TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 – 2016
1 | Nghiên cứu tái sinh tự nhiên của cây Đinh đũa (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng | Hoàng Vũ Thơ | Evaluating reality of natural regeneration of Stereospermum colais under the natural forest canopy and plantation | 4161 |
2 | Mối quan hệ của Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) với các loài trong rừng tự nhiên ở 2 tỉnh Sơn La và Lào Cai | Lại Thanh Hải, Phan Thị Luyến | Relationship between Choerospndias axillaris and other species in Son La and Lao Cai | 4172 |
3 | Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và mối quan hệ loài của Dẻ gai phú thọ (Castanopsis phuthoensis Luong) trong rừng thứ sinh phục hồi ở Cầu Hai, Phú Thọ | Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Viễn, Phạm Quang Tiến, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt | Research on forest structure and relations between tree species of Castanopsis phuthoensis in forest rehabilitation in Cau Hai, Phu Tho | 4180 |
4 | Sinh trưởng của một số loài cây bản địa trong rừng trồng hỗn loài cung cấp gỗ lớn ở Cầu Hai, Phú Thọ | Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Thị Thiêm, Đoàn Thị Thảo, | Growth of some native tree species in mixed plantation for timber in Cau Hai, Phu Tho province | 4190 |
5 | Triển vọng gỗ lớn của một số mô hình trồng các loài keo ở Bình Định và Phú Yên | Nguyễn Huy Sơn, Phạm Đình Sâm | The potential sawlog production of acacia plantations in Binh Dinh and Phu Yen | 4199 |
6 | Ứng dụng viễn thám landsat đa thời gian và GIS đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1994 – 2015 | Nguyễn Hải Hòa | Application of multispectral landsat data and GIS to monitor changes in coastal mangroves in Tien Yen district, Quang Ninh province during 1994 – 2015 | 4208 |
7 | Tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) cho Bạch đàn camal để phòng trừ ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu | Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh, Phạm Quang Thu | Establishing the entomopathogenic fungus Beauveria bassiana as an artificial endophyte in Eucalyptus camaldulensis for the control of the gall wasp Leptocybe invasa | 4218 |
8 | Nghiên cứu mật độ bào tử nấm Ceratocystis manginecans phát tán trong rừng Keo lá tràm, keo lai và Keo tai tượng tại Việt Nam | Nguyễn Minh Chí, Phạm Quang Thu | Spore trap study in Acacia auriculiformis, acacia hybrids and Acacia mangium plantations in Vietnam | 4225 |
9 | Đặc điểm sinh học của nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) trong nuôi cấy thuần khiết | Phạm Quang Thu | Studies on the biological characteristics of Phellinus linteus in pure culture | 4231 |
10 | Thiên địch của ong đen (Leptocybe invasa Fisher & la Salle) gây u bướu bạch đàn tại Việt Nam | Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu | Detecting natural enemies of Letocybe invasa Fisher & la Salle species gall wasp in Vietnam | 4238 |
11 | Sâu đo (Biston suppressaria Guenée) – mối đe dọa mới cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium) tại Việt Nam | Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu | Looper caterpillar Biston suppressaria Guenée – a new emerging threat to Acacia mangium plantations in Vietnam | 4245 |
12 | Điều tra thành phần loài nấm gây bệnh thối rễ thuộc họ Pythiaceae gây hại Keo tai tượng và keo lai ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam | Phạm Quang Thu | Surveys of pythiaceae causing root rot diseases of Acacia mangium and Acacia hybrid in some provinces of North Vietnam | 4251 |
13 | Kết quả nghiên cứu thành phần sâu, bệnh hại một số loài cây trồng rừng chính tại Việt Nam | Phạm Quang Thu | Results of a survey of insect pests and diseases of the main forest plantation species in Vietnam | 4257 |
14 | Tính đa dạng và giá trị bảo tồn khu hệ thú (Mammalia fauna) tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn | Đồng Thanh Hải | Diversity and conservation values of Mammalia fauna in Ba Be National Park, Bac Kan province | 4265 |
15 | Các chất chiết xuất từ lá cây keo lai (Acacia hybrids) | Nguyễn Thị Minh Nguyệt | The extractives from leaves of Acacia hybrid | 4276 |
16 | Ảnh hưởng của xử lý nhiệt đến một số tính chất cơ học gỗ keo lai | Nguyễn Thị Minh Nguyệt Vũ Mạnh Tường | Effect of thermal treatment on some mechanical properties of Acacia hybrid wood | 4285 |
17 | Chế độ cắt hợp lý vật liệu MDF trên máy cưa P – 2800 TM | Hoàng Việt | Reasonable parameters of cutting of MDF material on sawing machine P – 2800 TM | 4292 |
|
NGHIÊN CỨU TÁI SINH TỰ NHIÊN CỦA CÂY ĐINH ĐŨA (Stereospermum colais (Dillw) Mabberl) DƯỚI TÁN RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG
Hoàng Vũ Thơ
Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu thực trạng tái sinh tự nhiên trong điều kiện tự nhiên và gây trồng tại Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Xuân Mai (Hà Nội) cho thấy, Đinh đũa là loài cây bản địa có khả năng tái sinh hạt và cả tái sinh chồi khá mạnh. Trong điều kiện gây trồng khả năng tái sinh tự nhiên của loài Đinh đũa diễn ra mạnh mẽ, trong khi ở rừng tự nhiên chưa phát hiện thấy tái sinh tự nhiên xuất hiện, và tái sinh tự nhiên xuất hiện hạn chế ở khu cây trồng phân tán. Trong điều kiện đất ẩm mát dưới gốc cây mẹ sai quả ổn định, số lượng cây tái sinh nhiều, chất lượng cây tái sinh tốt hơn so với điều kiện dưới gốc cây mẹ lớp đất mặt khô cằn, lẫn nhiều sỏi đá. Trong điều kiện gây trồng, khả năng tái sinh tự nhiên diễn ra khá mạnh mẽ dưới gốc các cây Đinh đũa sai quả, có tuổi trên 15 năm. Thành công của nghiên cứu này góp phần quan trọng cung cấp thông tin, cơ sở xúc tiến tái sinh tự nhiên cho loài Đinh đũa trong điều kiện tự nhiên và gây trồng, góp phần quan trọng cho chọn giống, bảo tồn và phát triển tại các địa điểm nghiên cứu và các nơi khác có điều kiện tương tự. Từ khóa: Cây bản địa, tái sinh tự nhiên, Đinh đũa, đặc điểm sinh trưởng
|
Evaluating reality of natural regeneration of Stereospermum colais under the natural forest canopy and plantation
The research results of the evaluate reality of natural regeneration of Yellow snake trees under the netural forest canopy and plantation in Lao Cai, Yen Bai, Hoa Binh and Xuan Mai (Hanoi) shows, it is based indigenous species capable of regeneration seeds and buds sharply regeneration. In terms of planted natural regeneration capacity of Yellow snake tree to bring strong, while in terms of natural forest regeneration undiscovered natural trees and plants scattered natural regeneration capacity appears limited. In the moist soil conditions under a mother tree fruitings stablity many years, the number of trees regeneration more and better quality than the arid soil or gravel. In terms of plantation, natural regeneration going strong at the base of mother tree fruiting stability, aged over 15 years. The success of this study provide an important contribution to information, promotion of natural regeneration in natural conditions and plantation, contribution to the breeding, conservation and development Yellow snake tree in the study sites and elsewhere have similar conditions. Keywords: Native plants, natural regeneration, Stereospermum colais, growth characteristics
|
MỐI QUAN HỆ CỦA XOAN NHỪ (Choerospondias axillaris) VỚI CÁC LOÀI TRONG RỪNG TỰ NHIÊN Ở 2 TỈNH SƠN LA VÀ LÀO CAI
Lại Thanh Hải1, Phan Thị Luyến2
1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh 2 Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật lâm sinh
TÓM TẮT Nghiên cứu mối quan hệ giữa Xoan nhừ với các loài cây trong rừng tự nhiên đã sử dụng phương pháp điều tra ô 6 cây và căn cứ vào chỉ số tần suất xuất hiện để xác định mối quan hệ. Kết quả như sau: Xoan nhừ thường phân bố ở trạng thái rừng hỗn loài lá rộng thường xanh phục hồi sau khai thác nhiều năm; Nằm ở tầng trên của tán rừng với D1.3, Hvn lớn hơn các loài cây bạn; Số loài cây xuất hiện cùng Xoan nhừ tương đối cao tại hai khu vực nghiên cứu (Lào Cai: Văn Bàn 49 loài, Sa Pa 50 loài; Sơn La: Mộc châu 26 loài, Phù Yên 20 loài, Thuận Châu 24 loài); Tại Lào Cai loài rất hay gặp với Xoan nhừ là Trám trắng; Tại Sơn La loài rất hay gặp với Xoan nhừ là Bồ đề, Sồi phảng, Mắc niễng và Xoan nhừ.
Từ khóa: Mối quan hệ, Xoan nhừ
|
Relationship between Choerospndias axillaris and other species in Son La and Lao Cai
Research on relationship between Choerospondias axillaris and other species in natural forests, used survey methods of “6 tree plot” and appearing frequency index. The results showed that: Choerospondias axillaris distribution in evergreen broadleaf forest, spartly; on the upper storey of the forest canopy, DBH and Ht are higher than that of neighbour species; In Van Ban, there were 49 species living with Choerospondias axillaris; In Sa Pa, there were 50 species living with Choerospondias axillaris; In Moc Chau, there were 26 species living with Choerospondias axillaris; In Phu Yen, there were 20 species living with Choerospondias axillaris; In Thuan Chau, there were 24 species living with Choerospondias axillaris; In Lao Cai, the number of species appearing with A. triphysa with very high frequence were Canarium album; In Son La, The number of species appearing with A. triphysa with very high frequence were Ficus religiosa, Lithocarpus fissus, Eberhardtia aurata, Choerospondias axillaris. Keywords: Relation, Choerospondias axillaris
|
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ MỐI QUAN HỆ LOÀI CỦA DẺ GAI PHÚ THỌ (Castanopsis phuthoensis Luong) TRONG RỪNG THỨ SINH PHỤC HỒI Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ
Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Viễn, Phạm Quang Tiến, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ
TÓM TẮT Dẻ gai phú thọ là loài cây bản địa đặc hữu của tỉnh Phú Thọ, có phân bố hẹp tại 2 xã thuộc huyện Đoan Hùng, khả năng tái sinh kém nên cần có nghiên cứu về cấu trúc và mối quan hệ loài của nó với các loài cây bạn để xác định hướng bảo tồn nguồn gen quý của loài cây này. Kết quả nghiên cứu cấu trúc rừng cho thấy Dẻ gai phú thọ là loài cây chiếm ưu thế trong rừng thứ sinh phục hồi, có chỉ số IV trên 5% ở rừng khoanh nuôi và làm giàu rừng lỗ trống, đặc biệt rừng khoanh nuôi mật độ trung bình và cao chỉ số IV đạt xấp xỉ 10%, làm giàu rừng lỗ trống có IV đạt 17,9% nhưng mật độ của Dẻ gai phú thọ ở các trạng thái rừng phục hồi rất thấp, trung bình chỉ có 3,3 – 11,1 cây/ha. Phân bố số cây theo cấp đường kính của Dẻ gai phú thọ ở các trạng thái rừng có dạng đường cong một đỉnh ở cỡ kính 20cm hoặc 24cm. Phân bố số cây theo cấp chiều cao của loài này cũng có dạng đường cong một đỉnh ở cấp chiều cao 18m hoặc 20m. Giá trị của các đỉnh này cao hơn đường kính, chiều cao trung bình của các trạng thái rừng phục hồi nghiên cứu. Dẻ gai phú thọ xuất hiện với chính nó và 31 loài cây bạn khác, có tính quần thể rõ rệt, thường gặp với Ràng ràng mít, Lim xanh, Sồi phảng, Dẻ cau, Bứa và Ngát.
Từ khóa: Cấu trúc rừng, Dẻ gai phú thọ, mối quan hệ loài
|
Research on forest structure and relations between tree species of Castanopsis phuthoensis in forest rehabilitation in Cau Hai, Phu Tho
Castanopsis phuthoensis Luong is an endemic tree species of Phu Tho province, only distributed narrowly in forest rehabilitation in two communes belonging to Doan Hung district. As it is difficult to find the seedling in the nature, research on forest structure and relations between tree species is very necessary to define method of conservation for this species. The species is dominant tree species in the forest rehabilitation with both IV% indexes and percent of each species for number of trees above 5% in nature regeneration forest and enrichmnet forest by additionally planting in holes in the forest, particularly nearly 10% in nature regeneration forest with high and medium density, and reaching 14.5% in enrichmnet forest by additionally planting in the holes, density of this species is very low, only from 3.1 to 11.1 trees per hectare. Diameter distributions of the species of number of trees is characterized by curve style with a peak in 20cm or 24cm diameter classes. Its height distributions are also curve style with a top in 18m or 20m heigh classes. This peaks are higher than diamter and heigh average of the rehabilitation forest. Both the diameter and heigh distributions are not suitable to Meyer, Weibull and Interrupted distribution. This species occurs itself and 31 other tree species, clearly grows in population, and often appears six other native tree species, including Ormosia balansae, Erythrophloeum fordii, Castanopsis cerebrina, Quercus platycalyx, Gironniera subaequalis and Garcinia oblongifolia. Keywords: Forest structure, Castanopsis phuthoensis, relations between tree species
|
SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOÀI CÂY BẢN ĐỊA TRONG RỪNG TRỒNG HỖN LOÀI CUNG CẤP GỖ LỚN Ở CẦU HAI, PHÚ THỌ
Hoàng Văn Thắng1, Nguyễn Thị Thiêm2, Đoàn Thị Thảo1
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển lâm nghiệp A&V
TÓM TẮT Các thí nghiệm rừng trồng hỗn loài cây bản địa cung cấp gỗ lớn tại Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc bộ ở Cầu Hai, Phú Thọ được xây dựng vào tháng 7/2001 trên đất rừng thoái hóa với các loại thảm che khác nhau là Cốt khí và Keo tai tượng. Số liệu đo đếm đến năm 2014 cho thấy, sau 14 năm trồng các loài cây Re gừng và Sồi phảng trong các công thức thí nghiệm đạt tỷ lệ sống từ 86,5 – 87,8% và có sinh trưởng, phát triển tốt. Một số cây Sồi phảng đã có thể cho khai thác cung cấp gỗ lớn (có đường kính ngang ngực đạt trên 30cm), trong khi đó Trám trắng và Vạng trứng có tỷ lệ sống thấp (61,1 – 66,5%) và sinh trưởng phát triển kém. Tại tuổi 14, các chỉ tiêu sinh trưởng của Sồi phảng đạt trung bình là D1.3= 21cm,Hvn = 14,2m, Dt = 5,9m; Re gừng đạt D1.3 = 13,3cm,Hvn = 11m, Dt = 3,7m; Vạng trứng đạt D1.3 = 8,6cm, Hvn = 8,8m, Dt = 2,7m và Trám trắng chỉ đạt D1.3= 7cm, Hvn = 7,5cm và Dt = 2,2m. Trữ lượng trung bình của các loài cây bản địa trong các công thức dao động từ 69,4 – 94,7 m3/ha (trung bình là 86 m3/ha), tăng trưởng trung bình đạt từ 5,4 – 6,7 m3/ha/năm (trung bình là 6,1 m3/ha/năm). Chất lượng cây (bao gồm độ nhỏ cành, độ thẳng thân và phát triển ngọn) của các loài Sồi phảng và Re gừng đều tương đốt tốt, trong khi đó chất lượng của các loài Trám trắng và Vạng chứng kém hơn do bị cạnh tranh mạnh bởi các loài cây khác trong mô hình, đặc biệt là ở công thức cây phù trợ là Keo tai tượng chưa được tỉa thưa ở tuổi 14. Sinh trưởng của các loài cây Sồi phảng và Re gừng đều đạt tốt nhất trong công thức cây phù trợ là Keo tai tượng.
Từ khóa: Cây bản địa, Cầu Hai, Phú Thọ, sinh trưởng, gỗ lớn, rừng trồng hỗn loài
|
Growth of some native tree species in mixed plantation for timber in Cau Hai, Phu Tho province
Mixed plantation experiments by native species for timber at the Forest Science Centre for Central of North Vietnam in Cau Hai, Phu Tho province was established in 2001 on degraded forest land with different types of nurse trees such as Tephrosia candida and Acacia mangium. Measurement data in 2014 showed that, after 14 years of planting Cinnamomum obtusifolium and Lithocarpus fissus species in the experiments reached 86.5 to 87.8% survival rate, they have good growth and development. Some Lithocarpus fissus trees was able to supply timber (DBH over 30 cm), while the Canarium album and Endospermum chinensis species have a low survival rate (from 61.1 to 66.5%) and poor growth and development. At age of 14, the growth of Lithocarpus fissus species has D1.3 = 21cm, Hvn = 14.2m, Dt = 5.9m; Cinnamomum obtusifolium species reached D1.3 = 13.3cm, Hvn = 11m, Dt = 3.7m; Endospermum chinensis species has D1.3 = 8.6cm, Hvn = 8.8m, Dt = 2.7m white Canarium album speices reached only D1.3 = 7cm only, Hvn = 7.5 cm and Dt = 2.2m. The average yield of native species in the models ranged from 69.4 – 94.7 m3/ha (average is 86 m3/ha), the average increment from 5.4 – 6.7 m3/ha/year (average is 6.1 m3/ha/year). Quality trees (including the small branches, stem straightness and development canopy) of Lithocarpus fissus and Cinnamomum obtusifolium species are good while Canarium album and Endospermum chinensis species are bad due to competed by other species in the experiments, especially in the experiment of nurse tree of Acacia mangium not been thinning at the age of 14 yet. Lithocarpus fissus and Cinnamomum obtusifolium species growth best in experiment of nurse tree is Acacia mangium. Keywords: Cau Hai, Phu Tho province, mixed plantations, native tree, timber, growth
|
TRIỂN VỌNG GỖ LỚN CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG CÁC LOÀI KEO Ở BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN
Nguyễn Huy Sơn, Phạm Đình Sâm
Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Nếu quan niệm rừng trồng gỗ lớn có đường kính ngang ngực trung bình (D1,3) ≥ 18cm thì các mô hình trồng Keo lai (A. hybrids) từ 6 – 10 năm tuổi trồng ở Bình Định và Phú Yên chưa có khả năng cung cấp gỗ lớn, mô hình tốt nhất cũng chỉ có D1,3 ≈ 16,67cm, mô hình kém nhất có D1,3 ≈ 9,18cm; trữ lượng gỗ cây đứng (M) cao nhất ≈ 133,51m3/ha, thấp nhất ≈ 57,96m3/ha/năm; năng suất gỗ (ΔM) cao nhất cũng chỉ đạt 19,07m3/ha/năm và thấp nhất là 9,06m3/ha/năm. Keo tai tượng (A. mangium) có hai mô hình điển hình đã có khả năng cung cấp gỗ lớn, mô hình 10 năm tuổi ở Bình Định, đường kính trung bình (D1,3) ≈23,38cm, trữ lượng gỗ cây đứng (M) ≈ 231,88m3/ha, năng suất (ΔM) ≈ 23,19m3/ha/năm. Mô hình 20 năm tuổi ở Phú Yên có đường kính trung bình (D1,3) ≈35,63cm, trữ lượng gỗ cây đứng (M) ≈ 305,03m3/ha, năng suất (ΔM) ≈ 15,25m3/ha/năm. Keo lá tràm có 04 mô hình trồng thuần loài và 01 mô hình trồng hỗn loài với Sao đen, trong đó có 01 mô hình 14 năm tuổi, còn lại từ 20 – 21 năm tuổi. Xét về đường kính thì chỉ có 01 mô hình trồng thuần loài 20 năm tuổi và 01 mô hình trồng hỗn loài với Sao đen 21 năm tuổi ở Bình Định đã có khả năng cung cấp gỗ lớn, đường kính (D1,3) ≈ 21,39 – 24,99cm, trữ lượng cây đứng (M) ≈ 198,27 – 224,89m3/ha, năng suất (ΔM) ≈ 9,44 – 11,24m3/ha/năm. Các mô hình còn lại có D1,3 ≈ 14,61 – 16,85cm, trữ lượng cây đứng (M) ≈ 93,36 – 156,06m3/ha, năng suất (ΔM) ≈ 6,67 – 7,43m3/ha/năm. Tuy nhiên, khả năng tăng trưởng về đường kính của hầu hết các mô hình đều khá chậm, nếu áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp, các mô hình này cũng rất có triển vọng cung cấp gỗ lớn trong khoảng từ 5 – 7 năm tới.
Từ khóa: Gỗ lớn, Keo lai (Acacia hybrid), Keo tai tượng (A. mangium), Keo lá tràm (A. auriculiformis), Bình Định, Phú Yên
|
The potential sawlog production of acacia plantations in Binh Dinh and Phu Yen
If requirement of diameter at breast height (DBH) for sawlog is greater than 18 cm, almost Acacia hybrid plantation within 6 – 10 year – old in Binh Dinh and Phu Yen province cannot meet this requirement; DBH, standing volume and MAI of the poorest and fastes growth rate plantations were 9.18 and 16.67 cm, 57.96 and 133.51 m3/ha, and 9.06 and 19.07 m3/ha/year, respectively. For Acacia mangium, there are only two plantations which were 10 year – old in Binh Dinh province having DBH, standing volume and MAI of 23.38 cm, 231.88 m3/ha and 23.19 m3/ha/year, respectively. There was a 20 year – old plantation in Phu Yen province which had DBH, standing volume and MAI of 35.63 cm, 305.03 m3/ha and 15.25 m3/ha/year, respectively. For Acacia auriculiformis, there were four single – species plantations (pure A. auriculiformis) and a mixed – species plantation (A. auriculiformis + Hopea odorata); one of them was 14 year – old and the others were 20 – 21 year – old. However, only one 20 year – old single – species plantation and the 21 year – old mixed – species plantation which have timber that can be used for sawlog; DBH, standing volume and MAI of 21.39 and 24.99 cm, 198.27 and 224.89 m3/ha and 9.44 and 11.24 m3/ha/year, respectively. DBH, standing volume and MAI of the other plantations were 14.61 – 16.85 cm, 93.36 – 156.06 m3/ha, and 6.67 – 7.43 m3/ha/year. DBH growth in almost plantation were low. Further intervention by silviculture techniques should be applied, so timber of these plantations can be used for sawlog in the next 5 – 7 years. Keywords: Sawlog, Acacia hybrid, Acacia mangium, Acacia auriculiformis, Binh Dinh and Phu Yen
|
ỨNG DỤNG VIỄN THÁM LANDSAT ĐA THỜI GIAN VÀ GIS ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 1994 – 2015
Nguyễn Hải Hòa
Bộ môn Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat đa phổ để đánh giá biến động diện tích rừng ngập mặn ven biển với độ chính xác trên 83% một lần nữa tái khẳng định việc sử dụng ảnh viễn thám Landsat để nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ngập mặn là phù hợp và có độ tin cậy trong bối cảnh nguồn dữ liệu này sẵn có và miễn phí. Kết quả đánh giá biến động về diện tích rừng ngập mặn huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh cho thấy diện tích rừng tăng từ 3021.6ha năm 1994, lên 3544.8ha năm 2015, tăng thêm 523.2ha, đặc biệt trong giai đoạn 2003 – 2008 và 2010 – 2015 diện tích rừng ngập mặn tăng thêm lần lượt là 824.5ha (34,2%) và 910.8ha (34,6%), nhưng diện tích tăng lên chủ yếu là rừng trồng và chất lượng rừng chưa cao. Diện tích rừng ngập mặn tăng lên chủ yếu là do có các dự án trồng và phục hồi rừng ngập mặn phòng hộ ven biển qua nguồn vốn quốc tế tài trợ theo các chương trình trồng rừng ngập mặn của hội chữ thập đỏ, hoạt động phục hồi rừng ngập mặn của tổ chức ACMANG Nhật Bản. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài báo đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển khu vực nghiên cứu, gồm nhóm giải pháp về quản lý, nhóm giải pháp về công tác trồng rừng, giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội.
Từ khóa: Biến động rừng, rừng ngập mặn ven biển, sử dụng đất, viễn thám, hệ thống thông tin địa lý
|
Application of multispectral landsat data and GIS to monitor changes in coastal mangroves in Tien Yen district, Quang Ninh province during 1994 – 2015
Using multispectral Landsat images to monitor the changes in coastal mangroves indicates that the accurracy of classified images is more than 83%, this result therefore has reconfirmed that using Landsat images for quantifying changes in coastal mangroves is suitable and appropriate as they are freely available. The study shows that the extents of coastal mangroves have increased from 1994 to 2015, estimated at 523.2ha, in particular during the periods of 2003 – 2008 and 2010 – 2015, the extents of coastal mangroves have increased by 824.4ha (equivalent to 34.2%) and 910.8ha (equivalent to 34.6%). However, increased areas are mainly mangrove plantation with low quality as a result of mangrove plantation; mangrove rehabilitation and restoration programs from both international and national projects, namely Red Cross, ACMANG from Japan. Based on the findings, the paper suggests possible solutions for enhancing mangrove development and protection in study areas, namely enhancement of management schemes, suitable mangrove plantation approaches, socioeconomic and technical measures. Keywords: Coastal mangroves, GIS, land use, mangrove changes, remote sensing. |
TẠO NỘI SINH NHÂN TẠO NẤM BẠCH CƯƠNG (Beauveria bassiana) CHO BẠCH ĐÀN CAMAL ĐỂ PHÒNG TRỪ ONG ĐEN (Leptocybe invasa) GÂY U BƯỚU
Lê Văn Bình, Đặng Như Quỳnh, Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Nấm Bạch cương (Beauveria bassiana) là một loài nấm ký sinh phổ biến đối với nhiều loài côn trùng. Các chế phẩm từ nấm B. bassiana đã được biết đến và sử dụng rộng rãi để phòng trừ sinh học trong nông, lâm nghiệp. Nhiều chủng nấm được nhân sinh khối và sản xuất thuốc trừ sâu sinh học ở nhiều quốc gia. Loài nấm này đã được phát hiện sống nội sinh tự nhiên với rất nhiều loài thực vật. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Bạch cương (B. bassiana) có thể sống nội sinh nhân tạo với một số loài thực vật. Khi gây nhiễm, sợi nấm xâm nhiễm, lan truyền và sống trong mô của thực vật. Cho đến ngày nay, nấm Bạch cương đã được ghi nhận sống nội sinh nhân tạo trên các loài cây như: Ngô, Khoai tây, Cà chua, Ca cao, Bông, Lúa mỳ và Chuối. Bài báo này trình bày thí nghiệm tạo nội sinh nhân tạo nấm Bạch cương (B. bassiana) cho cây Bạch đàn camal (Eucalyptus camaldulensis) để phòng trừ loài Ong đen (Leptocybe invasa) gây u bướu. Nhiễm nhân tạo nấm Bạch cương được thực hiện theo 2 phương pháp: tưới bào tử nồng độ 108CFU/ml vào hạt giống nảy mầm và hạt giống nảy mầm trên hệ sợi nấm trong thời gian 7 ngày. Kết quả chỉ ra rằng sau 12 tuần nhiễm nấm, nấm Bạch cương sống và tồn tại trong lá, chồi và thân cây con Bạch đàn camal với tỷ lệ 76,7% đối với phương pháp tưới dung dịch bào tử và 80,0% đối với phương pháp hạt giống nảy mầm trên hệ sợi nấm. Chiều cao của cây con nhiễm nấm cao hơn 33,2% và tỷ lệ bị hại giảm 82,1% so với đối chứng cây con không nhiễm nấm. Mức độ bị hại của cây con nhiễm nấm rất nhỏ trong khi đó cây không nhiễm nấm bị hại nặng. Kết quả nghiên cứu trên mở ra một triển vọng mới trong phòng trừ sâu hại.
Từ khóa: Nội sinh nhân tạo, Beauveria bassiana, Eucalyptus camaldulensis, Leptocybe invasa
|
Establishing the entomopathogenic fungus Beauveria bassiana as an artificial endophyte in Eucalyptus camaldulensis for the control of the gall wasp Leptocybe invasa.
The fungus Beauveria bassiana is a common fungal parasite of many arthropod species. The entomopathogenic properties of B. bassiana are well-known and it is used widely in biological control strategies in agriculture and forestry. Some strains of the fungus are mass-produced as commercial biological insecticides in many countries. This fungus can live as a natural endophyte in various plant species. Some studies have shown that B. bassiana can survive as an artificial endophyte in several plants. Its mycelium can infect, colonize and survive in plant tissues after artificial inoculation. Until now, B. bassiana has been reported only as an artificial endophyte of maize, potato, tomato, cocoa, cotton, wheat and banana. Therefore, the aim of this study is to experiment B. bassiana as an artificical endophyte of Eucalyptus camaldulensis for the control of the gall wasp Leptocybe invasa. We established artificial inoculation of the fungus as an endophyte in E. camaldulensis seedlings using two methods: (1) geminated seeds were drenched with conidial solution with a concentration of 108 CFU/ml of B. bassiana, and (2) germinated seeds were grown in a fungal mat of B. bassiana for 7 days. Results showed that at 12 weeks post-inoculation, B. bassiana had colonized the leaves, shoots and stems of the seedlings, with 76.7% of seedlings colonized using the conidial solution on germinated seeds and 80.0% colonized using germinated seeds grown in fungal mats. Height of seedlings colonized with B. bassiana was increased by 33.2% compared to non-inoculated control seedlings. Damage index scored for L. invasa on colonized seedlings was reduced by 82.1% compared to control seedlings and the damage severity of the colonized seedlings was also low, in the other hand, the non-colonized control seedlings got high level of damage. Keywords: Artificial endophyte, Beauveria bassiana, Eucalyptus camaldulensis, Leptocybe invasa.
|
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ BÀO TỬ NẤM Ceratocystis manginecans PHÁT TÁN TRONG RỪNG KEO LÁ TRÀM, KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Minh Chí, Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans gây hại rừng trồng các loài keo đang là vấn đề lớn ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Thí nghiệm bẫy bào tử nấm C. manginecans bằng lam kính được phủ kín hai mặt bằng vaselin trong các lô rừng đã được xác định bị bệnh chết héo gây hại gồm rừng Keo lá tràm tại Bình Dương và Đồng Nai; rừng keo lai tại Tuyên Quang và Yên Bái; rừng Keo tai tượng tại Phú Thọ và Yên Bái để xác định độ cao phát tán và mật độ phát tán bào tử nấm C. manginecans. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ bào tử phát tán trong rừng Keo tai tượng và keo lai cao hơn so với trong rừng Keo lá tràm. Bào tử nấm C. manginecans xuất hiện ở tất cả các độ cao đặt bẫy từ 60 – 150cm so với mặt đất và tập trung nhiều nhất ở độ cao từ 110 – 120cm. Mật độ trung bình ở khoảng độ cao này đạt từ 75,0 – 78,1 bào tử/bẫy/tuần với rừng Keo lá tràm, từ 78,1 – 84,4 bào tử/bẫy/tuần với rừng keo lai và 84,4 – 87,5 bào tử/bẫy/tuần với rừng Keo tai tượng. Độ cao tối ưu tạo vết thương vào gỗ trên thân cây keo để bẫy bào tử nấm hiệu quả nhất là từ 110cm hoặc 120cm so với mặt đất.
Từ khóa: Bệnh chết héo, bẫy bào tử, Ceratocystis manginecans, Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng
|
Spore trap study in Acacia auriculiformis, acacia hybrids and Acacia mangium plantations in Vietnam Ceratocystis wilt disease of acacia plantations caused by Ceratocystis manginecans is now a major problem in Vietnam and other countries. A spore trap using slides with vaselin in both sides study was undertaken in diseased Acacia auriculiformis plantations in Binh Duong and Dong Nai provinces, Acacia hybrid plantations in Tuyen Quang and Yen Bai provinces, and A. mangium plantations in Phu Tho and Yen Bai provinces, to determine the height of spore discharge and spore density of C. manginecans. The findings showed that spore density measured as colony forming units (CFU), was higher in A. mangium and Acacia hybrid plantations compared to A. auriculiformis plantations. The C. manginecans spores were discharged from 60cm to 150cm in height above land surface but the largest number of spores was found at 110 – 120cm height. At this height, the average number of spores was 70.5 – 78.1 CFU/trap/week, 78.1 – 84.4 CFU/trap/week and 84.4 – 87.5 CFU/trap/week in A. auriculiformis plantations, Acacia hybrid plantations and A. mangium plantations, respectively. The optimal height for making wounds to achieve the highest density of spores on acacia stems was 110cm or 120cm above land surface.
Keywords: Acacia auriculiformis, Acacia hybrids, Acacia mangium, Ceratocystis manginecans, spore trap, wilt disease
|
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM THƯỢNG HOÀNG (Phellinus linteus) TRONG NUÔI CẤY THUẦN KHIẾT
Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Nấm Thượng hoàng (Phellinus linteus) là một loài nấm dược liệu nổi tiếng ở các nước phương Đông với các hoạt tính sinh học phong phú, đặc biệt trong phòng chống ung thư. Việc khai thác loài nấm này chủ yếu được thu hái ngoài tự nhiên và đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh học trong nuôi cấy thuần khiết rất cần thiết và có thể ứng dụng để nuôi trồng thể quả. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm Thượng hoàng (P. Linteus) trong nuôi cấy thuần khiết được tiến hành với 3 công thức môi trường (PDA, GYA và PGA), 6 công thức nhiệt độ (10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC và 35oC), 6 công thức ẩm độ (75%, 80%, 85%, 90%, 95% và 100%), 4 công thức thời gian nuôi cấy. Kết quả cho thấy hệ sợi nấm P. linteus sinh trưởng tốt nhất khi cấy trên môi trường PDA (2,92mm/ngày) và PGA (2,71mm/ngày). Sợi nấm sinh trưởng tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 20oC đến 30oC và sinh trưởng nhanh nhất ở nhiệt độ 25oC, đạt 2,34mm/ngày. Nấm Thượng hoàng sinh trưởng tốt khi được nuôi ở độ ẩm từ 90% trở lên, tốt nhất là 95%, tốc độ trung bình đạt 3,68mm/ngày. Thời gian nuôi trồng, từ khi cấy nấm đến khi thu hoạch thích hợp là từ 26 ngày, khối lượng sinh khối tươi thu được đạt 19,2g/100ml môi trường.
Từ khóa: Đặc điểm sinh học, nuôi cấy thuần khiết, Phellinus linteus, sinh trưởng của hệ sợi
|
Studies on the biological characteristics of Phellinus linteus in pure culture
Phellinus linteus is a well – known Oriental medicinal fungus with a variety of biological activities, especially anti – tumor activities. This material is now widely collected in nature and as such has become extinct. Studies on the biological characteristics in pure culture are needed and the results can be used for fruiting body cultivation. Studies on the biological characteristics of Phellinus linteus in pure culture were conducted with three kinds of nutrient media: PDA (potato dextrose agar), GYA (glucose and yeast extract) and PGA (potato glucose agar), six temperature treatments (10oC, 15oC, 20oC, 25oC, 30oC and 35oC), six relative humidity (RH) conditions (75%, 80%, 85%, 90%, 95% and 100%) and the time of havesting of mycelial mass production. The results showed that the fungal growth increment reached highest values when mycelia were cultivated in PDA (2.92 mm/day) and PGA (2.71 mm/day). Good growth of mycelia were recorded when cultures were cultivated in temperatures from 20 to 30oC and the best growth increment was in 25oC, at a rate of 2.34mm/day. Mycelia grew well at a relative humidity over 90% and achieved an optimal rate of growth at 95% RH, growing 3.68 mm/day. The time required for cultivation from mass mycelial production was approximately 26 days, achieving a mass of 19.2gm fresh mycelia per 100ml of media. Keywords: Biological characteristics, mycelial growth, Phellinus linteus, pure culture
|
THIÊN ĐỊCH CỦA ONG ĐEN (Leptocybe invasafisher & La Salle) GÂY U BƯỚU BẠCH ĐÀN TẠI VIỆT NAM
Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Loài Ong đen (Leptocybe invasa Fisher & La Salle) thuộc họ (Eulophidae), bộ Cánh màng (Hymenoptera) gây hại bạch đàn ở nhiều nước trên thế giới. Năm 2004 loài ong này được phát hiện lần đầu ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và đến nay đã gây hại và lan rộng ra khắp 9 vùng sinh thái ở Việt Nam. Năm 2013, kết quả điều tra tình hình gây hại của ong (L. invasa) ở Đông Triều (Quảng Ninh), Phù Ninh (Phú Thọ) và Yên Bình (Yên Bái) đã thu được 4 loài thiên địch loài ong này, trong đó có 1 loài thuộc nhóm thiên địch bắt mồi là loài Nhện linh miêu (Oxyopes sp.) và 3 loài thiên địch ký sinh là loài Ong vàng mắt nâu (Quadrastichus mendeli), Ong nâu vàng mắt đỏ (Aprostocetus sp.) và loài Ong nâu cánh chấm (Megastigmus sp.). Trong 4 loài này có loài Ong vàng mắt nâu là loài thiên địch ký sinh lên Ong đen (L. invasa) rất phổ biến, loài Ong nâu vàng mắt đỏ ký sinh phổ biến, loài Ong nâu cánh chấm và loài Thiên địch bắt mồi Nhện linh miêu là ít bổ biến.
Từ khóa: Bạch đàn, hình thái, Leptocybe invasa, thiên địch
|
Detecting natural enemies of Letocybe invasa Fisher & La Salle species gall wasp in Vietnam
Leptocybe invasa belongs to family Eulophidae, order Hymenoptera. This species is currently causing damage to eucalyptus in many countries around the world and has been reported damaging eucalyptus in Ho Chi Minh City, Đong Nai and Binh Phuoc province of Vietnam since 2004, up to now they have damaged and distributed across nine eco – regions in Vietnam. In 2015, according to investigation data about L. invasa in Dong Trieu (Quang Ninh), Phu Ninh (Phu Tho) and Yen Binh (Yen Bai), 4 species natural enemies were collected, including one species (Oxyopes sp.) belongs to predator group and three species were parasitic predators including Quadrastichus mendeli; Aprostocetus sp. and Megastigmus sp. Among these species, Quadrastichus mendeli is a very popurlar parasite on L. invasa; Aprostocetus sp. is popular and two species Megastigmus sp. and Oxyopes sp. are less popular. Keywords: Eucalyptus, morphology, Leptocybe invasa, natural enemies
|
SÂU ĐO (Biston suppressaria Guenée) – MỐI ĐE DỌA MỚI CHO RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI VIỆT NAM
Lê Văn Bình, Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Sâu đo (Biston suppressaria) thuộc họ Sâu đo (Geometridae), bộ Cánh vảy (Lepidoptera), là loài côn trùng ăn lá và gây hại chính đối với nhiều loài cây: Chè (Camellia sinensis), các loài bạch đàn (Eucalyptus spp.), Cao su (Hevea brasillensis), Trẩu (Aleurities montana), Săng lẻ (Lagerstroemia indica) và một số loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae). Từ những năm 1963, tại Việt Nam, loài sâu này đã gây dịch hại rừng Lim xanh (Erythrophleum fordii) ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa và Nghệ An. Do diện tích rừng trồng Keo tai tượng tăng cao trên toàn quốc, Sâu đo (B. suppressaria) đã thay đổi tập tính và chuyển sang sử dụng lá Keo tai tượng làm thức ăn. Năm 2014, lần đầu tiên ghi nhận dịch Sâu đo đã phát sinh, gây hại rừng trồng Keo tai tượng tại Tiên Yên và Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, và đã gây thiệt hại nặng. Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ bị hại từ 13,6% (tháng 9) đến 53,8% (tháng 6) và chỉ số bị hại từ 0,11 (tháng 12) đến 2,18 (tháng 6). Trưởng thành có màu trắng xám, con đực thường nhỏ hơn con cái, râu đầu con cái hình sợi chỉ, râu đầu con đực hình răng lược kép. Trưởng thành đực sải cánh rộng 40 – 50mm, trưởng thành cái sải cánh rộng 60 – 70mm. Nhộng màu nâu đen dài 20 – 23mm, rộng 9mm. Sâu non tuổi 5 có màu nâu xám dài 50 – 62mm.
Từ khóa: Biston suppressaria, hại lá, Keo tai tượng, Lim xanh, Sâu đo
|
Looper caterpillar Biston suppressaria guenée – a new emerging threat to Acacia mangium plantations in Vietnam
The looper caterpillar, Biston suppressaria Guen. is a major defoliating pest in many countries. It belongs to the Family Geometridae, Order Lepidoptera. It is a destructive and major defoliating pest of Camellia sinensis, Eucalyptus spp., Hevea brasiliensis, Aleurities montana, Lagerstroemia indica, and several species of Fabaceae. Since 1963, in Vietnam, this pest has caused many outbreaks to Erythrophleum fordii in Lang Son, Quang Ninh, Phu Tho, Vinh Phuc, Thanh Hoa and Nghe An provinces. As the area of A. mangium plantations has increased across the country, the looper carterpillar B. suppressaria has adapted to using A. mangium leaves as a source of food. Since 2014, this looper caterpillar has caused its first outbreak on A. mangium plantations in Tien Yen and Ba Che districts, Quang Ninh province, causing heavy losses for the plantations. The incidence of damage was assessed at between 13.6 (September) to 53.8% (June) and the damage index ranged from 0.11 (December) to 2.18 (June). The adult moths are grey. The males are in general smaller than the females and are easily distinguished by the antennae, which are bipectinated. The wing span of the male is 40 – 50mm, whereas the female is larger at 60 – 70mm. The last instar are brownish – grey in colour and range in length from 50 – 62mm at the 5th instar. Pupae are blackish brown, 20 – 23mm in lenght, and approximately 9mm in wide. Keywords: Acacia mangium, Biston suppressaria, defoliator, Erythrophleum fordii, looper caterpillar
|
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ THUỘC HỌ PYTHIACEAE GÂY HẠI KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI Ở CÁC TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM
Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Phytophthora spp. và Pythium spp. là những loài nấm gây thiệt hại nhất cho nhiều loại cây trồng nông lâm nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Hiện nay, có hơn 80 loài Phytophthora và hơn 120 loài Pythium trên thế giới đã được mô tả và phần lớn là những tác nhân gây bệnh. Từ 16 mẫu đất của rừng trồng và vườn ươm Keo tai tượng và keo lai đã phân lập và giám định được 16 chủng, thuộc 12 loài nấm thuộc họ Pythiaceae, trong đó có 7 loài mới cho khu hệ nấm của Việt Nam, đó là các loài: Pythium helicoides, Pythium dissotocum, Pythium vexans, Pythium cucurbitacearum, Pythium graminicola, Phytopythium helicoides và Phytophthora katsurae. Qua thí nghiệm gây bệnh nhân tạo, các loài nấm này đều có khả năng gây bệnh cho Keo tai tượng và keo lai ở các mức độ khác nhau từ gây bệnh rất mạnh đến gây bệnh yếu. Các chủng nấm VTN04, VTN06 của loài Pythium helicoides, chủng VTN15 loài Pythium dissotocum và chủng VTN24 của loài Phytopythium helicoides có khả năng gây bệnh rất mạnh cho cả Keo tai tượng và keo lai. Các chủng nấm VTN13, VTN22 của loài Pythium graminicola, chủng VTN20 thuộc loài Pythium sp. và chủng VTN09 thuộc nấm Phytophthora katsurae gây bệnh yếu đối với Keo tai tượng và keo lai.
Từ khóa: Keo tai tượng, keo lai, Pythium, Phytophthora, Phytopythium, tính gây bệnh
|
Surveys of pythiaceae causing root rot diseases of Acacia mangium and Acacia hybrid in some provinces of North Vietnam
Phytophthora species are among the most destructive pathogens of agricultural crops and forests in the world. There are currently more than 80 and 120 described species of Phytophthora and Pythium (Pythiaceae) worldwide respectively, and the vast majority are plant pathogens. Laboratory analysis of 16 soil and diseased roots specimens from Acacia mangium and Acacia hybrid plantations and nurseries, resulted in the recovery and identification of 16 isolates belonging to 12 Pythiaceous species. Seven of these species are new records for Vietnam including: Pythium helicoides, Pythium dissotocum, Pythium vexans, Pythium cucurbitacearum, Pythium graminicola, Phytopythium helicoides and Phytophthora katsurae. Pathogenicity of the strains varied from very strong to weak based upon artificial inoculation testing. Strains VTN04 and VTN06 belonging to Pythium helicoides, strain VTN15 belonging to Pythium dissotocum and VTN24 of Phytopythium helicoides were very strongly pathogenic to Acacia mangium and Acacia hybrid. Strains VTN13 and VTN22 of Pythium graminicola, VTN20 of Pythium sp. and VTN09 of Phytophthora katsurae were weakly pathogenic to both Acacia mangium and Acacia hybrid. Keywords: Acacia mangium, Acacia hybrid, pathogenicity, Phytophthora, Phytopythium, Pythium
|
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN SÂU, BỆNH HẠI MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Phạm Quang Thu
Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT Điều tra thành phần sâu, bệnh hại 17 loài cây trồng rừng chính trong sản xuất lâm nghiệp bao gồm: Keo lá tràm, keo lai, Keo tai tượng, Phi lao, Quế, Luồng, Dầu rái, Bạch đàn camal, bạch đàn lai, Bạch đàn urô, Cao su, Sao đen, Thông caribê, Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá và Bồ đề được tiến hành ở 9 vùng sinh thái trong giai đoạn 2012 đến 2015. Kết quả đã ghi nhận 328 loài côn trùng và 132 loài sinh vật gây bệnh, trong đó có 2 loài mới cho khoa học là nấm Calonectria quiqueseptata và tuyến trùng Bursaphelenchus kesiyae gây bệnh cho bạch đàn và thông, 40 loài mới cho khu hệ. Đã xác định được các loài sâu, bệnh hại chính đối với từng loài cây trồng. Diện tích rừng trồng các loài keo là lớn nhất, chiếm khoảng 1,3 triệu ha hiện nay đang bị Bệnh chết héo do nấm Ceratocystis manginecans và Mọt nuôi nấm forni (Euwallacea fornicatus) là những loài gây hại chính và gây hại nghiêm trọng trên nhiều vùng sinh thái trong cả nước. Diện tích lớn thứ 2 là rừng trồng bạch đàn, với khoảng 350.000ha, loài Ong gây u bướu ngọn và gân lá bạch đàn là loài sâu gây hại chính và Bệnh cháy lá do nấm Calonectria quiqueseptata và Bệnh đốm lá do nấm Cryptosporiopsis eucalypti là hai bệnh nguy hiểm cho bạch đàn. Diện tích rừng trồng lớn thứ 3 là các loài thông, khoảng 300.000ha, Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus) và Sâu róm 4 túm lông (Dasychira auxutha) là 2 loài sâu hại nguy hiểm và thường gây dịch trên diện rộng cứ 2 hoặc 3 năm xuất hiện 1 lần.
Từ khóa: Bệnh hại, sâu hại, rừng trồng, loài hại chính
|
Results of a survey of insect pests and diseases of the main forest plantation species in Vietnam
Surveillance of insect pests and diseases of 17 forest tree species including Acacia auriculiformis, Acacia hybrids, A. mangium, Casuarina equisetifolia, Cinnamomum cassia, Dendrocalamus barbatus, Diptercarpus alatus, Eucalyptus camaldulensis, Eucalyptus hybrids, Eucalyptus urophylla, Hevea brasilliensis, Hopea odorata, Pinus caribeae, Pinus kesyia, Pinus massoniana, Pinus merkusii, and Styrax tonkinensis was conducted across nine ecological zones in Vietnam from 2012 to 2015. Three hundred and twenty eight species of insect pests and one hundred and thirty two pathogens were identified. Two species Calonectria quiqueseptata and Bursaphelenchus kesiyae causing diseases of eucalypts and Pinus kesyia, respectively were new descriptions and 40 species of insect pests and pathogens were new reports for Vietnamese fauna and microflora. The survey listed a number of major pest and disease problems across the 17 tree species surveyed. Acacia plantations make up the biggest area with about 1.3 million ha and suffer serious problems with Ceratocystis wilt disease caused by Ceratocystis manginecans and the polyphagous shot hole borer Euwallacea fornicatus. The second biggest plantation area is eucalypts making up about 350,000ha. The main problems are gall wasp (Leptocybe invasa) causing galls on young shoots and ribs of the leaves and leaf blight disease caused by Calonectria quinqueseptata, and leaf spot disease caused by Cryptosporiopsis eucalypti. The third biggest plantation area is pine making up 300,00ha, two kinds of needle eating caterpillar Dendrolimus punctatus and Dasychira axutha are serious pests for pine plantations and cause large scale outbreaks every two or three years. Keywords: Diseases, forest plantation, insect pests, major pests
|
TÍNH ĐA DẠNG VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN KHU HỆ THÚ (Mammalia fauna) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN Đồng Thanh Hải Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Vườn quốc gia Ba Bể là một trong bốn Vườn quốc gia ở nước ta được công nhận Di sản của ASEAN. Vườn có tính đa dạng cao về các hệ sinh thái rừng, và các loài động thực vật. Tuy nhiên, cho đến nay sự biến động về thành phần, số lượng loài, các mối đe dọa đối với loài và sinh cảnh ở đây chưa được cập nhật. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định tính đa dạng thành phần loài thú, đặc biệt sự có mặt của các loài thú, giá trị bảo tồn của loài và các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh. Phương pháp phỏng vấn, điều tra theo tuyến, bẫy lồng, lưới mờ được sử dụng để thu thập số liệu. Kết quả điều tra ghi nhận được 66 loài thú thuộc 25 họ, 8 bộ. Trong đó, có 28 (chiếm 42,42% tổng số các loài ghi nhận được) loài thú được xác định quan trọng ưu tiên cho công tác bảo tồn. Săn bắt và phá hủy sinh cảnh là hai mối đe dọa chính đến khu hệ thú tại Vườn quốc gia. Bốn giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý bảo tồn khu hệ thú bao gồm: Bảo vệ loài, sinh cảnh và giám sát, đánh giá các loài thú, nâng cao nhận thức và cải thiện sinh kế cho cộng đồng. Từ khóa: Đa dạng, thành phần loài thú, giá trị bảo tồn, Ba Bể, Bắc Kạn
|
Diversity and conservation values of mammalia fauna in Ba Be National Park, Bac Kan province
Ba Be National Park, one of 4 national parks in our country, has been recognized as ASEAN Heritage. The park has a high diversity of forest ecosystems, and the plant and animal species. However, there has been no update on the changes in composition, number of species, the threats to the species and habitats. The objectives of this study were to determine the diversity of species of mammals, especially in the presence of the mammals, the conservation values of the species and the threats to the species and habitats. Interviewing, linetrasects, traps, mist nets were used to to collect data in the field. The surveys were recorded 66 species of mammals belonging to 25 families, 8 orders. Of these, 28 (accounting for 42.42% of the recorded species), mammals were identified important priorities for conservation. Hunting and habitat destruction are the 2 major threats to the fauna of the national park. Four main solutions were recommended to improve the efficiency of conservation management of mammal species including species and habitat protection, mammal monitoring and evaluation, raising awareness and livelihood improvement for local communities. Keywords: Diversity, species composition, conservation values, Ba Be, Bac Kan
|
CÁC CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ LÁ CÂY KEO LAI (Acacia hybrids)
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu thu nhận các chất chiết xuất từ lá cây keo lai bằng các dung môi khác nhau. Hàm lượng chất chiết xuất trong nước nóng, nước lạnh tương ứng là 15,7% và 6,9%, chất chiết xuất trong acetone khoảng 4,8%, trong etano là 15,67%, trong ete dầu hỏa và dietylete tương ứng là 5,3% và 4,6%. Bước đầu thử nghiệm sự phù hợp của quá trình chiết xuất trong acetone và ete dầu hỏa. Sau khi chiết tách, các chất chiết xuất được hòa tan trong dung môi ete dầu hỏa theo quá trình chiết phân bổ. Hiệu suất một số sản phẩm như các axit hữu cơ, các chất trung tính và chất diệp lục có sự thay đổi đáng kể. Hiệu suất axit hữu cơ đạt từ 0,61 đến 1,82%, các chất trung tính: từ 2,13 đến 5,43% và natri clorophyl đạt 0,16 đến 0,23% so với khối lượng lá khô. Phổ UV – VIS của natri clorophyl, thành phần cơ bản của các axit hữu cơ và các chất trung tính được xác định. Các kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc nghiên cứu sử dụng các sản phẩm từ lá cây keo lai Acacia hybrids.
Từ khóa: Axit hữu cơ, acetone, chất chiết xuất, chất trung tính, keo lai
|
The extractives from leaves of Acacia hybrid
This paper presents the results of the preliminary studies of extractives from leaves of Acacia hybrid. Some chemical compositions of the leaves have been identified, the method of extraction in petroleum ether and acetone has been applied, several methods for improving the extraction effectiveness were studied. After separation of the extractives dissolved in petroleum ether, some target products were quantified such as organic acids, neutral substances and sodium chlorophyll. Organic acids of up 0.61 to 1.82%, neutral substances of up 2.13 to 5.43 and sodium chlorophyll of up 0.16 to 0.23% of dry leaves weight were obtained. An UV – VIS spectrum of sodium chlorophyll wasused for identifying the preliminary composition of organic acids and neutral substances. Analysis of leaves powder extracted by petroleum ether showed that the crude fiber content and nutritional contents were comparable with some kind of animal feed additives, such as sweet potato leaves, soybean stems and banana stalks. The research results are the base for the further study of the utilization of natural products from acacia leaves. Keywords: Acacia hybrid, extractives, neutral substances, organic acids
|
ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ NHIỆT ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC GỖ KEO LAI
Nguyễn Thị Minh Nguyệt*, Vũ Mạnh Tường
Viện Công nghiệp gỗ, Trường Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT Công nghệ xử lý gỗ bằng nhiệt độ cao là công nghệ thân thiện với môi trường và phù hợp trong việc cải thiện chất lượng gỗ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gỗ xử lý nhiệt lại có tính chất cơ học thấp hơn so với gỗ không xử lý. Nghiên cứu này đã tiến hành xử lý gỗ keo lai ở nhiệt độ từ 210oC đến 230oC trong điều kiện môi trường có khí ni tơ (N2) bảo vệ trong thời gian từ 2h đến 6h, đồng thời một số tính chất cơ học của gỗ keo lai gồm: độ bền uốn tĩnh, mô đun đàn hồi uốn tĩnh, độ ròn của gỗ trước và sau khi xử lý cũng được xác định. Kết quả phân tích phương sai đa nhân tố thể hiện, 3 nhân tố ảnh hưởng gồm nhiệt độ, thời gian, vị trí theo phương ngang thân cây (gỗ dác, gỗ lõi) đều có ảnh hưởng rõ đến độ bền uốn tĩnh và độ ròn của gỗ, tuy nhiên, các nhân tố này ảnh hưởng không lớn đến mô đun đàn hồi uốn tĩnh. Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian xử lý đến các tính chất này không tồn tại ngoại trừ độ ròn của gỗ. Các chỉ tiêu cơ học này của gỗ đều có xu hướng giảm khi tăng nhiệt độ và thời gian xử lý.
Từ khóa: Độ bền cơ học, gỗ keo lai, xử lý nhiệt
|
Effect of thermal treatment on some mechanical properties of Acacia hybrid wood
High temperature treatment is an environmentally friendly method suitable for improving the wood quality. However, in some cases, the mechanical properties of heat – treated wood are decreased For studying the impact of this method on acacia’s wood, In this study, the Acacia hybrid wood was treated in nitrogen gas under laboratory conditions for 2 – 6h at 210oC – 230oC. The mechanical properties of treated wood, including the modulus of rupture, modulus of elasticity and brittleness are tested in parallel with untreated samples The results of analysis showed that 3 factors including treatment temperature, treatment duration and wood parts (sapwood and heartwood) have significant effects on the modulus and brittlenessof high – temperature treated wood, howerver, these factors have no effect on the modulus of elasticity. The sresults also showed that these properties were reduced significantly by heat, but there is not effect of temperature and duration on them, excluding the brittleness. Keywords: Acacia hybrid wood, thermal treatment, wood strength
|
CHẾ ĐỘ CẮT HỢP LÝ VẬT LIỆU MDF TRÊN MÁY CƯA P – 2800 TM
Hoàng Việt
Viện Công nghiệp Gỗ, Đại học Lâm nghiệp
TÓM TẮT Xác định chế độ cắt hợp lý luôn là vấn đề thời sự, là yêu cầu lớn từ thực tiễn gia công sản xuất đồ mộc. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu xác định chế độ cắt vật liệu gỗ MDF trên thiết bị thông dụng là máy cưa đĩa Model P – 2800 TM. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định các phương trình toán học biểu thị ảnh hưởng của ba thông số cơ bản thuộc chế độ cắt là vận tốc cắt v, vận tốc đẩy u, chiều rộng me cưa r tới độ vuông góc thành mạch xẻ, tham số chỉ tiêu đặc trưng quan trọng của chi tiết gia công từ ván MDF cho các sản phẩm mộc. Từ phân tích lý thuyết và tổng hợp kết quả thực nghiệm đã xác lập được bộ các thông số chế độ cắt hợp lý cắt ván MDF dày 20mm trên máy cưa đĩa Model P – 2800TM, khi đó đảm bảo được yêu cầu cao về độ vuông góc cho thành mạch cắt.
Từ khóa: Chế độ cắt, đồ mộc, MDF, sai số vuông góc, vận tốc cắt, vận tốc đẩy
|
Reasonable parameters of cutting of MDF material on sawing machine P – 2800 TM
Determinative the appropriate cutting regime is a topical issue, a large requirement from processing practice of furniture manufacturing. This article introduces the results of a study to identify the regime cut MDF material on common equipment are disk saws Model P – 2800 TM. Results of experimental studies have identified the mathematical equations indicate the influence of the three basic parameters of the cut regime is the cut speed v, push speed u, width kerf saw blades r to the rectangular of a circuit split, is a important indicators parameters of the workpiece from MDF material for wooden products. From theoretical analysis and synthesis experimental results has established a set of parameters of reasonable cutting regime to cut MDF 20mm thickness on disk saws Model P – 2800TM, while ensuring high demand for rectangular for a cutting artery. Keywords: Cutting regime, furniture, MDF, quadrature error, cutting speed, velocity push |
Latest news
- Consultation workshop On Regional Risk Assessment for Vietnam According to SBP Standard
- WORKSHOP US DART-TOFMS Wood Identification Technology – A Move Towards a Transparent Timber Value Chain in Vietnam
- National Workshop on the Integration of an Improved Forest Management Standard into the Vietnamese Payments for Forest Environmental Services (PFES) Scheme
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2024
- Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2024
Oldest news
- The Second National Policy Dialogue on Strengthening Forest Tenure for Sustaining Livelihoods and Generating Income
- Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2015
- The distribution of powers and responsibilities affecting forests, land use, and REDD+ across levels and sectors in Vietnam
- Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2015
- Vietnam Journal of Forest Science Number 2-2015