TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 – 2018
1 |
Chọn giống Trôm (Sterculia foetida L.) theo hướng lấy mủ ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ |
Breeding Sterculia foetida L. for gum purposes in dry land of South Central Vietnam |
Phùng Văn Khen |
3 |
2 |
Nghiên cứu các giai đoạn phát triển và gieo ươm Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai) |
Phenology growth stages and germination of Laichau ginseng (Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai) |
Trương Thị Lan Anh |
16 |
3 |
Nghiên cứu ảnh hưởng của loại môi trường cơ bản và các chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng nhân tạo chồi mới sạch bệnh ban đầu của cây Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii Hayata) |
Efeects of environment types to the development of clean samples of Cunninghamia konishii Hayata |
Nguyễn Thị Thoa |
25 |
4 |
Đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây Xoan đào ở một số tỉnh vùng Tây Bắc |
Structural and regenerative characteristics of Pegyum arboreum Endl. species |
Hoàng Văn Thắng |
33 |
5 |
Nghiên cứu một số đặc điểm phân bố và tái sinh tự nhiên của loài Khôi nhung (Ardisia silvestris Pit.) tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng |
Study on distribution |
Lê Viết Mạnh |
43 |
6 |
Đặc điểm lâm học của nhóm rừng giàu và rừng trung bình thuộc kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới tại Ban quản lý rừng Nam Huoai, tỉnh Lâm Đồng |
Ecological characteristics of rich and medium forests in tropical moist evergreen closed forest type at Nam Huoai Forest Management Board, Lam Dong province |
Trần Quang Bảo |
50 |
7 |
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng loài Giổi nhung tại Kon Hà Nừng, Tây Nguyên |
Study the growth characteristics of Paramichielia braianensis Dandy in Kon Ha Nung, Tay Nguyen |
Trần Hồng Sơn |
59 |
8 |
Một số đặc điểm tái sinh dưới tán rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh |
Natural regeneration characteristics under the canopy of closed evergreen mixed broad, needle leaf forest types in Bidoup – Nui Ba National Park, Lam Dong province |
Trần Thị Thanh Hương |
67 |
9 |
Ảnh hưởng của quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác và bón phân đến sinh trưởng và độ phì đất rừng trồng bạch đàn lai UP (Eucalyptus urophylla × E. pellita) |
Effects of slash and litter management and fertilizer practices on growth and soil chemical properties |
Nguyễn Tiến Linh |
75 |
10 |
Tăng trưởng sinh khối dưới mặt đất của rừng thứ sinh lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, Gia Lai |
Belowground biomass increment of secondary evergreen broadleaf forests in Kon Ha Nung, Gia Lai province |
Trần Hoàng Quý |
86 |
11 |
Nghiên cứu nuôi trồng quả thể đệm nấm Đông trùng |
Study on synnenmata production of snowflake Dongchunghacho (Isaria tenuipes) on artificial substrates |
Hoàng Quốc Bảo |
95 |
12 |
Phòng trừ bệnh loét thân do nấm Pseudoplagiostoma eucalypti trên cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm |
Control of Pseudoplagiostoma eucalypti causing canker disease on Eucalyptus in nursery period |
Nguyễn Văn Nam |
103 |
13 |
Đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh rừng trồng tại vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau |
Evaluation of investment efficiency in planting forest at U Minh Ha region, Ca Mau province |
Ngô Văn Ngọc |
111 |
CHỌN GIỐNG TRÔM (Sterculia foetida L.) THEO HƯỚNG LẤY MỦ Ở VÙNG KHÔ HẠN NAM TRUNG BỘ
Phùng Văn Khen, Phùng Văn Khang, Nguyễn Trọng Nam
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Trôm (Sterculia foetida L.) là loài cây phân bố tự nhiên khá rộng, có nhiều chi, là giống có khả năng cho sản phẩm mủ. Mục tiêu của nghiên cứu này là chọn được giống Trôm có năng suất mủ vượt ít nhất 10% so với sản xuất hiện nay ở vùng khô hạn Nam Trung Bộ. Để đạt mục tiêu, nghiên cứu được thực hiện bằng cách chọn lọc cây trội và khảo nghiệm hậu thế của những cây trội đã chọn. Thời gian cho khảo nghiệm hậu thế là 4 năm. Các kết quả chỉ ra rằng: (i) Đã chọn được 50 cây mẹ từ 11 xuất xứ của 4 vùng sinh thái ở phía Nam, trong đó cây mẹ của xuất xứ Ninh Thuận và Bình Thuận là vượt trội hoàn toàn về chỉ tiêu lượng mủ. (ii) Xác định có 5 xuất xứ xếp hạng cao nhất, đạt trội cả về chỉ tiêu lượng mủ và các chỉ tiêu kích thước là: Gia Lai, Kiên Giang, Đồng Nai, Ninh Thuận và Bình Thuận. (iii) Xác định có 18 gia đình đạt trội về các chỉ tiêu kích thước, có 8 gia đình đạt trội về riêng chỉ tiêu lượng mủ và chỉ có 3 gia đình đạt trội cả về chỉ tiêu kích thước lẫn chỉ tiêu lượng mủ. Các gia đình được chọn cuối cùng là NT18, BT04 và BT01. Từ khóa: Chọn giống Trôm, cây Trôm, mủ Trôm, Nam Trung Bộ, Sterculia foetida |
Breeding Sterculia foetida L. for gum purposes in dry land of South Central Vietnam
Sterculia foetida L. is a widely distributed species, with many varieties, capable of producing latex products. The objective of this study was to select Sterculia foetida L. with a yield of at least 10% compared with that of today in the dry South Central. To achieve this goal, the research was done by selecting the dominant trees and testing the posteriority of the selected trees. The time for posterity testing is 4 years. The results indicate that: (i) 50 mothers were selected from 11 provenances of 4 ecological zones in the South, of which the mother plants of Ninh Thuan and Binh Thuan were superior to the norm pus. (ii) Identify the top 5 provenances, which are superior in terms of pungency and size criteria: Gia Lai, Kien Giang, Dong Nai, Ninh Thuan and Binh Thuan. (iii) Identify 18 families that excel in size; 8 families have their own size and only 3 families in size and latex. The last selected families are NT18, BT04 and BT01. Keywords: Selecting foret trees, Sterculia foetida gum, South Central Vietnam, Sterculia foetida |
NGHIÊN CỨU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ GIEO ƯƠM SÂM LAI CHÂU (Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai)
Trương Thị Lan Anh1, Lê Ngọc Triệu, Nguyễn Khoa Trưởng1
Trần Thị Nhung1, Hoàng Việt Hậu1, Nguyễn Văn Giang1
Nguyễn Thị Bích Liên1, Nông Văn Duy2, Trần Văn Tiến1*
1 Đại học Đà Lạt
2 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên
1*: Chịu trách nhiệm chính
TÓM TẮT
Sâm lai châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai) là loài cây dược liệu có giá trị cao trong việc chữa bệnh cũng như nâng cao thể trạng cho người già. Sâm lai châu được ghi nhận là loài có khu phân bố hẹp và đang bị đe dọa nghiệm trọng. Trước tiên cần phải điều tra khảo sát về các giai đoạn phát triển cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc nhân giống và gây trồng phát triển. Qua kết quả khảo sát cho thấy có 4 giai đoạn phát triển có ý nghĩa đó là giai đoạn nảy mầm, giai đoạn ra hoa, phát triển thành quả và chín. Thời gian ra hoa bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5 và thời gian quả chín kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9. Kết quả nghiên cứu về nảy mầm cho thấy khả năng nảy mầm tốt nhất là 70% khi xử lý GA3 700 ppm trong thời 24h, thời gian nảy mầm từ 75-90 ngày. Kết quả chỉ ra các giai đoạn phát triển của Sâm lai châu là cơ sở dữ liệu cần thiết giúp cho việc xây dựng chiến lược bảo tồn cũng như sử dụng một cách hiệu quả tài nguyên dược liệu quý hiếm ở Từ khóa: Nảy mầm, Sâm lai châu, vật hậu học
|
Phenology growth stages and germination of Laichau ginseng (Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai)
Laichau ginseng (Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai) is highly regarded medicines in Vietnam for various diseases and tonic drugs for the elderly. This species is considered to be endangered and its distribution is limited. Therefore it need urgent to phonological growth stages investigate, which is important to establish technique propagation and cultivation. Four principal growth stages for germination, bud development, root formation and inflorescence, flowering, fruiting, ripening were obtained. Flowering was observed in the end of March to the end of May; Maturity fruit in the beginning of May to the end of September; Rip fruits from July to September. The highest germination rate was observed at 70% within 75-90 days when seeds were treated by soaking with concentrated GA3700 ppm for 24h. Catalogue the data of Phenology growth stages of Laichau ginseng are essential when developing management’s strategies for use in the conservation and sustainable utilization of the researched medicinal plants within Vietnam. Keywords: Germination, Laichau ginseng, phenology |
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI MÔI TRƯỜNG CƠ BẢN VÀ CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN TẠO CHỒI MỚI SẠCH BỆNH BAN ĐẦU CỦA CÂY SA MỘC DẦU (Cunninghamia konishii Hayata)
Nguyễn Thị Thoa, Hồ Ngọc Sơn
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TÓM TẮT
Sa mộc dầu (Cuninghamia konishii Hayata) là một loài thực vật quý, hiếm, khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, vì vậy ứng dụng nuôi cấy mô tế bào trong bảo tồn và nhân giống thực sự mang lại hiệu quả. Trong đó việc tạo ra những cây con sạch bệnh ban đầu là rất cần thiết. Có 3 loại môi trường nền phổ biến được dùng là: MS, B5 và WPM, kết quả cho thấy môi trường MS thích hợp nhất cho tái sinh chồi Sa mộc dầu với tỷ lệ mẫu tái sinh cao nhất đạt 77,78%, chồi mập và xanh. Cả ba chất kích thích sinh trưởng BAP, Kinetin và GA3 đều ảnh hưởng tới khả năng tái sinh chồi cây Sa mộc dầu, và đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ tái sinh, trong đó chất BAP có tỷ lệ mẫu tái sinh cao hơn so với các môi trường tương ứng có bổ sung Kinetin hoặc GA3 ở cùng nồng độ. Nước dừa cung cấp nguồn đạm và cacbohydrat tạo nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho chồi phát triển và với hàm lượng 150 ml/l là thích hợp cho sự tái sinh chồi Sa mộc dầu. Từ khóa: Môi trường nền, kích thích sinh trưởng, tái sinh chồi, sạch bệnh, Sa mộc dầu
|
Efeects of environment types to the development of clean samples of Cunninghamia konishii Hayata
Cuninghamia konishii Hayatais a valuable genetic resource but its natural regeneration is bad so that tissue culture to create disease free seedlings is very important. Among three popular background environments used in tissue culture of MS, B5 and WPM, study results shown that MS is the most suitable for shoot regeneration with highest regenerated samples of 77.78%. Shoots are fat and green. All three growth stimulants of BAP, Kinetin and GA3 increased the shoot regeneration of Cuninghamia konishii Hayata, of which BAP produced the higher rate of shoot regeneration than that of Kinetin or GA3 at the same concentraton. Coconut water at 150ml/l is the most suitble to provide protein and cacbohydrate to supply organic nutrient sources for shoot growth. Keywords: Backgroud environment, growth stimulation, shoot regeneration, disease free, Cuninghamia konishii Hayata |
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH CÂY XOAN ĐÀO Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC
Hoàng Văn Thắng1, Cao Văn Lạng1, Hoàng Văn Thành2, Hà Quang Anh3
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh
3Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của cây Xoan đào ở các tỉnh Hòa Bình và Sơn La cho thấy, Xoan đào có phân bố tự nhiên trong các trạng thái rừng tự nhiên từ IIA, IIB đến IIIA2 và IIIA3. Trong các trạng thái rừng này, mật độ trung bình của cây Xoan đào trưởng thành từ 1 đến 33 cây trên 1 ha (trung bình là 8,7 cây/ha), tương ứng với tiết diện ngang và trữ lượng Xoan đào trong các trạng thái rừng này dao động trong khoảng G = 0,3-1,7 m2/ha và M = 2,0-11,7 m3/ha. Xoan đào có ý nghĩa về mặt sinh thái trong các trạng thái IIB và IIIA3 ở Hòa Bình với chỉ số IVI = 6,1-7,4%. Tầng cây cao thuộc các trạng thái rừng có Xoan đào phân bố ở khu vực nghiên cứu đã hình thành 2 nhóm ưu hợp khác nhau, trong đó chỉ có 1 ưu hợp có mặt của loài Xoan đào. Cây tái sinh Xoan đào trong các trạng thái rừng ở 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La dao động từ 93-126 cây/ha, trong đó 100% số cây Xoan đào tái sinh có nguồn gốc từ hạt và phần lớn đạt chất lượng tốt. Cây Xoan đào tái sinh có triển vọng trong các trạng thái rừng ở 2 tỉnh nghiên cứu chỉ đạt 1,01-1,37% so với tổng số cây tái sinh trên 1 ha. Số loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành loài dao động từ 3-13 loài. Xoan đào tái sinh tham gia vào công thức tổ thành với hệ số từ 5,56-6,06%. Cây tái sinh Xoan đào ở trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu bị đào thải rất mạnh theo các cấp chiều cao, giảm dần từ 1296 cây/ha ở cấp chiều cao nhỏ hơn 1m xuống còn 33 cây/ha ở cấp chiều cao lớn hơn 3 m. Từ khóa: Cấu trúc, tái sinh, Tây Bắc, Xoan đào
|
Structural and regenerative characteristics of Pegyum arboreum Endl. species in Northwest
Research on structural and regenerative characteristics of Prunus arborea was conducted in Hoa Binh and Son La provinces, Vietnam. The results indicated that P. arborea has natural distributions in the forest status of IIA, IIB, IIIA2, and IIIA3. The tree (stems with diameter at breast height >6 cm) density of P. arborea ranged from 1 to 33 stems ha-1 (mean of 8.7 stems ha-1), corresponding to the base area is 0.3-1.7 square metersha-1 and yeild is 2.0-11.7 cubic meters ha-1. In Hoa Binh province, P. arborea has Importance Value Index (IVI) of 6.1-7.4% in forest status of IIB and IIIA3. In upper forest canopy, there were two groups of dominance species with only one group having appearance of P. arborea. Seedling density of P. arborea in both Hoa Binh and Son La provinces ranged from 93 to 126 stems ha-1 and all seedlings regenerated from seeds. Potential seedlings, which can grow well to recruit to saplings, accounted for 1.01-1.37% in both provinces. The number of seedling species included in formula of species composition ranged from 3 to 13. In which, the index of P. arborea was 5.56-6.06%. Seedling density of P. arborea changed dramatically from 1,296 stems ha-1 in <1 m tall class to 33 stems ha-1 in >3 m tall class. Keywords: Northwest, Pygeum arboreum Endl., regeneration, structure |
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA LOÀI KHÔI NHUNG (Ardisia silvestris Pit.) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Lê Viết Mạnh1, Nguyễn Thị Kim Yến2, Trần Ngọc Toàn3
1 Trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
2 Văn phòng hợp tác giữa Hội động vật học Frankfurt và khoa Sinh – Môi trường,
ĐH Sư phạm Đà Nẵng
3 Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet)
TÓM TẮT
Cây Khôi nhung là loài cây thuốc được xếp trong sách đỏ của Việt Nam (2007) với mức độ sẽ nguy cấp. Bài báo nhằm mục đích cung cấp thông tin khoa học về hiện trạng, một số đặc điểm sinh thái, tái sinh tự nhiên của cây Khôi nhung tại khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Cây Khôi nhung phân bố ở những vùng đất ẩm ướt, dưới tán rừng độ cao từ 467-540 m, nở hoa vào tháng 3, quả từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Tổ thành tầng cây cao của lâm phần có cây Khôi nhung phân bố khá đa dạng gồm các loài ưu thế là Chẹo bông (Engelhardia spicata Lesch. ex Bl. var. spicata.) là loài ưu thế cao nhất với giá trị IVI cao nhất là 38,925%, Cà đuối Ching (Cryptocarya chingii Ching) với giá trị IVI là 14,04%. Chỉ số trung bình của Shannon và Simpson lần lượt là 2,71 và 0,92. Cây Khôi nhung có khả năng tái sinh từ cả hạt và chồi với tỷ lệ 82%, tái sinh hạt chiếm tỷ lệ 18%. Chất lượng cây tái sinh hầu hết tốt với tỷ lệ 64%. Mật độ cây tái sinh chỉ từ 183,33 cây/ha, hơn nữa cây tái sinh lại phân bố không đều dẫn đến sự thiếu hụt về lượng cây Khôi nhung tái sinh. Vì thế cần có các giải pháp bảo tồn và xúc tiến tái sinh Khôi nhung ở KBTTN Sơn Trà. Từ khóa: Cây Khôi nhung, đặc điểm sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà
|
Study on distribution and regeneration characteristics of Ardisia silvestris Pit. in Son Tra nature reserve, Da Nang city
Ardisia silvestris Pit is listed in the National Red Data Book of Viet Nam (Level V). This research airm to provide scientific information on the current status, biological characteristics, natural regeneration of Ardisia silvestris Pit at Son Tra nature reserve, Da Nang city. This species was distributed in humid areas with the middle elevation range from 467-540 m, flower bloom in March, fruit in August to March of next year. Engelhardia spicata Lesch. ex Bl. var. spicata. is the highest dominant species with 38.925% in canopy layer, Cryptocarya chingii Ching with 14.04%. Tree species diversity of canopy layer with an average of Shannon index (H) and Simpson index were 2.71, 0.92 respectively. Ardisia silvestris Pit was regenerated from both of seed and bud. Buds regeneration was 82% of total, seed regeneration accounted for 18%. The quality of trees regeneration was good at 64% of total. The density of regenerated Ardisia silvestris Pit population was 183.33 trees/ha. The type of trees regeneration distribution was non-homogeneous distribution, that lead to the lacking of the source of Ardisia silvestris Pit regeneration. Therefore, it is necessary to have solutions to preserve and promote the regeneration of Ardisia silvestris Pit in Son Tra Nature reserve. Keywords: Ardisia silvestris Pit., biological characteristic, Son Tra nature reserve |
ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA NHÓM RỪNG GIÀU VÀ RỪNG TRUNG BÌNH THUỘC KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG NAM HUOAI, TỈNH LÂM ĐỒNG
Trần Quang Bảo1, Nguyễn Mạnh Tiến2
1Trường Đại học Lâm nghiệp
2Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Lâm Đồng
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả phân tích kết cấu loài cây gỗ, cấu trúc, tình trạng tái sinh và đa dạng loài cây gỗ của hai nhóm rừng giàu và rừng trung bình thuộc rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở BQLR Nam Huoai của tỉnh Lâm Đồng. Số liệu được thu thập trên 10 ô tiêu chuẩn có diện tích 2500 m2 (50 m ´ Từ khóa: Đặc điểm lâm học, cấu trúc rừng, rừng nhiệt đới, tái sinh rừng, đa dạng thực vật
|
Ecological characteristics of rich and medium forests in tropical moist evergreen closed forest type at Nam Huoai Forest Management Board, Lam Dong province
The paper presents the results of structural analysis of timber species, forest structure, forest regeneration and plant diversity of rich and medium forest forests in tropical moist evergreen forest at the Nam Huoai Forest Management Board, Lam Dong Province. Data were collected on 10 standard plots with an area of 2,500 m2 (50 m ´ 50 m). On each plot, tree species composition, DBH, tree height, tree height under canopy, tree canopy diameter are measured. Results of data analysis show that the total number of timber species in the medium and rich forest categories is 53 and 46 species, in which timber species composition of the eight dominant timber species and co-dominant species is 69.4% in the medium and rich forest is 69.5%. The N/D distribution is left- tailed form in medium forest and “J” form in rich forest. Natural regeneration in both forest group occurs continuously over time. There were no significant differences in alpha diversity indices (N, S, d, J’, H’ and Simpson) in the two forest groups. Keywords: Ecological characteristics, forest structures, tropical forest, forest regeneration, plant diversity |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG LOÀI GIỔI NHUNG TẠI KON HÀ NỪNG, TÂY NGUYÊN
Trần Hồng Sơn1,2
1NCS – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
TÓM TẮT
Giổi nhung là cây gỗ lớn thường xanh, cao 30 – 40 m, đường kính 40 – Từ khóa: Giổi nhung, sinh trưởng, Kon Hà Nừng
|
Study the growth characteristics of Paramichielia braianensis Dandy in Kon Ha Nung, Tay Nguyen
The Paramichelia braianensis Dandy is a large evergreen tree, 30-40m high, 40-70cm in diameter. This species is endemic to Vietnam, found only in the Central Highlands provinces from Gia Lai, Dak Lak to Lam Dong (Di Linh, Braian). The tree is distributed at the height of 600 – 1.000m in stands of evergreen broardleaved forest natural or coniferous forest. In the surveyed stands in Kon Ha Nung, the Paramichielia braianensis appearance ranged from 8 to 36 trees/ha, accounting from 1.7 – 6.2% of the total number of individuals in the surveyed stands. The average diameter is from 27.58 – 65.11 cm, and the average height is from 17.60 – 29.41 m, higher than the mean from 114.3 – 243.2% in diameter and from 99.8 – 156.4% of the average height of the stand. The average basal from 1.19 – 14.72 m2, accounting from 2.6 – 28.8% of the total stand basals. The average volumes from 13.1 – 304 m3/ha, accounting from 2.4 – 37.4% of total stand volumes. The number of new species emerging from the regenerated tree species ranged from 2 – 30 trees/ha (2008) and 59 – 99 trees/ha (2012). At the time of 2004 and 2017 no new species emerged from the nearby regenerated tree. The average basal of new individuals entering the tree floor ranged from 0.02 – 0.30 m2/ha and the average volumes of replanted forest ranged from 0.26 – 4.64 m3/ha. Keywords: Growth, Kon Ha Nung, Paramichielia braianensis Dandy |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH DƯỚI TÁN RỪNG KÍN THƯỜNG XANH HỖN GIAO LÁ RỘNG, LÁ KIM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
Trần Thị Thanh Hương1, Nguyễn Đăng Hội1, Triệu Văn Hùng2
1Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
2Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim với sự tham gia tập trung của các loài Pơ mu (Fokienia hodginsii), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana) Thông lá dẹt (Pinus krempfii), Thông năm lá (Pinus dalatensis) tại VQG Bidoup – Núi bà có khả năng tái sinh tự nhiên tương đối tốt. Mật độ cây tái sinh từ 22.500-38.530 cây/ha, trong đó, cây tái sinh nhỏ hơn 1 m chiếm tỷ lệ cao, từ 41,1-60,9%, tỷ lệ cây tái sinh triển vọng (Hvn>2 m) chiếm 6,2-20,1% trong số đó, tương ứng với 2.000-5.740 cây/ha. Số loài tái sinh ưu thế tham gia vào công thức tổ thành, từ 2-6 loài. Lớp cây tái sinh triển vọng có số lượng loài thực vật đa dạng hơn, với 43-66 loài so với lớp cây tái sinh nhỏ từ 28-48 loài. Tỷ lệ cây tái sinh chất lượng tốt và trung bình tương đối cao (>80%). Khả năng tái sinh tại chỗ của các loài hạt trần rất thấp, tỷ lệ cây tái sinh trung bình chỉ 1,15% so với quần xã. Mạng hình phân bố cây tái sinh chủ yếu là phân bố cụm. Từ khóa: Bidoup – Núi Bà, hỗn giao lá rộng, lá kim, tái sinh tự nhiên
|
Natural regeneration characteristics under the canopy of closed evergreen mixed broad, needle leaf forest types in Bidoup – Nui Ba National Park, Lam Dong province
In Bidoup – Nui Ba national park, the capable natural regeneration of evergreen mixed broad, needle leaf involving concentration of Fokienia hodginsii, Keteleeria evelyniana, Pinus krempfii, Pinus dalatensis is relatively good. Density regeneration’s from 22,500-38,530 trees ha-1, includle: the small regeneration trees (Hvn<1 m) reached from 41.1-60.9%, the advanced regenerating trees (Hvn>2 m) accounted for from 6.2-20.1%, corresponding to the 2,000-5,740 trees ha-1. The number of dominant regenerated tree species in the species composition formula varies considerably between habitats, from 2-6 species. The advanced regeneration group’s more diversified species of trees (43-66 species) than the small regeneration group (28-48 species). The rates of good and rather quality regenerating trees’s relatively high (>80%). Regeneration capacity in place of the conifers are very low, the density of regeneration average of only 1.15% over the communities. Regenerated trees in most plots of the mixed broad, needle leaf forest in the study area have cluster distribution. Keywords: Bidoup – Nui Ba, mixed broad, needle leaf, natural regeneration |
ẢNH HƯỞNG CỦA QUẢN LÝ VẬT LIỆU HỮU CƠ SAU KHAI THÁC VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ ĐỘ PHÌ ĐẤT RỪNG TRỒNG BẠCH ĐÀN LAI UP (Eucalyptus urophylla × E. pellita)
Nguyễn Tiến Linh1, Võ Đại Hải1, Trần Lâm Đồng2, Hoàng Văn Thành2, Dương Quang Trung2, Trần Anh Hải2, Hoàng Thị Nhung2, Trần Hồng Vân2, Nguyễn Thị Mai Quỳnh3
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh
3 Sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Năng suất và độ phì đất sau rừng trồng bạch đàn có nguy cơ suy thoái cao nếu quản lý lập địa không tốt. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng đồng thời của hai nhân tố bón phân và quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đến sinh trưởng và tính chất đất rừng trồng bạch đàn lai UP 3 năm tuổi được trồng trên đất thoái hóa sau kinh doanh nhiều luân kỳ bạch đàn tại Yên Bái và Quảng Trị. Kết quả theo dõi sinh trưởng từ tuổi 1 đến 3 cho thấy, bón phân theo nhu cầu của cây có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng rừng trồng. Công thức bón phân từ các loại phân đơn bao gồm phân hữu cơ vi sinh, đạm urê, super lân và kali có sinh trưởng tốt nhất so với các công thức bón phân NPK thường áp dụng trong thực tiễn. Bón chế phẩm sinh học có tác dụng phân giải lân và xenlulo thành các chất dễ tiêu cho cây trồng, nhưng có sinh trưởng kém hơn do thí nghiệm không bón bổ sung phân. Tuy nhiên, sinh trưởng của cây trồng chưa có sự khác biệt giữa công thức đốt và không đốt vật liệu hữu cơ sau khai thác. Mùn và một số tính chất hóa tính đất như pH, đạm và lân có thay đổi rõ rệt sau trồng rừng. Mùn và đạm tổng số tăng nhẹ sau trồng rừng do phân hủy từ VLHCSKT, nhưng sang năm thứ 2 và 3, mùn và đạm tổng số giảm mạnh. Lân giảm liên tục từ sau khi trồng lại rừng, có thể là do hiện tượng cố định lân trong đất do thay đổi hóa tính của đất sau khi trồng lại rừng. Chưa có sự sai khác rõ rệt về tính chất đất giữa công thức đốt và không đốt và giữa các công thức bón phân cho đến giai đoạn rừng 3 năm tuổi. Từ khóa: Quản lý lập địa, trồng lại rừng sau khai thác, suy thoái đất rừng trồng, bạch đàn lai UP.
|
Effects of slash and litter management and fertilizer practices on growth and soil chemical properties of Eucalyptus hybrid (E. urophylla × E. pellita)
Decline of yield and soil fertility of eucalypt plantations are associated with unsustainable site management practices. This study tested the simultaneous effects of fertilizers and slash management on growth and soil properties of 3-year-old Eucalyptus hybrid (E. urophylla ´ E. pellita) planted on degraded land after several rotations of eucaltypt plantations in Yen Bai and Quang Tri provinces. The growth data collected annually from ages 1 to 3 showed that application of fertilizers based on specific demand of the trees have a significant effect on growth rate. Fertilizer mixed from single elements including micronized organic fertilizers, urea, super phosphate and potassium fertilizers have the best growth rate compared to the NPK fertilizers commonly used in practice. Applying microorganism-inoculated products has better effect on phosphorus mineralisation and cellulose decomposition into available minerals for plant uptake, but with poorer growth rate due to lack of fertilizer application. The growth rate was not significant different between the slash and litter burning and non-burning treatments for land preparation. Soil organic carbon and some soil chemical properties such as pH, nitrogen and phosphorus have significantly changed after tree planting. Total soil organic carbon and nitrogen increased slightly after tree planting due to decomposition of organic matters from slash and litter, but in the second and third years, they decreased significantly. Extractable phosphorus continuously reduced since tree planting, which is associated with soil phosphorus immobilisation. There is not significant different in the soil properties between the burned and non-burned treatments and between fertilizer treatments up to 3 years of ages. Keywords: Plantation site management, multi-rotation plantation management, degraded plantation forest land, Eucalyptus urophylla × E. pellita |
TĂNG TRƯỞNG SINH KHỐI DƯỚI MẶT ĐẤT CỦA RỪNG THỨ SINH LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI KON HÀ NỪNG, GIA LAI
Trần Hoàng Quý
Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sinh khối sơ cấp thuần (NPP) của hệ sinh thái rừng thể hiện sự trao đổi các bon giữa hệ sinh thái và môi trường xung quanh. Trong nghiên cứu này, NPP dưới mặt đất được xác định cho rừng thứ sinh lá rộng thường xanh tại Kon Hà Nừng, Gia Lai. Số liệu được thu thập từ 3 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có kích thước 30 m ´ 30 m trong thời gian năm 2015 và năm 2016. Nghiên cứu sử dụng phương pháp của Osawa A, Aizawa R (2012) để xác định tăng trưởng sinh khối rễ cám (rễ có đường kính ≤2 mm) và tăng trưởng sinh khối rễ lớn (>2 mm). Kết quả cho thấy tăng trưởng sinh khối dưới mặt đất của rừng nghiên cứu đạt 1,549 ± 0,28 tấn khô/ha/năm. Trong đó, sinh khối rễ lớn là 0,91 ± 0,03 tấn khô/ha/năm và sinh khối rễ cám là 0,63 ± 0,25 tấn khô/ha/năm. Từ khóa: Kon Hà Nừng, rừng thứ sinh lá rộng thường xanh, sinh khối rễ, sinh khối sơ cấp
|
Belowground biomass increment of secondary svergreen broadleaf forests in Kon Ha Nung, Gia Lai province
Net Primary Production (NPP) represents the carbon exchange between forest ecosystem and environment. In this study, belowground NPP was estimated for tropical secondary evergreen broadleaf forest in Hon Ha Nung, Gia Lai province. Three typical sample plots with a size of 30 m ´ 30 m each were established for data measurement for years 2015 and 2016. The method of Osawa A, Aizawa R (2012) was applied to determine the increment of fine root (root with diameter ≤2 mm) and the increment of coarse root (diameter >2 mm). The results indicated that belowground biomass increment of the study forests was 1.549 ± 0.28 tons/ha/year. Of which, the increment of coarse roots was 0.91 ± 0.03 tons/ha/year was from contribution of coarse roots and the rest was contribution of fine roots. Keywords: Kon Ha Nung, Net Primary Production, root biomass, secondary evergreen broadleaf forest |
NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG QUẢ THỂ ĐỆM NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO BÔNG TUYẾT (Isaria tenuipes) TRÊN GIÁ THỂ NHÂN TẠO
Hoàng Quốc Bảo1, Lê Thị Xuân2, Phạm Quang Thu2
1 Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Nghiên cứu sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng
TÓM TẮT
Nấm Isaria tenuipes là loài nấm đông trùng hạ thảo tuyết thu thập từ rừng tự nhiên Vườn quốc gia Hoàng Liên. Hai loại giá thể nhân tạo gồm môi trường hóa chất lỏng và nhộng hoặc sâu tằm được nghiên cứu để nuôi trồng thể quả đệm. Môi trường hóa chất lỏng gồm: 40 g glucose + 10 g peptone + 0,5 g KH2PO4 + 0,5 g K2HPO4.3H2O, + 0,5 g MgSO4.7H2O + 10 g yeast extract trong 1 lít nước và môi trường gồm 30 g glucose + 3 g peptone + 0,5 g KH2PO4 + 0,5 g (NH4)2SO4, + 0,5 g MgSO4.7H2O + 1 g yeast extract + 0,5 mg B1 trong 1 lít nước. Khi nấm được nuôi trồng trên giá thể là nhộng tằm, tốt nhất là nhiễm nấm từ giai đoạn sâu non tuổi 5, tỷ lệ sâu nhiễm nấm 76,67%, trọng lượng tươi đạt 0,895 g/nhộng. Khi nuôi trồng trên giá thể nhộng tằm quả thể đệm nấm có màu vàng trắng sữa, hình dạng và màu sắc giống với thể quả đệm thu được ngoài tự nhiên, vườn quốc gia Hoàng Liên. Từ khóa: Nấm Đông trùng hạ thảo tuyết, Isaria tenuipes, thể quả đệm, nhộng tằm
|
Study on synnenmata production of snowflake Dongchunghacho (Isaria tenuipes) on artificial substrates
Isaria tenuipes is a fungus called snowflake Dongchunghacho due to its appearance that was collected from the natural forest of Hoang Lien National Park. Two kinds of artificial substrates including chemical broth medium and silkworm larva/pupa were invertigated for synnenmata production. The chemical broth medium containing 40 g of glucose + 10 g of peptone + 0.5 g of KH2PO4 + 0.5 g of K2HPO4: 3H2O, + 0.5 g of MgSO4.7H2O + 10 g of yeast extract in 1 liter H2O and medium 30 g glucose + 3 g peptone + 0.5 g KH2PO4 + 0.5 g (NH4)2SO4 + 0.5 g MgSO4.7H2O + 1 g yeast extract + 0.5 mg B1 in 1 liter H2O. When the synenmata production was cultured on silkworm pupa/larva, it was best to fungal infection from 5th instar silkworrm larva. Synnemata production of I. tenuipes was excellent in 5th instar silkworrm larva with an incidence rate of 76.33%. Synnemata living weight obtained 0.895 g/1 pupae. The synnenmata were milky-white in color, and were similar in shape and color to wild synnemata collected in Hoang Lien Natural Park. Keywords: Snowflake Dongchunghacho, Isaria tenuipes, synnenmata, silkworm |
PHÒNG TRỪ BỆNH LOÉT THÂN DO NẤM Pseudoplagiostoma eucalypti TRÊN CÂY BẠCH ĐÀN Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Văn Nam, Trần Xuân Hinh, Nguyễn Minh Chí, Dương Xuân Tuấn
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, bệnh loét thân do nấm Pseudoplagiostoma eucalypti là một trong những loại bệnh chính trên cây bạch đàn trong giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực ức chế nấm P. eucalypti gây bệnh loét thân của các loại thuốc hóa học và sinh học trên cây con bạch đàn 3 tháng tuổi sau 10 ngày gây bệnh nhân tạo cho thấy tỷ lệ cây bị bệnh và cấp bệnh trung bình ở các công thức thí nghiệm sau khi phun thuốc 40 ngày có sự sai khác rõ rệt. Các công thức phun thuốc hóa học Carbenzim 500FL, Tilt super 300EC và Ao’Yo 300SC đạt hiệu quả cao nhất khi trừ bệnh, tỷ lệ cây phục hồi đạt 77,8%; 88,9% và 90%; Công thức phun thuốc sinh học Sat 4SL đạt hiệu quả 24,5% tỷ lệ cây phục hồi. Từ khóa: Bạch đàn, phòng trừ, Pseudoplagiostoma eucalypti
|
Control of Pseudoplagiostoma eucalypti causing canker disease on Eucalyptus in nursery period
In recent years, Pseudoplagiostoma eucalypti causing canker is one of the major diseases in eucalyptus species during nursery period. 40 days after applying different chemical fungicides and biological agents on infected three – month eucalyptus seedlings (after 10 days of pathogenicity by P. eucalypti) showed that damage incidence and average damage index in the treatment formulas were significant difference. The treatment formulas using Carbenzim 500FL, Tilt super 300EC and Ao’Yo 300SC reached the highest result with recovery rate from infected seedlings are 77.8%, 88.9 and 90%, respectively. The recovery rate in treatment formula using biological agent Sat 4SL is only 24.5%. Keywords: Control, Eucalyptus, Pseudoplagiostoma eucalypti |
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ KINH DOANH RỪNG TRỒNG TẠI VÙNG U MINH HẠ, TỈNH CÀ MAU
Ngô Văn Ngọc1, Kiều Tuấn Đạt1, Trần Thanh Cao1,Đặng Phước Đại1, Nguyễn Trung Thông1, Trần Quốc Khái2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ,
2Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ
TÓM TẮT
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả đầu tư kinh doanh rừng trồng tại vùng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau” được thực hiện năm 2017 trên địa bàn 04 xã thuộc huyện U Minh. Nghiên cứu đã khảo sát, điều tra trên diện tích 527 ha rừng trồng năm 2012 với 04 mô hình chính: (1) Mô hình rừng trồng keo lai trên bờ bao (2) Mô hình rừng trồng keo lai trên líp (3) Mô hình rừng trồng Tràm lá dài trên líp và (4) Mô hình rừng trồng Tràm ta trên líp. Sử dụng phương pháp điều tra sinh trưởng rừng, thu thập chi phí đầu tư và giá thành sản phẩm cây đứng để đánh giá hiệu quả kinh tế của từng mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sinh trưởng rừng trồng sau 5 năm tuổi của các mô hình đều khá tốt, cho năng suất từ 19,8 – 47,2 m3/ha/năm. Trong đó, mô hình keo lai trên bờ bao có năng suất cao nhất, ≈ 47 m3/ha/năm; kế đến là các mô hình keo lai và Tràm lá dài trên líp, đạt ≈ 34 m3/ha/năm và 32,8 m3/ha/năm; mô hình Tràm ta cho năng suất thấp nhất 19,8 m3/ha/năm. Hiệu quả đầu tư kinh doanh rừng trồng của các mô hình khá cao: Giá trị lợi nhuận ròng trước thuế của mô hình keo lai trên bờ bao đạt hiệu quả cao nhất ≈ 89,7 triệu đồng/ha, kế đến là Tràm lá dài trên líp và keo lai trên líp với các giá trị tương ứng là 69,7 triệu đồng/ha và 59 triệu đồng/ha, thấp nhất là Tràm ta trên líp là 35 triệu đồng/ha; tỷ số lợi ích và chi phí của mô hình Tràm lá dài cao nhất là 2,34 lần, keo lai trên bờ bao 2,14 lần, keo lai và Tràm ta trên líp tương đương là 1,9 lần. Phân tích độ nhạy đã chỉ ra khi sản lượng và giá bán giảm 10% thì lợi nhuận ròng trước thuế vẫn ở mức cao từ 23 triệu đồng/ha đến 61,6 triệu đồng/ha. Trong đó, hai mô hình keo lai trên bờ bao và Tràm lá dài trên líp khá an toàn tương ứng là 61,6 triệu và 48,6 triệu đồng/ha. Từ khóa: Trồng rừng sản xuất, hiệu quả đầu tư, U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau
|
Evaluation of investment efficiency in planting forest at U Minh Ha region, Ca Mau province
The study “Evaluation of investment efficiency in planting forest at U Minh Ha region, Ca Mau Province” was conducted in 2017 on the area of four communes of U Minh district, Ca Mau province. The area of 527 hectares an of productive plantation planted in 2012 was investigated in four main models: Acacia hybrid planting on high embankment (AHHE), Acacia hybrid planting on embankment (AHE), Melaleuca leucadendra planting on embankment (MLE) and Melaleuca cajuputi planting on embankment (MCE). Using the method of investigating the growth of trees, collecting investment costs and product prices to evaluate economic efficiency of each model. The study found that growth of plantation of all models were quite good for productivity after five years of planting, ranging from 19.8 to 47.2 m3/ha/year. Among the models, the AHHE had the highest productivity reaching ≈ 47 m3/ha/year; next were the two models of AHE and MLE, obtaining ≈ 34 m3/ha/year and 32.8 m3/ha/year, respectively; the model of MCE had the lowest yield with 19.8 m3/ha/year. Investment efficiency of the models were quite high: the net profit value before tax of the AHHE was the most effective, ≈ 89.7 million VND/ha, followed by the AHE and the MLE models which values were 69.7 million VND/ha and 59 million VND/ha, the lowest was 35 million VND/ha for the MCE model; the ratio of the benefits and costs of the MLE model is the highest ≈ 2.34 times, the AHHE was 2.14 times while AHB and MCE were equivalently 1.9 times. Sensitivity analysis has shown that in an assumption that the reduction of 10% of wood yield and price, the net profit before tax remained at high levels, ranging from 23 million VND/ha to 61.6 million VND/ha. Two models of AHHE and MLB were quite safe with 61.6 million and 48.6 million VND/ha, respectively. Keywords: Plantation forest, investment efficiency, U Minh Ha, Ca Mau province. |
Latest news
- Project: "Research on improving the economic efficiency of plantation timber value chains, meeting legal timber requirements and sustainable forest management"
- Project: Commercial-scale yield trial and completion of planting techniques for newly recognized acacia hybrid cultivars (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350)
- Project: Study on technology of producing hollow veneer-based composite used in construction and interior wooden furniture
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying