Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 2021

1. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống Bương lông điện biên (Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen & V.T.Nguyen) bằng phương pháp giâm hom
cành chét
Research on propagation technique of of Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen & V.T.Nguyen by shoot cutting method Nguyễn Anh Dũng
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
3
2. Ảnh hưởng của các loại vật liệu giống đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng rừng trồng keo lai tại Đồng Phú – Bình Phước Effects of planting materials on tree growth, productivity and quality of the acacia hybrid plantation in
Dong Phu – Binh Phuoc
Trần Đức Thành
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Văn Đăng
Nguyễn Cơ Thành
Ninh Văn Tuấn
Phạm Thị Mận
Hồ Tố Việt
12
3. Đánh giá thực trạng chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng gỗ lớn tại tỉnh Thừa Thiên Huế Asesment of current status of transformation from small wood plantation to sawlog supply plantation in Thua Thien Hue province Phạm Tiến Hùng
Dương Quang Trung
Tạ Nhật Vương
Võ Đại Nguyên
24
4. Khả năng phục hồi các loài thực vật thân gỗ và lâm sản ngoài gỗ sau nương rẫy theo thời gian ở Vườn Quốc gia Bến En Recovery of tree species and non-timber forest products after shifting cultivation at Ben En National Park Nguyễn Văn Thịnh
Nguyễn Văn Thắng
37
5. Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt Nam những cơ hội, thách thức và các giải pháp thúc đẩy Sustainable forest management and forest certification in Vietnam opportunities, challenges and solutions to promote Đào Công Khanh
Đào Lê Huyền Trang
50
6. Sử dụng ảnh vệ tinh và GIS để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà Application of satellite image and GIS to construct the current forest status map of the Cat Ba world biodiversity reserve Nguyễn Văn Tuấn
Lê Hồng Liên
Nguyễn Huy Hoàng
Ninh Việt Khương
Trịnh Ngọc Bon
Hoàng Thanh Sơn
Trần Hoàng Quý
Đặng Thị Hải Hà
Phùng Đình Trung
Trần Hải Long
Trần Cao Nguyên
Phạm Tiến Dũng
Trương Trọng Khôi
Trần Hồng Vân
Triệu Thái Hưng
57
7. Lần đầu tiên ghi nhận sâu ăn lá gây hại cây Dầu rái và Sao đen trồng phân tán tại Đông Nam Bộ First report of Antheraea frithi damaging Dipterocarpus alatus and Hopea odorata in Southeast Vietnam Đào Ngọc Quang
Nguyễn Khắc Điệu
Kiều Tuấn Đạt
Nguyễn Minh Chí
68
8. Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình trồng quế và thị trường tiêu thụ một số sản phẩn từ cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Analyzing the economic efficiency and consumption markets of Cinnamon products in Van Yen district, Yen Bai province Nguyễn Gia Kiêm
Dương Quỳnh Hoa
Hoàng Liên Sơn
Bùi Ngọc Thu Hà
75
9. Hiệu lực phòng chống Mối gây hại của gỗ Dẻ đỏ, Bời lời vàng sau xử lý bảo quản Durability against termite Coptotermes formosanus Shiraki of sawnwood of Lithocarpus ducampii and veneer of Litsea pierrei treated with preservatives Võ Đại Hải
Hoàng Thị Tám
Đoàn Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thị Hằng
Bùi Thị Thủy
Nguyễn Duy Vượng
86
10. Ảnh hưởng của xử lý tẩy trắng đến sai màu và tỷ lệ lignin của gỗ Mỡ và gỗ Bồ đề làm vật liệu tạo cốt compozit gỗ Nhựa thấu quang Effect of the bleaching treatment on the colour difference and lignin ratio of Manglietia conifera and Styrax tonkinensis wood used as base materials of transparent wood composites Nguyễn Thị Trịnh
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Thị Hằng
94
11. Ảnh hưởng của tỷ lệ các thành phần nguyên liệu đến chất lượng keo Melamine Urea Formaldehyde cho sản xuất ván dán chống ẩm và thân thiện môi trường Effect of raw material ingredient ratio to the quality of Melamine Urea Formaldehyde adhesive for moisture resistance and eco-friendly plywood manufacturing Nguyễn Hồng Minh
Trần Đức Trung
100
12. Nghiên cứu thực nghiệm xác định một số chỉ tiêu kéo bám và làm việc của liên hợp máy cày chăm sóc rừng Experimental study on the determination of traction-gripping capacity and working indicators of the forestry tractor Yanmar F535D Đoàn Văn Thu
Nguyễn Nhật Chiêu
Tô Quốc Huy
111

 

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen & V.T.Nguyen)
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM CÀNH CHÉT

Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮT

Bương lông điện biên là một trong những loài tre có kích thước lớn, vách thân dày, cứng và bền, sản phẩm từ thân tre luồng được các nhà máy chế biến rất ưa chuộng. Nghiên cứu nhân giống Bương lông điện biên bằng phương pháp giâm hom làm cơ sở để xây dựng hướng dẫn kỹ thuật, tạo ra giống tốt, nhanh với số lượng lớn cung cấp nhân rộng diện tích là thực sự cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây mẹ Bương lông ở tuổi 2 và cấp kính > 12 – 20 cm có số mắt ngủ có triển vọng nhất (5,43 mắt ngủ/cây) và có số cành chét có triển vọng nhất (2,93 cành chét/cây). Tạo cành chét bằng phương pháp đốn ngọn đối với cây mẹ tuổi 2, cấp kính > 12 – 20 cm cho số lượng cành chét có thể làm hom tốt nhất (9,0 cành/cây),. Đối với phương pháp ngả cây có số lượng cành chét được tạo ra có triển vọng tốt nhất với cây mẹ tuổi 2, cấp kính 6 – 12 cm (8,7 cành/cây). Nhân giống bằng hom cành chét Bương lông điện biên vào bầu nilon sử dụng thuốc kích thích IBA nồng độ 1.000ppm cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (83,3%) và chất lượng rễ tốt nhất.

Từ khóa: Bương lông điện biên, cành chét, nhân giống

Research on propagation technique of of Dendrocalamus dienbienensis H.N.Nguyen & V.T.Nguyen by shoot cutting method

Dendrocalamus dienbienensis is one of the bamboo species with large size, thick, hard and strong stem in Vietnam, it is very popular with the processing factories using products made from bamboo stem. Research on propagation by cuttings method as a basis for building technical guidelines, creating good breed, fast with large quantity to supply on large area is really necessary. The study results showed that 2 years old Dendrocalamus dienbienensis mother tree and diameter level > 12 – 20 cm had the number of most promising knar (5.43 knar/tree) and the most promising number of shoot (2.93 shoot/tree). Creating shoot by cutting the tops of 2 years old mother trees, > 12 – 20 cm in diameter will give the best number of shoot (9.0 branches/tree). For the reclining method, the number of shoot produced is also very promising at 2 years old mother tree, 6 – 12 cm (8.7 branches/tree) in diameter. Propagating shoot of Dendrocalamus dienbienensis into nilon bag using IBA stimulant at 1,000ppm concentration give the highest rooting rate (83.3%) and the best root quality.

Keywords: Dendrocalamus dienbienensis, shoot, propagation

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU GIỐNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG RỪNG TRỒNG KEO LAI
TẠI ĐỒNG PHÚ – BÌNH PHƯỚC

Trần Đức Thành, Vũ Đình Hưởng, Nguyễn Văn Đăng, Nguyễn Cơ Thành,
Ninh Văn Tuấn, Phạm Thị Mận, Hồ Tố Việt

Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng rừng trồng từ các loại vật liệu giống trồng rừng (cây từ nuôi cấy mô và cây hom). Thí nghiệm đa nhân tố được thực hiện tại Đồng Phú – Bình Phước, trong đó cây hom từ vườn vật liệu tuổi 2 và tuổi 4 và từ vị trí cắt hom khác nhau (vị trí hướng dương và vị trí cành) của 2 dòng keo lai AH7 và BV10. Kết quả nghiên cứu tại giai đoạn 36 tháng tuổi cho thấy rừng trồng keo lai có nguồn gốc từ mô và hom hướng dương của vườn vật liệu 2 tuổi có có năng suất, chất lượng rừng và hình dáng thân là tương đương nhau, khả năng chống chịu bệnh của cây mô là tốt hơn so với cây hom; rừng trồng keo lai từ cây hom vườn vật liệu 2 tuổi có năng suất, chất lượng, hình dáng thân và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với rừng trồng từ cây hom vườn vật liệu 4 tuổi; rừng trồng keo lai từ cây hom vị trí hướng dương có năng suất, chất lượng, hình dáng thân và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn so với rừng trồng từ cây hom cành la; rừng trồng keo lai dòng BV10 có năng suất và khả năng chống chịu bệnh tốt hơn, có thân cong hơn, số lượng cành đường kính ≥ 2 cm trong khoảng độ cao 0 – 4 m và đường kính cành là cao hơn so với dòng AH7. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy để tiết kiệm kinh phí khi trồng rừng keo lai trên quy mô lớn, có thể lựa chọn cây hom từ vườn vật liệu 2 tuổi thay cho cây mô, chỉ sử dụng hom hướng dương và lấy hom từ vườn vật liệu không quá 3 tuổi để sản xuất cây giống trồng rừng.

Từ khóa: Keo lai, cây hom, mô, năng suất, sinh trưởng

Effects of planting materials on tree growth, productivity and quality of the acacia hybrid plantation in Dong Phu – Binh Phuoc

This study was conducted to understand the impact of planting materials (tissue culture plantlet and rooted cutting from different ages and cutting positions of hedge orchard) to tree growth, productivity and quality of the acacia hybrid plantation. A trial in Dong Phu – Binh Phuoc had a factorial combination of clones (AH1, BV10), tissue culture plantlet, rooted cutting from age two and age four years and cutting branche positions (sun-facing direction and horisontal direction). The early results showed that at 36 months after planting there were no significant differences between tissue culture plantlet, sun-facing direction rooted cutting from age two years in stand productivity and quality except disease tolerance of tissue culture plantlet was greater than rooted cutting. Rooted cutting from age two years of hedge orchard significantly increased tree growth, productivity and quality of plantations that compared to its four years of hedge orchard. Tree growth, productivity and quality of plantations by using sun-facing direction rooted cutting was significantly higher than that of using horisontal direction branches. Plantation productivity of clone BV10 was significantly greater than its clone AH7 but plantation quality of clone BV10 was significantly lower than AH7 due to number of diameter branches ≥ 2 cm in BV10 was higher than that of AH7. It suggests that when planting acacia hybrid with high scale we should use sun-facing direction rooted cutting from age two years of hedge orchard rather use tissue culture plantlet material and age of hedge orchards has no more than three years of age.

Keywords: Rooted cutting, acacia hybrid, tissue culture plantlet, productivity, growths

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN HÓA RỪNG TRỒNG GỖ NHỎ THÀNH RỪNG TRỒNG GỖ LỚN TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Phạm Tiến Hùng1, Dương Quang Trung2, Tạ Nhật Vương2, Võ Đại Nguyên3

1Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh
3 Sinh viên Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn là một trong những chủ trương và biện pháp kỹ thuật nhằm đáp ứng nguyên liệu gỗ lớn phục vụ cho chế biến đồ mộc. Đã có 6 văn bản hướng dẫn kỹ thuật khá chi tiết về chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành rừng trồng cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên, việc áp dụng các kỹ thuật chuyển hóa này tại tỉnh Thừa Thiên Huế lại có một số điểm rất khác biệt, đặc biệt là kỳ giãn cách giữa các lần tỉa thưa thường chỉ là 1 năm, cường độ tỉa và mật độ để lại qua các lần tỉa thưa cũng rất khác nhau. Rừng trồng chuyển hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai trên địa bàn 6 huyện và thị xã. Tính tới năm 2020, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 3.873,5 ha rừng trồng keo chuyển hóa, tập trung ở độ tuổi 4 – 6 (chiếm 46,4%). Kết quả bước đầu cho thấy rừng trồng chuyển hóa có tốc độ sinh trưởng nhanh và có thể tạo ra gỗ lớn phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ.

Từ khóa: Rừng trồng, gỗ nhỏ, gỗ lớn, chuyển hóa rừng, Thừa Thiên Huế

Asesment of current status of transformation from small wood plantation to sawlog supply plantation in Thua Thien Hue province

Transformation from small wood plantation to sawlog, supply plantation is one of the policies as well as technical measures to meet the demand of sawlogs for furniture processing in Vietnam. Threre are 6 legal documents on technical guidelines about transformation of small wood into sawlog supply plantation. However, application of these technical guidelines in Thua Thien Hue province has a number of different points, particularly duration between two nearest thinning is only one year, thinning intensity and plantation density to be maintained after thinning are quite different. Transferred forests in Thua Thien Hue province are distributed in 6 districts and towns. Total area of transferred forests in Thua Thien Hue in 2020 ia 3,873.5 ha, concentrated at ages 4 – 6 (accounting 46.4%). Preliminary results show that transferred forest has higher growth rate and can produce saw logs for wood processing industry.

Keywords: Plantation, small wood, sawlogs, forest transformation, Thua Thien Hue province

KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CÁC LOÀI THỰC VẬT THÂN GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ SAU NƯƠNG RẪY THEO THỜI GIAN
Ở VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN

Nguyễn Văn Thịnh1, Nguyễn Văn Thắng2

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Vườn Quốc gia Bến En

TÓM TẮT

Phục hồi rừng sau nương rẫy là vấn đề đã được nhiều tổ chức quốc tế cũng như trong nước quan tâm. Đặc biệt, trong Vườn Quốc gia Bến En có sự xen lẫn một số khu vực dân cư, nên việc canh tác nương rẫy đã tồn tại nhiều năm trước đây, diện tích nương rẫy bỏ hóa cũng tương đối lớn. Vì vậy, việc đánh giá khả năng phục hồi cũng như tính đa dạng các loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ sau các giai đoạn bỏ hóa là rất cần thiết. Trong phạm vi nghiên cứu này đã tiến hành đánh giá khả năng phục hồi rừng sau nương rẫy bỏ hóa theo 3 giai đoạn: 14 – 15 năm; 19 – 20 năm và 24 – 25 năm. Kết quả cho thấy tổ thành các loài cây gỗ ở tầng cao phục hồi sau nương rẫy tăng lên theo thời gian khá rõ, giai đoạn 14 – 15 năm có 58 loài, ở giai đoạn 19 – 20 năm có 80 loài và giai đoạn 24 – 25 năm có 105 loài, tổng 3 giai đoạn phục hồi có 164 loài. Trong đó, đã xuất hiện 38 loài có khả năng cung cấp lâm sản ngoài gỗ, bao gồm 26 loài sử dụng quả và 12 loài sử dụng lá. Đặc biệt, Vù hương là loài duy nhất có thể sử dụng tất cả các bộ phận của cây để chưng cất tinh dầu. Phần lớn các loài (117 loài) có khả năng sử dụng gỗ để đóng đồ gia dụng, 23 loài có thể sử dụng các bộ phận của cây để làm gia vị, 3 loài cây có thể sử dụng làm thuốc và chỉ 1 loài cho tinh dầu. Số lượng loài cây tái sinh cũng tăng lên khá rõ rệt ở 2 giai đoạn đầu, trong đó giai đoạn 14 – 15 năm có 55 loài, giai đoạn 19 – 20 năm đã tăng lên tới 95 loài và giai đoạn 24 – 25 năm chỉ có 85 loài. Tổng số loài cây tái sinh ở cả 3 giai đoạn là 144 loài. Trong đó, có một số loài ưa sáng đã không còn xuất hiện ở giai đoạn 24 – 25 năm, nhiều loài cây chịu bóng và ưa bóng đã bắt đầu xuất hiện. Trong số các loài cây gỗ tái sinh nói trên cũng có tới 30 loài có khả năng cung cấp các loại lâm sản ngoài gỗ, gồm 4 loài cây cho sản phẩm làm dược liệu, 5 loài cây cho sản phẩm nhựa, 6 loài cây cho sản phẩm làm hương liệu, còn lại là cung cấp các sản phẩm làm gia vị và thực phẩm. Bộ phận sử dụng cũng rất đa dạng như thân, lá, vỏ, quả và hạt.

Từ khóa: Đa dạng tổ thành loài cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phục hồi rừng sau canh tác nương rẫy, Vườn Quốc gia Bến En

Recovery of tree species and non-timber forest products after shifting cultivation at Ben En National Park

Forest recovery after shifting cultivation is an issue that has been concerned by many international and national organizations. In Ben En National Park, there are residential areas living in the park, so the shifting cultivation has existed many years ago and the fallow area is also relatively large. Therefore, it is essential to assess the recovery and diversity of timber tree species and NTFPs after fallow periods. In the scope of this project, the ability to recover forests after slash-and-burn fallow has been conducted in 3 phases: 14 – 15 years; 19 – 20 years and 24 – 25 years. The results show that the composition of tree species incresed the number of timber species, after the fallow of 14 – 15 years, the number of tree species was 58 species, 80 species were counted after 19 – 20 years and period 24 -25 years with 105 species. In total 164 species were found, of which, there have been 38 species providing non-timber forest products, including 26 species using fruit and 12 species using leaves. In particular, the Cinamomum blansae is the only species that can use all parts to distill the essential oil. The majority of species (117 species) can use their wood for making household appliances, 23 species can use their parts for spice, 3 species can be used for medicine and only 1 species for oil. The number of regenerated tree species has also increased significantly in the first 2 stages, of which there are 55 species counted in the 14 – 15 year period, in which 95 species were found in the 19 – 20 year period. The total number of regenerated tree species in all 3 stages was 144 species. In particular, there are some light demanding species that no longer appear in the 24 – 25 year period, many shade tolerant and shade-tolerant plants have begun to appear. Among regenerated tree species, there are also up to 30 species providing non-timber forest products, including 4 species for medicinal products, 5 species for resin, 6 species for products of flavoring, the rest is to provide products for spices and food. Used parts of tree regeneration are also remarkably diverse such as stem, leaf, bark, fruit and seed.

Keywords: Diversity of tree species composition and NTFPs, shifting cultivation, Ben En National Park

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY

Đào Công Khanh1, Đào Lê Huyền Trang2

1 Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Việt Nam tham gia tiến trình quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng từ năm 1998, tuy nhiên cho đến tháng 12 năm 2020 mới chỉ có gần 220.000 ha rừng của 49 chủ rừng được cấp chứng chỉ FM. Sở dĩ tiến trình này còn quá chậm so với tiềm năng tài nguyên rừng của Việt Nam bởi vì bên cạnh những cơ hội cho tiến trình này, thì cũng không ít khó khăn, thách thức đặt ra đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam: Nhận thức và năng lực, cơ chế chính sách, tài chính, kỹ thuật… Vì vậy, ngành lâm nghiệp Việt Nam rất cần có những giải pháp tổng hợp, đồng bộ nhằm đạt được mục tiêu mà Chiến lược của ngành đã đặt ra là phải QLRBV, bao gồm các giải pháp tài chính, kỹ thuật và tổ chức, đặc biệt là hệ thống chính sách liên quan đến QLRBV và chứng chỉ rừng.

Từ khóa: Quản lý rừng bền vững

Sustainable forest management and forest certification in Vietnam opportunities, challenges and solutions to promote

Vietnam has been involved in the process of sustainable forest management and forest certification since 1998, but until December 2020, only nearly 220,000 ha of forests from 49 forest owners have been certified with FM. The reason for this process is still too slow compared to the potential of Vietnam’s forest resources, because besides the opportunities for this process, there are many difficulties and challenges facing the forestry sector in Vietnam: awareness and capacity, policy mechanisms, finance, technology… Therefore, the forestry sector in Vietnam needs to have integrated and synchronized solutions to achieve the goals set by the sector strategy, which is to ensure sustainable forest management, including financial, technical and organizational solutions, especially policy systems related to sustainable forest management and certification.

Keywords: Sustainable forest management

SỬ DỤNG ẢNH VỆ TINH VÀ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG RỪNG
TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI QUẦN ĐẢO CÁT BÀ

Nguyễn Văn Tuấn1, Lê Hồng Liên2, Nguyễn Huy Hoàng1, Ninh Việt Khương1,
Trịnh Ngọc Bon1, Hoàng Thanh Sơn1, Trần Hoàng Quý1, Đặng Thị Hải Hà1,
Phùng Đình Trung1, Trần Hải Long1, Trần Cao Nguyên1, Phạm Tiến Dũng1,
Trương Trọng Khôi1, Trần Hồng Vân1, Triệu Thái Hưng1,

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Ứng dụng công nghệ viễn thám (phân tích ảnh vệ tinh) và hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc đánh giá và quản lý tài nguyên rừng, đặc biệt là việc xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Bài báo này trình bày kết quả việc sử dụng ảnh Landsat 8, ảnh Google Earth và kết quả điều tra thực địa để xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng năm 2020 tại Khu dữ trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Phân tích ảnh Landsat 8 bằng phương pháp phân loại tự động với phần mềm eCognition Developer để phân tách ra các đối tượng khác nhau, sau đó sử dụng ảnh Google Earth có độ phân giải cao để rà soát, hiệu chỉnh, và bổ sung hiện trạng. Nghiên cứu đã xác định được tổng diện tích rừng và các loại đất khác là 20.462,38 ha tại khu vực nghiên cứu, trong đó diện tích có rừng là 9.821,16 ha; diện tích đất có cây gỗ tái sinh là 4.661,2 ha; diện tích đất trống là 3.546,16 ha; diện tích đất nông nghiệp là 424,18 ha; diện tích bãi cát là 53,47 ha; diện tích đất khác là 997,21 ha; diện tích mặt nước là 959,0 ha. Nghiên cứu này cung cấp những dữ liệu về diện tích các loại đất, loại rừng theo trạng thái và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Khu dữ trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà, giúp cho các đơn vị quản lý có nguồn tài liệu kham khảo tốt trong công tác đánh giá hiện trạng rừng, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Từ khóa: GIS, ảnh Landsat 8, ảnh Google Earth, hiện trạng rừng, Cát Bà

Application of satellite image and gis to construct the current forest status map of the Cat Ba world biodiversity reserve

Application of remote sensing technology (satellite image analysis) and geographic information systems (GIS) in forest resource assessment and management, especially in forest resource status mapping, is increasingly becoming more popular in Vietnam. This paper presented the results of using Landsat 8, Google Earth and field survey results to develop a map of the current forest resource status at the Cat Ba Archipelago Biosphere Reserve in 2020. Landsat 8 image analysis using automatic classification method with eCognition Developer software to separate different objects, then using high resolution Google Earth image to review, edit, and add existing status. The study determined that the total area of ​​forests and other land types in the study area was 20,462.38 ha, of which the forested area was 9,821.16 ha; the area of ​​land with regenerated trees was 4,661.2 ha; the area of bare land area was 3,546.16 ha; the area of ​​agricultural land was 424.18 ha; the area of ​​sand was 53.47 ha; other land area was 997.21 ha; the water surface area was 959.0 ha. This study provided data on area of ​​soil types, forest types and the current map of forest resource status in Cat Ba Archipelago World Biosphere Reserve, helping management units to have well-established reference material in assessing forest status, from which to propose solutions to protect and develop forest resources and conserve biodiversity.

Keywords: GIS, landsat 8 image, Google Earth image, forest status, Cat Ba

LẦN ĐẦU TIÊN GHI NHẬN SÂU ĂN LÁ GÂY HẠI CÂY DẦU RÁI VÀ SAO ĐEN TRỒNG PHÂN TÁN TẠI ĐÔNG NAM BỘ

Đào Ngọc Quang1, Nguyễn Khắc Điệu2, Kiều Tuấn Đạt2, Nguyễn Minh Chí1

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Khoa học Lâm Nghiệp Nam Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Dầu rái (Dipterocarpus alatus) và Sao đen (Hopea odorata) phân bố rộng khắp ở miền Nam Việt Nam, là các loài cây gỗ lớn, mọc nhanh, thân thẳng, tán lá đẹp, rất được ưa chuộng để trồng cây xanh trên đường phố. Tuy nhiên, những năm gần đây đã ghi nhận xuất hiện loài Sâu ăn lá (Antheraea frithi) gây hại mạnh đối với hai loài cây này trên một số tuyến đường tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai. Sâu ăn lá gây hại nặng theo từng đám đối với cây Dầu rái và Sao đen 5 – 20 tuổi trồng phân tán trên một số tuyến đường, với tỷ lệ cây bị hại (P%) 82,2 – 97,0% và mức độ bị hại nặng (R = 2,12 – 2,86). Loài Sâu ăn lá (A. frithi) là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với hai loài cây này. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và các biện pháp phòng chống để có giải pháp quản lý hiệu quả.

Từ khóa: Dầu rái, Sao đen, Sâu ăn lá

First report of Antheraea frithi damaging Dipterocarpus alatus and Hopea odorata in Southeast Vietnam

Dipterocarpus alatus and Hopea odorata are large, fast-growing, straight-stemmed species with beautiful foliage, widely distributed in the Southeast Vietnam and very popular planting for Urban Green Space. However, according to the surveys of the Forest Protection Research Centre and Forest Science Institute of South Vietnam undertaken in 4 years (2017, 2018, 2019 and 2020) on some roads in Ho Chi Minh City, Binh Duong and Dong Nai provinces, both species were heavily impacted by Tasar silkworm (Antheraea frithi). The Tasar silkworm cause heavy damage 5 to 20 – year-old trees scattered on some roads, with damage incidence (P%) from 82.2 to 97.0% and severe damage (R = 2.12 – 2.86). The Tasar silkworm is a harmful insect to these two tree species. Therefore, it is necessary to continue to study the biological, ecology characteristics and control measures to have effective management solutions.

Keywords: Antheraea frithi, Dipterocarpus alatus, Hopea odorata

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH TRỒNG QUẾVÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨN TỪ CÂY QUẾ
TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Nguyễn Gia Kiêm, Dương Quỳnh Hoa, Hoàng Liên Sơn, Bùi Ngọc Thu Hà

Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế và thị trường tiêu thụ một số sản phẩm từ cây Quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái và một nghiên cứu điểm sử dụng phương pháp: (i) thống kê mô tả, thống kê so sánh; (ii) hạch toán hàng năm bằng các chỉ tiêu: Tổng chi phí (TC), Giá trị sản xuất (GO); (iii) phân tích hiệu quả tài chính thông qua các chỉ tiêu: Giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ lệ thu nhập/chi phí (BCR), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR). Kết quả nghiên cứu chỉ ra, mô hình trồng Quế thuần loài với chu kỳ kinh doanh 20 năm có tổng chi phí (TC) đạt 293,48 triệu đồng/ha; Giá trị sản xuất (GO) đạt 1.466,4 triệu đồng/ha; Giá trị hiện tại ròng (NPV) đạt 294,17 triệu đồng/ha; Tỷ suất lợi ích/chi phí (BCR) đạt 3,37 lần và Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) là 38%. Như vậy, có thể thấy đây là mô hình trồng Quế đem lại hiệu quả kinh tế rất cao cho người trồng rừng. Các sản phẩm từ cây quế như: vỏ quế, bột quế, tinh dầu quế… chủ yếu được xuất khẩu sang các nước và vùng lãnh thổ: Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ,… thông qua 03 kênh phân phối chính từ người trồng rừng đến người tiêu dùng cuối cùng.

Từ khóa: Hiệu quả kinh tế, thị trường sản phẩm từ quế

Analyzing the economic efficiency and consumption markets of Cinnamon products in Van Yen district, Yen Bai province

The study analyzes the economic efficiency and consumption markets of Cinnamon products in Van Yen district, Yen Bai province and a case study using the method: (i) descriptive statistics, comparative statistics; (ii) annual accounting by the following criteria: Total cost (TC), Gross Output (GO); (iii) financial efficiency analysis through the following criteria: Net present value (NPV), benefit/ cost ratio (BCR), internal rate of return (IRR). The research results show that the model of Cinnamon cultivation with a business cycle of 20 years had a total cost (TC) of 293.48 million VND / ha; Gross output (GO) reached 1,466.4 million VND/ha; Net present value (NPV) is 294.17 million VND / ha; Benefit / cost ratio (BCR) is 3.37 times and Internal Rate of Return (IRR) is 38%. Thus, it can be seen that the Cinnamon model has brought high economic efficiency to forest growers. Products from cinnamon such as: cinnamon bark, powder, essential oil… are mainly exported to countries: Taiwan (China), China, Korea, Japan, India, America,… through 03 main distribution channels, from the growers to the final consumers.

Keywords: Economic efficiency, markets, Cinnamon products

 

HIỆU LỰC PHÒNG CHỐNG MỐI GÂY HẠI CỦA GỖ DẺ ĐỎ, BỜI LỜI VÀNG SAU XỬ LÝ BẢO QUẢN

Võ Đại Hải1, Hoàng Thị Tám2, Đoàn Thị Bích Ngọc2,
Nguyễn Thị Hằng2, Bùi Thị Thủy2, Nguyễn Duy Vượng2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Dẻ đỏ và Bời lời vàng là các cây bản địa sinh trưởng tương đối nhanh, vân thớ đẹp nên có tiềm năng rất lớn trong việc gia công, chế biến các sản phẩm đồ mộc. Tuy nhiên, độ bền tự nhiên của 2 loại gỗ trên chỉ đạt mức trung bình với mối và mức kém với nấm hại gỗ. Kết quả khảo nghiệm hiệu lực bảo quản gỗ phòng chống mối gây hại của gỗ xẻ, ván bóc từ gỗ Bời lời vàng, Dẻ dỏ theo phương pháp ngâm thường bằng chế phẩm LN5 ở mức 5 – 7% ở tất cả các mức thời gian xử lý 30 phút, 60 phút, 90 phút, 24h, 48h và 72h đều đảm bảo hiệu lực tốt phòng chống mối. Khi bảo quản theo phương pháp nhúng bằng chế phẩm BORAG2 cho ván bóc gỗ Bời lời vàng với thời gian từ 20 giây đến 10 phút và gỗ xẻ Dẻ đỏ, Bời lời vàng từ 5 phút đến 15 phút cũng đều cho kết quả hiệu lực phòng chống mối tốt.

Từ khóa: LN5, BORAG1, BORAG 2, gỗ xẻ Dẻ đỏ, ván bóc Bời lời vàng

Durability against termite Coptotermes formosanus Shiraki of sawnwood of Lithocarpus ducampii and veneer of Litsea pierrei treated with preservatives

Red chestnut and Boi Loi are indigenous plants which relatively grow quickly and possess a beautiful grainy texture, so they have great potential in the processing of wood products and furniture. The study of natural durability show that wood from these species have moderate durability against termite and poor durability against wood-decaying fungi during processing and utilization. Therefore, to improve their wood quality, the study of preservation of wood from Red chestnut and Boi Loi is necessary. The results from laboratory testing show that soaking impregnation of sawnwood and veneer from Boi Loi and Red chestnut respectively with the preservative LN5 at concentrations 5 -7% during 30 minutes, 60 minutes, 90 minutes, 24 hours, 48 ​​hours and 72 hours all give good effectiveness against termites. Dipping peeling boards of Boi Loi with the preservative BORAG2 for 20 seconds to 10 minutes and dipping the sawn wood of Red chestnut and Boi Loi for 5 minutes to 15 minutes are also effective in resistance gainst termite.

Keywords: Wood preservative LN5, BORAG1, BORAG2

ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ TẨY TRẮNG ĐẾN SAI MÀU VÀ TỶ LỆ LIGNIN CỦA GỖ MỠ VÀ GỖ BỒ ĐỀ
LÀM VẬT LIỆU TẠO CỐT COMPOZIT GỖ NHỰA THẤU QUANG

Nguyễn Thị Trịnh, Nguyễn Thị Phượng, Nguyễn Thị Hằng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đã xác định sự thay đổi màu sắc và tỷ lệ lignin của gỗ Mỡ và gỗ Bồ đề sau quá trình tẩy trắng bằng dung dịch H2O2 và NaOH làm vật liệu tạo cốt compozit gỗ nhựa thấu quang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sự chênh lệch màu (ΔE) của gỗ Mỡ (20,68) và gỗ Bồ đề (28,18) trước và sau khi xử lý tẩy trắng là rất lớn. Màu sắc của hai loại gỗ sau quá trình tẩy trắng sáng lên/nhạt hơn nhiều (ΔL của gỗ Mỡ: +5,53 và gỗ Bồ đề: +5,39). Hơn nữa, gỗ Mỡ và gỗ Bồ đề đều có xu hướng xanh (lục) hơn (-Δa) và vàng hơn (+Δb) sau quá trình xử lý tẩy trắng. Tỷ lệ lignin của gỗ Mỡ giảm 60% và gỗ Bồ đề giảm 80% sau khi tẩy trắng. Dựa vào kết quả đó cho thấy gỗ Bồ đề thích hợp làm vật liệu tạo cốt compozit gỗ nhựa thấu quang.

Từ khóa: Tẩy trắng, lignin, gỗ Mỡ, gỗ Bồ đề

Effect of the bleaching treatment on the colour difference and lignin ratio of Manglietia conifera and Styrax tonkinensis wood used as base materials of transparent wood composites

This study investigated the change of colour and lignin ratio of Manglietia conifera and Styrax tonkinensis wood after the bleaching treatment using hydrogen peroxide (H2O2) and sodium hydroxide (NaOH) agents, used as base materials of transparent wood composites. Results showed that there was a significant difference in the colour change (ΔE) of both Manglietia conifera (20.68) and Styrax tonkinensis (28.18) after the bleaching treatment. The colour of the two timbers after bleaching was much lighter (ΔL of Manglietia conifera: +5.53 and Styrax tonkinensis: +5.39). Furthermore, the colour of both timbers after the treatment also tend to be greener (-Δa) and yellower (+Δb). The lignin ratio of Manglietia conifera decreased by 60% while Styrax tonkinensis decreased by 80% after bleaching. Based on the results, it is indicated that Styrax tonkinensis wood is more suitable as a base material of transparent wood composites.

Keywords: Bleaching, lignin, Manglietia conifera Dandy, Styrax tonkinensis (Pierre) Craib

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CÁC THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU ĐẾN CHẤT LƯỢNG KEO MELAMINE UREA FORMALDEHYDE
CHO SẢN XUẤT VÁN DÁN CHỐNG ẨM VÀ THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG

Nguyễn Hồng Minh, Trần Đức Trung

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sử dụng keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF) trong ngành công nghiệp ván gỗ nhân tạo là hướng tiếp cận để cấu thành nên các sản phẩm gỗ an toàn về độ bền chống chịu ẩm ướt, giảm phát thải khí độc hại formaldehyde tự do với chi phí giá thành cạnh tranh. Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tương tác nguyên liệu tổng hợp keo MUF ở các quy mô 2 kg; 100 kg và 1.000 kg/mẻ. Các tỷ lệ định lượng mol giữa (Formaldehyde/Urea + Melamine) lần lượt là 1,5; 1,75; 2,0. Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu của keo MUF sau khi tổng hợp (24h) đạt các thông số chất lượng: màu trong suốt, hàm lượng khô: 48 – 53%; độ nhớt: 15 – 17mps; pH = 7,0 – 8,0; thời gian sống 20 ngày (30 – 35oC). Hàm lượng formaldehyde tự do của ván ép sử dụng keo MUF tổng hợp đạt tiêu chuẩn E1 của châu Âu đối với tỷ lệ F/U + M = 1,5 và 1,75. Hàm lượng Formaldehyde tự do tăng dần theo tỷ lệ F/U + M. Cường độ dán dính của ván dán đạt 1,5 – 1,8 MPA, Class 2 theo tiêu chuẩn EN 314 – 1&2 cho điều kiện sử dụng trong môi trường ẩm ướt có mái che. Ván dán có giá trị cường độ chịu lực cao ở mức độ bền uốn MOR đạt từ 78 – 88 Mpa, mô đun đàn hồi MOE đạt 7.900 – 9.000 Mpa.

Từ khóa: Quy trình tổng hợp keo, keo Melamine-Urea-Formaldehyde (MUF), hàm lượng dư formaldehyde, ván dán, tiêu chuẩn E1

Effect of raw material ingredient ratio to the quality of Melamine Urea Formaldehyde adhesive for moisture resistance and eco-friendly plywood manufacturing

The use of Melamine Urea Formaldehyde (MUF) adhesive in the wood-based panel industry is the approach to create wood products that are durable to humid use condition and safe in minimizing formaldehyde toxic emission at cost into competition. This study evaluated the effects of raw material mol ratio for sythesyzing MUF adhesive at the scales of 2 kg; 100 kg and 1.000 kg/batch. The molar quantitative ratios (Formaldehyde/Ure + Melamine) are 1.5; 1.75; 2.0. Experimental results showed technical parameters of MUF glue after synthesis (24 hours) achieved the following quality parameters: transparent color, dry content: 48 – 53%; Viscosity: 15 – 17 mpas; pH = 7.0 – 8.0; Pot life: 20 days (30 – 35oC). The free formaldehyde content of plywood using synthesized MUF adhesive meets European E1 standard for the ratio of F / U + M = 1.5 and 1.75. The adhesion strength of the plywood gained by 1.5 – 1.8 MPA, Class 2 according to EN 314 – 1&2 standard for use in humid environments. The plywood has high mechanical strength value of bending strength (MOR) by 78 – 88 Mpa and modulus of elassticity (MOE) by 7,900 – 9,000 Mpa.

Keywords: Adhesive Synthesis process, Melamine-Urea-Formaldehyde adhesive (MUF), free formaldehyde content, E1 standard, plywood

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU KÉO BÁM
VÀ LÀM VIỆC CỦA LIÊN HỢP MÁY CÀY CHĂM SÓC RỪNG

Đoàn Văn Thu1, Nguyễn Nhật Chiêu2, Tô Quốc Huy1

[1]Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Các chỉ tiêu kéo bám và làm việc của liên hợp máy (LHM) canh tác trong lâm nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ kết cấu, kỹ năng điều khiển, đặc điểm địa hình, tính chất đất đai,… đến yêu cầu kỹ thuật canh tác. Việc xác định các chỉ tiêu này bằng các công thức, phương trình toán học khó đảm bảo độ chính xác, đầy đủ cũng như sự biến thiên và quan hệ giữa chúng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được một số thông số kỹ thuật, chỉ tiêu kéo bám và làm việc quan trọng trên cơ sở thiết lập hệ thống thiết bị thí nghiệm đo hiện đại. Trên đất lâm nghiệp, hệ số cản lăn (f) của máy kéo Yanmar F535D lắp hệ thống di động cải tiến có giá trị từ 0,081 – 0,089, lớn hơn từ 2,3 – 3,1% so với khi lắp hệ thống di động nguyên bản; hệ số bám (φx) đạt từ 0,695 đến 0,752, tăng từ 10,93 – 13,59% so với hệ thống di động nguyên bản; hệ số lực cản riêng của cày chảo Kc = 32.620 N/m2 khi cày với độ sâu hc = 0,075 m và Kc = 37.693 N/m2 khi hc = 0,1 m; LHM làm việc khá ổn định ở góc dốc trên 100 đến 12,30, năng suất đạt từ 0,33 ha/h đến 0,47 ha/h. Kết quả nghiên cứu cũng xây dựng được đặc tính kéo bám thực nghiệm của hệ thống di động cải tiến trên đất lâm nghiệp, quan hệ giữa hiệu suất kéo và độ trượt ηk = f(δ), đây là những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tính năng kỹ thuật của máy kéo, đồng thời làm cơ sở xác định chế độ làm việc phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng.

Từ khóa: Đất dốc lâm nghiệp, đặc tính kéo bám, hệ thống di động máy kéo bánh

Experimental study on the determination of traction-gripping capacity and working indicators of the forestry tractor Yanmar F535D

The traction-gripping capacity and working indicators of a forestry agrimotor system depend on multiple factors such as machine structure, operating skills, terrain conditions, soil characteristics and the requirements of the cultivation technique. The use of mathematical equations in determination of these indicators leads to the limitations on the accuracy, variation and relationship among the indicators. The results of emperimental study has determined the important technical specifications, gripping capacity and working indicators using a moderm experimental system. On forestry terrain, the Yanmar F535D traction system equipped with improvement of the self-movement system has a rolling resistance indicator (f) of 0.081 – 0.089, representing an increase of 2.3% to 3.1% compared to the original tractor. The lateral friction indicator φx was determined at 0.695-0.752 which is represented higher than that of the original tractor with an increase of 10.93% to 13.59%. The resistance force indicator Kc is recorded at 32.620 N/m2 at the plowing depth hc in the soil of 0.075 m. Kc was determined at 37.693 N/m2 when hc was increased to 0.1 m. The tractor system showed the stability during working at the terrain slope of 10° to 13° with the productivity of 0.33 ha/h to 0.47 ha/h. The empirical study has determined the gripping-traction characteristics of the improved self-movement tractor system on forest terrain, the relationship between traction efficiency ηk and sliding index δk, which are important parameters in assessing the technical performance of the tractor system as well as in improving the working ability of the tractor system.

Keywords: Steep forest terrain, traction – gripping characteristics, the self-movement system of rubber tractor.

 

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]