TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 – 2017
1 |
Đa dạng loài cây dược liệu tại Khu Bảo tồn |
Hồ Ngọc Sơn |
Biodiversity survey of medicinal plants in Na Hau nature reserve, Yen Bai province |
5 |
2 |
Ảnh hưởng của các thời điểm trồng trong vụ xuân 2017 đến sinh trưởng và năng suất cây Giảo cổ lam tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái |
Trần Trung Kiên |
Effect of planting time in spring season, 2017 on the growth and yield of Giao co lam (Gynostemma sp.) in Van Chan district, Yen Bai province |
16 |
3 |
Nghiên cứu đa dạng thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (HCVFS) ở tỉnh Đắk Lắk |
Bảo Huy |
Diversity of forest vegetation types, plant components and high conservation value forests (HCVFS) in Dak Lak province |
24 |
4 |
Mức độ an toàn trong xung đột voi – người và can thiệp giảm nhẹ xung đột ở Đắk Lắk và |
Cao Thị Lý |
Safety levels in human elephant conflict and mitigative interventions for conflict in Dak Lak and Dong Nai provinces |
33 |
5 |
Đặc điểm biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây Keo tai tượng (Acacia mangium Wild) tại khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 |
Trần Hữu Biển |
The growth and stem form variation of Acacia mangium Wild in 2nd generation progeny trial |
42 |
6 |
Ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra (Docynia indica Wall.) giai đoạn vườn ươm |
Vũ Đức Toàn |
Effects of types of grafting scion and grafting methods on the survival and growth of grafting unions of Docynia indica (Wall.) in nursery stage |
51 |
7 |
Nghiên cứu xác định |
Bùi Trọng Thủy |
Research on determination of seed collection time, seed quality test, seed preservation and techniques to produce seedlings of De xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) |
58 |
8 |
Một số đặc điểm lâm học loài Vàng tâm (Manglietia fordiana) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ |
Hồ Ngọc Sơn |
Some biological characteristics of Manglietia fordiana in Xuan Son National Park, Phu Tho province |
69 |
9 |
Kết quả bước đầu nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số dòng Mắc ca (Macadamia integrifolia Maiden & Betche) tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu |
Đào Thanh Vân |
Initial results in reseach of biological characters of some macadamin (Macadamia integrifolia) cultivars in Tam Duong district, Lai Chau province |
78 |
10 |
Biến động cấu trúc và chất lượng tầng cây cao rừng tự nhiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai |
Bùi Mạnh Hưng |
Changes in structure and quality of natural forest overstorey in National Park Kon Ka Kinh, Gia Lai |
85 |
11 |
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ của loài cây Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) với các loài khác trong rừng tự nhiên ở huyện Nam Đông và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế |
Vũ Đức Bình |
Research on structural characteristics and relationship between Hainan homalium (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) and other species in natural forests of Nam Dong and Phu Loc districts, Thua Thien Hue province |
96 |
12 |
Spatial distribution of overstorey trees analyzed by replicated point patter method in R |
Bùi Mạnh Hưng |
Phân bố không gian của cây tầng cao phân tích bởi phương pháp lặp điểm trong R |
105 |
13 |
Nghiên cứu định lượng cacbon của rừng trồng thuần loài Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa |
Nguyễn Thị Hồng Hạnh, |
Study on carbon quatification of the plantation Sonneratia caseolaris in the coastal area of Hau Loc district, Thanh Hoa province |
115 |
14 |
Sử dụng ảnh landsat xác định chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật và mối tương quan với NDVI tại VQG Cát Bà, Tp. Hải Phòng giai đoạn 2006 – 2013 |
Nguyễn Hải Hòa |
Using landsat to determine Temperature Dryness Vegetation Index (TVDI) and relationships with NDVI in Cat Ba National Park, Hai Phong city during 2006 – 2013 |
125 |
15 |
Sử dụng ảnh landsat xác định chỉ số diện tích lá (LAI) và mối tương quan với lượng mưa tại VQG Cát Bà, thành phố |
Nguyễn Thị Thu Hiền |
Using landsat to determine leaf area index (LAI) and relationships with rainfall in Cat Ba National Park, Hai Phong city during 1996 – 2016 |
135 |
16 |
Vận dụng ma trận SWOT và QSPM để xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển công ty TNHH TMV Lâm nghiệp Vườn quốc gia U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đến 2025 |
Nguyễn Phước Hoàng |
Application matrix SWOT and QSPM for construction and choices strategic development One member limited liability Company forest Natoinal Park U Minh Ha Ca Mau province to 2025 |
146 |
17 |
Hiện trạng rừng ngập mặn tại Quảng Ninh |
Hà Thị Mừng |
Current status of mangrove forests in Quang Ninh |
158 |
18 |
Độ bền kháng nấm mục trắng của gỗ Giổi ford – Sự phá huỷ cấu trúc gỗ bởi các loại nấm mục trắng |
Hoàng Trung Hiếu |
Natural resistance of Manglietia fordiana Oliv. to white-rot fungi- the wood structure deterioration by different white-rot fungus |
169 |
ĐA DẠNG LOÀI CÂY DƯỢC LIỆU TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÀ HẨU TỈNH YÊN BÁI
Hồ Ngọc Sơn1*, Nguyễn Thị Thu Hiền1,Nguyễn Văn Huy2
1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ
TÓM TẮT
Nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu tỉnh Yên Bái cho thấy có 110 loài cây thuốc thuộc 4 ngành thực vật và 62 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó: 38,18% loài cây thuốc thân cỏ; 26,36% dạng dây leo; 22,73% dạng cây bụi; 10,91% cây gỗ và 1,82% thân dạng cây gỗ. Bên cạnh đó còn xác định được 25 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007): cấp CR (Cực kỳ nguy cấp) 1 loài, cấp EN (Nguy cấp) 13 loài, cấp VU (Sắp nguy cấp) 11 loài; Số loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP là 7 loài: có 1 loài thuộc nhóm IA – nhóm các loài thực vật nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, và có 6 loài thuộc nhóm IIA- nhóm các loài thực vật hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; Số loài trong danh lục đỏ IUCN (2013) là: 2 loài thuộc cấp Lc (ít quan tâm), 1 loài thuộc cấp DD (thiếu dẫn liệu). Từ khóa: Dược liệu, nguy cấp, bị đe dọa, bảo tồn, Khu BTTN Nà Hẩu |
Biodiversity survey of medicinal plants in Na Hau nature reserve, Yen Bai province
After intensive investigation into medicinal plants in nature reserve Na Hau, 110 species of medicinal plants are recognized and identified characteristics of identification, belong to 4 phyla and 62 vascular plants: 38.18% grass medicinal plants; 26.36% vines form; Shrubby 22.73%; 10.91% stem wood and 1.82% wood tree. The section also identified 25 species listed in the Vietnam Red Book (2007): CR (Critically Endangered) 1 species, EN (Endangered) 13 species, VU (Vulnerable), 11 species; Number of species listed in Decree No. 32/2006/ND-CP of 7 species: 1 species of group IA – groups of plant species banned from exploitation or use for commercial purposes, and there are 6 species of group IIA – groups of plant species limited exploitation or use for commercial purposes; Some species in the IUCN Red List (2013) are: 2 species on the level Lc (Least Concern), 1 species level DD (Data Deficient). Keywords: Medicinal plant, critical endangered, endangered, conservation, Na Hau Nature Reserves |
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC THỜI ĐIỂM TRỒNG TRONG VỤ XUÂN 2017 ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CÂY GIẢO CỔ LAM TẠI HUYỆN VĂN CHẤN, TỈNH YÊN BÁI
Trần Trung Kiên, Trần Đình Hà, Phan Thị Thu Hằng, Dương Trung Dũng
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu 3 thời điểm trồng khác nhau trong vụ Xuân năm 2017 (ngày 01/01, 01/02 và 01/3) cho hai loài Giảo cổ lam (GCL): 5 lá chét và 7 lá chét trồng bằng hom cành tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trồng tại thời điểm ngày 01/01, hai loài GCL đều cho khả năng sinh trưởng tốt và năng suất sinh khối cao hơn trồng vào hai thời điểm sau đó. Trồng tại thời điểm ngày 01/01, sau 105 ngày, loài GCL 5 và 7 lá chét có chiều dài tương ứng: 111,23 và 114,19cm, số cành/cây: 9,97 và 13,67 cành, cao hơn 2 thời điểm trồng ngày 01/02 và 01/3. Số lá/cây đạt tương ứng 39,43 và 41,73 lá/cây, tương đương hoặc cao hơn trồng ngày 01/02 và 01/3. Năng suất sinh khối tươi trên mặt đất khai thác lần 1 sau 105 ngày của loài 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau từ 1,00 – 1,51 tấn/ha, của loài 7 lá chét dao động từ 1,10 – 1,63 tấn/ha, trong khi năng suất sinh khối khô tương ứng từ 0,19 – 0,30 tấn/ha và 0,22 – 0,35 tấn/ha. Cả 2 loài trồng vào tháng 1 cho năng suất tươi và khô cao hơn trồng vào tháng 2 và tháng 3. Loài GCL 7 lá chét thể hiện sinh trưởng mạnh, cho sinh khối lớn và năng suất cao hơn loài GCL 5 lá chét ở các thời điểm trồng khác nhau. Từ khóa: Giảo cổ lam 5 lá chét, Giảo cổ lam 7 lá chét, năng suất, sinh trưởng, thời điểm trồng, vụ xuân, Yên Bái
|
Effect of planting time in spring season, 2017 on the growth and yield of Giao co lam (Gynostemma sp.) in Van Chan district, Yen Bai province
The research on three different planting times in Spring season, 2017 (the 1th-Jan., the 1th-Feb. and the 1th-Mar.) was conducted in two Giao co lam (GCL) species: five-leaflets (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) and seven-leaflets (Gynostemma pubescens (Gagnep) C.Y.Wu) planted by cuttings in Van Chan district, Yen Bai province. The experiment was arranged in a randomised complete block design with three replications. Results showed that planting on the 1th-Jan. gave better growth and up-land vegetative yield than planting on other times in both two GCL species. Planting on the1th-Jan., after 105 days, five-leaflet GCL and seven-leaflet GCL reached 111.23cm and 114.19cm in the vine length; 9.97 and 13.67 branches/plant, respectively, significantly higher than planting on other planting times. The number of leaves/plant planted on the1th-Jan. achieved respective values with 39.43 and 41.73 leaves, which was equal or higher than being planted on other times. The weight of up-land fresh vegetative plant at the first harvest (at 105 days affer planting) of the five-leaflet GCL and the seven-leaflet GCL gained 1.00 – 1.51 tons/ha and 1.10 – 1.63 tons/ha, repectively, while the weight of up-land dried vegetative plant obtained from 0.19 – 0.30 tons/ha and 0.22 – 0.35 tons/ha, respectively. Both two GCL species produced higher yield of vegetative plant when planting on 1th-Jan, compared to planting other times. Seven-leaflet GCL exhibited larger plant size and produced higher yield of vegetative plant than five-leaflet GCL in all three planting times. Keywords: Five-leaflet Giao co lam, seven-leaflet Giao co lam, yield, growth, planting time, Spring season, Yen Bai. |
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT RỪNG, XÃ HỢP THỰC VẬT VÀ CÁC KHU RỪNG CÓ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CAO (HCVFs) Ở TỈNH ĐẮK LẮK
Bảo Huy
Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm chỉ ra sự đa dạng về kiểu thảm thực vật rừng, xã hợp thực vật và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao (High Conservation Value Forests HCVFs) ở tỉnh Đắk Lắk để hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đã tiến hành khảo sát ở năm khu rừng đặc dụng, bao gồm Vườn quốc gia (VQG) Yok Đôn, VQG Chư Yang Sin, khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, khu dự trữ thiên nhiên Nam Ka và khu rừng bảo vệ cảnh quan hồ Lắk trong giai đoạn 2014 – 2016. Phân loại kiểu thảm thực vật (Thái Văn Trừng, 1978); phân chia xã hợp thực vật theo đơn vị sinh thái như phức hợp, ưu hợp, quần hợp (Walter, 1962 dẫn theo Thái Văn Trừng, 1978); sử dụng bộ công cụ xác định rừng có giá trị bảo tồn cao (WWF, 2008). Kết quả cho thấy ở tỉnh Đắk Lắk có 11 kiểu thảm trong 16 kiểu thảm thực rừng của cả nước; có 10 loại xã hợp thực vật gồm 1 phức hợp, 5 quần hợp và 4 ưu hợp thực vật, các ưu hợp và quần hợp bao gồm các loài cây gỗ quý hiếm; có đến 5/6 loại HCVFs theo phân loại của FSC (2011). Từ khóa: Đa dạng sinh học, kiểu rừng, cấu trúc loài, HCVF
|
Diversity of forest vegetation types, plant components and high conservation value forests (HCVFS) in Dak Lak province
This study aims to show the diversity of forest vegetation types, plant components and high conservation value forests (HCVFs) in Dak Lak province to support biodiversity conservation activities. The survey was conducted in five special-use forests, including Yok Don National Park, Chu Yang Sin National Park, Ea So Nature Reserve, Nam Ka Nature Reserve, and protected landscape Lake Lak in the period 2014 – 2016. Classification of forest vegetation type (Thai Van Trung, 1978); division of plant components into diferent plant communities (Walter, 1962 refer to Thai Van Trung, 1978); used the toolkit identifying high conservation value forests (WWF, 2008). The results showed that in Dak Lak province there are 11 types of forest vegetation in 16 types of the country; there are 10 types of plant communities consisting of rare species; there are up to 5/6 types of HCVFs classified by FSC (2011). Keywords: Biodiversity, forest vegetation type, HCVF, plant component, |
MỨC ĐỘ AN TOÀN TRONG XUNG ĐỘT VOI – NGƯỜI VÀ CAN THIỆP GIẢM NHẸ XUNG ĐỘT Ở ĐẮK LẮK VÀ ĐỒNG NAI
Cao Thị Lý
Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Với bối cảnh thực tế ở hai tỉnh có xung đột Voi – Người (Human Elephant Conflict – HEC) là Đắk Lắk và Đồng Nai, nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống an toàn trong HEC (phỏng theo Ashley Brooks, 2015) để phân tích và đánh giá. Kết quả đã chỉ ra mức độ an toàn của các thành phần trong hệ thống HEC gồm người, tài sản, voi và sinh cảnh của voi; đồng thời giúp phát hiện những thiếu hụt về các yếu tố liên quan đến quản lý HEC gồm chính sách, hiểu biết về xung đột, phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ và giám sát. Đây là cơ sở để mỗi địa phương cần chú trọng khi xác định các giải pháp cụ thể trong chiến lược quản lý HEC an toàn và hiệu quả hơn. Từ khóa: Đắk Lắk, Đồng Nai, can thiệp, giảm nhẹ, Xung đột Voi – Người
|
Safety levels in human elephant conflict and mitigative interventions for conflict in Dak Lak and Dong Nai provinces
This research used the SAFE approach to Human Elephant Conflict – HEC (adapted from Ashley Brooks, 2015) for analysis and rapid assessment, based on the actual situation in the two HEC provinces, namely Dak Lak and Dong Nai. The results not only showed safe rates of parts of HEC system consist of person, asset, elephant and habitat, but also indicated gaps of activities related to the elements of the currently HEC management, such as policy, prevention, mitigation, understanding the conflict, response and monitoring. These are bases to focus on identifying specific solutions in a more efficient and effective HEC management strategy for each locality. |
ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG
THÂN CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Wild)
TẠI KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ THẾ HỆ 2
Trần Hữu Biển1, Nguyễn Hữu Sỹ2, Lê Hồng Hậu3,
Nguyễn Hạnh Tâm3, Lê Hồng Việt3
1Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
3Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Keo tai tượng là cây trồng rừng chủ lực tại Việt Nam, nghiên cứu cải thiện giống loài này nhằm cung cấp nguồn giống năng suất cao, chất lượng tốt góp phần tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá biến dị di truyền về sinh trưởng và chất lượng thân cây của 100 gia đình Keo tai tượng 20 tháng tuổi của khảo nghiệm hậu thế thế hệ hai trồng tại Trạm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Sông Mây – Đồng Nai, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp nhằm chuyển hóa khảo nghiệm hậu thế thành vườn giống thế hệ hai Keo tai tượng. Kết quả nghiên cứu đặc điểm biến dị sinh trưởng và chất lượng thân cây của các gia đình trong khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 đã cho thấy đường kính, chiều cao, thể tích, chỉ tiêu chất lượng thân cây có sai khác rõ rệt giữa các gia đình trong khảo nghiệm, nhóm 10 gia đình tốt nhất (71, 40, 74, 45, 83, 59, 58, 51, 42, 46) có thể tích thân cây trung bình vượt 50% so với trung bình khảo nghiệm và vượt 130% so với nhóm 10 gia đình có sinh trưởng kém nhất. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các chỉ tiêu đường kính, thể tích, độ thẳng thân ở mức trung bình (0,17 – 0,20) trong khi hệ số di truyền của chỉ tiêu chiều cao và độ nhỏ cành là thấp (0,05 – 0,10). Trong một số gia đình sinh trưởng ở nhóm trung bình vẫn tồn tại cá thể sinh trưởng tốt, do đó chọn lọc cá thể tốt có ý nghĩa thiết thực trong công tác cải thiện giống cây rừng. Ở 20 tháng tuổi, khảo nghiệm đã xuất hiện sự cạnh tranh về sinh trưởng giữa các cá thể trong gia đình; do đó, khảo nghiệm hậu thế cần được tỉa thưa di truyền lần 1 (cắt 1 trong 3 cây) dần chuyển hoá sang vườn giống thế hệ 2 để cung cấp hạt giống trong tương lai. Từ khoá: Biến dị, hệ số di truyền, Keo tai tượng.
|
The growth and stem form variation of Acacia mangium Wild in 2nd generation progeny trial
Acacia mangium is the main commerce plantation species in Vietnam, research on this species improvement should provide seed resource with high volumn tree, good stem form and suitable in forestry restructural. The research results of growth and stem form variance between families of 2nd generation progeny trial in Song May – Vinh Cuu – Dong Nai showed that the diameter, height, volumn, stem form of tree were significant difference; the best growth of 10 families (71, 40, 74, 45, 83, 59, 58, 51, 42, 46) were volumn average of stem exceed 50% the volumn average of stem in progeny trial and exceed 130% the worse growth of 10 families. In the some families that belong to moderate growth group still include good individuals with high volumn and good stem form; therefor, selecting good individuals is the real value in tree improvement. Narrow sense hertitability for diameter, stem straightness was moderate (0.17 – 0.20) while it was low for height and branch size. At 20 months old, the progeny trial requires the thinning (cut 1 in 3 tree/family) to subsequently convert to the 2nd generation seedling seed orchard, that provide improved seed in the future. Keywords: Acacia mangium, genetic variation, heritability |
ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GHÉP VÀ LOẠI CÀNH GHÉP TỚI TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA CÂY GHÉP SƠN TRA (Docynia indica Wall.) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
Vũ Đức Toàn1, Đỗ Anh Tuân2
[1] Trường Đại học Tây Bắc
2 Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ghép và loại cành ghép tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép Sơn tra giai đoạn vườn ươm. Thí nghiệm được bố trí 6 công thức theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ 2 nhân tố (2 phương pháp ghép là ghép áp, ghép nêm, và 3 loại cành ghép là cành bánh tẻ, cành mang chồi, cành hóa gỗ hoàn toàn). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tác động tổng hợp của 2 nhân tố phương pháp ghép và loại cành ghép, có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống, nhưng không ảnh hưởng rõ đến sinh trưởng của cây ghép. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây ghép chịu ảnh hưởng rõ rệt theo từng nhân tố trong giai đoạn vườn ươm. Tỷ lệ sống cao nhất ở phương pháp ghép áp cành hóa gỗ hoàn toàn đạt 72%. Đường kính và chiều cao bình quân chồi cao nhất ở phương pháp ghép nêm và loại cành ghép mang chồi. Từ khóa: Cành ghép, phương pháp ghép, Sơn tra, vườn ươm
|
Effects of types of grafting scion and grafting methods on the survival and growth of grafting unions of Docynia indica (Wall.) in nursery stage
This article presents the results of studying the effects of types of grafting scion and grafting methods on the survival and growth of grafting unions of Docynia indica. The experiment were arranged by 2 factor and ramdomized approach with 6 grafting formulas (2 methods of grafting (side veneer grafting, cleft grafting) and 3 types of grafting scion (semi-wooded scion, scion with bud, wooded scion)). The research results show that the combined effect of two grafting factors does significantly affect the survival. However, does not significantly affect the growth of the grafting unions. The individual grafting factor has signifcant effects on the survival and growth of the grafting unions. The highest survival rate is 72% by appying method of side veneer grafting with type of wooded scion. The average diameter and height of the buds of the grafting unions are achieved by applying method of cleft grafting and scion with bud. Keywords: Grafting method, grafting scion, Docynia indica, nursery |
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HÁI QUẢ, KIỂM NGHIỆM CHẤT LƯỢNG HẠT GIỐNG, BẢO QUẢN HẠT VÀ KỸ THUẬT TẠO CÂY CON DẺ XANH (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus)
Bùi Trọng Thủy
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thời điểm thu hái quả, kiểm nghiệm chất lượng hạt giống và kỹ thuật tạo cây con Dẻ xanh từ hạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Dẻ xanh ra hoa tháng 4 – 5 dương lịch, quả chín tháng 10 – 11. Thu hái quả làm giống khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu hoặc nâu sẫm. Khối lượng 1.000 hạt khi chín trung bình đạt khoảng 5,7kg, độ thuần đạt khoảng 90,4%, tỷ lệ nảy mầm đạt 84,8 – 85,0%. Hạt giống sau khi thu hái nên gieo ngay, nếu chưa gieo được thì có thể bảo quản trong cát ẩm theo tỷ lệ 2 phần cát: 1 phần hạt về thể tích hoặc để trong tủ lạnh ngăn mát nhiệt độ 8 – 9oC có thể duy trì được tỷ lệ nảy mầm 77,1 – 79,9% sau 3 tháng bảo quản. Tỷ lệ nảy mầm của hạt giảm mạnh xuống dưới 50% sau 6 – 9 tháng bảo quản. Xử lý hạt giống tốt nhất là ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu là 75oC trong thời gian 8 giờ, sau đó vớt ra rửa sạch và ủ trong cát ẩm. Sau 20 ngày hạt Dẻ xanh bắt đầu nảy mầm. Tỷ lệ nảy mầm đạt 84,67%. Ở giai đoạn 3 tháng tuổi công thức che sáng tốt nhất là 75%, giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi che sáng 50% và tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống còn 25% khi cây đạt 12 tháng tuổi. Công thức hỗn hợp ruột bầu phù hợp nhất đối với tạo cây con Dẻ xanh là 88% đất đóng bầu + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân. Từ khóa: Bảo quản hạt, chất lượng hạt giống, Dẻ xanh
|
Research on determination of seed collection time, seed quality test, seed preservation and techniques to produce seedlings of De xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus)
The study was conducted to determine the time of seed collection, seed quality test and techniques to produce seedlings of De xanh (Lithocarpus pseudosundaicus) from seeds. The results showed that Lithocarpus pseudosundaicus flowers from April to May, fruits ripen from October to November. One should collect seeds when fruit shells change the colour from green to brown or dark brown. The average weight of 1,000 ripe seeds is 5.7kg, the purity of seeds is about 90.4%, and the germination percentage is between 84.8% to 85.0%. After collection, seeds should be sown immediately or to be stored in moist sand at a ratio of 2 sand parts: 1 seed part in volume or kept in fridge at 8oC to 9 oC, which can maintain the germination percentage of 77.1 – 79.9% after 3 months of preservation. The germination ratio drops strongly to below 50% after 6 – 9 months of storing. The best treatment is to soak seeds in water at an initial temperature of 75oC in 8 hours, then picking seeds out to clean and store in moist sand. After 20 days, seeds begin to germinate. The germination percentage is 84.67%. During the first 3 months after planting, the formula of 75% of light shading is the best for seedling growth; 50% of light shading is the best for seedling growth at the stage of 6 – 9 months old and this rate should decrease to 25% when seedlings reach 12 months old. The most suitable potting mix formula for seedling production of Lithocarpus pseudosundaicus is 88% of soil + 10% of muck and 2% of super phosphate. Keywords: Seed maintenance, seed quality, De xanh (Lithocarpus pseudosundaicus) |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC LOÀI VÀNG TÂM (Manglietia fordiana) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN TỈNH PHÚ THỌ
Hồ Ngọc Sơn1, Hoàng Anh Nghĩa2, Nguyễn Thị Thu Hiền1
1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2 Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ
TÓM TẮT
Vàng tâm (Manglietia fordiana) là một trong số những loài mang nhiều đặc điểm quan trọng cho khoa học và là loài cây tiềm năng có thể ứng dụng trong lâm nghiệp đô thị, trồng rừng. Hiện nay Vàng tâm thuộc nhóm sẽ nguy cấp (V) trong sách đỏ Việt Nam. Nghiên cứu này xác định một số đặc điểm lâm học của Vàng tâm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra lâm học. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Vàng tâm phân bố hẹp ở độ cao trên 600m. Thân thẳng hình trụ vỏ nhẵn màu vàng nhạt hay xám bạc, cành non và chồi phủ lông tơ màu nâu óng ánh. Lá đơn, mọc cách. Lá dày, hình trứng ngược, mép nguyên, đầu lá nhọn gấp, đuôi hình nêm, mặt trên xanh bóng mặt dưới trắng bạc. Quả đại kép hình trứng hay hình tròn dài, gồm rất nhiều đại, đại có mũi tù vỏ đại có nhiều nốt sần. Số lượng cá thể hiện nay còn khá ít do bị khai thác nhiều và khả năng tái sinh kém. Cần áp dụng các biện pháp bảo tồn tổng hợp để phục hồi quần thể Vàng tâm tại Vườn quốc gia Xuân Sơn. Từ khóa: Bảo tồn, sinh thái, sinh học, tái sinh, Vàng tâm
|
Some biological characteristics of Manglietia fordiana in Xuan Son National Park, Phu Tho province
Vang tam (Manglietia fordiana) is one of species with high scientific value, having good potential to use in plantation or lanscape. It is classified as vulnerable in Red book of Vietnam. This study examined some key bilogical characteristics of the species in Xuan Son National park. This study used common forestry examination methods. Study showed that Manglietia fordiana distributed at elevation above 600m. Stem is tube shape with light yellow or light grey skin. Young branch and bud have shining yellow hair. Leaves have egg shape, single leave with pointed head, green top side and light down side. Fruits are egg shaped or long rounded consisting of smaller seed parts. Number of species found in Xuan Son National park was limited due to heavy exploitation and limited regeneration capacity. It is recommended to apply comprehensive technical methods to regenerate Vang tam population in Xuan Son National Park. Key words: Manglietia fordiana, biological, ecological, conservation, regeneration |
KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CỦA MỘT SỐ DÒNG MẮC CA (Macadamia integrifolia Maiden & Betche) TẠI HUYỆN TAM ĐƯỜNG, TỈNH LAI CHÂU
Đào Thanh Vân1*, Nguyễn Văn Biển2
1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lai Châu
TÓM TẮT
Năm dòng Mắc ca (Macadamia integrifolia Maiden & Betche): dòng 246, dòng 849, dòng OC, dòng 816, và dòng 842 trồng ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu cây sinh trưởng tốt, hằng năm cây có 3 đợt chồi chính là vụ Xuân, vụ Hè và vụ Thu. Sau 3 năm trồng, dòng OC và dòng 816 cho tỷ lệ đậu quả cao (3,73% và 2,62%), số lượng quả của dòng OC đạt 246 quả/cây và dòng 816 đạt 162,3 quả/cây. Năng suất quả dòng OC đạt 4,54 kg/cây và dòng 816 đạt 3,08 kg/cây. Dòng OC và dòng 816 có khả năng thích nghi và phát triển tốt tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Từ khóa: Dòng 246, dòng 849, dòng OC, dòng 816, dòng 842, Mắc ca
|
Initial results in reseach of biological characters of some macadamin (Macadamia integrifolia) cultivars in Tam Duong district, Lai Chau province
Several cultivars of Macadamia (Macadamia integrifolia Maiden & Betche) including 246, 849, OC, 816 and 842 well adapted to growing conditions in Tam Duong district, Lai Chau province. Trees grew and well developed with three main budding seasons (spring, summer and autumn). After 3 years planting, OC and 816 cultivars performed highest fruiting rates (3.37% and 2.62%, respectively). The number of fruits were 246.0 fruits/tree in OC cultivar and 162.3 fruits/tree in 816 cultivar. The yield of OC and 816 cultivars were 4.54 kg/tree and 3.08 kg/tree, respectively. These are good cultivars which can be able to grow successfully in Tam Duong district, Lai Chau province. Key words: 246 cultivar, 849 cultivar, OC cultivar, 816 cultivar, 842 cultiv, Macadamia |
BIẾN ĐỘNG CẤU TRÚC VÀ CHẤT LƯỢNG TẦNG CÂY CAO RỪNG TỰ NHIÊN TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, GIA LAI
Bùi Mạnh Hưng, Lê Xuân Trường
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Cấu trúc rừng đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng. Kết quả điều tra cho thấy đường kính trung bình của các trạng thái là 14,6cm (rừng IIb) và 24,4cm (rừng IV). Mức độ biến động của các đại lượng sinh trưởng lớn hơn ở trạng thái rừng IV và nhỏ hơn ở trạng thái rừng IIb. Mô hình tuyến tính hỗn hợp khẳng định sự khác biệt về đường kính và chiều cao giữa hai loại rừng là rất rõ rệt, ảnh hưởng ngẫu nhiên là không đáng kể với đường kính, nhưng tương đối lớn với chiều cao. Kết quả chỉ số AIC cho thấy rằng: đối với cả phân bố số cây theo đường kính và chiều cao thì phân bố Lognormal có khả năng mô phỏng tốt nhất. Độ dốc của đường tương quan rừng IV nhỏ hơn rừng IIb. Độ dài của đoạn tương quan cũng lớn hơn. Tại rừng IIb, chiều cao dưới cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng cây rừng, sau đó đến chiều cao và đường kính. Cũng với loại rừng này thì hệ số ảnh hưởng trực tiếp (AHTT) nhỏ hơn hệ số ảnh hưởng gián tiếp (AHGT). Vì vậy chất lượng cây rừng còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các nhân tố khác như lượng mưa, đất đai, khí hậu… Ngược lại, tại rừng IV, hệ số AHTT lớn hơn rất nhiều hệ số gián tiếp. Điều này cho thấy rừng đã đi vào ổn định, chất lượng cây rừng ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài. Tỷ lệ cây có chất lượng tốt và trung bình (A và B) của rừng IV là 87,60%, trong khi đó tỷ lệ này của rừng thứ sinh nghèo kiệt IIb là 83,65%. Sự khác biệt về chất lượng cây rừng giữa hai trạng thái là thực sự rõ rệt, do giá trị p-value của tiêu chuẩn Chi-squared nhỏ hơn 0,05. Từ khóa: Cấu trúc rừng, chất lượng cây rừng, phân bố tần số, mô hình tuyến tính hỗn hợp
|
Changes in structure and quality of natural forest overstorey in National park Kon Ka Kinh, Gia Lai
Forest structure plays a very important role in forest ecosystem management. Analysis results show that the average diameters of stages are 14.67cm (type IIb) and 24.4cm (type IV). The variability of the growth indicators is also greater in type IV and smaller in type IIb. The mixed linear model confirms the difference in diameter and height between the two types is very significant, random effects are negligible with diameter, but relatively important to height. The AIC results indicate that for diameter and height frequency distribution, the Lognormal distribution is best simulated. Slope of correlation line of IV forests is smaller than II forests. The length of the correlation line is also greater. In type IIb, the commercial height has the greatest effect on the tree quality, then the height and diameter. In this type of forest, direct impact is less than the indirect effect coefficient, so the quality of forest trees is greatly influenced by other factors such as rainfall, climate, soil condition and so on. In contrast, IV forest, the direct effect coefficient is much greater than the indirect coefficient. This shows that the forest has been stable and the quality of forest trees is less influenced by outside factors. The percentage of good and average trees (A and B) of forest IV is 87.60%. While this rate of poor secondary forest IIb is 83.65%. The difference in the quality of the trees between the two states is really significant, as the p-value of the Chi-squared test is less than 0.05. Keywords: Forest structure, forest tree quality, frequency distribution, linear mixed model |
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA LOÀI CÂY SẾN TRUNG (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) VỚI CÁC LOÀI KHÁC TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở HUYỆN NAM ĐÔNG VÀ PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Vũ Đức Bình1, Nguyễn Văn Lợi2, Lê Xuân Trường3
1 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ
2 Trường Đại học Nông Lâm Huế; 3 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sến trung (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) là cây gỗ lớn thuộc họ Mùng quân (Flacourtiaceae). Kết quả điều tra trong các trạng thái rừng tự nhiên tại huyện Nam Đông và Phú Lộc cho thấy, Sến trung có đường kính và chiều cao bình quân lớn hơn so với đường kính, chiều cao bình quân của lâm phần. Tổ thành tầng cây cao dao động từ 29 đến 56 loài. Các loài chiếm ưu thế như Dẻ gai sapa, Trâm mốc, Trám trắng, Mít nài, Ngát, Chò đen, Trâm tán, Máu chó và Trường vải. Sến trung không phải là loài chiếm ưu thế sinh thái và ít có vai trò trong việc kiến tạo hoàn cảnh rừng. Các trạng thái rừng trong khu vực nghiên cứu đều có 3 tầng tán (A1, A2, A3), trong đó Sến trung tập trung chủ yếu ở tầng A2. Sự chênh lệch về chiều cao bình quân của Sến trung so với lâm phần là đáng kể. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và căn cứ vào chỉ số tần suất xuất hiện để xác định mối quan hệ giữa Sến trung và các loài khác trong rừng tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, Sến trung thường phân bố rải rác ở các trạng thái rừng tự nhiên hỗn loài lá rộng thường xanh với tính quần thụ của Sến trung rất thấp. Có 25 loài cây xuất hiện cùng loài Sến trung và loài cây bạn rất hay gặp với Sến trung là Dẻ gai Sapa, Trám trắng, Chò đen; Trám trắng và Dẻ gai Sapa. Đây là những loài cây bạn có thể trồng rừng hỗn giao với Sến trung. Từ khóa: Cấu trúc rừng, chất lượng cây rừng, phân bố tần số, mô hình tuyến tính hỗn hợp
|
Research on structural characteristics and relationship between Hainan homalium (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) and other species in natural forests of Nam Dong and Phu Loc districts, Thua Thien Hue province
Hainan homalium (Homalium ceylanicum (Gardner) Benth) is a large tree species of the Flacourtiaceae family. Research results in Nam Dong and Phu Loc districts show that Hainan homalium has mean diameter and especially mean height higher than that of the forest stand. The fomulation of tall trees ranges from 29 to 56 species including some dominant species such as Castanopsis chapaensis, Syzygium cuminii, Canarium album, Artocarpus asperula, Gironniera subaequalis, Parashorea stellata, Memecylon umbellatum, Knema globularia and Paranephelium spirei. Hainan homalium is not an ecologically dominant species and have little role in the creation of forest situation. The forest floor structure consists of 3 layers (A1, A2, A3), in which Hainan homalium concentrated mainly in A2 layer. Difference in mean height of its compared to the forest stand is significant. Research on relationship between Hainan homalium and other species in natural forests, used survey methods are “6 tree plot” and appearing frequency index. The results also show that Hainan homalium has low population density, often distributed scattered of mixed evergreen broadleaf forest; Number of species appearing with Hainan homalium are 25 species. This species often appears three other native tree species with very high frequence, including Canarium album, Parashorea chinensis, Castanopsis chapaensis. Hainan homalium can plant mixed forests with Canarium album and Castanopsis chapaensis. Keywords: Forest structure, forest tree quality, frequency distribution, linear mixed model |
SPATIAL DISTRIBUTION OF OVERSTOREY TREES
ANALYZED BY REPLICATED POINT PATTER METHOD IN R
Bùi Mạnh Hưng1, Võ Đại Hải2
1 Trường Đại học Lâm nghiệp
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
SUMMARY
In the forest structure, the spatial distribution of forest trees plays a very important role. The importance of the spatial distribution is to influence the sampling design of forest inventory, timber production, and the need for silvicultural treatments in a stand. The analysis results show that the difference between the two types is significant. Spatial distribution pattern of trees on the ground is more homogeneous in the secondary forest, whereas it is very diverse in the old-growth forest. The G-test and the pair correlation function results show that the spatial distribution of forest trees is random in the regenerating forest. Conversely, the tree distributes more regularly in the old-growth forest. Up to 80% of plots in the old forest show this trend. The Envelope function demonstrates that the spatial distribution variation in young forests is much lower than in the primary forest. In addition, the plants with the same diameter also distribute randomly in stage IIb and regularly in stage IV. The replicated point pattern analysis is very new. It is very useful for small investigated plots with repetitions. It should be applied in Vietnam with the support of R.Keywords: Forestry data, forest structure, replicated point pattern, R language, spatial distribution
|
Phân bố không gian của cây tầng cao phân tích bởi phương pháp lặp điểm trong R
Trong phân tích cấu trúc rừng, thì phân bố không gian đóng một vai trò quan trọng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở việc phân bố không gian sẽ ảnh hưởng tới công tác thiết kế rút mẫu trong điều tra rừng, năng suất gỗ và các biện pháp lâm sinh tác động vào rừng. Kết quả phân tích đã cho thấy rằng phân bố không gian rất khác biệt giữa hai trạng thái rừng. Phân bố không gian khá đồng nhất giữa các ô tại rừng thứ sinh, và biến động mạnh ở rừng già. Kết quả hàm G và hàm tương quan cặp cho thấy phân bố là ngẫu nhiên tại rừng IIb. Ngược lại, phân bố có xu hướng đều hơn ở rừng già. Có tới 80% số ô ở rừng già thể hiện xu hướng này. Kết quả của hàm Envelop đã chứng minh rằng biến động phân bố ở rừng thứ sinh là rất thấp so với rừng nguyên sinh. Hơn nữa, các cây rừng có cùng đường kính thường phân bố một cách ngẫu nhiên ở rừng thứ sinh và tương đối đều hơn ở rừng già. Phương pháp phân tích đặc điểm phân bố có lặp là phương pháp rất mới. Nó rất phù hợp trường hợp mà các ô mẫu điều tra nhỏ, có lặp. Và phương pháp này thực sự nên được áp dụng trong nghiên cứu ở Việt Nam với sự hỗ trợ bởi ngôn ngữ R. Từ khóa: Cấu trúc rừng, ngôn ngữ R, phân tích điểm lặp, phân bố không gian, số liệu lâm nghiệp |
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CACBON CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOÀI BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris) Ở VEN BIỂN HUYỆN HẬU LỘC, TỈNH THANH HÓA
Nguyễn Thị Hồng Hạnh1*, Trần Hoàng Ánh Ngọc2
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu Sành sứ Thủy tinh Công nghiệp Hà Nội
TÓM TẮT
Nhằm phục vụ quản lý Nhà nước về giảm phát thải khí nhà kính, cung cấp cơ sở khoa học và các thông tin cho việc đàm phán quốc tế trong các chương trình thực hiện cắt giảm khí nhà kính tại dải ven biển Bắc Trung bộ Việt Nam, chúng tôi đánh giá khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng ngập mặn trồng thuần loài Bần chua (Sonneratia caseolaris) 7, 6, 5 tuổi ven biển huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa thông qua 3 bể chứa cacbon trong rừng: (1) Bể chứa cacbon trong thực vật ở trên mặt đất; (2) Bể chứa cacbon trong thực vật ở dưới mặt đất; (3) Bể chứa cacbon trong đất, dưới dạng cacbon hữu cơ (IPCC, 2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tạo bể chứa cacbon của rừng tăng dần theo tuổi rừng. Rừng 7 tuổi có khả năng tích lũy 21,10 tấn/ha/năm – tương ứng với lượng CO2 là 77,43 tấn/ha/năm, thứ 2 là rừng 6 tuổi với 16,86 tấn/ha/năm – tương ứng với lượng CO2là 61,87 tấn /ha/năm, thấp nhất là rừng 5 tuổi với 10,70 tấn/ha/năm – tương ứng lượng CO2 là 39,27 tấn/ha/năm. Như vậy, sau một năm ở các tuổi rừng nghiên cứu, lượng cacbon tích lũy của rừng đều tăng, điều đó chứng tỏ rừng được quản lý và bảo vệ tốt, kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc thực hiện các chương trình cắt giảm khí nhà kính ở dải ven biển Bắc Trung bộ Việt Nam. Từ khóa: Bể chứa cacbon, khí nhà kính, loài trang, rừng ngập mặn, REDD+
|
Study on carbon quatification of the plantation Sonneratia caseolaris in the coastal area of Hau Loc district, Thanh Hoa province
To improve the state management of greenhouse gas emissions, provide scientific basis and information for international negotiations in programs of greenhouse gas reductions in the North Central Coast of Vietnam, we assessed carbon sink formation of mangrove plantation Sonneratia caseolaris of 7, 6, 5 years old in the coastal areas of Hau Loc district, Thanh Hoa province through 3 carbon pools: (1) aboveground biomass pool, (2) underground biomass pool and (3) organic carbon in soil (IPCC, 2006). The results show that carbon sink of Sonneratia caseolaris increases with age. The 7 – year-old mangrovres accumulate 21.10 tons C/ha /year – corresponding to 77.43 tons CO2/ha/year, the 6 – year-old mangroves with 16.86 tons C/ha/year corresponding to 61.87 tons CO2/ha/year, the 5 – year-old forest with 10.70 tons C/ha/year – equivalent to 39.27 tons CO2/ha/year. Thus, after one year the mangrove plantation Sonneratia caseolaris, the C cumulation increases, indicating that the forest is well managed and protected. This result is the scientific basis for the implementation of greenhouse gas reduction program in the North Central Coast of Vietnam. Keywords: Carbon sink, greenhouse gas, Sonneratia caseolaris, mangroves, REDD+ |
SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ KHÔ HẠN
NHIỆT ĐỘ THỰC VẬT VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NDVI
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2013
Nguyễn Hải Hòa
Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đang diễn ra rất mạnh mẽ trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường, đặc biệt xác định các mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái với các yếu tố khí tượng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nghiên cứu xác định chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật thông qua tư liệu viễn thám khu vực VQG Cát Bà, Thành phố Hải Phòng được thực hiện và đã xây dựng bản đồ thảm phủ thông qua chỉ số thực vật NDVI, bản đồ nhiệt độ bề mặt đất và giá trị chỉ số khô hạn nhiệt độ thực vật. Kết quả cho thấy giá trị chỉ số NDVI dao động từ -0,32 ÷ 0,46, giá trị nhiệt độ bề mặt dao động từ 20,61 ÷ 28,44oC và chỉ số TVDI dao động từ -1,23 e-6 ÷ 1,0. Nghiên cứu đã phân cấp mức độ khô hạn theo nhóm tác giả Han và đồng tác giả (2010), trên cơ sở cấp mức độ khô hạn nghiên cứu đã xây dựng mô hình tương quan giữa giá trị NDVI và TVDI cho hai năm 2006 và 2013. Kết quả từ hai mô hình cho thấy mối tương quan giữa hai chỉ số rất chặt với hệ số tương quan R2> 0,95 với P value <0,0001. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học ban đầu cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng và yếu tố sinh thái dựa trên tư liệu ảnh viễn thám trong bối cảnh biến đổi khí hậu khu vực VQG Cát Bà, Thành phố Hải Phòng. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chỉ số thực vật, Landsat, nhiệt độ bề mặt, VQG Cát Bà
|
Using landsat to determine Temperature Dryness Vegetation Index (TVDI) and relationships with NDVI in Cat Ba National Park, Hai Phong city during 2006 – 2013
Remote sensing and GIS have been applying intensively and extensively in resources and environmental management, in particular determination of the relationships between the ecolgical and meteorological factors in a changing climate. Study has identified the values of Temperature Vegetation Dryness Index (TVDI) through using Landsat data in Cat Ba National Park, Hai Phong city; constructed land covers through Normalised Difference Vegetation Index (NDVI), Land Surface Temperature (LST) and TVDI maps. The findings showed that NDVI values ranged from -0.32 ÷ 12:46, 20.61 ÷ 28.44oC for LST and -1.23e-6 ÷ 1.0 for TVDI. In addition, study has classified TVDI values into five dryness conditions, which was adapted from Han et al., (2010) and constructed the models of the relationship between NDVI values and TVDI for 2006 and 2013 successfully. As a result of model construction, two models showed that there were strong correlations between the two indices with very high R2 coefficient > 0.95 and P value <0.0001. The research results have provided a scientific base forfurther study of the relationship between meteorological and ecological factors using remote sensing data in Cat Ba National Park, Hai Phong city under the context of climate change. Keywords: Climate change, vegetation index, Landsat, surface temperature, Cat Ba National Park |
SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ DIỆN TÍCH LÁ (LAI) VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI LƯỢNG MƯA TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT BÀ, TP HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 1996 – 2016
Nguyễn Thị Thu Hiền1, Nguyễn Hải Hòa2
1Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Việc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đang diễn ra rất mạnh mẽ trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường, đặc biệt xác định các mô hình tương quan giữa các yếu tố sinh thái với sự phát triển của cây rừng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này xác định các chỉ số về diện tích lá cây (LAI), chỉ số thực vật chuẩn hóa (NDVI), chỉ số thực vật cải thiện (EVI) và giá trị lượng mưa thông qua tư liệu viễn thám khu vực VQG Cát Bà, thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá trị chỉ số NDVI tìm được dao động từ -0,84 ÷ 0,85, giá trị chỉ số LAI dao động từ -4,70 ÷ 3,30, giá trị chỉ số EVI dao động từ -1,27 ÷ 0,94. Kết quả tính toán lượng mưa dựa vào tư liệu viễn thám cho thấy dao động từ 1325,8 ÷ 2057,8mm. Qua việc xây dựng mô hình tương quan trong phần mềm R cho thấy, có 5 mô hình có thể sử dụng để mô phỏng mối quan hệ giữa LAI với lượng mưa và các chỉ số thực vật khác với hệ số tương quan R2>0,97 và Pvalue <0,0001. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học ban đầu cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố khí tượng và chỉ số thực vật liên quan trong khu vực VQG Cát Bà, thành phố Hải Phòng. Từ khóa: Chỉ số thực vật, lớp phủ, Landsat, tương quan, VQG
|
Using landsat to determine leaf area index (LAI) and relationships with rainfall in Cat Ba National Park, Hai Phong city during 1996 – 2016
Remote sensing and GIS have been applying intensively and extensively in resources and environmental management, in particular determination of the relationships between the vegetation growth and meteorological factors in a changing climate. Study has identified the values of Leaf Area Index (LAI), Normalised Difference Vegetation Index (NDVI), Enhanced Vegetation Index (EVI) and rainfallthrough using Landsat data in Cat Ba National Park, Hai Phong city. As a result defined, NDVI values ranged from -0.84 ÷ 0.85, LAI values from -4.70 ÷ 3.30 and EVI from -1.27 ÷ 0.94. In addition, study has estimated the rainfall from 1996 – 2016 at a range of 1325.8 ÷ 2057.8mm. As a result of model construction, 5 defined models have showed that there were strong correlations between LAI and rainfall and other vegetation indices with very high R2 coefficient > 0.97and Pvalue<0.0001. The research results have provided a scientific base for further study of the relationship between meteorological and vegetation factors using remote sensing data in Cat Ba National Park, Hai Phong city. Keywords: Cat Ba National Park, correlation, vegetation index, land cover, Landsat |
VẬN DỤNG MA TRẬN SWOT VÀ QSPM ĐỂ XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH TMV LÂM NGHIỆP VƯỜN QUỐC GIA U MINH HẠ TỈNH CÀ MAU ĐẾN 2025
Nguyễn Phước Hoàng
Ban QLDA Khu đô thị Đông Bắc – Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng môi trường hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau và định hướng phát triển chiến lược đến 2025. Trên cơ sở đó, bài viết tập trung phân tích môi trường bên trong, bên ngoài công ty tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và xác định các cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT. Thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) đã hình thành những chiến lược cần thực hiện cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp U Minh Hạ tỉnh Cà Mau đến năm 2025, nhằm mục đích mở rộng, phát triển và tạo thế chủ động trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Từ khóa: Chiến lược, Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ
|
Application matrix SWOT and QSPM for construction and choices strategic development One member limited liability Company forest National Park U Minh Ha Ca Mau province to 2025
The research is focused on analysis situation environmental business activities of the Company Limited U Minh Ha Forest Ca Mau and strategic development orientations to 2025. It first was an analysis of the company’s inside and outside environments in order to find out its strengths (S) and weaknesses (W) and to identify opportunities (O) and threats (T) affecting its business operations. The primary and secondary data together with the analytical method of SWOT were used toform strategic groups SO, ST, WO, and WT. Through the quantitative strategic planning matrix (QSPM), some strategies toward 2025 were formulated for Company Limited U Minh Ha Forest Ca Mau to reach the aims of expansion, development and becoming proactive in the market with increasingly severe competitions. Keywords: Strategy, Ca Mau, U Minh Ha National Park |
HIỆN TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI QUẢNG NINH
Hà Thị Mừng, Đỗ Thị Kim Nhung
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng của rừng ngập mặn ở Quảng Ninh thông qua điều tra các ô tiêu chuẩn đại diện tại huyện Tiên Yên và thị xã Quảng Yên. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy: tỉnh Quảng Ninh có tổng diện tích rừng và đất ngập mặn là 23.260,25ha, trong đó có 19.820ha rừng ngập mặn có trữ lượng. Tại đây có 2 trạng thái thực bì chủ yếu: (i) Rừng tự nhiên, phân bố ở những nơi ngập triều trung bình, thể nền sét cứng, độ lún 10cm, cấu trúc tổ thành tương đối đơn giản, các loài cây chủ yếu bao gồm Đước vòi (Rhizophora stylosa), Vẹt dù (Bruguiera selangular), Mấm biển (Avicennia marina). Rừng tự nhiên đang bị suy giảm do rừng tái sinh trên các đầm bỏ hoang, nạo vét đắp bờ dẫn đến hệ thống lưu thông dòng chảy của thủy triều không ổn định. ii) Đối với rừng trồng, mức độ suy giảm thấp hơn chủ yếu do điều kiện lập địa bị thay đổi, nền đất bị bồi lắng cao, loài cây chủ yếu gồm: Đước Vòi, Vẹt dù, phân bố trên các lập địa sét chặt, độ lún 5 – 10cm. Một số biện pháp phục hồi rừng ngập mặn như: Trồng bổ sung các loài cây phù với điều kiện sinh thái và lập địa để tạo thành rừng có nhiều tầng tán; Có chính sách phù hợp, thu hút với người dân địa phương về việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Từ khóa: Rừng ngập mặn, rừng tự nhiên, rừng trồng,
|
Current status of mangrove forests in Quang Ninh
This study was conducted to assess the status of mangrove forests in Quang Ninh Province through surveys of representative standard plots in Tien Yen and Quang Yen districts. The results show that Quang Ninh province has a total area of 23.260,25ha of mangrove forest and land, of which 19.820ha of mangrove forests have reserves. There are two main vegetation states: (i) For natural forests, distributed in medium tidal areas with hard clay soil media, subsidence of 10cm, the forest structure is relatively simple, the main species include Rhizophora stylosa, Bruguiera selangular, Avicennia marina. Natural forest is degrading due to regenerated forest infallowmarshes, dredging operation lead to the unstable flow circulation system of tides. (ii) For planted forests, the degree of degradation is low, mainly due to altered site conditions and high sedimentation. The main species are Rhizophora stylosa, Bruguiera selangular distributed on tight clay sites, subsidence of 5 – 10cm. Some measures for mangrove rehabilitation such as: plant supplementary species suitable with ecological and site conditions to form forests with many canopy layers; Develop appropriate policies and attract local people on management, protection and development of mangrove forests. Keywords: Mangrove forest, natural forest, planted forest, |
ĐỘ BỀN KHÁNG NẤM MỤC TRẮNG CỦA GỖ GIỔI FORD –
SỰ PHÁ HUỶ CẤU TRÚC GỖ BỞI CÁC LOẠI NẤM MỤC TRẮNG
Hoàng Trung Hiếu1, Nguyễn Đức Thành1, Nguyễn Tử Kim1, Nguyễn Thị Bích Ngọc2
1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Độ bền tự nhiên của gỗ là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc định hướng mục đích sử dụng gỗ. Dổi ford là cây bản địa có giá trị kinh tế cao, gỗ được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về độ bền tự nhiên của gỗ, đặc biệt là với nấm mục hại gỗ. Bài báo trình bày khả năng chống chịu của gỗ Dổi ford với 6 loại nấm mục trắng hại gỗ. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Dổi ford có độ bền tự nhiên ở mức kém bền. Tổn hao khối lượng gỗ Dổi ford sau 2 tháng khảo nghiệm dao động từ 11,18% đến 27,48%. Gỗ bị phá huỷ nhiều bởi loài nấm Phanerochaete sordida (27,48%) và ít bị phá huỷ nhất bởi nấm Dichomitus squalens (11,18%). Nghiên cứu cấu tạo hiển vi cho thấy, sợi nấm phát triển và phân bố toàn bộ cấu trúc bên trong gỗ. Loài nấm mục trắng P. sordidathể hiện rõ phá huỷ cả lignin, xenlulo và hemixenlulo. Từ khoá: Dổi ford, độ bền tự nhiên, nấm mục trắng, kính hiển vi quang học, kính hiển vi điện tử quét
|
Natural resistance of Manglietia fordiana Oliv. to white-rot fungi the wood structure deterioration by different white-rot fungus
Natural durability is the most important quality of wood in use. Manglietia fordiana Oliv. is an indigenous species of high commercial value. Its wood is used as construction material for housing and fine indoor furniture manufacturing in Vietnam. However, there is few information on M. fordiana wood resistance to fungi. In this study, natural resistance of M. fordiana wood against six white-rot fungi was investigated. The results showed that M. fordiana has weak natural durability. The weight loss was from 11.18% to 27.48% after 2 months of exposure. The highest value was caused by Phanerochaete sordida (27.48%) while the least deterioration level was decayed by Dichomitus squalens (11.18%). Microscopic investigation showed the hyphae were extended over whole wood tissues. It also revealed that P. sordida destroyed lignin, cellulose and hemicellulose. Keywords: Manglietia fordiana Oliv., Natural durability, Optical microscope, Scanning electron microscope, White-rot fungi |
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024
Oldest news
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2017
- Project Inception Workshop "Promoting Sustainable Forest Products Management of Forest Companies in Vietnam"
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2017
- Vietnam Journal of Forest Science Special issue Number 2017
- Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2016