Vietnam Journal of Forest Science Number 3-2020

 

 

 

 

 

 

 

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 32020

 

1. Kết quả nghiên cứu bước đầu về thảm thực vật và đa dạng thực vật  tại Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng, tỉnh Bắc Kạn Preliminary research results on vegetation status and plant diversity in Thac Gieng landscape protected area, Bac Kan province Đỗ Hoàng Chung
Nguyễn Chí Hiểu
Nguyễn Mạnh Hà
3
2. Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng Research on indigenous knowledge using medicinal plants of ethnic minority communities in Trong Con commune, Thach An district, Cao Bang province Nguyễn Thị Thu Hiền
Nguyễn Tiến Hưng
11
3. Nghiên cứu nhân giống in vitro loài Gừng đen (Distichochlamys citrea) bản địa Study on breeding of black ginger (Distichochlamys citrea) by in vitro method Phạm Thị Kim Hạnh
Trịnh Thùy Dương
Vũ Phương Linh
Lã Tuấn Nghĩa
22
4. Mức độ biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình Mỡ  trong các khảo nghiệm hậu thế Variation on growth and stem straightness between provenances and families of Manglietia conifera Dandy in the provenance-progeny tests Phí Hồng Hải
La Ánh Dương
và Bùi Thế Đồi
33
5. Nghiên cứu nhân giống cây Tùng đen (Diospyros vaccinioides Lindl.) tại Quảng Ninh Study on propagating of Diospyros vaccinioides in Quang Ninh province Phan Thanh Nghị
Nguyễn Văn Hùng
Trịnh Thị Thon
Phạm Thu Hà
44
6. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên rừng tự nhiên trên đất cát (rú cát)  tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Research on forest structure characteristics and natural rengeneration of natural forests on sandy soil (Sandy Forest) in Trieu Phong district, Quang Tri province Hoàng Huy Tuấn
Nguyễn Duy Phong
Trần Thị Thúy Hằng
Phạm Cường
Ngô Thị Phương Anh
52
7. Ảnh hưởng của mật độ trồng, cường độ tỉa thưa đến tuổi khai thác nhằm cung cấp gỗ lớn đối với rừng Tràm lá dài tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An Efficiency of planting stock and thinning to havesting time of M. leucadendra plantation for sawlog in Thanh Hoa district, Long An province Ngô Văn Ngọc
Võ Trung Kiên
Lê Thanh Quang
Nguyễn Trọng Nam
Nguyễn Trung Thông
63
8. Tăng trưởng đường kính và tỷ lệ chết của cây cá thể ở rừng tự nhiên trung bình và giàu  tại Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai Individual tree diameter increment and mortality models for medium and rich forest in Dong Nai Culture and Nature Reserve Nguyễn Thanh Tuấn
Trần Thanh Cường
Trần Quang Bảo
73
9. Đánh giá trữ lượng và khả năng hấp thụ carbon của rừng ngập mặn tại huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định Assessment of biomass carbon stock and sequestration of mangrove forests in Nghia Hung district, Nam Dinh province Vũ Tấn Phương
Phạm Ngọc Thành
87
10. Đặc điểm sinh học và diễn biến mật độ quần thể của loài Châu chấu mía chày xanh  (Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) hại Luồng (Dendrocalamus barbatus) tại Phú Thọ Biological characteristics and population density dynamics of locust Hieroglyphus tonkinensis Bolivar damaging bamboo Dendrocalamus barbatus
in Phu Tho province
Bùi Quang Tiếp
Trần Thanh Trăng
Lê Hồng Thiết
Nguyễn Đức Vinh
Nguyễn Tiến Hiếu
Hoàng Văn Sáng
97
11. Ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến sinh trưởng  của cây Lát hoa và mức độ bị hại do Sâu đục ngọn Assessing the impacts of sunlight on plant growth and potential damage level by the shoot borers of Chukrasia tabularis Nguyễn Minh Chí
Đỗ Việt Hồng
Phạm Thu Hà
Nguyễn Văn Thái
106
12. Nghiên cứu công nghệ chế biến gỗ xẻ và ván lạng từ gỗ Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A. Camus) Study on wood processing technology for Lithocarpus ducampii  A. Camus Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Thị Phượng
Nguyễn Đức Thành
Tạ Thị Thanh Hương
Đào Hùng Mạnh
Võ Đại Hải
Nguyễn Bảo Ngọc
114

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ THẢM THỰC VẬT VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN THÁC GIỀNG, TỈNH BẮC KẠN

Đỗ Hoàng Chung1*, Nguyễn Chí Hiểu1, Nguyễn Mạnh Hà2

Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Kạn

TÓM TẮT

Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về: Hiện trạng thảm thực vật; Đa dạng các taxon thực vật; Đa dạng nhóm thực vật quý hiếm. Trên cơ sở điều tra theo tuyến và điều tra ô tiêu chuẩn, kết quả cho thấy, tại Khu bảo vệ cảnh quan Thác Giềng có 8 trạng thái thảm thực vật, bao gồm: Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự nhiên phục hồi cây lá rộng thường xanh trên núi đá vôi; Rừng tự nhiên trung bình cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng tự nhiên nghèo cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng phục hồi tự nhiên cây lá rộng thường xanh trên núi đất; Rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa; Rừng tre nứa; Thảm thực vật nhân tác. Khu hệ thực vật đã ghi nhận 875 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 493 chi của 164 họ trong 6 ngành thực vật. Trên khu vực nghiên cứu có tính đa dạng về số loài, chi thực vật trong đó có 14 loài thực vật đ­ược đề cập trong Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục Đỏ IUCN. Trong số đó có 7 loài thuộc cấp EN, 7 loài thuộc cấp VU (13 loài thuộc Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 01 loài thuộc Danh lục Đỏ IUCN). Theo danh sách trong Nghị định 06, Nghị định 160 và Nghị định 64 có: 01 loài thuộc nhóm IA và 7 loài thuộc nhóm IIA.

Từ khóa: Bắc Kạn, đa dạng sinh học, thảm thực vật, Thác Giềng

Preliminary research results on vegetation status and plant diversity in Thac Gieng landscape protected area, Bac Kan province

The purpose of the study is to provide scientific data on: Current status of vegetation; Diversity of plant taxons; Diversity of rare plant groups. Based on the survey along the route and the standard plot survey, the results show that, at Gieng Waterfall landscape protected area, there are 8 vegetation cover states, including: Medium natural evergreen broadleaf forest in the mountains limestone; Natural forest restores evergreen broadleaf trees on limestone mountains; The medium natural forest is evergreen broadleaf trees on land mountains; Poor natural evergreen broadleaf forest on land mountains; The forest naturally regenerates evergreen broadleaf trees in the mountains; Mixed forest of timber and bamboo; Bamboo forest; human vegetation. The flora has recorded 875 species of vascular plants, belonging to 493 genera of 164 families in 6 plant branches. In the study area, there are diverse species and genera including 14 plant species mentioned in the Vietnam Red Data Book, IUCN Red List. Among them are 7 species belonging to EN level, 7 species belonging to VU level (13 species of Vietnam Red Book (2007) and 01 species of IUCN red list). According to the list in Decree 06, Decree 160 and Decree 64: 1 species belongs to group IA and 7 species belong to group IIA.

Keywords: Bac Kan, biodiversity, vegetation, Thac Gieng

NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TRỌNG CON, HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG

Nguyễn Thị Thu Hiền1*, Nguyễn Tiến Hưng2

1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm đánh giá kinh nghiệm sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại xã Trọng Con, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Các phương pháp sử dụng gồm có: Điều tra cộng đồng, thu thập mẫu vật, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 94 loài cây thuốc thuộc 79 chi, 59 họ được dân tộc Tày, Nùng, Dao sử dụng trong chữa trị bệnh. Đã xác định được 9 bộ phận khác nhau của cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của các cộng đồng dân tộc thiểu số, trong đó các bộ phận được sử dụng nhiều nhất là: lá, củ, rễ, cả cây và thân. Đã xác định được 19 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số, trong đó các nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là: bệnh về tiêu hóa; về đường tiết niệu; về xương khớp, hệ vận động; về gan; ngoài da và bệnh do thời tiết. Xác định được 5 loài cây thuốc được cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Dao tại khu vực nghiên cứu cùng sử dụng trong chữa trị bệnh, bao gồm: Bảy lá một hoa – Paris chinensis Franch, Bầu đất – Gynura cusimbua (D. Don) S. Moore, Bò khai – Erythropalum scandens Blume, Củ bình vôi – Stephania pierrei Diels, Kim tiền thảo – Antenoron filiforme (Thunb.) Robert. & Vau.

Từ khóa: Cây thuốc, Tri thức bản địa, Trọng Con, Thạch An, Cao Bằng

Research on indigenous knowledge using medicinal plants of ethnic minority communities in Trong Con commune, Thach An district, Cao Bang province

This study was conducted to assess the experience of medicinal plant resources of ethnic minority communities in Trong Con Commune, Thach An District, Cao Bang Province. The methods used for collecting data were method of specimen collection, interview method, identification of the species name, method of medicinal plant resources diversity assessment, method of endangered medicinal plants level assessment.The results of research have identified 94 medicinal plant species belonging to 79 genera and 59 families used by the Tay, Nung and Dao ethnic communities to treat diseases. The results have been identified with 9 different parts of medicinal plants used by the experience of the ethnic minority communities, in which the most used parts are: leaves, bulbs, roots, whole plant and stems. The result has been determined that 19 groups of diseases are treated with the experience of using medicinal plants of the ethnic minority communities, in which the disease groups occupy the highest rate: digestive diseases, urinary tract disease, diseases of joints and motor system, liver disease, skin diseases and weather sickness.There are five medicinal plants that are used by ethnic minority communities at the study area for treating disease, includes: Paris chinensis Franch, Gynura cusimbua (D. Don) S. Moore, Erythropalum scandens Blume, Stephania pierrei Diels, Antenoron filiforme (Thunb.) Robert. & Vau.

Keywords: Medicinal plants, indigenous knowledge, Trong Con, Thach An, Cao Bang

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO LOÀI GỪNG ĐEN (DISTICHOCHLAMYS CITREA) BẢN ĐỊA

Phạm Thị Kim Hạnh, Trịnh Thùy Dương, Vũ Phương Linh, Lã Tuấn Nghĩa

Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Gừng đen (Distichochlamys citrea) là một loài thực vật đặc hữu mới ở Việt Nam. Hiện nay, trong tự nhiên Gừng đen (D. citrea) được phân bố hẹp và số lượng ít. Tinh dầu được chiết xuất từ ​​thân, rễ và lá với các hoạt chất hóa học như 1,8-cineole (30,7-43,7)%, β-citral (1,6-14)%, a-citral (2,5- 20,9)% và neryl acetate (4,1-11,1)%, α-pinene (1,8-4,5)%, β-pinene (2,8-7,0)%,
D-limonene (1,2-3,3)%, Geraniol (4 , 0-5,9)%, Neryl acetate (4,1-11,1)%,… Hoạt chất trong Gừng đen rất tốt cho sức khỏe và có thể được sử dụng để làm dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm. Nhân giống Gừng đen in vitro hiệu quả bằng cách: Sau khi khử trùng, chồi được tái sinh trên môi trường (MS + 5g/l Agar + 30g đường + 100ml/l nước dừa + 1mg/l PVP + 2mg/l BAP + Kn 0,2 mg/l), chồi sau khi tái sinh được nhân lên trên môi trường: (MS + 5g/l Agar + 30g đường + 100m/l nước dừa + 1mg/l BAP + 1g/l Casein + 0,2mg/lKn). Rễ được hình thành trên môi trường (MS + 30g đường + 100ml/l nước dừa + 0,5mg/l NAA). Cây trồng trong vườn ươm trên giá thể (mùn dừa: trấu hun: đất đồi sâu) tỷ lệ (2: 1: 1) và che 75% ánh sáng mặt trời. Sau khi trồng 10 ngày phun phân bón Grownmore (30N: 10P: 10K) nồng độ 0,5g/l; 7 ngày/lần. Sau 3 tháng, cây con phát triển tốt, với 2,7 chồi mới; 2 lá mở cây; Cao 138 mm; Lá dài 82 mm và rộng 52 mm. Lá màu xanh tự nhiên.

Từ khóa: Gừng đen (Distichochlamys citrea), nuôi cấy mô, in vitro, nhân giống

Study on breeding of black ginger (Distichochlamys citrea) by in vitro method

Black ginger (Distichochlamys citrea) is a new endemic plant species in Vietnam. In nature, D. citrea is narrowly distributed in small quantities. Essential oils could be extracted from stems, roots and leaves. The chemical active agents include: 1.8-cineole (30.7-43.7)%, β-citral (1.6-14)%, a-citral ( 2.5-20.9)% and neryl acetate (4.1-11.1)%, α-pinene (1.8-4.5)%, β-pinene (2.8-7.0)%, D-limonene (1.2-3.3)%, Geraniol (4.0-5.9)%, Neryl acetate (4.1-11.1)%,… Chemicals in ginger is considered to be good for health and can be used to make cosmetics, food. Effective breeding of black ginger by in vitro technique as follow: After sterilization, shoots were regenerated on the medium (MS + 5g/l Agar + 30g sugar + 100ml/l coconut water + 1mg/l PVP + 2mg/l BAP + Kn 0.2 mg/l). After regeneration, shoots were multiplied on the medium: (MS + 5g/l Agar + 30g sugar + 100ml/l coconut water + 1mg/l BAP + 1g/l Casein + 0.2mg/Kn). Roots were formed on the medium (MS + 30g sugar + 100ml/l coconut water + 0.5mg/l NAA). Young plants grown in a nursery with 75% sunlight cover. They were grown on a substrate (Coconut mulch: Husk: Hill land) with the ratio of 2: 1: 1, respectively. After 10 days, Grownmore fertilizer (30N: 10P: 10K) was added by spraying with 0.5g/l concentration and frequency of 7 days/time. After 3 months, the seedlings grown well with 2.7 new shoots; 138 mm high; leaves are 82 mm long and 52 mm wide.

Keywords: Distichochlamys citrea, in vitro, tissue culture, bredding

MỨC ĐỘ BIẾN DỊ VỀ SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY GIỮA CÁC XUẤT XỨ VÀ GIA ĐÌNH MỠ
TRONG CÁC KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ

 Phí Hồng Hải 1, La Ánh Dương 1, Bùi Thế Đồi 2

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu mức độ biến dị về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình Mỡ được thực hiện ở tuổi 3 trong ba khảo nghiệm xuất xứ – hậu thế tại Tuyên Quang, Yên Bái và Nghệ An. Kết quả đánh giá cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng (thể tích thân cây và đường kính hoặc chiều cao tùy từng khảo nghiệm) và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ trong khảo nghiệm tại Tuyên Quang và Yên Bái, nhưng không có sự khác biệt về cả sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các xuất xứ và gia đình trong khảo nghiệm tại Nghệ An. Tại Tuyên Quang, 2 xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất là Tuyên Quang, Nghệ An và vượt giá trị trung bình toàn khảo nghiệm lần lượt là 26,3% và 10,5%. Tại Yên Bái, 3 xuất xứ có sinh trưởng tốt nhất là Tuyên Quang, Bắc Kạn và Nghệ An, vượt từ 12,8 – 21,1% so với giá trị trung bình toàn khảo nghiệm. Mức độ biến dị giữa các gia đình Mỡ trong các khảo nghiệm là rất lớn. Phân tích thống kế cho thấy có sự sai khác rõ rệt về sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình ở cả Tuyên Quang và Yên Bái, tuy nhiên cũng không có sự sai khác tại khảo nghiệm ở Nghệ An. Chọn lọc 5 gia đình sinh trưởng và chất lượng thân cây tốt nhất tại các khảo nghiệm đều có độ vượt lớn so với trung bình khảo nghiệm, biến động từ 11,5% tới 97,8% cho sinh trưởng và từ 9,8% tới 28,8% cho độ thẳng thân cây. Đây là những gia đình rất có triển vọng để phát triển cho trồng rừng gỗ lớn.

Từ khóa: Mỡ, Manglietia conifera, biến dị, xuất xứ, gia đình

Variation on growth and stem straightness between provenances and families of Manglietia conifera Dandy in the provenance-progeny tests

This variation research on growth and stem straightness between provenanvces and families of Manglietia conifera was implemented at the age of three years in three provenance-progeny tests in Tuyen Quang, Yen Bai and Nghe An. Our evaluations showed that there were significant differences in growth (tree volume, diameter and/or height) and stem straightness between provanances in Tuyen Quang and Yen Bai test, but non-significant differences in all of these research traits of provanances in Nghe An test. In Tuyen Quang, provenance of Tuyen Quang and Nghe An were outstanding at 3 year old. The mean conical volumes of two provenances were from 10.5% to 26.3% greater than the grand mean value of the tests. In Yen Bai, 3 provenances of Tuyen Quang, Bac Kan and Nghe An were exhibited significant greater conical volumes (exceeeded from 12.8 – 21.1%) than the average volume of the test. Large variation between families on both growth and stem straightness in the tests was also found. Similar to provenance variation, there were significant differences in growth and stem straightness between families in Tuyen Quang and Yen Bai test, but non-significant differences in Nghe An test. The 5 superior families selected from the tests performed greater growth and stem straightness than other families in all tests. In comparison with the mean values of the tests, there were a range of 11.5 – 97.8% and 9.8 – 28.8% increase in growth traits and stem straightness respectively. These 5 superior families therefore are more suitable for planting high-quality timber plantations in Tuyen Quang, Yen Bai and Nghe An province.

Keywords: Mo; Manglietia conifera; variation; provenance; family

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY TÙNG ĐEN (Diospyros vaccinioides Lindl.) TẠI QUẢNG NINH

Phan Thanh Nghị1, Nguyễn Văn Hùng1, Trịnh Thị Thon1, Phạm Thu Hà2

1 Ban quản lý Vườn Quốc gia Bái Tử Long
2 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cây Tùng đen có giá trị dược liệu và cũng được ưa chuộng làm cây cảnh nhưng chúng sinh trưởng rất chậm, tỷ lệ hạt nảy mầm trong tự nhiên rất thấp. Trong những năm qua việc khai thác tận diệt đã làm cạn kiệt nguồn gen loài cây này trong tự nhiên. Nghiên cứu này nhằm xác định một số biện pháp nhân giống Tùng đen từ hạt và hom, trong đó thí nghiệm gieo ươm từ hạt áp dụng 03 công thức nhiệt độ nước xử lý hạt (40, 70 và 100oC), 03 công thức nồng độ thuốc N3M (10.000, 15.000 và 20.000 ppm) kích thích nảy mầm hạt giống, 03 loại giá thể ươm cây (100% đất, 90% đất + 10% phân vi sinh và 90% đất + 9,5% phân vi sinh + 0,5% phân NPK). Thí nghiệm giâm hom áp dụng 04 công thức nồng độ thuốc kích thích ra rễ N3M (5.000, 10.000, 15.000 và 20.000 ppm), 03 công thức giá thể giâm hom (100% cát sông, 50% cát sông + 50% đất và 100% đất). Kết quả cho thấy hạt giống Tùng đen xử lý bằng nước nóng 70oC trong 12 giờ có tỷ lệ nảy mầm cao nhất, đạt 75,93%; ngâm hạt bằng dung dịch N3M, nồng độ 15.000 ppm trong thời gian 1 giờ cho tỷ lệ nảy mầm 67,77%; giá thể gieo ươm hạt tốt nhất là 90% đất + 9,5% phân vi sinh + 0,5% phân NPK. Xử lý hom Tùng đen bằng thuốc kích thích ra rễ N3M nồng độ 10.000 ppm cho kết quả tốt nhất, tỷ lệ ra rễ đạt 46,91%; giá thể cát sông phù hợp nhất để giâm hom cây Tùng đen.

Từ khóa: Diospyros vaccinioides, giâm hom, nhân giống, Tùng đen

Study on propagating of Diospyros vaccinioides in Quang Ninh province

Diospyros vaccinioides has medicinal value and is also popular as bonsai but they grow very slowly, seed germination rate in the wild is very low. It is ranked in the Convention of International Trade of Endangered Species of Flora and Fauna because of the extent of habitat destruction and illegal harvesting. This research aims to identify some methods of propagating D. vaccinioides from seeds and cuttings. Seedling experiments using 03 formulas treatment temperature of water (40, 70 and 100oC), 03 formulas of N3M concentration (10,000, 15,000 and 20,000 ppm) to stimulate seed germination, 03 types of seedling substrate (100% soil, 90% soil + 10% compost and 90% soil + 9.5% compost + 0.5% NPK). Cutting experiments were conducted to identify the efficacy of N3M concentration (5.000, 10,000, 15,000 and 20,000 ppm), rooting substrate (100% river sand, 50% river sand + 50% soil and 100% soil). The results showed that seeds treated with 70oC of water for 12 hours had the highest germination rate (75.93%); soaking seeds with N3M at a concentration of 15,000 ppm for 1 hour gives germination rate of 70.00%; best seedling substrate is 90% soil + 9.5% compost + 0.5% NPK. Treatment of cuttings with N3M at a concentration of 10,000 ppm had the best rooting rate reaches (46.91%); river sand is best suited for D. vaccinioides cuttings.

Keywords: Diospyros vaccinioides, cutting, seedling, hoormon

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN đẤt CÁT (rú cát)
TẠI HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

Hoàng Huy Tuấn, Nguyễn Duy Phong, Trần Thị Thúy Hằng,
Phạm Cường, Ngô Thị Phương Anh

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc và tái sinh rừng tự nhiên trên rú cát tại huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cho thấy: Mật độ tầng cây cao dao động từ 320-740 cây/ha với đường kính trung bình từ 6,8-10,6 cm và chiều cao trung bình là 3,9-6,6 m. Số lượng loài cây tham gia vào các quần xã thực vật rừng trong khu vực nghiên cứu biến động từ 4 – 11 loài. Trong cả 3 xã nghiên cứu đều xuất hiện các loài cây tiêu biểu như: Trâm bù (Syzygium corticosum), Ran (Memecylon edule), Xăng mã (Carallia Brachiata), Bộp (Scolopia spinosa), Nổ (Syzygium zeylanicum), đa số là cây có giá trị sinh thái cao trong quá trình phục hồi rừng, với vai trò là những cây tiên phong tạo lập, phục hồi hoàn cảnh rừng theo quy luật tự nhiên lên cấp cao hơn. Nhóm cây ưu thế của tầng cây tái sinh phần lớn cũng là nhóm cây ưu thế trong tầng cây cao như Trâm bù (Syzygium corticosum), Nổ (Syzygium zeylanicum), Bộp (Scolopia spinosa), Bí bái (Acronychia pedunculata). Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá cao, dao động từ 10.586-16.773 cây/ha. Cây tái sinh triển vọng chiếm khoảng 36,4% số lượng cây tái sinh. Cấp chiều cao của lớp cây tái sinh chia làm 4 cấp, trong đó số cây tái sinh ở cấp chiều cao < 0,5m chiếm tỷ lệ lớn nhất (trên 40%). Tỷ lệ cây tái sinh hạt chiếm 75,9% và tái sinh chồi chiếm 24,1%. Chất lượng cây tái sinh của khu vực nghiên cứu chủ yếu là trung bình chiếm từ 54,0 – 67,8%, tiếp đến là chất lượng cây tốt chiếm từ 23,6 – 37,2%, chất lượng cây tái sinh xấu chiếm từ 8,5 – 12,4%.

Từ khóa: Cấu trúc rừng, rú cát, tái sinh tự nhiên, Triệu Phong.

Research on forest structure characteristics and natural rengeneration of natural forests on sandy soil (sandy forest) in Trieu Phong district, Quang Tri province

Results of research on forest structure characteristics and natural regeneration on sandy forests in Trieu Phong district, Quang Tri province show that: the density of high tree layer is from 320-740 trees per ha, with an average diameter of 6.8 -10.6 cm, and average height is 3.9-6.6m. The number of tree species involved in the forest plant communities in research area ranged from 4 to 11 species. In three studied communes, there are typical tree species such as Syzygium corticosum, Memecylon edule, Carallia brachiata, Scolopia spinosa, Syzygium zeylanicum that are the tree with high ecological value in the forest restoration process, with the role of a pioneer tree to create and restore forest conditions according to the natural rule to a higher level. Almost the dominant trees of regeneration tree layer are the dominant trees in the high tree layer such as Syzygium corticosum, Syzygium zeylanicum, Scolopia spinosa. The density of regeneration trees in the study area is quite high, ranging from 10,586 to 16,773 trees per ha with 36.4% prospective regeneration trees. The height of the regeneration tree layer is divided into 4 classes, in which the number of regeneration trees at the height class under 0.5m is largest proportion (over 40%). Seed regeneration rate is approximate 75.9% and shoot regeneration rate is approximate 24.1%. The quality regeneration trees in the study area is mainly average quality, accounting from 54.0 – 67.8%, good quality regeneration tree is from 23.6 – 37.2%, and the bad regeneration tree is from 8.5 – 12.4%.

Keywords: Forest structure, natural regeneration, sandy forest, Trieu Phong district

ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG, CƯỜNG ĐỘ TỈA THƯA ĐẾN TUỔI KHAI THÁC NHẰM CUNG CẤP GỖ LỚN ĐỐI VỚI
RỪNG TRÀM LÁ DÀI TẠI HUYỆN THẠNH HÓA, TỈNH LONG AN

Ngô Văn Ngọc, Võ Trung Kiên, Lê Thanh Quang,
Nguyễn Trọng Nam, Nguyễn Trung Thông

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng, cường độ tỉa thưa đến tuổi khai thác nhằm cung cấp gỗ lớn đối với rừng Tràm lá dài (M. leucadendra) tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Đây là nội dung thuộc Đề tài nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng Tràm lá dài (M. leucadendra) thâm canh cung cấp gỗ lớn đã được thực hiện từ năm 2014 tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Thạnh Hóa. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra được các công thức trồng và tỉa thưa phù hợp cho trồng rừng cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu được thực hiện với 9 công thức trồng và tỉa thưa (Cự ly trồng 2 × 2 m T0 không tỉa; cự ly trồng 1 × 2 m gồm có T1 không tỉa; T2 tỉa thưa 50% lúc 24 tháng; cự ly trồng 1 × 1 m gồm có T3 không tỉa; T4 tỉa 25% lúc 24 tháng; T5 tỉa 25% lúc 24 tháng và 25% lúc 36 tháng; cự ly trồng 0,5 × 1 m gồm có T6 không tỉa; T7 tỉa 50% lúc 24 tháng và T8 tỉa 50% lúc 24 tháng và 12,5% lúc 36 tháng). Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 100 m2. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rừng trồng đến 4,7 tuổi có sinh trưởng về đường kính của các công thức có sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05). Công thức tỉa thưa T5 áp dụng tỉa thưa (2 lần) có chỉ số đường kính đạt 9,0 cm cao hơn 2,0 cm so với công thức T3 không tỉa là 7,0 cm; sinh trưởng về chiều cao của các công thức có sự khác biệt có ý nghĩa (P <0,05). Công thức T1, T2, T5 và T8 có chỉ số chiều cao bình quân tốt nhất ≈ 9,3 m; năng suất và chất lượng rừng trồng thì công thức T1 và T5 là 02 công thức có triển vọng trong trồng rừng cung cấp gỗn lớn. Trong đó, T5 là công thức được đánh giá tốt nhất có các chỉ số D1,3 ≈ 9,0 cm; Hvn ≈ 9,3 m; MAI ≈ 25,0 m3/năm/ha và phẩm chất cây tốt ≈ 96% và kế đến là T1 có các chỉ số D1,3 ≈ 8,6 cm; Hvn ≈ 9,3 m; MAI ≈ 24,3 m3/năm/ha và phẩm chất cây tốt ≈ 80%. Kết quả dự báo tuổi khai thác rừng trồng Tràm lá dài đạt mục tiêu cung cấp gỗ lớn (D1,3 ≥ 16 cm) của công thức T1 là 12,5 tuổi và T5 là 11,3 tuổi.

Từ khóa: Tràm lá dài, tỉa thưa, dự báo, đất phèn, Long An

Efficiency of planting stock and thinning to havesting time of M. leucadendra plantation for sawlog in Thanh Hoa district, Long An province

“Research on efficiency of planting stock and thinning to havesting time of Melaleuca leucadendra plantation in Thanh Hoa District, Long An Province” belong to scientific research topic on the technical measures for intensive planting of M. leucadendra providing the large wood establish at Thanh Hoa Forestry Experiment Station in 2014. The objective of this study was finding the best method from all experimental treatments for planting and thinning trees appropriate with the purpose to product large wood. Field experiment consisted of nine treatments that planting and thinning (With the density 2 ´ 2 m inclusion T0 – not thinning; the density 1 ´ 2 m inclusion: T1 not thinning; T2 thinning 50% at 24 months; the density 1m ´ 1m inclusion: T3 not thinning; T4 thinning 25% at 24 months and T5 thinning 25% at 24 months and 25% at 36 months and the density 0.5 ´ 1 m inclusion: T6 not thinning; T7 thinning 50% at 24 months and T8 thinning 50% at 24 months and 12.5% at 36 months). The experimental treatments designed in The Randomized Complete Block Design (RCBD) method with three replications. The area of each experimental plot is 100 m2. Results of the experiment indicated that M. leucadendra in the age of 4.7 years has significantly different in diameter growth between experimental treatments (P < 0.05). The treatment T5 has the tree diameter get 9.0 cm, higher than 2.0 cm compare with the tree diameter in treatment T3 not thinning is 7 cm; significantly different in heigh growth between experimental treatments (P < 0.05). The treatments T1, T2, T5 và T8 have the best average height compare with other treatments and they get around 9.3 m. Comparison for the productivity and quality, the treatments T1, T5 were prospective with producing the large wood. In which, the best experimental treatment is T5 with the very good indicates including DBH ≈ 9.0 cm; Hvn ≈ 9.3 m; MAI ≈ 25.0 m3/year/ha and the trees have good quality get around 96.0%, the second is T1 have DBH ≈ 8.6 cm; Hvn ≈ 9.3 m; MAI ≈ 24.3 m3/year/ha and the trees have good quality get around 80%. The result of the prediction for harvesting age of Melaleuca leucadendra plantation supply of large timber (DBH ≥ 16 cm) consist of treatment T1 is 12.5 years old and treatment T5 is 11.3 years old.

Keywords: Melaleuca leucadendra, thinning, forecasting, acid sulphate soil, Long An province

TĂNG TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH VÀ TỶ LỆ CHẾT CỦA CÂY CÁ THỂ Ở RỪNG TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH VÀ GIÀU
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Nguyễn Thanh Tuấn1, Trần Thanh Cường2, Trần Quang Bảo3

1Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai
2Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Nam Bộ
3Trường Đại học lâm nghiệp

TÓM TẮT

Mô hình tăng trưởng đường kính và tỷ lệ cây chết tự nhiên thường được sử dụng để dự đoán sản lượng và động thái của lâm phần, nó có ý nghĩa quan trọng trong quản lý rừng. Bài báo sử dụng dữ liệu được thu thập từ các ô định vị để xây dựng mô hình tăng trưởng đường kính và tỷ lệ cây chết cho trạng thái rừng trung bình và giàu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai. Dạng hàm phi tuyến và Logistic đã được lựa chọn để mô phỏng tăng trưởng đường kính (ZD) và ước lượng xác suất cây bị chết, với các biến dự báo là kích thước thân cây (đường kính: DBH), phẩm chất và mối quan hệ vị trí giữa các cây. Kết quả nghiên cứu cho thấy DBH và phẩm chất cây rừng là các biến có ý nghĩa quan trọng dự đoán ZD. Cụ thể, ZD tăng theo DBH, sau khi đạt giá trị lớn nhất ZD có xu hướng giảm và tiệm cận 0 khi DBH tiệm cận tối đa. Tỷ lệ cây bị chết trong chu kỳ điều tra ở rừng giàu và trung bình lần lượt là 10,94% và 15,67%. Ngoài ra, các nhân tố có mối tương quan chặt với xác suất cây chết bao gồm: DBH, chỉ số cạnh tranh tán và phẩm chất cây. Cụ thể, giai đoạn cây non xác suất chết tự nhiên thường cao, bước vào giai đoạn lâm phần ổn định xác suất cây chết giảm, nhưng khi cây già cỗi có xu hướng tăng trở lại. Phẩm chất là biến quan trọng ở các mô hình dự báo sinh trưởng cây cá thể, so với cây có phẩm chất tốt, ZD và tỷ lệ sống của những cây có phẩm chất trung bình và xấu giảm rõ rệt. Kết quả của nghiên cứu khẳng định các nhân tố điều tra như DBH, phẩm chất và chỉ số Hegyi có thể được sử dụng để dự đoán sinh trưởng cây cá thể ở rừng mưa nhiệt đới có cấu trúc phức tạp.

Từ khóa: Mô hình sinh trưởng cây cá thể, mô hình Logistic, rừng nhiệt đới, tỷ lệ sống

Individual tree diameter increment and mortality models for medium and rich forest in Dong Nai Culture and Nature Reserve

Individual tree diameter increment and mortality models constitute an individual-tree growth model which can be used to predict stand yield and forest dynamic. Being able to predict tree diameter growth and the survival probability provides significant insights into forest management decision support. In this study, we used data from permanent sample plots to develop an individual tree growth and mortality models for the medium forest and the rich forest in Dong Nai Culture and Nature Reserve. Diameter increment equations were fitted by nonlinear models, while logistic regression models were used to estimate individual tree survival probability based on tree tree size, tree quality, competition, and relative position of trees in stands. The resulting models showed that the main determinants of tree growth were shown to be tree size variables (diameter at breast height: DBH) and tree quality. Specifically, with increasing DBH, 5-years diameter growth of a given tree increases and approach asymptotes. After reaching a peak, 5-years diameter growth decrease and approaches zero. During the five-year period, the observed trees died were 10.94% for the rich forest and 15.67% for the medium forest. Logistic regression analysis revealed that mortality rate were affected by DBH, distance dependent competition indices and tree quality. Moreover, the resulting models also showed that trees usually have relatively high mortality in the early stages. As trees increase in DBH, survival probability increases and becomes stable over the middle of the size range. At older stages, survival probability decreases again. Finally, these results suggest that both growth and mortality rates were affected by tree quality. For instance, diameter increment and survial rate in medium quality and bad quality are significantly lower than good quality trees. Our findings thus appear to support the critical assumption that tree size (DBH), tree quality and competition index can be used to predict DBH growth and survival probability of individual tree for complex stands of tropical forest.

Keywords: Modeling individual tree growth, logistic regression models, tropical forest, survival probability

ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG NGẬP MẶN TẠI HUYỆN NGHĨA HƯNG
TỈNH NAM ĐỊNH

Vũ Tấn Phương1 và Phạm Ngọc Thành2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Rừng ngập mặn, đặc biệt là rừng ngập mặn ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng, bao gồm gỗ, củi, dược liệu, nguồn lợi thủy sản, bảo vệ bờ biển, v.v. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, rừng ngập mặn được coi là một bể chứa carbon đáng kể và có tốc độ hấp thụ carbon cao, góp phần giảm nhẹ khí nhà kính và làm chậm sự nóng lên toàn cầu. Một số nghiên cứu tại Việt Nam đã được thực hiện để ước tính sinh khối và trữ lượng carbon của rừng ngập mặn, tuy nhiên, việc đánh giá trữ lượng và tiềm năng hấp thụ carbon cho khu vực rừng ngập mặn cụ thể còn hạn chế. Nghiên cứu này đánh giá trữ lượng carbon trong sinh khối (trên và dưới mặt đất) và tiềm năng hấp thụ carbon của rừng ngập mặn ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Thông tin viễn thám (ảnh SPOT5 và 6) được sử dụng để xây dựng bản đồ hiện trạng rừng. Trữ lượng carbon trong sinh khối và tốc độ hấp thụ carbon của rừng ngập mặn được phân tích từ các nghiên cứu sẵn có, kết hợp tính toán bổ sung dựa trên các phương trình ước tính sinh khối và số liệu đo đếm các ô điều tra. Kết quả cho thấy tổng diện tích rừng ngập mặn ở khu vực này là 1.087,5 ha phân bố ở vùng cửa sông ven biển thuộc 8 xã và thị trấn. Trữ lượng carbon của rừng ngập biến động khá lớn, từ 6,3 đến 91,2 tấn C/ha tùy thuộc vào loài cây, tuổi và mật độ. Tổng trữ lượng carbon của rừng ngập mặn ở khu vực này là 75.165 tấn C (hay 275.606 tấn CO2e) và lượng carbon hấp thụ hàng năm là 13.823 tấn CO2e.

Từ khóa: Carbon, biến đổi khí hậu, hấp thụ carbon, sinh khối, rừng ngập mặn

Assessment of biomass carbon stock and sequestration of mangrove forests in Nghia Hung district, Nam Dinh province

Mangrove forests, in particular tropical and sub-tropical mangrove forests, provide a range of ecosystem services such as timbers, fuel woods, medicine, fisheries, coastal protection etc. In the context of climate change, mangroves are considered a significant carbon sink and high sequestration rate which contribute to reducing emissions and slowing down global warming. Several studies in Vietnam were carried out to estimate biomass and carbon stock of mangroves, however, the assessment of carbon storage and sequestration for specific area is limited. This paper provides assessment of above and below ground biomass carbon storage and sequestration potential for mangrove forests in Nghia Hung district of Nam Dinh province. Remote sensing informationwas used to develop forest cover map and biomass carbon stock and carbon increment rate were derived from literature review and supplemental estimates using developed allometric equations and plot measurement. Results show that mangroves cover an area of 1,087.5 ha and distribute in estuaries and coastal areas of 8 communes and town. The carbon stock of mangroves varies greatly, from 6.3 to 91.2 tons C per hectare depending on species, age and tree density. The estimated carbon stock of mangroves for this area is 75,165 tons C (or 275,606 tons CO2e) and annual sequestration amount is 13,823 tons CO2e.

Keywords: Biomass, carbon, climate change, carbon sequestration, mangroves

 

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ DIỄN BIẾN MẬT ĐỘ QUẦN THỂ CỦA LOÀI CHÂU CHẤU MÍA CHÀY XANH
(Hieroglyphus tonkinensis Bolivar) HẠI LUỒNG (Dendrocalamus barbatus) TẠI PHÚ THỌ

Bùi Quang Tiếp1, Trần Thanh Trăng1, Lê Hồng Thiết2, Nguyễn Đức Vinh3,
Nguyễn Tiến Hiếu4, Hoàng Văn Sáng5

1Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng,
2Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phú Thọ
3Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ,
4Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn, 5Hạt Kiểm lâm Đoan Hùng

TÓM TẮT

Luồng được xác định là loài cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xã hội cho cộng đồng người dân ở Phú Thọ. Trước sự biến đổi khí hậu cùng với sự gia tăng diện tích trồng rừng Luồng dẫn đến sự bùng phát của một số loài sinh vật gây hại, trong đó loài Châu chấu mía chày xanh Hieroglyphus tonkinensis được xác định là mối đe dọa lớn nhất ở Phú Thọ từ năm 2012 đến nay. Nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học Châu chấu mía chày xanh được thực hiện từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 tại Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Thọ. Khi nuôi ở điều kiện nhiệt độ trung bình t= 27,6oC, độ ẩm trung bình RH= 79,8%, thời gian hoàn thành vòng đời của Châu chấu mía chày xanh là 327,5 ngày, trong đó trứng là 241,36 ngày, ấu trùng là 54,88 ngày, trưởng thành là 31,26 ngày. Điều tra đánh giá biến động mật độ quần thể loài sinh vật này ở 3 huyện Thanh Sơn, Đoan Hùng và Yên Lập từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2019 cho thấy tháng 4 và tháng 5 là thời điểm mật độ quần thể ấu trùng Châu chấu mía chày xanh xuất hiện cao nhất trong năm. Đây là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng chống đối với loài Châu chấu mía chày xanh hại Luồng ở Phú Thọ.

Từ khóa: Châu chấu mía chày xanh, diễn biến mật độ quần thể, đặc điểm sinh học, Luồng

Biological characteristics and population density dynamics of locust Hieroglyphus tonkinensis Bolivar damaging bamboo Dendrocalamus barbatus in Phu Tho province

Bamboo Dendrocalamus barbatus is confirmed a major plant for local communities in developing economy and society in Phu Tho province. Because of climate change and increasing areas of Dendrocalamus barbatus have brought about breaking out some serious pests within the most threatening locust Hieroglyphus tonkinensis between 2012 and at present in Phu Tho. Study on morphological and biological characteristics of H. tonkinensis was carried out from April of 2019 to April 2020 in Forest Protection Research Centre and Phu Tho Department of Cultivation and Plant Protection. Obtained result show that life cycle of this species was completed in 327.5 days at 27.6oC and 79.8% relative humidity while egg, larva and adult are 241.26 days, 54.88 days and 31.26 days respectively. Surveillance of population density dynamics of the locust in three districts including Thanh Son, Doan Hung and Yen Lap showed that larva population density of this species reach a peak in April and May of the year 2019. This result is very useful for applying methods to control them damaging the bamboo in the province.

Keywords: Hieroglyphus tonkinensis, population density dynamics, biological characteristics, Dendrocalamus barbatus

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ÁNH SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY LÁT HOA VÀ MỨC ĐỘ BỊ HẠI DO SÂU ĐỤC NGỌN

Nguyễn Minh Chí1, Đỗ Việt Hồng2, 3, Phạm Thu Hà3, Nguyễn Văn Thái3

1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Ban quản lý rừng phòng hộ Si Ma Cai, Lào Cai
3 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cây Lát hoa được trồng phổ biến nhưng chúng thường bị Sâu đục ngọn (Hypsipyla robusta) tấn công khi trồng rừng thuần loài, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và chất lượng hình thân. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện ánh sáng đến mức độ gây hại của Sâu đục ngọn đối với cây Lát hoa tại tỉnh Hòa Bình và Nghệ An cho thấy rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn 2 năm tuổi trong điều kiện che sáng 10 đến 30% sinh trưởng tốt cả về đường kính và chiều cao. Đặc biệt, khi điều kiện che sáng 20% cây sinh trưởng tốt nhất (D1,3 = 3,5 – 3,7 cm, Hvn = 3,6 – 4,1 m) và ít bị sâu đục ngọn. Với điều kiện chiếu sáng 100% (che sáng 0%), lá cây có hàm lượng diệp lục tổng số và tỷ lệ diệp lục a/b cao nhất, tương ứng là 3,27 và 3,61 mg/gam. Ngược lại, cây được che sáng 50% lá có hàm lượng diệp lục và tỷ lệ diệp lục a/b thấp nhất. Hàm lượng đạm tổng số (N), lân tổng số (P2O5) và kali tổng số (K2O) trong lá đạt cao nhất khi che sáng 10-30%. Để phát triển hiệu quả rừng trồng Lát hoa, các phương thức trồng cần được tập trung nghiên cứu, đặc biệt là các giải pháp điều tiết chế độ ánh sáng cho cây ở giai đoạn dưới 3 năm tuổi.

Từ khóa: Ánh sáng, cây Lát hoa, sâu đục ngọn, diệp lục

Assessing the impacts of sunlight on plant growth and potential damage level by the shoot borers of Chukrasia tabularis

Chukrasia tabularis has been popularly cultivated in home gardens and plantations in Vietnam, but it is susceptible with shoot borer (Hypsipyla robusta), leading to inhibiting plant growth and reducing quality of the stem. This study focuses on examining the effect of sunlight on the shoot borers of C. tabularis in Hoa Binh and Nghe An province, Vietnam. The observed findings showed that the two-year old C. tabularis plantations was good growth (both in diameter and height) in the shaded conditions of exposure percentage with sunlight from 10 to 30%. Especially, trees planted in the 20% shaded conditions obtained the best growth (D1.3 = 3.5-3.7cm,
Hvn = 3.6-4.1m) and lowest level of damaged trees by shoot borers. Leaves of trees under 100% sunlight (0% shading) had the highest total chlorophyll concentration (3.27) as wel as proportion of a/b (3.61). In contrast, 50% of shaded trees observed the lowest total chlorophyll content and lowest proportion of a/b. The concentration of total nitrogen (N), total phosphorus (P2O5) and total potassium (K2O) was highest in leaves in shading conditions of 10-30%. The findings of this study suggest the necessary of technical solutions to prevent shoot borers which should focus on deploying right from planting to the age of 3 years to successfully develop the C. tabularis plantations, especially regulating sunlight regimes for trees under 3 years old.

Keywords: Sunlight, Chukrasia tabularis, shoot borer, Hypsipyla robusta, chlorophyll

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ XẺ VÀ VÁN LẠNG TỪ GỖ DẺ ĐỎ (Lithocarpus ducampii A. Camus)

Bùi Duy Ngọc1, Nguyễn Thị Phượng1, Nguyễn Đức Thành1,
Tạ Thị Thanh Hương1, Đào Hùng Mạnh2, Võ Đại Hải3, Nguyễn Bảo Ngọc1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
 2 Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Dẻ đỏ là loài cây nằm trong danh sách các loài cây bản địa quan trọng trong trồng phục hồi rừng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu công nghệ chế biến gỗ Dẻ đỏ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất gỗ xẻ và ván lạng hiện nay. Nhóm tác giả đã nghiên cứu công nghệ xẻ, sấy và lạng ván từ gỗ Dẻ đỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Chất lượng gỗ Dẻ đỏ xẻ theo phương pháp xẻ xoay tốt hơn so với phương pháp xẻ suốt. Tỷ lệ gỗ xẻ đạt loại A theo phương pháp xẻ xoay chiếm trên 40% trong khi đó đối với phương pháp xẻ suốt tỷ lệ gỗ xẻ đạt loại A đạt được từ 26,18% đến 35.18%. Chế độ sấy ở nhiệt độ (50-70)oC trong thời gian 245 giờ là thích hợp nhất cho sấy gỗ Dẻ đỏ. Chất lượng và tỷ lệ thành khí của ván lạng gỗ Dẻ đỏ đạt tối ưu khi xử lý thủy nhiệt ở nhiệt độ 80oC trong 48 giờ, chiều dày ván lạng là 0,4 mm và sấy ván ở nhiệt độ 70oC với tốc độ sấy là 3 mét/phút, độ ẩm của ván sau khi sấy giảm xuống dưới 10%.

Từ khóa: Dẻ đỏ, gỗ xẻ, chế độ sấy, ván lạng

Study on wood processing technology for Lithocarpus ducampii A. Camus

Lithocarpus ducampii A. Camus is listed as an important indigenous species for reforestation in Vietnam. However, the species have not been studied in the field of wood processing technology for the aim of sawn timber uses and sliced veneer production. This study investigated the wood processing of Lithocarpus ducampii A. Camus at three aspects: (1) Evaluation of the logs and sawn timber; (2) Effects of different drying schedules on the quality of sawn timber; and (3) sliced veneer production. Results showed that the quality of sawn timbers produced by quarter sawing method was better than flat sawing method. The rate of
A-grade sawn timber (by quarter sawing) accounted for more than 40% while by flat sawing, A-grade sawn timber was between 26.18% and 35.18%. The drying schedule of 50-70oC for 245 hours was the most suitable for drying Lithocarpus ducampii A. Camus timber. In relation to the sliced veneer production, the optimal quality and wood recovery of Lithocarpus ducampii A. Camus veneers were achieved when the logs were preheated in the kiln at 80oC for 48 hours, then sliced with a thickness of 0.4mm and then dried to the final moisture content of 10% at 70oC at the speed of 3m/min.

Keywords: Lithocarpus ducampii A. Camus, sawn timber, drying schedule, sliced veneer

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]