Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2014

Table of content

1

Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte)

Ngô Văn Nhương

Physiological characteristics and storage method of Diospyros mun A. Chev. Ex lecomte seed

3089

2

Kết quả điều tra về họ dẻ (Fagaceae) ở Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Nguyễn Việt Hùng,
Nguyễn Thanh Sơn,
Thái Cảnh Toàn,
Đào Duy Phiên,
Mai Thiết Sơn,
Phạm Nữ Quỳnh Anh,
Trần Đình Anh

Results on species composition of Fagaceae at the Vu Quang National Park, Ha Tinh province

3095

3

Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các giống tràm (Melaleuca) ở Thạnh Hóa – Long An

Phạm Thế Dũng

Effective of planted density on growth of melaleuca provenances in Thanh Hoa, Long An province

3101

4

Ảnh hưởng của ánh sáng và phân bón đến sinh trưởng cây Giổi xanh sau khi trồng

Phan Văn Thắng

Growth response of Michelia mediocris Dandy planted under different levels of canopy openness and different types of fertilisers

3112

5

Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên

Võ Đại Hải, Hoàng Phú Mỹ

Research on protection forest planting techniques in coastal hilly-mountainous areas, Phu Yen province

3119

6

Biến động chất lượng cây trong các mô hình rừng trồng Sao đen (Hopea odorata) và Dầu rái (Dipterocarpus alatus) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn Hóa – Đồng Nai

Bùi Việt Hải,
Tô Bá Thanh,
Phạm Xuân Hoàn

Tree quality change of Hopea odorata  and Dipterocarpus alatus plantation models in Dong Nai culture nature reserve

3129

7

Kết quả đánh giá bước đầu về thử nghiệm trồng một số loài cây mọc nhanh, cây bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ

Phạm Thế Dũng

Resuls of preliminary assessment on experimental planting of fast growing tree species, native one with economical value to use in reforestation and natural forest enrichment in South-Eastern region

3139

8

Nghiên cứu xác định vai trò của một số yếu tố liên quan đến xói mòn đất ở nước ta

Nguyễn Văn Khiết

Research on determining the role of some factors related to soil erosion in Vietnam

3145

9

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam

Lê Sỹ Doanh,
Bế Minh Châu

Impact of climate change on forest fire risk in the Northwest Vietnam

3154

10

Cơ hội và thách thức của hệ thống vườn ươm cấp nông hộ ở tỉnh Sơn La và miền núi phía Bắc Việt Nam

Vũ Văn Thuận,
Đoàn Đức Lân, Nguyễn Thị Hòa, Dumas-Johansen, Marc Kristof,
Hoàng Minh Hà,

Challenges and opportunities for the system of small-scale nurseries in Son La province and Vietnam’s Northern mountain region

3163

11

Một số đặc điểm của các mô hình nông lâm kết hợp chính ở Thanh Hóa

Hoàng Văn Thắng, Delia C. Catacutan, Cao Văn Lạng, Nguyễn Mai Phương,
Nguyễn Hoàng Tiệp

Some characteristics of main agroforestry models in Thanh Hoa province

3173

12

Thành phần loài và biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh

Trần Thị Tú,
Nguyễn Hữu Đồng

Species composition and the fluctuation of mangroves in Ha Tinh province

3183

13

Đa dạng thảm thực vật và sự biến đổi của thực vật theo độ cao tại Vườn Quốc gia Ba Vì

Trần Minh Tuấn,
Vũ Anh Tài

Research on vegetation diversity, and the zonal changes of vegetation in Ba Vi National Park

3195

14

Cây thuốc của người Hre và đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Võ Văn Minh,
Phạm Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Kim Yến

Medicinal plants of Hre ethnic and propose some solutions to conservation and development of medicinal plants in the Ba To district, Quang Ngai province

3206

15

Nghiên cứu tình trạng và phân bố của các loài động vật hoang dã quý hiếm tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La

Vũ Tiến Thịnh

Status and distribution of endangered species of wildlife species of Sop Cop Nature Reserve, Son La province

3216

16

Hoàn thiện công nghệ
sản xuất ván cốp pha từ
tre luồng

Nguyễn Quang Trung,
Phạm Văn Chương

Bamboo formwork technology improvement for its quality enhancing

3224

17

Ảnh hưởng của xử lý thủy nhiệt và chất chậm cháy đến một số tính chất vật lý Mono ammonium phosphate của gỗ Bạch đàn urophylla

Nguyễn Thanh Tùng, Đặng Đức Việt,
Đỗ Vũ Thắng

Influence of hydrothermal and Mono ammonium Phosphate treatments on some physical properties of Eucalyptus urophylla timber

3231

 

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT MUN (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte)

Ngô Văn Nhương
Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình

Từ khóa: Bảo quản hạt giống, Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte., đặc điểm sinh lý hạt giống, Mun.

 

TÓM TẮTMun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) là loài cây bản địa, có giá trị kinh tế cao, thường mọc hỗn loài trong rừng lá rộng thường xanh. Đây là loài có chu kỳ sai quả rất thất thường và hạt mất sức nảy mầm rất nhanh. Do vậy, việc nghiên cứu về đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt giống là cần thiết nhằm kéo dài khả năng lưu trữ của hạt giống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trọng lượng trung bình của một hạt là 163mg, 1kg hạt có thể có khoảng từ 5695-6748 hạt, trung bình có 6123 hạt, hạt bắt đầu nảy mầm sau 6 ngày gieo ươm và đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất vào ngày thứ 12 và sau 20 ngày thì số lượng hạt nảy mầm không đáng kể. Hạt Mun sẽ mất sức nảy mầm khi rút ẩm độ hạt từ 22% xuống 15%, tỷ lệ nảy mầm giảm từ 65% xuống còn 30,5% và không còn khả năng nảy mầm khi ẩm độ hạt rút xuống 4%. Nhiệt độ để hạt nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ từ 20 – 250C và ở nhiệt độ phòng. Thời gian bảo quản hạt Mun có thể kéo dài hơn 6 tháng trong điều kiện 100C và ẩm độ hạt 18%.

Keywords: Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte, seed physiological characteristics, seed storage method.

 

Physiological characteristics and storage method of Diospyros mun A. Chev. ex Lecomte seedDiospyros mun A.Chev. ex Lecomte is an indigenous tree species that produces high value timber, often grows in mixed broad-leaved forest. The fruiting cycle is irregular and the germination capacity of the seed decreases quickly. Therefore, study on physiological characteristics and seed storage methods are necessary to extend seed storage capacity. Research results show that mean weight of a seed is 163mg, one kilogam seed can range from 5695-6748 seeds, 6123 seed on the average, seeds started germinating 6 days after sowing and germination rate reached the highest on the 12th day while after 20 days, only few seeds germinated. When the moisture content of seeds was reduced from 22% to 15%, seed germination rates decreased from 65% to 30,5% and no seed germinated when seed moisture content was reduced to 4%. Temperature for seed germination was best at 20 – 25°C or room temperature. Seed can be stored for more than 6 months at 10°C and 18% moisture content.

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA VỀ HỌ DẺ (FAGACEAE)
Ở VƯỜN QUỐC GIA VŨ QUANG, TỈNH HÀ TĨNH

Nguyễn Việt Hùng, Nguyễn Thanh Sơn, Thái Cảnh Toàn,
Đào Duy Phiên, Mai Thiết Sơn,Phạm Nữ Quỳnh Anh, Trần Đình Anh
Vườn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh

Từ khóa: Fagaceae,
Vườn quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh.

TÓM TẮTTheo kết quả điều tra có 60 loài thuộc 14 chi trong họ Dẻ (Fagaceae) tại Vườn quốc gia Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, trong đó, Lithocarpus có 37 loài (61,67%); Quercus với 12 loài (20%); Castanopsis có 9 loài (15%) và Castanea có 1 loài (1,67%). Có 1 chi và 35 loài lần đầu tiên được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu. Vườn quốc gia Vũ Quang có 10 loài thuộc họ Dẻ được nhắc đến trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Xét về giá trị sử dụng của các loài thuộc họ Dẻ, nhóm cây lấy gỗ là 35 loài; cây ăn hạt và cây cho tanin là 10 loài và 1 loài cây sử dụng làm cảnh.

Keywords : Fagaceae,
Vu Quang National Park, Ha Tinh.

Results on species composition of Fagaceae at the Vu Quang National Park, Ha Tinh provinceAccording to survey, there are 60 species belonging to 14 genera of the Fagaceae found in Vu Quang National Park, Ha Tinh province. In particular, there are 37 species of Lithocarpus (61.67%); 12 Quercus species (20%); 9 species of Castanopsis (15%) and 1 Castanea species (1.67%). There are 35 species and 1 genus first recorded in the study area. Vu Quang National Park has 10 species of Fagaceae listed in the Red Data Book of Viet Nam (2007). According to utilization value, there are 35 species for timber trees, 10 species for fruit and tannin and one species is used as ornamental plant.

 

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN SINH TRƯỞNG
CỦA CÁC GIỐNG TRÀM (Melaleuca) Ở THẠNH HÓA – LONG AN

Phạm Thế Dũng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khóa: Mật độ, sinh trưởng, xuất xứ, tràm melaleuca.

 

TÓM TẮTMật độ trồng rừng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây trồng và chi phí trồng rừng. Tuy nhiên, tùy theo mục đích trồng, quy cách sản phẩm gỗ và chu kỳ nuôi rừng mà lựa chọn mật độ trồng thích hợp nhất. Cây tràm trồng với mục đích cung cấp cừ (dài 4m và đường kính đầu nhỏ > 4cm) người ta đã trồng tới gần 40.000 cây /ha đối với giống tràm nội địa. Từ năm 1994, nhiều giống tràm nhập nội từ Ôxtrâylia đã được trồng thử nghiệm ở đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung, các giống tràm này có sinh trưởng nhanh. Bài viết này giới thiệu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của các loài và các giống tràm nhập nội đã qua khảo nghiệm so với các giống tràm nội địa để bạn đọc tham khảo. Kết quả cho thấy: với mục tiêu trồng rừng lấy cừ, mật độ trồng các loài tràm nhập nội (M.leucadendra M.viridiflora) nên từ khoảng 6666 cây/ha đến 10000 cây/ha. Còn đối với tràm nội địa (M.cajuputy), mật độ trồng nên khoảng 20000 cây/ha. Thí nghiệm cũng cho thấy sinh trưởng tốt nhất thuộc về loài M.leucadendra, kế tiếp là M. viridiflora, sau cùng là M. cajuputy.

 

Key words: Planted density, growth, provenances, melaleuca.

Effective of planted density on growth of Melaleuca provenances in Thanh Hoa, Long An provinceThe planted density of trees effects on the growth of plantation and planted expense. However, depending on planted purpose, the size of forest products and the length of rotation, the planted density will be decided. The Melaleuca plantation with planted density 40.000 trees/ha for local provenance is established to supply the poles (the length 4m and diameter of top > 4cm). Sine 1994, a lot of Australia Melaleuca provenance and species have been imported to try in Mekong river delta. General words, they grow very fast to compare with local one. This paper shows the data of effectiveness of planted density of different Melaleuca species and provenances on growth of plantation. Experimental result shows that: the planted density of M.leucadendra and M.viridiflora should be 6666 – 10000 stocks/ha with purpose to product a poles. For M.cajuputy, the planted density is 20000 stocks/ha considering to apply. Experiment points the best of growing belongs to M.leucadendra, next is M.viridiflora and M.cajuputy.

 

 

ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG VÀ PHÂN BÓN
ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY GIỔI XANH SAU KHI TRỒNG

Phan Văn Thắng
Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ – Viện KHLN Việt Nam

Từ khoá: Cây chịu bóng, ánh sáng, bón lót, độ tàn che

TÓM TẮTGiổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là loài cây gỗ lớn bản địa. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của Giổi xanh đã được trồng dưới tán rừng thông xen keo tại Chi Lăng – Lạng Sơn, và trồng dưới tán rừng tự nhiên tại Hoành Bồ – Quảng Ninh. Thí nghiệm ảnh hưởng của loại phân bón đến sinh trưởng của Giổi xanh cũng được tiến hành tại Hoành Bồ, Quảng Ninh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian 2 năm đầu sau khi trồng, cây Giổi xanh vẫn là cây chịu bóng, thí nghiệm độ tàn che 0,25-0,45 thích hợp nhất cho khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao Giổi xanh. Năm thứ 3 sau khi trồng, Giổi xanh vẫn là cây chịu bóng nhẹ, thích hợp nhất cho sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao ở thí nghiệm độ tàn che 0,0 – 0,25. Từ 4 năm tuổi trở đi Giổi xanh là cây ưa sáng hoàn toàn, thích hợp với điều kiện được chiếu sáng hoàn toàn, thí nghiệm độ tàn che 0,0 thích hợp nhất cho cây sinh trưởng cả về đường kính và chiều cao. Đối với thí nghiệm loại phân bón, thí nghiệm bón lót cho cây Giổi xanh với liều lượng 1kg phân gà hoai/hố hoặc 0,2kg phân vi sinh Sông Gianh/hố cho sinh trưởng tốt nhất trong thời gian 3 năm đầu so với thí nghiệm bón 0,1kg NPK và công thức đối chứng. Che bóng cho cây Giổi xanh sau khi trồng là cần thiết, nhưng độ tàn che cần được điều chỉnh ở các năm sau để cung cấp ánh sáng thúc đẩy sinh trưởng của cây. Phân bón hữu cơ phù hợp với sinh trưởng của Giổi xanh.

Keywords: Shade-tolerent, organic fertiliser, light demand

Growth response of Michelia mediocris Dandy planted under different levels of canopy openness and different types of fertilisersMichelia mediocris Dandy. is a native-tree, evergreen broadleaf species. Growth responses of M. mediocris seedlings to different light conditions were tested by planting under different canopy openness levels of mixed Pinus massoniana and Acacia mangium plantation in Chi Lang, Lang Son and under degraded natural forest in Hoanh Bo, Quang Ninh. The effect of different types of fertiliser on seedling growth was also tested in Hoanh Bo, Quang Ninh. Results showed that, diameter and height growth were significantly higher in the treatment of 0.25 – 0.45 canopy openness, which suggested that the species is shade-tolerant in the seedling stage. However, at age 3 years, the demand for light become higher which was shown by better growth rates of both diameter and height in the canopy openness of 0.0 – 0.25. At age 4 years, the saplings grew best in the treatment of 0.0 canopy openess which indecated that the species become light demander at this age. For fertiliser, seedling growth was significantly higher in the treatment of fertilising with 1kg compost of chicken waste/seedling and 0.2kg Song Gianh micro-organic fertiliser/seedling in comparison with the treatment of 0.1kg NPK (5 : 10 : 3) and the control. Shading is important for early establishment and growth of M. mediocris seedlings, but adjustment of shading level when tree grow up is needed to facilitate seedling growth. Organic fertilisers are suitable for fertilising M. mediocris seedlings.

NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ VÙNG ĐỒI NÚI VEN BIỂN TỈNH PHÚ YÊN

Võ Đại Hải1, Hoàng Phú Mỹ2
1Viện KHLN Việt Nam,
2Ban quản lý các dự án lâm nghiệp

Từ khóa: Kỹ thuật trồng rừng, rừng phòng hộ, vùng đồi núi ven biển, tỉnh Phú Yên, Sao đen, Lim xanh, Dầu rái, Muồng đen, Thanh thất

 

TÓM TẮTNghiên cứu được thực hiện ở vùng đồi núi ven biển tỉnh Phú Yên nhằm mục đích lựa chọn các biện pháp kỹ thuật trồng rừng và những loài cây trồng phù hợp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ sống của 5 loài cây được thử nghiệm đạt khá cao từ 75-87,1%, lượng tăng trưởng bình quân về đường kính đạt 1,1 – 1,4 cm/năm; tăng trưởng bình quân về chiều cao tổng số là 0,8-1,2 m/năm, trong đó các loài Sao đen, Lim xanh, Thanh thất tỏ ra phù hợp hơn so với Dầu rái và Muồng đen. Biện pháp xử lý thực bì theo băng có ảnh hưởng tốt hơn so với biện pháp xử lý thực bì toàn diện. Các loài Sao đen, Dầu rái, trồng hỗn giao trong hàng cho tỷ lệ sống, sinh trưởng tốt hơn so với trồng hỗn giao theo hàng. Sau 6 năm trồng, tỷ lệ sống của các loài Sao đen, Dầu rái, Thanh thất trồng hỗn giao trong hàng đạt tỷ lệ sống 82,2 – 85,7%, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính 1,12 – 1,4 cm/năm, chiều cao 0,78 – 1,08 m/năm, tỷ lệ cây phẩm chất xấu chỉ chiếm 6,6 – 12,5%, trong khi đó các loài cây này trồng hỗn giao trong hàng chỉ đạt tỷ lệ sống 79,5 – 82,4%, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính đạt 0,97 – 1,2 cm/năm, chiều cao đạt 0,72 – 0,93 m/năm, tỷ lệ cây phẩm chất xấu dao động 10,1 – 11,7%.

Keywords: Planting techniques, protection forest, coastal hilly-mountainous areas, Phu Yen province, Hopea odorata, Erythrophloeum fordii, Dipterocarpus alatus, Cassia siamea, Ailanthus malabarica

Research on protection forest planting techniques in coastal hilly-mountainous areas, Phu Yen provinceThe research was carried out on coastal hilly-mountainous areas of Phu Yen province aiming at selection of suitable tree species and planting techniques. Research results show that survival rate of 5 trial tree species is rather high: 75.0 – 87.1%, MAI of diameter is 1.1 – 1.4 cm/year; MAI of total height is 0.8 – 1.2 m/year, of which Hopea odorata, Erythrophloeum fordii, Ailanthus malabarica are more suitable compared to Cassia siamea and Dipterocarpus alatus. Ground vegetation cover treatment in strips is more effective than treatment one in the whole area. Hopea odorata, Dipterocarpus alatus mixed planted in rows have higher survival and growth rate compared to mixed planted one by rows. After 6 years since planting, survival rate of Hopea odorata, Dipterocarpus alatus and Ailanthus malabarica mixed planted in rows is 82.2 – 85.7%, MAI of diameter is 1.12 – 1.4 cm/year, MAI of height is 0.78 – 1.08 m/year, rate of poor trees occupied only 6.6 – 12.5%, whereas these trees mixed planted in rows have survival rate only 79.5 – 82.4%, MAI of diameter is 0.97 – 1.2 cm/year, MAI of height is 0.72 – 0.93 m/year, poor trees occupied 10.1 – 11.7%.

 

 

 

 


 

BIẾN ĐỘNG CHẤT LƯỢNG CÂY TRONG CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG SAO ĐEN (Hopea odorata) VÀ DẦU RÁI (Dipterocarpus alatus)
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Bùi Việt Hải1, Tô Bá Thanh2, Phạm Xuân Hoàn3
[1] Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
2 Khu Bảo tồn thiên nhiên và Văn hoá Đồng Nai
3 Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa: Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai, rừng trồng, Sao đen. Dầu rái

TÓM TẮTNghiên cứu một số đặc trưng cơ bản về số lượng và chất lượng cây trồng trong các mô hình phục hồi rừng cây bản địa gỗ lớn bằng Sao đen và Dầu rái tại Khu bảo tồn thiên nhiên-văn hóa Đồng Nai nhằm xác định tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng theo các kỹ thuật trồng khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy: i) Phương pháp trồng đã ảnh hưởng rõ tới tỷ lệ sống; nhìn chung tỷ lệ sống loài Sao đen thấp hơn so với Dầu rái, nhưng sai lệch không có ý nghĩa về thống kê; ii). Tỷ lệ sống của những loài này còn có quan hệ chặt chẽ với thời gian (tuổi). Nguyên nhân dẫn tới những biến động về mật độ hiện tại phụ thuộc không chỉ vào loại đất mà còn phụ thuộc vào phương pháp và đặc điểm kỹ thuật trồng; và iii). Ở các điều kiện đất đai, phương thức và quy cách trồng khác nhau thì tỷ lệ cây có phẩm chất tốt vẫn luôn nhiều hơn rất đáng kể so với cây trung bình và cây xấu. Ở các giai đoạn tuổi khác nhau Dầu rái vẫn cho tỷ lệ cây tốt nhiều hơn so với Sao đen.

Key words: Dongnai Culture Nature Reserve, Dipterocarpus alatus, Hopea odorata, forest plantation

Tree quality change of Hopea odorata and Dipterocarpus alatus plantation models in Dong Nai culture nature reserveThe study of feature changes the quantity and quality of plants in the plantation model of large and native timber trees (Hopea odorata and Dipterocarpus alatus) in the Area of Natural Conservation, Dong Nai province, to determine fluctuations characterize the survival rate and plantation quality in the different growing techniques. Topical use of survey methods, data collection on the typical plots. The results are: i) Each type of planting methods and specifications that affect plant survival of the species. Overall, survival of H.odorata lower than D.alatus, but deviations are not significant statistically; ii) Survival of the species of plants is a factor closely related to time. The cause of the fluctuations in the current density of trees depends not only on the type of soil, planting methods, planting specifications; and iii) In the planting methods and specifications vary the rate of good quality trees are always more significant than mean plants and bad plants. At various stages of the species, D.alatus is rather good for rate than H.odorata.

 

 

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ THỬ NGHIỆM TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY MỌC NHANH, CÂY BẢN ĐỊA CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ TRONG TRỒNG RỪNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG Ở VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

Phạm Thế Dũng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

Từ khoá: Cây bản địa, cây mọc nhanh, làm giàu rừng, trồng rừng.

TÓM TẮTSử dụng cây mọc nhanh trong trồng rừng đáp ứng nguuyên liệu gỗ đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ nghiên cứu từ năm 2002. Đến nay, sau hơn 10 năm trồng rừng, kết quả cho thấy có 6 loài cây có thể sử dụng trồng rừng ở vùng Đông Nam Bộ đó là: Thanh thất, Lõi Thọ, Thúi, Lát Mehicô, Muồng đen và Gáo. Một số loài cây bản địa, gỗ quý có thể gây trồng vừa cung cấp gỗ vừa có giá trị bảo tồn nguồn gen đó là các loài: Lim xanh, Trôm, Gụ mật, Cẩm Lai Bà Rịa. Đối với làm giàu rừng sử dụng các loài Lim xanh, Muồng đen, Xà cừ, Nhạc ngựa, Chiêu liêu trồng trong các rạch rộng 4m, băng chừa 6m trong các rừng thứ sinh nghèo kiệt là rất có triển vọng. Trữ lượng và chất lượng rừng tự nhiên đã được nâng cao rõ rệt

Key words: Native tree species, fast growing tree, forest enrichment, reforestation

Resuls of preliminary assessment on experimental planting of fast growing tree species, native one with economical value to use in reforestation and natural forest enrichment in South-Eastern regionThe study on fast growing and native tree species to meet wood demands has been done by Forest Science Institute of South Vietnam from 2002 up to now. Today, after 8 years of study the research, result shows that:

Six of fast growing species which are: Gao vangNauclea orientalist L.; Sarcocophalus coadulata Druce, Family: Rubiaceae; Thanh That Allanthus triphysa, Family: Simaroubaceae; Loi Tho – Gmelina arborea Roxb. Family: Verbenaceae.; Thui – Parkia sumatrana. MiQ. Subsp; Xa Cu – Khaya senegalensis A.Juss, Family: Meliaceae, ware determined;

The native species with high wood value in South-East region consists of Lim Xanh – Erythrophloeum fordii Oliv, family: Caesalpiniacea;, Trom hoi – Sterculia foetida L, Family: Sterculiaceae; Gu mat – Sindora siamensis, family: Caesalpiniaceae; Cam lai Ban Ria Dalbergia bariaensis Piere, Family: Fabaceae are suitable to plant for wood product and genitive conservation.

Five native species are suitable for natural rehabilitation and enriching in Southeast region. They are: Lim Xanh – Erythrophloeum fordii Oliv, Muồng đenCassia siamea Lamk, Xa CuKhaya senegalensis A.Juss, Nhac nguaSwietenia mcrophylla, Chieu LieuTernrinalia superba.

 

 

 

 



NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN XÓI MÒN ĐẤT Ở NƯỚC TA

Nguyễn Văn Khiết
Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT 1

Từ khóa: Xói mòn đất, nghiên cứu về xói mòn đất, yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất.

TÓM TẮTBài viết này đã tổng hợp một số nghiên cứu về xói mòn đất, về cơ bản các công trình nghiên cứu đã làm rõ được bản chất của hiện tượng xói mòn đất, xác định được các yếu tố gây xói mòn và yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất. Yếu tố gây xói mòn đất là tính gây xói mòn của mưa và tính gây xói mòn của đất. Yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn là địa hình, thực vật và các tác động của con người thông qua các mô hình sử dụng đất. Đây là cơ sở khoa học để các tác giả xây dựng các mối quan hệ tương quan và phương trình dự báo xói mòn đất, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ đất cũng như xác định tiêu chuẩn thảm thực vật phòng hộ.

Key words: Soil erosion, studies on soil erosion, some factors effecting soil erosion.

Research on determining the role of some factors related to soil erosion in VietnamThis article has compiled a number of studies on soil erosion, which have clarified the nature of soil erosion, and identified factors cause soil erosion and affect soil erosion. Rain and soil are factors causing soil erosion. Factors affecting soil erosion are topography, vegetation and human impact through land-use. This is the scientific basis for researchers to build correlations and erosion prediction equation, as well as take measures to protect soil and build vegetation standards of protection.

 

 

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ CHÁY RỪNG
Ở VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

Lê Sỹ Doanh, Bế Minh Châu
Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khoá: Biến đổi khí hậu, chỉ số Nesterop, dự báo, kịch bản, phòng cháy chữa cháy rừng

TÓM TẮTTrong khung cảnh các quá trình biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra mạnh mẽ và ngày càng phức tạp, Tây Bắc là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của nước ta do đặc điểm địa hình phức tạp và trình độ phát triển còn thấp, khả năng thích ứng kém hơn so với mặt bằng chung cả nước. Nghiên cứu này có mục tiêu làm sáng tỏ ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc. Kết quả đã xác định được chỉ số khí hậu Qi phản ánh nguy cơ cháy rừng cho khu vực Tây Bắc là: Qi = Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,3; khi đó số ngày có nguy cơ cháy cao được xác định theo phương trình sau: Snc45 = 67,245*Qi + 0,603; với R2 = 0,5998. Tính trung bình cho vùng Tây Bắc số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 61 ngày/năm thời kỳ 2000 tăng lên 80 ngày/năm vào thời kỳ năm 2090, như vậy sau gần 1 thế kỷ số ngày có nguy cơ cháy rừng cao đã tăng thêm khoảng 20 ngày/năm. Ở thời điểm 2090, Sơn La là tỉnh có nguy cơ cháy rừng cao nhất với 101,8 ngày/năm đứng thứ hai là Hòa Bình với 77,4 ngày/năm; thứ 3 là Điện Biên với 70,7 ngày/năm và Lai Châu là tỉnh có nguy cơ cháy thấp nhất với 55,2 ngày/năm. Trong 4 tỉnh Hòa Bình luôn là tỉnh có mùa cháy rừng bắt đầu muộn nhất vào đầu tháng 11 và Sơn La luôn là tỉnh có mùa cháy rừng bắt đầu sớm và kết thúc muộn nhất: bắt đầu vào tháng 10 và kết thúc vào đầu tháng 4 hàng năm. Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc được nghiên cứu đề xuất ưu tiên sử dụng cụ thể như sau: (1) Nhóm giải pháp I: Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác PCCCR; (2) – Nhóm giải pháp II: Nâng cao năng lực PCCCR tại các địa phương; (3) – Nhóm giải pháp III: Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao hiệu quả của công tác PCCCR.

Keywords: climate change, forecasts, scenarios, forest fires prevention and suppression, the Nesterop

Impact of climate change on forest fire risk in the Northwest VietnamIn the context of climate change is happening more and more powerful and complex, Northwest is one of the most affected areas of the country due to the complex terrain and level of development is low, less adaptable than the national average level. This study aims to elucidate the effects of climate change on fire risk in the Northwest. Results have identified have identified climate index reflects Qi fire risk for the North West region: Qi = Ki*Ti*abs(Ri – 100)^0.3, while the number of days at risk high fire is determined according to the following equation: Snc45 = 67.245*Qi + 0.603, with R2 = 0.5998. Average number of days for the North West have a high risk of wildfires will increase from 61 days/year in the period 2000 to 80 days/year in the period 2090, so nearly one century after several days of high fire risk has increased by about 20 days/year. At the time of 2090, Son La province has the highest forest fire danger with 101.8 days/year in, second position is Hoa Binh province with 77.4 days/year; Dien Bien 3rd with 70.7 days/year and Lai Chau province has the lowest fire risk with 55.2 days/year. In the four provinces of Hoa Binh province is always fire season began in early November at the latest and Son La provinces have always been fire season starts earlier and ends later: starting in October and ending in early 4 every year. A number of solutions to mitigate the impact of climate change on fire risk in the Northwest was studied using the proposed priority as follows: (1) Solutions Group I: Propaganda, higher education community awareness of fire prevention work; (2) Solutions II: capacity building at the local fire prevention; (3) Solutions Group III: Promote the application of silvicultural measures to enhance the effectiveness of fire prevention work.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HỆ THỐNG VƯỜN ƯƠM CẤP NÔNG HỘ Ở TỈNH SƠN LA VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM

Vũ Văn Thuận*1, Đoàn Đức Lân1, Nguyễn Thị Hòa2,
Dumas-Johansen, Marc Kristof 2, Hoàng Minh Hà2, Roshetko James M 2
1Trường Đại học Tây Bắc; 2Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm thế giới (ICRAF)

Từ khóa: Vườn ươm nông hộ, nguồn giống, chứng nhận vườn ươm

TÓM TẮT Vườn ươm cấp nông hộ giúp người dân có khả năng tiếp cận với giống cây trồng có chất lượng, tham gia vào trồng cây gây rừng và tăng thu nhập. Để hiểu rõ thực trạng hệ thống vườn ươm nông hộ và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống này ở miền núi phía Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng, một nghiên cứu đã được triển khai trong giai đoạn 2010-2011. Các phương pháp nghiên cứu bao gồm: tổng quan tài liệu, nghiên cứu thực địa, phỏng vấn sâu bán cấu trúc các cấp và bảng câu hỏi, hội thảo tư vấn, phân tích số liệu. Kết quả phân tích 9 vườn ươm tại 3 huyện Mộc Châu, Mai Sơn và Thuận Châu tỉnh Sơn La cho thấy vườn ươm nông hộ (VUNH) có quy mô biến động từ 500 – 2500m2 và thu nhập mỗi năm biến động từ 10 – 500 triệu đồng. Với quy mô nhỏ chỉ bằng 1/10 của Vườn ươm Quốc doanh (VUQD), VUNH cho hiệu quả kinh tế gấp 3 lần. Có tiềm năng thị trường cho VUNH thông qua các chương trình, dự án trồng rừng, nhưng lại gặp khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận vườn ươm. Những thách thức của Sơn La đã thể hiện tình hình chung của các tỉnh miền núi phía Bắc. Các giải pháp đề xuất để hỗ trợ sự phát triển VUNH cần bao gồm cả chính sách, phổ cập, xây dựng mạng lưới, hỗ trợ việc cấp chứng chỉ vườn ươm và tiếp cận thị trường.

Keywords: Smallholder nurseries, germplasm, nursery certification

Challenges and opportunities for the system of small-scale nurseries in Sơn La province and Vietnam’s Northern mountain regionSmallholder nurseries (SHN) are known to increase farmers’ accessibility to quality tree seedlings, improve their involvement in forest plantation establishment and improve their income. A study was conducted during 2010-2011 in Son La province to assess the status of private smallholders’ nurseries in the Northern mountainous areas of Vietnamand to define measures to improve those nurseries. The research methods used included a review of literature, field surveys, semi-structure interviews, a consultation workshop, and analyses data. Analyses of nine smallholder nurseries located in 3 districts namely Moc Chau, Mai Son and Thuan Chau (all in Son La province) showed that SHN are of small-scale, with a maximum size of 500 – 2500m2 and annual income of 10-500 million VN Dong (US$ 500 – 25000). Additionally, SHN lack market access resulting in restricted sales prospects, mainly due to difficulties in obtaining nursery certification remains difficult. Recommendations to support the development of smallholder nurseries including policy, extension, networking development, certification and market access are discussed.


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP CHÍNH Ở THANH HÓA

Hoàng Văn Thắng1, Delia C. Catacutan2, Cao Văn Lạng1,
Nguyễn Mai Phương2, Nguyễn Hoàng Tiệp1
[1] Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 ICRAF Việt Nam

Từ khóa: Đặc điểm, Mô hình nông lâm kết hợp chính, Thanh Hóa

TÓM TẮTTrong giai đoạn 2007 – 2012 ở Thanh Hóa có hai mô hình nông lâm kết hợp chính là sắn và ngô được trồng xen dưới các rừng trồng Keo tai tượng trong năm thứ 1 và thứ 2. Đến cuối năm 2012 diện tích mô hình trồng xen sắn và ngô vào rừng trồng Keo tai tượng ở Thanh Hóa đạt khoảng 3257,5ha; tăng 2079ha so với năm 2007, trong đó diện tích các mô hình này ở 3 huyện điều tra gồm huyện Hà Trung là 166,7ha; huyện Thạch Thành là 157,6ha và huyện Như Xuân là 1310,7ha.

Kết quả điều tra cũng đã chỉ ra rằng, trồng xen các loài cây nông nghiệp như sắn và ngô vào rừng trồng keo đã mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho người trồng rừng. Lợi nhuận ròng trung bình thu được từ mô hình sắn xen Keo tai tượng trên 1ha trong chu kỳ 6 năm với lãi suất vay 7,2%/năm đạt 65.775.917 đồng và từ mô hình ngô xen Keo tai tượng là 66.949.411 đồng. Các mô hình trồng xen sắn và ngô đạt lợi nhuận ròng cao hơn so với mô hình trồng Keo tai tượng thuần loài (không trồng xen) từ 22,3 – 24,5%.

Nhìn chung việc tiêu thụ các sản phẩm từ mô hình nông lâm kết hợp ở Thanh Hóa tương đối thuận lợi vì trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận đang có các công ty, nhà máy thu mua, chế biến các sản phẩm này. Các sản phẩm từ các mô hình nông lâm kết hợp (gồm gỗ keo, sắn, ngô) ở 3 huyện điều tra là Hà Trung, Thạch Thành và Như Xuân hiện đang được bán chủ yếu cho các tư thương tại địa phương. Tuy nhiên, cũng như các loại sản phẩm nông nghiệp khác, việc tiêu thụ các sản phẩm từ mô hình nông lâm kết hợp ở Thanh Hóa vẫn đang trong tình trạng không ổn định và luôn bị tư thương ép giá. Đây là vấn đề quan trọng nhất có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp ở Thanh Hóa nói riêng và ở nước ta nói chung.

Keywords: Characteristics, main agroforestry models, Thanh Hoa province.

Some characteristics of main agroforestry models in Thanh Hoa provinceAgroforestry models in the period from 2007 – 2012 in Thanh Hoa province is intercropping agricultural crops in the Acacia mangium plantations, with 2 main models are cassava and maize intercropped in Acacia mangium plantation. The crops such as cassava and maize are often grown on Acacia plantations in 1st and 2nd year. By the end of year 2012 the area of ​​intercropping cassava and maize in Acacia plantation in Thanh Hoa about 3257.5ha, increase in 2079ha compared with year 2007, in which area of this intercropping system in 3 surveyed districts included Ha Trung district is 166.7ha, Thach Thanh district is 157.6ha and Nhu Xuan district is 1310.7ha.

The survey results also showed that intercropping of agricultural crops such as cassava and maize on Acacia magium plantations has brought economic efficiency is relatively high for growers. Average net profit obtained per 1 ha in cycle 6 years with loan interest rate of 7.2% /year from cassava intercropping model reached 65,775,917VND and maize intercropping model is 66, 949, 411VND. The intercropping cassava and maize brought higher net profit compared with the model Acacia monoculture (no intercrop) from 22.3% to 24.5%.

The consumption of products from main agroforestry models in Thanh Hoa is relatively favorable because there are companies, plant acquisition, processing these products in Thanh Hoa province and neighboring provinces. The products from the agroforestry models (including wood of Acacia, cassava, maize) is investigated in 3 districts of Ha Trung, Thach Thanh and Nhu Xuan currently being sold mainly to local traders. Then traders transported to the factories, processing units in the district, province or neighboring provinces for consumption. However, as well as other kinds of agricultural products, the consumption of products from agroforestry models in Thanh Hoa is still in unstable condition and price pressure has always been traders. This is the most important problem has a great impact on the survival and development of agroforestry in Thanh Hoa in particular and in Vietnam in general.

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NGẬP MẶN TỈNH HÀ TĨNH

Trần Thị Tú1, Nguyễn Hữu Đồng2
 1 Viện Tài nguyên và Môi trường – Đại học Huế
2 Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Hà Tĩnh – Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh

Tapchi1-2014

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, thành phần loài, thực vật ngập mặn, tác động, viễn thám.

TÓM TẮTHệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh tập trung phần lớn ở các khu vực cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng và Cửa Khẩu. Kết quả đã xác định được 22 loài thực vật ngập mặn (TVNM), thuộc 22 chi, 18 họ của 2 ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta) tại khu vực nghiên cứu; trong đó, ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 94,4% tổng số họ và 95,5% tổng số loài. Trong 22 loài TVNM, có 9 loài cây ngập mặn chính thức (MS) và 13 loài cây tham gia ngập mặn (MAS). TVNM có nhiều giá trị sử dụng, bao gồm dược liệu (18 loài), cho gỗ (9 loài), làm thực phẩm (4 loài), cho sợi (4 loài), cho tanin (4 loài), làm cảnh (2 loài) và cho công dụng khác (1 loài). Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn Hà Tĩnh hiện nay đang chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan. Bên cạnh đó, các hoạt động kinh tế- xã hội đã làm biến động đáng kể diện tích rừng ngập mặn hiện có. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền địa phương trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý hệ sinh thái rừng ngập mặn. Do đó, bài báo này đã ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS; thông qua khảo sát thực tế xác định sự biến động diện tích rừng ngập mặn tỉnh Hà Tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2000 – 2012 có 1.392,79ha rừng ngập mặn đã bị biến mất, trung bình giảm 116,1ha/năm, hiện chỉ còn 775,83ha.

Keywords: Climate change, impacts, mangrove flora, species composition, remote sensing

Species composition and the fluctuation of mangroves in Ha Tinh provinceMangrove ecosystems in Ha Tinh concentrate largely in estuaries such as Hoi inlet, Sot inlet, Nhuong inlet, Khau inlet. The results have identified 22 species mangrove flora of 22 genera, 18 familia, 2 phylums included Polypodiophyta and Magnoliophyta in the study area. Magnoliophyta dominate with 94.4% of total familia and 95.5% of total species. Among 22 species in Ha Tinh mangrove flora, there are 9 true mangrove species (MS) and 13 mangrove associated species (MAS). Mangrove flora in Ha Tinh province has a lot of valuable uses, such as timber, medicinal, food, etc. In particular, there are 18 species of medicinal plants, 9 species of timber, 4 species of food, 4 species of fiber, 4 species for tannin, 2 species of bonsai and one for other utility. However, the mangrove ecosystems in Ha Tinh are influenced adversely by the impact of climate change and extreme weather. Besides, the operation of socio- economic activities were caused the change of ​​mangrove areas. These have posed many challenges for local authorities in planning, rational use of mangrove ecosystems to conservation and development as well as maximize the role of mangroves. Therefore, this paper has applied remote sensing and GIS technology to determine the variation of mangrove forest area in Ha Tinh province. The study results showed that there were 1392.79 ha of mangrove forest lost during the period from 2000 to 2012, average 116,1ha/year, the only remaining area of ​​775.83 ha of mangroves.

 

 

 

ĐA DẠNG THẢM THỰC VẬT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THỰC VẬT THEO ĐỘ CAO TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

Trần Minh Tuấn1, Vũ Anh Tài2
1Vườn Quốc gia Ba Vì, 2Viện Địa lí, Viện Hàn lâm KHVN

Từ khóa: Thảm thực vật, Ba Vì, Vườn Quốc gia

TÓM TẮTThảm thực vật được ví như bộ khung chính của một hệ sinh thái trên cạn, có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Đối với Vườn quốc gia Ba Vì, nhiệm vụ bảo tồn chỉ thành công khi các nghiên cứu về thảm thực vật được thực hiện đầy đủ và chi tiết. Thảm thực vật VQG Ba Vì được mô tả chi tiết gồm một số kiểu, kiểu phụ. Thảm thực vật ở vành đai nhiệt đới trên đất địa đới gồm có: Rừng kín nóng – ẩm mưa vừa cây lá rộng thường xanh nhiệt đới, Rừng thứ sinh mát ẩm – mưa vừa cây lá rộng thường xanh nhiệt đới, Rừng Tre nứa thứ sinh nóng ẩm – mưa vừa nhiệt đới, Trảng cây bụi thứ sinh nóng (ấm) ẩm – mưa nhiệt đới, Trảng cỏ thứ sinh nóng ẩm – mưa nhiệt đới. Thảm thực vật ở vành đai nhiệt đới trên đất nội địa đới gồm có: Trảng cỏ chịu ngập thứ sinh nhiệt đới, Quần xã thủy sinh nước ngọt nhiệt đới. Thảm thực vật vành đai á nhiệt đới gồm: Rừng kín lạnh ẩm mưa nhiều cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới, Rừng kín lạnh ẩm mưa cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới, Rừng thứ sinh mát ẩm mưa cây lá rộng thường xanh á nhiệt đới, Trảng cây bụi mát ẩm thứ sinh á nhiệt đới. Thảm thực vật nhân tác gồm có: Rừng trồng, Các quần xã cây trồng công /nông nghiệp, Quần xã cây trồng trong khu dân cư. Bậc độ cao 700 – 800m được xác định là nơi sẽ diễn ra sự phân hóa giữa thực vật ở đai nhiệt đới và á nhiệt đới. Sự khác biệt giữa sườn Đông và sườn Tây các nhóm loài đặc trưng cho mỗi sườn được xác định ở các kiểu rừng cơ bản là Rừng kín á nhiệt đới, Rừng thứ sinh á nhiệt đới và Rừng nhiệt đới.

Keywords: Vegetation diversity, Ba Vi, National Park.

Research on vegetation diversity, and the zonal changes of vegetation in Ba Vi National ParkVegetation is a main frame of a terrestrial ecosystem that plays an extremely important role in the biodiversity conservation. The conservation mission can only succeed when the study on vegetation has been completely conducted. The vegetation of Ba Vi National Park is described in detail including the types and subtypes as following: Tropical vegetation on zonal soil that includes: Tropical cool moist rain evergreen broad-leaved secondary forests; Tropical rain medium hot and humid – Bamboo secondary forests; Tropical rain hot (warm) humid secondary shurb; Tropical rain hot and humid secondary grasslands. Tropical vegetation on inland zonal soil that includes: Tropical submergence secondary grasslands; Tropical freshwater community aquarium. Subtropical vegetation includes: Subtropical cold wet more rain broad-leaved evergreen closed forest; Subtropical cold wet rain broad-leaved evergreen closed forest; Subtropical rain cool humid broad-leaved evergreen secondary forests; Subtropical cool humid secondary Shurb. Artificial vegetation includes: Plantations, The crops communities of industrial/agricultural, Crops communities in neighborhoods. An elevation at level of 700-800m a.sl. is identified as where differentiation takes place between plants in tropical and sub-tropical zones. The difference between eastern and western side slopes: The basic group of species is determined by the type of forest is Tropical closed forest, Secondary forest and Subtropical rainforest.


 


CÂY THUỐC CỦA NGƯỜI HRE
VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT TRIỂN
TẠI HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Võ Văn Minh, Phạm Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Kim Yến
Đại Học Đà Nẵng

Từ khóa: Cây thuốc dân tộc, dân tộc Hre, đa dạng cây thuốc, huyện Ba Tơ, tri thức bản địa.

TÓM TẮTTri thức bản địa về sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc ở Việt Nam là nguồn tài nguyên quý giá, có giá trị khoa học và có ý nghĩa thực tiễn to lớn. Bài báo trình bày kết quả điều tra tri thức, kinh nghiệm và thực trạng sử dụng cây thuốc của cộng đồng người Hre tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi nhằm xây dựng các cơ chế quản lý, các giải pháp bảo tồn và sử dụng bền vững hiệu quả nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa phương. Kết quả đã điều tra xác định được 45 loài cây thuốc, thuộc 26 họ, thông qua việc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng người Hre huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Trong đó có 2 loài thuốc quý trong danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam, 6 loài quý theo kiến thức bản địa của người dân. Cây thuốc được khai thác chủ yếu từ tự nhiên (84,44%), kiến thức bản địa phong phú thể hiện ở kinh nghiệm sử dụng để chữa trị 12 nhóm bệnh khác nhau, số lượng các loài cây thuốc được sử dụng chữa các nhóm bệnh cơ – xương – khớp, thận, nội tiết, gan là nhiều nhất. Cách thức chế biến sử dụng khá đa dạng. Những loài cây thuốc quý cần ưu tiên bảo tồn là Ba kích (Morinda officinalis How), Thổ phục linh (Smilax glabre), Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu), cần nhân giống mở rộng diện tích các loại cây thuốc dưới tán rừng trồng, vườn nhà, đồng thời khoanh vùng bảo vệ tại chỗ (Bảo tồn nguyên vị). Đi kèm với biện pháp tuyên truyền khai thác hợp lý cây thuốc, và tư liệu hóa các bài thuốc dân tộc.

Keywords: Ba To district, diversity of medicinal plants, ethnobotany, Hre Ethnic, traditional knowledge,

Medicinal plants of Hre ethnic and propose some solutions to conservation and development of medicinal plants in the Ba To district, Quang Ngai provinceIndigenous knowledge of medicinal plants used by ethnic groups in Vietnam is precious resources, valuable scientific and practical significance tremendous. This paper presents the results of the survey of knowledge, experience and the actual use of medicinal plants of the Hre community at Ba To, Quang Ngai Province to develop management mechanisms, conservation measures and use sustainable resource efficiency in local medicinal plants. Survey results identified 45 species of medicinal plants belonging to 26 families, through the use of everyday life of the community Hre Ba To, Quang Ngai. There are 2 species of medicinal plants in the Red List medicines Vietnam, 6 species according to local knowledge of the people. Medicinal plants is mined primarily from natural ( 84.44 % ), rich indigenous knowledge expressed in the user experience team to treat 12 different diseases, the number of medicinal plants used to treat muscle – bone disease group – joints, kidney, endocrine, liver is the most. Uses the processing is quite divers. Many medicinal plant need to be conserve: Morinda officinalis How, Smilax glabre, Amomum longiligulare T.L.Wu, should expand the area of ​​medicial plant in plantations, gardens, and situ Conservation. Rational exploitation of medicinal plants, and documentation of all traditional medicine.


 


NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG VÀ PHÂN BỐ
CỦA CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ QUÝ HIẾM
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN SỐP CỘP, TỈNH SƠN LA

Vũ Tiến Thịnh
Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa: Chim, đa dạng sinh học, Sốp Cộp, Sơn La, thú

TÓM TẮTKhu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp, tỉnh Sơn La với hệ sinh thái đặc trưng cho vùng núi Tây Bắc là nơi có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài động vật. Kết quả của cuộc điều tra khu hệ động vật vào năm 2013 đã xác định được 25 loài thú và 12 loài chim quý hiếm hiện đang cư trú tại Khu bảo tồn. Các loài thú và chim quý hiếm tại Khu BTTN Sốp Cộp có kích thước quần thể nhỏ, nhiều loài ở mức độ hiếm hoặc rất hiếm, nguy cơ tuyệt chủng cục bộ là rất cao nếu không có các giải pháp bảo tồn kịp thời và hợp lý. Đặc biệt, Khu bảo tồn thiên nhiên Sốp Cộp còn là nơi phân bố của 2 loài thú cực kỳ nguy cấp và quý hiếm là Hổ (Panthera tigris) và Voi (Elephas maximus). Các loài động vật quý hiếm chủ yếu phân bố ở khu vực Huổi Pa Tết và đỉnh Pu Căm. Các khu vực gần Huổi Pa Tết, xung quanh đỉnh Pu Căm, khe bản Khá là các khu vực bị tác động mạnh bởi các hoạt động như săn bắn, khai thác gỗ, phá rừng làm rẫy trái phép.

Keywords: Bird, biodiversity, mammal, Son La, Sop Cop

Status and distribution of endangered species of wildlife species of
Sop Cop Nature Reserve, Son La province

Sop Cop nature reserve in Son La Province has typical ecosystem of the northwestern region of Vietnam. The reserve habors high biological diversity, especially wildlife. The fauna survey in 2013 identified the presence 25 endangered mammal and 12 bird species currently residing in Sop Cop Nature Reserve. Most endangered wildlife species have small population size, some of those are very rare and will be likely to be extinct if there is no urgent and suitable conservation efforts. Especially, Sop Cop nature reserve is still supporting 2 critically endangered species including Tiger (Panthera tigris) and Elephant (Elephas maximus). The endangered wildlife species mainly distributed in the Huoi Pa Tet and Pu Cam peak. The area surrounding Huoi Pa Tet, Pu Cam peak, Ban Kha are serverely affected by human preasures such as hunting, logging, and illegal deforestation.

 

 

 



 


HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT VÁN CỐP PHA TỪ TRE LUỒNG

Nguyễn Quang Trung1, Phạm Văn Chương2
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Lâm nghiệp

Từ khóa: Cốp pha tre

TÓM TẮTHiện nay, cốp pha tre của Việt Nam được sản xuất từ nguyên liệu chủ yếu là luồng (Dendrocalamus barbatus Hsuch et D.Z.Li) và keo phenol foocmaldehyde (keo PF) bằng công nghệ tiếp thu từ Trung Quốc. Các cơ sở sản xuất thường không áp dụng đầy đủ các bước công nghệ và thông số kĩ thuật, mặt khác do đặc tính của tre luồng Việt Nam không hoàn toàn giống nguyên liệu trúc sào của Trung Quốc nên chất lượng sản phẩm cốp pha tre của Việt Nam thường không ổn định. Nghiên cứu này đã chỉ ra một số nguyên nhân gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, biện pháp khắc phục và đề xuất quy trình công nghệ sản xuất ván cốp pha từ tre luồng Việt Nam. Theo công nghệ này, sản phẩm có khối lượng thể tích tăng 64,8%, độ bền uốn tĩnh tăng 109%; độ trương nở giảm 4% và mô đun dàn hồi uốn tĩnh giảm 9,2%, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về ván cốp pha trong xây dựng.

Từ khóa: Bamboo formply

Bamboo formwork technology improvement for its quality enhancingAt present bamboo formply is being used in many construction works. This product is made of Dendrocalamus barbatus and phenol formaldehyde adhesive under the imported technology from China. But the bamboo formwork product has unstable and low quality and its properties are not met production requirements. Explain for these reasons, there are many theories such as: To reduce the cost, some technical requirements of bamboo formwork production are not applied correctly and so on. On the other hand, we copy Chinese technology but the Dendrocalamus barbatus properties is quite different with Chinese bamboo. This study determined some problems impact on the bamboo formwork quality and propose the innovative technology. Following this technology, the bamboo formwork quality is improved. For example: Its density and MoR are increased to 64.8% and 109% respectively; but the swelling of thickness and MoE are reduced to 4% and 9.2% respectively.

 

 


 


ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ THỦY NHIỆT VÀ CHẤT CHẬM CHÁY
MONO AMMONIUM PHOSPHATE ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ
CỦA GỖ BẠCH ĐÀN UROPHYLLA

Nguyễn Thanh Tùng, Đặng Đức Việt, Đỗ Vũ Thắng
Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Từ khóa: Bạch đàn Urophylla, chậm cháy,
ổn định kích thước,
thủy nhiệt.

TÓM TẮTBạch đàn urophylla (Eucalyptus urophylla) được xác định là một trong các loài cây trồng rừng chủ lực hiện nay ở Việt Nam; thực tế sử dụng gỗ Bạch đàn urophylla chưa tương xứng với tiềm năng nguồn nguyên liệu này. Khắc phục các hạn chế hiện nay của gỗ Bạch đàn urophylla để sử dụng dưới dạng gỗ xẻ làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc là góp phần nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm rừng trồng Bạch đàn urophylla và tăng thu nhập cho người trồng rừng. Bằng các giải pháp xử lý thủy nhiệt kết hợp xử lý chậm cháy cho gỗ xẻ Bạch đàn urophylla, một số tính chất vật lý của gỗ Bạch đàn urophylla đã được cải thiện, đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc. Ở chế độ xử lý thủy nhiệt (nhiệt độ 1500C, thời gian xử lý 4 giờ), kết hợp xử lý hóa chất Mono amonium phosphate nồng độ 12%, gỗ Bạch đàn urophylla đạt hệ số chống trương nở 20,53%, hiệu suất chống hút nước đạt 10,18%, mức độ tổn hao khối lượng đạt 7,5%. Các chỉ tiêu này đều đạt tốt hơn so với mẫu đối chứng không xử lý

Keywords: Eucalyptus urophylla, Dimensional stability, hydrothermal treatment, retardant, vacuum – pressure impregnation

Influence of hydrothermal and Mono ammonium Phosphate treatments on some physical properties of Eucalyptus urophylla timberAt present Eucalyptus urophylla species is the one of mail and important species for plantation development in Vietnam, actually the timber utilization of this species is not corresponded with the potential of this material resource.

Reducing the defects of Eucalyptus urophylla sawnboard products such as endsplit, colapse, shrinkage, surface checks… to use it as a raw material for furniture production will contribute to improve the value chain of Eucalyptus urophylla plantation product as well as to improve the income of plantation owners.

Some physical properties of E.urophylla timber to be improved and met the requirement of material quality for furniture production by the hydrothermal and mono ammonium phosphate treatments. By hydrothermal treatment at 1500C and 4 hours before high presure soaking in a solusion of Mono amonium phosphate 12%; the physical properties of E.urophylla timber is improved with the Anti-Swelling Effciency (ASE) at 20.53%; and Water Repellency Effectiveness (WRE) at 10.18% and mass loss at 7.5% lower than the untreated samples. The results of study has clearly indicated that after hydrothermal treatment and MAP impregnation, the fire retardant level and dimensional stability went up significantly.

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]