Special Issue Number 2019 (1)

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ CHUYÊN SAN2019

1. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng 45 năm xây dựng và phát triển (1974 – 2019) Nguyễn Quang Trung Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Văn Giáp
Vũ Đình Thịnh
3
2. Tiêu chí và phương pháp xác định tuổi thành thục công nghệ theo sản phẩm của rừng trồng keo lai và Keo tai tượng ở
Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ – Việt Nam
Criteria and methodology
to determine technology – age of Acacia mangium and
acacia hybrid plantation
in the Northeast, Central
and Southeast Vietnam
Đỗ Văn Bản
Bùi Hữu Thưởng
Lưu Quốc Thành
15
3. Nghiên cứu sản xuất than Biomass từ phế liệu chế biến gỗ Study on manufacturing biomass pellets from the waste of wood processing Nguyễn Văn Định
Đặng Đức Việt
Nguyễn Văn Giáp
Tạ Thị Thanh Hương
26
4. Kết quả nghiên cứu công nghệ che sáng di động cho các nhà ươm cây giống lâm nghiệp The results of movabile lighting technology for the nursery house Nguyễn Văn Giáp
Lê Xuân Phúc
Nguyễn Trọng Tuân
Cao Chí Công
Nguyễn Văn Minh
38
5. Nghiên cứu thiết kế hệ thống thiết bị thí nghiệm sấy gỗ rừng trồng bằng năng lượng mặt trời dung tích 0,5 m3 Research designing the system of testing equipment for forest planting with solar environment 0.5 m3 Nguyễn Văn Giáp
Bùi Duy Ngọc
Hà Tiến Mạnh
Lê Thị Hưng
Tô Quốc Huy
54
6. Đánh giá khả năng sử dụng gỗ cây Thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) Assessment of the possibility
in wood utilization of Ailanthus triphysa Alston
Nguyễn Tử Kim
Phạm Thế Dũng
Phạm Văn Bốn
Nguyễn Thị Trịnh Nguyễn Trọng Nghĩa
66
7. Xác định thông số công nghệ sấy sơ bộ gỗ xẻ Keo tai tượng (Acacia mangium) bằng lò sấy năng lượng mặt trời Investigation into the pre – drying procedure for Acacia mangium sawn timber in
solar kiln
Hà Tiến Mạnh
Bùi Duy Ngọc
Đặng Đức Việt
Trần Đức Trung
74
8. Công nghệ biến tính hóa nhiệt với các hợp chất n-methylol, silicone và dầu vỏ hạt điều nhằm nâng cao độ bền tự nhiên và giá trị gia tăng cho các sản phẩm ván mỏng ván dán từ
gỗ rừng trồng
Technological research on producing and use of high quality veneer and plywood made of acacia and eucalyptus for export Nguyễn Hồng Minh
Nguyễn Quang Trung
Lê Thị Hưng
82
9. Investigation into UV – driven discolouration of dyed wood veneers Nghiên cứu sự biến động màu sắc của ván nhuộm dưới tác động của tia cực tím (UV) Ngoc Bao Nguyen
Barbara Ozarska
Bui Duy Ngoc
Macarthur Fergusson and Peter Vinden
93
10. Nghiên cứu khả năng phòng chống nấm mốc hại gỗ của thuốc bảo quản Boracol Studying on the protective effectiveness of wood treated with Boracol preservatves against mold Nguyễn Thị Bích Ngọc
Bùi Thị Thủy
Đoàn Thị Bích Ngọc
Hoàng Thị Tám
Nguyễn Thị Hằng
Bùi Văn Ái
Nguyễn Văn Đức
106
11. Nghiên cứu khả năng phòng chống nấm mục hại gỗ của thuốc bảo quản dạng Boracol Studying on the protective effectiveness of wood treated with Boracol preservatves against wood destroying basidiomycetes Nguyễn Thị Bích Ngọc
Bùi Thị Thủy
Bùi Văn Ái
Nguyễn Văn Đức
Đoàn Thị Bích Ngọc
Hoàng Thị Tám
Nguyễn Thị Hằng,
114
12. Hiệu lực phòng mối gây hại lâm sản của thuốc bảo quản gỗ dạng Boracol Effects on Termite of wood treated by Boracol wood preservativer Nguyễn Thị Bích Ngọc
Hoàng Thị Tám
Bùi Văn Ái
Nguyễn Văn Đức Nguyễn Thị Hằng
Đoàn Thị Bích Ngọc
Bùi Thị Thủy
121
13. Nghiên cứu diễn biến cường độ bức xạ mặt trời tại Bình Định phục vụ sấy gỗ rừng trồng Investigation intothesolar radiation cycle in Binh Dinh for wood drying Bùi Duy Ngọc
Lê Xuân Phúc
Nguyễn Văn Giáp
Lê Thị Hưng
129
14. Ảnh hưởng của Plasma đến bề mặt ván bóc gỗ dương sau khi sấy ở nhiệt độ cao Effect of Plasma treatment on surface roughness of Poplar veneer after drying at high temperature Nguyễn Thị Phượng
Vũ Đình Thịnh
138
15. Đánh giá phương pháp bảo tồn gỗ khảo cổ ngập nước bằng colophan và polyethylene glycol Conservation of historical wood using colophony and polyethylene glycol Nguyễn Đức Thành
Bùi Duy Ngọc
Nguyễn Thị Bích Ngọc
148
16. Nghiên cứu các bước công nghệ tạo sản phẩm tre ép khối làm vật liệu xây dựng Research technology steps to create bamboo products for building materials Nguyễn Quang Trung
Nguyễn Thị Phượng
Phạm Thị Thanh Miền
157

TIÊU CHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI THÀNH THỤC CÔNG NGHỆ THEO SẢN PHẨM CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI VÀ KEO TAI TƯỢNG Ở ĐÔNG BẮC BỘ, TRUNG BỘ VÀ ĐÔNG NAM BỘ – VIỆT NAM

Đỗ Văn Bản, Bùi Hữu Thưởng, Lưu Quốc Thành

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Keo lai (Acacia hybrid = A. mangium ´ A. auriculiformis) và Keo tai tượng (Acacia mangium) là những loài cây trồng rừng chủ lực ở Việt Nam. Sản phẩm rừng trồng là gỗ nguyên liệu, khi mua bán, sử dụng hay chế biến người ta chỉ quan tâm đến kích thước. Gỗ để làm đồ mộc có chiều dài tối thiểu 2 m, đường kính đầu nhỏ không vỏ từ 15 cm trở lên; gỗ để sản xuất ván ghép thanh, để bóc cần chiều dài tối thiểu 1 m hoặc 1,3 m, đường kính từ 10 đến 15 cm và gỗ để băm dăm cần đường kính từ 5 đến 10 cm. Kích thước sản phẩm là cơ sở để xác định tuổi thành thục công nghệ theo sản phẩm. Cây gỗ đạt tuổi thành thục công nghệ khi tạo được tối thiểu 1 khúc có kích thước theo yêu cầu của sản phẩm. Tuổi thành thục công nghệ của rừng trồng đạt được khi lượng tăng trưởng bình quân của sản phẩm mục đích đạt cao nhất. Để xác định được tuổi thành thục công nghệ cho rừng trồng cần phải tiến hành lập ô tiêu chuẩn, giải tích cây để xác định được lượng tăng trưởng trữ lượng của các sản phẩm thông qua các hàm tương quan. Khảo sát các mô hình rừng trồng keo lai và Keo tai tượng ở 14 tỉnh trong 3 vùng Đông Bắc Bộ, Trung Bộ và Đông Nam Bộ với với tổng số 192 ô tiêu chuẩn được thiết lập và 576 cây gỗ để giải tích đã xác định được tuổi thành thục công nghệ theo sản phẩm cho từng mô hình theo cấp đất. Tuy nhiên, kết quả này chỉ giới hạn ở mức độ phản ánh chính mô hình cụ thể do trên thực tế rừng trồng không đồng nhất về điều kiện sinh thái, nguồn giống, mật độ trồng, kỹ thuật lâm sinh.

Từ khóa: Keo lai, Keo tai tượng, kích thước sản phẩm, thành thục công nghệ

Criteria and methodology to determine technology – age of Acacia mangium and acacia hybrid plantation in the Northeast, Central and Southeast Vietnam

Acacia hybrid (Acacia hybrid = A. mangium ´ A. auriculiformis) and Acacia mangium (Acacia mangium) are the popular forest plantation tree species in Vietnam. Products of plantation forest are wood raw materials when buying, using, or processing, people only care about the dimension. The funiture raw material need a minimum length is 2 meters and their diameter with no bark at least 15 cm; the wood raw material to produce laminated need a minimum length from 1 meter to 1.3 meter and their diameter from 10 cm to 15 cm; the wood raw material to produce plywood need diameter from 5 cm to 10 cm. Product dimension is the basis for determining the age of technological maturity. The tree reach the technical maturity when they get at least one log required the product need. The age of plantation forest achivement technical maturity when the average growth rate of the target product is highest. In order to determine the age of technological maturity for plantation, it is necessary to establish a standard plot, to analyze the trees to determine the volume of growth of products through correlation functions. The technology maturity has been determined based on the product dimension and the soil level through the survey of A. hybrid and A. mangium plantation models in 14 provinces in the North East, Central and Southeast regions in Vietnam including 192 standard plots and 576 trees identified for analysis. However, this result is only limited to the level of reflection in the survey specific models because in reality, the plantation forests are not identical in terms of ecological conditions, seed sources, density and silvicultural techniques.

Keywords: Acacia hybrid, Acacia mangium, product dimension, technical maturity

NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT THAN BIOMASS TỪ PHẾ LIỆU CHẾ BIẾN GỖ

Nguyễn Văn Định, Đặng Đức Việt, Nguyễn Văn Giáp, Tạ Thị Thanh Hương

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu sử dụng nguồn phế liệu từ chế biến gỗ để tạo viên than Biomass thay thế than tổ ong là rất cần thiết không những mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng nguồn phế liệu. Kết quả đạt được của đề tài: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng và thông số công nghệ (áp lực ép P, nhiệt độ ép t và thời gian ép T) tối ưu khi ép viên than Biomass từ phế liệu gỗ. Thiết kế và chế tạo máy ép đùn bằng trục vít xoắn phục vụ sản xuất than Biomass (công suất động cơ 18 kW, năng suất 250 kg/h). Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện công nghệ sản xuất viên than Biomass từ phế liệu của ngành chế biến gỗ.

Từ khóa: Viên than Biomass, máy ép viên, mùn cưa

Study on manufacturing biomass pellets from the waste of wood processing

Researching on the use of wood processing scrap sources to create Biomass coal pellets to replace honeycomb coal is essential but not only economical, but it also contributes to reduce environmental pollution and increase the efficiency of using resources scrap. Result of the research: Determining the influencing factors and technological parameters (P – pressure of pressing, t – press temperature, and T – molding time) are optimal when pressing Biomass coal pellets from wood scraps. Design and manufacture of screw – screw extruders for Biomass pellet production (motor power 18 kW, the yield of 250 kg/h). The result of this research will contribute to accomplish technology for processing Biomass pellet.

Keywords: Biomass pellet, wood pellet presses, sawdust

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CHE SÁNG DI ĐỘNG CHO CÁC NHÀ ƯƠM CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP

Nguyễn Văn Giáp1, Lê Xuân Phúc1, Nguyễn Trọng Tuân1, Cao Chí Công1,
Nguyễn Văn Minh2

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Các nhà ươm cây giống lâm nghiệp hiện có trong nước với hệ thống che sáng cố định khó điều tiết được ánh sáng trong môi trường nhân giống nên chỉ sử dụng được trong giai đoạn có khí hậu thời tiết thuận lợi (có nắng nhiều nhưng ít nóng, không lạnh). Các nhà kính, nhà màng nhập nội có kết cấu không phù hợp với công nghệ nhân giống cây lâm nghiệp trong điều kiện sản xuất Việt Nam, giá thành cao, chi phí sản xuất lớn và bị hiệu ứng nhà kính rất mạnh nên hiệu quả sử dụng thấp. Công nghệ che sáng di động được nghiên cứu mới cho nhà ươm cây giống lâm nông nghiệp ở vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh, được áp dụng vào sản xuất, đảm bảo phù hợp điều kiện lâm nghiệp ở nước ta, hoạt động tốt trong cả giai đoạn khí hậu, thời tiết khắc nghiệt nhất do tác động mạnh của gió Lào và gió mùa Đông Bắc. Nhà giâm hom cải tiến với hệ thống che sáng di động, điều khiển tự động, bán tự động có khả năng điều tiết MTGH, nâng cao hiệu quả sử dụng, có thể sản xuất cây giống ở cả 12 tháng trong năm, tỷ lệ sống đạt hơn 90% cao hơn so với các nhà ươm cây giống thông dụng.

Từ khóa: Công nghệ che sáng di động, hệ thống điều khiển bán tự động và tự động che sáng, nhà ươm cây giống cải tiến

The results of movabile lighting technology for the nursery house

Existing domestic seedling nurseries with fixed shade systems find it difficult to regulate the light in the propagating environment, so they can only be used in favorable weather climates (there is a lot of sunshine but little hot, not cold). Imported greenhouses and greenhouses are not suitable for forest breeding technology in Vietnamese production conditions, high prices, large production costs and strong greenhouse effect. Very low use. New mobile shading technology has been newly researched for nurseries for agricultural forestry seedlings in tropical areas with cold winters, applied in production, ensuring appropriate forestry conditions in our country and operating well in During the whole climatic period, the weather is the most severe due to the strong impacts of Lao winds and northeast monsoon. Improved cuttings with a mobile shade system, automatic control, semi – automatic ability to regulate the propagating environment, improve use efficiency: can produce seedlings at all 12 months of the year, the rate of the survival rate is 90% higher than that of conventional nursery nurseries.

Keywords: Movabile light – shielding technology, semi – automatic and automatic light control system, improved seedling nursery

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM SẤY GỖ RỪNG TRỒNG BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI DUNG TÍCH 0,5 M3

Nguyễn Văn Giáp1, Bùi Duy Ngọc1, Hà Tiến Mạnh1, Lê Thị Hưng1, Tô Quốc Huy2

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Ứng dụng năng lượng mặt trời (Solar Energy) trong sấy gỗ ở giai đoạn tiền sấy là một hướng đi mới, nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm đáng kể thời gian sấy trong lò, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng chất lượng gỗ sấy, đặc biệt đối với các loại gỗ khó sấy và gỗ có chiều dày lớn. Kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm hệ thống thiết bị sấy gỗ rừng trồng bằng năng lượng mặt trời (NLMT) có kết hợp với hệ thống cấp bù nhiệt bằng bơm nhiệt, thiết bị sấy gỗ thí nghiệm có kích thước (2,15 ´ 2,26 ´ 1,56) m, công suất 0,5 m3/mẻ, nhiệt độ sấy max khoảng 70oC. Thiết bị sấy gỗ rừng trồng được thiết kế sử dụng NLMT là tác nhân sấy chính, hệ thống cấp bù nhiệt chỉ được sử dụng trong trường hợp thời tiết không có nắng hoặc vào ban đêm nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục của thiết bị trong điều kiện thời tiết đặc trưng. Kết quả sấy thử nghiệm cho keo lai trên hệ thống thiết bị sấy cho thấy với chế độ sấy U = 3,2 thì thu được thời gian sấy gỗ là ngắn nhất (khoảng 22 ngày) với độ ẩm sấy yêu cầu là 30% và tỷ lệ khuyết tật trong khoảng (0,5 – 0,7)%. Hệ thống thiết bị sấy gỗ bằng NLMT được thiết kế chế tạo đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật về sấy gỗ xẻ rừng trồng ở Việt Nam.

Từ khóa: Sấy gỗ, năng lượng mặt trời, sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời

Research designing the system of testing equipment for forest planting with solar environment 0.5 m3

Application of solar energy in wood drying in the pre – drying stage is a new direction, to save energy, significantly reduce drying time in the oven, minimize environmental pollution, increase wood quality. Drying, especially for hard – to – dry and thick – dense timbers. Results of research, design, manufacture and testing of a system of solar wood drying equipment by solar energy (solar energy) combined with heat pump compensation and heat treatment system, laboratory equipment with size (2.15 ´ 2.26 ´ 1.56) m, capacity of 0.5m3/batch, max drying temperature of about 70oC. Plantation wood drying equipment is designed to use solar energy as the main drying agent, heat – compensating system is only used in case the weather is not sunny or at night to ensure the continuous operation of the equipment in typical weather conditions. Test drying results for acacia hybrid on the drying equipment system showed that with drying mode U = 3.2, the wood drying time was the shortest (about 22 days) with the required drying humidity of 30% and the disability rate is within (0.5 – 0.7%). The system of solar energy drying equipment is designed and manufactured to meet the technical requirements of drying sawn timber in Vietnam.

Keywords: Wood drying, solar energy, solar wood drying

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG GỖ CÂY THANH THẤT (Ailanthus triphysa Alston)

Nguyễn Tử Kim1, Phạm Thế Dũng2, Phạm Văn Bốn2,
Nguyễn Thị Trịnh1,  Nguyễn Trọng Nghĩa1

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston) được biết đến là loài cây gỗ sinh trưởng nhanh, thích ứng với nhiều vùng sinh thái khác nhau ở Việt Nam. Gỗ Thanh thất mềm, thớ mịn và thẳng, dễ gia công chế biến, dễ bóc vỏ và dễ cháy, có thể sử dụng vào công nghiệp sản xuất diêm. Nghiên cứu một số tính chất vật lý, cơ học gỗ Thanh thất góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng loài cây này. Kết quả cho thấy gỗ Thanh thất có nhiều tính chất vật lý, cơ học thấp (khối lượng thể tích 0,37 g/cm3, hệ số co rút thể tích 0,55, độ bền nén dọc thớ 23,8 MPa, độ bền khi uốn tĩnh 46,5 MPa, độ bền uốn va đập 37,2 kJ/m2) nên có thể sử dụng gỗ cho những mục đích không đòi hỏi chịu lực, tương đối phù hợp cho mục đích làm nguyên liệu sản xuất ván bóc, ván lạng. Gỗ mềm, hệ số co rút trung bình nên thuận lợi khi sử dụng ở điều kiện trong nhà. Gỗ Thanh thất tương đương một số loại gỗ xếp nhóm VI khi phân loại theo các tính chất cơ lý áp dụng cho các loại gỗ dùng để chịu lực chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận tải. Gỗ Thanh thất dễ bị nấm biến màu tấn công ngay sau khi chặt hạ, do vậy cần có biện pháp xẻ, sấy ngay sau khi khai thác hoặc chống nấm.

Từ khóa: Thanh thất, tính chất vật lý, tính chất cơ học, sử dụng gỗ

Assessment of the possibility in wood utilization of Ailanthus triphysa Alston

Ailanthus triphysa (Dennst) Alston is known as a fast growing timber tree, adapting to many different ecological regions in Vietnam. Wood of Ailanthus triphysa is soft, smooth and straight, easy to process, peeled and inflammable material, and can be used for match production. Research on some physical and mechanical properties of Ailanthus triphysa wood contributes to providing a scientific basis for the use of this tree. The results show that there are many low physical and mechanical properties (density: 0.37 g/cm3, volume shrinkage coefficient: 0.55, compression parallel to grain: 23.8 MPa, static bending: 46.5 MPa, impact strength: 37.2 kJ/m2) so wood can be used for purposes that do not require a high load, suitable for veneer producing. Soft wood, average shrinkage coefficient should be convenient in case of indoor using. Wood is classified in Group VI according to the mechanical properties requirments for construction and transportation. Green wood is easily attacked by discolored fungi after felling, it is necessary to process and dry in short time right after harvesting or preservation.

Keywords: Ailanthus triphysa, wood physical properties, wood machenical properties, wood utilization

XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ SẤY SƠ BỘ GỖ XẺ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) BẰNG LÒ SẤY NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Hà Tiến Mạnh, Bùi Duy Ngọc, Đặng Đức Việt, Trần Đức Trung

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Nghiên cứu này đã xác định được thông số công nghệ và đề xuất quy trình sấy sơ bộ phù hợp cho gỗ xẻ Keo tai tượng (Acacia mangium) rừng trồng bằng lò sấy năng lượng mặt trời, sau khi tiến hành các mẻ sấy thí nghiệm từ độ ẩm 50% về 30% ở các dốc sấy khác nhau (U = 2,4; U = 2,8; U = 3,2). Gỗ Keo tai tượng khi sấy ở chế độ sấy cứng nhất (dốc sấy U = 3,2) có mức độ nứt vỡ là lớn nhất (0,72%), vẫn được xếp hạng B theo tiêu chuẩn AS/NZ 4787:2001. Mức độ cong vênh của gỗ Keo tai tượng cũng rất nhỏ, trung bình là 0,051% và chênh lệch không nhiều, không theo quy luật giữa các chế độ sấy. Sự không theo quy luật này cũng xảy ra khi xác định tỷ lệ co rút theo chiều dày (1,423%) và tỷ lệ co rút theo chiều rộng (1,308%). Bên cạnh đó, thời gian sấy ở dốc sấy U = 3,2 là ngắn nhất (20,06 ngày). Dốc sấy U = 3,2 đã được lựa chọn để làm chế độ sấy sơ bộ bằng năng lượng mặt trời cho gỗ Keo tai tượng.

Từ khóa: Lò sấy năng lượng mặt trời, chế độ sấy sơ bộ, gỗ Keo tai tượng

Investigation into the pre – drying procedure for Acacia mangium sawn timber in solar kiln

This study investigated the suitable pre – drying technological parameters and procedure for Acacia mangium plantation sawn timber in solar kiln. Experimental drying batches with the different drying gradients (U = 2.4; U = 2.8; U = 3.2) were conducted to dry timber from 50% to 30% moisture content (MC). The percentage of checks and splits was highest (0.72%) at the harsh drying schedule (U = 3.2). This value met class B according to the cracking classification for dried wood in Australian Standard AS/NZ 4787:2000 AS/NZ 4787:2001. The degree of warping was also very small (0.051%) and slightly different. This was not in accordance with any drying schedules selected. This trend also occured when determining the shrinkage ratio in thickness and width (1.423% and 1.308% on average, respectively). In addition, the drying time was fastest (20.06 days) at the drying gradient of 3.2. The drying gradient of 3.2 was selected for the pre – drying schedule using solar energy for Acacia mangium sawn timber.

Keywords: Solar drying kiln, pre – drying schedule, Acacia mangium

CÔNG NGHỆ BIẾN TÍNH HÓA NHIỆT VỚI CÁC HỢP CHẤT N-METHYLOL, SILICONE VÀ DẦU VỎ HẠT ĐIỀU NHẰM NÂNG CAO ĐỘ BỀN TỰ NHIÊN VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CHO CÁC SẢN PHẨM VÁN MỎNG VÁN DÁN TỪ GỖ RỪNG TRỒNG

Nguyễn Hồng Minh, Nguyễn Quang Trung, Lê Thị Hưng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Thực hiện chính sách đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, các giải pháp kỹ thuật cần được tối ưu hóa một cách đồng bộ hướng tới sự chuyển đổi từ gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng. Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ biến tính gỗ hóa nhiệt với các hóa chất thân thiện môi trường như N-methylol, dầu vỏ hạt điều và các hợp chất silicon giúp nâng cao giá trị sản xuất và sử dụng ván mỏng, ván dán từ gỗ rừng trồng là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình chuyển đổi diễn ra thành công. Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước “Nghiên cứu công nghệ sản xuất và sử dụng ván mỏng (ván bóc và ván lạng) chất lượng cao đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu từ gỗ keo và bạch đàn” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 – 2015. Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển Công nghệ sau thu hoạch nằm trong bối cảnh tổng thể của quá trình chuyển đổi từ sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng trồng với giá trị gia tăng cao. Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra, xây dựng được các quy trình công nghệ sản xuất ván bóc, ván lạng và ván dán chất lượng cao từ gỗ keo và bạch đàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo các tiêu chuẩn EN, JAS, ASTM hiện hành như: Chất lượng ván mỏng: EN 635 – 2; Khả năng chống chịu thời tiết và nấm biến màu: EN 927 – 3, EN 152; Độ bền tự nhiên: EN 335 – 1, EN 350 – 1, EN 113, EN 152, ASTM – 3345; Cường độ cơ học và vật lý của ván dán biến tính, ván sàn biến tính: EN 323:1993, EN 317:1993, EN 322, JAS 233:2003, EN 310:1993, EN 314, ASTM D 4060, BS EN 636:2003; Tiêu chuẩn kiểm soát mức độ phát thải Formaldehyde vào môi trường – E1 cho ván dán biến tính EN 717-3.

Từ khóa: Keo tai tượng, Keo lá tràm, Bạch đàn urophylla, N-methylol, Dimethyloldyhydroxyethyleneurea (DMDHEU), Modified Dimethyloldyhydroxyethylene urea (mDMDHEU), Epoxy functional polysiloxane (ES), Quaternary ammonium polysiloxane (QAS),
Dầu vỏ hạt điều.

Technological research on producing and use of high quality veneer and plywood made of acacia and eucalyptus for export

In the transition context of the production and use of wood from plantations are being promoted as a substitute for natural forest timber in Vietnam, the technical solutions should be optimized in an uniform direction to shift from natural forest wood to plantation timber. The research and technology applications on thermal chemical modification of wood with environmentally friendly chemicals such as N-methylol, cashew nut shell liquid and silicon compounds produced the enhanced properties veneer and plywood using plantation Acacia and Eucalyptus timber, thereby created one of the important manner to ensure the transition process would be proceeded successfuly. The State Level Research Project (KC 07.03/11 – 15) on: “Technological research on producing and use of high quality veneer and plywood made of acacia and eucalyptus for export” is performed within the frame of State level Key Program (2011 – 2015) of Science and Technology on Post – harvest technology, Ministry of Science and Technology. Applied research and development of post – harvest technology in the overall context of the use transition of timber from natural forests to plantation timber with higher added value. The Research has achieved its objectives, building the production technologies process of hight quality veneer and plywood made of acacia and eucalyptus meeting standards EU, USA and Japan for export and initial starting successful application of technology to production realistic. The high quality properties of modified veneer and plywood achived are: The high ability resistance to weather: EN 927 – 3, EN 152, EN 335 – 1 (Very durable Class 3), durable to very durable Class 1 & 2 according to EN 350 – 1 standard & EN 113 (fungal decay), EN 152 (resistant to fungal discoloration, Very durable – Class 1), ASTM – 3345 (very durable); Hight Physio Mechanical strength for the indoor and outdoor furniture: BS EN 636: 2003; satisfied EN 635 – 2 for veneer quality; E1 Environmental standard for plywood according to EN 717 – 3.

Keywords: Acacia mangium, Acacia auriculuformis, Eucalyptus urphylla, N-methylol, Dimethyloldyhydroxyethyleneurea (DMDHEU), Modified Dimethyloldyhydroxyethylene urea (mDMDHEU), Epoxy functional polysiloxane (ES), Quaternary ammonium polysiloxane (QAS), Cashew nut shell liquid – CNSL

INVESTIGATION INTO UV – DRIVEN DISCOLORATION OF DYED WOOD VENEERS

Ngoc Bao Nguyen1,*, Barbara Ozarska2, Bui Duy Ngoc1,
Macarthur Fergusson3 and Peter Vinden2

1Research Institute of Forest Industries, Vietnamese Academy of Forest Sciences
2University of Melbourne, Victoria, Australia;
3 RMIT Universities, Victoria, Australia;

SUMMARY

This study investigated mitigation of UV – driven discoloration of dyed wood veneers peeled from Eucalyptus globulus grown on plantations in Australia. The veneers from the tight and loose side of sapwood and heartwood samples with different moisture content (MC) levels were used and were called green veneer (80 ± 5% MC) and dried veneer (12% MC). The veneers were dyed with 2% concentration of the reactive dye Procion Brown PX – 2R at a vacuum time of – 100 kPa for 15 minutes prior to a pressure of 1000 kPa. The dyed veneers were irradiated (1.2 W/m2/nm at 351 nm) in QUV accelerated weathering tester at a chamber temperature of 60oC and the colour change of the dyed veneers were then measured by using the CIE lab system after 12 different periods of the UV light exposure. A stable color change was observed at 504 hours of UV exposure. Results showed that there was no significant difference in the color change of the tight and loose sides of sapwood and heartwood of the dyed green and dry veneer samples after 504 hours of the UV light exposure.

Keywords: Eucalyptus globulus, UV exposure, CIE lab system, tight/loose side, dye wood veneer

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG NẤM MỐC HẠI GỖ CỦA THUỐC BẢO QUẢN BORACOL

Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Bùi Thị Thủy2, Đoàn Thị Bích Ngọc2,
Hoàng Thị Tám2, Nguyễn Thị Hằng2, Bùi Văn Ái2, Nguyễn Văn Đức2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Gỗ và các sản phẩm gỗ rất dễ bị xâm hại bởi nấm mốc khi gặp điều kiện môi trường độ ẩm cao. Các công thức thuốc bảo quản gỗ thí nghiệm dạng Boracol là hỗn hợp gồm Disodium octaborate tetrahydrate (DOT) tan trong Propylen glycol (PG) có bổ sung phụ gia Didecyldimethylammonium Chloride (DDAC) đã được nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng chống nấm mốc cho gỗ keo lai và Thông nhựa gỗ theo phương pháp nhúng. Hiệu lực phòng chống nấm mốc tăng lên theo cấp nồng độ DOT tăng từ 10 – 20% và thời gian nhúng tăng từ
1 – 10 phút. Ở cấp nồng độ DOT 10 – 12%, nhúng 10 phút, với lượng dung dịch thấm đạt 0,10 – 0,14 kg/m2 (đối với gỗ keo lai) và 0,38 – 0,49 kg/m2 (đối với gỗ Thông nhựa), công thức thuốc đạt hiệu lực ở cấp 2 – cấp có hiệu lực khá. Tại cấp nồng độ 15% và 18%, nhúng 10 phút, lượng dung dịch thấm đạt 0,16 – 0,22 kg/m2 (đối với gỗ keo lai) và 0,57 – 0,72 kg/m2 (đối với gỗ Thông nhựa), đạt cấp độ 0 – 1, đạt hiệu lực tốt và rất tốt phòng chống nấm mốc. Với nồng độ DOT 20%, thuốc đạt hiệu lực tương đương với nồng độ 18%.

Từ khóa: Boracol, nấm mốc, hiệu lực phòng chống

Studying on the protective effectiveness of wood treated with boracol preservatves against mold

Wood and wood – based products are easily attacked by mold under conditions of high environmental. Humidity Boracol preservative – a mixture of Disodium octaborate tetrahydrate, Propylen glycol, Didecyldimethylammonium Chloride and surface treatment – has been studiedand evaluated effectively with mold for acacia hybrid and Pinus merkusii wood. The mold preventive performancewas enhanced when concentration of DOT and treated time increased with the ranges of 10 – 20% DOT and 1 – 10 minutes duration respectively. Wood specimens weresubmergedin 10 minutes with DOT 10 – 12%, which retention of preservatives are 0.10 – 0.14 kg/m2 (acacia hybrid) and 0.38 – 0.49 kg/m2 (Pinus merkusii), that lead to the mold preventive capability level 2. In case of wood specimens were dippedin 10 minutes with DOT 15 – 18%, the retention resultsare 0.16 – 0.22 kg/m2 (acacia hybrid) and 0.57 – 0.72 kg/m2 (Pinus merkusii), deliver the performance of accepatable level 0 and 1 respectively. The exceeded treatment with DOT 20% did not prove significant better performance than 18% concentration.

Keywords: Boracol, mold, protective effectiveness

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÒNG CHỐNG NẤM MỤC HẠI GỖ CỦA THUỐC BẢO QUẢN DẠNG BORACOL

Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Bùi Thị Thủy2, Bùi Văn Ái2, Nguyễn Văn Đức2,
Đoàn Thị Bích Ngọc2, Hoàng Thị Tám2, Nguyễn Thị Hằng2,

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Các công thức thuốc bảo quản gỗ thí nghiệm dạng Boracol là hỗn hợp gồm Disodium octaborate tetrahydrate (DOT) tan trong Propylen glycol (PG) hoặc Etylene glycol (EG) có bổ sung phụ gia Didecyldimethylammonium Chloride (DDAC) đã được nghiên cứu đánh giá hiệu lực phòng chống nấm mục Trametes corrugata T1 hại gỗ Thông nhựa Pinus merkusii theo phương pháp nhúng. Hiệu lực phòng chống nấm mục ở cấp nồng độ DOT 5 – 7% đạt mức khá với thời gian nhúng 1 phút, lượng dung dịch thuốc thấm đạt 0,68 – 0,70 kg/m2 (hao hụt khối lượng mẫu 5,3 – 6,5% và 5,8 – 7,9%, tương ứng với dung môi PG và EG), đạt mức tốt với thời gian nhúng 5 phút và 10 phút, lượng dung dịch thuốc thấm đạt 0,70 – 0,76 kg/m2 (hao hụt khối lượng mẫu 0 – 3,8% và 1,1 – 4,5%, tương ứng với dung môi PG và EG). Ở các cấp nồng độ DOT 10 – 15%, thời gian xử lý 1 – 10 phút, lượng dung dịch thuốc thấm đạt 0,70 – 0,76 kg/m2 (hao hụt khối lượng mẫu từ 0 – 3,4%), đều đạt hiệu lực tốt phòng chống nấm mục với cả 2 loại dung môi PG và EG.

Từ khóa: Boracol, nấm mục, thuốc bảo quản gỗ, bảo quản gỗ

Studying on the protective effectiveness of wood treated with Boracol preservatives against wood destroying basidiomycetes

The formulae of wood preservatives in the form of Boracol used for experimentation is a mixture of Disodium octaborate tetrahydrate (DOT) dissolved in Propylen glycol (PG) or Etylene glycol (EG) with added Didecyl dimethylammonium Chloride (DDAC). The solutions have been used for laboratory tests aiming to determine the efficacy of the compounds against basidiomycetes Trametes corrugata T1 attack on Pinus merkusii wood treated with dipping method. The efficacy of Boracol preservatives was valued at good – grade when dipping in DOT concentration 5 – 7% for 1 minutes corresponding to retention of preservatives 0.68 – 0.70 kg/m2 (The mass losses 5.3 – 6.5% and 5.8 – 7.9% with PG and EG, respectively); it valued as very good when 5 and 10 minutes duration with retention of preservatives at 0.70 – 0.76 kg/m2 (The mass losses 0 – 3.8% and 1.1 – 4.5% with PG and EG, respectively). The efficacy of Boracol preservatives was excellent at DOT concentration 10 – 15% and 1 – 10 minutes duration, corresponding to retention of preservatives 0.70 – 0.76 kg/m2 (The mass losses 0 – 3.4% with both PG and EG).

Keywords: Boracol, basidiomycetes, wood preservatives, wood preservation

HIỆU LỰC PHÒNG MỐI GÂY HẠI LÂM SẢN CỦA THUỐC BẢO QUẢN GỖ DẠNG BORACOL

Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Hoàng Thị Tám2, Bùi Văn Ái2, Nguyễn Văn Đức2
Nguyễn Thị Hằng2, Đoàn Thị Bích Ngọc2, Bùi Thị Thủy2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Thuốc bảo quản dạng Boracol dùng trong nghiên cứu là hỗn hợp gồm Disodium octaborate tetrahydrate (DOT) hòa tan trong Propylen glycol (PG) có bổ sung phụ gia Didecyldimethylammonium Chloride (DDAC). Các công thức thí nghiệm được khảo nhiệm hiệu lực phòng mối nhà Coptotermes formosamus Shiraki trong phòng thí nghiệm. Ở cấp nồng độ DOT 5%, thuốc có hiệu lực trung bình đối với mối. Ở cấp nồng độ DOT 7%, 10%, 15% thời gian xử lý thuốc là 1 phút, 5 phút, 10 phút theo phương pháp nhúng, hiệu lực phòng chống mối tăng lên đều đạt mức tốt với trên hai loại gỗ keo lai và Thông nhựa.

Từ khóa: Boracol, mối, thuốc bảo quản gỗ, bảo quản gỗ

Effects on termite of wood treated by Boracol wood preservativer

Boracol wood preservatives – a mixture of Disodium octaborate tetrahydrate, Propylen glycol, Didecyldimethylammonium Chloride. Laboratory termite resistance tests were then performed to determine the efficacy of the compounds against termite (Coptotermes formsanus Shiraki) attack on acacia hybrid and Pinus merkusii wood. Effective test results show that at the level of 5% DOT concentration has moderate effect on termite. The efficacy of Boracol preservatives was enhanced when DOT concentration was increased up to7%. The concentration of DOT at 7, 10, 15%; treatment time 1, 5, 10 minute by dipping method, the resistance to termite is at good level.

Keywords: Boracol, termite, wood preservatives, wood preservation

NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CƯỜNG ĐỘ BỨC XẠ MẶT TRỜI TẠI BÌNH ĐỊNH PHỤC VỤ SẤY GỖ RỪNG TRỒNG

Bùi Duy Ngọc, Lê Xuân Phúc, Nguyễn Văn Giáp, Lê Thị Hưng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Bình Định là tỉnh có tiềm năng năng lượng mặt trời (NLMT) lớn. Trung bình hàng năm ở khu vực này có số giờ nắng khoảng 2.500 giờ/năm với tổng lượng bức xạ trong năm khoảng 2.400 kWh/m2 và với ưu thế này thì việc nghiên cứu ứng dụng NLMT vào công đoạn sấy gỗ rừng trồng là hoàn toàn khả thi. Từ tháng 2 đến tháng 9, thời tiết khí hậu ở Bình Định rất thích hợp cho việc sấy gỗ mà không cần sử dụng giải pháp kỹ thuật và nguồn năng lượng khác. Đặc biệt từ tháng 3 đến tháng7, cường độ NLMT trên bề mặt rất lớn, nếu có giải pháp tích lũy tốt NLMT thu được trong ngày làm nóng khí sấy vào ban đêm sẽ chỉ cần dùng NLMT để sấy gỗ mà không cần sử dụng năng lượng khác. Trong tháng 1, nửa đầu tháng 2 và tháng 9, chỉ có thể tận dụng NLMT để sấy bảo quản tạm thời, hong phơi gỗ. Vào thời gian có mưa nhiều (từ khoảng giữa tháng 10 đến tháng 12) không thể khai thác sử dụng sử dụng NLMT vào việc sấy gỗ.

Từ khóa: Năng lượng mặt trời, sấy gỗ rừng trồng

Investigation intothesolar radiation cycle in Binh Dinh for wood drying

Binh Dinh is a province having a great solar energy potential. The average annual amount of sunshine in the area was about 2.500 hours with the total amount of solar radiation per year was approximately 2.400 kWh/m2. As the solar radiation and temperature levels were high, this was a suitable location to implement solar kilns for drying timber. Between February and September, the climate in Binh Dinh wasi deal for drying wood without using technical solutions and other energy sources. In particular, during the period from March to July, the solar energy on the surface wasmassive, and therefore, if solar energy is well – obtained in daylight hours, timbers can beeffectively dried out without using other energy sources. In January, first half of February and September, solar energycould be only used for drying timber temporarily. Duringthe rainy season (between mid – October and December), it was impossible to implement solar kilns for drying timber.

Keywords: Solar energy, drying timber

ẢNH HƯỞNG CỦA PLASMA ĐẾN BỀ MẶT VÁN BÓC GỖ DƯƠNG SAU KHI SẤY Ở NHIỆT ĐỘ CAO

Nguyễn Thị Phượng, Vũ Đình Thịnh

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Ván bóc gỗ Dương sau khi sấy ở nhiệt độ cao bề mặt ván bị ‘thụ động’, năng lượng tự do giảm dẫn đến khả năng dán dính giảm, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nghiên cứu sử dụng công nghệ Plasma xử lý bề mặt ván dán gỗ Dương, cải thiện bề mặt ván bóc, tăng cường khả năng dán dính của ván dán. Kết quả nghiên cứu cho thấy: xử lý Plasma trên bề mặt ván bóc gỗ Dương làm tăng khả năng dán dính của ván rõ rệt. Công suất xử lý Plasma là 6kW, năng lượng tự do bề mặt ván tăng lên, góc ban đầu và góc cân bằng của keo UF giảm 16,5% và 42,3% so với khi chưa xử lý, độ bền dán dính tăng 52%. Khi tốc độ xử lý Plasma là 8 m/phút góc tiếp xúc ban đầu và cân bằng của keo giảm 23% và 27,6%; độ bền dán dính của ván dán tăng 52,3%. Ván bóc gỗ Dương sau khi xử lý Plasma với điều kiện 4,5 kW; 8 m/phút vị trí đỉnh thành phần methyl, methylene, hemicellulose và lignin không thay đổi, nhưng độ cao của một số đỉnh thay đổi đáng kể. Tại vị trí bước sóng 1.031 cm-1, 1.156 cm-1 sau khi xử lý Plasma độ cao của đỉnh tăng, chứng tỏ số lượng C – O tăng lên, đỉnh tại vị trí 2.848 cm-1 độ cao tăng, số lượng C – H tăng.

Từ khóa: Ván bóc gỗ Dương, năng lượng bề mặt, xử lý Plasma

Effect of plasma treatment on surface roughness of Poplar veneer after drying at high temperature

Surface roughness of the Poplar veneer was occurred after drying at high temperature, the surface free energy was decreased, resulted in reducing the adhesive ability, which affects the quality of final products. Study on plasma technology for the surface treatment of Poplar veneers improved the surface of the wood veneers, which had higher adhesive bonding strength of the products. Results showed that the plasma treatment on the surface of Poplar peeled veneers increased the adhesive bonding of the final products. Plasma energy of 6kW was used for the treatment. Compared to the untreated veneer samples, there was an increase of free energy of veneer surfaces in the plasma treated veneers. The initial angle (zero contact angle) and contact angle of UF adhesive were also decreased by 16.5% and 42.3% respectively, which led to the adhesion strength increased by 52%. When the speed of the plasma treatment was 8 m/min, the initial angle and contact angle of the adhesive decreased by 23% and 27.6%; The adhesion strength of plywood increases 52.3%. At the treatment condition of 4.5 kW and 8 m/min, the peaks of methyl, methylene, hemicellulose and lignin components of the treated veneers remained unchanged while the height of some peaks changed significantly. After the plasma treatment at the wavelength of 1,031 cm-1 and 1,156 cm-1, the height of the peaks increased. It was evident that the C – O stretch increased, the peak at the wavelength of 2,848 cm-1 height increased, the number of C – H increased.

Keywords: Poplar veneer, surface roughness, plasma treatment

ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN GỖ KHẢO CỔ NGẬP NƯỚC BẰNG COLOPHAN VÀ POLYETHYLENE GLYCOL

Nguyễn Đức Thành1, Bùi Duy Ngọc1, Nguyễn Thị Bích Ngọc2

1 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu thí nghiệm xử lý bảo quản 03 loại gỗ khảo cổ ngập nước (archaeological waterlogged wood – WW) bằng colophan (COL) và polyethylene glycol 4.000 (PEG) cho thấy sự ổn định kích thước của mẫu thí nghiệm được cải thiện đáng kể. Tùy thuộc vào từng loại gỗ, hệ số chống co ngót (ASE) của mẫu thí nghiệm được xử lý bằng COL đạt từ 90 đến 95%, trong khi đó hệ số này của mẫu thí nghiệm xử lý bằng PEG đạt từ 86% đến 97%. Quan sát cấu trúc gỗ bằng kính hiển vi điện tử quét cho thấy mẫu thí nghiệm sau khi được xử lý vẫn duy trì được cấu trúc và hình dạng tế bào ban đầu của chúng. PEG chủ yếu điền vào các khoảng trống trong gỗ gồm mạch gỗ và ruột sợi gỗ, trong khi đó COL lại hấp thụ vào các vách tế bào gỗ. Tỷ lệ phần trăm tăng khối lượng mẫu (R) mẫu xử lý bằng PEG cao gấp đến 2 lần so với mẫu xử lý bằng COL. Bên cạnh đó, mẫu được xử lý bằng COL có màu sắc sáng hơn so với xử lý bằng PEG. Nhìn chung, mẫu xử lý bằng COL có độ ổn định kích thước tốt hơn, phần trăm tăng khối lượng thấp hơn, màu gỗ sáng hơn và gỗ giữ được cấu trúc ban đầu nên có thể lựa chọn để thay thế PEG trong xử lý bảo tồn gỗ khảo cổ ở Việt Nam.

Từ khóa: Gỗ khảo cổ ngập nước, độ ổn định kích thước, colophan, polyethylene glycol

Conservation of historical wood using colophony and polyethylene glycol

In this article, the conservation of three archaeological waterlogged woods (WW) with colophony (COL) and polyethylene glycol (PEG) 4,000 was investigated. The results showed that the dimensional stability of WWs significantly improved after the different treatments. The anti – shrink efficiency (ASE) values of the WWs treated with COL ranged between 90% and 95% depending on the species and degree of wood degradation. These values varied from 86% to 97% for the WWs treated with PEG. Microscopic observations showed that the chemically treated woods maintained their original cell structures, forms, and shapes. It was also revealed that the reinforcement of cell walls by the COL treatment was different from those observed for the PEG treatments. It was observed that PEG primarily filled the wood voids, while COL predominantly absorbed on the cell walls. Based on the improved dimensional stability of wood, removability of chemical, and aesthetic results obtained from the treatment, the COL exhibited as alternatives to PEG for the treatment of WW in Vietnam.

Keywords: Archaeological waterlogged wood, dimensional stability, colophony, polyethylene glycol

NGHIÊN CỨU CÁC BƯỚC CÔNG NGHỆ TẠO SẢN PHẨM TRE ÉP KHỐI LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Nguyễn Quang Trung, Nguyễn Thị Phượng, Phạm Thị Thanh Miền

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Sử dụng Luồng (Dendrocalamus barbatus) khai thác tại Thanh Hóa để sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng. Các bước công nghệ chính tạo sản phẩm tre ép khối gồm: Tạo nan nguyên liệu đã loại bỏ sạch cật và bụng; xử lý nhiệt cho nan tre yêu cầu nhiệt độ đạt 140oC, thời gian tối thiểu 3 giờ; nhiệt độ sấy nan cần đạt 100oC trong 6 ngày; Nhúng nan tre vào dung dịch keo P – F với tỷ lệ pha keo: nước = 1:1, thời gian ngâm 15 phút, nhiệt độ sấy nan sau ngâm keo không được quá 80oC, độ ẩm sau sấy phải đạt 12 – 15%; áp lực ép nguội tre ép khối là 80 MPa; nhiệt độ sấy khuôn từ 90 – 140oC, được chia làm 6 vùng nhiệt độ, thời gian sấy 11 giờ. Kết quả sản phẩm tre ép khối tạo ra từ quá trình công nghệ trên đạt các chỉ tiêu chất lượng: Độ ẩm 10,7%; Khối lượng thể tích: 1,05 g/cm3; Độ bền nén dọc: 60,2 Mpa; Độ bền kéo dọc: 103,3 Mpa; Độ bền uốn tĩnh: 100,1 MPa.

Từ khóa: Luồng, tre ép khối

Research technology steps to create bamboo products for building materials

Using Luong bamboo (Dendrocalamus barbatus) Thanh Hoa, to produce pressed bamboo block. The steps of product creation technology must be ensured as follows: Creating raw materials (bamboo has removed all the inner skin and outer skin); The heat treatment temperature for banboo is required to reach 140oC, the minimum time is 3 hours; materials drying temperature needs to reach 100oC for 6 days. The rate of glue mixing: water = 1:1, time of soaking for 15 min, the temperature of drying materials after soaking is not more than 80oC, the humidity after drying must be maintained from 12% ~ 15%; pressure of cold pressed bamboo blocks of construction materials is 80MPa; Mold drying temperature is divided into 6 drying temperature zones in 11 hours. Product results achieved through the above technology process: Humidity 10.7%. Volume of volume: 1,05 g/cm3. Vertical compressive strength: 60.2 MPa. Vertical tensile strength: 103.3 MPa. Static bending strength: 100.1 Mpa

Keywords: Dendrocalamus barbatus, pressed bamboo block

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]