Vietnam Journal of Forest Science Number 6-2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 62020

1. Thực trạng sử dụng cây thuốc tại xã Phú Đô,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
Status of using medicinal plants in Phu Do commune, Phu Luong district,
Thai Nguyen province
Trịnh Đình Khá
Thào A Dình
Ngải Sình Pao
Nguyễn Thị Thu Hiền
3
2. Nghiên cứu nhân giống
In vitro các gia đình ưu việt Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) phục vụ trồng rừng dòng vô tính theo gia đình
In vitro propagation for superior families of Acacia magium Willd. providing for clonal family forestry Lưu Thị Quỳnh
La Ánh Dương
Phí Hồng Hải
Nghiêm Quỳnh Chi
Đồng Thị Ưng
Triệu Thị Thu Hà
13
3. Nghiên cứu nhân giống cho một số dòng keo tam bội (X101, X102) mới được công nhận giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào Study on propagation of new triploid acacia (X101, X102) by tissue culture method Đồng Thị Ưng
Nghiêm Quỳnh Chi
Lưu Thị Quỳnh
Văn Thu Huyền
22
4. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gụ lau (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) từ hạt ở giai đoạn vườn ươm Research on propagation
of Sindora tonkinensis A.Chev.Ex K. & S. S. Larsen from seeds at the nursery stage
Nguyễn Thị Kim Vui
Nguyễn Thị Liệu
Vũ Đức Bình
Nguyễn Hải Thành
Nguyễn Thị Thanh Nga
Lê Xuân Toàn, Lê Công Định
30
5. Nhân giống cây Xoay (Dialium cochinchiensis Pierr) bằng phương pháp giâm hom The propagation results of Dialium cochinchiensis Pierr with cutting method Phạm Tiến Bằng
Ngô Văn Cầm
38
6. Ảnh hưởng của tỉa thưa và bón phân đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở Quảng Ninh Effects of thinning and fertilizer on Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook plantation growth in Quang Ninh province Đặng Văn Thuyết
Lê Thị Ngọc Hà
Nguyễn Toàn Thắng
Đinh Hải Đăng
Trần Anh Hải
Dương Quang Trung
Lê Thị Hạnh
Đào Trung Đức
Diệp Xuân Tuấn
45
7. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở vùng Đông Bắc Bộ Effect of site factors on the growth of Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook plantations in Northeast of Vietnam Đặng Văn Thuyết
Trân Bình Đà, Lê Thị Ngọc Hà
Nguyễn Toàn Thắng
Đinh Hải Đăng, Đào Trung Đức
Dương Quang Trung
Lê Thị Hạnh, Trần Anh Hải
55
8. Ảnh hưởng của mật độ trồng và cường độ chăm sóc đến sinh trưởng và năng suất rừng Tràm lá dài trồng trên đất phèn tại Thạnh Hóa – Long An Effects of planting density and tending intensity to tree growth and productivity of the Melaleuca leucadendra plantation on acid sulphate soil in Thanh Hoa – Long An Vũ Đình Hưởng
Phùng Văn Khang
Nguyễn Văn Lưu
Kiều Mạnh Hà
Nguyễn Xuân Hải
Ninh Văn Tuấn
65
9. Đánh giá sinh trưởng và năng suất của một số dòng keo lai, Keo lá tràm tại Bàu Bàng, Bình Dương Assessment on growth and production effects of acacia hybrid and Acacia auriculiformis clones planted at Bau Bang, Binh Duong province Nguyễn Kiên Cường
Đỗ Thị Ngọc Hà
Vì Văn Khánh
Phùng Văn Tỉnh
76
10. Đánh giá sinh trưởng
và năng suất rừng trồng keo lai, Keo lá tràm và bạch đàn tại Phú Giáo – Bình Dương
Evaluate the growth and productivity of plantation forest acacia hybrid, Acacia auriculiformis and eucalytus at Phu Giao – Binh Duong Nguyễn Văn Đăng
Vũ Đình Hưởng
Nguyễn Xuân Hải
Kiều Mạnh Hà
87
11. Bước đầu nghiên cứu về kỹ thuật trồng thâm canh Tre ngọt (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) để lấy măng tại Cầu Hai, Phú Thọ Preliminary research on intensive planting techniques of Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz to obtain bamboo shoots in Cau Hai, Phu Tho province Nguyễn Văn Thọ
Nguyễn Viễn
Ma Thanh Thuyết
93
12. Đánh giá tính chống chịu bệnh chết héo của các giống keo lai, Keo lá tràm và Keo tai tượng bằng nhiễm bệnh nhân tạo ở vườn ươm Assessment of tolerance to a canker and wilt pathogen of acacia hybrid, Acacia auriculifomis clones and families of A. mangium by artificial inoculation
in nursery
Trần Thanh Trăng
Trần Anh Tuấn, Hà Huy Nhật
Ngô Văn Chính, Lê Sơn
Nguyễn Đức Kiên, Đỗ Hữu Sơn
Nguyễn Văn Nam
Bùi Quang Tiếp, Phạm Thị Thủy
Nguyễn Hoài Thu
Nguyễn Thị Minh Hằng
101
13. Tình hình gây hại và một số đặc điểm sinh học của Vòi voi (Alcidodes sp.) đục ngọn Quế (Cinnamomum cassia L.J.Presl) và Hồi (Illicium verum Hook.f) tại
Việt Nam
Damage status and some biology characteristics of (Alcidodes sp.) snout weevil (Cinnamomum cassia L.J.Presl) and (Illicium verum Hook. F) in Vietnam Lê Văn Bình
Nguyễn Văn Thành
Nguyễn Hoài Thu
111
14. Tình hình gây hại và một số đặc điểm sinh học của loài Sâu cuốn lá đầu đen (Herpetogramma sp.)
hại cây Trôm (Sterculia foetida L.) tại Nam
Trung Bộ
Damage status and some biological characteristics of Herpetogramma sp. damaging Sterrculia foetida in South central, Vietnam Nguyễn Văn Thành
Lê Văn Bình
Nguyễn Quốc Thống và
Nguyễn Hoài Thu
118
15. Bước đầu xác định nguyên nhân gây bệnh thối măng tre bát độ tại tỉnh Yên Bái An initial determination of the cause of emerging shoot rot disease associated with sweet bamboo (Dendrocalamus latiflorus) in Yen Bai province Trần Xuân Hưng 126
16. Ảnh hưởng của hỗn hợp keo nhựa thông và axít boric đến một số tính chất cơ học của gỗ Bồ đề Effects of the mixture of rosin sizing agent and boric acid on some mechanical properties of Styrax wood Nguyễn Thị Thanh Hiền
Nguyễn Thị Minh Nguyệt
Trần Văn Chứ
Trần Nho Cương
135

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÂY THUỐC TẠI XÃ PHÚ ĐÔ, HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Trịnh Đình Khá1, Thào A Dình2, Ngải Sình Pao2, Nguyễn Thị Thu Hiền2*

1 Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội
2 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Sán Chay, Sán Chí và Mông tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Các phương pháp sử dụng gồm có: Thu thập mẫu vật, phỏng vấn, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 104 loài cây thuốc thuộc 98 chi, 67 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 6 dạng sống chính, trong đó tập trung phần lớn ở 3 dạng sống gồm: Thân thảo (43,27%), dây leo (21,15%), bụi (15,38%). Cây thường phân bố ở các dạng sinh cảnh như: Sống xung quanh làng xóm, làng bản, vườn; sống ở rừng; sống ở đồi cây bụi, đồi trọc, trảng cỏ; sống ở ven sông. Trong 7 bộ phận được sử dụng làm thuốc có 4 bộ phận là củ, thân, lá và cả cây được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu đã xác định được 17 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu, trong đó có 4 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất: bệnh về đường tiêu hóa; bệnh về xương khớp, hệ vận động; bệnh về đường tiết niệu; bệnh về gan. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu này đã xác định được có 9 loài cây thuốc có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi nhận ở khu vực nghiên cứu.

Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, Phú Đô, Phú Lương, Thái Nguyên

Status of using medicinal plants in Phu Do commune, Phu Luong district, Thai Nguyen province

This study was conducted to assess the diversity of medicinal plant resources in San Chay, San Chi and Mong ethnic minority communities in Phu Do commune, Phu Luong district, Thai Nguyen province. The methods used for collecting data were method of specimen collection, interview method, identification of the species name, method of medicinal plant resources diversity assessment, method of endangered medicinal plants level assessment. The results of the research have identified initially 104 species of medicinal plants of 98 genera and 67 families which the ethnic minority communities have used for disease prevention and treatment. Medicinal plants belong to 6 main life forms, most of which are concentrated in 3 life forms: Herbaceous (43.27%), vines (21.15%), shrub (15.38%). The trees are often distributed in the form of habitats such as: Living around villages, gardens; live in the forest; living in shrub hills, bare hills, grassy grass; live on the riverside. In 7 the parts used as medicines, there are 4 parts of tubers, stems, leaves and whole plant are most used. The study identified 17 groups of diseases treated with the experience of using medicinal plants of ethnic communities in the study area, of which 4 groups accounted for the highest proportion: gastrointestinal diseases; diseases of the bones, joints, motor system; urinary tract diseases; liver disease. Besides, the results of this study have identified 9 species of endangered medicinal plants recorded in the research area.

Keywords: Diversity, medicinal plants, Phu Do commune, Phu Luong district, Thai Nguyen province

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG In vitro CÁC GIA ĐÌNH ƯU VIỆT KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG DÒNG VÔ TÍNH THEO GIA ĐÌNH

Lưu Thị Quỳnh1, La Ánh Dương1, Phí Hồng Hải2, Nghiêm Quỳnh Chi1
Đồng Thị Ưng1, Triệu Thị Thu Hà

1Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trồng rừng vô tính theo gia đình (CFF – Clonal Family Forestry) là phương pháp nhằm nhân giống sinh dưỡng hàng loạt các cá thể ưu việt trong các gia đình ưu việt, không giữ lại dòng vô tính đồng nhất. Ứng dụng phương pháp này nghiên cứu về nhân giống cho 10 gia đình Keo tai tượng có chất lượng di truyền đã được cải thiện. Mục đích đưa kỹ thuật nhân giống CFF cho Keo tai tượng bằng nuôi cấy mô vào sản xuất giúp tạo ra số lượng lớn cây giống có chất lượng nhằm mở rộng có hiệu quả phương pháp trồng rừng vô tính theo gia đình. Phương pháp khử trùng cho 10 lô hạt Keo tai tượng đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng kết hợp 2 loại chất khử trùng: dung dịch oxy già H2O2 20% với thời gian 30 phút và dung dịch Natri Dichloroisocyanutrale NaDCC 1% với thời gian 10 phút, tỷ lệ mẫu sạch đạt 84,4%, hạt bắt đầu nảy mầm sau 3 ngày, sau 5 ngày hạt nảy mầm hoàn toàn. Môi trường nhân nhanh chồi thích hợp là: MS* (MS cải tiến) + 1,5 mg/l BAP + 30 g/l đường + 4,25 g/l Agar cho hệ số nhân chồi 2,9 lần, chiều cao chồi đạt 2,7 cm và tỷ lệ chồi hữu hiệu đạt 71,8%. Môi trường kích thích tạo rễ tốt nhất là:1/2MS* + 2,0 mg/l IBA + 15 g/l đường + 4,3 g/l Agar, với tỷ lệ chồi ra rễ đạt 96,7%, số rễ/cây là 2,7 rễ và chiều dài rễ đạt 1,5 cm. Thời gian huấn luyện cây thích hợp là 20 – 30 ngày cho tỷ lệ sống của cây con ngoài vườn ươm đạt trên 75%. Sau 7 – 8 chu kỳ nhân chồi với mỗi chu kỳ là 25 ngày cụm chồi Keo tai tượng bắt đầu già hóa hệ số nhân giảm mạnh, vì vậy cần tiến hành hủy mẫu và vào mẫu mới để tiếp tục sản xuất. Với kết quả nhân chồi, có thể xác định nhanh sau 7 – 8 chu kỳ nhân chồi từ 1 hạt Keo tai tượng có thể tạo được 1.800 – 1.900 cây con giống đủ điều kiện xuất vườn sau 3 tháng nuôi dưỡng.

Từ khóa: Keo tai tượng, trồng rừng dòng vô tính theo gia đình, nhân nhanh chồi, kích thích tạo rễ

In vitro propagation for superior families of Acacia magium Willd. providing for clonal family forestry

Clonal Family Forestry (CFF) is a method for vegetative propagation of a series of preeminent individuals in superior families, without keeping the homogeneous clones. The aim of the research was to introduce the CFF propagation technique for Acacia mangium by tissue culture for production which will help create a large number of quality seedlings and expand the family clonal afforestation method. The CFF method was applied to 10 families of Acacia that had shown superior genetic quality. The best disinfection method was a combination of 2 disinfectants; 20% hydrogen peroxide solution for 30 minutes and 1% Natri Dichloroisocyanutrale solution for 10 minutes which achieved a clean sample rate of 84.4%, reached germination after 3 days and fully germinated after 5 days. The most suitable medium for rapid shoot multiplication was: MS * (Improved MS) + 1.5 mg/l BAP + 30 g/l sugar + 4.25 g/l Agar for shoot multiplier 2.9 times, producing a bud height of 2.7 cm with an effective rate of shoot of 71.8%. The best rooting stimulating medium was: 1/2MS * + 2.0 mg/l IBA + 15 g/l of sugar + 4.3 g/liter of Agar, resulting in a root shoot rate of 96.7%, 2.7 roots/plants and root length of 1.5 cm. The appropriate training time was 20 – 30 days for the survival rate of seedlings outside the nursery to reach over 75%. After 7 – 8 bud multiplication cycles, with each cycle of 25 days, Acacia bud clusters began to age and the multiplier factor decreased, hence it was necessary to destroy and replace the sample to continue production. The results of the shoot multiplication show that after 7 – 8 bud multiplication cycles, 1 Acacia mangium seed produces approximately 1,800 – 1,900 seedlings eligible for outplanting after 3 months of nurturing.

Keywords: Acacia, plantation of clonal forest according to family, fast multiplication of buds, stimulating root formation

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CHO MỘT SỐ DÒNG KEO TAM BỘI (X101, X102) MỚI ĐƯỢC CÔNG NHẬN GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO

Đồng Thị Ưng, Nghiêm Quỳnh Chi, Lưu Thị Quỳnh, Văn Thu Huyền

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Đa bội hóa là sự tăng bội bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong một tế bào hoặc cùng loài (thể tự đa bội) hoặc của 2 loài khác nhau (thể dị đa bội) và là một hiện tượng tự nhiên, xuất hiện tương đối hiếm ở các loài động vật, song khá phổ biến ở các loài thực vật (khoảng 70% loài thực vật có hoa) với tần suất khác nhau. Trong lâm nghiệp, việc chọn tạo và sử dụng giống đa bội là một hướng đi mới và kỳ vọng có được những giống mới với sự khác biệt lớn về kiểu gen và kiểu hình. Kết quả của việc nhân lên về số lượng nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến tăng liều lượng gen, tăng mức độ dị hợp tử, tăng mức độ tương tác giữa thông tin di truyền. Nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho một số dòng keo tam bội (X101, X102) mới được công nhận giống sẽ góp phần hoàn hiện quy trình chọn tạo giống keo tam bội, làm cơ sở xây dựng chiến lược cải thiện giống đa bội cho các loài cây Keo nhiệt đới ở Việt Nam. Kết quả nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho một số dòng keo tam bội cho thấy việc sử dụng chồi vượt hay chồi nách làm vật liệu vào mẫu, khử trùng bằng HgCl2 0,05% trong thời gian 5 phút cho hiệu quả cao nhất: tỷ lệ mẫu sống (80%); tỷ lệ bật chồi hữu hiệu (28,4%). Tuy nhiên, việc sử dụng javen 3% trong thời gian 20 phút cũng cho hiệu quả khá tốt: tỷ lệ mẫu sống (70,6%); tỷ lệ bật chồi hữu hiệu (18,2%). Để giảm bớt độc hại cho người dùng và cho môi trường thì việc dùng javel trong khử trùng được khuyến khích hơn là dùng HgCl2 mặc dù hiệu quả kém hơn. Các cụm chồi hữu hiệu được nuôi cấy tiếp trong môi trường Murashige và Skoog cải tiến (MS) có bổ sung điều hòa sinh trưởng riêng lẻ hoặc tổ hợp. Số chồi/cụm cao nhất đạt được trong môi trường MS* +1,0 mg/l BAP + 0,25 mg/l GA3 (5,0 – 5,5 chồi/cụm) và tỷ lệ chồi hữu hiệu (48,6 – 51,9%). Chồi hữu hiệu đạt tiêu chuẩn được ra rễ trong môi trường 1/2MS* + 2 mg/l IBA, tỷ lệ ra rễ đạt 78,4 – 80,1%.

Từ khóa: Nuôi cấy mô, keo tam bội

Study on propagation of new triploid acacia (X101, X102) by tissue culture method

Polyploid is a natural phenomenon. Polyploid in animals is rather rare. However, it is quite common in plants, occurring in more than 70% of flowering plants. In forestry, the selection and use of polyploid varieties is a new direction and it is expected to have new varieties with large differences in genotypes and phenotypes, because forest trees are often heterozygous. Research on tissue culture method for some promising triploid acacia lines (X101, X102) will contribute to the completion of the triploid breeding process, as well as a basis for creating a strategy to improve the variety polyploid for tropical Acacia species in Vietnam. Tissue culture method results for a number of triploid colloidal lines showed that the use of excess shoots or axillary buds sterilized with 0.05% HgCl2 for 5 minutes has the highest efficiency: the survival rate (80%); the adventitious shoot rate (28.4%). Beside, the use of 3% javel solution for 20 minutes also gave a quite good result: the survival rate (70.6%); the adventitious shoot rate (18.2%). To protect the environment and human health, javel solution is recommended to use in disinfection. Effective clusters of shoots were further cultured in Murashige and Skoog modified medium (MS) with supplementation of individual or synthetic growth. The highest number of shoots/cluster was achieved in MS * + 1.0 mg/l BAP + 0.25 mg/l GA3 (5.0 – 5.5 shoots/cluster) and the rate of effective shoots (48.6 – 51.9%). Effective shoots were up to the standard for rooting in 1/2MS * + 2 mg/l IBA, the rooting rate was 78.4 – 80.1%.

Keywords: Tissue culture method, triploid acacia

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY GỤ LAU (Sindora tonkinensis A. Chev. Ex K. & S. S. Larsen) TỪ HẠT Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Nguyễn Thị Kim Vui, Nguyễn Thị Liệu, Vũ Đức Bình, Nguyễn Hải Thành,
Nguyễn Thị Thanh Nga, Lê Xuân Toàn, Lê Công Định

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ

TÓM TẮT

Gụ lau là cây gỗ lớn bản địa có giá trị sử dụng làm đồ trang trí nội thất và đồ gia dụng. Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhân giống cây Gụ lau từ hạt để sản xuất cây giống phục vụ trồng rừng tại các tỉnh miền Trung. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Gụ lau từ hạt cho thấy xử lý hạt giống cây Gụ lau cần dùng nước sôi 100oC và để nguội dần đến nhiệt độ phòng trong 8 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch và để ráo rồi đem gieo trên luống có cát ẩm, cho tỷ lệ nảy mầm cao nhất. Che sáng 50% trong giai đoạn từ khi cấy cây mầm đến giai đoạn 3 tháng tuổi giúp cây con sinh trưởng tốt nhất. Nhưng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 che sáng 25 – 50% là phù hợp. Sau 6 tháng có thể dỡ bỏ giàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi đem trồng. Mặc dù thành phần hỗn hợp ruột bầu không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con nhưng đã ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn cây Gụ lau giai đoạn 6 tháng tuổi, thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm 89% đất + 10% phân chuồng hoai + 1% lân có tác dụng tốt nhất.

Từ khóa: Mức độ che sáng, Gụ lau, tỷ lệ nảy mầm, thành phần ruột bầu, sinh trưởng cây con

Research on propagation of Sindora tonkinensis A.Chev.Ex K. & S. S. Larsen from seeds at the nursery stage

Sindora tonkinensis A.Chev.Ex K. & S. S. Larsen is a native tree species that is valuable for timber and furniture. This paper presents research results on propagation of Sindora tonkinensis using seeds to produce seedlings for afforestation in the Central provinces. Pretreatment in which the seeds were soaked in boiling water and allowed to coll down to room temperature for 8 hours, took out the seeds, washed and let them dry, then sowed in moist sand, giving the highest germination rate. During the first 3 months from sowing, shading 50% was appropriate to give the highest growth. However, from months 4 to 6, shading 25 – 50% was suitable for seedlings. After 6 months, light cover could be completely removed for training seedlings before planting. Although the potting mix component had no effect on the survival of seedlings, it affected to collar diameter on the growth of the diameter and height of Sindora tonkinensis seedlings at 6 months of age, the potting mix component consisted of 89% of soil + 10% composted muck + 1% Phosphate had the best effect.

Keywords: Shading, Sindora tonkinensis, germination percentage, potting mix component, seedling growth

NHÂN GIỐNG CÂY XOAY (Dialium cochinchiensis Pierr) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Phạm Tiến Bằng, Ngô Văn Cầm

Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Xoay (Dialium cochinchiensis Pierr) là cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế và bảo tồn cao. Xoay có phân bố rộng nhưng tập trung nhiều nhất tại Tây Nguyên. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Xoay bằng phương pháp giâm hom tại tỉnh Gia Lai. Thí nghiệm được thực hiện với các loại chất điều hòa sinh trưởng (NAA và IBA), nồng độ (từ 100 – 15.000 ppm), thời gian xử lý hom (từ 6 phút tới 18 phút) và mùa vụ giâm hom khác nhau (4 thời điểm trong năm) nhằm tìm ra công thức giâm hom cây Xoay có tỷ lệ ra rễ cao nhất và chỉ số ra rễ tốt nhất. Kết quả nghiên cứu đã xác định việc sử dụng NAA ở nồng độ 8.000 ppm, thời gian xử lý hom 12 phút cho kết quả tốt nhất với tỷ lệ hom ra rễ (R%) đạt 80%, chỉ số ra rễ (Ri) đạt 90,1. Thời vụ giâm hom thích hợp cho cây Xoay ở Gia Lai là vào tháng 3 hàng năm. Sự thành công của phương pháp này cung cấp cơ sở cho việc chọn lọc dòng vô tính, giúp tạo giống để bảo tồn nguồn gen có giá trị. Cây con tạo ra theo phương pháp này sẽ nhanh ra hoa, đậu quả, cho thu hoạch quả sớm, góp phần khai thác và phát triển nguồn gen cây Xoay theo hướng lấy gỗ kết hợp lấy quả hiệu quả hơn.

Từ khóa: Chất điều hòa sinh trưởng, mùa vụ, nồng độ, giâm hom, Xoay

The propagation results of Dialium cochinchiensis Pierr with cutting method

Dialium cochinchiensis Pierr is a large timber tree with high value of economic and conservation. In Vietnam, Dialium cochinchiensis Pierr has a wide distribution but is most concentrated in the Central Highlands. This study presents the propagation results of Dialium cochinchiensis Pierr in Gia Lai province with cutting method. The experiment was tested with different treatments of types of plant growth regulators (NAA and IBA), its concentrations (100 to 15,000 ppm), time of treatment (from 6 to 18 minutes), and cutting seasons (four seasons) aiming to find out the treatments with the highest proportion of rooting and rooting index. The results revealed that treating the cuttings with NAA at 8,000 ppm for 12 minutes leading to the highest proportion of rooting (80% of the cuttings) and rooting index (90.1%). March is the most appropriate season for Dialium cochinchiensis Pierr propagation in Gia Lai with the cutting method. This result will provide scientific basis for clonal selection and help mass – produce seedlings of Dialium cochinchiensis Pierr as a high – conservation value species. This method also helps shorten the period of growth to maturation of Dialium cochinchiensis Pierr and resulting in better outcomes of planting Dialium cochinchiensis Pierr for both fruits and timber.

Keywords: Plant growth regulators, cutting season, concentration, Dialium cochinchiensis Pierr

ẢNH HƯỞNG CỦA TỈA THƯA VÀ BÓN PHÂN ĐẾN SINH TRƯỞNG, TĂNG TRƯỞNG RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) Ở QUẢNG NINH

Đặng Văn Thuyết1, Lê Thị Ngọc Hà2, Nguyễn Toàn Thắng1, Đinh Hải Đăng1,
Trần Anh Hải1, Dương Quang Trung1, Lê Thị Hạnh1, Đào Trung Đức1, Diệp Xuân Tuấn1

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc ở Quảng Ninh sau tỉa thưa 42 tháng cho thấy: Đối với rừng trồng Sa mộc 7 tuổi ở công thức mật độ để lại đạt tăng trưởng trữ lượng tương ứng là m2 (1.100 cây/ha) đạt 47,5 m3/ha, m3 (1.600 cây/ha) đạt 44,1 m3/ha, m1 (3.322 cây/ha) đạt 36,4 m3/ha, chênh lệch cao nhất tới 8,1 m3/ha. Ở công thức bón phân đạt tăng trưởng trữ lượng từ cao xuống thấp là p2 (55g urê + 700 g supe lân + 50 g kali) đạt 61,9 m3/ha, p1 (không bón) đạt 56,5 m3/ha, p3 (55 g urê + 700 g supe lân + 50g kali) đạt 53,5 m3/ha, p4 (400 g chế phẩm vi sinh MF1) đạt 51,5 m3/ha, chênh lệch cao nhất so với không bón phân đạt 5,4 m3/ha.Đối với rừng trồng Sa mộc 11 tuổi ở công thức mật độ để lại đạt tăng trưởng trữ lượng tương ứng là m3 (1.600 cây/ha) đạt 59,9 m3/ha và m2 (1.100 cây/ha) đạt 59,6 m3/ha, m1 (2.796 cây/ha) đạt 46,8 m3/ha, chệnh lệch cao nhất giữa các công thức là 13,1 m3/ha. Ở công thức bón phân đạt tăng trưởng trữ lượng tương ứng: p3 (110 g urê + 350 g supe lân + 50 g kali) đạt 62,0 m3/ha, p2 (55 g urê + 700 g supe lân + 50 g kali) đạt 59,9 m3/ha, p1 (không bón) đạt 58,4 m3/ha, p4 (400g chế phẩm vi sinh MF1) đạt 58,3 m3/ha, chênh lệch cao nhất giữa các công thức đạt 3,7 m3/ha.

Từ khóa: Sa mộc, tỉa thưa, bón phân, Quảng Ninh

Effects of thinning and fertilizer on Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook plantation growth in Quang Ninh province

Research results of thinning in Cunninghamia lanceolata plantation in Quang Ninh province after thinning 42 months showed that the density treatments of 7 year old Cunninghamia lanceolata plantation the growing difference in volum was high to low in m2 (1,100 trees/ha), m3 (1,600 trees/ha) and m1 (no thinning 3,322 trees/ha) treatments, respectively 45.5 m3ha1, 43.1 m3ha-1 and 37.4 m3ha1. The growing difference in volum among the density treatments was 8.1 m3ha1; In the fertilizer treatments the volume was recorded the same trend that was from high to low, respectively 61.9 m3ha1 (p2 treatment 55g ure + 700g P2O5 + 50g K2O), 56.5 m3ha1 (p1 no treatment), 53.5 m3ha1 (p3 treatment 55g ure + 700g P2O5 + 50g K2O) and 51.5 m3ha1 (p4 treament 400g MF1), and the difference in volume of growth among the fertilizer treatments was up to 5.4 m3ha-1. For the 11 year old Cunninghamia lanceolata plantation, after 42 months thinning in the density treatments, the volume of growth was high to low in m3, m2 and m1 treatments, respectively 59.9 m3ha1, 50.6 m3ha1 and 46.8 m3ha1. The growing difference in volum among the density treatments was highest, at 13.1 m3ha1. In the fertilizer treatments, the volume was experienced from high to low, respectively 62.0 m3ha1 (p3 treatment), 59.9 m3ha1 (p2 treatment), 58.4 m3ha1 (p1 no treatment) and 58.3 m3ha1 (p4 treament), the difference in volume of growth among the fertilizer treatments was recorded at 3.7 m3ha1.

Keywords: Cunninghamia lanceolata Lamb. Hook, thinning, fertilizer, Quang Ninh province

ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN TỐ LẬP ĐỊA ĐẾN SINH TRƯỞNG, TĂNG TRƯỞNG RỪNG TRỒNG SA MỘC (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

Đặng Văn Thuyết1, Trân Bình Đà2, Lê Thị Ngọc Hà3, Nguyễn Toàn Thắng1,
Đinh Hải Đăng1, Đào Trung Đức1, Dương Quang Trung1, Lê Thị Hạnh1, Trần Anh Hải1

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3Nghiên cứu sinh tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng trồng Sa mộc hiện có ở vùng Đông Bắc Bộ cho thấy: Sinh trưởng D1,3 chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi các nhân tố mật độ trồng (26,11%) và nhiệt độ (24,91%), tiếp đó là dung trọng đất (10,79%), độ dốc (8,34%), lượng mưa (6,29%) và nitơ tổng số (3,8%). Với sinh trưởng Hvn, nhân tố nội tại là tuổi cây có mức ảnh hưởng cao nhất chiếm 30,73%; nhân tố lập địa như nhiệt độ chiếm 23,50%; độ cao 12,32%; độ dốc 10,93%, dung trọng đất 7,41% và nitơ tổng số trong đất ảnh hưởng 3,02%. Có 7 trong tổng số 16 nhân tố thể hiện được 77,27% mức ảnh hưởng với trữ lượng rừng trồng Sa mộc, trong đó, độ đốc có mức ảnh hưởng nhiều nhất 24,36%, nhiệt độ trung bình năm có mức ảnh hưởng 22,28%, tuổi rừng ảnh hưởng 8,39%, thành phần cát 7,24%, Cation đất CEC 4,81% và nitơ tổng số ảnh hưởng 4,36%. Có 7 trong tổng số 16 nhân tố giải thích được 70,47% mối liên hệ của các nhân tố này với tăng trưởng trữ lượng bình quân chung, trong đó, nhiệt độ trung bình năm ảnh hưởng lớn nhất (23,93%), độ dốc (14,79%), thành phần cát (14,61%), tuổi rừng (4,37%) và nitơ tổng số (1,88%), thành phần sét (7,32%), dung trọng đất (3,57%). Phân tích tổng số 20 nhân tố gồm 16 nhân tố lập địa và 4 nhân tố nội tại xác định được mô hình tương quan giữa trữ lượng lâm phần với 11 yếu tố là
M = 605,037 – 9,08654*dbh + 1,19292*do doc + 51,9202*dtrong + 6,6255*G + 8,76694*Hvn + 0,203093*limon – 268,909*log(nhiet do) – 3,39487*log(om) + 8,21362*log(p) + 5,37673*log(tuoi) + 74,1257*log(dt).

Từ khóa: Sa mộc, lập địa, tăng trưởng, vùng Đông Bắc Bộ

Effect of site factors on the growth of Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook plantations in northeast of Vietnam

The results of analyzing the effects of some site factors on the growth of Cunninghamia lanceolata plantations in the Northeast shows: Growth DBH was most influenced by the planting density (26.11%) and temperature (24.91%), soil bulk density (10.79%), slope (8.34%), rainfall (6.29%) and total nitrogen (3.8%). With tree height growth, the intrinsic factor is the age of the tree with the highest effect, accounting for 30.73%; site factors such as temperature account for 23.50%; altitude 12.32%; slope 10.93%, soil bulk density 7.41% and total nitrogen in soil affects 3.02%. There are 7 out of 16 factors, representing 77.27% of the impact on the volume of Cunninghamia lanceolata plantations. The slope has the most influence on 24.36%, temperature affects 22.28%, forest age affected 8.39%, sandy element 7.24%, CEC 4.81% and total nitrogen influence 4.36%. Seven out of 16 factors account for 70.47% of the relationship between these factors and the overall average growth of the stock, which is most affected by the annual temperature (23.93%)., slope (14.79%), sand element (14.61%), forest age (4.37%), total nitrogen (1.88%), clay element (7.32%) and soil bulk density (3.57%). Analyzing total 20 variables, including 16 site variables and 4 intrinsic variables, determining the model of the correlation between forest stand reserves with 11 variables: M = 605,037 – 9,08654 * dbh + 1,19292 * do doc + 51,9202 * dtrong + 6,6255 * G + 8,76694 * Hvn + 0,203093 * limon – 268,909 * log (nhiet do) – 3,39487 * log (om) + 8,21362 * log (p) + 5,37673 * log (age) + 74,1257 * log (dt).

Keywords: C. lanceolata, growth, plantation, variable, wood volume

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG VÀ CƯỜNG ĐỘ CHĂM SÓC ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRÀM LÁ DÀI TRỒNG TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI THẠNH HÓA – LONG AN

Vũ Đình Hưởng, Phùng Văn Khang, Nguyễn Văn Lưu, Kiều Mạnh Hà,
Nguyễn Xuân Hải, Ninh Văn Tuấn

Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Thí nghiệm mật độ trồng (4 loại mật độ trồng: 20.000 cây/ha, 15.000 cây/ha, 10.000 cây/ha, 7.500 cây/ha) kết hợp với biện pháp chăm sóc rừng trong 3 năm đầu (3 mức: không chăm sóc, chăm sóc 1 lần/năm, chăm sóc 2 lần/năm) được triển khai tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An nhằm xác định được mật độ trồng tối ưu và cường độ chăm sóc rừng phù hợp nhất làm tăng tỷ lệ sống, thúc đẩy sinh trưởng và nâng cao năng suất rừng. Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy chăm sóc rừng 2 lần/năm làm giảm tỷ lệ cây chết trong 2 năm đầu; khi rừng trồng được 3 tuổi mật độ trồng 20.000 cây/ha có tỷ lệ sống thấp nhất (73%), tỷ lệ sống ở các mật độ trồng còn lại đạt 79%. Trồng rừng có mật độ từ 10.000 cây/ha trở lên cây sinh trưởng nhanh hơn về chiều cao so với mật độ trồng 7.500 cây/ha. Có sự khác biệt về tăng trưởng đường kính giữa các nghiệm thức mật độ kết hợp với chăm sóc. Mật độ trồng 7.500 cây/ha và 10.000 cây/ha luôn có đường kính lớn hơn so với 2 nghiệm thức trồng 15.000 cây/ha và 20.000 cây/ha. Năng suất rừng trồng (20.000 cây/ha) kết hợp chăm sóc rừng 2 lần/năm đạt 21,3 m3/ha/năm trong 3 năm đầu. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, trồng rừng Tràm lá dài trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long với mật độ trồng ~20.000 cây/ha kết hợp với chăm sóc 2 lần/năm trong thời gian 3 năm đầu sẽ nâng cao năng suất rừng.

Từ khóa: Chăm sóc rừng, mật độ trồng, năng suất, Tràm lá dài

Effects of planting density and tending intensity to tree growth and productivity of the Melaleuca leucadendra plantation on acid sulphate soil in Thanh Hoa – Long An

This study on planting density (20,000 trees/ha, 15,000 trees/ha, 10,000 trees/ha, 7,500 trees/ha) combined with tending intensity (no tending, tending one time/year, tending twice times/year) that conducted at Thanh Hoa district, Long An province to verify suitable planting density and tending intensity for incseasing survival rate, tree growth and productivity. The early results showed that forest tending in the first two years reduced mortality of the plantation. At three years, initial planting density 20,000 trees/ha had the lowest survival rate (73%) while others had a significant greater (79%). Planting densities (≥ 10,000 trees/ha) significantly increased tree high that compared to planting density of 7,500 trees/ha. Tree diameter of planting densities (15,000 trees/ha and 20,000 trees/ha) was significant higher than that of 10,000 trees/ha and 7,500 trees/ha density. Planting density 20,000 trees/ha combined with weed tending twice times per year had the highest productivity 21.3 m3/ha/year in the first three years. The results suggest that planting density (20,000 trees/ha) combined with tending intensity (twice times per year in the first three years) can incsease productivity of Melaleuca leucadendra plantations on acid sulphate soil in the Mekong Delta.

Keywords: Forest tending, planting density, productivity, Melaleuca leucadendra

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ DÒNG KEO LAI, KEO LÁ TRÀM TẠI BÀU BÀNG, BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Kiên Cường, Đỗ Thị Ngọc Hà, Vì Văn Khánh, Phùng Văn Tỉnh

Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ –
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Keo là loài cây mọc nhanh, có nhiều ưu thế như khả năng thích nghi cao, sinh trưởng nhanh và cải tạo đất tốt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng sinh trưởng năng suất rừng trồng của một số dòng keo lai (AH1, AH7, TB6, TB12, BV32) và Keo lá tràm (AA1, AA9, AA26) có sự khác biệt rõ rệt. Với keo lai: Ở 2,5 tuổi, dòng AH1 sinh trưởng tốt nhất đường kính ngang ngực (D1,3) 9,5 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 10,4 m, đạt tăng trưởng bình quân 22,6 m3/ha/năm, sinh trưởng thấp nhất là dòng AH7 đường kính ngang ngực (D1,3) 8,1 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 8,4 m, tăng trưởng bình quân 13,7 m3/ha/năm; Ở 4,5 tuổi, dòng AH1 sinh trưởng tốt nhất đường kính ngang ngực (D1,3) 13,0 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 17,1 m, đạt tăng trưởng bình quân 31,8 m3/ha/năm, kế đến là các dòng AH7, BV32, TB12, sinh trưởng thấp nhất là dòng TB6 đường kính ngang ngực (D1,3) 11,8 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 16,4 m, tăng trưởng bình quân 24,0 m3/ha/năm. Với Keo lá tràm: Ở 2,5 tuổi, dòng AA9 sinh trưởng tốt nhất đường kính ngang ngực (D1,3) 6,7 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 7,2 m, đạt tăng trưởng bình quân 19,7 m3/ha/năm, kế đến là dòng AA1, sinh trưởng thấp nhất là dòng AA26 đường kính ngang ngực (D1,3) 5,9 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 6,3 m, tăng trưởng bình quân 13,4 m3/ha/năm. Ở 4,5 tuổi dòng AA9 sinh trưởng tốt nhất đường kính ngang ngực (D1,3) 12,5 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 17,4 m, đạt tăng trưởng bình quân 24,8 m3/ha/năm, kế đến là dòng AA1, sinh trưởng thấp nhất là dòng AA26 đường kính ngang ngực (D1,3) 10,5 cm, chiều cao vút ngọn (Hvn) 15,7 m, tăng trưởng bình quân 17,8 m3/ha/năm.

Từ khóa: Bình Dương, keo lai, Keo lá tràm, sinh trưởng

Assessment on growth and production effects of acacia hybrid and Acacia auriculiformis clones planted at Bau Bang, Binh Duong province

Acacia is a fast growing species, it has many advantages of high adaptability, fast growth and good soil improvement. The growth and production of acacia hybrid (AH1, AH7, TB6, TB12, BV32) and Acacia auriculiformis (AA1, AA9, AA26) clones were significant difference at 2.5 and 4.5 years old. After 2.5 years, acacia hybrid clones AH1 was the highest about the diameter at breast height, tree height and production with 9.5 cm, 10.4 m and 22.6 m3/ha/year, respectively. The lowest were 8.1 cm, 8.4 m and 13.7 m3/ha/years at AH7 clone. After 4.5 years, AH1 clones were 13 cm of diameter, 17.1 m of tree heigh and 31.8 m3/ha/years of production. AH7, BV32 and TB12 is significantly lower in growth and production as compared with AH1. The lowest were 11.8 cm, 16.4 m and 24 m3/ha/years at TB6 clone. For Acacia auriculiformis, 2.5 years old AA9 clone was the highest about the diameter at breast height, tree height and production with 6.7 cm, 7.2 m and 19.7 m3/ha/year, respectively. In constract, the lowest were 5.9 cm, 6.3 m and 13.4 m3/ha/years at AA26 clone. After 4.5 years, the growth and production had significant differences as follows: AA9, AA1 and AA26. Specifically, AA9 is diameter of 12.5 cm, tree heigh of 17.4 m and production of 24.8 m3/ha/years. The lowest is 10.5 cm, 15.7 m and 17.8 m3/ha/years at AA26.

Keywords: Binh Duong province, acacia hybrid, Acacia auriculiformis, tree growth

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT RỪNG TRỒNG KEO LAI, KEO LÁ TRÀM VÀ BẠCH ĐÀN TẠI PHÚ GIÁO – BÌNH DƯƠNG

Nguyễn Văn Đăng, Vũ Đình Hưởng, Nguyễn Xuân Hải, Kiều Mạnh Hà

Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sinh trưởng bạch đàn, Keo lá tràm và keo lai được trồng bằng các nguồn vật liệu giống khác nhau (cây mô và cây hom) tại Bình Dương. Kết quả nghiên cứu tại giai đoạn tuổi 4 cho thấy tỷ lệ sống có sự khác biệt giữa các loài và nguồn vật liệu giống keo lai mô – hom, trong đó tỷ lệ sống của keo lai mô (81,2%), keo lai hom (65,3%), Keo lá tràm (77,4%) và bạch đàn lai (59,4%). Đánh giá về năng suất tại tuổi 4 cho thấy keo lai mô năng suất (34,9 m3/(ha/năm)) và keo lai hom (32,0 m3/(ha/năm)) khác biệt so với Keo lá tràm (20,8 m3/(ha/năm)) và bạch đàn (20,2 m3/(ha/năm)). Năng suất của keo lai mô và hom không có sự khác biệt về mặt thống kê. Hiện tại, lựa chọn giống keo lai bằng mô hoặc hom để trồng rừng đều cho năng suất cao. Nhằm hạn chế dịch bệnh xuất hiện ở rừng keo lai, trong tới gian tới Keo lá tràm và bạch đàn lai cần được trồng mở rộng ở vùng Đông Nam Bộ.

Từ khóa: Bạch đàn, Keo lá tràm, keo lai, nuôi cấy mô và giâm hom, năng suất, sinh trưởng

Evaluate the growth and productivity of plantation forest Acacia hybrid, Acacia auriculiformis and Eucalytus at Phu Giao – Binh Duong

The research was conducted to evaluate the growth of of Eucalytus hybrid, Acacia auriculifomis and acacia hybrid planted the sources of materials various varieties (tissue culture and cutting) at Binh Duong. The results showed that four years after planting, there were significant difference between varieties and materials of Acacia hybrid (tissue culture – cutting), in which survival rate of Acacia hybrid tissue culture (81,2%), Acacia hybrid cutting (65,3%), A. auriculiformis (77,4%) and Eucalytus hybrid (59,4%). Assesssment about productivity at 4 years of the Acacia hybrid tissue culture (34,9 m3/(ha.y)), Acacia hybrid cutting (32,0 m3/(ha.y)) different from A.auriculiformis (20,8 m3/(ha.y)) and Eucalytus hybrid (20,2 m3/(ha.y)) of Acacia hybrid planted from tissue culture was not significant to its from cutting. At present, selection Acacia hybrid from both tissue culture and cutting for commercial plantations can get high productivity. To reduce diseases pandemic in acacia hybrid plantations, A. auriculiformis and Eucalytus hybrid need be planted widely in South Eastern region.

Keywords: Eucalytus, Acacia auriculiformis, Acacia hybrid, tissue culture and cutting, productivity, growths

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH TRE NGỌT (Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz) ĐỂ LẤY MĂNG TẠI CẦU HAI, PHÚ THỌ

Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Viễn, Ma Thanh Thuyết

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu xác định kỹ thuật trồng thâm canh nhằm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế đối với các loài Tre lấy măng, đặc biệt là đối với loài Tre ngọt bản địa là thực sự cần thiết. Nghiên cứu đã thực hiện các công thức thí nghiệm lượng phân bón, lượng nước tưới, số cây để lại, thời điểm để cây mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Lượng phân bón và nước tưới đã ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và năng suất măng Tre ngọt, công thức N4P4 (bón 15 kg phân vi sinh + 2,0 kg phân NPK (16:16:8) và tưới 15 lít nước/lần/bụi, 3 ngày tưới 1 lần) tốt nhất; Thời điểm để lại măng làm cây mẹ vào tháng 6 – 7 và để lại 5 cây mẹ 1 tuổi và 5 cây mẹ 2 tuổi trên bụi cho số măng và năng suất măng cao nhất.

Từ khóa: Tre ngọt, măng tre, kỹ thuật trồng thâm canh, Phú Thọ

Preliminary Research on intensive planting techniques of Dendrocalamus brandisii (Munro) Kurz to obtain bamboo shoots in Cau Hai, Phu Tho province

Research and identification of intensive planting techniques are capable of increasing productivity, economic efficiency for bamboo species supporting bamboo shoot, especially Dendrocalamus brandisii, an indigenous bamboo species, is really necessary. The study has implemented experimental formulas of fertilizer amount, amount of water for irrigation, number of mother culm retained, time of retaining bamboo shoot to become mother culm next year. The experiment results showed that. The amount of fertilizer and irrigation water had a significant effect on the quantity, diameter and bamboo shoot yield of D. brandisii and the formula N4P4 is best. It is best to retain bamboo shoot to become mother trees in June – July and bequeath 5 mother trees 1 year old and 5 mother trees 2 years old per clump produce the best number and yield of bamboo shoots.

Keywords: Dendrocalamus brandisii, bamboo shoot, intensive planting techniques, Phu Tho

ĐÁNH GIÁ TÍNH CHỐNG CHỊU BỆNH CHẾT HÉO CỦA CÁC GIỐNG KEO LAI, KEO LÁ TRÀM VÀ KEO TAI TƯỢNG BẰNG NHIỄM BỆNH NHÂN TẠO Ở VƯỜN ƯƠM

Trần Thanh Trăng1, Trần Anh Tuấn1, Hà Huy Nhật2, Ngô Văn Chính2, Lê Sơn2,
Nguyễn Đức Kiên2, Đỗ Hữu Sơn2, Nguyễn Văn Nam1, Bùi Quang Tiếp1, Phạm Thị Thủy1, Nguyễn Hoài Thu1, Nguyễn Thị Minh Hằng1

1Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng;
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Các loài Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Keo tai tượng (A. mangium) và keo lai là những loài cây trồng rừng chính ở Việt Nam, với diện tích trên 1,5 triệu ha. Hiện nay nhiều diện tích rừng trồng keo, đặc biệt là keo lai và Keo tai tượng ở Việt Nam đang bị nấm Ceratocystis manginecans tấn công, gây chết héo ở nhiều tỉnh trên cả nước. Việc tuyển chọn và trồng các dòng keo vừa có tính trạng sinh trưởng nhanh và vừa có tính trạng kháng bệnh hoặc chống chịu bệnh chết héo là việc làm cần thiết. Một thí nghiệm nhiễm bệnh nhân tạo nhiễm nấm gây bệnh chết héo C. manginecans lên cây con của ba dòng Keo lá tràm, bốn dòng keo lai giống Tiến bộ kỹ thuật, sáu dòng keo lai giống Quốc gia, sáu gia đình Keo tai tượng, hạt thu từ vườn giống hữu tính thế hệ 2 và 44 dòng keo lai mới được chọn tạo ở vườn ươm của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam nhằm chọn ra các giống keo có khả năng kháng/chống chịu với nấm gây bệnh chết héo. Sau 45 ngày nhiễm bệnh, kết quả cho thấy hai dòng Keo lá tràm Clt18 và Clt19 có khả năng kháng bệnh chết héo ở cấp bệnh C0 cao hơn (p<0,001) so với các gia đình Keo tai tượng ở cấp bệnh C3. Trong khi đó, chiều dài vết bệnh của các dòng keo lai nằm trong khoảng chiều dài vết bệnh của các dòng Keo lá tràm và các gia đình Keo tai tượng. Trong số các dòng keo lai, dòng BV10 và bốn dòng mới chọn tạo (102, BV316, BV567 và 92/1) có chiều dài vết bệnh tương đương (p<0,001) với chiều dài vết bệnh của các dòng Keo lá tràm ở cấp bệnh C0. Tỷ lệ cây chết của các dòng/gia đình keo có tương quan với chiều dài vết bệnh trên thân cây (R2 = 0,77 – 0,82). Các dòng keo lai có khả năng kháng bệnh chết héo ở cấp bệnh C0 là những giống keo tiềm năng cho phát triển trồng rừng keo trong tương lai.

Từ khóa: Ceratocystis, keo lai, Keo lá tràm, Keo tai tượng, nhiễm bệnh nhân tạo

Assessment of tolerance to a canker and wilt pathogen of Acacia hybrid, Acacia auriculifomis clones and families of A. mangium by artificial inoculation in nursery

Acacia species including Acacia auriculiformis, A. magium and Acacia hybrid (A. mangium ´ A. auriculifomis) are among the main forest plant species in Vietnam, with an area of ​​over 1,500,000 hectares. Currently, many acacia plantations, especially Acacia hybrid and A. mangium plantations in Vietnam are being attacked by a canker and wilt pathogen Ceratocystis manginecans, causing tree death in many provinces across the country. It is essential to select and plant Acacia clones that have both rapid growth and resistance or tolerance to disease. An experiment of artificial inoculation of C. manginecans on cutings of three Acacia auriculifomis clones, four Acacia hybrid regconised as Technologically advanced cultivars, six Acacia hybrid clones regconised as National cultivars, seedlings of six families of Acacia mangium, seeds collected from the 2nd generation seed garden and 44 newly selected Acacia hybrid clones, the experiment was conducted in the nursery of the Vietnames Academy of Forest Sciences in order to select Acacia hybrid clones which are resistant/tolerant to a canker and wilt pathogen. After 45 days of inoculation, the results showed that two A. auriculiformis clones Clt18 and Clt19 resistant at C0 level were relatively more resistant to C. manginecans (p <0.001) than the A. mangium families which are at C3 level. Meanwhile, the lesion length of the Acacia hybrid clones is in the range of the lesion length of A. auriculiformis clones and of the lesion length of the
A. mangium families. Among the hybrid clones, the lesion length of the BV10 and four newly selected clones (102, BV316, BV567 and 92/1) had the same (p <0.001) lesion length of the A. auriculiformis clones resistant at C0 level. The percentage of death trees of Acacia clones/families was correlated with the lesion length of the pathogen on the stem (R2 = 0.77 – 0.82). Acacia hybrid clones resistant to a canker and wilt pathogen at C0 level are potential varieties for future development of acacia plantations.

Keywords: Ceratocystis, Acacia hybrid, A. auriculiformis, A. maingium, artificial inoculation

TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA VÒI VOI (Alcidodes sp.) ĐỤC NGỌN QUẾ (Cinnamomum cassia L.J.Presl) VÀ HỒI (Illicium verum Hook.f) TẠI VIỆT NAM

Lê Văn Bình, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Hoài Thu

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Quế và Hồi là loài cây đặc sản của Việt Nam, trong đó cây Quế có phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam và Quảng Ngãi; Hồi phân bố ở tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Kạn và Cao Bằng. Hiện nay, rừng trồng Quế 3 năm tuổi và rừng trồng Hồi 5 năm tuổi đang bị loài Vòi voi ở giai đoạn trưởng thành và sâu non gây hại; loài Vòi voi có tên khoa học là (Alcidodes sp.) thuộc tộc Mecysolobini, phân họ Molytinae, họ Vòi voi Curculionidae, bộ Cánh cứng Coleoptera; trưởng thành đực dài trung bình 10,2 mm (± 0,2 mm), trưởng thành cái lớn hơn trưởng thành đực, dài trung bình 12,5 (± 0,3 mm), toàn thân màu nâu phớt xám, cành trước mỗi bên có 1 dải màu trắng xám; trứng hình elíp, dài trung bình 1,8 mm (± 0,1 mm), màu trắng sữa; sâu non tuổi 1: Dài trung bình 2,8 mm (± 0,2 mm), thân màu trắng đục và đầu màu nâu nhạt (hình 2c); sâu non tuổi 2 dài trung bình 6,4 mm
(± 0,1 mm), thân màu trắng sữa nhạt, đầu màu nâu; sâu non tuổi 3 dài trung bình 10,7 mm (± 0,2 mm), thân màu vàng nhạt và đầu màu nâu đậm đến cánh gián; nhộng dài trung bình 10,4 mm (± 0,1 mm), thân màu trắng sữa.

Từ khóa: Alcidodes sp., tập tính, Quế, Hồi và hình thái

Damage status and some biology characteristics of (Alcidodes sp.) snout weevil (Cinnamomum cassia L.J.Presl) and (Illicium verum Hook. F) in Vietnam

Cinnamon and Star anise species are Vietnam’s specialty plant. In this, Cinnamon is mainly distributed in Yen Bai, Lao Cai, Lai Chau, Bac Kan, Lang Son, Quang Ninh, Thanh Hoa, Nghe An, Quang Nam and Quang Ngai provinces and Star anise is mainly distributed in Lang Son, Quang Ninh, Bac Kan and Cao Bang provinces. Currently, Cinnamon plantations are three years, and star anise plantations are five years have damaged adult and larvae by significantly by the snout weevil. The species has scientific name Alcidodes sp. belong to Mecysolobini, subfamily Molytiniae (Coleoptera: Curculionidae). Adult male snout weevil was, on average 10.2 mm (± 0.2) long, the female was bigger the male, the average length of 12.5 mm (± 0.3), body the whole body is greyish – brown, the branches in front of each side have a strip of grey – white samples; elliptical eggs, 1.8 mm (± 0.1 mm) long on average, milky white; the larva 1: Average length of 2.8 mm (± 0.2 mm), white body and light brown head (Figure 2c); the larva of stage 2 on average 6.4 mm (± 0.1 mm), pale milky white body, brown head; Lavar of stage 3 are on average 10.7 mm (± 0.2 mm) long, light yellow body and head dark brown to puce; pupa average 10.4 mm (± 0.1 mm) long, the body is milky white.

Keywords: Alcidodes sp., behaviour, Illicium verum, Cinnamomum cassia and morphology

TÌNH HÌNH GÂY HẠI VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU CUỐN LÁ ĐẦU ĐEN (Herpetogramma sp.) HẠI CÂY TRÔM (Sterculia foetida L.) TẠI NAM TRUNG BỘ

Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Bình, Nguyễn Quốc Thống và Nguyễn Hoài Thu

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Loài sâu cuốn lá đầu đen được xác định là loài Herpetogramma sp. thuộc phân họ Spilomelinae, họ Bướm cỏ Crambidae, bộ Cánh vảy Lepidoptera. Đây là loài sâu hại lần đầu tiên được ghi nhận gây hại trên cây Trôm tại Việt Nam. Tỷ lệ bị hại trung bình từ 31,37 – 43,51%, mức độ bị hại trung bình từ 0,9 – 1,44 (đối với rừng dưới 5 năm tuổi); tỷ lệ và mức độ bị hại trung bình tương ứng từ 27,43 – 30,93% và 0,74 – 0,9 (đối với rừng trên 5 năm tuổi). Trưởng thành có cơ thể có màu vàng nhạt, mắt kép màu đen nhạt, râu đầu hình sợi chỉ dài từ 1,22 – 1,38 mm. Phía trên phần ngực, bụng và cánh có màu vàng nhạt, cánh trước và sau có các dải đường màu đen nhạt. Trứng có hình bầu dục, dài 0,7 mm, rộng 0,5 mm. Sâu non bao gồm 6 tuổi: sâu non tuổi 1 thường gây hại lá non, các tuổi sâu non 3, 4, 5 ăn mạnh hơn, sang tuổi 6 sâu ít hoạt động hơn, giai đoạn tiền nhộng có màu trắng vàng, đầu màu nâu đen. Nhộng có màu vàng nâu.

Từ khóa: Cây Trôm, sâu cuốn lá đầu đen, đặc điểm sinh học

Damage status and some biological characteristics of Herpetogramma sp. damaging Sterrculia foetida in South central, Vietnam

This is the first record of black – headed leaf – forder Herpetogramma sp. (Lepidoptera: Spilomelinae) damaging S. foetida plantations in South cetral, Vietnam. The average damage incidence from 31.37% to 43.51%, the average damage index was from 0.9 – 1.44 in under 5 years old plantattions; The average damage incidence and damage index in over 5 years old plantations were lower, from 27.43% to 30.93% and 0.74 to 0.9, respectively. Adults are pale yellow in color, with pale black double eyes. The antennae are filiform in shape with 1.22 to 1.38 mm length. Above the chest, abdomen and wings are pale yellow, the front and rear wingspan havethree pale black lines. The eggs are oval and white when first laid. They measure approximately 0.7 mm in lenth and 0.5 mm in wide. The larvae included 6 age stages: The first instar larvae usually feed on young leaves, the 3, 4, 5 instar larvae eat stronger, the final instar larvae is less active, pre – pupa stage is white yellow, with brown – black head. Pupal are yellow brown in color.

Keywords: Sterculia foetida, black – headed leaf – forder, biological characteristics

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỐI MĂNG TRE BÁT ĐỘ TẠI TỈNH YÊN BÁI

Trần Xuân Hưng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Tre Bát độ (Dendrocalamus latiflorus) là loài cây có giá trị kinh tế cao từ khai thác măng, lá hiện đang được gây trồng và phát triển tại nhiều địa phương. Tại Yên Bái, tre Bát độ được xác định là một trong các loại cây trồng chủ lực, cần tập trung đầu tư phát triển, nâng cao giá trị và phát huy lợi thế của địa phương. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây bệnh thối măng đã xuất hiện trên các diện tích trồng măng tập trung và gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng măng khai thác. Nghiên cứu này ghi nhận loài nấm Fusarium solani là nguyên nhân gây ra bệnh thối măng trên cây măng tre Bát độ. Bệnh xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn khai thác măng, kết hợp với độ ẩm cao từ tháng 7 đến tháng 10. Đây là loài nấm khá phổ biến gây hại trên rất nhiều loài cây trồng khác nhau tại Việt Nam. Do đó cần tiếp tục nghiên cứu xác định các biện pháp phòng trừ loài nấm bệnh này để có giải pháp quản lý hiệu quả rừng trồng măng.

Từ khóa: Bệnh thối măng, Fusarium solani, măng tre Bát độ, Dendrocalamus latiflorus

An initial determination of the cause of emerging shoot rot disease associated with sweet bamboo (Dendrocalamus latiflorus) in Yen Bai province

Sweet bamboo (Dendrocalamus latiflorus) is a high economic value from the harvest of emerging bamboo shoots and leaf products, and being grown in many localities. Sweet bamboo is determined as one of key plantations in Yen Bai province, which is necessary to focus on investment and enhancing the quality of bamboo shoots, and promote the local advantages. However, in recent times, the rot disease of emerging shoots has occurred on the bamboo plantation and has a significant impact on the yield and quality of bamboo shoots. This study recorded the fungal species Fusarium solani causing the rot disease of emerging shoots on sweet bamboo. This disease appears mainly during the harvest of emerging shoots, combined with high humidity from July to October annually. This fungal species is relatively widespread and to damage various plant species in Vietnam. Therefore, it is necessary to continue to study and determine the control measure for this disease and manage effectively the sweet bamboo plantation.

Keywords: Emerging shoot rot, Fusarium solani, sweet bamboo, Dendrocalamus latiflorus

ẢNH HƯỞNG CỦA HỖN HỢP KEO NHỰA THÔNG VÀ AXÍT BORIC ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT CƠ HỌC CỦA GỖ BỒ ĐỀ

Nguyễn Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Chứ, Trần Nho Cương

Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của keo nhựa thông đến tính chất cơ học của gỗ Bồ đề sau khi được xử lý bởi 1%, 2%, và 4% dung dịch keo nhựa thông và hỗn hợp của nó với 3% axit boric. Kết quả cho thấy: Sử dụng keo nhựa thông đơn lẻ hoặc kết hợp với axit boric để xử lý gỗ Bồ đề có ảnh hưởng nhất định đến tính chất cơ học của gỗ. Gỗ Bồ đề sau khi được xử lý bởi dung dịch keo nhựa thông đơn lẻ hay kết hợp với axít boric đã làm tăng độ bền nén dọc của gỗ. So với gỗ chưa xử lý, mẫu gỗ được xử lý bởi hỗn hợp keo nhựa thông và axit boric đã làm tăng độ bền nén dọc của gỗ lên khoảng 30%. Khi nồng độ của dung dịch keo nhựa thông tăng từ 1 – 4% thì cường độ nén dọc thớ của gỗ có xu hướng tăng lên, nhưng sự tăng này là không đáng kể. Tuy nhiên, gỗ Bồ đề sau khi được xử lý bởi hỗn hợp dung dịch keo nhựa thông và axít boric đã làm giảm nhẹ cường độ uốn tĩnh và môđun đàn hồi của gỗ. Ngoài ra, nồng độ của keo nhựa thông tăng lên không ảnh hưởng đáng kể đến độ bền uốn tĩnh và môđun đàn hồi của gỗ.

Từ khóa: Axít boric, gỗ Bồ đề, độ bền nén dọc thớ, độ bền uốn tĩnh, môđun đàn hồi, nhựa thông – boron

Effects of the mixture of rosin sizing agent and boric acid on some mechanical properties of Styrax wood

The aim of this study was to evaluate the effect of rosin sizing agent on the mechanical properties of Styrax tonkinensis wood treated with 1%, 2%, and 4% the mixture of rosin sizing agent and the mixture of rosin sizing agents and 3% boric acid. The results showed that the use of rosin singing agent alone or combination with boric acid to impregnate styrax wood has a certain influence on the mechanical properties of wood. Styrax wood after being treated by rosin sizing agent alone or in combination with boric acid has increased the compression strength parallel to grain of wood. In comparison with untreated controls, the compression strength of wood samples treated with the mixture of rosin and boric acid increased by approximately 30%. When the concentration of rosin sizing agent solutions increased from 1 – 4%, the compression strength tends to increase, but this increase was not significant. However, the rosin sing agent – boric acid treatments slightly reduced the modulus of rupture and modulus of elasticity in bending of the wood. In addition, the increase of rosin sing agent concentration does not significantly affect the modulus of rupture and modulus of elasticity in bending of the wood.

Keywords: Boric acid, styrax wood, compression strength, MOR, MOE, rosin – boron

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]