TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 2 – 2016
1 |
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng và loại hom đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis) |
Ngô Văn Cầm, Nguyễn Như Hiến, Cao Thị Lý, Phạm Tiến Bằng, |
Effects of auxin treatment and cutting type on rooting of Glyptostrobus pensilis |
4301 |
2 |
Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của phân hữu cơ sinh học được ủ từ phế thải khai thác rừng keo làm hỗn hợp ruột bầu sản xuất cây con ở vườn ươm |
Nguyễn Thị Thuý Nga, Phạm Quang Thu, |
Study on the characteristics of organic biofertilizer made from composted scrap materials from Acacia plantations to produce substrates for cultivating seedlings in nursery |
4308 |
3 |
Đặc điểm cấu trúc và sinh thái loài Thông năm lá (Pinus dalatensis de Ferre) tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tỉnh |
Lê Cảnh Nam, Lưu Thế Trung, Bùi Thế Hoàng, Lương Văn Dũng |
The structural and ecological characteristics of pinus dalatensis de ferre in Bidoup Nui Ba National Park, Lam Dong province |
4315 |
4 |
Đặc điểm sinh trưởng của các dòng keo lai trồng tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai |
Trần Quang Bảo, |
Growth characteristics of hybrid acacia clones planted at Xuan Loc district, Dong Nai province |
4326 |
5 |
Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng hộ của loài cây Chò chỉ tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà |
Nguyễn Thị Oanh, |
Assessment of the possibility of growth and protection of species parashorea (Parashorea chinensis) in area watershed protection da river |
4335 |
6 |
Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển Keo lá liềm (Acacia crassicarpa a.cunn ex benth) trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị |
Lê Đức Thắng, Ngô Đình Quế, Lê Tất Khương, |
Assessing status and potential of acacia crassicarpa development in sandy area of Quang Tri province coastal zones |
4343 |
7 |
Xác định nhiệt độ Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 1779 – 2007 dựa trên vòng tăng trưởng của Du sam (Keteleeria evelyniana masters) |
Nguyễn Văn Thiết |
Tree rings of Keteleeria evelyniana based temperature reconstruction for Da Lat city, Lam Dong province |
4353 |
8 |
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường một số mô hình trồng rừng sản xuất tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ |
Nguyễn Hải Hòa, Nguyễn Văn Phong |
Assessing socio – economic and eco – environmental effectiveness of forest production in Yen Lap, Phu Tho province |
4362 |
9 |
Đặc điểm đất trồng mới cho một số loài keo cung cấp gỗ lớn ở 3 vùng Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ |
Phạm Đình Sâm, |
Characteristics of uncultivated land for acacia species supplying large timber in the north east, North Central and South Central Parts of Vietnam |
4378 |
10 |
Thực trạng quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng dựa vào cộng đồng người dân tộc mường vùng phòng hộ đầu nguồn, huyện Đà Bắc, Hòa Bình |
Hoàng Liên Sơn, |
Status of managing payment service management environment forest based on muong ethnic community in watershed protection, Da Bac dicstrict, Hoa Binh |
4387 |
11 |
Nghiên cứu sinh kế của nông hộ tại xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông |
Tuyết Hoa Niê Kdăm, |
Study of farmers’ livelihood in dak som commune, Dak Glong district, Dak Nong province |
4398 |
12 |
Kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy băm nghiền cành lá, vỏ cây sản xuất compost làm giá thể ươm cây giống lâm nghiệp |
Lê Xuân Phúc, Tô Quốc Huy, Phạm Đình Mạnh, Cao Chí Công |
An attempt in design and assembly of equipment for cutting and grinding tree branches leaves and barks in production of composts as nursing medium in forest nurseries |
4407 |
13 |
Ảnh hưởng của xử lý ngâm nước đến thành phần hóa học, tính chất cơ lý của gỗ Gáo trắng (Neolamarckia cadamba) |
Tạ Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Minh Nguyệt |
The influence of soaking in water on chemical components, the physical and mechanical properties of Neolamarckia cadamba |
4419 |
ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG VÀ LOẠI HOM ĐẾN KHẢ NĂNG RA RỄ CỦA HOM THỦY TÙNG (Glyptostrobus pensilis)
Ngô Văn Cầm1, Nguyễn Như Hiến1, Cao Thị Lý3, Phạm Tiến Bằng1,
Thiều Giang Ly2, Lê Thị Thu Hồng3
1Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới – Gia Lai
2BQL Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Thông nước
3Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên
4Khoa Nông Lâm nghiệp – Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis K.Koch) thuộc phân họ Bụt mọc (Taxondioideae) là loài thực vật quý hiếm, có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007 với cấp độ rất nguy cấp (CR – Critically Endangered). Do khó tái sinh tự nhiên bằng hạt nên việc nghiên cứu các kỹ thuật nhân giống vô tính Thủy tùng để bảo tồn là rất cần thiết. Thử nghiệm nhân giống Thủy tùng bằng phương pháp giâm hom được thực hiện tại Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới – Gia Lai với các thí nghiệm về ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng (IBA, NAA) và loại hom đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng. Kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng lớn đến khả năng ra rễ của hom Thủy tùng. Tỷ lệ hom Thủy tùng ra rễ cao hơn khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng IBA (37,8 – 66,7%) trong khi tỷ lệ ra rễ thấp hơn khi sử dụng NAA (20,0 – 26,7%), nghiệm thức đối chứng – không sử dụng chất điều hòa sinh trưởng đã không ra rễ. Về loại hom, tỷ lệ ra rễ của loại hom nửa hóa gỗ (51,1%) và hom hóa gỗ yếu (50,0%) là cao hơn loại hom đã hóa gỗ mạnh (16,7%). Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần trong công tác bảo tồn và phát triển cây Thủy tùng tại Việt Nam. Từ khóa: Chất điều hòa sinh trưởng, loại hom, Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis K.Koch).
|
Effects of auxin treatment and cutting type on rooting of Glyptostrobus pensilis Glyptostrobus pensilis K.Koch (subfamily: Taxodioideae) is critically endangered tree species in Vietnam. This species is of high conservation concern due to their rarity and because of threats to their survival (by environmental change including habitat loss from expanding cultivation, felling and fires, and no natural seedlings were found). Therefore, study on breeding techniques for G. pensilis is needed. An experiment was conducted in Tropical Forest Research Centre – Gia Lai province, to assess the effect of various concentrations of IBA and NAA, and cutting types (softwood, semi – hardwood, and hardwood) on rooting percentage. The results showed that IBA with a concentration of 1.000pmm produced the highest rooting percentage (66.7%), 20,0 – 26,7% of rooting percentage was recorded in various NAA concentrations, while no rooted cuttings were found in the control treatment. Concerning cutting types, rooting of softwood and semi – hardwood was significantly higher than hardwood cuttings. The results from this study could potentially be used as basic information on conservation of G. pensilis in future. Keywords: Auxin treatment, cutting type, Glyptostrobus pensilis K.Koch. |
NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC ĐƯỢC Ủ TỪ PHẾ THẢI KHAI THÁC RỪNG KEO LÀM HỖN HỢP RUỘT BẦU SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM
Nguyễn Thị Thuý Nga1, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1,
Nguyễn Văn Thành1, Lê Xuân Phúc2
1. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
TÓM TẮT
Sử dụng các vật liệu hữu cơ phế thải ủ phân hữu cơ sinh học làm hỗn hợp ruột bầu để sản xuất cây con đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Trong nghiên cứu này, các vật liệu hữu cơ sẵn có như lá, vỏ cây keo, thu được sau khai thác rừng keo sử dụng ủ phân hữu cơ sinh học làm giá thể đóng bầu ươm cây con. Sau 90 – 105 ngày ủ, tính chất đặc trưng của phân hữu cơ sinh học được ủ từ vỏ và lá cây keo sau khai thác với vi sinh vật phân giải xenlulo, có độ ẩm: 25 – 35%; pH: 6,2 – 6,8; hàm lượng các chất hữu cơ tổng số: 32 – 32,5%; Hàm lượng nitơ tổng số: 0,19 – 2,5%; hàm lượng photpho tổng số: 0,25%; hàm lượng kalitổng số; 0,21 – 0,25%; màu sắc: nâu đen. Phân hữu cơ sinh học đã được ủ hoai, mục trong khoảng thời gian từ 90 – 105 ngày. Sử dụng 30% phân hữu cơ sinh học trộn với 69% đất tầng mặt và 1% lân (CT3) ươm cây giống Keo tai tượng tăng đường kính gốc 26,4% và tăng chiều cao 148% so với đối chứng ở thời điểm 90 ngày tuổi. Cây con Sưa đỏ khi sử dụng 40% phân hữu cơ sinh học trộn với 59% đất tầng mặt và 1% lân (CT4) sau 90 ngày thí nghiệm tăng đường kính gốc 14,8%, tăng chiều cao vút ngọn 29,4% so với đối chứng. Từ khoá: Acacia mangium, Dalbergia tonkinensis, Keo tai tượng, phân hữu cơ sinh học, Sưa đỏ. |
Study on the characteristics of organic biofertilizer made from composted scrap materials from Acacia plantations to produce substrates for cultivating seedlings in nursery
The use of organic biofertilizer made from tree harvesting residuals (leaves, branches and bark) inoculated with cenllulose decomposition microorganisms as the nursury potting medium for seedlings production has been popular in the world. In this study, one ton of chips of residuals from harvested acacia plantations including leaves, branches and bark were added with 3kg potassium, 10kg super phosphat, 5kg urea, inoculated with 5kg of subtrates of cenllulose decomposition microorganisms to produce organic fertilizer to use as potting medium for seedling production in the nursery. After 90 – 105 days of inoculation, the compost has humidity of 25 – 35%, pHH2O of 6.2 – 6.8, total organic matter of 32 – 32.5%, total nitrogen content of 1.9 – 2.5%, total phosphorus content of 0.25%, total potassium content of 0.21 – 0.25%, and the color of black brown. The highest nutrient contents was found in the biofertilizer composted in the period from 90 to 105 days. The mixture of 30% biofertilizer, 69% topsoil and 1% phosphate fertilizer (CT3) showed the best growth rate of 90 old – day Acacia mangium seedlings, which has 26.4% in stem diameter and 148% in height higher than those of the control. This mixture was 40% organic biofertilizer, 59% topsoil and 1% phosphate fertilizer (CT4) for Dalbergia tonkinensis seedlings, which has 14.8% in stem diameter and 14.8% in height higher than those of the control. Keywords: Acacia mangium, Dalbergia tonkinensis, Organic biofertilizer. |
ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ SINH THÁI LOÀI THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatensis de Ferre) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ TỈNH LÂM ĐỒNG
Lê Cảnh Nam1, Lưu Thế Trung1,
Bùi Thế Hoàng2, Lương Văn Dũng3 và Phạm Xuân Nguyên2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây nguyên
2 Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà
3Khoa Sinh học – Trường Đại học Đà Lạt
TÓM TẮT
Thông năm lá (Pinus dalatensie de Ferre) được nhà thực vật học người Pháp tên Y. de Ferre mô tả và công bố lần đầu tiên vào năm 1960 trên cơ sở các mẫu vật thu được ở Trại Mát (Tp. Đà Lạt) và từ trạm Chư Yang Sin (Đăk Lăk). Thông năm lá là loài đặc hữu của Việt Nam và có phân bố tự nhiên tập trung ở Cao nguyên Langbian, Cao nguyên Ngọc Linh, Cao nguyên Plâyku và ở Thừa Lưu – Huế. Trong vùng phân bố, Thông năm lá có phân bố trong kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim, ở độ cao từ 1400m – 1900m so với mặt nước biển. Thông năm lá có phân bố cụm ở đỉnh đồi và rải rác ở sườn và chân đồi. Thông năm lá mọc hỗn giao với các loài cây Bạch tùng, Hồng tùng, Pơ mu, Thông tre, Thông 2 lá dẹt và các loài cây lá rộng khác thuộc họ Dẻ, Long não với tầng thảm mục dày (>20cm). Trong vùng phân bố tập trung của loài tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi bà tỉnh Lâm Đồng, các tuyến điều tra được thiết lập với cự ly tuyến cách tuyến 200m. Trên mỗi tuyến, các ô tiêu chuẩn tạm thời 2500m2 được thiết lập với cự ly cách nhau 100m. Tổng số 40 ô tiêu chuẩn 2500m2 đã điều tra. Kết quả cho thấy, mật độ trung bình của lâm phần có loài Thông năm lá phân bố là 853 cây/ha (D1.3 ³10cm), chiều cao trung bình Hvntb =17,2m và đường kính ngang ngực bình quân D1.3 = 23,6cm. Các lâm phần có sự hiện diện của Thông năm lá rất đa dạng về thành phần loài với khoảng 100 loài xuất hiện thuộc 62 chi và 35 họ thực vật thân gỗ. Số lượng cá thể Thông năm lá trong lâm phần thường thấp, mật độ trung bình là 19cây/ha, đa phần ở trạng thái thành thục và quá thành thục với đặc trưng đường kính trung bình và chiều cao vút ngọn trung bình lớn, tương ứng là D1.3tb = 54,8cm và Hvntb = 24,6m. Thông năm lá là 1 trong 10 loài ưu thế trong sinh thái quần thể với chỉ số quan trọng loài IV% = 5,0%. Thông năm lá có quan hệ tương hỗ với Thông 2 lá dẹt, (Pinus krempfii), Côm cuống dài (Elaeocarpus lanceifolius Roxb.) và có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Cáp mộc Bidoup (Craibiodendron heryi W.W.Smith var bidoupensis Smith&Phamh), Trâm đỏ (Syzygium zeylanicum (L.) DC), Trâm trắng (Syzygium wightianum Wall. ex Wight et Arn), Cáp mộc VN (Craibiodendron vietnamense Judd), Kha thụ nhím (Castanopsis echidnocarpa Miq).
Từ khóa: Cây lá kim, loài đặc hữu, Thông đà lạt.
THE STRUCTURAL AND ECOLOGICAL CHARACTERISTICS OF Pinus dalatensis de Ferre IN BIDOUP NUI BA NATIONAL PARK, LAM DONG PROVINCE
The Vietnamese endemic five-needles pine Pinus dalatensis de Ferre grows naturally in Langbian plateau. Data collected from 40 sample plots (2500m2 each) showed that, in the distribution area, Pinus dalatensis is founded in mixed broad–leaved and coniferous forests, with stand structure characterized by the average density of 853 trees per hecta, average stand height of 17.2m and average diameter at breast height of 23.6cm. The stand tree diverssity is high, with 100 species, 62 genus that belong to 35 families.
In the stand where Pinus dalatensis naturally grow, the soil pHKCl, nitrogen, P2O5, and K2O ranges from 4.9 – 5.3, 0.138 – 0.441%, 0.013 – 0.415% and 0.013 – 0.051, respectively
The number of individual of Pinus dalatensis is low, with average of 19 trees/ha, average diameter and heigh are 54,8cm and 24.6m, respecitvely. It is clear that all individuals are matured or over matured.
Pinus dalatensis emerges as one of 8 ecological dominant species in stand, with IV%= 5,0%. The appearance of Pinus dalatensis is in positive relationship with the appearance of Pinus krempfii, and Elaeocarpus lanceifolius and in consistent random relationship with Craibiodendron heryi, Syzygium zeylanicum, Syzygium wightianum, Craibiodendron vietnamense, Castanopsis echidnocarpa, Elaeocarpus lanceifolius.
Keywords: Conifer, endemic species, Dalat pine.
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG KEO LAI TRỒNG TẠI HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI
Trần Quang Bảo1, Hồ Thị Huệ2
1Trường Đại học Lâm nghiệp, 2Chi cục Kiểm Lâm Đồng Nai
TÓM TẮT
Keo lai là loài cây mọc nhanh, có nhiều ưu thế như khả năng thích nghi cao, sinh trưởng nhanh và cải tạo đất tốt. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của 6 dòng keo lai gồm AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20 và keo lai dòng BV32, BV33 trồng theo ba công thức mật độ 1660 cây/ha, 2220 cây/ha, 3330 cây/ha trồng năm 2011 tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho thấy: năng suất rừng trồng các dòng keo lai đạt từ 30 m3/ha/năm đến 34,6 m3/ha/năm, cụ thể dòng BV32 đạt 31,7 m3/ha/năm, BV33 đạt 30,0 m3/ha/năm, AH1 đạt 34,6 m3/ha/năm, AH7 đạt 31,3 m3/ha/năm, KL2 đạt 30,2 m3/ha/năm, KL20 đạt 32,3 m3/ha/năm. Từ kết quả đánh giá về chỉ tiêu đường kính, chiều cao, năng suất rừng trồng các dòng keo lai, phẩm chất thân cây và kết hợp so sánh với các kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, tại Xuân Lộc dòng keo lai AH1 và AH7 là hai dòng vừa đáp ứng được mục đích sản xuất kinh doanh gỗ xẻ vừa đáp ứng được mục đích sản xuất kinh doanh gỗ nguyên liệu. Năng suất rừng trồng keo lai dòng BV32, BV33 theo ba công thức mật độ không có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể như sau: công thức mật độ 1.660 cây/ha và 2.220 cây/ha đạt 31,9 m3/ha/năm, công thức mật độ 3.330 cây/ha đạt 32,1 m3/ha/năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy công thức mật độ 1.660 cây/ha là tốt nhất tại Xuân Lộc. Từ khóa: Rừng trồng, keo lai, dòng keo, đặc điểm sinh trưởng |
Growth characteristics of hybrid acacia clones planted at Xuan Loc district, Dong Nai province
Acacia hybrid is a fast growing species, it has many advantages of high adaptability, fast growth and good soil improvement. Growth characteristics of acacia hybrid clones, including AH1, AH7, BV32, BV33, KL2, KL20 and BV32, BV33, planted in 2011 at Xuan Loc district, Dong Nai province with three plant density treatments 1660 trees/ha and 2220 trees/ha, 3330 trees/ha planted. Results showed that productivity of acacia clones are ranging from 30 m3/ha/year to 34.6 m3/ha/year. Specifically, BV32 clone is 31.7 m3/ha/year, BV33 clone is 30 m3/ha/year, AH1 clone is 34.6 m3/ha/year, AH7 clone is 31.3 m3/ha/year, KL2 clone is 30.2 m3/ha/year and KL20 clone is 32.3 m3/ha/year. From the results of the evaluation of the diameter, height, productivities of acacia hybrid clones, trunk quality and referring to other related researches. The study recommends that acacia hybrid clones of AH1 and AH7 are suitable to plant at Xuan Loc district, these clones meet business production purposes of both sawn timber and wood materials. Productivities of acacia hybrid clones BV32, BV33 planted with three density treatments has no significant differences, as follows: the treatments of 1660 trees/ha and 2220 trees/ha reached 31.9 m3/ha/years, and the treatment of 3330 trees/ha reached 32.1 m3/ha/year. As results the density treatment of 1660 trees/ha is the best at Xuan Loc district. Keywords: Plantation forest, acacia hybrid, acacia clones, growth characteristics |
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÒNG HỘ CỦA LOÀI CÂY CHÒ CHỈ TẠI VÙNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN SÔNG ĐÀ
Nguyễn Thị Oanh,
Trần Trung Thành, Nguyễn Văn Nghĩa
Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
TÓM TẮT
Kết quả đánh giá khả năng sinh trưởng và phòng hộ của loài cây Chò chỉ (Parashorea chinensis) tại vùng đầu nguồn sông Đà tỉnh Hòa Bình cho thấy, sau 10 năm trồng loài cây Chò chỉ có đường kính ngang ngực đạt 7,43cm, tăng trưởng 0,57 cm/năm; chiều cao vút ngọn trung bình đạt 12,37m, tăng trưởng 1,09 m/năm; đường kính tán trung bình đạt 6,65m, tăng trưởng 0,51 m/năm. Đất rừng trong mô hình trồng loài Chò chỉ có phản ứng chua mạnh, hàm lượng Mùn ở mức trung bình, hàm lượng Nts ở mức khá, hàm lượng P dễ tiêu và K dễ tiêu ở mức rất nghèo. Lượng rơi rụng mỗi năm thu được tại mô hình trồng Chò chỉ đạt 6,0 tấn/ha (gấp 1,5 lần so với nơi không trồng Chò chỉ). Loài Chò chỉ đem lại hiệu quả về mặt môi trường (phòng hộ) thông qua khả năng hạn chế xói mòn và dòng chảy bề mặt, hạn chế lượng dinh dưỡng bị mất theo các dòng chảy bề mặt. Lượng xói mòn trong mô hình trồng Chò chỉ là 2,11 tấn/ha/năm (chỉ bằng 60,5% so với đối chứng), lượng dòng chảy bề mặt là 154,500m3/ha/năm (chỉ bằng 61,9% đối chứng). Lượng dinh dưỡng bị mất hàng năm ở mức thấp và thấp hơn nhiều so với đối chứng (N mất 4,64kg/ha/năm bằng 20,7% so với đối chứng; P mất 6,18 kg/ha/năm bằng 19,1% so với đối chứng, K mất 5,72 kg/ha/năm bằng 28,0 % so với đối chứng. Từ khóa: Chò chỉ, phòng hộ, sinh trưởng, sông Đà |
Assessment of the possibility of growth and protection of species parashorea (Parashorea chinensis) in area watershed protection da river
Da river watershed is a important protection areas in the northern mountainous region of our country. Surrounding area Hoa Binh hydropower reservoir mostly forest and forest land with high slopes, have more forest cover but low quality protection, mostly poor secondary forest, with tree species have low protection value. The results of the paper refers to the adaptability and protection of species Parashorea (Parashorea chinensis) in the Da river watershed. The study results showed that , after 10 years of planting trees for only average Dbh from 7.7 to 12.0 cm, growth from 0.96 to 1.03 cm/year; The average tree height from 11.3 to 12.0m , growth from 0.59 to 0.65 m/year; The average canopy diameter reached 4.5 to 5.4m , growth from 0.29 to 0.38 m/year). Rate of good quality plants reached 86.6%, averaging 10% and 3,33% bad tree. Forest land under the impact of Parashorea specie, relatively sour, the humus content medium, Nts fairly. K dt, Pdt content in very poverty. The falling amount each year in obtained was 6.0 tones/ha (1.5 times compared to the control). The Parashorea model brings environmental efficiency, manifested in the ability to limit erosion and runoff, nutrient restriction lost under the surface flow. The amount of erosion was 2.11 tonnes/ha/year (reached 60,5% DC), the amount of runoff is 154.500 m3/ha/year (reached 61.85% DC). Nutrients are lost annually in low and much lower than the controls (N lost 4.64 kg/ha/year by 20.7% compared to controls; P lost 6.18 kg/ha/year in 19.1% compared with the control. The amout of K lost 5.72 kg/ha/year by 28.0% compared to controls. Keywords: Parashorea, protection, Da river |
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KEO LÁ LIỀM (Acacia crassicarpa A.Cunn ex Benth) TRÊN VÙNG CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Lê Đức Thắng1, 3, Ngô Đình Quế2, Lê Tất Khương1,
Phạm Văn Ngân1, 3, Nguyễn Đắc Bình Minh1, Cao Hồng Nhung1
Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
2 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam
3 NCS khóa 27, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị có khoảng 34.152ha, chiếm 7,2% tổng diện tích tự nhiên, trong đó cồn cát trắng vàng, bãi cát (Cc) có 21.089ha, chiếm 61,8%; đất cát biển (C) có 10.410ha, chiếm 30,5%; cồn cát vàng (Cv) có 2.647ha, chiếm 7,8% và bãi cát ven sông (Cb) có 5,4ha, chiếm 0,02% tổng diện tích bãi cát, cồn cát và đất cát biển. Vùng cát nằm trên địa bàn 25 xã dọc ven biển thuộc 4 huyện Vĩnh Linh, Do Linh, Triệu Phong và Hải Lăng. Diện tích đất cát hoang hóa chưa sử dụng còn khá lớn, chiếm 29,3% (10.020ha) tổng diện tích đất cát ven biển của tỉnh. Diện tích rừng chắn gió chắn cát ven biển có khoảng 16.428ha, chủ yếu trồng Keo lá tràm và Phi lao trên lập địa cát trắng, cát di động nên cây trồng sinh trưởng phát triển kém, khả năng phòng hộ thấp. Ở vùng cát nội đồng Keo lá liềm được đưa vào thử nghiệm từ năm 2000, đến nay đã trồng được 23ha, trong đó 17ha ở Triệu Phong và 6ha ở Gio Linh. Cây Keo lá liềm sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ sống sau 27 tháng tuổi đạt trên 90,0%. Chiều cao cây và đường kính gốc có tương quan chặt, thông qua phương trình: Hvn = 0,109 + 0,365*Dgoc (R = 0,69, p – value < 2,2e – 16). Trên cơ sở xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cây trồng và tiềm năng sản xuất đất cát vùng ven biển, đề tài đánh giá tiềm năng phát triển cây Keo lá liềm phục vụ công tác trồng rừng vùng cát ven biển tỉnh Quảng Trị là tương đối lớn, mức độ thích hợp trung bình (S2) cho cây Keo lá liềm tập trung chủ yếu trên lập địa cồn cát trắng vàng (Cc) khoảng 21.089ha và lập địa cồn cát vàng (Cv) khoảng 2.647ha. Từ khóa: Đất cát ven biển, keo lá liềm, mức độ thích hợp, tiềm năng |
Assessing status and potential of Acacia crassicarpa development in sandy area of Quang Tri province coastal zones
Sandy area of Quang Tri province coastal regions has the area of about 34,152ha, accounting for 7.2% of the natural one of the province, in which white golden sand dune and sand beach (Cc) area is 21,089ha, accounting for 61.8%; sandy soil area is 10.410ha, accounting for 30.5%; golden sand dune (Cv) area is 2,647ha, accounting for 7.8% and riverside sand (Cb) area is 5.4ha, accounting for 0.02% the total area of sand, sand dune and sandy beach zones. Sandy areas located in 25 coastal communes of 4 provinces Vinh Linh, Do Linh, Trieu Phong and Hai Lang. The area of uncultivated sandy zones is relatively large, accounting for 29.3% (10,020ha) of the total area of the province’s coastal sandy zones. The area of forests for windbreak and sandbreak is 16,428ha, Acacia auriculiformis and Casuarina equisetifolia are mainly planted on white sand type, shifting sand dunes so they poorly grow and has low capacity of protection. A trial of Acacia crassicarpa to grow in the interior – field sand area has been carried out since 2000, so far 23ha of Acacia crassicarpa has been planted, in which 17ha in Trieu Phong and 6 ha in Gio Linh. Acacia crassicarpa has been well grown and developed, the survival rate after 27 months is over 90.0%. The tree height and stem diameter is significantly correlated by the equation: Hvn = 0.109 + 0.365*Dgoc (R = 0.69, p – value < 2.2e – 16). Based on the identification of key factors affectiing the plant growth and development and production potential when planted in coastal sandey region, the research has evaluated that the development potential of Acacia Crassicarpa for reforestation in coastal sandey region of Quang Tri is relatively hight, the appropriate medium level (S2) for Acacia crassicarpa mainly on golden white sand (Cc), about 21,089ha and golden sand (Cv), about 2,647ha.
Keywords: Acacia crassicarpa, coastal , sandy soil, development potential, the appropriate level.
XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 1779 – 2007 DỰA TRÊN VÒNG TĂNG TRƯỞNG CỦA DU SAM (Keteleeria evelyniana Masters)
Nguyễn Văn Thiết
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu nhằm (1) tìm hiểu đặc trưng của vòng năm cây Du sam; (2) tái cấu trúc nhiệt độ tháng 2 của Đà Lạt trong khoảng thời gian 1775 – 2007 và (3) tìm hiểu mối liên hệ giữa sinh trưởng của Du sam và hiện tượng ENSO trong giai đoạn 1950 – 2010 bằng cách sử dụng vòng sinh trưởng hàng năm (vòng năm) của Du sam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh trưởng của Du sam được chia thành nhiều chu kỳ sinh trưởng khác nhau. Sự thay đổi nhiệt độ trong các chu kỳ ENSO trong giai đoạn 1950 – 2006 đều có ảnh hưởng tới sinh trưởng của Du sam. Những năm có hiện tượng El Nino làm tăng trưởng vòng năm của Du sam bị giảm, hoặc giảm vào những năm sau đó; những năm có hiện tượng La Nina sẽ làm tăng quá trình tăng trưởng vòng năm của Du sam. Bên cạnh đó, nhiệt độ tháng 2 của Đà Lạt trong giai đoạn 1979 – 2007 đã được tái xây dựng dựa trên vòng năm của Du sam. Từ đó nhiệt độ tháng 2 của Đà Lạt trong giai đoạn 1775 – 2007 được tái xây dựng. Từ khóa: Du sam, nghiên cứu vòng năm, tái cấu trúc khí hậu, ENSO, Đà Lạt |
Tree rings of Keteleeria evelyniana based temperature reconstruction for Da Lat city, Lam Dong province
Using the tree rings of Keteleeria evelyniana Masters, the February’s temperature of Lam Dong province were reconstructed for the past 233 years (1779 – 2007) and the relationship between the Du sam’s tree ring index with ENSO phenomenon in the central highland of Vietnam from 1950 – 2000 was examined. The results indicated that Du sam growth was divided into many different growth periods such as 1865 – 1870; 1884 – 1890 and 1907 – 1916. Furthermore, February’s temperature of Da Lat city was reconstructed for the past 233 years. The reconstruction could explain 29% of temperature variation during the period 1979 – 2007. Moreover, that the change of temperature in the year that ENSO happened affected the tree ring growth. Particularly, the tree ring growth would be decreased in the years that El Nino happened and increased in the years that La Nina occurred. Key words: Keteleeria evelyniana, tree ring width, reconstruted temperature, ENSO |
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN YÊN LẬP, TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Hải Hòa1, Nguyễn Văn Phong2
1 Bộ môn Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Chi cục Phát triển Lâm nghiệp Phú Thọ
TÓM TẮT
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 mô hình rừng trồng rừng sản xuất tại Yên Lập, mô hình rừng trồng thâm canh gỗ nhỏ có tỷ lệ sống, tỷ lệ cây tốt, các chỉ tiêu sinh trưởng, trữ lượng rừng khá cao và không có sự khác biệt nhiều giữa các loài cây với nhau, các chỉ tiêu này cao hơn hẳn so với mô hình rừng trồng quảng canh. Đánh giá hiệu quả rừng trồng sản xuất cho thấy các mô hình trồng rừng sản xuất đều có lãi, trong đó mô hình trồng gỗ lớn có hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, mô hình trồng gỗ lớn tạo ra số công lao động thấp nhất trên 01 năm so với mô hình trồng rừng Keo tai tượng và keo lai. Về hiệu quả sinh thái môi trường, mô hình trồng bạch đàn có cường độ xói mòn đất (1,5 mm/năm) cao hơn mô hình trồng keo (0,78 mm/năm), mô hình trồng rừng thâm canh có cường độ xói mòn (0,81 mm/năm) cao hơn so với mô hình trồng rừng quảng canh (0,71 mm/năm). Đánh giá hiệu quả tổng hợp cho thấy mô hình trồng gỗ lớn Ect cao nhất (0,82), đây là mô hình hiệu quả nhất trong khi mô hình trồng rừng bạch đàn có Ect thấp nhất (0,60). Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển trồng rừng sản xuất tại Yên Lập. Từ khóa: Bạch đàn, keo, hiệu quả kinh tế, môi trường sinh thái, rừng trồng, sử dụng đất, xói mòn |
Assessing socio – economic and eco – environmental effectiveness of forest production in Yen Lap, Phu Tho province
There are six models of forest production plantation in Yen Lap and intensive small timber plantation models have high survival rate, the growth indicators and forest volume are high. There are no significant differences among the species, these indicators are significantly higher than with extensive forest plantation models. Effective evaluation results show that all plantation models of forest production are profitable, including large timber plantation model with the highest economic efficiency. However, large timber plantation model has generated the lowest number of labor forces per year in comparison with plantation model of Acacia mangium and Acacia hybrid. In aspect of ecological environment efficiency, Eucalyptus plantation models has higher soil erosion intensity (1.5mm year – 1 ha – 1) than the model of Acacia (0.78mm year – 1), intensive afforestation model has intensity erosion (0.81mm year – 1) compared with models extensive afforestation (0.71mm year – 1). Evaluating the synthetic effectiveness of models shows large timber planting has the highest Ect (0.82), this is the most efficient model while the eucalyptus plantation model has lowest Ect (0.60). Based on study results, the paper has proposed some solutions to improve the efficiency of forest production plantation development in Yen Lap. Keywords: Acacia, eucalyptus, economic efficiency, ecological environment, erosion, plantations, land use |
ĐẶC ĐIỂM ĐẤT TRỒNG MỚI CHO MỘT SỐ LOÀI KEO CUNG CẤP GỖ LỚN Ở 3 VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ, BẮC TRUNG BỘ VÀ NAM TRUNG BỘ
Phạm Đình Sâm, Cao Văn Lạng, Hoàng Văn Thành, Hoàng Thị Nhung
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
TÓM TẮT
Từ cách tiếp cận điều tra đánh giá, phân tích các yếu tố lập địa rừng trồng sản xuất và đối tượng đất trồng mới bằng các phương pháp cụ thể và kỹ thuật chuyên dụng nhằm xác định lập địa phù hợp trên đất trồng mới để phục vụ cho sản xuất một số loài cây chủ lực cung cấp gỗ lớn ở 3 vùng Đông Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ. Theo đó kết quả đạt được là: (1) Đất mới (chưa trồng keo và bạch đàn) có tiềm năng trồng các loài keo ở các tỉnh đại diện cho 3 vùng sinh thái còn khá lớn: ở Quảng Ninh còn 58.669ha; Bắc Giang có 11.132ha; Thanh Hóa có 83.898ha; Nghệ An có 483.489ha; Bình Định có 24.486ha và Phú Yên có 39.120ha; (2) Đất mới thích hợp trồng 3 loài keo cung cấp gỗ lớn ở 3 vùng sinh thái là các loại đất: đất trống đồi trọc, đất sau canh tác nương rẫy, đất đang canh tác nương rẫy, các loại đất Ia, Ib, Ic, đất rừng thứ sinh nghèo kiệt, v.v… Cụ thể: Vùng Đông Bắc bộ là các loại đất Fs, Fa, Ff, Fp; độ dày tầng đất >80cm; độ dốc <25o; tỷ lệ đá lẫn <20%; độ cao so với mực nước biển <300m. Thực bì chủ yếu ở các trạng thái 1b, 1c, nương rãy, rừng tự nhiên sau khai thác kiệt; Vùng Bắc Trung bộ là các loại đất Fs, Fp, Fa, Fk; độ dày tầng đất >80cm; độ dốc <25o; tỷ lệ đá lẫn <20%; độ cao so với mực nước biển <400m. Thực bì chủ yếu ở các trạng thái 1b, 1c, nương rãy, rừng tự nhiên sau khai thác kiệt; Vùng Nam Trung bộ là các loại đất Fa, Fs, Fk, Fp; độ dày tầng đất >80cm; độ dốc <25o; tỷ lệ đá lẫn <20%; độ cao so với mực nước biển <500m. Thực bì chủ yếu ở các trạng thái 1b, 1c, nương rãy, rừng tự nhiên sau khai thác kiệt. Từ khóa: Bắc Trung bộ, các loài keo, cung cấp gỗ lớn, đất trồng mới, Đông Bắc bộ, Nam Trung bộ. |
Characteristics of uncultivated land for acacia species supplying large timber in the north east, North Central and South Central Parts of Vietnam
Investigating, assessing and analysing site elements in plantations and uncultivated land by specific approachs and expert techniques have identified suitable sites for those in order to attend to saw – log regime for some key spieces in the North East, North Central and South Central. They have resulted in the followings: (1) The uncultivated land (land yet to plant acacia and eucalyptus) has the great potential to grow acacia species in some provinces representing the three ecological regions: 58.669hectares in Quang Ninh; 11.132hectares in Bac Giang; 83.898hectares in Thanh Hoa; 483.489hectares in Nghe An; 24.486hectares in Binh Dinh and 39.120hectares in Phu Yen; (2) The uncultivated land which is appropriate to cultivation of three Acacia spieces for saw – log purpose in these ecological regions can be listed as follows: (i) barren hills; (ii) after burnt – over land; (iii) burnt – over land; (iv) Ia, Ib, Ic land and poor secondary forest land, etc.. They can be specifically named as follows: The North East: Fs, Fa, Ff, Fp; soil depth> 80cm; Slope <25o; stone ratio <20%; elevation above sea level <300m. Major vegetation is in the 1b, 1c land, burnt – over land, exploited natural forest; The North Central: Fs, Fp, Fa, Fk; soil depth> 80cm; Slope <25o; stone ratio <20%; elevation above sea level <400m. Major vegetation is in the 1b, 1c land, burnt – over land, exploited natural forest; The South Central: Fa, Fs, Fk, Fp; soil depth> 80cm; Slope <2o; stone ratio <20%; elevation above sea level <500m. Major vegetation is in the 1b, 1c land, burnt – over land, exploited natural forest. Keywords: Acacia species, North East, North Central, saw – log, South Central, Uncultivated land.
|
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC MƯỜNG VÙNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN, HUYỆN ĐÀ BẮC, HÒA BÌNH
Hoàng Liên Sơn, Lê Văn Cường, Vũ Duy Hưng
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 thôn thuộc 2 xã Hiền Lương và Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình về quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào cộng đồng người dân tộc Mường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, ở các vùng rừng phòng hộ đầu nguồn có rất nhiều chủ thể tham gia quản lý, sử dụng rừng theo nhiều hình thức và cơ chế khác nhau, tuy vậy chủ thể chính thực hiện công việc này là những cộng đồng dân cư, hộ gia đình người dân tộc thiểu số có tập quán, truyền thống gắn bó với rừng trong sản xuất, văn hoá và tín ngưỡng; và có năng lực tự quản để tổ chức bảo vệ và phát triển rừng. Trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu, giá trị dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ngày càng được quan tâm coi trọng để tạo thêm thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phương thức quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ việc quản lý chi trả các dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ở cấp cộng đồng đòi hỏi cách tiếp cận mới trong thực thi chính sách chi trả DVMTR. Từ khóa: Chi trả DVMTR, cơ chế chia sẻ lợi ích, quản lý rừng dựa vào cộng đồng |
Status of managing payment service management environment forest based on Muong ethnic community in watershed protection, Da Bac dicstrict, Hoa Binh
The study was conducted in 4 villages in Hien Luong commune 2 and Tien Phong, Da Bac district, Hoa Binh province about forest management based on Muong ethnic community in watershed protection. A result of the study show that is in the region of watershed protection forest has many actors to manage and use of forests in many forms and different mechanisms. However, key stakeholders of this work are ethnic minority communities and households, those are customs and traditional to deal with forests in production, culture and religious. They have self – management capabilities for organizations to protect and develop forests. In the context of responding to climate change, the value of forest environmental services are increasingly interested in order to create incomes for contribution to the household economy through community based management of natural resources. The study results indicated that managing payments for forest environmental services (PFES) at the community level requires a new approach in implementation PFES policy Key words: Payment of forest environmental services (PFES), sharing benefit mechanism, community based forest management |
NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ ĐẮK SOM,
HUYỆN ĐẮK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG
Tuyết Hoa Niê Kdăm, Trần Trung Dũng
Trường Đại học Tây Nguyên
TÓM TẮT
Bài viết sử dụng khung phân tích sinh kế (DFID) và dữ liệu thu thập từ kết quả điều tra 141 hộ gia đình để phân tích thực trạng sinh kế của hộ nông dân tại xã Đắk Som. Nội dung của bài viết tập trung phân tích và đánh giá các nguồn lực sinh kế, từ đó đưa ra khuyến nghị nhằm cải thiện sinh kế của người dân trong xã. Kết quả phân tích cho thấy các nguồn lực sinh kế của nông hộ trong xã còn khá hạn chế và nhóm người kinh rất có lợi thế về nguồn nhân lực như trình độ học vấn và khả năng quản lý tài chính và tổ chức sản xuất so với nhóm hộ người dân tộc thiểu số tại chỗ và nhóm hộ người dân tộc khác. Điều này được thể hiện qua nguồn lực đất đai của nhóm hộ người dân tộc tại chỗ lớn hơn nhưng sử dụng không hiệu quả bằng nhóm hộ người kinh, dẫn đến thu nhập của họ thấp hơn. Từ khóa: Khung phân tích sinh kế, sinh kế, dân tộc thiểu số, nông hộ, kinh tế nông hộ |
Study of farmers’ livelihood in Dak Som commune, Dak Glong district, Dak Nong province
Study using the analytical Sustainable livelihoods framework (DFID) and the collected data from 141 farmer household – survey to analyze the status of the livelihoods of farmers in Dak Som commune. The content of the article focuses on analyzing and assessing the livelihood resources from which provide recommendations to improve the livelihood of commune inhabitants. The analytical results shows that the livelihood resources of households in the commune are quite limited and the Kinh group has many advantages in human resources, such as educational level and financial management capacity, compares with the local ethnic minorities groups and other minority groups. This is expressed though the fact that the land resource of the local ethnic minorities groups is larger but are used less effectively than the group of Kinh people,that lead to he lower income of the local ethnic group. Key words: The analytical Sustainable livelihoods framework, livelihood, ethnic minorities, farmer household, farmer household economic |
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MÁY BĂM NGHIỀN CÀNH LÁ, VỎ CÂY SẢN XUẤT COMPOST LÀM GIÁ THỂ ƯƠM CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Lê Xuân Phúc1, Tô Quốc Huy2, Phạm Đình Mạnh1, Cao Chí Công1
1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Máy băm nghiền cành, lá, vỏ cây rừng trồng làm nguyên liệu sản xuất compost phục vụ ươm cây giống lâm nghiệp được thiết kế, chế tạo với nguyên lý làm việc và kết cấu phù hợp với đặc điểm nguyên liệu và điều kiện sản xuất lâm nghiệp Việt Nam. Máy được tích hợp hai bộ phận băm và nghiền làm việc liên hoàn, vừa có kết cấu gọn nhẹ vừa đáp ứng được yêu cầu chất lượng và giảm chi phí năng lượng. Kết quả khảo nghiệm trong điều kiện sản xuất cho thấy máy làm việc ổn định, năng suất trung bình đạt 1,07 tấn/giờ khi băm nghiền cành lá và 0,76 tấn/giờ khi băm nghiền vỏ cây sau khai thác trong vòng 5 ngày. Các chỉ tiêu năng suất và chất lượng sản phẩm vượt so với yêu cầu, chi phí năng lượng hợp lý. Mẫu máy đáp ứng tốt các yêu cầu cơ giới hoá sản xuất nguyên liệu ủ compost từ cành lá, vỏ cây rừng trồng sau khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng sản phẩm rừng trồng,… Từ khóa: Sản phẩm phụ rừng trồng (cành, lá, vỏ cây), máy băm nghiền, phân mùn hữu cơ |
An attempt in design and assembly of equipment for cutting and grinding tree branches leaves and barks in production of composts as nursing medium in forest nurseries
The construction and working principles of the machine for cutting and grinding tree branches, leaves and barks were designed to match the material and working practices in Vietnamese forestry production. The machine were incorporated with the continuous cutting and grinding parts, all of them have light and compact construction, assuring high quality and low energy costs. In the preliminary tests, the average output was 1.07 ton per hour for leaves and small branches and 0.76 ton per hour for barks within 5 days post – harvest. The output and product quality index were higher than requirement and energy consumption were kept at reasonable level. The machine can be used effectively in mechanization of compost production after forest harvest, optimizing the usage of forest plantations Key words: Sub – products of forest trees (branches, leaves and barks), machine for cutting and grinding, compost |
ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NGÂM NƯỚC ĐẾN THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA GỖ GÁO TRẮNG (Neolamarckia cadamba)
Tạ Thị Phương Hoa, Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT
Xử lý ngâm gỗ Gáo trắng trong nước ở nhiệt độ thường trong 7 ngày đêm đã làm hàm lượng các chất tan trong nước nóng, nước lạnh giảm đáng kể, hàm lượng lignin tăng không nhiều, hàm lượng xenlulo gần như không thay đổi. Tỷ lệ dãn nở thể tích lớn nhất của gỗ Gáo trắng không qua ngâm nước là 8,43%, của gỗ qua ngâm nước là 9,08%, lớn hơn 7,71% so với gỗ không ngâm nước. Có sự khác biệt về khối lương riêng khô kiệt, độ bền nén dọc và độ bền nén ngang của gỗ qua ngâm nước so với gỗ không ngâm nước. Khối lượng riêng khô kiệt của gỗ không ngâm nước bằng 0,393 g/cm3, của gỗ ngâm nước bằng 0,384 g/cm3, giảm 2,16% so với gỗ không ngâm nước. Độ bền nén dọc của gỗ ngâm nước giảm 3,75% và độ bền nén ngang xuyên tâm giảm 5,87% so với gỗ không ngâm nước. Từ khóa: Gáo trắng, ngâm nước, chất tan trong lạnh, chất tan trong nước nóng |
The influence of soaking in water on chemical components, the physical and mechanical properties of Neolamarckia cadamba
Water – soaked Neolamarchkia cadamba wood within 7 days at room temperature leading to significant decreased of extractives in hot and cold water, the content of lignin increased slightly meanwhile cellulose remained unchanged. The maximum volumetric swelling rate of water – soaked wood was 9.08%, this value was 7.71% higher than that of non – soaked samples standing at 8.43%. There were different in oven – dried density, compressive strength parallel to grain and radial compressive radial strength between soaked and un – soaked samples. The oven – dried density decreased 2.16% from 0.393 g/cm3 of water – soaked wood to 0.384 g/cm3 of un – water – soaked samples. The compressive strength parallel to grain and radial compressive strength of water – soaked wood reduced 3.52% and 5.87% than those of un – soaked samples, respectively. Keywords: Neolamarckia cadamba, extractives in cold water, extractives in hot water, soaking in water |
Latest news
- VFCS is published on the website of the Forestry Department, Ministry of Agriculture, Forestry and Fisheries of Japan
- Memorandum of Understanding signing ceremony on handing over new wood material samples from the Finnish Embassy to the VAFS for displaying
- Vietnam's rubber sector proactively meets the European Union's Regulations on production of goods that do not cause deforestation (EUDR).
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
Oldest news
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2016
- The Second National Policy Dialogue on Strengthening Forest Tenure for Sustaining Livelihoods and Generating Income
- Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2015
- The distribution of powers and responsibilities affecting forests, land use, and REDD+ across levels and sectors in Vietnam
- Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2015