TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP – CHUYÊN SAN 2017
|
||||
Kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ | TS. Kiều Tuấn Đạt | 1 | ||
1.
|
Nghiên cứu nhân giống Trôm (Sterculia foetida L.) bằng phương pháp giâm hom và ghép cành | Phùng Văn Khang Phùng Văn Khen | Study propagation of Sterculia foetida L. by cutting and grafting method | 2 |
2.
|
Nghiên cứu kỹ thuật vi nhân giống Lan kim tuyến (Anoectochilus sp.) | Nguyễn Thị Lệ Hà Phạm Thị Mận Cao Minh Thủy Nguyên Phạm Thụy Nhật Truyền Nguyễn Xuân Cường Nguyễn Văn Thiết | Micropropagation of Anoechtochillus sp. by tissue culture technique | 8 |
3.
|
Kết quả nghiên cứu chọn và nhân giống Gáo trắng [Neolamarckia cadamba (Roxb.) bosser] phục vụ trồng rừng kinh tế | Nguyễn Văn Chiến | Research results on seclection and propagation of Neolamarckia cadamba (Roxb.) bosser for economic plantation | 16 |
4.
|
Nghiên cứu đặc điểm hạt giống và phương pháp bảo quản hạt Cóc hành (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) ở Ninh Thuận | Phùng Văn Khen | Study on characterization of Azadirachta exselsa seeds and storage method in Ninh Thuan | 27 |
5.
|
Kết quả nghiên cứu giâm hom Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai Rolfe) | Nguyễn Thanh Minh Đỗ Thị Ngọc Hà | Propagation results of Terminalia calamansanai Rolfe by cutting | 34 |
6.
|
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của vườn giống tràm ở Thạnh Hoá, Long An | Nguyễn Văn Thiết Đặng Phước Đại Phan Thị Mỵ Lan | Melaleuca seed orchards in Long An: Growth and potential for tree improvement | 40 |
7.
|
Kết quả sưu tập trồng bổ sung loài cho vườn sưu tập thực vật Trảng Bom giai đoạn 2010 – 2015 | Trần Văn Sâm | The results of collecting and additional planting some native species in Trang Bom arboretum in period 2010 – 2015
|
46 |
8.
|
Xác định nguyên nhân gây chết rừng Phi lao (Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors) ven biển tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh | Hoàng Văn Thơi Lê Thanh Quang Nguyễn Khắc Điệu Vũ Văn Định Đặng Như Quỳnh Ngô Văn Bình | The causes which induce dead of Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors in coastal area of Dong Hai commune, duyen hai district of Tra Vinh | 52 |
9.
|
Nghiên cứu kỹ thuật kinh doanh rừng tràm chồi sau khai thác trắng ở huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An | Kiều Tuấn Đạt Phạm Minh Toạ | Study of Melaleuca coppice plantation after clear cutting in Thanh Hoa district, Long An province | 60 |
10
|
Ảnh hưởng thể nền đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của một số loài cây ngập mặn trồng tại các đảo vùng biển phía Nam, Việt Nam | Hoàng Văn Thơi | Effect of Site Properties to growth and survival rate of mangrove species PlantED in South Islands of Vietnam | 68 |
11
|
Nghiên cứu đặc điểm lập địa và phân chia lập địa trồng rừng ngập mặn tại các đảo vùng biển phía Nam Việt Nam | Hoàng Văn Thơi | Site properties and zoning for afforestation of mangrove forests in the several coastal islands in the South of Vietnam | 78 |
12 | Nghiên cứu gây trồng một số loài cây bản địa phòng chống sạt lở ven sông rạch ở huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh | Kiều Tuấn Đạt Võ Trung Kiên | Study of planting some native species to prevent erosionofg riverside in Nha Be district, Ho Chi Minh city | 92 |
13
|
Ảnh hưởng của tỉa thưa và phân bón tới sinh trưởng, năng suất rừng trồng keo lai cung cấp gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ | Phạm Văn Bốn | Effects of thinning and fertilizer on growth, productivity of Acacia hybrid plantation for saw – log wood in Southeastern region | 105 |
14
|
Kết quả trồng rừng Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre) cung cấp gỗ lớn ở Đông Nam Bộ | Trần Hữu Biển Lê Xuân Trường | The results of some sivilcutural tecniques for Brownlowia tabularis Pierre plantation in Vietnam Southeastern | 116 |
15
|
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và biện pháp kỹ thuật trồng rừng sấu tía (Sandoricum indicum Cav) nhằm cung cấp gỗ lớn tại vùng đông nam bộ | Nguyễn Kiên Cường Đỗ Thị Ngọc Hà Kiều Phương Anh | Silvicultural characteristics and planting techniques of Sandoricum indicum Cav for sawlog production in Southeastern Vietnam | 123 |
16
|
Kết quả nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) tại vùng Đông Nam Bộ | Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Hoàng Tiệp | The study of plantation technique for Litsea pierrei Lecomte in Southeastern of Vietnam | 132 |
17 | Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển tỉnh Bạc Liêu | Kiều Tuấn Đạt Lê Thanh Quang Nguyễn Bắc Vương Phạm Minh Toại | Status and solution for sustainable development of the coastal protection forests in bac lieu province | 140 |
18
|
Ứng dụng GIS để dự báo nhanh sinh trưởng rừng trồng Thông ba lá (Pinus kesiya royle ex gordon) vùng nguyên liệu giấy Tân Mai tỉnh Lâm Đồng | Phùng Văn Khen Phạm Trịnh Hùng | Application gis for rapid prediction in grwoth of Pinus kesiya royle ex gordon plantations in Tan Mai paper mill area, Lam Dong province | 152 |
19
|
Phân tích khả năng cạnh tranh kinh tế của rừng trồng Keo lá tràm áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở vùng Đông Nam Bộ | Trần Thanh Cao Phạm Thế Dũng Kiều Tuấn Đạt Vũ Đình Hưởng | Nalyzing economic competitive advantage of Acacia auriculiformis plantations applied advanced techniques in south eastern region | 167 |
20
|
Năng suất và hiệu quả kinh tế rừng trồng keo lai tại vùng đất ngập lợ chua phèn tỉnh Cà Mau | Ngô Văn Ngọc Võ Ngươn Thảo | Productivity and economic efficiency planting of Acacia hybrid on acid sulphate soil at Ca Mau province | 178 |
21
|
Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới
|
188 | ||
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG TRÔM (Sterculia foetida L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM VÀ GHÉP CÀNH
Phùng Văn Khang, Phùng Văn Khen
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Trôm là loài cây được trồng với mục đích lấy mủ, vì vậy việc nhân giống Trôm bằng phương pháp vô tính có ý nghĩa hết sức quan trọng. Kết quả nghiên cứu nhân giống Trôm bằng phương pháp giâm hom cho có sự khác biệt khi sử dụng chất kích thích IBA, NAA và IAA ở các nồng độ khác nhau, tỷ lệ hom ra rễ cao nhất với chất kích thích NAA ở nồng độ 1500ppm. Ảnh hưởng của tuổi cây mẹ lấy hom tới khả năng ra rễ là rất lớn, tỷ lệ hom ra rễ đạt cao nhất ở tuổi 1 tỷ lệ 83,3% và giảm mạnh ở các tuổi tiếp theo. Về ảnh hưởng của mùa vụ giâm hom cho thấy tỷ lệ hom ra rễ cao nhất vào tháng 11 (36,7%) khi cây mẹ lấy hom có nhiều chồi non, tỷ lệ này cũng giảm mạnh và thấp nhất ở những tháng mùa khô. Đối với nhân giống bằng phương pháp ghép cành thì tỷ lệ sống của cây ghép cao nhất là ở nghiệm thức ghép nêm (84,5%). Thời điểm ghép tốt nhất là vào mùa khô. Cây con sau ghép chỉ bắt đầu sinh trưởng về chiều cao sau 1 tháng ghép. Từ khóa: Nhân giống, cây Trôm
|
Study propagation of Sterculia foetida L. by cutting and grafting method
Sterculia foetida L., known as Trom, has been widely planted for purpose of collecting resin in the central coast of Vietnam. The study aimed at testing the effects of various concentrations of IBA, NAA, IAA, the age of mother trees and the cutting season on rooting percentage. The results showed that NAA with a concentration of 1,500 ppm produced the highest rooting percentage. Moreover, the age of mother trees providing cuttings had tremendous effects on rooting percentage in which the highest rooting percentage was seen at one – year – old mother trees, accounting for 83.3%. In terms of cutting season, the result represented that the highest rooting ratio of cuttings was in November – the rainy season which reached 36.7%, as mother trees have a lot of shoots and the rooting percentage went down rapidly during dry season. On the other hand, for grafting method, the study showed that the highest survival percentage was in wedge grafting, peaked at 84.5%. The suitable time to apply this method is during dry season. Seedlings after being grafted starts developing height one month later. Results from this study can be potentially used research in the future. Keywords: Propagation, Sterculia foetida L.
|
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT VI NHÂN GIỐNG LAN KIM TUYẾN (Anoectochilus sp.)
Nguyễn Thị Lệ Hà1, Phạm Thị Mận1, Cao Minh Thủy Nguyên1, Phạm Thụy Nhật Truyền1, Nguyễn Xuân Cường2, Nguyễn Văn Thiết2
1Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ 2Viện NCKH Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại và nồng độ hóa chất và chất điều hòa sinh trưởng tới khử trùng mẫu, nhân chồi, kéo dài chồi và ra rễ cho 3 loài Lan kim tuyến cho thấy: mẫu chồi được khử trùng đạt kết quả tốt nhất ở nồng độ Javel 30% trong thời gian 20 phút cho tỷ lệ mẫu sống sạch là 50%. Mẫu cấy sau đó được chuyển sang môi trường MS có bổ sung BA để cảm ứng tạo chồi. Tỷ lệ nhân chồi cao nhất trên môi trường MS có bổ sung 1 mg/l BA với số chồi và chiều cao chồi tương ứng là 23,9 chồi/mẫu, 1,1 cm/chồi. Môi trường MS có bổ sung 0,3 mg/l BA và 0,3 mg/l NAA cho kết quả vươn chồi tốt nhất với chiều cao trung bình chồi là 3,9 cm/chồi. Chồi được ra rễ trong môi trường MS có bổ sung 1 mg/l IBA chiều dài trung bình là 4,4 rễ/cây và 2,8 cm/chồi. Từ khóa: Vi nhân, Lan kim tuyến, BA, NAA, sự nảy mầm |
Micropropagation of Anoechtochillus sp. by tissue culture technique
The effects of different types and concentrations of mechanical and hormones on shoot sterilization, shoot multiplication, shoot elongation and rooting were studied in tissue culture of Anoectochilus formosanus, Anoectochilus roxburgii and Anoectochilus setaceus. Our results showed that the process was started with explant sterilization using commercial Javel solution (NaClO) at 30% and soaked segments of axillary shoots in 20 minutes, with 50% of shoot proliferation. The explants were then transferred to MS medium with adding different concentrations of growth regulation substances BA. The highest shoot multiplication were obtained on MS medium containing BA (1 mg/l) with maximum 23.9 shoots per explant and 1.1 cm per shoot. The best shoot elongation response was observed on MS supplemented with 0.3 mg/l BA and 0.3 mg/l NAA with 3.9 cm per shoot in height. Elongated shoots when maintained on MS medium supplemented with 1 mg/l NAA produced optimal rooting with 4.4 roots per shoot and 2.8cm per root. Keywords: Micropropagation, Anoectochilus sp., BA, NAA, shooting
|
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG GÁO TRẮNG PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG KINH TẾ
Nguyễn Văn Chiến
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định được phương pháp bảo quản hạt giống tốt nhất, phương pháp nhân giống sinh dưỡng và chọn lọc được các gia đình Gáo trắng có sinh trưởng tốt cho trồng rừng. Nguồn vật liệu giống cho các thí nghiệm được thu hái từ 53 cây trội Gáo trắng được tuyển chọn tại vùng Đông Nam Bộ. Một thí nghiệm bảo quản hạt trong phòng, 02 thí nghiệm nhân giống ở vườn ươm và 01 thí nghiệm khảo nghiệm gia đình tại Mã Đà – Vĩnh Cửu – Đồng Nai đã được xây dựng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hạt giống Gáo trắng bảo quản ở tủ lạnh chuyên dùng (#6oC) và bảo quản ngăn mát tủ lạnh (#15oC), sau 1 năm vẫn cho tỷ lệ nảy mầm là 53,5%. Ở giai đoạn cây con ở vườn ươm sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện che sáng 25%, trong thời gian 2 – 3 tháng đầu. Gáo trắng dễ giâm hom, sử dụng hom từ chồi chính của cây con 1 năm tuổi được xử lý hormon IBA với nồng độ 4000ppm có tỷ lệ ra rễ tốt nhất (86,7%). Cây trồng ở mô hình thí nghiệm khảo nghiệm gia đình Gáo trắng tại Mã Đà – Đồng Nai, trên đất đồi nghèo dinh dưỡng, tầng đất mỏng, khô, nên sinh trưởng chậm. Sau 3 năm tuổi, sinh trưởng bình quân của đường kính là 6,28cm và chiều cao là 5,2m. Có 8 gia đình tốt nhất được chọn với thể tích thân cây từ 9,6dm3 đến 16,7dm3. Từ mô hình khảo nghiệm đã chọn được 65 cây trội có độ vượt khoảng 3,0 Sd đến 6,6 Sd về đường kính và từ 4,1 Sd đến 6,9 Sd về chiều cao để làm vật liệu di truyền cho các pha nghiên cứu tiếp theo. Sinh trưởng đường kính của cây trội đạt từ 9,2 – 15,6cm, chiều cao từ 6,5 – 9,0m; thể tích đạt từ 26,8 – 86,0dm3. Từ khóa: Bảo quản hạt, chọn giống, Gáo trắng, gia đình cây trội, nhân giống hom
|
Research results on seclection and propagation of Neolamarckia cadamba (Roxb.) Bosser for economic plantation
Resource of breed materials for experiments were collected from 53 plus trees in the Southeast region of Vietnam. One seed preserving experiment in laboratory, two propagating experiments in nursery and one progeny testing trial in Ma Da commune, Vinh Cuu district, Dong Nai province were established. The study results showed that N. cadamba seed was preserved in 6oC regime by specialized equipment and 15oC regime by refrigerator, after 1 year, germinating rate could still reach 53.5%. In nursery, seedlings with 25% shading during in the first 2 – 3 months were the best growth; cutting of N. cadamba was easy to root, cuttings from main stem of 1 year old trees were treated in 4000ppm IBA solution gave the highest rooting rate (86.7%). In the progeny trial, where soil is nutrient poor, thin soil layer, dry so trees grew slowly. After 3 year old, mean diameter and height growth were 6.3cm and 5.2m respectively. Best 8 families were selected with mean tree volume from 9.6 to 16.7dm3. Also from progeny testing trial, 65 plus trees with excess from 3.0 to 6.6 Sd in diameter and 4.1 to 6.9 Sd in height were selected to provide genetic material for the next study phase. The growth of plus trees was from 9.2 to 15.6cm in diameter and 6.5 to 9m in height; individual tree volume reached from 26.8 to 86.0dm3. Keywords: seed storage, breeding, Neolamarckia cadamba, plus tree family, vegetative propagation
|
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HẠT GIỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT CÓC HÀNH (Azadirachta exselsa (Jack) Jacob) Ở NINH THUẬN
Phùng Văn Khen
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm hạt giống Cóc hành cho thấy: Trọng lượng 1000 quả Cóc hành chín lúc chưa xử lý là 1.139,6 gram, tương đương với 1kg có 878 quả; 1000 hạt Cóc hành sau phơi khô trong mát từ 2 – 3 ngày có trọng lượng 419,9 gram, tương đương 1kg hạt khô là 2.382 hạt. Để xác định phương pháp bảo quản đối với hạt Cóc hành, tác giả đã thử nghiệm 5 phương pháp bảo quản khác nhau, gồm: Bảo quản trong hũ bịt kín để ở nhiệt độ phòng; bảo quản trong hũ bịt kín trộn tro theo tỷ lệ 25% tro ở nhiệt độ phòng; bảo quản trong hũ bịt kín ở nhiệt độ 0oC, bảo quản trong hũ bịt kín ở nhiệt độ (- 5oC), bảo quản trong hũ bịt kín ở nhiệt độ (- 12oC). Với mỗi phương pháp bảo quản, tác giả theo dõi thời gian bảo quản khác nhau là 5 ngày, 10 ngày, 20 ngày, 30 ngày, 50 ngày, 70 ngày và 90 ngày. Kết quả phân tích thống kê cho thấy sai khác giữa các phương pháp bảo quản trong thời gian ngắn (từ 5 ngày đến 15) là không rõ ràng và không có ý nghĩa về mặt thống kê, tuy nhiên khi thời gian bảo quản tăng thì có sự khác nhau giữa phương pháp bảo quản và tỷ lệ nảy mầm cao nhất khi bảo quản trong hũ bịt kín ở nhiệt độ – 5oC (51,7%), thấp nhất khi để trong hũ bịt kín để nhiệt độ phòng (8,3%). Trong khi đó thời gian bảo quản là nhân tố quyết định đến tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Thời gian bảo quản tốt nhất cho tỷ lệ nảy mầm cao chỉ trong khoảng 5 ngày, sau đó tỷ lệ nảy mầm giảm dần theo thời gian và sau 30 ngày tỷ lệ nảy mầm trung bình giữa các phương pháp chỉ còn 28,1%; sau 50 ngày bảo quản thì hầu như hạt giống đã mất sức nảy mầm (2,7%) và sau 70 ngày hạt giống mất sức nảy mầm hoàn toàn ở tất cả các phương pháp. Như vậy, cần có kế hoạch sử dụng hạt giống ngay sau thu hái trong khoảng 5 đến 10 ngày để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm tốt nhất. Từ khóa: Cóc hành, bảo quản hạt giống, tỷ lệ nảy mầm, nhân giống
|
Study on characterization of Azadirachta exselsa seeds and storage method in Ninh Thuan
The study on chracterization of Azadirachta exselsa seeds showed that: the weight of 1000 fruits without treatment is 1,139.6 gram (1kg cosists of 878 ruits); the weight of 1000 seeds after drying in cool condistion 2 – 3 days is 1,139.6 gram (1kg of dry seeds consists of 2,382 seeds). To determinne suitable methods of seed storagre, author experiment with 5 different methods, including: Storing in a sealed jar at room temperature; storing in a sealed jar with ashes mixed of 25% volume; storing in sealed jar at temperatures of 0oC, storing in sealed jar at temperatures of – 5oC and storing in a sealed jar at temperature of – 12oC. With each storage treatment, different storage time of 5 days, 10 days, 20 days, 30 days, 50 days, 70 days and 90 days were also tested. After statistical analysis, the test results showed that storage methods were not affected significantly to the rate of germination. However, the storage time is a significant factor for germination of seeds. The best storage time for germination is among 5 days, then the germination decreased with time. After 30 days of storage, the average germination of the methods was only 28.1%; after 50 days of storage, a seed almost lost its germination capacity, germination is negligible (2.7%), after 70 days, seed germination was completely lost in all the experimental treatments. So that, seed using should be planed after fruit collection in 5 – 10 days for best germination rate. Keywords: Azadirachta exselsa, seed storage, germination rate, breeding |
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIÂM HOM CHIÊU LIÊU NƯỚC (Terminalia calamansanai Rolfe)
Nguyễn Thanh Minh, Đỗ Thị Ngọc Hà
Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định loại, nồng độ chất kích thích sinh trưởng, giá thể và thời gian xử lý thuốc tốt nhất cho giâm hom Chiêu liêu nước. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IAA, NAA, và IBA với nồng độ từ 500ppm; 1.000ppm; 1.500ppm; 2.000ppm ở dạng nước cho thấy IBA 1.500ppm cho tỷ lệ ra rễ và chỉ số ra rễ cao nhất (tương ứng là 89,9% và 25,1). Nghiên cứu về giá thể giâm sử dụng 3 loại khác nhau là GT1 (100% đất tầng mặt); GT2 (70% đất tầng mặt + 30% xơ dừa) và GT3 (50% đất tầng mặt + 50% xơ dừa). Kết quả cho thấy sử dụng giá thể ruột bầu GT3 cho tỷ lệ ra rễ 80,1% và chỉ số ra rễ 31,7. Thí nghiệm xác định thời gian xử lý thuốc cho kết quả tốt nhất ở nghiệm thức có thời gian xử lý 90 giây, tỷ lệ ra rễ 88,1% và chỉ số ra rễ 36,1. Từ khóa: Chiêu liêu nước, giâm hom, tỷ lệ ra rễ
|
Propagation results of Terminalia calamansanai rolfe by cutting
The objective of the study was to determine the type, concentration of hormone, potting mixes and time of hormone treatment in Terminalia calamansanai Rolfe cutting. The effect of hormone IAA, NAA, and IBA with the concentration of 500 ppm; 1.000ppm; 1.500ppm; 2.000ppm in solution on rooting percentage of cuttings was implemented. The results showed that 1.500ppm IBA gave highest rooting percentage and rooting index, respectively 89.9% and 25.1. For potted mixing, three different treatments were used as follows: GT1: 100% topsoil, GT2: 70% topsoil + 30% coir; GT3: 50% topsoil + 50% coir. The results showed that treatment GT3 (50% topsoil + 50% coir) gave 80.1% rooting percentage and highest rooting index (31.7). The best time for hormone treatment is 90 seconds, with 88.1% rooting percentage and 36.1 rooting index. Keywords: Terminalia calamansanai Rolfe, cutting propagation, rooting percentage
|
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA VƯỜN GIỐNG TRÀM Ở THẠNH HOÁ, LONG AN
Nguyễn Văn Thiết, Đặng Phước Đại, Phan Thị Mỵ Lan
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Cây Tràm được xem là một trong những cây chủ lực của các tỉnh Nam Bộ trong nỗ lực thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nước biển dâng. Bài báo này trình bày đặc điểm sinh trưởng của vườn giống Tràm lá dài và Tràm ta ở tuổi 7. Nghiên cứu được tiến hành trên vườn giống Tràm 7 tuổi, trong đó vườn giống Tràm lá dài có 30 gia đình, vườn giống Tràm ta có 80 gia đình. Kết quả cho thấy, lượng tăng tưởng trung bình hàng năm của Tràm lá dài (MAI) tính đến tuổi 7 đạt 17,5 m3/ha/năm (sau khi đã tỉa thưa 50% số cây); Tràm ta đạt 8,5 m3/ha/năm (sau khi đã tỉa thưa 50% số cây), cao hơn so với các xuất xứ Weipa, Bensbach – PNG – 2 và Kuru Oriomo – PNG – 3 được khảo nghiệm trước đây. Từ khóa: Tràm ta, Tràm lá dài, sinh trưởng, cải thiện giống
|
Melaleuca seed orchards in Long An: Growth and potential for tree improvement
Melaleuca, one of the promising species, can be utilized effectively for climate change adaptation in Southern Vietnam. This study presents the results obtained from 7 – year-old seed orchards that were established based on 80 families of M. cajuputi and 30 families of M. leucadendra. The results showed that mean annual increament (MAI) of M. leucadendra reached 17.5 m3/ha/year (after thinning 50%) while that of M. cajuputi was 8.5 m3/ha/year (after thinning 50%) that is higher than that of other tested provenances such as Weipa, Bensbach – PNG – 2 and Kuru Oriomo – PNG – 3. Keywords: M. leucadendra, M. cajuputi, growth, tree improvement
|
KẾT QUẢ SƯU TẬP TRỒNG BỔ SUNG LOÀI CHO VƯỜN SƯU TẬP THỰC VẬT TRẢNG BOM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
Trần Văn Sâm
Trung tâm NCTN Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Kết quả sưu tập, trồng bổ sung loài cho Vườn sưu tập thực vật Trảng Bom được thực hiện từ năm 2010 – 2015. Trong giai đoạn đó, Trung tâm đã sưu tập và trồng bổ sung được 112 loài thuộc 45 họ thực vật, trong đó có 90 loài mới và 08 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam. Cây trồng có tỷ lệ sống trên 95%, cây sinh trưởng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại tấn công. Từ khóa: Vườn sưu tập thực vật, bảo tồn ngoại vi, Trảng Bom
|
The results of collecting and additional planting some native species in Trang Bom Arboretum in period 2010 – 2015
The collecting, additional planting some native species in Trang Bom Arboretum have implemented for period 2010 – 2015 with 112 forest species of 45 families including 90 new species and 8 precious – rare species in Vietnam Red Book. The planted trees in this stages were over 95% of survival rate, growth well, and good health without insect infection. Keywords: Arboretum, ex – situ conservation, Trang Bom
|
XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY CHẾT RỪNG PHI LAO (Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors) VEN BIỂN TẠI XÃ ĐÔNG HẢI, HUYỆN DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH
Hoàng Văn Thơi1, Lê Thanh Quang1, Nguyễn Khắc Điệu1, Vũ Văn Định2, Đặng Như Quỳnh2, Ngô Văn Bình3
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng 3 Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch
TÓM TẮT
Rừng Phi lao (Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors) ven biển có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ đê, hạn chế sự tàn phá của gió bão, sóng thần và nước biển dâng. Song nguyên nhân gây chết rừng Phi lao ven biển tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh bước đầu xác định do môi trường đất có hàm lượng dinh dưỡng thấp, ngập nước cục bộ làm cây sinh trưởng kém và bị bệnh hại rễ, bệnh phồng dộp thân. Kết quả phân lập được 5 chủng nấm gây bệnh: bốn chủng nấm hại rễ bao gồm: chủng C5PL (Pythium sp), chủng C4PL (Pythium vexans); chủng C4PL (Phytopythium helicoides); chủng PLR7 (Phytophthora sp) và chủng nấm gây phồng dộp thân cây (Trichosporium vesiculosum Butl). Sử dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: Ở những khu vực đất nghèo dinh dưỡng cần bổ sung thêm phân NPK cho cây, các địa điểm ngập úng cục bộ cần đào mương thoát nước trong mùa mưa, loại bỏ những cây chết, cây bị bệnh nặng để tránh lây lan. Những khu vực bị bệnh có thể dùng thuốc hóa học Ridomin 72WP nồng độ 1%; Agrifos 400 nồng độ 1% để phòng trừ. Nên chọn giống Phi lao có khả năng kháng bệnh để trồng rừng. Từ khóa: Phi lao, bệnh hại, môi trường đất, nấm bệnh
|
The causes which induce dead of Casuarian equisetifolia J.R et G. Fors in coastal area of Dong Hai commune, duyen hai district of Tra Vinh
The research was carried out in Dong Hai commune, Duyen Hai district, Tra Vinh province. Aim of the research was to identify causes of dead of Casuariana equisetifolia J.R et G. Fors at this commune. Research methodology was: establishing survey plots, collecting informations on degree of disease, collecting samples from water, soil and infected parts of tree (root, stem, branches and leaves). Data Analysis was also made for nutrient, toxic substances in soil and water. In addition, infectious samples were isolated for identification of pathogenic agents. Thereafter, artificial infection treatments were made for confirmation of pathogenic agent. Results showed that dead ratio was approximate 48% in the surveyed plots. Nutrient index was low in water and soil samples. Low pH of soils and waters and partial submergence are considered as initial causes to generate growth reduction and poor tolerance in Casuariana trees. Results also implied the dead of Casuariana equisetifolia J.R et G. Fors was four isolates of fungus which induce disease on root of tree. They are isolates C5PL (Pythium sp), C4PL (Pythium vexans); C4PL (Phytopythium helicoides) and PLR7 (Phytophthora spp). The fungus which causes bark swell was identified as Trichosporium vesiculosum Butl. Two fungicides namely Ridomin 72WP at 1% and Agrifos 400 at 1% have effectively shown to controlled isolate PLR7 Phytophthora spp. in laboratory. Keywords: Casuariana equisetifolia, plant pathology, soil environment, fungi
|
NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT KINH DOANH RỪNG TRÀM CHỒI SAU KHAI THÁC TRẮNG Ở HUYỆN THẠNH HOÁ, TỈNH LONG AN
Kiều Tuấn Đạt1, Phạm Minh Toại2
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật kinh doanh rừng chồi trên một số xuất xứ tràm (Melaleuca) sau khai thác trắng ở huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An. Kết quả cho thấy trong 5 xuất xứ được khảo nghiệm đã chọn được 2 xuất xứ có triển vọng là Tràm úc Cambridge G. Western As (1206) và Tràm ta Tịnh Biên, An Giang (7V05). Hai xuất xứ này có các chỉ tiêu sinh trưởng rừng chồi lần lượt là: tỷ lệ ra chồi 93,73% và 74,13%; số chồi/gốc 5,6 và 4,2 cái; tỷ lệ bị hại do sâu đục thân 25,0 và 4,6%; sau 6 năm tuổi năng suất rừng đạt 166,9 và 106,3m3 khi để lại 2 chồi/gốc. Rừng trồng 6 năm tuổi ở mật độ trồng ban đầu từ 10.000 đến 20.000 cây/ha sau khai thác trắng để lại từ 2 – 3 chồi/gốc có năng suất tương đương với rừng trồng mới ở tuổi 5 và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao trong kinh doanh rừng chồi. Từ khóa: Tái sinh chồi, Tràm, xuất xứ, năng suất rừng
|
Study of Melaleuca coppice plantation after clear cutting in Thanh Hoa district, Long An province
This article presents results of technical research on some provenaces of Melaleuca coppice plantation after havested in Thanh Hoa district, Long An province. The results showed that there were two promising provenences among 5 tested provenances: Cambridge G. Western As (1206) and M. cajuputi Tinh Bien, An Giang (7V05) in which growth indicators are: 93.73% and 74.13% of coppice reproduction rate; number of coppice per stump was 5.6 and 4.2; disease rate was 25.0% and 4.6%, respectively. The wood productivity was 166.9 m3/ha and 106.3 m3/ha for the two provenences after 6 years of rotation. The productivity of plantation which planted at the density of 10,000 – 20,000 trees/ha with remained 2 or 3 stems per tree after harvesting, is as good as that of a 5 years old of new plantation, bringing financial benefits when coppice plantation method is applied. Keywords: coppice regeneration, Melaleuca, provenance, productivity
|
ẢNH HƯỞNG THỂ NỀN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẬP MẶN TRỒNG TẠI CÁC ĐẢO VÙNG BIỂN PHÍA NAM, VIỆT NAM
Hoàng Văn Thơi
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng thể nền đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của một số loài cây ngập mặn trồng trên các đảo vùng biển phía Nam, Việt Nam được thực hiện tại đảo Nhất Tự Sơn, Sông Cầu, Phú Yên và Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, từ năm 2010 đến 2013. Đối tượng nghiên cứu là Sú đỏ (Aegiceras floridum), Mắm biển (Avicennia marina), Dà vôi (Ceriops tagal), Đước (Rhizophora apiculata), Đưng (R. mucronata) và Đâng (R. stylosa). Mục đích của nghiên cứu này là xác định được ảnh hưởng của yếu tố thể nền đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của một số loài cây ngập mặn, làm cơ sở cho việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ các đảo, lưu giữ trầm tích, chống sạt lở và tạo môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản, bảo vệ cỏ biển và rạn san hô. Thí nghiệm về thể nền được bố trí trên nền đá, sỏi, san hô theo kiểu thí nghiệm hai nhân tố kiểu lô chính – lô phụ (Split plot), với 3 lần lặp lại. Diện tích thí nghiệm là 3.150m2 (3 thể nền × 5 loài × 3 lần lặp × 35 cây/loài). Nhân tố thể nền là nhân tố phụ được bố trí vào lô chính (thể nền đá, sỏi và san hô); nhân tố loài cây (S) là nhân tố chính được bố trí vào lô phụ. Số liệu về tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao vút ngọn (H) được đo sau khi trồng 6 tháng, 1 năm, 2 năm và 3 năm; phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để đánh giá kết quả thí nghiệm. Kết quả sau 3 năm trồng cho thấy tỷ lệ sống của các loài cây thí nghiệm trên dạng thể nền đá (27,8% tại Côn Đảo và 42,2% tại Hòn Nhất Tự Sơn), thể nền sỏi (27,1% tại Côn Đảo và 41,8% tại Hòn Nhất Tự Sơn) tốt hơn, ổn định hơn và khác biệt so với thể nền san hô (20,7% tại Côn Đảo và 35,7% tại Hòn Nhất Tự Sơn); tăng trưởng chiều cao tốt nhất là cây trồng trên thể nền sỏi (71,1cm tại Côn Đảo và 65,9cm tại Hòn Nhất Tự Sơn) và khác biệt so với trồng trên thể nền đá (67,7cm tại Côn Đảo và 57,3cm tại Hòn Nhất Tự Sơn) và thể nền san hô (63,1cm tại Côn Đảo và 54,6cm tại Hòn Nhất Tự Sơn). Loài Sú đỏ khó thích hợp trên các dạng thể nền nghiên cứu, tỷ lệ sống giảm nhanh theo thời gian (4,2% tại Côn Đảo và 10,0% tại Hòn Nhất Tự Sơn) và sức sinh trưởng về chiều cao cây rất thấp (22,9cm tại Côn Đảo và 21,3cm tại Hòn Nhất Tự Sơn). Loài Dà vôi cũng khó thích hợp trên các dạng thể nền đá, sỏi và san hô, tỷ lệ sống giảm còn 6,1% và tăng trưởng chiều cao cây rất thấp chỉ là 25,5cm tại Côn Đảo. Loài Đước có tỷ lệ sống giảm mạnh còn (8,3% tại Côn Đảo và 27,7% tại Hòn Nhất Tự Sơn), nhưng có tốc độ tăng trưởng chiều cao khá tốt (93,6cm tại Côn Đảo và 73,6cm tại Hòn Nhất Tự Sơn). Loài Mắm biển có tỷ lệ sống cao đạt 55,5%, tăng trưởng chiều cao khá ổn định và đồng đều ở cả 3 dạng thể nền là 52,2cm tại Hòn Nhất Tự Sơn. Loài Đưng có tỷ lệ sống ổn định theo thời gian (42,0% tại Côn Đảo và 53,3% tại Hòn Nhất Tự Sơn), tốc độ tăng trưởng chiều cao khá tốt (92,2cm tại Côn Đảo và 73,3cm tại Hòn Nhất Tự Sơn). Loài Đâng có tỷ lệ sống ổn định và cao nhất (65,7% tại Côn Đảo và 53,0% tại Hòn Nhất Tự Sơn), tốc độ tăng trưởng chiều cao khá tốt (102,3cm tại Côn Đảo và 76,0cm tại Hòn Nhất Tự Sơn). Từ khóa: Thể nền, rừng ngập mặn, vùng biển phía Nam
|
Effect of site properties to growth and survival rate of mangrove species Plant ED in South Islands of Vietnam
Study on the effects of the site properties to survival rate, growth of some mangrove species planted in South Islands of Vietnam has been made on Nhat Tu Son island, Song Cau, Phu Yen, and Con Dao, Ba Ria – Vung Tau; during 2010 – 2013. Studied species were Aegiceras floridum, Avicennia marina, Ceriops tagal, Rhizophora apiculata, R. mucronata and R. stylosa. Purpose of this study was to determine the possible effects of site property factors on survival rate and growth of some species of mangroves to provide basis for planting mangroves in protecting the island, maintaining quiet area, controling erosion and creating a favorable environment for aquatic species as well as protecting seagrass and coral reefs. Experiments were arranged on rock, gravel, coral styles with a two – factor experiment (Split plot). The experiments were repeated thrice. Experiment area is 3,150 sq. metres per plot (3 site property types × 5 species × 3 replications × 35 plants/species). Site property was identified as the sub factor and was arranged into the main plots (rock, gravel and coral). Species (S) were identified as the main factor and arranged in sub plots. Data on survival rate, growth of tree height (H) was measured at 6 months, 1 year, 2 years and 3 years after planting; Statistical analysis was used to evaluate the results. Results showed that survival rate of plants after 3 years was better and more stability on the rock base (27.8% at Con Dao and 42.2% at Nhat Tu Son site) and on the gravel base (27.1% at Con Dao and 41.8% and at Nhat Tu Son) than on the coral base (20.7% and 35.7% in Con Dao and Nhat Tu Son). The best height was recorded on the gravel site (71.1cm in Con Dao and 65.9cm in Nhat Tu Son) and showed significant differences from growing on rocky base (67.7cm at Con Dao and 57.3cm at Nhat Tu Son) and coral base (63.1cm at Con Dao and 54.6cm at Nhat Tu Son). It was observed that the research sites may not suitable for Aegiceras floridum based on records of rapid decrease on survival rates (4.2% and 10.0% in Con Dao and Nhat Tu Son) from time to time and very low growth rate (22.9cm and 21.3cm in Con Dao and Nhat Tu Son) of this species. Ceriops tagal was hardly suited in the rock, gravel and coral bases. The survival rate of this species was dropped to 6.1% and growthrate was only 25.5cm in Con Dao. Regarding to survival rate of Rhizophora apiculata, it was sharply dropped to 8.3% in Con Dao and 27.7% in Nhat Tu Son. However, its growth rate was quite good as 93.6cm in Con Dao and 73.6cm in Nhat Tu Son. A high survival rate (55.5%) was recorded on Avicennia marina and a stable growth rate was obsereved in all 3 forms of sites in Nhat Tu Son (52.2cm). Survival rate of Rhizophora mucronata was seen stable from time to time (42.0% in Con Dao and 53.3% in Nhat Tu Son). The growth rate was quite good (92.2cm in Con Dao and 73.3cm in Nhat Tu Son). The best survival rate was observed on Rhizophora stylosa (65.7% in Con Dao and 53.0% in Nhat Tu Son). Similarly, a very good growth rate was also recorded on this species (102.3cm in Con Dao and 76.0cm in Nhat Tu Son).
Keywords: Site base, mangroves, Southern sea
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LẬP ĐỊA VÀ PHÂN CHIA LẬP ĐỊA TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN TẠI CÁC ĐẢO VÙNG BIỂN PHÍA NAM, VIỆT NAM
Hoàng Văn Thơi
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Việt Nam có số lượng khá lớn các đảo và vùng ven các đảo này đang chịu tác động mạnh của sóng biển, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nghiên cứu được thực hiện với mục đích là xác định cơ sở khoa học để phân chia lập địa làm cơ sở cho việc trồng rừng ngập mặn bảo vệ các đảo. Với phương pháp nghiên cứu dựa trên các khảo sát về thể nền, độ ngập triều, độ mặn nước biển và thực vật phân bố tự nhiên theo tuyến điều tra; kết hợp thu mẫu đất, nước và phân tích các chỉ số dinh dưỡng và độc tố chính trong phòng thí nghiệm. Kết quả đã xác định được độ ngập triều trung bình cao nhất tại các đảo vùng biển phía Đông là 3,51m, vùng miền Trung và các đảo xa bờ là 1,57m và thấp nhất là 0,95m ở các đảo vùng biển phía Tây. Độ mặn nước biển bình quân tại các đảo xa bờ có độ mặn rất cao 34 – 35‰ và khá đồng đều ở các tháng trong năm, các đảo ven bờ có độ mặn thấp hơn và chỉ cao vào tháng 3 và tháng 4. Thể nền tại các đảo vùng biển phía Nam bao gồm 4 dạng thể nền chính là thể nền đá, dạng sỏi, dạng san hô và dạng cát; đặc tính cơ bản của các dạng thể nền này chủ yếu là cát (trên 80%), chỉ số pH cao (hơn 8), độ mặn cao, nghèo dinh dưỡng. Các đảo vùng biển phía Nam được chia thành 3 vùng lập địa gồm: (1) các đảo ven biển Nam Trung Bộ và các đảo ngoài khơi, (2) các đảo ven bờ vùng biển phía Đông và, (3) các đảo ven bờ vùng biển phía Tây. Mỗi vùng được chia ra 20 dạng lập địa, gồm nền cát, mặn nặng, ngập triều cao (CMnTc); nền cát, mặn trung bình, ngập triều cao (CMtbTc); nền đá, mặn nặng, ngập triều thấp (ĐMnTt); nền đá, mặn nặng, ngập triều trung bình (ĐMnTtb); nền đá, mặn nặng, ngập triều cao (ĐMnTc); nền đá, mặn trung bình, ngập triều thấp (ĐMtbTt); nền đá, mặn trung bình, ngập triều trung bình (ĐMtbTtb); nền đá, mặn trung bình, ngập triều cao (ĐMtbTc); nền sỏi, mặn nặng, ngập triều thấp (SoMnTt); nền sỏi, mặn nặng, ngập triều trung bình (SoMnTtb); nền sỏi, mặn nặng, ngập triều cao (ĐMnTc); nền sỏi, mặn trung bình, ngập triều thấp (SoMtbTt); nền sỏi, mặn trung bình, ngập triều trung bình (SoMtbTtb); nền sỏi, mặn trung bình, ngập triều cao (SoMtbTc); nền san hô, mặn nặng, ngập triều thấp (ShMnTt); nền san hô, mặn nặng, ngập triều trung bình (ShMnTtb); nền san hô, mặn nặng, ngập triều cao (ShMnTc); nền san hô, mặn trung bình, ngập triều thấp (ShMtbTt); nền san hô, mặn trung bình, ngập triều trung bình (ShMtbTtb) và nền san hô, mặn trung bình, ngập triều cao (ShMtbTc).
Từ khóa: Lập địa, đảo, rừng ngập mặn, trồng rừng, Việt Nam
|
Site properties and zoning for afforestation of mangrove forests in the several coastal islands in the South of Vietnam
The aim of the study was to develop scientific foundations for zoning site conditions for the afforestation of mangrove forests to protect the islands. Research methods were based on surveys on soil properties, tidal inundation, water sea salinity and vegetation distribution following the different survey lines. In adddition, samples of water and soil were collected for analyzing nutrients and major toxic substance index. Results showed that the highest average tidal inundation of 3.51m was recorded in the islands of the Eeastern Sea. It was 1.57m in the Southern Central islands and the of fshore islands and the lowest average tidal inundation of 0.95m was found in the islands of the western Sea. The average salinity of sea water at the offshore islands is highest ranging from 34 – 35‰ and the water salinity varies greatly across the months of the year. However, the coastal islands have lower water salinity and in a year this is normally higher in March and May. In the Southern islands there are 4 main types of soil bases that are sandy base, rocky base, gravel base and coral base. The key characteristics of those bases are that they are composed by more than 80% of sand, high pH value (more than 8), high water salinity and poor in nutrition. The southern islands can be grouped into 3 site zones that are: (1) The southern Central islands and offshore islands; (2) The Eastern Islands (Ba Ria – Ca Mau); and (3) The Western Islands (Ca Mau – Kien Giang). Subsequently, each site zone is classified into 20 different site types. Those include sandy base, high salinity and high tidal inundation (CMnTc); sandy base, moderate salinity and high tidal inundation (CMnTc); rocky base, high salinity and low tidal inundation (ĐMnTt); rocky base, high salinity, moderate tidal inundation (ĐMnTtb); rocky base, high salinity and high tidal inundation (ĐMnTc); rocky base, moderate salinity and low tidal inundation (ĐMTt); rocky base, moderate salinity and moderate tidal inundation (ĐMTtb); rocky base, moderate salinity and high tidal inundation (ĐMTc); gravel base, high salinity, low tidal inundation (SoMnTt); gravel base, high salinity, moderate tidal inundation (SoMnTtb); gravel base, high salinity, high tidal inundation (SoMTc); Gravel base, moderate salinity, low tidal inundation (SoMTt); gravel base, moderate salinity, moderate tidal inundation (SoMTtb); gravel base, moderate salinity, high tidal inundation (SoMTc); coral base, high salinity low tidal inundation (ShMnTt); coral base, high salinity, moderate tidal inundation (ShMnTtb); coral base, high salinity, high tidal inundation (SoMTc); coral base, moderate salinity, low tidal inundation (ShMTt); coral base, moderate salinity, moderate tidal inundation (ShMTtb); coral base, moderate salinity, high tidal inundation (ShMTc).
Keywords: afforestation, site, island, mangroves, Vietnam
NGHIÊN CỨU GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ VEN SÔNG RẠCH Ở HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Kiều Tuấn Đạt, Võ Trung Kiên
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Tình trạng sạt lở bờ sông, kênh rạch ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, diễn ra ngày càng phổ biến và mức độ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân và sản xuất nông nghiệp. Chi phí đầu tư các giải pháp công trình bảo vệ và phòng chống sạt lở rất lớn nhưng hiệu quả khá hạn chế và thiếu tính bền vững (Nguyễn Sơn Thụy, 2007). Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trồng cây phòng chống sạt lở nếu thực hiện đồng bộ từ khâu chọn loài, chọn lập địa trồng và giải pháp bảo vệ cây trồng thích hợp thì khả năng thành công rất cao. Các giải pháp này sẽ giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư so với các giải pháp công trình, đồng thời tạo được cảnh quan xanh ven sông rạch, cải thiện môi trường, đa dạng sinh học thực vật và tạo sự bền vững lâu dài (H.T. Chan, 2003). Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Hệ thực vật ven sông rạch ở đây khá đa dạng và phong phú có 19 loài chủ yếu thuộc 18 họ, bao gồm thực vật nước ngọt, thực vật nước lợ và các loài cây ngập mặn thực sự; (ii) Điều kiện đất đai ở khu vực nghiên cứu là loại đất ngập lợ với độ mặn thấp, thành phần dinh dưỡng nghèo và chịu tác động của biên độ ngập triều rất lớn, dòng chảy mạnh và sóng động lực sông có tác động rất mạnh mẽ đến cây trồng; (iii) Hiệu quả của hàng rào cản sóng không phát huy tác dụng, nhưng hệ thống cọc đỡ bằng cừ tràm có tác dụng rất tốt để bảo vệ cây mới trồng; (iv) Sau 2 năm mô hình thí nghiệm, đai rừng đa tầng tán được hình thành và phát triển tốt, có tác dụng lớn trong việc tạo bồi lắng và hạn chế được sạt lở; (v) Mô hình và giải pháp kỹ thuật trồng cây phòng chống sạt lở ven sông rạch có thể nhân rộng là Mù u + Dái ngựa nước ở đai trên bờ và Dừa nước + Bần chua + Mái dầm ở đai dưới nước với độ rộng mỗi đai tối thiểu gồm 4 hàng cây và phải có giải pháp kỹ thuật hỗ trợ cây trồng bằng đai cản sóng và cọc cừ tràm làm giá đỡ cho cây mới trồng. Từ khóa: Cây bản địa, sạt lở ven sông rạch, trồng rừng phòng hộ
|
Study of planting some native species to prevent erosion of riverside in Nha Be district, Ho Chi Minh city
Erosion of riverside and canals is becoming a common and serious problem in Ho Chi Minh city in particular and the whole country in general, influencing the lives of communities and agricultural production. The investment costs for researching protection solution is costly but it lacks efficiency and it is unsustainable (Nguyen Son Thuy, 2007). Therefore, if studying of tree planting solutions are carried out carefully, from selecting species and site to appropriated – tree – protection solution, they will be tremendously successful with lower investment costs compared to that of construction solutions, creating green landscape along the rivers, increasing environmental value and sustainability (H.T. Chan, 2003). Results of the study implemented in 3 years (from 2010 – 2012) in Nha Be district have shown that: (i) The flora along the rivers in this area is very diverse and abundant. There are 19 species of 18 families, including freshwater flora, brackish water flora and mangrove flora; (ii) Soil type of the study site is brackish wetlands with low salinity, poor nutrition and are being affected by high flooding tidal, strong currents and wave dynamics that strongly influence tree planting; (iii) Wave fence does not work efficicently, but the melaleuca – poles – supporting systems play a significant role in protecting new – planted trees; (iv) After 2 years, the experimental models in Hiep Phuoc commune have tranformed to multi – level forest belts which contribute greatly to the capture of sedimentation and reduction of soil erosion; (v) The models and technical measures for planting trees to prevent erosion of riversides can be replicated are: Calophyllum inophyllum + Amoora cucullata for on – land forest belt and Nypa fruticans + Sonneratia caseolaris + Cryptocoryne ciliata for forest belts in flooded area along the riverside. A minimum width of each belt comprises 4 rows of trees and must contain technical measures using Melaleuca poles to reduce the waves and support newly planted trees. Keywords: Native species, erosion of riverside, protected plantation
|
ẢNH HƯỞNG CỦA TỈA THƯA VÀ PHÂN BÓN TỚI SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI CUNG CẤP GỖ TẠI KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ
Phạm Văn Bốn
Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện trên 4 hiện trường thí nghiệm, với 4 điều kiện lập địa khác nhau tại 2 tỉnh Bình Phước và Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉa thưa với cường độ cao (48 – 60%) đã giúp sinh trưởng đường kính cây cá thể nhanh, sớm đạt được kích thước gỗ xẻ nhưng lại làm giảm mạnh trữ lượng lâm phần khi khai thác chính. Ở thí nghiệm chính, tại thời điểm 6,9 năm tuổi, đường kính bình quân của nghiệm thức T450 và T600 lần lượt là 20,1 và 18,4cm (tính chung cho cả 2 thời điểm tỉa thưa), đáp ứng được tiêu chuẩn kích thước gỗ xẻ lớn theo yêu cầu trên thị trường trong khu vực hiện nay. Trong khi, ở nghiệm thức đối chứng T1143 chỉ đạt 16,5cm, chỉ đáp ứng được cho nhu cầu gỗ xẻ nhỏ. Tuy nhiên, tổng trữ lượng gỗ cây đứng khi khai thác chính ở nghiệm thức T450 và T600 (tính chung cho cả 2 thời điểm tỉa thưa) so với nghiệm thức T1143 chỉ bằng 75,1 và 86,4% lần lượt. Nếu tính riêng cho từng thời điểm tỉa thưa và cộng cả sản phẩm khi tỉa thưa thì nghiệm thức T600 tỉa ở tuổi 3, có tổng trữ lượng xấp xỉ so với nghiệm thức đối chứng (147,1 so với 149,7 m3/ha). Về mặt kinh tế, nghiệm thức T600 ở tuổi 3 cho kết quả cao nhất, nhưng không nhiều so với nghiệm thức T1143. Kết quả thu được ở các thí nghiệm vệ tinh là tương đồng với kết quả của thí nghiệm chính ở thời độ tuổi tương ứng. Từ khóa: Đông Nam Bộ, keo lai, phân bón, tỉa thưa
|
Effects of thinning and fertilizer on growth, productivity of Acacia hybrid plantation for saw – log wood in Southeastern region
The study was investigated from four experimental trials located on different site conditions in Binh Phuoc and Dong Nai provinces. The results showed that thinning with high intensity increased tree diameter, reaching diameter size for saw – log earlier at age of 7 year but this practice reduced total stand volume at harvesting. In the Core trial, at age of 6.9 year, D1.3 of T450 and T600 treatments were 20.1 and 18.4cm respectively (added two thinning times), meeting size standard of larg saw – log wood (log ending diameter is over 18cm) in the market. While D1.3 in T1143 treatment was only 16.5cm, satisfying for small saw – log (log ending diameter is from 10 to under 18cm). However, total stand volume of T450 and T600 treament were much less than that of T1143 treament, only 75.1% and 86.4% respectively (added two thinning times). If seperating specific thinning time and adding wood volume at thinning, total wood volume of T600 treatment was approximate with that of T1143 treatment (147.1 m3/ha comparing with 149,7 m3/ha). About economic espect, T600 treatment thinned at 3 age gave best outcom but not considerable with T1143. Results of the Sattelite trials were similar to results in the Core trial at the same age. Keywords: Acacia hybrid, thinning, fertilizer, Southeastern region
|
KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG LÒ BO (Brownlowia tabularis Pierre) CUNG CẤP GỖ LỚN Ở ĐÔNG NAM BỘ
Trần Hữu Biển1, Lê Xuân Trường2
1Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ 2Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Lò bo (Brownlowia tabularis Pierre) là cây bản địa gỗ lớn, phân bố tự nhiên trong khu vực phía Nam. Việc nghiên cứu gây trồng loài này nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ lớn phục vụ sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu đáp ứng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 3,5 năm tuổi Lò bo sinh trưởng khá nhanh, với tăng trưởng đường kính trung bình từ 1,5 – 1,7 cm/năm, tăng trưởng chiều cao trung bình từ 0,9 – 1,1 m/năm; tỷ lệ sống cao trên 95%. Đối với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất feralit có pha sỏi tại Đồng Nai thì nên trồng hỗn giao với cây phụ trợ Muồng đen với mật độ thấp (<625 cây/ha) để hạn chế cỏ dại, nhưng đến 3,5 tuổi cần kiểm soát chặt bớt tán lá Muồng đen. Trong giai đoạn tuổi này, mật độ trồng chưa ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng Lò bo, việc bón phân đã có ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng loài này. Từ khóa: Gỗ xẻ, Lò bo, rừng trồng
|
The results of some sivilcutural tecniques for Brownlowia tabularis Pierre plantation in Vietnam Southeastern
Brownlowia tabularis Pierre is native tree with big stem, natural distribution in forest at Vietnam Southern. The study this species for plantation with sawlog supplying purpose to exporting and domestic using, as well as to metting the restructure of forestry. The results show that B.tabularis is fast growth species with diameter increment from 1.5 – 1.7 cm/year, height increment from 0.9 – 1.1 m/year, survival rate over 95% at 3.5 years old. In condition of climate and feralit soil in Dong Nai, the mixed planting trial of B.tabularis and Senna siamea with low planted density (<625 trees/ha) was good solution to control weed, however it is need to pay attention for competition of Senna siamea canopy at 3.5 year old plantation by pruning. The planted density trial of B.tabularis was not significant by growth in this period (<3.5 years old), white fertilizer trial shows significant result about growth as bigger of diameter and heigh of trees in fertilizer using. Keywords: Brownlowia tabularis Pierre, plantation, sawlog
|
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG SẤU TÍA (Sandoricum indicum Cav) NHẰM CUNG CẤP GỖ LỚN TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà, Kiều Phương Anh
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
TÓM TẮT
Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu về phân bố, kỹ thuật gieo ươm và kỹ thuật trồng rừng Sấu tía (Sandoricum indicum Cav) tại vùng Đông Nam Bộ. Về phân bố, Sấu tía mọc tự nhiên ở tất cả các rừng tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và được trồng phân tán trong các vườn sưu tập thực vật. Kết quả nghiên cứu gieo ươm cho thấy, hạt giống cần được gieo ươm ngay sau khi thu hái. Phương pháp bảo quản hạt tốt nhất là bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4oC, sẽ có thời gian bảo quản tối đa được 5 tháng với tỷ lệ nảy mầm còn 15%. Phương pháp xử lý hạt bằng ngâm trong nước ở nhiệt độ thông thường (22oC) 24 giờ cho tỷ lệ nảy mầm tốt nhất. Gieo ươm tạo cây con với hỗn hợp ruột bầu 50% đất + 40% xơ dừa + 10% phân hữu cơ vi sinh và không che sáng cho kết quả tốt nhất sau 11 tháng gieo ươm. Về trồng rừng, sau 3 năm tỷ lệ sống ở tất cả các công thức thí nghiệm đạt trên 96%. Sinh trưởng đường kính (D1.3) và chiều cao vút ngọn (Hvn) đạt lần lượt là 12cm và 8,3m; tăng trưởng bình quân (D1.3) và (Hvn) đạt lần lượt là 4 cm/năm, 2,8 m/năm. Ở tuổi này, mật độ đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của Sấu tía: mật độ 833 cây/ha là thích hợp nhất. Bón lót 300g NPK(16:16:8) và 150g phân hữu cơ vi sinh cho cây sinh trưởng tốt nhất. Trồng hỗn giao với Sao đen sinh trưởng kém hơn so với trồng thuần loài. Với khả năng thích nghi cao và sinh trưởng nhanh Sấu tía có nhiều tiềm năng để trồng rừng sản xuất gỗ lớn.
Từ khóa: Sấu tía, gỗ lớn, Đông Nam Bộ
|
Silvicultural characteristics and planting techniques of Sandoricum indicum Cav for sawlog production in Southeastern Vietnam
This paper presents research results on the natural distribution, seedling production and planting techniques of Sandoricum indicum Cav in the Southeast region Vietnam. Sandoricum indicum naturally grows in natural forests Southeast Vietnam and was planted scatteredly as urban trees, in several arboretum and botanical garden. For seedling production, seeds should be sown immediately after harvest nursery. The best method of seed storage is storing in cold storage at a temperature of 4oC, which can retain seed longevity up to 5 months with 15% of germination rate. The best germination method is immersion in water at normal temperature (22oC) for 24 hours. Seedling growth rate at 11 month – old is highest in the mixed potting substrate of 50% soil + 40% coconut fiber + 10% bio – fertilizer and without shading. Planting trial results show that, at 3 year – old, survival rates in all treatments were over 96%. Tree diameter (DBH) and total height (Hvn) growth reached 12 cm and 8.3m, respectively; Annual DBH and Hvn increment were 4cm and 2.8 m/year. At this age, the planting space has affected the growth of S. indicum; planting density of 833 trees/ha performed most appropriate. Applying 150g NPK + 300g bio – fertilizer at planting show the highest growth rate. Growth rate of S. indicum in the mixture of S. indicum + Hopea odorata was lower than in pure planting of Sandoricum indicum. With highly adaptable to the site conditions in Southeast Vietnam and rapid growth ability, S. indicum is a potential species for sawlog production. Keywords: Sandoricum indicum Cav, sawlog, Southeastern
|
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG BỜI LỜI VÀNG (Litsea pierrei Lecomte) TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Nguyễn Anh Tuấn1, Nguyễn Hoàng Tiệp2
1Trung tâm NCTN Lâm nghiệp Đông Nam Bộ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cơ sở về “Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học và các biện pháp kỹ thuật trồng rừng Bời lời vàng tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên” triển khai tại vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2010 – 2015 đã cho thấy, hạt giống Bời lời vàng cần được gieo tạo ngay sau khi thu hái, trước khi gieo hạt cần được ngâm trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh với thời gian ngâm 18 tiếng. Cây con sinh trưởng tốt trong thành phần hỗn hợp ruột bầu với tỷ lệ xơ dừa khoảng 40% và không cần che sáng ở giai đoạn vườn ươm. Đối với trồng rừng thì liều lượng phân bón lót 150gr Vi sinh Sông Gianh và 250gr NPK, mật độ cây trồng là 830 cây/ha là phù hợp. Sinh trưởng rừng trồng Bời lời vàng ở thời điểm 36 tháng tuổi đạt đường kính bình quân D1.3 = 11,1cm và chiều cao bình quân Hvn = 8,2m, tương đương với lượng tăng trưởng hàng năm là 3,4 cm/năm về đường kính và 2,5 m/năm về chiều cao và năng suất đạt 11 m3/ha/năm. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần vào phát triển trồng rừng cung cấp gỗ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Từ khóa: Bời lời vàng, kỹ thuật gieo ươm, trồng rừng
|
The study of plantation technique for Litsea pierrei Lecomte in Southeastern of Vietnam
The intial result of this research “Research on characteristics silviculture and reforestation techniques Litsea pierrei in the Southeastern and Highlands”, that was taken in Southeastern and Hightland areas in 2010 – 2015 period, the result showed that: seed of Litsea pierrei should be sowed immediately after harvest with pretreatment in warm water (40oC) at 18 hours. The seedlings in nursery were growth well with mixtured bag of 40% soil, 20% organic fertilizer and 40% coconut fiber without solar shading. In Litsea pierrei plantation research, using 150gr Song Giang organic fertilizer and 250gr NPK with density of 830 trees/hecta were suitable for growth. At 36 months old of Litsea pierrei, the average growth of diameter at breast height was 11.1cm and the average growth of height was 8.2 m that mean average increment were 3.4 cm/year for diameter at breast height and 2.5 m/year for height of tree; and increment volumn was 11 m3/ha/year. This research result will be contribution and development of commerce plantation in supplying sawlog, that was suitable in forestry restructure. Keywords: Litsea pierrei Lecomte, sowing, plantation technique
|
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RỪNG PHÒNG HỘ VEN BIỂN TỈNH BẠC LIÊU
Kiều Tuấn Đạt1, Lê Thanh Quang1, Nguyễn Bắc Vương2, Phạm Minh Toại3
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Bạc Liêu
3Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng diện tích rừng phòng hộ ven biển của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2015 là 4.258,3ha, trong đó 3.138,6 đất có rừng và 1.119,6ha đất chưa có rừng và đất bãi bồi quy hoạch cho trồng rừng. Chất lượng rừng bị suy thoái nghiêm trọng do công tác quản lý bảo vệ rừng, công tác giao khoán rừng và đất rừng còn nhiều bất cập, quá trình sạt lở và xâm thực bờ biển diễn ra phức tạp và các giải pháp kỹ thuật tác động để nâng cao chất lượng rừng chưa được áp dụng đồng bộ. Hiện trạng rừng gồm có 1.512,7ha rừng tự nhiên và 1.625,9ha rừng trồng kết hợp nuôi thủy sản với các loài cây chủ yếu là Đước đôi, Mắm biển, Cóc trắng, Phi lao, Dà vôi, Tra bồ đề và Dừa nước. So với năm 2000, diện tích rừng và đất rừng phòng hộ ven tỉnh Bạc Liêu giảm 1.176,7ha, trong đó diện tích đất có rừng giảm 724,86ha do quá trình chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản, do rừng bị suy thoái và sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng. Quá trình xói lở bờ biển từ năm 1995 – 2015 đã làm mất đi 718,1ha, bình quân mỗi năm mất đi khoảng 36ha rừng và đất rừng. Các giải pháp để phát triển bền vững rừng phòng hộ ven biển cần được giải quyết là: (1) tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, kiểm soát chặt chẽ việc nuôi trồng thủy sản trên đối tượng đất giao khoán cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình; (ii) đẩy mạnh khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phát triển trồng rừng trên đất trống, bãi bồi, những nơi đang sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao; (iii) áp dụng các giải pháp lâm sinh về tỉa thưa nuôi dưỡng để chống suy thoái rừng; (iv) triển khai dự án bố trí sắp xếp lại dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển tỉnh Bạc Liêu và đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 – 2020; (v) nghiên cứu phát triển dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, điện gió,… để tạo nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Từ khóa: Quản lý rừng bền vững, rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn
|
Status and solution for sustainable development of the coastal protection forests in Bac Lieu province
The results showed that the total area of coastal protection forest of Bac Lieu is 4,258.3ha; of which 3,138.6ha was forest – covered – land area and 1,119.6ha non – covered land area. The forests degredation was observed as a result of the shortcomings in forest management, forestland allocation and servere shoreline erosion. In addition, technical sollutions that help increase forest quality has not been systematically applied. Forest cover status of Bac Lieu was 1,512.7ha of natural forest and 1,625.9ha aquaculture – combined – plantation with some main species such as: Rhizophora apiculata, Avicennia marina, Excoecaria agallocha, Casuarina, Ceriops tagal, Thespesia populnea and Nypa fruticans. Manggrove forest and forest land of Bac Lieu province experienced a downward trend during the period 2000 – 2015. Particularly, forest – covered – land area reduced about 724,86ha, as a result of land convertion for aquaculture, forest degredation and severe coastline erosion. Especially, from 1995 – 2015, servere coastline erosion caused losing of 718,1ha forest and forest land, average 36ha per year. Sollutions bettering sustainable forest development should be implemented such as: (i) enhancing forest management and forest protection, strickly control aquaculture conducted in allocated forestland area or contract – based allocation of forest land to households and individuals; (ii) Improving forest regeneration, plantation expansion on uncovered land and erosion areas; (iii) Appling cultural practices in terms of thinning to prevent forest from degredation; (iv) Implementing the project called “protection and development coastal forests adapting to climate change for the period 2015 – 2020; (v) Developing forest payment service, eco – tourism, windy based electricity plants, to name a few, in order to financially contribute to forest protection program of the province in a long run. Keywords: Forest sustainable management, coastal protection forests, mangrove forest
|
ỨNG DỤNG GIS ĐỂ DỰ BÁO NHANH SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY TÂN MAI TỈNH LÂM ĐỒNG
Phùng Văn Khen1, Phạm Trịnh Hùng2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2Trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Trong lâm nghiệp công nghệ GIS được biết đến vì tính hiệu quả của nó trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên. Dựa trên khả năng phân tích không gian, thông tin về vị trí kết hợp với các thông tin thuộc tính liên hệ hình thành nên các vùng có đặc điểm địa lý – kinh tế – xã hội khác nhau, điều này giúp cho việc quy hoạch và quản lý tài nguyên có hiệu quả từ những thông tin chính xác và trung thực Bằng phương pháp nội suy và lập bản đồ phân bố mưa làm cơ sở cho việc thiết lập một mô hình đa biến dự báo năng suất của Thông ba lá cho khu vực nghiên cứu thuộc ba huyện Bảo Lâm, Di Linh và Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng. Để có thể thiết lập mô hình đa biến, nghiên cứu cũng đã tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh thái với năng suất rừng trồng Thông ba lá làm cơ sở cho việc xây dựng hệ thống mã hiệu các biến sinh thái trước khi thiết lập mô hình. Kết quả nghiên cứu được mô hình đa biến: Y = 10,0177 – 0,17205*x2x4 – 0,00184111*x3x7 + 0,00796191*x5^3 – 1,64714*1/x1 – 0,000639912*x6. (Trong đó Y là trữ lượng rừng, x1: Loại đất; x2: độ dày tầng đất; x3: thành phần cơ giới; x4: độ dốc địa hình; x5: tuổi cây rừng; x6: độ cao so với mặt nước biển; x7: lượng mưa trung bình năm), được chạy trên phần mềm Vecticalmaper nền MapInfo tạo ra bản đồ năng suất rừng trồng thông ba lá từ tuổi 5 đến tuổi 10 cho toàn khu vực nghiên cứu. Bản đồ này sẽ giúp cho các nhà quản lý, chủ rừng ước tính được trữ lượng rừng trồng theo tuổi ứng với mỗi vị trí biết được trên bản đồ. Đây sẽ là cơ sở để tính toán xuất đầu tư nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh rừng trồng. Từ khóa: GIS, mô hình sinh trưởng, nội suy mưa, Thông ba lá, Pinus kesiya
|
Application GIS for rapid prediction in grwoth of Pinus kesiya Royle ex Gordon plantations in Tan Mai paper mill area, Lam Dong province
Global Information System (GIS) is commomly used in forestry because of its efficiency in natural resource development, protection and management. Based on space analysis, informations of position and location related to informations of establishing regions containing different characteristics in geography, economy and society. These accurate informations can be used to make planning and managing natural resources proficiently. This study can be allowed to determine an interpolated method serving to build the distributed rainfall map for the study area before the establishment of distributed rainfall map as a basic for establishing a multi – variable model predicting the productivity of Pinus kesiya plantations on the study area belong to the Bao Lam, Di Linh and Duc Trong districts, Lam Dong province. To be able to establish the multi – variable model, the study also explored the relationship between each ecological factor and the productivity of Pinus kysia plantation as the basic for building the code system for ecological variables before setting up the model. Multi – variable model was calculated: Y= 10,0177 – 0,17205*x2x4 – 0,00184111*x3x7 + 0,00796191*x5^3 – 1,64714*1/x1 – 0,000639912*x6 where Y = yield; x1 = soil type; x2 = soil depth; x3 = soil texture; x4 = slope; x5 = tree age; x6 = sea level; and x7 = precipitation, run by MapInfo software using Vecticalmaper sofware tool produced map of productivity for Pinus kesiya plantations with ages from age 5 to age 10 years. Forest managers and owners can be used the productivity Map to fast predict productivity of forest plantations when they know the point in the Map. Therefore, this can evaluate benefit from plantations. Keywords: GIS, growth models, interpolation rain, Pinus kesiya
|
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH KINH TẾ CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM ÁP DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
Trần Thanh Cao, Phạm Thế Dũng, Kiều Tuấn Đạt, Vũ Đình Hưởng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) là một trong những cây trồng rừng chủ lực ở vùng Đông Nam Bộ nhằm cung cấp nguồn nguyên liệu sản xuất ván dăm và gỗ xẻ. Bài viết đã sử dụng phương pháp ma trận phân tích chính sách (PAM) và các chỉ số đánh giá hiệu quả tài chính để phân tích và lượng hóa những lợi thế này của rừng trồng Keo lá tràm. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Các chỉ số phân tích hiệu quả tài chính được tính đủ theo chi phí giá xã hội trong trồng rừng Keo lá tràm chu kỳ kinh doanh rừng 8 năm có áp dụng kỹ thuật quản lý lập địa thì lợi nhuận thuần (NPV) 141,943 tr.đ/ha, tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR) là 33% và tỷ suất lợi ích trên chi phí (BCR) 3,19. Kết hợp với phân tích kinh tế theo ma trận chính sách (PAM), tỷ lệ chi phí tài nguyên nội địa (DRC) của rừng trồng Keo lá tràm là 0,3. Phân tích độ nhạy với các kịch bản giá gỗ và năng suất rừng trồng giảm đồng thời đến 40% thì DRC vẫn nhỏ hơn 1. Điều này khẳng định rằng, biện pháp kỹ thuật được áp dụng là giải pháp kỹ thuật quan trọng nâng cao lợi thế cạnh tranh cả về kinh tế và tài chính rừng trồng Keo lá tràm của Vùng Đông Nam Bộ.
Từ khóa: Hiệu quả, Keo lá tràm, lợi thế so sánh
|
Nalyzing economic competitive advantage of Acacia auriculiformis plantations applied advanced techniques in South Eastern region
Acacia auriculiformis plantations are widely planted in the South – Eastern Vietnam for wood chip and saw – log productions. This paper was used the method of the policy analysis matrix (PAM) and evaluation of financial index to analyze competitive advantage of A. auriculiformis plantations. The results showed that analysis index of financial effect with full social costs for A. auriculiformis plantations with rotation of eight years when applying site management led to net present value (NPV) was 141.943 milion VND ha – 1, internal rate of return (IRR) was 33.0% and benefit – cost ratio (BCR) was 3.19. When combining with PAM, domestic recourse cost (DRC) of A. auriculiformis plantations was 0.3. In the case of timber prices and productivity reduced together to 40%, the DRC was less than 1. It was concluded that A. auriculiformis plantations in Southeastern Vietnam achieved high economic efficiency and competitive advantage when applying optimum sylvicultural practice and site management Keywords: Effect, Acacia auriculiformis, competitive advantage
|
NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG KEO LAI TẠI VÙNG ĐẤT NGẬP LỢ CHUA PHÈN TỈNH CÀ MAU
Ngô Văn Ngọc1, Võ Ngươn Thảo2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2 Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ
TÓM TẮT
Kế thừa hiện trường của Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm trồng rừng keo lai (Acacia hybrid) bằng các dòng có năng suất cao đã được công nhận trên vườn cây tạp và bờ bao vùng rừng tràm bán đảo Cà Mau” từ tháng 01/2009 đến tháng 12/2014. Dự án đã trồng thử nghiệm trên 2 dạng đất (đất bờ bao khuôn hộ và đất lên líp mới) với 2 loại mật độ (1.660 cây/ha và 2.000 cây/ha) và 7 dòng keo lai trồng riêng rẽ (TB10; TB11; TB12; BV32; BV33; AH1 và AH7). Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng trồng thử nghiệm các dòng keo lai sau 5 tuổi đều cho năng suất cao, trong đó dòng AH7 có năng suất cao nhất trên cả 2 dạng đất và 2 loại mật độ. Năng suất trên bờ bao khuôn hộ ở 2 loại mật độ (1.660 cây/ha và 2.000 cây/ha) đạt ≈ 41,7 m3/ha/năm và 38,3 m3/ha/năm, trên đất líp mới xây dựng tương ứng với 2 loại mật độ đạt ≈ 41,4 m3/ha/năm và 46,3 m3/ha/năm. Sau 5 năm trồng hiệu quả kinh tế cao nhất là dòng keo lai AH7, trên bờ bao khuôn hộ mật độ trồng 1.600 cây/ha có chỉ số NPV ≈ 34,125 triệu đồng, IRR ≈ 41% và chỉ số BCR ≈ 2,4 lần; trên đất lên líp mới ở mật độ 2.000 cây/ha có chỉ số NPV ≈ 31,422 triệu đồng; IRR ≈ 27% và BCR ≈ 1,7 lần. Phân tích độ nhạy của mô hình rừng trồng dòng AH7 và BV32 khi sản lượng giảm, giá bán giảm 15% thì chỉ số NPV ≈ 9,98 triệu đồng/ha đối với dòng AH7 và 798.000 đồng/ha đối với dòng BV32. Từ khóa: Năng suất, hiệu quả kinh tế keo lai, tỉnh Cà Mau
|
Productivity and economic efficiency planting of Acacia hybrid on acid sulphate soil at Ca Mau province
This study basing on project site “Establishing model of production planting trial Acacia hybrid high – yield with some clones have been recognized on the household’s garden embankment and new making embankment at Ca Mau peninsula”. from January 2009 to December 2014. Project were planting on two soil types (on the household’s garden embankment and new making embankment) and two density (1.660 trees per hectare and 2.000 trees per hectare) and 7 clones acacia hybrid planted separate (TB10, TB11, TB12, BV32, BV33, AH1 and AH7). Results of study showed that planting of clones acacia hybrid after 5 years were have high yield, of which AH7 clone has highest yield on the both soil types and two density. Productivity on the household’s garden embankment of two density (1.660 trees per hectare and 2.000 trees per hectare) was ≈ 41.7 m3/hectare/year and 38.3 m3/hectare/year; on new making embankment was ≈ 41.4 m3/hectare/year and 46.3 m3/hectare/year with two corresponding density. Economic efficiency from plantation of AH7 clone after five year gave a highest profits, on the household’s garden embankment of density 1,660 trees per hectare had NPV ≈ 34,125,000 VNĐ; IRR ≈ 41% and BCR ≈ 2.4 times; on new making embankment of density 2.000 trees per hectare had NPV ≈ 31.422,000 VNĐ; IRR ≈ 27% and BCR ≈ 1.7 times. Analysis of sensitivity model planting for clones AH7 and BV32 indicated that if productivity and price reduced 15%, Net Present Value were 9,980,000 VNĐ/hectare for clone AH7 and 798,000 VNĐ/hectare for clone BV32. Keywords: Productivity, economic efficiency acacia hybrid, Ca Mau province |
Latest news
- Project: "Research on improving the economic efficiency of plantation timber value chains, meeting legal timber requirements and sustainable forest management"
- Project: Commercial-scale yield trial and completion of planting techniques for newly recognized acacia hybrid cultivars (BV586, BV376, BB055, BV584, BV523, BV434, BV350)
- Project: Study on technology of producing hollow veneer-based composite used in construction and interior wooden furniture
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying