TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 – 2018
1 |
Thành phần loài và sinh cảnh thực vật Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An |
Species composition and habitat of plants in Lang Sen wetland reserve, |
Đặng Văn Sơn |
3 |
2 |
Ảnh hưởng của chế độ ngập đến tính đa dạng thực vật |
Effect of inundation regime on herbaceous diversity at Gao Giong Melaleuca forest management board |
Lê Hữu Phú |
13 |
3 |
Một số dẫn liệu về thực vật và thăm dò khả năng nhân giống vô tính loài Thìa là hóa gỗ Leonid (Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov) bằng hom |
Some botanical information and asexual propagation of (Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov) from cuttings |
Nguyễn Phương Hạnh |
22 |
4 |
Đánh giá khả năng sinh trưởng của một số giống bạch đàn lai (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) mới được công nhận tại một số mô hình rừng trồng |
Growth of recognized Eucalyptus hybrid (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) clones at some plantation models |
Nguyễn Hữu Sỹ |
31 |
5 |
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính bằng củ Tam thất gừng (Stahlianthus thorelii Gagnep) |
Research some techniques to propagate Stahlianthus thorelii Gagnep by tubers |
Lê Văn Quang |
40 |
6 |
Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, hình dáng thân cây của một số dòng keo lai đang được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam bộ |
Effects of fertilizer on growth, stem form of some Acacia hybrid clones planted popularly in South Eastern region |
Phạm Văn Bốn |
49 |
7 |
Xác định lập địa cho trồng rừng kinh tế trên đất bãi thải sau khai thác than ở |
Determine the site of economic afforestation in waste land after coal mining in Quang Ninh |
Ngô Đình Quế |
59 |
8 |
Sử dụng chỉ số viễn thám để phát hiện suy thoái rừng tại khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, Lâm Đồng |
Using remote sensing indices to detect forest degradation in Langbiang world biosphere reserve, Lam Dong province |
Nguyễn Quốc Hiệu Phùng Văn Khoa |
67 |
9 |
Tích hợp AHP vào GIS để xây dựng bản đồ phân bố và tiềm năng phát triển loài Mây nước mỡ và Mây nước nghé |
Integration of AHP into GIS to build maps of distribution and development potential for Daemonorops poilanei Dransf and D.jenkinsiana Mart in natural forests |
Nguyễn Văn Lợi |
83 |
10 |
Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành công nghiệp tre luồng tại tỉnh Thanh Hóa |
Study value chains of luong bamboo industry sector in Thanh Hoa province |
Nguyễn Thanh Sơn |
94 |
11 |
Ảnh hưởng của chiều rộng băng chặt, mật độ trồng và phân bón đến sinh trưởng cây Chò xanh (Terminalia myriocarpa) tại vùng Tây Bắc
|
Effects of clearing belt, planting density and fertilizer on growth of Terminalia myriocarpa species in the North-Western region |
Đinh Công Trình,
|
105 |
THÀNH PHẦN LOÀI VÀ SINH CẢNH THỰC VẬT KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN
Đặng Văn Sơn1*, Lê Pha2, Phạm Văn Ngọt2, Nguyễn Linh Em3
Nguyễn Thị Mai Hương1, Hoàng Nghĩa Sơn1
1Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Khoa Sinh học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
3Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở Khu Bảo tồn đất ngập nước Láng Sen có 220 loài, 174 chi, 74 họ thuộc 2 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Tài nguyên thực vật có ích cũng được thống kê, có 5 nhóm gồm: làm thuốc có 119 loài, thực phẩm có 30 loài, làm cảnh có 11 loài, gia dụng có 10 loài và cho gỗ có 8 loài. Đã xác định được 3 loài thực vật có giá trị bảo tồn theo sách Đỏ Việt Nam (2007) là Cà na (Elaeocarpus hygrophilus), Lau vô (Hemisorghum mekongense) và Lúa ma (Oryza rufipogon). Dạng thân của thực vật được chia làm 6 nhóm chính là cây thân thảo có 153 loài, dây leo có 19 loài, cây bụi/bụi trườn có 16 loài, gỗ lớn có 16 loài, gỗ nhỏ có 14 loài và bán ký sinh có 2 loài. Đồng thời, ghi nhận được 4 kiểu sinh cảnh thực vật trong Khu Bảo tồn bao gồm: Sinh cảnh rừng Tràm, Sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa với 6 kiểu quần hợp, Sinh cảnh lung trấp với 3 kiểu quần hợp và Sinh cảnh thực vật trên kênh rạch với 8 kiểu quần hợp. Từ khóa: Đa dạng thực vật, Láng Sen, sinh cảnh thực vật, thành phần loài thực vật
|
Species composition and habitat of plants in Lang Sen wetland reserve, Long An province
The results of plant species composition and habitat of plants in Lang Sen wetland reserve recorded 220 species, 174 genera, 74 families that belonging to the two phyla of vascular plants including Lycopodiophyta and Magnoliophyta. The plant resources were divided into five groups as follows: (1) medicinal plants with 119 species, (2) vegetables plants with 30 species, (3) ornamental plants with 11 species, (4) household plants with 10 species, and (5) wood plants with 8 species. Besides, 3 species include Elaeocarpus hygrophilus, Hemisorghum mekongense and Oryza rufipogon were listed for conservation in the Vietnam Red Data Book (2007). Life forms of plants were divided into six groups including herbs with 153 species, lianas with 19 species, shrubs with 16 species, big trees with 16 species, small trees with 14 species, and hemiparasites with 2 species. Moreover, 4 habitat of plants were identified in wetland reserve including habitat with Melaleuca forest, habitat with seasonally inundated grasslands (with 6 plant communities), habitat with Lung-Trap (with 3 plant communities) and habitat with plants on canals (with 8 plant communities). Keywords: Floral diversity, habitat of plants, Lang Sen, species composition |
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ NGẬP ĐẾN TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN THẢO TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG TRÀM GÁO GIỒNG TỈNH ĐỒNG THÁP
Lê Hữu Phú1, Ngô Đình Quế2, Nguyễn Chí Thành1
1Trung tâm Nghiên cứu rừng và Đất ngập nước
2Hội khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12 năm 2014 đến tháng 10 năm 2015 (Lần 1: Cuối mùa lũ (tháng 12 năm 2014); Lần 2: Giữa mùa khô (tháng 4- 6 năm 2015); Lần 3: Đầu mùa lũ (tháng 9 – 10 năm 2015)) tại Ban quản lý rừng tràm Gáo Giồng nhằm đánh giá tính đa dạng thực vật thân thảo theo mùa và theo chế độ ngập. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng nghiên cứu có 6 chế độ ngập, các chỉ số đa dạng sinh học đều có sự thay đổi theo mùa, ở các chế độ ngập 1, 2, 3, 5 vào mùa mưa có tính đa dạng cao hơn mùa khô và ở chế độ ngập 4, 6 vào mùa mưa lại thấp hơn mùa khô. Trong mùa khô ở chế độ ngập 6 có tính đa dạng sinh học thấp nhất và chế độ ngập 5 có tính đa dạng sinh học cao nhất, trong khi đó vào mùa mưa ở chế độ ngập 6 có tính đa dạng sinh học thấp nhất và chế độ ngập 4 có tính đa dạng sinh học cao nhất. Vì vậy cần khoanh vùng các đồng cỏ bằng hệ thống đê bao để điều tiết nước ở chế độ ngập 5 vào mùa khô và ở chế độ ngập 4 vào mùa mưa. Từ khóa: Chế độ ngập, đa dạng thực vật, Gáo Giồng
|
Effect of inundation regime on herbaceous diversity at Gao Giong Melaleuca forest management board Dong Thap province
The study was carried out 3 field campaigns from December 2014 to October 2015, the first time in the end of the flooding season (December 2014), the second time in the mid-dry season (from April to June 2015) and the third at the beginning of the flooding season (from September to October 2015) to assess the influence of inundation regime and seasonal to herbaceous diversity. The results show that the study area has 6 inundation regimes. Biodiversity indexes varied with the seasonal, it was lower during the rainy season than during the dry season in the inundation regime 1, 2, 3, and 5. Conversely, in the inundation regime 4 and 6, biodiversity indexes were higher during the dry season than during the rainy season. During the dry season, the diversity was highest in the inundation regime 5 and lowest in the inundation 6, while the diversity was lowest in the inundation regime 6 and highest in the inundation 4 during rainy season. Therefore, it is necessary to localize the grasslands by dike system to regulate water in the inundation regime 5 in dry season and in the inundation regime 4 in rainy season. Keywords: Gao Giong, inundation regime, plant diversity
|
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ THỰC VẬT VÀ THĂM DÒ KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH LOÀI THÌA LÀ HÓA GỖ LEONID (Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov) BẰNG HOM
Nguyễn Phương Hạnh1, Nguyễn Sinh Khang1, Lê Ngọc Diệp1,
Nguyễn Quốc Bình2, Bùi Thu Hà3, Vũ Nguyễn Huyền Trang3
1Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)
2Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam(VAST)
3Đại học Sư phạm Hà Nội
TÓM TẮT
Loài Thìa là hóa gỗ leonid (Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov) là loài mới, đặc hữu của Việt Nam, được công bố vào năm 2006 bởi Pimenov & Kljuykov, phân bố ở tỉnh Hà Giang. Đây là loài thực vật thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), cây bụi thân gỗ, sống lâu năm, cao 0,5 – 1,8 m, lá kép lông chim 2-3 lần, tập trung ở ngọn cây, xếp xen kẽ, hình tam giác, cuống bẹ dài 1-2 cm; cụm hoa ở đầu cành, đường kính 10 – 11 cm; quả nhẵn, dẹt, dài 6,5 – 6,7 mm, rộng 2,7 – 2,9 mm; phân bố rất rải rác dưới tán rừng núi đá vôi ở độ cao trên 1200 m (a.s.l), mọc trong các kẽ đá có đất, mùn. Hiện nay, loài Thìa là hóa gỗ leonid đang bị suy giảm về số lượng và thu hẹp vùng phân bố do bị khai thác mạnh vì mục đích thương mại. Kết quả giâm hom cho thấy, tỷ lệ vừa nảy mầm và ra rễ đạt cao nhất 6,7% khi xử lý hom giâm với chất IBA nồng độ 1500 ppm sau 90 ngày giâm trên giá thể 100% cát sạch. Trong khi đó, sau 180 ngày hom giâm vừa nảy mầm và ra rễ khi xử lý chất IBA nồng độ 1000 ppm và 1500 ppm trên cả giá thể 2 (GT2: 50% tro chấu + 30% đất + 20% phân trâu bò hoai) và giá thể 3 (GT3: 50% chấu tươi + 30% đất + 20% phân trâu bò hoai), nhưng ở giá thể 3 (GT3) sử dụng IBA (1500 ppm) tỷ lệ ra rễ đạt cao nhất là 8,9 chiều dài rễ đạt 5,5 cm, số rễ trung bình đạt 5,6 rễ/hom. Loại hom kề ngọn cho tỷ lệ ra rễ và nảy chồi cao nhất là 10% và chiều cao của chồi đạt 12,3% khi xử lý hom giâm với chất IBA nồng độ 1500 ppm giâm trên giá thể 3 (GT3: 50% chấu tươi + 30% đất + 20% phân trâu bò hoai). Từ khóa: Giâm cành, IBA, Thìa là hóa gỗ leonid
|
Some botanical information and asexual propagation of (Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov) from cuttings
Xyloselinum leonidii Pimenov & Kljuykov, a new and endemic species for the flora of Vietnam belongs to Apiaceae family, described by Pimenov & Kljuykov in 2006: perennial woody shrub, 0.5-1.8 m tall; leaves densely crowded at the stem apices, 2-3-pin-natisect, basal segments petiolulate, with petiolules 1-2 cm long, alternate, tripinnate; upper branches, bearing umbels, 10 – 11 cm in diameter; fruits glabrous, 6.5-6.7 mm long, 2.8-3.0 mm wide, elongato-lanceolate in outline. The species has restricted distribution under forest canopy, on limestone mountains at an altitude over 1,200 m (a.s.l), grows in rocky niches with soil, humus. Now, over-exploition for commercial purposes so numbers of species decreased and distribution narrowed, their genetic resources have been seriously threatened. The results of cutting Xyloselinum leonidii showed that the highest germination and rooting rates (6.7%) in combination with IBA concentration 1500 ppm after 90 days in the substrates 100% clean sand. Both germination and rooting rates occurrent in combination with IBA concentration 1000 ppm and 1500 ppm after 180 days in the substrates 2 (GT2: 50% rice husk ash + 30% soil + 20% cattle compost) and 3 (GT3: 50% rice husk + 30% soil + 20% cattle compost) but in substrates 3 (GT3): the highest root number of Xyloselinum leonidii cutting (8.9%), root height (5.5 cm) and medium root number 5.6 root/cutting. The results of cutting types (softwood, semi – hardwood, and hardwood) Xyloselinum leonidii showed that: the highest germination and rooting rates of semi – hardwood (10%) and shoot height (12.3%) in combination with IBA concentration 1500 ppm in the substrates 3 (GT3: 50% rice husk + 30% soil + 20% cattle compost, while no rooted cuttings were found in the types softwood. Keywords: Propagation, IBA, Xyloselinum leonidii |
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG BẠCH ĐÀN LAI (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG
Nguyễn Hữu Sỹ, Trần Thị Thanh Thùy, Triệu Thị Thu Hà, Đỗ Hữu Sơn, Nguyễn Đức Kiên và các cộng tác viên khác
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Các mô hình rừng trồng bạch đàn được trồng tại Yên Bái, Hà Nội, Bắc Giang và Bình Định vào năm 2014 đã sử dụng 5 dòng bạch đàn lai đã được công nhận giống TBKT là UP35, UP54, UP72, UP95 và UP99. Tỷ lệ sống của tất cả các mô hình rừng trồng sau 36 tháng đạt trên 90%. Năng suất các giống bạch đàn lai đạt được tương đối cao (UP35, UP54, UP72, UP95, UP99), dao động từ 20,5 đến 28,6 m3/ha/năm trong khi các giống bạch đàn kiểm chứng PN14, U6, U891 và hạt sản xuất đại trà chỉ đạt 13 – 15,9 m3/ha/năm. Chế độ bón phân ảnh hưởng tới sinh trưởng về đường kính, chiều cao và năng suất rừng trồng mô hình rừng trồng bạch đàn 3 tuổi tại Ba Vì, Hà Nội, năng suất cao nhất đạt 31,5 m3/ha/năm với công thức bón lót 400 g phân lân nung chảy cùng 40 g phân kali và bón thúc 45 g đạm urea sau trồng 1 tháng; 90 g đạm urea /hố ở giai đoạn sau trồng rừng 3 tháng và 130 g đạm urea /hố ở giai đoạn sau trồng rừng 12 tháng. Từ khóa: Bạch đàn lai, mô hình rừng trồng, năng suất, phân bón
|
Growth of recognized eucalyptus hybrid (Eucalyptus urophylla ´ Eucalyptus pellita) clones at some plantation models
The four Eucalyptus plantation models were planted in 2014 in Yen Bai, Ha Noi, Bac Giang and Binh Dinh provinces with five Eucalyptus hybrid (E. urophylla ´ E. pellita) clones recognized as technically advanced varieties: UP35, UP54, UP72, UP95, UP99. The survival rates of all plantation models were >90% after 36 months. At all models, there were significant differences in diameter at breast height and height between the UP clones and other clones. The productivity of UP35, UP54, UP72, UP95, UP99 clones ranged from 20.52 to 28.58 m3/ha/year while the productivity of PN14, U6, U891 clones and Eucalyptus seeds achieved 13 to 15.87 m3/ha/year at age 3 years. At Ba Vi (Hanoi), fertilizer treatment had significant effects on diameter at breast height, height and the productivity of 3-year-old plantation. The fertilizer application with basal fertilizer of 400 g Fused Calcium Magnesium Phosphate + 40 g Potassium fertilizer; top – dressing fertilizer of 45 g Nitrogen Fertilizer Urea per tree (after planting 1 months), 90 g Nitrogen Fertilizer Urea per tree (after planting 3 months), 130 g Nitrogen Fertilizer Urea per tree (after planting 12 months) had the highest productivity (31.5 m3/ha/year); the common fertilizer application had the lowest productivity (23.4 m3/ha/year). Keywords: Eucalyptus hybrid, plantation model, productivity, fertilizer |
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG CỦ TAM THẤT GỪNG (Stahlianthus thorelii Gagnep)
Lê Văn Quang, Phan Thị Luyến, Bùi Kiều Hưng
Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại thôn Hợp Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ sống của các công thức ruột bầu dao động 77,8 – 95,6% ở 1 tháng tuổi, và 69,9 – 93,3% ở 2 tháng tuổi. Sinh trưởng cây con trong các công thức ruột bầu dao động 17,4 – 26,5 cm về chiều cao, 2,5 – 4,3 về số lá/nhánh, 9,8 – 14,3 cm về chiều dài lá và tỷ lệ cây phẩm chất xấu dao động 5,1 – 10,3%. Tỷ lệ sống của các công thức phương pháp nhân giống dao động 75,6 – 98,9% ở 1 tháng tuổi, và 66,7 – 87,8% ở 2 tháng tuổi. Sinh trưởng cây con trong các công thức phương pháp nhân giống dao động 18,3 – 26,1 cm về chiều cao, 2,7 – 3,7 về số lá/nhánh, 10,3 – 14,2 cm về chiều dài lá và tỷ lệ cây phẩm chất xấu dao động 4,3 – 12,3%; hệ số nhân giống đạt 0,99 – 2,0 lần. Tỷ lệ sống của các công thức che sáng dao động 77,8 – 95,6% ở 1 tháng tuổi, và 64,4 – 90,0% ở 2 tháng tuổi. Sinh trưởng cây con trong các công thức che sáng dao động 15,9 – 26,3 cm về chiều cao, 2,5 – 3,7 về số lá/nhánh, 10,2 – 16,3 cm về chiều dài lá và tỷ lệ cây phẩm chất xấu dao động 8,6 – 20,2%. Kết quả phân tích phương sai cho thấy, thành phần hỗn hợp ruột bầu 90% đất (tầng A + B) + 9% phân chuồng hoai + 1% NPK; phương pháp nhân giống bằng cắt đoạn củ mang 2 – 3 mắt mầm và che sáng 50% là phù hợp nhất đối với nhân giống Tam thất gừng. Từ khóa: Nhân giống vô tính bằng củ, Tam thất gừng |
Research some techniques to propagate Stahlianthus thorelii Gagnep by tubers The research was carried out in Hop Son village, Ba Vi commune, Ba Vi district, Ha Noi city. The results show that: Survival of potting medium formulas fluctuated between 77.8% and 95.6% in the first month, 69.9% and 93.3% in the second month. Growing seedlings in potting medium formulas fluctuated from 17.4 cm to 26.5 cm in height, 2.5 to 4.3 leaves/branches, 9.8 to 14.3 cm in leaf length. Rate of poor quality plants fluctuated between 5.1% and 10.3%. Survival of multiplication methods fluctuated between 75.6% and 98.9% in the first month, 66.7% and 87.8% in the second month. Growing seedlings in potting medium formulas fluctuated from 18.3 cm to 26.1 cm in height, 2.7 to 3.7 leaves/branches, 10.3 to 14.2 cm in leaf length; Rate of poor quality plants fluctuated between 4.3% and 12.3%; multiplication coefficient was from 0.99 to 2.0 times. Survival of the shading formula fluctuated between 77.8% and 95.6% in the first month, 64.4% and 90.0% in the second month. Growing seedlings in potting medium formulas fluctuated from 15.9 cm to 26.3 cm in height, 2.5 to 3.7 leaves/branches, 10.2 to 16.3 cm in leaf length; Rate of poor quality plants fluctuated between 8.6% and 20.2%. The results of the analysis showed variance: 90% of soil mix (layer A + B) + 9% of decomposed manure + 1% of NPK; Propagation with 2 – 3 germination and 50% glaucoma is best suited for Stahlianthus thorelii Gagnep propagation. Keywords: Propagation by tubers, Stahlianthus thorelii Gagnep |
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, HÌNH DÁNG THÂN CÂY CỦA MỘT SỐ DÒNG KEO LAI ĐANG ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Phạm Văn Bốn, Hồ Tố Việt
Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam bộ
TÓM TẮT
Phân bón và giống là 2 trong số những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sinh trưởng, năng suất rừng trồng. Một thí nghiệm 2 nhân tố (phân bón và giống) được thiết kế theo kiểu ô chính – phụ, với 3 lần lặp lại đã được thiết lập nhằm đánh giá ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng, hình dáng thân cây của một số dòng keo lai đang được trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam bộ. Thí nghiệm bón phân gồm 2 nghiệm thức F-0 (không bón), F-H (bón 16 g N, 45 g P và 8 g K/cây); thí nghiệm về giống gồm 10 dòng keo lai là: BV10, BV16, BV32, BV33, TB1, TB6, TB11, TB12, AH1 và AH7. Kết quả cho thấy, phân bón ảnh hưởng có ý nghĩa đến sinh trưởng cây keo lai, nhưng sự ảnh hưởng giảm nhanh theo thời gian (sinh trưởng đường kính D1.3 ở 12 tháng tuổi của F-0 và F-H lần lượt là 1,8 cm và 2,6 cm, nhưng ở 36 tháng tuổi sự khác biệt không còn được duy trì, đều bằng 11,2 cm). Phân bón ảnh hưởng không có ý nghĩa tới hình thân cây cũng như tỉ lệ cây bị bệnh; Sinh trưởng đường kính, chiều cao, hình dáng thân cây và tỉ lệ cây bị bệnh giữa các dòng, ở thời điểm 36 tháng tuổi là có khác biệt rõ rệt, 5 dòng sinh trưởng nhanh là AH1, BV10, TB12, BV33 và TB6, sinh trưởng đường kính (lần lượt là 12,1; 12,0; 11,7; 11,5; và 11,4 cm). Trong đó, AH1, BV33 và TB6 có chất lượng thân cây tốt hơn dòng BV10 và TB12, dòng có khả năng kháng bệnh tốt là BV10 và AH1 (tỉ lệ cây bị bệnh lần lượt là 1,7 và 3,3% so với 15 – 21,7% của 3 dòng còn lại); sinh trưởng của dòng AH7 trong thí nghiệm này là chậm, đường kính chỉ đạt 9,9 cm ở 36 tháng. Từ khóa: Keo lai, phân bón, sinh trưởng, hình dáng thân cây
|
Effects of fertilizer on growth, stem form of some Acacia hybrid clones planted popularly in South Eastern region
Fertilizer and clone are two of important factors affecting productivity of Acacia hybrid platation. A two-factor experiment disigned as sub-split plot with three replications aimed to understand effects of fertilizer on growth, stem form of acacia hybrid clones planted popularly in Southeastern region. Fertilizer treatments include F-0 (no fertilizer) and F-H (16 g N, 45 g P và 8 g K tree-1); clone treatments were ten acacia hybrid: BV10, BV16, BV32, BV33, TB1, TB6, TB11, TB12, AH1 and AH7. Results indicated that fertilizer application at planting time significantly affected on tree growth but decreased over time (diameter growth at 12 months in fertilizer treatment F-H and no fertilizer treatment F-0 were 2.6 and 1.8 cm respectily but at 36 months were equal 11.2 cm). Fertilizer had no effect on stem form and rate of diseased trees. There were significant differences in growth, stem form and rate of diseased trees among clones. At 36 months, five faster growing clones were AH1, BV10, TB12, BV33 and TB6, diameter growth (12.1, 12.0, 11.7, 11.5 and 11.4 cm respectively). Of which, AH1, BV33 and TB6 had better stem form than that of BV10 and TB12; BV10 and AH1 tolerated disease well, rate of diseased trees (1.7 and 3.3% respectively comparing that of three other colones were 15 – 21.7%); growth of clone AH7 in this experiment was quite slowly, only reached 9.9 cm in diameter at 36 months. Keywords: Acacia hybrid, fertilizer, growth, stem-form |
XÁC ĐỊNH LẬP ĐỊA CHO TRỒNG RỪNG KINH TẾ TRÊN ĐẤT BÃI THẢI SAU KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH
Ngô Đình Quế1, Lê Đức Thắng2
1 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ KH&CN
TÓM TẮT
Trên cơ sở đặc điểm khu bãi thải sau khai thác than, một số loài cây cỏ phát triển tự nhiên trên bề mặt bãi thải, và các loài cây trồng rừng chính cho vùng Đông Bắc… Bài báo đã xác định được 5 yếu tố cấu thành nhóm dạng lập địa đất bãi thải sau khai thác than ở Quang Ninh, bao bồm: (i) Thời gian sau đổ thải; (ii) Tỷ lệ đất/hỗn hợp thải; (iii) Độ dốc; (iv) Độ cao tương đối; và (v) Thảm thực vật chỉ thị. Qua đó, đề xuất được cơ cấu cây trồng rừng kinh tế chính và cây trồng phù trợ theo mức độ khó khăn của các nhóm dạng lập địa như: (a) Ít khó khăn: Keo lai, Keo tai tượng, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Tre luồng…; (b) Khó khăn trung bình: Keo lai, Tre luồng, Thông nhựa, Thông mã vĩ…; và (c) Rất khó khăn: Sắn dây dại, bìm bìm, le, cây họ Đậu, kết hợp các loài keo, đậu dầu, sở. Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng chủ yếu như: Trồng thuần loài hoặc hỗn giao theo băng, mật độ trồng từ 1.660 – 2.500 cây/ha, tiêu chuẩn cây con đem trồng: Dgốc = 0,5 – 0,6 cm, Hvn = 45 – 50 cm; bón lót 100 – 200 g NPK/hố, kết hợp 100g phân hữu cơ vi sinh và 10g chất giữ ẩm/hố; chăm sóc 2 lần/năm, kết hợp bón 100 g NPK/cây/lần. Từ khóa: Lập địa, trồng rừng kinh tế, bãi thải than, Quảng Ninh
|
Determine the site of economic afforestation in waste land after coal mining in Quang Ninh
On the basis of the characteristics of the site after the coal mining, some species of grass grow naturally on the surface of the site, and the main plantation species for the Northeast… The article has identified 5 factors It is a group of landfill sites after coal mining in Quang Ninh, including: (i) Time after discharge; (ii) percentage of land/mixed waste; (iii) slope; (iv) Relative height; and (v) vegetation indicator. Thereby, the proposed structure of major economic afforestation and auxiliary plant species according to the difficulty of the site type groups: (a) Little difficulty: Acacia hybrid, Acacia mangium Wild, Pinus merkussi J, Pinus massoniana Lamb, Bamboo thread, etc; (b) Medium difficulty: Acacia hybrid, bamboo, Pinus merkussi J, Pinus massoniana Lamb, etc; and (c) Difficulties: Pueraria montana (Lour) Merr, Impomaea mauritana Jacp, Combination of Acacia, Pongamia pinnata, Camellia sasanqua Thunb. The main silvicultural techniques applied are as follows: Planting pure or mixed in ice, planting density from 1,660 – 2,500 trees/ha, seedling standard: Dgoc = 0.5 – 0.6 cm, Hvn = 45 – 50 cm; Apply 100 – 200 g NPK/hole, combined 100 g microbial organic fertilizer and 10 g humectants/hole; take care twice a year, combined NPK 100 g/tree/time. Keywords: Coal discharge, economic afforestation, Site, Quang Ninh |
SỬ DỤNG CHỈ SỐ VIỄN THÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SUY THOÁI RỪNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI LANGBIANG, LÂM ĐỒNG
Nguyễn Quốc Hiệu1,Phùng Văn Khoa2, Nguyễn Hải Hòa2, Lê Văn Hương3, Lê Văn Sơn3,
Tôn Thất Minh3, Trương Quang Cường3, Trần Văn Nam2
1Tổng Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
2Trường Đại học Lâm nghiệp
3Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Rừng nhiệt đới, Lâm Đồng
TÓM TẮT
Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cũng như bản đồ biến động diện tích rừng đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng thành dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQ TG) công bản đồ hiện trạng rừng năm 2017 với 5 đối tượng sử dụng đất tại Khu DTSQ TG Langbiang, tỉnh Lâm Đồng, với độ tin cậy 91,5%. Ba chỉ số chọn số viễn thám (NDVI, NBR và IRSI) được lựa chọn và tính toán tại các điểm suy thoái rừng, ngưỡng giá trị có thể phát hiện sớm suy thoái rừng được xác định cho khu vực nghiên cứu với độ tin cậy từ 64,4 ÷ 97,8%. Đối với chỉ số NDVI thì ngưỡng giá trị có thể phát hiện rừng bị suy thoái dao động 0,015 ÷ 0,25, đối với NBR là 0,023 ÷ 0,384, và IRSI là 0,038 ÷ 0,635. Kết quả kiểm chứng cho thấy việc sử dụng chỉ số viễn thám để phát hiện sớm suy thoái rừng có độ tin cậy và có thể áp dụng cho Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới Langbiang, tỉnh Lâm Đồng. Từ khóa: Biến động, chỉ số thực vật, đất lâm nghiệp, Langbiang, GIS, viễn thám, dự trữ sinh quyển, vùng đệm
|
Using remote sensing indices to detect forest degradation in Langbiang world biosphere reserve, Lam Dong province
Using remote sensing and GIS technologies in constructing the status of forest maps as well as changes in extents of forest has become commonly in Vietnam. The study has successfully constructed forest status with five Land use/Land cover types in 2017 in Langbiang Biosphere Reserve, Lam Dong province. In addition, three remote sesning indices, namely NDVI, NBR and IRSI, were selected and calculated for forest degradation sites; the threshods of early forest degradation detection in Langbiang Biosphere Reserve have determined at accuracy values ranging from 64.4 ÷ 97.8%. For NDVI, threshold of early forest degradation detection is 0.015 ÷ 0.25. Thresholds of NBR and IRSI are 0.023 ÷ 0.384 and 0.038 ÷ 0.635, respectively. As field-based accuracy assessments, using remote sensing indices (NDVI, NBR and IRSI) for early forest degradation detection is reliable and applicable in Langbiang World Biosphere Reserve, Lam Dong. Keywords: Buffer zone, vegetation index, forest change, forest land, GIS, remote sensing, Langbiang, Biosphere Reserve |
TÍCH HỢP AHP VÀO GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN LOÀI MÂY NƯỚC MỠ VÀ MÂY NƯỚC NGHÉ Ở HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Văn Lợi, Hồ Thanh Hà, Dương Văn Thành
Trường Đại Học Nông Lâm Huế
TÓM TẮT
Xác định vùng phân bố và tiềm năng phát triển loài Mây nước mỡ (Daemonorops poilanei J.Dransf) và Mây nước nghé (D.jenkinsiana Mart) nhằm cung cấp những cơ sở khoa học cho việc lập kế hoạch phát triển bền vững hai loài cây này trong rừng tự nhiên ở huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) để xác định trọng số của các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố và tiềm năng phát triển cho hai loài mây lựa chọn. Các lớp nhân tố ảnh hưởng được phân tích và tích hợp thông qua mô hình phối hợp tuyến tính có trọng số dựa trên cơ sở GIS để thiết lập bản đồ phân bố và tiềm năng phát triển cho loài Mây nước mỡ và Mây nước nghé. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích phù hợp cho phân bố loài Mây nước mỡ và Mây nước nghé tương ứng lần lượt là 29.475,3 ha (chiếm 45,5% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Nam Đông) và 32.344,9 ha (chiếm 50,0%). Diện tích tiềm năng phát triển loài Mây nước mỡ là 27476,1 ha (42,5%) và Mây nước nghé là 28876,4 ha (44,5%). Từ khóa: AHP, GIS, phân bố, tiềm năng, trọng số, Mây nước mỡ, Mây nước nghé
|
Integration of AHP into GIS to build maps of distribution and development potential for Daemonorops poilanei Dransf and D.jenkinsiana Mart in natural forests in Nam Dong district, Thua Thien Hue province
Identification of distribution and development potential zones for two rattan species (Daemonorops poilanei Dransf and D.jenkinsiana Mart) aims to provide scientific bases of these two sustainable rattan development planning in natural forests of Nam Dong district, Thua Thien Hue province. The Analytic Hierarchy Process (AHP) method was used to determine the weight of factors that affected distribution and development potential zones of selected two rattan species (Daemonorops poilanei Dransf. and D.jenkinsiana Mart.). The influence layers were analyzed and integrated using GIS -based Weighted Linear Combination model to build maps of distribution and development potential for Daemonorops poilanei Dransf. and D.jenkinsiana Mart.. The research results showed that the total distribution areas of Daemonorops poilanei and D.jenkinsiana is 29,475.3 ha (45.5% of total natural area of Nam Dong district) and 32,344.9 ha (50.0%), respectively. The areas of development potential for Daemonorops poilanei is 27,476.1 ha (42.5%) and D.jenkinsiana is 28,876.4 ha (44.5%). Keywords: AHP, distribution, GIS, potential, weight, Daemonorops poilanei J. Dransf, D. jenkinsiana Mart |
NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRE LUỒNG TẠI TỈNH THANH HÓA
Nguyễn Thanh Sơn1, Trần Hoàng Quý1, Hoàng Thị Nhung1, Trần Hồng Vân1,
Nguyễn Thị Vân Anh1, Phạm Văn Viện2, Zhou Yan3, Yu Hui3
1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, 2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3 China National Bambo o Research Center, PR. China
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp tre Luồng ở tỉnh Thanh Hóa. Kết quả điều tra, phỏng vấn các đối tượng liên quan (nhà quản lý, chủ rừng, những người thu mua cây và các cơ sở chế biến Luồng) kết hợp với việc đo đếm 60 ô tiêu chuẩn hình tròn với diện tích 500 m2/ô tại rừng trồng Luồng tại 5 huyện gồm Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn và Quan Hóa đã cho thấy (i) Nguồn thu từ bán Luồng cây biến động từ 5,68 đến 15,38 triệu đồng/ha/năm, (ii) Giá trị gia tăng (GTGT) bởi các hoạt động thu gom mang lại từ 1,25 – 1,66 lần, (iii) Các chuỗi sản phẩm chế biến từ Luồng có giá trị gia tăng khác nhau: Với các chuỗi sản phẩm sử dụng nguyên liệu Luồng cây với giá nguyên liệu từ 1.000 đ/kg – 1.250 đ/kg thì chuỗi sản xuất ra sản phẩm Luồng ép khối có GTGT cao nhất từ 4,62 – 5,77 lần, tiếp đến chuỗi sản xuất ra sản phẩm than hoạt tính ống GTGT là 2,40 – 3,00 lần, chuỗi sản xuất ra sản phẩm đũa tinh có GTGT là 2,24 – 2,81 lần và chuỗi sản xuất ra sản phẩm đũa thô có GTGT thấp nhất chỉ 1,04 – 1,31 lần. Với các chuỗi sản xuất sử dụng nguyên liệu sơ chế thì chuỗi sản xuất ra sản phẩm than hoạt tính sử dụng mấu mắt có GTGT cao nhất là 2,50 – 3,39 lần, tiếp đến là chuỗi sản xuất ra sản phẩm bột giấy sử dụng phôi bào GTGT là 3,24 lần và thấp nhất là chuỗi sản xuất ra sản phẩm chân hương sử dụng thanh tre không mắt có GTGT chỉ 1,26 -1,44 lần. Từ khóa: Chuỗi giá trị, Luồng, giá trị gia tăng, giá trị sản phẩm, Thanh Hóa
|
Study value chains of luong bamboo industry sector in Thanh Hoa province
This research was undertaken to promote Luong-bamboo industry sector in Thanh Hoa province. The results of interviewing stakeholders (managers, forest owners, merchants and processors) and implementing measurement of 60 standard plots with an area of 500 m2 /plot in five districts Ngoc Lac, Lang Chanh, Ba Thuoc, Quan Son and Quan Hoa shown that: (i) The revenue from selling Luong trees ranges from 5.68 to 15.38 million VND per ha/year, (ii) The added value from buying and selling Luong-bamboo cane is 1.25 – 1.66 times, (iii) The Luong-bamboo product chains have different added values. With the bamboo production chains which use Luong-bamboo cane (buying price from 1,000 – 1,250 VND/kg), the production chain of the strand woven Luong-bamboo product chain has the highest added value (4.62 – 5.77 times), followed by bamboo charcoal (2.40 – 3.00 times), and the production chain of the completed bamboo chopstick (2.24 – 2.81 times). The production chain of raw chopsticks has the lowest added value (1.04 – 1.31 times). With the production chains which use processed bamboo material, bamboo charcoal using the node-cutting material has the highest added-value (2.50 – 3.39 times), followed by paper pulp using wood shaving by-products which has an added value as high as 3.24 times. The production chain of incense sticks using bamboo slats without cutting has the lowest added-value (1.26 – 1.44 times). Keywords: Added-value, Luong-bamboo, product value, Thanh Hoa, Value chain |
ẢNH HƯỞNG CỦA CHIỀU RỘNG BĂNG CHẶT, MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CHÒ XANH (Terminalia myriocarpa) TẠI VÙNG TÂY BẮC
Đinh Công Trình1, Lương Thế Dũng2, Hà Văn Tiệp1, Phạm Đức Chiến3, Triệu Văn Hùng4
1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc
2Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản
3Ban Đào tạo và Hợp tác Quốc tế, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
4Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu sử dụng các loài cây bản địa có giá trị để phục hồi rừng và trồng thâm canh cung cấp gỗ lớn là một trong định hướng quan trọng trong chiến lược phát triển lâm nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Hiện nay, số loài cây bản địa sử dụng để trồng làm giàu rừng và trồng rừng sản xuất gỗ lớn tại Việt Nam nói chung và vùng Tây Bắc nói riêng còn rất ít. Đối với vùng Tây Bắc 2 loài cây bản địa là Sa mộc (Cunninghamia lanceolata) và Vối thuốc (Schima wallichii) được xác định là hai loài cây chủ lực cho trồng rừng sản xuất và trong 23 loài cây được xác định là loài cây chủ yếu cho trồng rừng thì chỉ có 10 loài cây bản địa. Do vậy, nghiên cứu bổ sung thêm các loài cây bản địa để trồng rừng tại vùng Tây Bắc là rất cần thiết góp phần nâng cao chất lượng rừng, đặc biệt là trồng rừng cung cấp gỗ lớn. Chò xanh (Terminalia myriocarpa) là cây gỗ lớn bản địa có giá trị tại vùng Tây Bắc, nhưng chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật gây trồng. Nghiên cứu này tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ rộng băng chặt, mật độ trồng và lượng phân bón lót đến sinh trưởng của cây Chò xanh. Kết quả sau 4,5 năm trồng cho thấy đối với mô hình làm giàu rừng bằng Chò xanh, băng chặt rộng 4,5m (bằng ½ chiều cao tán rừng làm giàu) là phù hợp, cây có tỷ lệ sống đạt 86%, đường kính gốc 3,86 cm, chiều cao vút ngọn 3,56 m, đường kính tán 1,87 m. Mật độ trồng 1.111 cây/ha (cự ly trồng 3 × 3 m) là phù hợp cho rừng trồng thâm canh, cây có tỷ lệ sống đạt 75%, đường kính gốc 3,86 cm, chiều cao vút ngọn 3,55 m, đường kính tán 1,89 m. Kết quả sau 3,5 năm trồng cho thấy liều lượng bón lót 300 g phân NPK (5:10:3)/hố là phù hợp cho trồng thâm canh, cây có tỷ lệ sống đạt 81,66%, đường kính gốc Từ khóa: Chò xanh, cây bản địa, Tây Bắc, trồng rừng thâm canh
|
Effects of clearing belt, planting density and fertilizer on growth of Terminalia myriocarpa species in the North-Western region Study on using precious and indigenous tree species for enrichment of poor and degraded natural forest and for intensive forest plantation to supply sawlogs is one of important trends in Vietnam forestry development strategy 2006-2020. Currently, the number of indigenous tree species for forest plantation in Vietnam and in the North-Western region is still very limitted. In North-Western region, only two species of Cunninghamia lanceolata and Schima wallichii were recognized as main indegenous tree species for production forest, and only 10 indegenous tree species of total 23 species were identified for forest plantation. Therefore, study on using indegenous tree species for forest plantation in North-Western region is a very important task that helps to improve the quality of forest plantations and the biodiversify. Terminalia myriocarpa is a big precious indigenous tree species in North-Western region, but to date there is no study on techniques to plant this species in the region. This study was conducted to do research on effects of clearing belt, planting density and fertilizer on growth of Terminalia myriocarpa species. After 4.5 years planted for enriching degraded forest, the results revealed that the clearing belt of 4.5 m (equilevent 1/2 of total height of forest) is the best with the survival rate reached 86%, ground diamenter 3.86 cm, total height 3.56 m and diameter canopy 1.87 m. For planting density, the desity of 1,111 trees/per ha (3 m ´ 3 m) is most suitable for intensive forest plantation with the survival rate reached 75%, ground diamenter 3.86 cm, total height 3.55 m and diameter canopy 1.89 m. After 3.5 years planted, the results showed that fertilizing with 300 g of NPK (5:10:3) is the best for forest plantation with the survival rate reached 81.66%, ground diamenter 2.42 cm, total height 2.49 m and diameter canopy 1.53 m. Keywords: Northwest, degareded forest, indigenous tree species, intensive forest plantation |
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024