TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 – 2016
1 |
Nhân giống in vitro các gia đình ưu việt Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex Benth.) phục vụ trồng rừng |
Phí Hồng Hải |
In vitro propagation for superior families of Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex Benth. providing for clonal family forestry |
4431 |
2 |
Đa dạng thành phần loài và thảm thực vật ở tỉnh |
Đặng Văn Sơn |
Diversity of species composition and vegetation in Bac Lieu province |
4441 |
3 |
Điều tra nghiên cứu khu hệ Lan (Orchidaceae) tại Vườn quốc gia Cát Tiên |
Vũ Kim Công |
Investigation of distribution of the orchidaceae in Cat Tien National Park |
4450 |
4 |
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc lâm phần có phân bố Xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill |
Lại Thanh Hải |
Study on the characteristic of forest with distribution of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill |
4455 |
5 |
Đặc điểm tái sinh tự nhiên một số loài ưu thế rừng lá rộng thường xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ |
Nguyễn Đắc Triển |
Natural regeneration characteristics of some dominant tree species of broardleaf evergreen forests in Xuan Son National Park, Phu Tho province |
4461 |
6 |
Một số đặc điểm cấu trúc theo nhóm gỗ và cấp kính của rừng lá rộng thường xanh ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng |
Đặng Văn Thuyết |
Some structural and timber class features of evergreen broadleaf forest in Bao Lam district, Lam Dong province |
4469 |
7 |
Sinh trưởng một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tại Sóc Sơn, Hà Nội |
Nguyễn Minh Thanh |
Eveluating the growth rates of some natives species under the forest canopy in Soc Son, Ha Noi |
4482 |
8 |
Khả năng cung cấp gỗ lớn của rừng keo lai 13,5 tuổi trồng ở Quảng Trị |
Nguyễn Huy Sơn |
Potential of sawlog production of the 13.5 year-old Acacia hybrid in Quang Tri province |
4490 |
9 |
Giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương – Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra cần giải quyết |
Phạm Tuấn Anh |
Participatory carbon monitoring – the achievements and the issues raised need to be addressed |
4498 |
10 |
Phân chia và phát triển ứng dụng trong phân tích và quản lý lập địa bán ngập tỉnh Bình Phước |
Trần Quốc Hoàn |
Division and application development for analysis and management the submerged site map in Binh Phuoc provinve |
4513 |
11 |
Ứng dụng GIS và ảnh Landsat đa thời gian xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng tại xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng, Vườn quốc gia Xuân Sơn |
Nguyễn Hải Hòa |
Applications of GIS and multi – temporal Landsat imageries to quantify changes in extents of forest land in Xuan Dai and Kim Thuong buffer zones, Xuan Son National Park |
4524 |
12 |
Nghiên cứu xây dựng phần mềm tự động phát hiện sớm cháy rừng từ trạm quan trắc mặt đất |
Trần Quang Bảo |
Designing an application software for early automatic detection of forest fires from ground monitoring station |
4538 |
13 |
Nghiên cứu phòng trừ Sâu đo (Biston suppressaria) ăn lá Keo tai tượng trong phòng thí nghiệm |
Bùi Quang Tiếp |
Study of control on leaf – eating looper caterpillar (Biston suppressaria Guenée) damaging to Acacia mangium in the laboratory |
4547 |
14 |
Vi phạm lâm luật trong quản lý bảo vệ rừng đặc dụng khu vực Tây Bắc |
Nguyễn Bá Ngãi |
Forest law violations in the management of special forest protection area Northwest Vietnam |
4554 |
15 |
Độ bền tự nhiên của gỗ Thị (Diospyros decandra Lour) làm mộc bản tại chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang |
Nguyễn Thị Bích Ngọc Bùi Thị Thủy |
Natural durability of wood of Diospyros decandra Lour used for making woodblocks in Bo Da and Vinh Nghiem pagoda in Bac Giang province |
4564 |
16 |
Một số tính chất chủ yếu của gỗ Thị (Diospyros decandra Lour) dùng làm mộc bản lưu giữ tại chùa Bổ Đà và chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang |
Nguyễn Thị Bích Ngọc Nguyễn Tử Kim |
Some properties of wood of Diospyros decandra Lour used for making woodblocks conserved at Bo Da and Vinh Nghiem pagodas in Bac Giang province |
4572 |
NHÂN GIỐNG in vitro CÁC GIA ĐÌNH ƯU VIỆT KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG
Phí Hồng Hải1, Văn Thu Huyền2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
TÓM TẮTTrồng rừng vô tính theo gia đình (CFF – Clonal Family Forestry) cho Keo lá liềm đã được ứng dụng thành công ở Indonesia, đây là phương pháp nhằm nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu việt, không giữ lại dòng vô tính đồng nhất. Ứng dụng phương pháp này, nghiên cứu về nhân giống cho 5 gia đình ưu việt Keo lá liềm trong vườn giống thế hệ 2 tại Quảng Trị và Bình Thuận bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào đã được tiến hành. Hạt giống được rửa dưới vòi nước chảy trong 3 – 5 phút, sau đó rửa bằng nước xà phòng loãng, tráng với nước cất vô trùng 3 – 5 lần, đun trong nước sôi 1 phút, sau đó ngâm trong HgCl2 ở 2 nồng độ (0,05% trong thời gian 7 phút hoặc 0,1% trong thời gian 5 phút. Cuối cùng là tráng bằng nước cất vô trùng 3 – 5 lần. Hạt đã khử trùng được cấy vào môi trường MS* (MS cải tiến) có bổ sung 4,5 g/L Agar và 30 g/L Đường sucrose. Kết quả cho thấy có tới 23,3% mẫu nảy mầm. Môi trường MS* bổ sung 1,5 mg/L BAP cùng 2 mg/L NAA và 2,0g/L Than hoạt tính cho 8,9 chồi/cụm và tỷ lệ chồi hữu hiệu là 42,8%. Môi trường ra rễ thích hợp là 1/2MS* bổ sung 1,0 mg/L IBA (tỷ lệ ra rễ đạt 83,2%). Đối với Keo lá liềm chỉ nên nhân chồi đến vòng thứ 7, mỗi vòng 25 ngày, sau đó hủy mẫu. Thông thường, sau 7 lần cấy chuyển từ 1 hạt Keo lá liềm có khả năng tạo được khoảng 2.453 cây con (nuôi dưỡng ở giai đoạn 3 tháng tuổi).
Từ khóa: Gia đình ưu trội, già hóa, Keo lá liềm, nhân giống sinh dưỡng, trồng rừng gia đình dòng vô tính |
In vitro propagation for superior families of Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth. providing for Clonal Family
ForestryClonal Family Forestry (CFF) was applied successfully for Acacia crassicarpa in Indonesia, which is a method using vegetative propagation methods to multiply the seedlings from superior individual trees within superior family, without retention of individual clone identities. This study on tissue culture propagation for 5 superior families of Acacia crassicarpa in the second generation seed orchard have been conducted as CFF method. Acacia crassicarpa seeds were washed thoroughly under running tap water for 3 – 5 minutes then cleaned with soap solution. Seeds were washed 3 to 5 times with sterile distilled water and were treated to break dormancy by hot water for 1 minutes. The seeds were then treated with 0.1% HgCl2 for 5 minutes or 0.05% HgCl2 for 7 minutes. Finally, the seeds were washed 3 to 5 times with sterile distilled water and were placed in culture bottle containing hormone free MS* medium prepared with 30 g/L sucrose and 4.5g/L agar. The pH of the medium was adjusted to 5.8 before autoclaving at 121°C for 20 minutes at 1.2 kg/cm2 pressure. The result achieved 23.3% of germination. The medium MS* + 1.5 mg/L BAP + 2.0 mg/L NAA + 2.0 g/L activated charcoal was sucessfully used for inducing the adventitious shoots with maximum 8,9 shoots per clump, which equals to average multiplication rate of 4.3 and adventitious shoot percentage of 42.8%. The best rooting responses were observed in the medium 1/2MS* supplemented with 1.0mg/L IBA and the rooting rate reached to 83.2%. At 7 subcultures (25 days per cycle), the ontogenetic ageing of explants will appear. Using the micropropagation technique, an estimated 2453 plantlets (3 months) could be produced from a single seed after 7 subcultures. Keywords: Superior families, ontogenetic ageing, Acacia crassicarpa, vegetative propagation, clonal family forestry |
ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ THẢM THỰC VẬT Ở TỈNH BẠC LIÊU
Đặng Văn Sơn1, Nguyễn Thị Mai Hương1, Nguyễn Lê Tuyết Dung2
1Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu đã xác định được ở Bạc Liêu có 441 loài, 324 chi, 114 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta) và ngành Hạt kín (Magnoliophyta). Tài nguyên thực vật có ích cũng được thống kê, trong đó có 271 loài có giá trị làm thuốc, 71 loài làm cảnh, 42 loài làm thực phẩm, 22 loài cho gỗ và 7 loài làm gia dụng. Đã xác định được 3 loài thực vật có giá trị bảo tồn theo sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ là Dái ngựa nước (Aglaia spectabilis), Chùm lé (Azima sarmentosa) và Vạn tuế (Cycas revoluta). Dạng thân của thực vật được chia làm 6 nhóm chính là cây thân thảo có 214 loài, cây bụi/bụi trườn có 94 loài, dây leo/dây leo hóa gỗ có 50 loài, gỗ nhỏ có 46 loài, gỗ lớn có 34 loài và bán ký sinh có 3 loài. Đồng thời, ghi nhận được 6 kiểu quần hợp thực vật hiện diện ở tỉnh Bạc Liêu. Từ khóa: Bạc Liêu, đa dạng thực vật, thảm thực vật, thành phần loài thực vật. |
Diversity of species composition and vegetation in Bac Lieu province
The results of the study of species composition and vegetation in Bac Lieu Province recorded 441 species, 324 genera, 114 families that belonging to the three high – rank phyla of vascular plants including Lycopodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta. The plant resources were divided into five groups as follows: (1) medicinal plants with 271 species, (2) ornamental plants with 71 species, 3) vegetables plants with 42 species, 4) wood plants with 22 species, and (5) household plants with 7 species. Besides, 3 species incluse Aglaia spectabilis, Azima sarmentosa and Cycas revoluta were listed for conservation in the Vietnam Red Data Book (2007) and the Decision No 32/2006/NĐ-CP. Life forms of plants were divided into six groups including herbs with 214 species, shrubs with 94 species, lianas with 50 species, small trees with 46 species, big trees with 34 species and hemiparasites with 3 species. Moreover, 6 plant communities were identified in Bac Lieu province. Key words: Bac Lieu, Floral diversity, Species composition, Vegetation. |
ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU KHU HỆ LAN (ORCHIDACEAE)TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN
Vũ Kim Công, Nông Văn Duy, Trần Thái Vinh, H’Yon Niê Bing,
Quách Văn Hợi, Đặng Thị Thắm
Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Trong quá trình điều tra nghiên cứu về các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae Juss.) ở Vườn quốc gia Cát Tiên trên diện tích 39.627ha, đã thu thập mẫu, mô tả và định danh được 36 loài thuộc 21 chi; trong đó có 4 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam: ở cấp EN có 1 loài là Dendrobium bilobulatum Seidenf.; ở cấp VU gồm có 3 loài là Dendrobium farmeri Paxt; Dendrobium draconis Reichb. và Nervilia aragoana Gaudich.Quá trình khảo sát các điều kiện tự nhiên như ánh sáng, ẩm độ, nhiệt độ, độ cao vào tháng 2, 7 và 11 nơi có 36 loài lan phân bố đã cho thấy chúng đều có thể phát triển được ở nhiệt độ từ 23 – 34oC, ánh sáng dưới 1.000 lux, ẩm độ dao động từ 55 – 95%, độ cao 100 – 200m so với mực nước biển. Các loài lan trong Vườn quốc gia Cát Tiên tập trung chủ yếu là ở rừng lá rộng thường xanh, nơi có sự đa dạng về các loài cây, trong khi nhiệt độ và ẩm độ ít thay đổi trong năm. Từ khóa: Họ Lan, Vườn Quốc gia Cát Tiên |
Investigation of distribution of the orchidaceae in Cat Tien National Park
During investigating the distribution of the species of Orchidaceae in Cat Tien National Park in a range of 39.627 hectares, 36 species of 21 genera have been identified, of which 4 species could be found in Plant Red Data Book of Viet Nam such as: Dendrobium bilobulatum Seidenf. at EN category, while Dendrobium farmeri Paxt, Dendrobium draconis Reichb. and Nervilia aragoana Gaudich at VU category.The survey also showed that these orchid species growing in an altitude between 100 and 200 meters above sea level, and they were mostly distributed from 135 to 175 meters. The light intensity, temperature and humidity measured below the canopy of the Orchidaceae were 1.000 lux, 23 – 34oC and 55 – 95%, respectively. Orchid plants usually grow in broad – leaved evergreen forests with high diversity of plant species while temperature and moisture less changed. Keywords: orchidaceae, Cat Tien National Park |
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC LÂM PHẦN CÓ PHÂN BỐ XOAN NHỪ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill
Lại Thanh Hải
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Xoan nhừ là loài cây gỗ lớn sinh trưởng nhanh, có phân bố rộng. Gỗ thuộc nhóm VI, gỗ không cong vênh, lõi dác màu sắc đẹp, dễ gia công dùng làm đồ gia dụng. Xoan nhừ rất thích hợp để bổ sung vào danh mục các loài cây trồng rừng gỗ lớn. Trong cấu trúc rừng tự nhiên có Xoan nhừ phân bố thì loài này không phải là loài chiếm ưu thế sinh thái (IV% dao động 1,2 – 6,0%). Xoan nhừ hầu như không có mặt ở tầng A3 do đặc điểm sinh thái loài là cây ưa sáng khi còn nhỏ. Từ khóa: Xoan nhừ, cấu trúc, tổ thành, tầng thứ, lâm phần |
Study on the characteristic of forest with distribution of Choerospondias axillaris
Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt et Hill is known as large fast – grow tree species, with wide distribution. This species belongs to group VI, its wood does not warp, core and sapwood sense of beautiful colors, easy to produce household wooden products. Choerospondias axillaris is very appropriate to add to the list of big timber plantation species. In the natural forest structure having Choerospondias axillaris, this is not the dominant species ecology (IV% fluctuations from 1.2 to 6%). This is almost no presence on the A3 layer due to its light demand junior stage. Keywords: Choerospondias axilliaries, forest structure, forest layers, species composition, stand |
ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH TỰ NHIÊN MỘT SỐ LOÀI ƯU THẾ RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Đắc Triển1, Trần Văn Con2, Ngô Thế Long1, Ngô Ngọc Tuyên1
1Trường Đại học Hùng Vương,
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Thảm thực vật rừng lá rộng thường xanh tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn rất phong phú, có từ 56 đến 104 loài. Vàng anh (Saraca dives); Gội trắng (Aphanamixis polystachya); Sâng (Amesiodendron chinense); Lộc vừng (Barringtonia macrocarpa) là các loài ưu thế của tầng cây cao. Mật độ cây tái sinh ở trong tán cây mẹ của 4 loài ưu thế đều cao hơn so với ở ngoài tán, Gội trắng 635.833 cây/ha gấp 72,0 lần, Lộc vừng 20.246 cây/ha gấp 8,0 lần, Sâng 13.100 cây/ha gấp 3,6 lần, Vàng anh 10.000 cây/ha gấp 2,8 lần. Hầu hết cây tái sinh có chiều cao dưới 2,0m trên 99,6% ở trong tán và từ 82,0% đến 96,2% ở ngoài tán. Tỷ lệ cây tái sinh có phẩm chất tốt ở trong tán từ 87,4% đến 99,7% và từ 83,0% đến 94,8% ở ngoài tán. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt trên 96,7% ở trong tán và từ 87,7% đến 96,2% ở ngoài tán. Tỷ lệ cây tái sinh triển vọng (h ≥ 2,0m) ở ngoài tán cây mẹ từ 3,8% đến 18,0% và trong tán từ 0,1% đến 0,4%. Điều đó cho thấy cơ hội tham gia tầng cây cao của cây tái sinh phát tán xa cây mẹ cao hơn ở trong tán cây mẹ và đó là cơ chế quan trọng để duy trì sự tồn tại của loài trong rừng nhiệt đới. Từ khoá: Tái sinh tự nhiên, loài ưu thế, VQG Xuân Sơn
|
Natural regeneration characteristics of some dominant tree species of broardleaf evergreen forests in Xuan Son National Park, Phu Tho province
In Xuan Son National Park, the broardleaf evergreen forests have diverse and various tree species compositions, ranging from 56 to 104 tree species. Our study showed that the four species include Saraca dives, Aphanamixis polystachya, Amesiodendron chinense and Barringtonia macrocarpa were the most dominant tree species of the canopy layer. Their regeneration densities were higher under than beyond the shadow of the mother tree’s canopy, in which the density of A. polystachya was 635,833 individuals/ha that was 72 times higher, and 20.246 individuals/ha with 8 times, 13,100 individuals/ha with 3.6 times and 10,000 individuals/ha with 2.8 times higher for B. macrocarpa, A. chinense and S. dives, respectively. Most of regenerating trees were under 2 meters in height, which accounted for above 99.6% of the total of the regeneration individuals under and from 82.0% to 96.2% beyond the shadow of the mother tree’s canopy. The rates of good quality regenerating trees reached from 87.4% to 99.7% for under and from 83.0% to 94.8% for beyond the mother tree’s canopy. Regeneration individuals derived mainly from seeds with above 96.7% and from 87.7% to 96.2% for under and beyond, respectively. The advanced regenerating trees (h ≥ 2m) accounted for from 3.8% to 18.0% beyond and only from 0.1% to 0.4% under the the shadow of the mother tree’s canopy. The study results suggested that the ratio of regeneration individuals growing up to the canopy layer was higher beyond than under the shadow of the mother tree’s canopy, which supports an important mechanism for the maintenance of tree species diversity in tropical forests. Keywords: Dominnant tree species, natural regeneration, Xuan Son National Park |
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC THEO NHÓM GỖ VÀ CẤP KÍNHCỦA RỪNG LÁ RỘNG THƯỜNG XANH Ở HUYỆN BẢO LÂM, TỈNH LÂM ĐỒNG
Đặng Văn Thuyết
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Nghiên cứu lớp cây gỗ có đường kính 8 cm trở lên của kiểu rừng lá rộng thường xanh ở huyện Bảo Lâm tỉnh Lâm Đồng thu được kết quả về một số đặc điểm cấu trúc theo nhóm gỗ và cấp kính như sau: Trạng thái rừng giàu có mật độ cây đứng 1024 cây/ha, trong đó cấp kính 8cm ≤ D1,3 < 15cm chiếm 61,4%; số cây tái sinh là 5882 cây/ha, tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 35,0%; tổng số cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 29,2%; tổng tiết diện ngang cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 36,3%; tổng thể tích dưới cành tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 37,9%; tổng trữ lượng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 38,2%; số cây đứng ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 38,6%; thể tích dưới cành ở các cấp kính trên 30 cm tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 41,9%. Trạng thái rừng trung bình có mật độ cây đứng 733 cây/ha, trong đó cấp kính 8cm ≤ D1,3 < 15cm chiếm 47,8%; số cây tái sinh của trạng thái rừng trung bình là 5600 cây/ha, tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 58,9%; tổng số cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 43,3%; tổng tiết diện ngang cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 32,9% và nhóm gỗ 6 chiếm 32,9%; tổng thể tích dưới cành tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 34,2%; tổng trữ lượng tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 35,5%; số cây đứng ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 43,2%; thể tích dưới cành ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 5 chiếm 46,6%. Trạng thái rừng nghèo có mật độ cây đứng 805 cây/ha, trong đó cấp kính 8cm ≤ D1,3 < 15cm chiếm 62,1%; số cây tái sinh là 5600 cây/ha tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 50%; tổng số cây đứng chủ yếu ở nhóm gỗ 6 chiếm 66,1%; tổng tiết diện ngang cây đứng tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 58,0%; tổng thể tích dưới cành tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 55,7%; tổng trữ lượng tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 56,0%; số cây đứng ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 66,7%; thể tích dưới cành ở các cấp kính trên 30cm tập trung ở nhóm gỗ 6 chiếm 82,7%. Từ khóa: Cấu trúc, nhóm gỗ, cấp kính, rừng lá rộng thường xanh, huyện Bảo Lâm
|
Some structural and timber class features of evergreen broadleaf forest in Bao Lam district, Lam Dong province
Research on layer 8 cm upwards diameter trees of evergreen broadleaf forest in Bao Lam district, Lam Dong province has a number of structural and timber class features as: In rich forest stand there are 1024 trees/ha, which 8 cm ≤ D 1.3 < 15 cm class accounted for 61.4%; regeneration of the 5882 trees/ha, mainly accounts for 35.0% of timber class 6; total trees accounted for 29.2% of timber class 5; total basal area accounted for 36.3% of timber class 5; overall volume under the branches concentrated in the timber class 5 with 37.9%; total volumes are concentrated in the accounts for 38.2% of timber class 5; tree number on 30 cm diameter classes at the focus accounted for 38.6% of timber class 5; volume under the branches on 30 cm diameter classes at the focus accounted for 41.9% of timber class 5. In average forest stand there are 733 trees/ha, which 8 cm ≤ D1.3 < 15 cm class accounted for 47.8%; regeneration of the 5600 trees/ha, mainly accounts for 58.9% of timber class 6; total trees accounted for 43.3% of timber class 6; total basal area accounted for 32.9% of timber class 5, 32.9% of timber class 6; overall volume under the branches concentrated in the timber class 5 with 34.2%; total volumes are concentrated in the accounts for 35.5% of timber class 5; tree number on 30 cm diameter classes at the focus accounted for 43.2% of timber class 5; volume under the branches on 30 cm diameter classes at the focus accounted for 46.6% of timber class 5. In poor forest stand there are 805 trees/ha, which 8 cm ≤ D 1.3 < 15 cm class accounted for 62.1%; regeneration of the 5600 trees/ha, mainly accounts for 50.0% of timber class 6; total trees accounted for 66.1% of timber class 6; total basal area accounted for 58.0% of timber class 6; overall volume under the branches concentrated in the timber class 6 with 55,7%; total volumes are concentrated in the accounts for 56.0% of timber class 6; tree number on 30 cm diameter classes at the focus accounted for 66.7% of timber class 6; volume under the branches on 30 cm diameter classes at the focus accounted for 82.7% of timber class 6. Keywords: Structural, timber class, evergreen broadleaf forest, Bao Lam district. |
SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRỒNG DƯỚI TÁN RỪNG TẠI SÓC SƠN, HÀ NỘI
Nguyễn Minh Thanh1, Tạ Duy Long2
Trường Đại học Lâm nghiệp
Trung tâm PTLN Hà Nội
TÓM TẮT
Kết quả đánh giá sinh trưởng của 3 loài cây bản địa Sao đen (Hopea odorata Roxb.), Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv) và Re gừng (Cinamomum obtusifolium (Roxb.) trồng năm 2011 trong các mô hình trồng rừng gồm trồng dưới tán rừng Thông nhựa 26 tuổi, trồng dưới tán rừng trồng Keo tai tượng và rừng Keo tai tượng xen Thông nhựa 20 tuổi và trồng trên trảng cỏ cây bụi tại Sóc Sơn Hà Nội cho thấy sau 5 năm cả 3 loài cây đều cho sinh trưởng phát triển bình thường. Trong 3 loài cây trồng tại Sóc Sơn thì Sao đen là loài cho sinh trưởng tốt nhất với Từ khóa: Cây bản địa, dưới tán rừng, sinh trưởng, Sóc Sơn
|
Evaluating the growth rates of some natives species under the forest canopy in Soc Son, Ha Noi
The research aims at evaluating the growth rates of three native species: Hopea odorata Roxb, Erythrophleum fordii Oliv and Cinamomum obtusifolium Roxb. They were planted in 2011 under forest canopy of 26 year old plantation Pinus merkusii; 20 year old plantation Acacia mangium Willd. forest and mix plantation forest includes acacia and pine; and also planted in scrubby grassland in Soc Son, Ha Noi. The result shows that, after 5 years of plantation, all three species have normal growth rate, in which Hopeaodorata has the highest figure: = 5.14cm, = 2.68m, = 1.89m and survival rate is 67 – 75%; Erythrophleum fordii has = 4.28cm, = 2.19m, = 1.5m with 67 – 75% of survival rate; Cinamomum obtusifolium has the lowest figure: = 3.79cm, = 1.76m, = 1.39m and 58 – 67% of survival rate. In general, after 5 years of plantation, all three species have good growth rate when they are planted on vegetation layer (scrubby grassland) but under the Pinus merkusii forest canopy, the growth rate is poorer. Based on this results, these species have prospects for afforestation in general and for protective forests in particular. Keywords: Native species, under forest canopy, growth, Soc Son |
KHẢ NĂNG CUNG CẤP GỖ LỚN CỦA RỪNG KEO LAI 13,5 TUỔI TRỒNG Ở QUẢNG TRỊ
Nguyễn Huy Sơn, Phạm Xuân Đỉnh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮTKeo lai (Acacia hybrids) là loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam trong những năm qua, chủ yếu cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến bột giấy và dăm mảnh xuất khẩu. Do nhu cầu sử dụng gỗ lớn ngày càng tăng nên việc trồng rừng keo lai kinh doanh gỗ lớn là cần thiết. Để góp phần làm cơ sở khoa học phát triển rừng trồng keo lai cung cấp gỗ lớn xin giới thiệu mô hình keo lai 13,5 năm tuổi trồng ở Cam Lộ, Quảng Trị. Mật độ trồng ban đầu là 1.330, 1.660 và 2.500 cây/ha, sau 2 năm trồng tỷ lệ sống đạt trên 91%, sau 9,5 năm tỷ lệ sống giảm mạnh chỉ còn từ 49 – 56%, sau 13,5 năm tỷ lệ sống chỉ còn từ 31 – 47%. Sau 2 năm, sinh trưởng đường kính (D1,3) đạt từ 6,19 – 7,17cm, nhanh nhất ở mật độ 1.330 cây/ha, chậm nhất ở mật độ 2.500 cây/ha; ∆d = 3,1 – 3,6 cm/năm, ∆h = 3,5 – 3,6 m/năm. Sau 9,5 năm, sinh trưởng đường kính đạt từ 15,13 – 17,49 m và chiều cao đạt từ 17,52 – 18,64 m; ∆d = 1,59 – 1,84 cm/năm, ∆h = 1,84 – 1,96 m/năm. Sau 13,5 năm, sinh trưởng đường kính đạt 17,93 – 18,91cm, chiều cao đạt từ 21,06 – 21,98m; ∆d = 1,33 – 1,40 cm/năm, ∆h = 1,56 – 1,63 m/năm. Trữ lượng gỗ cây đứng (M) của rừng trồng sau 9,5 năm đạt từ 160,30 – 214,80 m3/ha, ∆M = 16,87 – 22,61 m3/ha/năm. Sau 13,5 năm tuổi trữ lượng gỗ (M) đạt từ 168,10 – 219,54 m3/ha, ∆M = 12,45 – 16,26 m3/ha/năm. Số cây đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (D1,3 > 18cm) sau 9,5 năm tuổi đạt tỷ lệ từ 16,98 – 37,93%, chưa có cây có D1,3 > 25cm. Sau 13,5 năm trồng, số cây đạt tiêu chuẩn gỗ lớn (D1,3 > 18cm) đạt tỷ lệ từ 48 – 58%, trong đã có từ 2 – 7% số cây có D1,3 > 25cm.
Từ khóa: Gỗ lớn, keo lai 13,5 năm tuổi, Quảng Trị
|
Potential of sawlog production of the 13.5 year-old Acacia hybrid in Quang Tri province
Acacia hybrid is a major planting species for small timber production in Vietnam in recent years. Due to the increasing demand of sawlog in wood industry, Acacia hybrid was considered as a potential species for production of sawlog. This study assessed the potential of sawlog production of the 13.5 year-old Acacia hybrid plantation in Cam Lo district, Quang Tri province to provide information for planting Acacia hybrid for sawlog. There are three treatments in planting density were set up, 1330, 1660 and 2500 trees/ha. The overall survival rate decreased from 91% at 2 year-old to 49 – 56% at 9.5 year-old and 31 – 47% at 13.5 year-old. At 2 year-old, diameter at breast height (DBH) was 6.19cm at the planting density of 2500 trees/ha and 7.17cm at 1330 trees/ha; annual DBH and height increment were 3.1 – 3.6cm/year and 3.5 – 3.6 m/year, respectively. At 9.5 year-old, DBH and height were 15.13 – 17.49cm and 17.52 – 18.64m, respectively; annual DBH and height increment were 1.59 – 1.84 cm/year and 1.84 – 1.96 m/year, respectively. At 13.5 year-old, DBH and height were 17.93 – 18.91cm and 21.06 – 21.98m, respectively; annual DBH and height increment were 1.33 – 1.40 cm/year and Keywords: Sawlog, acacia hybrids 13.5 year old, Quang Tri province |
GIÁM SÁT CARBON RỪNG CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG – KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT
Phạm Tuấn Anh1, Bảo Huy2
1 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Nông
2 Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮTGiám sát carbon rừng có sự tham gia (PCM) là một nội dung quan trọng trong chương trình “Giảm thiểu khí phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng” (REDD+). Bài báo này trên cơ sở tổng hợp và phân tích tài liệu đã chỉ ra những thành tựu, kết quả cũng như những vấn đề về PCM cần giải quyết. Những thành tựu, kết quả của PCM trong và ngoài nước: Đã xác định được vị trí, vai trò của PCM trong hệ thống giám sát rừng quốc gia và hệ thống Đo lường – Báo cáo – Thẩm định (MRV) để báo cáo khí phát thải trong REDD+; phương pháp giám sát carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng địa phương đã được xây dựng, phát triển; đã sử dụng kết quả quản lý rừng cộng đồng (CFM) để phát triển PCM; dữ liệu do cộng đồng đo tính dùng để ước tính carbon đạt độ tin cậy (sai lệch 1 – 7%) với chi phí chỉ bằng 4 – 34% so với cơ quan chuyên nghiệp. Những vấn đề cần quan tâm giải quyết ở Việt Nam: Cộng đồng cần được xác lập một vai trò rõ ràng trong REDD+ vì họ đang quản lý 1/2 diện tích rừng, trong đó cần thu hút cộng đồng trong thu thập dữ liệu và giám sát rừng; kỹ thuật CFM cần được ứng dụng để phát triển PCM; đánh giá độ tin cậy và chi phí để lựa chọn các hoạt động phù hợp cho PCM; xây dựng chính sách ưu đãi tạm thời cho cộng đồng tham gia cho tới khi có thể chi trả dựa vào kết quả. Cộng đồng tham gia trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng, carbon rừng là một yêu cầu trong UNFCCC (2011); vì vậy cần đưa ra được các hướng dẫn cho việc thực thi PCM ở Việt Nam.
Từ khóa: Carbon rừng, có sự tham gia, cộng đồng địa phương, giám sát rừng
|
Participatory carbon monitoring – the achievements and the issues raised need to be addressed
Participatory Carbon Monitoring (PCM) is an important part of the program “Reducing emissions from deforestation and forest degradation” (REDD+). Based on analysis of 69 documents (9 in Vietnamese and 60 in English) this article pointed out the achievements and results as well as the issues of PCM that need to be addressed. The achievements and results in the country and around the world: the position and the role of PCM were identified in the system of national forest monitoring and Measurement – Report – Verification (MRV) to report emissions in REDD + program; methods for participatory carbon monitoring were developed; used results of community forest management (CFM) to develop PCM; dataset measured by community was used to estimate forest carbon that had the reliability (1 – 7% deviation) at a cost of only 4 – 34% compared with professional bodies. The issues need to be addressed in Vietnam: Communities are managing one quarter of the forest area, so REDD+ program would establish a strategy to attract the community in data collection and forest monitoring; CFM techniques should be used to develop the methods and tools for PCM; validation of the reliability and the operating costs to select suitable activities for PCM; construction of temporary incentives policy for communities until REDD+ program can pay based on the results. Community participation in the management and monitoring of forest resources, forest carbon is a critical requirement of the UNFCCC (2011), so there is a strong need to come up with guidelines for implementing PCM in Vietnam. Keywords: Community, forest monitoring, forest carbon, participatory. |
PHÂN CHIA VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ LẬP ĐỊA BÁN NGẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC
Trần Quốc Hoàn
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Bình Phước
TÓM TẮTTừ những hệ thống cơ sở dữ liệu lập địa hiện có là: (1) Lưới cơ sở dữ liệu lập địa với độ phân giải 100m; (2) Lưới độ cao, độ dốc với độ phân giải 30m; (3) Số liệu điều tiết mực nước ở các lòng hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Sork Phú Miêng, Dầu Tiếng, nghiên cứu đã: (1) Xây dựng được hệ thống những lưới cơ sở dữ liệu lập bán ngập trên địa bàn tỉnh Bình Phước; (2) Phát triển được Ứng dụng phân tích và quản lý lập địa bán ngập tỉnh Bình Phước bằng ngôn ngữ Microsoft Visual C# Professional 2010 và MapBasic 10.5. Ứng dụng này có các chức năng: (1) Truy xuất bản đồ lòng hồ, đường đồng mức, lưới cơ sở dữ liệu lập địa bán ngập; (2) Tự động hóa xây dựng bản đồ lập địa bán ngập theo giá trị độ chênh cao; (3) Phân tích và thống kê lập địa bán ngập trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Kết quả chạy thực nghiệm cho thấy Ứng dụng có tốc độ xử lý nhanh, đặt độ chính xác cao. Ứng dụng được cài đặt độc lập trên các máy tính cá nhân, dễ sử dụng.
Từ khóa. Bình Phước, cơ sở dữ liệu, lập địa bán ngập, truy xuất, phân tích, ứng dụng
|
Division and application development for analysis and management the submerged site map in Binh Phuoc provinve
From the existing database systems of sites, including: (1) Site database grid with a 100m spatial resolution; (2) Elevation and slope grid with a 30m spatial resolution; (3) Regulation data of the water level in the Thac Mo, Don, Sork Phu Mieng, Dau Tieng lakes, this study has constructed a system of submerged site database grids and developed the Application for analysis and management the submerged site maps in Binh Phuoc province under the language of Microsoft Visual C # 2010 Professional and MapBasic 10.5. This application has the functions: (1) Retrieving to the lake maps, contour values, submerged site database grids; (2) Automating the creation of submerged site maps under various height values; (3) In addition, this application allows to analyze and statistic the submerged sites in Binh Phuoc province. As experimental results show that the Application has high speed processing and high precision. Applications are installed independently on personal computers and easy to use. Keywords: Binh Phuoc, database, submerged site, retrieving, analysis, application |
ỨNG DỤNG GIS VÀ ẢNH LANDSAT ĐA THỜI GIAN XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG TẠI XÃ VÙNG ĐỆM XUÂN ĐÀI VÀ KIM THƯỢNG, VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
Nguyễn Hải Hòa1, Nguyễn Thị Thu Hiền2, Lương Thị Thu Trang1
1Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TÓM TẮT
Công nghệ ảnh viễn thám và GIS có vai trò quan trọng trong giám sát và đánh giá tài nguyên môi trường, đặc biệt trong xác định biến động đất lâm nghiệp. Nghiên cứu đã xây dựng cơ sở dữ liệu về diện tích đất lâm nghiệp và bản đồ hiện trạng rừng các năm 2001, 2008 và 2015; bản đồ biến động tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn từ năm 2001 – 2008 và 2008 – 2015 tại hai xã vùng đệm Xuân Đài và Kim Thượng thuộc VQG Xuân Sơn qua việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat đa thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy phân loại ảnh bằng chỉ số thực vật NDVI kết hợp với phương pháp phân loại không kiểm định và điều tra thực địa cho độ tin cậy khá cao, có thể sử dụng tổ hợp phương pháp này để xây dựng bản đồ đất lâm nghiệp trong điều kiện thiếu dữ liệu kiểm chứng các năm ảnh quá khứ. Kết quả nghiên cứu biến động cho thấy diện tích đất lâm nghiệp có rừng tăng mạnh sau khi VQG Xuân Sơn thành lập, tăng 6801,5ha trong giai đoạn 2001 – 2015, diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng giảm mạnh 3067,6ha, diện tích đất bởi các đối tượng khác cũng giảm 3733,9ha. Điều này cho thấy hoạt động quản lý đất lâm nghiệp tại vùng đệm có hiệu quả. Nguyên nhân gia tăng diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong giai đoạn 2001 – 2015 là do việc áp dụng hiệu quả chính sách lâm nghiệp và công tác quản lý và bảo vệ rừng vùng đệm VQG Xuân Sơn. Từ khóa: Ảnh Landsat, biến động, chỉ số thực vật NDVI, đất lâm nghiệp, vùng đệm, VQG Xuân Sơn
|
Applications of GIS and multi – temporal Landsat imageries to quantify changes in extents of forest land in Xuan Dai and Kim Thuong buffer zones, Xuan Son National Park
Remote sensing technology and GIS play an important role in monitoring and evaluating natural and environmental resources, particularly identifying changes in forest land. Using multi – temporal Landsat imageries in two buffer communes Xuan Dai and Kim Thuong in Xuan Son National Park has successfully built a database on forest land and status of forest maps of 2001, 2008 and 2015, spatially identified changes in forest resources and forest land during the periods of 2001 to 2008 and 2008 – 2015. As results show that the classification method using vegetation index as NDVI combined with unsupervised classification method and fieldwork have provided high reliability to construct changes in forest land in case of being in the absence of data to verify the historical images. Findings of quantifying changes in forest land through using multi – temporal Landsat images shows an area of forested land have risen sharply after the Xuan Son National Park established, an increase by 6801.5ha between 2001 and 2015, land without forest decreased by 3067.6ha, land by covered by other objects decreased by 3733.9ha. These findings show that active management of forest land have applied effectively in the buffer zone. Drivers of increase in forest land area during the period 2001 – 2015 identified has been due to the effective application of forest policy, forest management and protection in the buffer zone, Xuan Son National Park. Keywords: Landsat Imagery, change, NDVI, forest land, buffer zone, Xuan Son National Park |
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG PHẦN MỀM TỰ ĐỘNG PHÁT HIỆN SỚM CHÁY RỪNG TỪ TRẠM QUAN TRẮC MẶT ĐẤT
Trần Quang Bảo, Nguyễn Trọng Cương, Lê Ngọc Hoàn, Mai Hà An
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả phát triển phần mềm phát hiện cháy rừng từ trạm quan trắc mặt đất của Trường Đại học Lâm nghiệp. Phần mềm sử dụng thuật toán phát hiện khói và lửa trong phân tích ảnh các đám cháy, nhằm trích xuất ra các thông tin về đám cháy. Phần mềm có chức năng phân tích tư liệu ảnh đa thời gian, được chụp từ camera IP, nhằm phát hiện và truyền tin cháy rừng. Phần mềm được cài đặt và vận hành tự động trên máy tính, khi có các đám cháy xuất hiện, phần mềm sẽ tự động phân tích ảnh chụp các đám cháy, phát hiện và thông tin đám cháy tới chủ rừng, bao gồm tọa độ và ảnh đám cháy thông qua tin nhắn (SMS) và thư điện tử (Email, OTT). Phần mềm sử dụng kết hợp các thuật toán phát hiện đám cháy đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Phần mềm được phát triển trên nền ngôn ngữ C# và một số chương trình hỗ trợ khác như: Visual Studio 10, Canon EDSDK Tutorial. Từ khóa: Camera IP, cháy rừng, phát hiện cháy rừng, phần mềm
|
Designing an application software for early automatic detection of forest fires from ground monitoring station
This paper presents the results of software development to detect forest fire from ground monitoring stations. The software uses algorithms to detect smoke and fire by image processing in order to extract forest fire information. The software analyzes multi – time pictures taken from IP cameras to detect and communicate forest fire information. The software is installed and operating automatically on the computer. When fires occur, the software will automatically analyze images of the fire to detect fire information and transfer to forest owners, including coordinate system and photo of the fires via text messages (SMS) or email (Email, OTT). The software is used fire detection algorithms widely used in the world. The software was developed by C # language and some other support programs, such as Visual Studio 10, Canon EDSDK Tutorial. Software has been operated many times and works effectively in practice. Keywords: Forest fire, forest fire detection, software, IP camera |
NGHIÊN CỨU PHÒNG TRỪ SÂU ĐO (Biston suppressaria) ĂN LÁ KEO TAI TƯỢNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Bùi Quang Tiếp, Nguyễn Minh Chí, Nguyễn Mạnh Hà, Lê Văn Bình
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Sâu đo (Biston suppressaria) là loài côn trùng ăn lá và gây hại chính đối với nhiều loài cây như Keo tai tượng, Trẩu, Ban trắng, Chè, Đậu triều, Cọ khẹt, Chàng ràng, Săng lẻ… Trong sản xuất lâm nghiệp tại Việt Nam đã ghi nhận Sâu đo phát dịch, gây hại rừng Lim xanh. Những năm gần đây, diện tích rừng trồng Keo tai tượng ở Việt Nam tăng nhanh và đã xuất hiện Sâu đo ăn lá gây hại trên diện tích rộng. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ Sâu đo ăn lá Keo tai tượng đã được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm với 6 công thức gồm: CT1 (Serpha 25EC, 5%); CT2 (Sec Saigon 10EC, 5%); CT3 (Nurelle 25/2,5EC, 5%); CT4 (Bacillus thuringiensis (115CFU/ml)); CT5 (Bauveria bassiana (115CFU/ml)) và CT6 (Đối chứng, phun bằng nước cất). Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các công thức sử dụng thuốc hóa học, 100% sâu non đã bị chết sau 1 ngày phun thuốc. Tỷ lệ sâu bị chết ở công thức phun vi khuẩn B. thuringiensis đạt 86,7% sau 6 ngày và ở công thức phun nấm B. bassiana đạt 88,9% sau 8 ngày, trong khi đó, ở công thức đối chứng, sâu non vẫn phát triển và vào nhộng bình thường. Tỷ lệ nhộng vũ hóa chỉ đạt 8,9% ở CT4 và 5,6% ở CT5, trong khi đó ở công thức đối chứng, tỷ lệ vũ hóa đạt 91,1%. Biện pháp phòng trừ sinh học bằng vi khuẩn B. thuringiensis và nấm B. bassiana tuy không cho kết quả nhanh như dùng thuốc hóa học nhưng có thể hạn chế số lượng sâu hại rõ rệt, qua đó góp phần duy trì cân bằng sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường. Từ khóa: Biston suppressaria, Bacillus thuringiensis, Bauveria bassiana, Keo tai tượng, phòng trừ
|
Study of control on leaf – eating looper caterpillar (Biston suppressaria Guenée) damaging to Acacia mangium in the laboratory
The looper caterpillar (Biston suppressaria) is main insect that damages on the leaves of many species such as Acacia mangium, Aleurites montana, Bauhinia variegata, Camellia sinensis, Cajanus indicus, Dalbergia assamica, Dodonaea viscosa and Lagerstroemia indica. Forestry production in Vietnam has recored the outbreaks of the looper caterpillar, damaging Erythrophleum fordii plantation. In recent years, the area of Acacia mangium in Vietnam has rapidly increased and has observed with leaf – eating looper caterpillar on a large area. The suppressing approach study to the looper caterpillar were conducted in the laboratory with 6 experiments with repeating 3 times, including experiment 1 (Serpha 25EC, 5%); experiment 2 (Saigon Sec 10EC, 5%); experiment 3 (Nurelle 25/2,5EC, 5%); experiment 4 (Bacillus thuringiensis (115CFU/ml)); experiment 5 (Bauveria bassiana (115CFU/ml)) and experiment 6 (control, only spray with water). The study showed that efficiency in the experiment sprayed with chemical substances, 100% larva was died after 1 day. With B. thuringiensis bacteria reaching 86.7% after 6 days. While 88.9% of larva was died after 8 days being sprayed with B. bassiana. On the other side, larva still grew normally and turned into pupae stage in the experiment 6. After experiment, percentage of emerging moths only made up 8.9% and 5.6% respectively. This figure in experiment 5 reached 91.1%. Although biological control is less effective than chemical control, this approach should be used to reduce population of the looper caterpillar and keep sustainable eco – environment. Key words: Acacia mangium, Bacillus thuringiensis, Bauveria bassiana, Biston suppressaria, control |
VI PHẠM LÂM LUẬT TRONG QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG ĐẶC DỤNG KHU VỰC TÂY BẮC VIỆT NAM
Nguyễn Bá Ngãi1, Đỗ Anh Tuân2, Vũ Thị Bích Thuận2
1Tổng Cục Lâm nghiệp. Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội,
2Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT I
TÓM TẮT
Trong những năm gần đây rừng tự nhiên khu vực Tây Bắc đang đứng trước nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản một cách quá mức, thiếu sự kiểm soát của các cơ quan chức năng đã dẫn đến những diện tích rừng tự nhiên ở các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn (KBT) bị mất hoặc bị suy giảm về chất lượng. VQG Hoàng Liên, Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Mường Nhé, KBTTN Xuân Nha cũng không nằm ngoài những quy luật trên. Đây là 3 KBT có diện tích rừng tự nhiên lớn trong khu vực, mang những đặc trưng về sinh thái rừng, có giá trị đa dạng sinh học cao nhưng lại được đánh giá bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng rừng. Trong thời gian 4 năm từ 2011 đến 2014, tại 3 điểm nghiên cứu có tất cả 323 vụ vi phạm lâm luật, trong đó 34,05% số vụ là mua bán, vận chuyển lâm sản và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trái phép, 31,27% số vụ phá rừng trái phép. Ngoài ra, các vụ vi phạm còn tập trung vào các nguyên nhân như săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, khai thác lâm sản trái phép và các vi phạm về phòng cháy chữa cháy rừng. Từ khoá: Quản lý bảo vệ rừng, rừng đặc dụng, vi phạm lâm luật, vùng Tây Bắc
|
Forest law violations in the management of special forest protection area Northwest Vietnam
In recent years, the natural forests in the Northwest region are at risk from critical degredation due to slash and burn cultivation, over – exploitation, and lack of management. Hoang Lien National Park, Muong Nhe and Xuan Nha Nature Reserve are protected areas in the Northwest with the high values of biodiversity and ecosystems, they are also facing reduce quantity and quality. During the four years from 2011 to 2014, there are 323 violations of forest law in there, Therein 34.05% of the buying and selling services woods and non – timber forest products shipped illegally, 31.27% of illegal deforestation. Besides the violations focused primarily deforestation for cultivation, hunting and wildlife trade, illegal forest exploitation and the control of forest fire. Keywords: Forest protection and management, special – use forests, forest violations, Northwest |
ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN CỦA GỖ THỊ (Diospyros decandra Lour) LÀM MỘC BẢN TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM, TỈNH BẮC GIANG
Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Bùi Thị Thủy, Hoàng Thị Tám2
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Mộc bản là di sản vô giá của dân tộc. Ngoài giá trị về Phật giáo, mộc bản còn phản ánh trình độ khắc điêu luyện, trình độ mỹ thuật, văn hóa của người Việt xưa. Hiện nay, tại Bắc Giang có 2 kho mộc bản đang được lưu giữ, bảo quản tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà. Những tư liệu lịch sử được ghi lại và những kết quả nghiên cứu đã xác định chất liệu gỗ làm Mộc bản của chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà là gỗ Thị (Diospyros decandra Lour). Với đặc điểm mềm khi mới chặt hạ nhưng đanh cứng khi khô, thớ gỗ mịn, sáng màu, không có lõi dác phân biệt… thuận lợi cho quá trình chạm khắc chế tác Mộc bản, đồng thời đảm bảo cho các nét chữ trên Mộc bản và cả tấm Mộc bản được bền lâu theo thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Thị có độ bền tự nhiên trung bình với nấm mục Pleurotus ostreatus Kumm. Gỗ Thị có độ bền tự nhiên trung bình với mối Coptotermes gestroi Wasmann. Gỗ Thị có độ bền tự nhiên kém với nấm mốc Aspergillus niger Van Tieghem. Để bảo tồn, phát huy giá trị di sản mộc bản, cần phải có các giải pháp kiểm soát sinh vật hại gỗ đồng thời điều tiết tiểu khí hậu trong nhà kho lưu trữ để giảm thiểu các nguy cơ gây hại tới mộc bản. Từ khóa: Diospyros decandra Lour, độ bền tự nhiên, mộc bản
|
Natural durability of wood used for making Woodblocks in Bo Da and Vinh Nghiem pagoda in Bac Giang province
Woodblocks are invaluable heritage of Vietnam. Besides religious importance the woodblocks are the cultural products, in which the artistic values of the ancient wood curving technique are reflected. In Bac Giang province there conserved the most important woodblocks in Vinh Nghiem and Bo Da pagodas. Historical Data and research findings showed that the existing woodblocks are originated from tree species Diospyros decandra Lour. The characteristic of wood is soft when just fallen but hardened when dried, with fine wood grain, light, nondistinctive sapwood and heart wood… Wood from Diospyros decandra Lour is suitable for making woodblocks, ensuring the durability for engraving. Our studies have proved that Diospyros decandra Lour is moderately resistant to Pleurotus ostreatus Kumm, as well as to Coptotermes gestroi Wasmann, but unresisting to Aspergillus niger Van Tieghem. It is recommended that the storehouse of wood blocks should apply the measures to control harmful organisms and to minimize the risk of harm to woodblock. Keywords: Diospyros decandra Lour, natural durability, woodblock |
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHỦ YẾU CỦA GỖ THỊ (Diospyros decandra Lour) DÙNG LÀM MỘC BẢN LƯU GIỮ TẠI CHÙA BỔ ĐÀ VÀ CHÙA VĨNH NGHIÊM TỈNH BẮC GIANG
Nguyễn Thị Bích Ngọc1 Nguyễn Tử Kim2, Lê Quý Thắng2,
Nguyễn Thị Trịnh2, Nguyễn Trọng Nghĩa2
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Gỗ cây Thị (Diospyros decandra Lour) đã được lựa chọn dùng trong chế tác Mộc bản, di sản văn hóa quý đã tồn tại hàng trăm năm tại chùa Bồ Đà và Vĩnh Nghiêm, tỉnh Bắc Giang. Kết quả nghiên cứu tính chất gỗ Thị đã xác định gỗ có thớ mịn, đồng đều, khối lượng riêng cao, khả năng chịu va chạm tốt. Gỗ sau khi phơi, sấy đến độ ẩm cân bằng trong không khí (khoảng 13 – 15%) có độ hút ẩm và hút nước thấp. Do vậy, gỗ Thị rất phù hợp làm Mộc bản để đảm bảo thời gian sử dụng lâu dài và chất lượng bản in đều và rõ nét. Tuy nhiên, gỗ Thị có hệ số co rút thể tích trung bình, tỷ lệ giãn nở và co rút gỗ theo chiều tiếp tuyến so với chiều xuyên tâm cao nên Mộc bản cần được lưu giữ trong môi trường có nhiệt độ và độ ẩm ổn định để hạn chế các khuyết tật như nứt vỡ, cong, vênh xảy ra. Kết quả nghiên cứu tính chất vật lý, cơ học và thành phần hóa học của gỗ Thị góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp tổng hợp bảo quản Mộc bản tại chùa Vĩnh Nghiêm và Bổ Đà. Từ khóa: Thị, Mộc bản, tính chất vật lý, tính chất cơ học, thành phần hóa học, sử dụng gỗ
|
Some properties of wood of Diospyros decandra Lour used for making wood – blocks conserved at Bo Da and Vinh Nghiem pagodas in Bac Giang province
Wood of Diospyros decandra Lour has been chosen for use in producing woodblocks, the precious cultural heritage, existing for hundreds of years at Vinh Nghiem and Bo Da pagodas in Bac Giang province. Wood of Diospyros decandra was clarified that the wood is smooth, uniform, high density and good impact resistance. Wood after drying, air – dry moisture content around 13 – 15% has a low moisture absorption and water absorption. Therefore, it is the suitable timber for producing woodblocks to ensure the long – term of use and the quality of printing. However, the volumetric shrinkage coefficient is medium, the tangential direction/radial direction ratio of shringkage and swelling is high so the woodblocks highly recommended to be kept in an environment with stable temperature and humidity to limit the nature of defects such as cracks, curve or buckle. The physical, mechanical properties and chemical composition of the wood of Diospyros decandra are the bases for the proposed measures for preserving woodblocks at Vinh Nghiem and Bo Da pagodas. Key words: Diospyros decandra, wood – block, wood physical properties, wood machenical properties, wood chemical components, wood utilization |
Latest news
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
- Vietnam's rubber sector proactively meets the European Union's Regulations on production of goods that do not cause deforestation (EUDR).
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
Oldest news
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2016
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2016
- The Second National Policy Dialogue on Strengthening Forest Tenure for Sustaining Livelihoods and Generating Income
- Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2015
- The distribution of powers and responsibilities affecting forests, land use, and REDD+ across levels and sectors in Vietnam