Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2022

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 3 2022

1. Đa dạng hệ thực vật rừng tại Khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Forest vegetable diverse in the special-use forest protecting the landscape of Ha Long Bay, Quang Ninh province Hoàng Văn Thắng
Trịnh Ngọc Bon
Cao Văn Lạng
Nguyễn Văn Trường
Vũ Duy Văn
Nguyễn Văn Tuấn
Phạm Văn Viện
Trần Xuân An
5
2. Kết quả di thực Sâm ngọc linh ở Việt Nam An assessment of Ngoc linh ginseng introduction to new sites in Vietnam Phạm Duy Long
Trịnh Minh Quý
Đào Ngọc Quang
Lê Văn Bình
Đặng Như Quỳnh
Nguyễn Mạnh Tuấn
Nguyễn Minh Chí
16
3. Đa dạng và phân bố họ Cà phê (Rubiaceae) ở VQG Côn Đảo Diversity and distribution of Rubiaceae in Con Dao National Park Trần Bảo Quyên
Nguyễn Quốc Bảo
Trương Bá Vương
Lê Hồng Sơn
Nguyễn Văn Ngà
Trần Đình Huệ
Đặng Văn Sơn
24
4. Nghiên cứu khả năng nhân giống vô tính cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg) bằng phương pháp giâm hom tại tỉnh Sơn La Research on clonal propagation techniques of Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg. from cuttings in Son La province Phan Thị Thanh Huyền 33
5. Ảnh hưởng của loại hom, thời vụ và giá thể giâm hom đến khả năng nhân giống Trà bạc (Camellia dormoyana (Pierre) Sealy) ở Lâm Đồng Effects of the type of cuttings, season and rooting substrate on vegetative propagation in Camellia dormyana in Lam Dong Trần Hồng Sơn
Lương Văn Dũng
Trần Thị Thúy Hằng
43
6. Nghiên cứu tuyển chọn cây trội Quế trà my tại tỉnh Quảng Nam Research on plus tree selection of Cinnamomum cassia in Quang Nam province Bùi kiều Hưng
Tạ Nhật Vương
Lê Văn Quang
Phan Thị Luyến
Diệp Xuân Tuấn
Phạm Đôn
52
7. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý và biện pháp bảo quản hạt giống cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) ở vùng Bắc
Trung Bộ
Research on physiological characteristics and seed storage measures of Tarrietia javanica Blume in Central North Region Phạm Tiến Hùng
Nguyễn Thị Thanh Nga
Lê Xuân Toàn
Hoàng Văn Tuấn
64
8. Sinh trưởng của các dòng vô tính Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) ở Quảng Ninh Growth of Acacia auriculiformis clonal varieties in Quang Ninh Phạm Đình Sâm
Hoàng Thị Nhung
Hồ Trung Lương
Nguyễn Thanh Sơn
Nguyễn Hữu Thịnh
Nguyễn Huy Sơn
74
9. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
ở Quảng Ninh
Effects of density on the growth of Acacia auriculiformis in Quang Ninh Phạm Đình Sâm
Hồ Trung Lương
Hoàng Văn Thành
Trần Thị Hồng Vân
Hà Thị Mai
Nguyễn Huy Sơn
85
10. Thực trạng và điều kiện lập địa gây trồng Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) và Trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) ở vùng ven biển Bắc Bộ Actual state and site condition for planting Sonneratia caseolaris (L.) Engler and Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong at the Northern Coastal Areas Lê Văn Thành
Hà Đình Long
Phạm Ngọc Thành
Đỗ Thị Kim Nhung
Tạ Văn Hân
Đoàn Thanh Tùng
Trương Quang Trí
Nguyễn Xuân Đài
Hà Văn Năm
94

 

11. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của Trôm (Sterculia foetida L.) phân bố tự nhiên tại vùng Nam Trung Bộ Research on some silvicultural characteristics of Sterculia foetida L. natural distributions in the South Central of Vietnam Phùng Văn Khen
Phùng Văn Khang
Nguyễn Trọng Nam
Nguyễn Quốc Đạt
Lê Triệu Duy
Trần Văn Nho
Hồ Sỹ Trung
105
12. Sinh khối và cấu trúc rừng tự nhiên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Quảng Ninh Biomass and structure of Natural Forest in Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area, Quang Ninh Trần Văn Đô
Nguyễn Toàn Thắng
Vũ Tiến Lâm
Hoàng Thanh Sơn
Hoàng Văn Thành
Dương Quang Trung
Đào Trung Đức
Trịnh Ngọc Bon
Trần Cao Nguyên
Trương Trọng Khôi
Trần Hải Long
114
13. Thành phần loài sâu hại cây Sơn tra (Docynia indica Wallich) tại vùng Tây Bắc Insect pest species composition associated with Docynia indica (Wallich) in the Northwest of Vietnam Phạm Quang Thu
Lê Văn Bình
Trần Viết Thắng
Trang A Tổng
Bùi Quang Tiếp
121
14. Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của giải pháp công nghệ sinh học môi trường trên đất bãi thải khai thác than Đông Cao Sơn ở Quảng Ninh Preliminary assessment of impacts bioremediation solutions at Dong Cao Sơn coal mining waste land in Quang Ninh province Vũ Quý Đông
Lê Văn Thành
Đoàn Thị Thảo
Lê Thị Thu Hằng
Hà Thị Thanh Mai
Đỗ Mạnh Dũng
Nguyễn Hoàng Huân
Phạm Tuấn Anh
Giáp Văn Kiên
133
15. Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ Economic valuation of Can Gio mangrove ecosystem services Trần Thị Thu Hà
Nguyễn Thuỳ Mỹ Linh
Phạm Ngọc Thành
Đoàn Thanh Tùng
Nguyễn Hoàng Nam
142

 

ĐA DẠNG HỆ THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG ĐẶC DỤNG BẢO VỆ CẢNH QUAN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Hoàng Văn Thắng1, Trịnh Ngọc Bon2, Cao Văn Lạng1, Nguyễn Văn Trường1,
Vũ Duy Văn3, Nguyễn Văn Tuấn2, Phạm Văn Viện1, Trần Xuân An1

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh
3 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh

TÓM TẮT

Kết quả điều tra đa dạng thực vật khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đến nay đã phát hiện có tổng số 830 loài thực vật, thuộc 4 ngành thực vật (ngành Thông đất, ngành Dương xỉ, ngành Thông và ngành Ngọc lan), thuộc 14 nhóm dạng sống khác nhau, trong đó dạng sống Cỏ nhỏ có số lượng loài lớn nhất là 157 loài. Trong 830 loài đã điều tra được thì có 299 loài là phát hiện mới so với danh mục loài trước đây do Ban quản lý Vịnh Hạ Long đang quản lý. Hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan Vịnh Hạ Long thuộc 12 nhóm công dụng khác nhau, trong đó nhóm cây làm thuốc có số loài cao nhất là 370 loài. Trong số 830 loài thực vật xuất hiện ở khu rừng đặc dụng Vịnh Hạ Long thì có tới 260 loài đặc hữu và quý, hiếm, chiếm 31,36% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu, trong đó có 3 loài thuộc ngành Dương xỉ, 7 loài thuộc ngành Thông và 250 loài thuộc ngành Ngọc lan.

Từ khóa: Đa dạng, thực vật, rừng đặc dụng, Vịnh Hạ Long

Forest vegetable diverse in the special-use forest protecting the landscape of Ha Long Bay, Quang Ninh province

The results of the investigation of plant diversity in the special-use forest that protects the landscape of Ha Long Bay, Quang Ninh province so far have discovered a total of 830 species of plants, belonging to 4 plant branches (Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, and Magnoliophyta), belongs to 14 different lifeform groups, in which the small grass life form has the largest number of species with 157 species. Of the 830 species that have been investigated, 299 are new discoveries compared to the previous list of species managed by the Ha Long Bay Management Board. The flora in the special-use forest to protect the landscape of Vinh Ha Long belongs to 12 groups of different uses, in which the group of medicinal plants has the highest number of species with 370 species. Among 830 plant species appearing in Ha Long Bay’s special-use forest, there are 260 endemic, precious and rare species, accounting for 31.36% of the total species in the study area, of which 3 species belong to the Polypodiophyta, 7 species of the Pinophyta and 250 species of Magnoliophyta branch.

Keywords: Diversity, flora, special-used forest, Ha Long Bay

KẾT QUẢ DI THỰC SÂM NGỌC LINH Ở VIỆT NAM

Phạm Duy Long1, Trịnh Minh Quý2, Đào Ngọc Quang1, Lê Văn Bình1,
Đặng Như Quỳnh1, Nguyễn Mạnh Tuấn2, Nguyễn Minh Chí1

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
2
Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Nam Trà My

TÓM TẮT

Sâm ngọc linh phân bố tự nhiên tại vùng núi Ngọc Linh, tập trung ở độ cao từ 1.700 – 2.200 m. Đây là một trong 5 loại nhân sâm có giá trị nhất thế giới và đang rất được ưa chuộng trên thị trường dược liệu. Để mở rộng vùng trồng, hoạt động di thực cây Sâm ngọc linh đã được triển khai ở nhiều nơi và có những kết quả khả quan. Sâm ngọc linh đã được di thực thành công ở độ cao 1.500 – 1.700 m thuộc vùng núi Ngọc Linh. Đã di thực thành công ra ngoài vùng núi Ngọc Linh, trong đó cây trồng tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum sinh trưởng phát triển tốt, khối lượng củ gần tương đương với nơi phân bố tự nhiên. Bước đầu di thực thành công tại huyện Lạc Dương – tỉnh Lâm Đồng, huyện Tam Đảo – tỉnh Vĩnh Phúc, thị xã Sa Pa – tỉnh Lào Cai, huyện An Lão – tỉnh Bình Định, huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị và huyện Khánh Vĩnh – tỉnh Khánh Hòa. Đặc biệt, cây Sâm ngọc linh sinh trưởng và phát triển rất tốt ở Lạc Dương, Lâm Đồng và Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Việc di thực Sâm ngọc linh ra ngoài nơi phân bố tự nhiên có thể thành công nhưng cần hoàn thiện kỹ thuật trồng phù hợp cho từng địa điểm di thực cụ thể.

Từ khóa: Di thực, nhân giống, gây trồng, Panax vietnamensis, Sâm ngọc linh

An assessment of Ngoc Linh ginseng introduction to new sites in Vietnam

Ngoc Linh ginseng is a medicinal herb indigenous to the Ngoc Linh Mountain in the Quang Nam and Kon Tum provinces, where it grows primarily at 1,700 – 2,200 m above sea level. It is one of the five most important species in the genus Panax, and it is highly valued in the herbal health care market. To facilitate the expansion of ginseng cultivation, Ngoc Linh ginseng has been experimentally introduced to different sites to test its suitability. The sites included Quang Nam, Kon Tum, Lac Duong – Lam Dong, Tam Dao – Vinh Phuc, Sa Pa – Lao Cai, An Lao – Binh Dinh, Huong Hoa – Quang Tri and Khanh Vinh – Khanh Hoa. It was found that it could be grown at lower altitudes (1,500 – 1,700 m) both within the Ngoc Linh mountain and in other locations outside its original distribution. In the Kon Plong district of Kon Tum province, the ginseng grew well, attaining a root weight almost equivalent to that achieved in its original habitat. Growth and development were also good at Lac Duong, Lam Dong and Tam Dao, Vinh Phuc. In conclusion, it has been shown to be possible to introduce Ngoc Linh ginseng to different sites in Vietnam but for a successful outcome, it is necessary to develop suitable techniques for each specific planting site.

Keywords: Introduction, breeding, cultivation, Panax vietnamensis,
Ngoc Linh ginseng

ĐA DẠNG VÀ PHÂN BỐ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO

Trần Bảo Quyên1, Nguyễn Quốc Bảo2,4, Trương Bá Vương2,4, Lê Hồng Sơn3,
Nguyễn Văn Ngà3, Trần Đình Huệ3, Đặng Văn Sơn2,4*

Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
2
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3
VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4
Học Viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

TÓM TẮT

Từ kết quả phân tích mẫu tiêu bản thu được từ năm 2021 – 2022, kết quả nghiên cứu đa dạng và phân bố họ Cà phê (Rubiaceae) ở VQG Côn Đảo đã xác định 73 loài thuộc 33 chi. Trong đó, có 6 loài bổ sung cho họ Cà phê và hệ thực vật Côn Đảo, bao gồm: Chim trích (Benkara depauperata), Găng biên hòa (Benkara hoaensis), Găng (Benkara scandens), Lấu bò (Psychotria serpens), Xú hương lam (Lasianthus hirsutus) và An điền lan (Oldenlandia diffusa). Về giá trị tài nguyên, kết quả đã ghi nhận được họ Cà phê có 4 loài cho gỗ, 30 loài có giá trị làm thuốc, và 2 loài là Chim chích (Benkara depauperata) và Xương cá (Psydrax dicoccos) có giá trị bảo tồn theo Sách đỏ Việt Nam (2007). Dạng sống của các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) được chia thành 5 nhóm chính, gồm: cây chồi trên nhỏ (Mi) với 46 loài; cây chồi trên vừa (Me) với 10 loài; cây thân thảo (Hp) với 10 loài, dây leo (Lp) và cây chồi trên to (Mg) với lần lượt là 4 và 3 loài. Các loài thuộc họ Cà phê phân bố rộng trong tự nhiên, trải dài ở các độ cao từ 2 – 577 m so với mặt nước biển trong các kiểu sinh cảnh rừng khác nhau, trong đó, kiểu rừng trên vùng núi thấp có nhiều loài nhất (52 loài) và ít nhất là kiểu rừng ngập mặn (1 loài).

Từ khóa: Đa dạng họ Cà phê (Rubiaceae), Côn Đảo, phân bố, thực vật

Diversity and distribution of rubiaceae in Con Dao National Park

Based on the specimens from 2021 – 2022, a study on the diversity and distribution of Rubiaceae in Con Dao National Park in Ba Ria – Vung Tau province was defined and identified 73 species and 33 genera. Among them, 6 species have been added to Con Dao National Park, including Benkara depauperata, Benkara hoaensis, Benkara scandens, Psychotria serpens, Lasianthus hirsutus and Oldenlandia diffusa. For plant resources, 5 species were used for wood; 22 species were used for medicinal herbs; and 2 species Benkara depauperata and Psydrax dicoccos were listed for conversation in Vietnam Red Data Book, Park II, Plants (2007). The life forms of Rubiaceae were divided into five groups, such as microphanerophytes with 46 species, mesophanerophytes with 10 species, herbaces phanerophytes with 10 species, lianophanerophytes with 4 species and magaphanerophytes with 3 species. All species of Rubiaceae are widely distributed from 2 m to 577 m altitude in various habitats, and it is most abundant in lowland forest (52 species) and least in mangrove forest (1 species).

Keywords:Diversity of Rubiaceae, Con Dao, distribution, plant

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH CÂY DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM TẠI TỈNH SƠN LA

Phan Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Tây Bắc

TÓM TẮT

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống vô tính cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) bằng phương pháp giâm hom. Ở các công thức thí nghiệm nồng độ và loại thuốc thì sử dụng loại thuốc IBA nồng độ 1% cho kết quả tốt nhất. Nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ và loại thuốc: Kết quả cho thấy hom giâm vào mùa Thu và sử dụng thuốc IBA 1% cho tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ là cao nhất đạt 64,44%. Giá thể giâm hom có ảnh hưởng tốt nhất đến tỷ lệ ra rễ và chất lượng rễ của hom giâm cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp là công thức giá thể 70% đất + 20% phân hữu cơ + 10% đất dưới tán rừng có tỷ lệ ra rễ 68,89%.

Từ khóa: Dẻ tùng sọc trắng hẹp, giâm hom, thuốc kích thích ra rễ

Research on clonal propagation techniques of Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg. from cuttings in Son La province

This paper presents the results of the study on clonal propagation of the narrow white-striped conifer (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) by cuttings. Research results show that: In the experimental formulas of concentrations and drugs, the 1% IBA drug gives the most dominant results. Study on the effect of season and type of drug: The results showed that cuttings in autumn and using IBA1% had the highest survival rate and rooting rate at 64.44%. The cutting medium that had the best effect on the rooting rate and root quality of the narrow white striped conifer cuttings was the formula of 70% soil + 20% organic fertilizer + 10% soil under the forest canopy with high density rooting rate 68.89%.

Keywords: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg., cuttings, rooting stimulant

ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI HOM, THỜI VỤ VÀ GIÁ THỂ GIÂM HOM ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG TRÀ BẠC (Camellia dormoyana (Pierre) Sealy) Ở LÂM ĐỒNG

Trần Hồng Sơn1, Lương Văn Dũng2, Trần Thị Thúy Hằng1

1 Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới
2 Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Phát triển Tài nguyên Thực vật

TÓM TẮT

Trà bạc (Camellia dormoyana) là loại dược liệu quý chứa nhiều hợp chất có hoạt tính dược lý có khả năng chống viêm, phòng và điều trị ung thư cũng như chăm sóc sức khỏe con người. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm hoàn thiện kỹ thuật nhân giống hom loài cây này để cung cấp những cây giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, đồng đều với số lượng lớn. Nghiên cứu sử dụng cây Trà bạc 5 tuổi tại vườn sưu tập giống huyện Đạ Huoai, bố trí thí nghiệm tại vườn ươm Thành phố Đạt Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Kết quả cho thấy, sử dụng loại hom tiếp giáp với hom ngọn, thời vụ giâm hom vào đầu mùa khô và giá thể giâm hom là cát sông đối với loài Trà bạc cho tỷ lệ hom sống, hom ra mô sẹo, hom ra chồi và số rễ với chiều dài rễ bình quân cao nhất và có ý nghĩa thống kê so với các công thức còn lại. Hom tiếp giáp với hom ngọn cho tỷ lệ hom sống đạt 76,7%, tỷ lệ hom ra chồi (63,3%), trung bình có 2,18 rễ/hom, với chiều dài rễ 4,22 cm. Thời vụ giâm hom vào đầu mùa khô cho số rễ và chiều dài rễ bình quân cao nhất, đạt 1,91 rễ/hom với chiều dài 3,26 cm. Giá thể giâm hom là cát sông cho kết quả cao nhất, tỷ lệ hom sống đạt trên 73%, hom ra chồi đạt trên 66%, số rễ đạt 2,15 rễ với chiều dài 3,10 cm.

Từ khóa: Trà bạc, loại hom, thời vụ giâm hom, giá thể giâm hom

Effects of the type of cuttings, season and rooting substrate on vegetative propagation in Camellia dormoyacna in Lam Dong

Yellow Camellias is a priceless medicinal herb with a wealth of pharmacologically potent chemicals that can treat and prevent cancer as well as promote human health and combat inflammation. The goal of cutting-based seedling propagation is to produce seedlings with a clear origin, good quality, uniformity, and high production potential. The experiment used several cutting types, cutting seasons, and cutting media with 300ppm IBA growth regulator. According to the results, the ratio of cuttings that were alive, cuttings that developed calluses, cuttings that produced buds, and the number of roots with the average root length were the highest and statistically significant when compared to the other formulas when using semi-hardwood cuttings, cuttings taken at the start of the dry season, and cuttings taken from river sand for the Camellia dormoyana species. The survival rate for semi-hardwood cuttings was 76.7 percent, for cuttings and shoots it was 63.3 percent, with an average of 2.18 roots per cut and a length of 4.22 cm. Cuttings made at the start of the dry season produced the most roots overall, averaging 1.91 roots per cut and a length of 3.26 cm. River sand cuttings yielded the best outcomes, with a cutting survival rate of over 73 percent, a cutting shoot production rate of over 66 percent, and a cutting root count of 2.15 roots with a 3.10 cm length.

Keywords: Camellia flava, Camellia dormoyana, type of cuttings, cutting season, rooting substrate

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN CÂY TRỘI QUẾ TRÀ MY TẠI TỈNH QUẢNG NAM

Bùi Kiều Hưng, Tạ Nhật Vương, Lê Văn Quang, Phan Thị Luyến,
Diệp Xuân Tuấn, Phạm Đôn

Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh

TÓM TẮT

Quế trà my là cây đặc sản, dược liệu quý nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam và của Việt Nam. Cây được trồng tập trung chủ yếu tại 4 huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn và Tiên Phước với diện tích hiện nay vào khoảng 3.760 ha. Các lâm phần điều tra tuyển chọn cây trội có tuổi từ 15 – 23 tuổi, đã thành thục về mặt sinh sản, ra hoa và đậu quả. Diện tích lâm phần không lớn, dao động từ 0,5 – 3 ha, phần lớn các lâm phần này đều đã chịu tác động của tỉa thưa tầng dưới và tỉa cành, mật độ còn lại dao động 300 – 2.500 cây ha và có phân bố không đều. Chỉ có 3 huyện có lâm phần đáp ứng được mục tiêu chọn giống là Phước Sơn, Nam Trà My và Bắc Trà My. Đã tuyển chọn được 213 cây trội dự tuyển đáp ứng được các tiêu chí và chỉ số đề ra, trong đó 150 cây trội dự tuyển có hàm lượng tinh dầu cao, dao động 2,2 – 10,73%, trung bình là 5,83%, trong đó có tới 137/150 cây dự tuyển chiếm 91,3% tổng số cây phân tích có hàm lượng tinh dầu lớn hơn 4%. Quế trà my có chất lượng tinh dầu rất tốt, tổng hàm lượng Aldehyde cinamic và axit cinamic có trong tinh dầu cao hơn 2,4 – 3,1 lần quy định tối thiểu của được điển Hồng Kông (tối thiểu 1,7%). Đã chọn được 100 cây trội chính thức có tuổi từ 15 – 20 tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3, Hvn, Dt đều thể hiện sự vượt trội hơn hẳn so với trung bình của lâm phần. Cây có vỏ dày đến rất dày, dao động 6,0 – 13,2 mm đo tại vị trí 1,3 m. Diện tích vỏ tương đối của các cây trội dao động 133,5 – 418,5 dm2/cây, vượt 40,6 – 159,5% so với cây trung bình của lâm phần. Hàm lượng tinh dầu trong cây trội đều đạt giá trị cao đến rất cao, dao động từ 4,47 – 10,73%, lớn hơn rất nhiều quy định của được điển Việt Nam V (1%). Đây là nguồn giống tốt phục vụ cho công tác phát triển rừng trồng Quế trà my của tỉnh Quảng Nam.

Từ khóa: Cây trội, Quế trà my, tỉnh Quảng Nam

Research on plus tree selection of Cinnamomum cassia in Quang Nam province

Cinnamomum cassia is a famous, precious NTFP and medicine of Quang Nam province and Vietnam as well. Cinnamomum cassia is widely planted in 4 districts: Bac Tra My, Nam Tra My, Phuoc Son and Tien Phuoc with current total area about 3,760 ha. The surveyed stands of Cinnamomum cassia has the ages from 15 to 23 years with reproductive mature, flowering and fruiting. The area of stands is not large, varries from 0.5 to 3 ha, almost stands have undergone thinning of lower layer and pruning. The stand density remains about 300 – 2,500 trees ha and unequally distributed. There are only 3 districts (Phuoc Sơn, Nam Tra My and Bac Tra My) that have stands meeting objective of plus tree selection. As a result, 213 plus tree candidates have been selected, of which 150 plus tree candidates have high oil content, varries from 2.2 to 10.73%, on average is 5.83%. There are 137 among 150 plus trees candidates (occupied 91.3%) have oil content > 4%. Cinnamomum cassia has a very good oil quality, total content of Aldehyde cinamic and acid cinamic in the oil is 2.4 – 3.1 times higher than minimum requirement of Hong Kong Medicinal Dictionary (minimum is 1.7%). 100 plus trees with ages of 15 – 20 years and dominant growth of D1,3, Hvn, Dt compared to stand mean values officially selected. The plus trees have thick and very thick bark, varries from 6.0 to 13.2 mm at height of 1.3 m. The relative bark area of plus trees varried from 133.5 to 418.5 dm2/tree, 40.6 – 159.5% high than average value of the stand. The oil content of plus trees is from high to very high, varries from 4.47 to 10.73%, much higher than requirement of Vietnamese Medicinal Dictionary V (1%). These are good seed sources for Cinnamomum cassia development in Quang Nam province.

Keywords: Plus tree, Cinnamomum cassia, Quang Nam province

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ BIỆN PHÁP BẢO QUẢN HẠT GIỐNG CÂY HUỶNH (Tarrietia javanica Blume) Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Phạm Tiến Hùng, Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân Toàn, Hoàng Văn Tuấn

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Huỷnh là cây gỗ lớn, bản địa và có phân bố tự nhiên chủ yếu ở khu vực miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy quả Huỷnh đã cắt cánh có chiều dài trung bình 17,4 mm, chiều rộng 13,1 mm; chiều dài cánh quả trung bình là 66,6 mm, chiều rộng cánh quả 32,6 mm; tổng chiều dài quả cả cánh là 84 mm. Hạt giống Huỷnh có độ thuần đạt 95,92%, số quả Huỷnh cả cánh từ 1.011 – 1.087 quả/kg, số quả đã cắt cánh giao động từ 1.396 đến 1.424 quả/kg. Khối lượng 1.000 quả Huỷnh có cánh từ 989,2 – 919,8 g và đã cắt cánh từ 702,3 – 716,2g. Độ ẩm hạt Huỷnh sau thu hái ở vùng Bắc Trung Bộ trung bình là 13,1%. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Huỷnh là 82,3%. Thời gian nảy mầm của hạt từ 19 – 21 ngày. Hạt bắt đầu nảy mầm sau 5 ngày gieo và đạt tỷ lệ cao nhất vào ngày thứ 9. Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nảy mầm của hạt. Hạt nảy mầm cao nhất ở nhiệt độ 27 – 29oC, ở các nhiệt độ thấp hơn thì tỷ lệ nảy mầm thấp hơn và thời gian hạt hạt bắt đầu nảy mầm kéo dài hơn. Bảo quản hạt trong túi vải đựng trong chum ở nhiệt độ phòng là công thức tốt nhất, sau 1 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm còn 60,67%, sau 3 tháng bảo quản tỷ lệ nảy mầm còn 45,33%; kiến nghị chỉ nên bảo quản hạt trong thời gian 3 – 4 tháng vì sau thời gian này tỷ lệ nảy mầm sẽ xuống thấp.

Từ khóa: Đặc điểm sinh lý hạt giống, bảo quản hạt giống, cây Huỷnh, vùng Bắc Trung bộ

Research on physiological characteristics and seed storage measures of Tarrietia javanica Blume in Central North region

Tarrietia javanica Blume is a native, big-sized timber species, widely distributed in Central region of Vietnam. The research results show that the length of fruit without wing is 17.4 mm, the width is 13.1 mm; the length of wing in 66.6 mm, width of wing is 32.6 mm; total length of fruit with wing is 84 mm. The seed purity is 95.92%, number of fruits with wings is 1,011 – 1,087 per kg, number of fruits without wings is about 1,396 – 1,424 per kg. The weight of 1.000 fruits with wings is about 989.2 – 919.8 g and without wings is about 702.3 – 716.2g. The moisture of seeds collected in Central north region on average is 13.1%. Germination rate of seeds is 82.3%. Germination time of seeds is 19 – 21 days. Seeds start germinating in 5th day after sowing and getting the highest germination rate in 9th day. Temperature greatly affects germination possibility of seeds. The highest germination rate occurs at temperature 27 – 29oC, at lower temperature germination rate is decreased and the time that’s seeds start germinating will be longer. Storage of seeds can be done in cloth bags and put in the jar at room temperature, germination rate after 1 month storage is 60.67%, after 3 months remains 45.33%. It is recommended that storage of seeds of Tarrietia javanica can be applied by only 3 – 4 months because after this time germination rate shaply decreases.

Keywords: Biological characteristics of seeds, seed storage, Tarrietia javanica Blume, Central North region

SINH TRƯỞNG CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH

Phạm Đình Sâm1, Hoàng Thị Nhung1, Hồ Trung Lương1,
Nguyễn Thanh Sơn1, Nguyễn Hữu Thịnh1,Nguyễn Huy Sơn2

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả đánh giá sinh trưởng của 12 dòng vô tính Keo lá tràm ở giai đoạn 5 năm tuổi tại Quảng Ninh cho thấy có sự sai khác rõ rệt giữa các dòng vô tính Keo lá tràm về tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng (Fpr<0,001). Nhóm các dòng vô tính Keo lá tràm có năng suất gỗ cao nhất gồm Clt7, Clt26, Clt98 và Clt57, đạt năng suất từ 16,5 – 23,0 m3/ha/năm; nhóm thứ hai gồm các dòng Clt133, Clt19, Clt43 và AA9, năng suất gỗ chỉ đạt từ 11,1 – 15,5 m3/ha/năm; thấp nhất là nhóm các dòng Bvlt85, Clt25, Bvlt83 và Clt18, chỉ đạt từ 5,8 – 9,1 m3/ha/năm. Tuy nhiên, các chỉ tiêu chất lượng thân cây của Keo lá tràm ở giai đoạn 5 năm tuổi chưa có sự sai khác rõ rệt về mặt thống kê (Fpr > 0,001). Kết quả đã xác định được sáu dòng vô tính có khả năng sinh trưởng nhanh, trữ lượng gỗ cây đứng lớn, chất lượng thân cây tốt được lựa chọn theo thứ tự từ cao xuống thấp là Clt98, Clt26, Clt57, Clt7, Clt133 và AA9 có khả năng sinh trưởng nhanh, trữ lượng gỗ cây đứng lớn, chất lượng thân cây tốt, đáp ứng được mục tiêu trồng rừng gỗ lớn ở Quảng Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc Bộ nói chung. Trong đó các dòng Clt98, Clt26, Clt57 tại thời điểm 3,5 năm tuổi đã được xác định là các giống mở rộng cho trồng rừng ở vùng Đông Bắc Bộ theo đề tài nghiên cứu cấp Bộ Nghiên cứu hệ thống các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh keo lai, Keo tai tượng và Keo lá tràm cung cấp gỗ lớn trên đất trồng mới” giai đoạn 2015 – 2019.

Từ khóa: Dòng vô tính, Keo lá tràm, khảo nghiệm giống mở rộng, sinh trưởng, Quảng Ninh

Growth of Acacia auriculiformis clonal varieties in Quang Ninh

The results of growth evaluation of 12 Acacia auriculiformis clonal varieties at the 5 – year-old stage in Quang Ninh showed that there was a significant difference among them in terms of all growth parameters (Fpr< 0.001). The group of Acacia auriculiformis varieties with the highest wood yield included Clt7, Clt26, Clt98 and Clt57, with a yield of 16.5 – 23.0 m3/ha/year; the second group included Clt133, Clt19, Clt43 and AA9 with wood yield of only 11.1 – 15.5 m3/ha/year; The lowest is the group Bvlt85, Clt25, Bvlt83 and Clt18, reaching only 5.8 – 9.1 m3/ha/year. However, there was no statistically significant difference in the stem quality parameters of Acacia auriculiformis at the 5 – year-old stage (Fpr > 0.001). The results have identified six varieties with fast growth ability, large amount of standing volume, good trunk quality, selected in order from high to low, namely Clt98, Clt26, Clt57, Clt7, Clt133 and AA9, meeting the target of sawlog plantations in Quang Ninh in particular and the Northeast region in general. In which, 3.5 – year-old Clt98, Clt26, Clt57 had been identified as extended varieties for afforestation in the Northeast region according to the ministry-level research project “Study on a system of intensive afforestation technical measures of Acacia hybrid, Acacia mangium and Acacia auriculiformis for sawlog provision on new planting land” in the period 2015 – 2019.

Keywords: Acacia auriculiformis, clonal varieties, extended variety testing, growth, Quang Ninh

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) Ở QUẢNG NINH

Phạm Đình Sâm1, Hồ Trung Lương1, Hoàng Văn Thành1,
Trần Thị Hồng Vân1, Hà Thị Mai1, Nguyễn Huy Sơn2

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2
Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) giai đoạn 5 năm tuổi ở Quảng Ninh với 4 công thức mật độ: 1.660 cây/ha (3 ´ 2 m); 1.110 cây/ha (3 ´ 3 m); 830 cây/ha (cự ly 4 ´ 3 m); 625 cây/ha (cự ly 4 ´ 4 m) cho thấy trồng rừng Keo lá tràm thích hợp là 1.660 cây/ha (3 ´ 2 m). Sau 5 năm tuổi, trữ lượng gỗ cây đứng đạt 104,0 m3/ha, năng suất gỗ cao nhất đạt 20,8 m3/ha/năm. Trong khi đó mật độ từ 1.110 cây/ha, 830 cây/ha và 625 cây/ha chỉ đạt với các trị số tương ứng là: 84,6 m3/ha (16,9 m3/ha/năm); 87,4 m3/ha (17,5 m3/ha/năm); 69,9 m3/ha (14,0 m3/ha/năm). Sau 5 năm trồng ở mật độ 1.660 cây/ha có thể tỉa thưa khoảng 25% so với mật độ trồng ban đầu, chủ yếu là tỉa thưa tầng dưới. Đối với rừng trồng mật độ 1.110 cây/ha, sau 5 năm tuổi chưa cần thiết phải tỉa thưa.

Từ khóa: Keo lá tràm, mật độ, sinh trưởng, Quảng Ninh

Effects of density on the growth of Acacia auriculiformis in Quang Ninh

Research results on the effects of density on the growth of 5 – year-old Acacia auriculiformis in Quang Ninh with 4 density formulas: 1,660 trees/ha (3 ´ 2 m); 1,110 trees/ha (3 ´ 3 m); 830 trees/ha (4 ´ 3 m); 625 trees/ha (4 m ´ 4 m) showed that the suitable planting density of Acacia auriculiformis was 1,660 trees/ ha (3 ´ 2 m), after 5 years of age, the standing volume was 104.0 m3/ha, the highest timber yield was 20.8 m3/ha/year. Meanwhile, the densities of 1,110 trees/ha, 830 trees/ha and 625 trees/ha, only had the respective values at: 84.6 m3/ha and 16.9 m3/ha/year; 87.4 m3/ha and 17.5 m3/ha/ year; 69.9 m3/ha and 14.0 m3/ha/year. After 5 years of planting at a density of 1,660 trees/ha, it was possible to apply thinning at about 25% compared to the initial density, mainly lower strata thinning. For the density of 1,110 trees/ha, it was not necessary to apply thinning after 5 years of age.

Keywords: Acacia auriculiformis, density, growth, Quang Ninh

THỰC TRẠNG VÀ ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA GÂY TRỒNG BẦN CHUA (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) VÀ TRANG (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) Ở VÙNG VEN BIỂN BẮC BỘ

Lê Văn Thành, Hà Đình Long, Phạm Ngọc Thành, Đỗ Thị Kim Nhung
Tạ Văn Hân, Đoàn Thanh Tùng, Trương Quang Trí, Nguyễn Xuân Đài, Hà Văn Năm

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai, phòng hộ bảo vệ bờ biển, hạn chế tác hại của biến đổi khí hậu. Tại vùng ven biển Bắc Bộ, Bần chua và Trang là 2 loài cây ngập mặn được gây trồng chính, hiện trồng nhiều nhất ở tỉnh Thái Bình (4.063,53 ha), ít nhất là tỉnh Quảng Ninh (346,51 ha). Bần chua sau 14 năm trồng ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình và ở huyện Tiền Hải, tinh Thái Bình; Trang sau 15 năm trồng ở huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho sinh trưởng nhanh, đáp ứng mục tiêu phòng hộ tốt nhất. Điều kiện lập địa gây trồng Bần chua và Trang từ thuận lợi đến khó khăn. Bần chua có thể trồng trên đất có độ mặn ít cho đến mặn nhiều thậm chí là mặn muối; đất có độ thành thục từ bùn mềm (hàm lượng sét và limon chiếm 84,42%) đến đất cát pha (tỷ lệ cát chiếm 71,31%). Trang có thể trồng và cho phát triển tốt trên đất có độ mặn nhiều đến mặn muối; đất có độ thành thục từ bùn mềm (hàm lượng sét và limon chiếm 82,45%) đến đất cát pha (tỷ lệ cát chiếm 74,62%), trong đó tốt nhất là trồng trên đất bùn mềm.

Từ khóa: Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler), Trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong), cây ngập mặn, điều kiện gây trồng, sinh trưởng

Actual state and site condition for planting Sonneratia caseolaris (L.) Engler and Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong at the Northern Coastal Areas

Mangrove forests play an essential role in disaster prevention, coastal protection and reduction of climate change impact. Sonneratia caseolaris (L.) Engler and Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong are the two primary mangrove species which currently being grown the most in Thai Binh province (4,063.53 ha), and the least in Quang Ninh province (346.51 ha). Sonneratia caseolaris (after 14 years being planted in Kim Son district, Ninh Binh province and in Tien Hai district, Thai Binh province), and Kandelia obovata (after 15 years being planted in Thai Thuy district, Thai Binh province and in Nghia Hung district, Nam Dinh province) achieved rapid growth and the best result for protection purpose. Site condition for planting Sonneratia caseolaris and Kandelia obovata range from favorable to difficult. Sonneratia caseolaris can be grown on soils with low to high salinity or even salty salinity; The soil texture ranges from soft mud (clay and limon content accounted for 84.42%) to mixed sandy soil (the percentage of sand accounted for 71.31%). Kandelia obovata can be grown and well-developed on soils with high salinity to salty salinity; soil texture from soft mud (clay and limon content accounts for 82.45%) to mixed sandy soil (sand ratio accounts for 74.62%), in which it is best to plant on soft mud soil.

Keywords: Sonneratia caseolaris (L.) Engler, Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong, mangrove species, planting condition, growth

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA TRÔM (Sterculia foetida L.) PHÂN BỐ TỰ NHIÊN TẠI VÙNG NAM TRUNG BỘ

Phùng Văn Khen1, Phùng Văn Khang1, Nguyễn Trọng Nam1;
Nguyễn Quốc Đạt1, Lê Triệu Duy1, Trần Văn Nho1, Hồ Sỹ Trung2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
2
Chi cục Kiểm lâm Ninh Thuận

TÓM TẮT

Tại khu vực Nam Trung Bộ, loài Trôm có phân bố tự nhiên chủ yếu ở trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác và tập trung nhiều tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Trôm thường mọc ở nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 150, độ cao dưới 400 m so với mực nước biển. Trôm có khả năng sống trong điều kiện nắng nóng, khô hạn với nền nhiệt độ cao, lượng mưa thấp, lượng bốc hơi cao hơn lượng mưa. Trôm cũng thường phân bố trên đất có khả năng thoát nước tốt, hàm lượng dinh dưỡng thấp. Tổ thành lâm phần nơi có loài Trôm phân bố thường đơn giản, từ 12 đến 15 loài, mật độ thấp, cây mọc phân tán và chiếm ưu thế là các loài cây tiên phong ưa sáng. Mật độ tái sinh của lâm phần điều tra là tương đối thấp nhưng tái sinh của Trôm lại cao, dao động từ 1.000 – 3.400 cây/ha, cây con có phẩm chất tốt và nguồn gốc tái sinh chủ yếu từ hạt, cây tái sinh chủ yếu phân bố quanh gốc cây mẹ.

Từ khóa: Đặc điểm lâm học, Trôm, Gum

Research on some silvicultural characteristics of Sterculia foetida L. natural distributions in the South Central of Vietnam

In South Central Vietnam, Sterculia foetida L. usually natural distributed in subgroups of secondary-Forest restoration after harvesting in Ninh Thuan and Binh Thuan provinces. Sterculia foetida L. often grown at topography has relatively flat, the slope below 150, altitude below 400 m above sea level. Sterculia foetida L. has the ability to live in hot and dry conditions with high degree of heat, low rainfall, and evaporation bigger than precipitation. Sterculia foetida L. is usually distributed on well-drained soil and low nutritional content. The composition of place Sterculia foetida L. is distributed is often simple, from 12 to 15 species, with low density and scattered grown and dominated by light-loving pioneer tree species. The density of regeneration trees of the composition was relatively low, but the regeneration of Sterculia foetida L. was many, number seedling is 1,000 to 3,400 trees/ha, the regeneration were of good quality and origin of it was mainly from seeds. It is often regenerative around the base of the mother trees.

Keywords: Silvicultural characteristics, Sterculia foetida L.

SINH KHỐI VÀ CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐỒNG SƠN – KỲ THƯỢNG, QUẢNG NINH

Trần Văn Đô, Nguyễn Toàn Thắng, Vũ Tiến Lâm, Hoàng Thanh Sơn,
Hoàng Văn Thành, Dương Quang Trung, Đào Trung Đức, Trịnh Ngọc Bon,
Trần Cao Nguyên, Trương Trọng Khôi, Trần Hải Long

Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng có tổng diện tích tự nhiên 15.593,81 ha, gồm rừng tự nhiên nghèo (TXN) 45,16%, rừng hỗn giao 26,19% (HG), rừng tự nhiên trung bình 11,52% (TXB) và rừng tự nhiên nghèo kiệt 8,62% (TXK). Tổng số 35 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình tạm thời được thiết lập để xác định loài cây, đo sinh trưởng đường kính (DBH) và chiều cao cho toàn bộ cây có DBH ≥ 5 cm, qua đó xác định sinh khối (AGB) cho từng cây. Kết quả phân tích phương sai cho thấy có sự khác nhau rõ rệt về số loài, mật độ và AGB giữa 4 trạng thái rừng. TXB có số loài (41/OTC), mật độ cây (965 cây/ha) và AGB (119,2 tấn/ha) lớn nhất và thấp nhất là TXK (18 loài/OTC, 408 cây/ha và sinh khối 25,2 tấn/ha). Phân bố N/DBH rừng HG có dạng 1 đỉnh lệch trái với số cây nhiều nhất tại cấp kính từ 10 cm đến 15 cm, trong khi đó TXB, TXN và TXK có phân bố n/DBH dạng giảm với số cây nhiều nhất tại cấp kính nhỏ nhất (từ 5 cm đến 10 cm). Kết quả cho thấy rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng có cấu trúc tương đối ổn định, rừng có thể tự điều chỉnh và phát triển để hướng tới khu rừng có chức năng tốt đối với môi trường, sinh thái và tích lũy carbon điều tiết khí hậu cho khu vực.

Từ khóa: Bảo tồn đa dạng, cấu trúc, điều tiết khí hậu, tích lũy carbon

Biomass and structure of natural forest in Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area, Quang Ninh

Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area has an area of 15.593,81 ha, including poor forest (TXN) of 45.16%, woody-bamboo forest (HG) of 26.19%, medium forest (TXB) of 11.52%, and very poor forest (TXK) of 8.62%. Thirty five typical temporal plots were established for identifying species and measuring diameter at breast height (DBH) and stem height for all stems with DBH ≥ 5 cm, which was used for individual aboveground biomass (AGB) estimation. The results indicated the significant differences among four forest types in species number, stem density, and AGB. The highest were found in TXB (41 species, 965 trees/ha, and 119.2 tons/ha, respectively) and the lowest in TXK (18 species, 408 trees/ha, and 25.2 tons/ha, respectively). Stem-diameter distribution of HG had inverted-J shape with peak at 10 – 15 cm DBH, while TXB, TXN and TXK had exponential shape with the numerous stems at 5 – 10 cm DBH. It is concluded that forests at Dong Son – Ky Thuong Natural Reserve Area has stable structures, which can support forests grow and develop to fulfil its functions on environment, ecology, and carbon sequestration against global warming and climate change.

Keywords: Carbon sequestration, diversity conservation, environment control, structure

THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI CÂY SƠN TRA (Docynia indica Wallich) TẠI VÙNG TÂY BẮC

Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình, Trần Viết Thắng, Trang A Tổng, Bùi Quang Tiếp

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Điều tra thành phần sâu hại cây Sơn tra (Docynia indica) ở 3 nhóm tuổi cây (≤ 5 năm tuổi; từ 6 – 10 năm tuổi; từ 11 – 15 năm tuổi) từ tháng 11/2018 đến 10/2020 ở vùng Tây Bắc ghi nhận có 28 loài thuộc 17 họ 3 bộ. Trong đó, bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số lượng loài nhiều nhất với 14 loài thuộc 9 họ, bộ Cánh cứng (Coleoptera) có 11 loài thuộc 5 họ và bộ Cánh nửa (Hemiptera) chỉ có 3 loài thuộc 3 họ. Cấp hại (R) của các loài sâu dao động 0,01 – 2,59. Trong số 28 loài sâu hại thu được, loài Xén tóc đục thân (Bacchisa medioviolacea) gây hại ở mức độ hại nặng (R: 2,32 – 2,59) ở Sơn La, Yên Bái và Lào Cai; Sâu đo (Buzura suppressaria) chỉ gây hại tại Yên Bái ở mức hại nặng từ 2,04 đến 2,17; loài Vòi voi đục quả (Curculio sp.), Sâu xám đục quả (Carposina sp.) và Rệp muội xanh (Aphis citricola) gây hại ở mức độ trung bình (R: 1,07 – 1,83); các loài còn lại gây hại ở mức độ nhẹ (R: 0,01 – 0,41).

Từ khóa: Cây Sơn tra, cấp hại, thành phần loài sâu hại

Insect pest species composition associated with Docynia indica (Wallich) in the Northwest of Vietnam

The investigation of insect pest species composition associated Docynia indica at three year-old tree groups (the year-old trees: ≤ 5; from 6 to 10; from 11 to 15) from 11/2018 to 10/2020 in the Northwest of Vietnam (including 5 provinces: Son La, Yen Bai, Lao Cai, Lai Chau and Dien Bien) recorded that there are 28 insect pest species belong to 17 families and 3 orders. In which, the highest number of species belongs to Lepidoptera order with 14 species, 11 species belong to Coleoptera order and only have 3 species belong to Hemiptera order. The average damage level (R) is from 0.01 to 2.59. Among the 28 insect pest species that have been recorded, Bacchisa medioviolacea has the highest average damage level (R: 2.32 – 2.59) in Son La, Yen Bai and Lao Cai; Buzura suppressaria only damages in Yen Bai with from 2.04 to 2.17; the following average damage level (R: 1.07 – 1.83) belong to three species including Curculio sp., Carposina sp. and Aphis citricola; average damage level of the rest of species are only light (R: 0.01 – 0.41).

Keywords: Damage level, Docynia indica, insect pest species composition

BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
TRÊN ĐẤT BÃI THẢI KHAI THÁC THAN ĐÔNG CAO SƠN Ở QUẢNG NINH

Vũ Quý Đông1, Lê Văn Thành1, Đoàn Thị Thảo1, Lê Thị Thu Hằng1, Hà Thị Thanh Mai1, Đỗ Mạnh Dũng2, Nguyễn Hoàng Huân2, Phạm Tuấn Anh2, Giáp Văn Kiên2

[1] Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
2
Công ty Cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – VINACOMIN

TÓM TẮT

Nghiên cứu trồng keo lai và Keo lá tràm trên bãi thải Đông Cao Sơn ở độ cao 300 m trên mặt biển tại tỉnh Quảng Ninh theo khoảng cách 2 ´ 2 m (2.500 cây/ha) và 2 ´ 1 m (5.000 cây/ha), bón chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM 100IP 5 g/cây cho thấy sau 12 tháng, các công thức bón chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM có các chỉ số hầu hết tốt hơn so với các công thức đối chứng. Các công thức bón chế phẩm AM có các chỉ tiêu lý, hóa tính và kim loại nặng đều thay đổi theo hướng có lợi cho cây trồng, đặc biệt các chỉ tiêu vi sinh vật đều tăng với cấp số nhân. Điều này bước đầu có thể khẳng định giải pháp công nghệ sinh học môi trường tổng hợp (Bioremediation) với sự kết hợp sử dụng công nghệ vi sinh với thực vật được xem là biện pháp có hiệu quả bền vững để phục hồi môi trường sinh thái bãi thải mỏ than.

Từ khóa: Nấm rễ nội cộng sinh, AM, công nghệ sinh học môi trường, phục hồi bãi thải

Preliminary assessment of impacts Bioremediation solutions at Dong Cao Sơn coal mining waste land in Quang Ninh province

Research on growth of acacia hybrid and Acacia auriculiformis with fertilizing arbuscular mycorrhiza (AM) 100IP/g in 5 g/tree at Dong Cao Son mining waste land (300 m above sea level) in Quang Ninh province showed that after 12 months, the treatments of applying AM had mostly better indexes than the control treatments. The treatments of applying AM had the physicochemical and heavy metal properties have improved in favor of plants, especially the microbiological indicators have increased exponentially. This can initially confirm that the integrated environmental biotechnology solution (Bioremediation) with the combination of using microbiological technology with plants is considered an effective and sustainable measure to restore the biological environment of coal mining waste land.

Keywords: Arbuscular mycorrhiza, AM, bioremediation, landfill rehabilitation

LƯỢNG GIÁ KINH TẾ HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ

Trần Thị Thu Hà1, Nguyễn Thuỳ Mỹ Linh1, Phạm Ngọc Thành1,
Đoàn Thanh Tùng1, Nguyễn Hoàng Nam2

1 Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

TÓM TẮT

Nghiên cứu “Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ” do Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) thực hiện nhằm hỗ trợ Ban quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ trong việc nhận diện các dịch vụ hệ sinh thái điển hình và quan trọng về mặt kinh tế. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp lượng giá khác nhau để lượng giá các giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, nguồn lợi thủy sản, dược liệu, v.v…), giá trị sử dụng gián tiếp (hấp thụ carbon, điều hoà khí hậu, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, v.v) và giá trị phi sử dụng (giá trị tồn tại). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng giá trị kinh tế của các hàng hóa, dịch vụ quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ lên tới 3.881 tỷ đồng/năm, trong đó giá trị sử dụng trực tiếp (gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ, nguồn lợi thủy sản, muối, du lịch, v.v…) lên tới 3.422 tỷ đồng/năm (chiếm 88,1%), giá trị sử dụng gián tiếp (phòng hộ ven biển, hấp thụ carbon) là 454,8 tỷ đồng/năm (chiếm 11,7%) và giá trị tồn tại là 4,3 tỷ đồng (chiếm 0,11%). Tính trung bình, mỗi ha rừng ngập mặn Cần Giờ có thể cung cấp một lượng hàng hóa và dịch vụ lên tới 111,8 triệu đồng/năm tại thời điểm nghiên cứu năm 2020.

Từ khóa: Lượng giá, dịch vụ hệ sinh thái, rừng ngập mặn, Cần Giờ

Economic valuation of Can Gio mangrove ecosystem services

The study “Economic valuation of Can Gio mangrove ecosystem” was undertaken by the Research Institute for Forest Ecology and Environment (RIFEE) to support the Management Board of Can Gio Mangrove Protection Forest in detecting typical and economically important ecosystem services provided by Can Gio mangrove ecosystems. By using different valuation methods, the study had estimated the direct use values (i.e., timber, firewood, aquatic resources, salt, tourism, etc.), indirect use value (i.e., carbon sequestration, climate regulation, damage avoidance, etc.) and non-use value (i.e., existence value). The study results showed that total economic value of important goods and services provided by Can Gio mangrove ecosystems was up to VND 3,881 billion per year, in which, direct use values (e.g., timber, non-timber forest product, fisheries resources, salt, eco-tourism, etc.) were VND 3,422 billion (accounting for 88.1%), indirect use values (e.g., from carbon sequestration and coastal protection services) were VND 454,8 billion (accounting for 11.7%) and existence value was VND 4.3 billion (accounting for 0.11%). The average economic value of Can Gio mangrove ecosystem was VND 111.8 million per ha per year at the price of 2020.

Keywords: Valuation, ecosystem services, mangroves, Can Gio

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]