l phytage, showed a high frequency of adventitious buds formation (69.3%). Regenerated shoots were rooted in ½ MS medium supplemented with 2.0 mg/l indole – 3 – butyric acid (IBA), 1.0 mg/l NAA, 1.5% sucrose and 7g/l Agar. Plantlets were then successfully transplanted to the greenhouse with 90% survival. Generally, Eucalyptus hybrid between E. urophylla and E. pellitaregeneration protocol via somatic embryogenesis induction could be used for genetic transformation.

Keywords: UP hybrid, in vitro, callus, somatic embryo, regeneration

NGHIÊN CỨU CHUYỂN GEN EcHB1
LÀM TĂNG CHIỀU DÀI SỢI GỖ CHO DÒNG BẠCH ĐÀN LAI UP THÔNG QUA Agrobacterium tumefaciens

Trần Thị Thu Hà1*, Lê Thị Thủy1, Nguyễn Thị Huyền1, Nguyễn Thị Việt Hà1,
Trần Đức Vượng1, Lê Sơn1, Nguyễn Đức Kiên1, Nguyễn Hữu Sỹ1, Tô Nhật Minh2,
Đào Thị Thuỳ Trang2, Phùng Thị Kim Huệ2

1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường PTTH chuyên Hùng Vương – Gia Lai

TÓM TẮT

Gen EcHB1 là gen giúp tăng chiều dài sợi gỗ cho bạch đàn đã được phân lập từ bạch đàn grandis (E. grandis). Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành chuyển gen EcHB1 vào bạch đàn lai UP (E. urophylla ´ E. pellita) thông qua vi khuẩn A. tumefaciens. Kết quả nghiên cứu đã xác định ngưỡng nồng độ chất chọn lọc kanamycin tới khả năng sống của mẫu là 150 mg/l và tới khả năng ra rễ của chồi là 50 mg/l. Sử dụng dịch khuẩn A. tumefaciens nồng độ OD600 = 0,5 để biến nạp gen EcHB1 trong dung dịch huyền phù có bổ sung 100 µM Acetosyringone vào bạch đàn lai UP với thời gian biến nạp 10 phút. Sau 72 giờ đồng nuôi cấy, các đoạn thân và lá đã biến nạp gen được tái sinh trên môi trường chọn lọc MS* bổ sung 0,5 mg/l BAP, 0,2 mg/l NAA, 400 mg/l Cefotaxim và 150 mg/l Kanamycin. Sau ba lần chọn lọc trên môi trường tái sinh, các chồi bạch đàn lai UP chuyển gen được cấy trên môi trường ra rễ chọn lọc có bổ sung 50g/l Kanamycin. Kết quả phân tích cây chuyển gen giai đoạn vườn ươm bằng phương pháp PCR đã khẳng định sự có mặt của gen EcHB1 trong cây bạch đàn lai UP.

Từ khóa: Bạch đàn lai UP, chuyển gen, chiều dài sợi gỗ, gen EcHB1

Introdution of the EcHB1 gene into E. urophylla ´ E. pellita hybrid via Agrobacterium tumefaciens

The gene EcHB1, is isolated from E. grandis, encoding for increasing the wood fiber length was transferred into superior clones of E. urophylla ´ E. pellita (UP hybrid) via Agrobacterium tumefaciens. Use A. tumefaciens concentration of OD600 = 0.5 to transform the EcHB1 gene in the suspension solution with 100 µM Acetosyringone into UP hybrid for 10 mins. After 72 hours of co – culture, the transgenic stem and leaf segments were regenerated on MS* selective medium supplemented with 0.5 mg/l BAP, 0.2 mg/l NAA, 400 mg/l Cefotaxim and 150 mg/l Kanamycin. After three selections on the regenerative medium, transgenic UP hybrid shoots were transplanted on selective rooting medium supplemented with 50 g/l Kanamycin. Results of the analysis of nursery plants by PCR method confirmed the presence of the EcHB1 gene in the UP hybrid tree.

Keywords: UP hybrid, transgenic, wood fiber length, EcHB1 gene,

TĂNG TRƯỞNG SINH KHỐI TRÊN MẶT ĐẤT
CỦA RỪNG THỨ SINH LÁ RỘNG THƯỜNG XANH
TẠI KON HÀ NỪNG, GIA LAI

Trần Hoàng Quý, Ninh Việt Khương, Trần Cao Nguyên

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Việc ước lượng sinh khối trên mặt đất một cách chính xác để dự báo biến động của trữ lượng các bon lưu trữ trong hệ sinh thái rừng là rất quan trọng. Trữ lượng các bon được ước lượng là bằng 50% trữ lượng sinh khối. Nghiên cứu này sử dụng phương trình tương quan sinh khối để ước lượng sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, Gia Lai. Nghiên cứu kế thừa số liệu của 10 ô tiêu chuẩn định vị 10.000 m2/ô và 6 ô thí nghiệm cho hai trạng thái rừng có kích thước 900 m2/ô. Kế thừa số liệu giải tích sinh khối của 36 cây mẫu để kiểm tra các phương trình tương quan và lựa chọn phương trình tốt nhất để ước lượng sinh khối trên mặt đất. Kết quả đã lựa chọn được phương trình AGB = 0,0755*D1,32,57 (R = 0,995) là có sai số nhỏ nhất. Sử dụng phương trình này đã ước lượng được tăng trưởng sinh khối trên mặt đất của các ô tiêu chuẩn định vị biến thiên từ 0,25 đến 8,3 tấn/ha/năm, đạt trung bình 5,8 ± 2,3 tấn/ha/năm. Sinh khối vật rơi rụng đạt bình quân 8,5 ± 1,2 tấn/ha/năm. Kết quả tính toán từ các ô thí nghiệm cho thấy, tăng trưởng sinh khối trên mặt đất biến thiên từ 12,6 đến 14,8 tấn/ha/năm, cao nhất ở rừng phục hồi và thấp nhất ở rừng ít bị tác động. Trong đó, tỷ lệ sinh khối sống chiếm từ 40,6 đến 52,3% và sinh khối vật rơi rụng chiếm từ 47,7 đến 59,4%.

Từ khóa: Kon Hà Nừng, sinh khối trên mặt đất, rừng thứ sinh lá rộng thường nhanh

Belowground biomass increment of secondary evergreen broadleaf forests in Kon Ha Nung, Gia Lai province

Accurate estimates of aboveground biomass to monitoring carbon budget in forest ecosystems are very important. Carbon budget is estimated as 50% of biomass stock. This study used allometric models to estimate aboveground biomass of secondary evergreen broadleaf forests in Kon Ha Nung, Gia Lai. The result shown that the allometric equation AGB = 0,0755*D1,32,57 (R = 0,995) had least error and was selected to estimate aboveground biomass. Annual increment of biomass of forests from permanent sample plots varies from 0.25 to 8.3 ton/ha/year with an average of 5.8 ± 2.3 ton/ha/year. Results from 6 experiment sample plots shown that increment of abovegrond biomass varies from 12.6 in low impacted forests to 14.8 ton/ha/year in restored forests. In which, the rate of living biomass account of from 40.6 to 52.3% and bimass of litterfall account from 47.7 to 59.4%.

Keywords: Kon Ha Nung, Aboveground biomass, secondary evergreen broadleaf forests

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI MẠY CHÂU (Carya tonkinensis Lecomte) Ở TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TẠI THÀNH PHỐ SƠN LA, TỈNH SƠN LA

Vũ Văn Thuận1, Lò Thị Hồng Xoan2, Trần Anh Tuấn3

1 Trung tâm NC&CG kỹ thuật Lâm sinh, Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2 Chi cục Kiểm lâm Sơn La
3 Trường ĐH Tây Bắc

TÓM TẮT

Mạy châu là cây bản địa, gỗ lớn, đa tác dụng, có vùng phân bố hẹp. Nghiên cứu được thực hiện tại rừng tự nhiên phục hồi có Mạy châu phân bố trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Mạy châu là loài cây chiếm ưu thế trong tổ thành tầng cây cao với hệ số tổ thành IV% chiếm từ 8,45 – 10,9% và mật độ trung bình 20 cây/ha. Phân bố n/D1.3 và n/Hvn của tầng cây cao trong các lâm phần có Mạy châu phân bố chủ yếu có dạng một đỉnh, lệch trái. Mạy châu có khả năng tái sinh từ hạt và chồi tương đối tốt với hệ số tổ thành từ 0,70 – 0,94 và mật độ từ 166 – 332 cây/ha. Tỷ lệ cây Mạy châu tái sinh có chiều cao trên 1 m đạt 79,16% đến 81,25%. Tỷ lệ cây Mạy châu tái sinh có chất lượng trung bình và tốt chiếm tỷ lệ cao từ 81,3% đến 91,7%. Tần suất xuất hiện cây tái sinh Mạy châu ở mức khá và đều.

Từ khóa: Đặc điểm lâm học, Mạy châu, rừng tự nhiên phục hồi, Sơn La

Silvicultural characteristics of Carya tonkinensis Lecomte in secondary forests in Son La city, Son La province

Carya tonkinensis Lecomte is a indigenous, large – sized, multi – purposes, narrowly distributed tree species. The research was conducted in rehabilitated natural forests where Carya tonkinensis Lecomte distributed in Son La city, Son La province. The results showed that Carya tonkinensis Lecomte is the dominant tree species in this secondary ecosystem with the important value (IV% index) of 8.45 – 10.9 and the average density of 20 trees/ha. The frequency distribution in diameter (n/D1.3) and height (n/Hvn) were mainly in the left – handed shape. Seedling of Carya tonkinensis Lecomte could regenrated from seed bank or by copicing with species composition index ranging from 0.70 – 0.94 and density from 166 – 332 trees/ha. Proportion of promising Carya tonkinensis Lecomte seedling (> 1 m in height) ranged from 79.16% to 81.25%. The rate of regenerated trees of medium and good quality accounts for a high proportion, ranging from 88.4% to 89.43%. The distribution of Carya tonkinensis Lecomte seedling among the site was quite equal.

Keywords: Silvicultural Characteristics, Carya tonkinensis Lecomte, natural rehabilitation forest, Son La province

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ THỰC BÌ
ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG MỘT SỐ LOÀI KEO Ở QUẢNG NINH

Nguyễn Huy Sơn, Phạm Đình Sâm, Vũ Tiến Lâm, Hồ Trung Lương

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis) và keo lai (Acacia hybrids) là những loài cây trồng rừng chủ lực ở nước ta hiện nay. Xử lý thực bì trước khi trồng rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu này đã bố trí 3 công thức thí nghiệm xử lý thực bì, gồm: 1/ Phát thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên diện tích; 2/ Phát thực bì toàn diện và gom vật liệu hữu cơ thành luống theo đường đồng mức; 3/ Phát thực bì cục bộ theo rạch (băng chừa rộng 1 m, rạch chặt rộng 2m). Sau 2 năm trồng khả năng sinh trưởng của keo tai tượng đã khác nhau rõ rệt giữa các công thức xử lý thực bì khác nhau, ở các công thức xử lý thực bì toàn diện sinh trưởng cao hơn, đường kính ngang ngực (D1,3) từ 6,35 – 6,97 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) từ 6,54 – 7,12 m; trong khi đó ở công thức xử lý thực bì theo rạch chỉ đạt các trị số tương ứng là 6,09 cm và 6,30 m. Sau 2 năm trồng, sinh trưởng của Keo lá tràm ở các công thức xử lý thực bì chưa khác nhau rõ rệt, đường kính dao động từ 5,03 – 5,52 cm, chiều cao dao động từ 6,02 – 6,32 m. Tương tự như vậy, sau 2 năm trồng, keo lai sinh trưởng ở các công thức xử lý thực bì cũng chưa khác nhau rõ rệt, đường kính (D1,3) từ 6,81 – 7,16 cm, chiều cao (Hvn) từ 7,12 – 7,72 m. Vì vậy, với nền rừng tự nhiên nghèo kiệt có chiều cao thảm thực vật dưới 7 m, để trồng Keo tai tượng cần phải xử lý thực bì toàn diện và rải đều vật liệu hữu cơ trên diện tích hoặc gom thành luống theo đường đồng mức (không đốt) để trồng rừng Keo lá tràm và keo lai có thể xử lý thực bì toàn diện (không đốt), nhưng nên xử lý theo rạch có nhiều lợi ích hơn.

Từ khóa: Keo tai tượng, Keo lá tràm, keo lai, xử lý thực bì để trồng rừng, Quảng Ninh

Effects of vegetation treatment methods on the growth of various acacia species plantation forests in Quang Ninh province

Vegetation treatment before planting forest is one of the important technical measures, if vegetation treatment is unreasonable, it will reduce productivity and quality of forests, reduce soil fertility and affect long – term and sustainable business. Within the scope of this study, three experimental vegetation treatment formulas were applied for Acacia mangium, Acacia auriculiformis and Acacia hybrids, including: 1/ Comprehensive clearance and even organic materials spread on the area; 2/ Comprehensive clearance and collect organic materials into beds along contour lines; 3/ Selective clearance in strips (1 m – wide un – cut strips, 2 m – wide cutting strips). After 2 years of planting, the growth ability of A. mangium was significantly different with different vegetation treatment formulas, namely higher growth with comprehensive clearance treatments, diameter at breast height (D1,3) was from 6.35 – 6.97 cm, total height (Hvn) from 6.54 to 7.12 m; meanwhile, in the selective clearance treatment formula, the mentioned values ​​were only 6.09 cm and 6.30 m respectively. After 2 years of planting, the growth of Acacia auriculiformis with various treatment formulas was not significantly different, the diameter ranges from 5.03 – 5.52 cm, the height ranges from 6.02 – 6.32 m. Similarly, after 2 years of planting, Acacia hybrid growth with treatment formulas did not differs much, diameter (D1.3) from 6.81 – 7.16 cm, height (Hvn) from 7.12 – 7.72 m. Therefore, with the current status of poor natural forests, the height of vegetation below 7 m, to plant Acacia mangium, it is necessary to to apply comprehensive vegetation clearance and even organic materials spread on the area or collect organic materials into beds along contour lines (no burning), for afforestation of Acacia auriculiformis and acacia hybrid, all three methods of vegetation treatment can be applied, but selective clearance in strips should be used because of greater benefits it brings.

Keywords: Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Acacia hybrids, vegetation treatment before planting forest, Quang Ninh province

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA MỘT SỐ LOÀI KEO 2 NĂM TUỔI TRỒNG
Ở UÔNG BÍ – QUẢNG NINH

Vũ Tiến Lâm, Hồ Trung Lương, Phạm Đình Sâm, Nguyễn Huy Sơn, Cao Văn Lạng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mật độ trồng rừng là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm sinh quan trọng trong trồng rừng thâm canh nói chung, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, nhất là rừng trồng thâm canh các loài keo lai (Acacia hybrids), Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (A. auriculiformis) phục vụ mục đích kinh doanh gỗ lớn. Trong phạm vi nghiên cứu này đã bố trí 4 công thức thí nghiệm mật độ trồng, gồm: i/ 1.660 cây/ha (2 ´ 3 m); ii/ 1.110 cây/ha (3 ´ 3 m); iii/ 830 cây/ha (3 ´ 4 m); iv/ 625 cây/ha (4 ´ 4 m). Sau 2 năm trồng, khả năng sinh trưởng của keo lai ở các công thức mật độ đã khác nhau rõ rệt cả đường kính ngang ngực (D1,3) và chiều cao vút ngọn (Hvn): đường kính lớn nhất ở mật độ 625 cây/ha đạt 8,25 cm, giảm dần theo chiều tăng của mật độ và nhỏ nhất ở mật độ 1.660 cây/ha chỉ đạt 7,08 cm; ngược lại, chiều cao lớn nhất ở mật độ 1.660 cây/ha đạt 7,96 m, giảm dần theo chiều giảm của mật độ và nhỏ nhất ở mật độ 625 cây/ha chỉ đạt 7,37 m. Sinh trưởng của Keo tai tượng 2 năm tuổi ở các công thức mật độ đã khác nhau rõ rệt cả đường kính (D1,3) và chiều cao (Hvn): đường kính lớn nhất ở mật độ 625 cây/ha đạt 7,27 cm, giảm dần theo chiều tăng của mật độ và nhỏ nhất ở mật độ 1.660 cây/ha là 6,39 cm; chiều cao lớn nhất ở mật độ 1.660 cây/ha đạt 6,14 m, giảm dần theo chiều giảm của mật độ và nhỏ nhất ở mật độ 625 cây/ha chỉ đạt 5,99 m. Khả năng sinh trưởng của Keo lá tràm 2 năm tuổi ở các công thức mật độ đã khác nhau rõ rệt về đường kính (D1,3), lớn ở mật độ 625 cây/ha đạt 6,86 cm và nhỏ nhất ở mật độ 1.660 cây/ha chỉ đạt 5,25 cm; nhưng chiều cao (Hvn) lại chưa khác nhau rõ rệt về mặt thống kê với các trị số trung bình dao động từ 6,37 – 6,96 m, khả năng sinh trưởng của chiều cao cũng có xu hướng tăng dần từ mật độ thấp tới mật độ cao. Kết quả trên đây mới chỉ là kết quả bước đầu trong giai đoạn rừng mới khép tán, cần phải theo dõi thêm từ 1 năm đến 2 năm tiếp theo khi rừng đã giao tán mạnh để có những kết luận chính xác hơn.

Từ khóa: Keo tai tượng, Keo lá tràm, keo lai, mật độ trồng, Quảng Ninh

The effects of planting density to the growth of some acacia species 2 year old in Quang Ninh province

Density of plantation is an important silviculture treatment for intensive forest planting, that contributes improves productivity and quality of plantation, especially intensive plantation of Acacia hybrids, Acacia mangium, and A. auriculiformis for the large timber production purposes. In this study, four different density levels were used include: i/ 1,660 trees/ha (2 ´ 3m); ii/ 1,110 trees/ha (3 ´ 3 m); iii/ 830 trees/ha (3 ´ 4 m); iv/ 625 trees/ha (4 ´ 4 m). After 2 years, the growth of Acacia hybrids in four density levels are significant difference in both of Diameter at Breast Height (DBH) and Height (H): The highest average DBH reached 8.25 cm with the density of 625 trees/ha, DBH gradually decreasing when density increasing and the smallest DBH is 7.08 cm with density of 1,660 trees/ha; the highest average Height reached 7.96 m with the density of 1660 trees/ha, average Height gradually decreasing when density decreasing and the smallest Height is 7.37 m with density of 625 trees/ha. The growth of Acacia mangium of four density levels are significant difference in both of average Diameter at Breast Height (DBH) and average Height (H): The highest average DBH reached 7.27 cm with the density of 625 trees/ha, DBH gradually decreasing when density increasing and the smallest average DBH is 6.39 cm with density of 1,660 trees/ha; the highest average Height reached 6.14 m with the density of 1660 trees/ha, Height gradually decreasing when density decreasing and smallest average Height is 5.99 m with density of 625 trees/ha. The growth of A. auriculiformis of four density levels are significant difference about average Diameter at Breast Height (DBH): The highest average DBH reached 6.86 cm with the density of 625 trees/ha, DBH gradually decreasing when density increasing and the smallest average DBH is 5.25 cm with density of 1,660 trees/ha; Height are not significant different with the average Height from 6.37 – 6.96 m. However, average height also tends to increase from low density to high density. That results just an initial results in the period new forest closure canopy, further investigation is required in the next 1 – 2 years for more accurate conclusions.

Keywords: Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Acacia hybrid, planting density, Quang Ninh province

THIẾT LẬP ĐỒNG THỜI HỆ THỐNG MÔ HÌNH ĐỂ
CẢI THIỆN ĐỘ TIN CẬY TRONG ƯỚC TÍNH SINH KHỐI – CARBON CỦA CÁC BỘ PHẬN CÂY BỜI LỜI ĐỎ (Machilus odoratissimus Nees) Ở TÂY NGUYÊN

Triệu Thị Lắng, Bảo Huy

Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Bời lời đỏ (Machilus odoratissimus Nees) là một loài cây đa mục đích và có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường cao. Trong kinh doanh rừng trồng Bời lời đỏ, cần có hệ thống mô hình ước tính chính xác sinh khối từng bộ phận cây; đồng thời để tính toán carbon tích lũy của cây rừng cho các chương trình giảm phát thải từ mất và suy thoái rừng. Nghiên cứu này thực hiện ở Tây Nguyên, 22 ô mẫu 300 m2 được lập ở các tuổi từ 1 – 7. Chặt hạ 22 cây có đường kính bình quân lâm phần để thu thập dữ liệu sinh khối/carbon của bốn bộ phận cây là thân (Bst/Cst), vỏ (Bba/Cba), cành (Bbr/Cbr), lá (Ble/Cle) và tổng sinh khối/carbon của cây trên mặt đất (AGB/AGC). So sánh hai phương pháp thiết lập mô hình: Thiết lập độc lập các mô hình bộ phận theo phi tuyến có trọng số Maximum Likelihood; và thiết lập đồng thời các mô hình bộ phận theo phi tuyến có trọng số SUR (seemingly unrelated regression). Kết quả cho thấy thiết lập đồng thời hệ thống các mô hình sinh khối – carbon bộ phận và toàn bộ theo SUR đạt độ tin cậy cao hơn các mô hình bộ phận được thiết lập một cách độc lập. Hệ thống mô hình ước tính đồng thời sinh khối và carbon các bộ phận cây Bời lời đỏ và toàn bộ được lựa chọn có dạng tổng quát: AGB = Bst + Bba+ Bbr + Ble = a1×(D2H)b1 + a2×(D2H)b2 + a3×Db3 + a4×(D2H)b4 AGC = Cst + Cba+ Cbr + Cle = a1×(D2H)b1 + a2×(D2H)b2 + a3×Db3 + a4×(D2H)b4.

Từ khóa: Bời lời đỏ, carbon, sinh khối, seemingly unrelated regression (SUR)

Developing simultaneously modeling systems for improving reliability of tree aboveground biomass – carbon and its components estimates for Machilus odoratissimus Nees in the Central Highlands of Viet Nam

Machilus odoratissimus Nees is a species of multi – purposes, hight economic value and environmental protection. In plantation business, it demands modeling system that predicts accurately aboveground biomass and its components; At the same time, the developed models support to compute carbon accumulation of forest trees for program of reducing emissions from deforestation and forest degradation. Twenty – two 300 m2 plots within the full range of 1 – 7 ages in the Central Highlands were measured. A total of 22 averaged – diameter trees were destructively sampled to obtain a dataset of the dry biomass/carbon of the stem (Bst/Cst), bark (Bba/Cba), branches (Bbr/Cbr), leaves (Ble/Cle), and total aboveground biomass/carbon (AGB/AGC). The study compared two methods: developing independent equations was weighted nonlinear regression fit by maximum likelihood and building simultaneous modeling system was weighted nonlinear fit by seemingly unrelated regression (SUR). As a result, the modeling system devloped simultaneously using SUR produced higher reliability than the models established independently. The selected forms of modeling systems for estimating tree aboveground biomass/carbon and its components were AGB = Bst + Bba+ Bbr + Ble = a1×(D2H)b1 + a2×(D2H)b2 + a3×Db3 + a4×(D2H)b4 and AGC = Cst + Cba+ Cbr + Cle = a1×(D2H)b1 + a2×(D2H)b2 + a3×Db3 + a4×(D2H)b4.

Keywords: Machilus odoratissimus, biomass, carbon, seemingly unrelated regression (SUR)

NGHIÊN CỨU THIẾT LẬP BẢN ĐỒ PHÂN BỐ RỪNG NGẬP MẶN TẠI VIỆT NAM SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT 8 OLI VÀ SENTINEL 1 ĐA THỜI GIAN TRÊN NỀN TẢNG ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CỦA GOOGLE EARTH ENGINE

Phạm Văn Duẩn1, Lê Sỹ Doanh1, Vũ Thị Thìn1, Hoàng Văn Khiên1, Phạm Thị Quỳnh2

1Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Trường Đại học Lâm nghiệp
2Khoa Lâm học – Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Do sự tác động của con người và biến đổi khí hậu, bản đồ phân bố rừng ngập mặn chính xác và cập nhật thường xuyên rất cần thiết phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và xây dựng các kế hoạch quản lý bền vững. Trong nghiên cứu này, một thuật toán phân loại được phát triển bằng cách sử dụng các đặc tính sinh thái độc đáo của rừng ngập mặn ở Việt Nam. Cụ thể, bản đồ phân bố rừng ngập mặn được xây dựng thông qua: (1) tần số độ xanh; (2) tần số độ che phủ tán; (3) tần số độ ngập triều xác định từ tư liệu ảnh Landsat 8 OLI đa thời gian kết hợp với một số dữ liệu phụ trợ khác. Chỉ số thực vật khác biệt chuẩn hoá (NDVI) trung bình được xác định là một biến quan trọng trong việc xác định các ngưỡng tần số độ xanh, tần số độ che phủ tán, tần số độ ngập triều phù hợp để xác định khu vực có phân bố rừng ngập mặn. Ngoài ra, sự tích hợp của kênh VH trên ảnh Sentinel – 1 và chỉ số nước khác biệt biến đổi (mNDWI) cho thấy tiềm năng lớn trong việc xác định các khu vực liên tục ngập nước trong năm không có khả năng phân bố rừng ngập mặn. Bản đồ phân bố rừng ngập mặn tạo ra ở độ phân giải không gian 30 m có độ chính xác tổng thể lớn hơn 93% khi kiểm chứng thực tế. Nghiên cứu này đã chứng minh tiềm năng của việc sử dụng tư liệu ảnh Landsat 8 OLI và Sentinel – 1 đa thời gian trên nền tảng điện toán đám mây của GEE để xác lập bản đồ phân bố rừng ngập mặn tại các vùng ven biển ở Việt Nam.

Từ khóa: Google earth engine, rừng ngập mặn, tần số độ che phủ tán, tần số độ ngập triều, tần số độ xanh

Reserch to establis mangrove forests map in Viet Nam using time series Landsat 8 Oli and Sentinel – 1 in google earth engine cloud computing platform

Due to anthropogenis disturbances and climate change, accurate and contemporary maps of mangrove forests are needed to management, protection and establish plans for sustainable management. In this study, a classification algorithm was developed using the biophysical characteristics of mangrove forests in Viet Nam. Specifically, mangrove forests distribution maps were mapped by: (1) Greeness frequency; (2) Canopy frequency; (3) Inundation frequency from time series Landsat 8 OLI and some other datas: elevation, slop… The annual mean Normalized Difference Vegetation Index (NDVI) was found to be a key variable in determining the classification thresholds of Greeness frequency, Canopy frequency, Inundation frequency to determined areas mangrove forests distribution. In addition, the intergration of Sentinel 1 VH band and modified Normalized Difference Water Index (mNDWI) shows great potential in identifying yearlong tidal and fresth water bodies, which can not distribute of mangrove forests. Mangrove forests distribution maps were mapped at 30 m spatial resolution have accuracy greater than 93% when validated with ground reference data. This study has demonstrated the potential of using time series Landsat 8 OLI and Sentinel – 1 imagery in Google earth engine cloud computing platform to identify and map mangrove forests along the coastal zones in Viet Nam.

Keywords: GEE, mangrove forests, canopy frequency, inundation frequency, greeness frequency

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG TRÔM TẠI VÙNG KHÔ HẠN NAM TRUNG BỘ

Phùng Văn Khang, Ngô Văn Ngọc, Phùng Văn Khen, Võ Trung Kiên,
Phùng Văn Tỉnh, Nguyễn Trọng Nam

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng Trôm tại vùng khô hạn Nam Trung bộ là một phần mục trong đề tài “Nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật gây trồng và khai thác mủ Trôm (Sterculia foetida L.) ở vùng khô hạn Nam Trung bộ” thực hiện từ năm 2013 đến năm 2018. Số liệu được tổng hợp từ điều tra các mô hình trồng Trôm của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tuy Phong (Bình Thuận) và huyện Ninh Phước, Thuận Nam (Ninh Thuận). Kết quả về tăng trưởng đường kính các mô hình dao động từ 1,48 cm/năm (MH7) đến 2,98 cm/năm (MH4), tăng trưởng chiều cao từ 0,25 m/năm (MH7) đến 1,0 m/năm (MH3), tăng trưởng đường kính tán từ 0,21 m/năm (MH7) và cao nhất mô hình MH3, MH5 (0,72 m/năm), tỷ lệ sống tương đối cao từ 74,9% (MH7) đến 98% (MH4). Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Trôm đến năm thứ 10 đã chỉ ra: Mô hình trồng Trôm thâm canh (MH4) đạt hiệu quả cao nhất với các chỉ tiêu kinh tế như NPV ≈ 153 triệu đồng/ha; IRR ≈ 40%; BCR ≈ 2 lần và hiệu quả sử dụng lao động đạt 463.000 đồng/ngày công. Các mô hình trồng xen cây nông nghiệp trong 02 năm đầu với mật độ trồng 833 cây/ha (MH5) cũng cho hiệu quả kinh tế khá cao với các chỉ tiêu NPV ≈ 96,7 – 99,8 triệu đồng/ha; IRR ≈ 43 – 53%; BCR ≈ 1,8 lần và hiệu quả sử dụng lao động đạt 390.000 – 416.000 đồng/ngày công. Hiệu quả kinh tế kém nhất là mô hình trồng với mật độ 2.500 cây/ha (MH1) với hiệu quả ngày công lao động thấp (269.000 đồng/ngày) và doanh thu cũng sụt giảm nhanh, đến năm thứ 10 doanh thu chỉ còn 20 triệu/ha/năm.

Từ khóa: Mô hình trồng Trôm, Trôm, Sterculia foetida L., Nam Trrung bộ, hiệu quả kinh tế

Economic efficiency assessment from some Trom (Sterculia foetida L.) plantation experiment models in the dry zone at South of Central Viet Na

Research in economic efficiency assessment from some Trom (Sterculia foetida L.) plantation experiment models in the dry zone at South of Central Viet Nam was a sub – content in a whole batch research topic “Research in breed selection, plantation technical and harvesting Sterculia foetida L. latex in the dry zone at South of Central Viet Nam” from 2013 to 2018. The data was collected from Sterculia foetida L. plantation experiment models in smallholders on Tuy Phong district, Binh Thuan province, and Ninh Phuoc, Thuan Nam district, Ninh Thuan province. The result on diameter growth has the range from 1,48 cm/year in MH7 to 2.98 cm/year in MH4. For height growth has the range from 0,25 m/year in MH7 to 1 m/year in MH3. For canopy’s diameter growth has the range from 0.21 m/year (MH7) to 0.72 m/year in MH3 and MH5. Survival rate was high from 74.9% in MH7 to 98% in MH4. Economic efficiency assessment from Trom (Sterculia foetida L.) plantation experiment models up to 10 – year – old show: the intensive Trom (Sterculia foetida L.) plantation experiment model (MH4) has the highest efficiency with economic indicators show NPV ≈ 153 million VND/year,
IRR ≈ 40%, BCR ≈ 2 times and labor efficiency got 463.000 VND/day. In agricultural trees (corn, bean) intercropping with Trom (Sterculia foetida L.) in the first 2 – year model, the density was 833 trees/hectare (MH5) also show the high economic efficiency with some indicators such as NPV ≈ 96.7 – 99.8 million VND/year, IRR ≈ 43 – 53%, BCR ≈ 1.8 times and labor efficiency got 463.000 VND/day. The plantation experiment model with the density 2.500 trees/hectare (MH1) was less economic efficiency model with labor efficiency got only 269.000 VND/day and the revenue also dropped rapidly, at the 10th year the revenue will get only 20 million / hectare/year.

Keywords: Trom plantation experiment models, Trom, Sterculia foetida L., South of Central Viet Nam, economic efficiency

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM 3 LOÀI TRE
LÀM NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT TRE ÉP KHỐI

Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Miền

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Đặc điểm ngoại quan, tính chất cơ lý, hóa học của Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li), Tre ngọt, Vầu (Idosasa angustata McClure) xuất tre ép khối cho thấy: cả 3 loài tre đều là các loài tre thân lớn, độ tròn đều cao. Khối lượng thể tích từ 0,586 g/cm3~ 0,613 g/cm3; độ bền uốn tĩnh từ 138,90 N/mm2~158,88 N/mm2; độ pH của 3 loài tre từ 5,3 ~5,62 là những loài tre có tính axit nhẹ, hàm lượng xenlulo cao xấp xỉ 40% là yếu tố tăng độ bền cơ học và độ bền tự nhiên của tre, hàm lượng lignin cao xấp xỉ 25% góp phần giúp tre chịu nhiệt tốt và tăng độ cứng của tre. Cả 3 loài tre đều thích hợp làm nguyên liệu cho sản xuất tre ép khối.

Từ khóa: Luồng, Tre ngọt, Vầu đắng

The properties of 3 bamboo species using as raw material for pressed bamboo products

The bonded characteristics, physical and chemical properties of Luong, Sweet Bamboo and Bitter Melon have been studied to assess the ability of materials to produce pressed bamboo. The results showed that all 3 bamboo species are big bamboo species with high roundness. Volumetric volume from 0.586 g/cm3 ~ 0.613 g/cm3; static bending strength from 138.90 N/mm2 ~ 158.88 N/mm2; pH of 3 bamboo species from 5.3 ~ 5.62 is mild acidic bamboo species, high cellulose content is approximately 40%, which is the element of increasing the mechanical strength and natural durability of bamboo, lignin content. Approximately 25% high contributes to good heat – resistant bamboo and increases the hardness of bamboo. All 3 species of bamboo are suitable as raw materials for the production of pressed bamboo.

Keywords: Luong, Sweet bamboo, Indosasa angustata

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÂY BỜI LỜI VÀNG
(Litsea pierrei Lecomte)

Võ Đại Hải1, Nguyễn Tử Kim2, Bùi Hữu Thưởng2,
Nguyễn Thị Trịnh2, Nguyễn Trọng Nghĩa2

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) là loài cây gỗ lớn sinh trưởng nhanh, thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam. Gỗ mềm, mịn và thớ thẳng, mạch gỗ phân tán, số lượng mạch ít (5 – 8 mạch/mm2), đường kính mạch trung bình (148 µm); tia gỗ thường rộng từ một đến hai tế bào. Gỗ co rút ít (tổng độ co rút tuyến tính phương tiếp tuyến 7,6%, xuyên tâm 4,9% và thể tích 13,7%). Gỗ Bời lời vàng có tính cơ học thấp (độ bền nén dọc thớ 38,8 MPa, kéo dọc thớ 112,4 MPa, uốn tĩnh 69,6 MPa, uốn va đập 37,5 kJ/m2, độ bền tách dọc thớ 16,5 N/mm, mô đun đàn hồi uốn tĩnh 5,2 Gpa). Với những đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý và cơ học, gỗ Bời lời vàng có khả năng ít cong vênh, nứt nẻ trong quá trình sấy, dễ gia công, phù hợp làm ván bóc và ván lạng, ván ghép thanh và sản xuất đồ gỗ nội thất. Gỗ không thích hợp sử dụng trong xây dựng và giao thông vận tải cần chịu lực cao.

Từ khóa: Bời lời vàng, tính chất vật lý, tính chất cơ học, sử dụng gỗ

Assessment of the possibility in wood utilization of Litsea pierrei Lecomte

Litsea pierrei Lecomte is a large tree species growing fast, adapting to many different ecological regions in Vietnam. Soft wood, smooth and straight grain, Wood diffuse – porous, 5 – 8 Vessels per square millimeter with mean tangential diameter of 148 µm; ray width 1 to 3 cells. Small wood shrinkage (total shrinkage in tangential direstion 7.6%, in radial direction 4.9% and volume of 13.7%). Litsea pierrei wood has low mechanical strength (compression parallel to grain: 38.8 MPa, tension parallel to the grain: 112.4 MPa, static bending: 69.6 MPa, impact strength: 37.5 kJ / m2, cleavage parallel to grain: 16.5 N / mm, modulus of elastic: 5.2 GPa). With structural features, physical and mechanical properties mention above, Litsea pierrei wood has the ability to be less warped, cracked during drying process, easy to process, suitable for veneer, blockboards and wooden furniture. Wood is not suitable for use in construction and transportation needs a high load.

Keywords: Litsea pierrei Lecomte, wood physical properties, wood machenical properties, wood utilization

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]