Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2020

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 12020

 

1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành  và đa dạng sinh học các quần thể Đỗ quyên lá nhọn (Rhododendron moulmainense Hook. F.)
tại Lâm Đồng
Characteristics of composition and biodiversity of Rhododendron moulmainense Hook. f. population in Lam Dong Lưu Thế Trung
Phí Hồng Hải
Trần Văn Tiến
3
2. Khảo nghiệm giống Thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) để trồng rừng cây bản địa tại Phú Yên The breeding trial of Ailanthus triphysa Alston for native-tree plantation in Phu Yen Phạm Thế Dũng
Phạm Văn Bốn
Nguyễn Văn Thiết
12
3. Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh và bảo quản quả Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu)  tại khu vực ngoại thành Hà Nội Research on intensive planting techniques and fruit preservation of (Amomum longiligulare T.L.Wu) in a suburb of Ha Noi city Bùi Kiều Hưng
Võ Đại Hải
21
4. Nghiên cứu sinh khối  rừng Vầu đắng (Indosasa angustata Mc.Clure) thuần loài tại tỉnh Bắc Kạn Research on carbon sequestration of Indosasa angustata Mc.Clure in Bac Kan province Ngô Xuân Hải
Võ Đại Hải
34
5. Nghiên cứu sinh khối và động thái sinh khối  rừng Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh Et D. Z.Li) trồng thuần loài tại Thanh Hóa Research on biomass and biomass dinamics of pure Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z.Li plantation in Thanh Hoa province Nguyễn Đức Hải
Nguyễn Hoàng Tiệp
46
6. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến mật độ phân bố Thông năm lá (Pinus dalatensis Ferré)  ở Tây Nguyên Ecological factors impact on density distribution of Pinus dalatensis Ferré species in the Central Highlands of Vietnam Lê Cảnh Nam
Nguyễn Thành Mến
Hồ Ngọc Thọ và Bảo Huy
62
7. Ảnh hưởng một số nhân tố khí hậu đến sinh trưởng về chiều cao thân của  Thạch tùng răng (Huperzia serrata (Thunb. Ex Murray) Trevis.) ở Việt Nam Effect of climate elements on shoot growth of Huperzia serrata from Vietnam Nguyễn Thị Ái Minh
Lê Ngọc Triệu
Trần Văn Tiến
Nông Văn Duy
73
8. Nghiên cứu phân chia lập địa vùng ven biển miền Trung làm cơ sở cho trồng rừng ngập mặn Study on zoning sites for mangrove plantation in the Central Coastal Region Hoàng Văn Thơi 84
9. Thành phần loài xén tóc (Coleoptera: Cerambycidae)  tại rừng trồng Thông mã vĩ, Thông nhựa và Thông ba lá Composition of longhorn beetles (Coleoptera: Cerambycidae) in Pinus massoniana, Pinus merkusii and Pinus kesiya plantations Nguyễn Văn Thành
Đào Ngọc Quang
Trần Viết Thắng và Trang A Tổng
98
10. Forest plantations and smallholder livelihoods: evidence from Central Region of Vietnam Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình: Trường hợp nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam Project investigators 110
11. Hiệu quả kinh tế một số mô hình  rừng trồng keo gỗ lớn tại vùng Đông Bắc Economic efficiency of a number of saw log acacia plantation models in the Northeast region Vũ Văn Thuận
Diệp Xuân Tuấn
Trần Duy Rương
Phạm Đôn
Vũ Văn Tuân
123
12. Nghiên cứu công nghệ chế biến  gỗ Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) Study on wood processing technology for Litsea pierrei Lecomte Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Đức Thành
Hà Tiến Mạnh
Nguyễn Thị Phượng
Tạ Thị Thanh Hương
Nguyễn Anh Tuấn
Võ Đại Hải
Nguyễn Bảo Ngọc
133
13. Đánh giá phương pháp bảo quản Mộc bản Triều Nguyễn bị mủn mục bằng Paraloid B72 Conservation of royal wooden printing blocks of the Nguyen Dynasty using Paraloid B72 Nguyễn Đức Thành
Nguyễn Xuân Hùng
144

 

 

 

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC TỔ THÀNH VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CÁC QUẦN THỂ ĐỖ QUYÊN LÁ NHỌN (Rhododendron moulmainense Hook. F.) TẠI LÂM ĐỒNG

Lưu Thế Trung1, Phí Hồng Hải2, Trần Văn Tiến3

1Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3Trường Đại học Đà Lạt

TÓM TẮT

Bài báo trình bày một số đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh cây Đỗ quyên lá nhọn tại 3 quần thể thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đỗ quyên lá nhọn thường mọc trong rừng tự nhiên lá rộng với cây lá kim và một số ít trong rừng lá rộng thường xanh. Nghiên cứu đã xác định được loài phân bố trên các loại đất mùn vàng đỏ, hàm lượng mùn tương đối cao, đất có pH = 5,5 – 6. Đỗ quyên lá nhọn thường mọc tập trung thành cụm ở sườn đồi từ độ cao 1.350 – 1.750 m, nhưng mọc tập trung chủ yếu ở độ cao từ 1.500 – 1.600 m, vùng phân bố tập trung của loài tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương) và đỉnh Hòn Nga (huyện Đam Rông). Hoa thường nở từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đỗ quyên lá nhọn có ý nghĩa về mặt sinh thái tại 2 quần thể Bidoup và Hòn Nga với hai chỉ số tương ứng IV = 5,16 – 5,57%. Tổ thành tầng cây gỗ tại khu vực có Đỗ quyên lá nhọn phân bố khá đa dạng gồm các loài chiếm ưu thế là Thông 2 lá dẹt là loài ưu thế cao nhất với giá trị IV = 32,76%, Dẻ gai với giá trị IV = 16,8%. Cây tái sinh Đỗ quyên lá nhọn xuất hiện tại 2 quần thể Tuyền Lâm và Bidoup dao động từ 500 – 1.062 cây/ha, trong đó 59% số cây Đỗ quyên lá nhọn tái sinh có nguồn gốc từ chồi và phần lớn đạt chất lượng tốt. Giá trị trung bình của chỉ số Shannon và Simpson lần lượt là 4,89 và 0,053.

Từ khóa: Đỗ quyên lá nhọn, đặc điểm lâm học, đa dạng sinh học, Lâm Đồng

Characteristics of composition and biodiversity of Rhododendron moulmainense Hook. f. population in Lam Dong

The paper presents some characteristics of distribution, structure and regeneration of Rhododendron moulmainense species in 3 populations in Lam Dong province. Rhododendron moulmainense grows mainly in the broad-leaved and coniferous mixed forest and a small number in the evergreen broad-leaved forest. The research has determined species distributed on red yellow humus soils, relatively high humus content, soil pH = 5.5 – 6. Rhododendron moulmainense usually grows in clusters on hillsides from an altitude of 1,350 – 1,750 m, but grows mainly at elevations from 1,500 – 1,600 m, the concentrated distribution of species in Bidoup – Nui Ba National Park (Lacduong district) and Hon Nga peak (Damrong district). Flowers usually bloom from September last year to March next year. Rhododendron moulmainense brings ecologically significance in both Bidoup and Hon Nga populations with an index of IV = 5.16 – 5.57%. In the area of distribution of Rhododendron moulmailnense, composition of timbers are very diverse), including the predominant species: Pinuskrempfii is the highest dominant species with IV index at 32.76%, Castanopsis wilsonii with IV indexat 16.8%. Rhododendron moulmainense species regeneration in the two populations at Tuyen Lam and Bidoup, flexibility from 250 to 566 regenerated seedling per hectare, 59% of them are coppice regeneration and mostly of them have good quality. The average numbers of Shannon and Simpson are 4.89 and 0.053 respectively.

Keywords: Rhododendron moulmainense, silvicuture characteristics, biodiversity, Lam Dong

KHẢO NGHIỆM GIỐNG THANH THẤT (Ailanthus triphysa Alston) ĐỂ TRỒNG RỪNG CÂY BẢN ĐỊA TẠI PHÚ YÊN

Phạm Thế Dũng1, Phạm Văn Bốn2, Nguyễn Văn Thiết3

1Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp TP. Hồ Chí Minh
2Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Nam Bộ
3Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Sử dụng cây bản địa để phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn đang là hướng phát triển bền vững trong việc nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất lâm nghiệp. Việc nghiên cứu chọn giống và định hướng sử dụng gỗ cây Thanh thất là một trong những nội dung nghiên cứu của đề tài cấp Bộ được Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện từ năm 2014-2018 tại miền Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ. Mục tiêu khảo nghiệm giống tại Phú Yên là: Chọn được xuất xứ và gia đình Thanh thất có triển vọng để phát triển rừng trồng. Phương pháp chọn cây trội và khảo nghiệm giống được thực hiện theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN – 147 – 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Kết quả khảo nghiệm cho thấy: Có 3 xuất xứ Tuyên Quang, Quảng Nam, Phú Yên và 14 gia đình trong số 42 gia đình của 8 xuất xứ có mức vượt thể tích thân cây hơn 10% so với trung bình của 42 gia đình tham gia trong khảo nghiệm. Ngoài ra, tăng trưởng trung bình về D1,3 > 1,8 cm/năm và chiều cao > 1,3 m/năm là những chỉ số khá tốt đối với loài cây bản địa. Căn cứ các chỉ tiêu chọn giống thì có thể chọn 2 xuất xứ Tuyên Quang (TQ), Quảng Nam (QN) với các gia đình TQ1, TQ2, TQ3 và QN6, QN17, QN24, QN27, QN33. Xuất xứ Phú Yên chỉ có 2 gia đình tham gia khảo nghiệm, nên cần tiếp tục theo dõi, chưa chọn lần này. Ngoài ra, còn có các gia đình của các xuất xứ khác là PT3, PT11; VP6, VP14; ĐN12; BP18 cũng đều đảm bảo các chỉ tiêu chọn giống và có thể sử dụng.

Từ khóa: Cây trội, gia đình, khảo nghiệm, xuất xứ

The breeding trial of Ailanthus triphysa Alston for native-tree plantation in Phu Yen

Use of the native species for afforestation to supply big woods is a solution toward sustained development of forest production. The study on selection of the best provenances and families of Ailanthus was one of subjects of Ministry’s project which was implemented by Vietnamese Academy of Forest Sciences from 2014-2018 in North, Center and Southeast regions. Objective of breeding trial in Phu Yen was to select a potential provenance and family of Ailanthus for afforestation. The method of plus tree selection and breeding trial was carried out base on TCN – 147 – 2006 standard of Ministry of Agriculture and Rural development. The research results shows that: There were 3 provenances (Tuyen Quang, Quang Nam, Phu Yen) and 14 among 42 families of 8 provenances in the trial which had the tree volume over 10% to compare with average value of tree volume of the trial. In addition, annual increment of D1.3 and height reached more than 1.8 cm/year and 1.3m/year respectively, that is a good indicators for native tree species. Base on other request of breeding selection, the afforestation programs in Phu Yen should be to use 2 the best provenances (which are Tuyen Quang (TQ), Quang Nam (QN)) or the best families of TQ1, TQ2, TQ3 and QN6, QN17, QN24, QN27, QN33. Phu Yen provenance with only 2 families involving in the trial shoul be continued to experiment and is not selected now. In addition, families of other provenances, such as PT3, PT11; VP6, VP14; ĐN12; BP18 also adapted the standards of breeding selection and can be considered to use in the future.

Keywords: Plus trees, family, trial, provenance

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TRỒNG THÂM CANH VÀ BẢO QUẢN QUẢ SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu)
TẠI KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

1Bùi Kiều Hưng, 2Võ Đại Hải

1Viện Nghiên cứu Lâm sinh, 2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sa nhân tím (Amomum longiligulare) là loại dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu này được tiến hành tại huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội. kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống nhưng có ảnh hưởng tới số nhánh, chiều cao cây, số hoa và số quả của Sa nhân tím, trong đó mật độ trồng 6.944 cây/ha là tốt nhất. Phân bón chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống nhưng đã có ảnh hưởng rõ rệt tới số nhánh và chiều cao cây, số hoa và số quả của Sa nhân tím, trong đó bón phân (2 kg phân chuồng + 100g NPK (5:10:3) + 200 g vi sinh Sông Gianh) là tốt nhất. Công thức tàn che 0,2 – 0,3 là tốt nhất. Bảo quản quản trong kho lạnh ở nhiệt độ từ 5 – 10oC, thời gian bảo quản lên tới trên 18 tháng hoặc đóng gói trong bao bì 2 lớp để bảo quản trong kho khô ráo, thời gian bảo quản có thể lên tới 1,5 năm đối với quả loại 1 và 12 tháng đối với quả loại 2.

Từ khóa: Kỹ thuật trồng, bảo quản quả, Sa nhân tím, ngoại thành Hà Nội

Research on intensive planting techniques and fruit preservation of (Amomum longiligulare T.L.Wu) in a suburb of Ha Noi city

Amomum longiligulare is a precious medicinal plant with high economic value. The research was carried out in Ba Vi district, a suburb of Ha Noi city. Research results show that planting density has not affected significally on survival rate but has affected on number of newly-born stems, height, flowering and fruiting of Amomum longiligulare, of which planting density 6,944 plant/ha is the best. Fertilizer application has not affected significally on survival rate but has affected on number of newly-born stems, height, flowing and fruiting, of which treatment of 2 kg muck + 100g NPK (5:10:3) + 200g micro-organic fertilizer of Song Gianh) is the best. Treatment of 0.2 – 0.3 light-shading is the best. Fruits can be preserved in cold storehouse at 5 – 10oC for more than 18 months or can be packed by two layer cover and keep in dry place for 1.5 years for fruit class 1 and 12 months for fruit class 2.

Keywords: Planting techniques, fruit preservation, Amomum longiligulare, suburb of Hanoi

NGHIÊN CỨU SINH KHỐI  RỪNG VẦU ĐẮNG (Indosasa angustata Mc.Clure) THUẦN LOÀI TẠI TỈNH BẮC KẠN

Ngô Xuân Hải 1, Võ Đại Hải2

1Huyện ủy Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại 3 huyện Chợ Đồn, Na Rì và Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Phương pháp nghiên cứu áp dụng là lập ô tiêu chuẩn (ÔTC), giải tích cây tiêu chuẩn và xử lý số liệu bằng toán thống kê trong sinh học. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối khô cây cá lẻ Vầu đắng dao động từ 7,44 – 8,87 kg/cây và tập trung chủ yếu vào phần thân khí sinh (71,5%), cành (14,8%), thân ngầm (7,3%) và lá (6,4%). Tổng sinh khối khô Vầu đắng tính trung bình cho cấp mật độ I là 19,79 tấn/ha, cấp mật độ II là 32,12 tấn/ha và cấp mật độ III là 47,42 tấn/ha. Tổng sinh khối khô toàn lâm phần Vầu đắng dao động từ 29,69 tấn/ha đến 62,83 tấn/ha, trung bình là 45,21 tấn/ha và phụ thuộc rất lớn vào mật độ rừng cũng như địa điểm nghiên cứu. Sinh khối khô tập trung chủ yếu ở tầng cây cao Vầu đắng (71,5%) và sinh khối vật rơi rụng (21,7%), sinh khối khô cây bụi thảm tươi chỉ chiếm 6,8%.

Từ khóa: Sinh khối, Vầu đắng, tỉnh Bắc Kạn

Research on carbon sequestration of Indosasa angustata Mc.Clure in Bac Kan province

Research was carried out in 3 districts: Cho Don, Na Ri and Bach Thong, Bac Kan province. Research methods are temporary sample plots, analytic sample individual trees and data analysis by statistical mathematics. Research results show biomass of individual tree of Indosasa angustata varies from 7.44 – 8.87 kg/tree and concentrates in above-ground stem (71.5%), branches (14.8%), underground stem (7.3%) and leaves (6.4%). Total dry biomass of Indosasa angustata on everage for density class I is 19.79 tons/ha, density class II is 32.12 tons/ha and density class III is 47.42 tons/ha. Total dry biomass of Indosasa angustata stand veries from 29.69 tons/ha to 62.83 tons/ha, everage is 45.21 tons/ha and depends greatly on stand density and research location as well. Dry biomass concentrates mainly on Indosasa angustata layer (71.5%) and litter biomass (21.7%), shrub biomass occupied only 6.8%.

Keywords: Biomass, Indosasa angustata Mc.Clure, Bac Kan province

NGHIÊN CỨU SINH KHỐI VÀ ĐỘNG THÁI SINH KHỐI  RỪNG LUỒNG (Dendrocalamus barbatus Hsueh Et D. Z.Li) TRỒNG THUẦN LOÀI TẠI THANH HÓA

1Nguyễn Đức Hải, 2Nguyễn Hoàng Tiệp

1Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, 2Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện tại 4 huyện có diện tích rừng Luồng trồng lớn nhất tỉnh Thanh Hóa là Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc và Bá Thước. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh khối khô của lâm phần Luồng chủ yếu tập trung ở sinh khối của cây Luồng (chiếm từ 80,67 – 85,97%, trung bình chiếm 84,14%), trong đó sinh khối khô của rễ chiếm trung bình 7,88%, sinh khối khô trung bình của vật rơi rụng 6,56% và thấp nhất là sinh khối khô của cây bụi thảm tươi là 1,42%. Lượng sinh khối khô lấy ra khỏi rừng dao động từ 5,53 tấn/ha/năm đối với rừng ở cấp tuổi I và tăng đến 9,32 tấn/ha/năm khi rừng ở cấp tuổi V và giảm xuống 8,65 tấn/ha khi ở cấp tuổi VI. Về cấu trúc lượng sinh khối lấy ra khỏi rừng, chủ yếu tập trung ở thân khí sinh của Luồng chiếm 80%, tiếp đến là sinh khối cành (chiếm 20%). Đã xây dựng được 8 phương trình tương quan giữa sinh khối tầng cây Luồng với các nhân tố điều tra lâm phần.

Từ khóa: Sinh khối, động thái sinh khối, rừng Luồng, tỉnh Thanh Hóa

Research on biomass and biomass dinamics of pure Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z.Li plantation in Thanh Hoa province

This research was carried out in 4 districts: Quan Hoa, Lang Chanh, Ngoc Lac and Ba Thuoc, Thanh Hoa province. Research results show that dry biomass of Dendrocalamus barbatus stand concentrates in biomass of Dendrocalamus barbatus (occupied 80.67 – 85.97%, average is 84.14%), of which dry biomass of roots occupied average 7.88%, average dry biomass of litter is 6.56% and the lowest is dry biomass of ground vegetation cover 1.42%. Dry biomass taken out from plantation varies from 5.53 tons/ha/year for plantation of I age class and gradually increase to 9.32 tons/ha/year when plantation at V age class then decrease to 8.65 tons/ha when plantation at VI age class. Concerning structure of biomass taken out from plantation, biomass mainly concentrates in stem of Dendrocalamus barbatus with 80%, following is biomass of branches (occupied 20%). 8 correlational equations between biomass of Dendrocalamus barbatus and stand inventory parameters have been established.

Keywords: Biomass, biomass dynamics, Dendrocalamus barbatus, Thanh Hoa province

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐẾN MẬT ĐỘ PHÂN BỐ THÔNG NĂM LÁ (Pinus dalatensis Ferré)
Ở TÂY NGUYÊN

Lê Cảnh Nam1, Nguyễn Thành Mến1, Hồ Ngọc Thọ2 và Bảo Huy3

1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
2Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai
3 Trường Đại học Tây Nguyên

TÓM TẮT

Thông năm lá (Pinus dalatensis Ferré) là loài đặc hữu của dãy Trường Sơn, chỉ còn ít vùng phân bố và số lượng cá thể trên mỗi vùng là không nhiều. Nhân tố sinh thái có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến phân bố, sinh trưởng, phát triển và tính ổn định của cá thể cũng như quần thể. Vì vậy, xác định nhân tố sinh thái chủ đạo ảnh hưởng đến mật độ phân bố có ý nghĩa quan trọng trong quản lý bảo tồn loài, quần thể, phục hồi rừng phù hợp với các tổ hợp sinh thái. Nghiên cứu này thực hiện tại Tây Nguyên, với 19 điểm nghiên cứu, mỗi điểm có diện tích 1 km2 được lập với 173 ô mẫu, mỗi ô có diện tích 1.000 m2 được đo đếm mật độ Thông năm lá (N) và 10 nhân tố sinh thái chính trên ba vùng phân bố. Sử dụng phương pháp thiết lập mô hình đa biến tuyến tính/phi tuyến tính có trọng số để lập và thẩm định sai số của các mô hình dự đoán N theo các nhân tố sinh thái ảnh hưởng. Kết quả đã lựa chọn mô hình dự đoán N theo ba nhân tố sinh thái ảnh hưởng là độ cao so với mặt nước biển (DC), độ dày tầng đất (TDD) và lượng mưa trung bình năm (P): N = P × (0,890614 × DC-0,0451131 × TDD0,540172 × P-0,9126).

Từ khóa: Mô hình, phân bố mật độ, sinh thái, Thông năm lá, Tây Nguyên

Ecological factors impact on density distribution of Pinus dalatensis Ferré species in the Central Highlands of Vietnam

Pinus dalatensis Ferré, an endemic species in Annamite range, with few distributive areas and the individual number of each area is low. Ecological factors have an important role and affect density distribution of species, growth, development and stable of the stand. So that, identifying main ecological factors are very meaningful for species/stand conservation, reforestation. In this study, there were 19 areas 1 km2 including 173 sample plots 1,000 m2 were set up in three sites of Central Highlands for measuring density distribution of P. dalatensis species (N) and together with 10 ecological factors. Using weighted multi-variables linear/non-linear regression we developed and validated the models to predict the N through main ecological factors. As a result, we determined three main ecological factors were altitude (DC), soil thickness (TDD) and precipitation (P) that affected the N based on selected model: N = P × (0.890614 × DC-0,0451131 × TDD0,540172 × P-0,9126)

Keywords: Central Highlands, density distribution, ecological factor, modelling, Pinus dalatensis

ẢNH HƯỞNG MỘT SỐ NHÂN TỐ KHÍ HẬU ĐẾN SINH TRƯỞNG VỀ CHIỀU CAO THÂN CỦA THẠCH TÙNG RĂNG (Huperzia serrata (Thunb. Ex Murray) Trevis.) Ở VIỆT NAM

Nguyễn Thị Ái Minh1, Lê Ngọc Triệu1, Trần Văn Tiến1*, Nông Văn Duy2

1Trường Đại học Đà Lạt
2Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
1* Chịu trách nhiệm chính

TÓM TẮT

Đặc điểm tăng trưởng chiều cao thân hàng năm của Thạch tùng răng được nghiên cứu tại 3 quần thể ở Việt Nam, bao gồm quần thể Hoàng Liên phân bố tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên, quần thể Ngọc Linh (Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh) và quần thể Bidoup (Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàng năm, chiều cao thân của Thạch tùng răng tăng một đoạn từ 23 – 25,5 mm và tăng trưởng chiều cao bình quân hàng năm của Thạch tùng răng thuộc 3 quần thể không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Thạch tùng răng thể hiện tính mềm dẻo kiểu hình cao trong tăng trưởng chiều cao với chỉ số mềm dẻo kiểu hình dao động trong khoảng từ 0,73 đến 0,81, tuy nhiên Bidoup là quần thể có tính mềm dẻo về tăng trưởng chiều cao thân cao nhất, tiếp đến là Hoàng Liên và Ngọc Linh.

Từ khóa: Huperzia serrata, tăng trưởng chiều cao thân hàng năm, Thạch tùng răng, tính mềm dẻo kiểu hình, chỉ số mềm dẻo kiểu hình

Effect of climate elements on shoot growth of Huperzia serrata from Vietnam

Annual growth of Huperzia serrata was investigated in three populations in Vietnam, including Hoang Lien population (Hoang Lien National Park), Ngoc Linh population (Ngoc Linh National Reserve) and Bidoup population (Bidoup National Park). The results showed that adult plants grew annually from 23 mm to 25.5 mm. Moreover, annual shoot growth of H. serrata in the three populations did not have significant differrences. H. serrata had great phenotypic plasticity in annual shoot growth with phenotypic plasticity index ranging from 0.73 to 0.81, however, phenotypic plasticity index of Bidoup population higher than Hoang Lien and Ngoc Linh population.

Keywords: Annual shoot growth, Huperzia serrata, phenotypic plasticity, phenotypic plasticity index

NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA LẬP ĐỊA VÙNG VEN BIỂN MIỀN TRUNG LÀM CƠ SỞ CHO TRỒNG RỪNG NGẬP MẶN

Hoàng Văn Thơi

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Nghiên cứu phân chia lập địa ngập mặn vùng ven biển miền Trung được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2015, tại ven biển các tỉnh từ Nghệ An đến Khánh Hòa, đại diện cho vùng ven biển miền Trung (VBMT). Kết quả khảo sát đã chỉ ra vùng VBMT có 3 dạng địa mạo chủ yếu là vũng vịnh, ven sông và đầm phá; các yếu tố lập địa chính gồm thể nền, mức độ ngập triều và độ mặn. Theo đó, thể nền có 3 dạng: cát, cát pha và bùn cát; mức độ ngập triều được phân làm 3 cấp: ngập triều thấp, ngập triều trung bình và ngập triều cao; độ mặn thay đổi rất lớn từ 0 đến 55‰ tùy theo vùng và theo mùa, được phân ra 3 cấp: mặn ít, mặn trung bình và mặn nặng; thực vật ngập mặn gồm 12 loài tại vùng Bắc Trung Bộ và 17 loài tại Nam Trung Bộ đã được ghi nhận. Trên cơ sở đó đã phân chia thành 27 dạng lập địa với 8 dạng nhóm lập địa chính, nhóm A, B, C cho vùng vũng vịnh, gồm: đất cát, ngập triều thấp – CTt; đất cát, ngập triều trung bình – CT; đất cát, ngập triều cao – CTc; đất cát pha, ngập triều thấp – CpTt; đất cát pha, ngập triều trung bình – CpT; đất cát pha, ngập triều cao – CpTc; đất bùn cát, ngập triều thấp – BcTt; đất bùn cát, ngập triều trung bình – BcT; đất bùn cát, ngập triều cao – BcTc; nhóm D, E, F cho vùng ven sông, gồm: đất mặn trung bình, ngập triều thấp – MTt; đất mặn trung bình, ngập triều trung bình – MT; đất mặn ít, ngập triều thấp – MTt; đất mặn ít, ngập triều trung bình – MiT; đất mặn trung bình, ngập triều cao – MTc; đất mặn ít, ngập triều cao – MiTc và; nhóm G, H cho vùng đầm phá, gồm; đất cát, mặn nặng – CMn; đất cát pha, mặn nặng – CpMn; đất bùn cát, mặn nặng – BcMn; đất cát, mặn ít – CMi; đất cát pha, mặn ít – CpMi và đất bùn cát, mặn ít – BcMi).

Từ khóa: Độ mặn, lập địa, rừng ngập mặn, thể nền, thủy triều

Study on zoning sites for mangrove plantation in the Central Coastal Region

The study on tide, salinity, topography/geomorphology, soil and distribution of vegetation was carried out at 10 study sites representing the Mangrove Coastal Central Area from Nghe An to Khanh Hoa provinces in 2015. The results showed that there was the changes of tidal regime depending on each sub-region (tidal, semi-diurnal, and uneven tide) with the lowest tide amplitude in coastal Vietnam, which ranged from 1.1 to 2.7 m. Salinity varied greatly from 0 to 55‰ by region and season. The duration of the deep and prolonging floods in the rainy season resulted in the very low salinity or absolutely sweet (0‰) in the rivers and lagoons. Distribution of 12 mangrove species in the North Central Coast and 17 species in South Central Coast areas have been recorded. There were 8 types of sites including 3 main group: Group A, B, C for bays, gulfs areas: sand, mean sea level- CTt; sand, mean high water- CT; sand, mean high water at spring tide – CTc; loamy sand, mean sea level- CpTt; sandy loam, mean high water- CpT; loamy sand, mean high water at spring tide – CpTc; sandy loam, mean sea level- BcTt; sandy loam, mean high water- BcT; sandy loam, mean high water at spring tide – BcTc). Group D, E, and F for riverine areas: medium salty, mean level sea- MTt; medium salty, mean high water at neap tide – MT; soft salty, mean level sea – MTt; soft salty, mean high water at neap tide – MiT; medium salty, mean high water at spring tide- MTc; soft salt, mean high water at spring tide- MiTc. Group G, H for the lagoon area: sand, salty – CMn; loamy sand, salty – CpMn; sandy loam, salty – BcMn; sand, soft salty – CMi; loamy sand, soft salty – CpMi; sandy loam, soft salt – BcMi.

Keywords: Mangrove, salinity, sites, soils, tidal

THÀNH PHẦN LOÀI XÉN TÓC (Coleoptera: Cerambycidae) TẠI RỪNG TRỒNG THÔNG MÃ VĨ, THÔNG NHỰA VÀ THÔNG BA LÁ

Nguyễn Văn Thành, Đào Ngọc Quang, Trần Viết Thắng và Trang A Tổng

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Sử dụng bẫy pheromon ZM-80B với mồi nhử APF-I để thu bắt trưởng thành xén tóc tại rừng trồng Thông mã vĩ (SC1), Thông nhựa (SC2) và Thông ba lá (SC3) trong thời gian 1 năm (tháng 8/2017 đến tháng 7/2018) thu được 15 loài xén tóc với tổng số 5.444 cá thể thuộc 3 phân họ: Phân họ Lamiinae có số lượng loài nhiều nhất (8 loài), chiếm 53,3%; phân họ Cerambycinae có 4 loài, chiếm 26,7% và phân họ Prioninae có 3 loài, chiếm 20%; trong đó loài Monochamus alternatus Hope có số lượng cá thể nhiều nhất tại cả 3 sinh cảnh (4.943 cá thể, chiếm 90,79%). Tại SC1 thu được số lượng loài nhiều nhất (8 loài) với 4.407 cá thể ; SC2 thu được 5 loài với 375 cá thể và SC3 ghi nhận 6 loài với 662 cá thể. Chỉ số phong phú Margalef (d=7,88) và chỉ số ưu thế Simpson (λ=0,95) tại SC1 là lớn nhất, chỉ số Shannon-Weaver (H’=0,93) lớn nhất tại SC3 và chỉ số đồng đều Pielou (J’=1,28) lớn nhất tại SC2. Tháng 6 ghi nhận sự xuất hiện của loài và số lượng cá thể nhiều nhất (8 loài với 1.172 cá thể).

Từ khóa: Thông mã vĩ, Thông nhựa, Thông ba lá, xén tóc, bẫy pheromon

Composition of longhorn beetles (Coleoptera: Cerambycidae) in Pinus massoniana, Pinus merkusii and Pinus kesiya plantations

Using the pheromon ZM-80B trap with APF-I type attractants to collect adult of longhorn beetle in P.massoniana (SC1), P.merkusii (SC2), P.kesiya (SC3) plantation for 1 year (August 2017 to July 2018), the results recorded 15 species with a total of 5,444 individuals of 3 subfamilies: Lamiinae subfamily has the highest number of species (8 species), accounting for 53.3%; Cerambycinae has 4 species, accounting for 26.7% and Prioninae has 3 species, accounting for 20%; of which M.alternatus Hope has the highest number of individuals in all three habitats (4,943 individuals, accounting for 90.79%). At habitat 1 (SC1), the highest number of species (8 species) was collected with 4,407 individuals; habitat 2 (SC2) collected 5 species. Margalef index (d = 7.88) and Simpson index (λ = 0.95) was the highest in the P.massoniana plantation, the Shannon-Weaver index (H ‘= 0.93) was highest in the P.kesiya plantation and the Pielou index (J ‘= 1.28) was highest in the P.merkusii plantation. In June recorded the occurrence of species and the highest number of individuals (8 species with 1,172 individuals).

Keywords: Pinus massoniana, Pinus merkusii, Pinus kesiya, longhorn beetle, pheromone trap

FOREST PLANTATIONS AND SMALLHOLDER LIVELIHOODS: EVIDENCE FROM CENTRAL REGION OF VIETNAM

Project investigators

SUMMARY

The study was carried out in six villages of Thua Thien Hue and Quang Tri provinces. Results from survey indicated that plantations have positive impacts on livelihoods and wellbeing, including financial and income benefits, social status, psychological benefits such as self-esteem and ability to influence other community members. Timber sales (25% of total HH income) and plantation wage labour (22%) were the top two income sources for local households. Due to decreased land availability, allocations to more recent migrants have been smaller. Those allocated larger land areas have higher incomes and greater human capital and social capital. While incomes have increased for those with smaller land areas (<2 ha), other dimensions of poverty are apparent, such as lower income, vulnerability, reduced agency and power. A minimum of 4-5 ha is required to ensure enough income for households to escape poverty. Human resources and capacity, especially at provincial level, to accelerate forest land allocation and to plan, implement and monitor effective land management systems should be improved. Mass organizations are important institutions with a high level of trust need to be mobilized and supported with appropriate mandates and capacity building to deal with land processes and conflict management; Support information and networks for smallholder engagement with timber markets and supply chains; and Raise awareness of the ecological impacts and benefits of plantations, implement codes of practice for plantations and encourage certification are the recommendations of the study.

Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình: Trường hợp nghiên cứu ở miền Trung Việt Nam

Nghiên cứu được thực hiện tại 6 thôn của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rừng trồng có những tác động tích cực đối với sinh kế và sự thịnh vượng, bao gồm cả những lợi ích về tài chính, thu nhập và địa vị xã hội, tâm lý như là sự tự tin và khả năng ảnh hưởng tích cực đến các thành viên cộng đồng khác. Thu nhập từ việc bán gỗ chiếm 25% tổng thu nhập hộ gia đình (HGĐ) và công lao động trồng rừng (chiếm 22% tổng thu nhập) là hai nguồn thu chính cho các HGĐ ở địa phương. Do tài nguyên đất hạn chế, nên việc giao đất cho những hộ di cư đến sau sẽ giảm đi. Những HGĐ được giao nhiều đất hơn sẽ có thu nhập cao hơn và nguồn lực và vốn xã hội lớn hơn. Mặc dù thu nhập của những HGĐ có diện tích đất nhỏ (<2 ha) đang tăng lên, các khía cạnh nghèo đói khác lại xuất hiện, như là thu nhập thấp, dễ bị tổn thương, quyền lực giảm. Một diện tích tối thiểu cần khoảng 4-5 ha để đảm bảo đủ thu nhập cho những HGĐ muốn thoát nghèo. Cải thiện nguồn nhân lực, đặc biệt là ở cấp tỉnh để thúc đẩy quá trình giao đất giao rừng (GĐGR), và lập kế hoạch, thực hiện, giám sát các hệ thống quản lý đất đai hiệu quả; Các tổ chức chính trị, xã hội với sự uy tín cao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và hỗ trợ tiến trình GĐGR và quản lý xung đột; Hỗ trợ và cung cấp thông tin, mạng lưới cho sự tham gia của các chủ rừng nhỏ vào thị trường gỗ và chuỗi cung ứng; và Nâng cao nhận thức của người dân về tác động sinh thái và lợi ích của rừng trồng, thực hiện quy tắc thực hành cho rừng trồng và khuyến khích chứng nhận chứng chỉ rừng là những khuyến nghị của nghiên cứu.

HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG KEO GỖ LỚN TẠI VÙNG ĐÔNG BẮC

Vũ Văn Thuận1, Diệp Xuân Tuấn1, Trần Duy Rương1, Phạm Đôn1, Vũ Văn Tuân2

1Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật Lâm sinh, Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

TÓM TẮT

Hiệu quả một số mô hình rừng trồng keo gỗ lớn tại vùng Đông Bắc được điều tra, đánh giá tại tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ. Kết quả tại thời điểm điều tra cho thấy, tại tỉnh Quảng Ninh các mô hình rừng trồng Keo tai tượng gỗ lớn có giá trị NPV đạt từ 8,683 đến 12,773 triệu đồng/ha/năm, trung bình đạt 10,46 triệu đồng/ha/năm và cao hơn mô hình gỗ nhỏ từ 1,3 đến 1,99 lần, trung bình gấp 1,79 lần; Tại tỉnh Phú Thọ, các mô hình rừng trồng keo lai gỗ lớn có giá trị NPV từ 9,287 đến 10,601 triệu đồng/ha/năm, trung bình là 9,944 triệu đồng/ha/năm và cao hơn mô hình gỗ nhỏ từ 1,29 đến 1,4 lần và trung bình cao gấp 1,4 lần, các mô hình rừng trồng Keo tai tượng gỗ lớn có giá trị NPV từ 9,332 đến 9,711 triệu đồng/ha/năm, trung bình là 9,522 triệu đồng/ha/năm và cao hơn mô hình gỗ nhỏ trung bình 1,30 lần.

Từ khóa: Hiệu quả, gỗ lớn, keo, vùng Đông Bắc

Economic efficiency of a number of saw log acacia plantation models in the Northeast region

The effectiveness of a number of saw log acacia plantation models in the Northeast was surveyed and evaluated in Quang Ninh and Phu Tho provinces. The survey results showed that in Quang Ninh province, the models of saw log Acacia mangium Willd has gained NPV range from 8.683 to 12.773 million VND/ha/year, reached an average of 10.46 million VND/ha/year, which is higher than the small timber plantation model (from 1.3 to 1.99 times, or 1.79 times as an average); In Phu Tho province, the same model has gained NPV range from VND 9.287 to VND 10.601 million/ha/year, reached an average of VND 9,944 million/ha/year, which is higher than small timber plantation models from 1.29 to 1.4 times, ot1.4 times as an average. The models of Acacia mangium Willd plantation have an NPV from 9.332 to 9.711 million VND/ha/year, reached an average of 9.522 million VND/ha/year, which is 1.30 times higher than the small timber model.

Keywords: Efficiency, saw log plantation, acacia, Northeast region

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN GỖ BỜI LỜI VÀNG (Litsea pierrei Lecomte)

Bùi Duy Ngọc1, Nguyễn Đức Thành1, Hà Tiến Mạnh1, Nguyễn Thị Phượng1,
Tạ Thị Thanh Hương1, Nguyễn Anh Tuấn2, Võ Đại Hải3, Nguyễn Bảo Ngọc1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam Bộ
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bời lời vàng là loài cây gỗ lớn, phân bố khá rộng rãi ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về gỗ Bời lời vàng chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lâm sinh. Cho tới nay, vẫn chưa có các nghiên cứu về công nghệ sấy hay chế biến gỗ Bời lời vàng với mục đích phục vụ cho nhu cầu gỗ xẻ và sản xuất ván bóc. Trong nghiên cứu này đã xác định công nghệ chế biến gỗ Bời lời vàng ở 3 nội dung: (1) Đánh giá chất lượng gỗ tròn và gỗ xẻ; (2) Ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng gỗ xẻ; và (3) Công nghệ sản xuất ván bóc. Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ tròn Bời lời vàng khá thẳng, tròn đều và độ thon theo chiều dài thân khúc gỗ nhỏ. Chất lượng gỗ theo phương pháp xẻ xoay tốt hơn so với phương pháp xẻ suốt. Tỷ lệ khuyết tật của gỗ khi sấy ở chế độ sấy 60-80oC cao hơn nhiều so với 2 chế độ sấy 40-60oC và 50-70oC. Đối với sản xuất ván bóc, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy gỗ Bời lời vàng rất phù hợp để làm nguyên liệu cho ván bóc. Gỗ được bóc với chiều dày 2,2mm và được xử lý thủy nhiệt trước khi bóc ở nhiệt độ 80oC trong thời gian 3 giờ cho chất lượng ván bóc dùng làm lớp mặt và lớp lõi là tốt nhất.

Từ khóa: Bời lời vàng, gỗ xẻ, chế độ sấy, ván bóc

Study on wood processing technology for Litsea pierrei Lecomte

Litsea pierrei Lecomte is recognized as large-sized timber species, widely distributed in Vietnam, especially in Central Highland and South-East regions. However, the species have only been assessed in the field of silviculture. To date, drying and wood processing of this species have not been studied for the aim of sawn timber uses and veneer production. This study investigated the wood processing of Litsea pierrei Lecomte at three aspects: (1) Evaluation of the logs and sawn timber; (2) Effects of different drying schedules on the quality of sawn timber; and (3) peeled veneer production. Results showed that the logs/billets of Litsea pierrei Lecomte were relatively straight and the difference between ends of the logs in relation to diameter was small. The quality of sawn timbers produced by back sawing method was better than that of flat sawing method. The rate of defects of the sawn timbers dried at 60-80oC was much higher than other drying schedules 40-60oC and 50-70oC. In relation to the veneer production, it indicated that the species met the requirements of raw materials for the veneer production. The optimal quality of Litsea pierrei Lecomte veneers was achieved when the logs were preheated in the kiln using saturated steam at 80oC for 3 hours and then rotary peeled with a thickness of 2.2mm.

Keywords: Litsea pierrei Lecomte, sawn timber, drying schedule, peeled veneer

ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN BỊ MỦN MỤC BẰNG PARALOID B72

Nguyễn Đức Thành1, Nguyễn Xuân Hùng2

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu xử lý bảo quản 7 loại mộc bản triều Nguyễn đã bị mủn mục bằng Paraloid B72 cho thấy tính chất của mộc bản được cải thiện đáng kể. Việc xử lý bảo quản mộc bản bằng Paraloid B72 đã cải thiện đáng kể tính chất cơ học của gỗ. Với mẫu mộc bản bị mủn mục ít, độ bền nén dọc thớ tăng trung bình 51-65% so với mẫu đối chứng, đạt 24,1-26,3 MPa. Với nhóm mộc bản bị mủn mục trung bình, giá trị này tăng trung bình 43-117% so với mẫu đối chứng, đạt 13,6-20,6 MPa. Mức độ tăng lớn nhất ở mộc bản bị mủn mục nặng (Umax=437%), độ bền nén dọc thớ tăng trung bình 110-250% so với mẫu đối chứng, đạt 6,7-11,2 MPa. Kết quả quan sát cấu trúc gỗ cho thấy Paraloid B72 thấm vào vách tế bào và một phần ruột tế bào gỗ làm cho cấu trúc gỗ được gia cường, tính chất cơ học và vật lý của mộc bản được cải thiện. Để đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả bảo quản, có thể sử dụng 10% Paraloid B72 để xử lý bảo quản nhóm mộc bản bị mủn mục nhẹ; 15% Paraloid B72 để xử lý bảo quản nhóm mộc bản bị mủn mục trung bình và 20% Paraloid B72 để xử lý bảo quản nhóm mộc bản bị mủn mục nặng.

Từ khóa: Mộc bản triều Nguyễn, xử lý bảo quản,  Paraloid B72

Conservation of royal wooden printing blocks of the Nguyen Dynasty using Paraloid B72

In this article, the conservation of seven deteriorated Royal wooden printing blocks of the Nguyen Dynasty with Paraloid B72 was investigated. The results showed that the mechanical properties of deteriorated woodblocks significantly improved after the different treatments. The testing in compression parallel to grain of less deteriorated woodblocks increased by 51 – 65% in comparison with control samples, reached 24.1 – 26.3 MPa. With the medium deteriorated woodblocks, compression parallel to grain improved by 43 – 117% (equivalent to 13.6 – 20.6 MPa). The maximum effect was observed in highly deteriorated samples. The compression parallel to grain enhanced by 110 – 250%, varied from 6.7 to 11.2 MPa. Microscopic observations showed that the chemically treated woods maintained their original cell structures, forms, and shapes. It was also revealed that the reinforcement of cell walls by the Paraloid B72 primarily absorbed on the cell walls and filled several the wood voids. Based on the improved mechanical properties of wood, 10% Paraloid B72 can be used for less deteriorated woodblocks while 15% Paraloid B72 is suitable for medium deteriorated woodblocks. The largest amount of Paraloid B72 (20%) is required for the treatment of heavily deteriorated woodblocks.

Keywords: Royal wooden printing blocks, conservation treatment, Paraloid B72

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]