TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 – 2017
1. |
Nghiên cứu nhân giống vô tính cây Ươi (Scaphium macropodum (Miq)) bằng phương pháp chiết cành |
Đoàn Đình Tam |
Research on clonal propagation of Scaphium macropodum (Miq) using marcotting method |
3 |
2. |
Kiểm nghiệm phẩm chất gieo ươm hạt Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) và ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây con |
Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Quality testing germination pelletizing of Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) and the effect of light intensity to survival rate and growth of knema pierrei warb |
11 |
3. |
Phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng |
Trần Thị Thanh Hương |
Classification of forests in Bidoup – Nuiba National Park, Lamdong province |
20 |
4. |
Đặc điểm cấu trúc lâm phần có Dẻ xanh phân bố và tái sinh loài Dẻ xanh (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A. camus) Camus) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc |
Bùi Trọng Thủy |
Characterictic of stand structure and regeneration of Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.camus) Camus in some Northern Moutainous provinces |
29 |
5. |
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài Nghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) phân bố tại Điện Biên và Sơn La |
Nguyễn Thị Bích Ngọc |
Structural characteristics of natural forest place that Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) distribution in Dien Bien and Son La |
39 |
6. |
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc hình thái và phân bố của loài Vầu đắng (Indosasa angustata MC.Clure) ở huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn |
Ngô Xuân Hải |
Research on morphological characteristics and distribution of Indosasa sinica C.D. Chu & C.S in Nari District, Bac Kan province |
50 |
7. |
Đánh giá sinh trưởng một số loài cây bản địa trong mô hình trồng và làm giàu rừng ở vùng cao một số tỉnh miền núi phía Bắc |
Bùi Trọng Thủy |
Growth assessment of native species in planting and enrichment models in high areas of northern mountainous provinces |
60 |
8. |
Đặc điểm cấu trúc của một số trạng thái rừng tự nhiên phục hồi tại Xăm Khòe, Mai Châu, Hòa Bình |
Hoàng Văn Thắng |
Structural characteristics of natural forest types in Xam Khoe, Mai Chau, Hoa Binh province |
70 |
9. |
Xác định mức thích nghi của làm giàu rừng khộp bằng cây Tếch (Tectona grandis L.F.) Theo các nhân tố quan trắc trực tiếp và thực vật chỉ thị |
Phạm Công Trí |
Determination of suitability level of enrichment planting of teak (Tectona grandis L.F.) in the degraded dry deciduous dipterocarp forest by direct observed factors and indicator plants |
81 |
10. |
Quan hệ giữa đặc điểm lưu vực với chế độ dòng chảy của một số lưu vực điển hình ở Việt Nam |
Trần Quang Bảo |
Relationship between watershed characteristics and flow rate of typical watersheds in Vietnam |
94 |
11. |
Sử dụng ảnh Landsat đa thời gian đánh giá biến động diện tích rừng dưới ảnh hưởng của xây dựng đập thủy điện Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000 – 2016 |
Đỗ Thị Hoài Thu |
Using multi-temporal landsat data to monitor forest cover changes under construction of Tuyen Quang hydropower dam, Tuyen Quang province during 2000 – 2016 |
103 |
12. |
Ứng dụng GIS và viễn thám xây dựng bản đồ phân vùng thích nghi loài sâu róm Thông (Dendrolimus punctatus) tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa |
Nguyễn Hải Hòa |
Application of gis and remote sensing to regionalise the pinus caterpillar (Dendrolimus punctatus) in Tinh Gia district, Thanh Hoa province |
115 |
13. |
Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp hoàn thiện mô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng tại Việt Nam |
Hoàng Liên Sơn |
Affecting factors and solutions to complete the partnership model of the household groups in tree planting of Vietnam |
131 |
14. |
Kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị chưng cất tinh dầu hồi từ cành lá |
Vũ Thị Hoàng Phương |
An attemp in design and assembly of star anise distillation equipment |
143 |
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY ƯƠI (Scaphium macropodum (Miq)) BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT CÀNH
Đoàn Đình Tam, Lê Quốc Huy, Vũ Quý Đông
Viện Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng
TÓM TẮTNghiên cứu nhân giống vô tính cây Ươi bằng phương pháp chiết cành sẽ giúp chủ động nguồn giống và nâng cao chất lượng rừng trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng chất kích thích ra rễ với nồng độ 1.000ppm cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất (59%), chất lượng bộ rễ cũng tốt nhất (4 rễ/cây và chiều dài rễ trung bình đạt 14cm); Công thức cho tỷ lệ ra rễ và chất lượng bộ rễ thấp nhất là 250ppm khi chỉ đạt 11,2% số cây ra rễ, trung bình 2 rễ/cây với chiều dài trung bình 6cm. Không sử dụng chất kích thích, cành chiết không có khả năng ra rễ. Cây chiết ở vườn ươm tăng trưởng trung bình 0,06 cm/tháng về đường kính, chiều cao đạt 5,5 cm/tháng. Sau 12 tháng huấn luyện, chăm sóc tại vườn ươm khi cây có chiều cao trên 60cm và đường kính từ 0,6cm trở lên, thân đã hóa gỗ thì có thể mang đi trồng rừng.
Từ khóa: Ươi, nhân giống vô tính, chiết cành |
Research on clonal propagation of Scaphium macropodum (Miq) using marcotting method Research on clonal propagation of Scaphium macropodum using marcotting method helps to actively provide breeds and improve plantation quality. Research results showed that using rooting stimulant of 1,000ppm concentration resulted the best rooting ratio of 59% and the best rooting quality of 4 roots/tree and average root length of 14cm. Using rooting stimulant of 250 ppm resulted the worse rooting ratio of 11.2%, 2 roots/tree and average root length of 6cm. Whithout using rooting stimulant, cuttings are inability rooted. In nursery, marcotted trees have average diameter and heigh increment of 0.06 cm/month and 5.5 cm/month respectively. After taking care for 12 months in the nursery, marcotted trees can be planted when they reached 60cm in height and 0.6cm in diameter and their stems turn to wood. Keywords: Scaphium macropodum, clonal propagation, marcotting
|
KIỂM NGHIỆM PHẨM CHẤT GIEO ƯƠM HẠT NGHIÊN (Burretiodendron hsienmu Chun et How) VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY CON
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trường Đại học Tây Bắc
TÓM TẮTNghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) là một loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, hiện nay nguồn cây mẹ có khả năng gieo giống trong tự nhiên đã tương đối khan hiếm nên các nghiên cứu về nhân giống là rất cần thiết nhằm góp phần phục vụ công tác bảo tồn, gây trồng và phát triển loài. Kết quả nghiên cứu phẩm chất gieo ươm hạt Nghiến và ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây Nghiến trong giai đoạn vườn ươm trên 04 lô hạt thu hái từ các cây mẹ phân bố tại hai tỉnh Sơn La, Điện Biên cho thấy: Độ thuần lô hạt dao động từ 82,00 – 93,93%, trọng lượng 1000 hạt thuần dao động từ 198,5g – 208,6g, số hạt trong 1kg dao động từ 4795 – 5037 hạt và bình quân chung là 4943 hạt; Tỷ lệ nảy mầm dao động từ 70 – 81% và trung bình là 75,5%, thời gian để hạt nứt nanh dao động từ 12,4 – 13,44 ngày; nhiệt độ tốt nhất để xử lý hạt nên là 2 sôi 3 lạnh, tỷ lệ nảy mầm có thể đạt được là 83,33%; Cường độ che sáng thích hợp nhất là 50%, sau 12 tháng thí nghiệm, tỷ lệ sống trung bình có thể đạt được là 79,17%, chiều cao trung bình có thể đạt được là 45,13cm và đường kính gốc trung bình là 4,13mm.
Từ khóa: Cường độ che sáng, kiểm nghiệm phẩm chất, Nghiến, tỷ lệ sống, sinh trưởng
|
Quality testing germination pelletizing of Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) and the effect of light intensity to survival rate and growth of knema pierrei warb Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) is a species of indigenous tree of high economic value. However, currently the source of seedlings that are capable of sowing in the wild is relatively scarce so research in breeding is essential to contribute to the conservation, plantation and species development. The results of the study on the quality of grafting and the effect of light on the growth of durian at nursery stage on 04 seedlings collected from mother trees distributed in two provinces of Son La and Dien Bien showed that: Net weight varies from 82.00% to 93.93%, net weight 1000 seeds ranges from 27,210 – 30,010g, the average number of seeds per kilogram can be rounded from about 33,000 seeds to 37,000 seeds and the overall average is 34,000 seeds – 35,000 seeds; The germination rate ranges from 70 – 81% and the average is 75.5%, the time to crack can be from 12.4 to 13.44 days; The best temperature for seed treatment should be 2 boiling 3 cold; the rate of germination can be attained 83.33%; The most appropriate shade intensity was 50%. After 12 months of experiment, the average survival rate was 79.17%, average height was 45.13cm and average diameter average is 4.13mm. Keywords: Burretiodendron hsienmu Chun et How, growth, light shading, seed quality testing, survival rate |
PHÂN LOẠI THẢM THỰC VẬT RỪNG VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG
Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N, Đặng Hùng Cường
Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga
TÓM TẮTHệ thống phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup – Núi Bà đã và đang được sử dụng chưa thể hiện được đầy đủ đặc điểm thảm thực vật của Vườn. Nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu chưa thống nhất, rõ ràng về tên gọi với cùng một kiểu rừng. Do vậy, bài báo tập trung xây dựng hệ thống phân loại, bản đồ và mô tả đặc điểm thảm thực vật Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. Dựa trên quan điểm sinh thái phát sinh quần thể thực vật của Thái Văn Trừng (1999) và sự phân hóa địa hình VQG Bidoup – Núi Bà (Nguyễn Đăng Hội, 2009), bằng các phương pháp kế thừa, phương pháp bản đồ và mô tả thảm thực vật, kết quả nghiên cứu cho thấy, Bidoup – Núi Bà có thảm thực vật da dạng về đặc điểm cấu trúc và phân bố không gian, với 7 kiểu thảm thực vật rừng chính gồm: (1) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, trung bình; (2) Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi cao, ôn đới ấm núi thấp; (3) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi thấp, trung bình; (4) Kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới núi cao, ôn đới ấm núi thấp; (5) Rừng thưa cây lá kim hơi khô á nhiệt đới núi thấp, trung bình; (6) Rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng, tre nứa thuần loài và (7) Rừng trồng. Trong đó, các kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim ẩm á nhiệt đới; kiểu phụ rừng rêu, kiểu phụ rừng lùn ở độ cao hơn 1.700m là những đặc trưng cho thảm thực vật vùng núi Bidoup mà hiếm nơi nào có được.
Từ khóa: Bidoup – Núi Bà, á nhiệt đới, kín thường xanh, thảm thực vật rừng
|
Classification of forests in Bidoup – Nuiba National Park, Lamdong province Forests in Bidoup – Nuiba Bational Park have been classified by using several classification systems which dit not characterize all forest types of the park. The article focused on developing a classification system, with mapping and description of forest types of Bidoup – Nuiba National Park. Based on the ecological view of plant population of Thai Van Trung (1999) and topography of Bidoup – Nuiba National Park (Nguyen Dang Hoi, 2009), by inheritance the current forest status maps, using satellite image interpretation, field survey and inventory methods to identify the forest type, the study results showed that the Bidoup – Nuiba forests are diverse in structure characteristics and spatial distribution, with 7 main forest types, include: (1) Forest type of closed evergreen moisture subtropical low, medium mountain; (2) Forest type of closed evergreen moisture subtropical high mountain and warm temperate low mountain; (3) Evergreen mixed broad, needle leaf moisture subtropical low, medium mountain forest type; (4) Evergreen mixed broad, needle leaf moisture subtropical high mountain and warm temperate low mountain forest type; (5) Sparse needle – leave rather dry subtropical low, medium mountain forest type; (6) Bamboo forest mixed species of broadleaf trees, pure bamboo forest type and (7) Plantation forest. In particular, the evergreen mixed broad, needle leaf moisture subtropical low, medium mountain forest type, mossy forest subtype and dwarf – forest subtype at altitudes above 1,700 meters are characteristics of Bidoup mountain vegetation that are rarely found. Keywords: Bidoup – Nuiba, evergreen, forest, subtropical |
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN CÓ DẺ XANH PHÂN BỐ VÀ TÁI SINH LOÀI DẺ XANH (Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Bùi Trọng Thủy1, Lương Thế Dũng2, Lê Văn Quang3
1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
2Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
3Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Kỹ thuật lâm sinh
TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện tại 8 tỉnh gồm: Bắc Giang, Hà Giang, Hà Nội, Cao Bằng, Hoà Bình, Lào Cai, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, trong các trạng thái rừng tự nhiên có loài Dẻ xanh phân bố. Kết quả cho thấy: Dẻ xanh có phân bố ở 4 trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 và IIIA3, ở đai cao 100 – 700m, tập trung chủ yếu ở trạng thái IIA và IIB và đai cao dưới 500m. Đặc điểm chung của tầng cây cao: mật độ dao động 468 – 1.044 cây/ha; với 15 – 34 loài, trong đó có 3 – 13 loài tham gia chính vào công thức tổ thành với hệ số tổ thành 5,0 – 29,3%; rừng có 3 tầng tán chính với độ tàn che 0,5 – 0,7. Mật độ của loài Dẻ xanh khá thấp, dao động 4 – 84 cây/ha và thường mọc thành cụm 2 – 5 cây, trong đó phân bố tập trung nhất ở đai cao 100 – 300m với số lượng 44 – 84 cây/ha. Tầng cây tái sinh có mật độ dao động từ 1.680 – 4.000 cây/ha; với 14 – 25 loài, trong đó có 4 – 9 loài tham gia chính vào công thức tổ thành; 79,7% cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt và 20,1% có nguồn gốc từ chồi. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất xấu là 9,3%; tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng có chiều cao lớn hơn 2m là 12,2%. Mật độ Dẻ xanh tái sinh dao động 80 – 400 cây/ha, trong đó 82,7% Dẻ xanh tái sinh từ hạt và từ chồi là 17,3%; tỷ lệ cây tái sinh của Dẻ xanh có phẩm chất xấu là 6,6%; tỷ lệ cây tái sinh Dẻ xanh có triển vọng chỉ chiếm 6,1%. Cần áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp như để lại các loài cây mẹ có giá trị cao để gieo giống, chặt bớt cây phi mục đích ở tầng cây cao và tầng cây tái sinh,… nhằm cải thiện tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh, góp phần nâng cao năng suất chất lượng rừng tự nhiên trong khu vực nghiên cứu.
Từ khóa: Cấu trúc và tái sinh, Dẻ xanh, miền núi phía Bắc |
Characterictic of stand structure and regeneration of Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus in some Northern moutainous provinces The study has been carried out in natural forests in 8 provinces of Bac Giang, Ha Giang, Ha Noi, Cao Bang, Hoa Binh, Lao Cai, Tuyen Quang, and Vinh Phuc, where De xanh naturally occurs. The result shows that Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus generally distributes at the altitude of 100 – 700m of 4 natural forests of IIA, IIB, IIIA1 and IIIA3, but focuses mainly in the IIA and IIB, at the altitude lower than 500m. The forest canopy has 3 main layers with the shading level is 0.5 – 0.7. The general characteristic of the high plant layer: the density is 468 – 1,044 trees/ha; 15 – 34 species, of which 3 – 13 species join mainly the species structure fomular with the species structure index is 5.0 – 29.3%. Lithocarpus pseudosundaicus density is rather low, from 4 – 84 tree/ha, and normally occurs in a group of 2 – 5 trees. They distributes strongly at the altitude of 100 – 300m, with the density of 44 – 84 trees/ha. The regeneration density of the natural forests, where Lithocarpus pseudosundaicus occurs, is from 1,680 – 4,000 seedlings/ha; with 14 – 25 species, of which 4 – 9 speices join mainly the species structure formula; 79.7% regeneration seedlings were born by seed, 20.1% by buds. The rate of bad regeneration seedlings is 9.3%; the rate of potential seedlings having height to be higher than 2m is 12.2%. The density of Lithocarpus pseudosundaicus seedlings is 80 – 400 seedlings/ha, of which 82.7% were born by seeds, 17.3% were by buds; the rate of bad seedling of Lithocarpus pseudosundaicus is 6.6%; the rate of potential seedlings of Lithocarpus pseudosundaicus is only 6.1%. It is, therfore, necessary to apply appropriate silvicultural methods such as to remain good Lithocarpus pseudosundaicus parent trees to produce seeds, to thin un – valuable trees and seedlings… to improve the quality of forest, contributing to the improvement of quality and productivity of natural forests in the study area. Keywords: Structure and regeneration, Lithocarpus pseudosundaicus (Hickel et A.Camus) Camus, the Northern moutainous area |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI NGHIẾN (Burretiodendron hsienmu Chun et How) PHÂN BỐ TẠI ĐIỆN BIÊN VÀ SƠN LA
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Trường Đại học Tây Bắc
TÓM TẮTNghiến (Burretiodendron hsienmu Chun et How) là loài cây gỗ lớn, phân bố và mọc tự nhiên trên các khu vực núi đá vôi có độ cao dưới 1000m thuộc phía Bắc Việt Nam và tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc). Nghiến là loài quý hiếm thuộc nhóm IIA của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ Việt Nam và nhóm UV – sẽ nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam 2007. Trong cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Nghiến phân bố tại Sơn La và Điện Biên thì Nghiến thuộc nhóm loài ưu thế sinh thái và có số lượng cá thể lớn nhất so với các loài khác trong lâm phần với IV% dao động từ 13,86 – 36,62% và hệ số (Ki%) từ 9,33 – 21,74%; Đường kính D1.3 của Nghiến dao động từ 13,8 – 54cm, chiều cao Hvn dao động từ 8,6 – 22,6m; Loài có xác suất xuất hiện cùng Nghiến nhiều nhất phải kể đến là Lát hoa (Nghiến (1) và Lát hoa (0,77)). Lớp cây tái sinh có mật độ dao động từ 5.900 – 7.300 cây/ha, cây tái sinh có triển vọng chiếm tỷ lệ từ 73 – 88% số cây tái sinh trong lâm phần, trong đó Nghiến tái sinh vẫn là một loài chính trong tổ thành với hệ số (Ki%) dao động từ 6,06 – 36,36%.
Từ khóa: Đặc điểm cấu trúc, Điện Biên, Nghiến, rừng tự nhiên, Sơn La
|
Structural characteristics of natural forest place that Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) distribution in Dien Bien and Son La Nghien (Burretiodendron hsienmu Chun et How) is a large tree species, distributed and naturally growing in limestone karst areas below 1000m in Northern of Viet Nam and Guangxi province, Yunnan province, China. Merchus is a rare species of Group IIA of Decree 32/2006/ ND/CP of the Government of Vietnam and the UV group – will be endangered in the Vietnam Red Book 2007. In the structure of highland forest, In Son La and Dien Bien, Nghien belonged to the group of dominant ecological species and had the largest number of individuals compared with other species in the stand with IV% ranged from 13.86% to 36.62% and coefficient (Ki%) from 9.33% to 21.75%; The diameter of D1.3 is from 13.8 to 54 cm, the height of Hvn ranges from 8.6 to 22.6m. Species with the highest probability of occurrence are Shrimp (0.83) and Flowering (0.77). The regeneration layer density ranges from 5,900 to 7,300 trees per hectare, with the potential regeneration of 73 to 88% of the regenerated trees in the stands, of which regeneration remains the dominant species. The composition of the coefficient (Ki) ranged from 6.06% to 36.36%. Keywords: Burretiodendron hsienmu Chun et How, Dien Bien, nature forest, Son La, structure |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THÁI VÀ PHÂN BỐ CỦA LOÀI VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure)
Ở HUYỆN NA RÌ – TỈNH BẮC KẠN
Ngô Xuân Hải 1*, Trần Công Quân2
1Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên
2 Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TÓM TẮTVầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) là loài tre có thân ngầm mọc tản, thân khí sinh mọc phân tán, đây là loài cây đa tác dụng phân bố tự nhiên ở nhiều tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta. Kết quả nghiên cứu đạt được những nội dung sau: (1) Đặc điểm cấu trúc hình thái: Thân khí sinh (đường kính D00 từ 5 – 8,5cm, chiều cao Hvn 14,65m; Vách thân khí sinh ở cách gốc 1,3m dày 1,13cm, lên đến đoạn 5m vách dày 0,89cm và ở đoạn cao 10m vách thân dày 0,63m); Cấu trúc thân ngầm (Thân ngầm phân thành 10 – 12 đốt, các đốt dài từ 2,3- 2,5cm và đường kính từ 1,8 – 2,4cm, Thân ngầm mọc ở độ sâu 30 – 40cm, khi nhô lên khỏi mặt đất màu xanh lá cây); Cành và cách phân cành (khoảng 1/3 thân cây trở lên thân cây mới xuất hiện cành đùi gà, các cành tạo một góc từ 30 – 450 so với thân khí sinh, cành đùi gà to 1,14 – 1,6 cm); Cấu trúc lá Vầu đắng; (2) Phân bố loài Vầu đắng: Phân bố rừng Vầu đắng thuần loài theo vị trí địa hình; Phân bố rừng Vầu đắng thuần loài theo trạng thái rừng; (3) Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho tổ chức kinh doanh rừng Vầu đắng thuần loài ở huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn theo hướng phát triển rừng bền vững.
Từ khóa: Bắc Kạn, cấu trúc, hình thái, Na Rì, phân bố, Vầu đắng |
Research on morphological characteristics and distribution of Indosasa sinica C.D. Chu & C.S in Nari District, Bac Kan province Indosasa angustata (Indosasa angustata Mc.Clure) is bamboo species trunk grows underground dispersed, gas trunk grows dispersed, This is multi – purpose tree species natural distribution Midlands provinces in the Northern mountainous country. Research results achieved the following: (1) Structural morphological characteristics: Gas trunk (stem diameter D00 từ 5 – 8.5cm, tree height Hvn 14.65m; walls of gas trunk in the original way 1.3m thick 1.13cm, up to paragraph 5.0m walls of gas trunk thick 0.89cm and up to paragraph 10m walls of gas trunk thick 0.63m; Underground stems divided into 10 – 12 burning, the long burning bamboo 2.3 – 2.5cm, diameter reached from 1.8 – 2.4cm, underground trunk located at depths 30 – 40cm, rising out of the ground when the green; bough and branch (about 1/3 of the trunk and older branches trunk emerging chicken thighs, branches create an angle from 30 – 450 versus gas trunk, Chicken thighs spike to around 1.14 – 1.60cm); There is in addition the research results: structure leaf, cataphyll, fruit…(2) Species distribution Indosasa angustata: Monoculture Indosasa sinica forests topographic location; monoculture Indosasa angustata forests by forest conditions; (3) A number of measures proposed silvicultural for business organization pure Indosasa angustata Forest in Na Ri district, Bac Kan province towards sustainable forest development. Keywords: Bac Kan, structure, morphology, |
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRONG MÔ HÌNH TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG Ở VÙNG CAO MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC
Bùi Trọng Thủy1, Hoàng Xuân Diệu1, Phạm Minh Toại2
1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
2 Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện ở vùng cao từ 700 – 1,200m ở một số tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Yên Bái, Sơn La). Kết quả cho thấy, các loài cây bản địa như Cáng lò, Xoan nhừ, Sồi phảng, Tống quá sủ, Tô hạp điện biên trồng hỗn giao với cây nhập nội gồm Bạch đàn urophylla, Keo melanoxylon sau 38 tháng trồng tỏ ra có triển vọng, tỷ lệ sống đạt 80 – 90%, với các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính (D1.3) đạt từ 3,3 – 5,3cm, chiều cao (Hvn) 2,6 – 4,6m, đường kính tán (Dt) 1,3 – 2,3m, năng suất (NS) 0,36 – 1,56 m3/ha/năm. Trong mô hình trồng hỗn giao cây bản địa với keo, các loài cây bản địa bước đầu sinh trưởng nhanh hơn so với khi trồng hỗn giao với bạch đàn. Kỹ thuật xử lý tầng cây cao trong mô hình làm giàu rừng (băng chặt, băng chừa) với chiều rộng băng chặt bằng 1/3 chiều cao tầng cây cao (rộng 4m) cho các chỉ tiêu sinh trưởng của các loài cây bản địa cao hơn so với công thức có chiều rộng băng chặt bằng 1/2 chiều cao của tầng cây cao (rộng 6m). Tiêu chuẩn cây con đem trồng làm giầu rừng có chiều cao lớn hơn 1m sau 38 tháng tuổi cho năng suất (0,28 – 1,22 m3/ha/năm) vượt trội so với các tiêu chuẩn cây con có chiều cao từ 0,4 – 0,6m (0,12 – 0,66m3/ha/năm) hoặc 0,6 – 1m (0,18 – 0,99m3/ha/năm).
Từ khóa: Cây bản địa, miền núi phía Bắc, sinh trưởng, vùng cao |
Growth assessment of native species in planting and enrichment models in high areas of Northern mountainous provinces The study was carried out in high areas (700 – 1.200m above sea level) of the Northern mountainous provinces of Cao Bang, Yen Bai and Son La. The results show that the native species (Betula alnoides Buch. -Ham., Choerospondias axillaris (Roxb.) Burttet Hill, Lithocarpus fissus Champ. ex Benth, Alnus nepalensis D, Altingia siamensis Craib) planted with exotic species (Eucalyptus urophylla, Acacia melanoxylon) are potential, as the survival rate is 80 – 90%; 38 months after planting, diameter (D1.3) is 3.3 – 5.3cm, height (Hvn) is 2.6 – 4.6m, crown diameter (Dt) is 1.3 – 2.3m, productivity is 0.36 – 1.56 m3/ha/year. Regarding the planting mixture of native species with Acacia, native species grow faster than those mixed with Eucalyptus. Growth of native species in models planted in enrichment models with width of clear band and remained band are 1/3 tree height (width 4m) is better than that of native speces planted in width of clear band and remained band are ½ tree height (width 6m). 38 moths after planting, productivity of native species in enrichment models planted by big seedlings (height is more than 1m) is 0.28 – 1.22 m3/ha/year, higher than that of smaller seedlings (0.4 – 0.6m in height) with the productivity is 0.12 – 0.66m3/ha/year or seedlings (0.6 – 1m in height) with the productivity is 0.18 – 0.99m3/ha/year. Keywords: High areas, native species, Northern mountainous areas, growth |
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA MỘT SỐ TRẠNG THÁI RỪNG TỰ NHIÊN PHỤC HỒI TẠI XĂM KHÒE, MAI CHÂU, HÒA BÌNH
Hoàng Văn Thắng1, Cù Thị Lộc2, Phùng Đình Trung1, Hoàng Văn Thành1
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTKết quả nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của 3 trạng thái rừng tự nhiên IIA, IIB, IIIA do cộng đồng quản lý tại Xăm Khòe, Mai Châu, Hòa Bình cho thấy, các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi trong khu vực nghiên cứu là loại rừng nghèo và rừng trung bình với các chỉ tiêu bình quân của tầng cây cao là: Mật độ từ 811 – 955 cây/ha, sinh trưởng về đường kính từ 12,4 – 19,5cm; chiều cao từ 9,8 – 12,4m; tiết diện ngang từ 13,1 – 18,8 m2/ha và trữ lượng đạt từ 74,4 – 130,8 m3/ha. Số loài cây gỗ lớn xuất hiện trong trạng thái IIA là 61 loài, trạng thái IIB là 62 loài và trạng thái IIIA là 57 loài, trong đó tùy theo các trạng thái rừng có 4 – 9 loài chiếm ưu thế và tham gia vào các công thức tổ thành (CTTT). Các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu đã hình thành 6 ưu hợp thực vật. Với độ tin cậy 95% có thể kết luận rằng quy luật phân bố thực nghiệm N/D1.3 của đa số các ô tiêu chuẩn (OTC) trong các trạng thái rừng tự nhiên phục hồi ở khu vực nghiên cứu tuân theo phân bố Khoảng cách và đa số có kiểu phân bố là dạng cụm. Mật độ cây tái sinh (cây có D1.3 < 6cm) trong các trạng thái rừng phục hồi dao động từ 5.844 – 7.700 cây/ha, trong đó chủ yếu là cây tái sinh có đường kính nhỏ hơn 1,0cm (56,0 – 71,5%). Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng khá cao (43,0 – 67,5%). Số lượng loài cây tái sinh chiếm ưu thế tham gia công thức tổ thành có sự biến động tương đối lớn giữa các OTC (3 – 15 loài) và giữa các trạng thái rừng (3 – 7 loài). Cây tái sinh trong tất cả các ô tiêu chuẩn của các trạng thái rừng đều có phân bố cụm.
Từ khóa: Đặc điểm, cấu trúc, Hòa Bình, phục hồi, rừng tự nhiên |
Structural characteristics of natural forest types in Xam Khoe, Mai Chau, Hoa Binh province The results of the study on the structural characteristics of three forest types of IIA, IIB, IIIA managed by local community in Xam Khoe, Mai Chau, Hoa Binh show that, the natural forest types in the study area is poor and medium forest with the average criteria of stands are: density 811 – 955 trees ha, diameter from 12.4 – 19.5cm; height from 9.8 – 12.4m; the basal area is 13.1 – 18.8m2 ha – 1 and the yield is 74.4 – 130.8m3 ha – 1. There are 61 species in IIA type, 62 species in IIB and 57 species in IIIA type, of which 4 to 9 dominate species appear in the species formation. The restoration natural forest types in the study area has formed 6 plant dominions. With 95% confidence it can be concluded that the N/D1.3 distribution of the standards in the study area were fitted the Distance Distribution and most of them are distributed in cluster distributions. The regeneration of regenerated trees (trees with D1.3 < 6cm) in regenerated forest types in the study area is relatively good, ranged from 5,844 – 7,700 trees/ha. A large proportion (56.0 – 71.5%) is a regeneration tree with a diameter less than 1cm. The number of dominant regenerated tree species are present in the species formula varies considerably between sample plots (3 to 15 species) and between forest types (3 – 7 species). Regenerated trees in all plots of forest types have cluster distribution. Keywords: Characteristics, Hoa Binh, natural forest, structure, restoration |
XÁC ĐỊNH MỨC THÍCH NGHI CỦA LÀM GIÀU RỪNG KHỘP BẰNG CÂY TẾCH (Tectona grandis L.f.) THEO CÁC NHÂN TỐ QUAN TRẮC TRỰC TIẾP VÀ THỰC VẬT CHỈ THỊ
Phạm Công Trí1, Bảo Huy2
1Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
2Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮTSau nhiều năm khai thác gỗ không bền vững, rừng khộp (rừng khô rụng lá cây họ Dầu ưu thế) đã trở nên nghèo về gỗ và từ đó nhiều diện tích đã được chuyển đổi thành các loại cây công nghiệp như cao su. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá việc trồng cây gỗ Tếch (Tectona grandis L.f.) trong điều kiện rừng khộp suy thoái và xác định các nhân tố quan sát trực tiếp ảnh hưởng đến sự thích nghi của cây Tếch trong làm giàu rừng khộp. 42 ô thí nghiệm với diện tích 4.900m2 (bao gồm 64 ô sinh thái) đã được thiết lập và được quan sát trong 4 đến 5 năm để thử nghiệm việc làm giàu rừng khộp bằng cây Tếch theo các tổ hợp các nhân tố khác nhau. Mô hình hồi quy đa biến, phi tuyến, có trọng số đã được sử dụng để phát hiện các nhân tố chính ảnh hưởng đến sụ thích nghi của cây Tếch. Kết quả là trong các điều kiện môi trường sinh thái khắc nghiệt của rừng khộp, trồng bổ sung bằng cây gỗ Tếch đã cho kết quả đầy hứa hẹn với bốn mức độ thích nghi; và kết quả cũng cho thấy rằng bốn nhân tố quan sát trực tiếp ảnh hưởng đến mức thích nghi của cây Tếch là ngập úng trong mùa mưa; sự hiện diện của loài Cỏ lào (Eupatorium odoratum L.) chỉ thị cho tiềm năng tăng trưởng của gỗ Tếch; tỷ lệ phần trăm kết von trên mặt đất rừng và các loài cây rừng khộp ưu thế.
Từ khóa: Cây tếch, làm giàu rừng, mức thích nghi, rừng khộp, thực vật chỉ thị
|
Determination of suitability level of enrichment planting of teak (Tectona grandis L.F.) in the degraded dry deciduous dipterocarp forest by direct observed factors and indicator plants After years of unsustainable logging, the dry deciduous dipterocarp forest (DDDF) has become poor in timber stocks and it has been converted to industrial crops such as rubber. The objectives of this study were to assess teak (Tectona grandis L.f.) tree establishment under degraded DDDF conditions and to determine direct observed factors that influence the suitability of teak as a forest enrichment tree species. A set of 42 experimental plots of 4,900 m2 each (including 64 ecological plots) was set up and observed for 4 – 5 years for testing enrichment planting with teak under various combinations of factors. Weighted, nonlinear, multivariate regression models were used to detect key factors that influenced the suitability of teak. As a result, under extreme ecological and environmental conditions of the DDDF, enrichment planting with teak gave promising results with four suitability levels; and the results also showed that four direct observed factors that affected the suitability of teak were waterlogging during the rainy season; the presence of Eupatorium odoratum L., which indicated good growth potential for teak; percentage of small stone coverage and dominant tree species. Keywords: Dipterocarp forest, enrichment planting, indicator plant, teak suitability level |
QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM LƯU VỰC VỚI CHẾ ĐỘ DÒNG CHẢY CỦA MỘT SỐ LƯU VỰC ĐIỂN HÌNH Ở VIỆT NAM
Trần Quang Bảo1, Nguyễn Văn Đoàn2
1Trường Đại học Lâm nghiệp
2Tổng cục Lâm nghiệp
TÓM TẮTBài báo trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực (diện tích, chu vi, hình dạng, độ dốc) đến đặc điểm biến động dòng chảy (hệ số tăng lũ, hệ số giảm lũ, hệ số biến động dòng chảy, độ muộn lũ) của 17 lưu vực điển hình ở Việt Nam. Các chỉ số đặc điểm lưu vực được tính toán từ mô hình số hóa độ cao (DEM), các chỉ số đặc điểm dòng chảy được tính toán dựa trên số liệu quan trắc dòng chảy tại điểm đầu ra lưu vực trong năm 2010. Các lưu vực nghiên cứu có sự biến động lớn về đặc điểm lưu vực và đặc điểm dòng chảy. Kết quả phân tích thống kê về ảnh hưởng của đặc điểm lưu vực tới đặc điểm dòng chảy như sau: Diện tích lưu vực, chu vi lưu vực, chỉ số hình dạng lưu vực có liên hệ đồng biến với hệ số tăng lũ, hệ số giảm lũ, hệ số biến động dòng chảy (r > 0,5). Độ muộn lũ liên hệ không chặt với chu vi và chỉ số hình dạng lưu vực. Độ dốc và độ cao trung bình của lưu vực ít liên hệ với các chỉ số đặc điểm dòng chảy.
Từ khóa: Tốc độ dòng chảy, đỉnh lũ, lưu vực, đặc điểm lưu vực |
Relationship between watershed characteristics and flow rate of typical watersheds in Vietnam This paper presents summary results of a study of relationship between watershed characteristics (size, perimeter, slope, shape) and flow regime (increasing and decreasing flow rates; flow coefficient of variation, time lag to peak flow) in 17 typical watersheds in Vietnam. The watershed characteristics are calculated from the DEM, the flow indices are calculated based on flow monitoring data at the outlet of the watersheds in 2010. The study watersheds are varying in both basin characteristics and flow indices. The results of statistical analysis on the effect of catchment characteristics on flow characteristics are as follows: watershed size, perimeter, shape index are directly significant with increasing and decreasing flow rate, flow coefficient of variation (r > 0.5). The time lag to peak flow is not significant with watershed perimeter and shape. Average slope and shape of watersheds are not significant related to any runoff indices. Keywords: Flow rate, peak flow, watershed, watershed characteristics |
SỬ DỤNG ẢNH LANDSAT ĐA THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG DƯỚI ẢNH HƯỞNG CỦA XÂY DỰNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2000 – 2016
Đỗ Thị Hoài Thu, Nguyễn Hải Hòa
Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTViệc ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS đang diễn ra rất mạnh mẽ trong giám sát và đánh giá sự thay đổi tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong xác định biến động diện tích rừng dưới ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế xã hội. Qua việc ứng dụng GIS và ảnh Landsat trong đánh giá biến động diện tích rừng, nghiên cứu đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ biến động diện tích rừng khu vực Thủy điện Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2000 – 2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích rừng khu vực đập thủy điện Tuyên Quang bị biến động mạnh, cụ thể diện tích rừng suy giảm là 946.54ha. Đặc biệt là giai đoạn 2002 – 2007, diện tích rừng giảm 883.44ha mà nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của quá trình xây dựng thủy điện Tuyên Quang.
Từ khóa: Biến động, diện tích rừng, đập thủy điện, Landsat, Tuyên Quang |
Using multi-temporal landsat data to monitor forest cover changes under construction of Tuyen Quang hydropower dam, Tuyen Quang province during 2000 – 2016 Remote sensing technology and GIS has been intensively and extensively applied in the field of monitoring and evaluating the natural resources and environment, in particular in quantifying the changes in forest covers driven by the social and economic factors. By using GIS technology together with the use of Landsat images, the study has quantified and assessed the changes in forest extents under the construction of Tuyen Quang hydropower dam in the period of 2000 – 2016. The study indicated that forest extents in Tuyen Quang hydropower dam area have significantly changed, forest areas decreased by 946.54 ha during the period of 2000- 2016. In particular, in the period 2002 – 2007, forest areas lost about 883.44ha, mainly due to the construction of Tuyen Quang hydropower dam. Keywords: Changes, forest extents, Landsat, hydropower dam, |
ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI LOÀI SÂU RÓM THÔNG (Dendrolimus punctatus) TẠI HUYỆN TĨNH GIA, THANH HÓA
Nguyễn Hải Hòa1, Phạm Việt Bắc2
1Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
2Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Thanh Hóa
TÓM TẮTThông là một trong những loài cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhựa Thông được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Việc trồng thông thuần loài trên quy mô lớn có nguy cơ rất cao về sâu bệnh hại ở Việt Nam, đặc biệt tại huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Vì vậy, công tác phòng trừ sâu bệnh hại rất cần thiết đối với khu vực nghiên cứu. Sâu róm thông chủ yếu gây hại các loài thông, đặc biệt được trồng thuần loài, chúng có khả năng sinh sản nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn có thể tăng lên thành một quần thể gây hại vô cùng lớn. Việc ứng dụng GIS và viễn thám để phân vùng thích nghi với khả năng phát triển của loài Sâu róm thông làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng tránh kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng cho huyện Tĩnh Gia. Kết quả điều tra cho thấy nhóm yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của Sâu róm thông gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn, hướng phơi và độ cao. Yếu tố nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất vì nó thay đổi qua các tháng trong năm và qua các năm, các yếu tố còn lại không có sự thay đổi lớn. Với việc sử dụng phần mềm ArcGIS 10.2 thông qua việc chồng xếp lớp bản đồ, nghiên cứu đã xác định vùng có mật độ Sâu róm thông cao tại khu vực nghiên cứu. Kết quả cho thấy tình hình phát sinh phát triển của Sâu róm thông đang ở ngưỡng an toàn không có khả năng bùng phát thành dịch. Diện tích có mật độ Sâu róm thông cao chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7%, diện tích không có Sâu róm thông có tỷ lệ cao với 70,4%. Kết quả này là cơ sở cho việc dự báo khả năng xảy ra dịch Sâu róm thông năm kế tiếp trong bối cảnh nhiệt độ Trái đất đang ấm dần lên, đó là điều kiện để Sâu róm thông phát triển mạnh.
Từ khóa: Bản đồ phân vùng, dịch sâu róm thông, GIS, huyện Tĩnh Gia, viễn thám, Thanh Hóa
|
Application of gis and remote sensing to regionalise the pinus caterpillar (Dendrolimus punctatus) in Tinh Gia district, Thanh Hoa province Pinus merkusii is one of highly economic value species and its resin is used in many industries. A large-scale plantation of single pine species poses a high risk of epidemic outbreak of pest and disease in Tinh Gia, Thanh Hoa province. Therefore, pest and disease control is essential in the study site. Caterpillars mostly harm pine species, their ability to rapid reproduction and short time growth may lead to extremely destructive consequences of pine forests. Using GIS and remote sensing technologies to regionalize favourable zones of pine caterpillar development is crucial to drive timely prevention measures of widespread epidemics for Tinh Gia district. The results show that a group of factors which directly affect the growth and development of pine caterpillars include temperature, humidity, food, sunlight and elevation. In particular, the temperature factor is one of the most important and influential factors as it changes monthly and yearly, while other remaining factors are less influential and unlikely to change over the time. Moreover, the study has identified the location with a high-density caterpillar in Tinh Gia district by using overlaying approaches in ArcGIS 10.2. More importantly, findings show that the state of pine caterpillar development is at a safe level and is unlikely to be a widespread occurrence of any outbreak in 2015. The highly dense populated areas account for only a small percentage of 2.7% of total of studied areas, while there is largely 70.4% of the area without facing a risk of widespread occurrence of pine epidemic outbreak. This result provides a scientific basis for forecasting the possible occurrence of epidemic pine caterpillar in coming years under the context of global warming, which temperature factor is influential to a epidemic breakout of pine caterpillar. Keywords: Caterpillar, epidemic outbreak, GIS, pine, remote sensing, Tinh Gia district, Thanh Hoa |
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO NHÓM HỘ TRỒNG RỪNG TẠI VIỆT NAM
Hoàng Liên Sơn, Phạm Thị Luyện, Nguyễn Gia Kiêm
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
TÓM TẮTMô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng được điều tra tại các tỉnh Phú Thọ, Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng là khá đa dạng, với các cấp độ khác nhau từ đơn giản, lỏng lẻo, như mô hình liên kết tại Phú Thọ, đến cấp độ cao hơn và chặt chẽ hơn như mô hình liên kết nhóm hộ trồng rừng FSC tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam và Bình Định. Kết quả phân tích, đánh giá các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến mô hình liên kết theo nhóm hộ trồng rừng đã chỉ ra rằng, để các nhóm hộ này có thể tồn tại và phát triển được, trước hết cần có hệ thống chính sách đồng bộ, sự quan tâm và vào cuộc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để định hướng cho sự phát triển của nhóm hộ phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, bản thân nội lực của nhóm hộ phải biết vươn lên. Đây chính là sự nhận thức của cá nhân HGĐ về lợi ích của nhóm hộ trồng rừng để xây dựng được mối liên kết chặt chẽ trong nhóm hộ thông qua những ràng buộc chặt chẽ (quy chế của nhóm); đóng quỹ duy trì hoạt động của nhóm, tổ chức quản lý trong nhóm hiệu quả. |
Affecting factors and solutions to complete the partnership model of the household groups in tree planting of Vietnam Partnership model based on household group in tree planting was surveyed in Phu Tho, Quang Tri, Quang Nam and Binh Dinh. The research results show that the model is quite diversified, with different association levels ranging from simple, loose as the model in Phu Tho to the higher level and stricter performance of the FSC partnership model in Quang Tri, Quang Nam and Binh Dinh. The results of the analysis and assessment of internal and external factors is affecting the model. It has shown that these household groups could be formed and developed by supporting of the system of policy, the interest and the participation of local authorities and social organizations at local and international level to orient the development of household groups in accordance with the requirements of reality. At the same time, the internal strength of the household group itself must be very important to raiseawareness of the household on the benefits of the partnership model to build strong linkages within the household groups through strong rules; fund raising to maintain the activities of the model and organize in effective way of the partnership model. |
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHƯNG CẤT TINH DẦU HỒI TỪ CÀNH LÁ
Vũ Thị Hoàng Phương, Nguyễn Văn Dưỡng
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTThiết bị chưng cất tinh dầu Hồi từ cành lá được thiết kế, chế tạo với nguyên lý làm việc và kết cấu phù hợp với đặc điểm nguyên liệu và điều kiện sản xuất tại địa phương. Thiết bị hoạt động theo phương pháp chưng cất bằng hơi nước có hồi lưu dịch ngưng. Bộ phận làm lạnh theo kiểu ống chùm, gồm 37 ống có đường kính 21mm, thiết diện bề mặt trao đổi nhiệt 5,5m2, vừa có kết cầu gọn nhẹ, tăng tối đa khả năng tách pha dầu/nước, đáp ứng được yêu cầu nâng cao hiệu suất chưng cất và chất lượng sản phẩm tinh dầu. Kết quả khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất cho thấy thiết bị làm việc ổn định, hiệu suất chưng cất 1,04%, hàm lượng trans – anethol tối đa 78%, các chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm đạt so với yêu cầu. Mẫu thiết bị góp phần nâng cao hiệu quả chế biến sản phẩm lâm sản ngoài gỗ.
Từ khóa: Thiết bị chưng cất tinh dầu Hồi từ lá, trans – anethol, hồi lưu dịch ngưng |
An attemp in design and assembly of star anise distillation equipment The distillation equipment for branches, leaves of Star anised was designed and manufactured to match the material and working practices in mountainous region. The operation principle was water distillation with reflux of condensate. Cooling unit was shell and tubes heat exchange type, consisted of 37 tubes, total cooling surface area 5.5m2. Its had both compact construction and good efficiency of water/oil phase separation, assuring high distillation capacity and essential oil quality. In the preliminary test, the equipment operated effectively, the average output was 1.04%, trans – anethol content in essential oil reached 78%. The equipment could contribute increasing the usage of non – timber forest products manufacture. Keywords: Distillation equipment for branches, leaves of star anise, trans – anethol, reflux condensate |
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024
Oldest news
- Project Inception Workshop "Promoting Sustainable Forest Products Management of Forest Companies in Vietnam"
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2017
- Vietnam Journal of Forest Science Special issue Number 2017
- Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2016
- Helping BacKan farmers to enhance peeled vener production