TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 – 2018
1 |
Vai trò của nghiên cứu khoa học và đào tạo trong phát triển lâm nghiệp bền vững |
The role of research and training in subtainable forestry development |
Phạm Thế Dũng |
3 |
2 |
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai |
Investigating diversity of medicinal plants at Tan Phu protection forest, Dong Nai province |
Nguyễn Thị Ngọc Linh Trần Hà Diễm My |
10 |
3 |
Đánh giá đa dạng di truyền hai loài tre thuộc chi Luồng (Dendrocalamus Nees) ở miền Bắc Việt Nam dựa trên chỉ thị phân tử ISSR |
Evaluation of genetic diversity of two bamboo species of Dendrocalamus from Northern Vietnam by ISSR markers |
Nguyễn Hoàng Nghĩa |
17 |
4 |
Tăng thu di truyền thực tế về sinh trưởng, chất lượng thân cây và tỷ lệ gỗ xẻ của giống Keo lá tràm chọn lọc so với giống đại trà sau 15 năm trồng tại Quảng Trị |
Realized gains in growth traits, stem quality and sawlog percentage of breeded seedsources of Acacia auriculiformis compared with a commercial seedlot after 15 – year planting in Quang Tri |
Phí Hồng Hải |
27 |
5 |
Tăng thu di truyền thực tế của giống Keo tai tượng được chọn lọc so với giống nguyên sản và đại trà tại vùng Bắc Trung bộ và |
Realized genetic gain of improved seed sources of Acacia mangium compare |
Đỗ Hữu Sơn |
36 |
6 |
Kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính bằng hom loài Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz). |
The research results of Pterocarpus macrocarpus Kurz cutting propagation |
Trần Hữu Biển |
43 |
7 |
Tái sinh rừng tự nhiên |
Natural regernaration after shifting cultivation in the Ia Grai Protection Forest Area, Gia Lai province |
Nguyễn Thanh Tân |
50 |
8 |
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng Sến mật tam quy, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa |
Research on structure and generation of Madhuca pasquieri forest in Ha Trung district, Thanh Hoa province |
Nguyễn Hoàng Tiệp |
57 |
9 |
Phân lập và tuyển chọn vi sinh vật nội sinh trong cây Keo tai tượng ức chế nấm Ceratocystis manginecans |
Isolation and Evaluation of Endophytes from Acacia mangium antagonising to Ceratocystis manginecans |
Trần Thị Thanh Tâm |
66 |
10 |
Bệnh đốm lá, loét thân Bạ̣ch đàn ở giai đoạn vườn ươm |
Leaf spot and canker |
Nông Phương Nhung |
75 |
11 |
Variations of soil chemical properties at different horizons under natural forest canopy in Kon Ka Kinh National Park, Gia Lai |
Biến động tính chất hóa học đất ở các độ sâu dưới tán rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai |
Nguyen Thi Bich Phuong |
83 |
12 |
Univartiate, multivariate and permutational analysis of variance methods for forestry data by using R |
Các phương pháp phân tích phương sai đơn biến, đa biến và đa biến lặp số liệu lâm nghiệp bằng R |
Bui Manh Hung |
93 |
13 |
Ứng dụng GIS trong phân cấp đầu nguồn lưu vực La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận |
GIS application in watershed classification in La Ngau basin, Tanh Linh district, Binh Thuan province |
Trần Thị Ngoan |
104 |
14 |
Đánh giá sinh trưởng và hiệu quả kinh tế một số loài cây trồng nguyên liệu giấy tại Công ty lâm nghiệp Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ |
Evaluation of growth and economic efficiency |
Phạm Văn Đức |
116 |
15 |
Đánh giá kết quả khảo nghiệm và hiệu quả kinh tế của 06 dòng keo lai tại |
Assessment of the experimental result and economic efficency of six Acacia hybrid clones |
Hoàng Liên Sơn |
124 |
ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC RỪNG PHÒNG hỘ TÂN PHÚ, TỈNH ĐỒNG NAI
Nguyễn Thị Ngọc Linh, Trần Hà Diễm My, Đỗ Thị Cẩm Hoàng, Nguyễn Hoàng Thơ
Đại học Đồng Nai
TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc rừng phòng hộ Tân Phú, tỉnh Đồng Nai bước đầu đã xác định được 4 ngành thực vật với 368 loài, 262 chi và 89 họ có khả năng làm thuốc. Trong đó, ngành Thực vật hạt kín (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 310 loài, 213 chi, 70 họ; Họ có số lượng loài nhiều nhất là họ Đậu (Fabaceae) có 31 loài và chi có số lượng loài nhiều nhất là chi Sung (Ficus) với 10 loài. Thực vật được sử dụng làm thuốc tại rừng phòng hộ Tân Phú thì cây gỗ nhỏ chiếm tỷ lệ cao nhất với 101 loài, cây bụi với 73 loài và thấp nhất là cây phụ sinh với 14 loài. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bộ phận cây được sử dụng làm thuốc, bộ phận sử dụng nhiều nhất lá là với 156 loài, thân với vỏ thân cùng với rễ và vỏ rễ đều có 153 loài, toàn cây 88 loài, các bộ phận còn lại (hoa, quả-hạt, tinh dầu, nhựa…) có số lượng ít lần lượt là 23 loài, 78 loài và 53 loài. Có 19 nhóm cây thuốc có thể chữa các bệnh khác nhau, trong đó nhóm cây thuốc chữa bệnh về mụn nhọt, mẩn ngứa, sưng viêm có số lượng loài nhiều nhất là 156 loài; chữa bệnh về khớp, đau nhức là 106 loài; chữa bệnh ở bộ máy tiêu hóa có 104 loài; chữa bệnh về mắt, mũi, họng là 98 loài; chữa bệnh về gan, thông tiểu là 95 loài; chữa bệnh phụ nữ là 91 loài; nhóm có số lượng loài thấp nhất chữa bệnh đái đường là 7 loài. Tại rừng phòng hộ Tân Phú chúng tôi nhận thấy có 4 loài cây thuốc ở dạng quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 7 loài được Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế năm 2017 xếp trong tình trạng cực kỳ nguy cấp (VU) đến hiểm họa thấp (LR). Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, rừng phòng hộ Tân Phú |
Investigating diversity of medicinal plants at Tan Phu protection forest, Dong Nai province In this paper, medicinal plants at Tan Phu protection forest, Dong Nai province were investigated, collected, identified and listed with 368 species, 262 genera, 89 familes of 4 divisions of the higher plants. Of those, species of the Magnoliophyta are dominant with 310 species, 213 genera, 70 familes.; Fabaceae is the richest family with 31 species and the most rich genus by Ficus with 10 species. Their life-forms are diverse including small trees with 101 species, shrubs 73 species, big trees 51 species, lianas 41 species and epiphyte plant 16 species. People use parts of medicinal plant differently as leaves are used most with 156 species, then trunk-bank with 153 species and root and root bark 153 species too, trees with 88 species and flowers are ued least with 23 species. After the inventory, 19 groups of diseases were cured by medicial plants, of which 7 groupd used with the largest number of species: skin, fever, dysentery anh diarrhea, osteoarthritis, digestion, liver, female and illness diseases, diabetes are used with the least number of species. Tan Phu protection forest has 4 threatened medicial plant species listed in the Red book of Viet Nam (2007), 7 medicial plant species in the IUCN (2011). Key words: Diversity, protection forest, plants, Tan Phu. |
ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN HAI LOÀI TRE THUỘC CHI LUỒNG (Dendrocalamus Nees) Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM DỰA TRÊN CHỈ THỊ PHÂN TỬ ISSR
Nguyễn Hoàng Nghĩa1, Nguyễn Văn Thọ2, Nguyễn Viễn2, Phạm Quang Tiến2,
Lê Thị Mai Linh3, Nguyễn Thị Hồng Mai3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ
3 Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT Mười hai (12) mẫu lá của 2 loài (Luồng Dendrocalamus. barbatus, Mạy hốc-D. sikkimensi) thuộc Chi Luồng (Dendrocalamus Nees) thu từ 7 tỉnh miền núi phía Bắc đã được phân tích đánh giá mức độ di truyền của loài và xuất xứ bằng chỉ thị phân tử ISSR nhằm đưa ra giải pháp hợp lý cho việc bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen các loài này trong thời gian tới. Trong 10 mồi nghiên cứu có 08 mồi cho tính đa hình có thể sử dụng để đánh giá đa dạng di truyền, còn lại 2 mồi ISSR 4 và ISSR 10 không có tính đa hình. Các mẫu nghiên cứu được chia thành 2 nhóm lớn tương ứng với 2 loài với mức độ tương đồng di truyền 51 – 88%. Trong 6 mẫu Mạy hốc (D. sikkimensi) được thu ở 5 tỉnh, mẫu M3 thu tại Phú Thọ tách biệt hẳn so với 5 mẫu còn lại và có tương đồng di truyền từ 64 – 69%, hai mẫu Mạy hốc mọc tự nhiên M1 và M4 thu tại Bắc Cạn tạo thành nhóm riêng và tương đồng với các mẫu còn lại từ 59 – 78% và giữa hai mẫu này cũng tương đồng đến 76%. Tuy nhiên, hai mẫu thu M5 và M6 cách xa hàng trăm ki-lô-met lại rất gần gũi nhau với tương đồng 86%. Còn 6 mẫu Luồng (D. barbatus) thu ở 6 tỉnh, mẫu L6 tách biệt hẳn với các mẫu còn lại và có tương đồng di truyền là 55 – 71%, mẫu L4 cũng khác biệt hẳn với các loài thu ở các tỉnh vùng Tây Bắc và có tương đồng di truyền là 55 – 77%. Các mẫu L1, L2, L3 và L5 khá gần gũi về mặt di truyền với tương đồng di truyền từ 71 – 88%, đặc biệt hai mẫu L2 và L3 có tương đồng di truyền lên đến 88%, điều này chứng tỏ Luồng ở 4 tỉnh vùng Tây Bắc có cùng một nguồn gốc hoặc quan hệ gần gũi và khác hẳn 2 mẫu Luồng có nguồn gốc từ Thanh Hóa. Từ khóa: Đa dạng di truyền, ISSR, Luồng, Mạy hốc |
Evaluation of genetic diversity of two bamboo species of Dendrocalamus from Northern Vietnam by ISSR markers 12 leaf samples of Dendrocalamus barbatus and Dendrocalamus sikkimensis collected from seven provenances were genetically analyzed by molecular markers (ISSR marker) in order to suggest suitable measures for genetic conservation of these two species in the future. Among ten ISSR markers used, eight of them gave polymorphic DNA bands while the other two (ISSR4 and ISSR10) did not. The samples are divided into two group belonging to two species of Dendrocalamus respectively with similarities, from 51% to 88%. Among six samples of D. sikkimensis collected from five provinces, one sample (M3, Phu Tho provenance) is genetically separated far from others with asimilarities, from 56% to 70%. Two samples collected natural forest of Ba Be National Park (M1, M4, Bac Can provenance) formed a different group far from the rest of samples from 22% to 29%, particularly these two sample are distinguished together with difference of 24%. However, sample M1 (Bac Can provenance) and sample M6 (Lai Chau provenance) collected at a distance of few hundred kilometers are only different to be 14%. Six samples of D. barbatus collected from six provinces, sample L6 (Tho Xuan district, Thanh Hoa province) is clearly separated from others with similarities, from 55% to 70%. Sample L4 (Cau Hai, Phu Tho province, originating from Ngoc Lac district, Thanh Hoa province) is also isolated Northern West region with similarities, from 55% to 77%. Other of samples L1, L2, L3 and L5 have quite high similarities, from 71% to 88%, particular sample L2 and L3 gave high similarity of 88%. The fact is that some samples of D. barbatus from four provinces in Northern West region have low genetic difference as they have same origin and differ from two samples from or origin from Thanh Hoa province. Key words: Dendrocalamus barbatus, Dendrocalamus sikkimensis, ISSR, genentic diversity |
TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ VỀ SINH TRƯỞNG, CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY VÀ TỶ LỆ GỖ XẺ CỦA GIỐNG KEO LÁ TRÀM CHỌN LỌC SO VỚI GIỐNG ĐẠI TRÀ SAU 15 NĂM TRỒNG TẠI QUẢNG TRỊ
Phí Hồng Hải
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo lá tràm tại Đông Hà, Quảng Trị được trồng vào tháng 8 năm 2002, với 5 công thức thí nghiệm, lặp lại 5 lần, 49 cây/ô. Các công thức thí nghiệm là các lô hạt giống hỗn hợp từ các cây trội trong vườn giống (SSO chọn lọc), lô hạt hỗn hợp đại trà vườn giống (SSO đại trà), lô hạt hỗn hợp từ các cây trội trong rừng giống (SPA chọn lọc), và các lô hạt đối chứng là các xuất xứ tự nhiên (Xuất xứ NS) và lô hạt đại trà không rõ xuất xứ. Kết quả đánh giá khảo nghiệm ở giai đoạn 15 năm tuổi cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân cây của các lô hạt giống khác nhau cơ bản có sự khác biệt rõ ràng, ngoại trừ độ duy trì trục thân. Lô hạt SSO chọn lọc đạt năng suất 19,6 m3/ha/năm. Trong khi sinh trưởng của lô hạt SPA chọn lọc, SSO đại trà và xuất xứ NS là tương đương nhau, đạt năng suất từ 13,2 đến 14,2 m3/ha/năm. Sinh trưởng kém nhất là lô hạt đại trà, chỉ đạt năng suất 6,2 m3/ha/năm. So với lô hạt đại trà, lô hạt SSO chọn lọc có tăng thu di truyền thực tế là 18,8% về sinh trưởng chiều cao, 27,9% về đường kính, 61,7% về thể tích thân cây, 20,0 – 24,8% về chất lượng thân cây. So với lô hạt xuất xứ NS cho thấy lô hạt SSO chọn lọc đạt tăng thu di truyền thực tế tương ứng là 6,0%; 16,7%, 28,4% và 5,5 – 16,2%. Các cây Keo lá tràm từ các lô hạt đại trà đều có sinh trưởng và chất lượng thân cây giảm từ 3,1 – 20,6% so với hậu thế lô hạt xuất xứ nguyên sản. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định rằng nếu sử dụng lô hạt SSO chọn lọc trồng rừng gỗ lớn sẽ rất tốt và đạt hiệu quả cao sau 15 năm trồng và đáp ứng hoàn toàn mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Từ khóa: Keo lá tràm, tăng thu di truyền thực tế, nguồn hạt giống, tỷ lệ gỗ xẻ |
Realized gains in growth traits, stem quality and sawlog percentage of breeded seedsources of Acacia auriculiformis compared with a commercial seedlot after 15 – year planting in Quang Tri Genetic gain trial of Acacia auriculiformis at Dong Ha, Quang Tri was planted in August 2002, with 5 different seedsources, 5 replicates, 49 trees/plot. The different seedsources were SSO select, SPA select, SSO routine, natural provenances and commercial seedlot. At age of 15 years, the evaluation of this trial showed that growth and stem quality of different seedsources differed significantly (p < 0.05), except for stem axis persistence. SSO select performed the best seedlot, with MAI of 19.6 m3/ha/year. While the growth of SPA select, SSO routine and natural provenances were similarly, which yielded from 13.2 to 14.2 m3/ha/year. The commercial seedlot was the worst growth in the trial, only yielding 6.2 m3/ha/year. Realized gains in growth and stem quality, expressed as percent gain relative to commercial seedlot control, were 18.8% for total height, 27.9% for diameter, 61.7% of stem volume, 20.0 – 24.8% for the stem quality. Comparing the performances of natural-provenance seedlot, the SSO select had the realized gains of 6.0%; 16.7%, 28.4% and 5.5 – 16.2%, repectively. Of great concern for growers in Vietnam is the very poor performance of the commercial seedlot, which the growth and stem quality were reduced from 3.1 – 20.6%, compared to the natural-provenance seedlot. Our research results also confirmed that if using SSO select to cultivate sawn-log plantations will be good achivement and highly effective after 15 – year planting and meet requirement of the program for restructuring forestry sector. Key words: Acacia auriculiformis, realized gain, seedsources; sawnlog percentage |
TĂNG THU DI TRUYỀN THỰC TẾ CỦA GIỐNG KEO TAI TƯỢNG ĐƯỢC CHỌN LỌC SO VỚI GIỐNG NGUYÊN SẢN VÀ ĐẠI TRÀ TẠI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ
Đỗ Hữu Sơn1, Võ Đại Hải2, Ngô Văn Chính1, Nguyễn Đức Kiên1
1 Viện nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tăng thu di truyền từ nguồn hạt giống ở các vườn giống vô tính, vườn giống hữu tính Keo tai tượng so với hạt nguyên sản và hạt đại trà. Nghiên cứu được tiến hành trên hai khảo nghiệm mở rộng tại vùng Bắc Trung bộ (Đông Hà, Quảng Trị) và Nam Trung bộ (Quy Nhơn, Bình Định) xây dựng tháng 12 năm 2014 với 8 nguồn hạt giống Keo tai tượng từ các vườn giống, rừng giống, xuất xứ nguyên sản và hạt đại trà. Sau 30 đến 32 tháng tuổi, các khảo nghiệm đều có tỷ lệ sống rất cao từ 81,5 – 95,5%, và có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng giữa các lô hạt, trong đó các lô hạt từ vườn giống có sinh trưởng vượt trội. Mặc dù có sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng nhưng không có sự khác biệt về thứ tự xếp hạng về sinh trưởng giữa các lô hạt trong hai khảo nghiệm. Lô hạt từ các vườn giống tại Bàu Bàng, Bình Dương và Ba Vì, Hà Nội có sinh trưởng vượt trội với năng suất đạt từ 17 đến 22 m3/ha/năm, vượt từ 10 – 69% so với lô hạt từ xuất xứ nguyên sản và từ 140 – 218% so với hạt đại trà; tiếp theo là các lô hạt xuất xứ nguyên sản từ Papua New Guinea (Balimo và Oriomo) với năng suất đạt từ 10 đến 16 m3/ha/năm; các lô hạt từ các rừng giống chuyển hóa ở Hàm Yên, Tuyên Quang và Long Thành, Đồng Nai và lô hạt đại trà có sinh trưởng kém nhất với năng suất chỉ đạt từ 6,7 đến 7,5 m3/ha/năm. Kết quả nghiên cứu khẳng định lợi ích khi sử dụng hạt giống được cải thiện từ các vườn giống được công nhận trong trồng rừng. Từ khóa: Keo tai tượng, rừng giống chuyển hóa, tăng thu di truyền, vườn giống, xuất xứ nguyên sản |
Realized genetic gain of improved seed sources of Acacia mangium compare to natural provenances and commercial seed sources in North and South Central Vietnam Objectives of the study were to evaluate genetic gain in growth rate of seedlots derived from clonal seed orchards, seedling seed orchards, seed production areas in comparison with seed from natural provenances and commercial seedlots. The study was performed in two genetic gain trials of Acacia mangium at North Central (Dong Ha, Quang Tri) and South Central (Quy Nhon, Binh Dinh) planted in 2014 which include 8 different Acacia mangium seed sources collected from seed orchard, seed production area, best natural provenances and commercial seedlot. At age of 30 – 32 months, the high survival (from 81.5 to 95.5%) and significant difference in growth rate between seed sources were observed in both sites. Although growth rate was different between the two sites, stem volume ranking of seed sources was similar between sites. The seed collected from Bau Bang clonal seed orchard and Ba Vi seedling seed orchard were the best performers (17 – 22 m3/ha/year), followed by natural provenances from Papua New Guinea (10 – 16 m3/ha/year). Seed from plantation-converted seed production areas at Long Thanh and Ham Yen, and commercial seedlots were worst at both sites (6.7 – 7.5 m3/ha/year). Results from this study showed high benefit of using improved seed from well established seed orchards in commercial plantations. Key words: Acacia mangium, genetic gain trial, natural provenances, plantation-converted seed production areas, seed orchard |
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH BẰNG HOM LOÀI GIÁNG HƯƠNG (Pterocarpus macrocarpus Kurz)
Trần Hữu Biển1, Ôn Thị Kim Tú2
1Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ
2Phân hiệu Trường đại học Lâm nghiệp.
TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính bằng hom cành loài Giáng hương đã cho thấy loài này có khả năng nhân giống với tỷ lệ ra rễ cao đạt trên 80% ngay cả khi không cần xử lý chất điều hoà sinh trưởng. Với nghiệm thức xử lý chất điều hoà sinh trưởng đã cho tỷ lệ ra rễ, số lượng rễ/hom, chiều dài rễ/hom, chỉ số rễ tăng lên đáng kể so với đối chứng. Trong các nồng độ thí nghiệm từ 1000 – 4000 ppm của hai loại chất IBA, NAA thì NAA nồng độ 2000 – 3000 ppm có tỷ lệ ra rễ, số lượng rễ/hom, chiều dài rễ/hom, chỉ số rễ cao nhất. Từ khóa: Chất điều hoà sinh trưởng, Giáng hương, nhân giống vô tính |
The research results of Pterocarpus macrocarpus Kurz cutting propagation The research results of Pterocarpus macrocarpus cutting propagation have proved that this species has potential breeding ability with high rooting rate of over 80% even without utilizing growth chemical substances. The specimen of growth chemical treatment has resulted in rooting ratio, quantity of roots per cutting, length of roots per cutting and rooting index increasing considerably compared to control treatment. Specifically, among the experimental concentrations from 1000ppm to 4000ppm of the two growth chemicals (IBA, NAA), the highest rooting proportion, amount of roots per cutting, length of roots per cutting and rooting index came to NAA level of 2000ppm-3000ppm
|
TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN SAU CANH TÁC NƯƠNG RẪY TẠI RỪNG PHÒNG HỘ IA GRAI, TỈNH GIA LAI
Nguyễn Thanh Tân1, Ngô Văn Cầm2
1 Trường Đại học Tây Nguyên, 2 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên sau canh tác nương rẫy tại khu vực rừng phòng hộ (RPH) Ia Grai, bao gồm: mật độ, tổ thành và phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao; chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh và đề xuất một số giải pháp lâm sinh phục hồi rừng sau nương rẫy tại RPH Ia Grai. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian bỏ hóa tăng lên thì số loài thuộc tầng cây cao tăng trong khi số loài cây tái sinh lại có xu hướng giảm đi và số loài cây gỗ chịu bóng giai đoạn đầu đều có xu hướng tăng. Mật độ cây tái sinh trung bình theo thời gian bỏ hóa < 5 năm, 5 – 10 năm, 10 – 15 năm và trên 15 năm lần lượt là 9.500, 5.000, 4.800 và 4.200 cây/ha. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao có xu thế chung là giảm dần từ cấp chiều cao thấp (< 1m) đến cấp chiều cao lớn (> 3m). Tỷ lệ cây có nguồn gốc hạt khoảng 80% và chồi là 20%. Tỷ lệ cây chất lượng tốt biến động từ 10,2% đến 26,6%; chất lượng trung bình từ 8,1% đến 33,3%; chất lượng xấu từ 40% đến 73%. Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp trong phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Canh tác nương rẫy, rừng phòng hộ, tái sinh tự nhiên |
Natural regernaration after shifting cultivation in the Ia Grai Protection Forest area, Gia Lai province This article presents the study results on the forest natural regeneration after shifting cultivation at the Ia Grai Protection Forest, including: density and species composition of regeneration trees; regeneration tree distribution by height class; quality and origin of regeneration trees and proposed silvicultural measures for forest restoration after slash and burn cultivation at the Ia Grai Protection Forest. The results show that the longer fallow period, the simpler the species composition. The number of regeneration species accounted in fallow periods of less than 5 years, Key words: Natural regeneration, protection forest, shifting cultivation |
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG SẾN MẬT TAM QUY, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA
Nguyễn Hoàng Tiệp1, Nguyễn Thế Đại2
[1] Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
[1] Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng KHLN Thanh Hóa
TÓM TẮT Sến mật (Madhuca pasquieri) là cây bản địa đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao, rất hiếm gặp quần thể tương đối thuần loài trong tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên số liệu thu thập từ 54 ô tiêu chuẩn có diện tích 1000m2(40 ´ 25m)trên 3 trạng thái rừng: Rừng Sến mật tương đối thuần loài, rừng Sến mật – Lim xanh và rừng Lim xanh – Sến mật. Trong mỗi ô tiêu chuẩn bố trí 5 ô dạng bản kích thước 25m2 (5 ´ 5m) để nghiên cứu cây tái sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Sến mật là loài chiếm ưu thế với tỷ lệ tổ thành khá cao từ 63,7 – 68,9%. Bên cạnh đó Lim xanh là loài luôn xuất hiện cùng Sến mật với tỷ lệ tổ thành từ 5,5 – 34,7%. Số lượng loài cây gỗ trong hệ sinh thái rừng này khá thấp, chỉ từ 3 – 8 loài. Mặc dù Lim xanh không chiếm ưu thế về số lượng, nhưng với đặc điểm có chiều cao vượt trội và diện tích tán lớn gấp 3 lần các loài khác, loài Lim xanh đang tạo ra những ảnh hưởng nhất định về chế độ ánh sáng, không gian sinh dưỡng và sinh trưởng của các loài cây khác trong rừng, đặc biệt là Sến mật. Mật độ cây tái sinh dao động từ 2.910 – 3.131 cây/ha, trong đó số lượng cây tái sinh loài Sến mật là nhiều nhất nhưng đa phần là cây mạ, ít cây tái sinh triển vọng. Số cây tái sinh triển vọng chủ yếu là loài Lim xanh. Cần có các biện pháp hỗ trợ, xúc tiến tái sinh loài Sến mật để duy trì sự ổn định của hệ sinh thái rừng. Từ khóa: Lim xanh, Sến mật, sinh trưởng, tái sinh |
Research on structure and generation of Madhuca pasquieri forest in Ha Trung district, Thanh Hoa province Madhuca pasquieri is a multi-functional indigenous tree species with high economic value. In nature, there is very rare forest ecosystem with high density of this species. The study was conducted based on data collected from 54 plots with an area of 1000m2 (40 ´ 25m) in three forest status: Mainly M. pasquieri forest, M. pasquieri–Erythrophleum fordii forest and E. fordii–M. pasquieri forest. In each plot, there are five sub-plots with areas of 25 m2 (5 ´ 5m) was established to study forest regeneration. The results showed that M. pasquieri is the dominant species with high number of species richness index, from 63.7 – 68.9%. Key words: Erythrophleum fordii, Madhuca pasquieri, grown, regeneration |
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT NỘI SINH TRONG CÂY KEO TAI TƯỢNG ỨC CHẾ NẤM Ceratocystis manginecans
Trần Thị Thanh Tâm1, Phạm Quang Thu2, Nguyễn Minh Chí2
[1] Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên
2 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Các loài keo được trồng phổ biến ở Việt Nam nhằm cung cấp gỗ xẻ, nguyên liệu dăm và giấy. Diện tích rừng trồng keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam đạt khoảng 1,3 triệu ha vào năm 2015. Tuy nhiên, rừng trồng các loài keo thường bị bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây ra. Nhằm phát triển chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh, nghiên cứu này đã phân lập, thuần khiết được 14 chủng vi khuẩn nội sinh và 12 chủng nấm nội sinh từ các mẫu cây Keo tai tượng tại Thái Nguyên. Đánh giá hiệu lực ức chế nấm C. manginecans gây bệnh chết héo của các chủng vi sinh vật nội sinh, đã xác định được hai chủng vi khuẩn (K1, K7) và hai chủng nấm (N28, N31) có khả năng ức chế nấm C. manginecans rất mạnh. Kết quả giải trình tự ADN đã xác định chủng vi khuẩn nội sinh K1 là Bacillus cereus, chủng vi khuẩn nội sinh K7 là Bacillus tequilensis, chủng nấm nội sinh N28 là Diaporthe tectonigena và chủng nấm nội sinh N31 thuộc chi Arcopilus nhưng chưa xác định được đến loài. Tuy nhiên, vi khuẩn B. cereus đã được xác định là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, gây tiêu chảy nên đã loại bỏ không nghiên cứu sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định có thể sử dụng vi khuẩn nội sinh Bacillus tequilensis, nấm nội sinh Diaporthe tectonigena và Arcopilus sp. (N31) phục vụ quản lý bệnh chết héo rừng trồng keo. Từ khóa: Bệnh chết héo, Ceratocystis manginecans, keo tai tượng, vi sinh vật nội sinh, vi khuẩn, nấm |
Isolation and Evaluation of Endophytes from Acacia mangium antagonising to Ceratocystis manginecans Acacia species are planted for sawnwood, chip and pulp. In Vietnam, Acacia hybird, A. mangium and A. auriculiformis have been planted in large scale under areas of about 1.3 million hectares in 2015. However, the wilt disease caused by Ceratocystis manginecans has been spread and become a serious threat to these plantations. The result of a study undertaken in order to develop the bioproduct to control the disease showed that 14 endophytic bacterial strains and 12 fungal endophyte strains were isolated from A. mangium planted in Thai Nguyen province. These strains were used to test antifungal activity by using the dual culture method. The antifungal activity of the bacterial endophytes against C. manginecans differed between strains and showed that two endophytic bacterial strains (K1 and K7), and two endophytic fungal strains (N28 and N31) showed very strong antagonism to C. manginecans. Endophytes was identified by molecular biology technique. The endophytic bacterial strain K1 was indicated as Bacillus cereus, K7 was indicated as Bacillus tequilensis. The fungal endophyte strain N28 was indicated as Diaporthe tectonigena and N31 was indicated as Arcopilus sp. However, the bacterial B. cereus has been identified as a cause of food poisoning, causing diarrhea. It is recommended that three endophytes (Bacillus tequilensis, Diaporthe tectonigena and Arcopilus sp. (N31)) be considered for managing Ceratocystis wilt disease. Key words: Acacia mangium, Ceratocystis manginecans, endophytes, wilt disease |
BỆNH ĐỐM LÁ, LOÉT THÂN BẠCH ĐÀN Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Nông Phương Nhung1, Đặng Thị Kim Anh2, Trần Xuân Hinh3, Nguyễn Minh Chí3
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Vi sinh vật công nghiệp, Viện Công nghiệp thực phẩm
3 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Các loài bạch đàn đang được sử dụng làm cây trồng rừng chính tại nhiều tỉnh, tổng diện tích rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam hiện đạt khoảng 170.000ha. Nghiên cứu này nhằm xác định đặc điểm hình thái, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh đốm lá, loét thân cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm ở tỉnh Phú Thọ, Việt Nam. Triệu chứng điển hình là trên thân cây bị bệnh có những vết loét, thâm hoặc vết lõm ở phần vỏ cây, lá cây bị bệnh xuất hiện các đốm nâu và lan rộng nhanh. Các chủng nấm có khả năng gây bệnh rất khác nhau và được chia thành 4 nhóm gồm: gây bệnh yếu (1 chủng), gây bệnh trung bình (4 chủng), gây bệnh mạnh (3 chủng) và gây bệnh rất mạnh (2 chủng). Nghiên cứu định loại nấm gây bệnh bằng kỹ thuật sinh học phân tử, trong đó sử dụng cặp mồi ITS1 và ITS4. Kết quả giải trình tự đoạn gen ITS của hai chủng gây bệnh rất mạnh và so sánh với các trình tự tham chiếu GU973522 (Cheewangkoon et al., 2010) và GU973519 (Lueangpraplut et al., 2013) đã xác định nấm gây bệnh đốm lá, loét thân cây bạch đàn ở giai đoạn vườn ươm thuộc loài Pseudoplagiostoma eucalypti. Đây là loài nấm gây bệnh nghiêm trọng rừng trồng bạch đàn ở Thái Lan, do vậy cần nghiên cứu giải pháp quản lý hiệu quả loài nấm gây bệnh này nhằm hạn chế sự lây lan trên diện rộng ở Việt Nam. Từ khóa: Bệnh đốm lá, bệnh loét thân, bạch đàn lai, bạch đàn urô, Pseudoplagiostoma eucalypti |
Leaf spot and canker disease of Eucalyptus in nursery stage In Vietnam, several Eucalyptus species have been planted in large scale under about 170,000 hectares in 2015. The aim of this study is to evaluate morphological characteristics, symptoms, pathogenicity and to indentify the cause of leaf spot and canker of Eucalyptus spp. in nursery stage in Phu Tho province, Vietnam. The disease symptoms including staining of the vascular tissue, cankers and wilting on infected parts of the trees, or spots exuding in the leaves. The infected trees showed to be wilting symptom and died after ward. Pathogenicity of 10 isolates was varied and divided into 4 groups: weak (1 isolate), average (4 isolates), strong (3 isolates) and very strong (2 isolates). Fungal pathogen was identified by using molecular biology technique using ITS1 and ITS4 primers. The ITS sequence analysis of the two highly pathogenic isolates were compared with the reference sequence GU973522 (Cheewangkoon et al., 2010) and GU973519 (Lueangpraplut et al., 2013). Two isolates (PN3 and PN4) were indicated as Pseudoplagiostoma eucalypti, a serious pathogenic in eucalyptus plantation in Thailand. Therefore, it is necessary to study the effective management of this fungus in order to limit the spread of the disease in Vietnam. Key words: Canker disease, leaf spot, Pseudoplagiostoma eucalypti, Eucalyptus hybrid, Eucalyptus urophylla |
VARIATIONS OF SOIL CHEMICAL PROPERTIES AT DIFFERENT HORIZONS UNDER NATURAL FOREST CANOPY IN KON KA KINH NATIONAL PARK, GIA LAI
Nguyen Thi Bich Phuong1, Bui Manh Hung2
1Vietnam National University of Forestry
2Vietnam National University of Forestry
TÓM TẮT Forests contribute an important role in mitigating atmospheric CO2 because forest ecosystems are paramount elements of carbon cycle and carbon sequestration in soil, detritus and vegetation. The research which carried out in 14 plots with area of 2000m2 has compared and discussed the differences in soil organic carbon (SOC) distribution, some macronutrients and mobility Fe ion at different vertical soil horizons (0 – 10cm, 10 – 20cm, 20 – 30cm, 30 – 50cm) between old-growth and secondary forests in Kon Ka Kinh National Park. The results show that the content of all properties has a significant difference between the two forest types (Sig values of linear tmixed effect models < 0.05). Most of the indicators are significantly different between soil layers (Sig. < 0.05) while total phosphorus content is less changed and total potassium content increases with vertical soil depths. The principal component analysis diagram also indicates that the soil properties closely related, especially soil organic carbon, total nitrogen and total phosphorus. Từ khóa: Soil organic carbon, soil chemical properties, natural forest types, Kon Ka Kinh national park |
Biến động tính chất hóa học đất ở các độ sâu dưới tán rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai Rừng đóng góp vai trò quan trọng vào việc giảm thiểu khí CO2 khí quyển bởi vì rừng là một thành tố cực kỳ quan trọng của vòng tuần hoàn cacbon và là bể chứa cacbon trong đất, vật rơi rụng và thảm thực vật. Kết quả nghiên cứu trên 14 ÔTC diện tích 2000m2 chỉ ra sự khác biệt về phân bố theo độ sâu tầng đất (0 – 10cm, 10 – 20cm, 20 – 30cm, 30 – 50cm) của cacbon hữu cơ, một số nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, hàm lượng ion Fe di động trong đất giữa rừng thứ sinh và rừng già tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự biến động các biến đó giữa các độ sâu tầng đất. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng tất cả các biến đều có sự khác biệt rõ rệt giữa hai trạng thái rừng (Giá trị Sig của mô hình tuyến tính hỗn hợp < 0,05). Hầu hết hàm lượng các biến nghiên cứu khác nhau rõ rệt giữa các tầng đất (Sig. < 0,05) trong khi đó hàm lượng photpho ít có sự thay đổi theo độ sâu tầng đất và hàm lượng kali là tăng dần theo độ sâu tầng đất. Biểu đồ phân tích thành phần chính của các nhân tố nghiên cứu của hai trạng thái rừng cũng chỉ ra rằng giữa các biến có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đặc biệt là hàm lượng cacbon hữu cơ, đạm và lân. Key words: Các bon hữu cơ đất, tính chất hóa học đất, các trạng thái rừng tự nhiên, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh |
UNIVARTIATE, MULTIVARIATE AND PERMUTATIONAL ANALYSIS OF VARIANCE METHODS FOR FORESTRY DATA BY USING R
Bui Manh Hung
International Cooperation Division (ICD), Vietnam National University of Forestry,
Xuan Mai, Chuong My, Hanoi
ABSTRACT Analysis of Variance has been widely used in the analysis of forestry research data. They have contributed to a very common question in forest science: are factors affect results of experiments? Analysis of variance (ANOVA) can help researchers to analyze the effect of one or more factors on experimental results. In the meanwhile, ANCOVA besides examining the effects of factors, they also help to check the effect of covariance as well as the relationship between factors and covariance. To make more objective and accurate conclusions, MANOVA should be applied, because MANOVA is able to analyze the effect of factors on experimental results based on various continuous variables. Permutational univariate and multivariate analysis of variance (PERANOVA and PERMANOVA) are new analysis tools. These tools do not require any assumptions. Because of this, scientists can apply them in various fields of forest science. To support and implement PERANOVA and PERMANOVA, the R language should be implemented. The reason is that powerful statistical analysis softwares like SPSS, Stata or Sas is difficult or impossible to conduct these contents. Key words: Anova, ancova, forestry data, manova, peranova, permanova, R language. |
Các phương pháp phân tích phương sai đơn biến, đa biến và đa biến lặp số liệu lâm nghiệp bằng R Phân tích phương sai đã và đang được sử dụng rộng rãi trong phân tích số liệu nghiên cứu Lâm nghiệp hiện nay. Chúng đã góp phần trả lời câu hỏi rất phổ biến trong khoa học lâm nghiệp: các nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả thí nghiệm hay không? Phân tích phương sai (ANOVA) đơn biến có thể giúp các nhà nghiên cứu phân tích được ảnh hưởng của một hoặc nhiều nhân tố đến kết quả thí nghiệm. Trong khi đó với ANCOVA, ngoài việc kiểm tra ảnh hưởng của các nhân tố, chúng còn giúp kiểm tra ảnh hưởng của hiệp biến cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố với hiệp biến. Để có những kết luận khách quan và chính xác hơn, MANOVA nên được áp dụng bởi lẽ MANOVA có thể phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả thí nghiệm dựa trên nhiều biến liên tục khác nhau. Phân tích phương sai đơn và đa biến lặp (PERANOVA và PERMANOVA) những công cụ phân tích phương sai mới ra đời. Những phân tích này không yêu cầu bất kỳ điều kiện nào. Cũng vì lẽ đó, các nhà khoa học có thể ứng dụng chúng trong các lĩnh vực khác nhau của khoa học lâm nghiệp. Để hỗ trợ và thực hiện các phân tích phương sai lặp thì ngôn ngữ R nên được áp dụng bởi lẽ hiện nay các phần mềm phân tích thống kê mạnh như SPSS, Stata hay Sas rất khó hoặc không thể thực hiện được những nội dung này. Từ khóa: Anova, ancova, manova, ngôn ngữ R, peranova, permanova, số liệu lâm nghiệp |
ỨNG DỤNG GIS TRONG PHÂN CẤP ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC LA NGÂU, HUYỆN TÁNH LINH, TỈNH BÌNH THUẬN
Trần Thị Ngoan1, Nguyễn Văn Hợp1, Trần Quang Bảo1,
Võ Minh Hoàn1 , Nguyễn Hữu Thế2
1 Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
2 Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân phú, Đồng Nai
TÓM TẮT Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu phân cấp đầu nguồn lưu vực La Ngâu, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý ứng với từng cấp đầu nguồn của lưu vực. Nghiên cứu sử dụng tiêu chí phân cấp đầu nguồn gồm độ cao, độ đốc và địa hình. Cơ sở phân chia cấp đầu nguồn dựa trên Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ. Ứng dụng GIS chồng ghép các lớp bản đồ Raster để phân chia lưu vực La Ngâu thành 3 cấp đầu nguồn ứng với tiềm năng xói mòn và nguy cơ khô hạn. Để lựa chọn các kiểu sử dụng đất thích hợp, nghiên cứu tiến hành điều tra một số đặc điểm tầng cây cao, tầng cây thấp và lớp thảm khô tại 3 trạng thái rừng chính, gồm rừng trung bình, rừng phục hồi và rừng hỗn giao. Kết quả phân cấp đầu nguồn cho thấy, diện tích lưu vực thuộc cấp đầu nguồn 3 chiếm 25,1%; nằm chủ yếu trên địa bàn xã La Ngâu, La Dạ và Đa Mi. Diện tích cấp đầu nguồn 2 chiếm diện tích lớn nhất 62,2%; Cấp đầu nguồn 1 có diện tích nhỏ nhất 3479,9ha chiếm 12,7% tập trung chủ yếu tại xã La Ngâu và Đa Mi. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp quản lý và sử dụng đất hợp lý cho từng cấp lưu vực. Từ khóa: GIS, La Ngâu, lưu vực, phân cấp đầu nguồn |
GIS application in watershed classification in La Ngau basin, Tanh Linh district, Binh Thuan province This paper introduces the results of research wastershed classification in La Ngau basin, Tanh Linh District, Binh Thuan Province. The objectives of research is to identify suitable solutions of land use for each watershed class. Topic uses the three main factors which affect potential erosion, include: elevation, slope and landform to classify. Watershed classification is based on Decision 61/2005/QD-BNN. Applying ArcGIS software and mapping analysis to classify La Ngau basin into 3 levels for potential erosion and drought risk (class). To select the appropriate type of land use for each watershed class, characteristics of vegetation cover in three main forest status including medium forest, rehabilitation forest and forest mixed. The result shows that class 3 is accounting for 25.1%; located mainly in La Ngau, La Da and Da Mi communes; Class 2 has the largest area accounting for 62.2%; Class 1 has the smallest area of 3479.9ha, accounting for 12.7%. The research has proposed some management and landuse solution for each watershed classes in the basin. Key words: GIS, La Ngau, basin, watershed classification |
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG NGUYÊN LIỆU GIẤY TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP XUÂN ĐÀI, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Phạm Văn Đức1, Trần Việt Hà2
1UBND huyện Tân Sơn, Phú Thọ
2 Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT Việc lựa chọn loài cây trồng thích hợp nhất để trồng rừng nguyên liệu giấy là vô cùng cần thiết, nhằm đáp ứng nhu cầu về lâm sản ngày càng cao của xã hội. Yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn loài cây trồng sinh trưởng nhanh và chất lượng tốt, đem lại hiệu quả cao về kinh tế. Vì vậy, bài báo đã tập trung phân tích khía cạnh này từ số liệu trên 27 ô tiêu chuẩn lập tại 3 mô hình rừng trồng thuần loài keo gồm keo lai mô, keo lai hom và Keo tai tượng 5 tuổi. Mỗi mô hình lập 9 ô tiêu chuẩn với diện tích 500 m2/OTC (25m ´ 20m) tại Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Keo là loài cây có sức chống chịu tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh. Mặc dù vậy, mô hình trồng thuần loài keo lai mô là loài tỏ ra ưu việt với tỷ lệ sống, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính và chiều cao lớn hơn so với hai loài cây còn lại. Mặt khác, cả ba mô hình trồng rừng thuần loài keo lai đều có lãi, rất an toàn về vốn đầu tư và hoàn trả cả gốc lẫn lãi vay ngân hàng. Tuy nhiên, mô hình rừng trồng keo lai mô với mật độ 1.333 cây/ha cho hiệu quả về mặt kinh tế cao hơn xét trong chu kỳ kinh doanh 7 năm so với hai mô hình còn lại. Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, keo lai, sinh trưởng |
Evaluation of growth and economic efficiency of some pulp-producing plants in Xuan Dai forest company, Tan Son district, Phu Tho province The selection of the most suitable forest planting models for pulp-producing plants is essential to meet the increasing demand of forest products of the society. It is required to select quick-growing species with high quality, and high economic efficiency. Therefore, this aspect was analyzed in the study. Data from 27 standard plots including Acacia hybrid from tissue, Acacia hybrid from cuttings and Acacia mangium 5 years old, each model has 9 plots with an area of 500 m2/standard plots (25m ´ 20m) at Xuan Dai Forestry Company, Tan Son district, Phu Tho province was used in this study. Research results indicate that: Acacia is a fast-growing plant with strong level of disease resistance. However, The plants have different growth rates, the model with only Acacia hybrid from tissue is superior to that of the other species, such as higher average annual growth in diameter and height. In addition, all three models of acacia plantation are profitable, very safe in terms of investment capital and repayment of principal and bank loans. However, the model of Acacia hybrid from tissue with a density of 1,333plants/hecta is more economically efficient in the seven-year business cycle compared to Acacia hybrid from cuttings and Acacia mangium. Key words: Economic efficiency, Acacia hybrid, growth |
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA 6 DÒNG KEO LAI TẠI HÒA BÌNH
Hoàng Liên Sơn1, Vũ Duy Hưng1, Bùi Ngọc Thu Hà1,
Đào Quyết Thắng2, Nguyễn Minh Ngọc3
[1] Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
2 Cty TNHHMTV Lâm nghiệp Hòa Bình
3 Viện NC Giống và CNSH LN
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đánh giá sinh trưởng và phân tích hiệu quả kinh tế của 6 dòng keo lai tại 3 địa điểm đặc trưng cho điều kiện phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh Hòa Bình cho thấy: các dòng keo lai khảo nghiệm đều có năng suất cao hơn các dòng keo lai đối chứng, với mức năng suất bình quân cao hơn khoảng 5 m3/ha/năm. Tuy nhiên, năng suất của các giống keo lai khảo nghiệm có sự chênh lệch đáng kể, với các giống keo lai MA1; BV73 và AM3 cho năng suất cao vượt trội ở cả 3 địa điểm khảo nghiệm (Lương Sơn, Kỳ Sơn và Đà Bắc), và có độ vượt về thể tích trên 50% so với các dòng keo lai đối chứng. Năng suất cao nhất của 3 dòng keo lai được ghi nhận tại Lương Sơn, lần lượt là 25,5 m3/ha/năm; 29,5 m3/ha/năm; và 24,0 m3/ha/năm. Đây cũng là các dòng keo lai mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong khi các dòng keo lai còn lại có hiệu quả kinh tế thấp hoặc không có hiệu quả. Chính vì vậy, MA1; BV73; và AM3 là 3 giống keo lai phù hợp với điều kiện lập địa, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao trong phát triển rừng trồng sản xuất của tỉnh Hòa Bình. Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, keo lai, sinh trưởng.
|
Assessment of the experimental result and economic efficency of six acacia hybrid clones in Hoa Binh province The results of the research on the assessment of the growth and economic efficiency of six hybrid acacia clones in three locations representing the characteristics of Hoa Binh’s conditions to develop production forest plantation showed that all targeted hybrid acacia clones have higher productivities than control acacia varieties. The targeted hybrid acacia clones’ average productivity is 05 m3/ha/year higher than the control hybrid acacia clones’ average productivity. However, the productivities between targeted hybrid acacia clones are significantly different, with MA1; BV73; and AM3 hybrid acacia clones give surpassing productivities in all three trial sites (Luong Son, Ky Son va Da Bac), and have 50% volume higher than control hybrid acacia clones. The highest productivities of these three hybrid acacia clones recorded in Luong Son are 25.5 m3/ha/year; 29.5 m3/ha/year; and 24.0 m3/ha/year respectively. These hybrid acacia clones also have high economic efficiency, meanwhile the productivities of other clones are low or not efficient at all. Therefore, MA1; BV73; and AM3 are three hybrid acacia clones suitable for the site conditions, bringing high economic efficiency in the development of production forest plantation in Hoa Binh province. Key words: Economic efficiency, hybrid acacia, plantation forest,
|
Latest news
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
- Vietnam's rubber sector proactively meets the European Union's Regulations on production of goods that do not cause deforestation (EUDR).
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam