Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2018

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 42018

 

1 Nghiên cứu đa dạng cây thuốc ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Research on the diversity of medicinal plants in Lien Minh commune,
Vo Nhai district,
Thai Nguyen province
Nguyễn Thị Thu Hiền
Trịnh Đình Khá
Nguyễn Minh Hiếu
Lồ Di Mềnh
Vảng Sảo Hai
5
2 Đặc điểm đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn tại đảo Hòn Lao thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Characteristic of terrestrial plant species diversity in Hon Lao island, Cu Lao Cham biosphere reserve, Quang Nam province Trần Ngọc Toàn
Bùi Văn Tuấn
Trần Hữu Vỹ
Hoàng Quốc Huy
Lê Viết Mạnh
Nguyễn Thị Thiên Hương
Nguyễn Thị Kim Yến
15
3 Các giống keo lai mới cho tỉnh Phú Thọ và Hòa Bình New clones of acacia hybrid in Phu Tho and Hoa Binh Phí Hồng Hải 29
4 Khả năng cải thiện về sinh trưởng và chất lượng thân cây Keo tai tượng trong các khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 ở Nghệ An và Bình Dương,
tuổi 8 – 9
Genetic control on growth ND stem quality of Aacia mangium in second generation progeny tests
8 – 9 age
La Ánh Dương
Phí Hồng Hải
Trịnh Văn Hiệu
38
5 Sinh trưởng của cây con Tam thất (Panax pseudogingseng Wall.) trong điều kiện nhà kính tại Đà Lạt, Lâm Đồng Growth assessment of Tam that seedlings (Panax pseudogingseng Wall.) in greenhouse of Da Lat, Lam Dong Hoàng Thanh Trường
Giang Thị Thanh
48
6 Sinh trưởng, năng suất và chất lượng hạt của một số dòng Mắc ca tại Lai Châu Growth, productivity and nut quality of some Macadamia clones in Lai Chau province Nguyễn Thị Vân Anh
Trần Hoàng Quý
Nguyễn Quang Hưng
Ninh Việt Khương
Bùi Thanh Tân
Nguyễn Thị Hoài Anh
54
7 Đặc điểm cấu trúc rừng và tái sinh tự nhiên của loài Trắc nam bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) ở Di Linh, Lâm Đồng Characteristics of forest structure and natural regeneration of Dalbergia cochinchiensis in Di Linh district, Lam Đong provine Bùi Xuân Tiến
Nguyễn Thành Mến
Hoàng Thanh Trường
64
8 Sinh khối của quần thể Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh Biomass of the planted Rhizophora apiculata Blume populations in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve, Ho Chi Minh City Huỳnh Đức Hoàn
Bùi Nguyễn Thế Kiệt
Cao Huy Bình
Viên Ngọc Nam
75
9 Infiltration characteristics of soil under cinnamon and acacia plantation forest in headwater of Viet Nam Đặc điểm thấm nước của đất dưới rừng trồng quế và keo tại vùng đầu nguồn của Việt Nam Pham Thuy Linh
Bui Xuan Dung
Tran Quang Bao
83
10 Ảnh hưởng của phân bón và chất giữ ẩm đến sinh trưởng cây Phi lao (Casuarina equisetifolia Forst. Et Forst.f) trên cồn cát bán di động tại huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình và huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị Effects of fertilizer and humectants to growth plant Casuarina equisetifolia Forst. Et Forst.f in the sime – fixed sandy dunes in Le Thuy and Trieu Phong district, Quang Tri province Lê Đức Thắng,
Ngô Đình Quế
97
11 Kết quả bước đầu nghiên cứu cơ sở khoa học bón phân cho rừng trồng keo lai ở Quảng Ninh Primary results of research on scientific basics to apply fertiliser for acacia hybrid plantations in Quang Ninh province Nguyễn Huy Sơn
Phạm Đình Sâm
Vũ Tiến Lâm
Hồ Trung Lương
107
12 Nghiên cứu tri thức bản địa nhằm bảo tồn và phát triển Sâm lai châu trên địa bàn tỉnh Lai Châu Study of indigenous knowledge for the purpose of conservation and development of Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai in Lai Chau province Nguyễn Thanh Sơn
Phạm Quang Tuyến
Hoàng Thanh Sơn
Bùi Thanh Tân
Trịnh Ngọc Bon
Nguyễn Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Hoài Anh
Phạm Tiến Dũng
Patrick Nykiel
Hà Thanh Tùng
116
13 Sử dụng ảnh viễn thám LANDSAT và GIS xây dựng bản đồ biến động diện tích rừng tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Using LANDSAT data and GIS to quantify changes in forest land in Doan Hung district, Phu Tho province Lê Quốc Hưng
Bùi Mạnh Hưng
127
14 Sử dụng ảnh sentinel 2 để xác định ngưỡng chỉ số viễn thám phát hiện sớm mất rừng tại Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang, Lâm Đồng Using sentinel 2 to determine thresholds of remote sensing indices for early detection of deforestation in Langbiang world biosphere reserve, Lam Dong province Nguyễn Hải Hòa
Phùng Văn Khoa
Lê Văn Hương
Lê Văn Sơn
138
15 Một số đặc điểm sinh học, phòng trừ mọt Euwallacea fornicatus Eichhoff (Coleoptera: Scolytidae) hại thân Keo tai tượng, keo lai tại huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Some biology characteristics, control Euwallacea fornicatus Eichhoff (Coleoptera: Scolytidae) stem border Acacia mangium, acacia hybrid in Yen Binh and Tran Yen districts of Yen Bai province Lê Văn Bình 149
16 Ảnh hưởng của cơ chất, nhiệt độ, độ ẩm đến sự sinh trưởng của nấm Coprinus radians (Desm.) Fr. 1838 NV1 (tên mới Coprinellus radians (Desm.) Vilgalys, Hopple & Jacq. Johnson 2001) The effect of substract, temperature, humidity on growth of Coprinus radians (Desm.) Fr. 1838 NV1 (new name Coprinellus radians (Desm.) Vilgalys, Hopple & Jacq. Johnson 2001) Bùi Thị Thủy
Hoàng Thị Tám
Đoàn Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thị Hằng
Đặng Tất Thành
155
17 Tạo vật liệu mới từ gỗ rừng trồng cho công nghiệp sản xuất đồ mộc Using plantation log to produce new wood material for furniture industry manufacturing Nguyễn Quang Trung
Hà Tiến Mạnh
Nguyễn Thị Phượng
Phạm Thị Thanh Miền
Nguyễn Trấn Hưng
162
18 Chính sách trồng rừng ở Lào và Việt Nam – kết quả nghiên cứu và các tác động Plantation policy in Lao and Vietnam – Research results and impacts Nhóm tác giả thực hiện dự án 171
19 Forest plantations and smallholder livelihoods in Lao and Vietnam Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình ở Lào và Việt Nam Nhóm tác giả thực hiện dự án 175

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÂY THUỐC Ở XÃ LIÊN MINH,
HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Thị Thu Hiền1*, Trịnh Đình Khá2, Nguyễn Minh Hiếu1, Lồ Di Mềnh1, Vảng Sảo Hai1

1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng dân tộc Dao ở xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Các phương pháp sử dụng gồm có: thu thập mẫu vật, phỏng vấn, định danh tên loài, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và đánh giá mức độ nguy cấp của các loài cây thuốc. Kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được 71 loài cây thuốc thuộc 64 chi, 46 họ được cộng đồng dân tộc ở khu vực nghiên cứu sử dụng trong phòng và chữa bệnh cho người dân. Cây thuốc thuộc 7 dạng sống chính gồm: thân thảo, dây leo, gỗ nhỏ, cây bụi, gỗ trung bình, gỗ lớn và cây kí sinh. Cây thường phân bố ở 4 dạng sinh cảnh: rừng, vườn, đồi và ven sông, ven suối, ao. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì bộ phận cả cây, lá và rễ được sử dụng nhiều nhất. Nghiên cứu đã xác định được 13 nhóm bệnh được chữa trị bằng kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc Dao ở xã Liên Minh, trong đó có 6 nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là: bệnh về tiêu hóa, thời tiết, xương khớp, thận, vết thương và gan. Có 2 loài cây thuốc cần bảo vệ đã được ghi nhận là: Canarium tramdenum Dai & Yakovl. (Trám đen), Stephania sinica Diels (Bình vôi tán ngắn).

Từ khóa: Cây thuốc, Đa dạng, Liên Minh, Võ Nhai, Thái Nguyên

Research on the diversity of medicinal plants in Lien Minh commune, Vo Nhai district, Thai Nguyen province

This study was conducted to assess the diversity of medicinal plant resources in Dao ethnic community in Lien Minh commune, Vo Nhai district, Thai Nguyen province. The methods used for collecting data consisted method of specimen collection, interview method, identification of the species name, method of medicinal plant resources diversity assessment, method of endangered medicinal plants level assessment. The results of research have identified initially 71 species of medicinal plants of 64 genera and 46 families which the ethnic community has used for diseases prevention and treatment. There are seven main life forms of the medicinal plants: herbaceous, vines, small wood trees, shrub, moderate wood trees, large wood trees, parasite. The trees distribution is often in many types of habitat: live in the forests, gardens, hills and along riverside, streams. In the parts used as medicine, the whole plant, leaves and roots are most used. The results show that there are 13 groups of disease treated which could be cured by the experience of using medicinal plants of Dao ethnic community in Lien Minh commune, of which 6 groups of diseases occupy the highest rate: digestive diseases, weather sickness, osteoarthritis disease, kidney disease, wound diseases, liver. There are 2 endangered medicinal plants: Canarium tramdenum Dai & Yakovl, Stephania sinica Diels.

Keywords: Diversity, medicinal plants, Lien Minh commune, Vo Nhai district, Thai Nguyen province

ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT BẬC CAO TRÊN CẠN TẠI ĐẢO HÒN LAO THUỘC KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI CÙ LAO CHÀM, THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

Trần Ngọc Toàn1, Bùi Văn Tuấn1, Trần Hữu Vỹ1, Hoàng Quốc Huy1, Lê Viết Mạnh1, Nguyễn Thị Thiên Hương1, Nguyễn Thị Kim Yến2

1Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh
2Hội động vật học Frankfurt

TÓM TẮT

Bài báo là kết quả của quá trình khảo sát đa dạng hệ thực vật bậc cao trên cạn ở đảo Hòn Lao thuộc cụm đảo Cù Lao Chàm kéo dài từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp điều tra tuyến, định danh loài và điều tra phỏng vấn để xác định hiện trạng thành phần loài và giá trị của hệ thực vật ở khu vực này. Kết quả thống kê được 304 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 87 họ, 40 bộ, 4 ngành thực vật, bổ sung 187 loài thuộc 68 họ cho hệ thực vật tại khu vực. Trong đó có 5 loài quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn là Cam Đường (Limnocitrus littoralis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sến Dưa (Madhuca pasquieri), Bù lột (Melientha suavis), Thiên tuế Rumphius (Cycas rumphii). Người dân trên đảo khai thác và sử dụng 81 loài thực vật cho mục đích thực phẩm ăn uống và cây cảnh đặc biệt là 52 loài sử dụng làm thuốc cây. Những kết quả của nghiên cứu này góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Cù Lao Chàm.

Từ khóa: Cù Lao Chàm, đa dạng, đảo Hòn Lao, thực vật bậc cao trên cạn

Characteristic of terrestrial plant species diversity in Hon Lao island, Cu Lao Cham biosphere reserve, Quang Nam province

This article shows the results of an envestigation the terrestrial flora in Hon Lao Island, Cu Lao Cham archipelago from January, 2017 to January, 2018. The research used methods such as line survey, species identification, and interview to determine the status of flora species composition and value for using. The results recorded 304 terrestrial plant species belonging to 87 families, 40 orders, 4 plant branches, updated of 187 species belonging to 68 families. In which, there are 5 priority species should be prioritized to protect: Limnocitrus littoralis, Sindora tonkinensis, Madhuca pasquieri, Melaleuca suavis, Cycas rumphius. 81 plant species were exploited for food and ornament purposes, especially 52 plant species were used for medicine. The results of this study contribute a part of scientific database for biodiversity conservation in Cu Lao Cham.

Keywords: Cu Lao Cham, diversity, Hon Lao island, terrestrial flora

CÁC GIỐNG KEO LAI MỚI CHO TỈNH PHÚ THỌ VÀ HÒA BÌNH

Phí Hồng Hải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Khảo nghiệm 12 dòng keo lai mới (BV71, BV73, BV75, BV33, TB1, TB11, KL2, KL20, MA1, AM2, AM3 và AH7) đã được xây dựng từ năm 2014 tại Đoan Hùng – Phú Thọ, Lương Sơn, Kỳ Sơn và Đà Bắc – Hòa Bình theo đúng tiêu chuẩn TCVN 8761 – 1:2017. Đánh giá ở tuổi 3 và 4,5 cho thấy sinh trưởng của các dòng được khảo nghiệm đều có sự khác biệt rõ ràng về cả sinh trưởng về đường kính, chiều cao và thể tích thân cây. Tuy nhiên tỷ lệ sống và độ thẳng thân giữa các dòng không có sự sai khác rõ rệt. Nhiều dòng keo lai mới có sinh trưởng vượt trội hơn xuất xứ Oriomo của Keo tai tượng và 3 dòng BV10, BV16, BV32 đã được trồng phổ biến trên toàn quốc. Tại Phú Thọ, các dòng keo lai mới BV33, TB1, BV75, TB11 và KL20 đều sinh trưởng tốt. Ở 4,5 tuổi các dòng keo lai này đạt năng suất trên 25 m3/ha/năm, vượt hơn năng suất của xuất xứ Oriomo của Keo tai tượng từ 10,2 tới 27,7%. Tại Hòa Bình, 3 dòng keo lai là MA1, AM3, BV73 đều là những dòng keo lai mới có khả năng sinh trưởng vượt trội với hỗn hợp các dòng BV10, BV16 và BV32 từ 15,9 – 56,2%. Năng suất của các dòng này đạt từ 18,1 – 25,5 m3/ha/năm. Các dòng trên cần được bổ sung vào tập đoàn giống cây trồng của 2 tỉnh và cũng cần tập trung phát triển mạnh trong thời gian tới.

Từ khóa: Keo lai, Phú Thọ, Hòa Bình, khảo nghiệm dòng
vô tính

New clones of Acacia hybrid in Phu Tho and Hoa Binh

In 2014, clonal tests of 12 new clones of Acacia hybrid (BV71, BV73, BV75, BV33, TB1, TB11, KL2, KL20, MA1, AM2, AM3 và AH7) were established by national standard of TCVN 8761 – 1:2017 in Đoan Hùng – Phú Thọ, Lương Sơn, Kỳ Sơn and Đà Bắc – Hòa Bình. Evaluation of these clonal tests showed that there were significant differences between the clones in diameter growth, height growth and tree – standing volume at the age of 3 and 4.5 years. However, the survival rate and stem straigthness between the clones did not have a distinct difference. Many new hybrid clones grew better than Oriomo provenance of Acacia mangium and the mix clones of BV10, BV16, BV32.

In Phu Tho, the new hybrid clones of BV33, TB1, BV75, TB11 and KL20 outperformed. At 4.5 – year old the MAI of these clones reached over 25 m3/ha/year. Volume of these clones exceeded from 10.2 to 27.7% compared to the volume of the origin of Oriomo provenance of Acacia mangium. In Hoa Binh, volume growth of three clones of MA1, AM3 and BV73 also greater 15.9 to 56.2% than the mean value of the mix clones of BV10, BV16 and BV32. The yield of these clones reached from 18.1 to 25.5 m3/ha/year. Therefore, these elite clones in Phu Tho and Hoa Binh should be added to the province’s new germplasms as well as need to be concentrated on release and deployment in the future.

Keywords: Acacia hybrid, Phu Tho, Hoa Binh, clonal test

KHẢ NĂNG CẢI THIỆN VỀ SINH TRƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THÂN CÂY KEO TAI TƯỢNG
TRONG CÁC KHẢO NGHIỆM HẬU THẾ THẾ HỆ 2
Ở NGHỆ AN VÀ BÌNH DƯƠNG, TUỔI 8 – 9

La Ánh Dương1, Phí Hồng Hải1, Trịnh Văn Hiệu2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu biến dị di truyền Keo tai tượng được tiến hành trên 2 khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2 tại Quỳ Hợp – Nghệ An và Bàu Bàng – Bình Dương, để tìm hiểu thông tin di truyền của các tính trạng sinh trưởng và chất lượng thân cây sau 8 – 9 năm trồng nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho chương trình cải thiện giống Keo tai tượng ở Việt Nam. Kết quả cho thấy sinh trưởng và chất lượng thân cây giữa các gia đình tại hai khảo nghiệm có sự phân hóa rõ rệt. Năm gia đình ưu việt về sinh trưởng và chất lượng thân cây tại 2 khảo nghiệm có độ vượt từ 48,0 tới 86,7% so với trung bình khảo nghiệm. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp của các tính trạng sinh trưởng tại hai khảo nghiệm đều ở mức thấp đến trung bình và có xu hướng tăng theo tuổi (h2 = 0,07 – 0,42), hệ số di truyền các chỉ tiêu chất lượng thân cây đều ở mức thấp và ổn định theo cấp tuổi (h2 = 0,05 – 0,21). Hệ số biến động di truyền lũy tích của các tính trạng này cũng biến động từ thấp đến cao và có xu hướng giảm dần theo tuổi (CVa = 2,5 – 42,4%). Tăng thu di truyền lý thuyết của các tính trạng sinh trưởng đường kính và chiều cao tại khảo nghiệm Quỳ Hợp (tuổi 9) đạt được từ 8,8 – 13,9% và từ 4,4 – 8,8% cho chất lượng thân cây, còn tại khảo nghiệm Bàu Bàng là từ 4,6 – 19,9% cho sinh trưởng, tương ứng với độ thẳng thân là 16,5%. Do vậy khả năng cải thiện về sinh trưởng và chất lượng thân cây là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tại tuổi 8 – 9, tương quan kiểu gen – hoàn cảnh giữa hai lập địa này là rất thấp và không có ý nghĩa hay nói cách khác các tính trạng chịu ảnh hưởng mạnh của tương tác kiểu gen – hoàn cảnh.

Từ khóa: Keo tai tượng, khảo nghiệm hậu thế thế hệ 2, hệ số di truyền, tăng thu di truyền lý thuyết, tương tác kiểu gen – hoàn cảnh

Genetic control on growth ND stem quality of Aacia mangium in second generation progeny tests 8 – 9age

This study investigates the genetic control of 8 – 9 year old 2nd gen progeny Acacia mangium located at Quy Hop (Nghe An), Bau Bang (Binh Duong). The aim of the studied was to increase the understanding of genetic factors associated with growth and stem quality (such as stem straightness, axis persistence and branch size), and their genotype by environment interaction with growth and stem quality traits to facilitate the improvement of A.mangium in Vietnam. Our results showed that there was significant difference on growth traits and stem quality among families in the two trials. The 5 families with superior growth and stem quality traits exhibited significantly greater stem volume (exceeded from 48.0 to 86.7%) compared to the average. Narrow sense heritability of growth traits in both trials were low to moderate but have a tendency to increase with age (h2 = 0.07 – 0.42), heritability of stem quality indicators are low and stable according to the age level (h2 = 0.05 – 0.21). At two sites, the coefficient of additive variation (CVa) ranged from low to high and had a tendency to decrease gradually with age (CVa = 2.5 – 42.4%). Estimated genetic gains of growth at Quy Hop trial (age 9) achieved between 8.8 – 13.9% and for stem quality between 4.4 – 8.8%, while at Bau Bang trial the genetic gain for growth was between 4.6 – 19.9%, corresponding to 16.5% stem straightness. Therefore, it is feasible to improve the growth and quality of the stem. At 8 – 9 years old, the genotype by environment interaction effects between the two sites was not important for growth and stem straightness.

Keywords: Acacia mangium, heristablity, genetic gain, GxE

SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON TAM THẤT
(Panax pseudogingseng Wall.) TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ KÍNH TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

Hoàng Thanh Trường, Giang Thị Thanh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Tam Thất (Panax pseudoginseng Wall.) là dược liệu truyền thống ở Việt Nam. Cây đã được di thực đến Lâm Đồng để trồng thử nghiệm. Thử nghiệm đánh giá khả năng thích ứng với vùng khí hậu ôn hoà thông qua công thức phối trộn đất và xơ dừa ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng. Thí nghiệm được quan sát trong nhà kính. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích phương sai hai nhân tố và phi tham số Kruskal – Wallis để phân tích kết quả. Sau 8 tháng, kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ sống tốt nhất của Tam Thất là 64% (60% đất + 40% xơ dừa) và 60% (80% đất + 20% xơ dừa). Phân tích phương sai thì 2 nhân tố cho thấy chiều dài cuống lá và thời gian thí nghiệm đã ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê lên tỷ lệ sống của Tam thất; trong đó hai công thức giá thể 60% đất – 40% xơ dừa và 40% đất – 60% xơ dừa là có tỷ lệ sống tốt nhất. Kiểm định sự khác biệt chiều dài cuống lá trong các công thức phối trộn bằng phương pháp Kruskal – Wallis; kết quả là p – value < 2.2e – 16 (Sig. = 0,05, Kruskal – Wallis chi – squared = 84.78, df = 4) nhỏ hơn rất nhiều so với 0,05 nên có ít nhất một khác biệt có ý nghĩa giữa các công thức phối trộn giá thể; trong đó, hai công thức cho chiều dài cuống lá tốt nhất sau 8 tháng theo dõi là 20% đất + 80% xơ dừa (10,07 ± 1,38 (SD) cm) và 40 đất + 60% xơ dừa (8,93 ± 1,36 cm). Qua thí nghiệm, công thức phù hợp nhất cho sinh trưởng cây con Tam thất ở vườn ươm là 40% đất + 60% xơ dừa. Các phân tích được thực hiện trên phần mềm Rstudio.

Từ khóa: Nhà kính, sinh trưởng, Tam thất, xơ dừa

Growth assessment of Tam that seedlings (Panax pseudogingseng Wall.) in greenhouse of Da Lat, Lam Dong

Panax pseudoginseng Wall. is a trational medicine in Vietnam. It was acclimatized to Lam Dong provine for cultivation. Experiment to evaluate the adaptability to climate zone through mixed coir – soil treatments in Dalat, Lam Dong province. The testing was observed in greenhouse. The experiment was analyzed through the twoway anova analyze and non – parametric Kruskal – Wallis method. After 8 month, the results showed that the best survival rate of P. pseudogingseng is 64% (60% soil+ 40%coir) and 60% (40% soil + 60%coir) respectively. The twoway anova analyze showed that mixed treatment and timely test was effected results of test; in that, the best survival rate was the two mixed treatments 60% soil – 40% coir và 40% soil – 60% coil. Kruskal – Wallis test was showed that p – value < 2.2e – 16 (Sig. = 0,05, Kruskal – Wallis chi – squared = 84.78, df = 4) is much smaller 0,05. So that, at least one significant difference between the mixed – treatments. After 8 month, two mixed treatments which have the best length of petiole is 20% soil + 80% coir (10,07 ± 1,38 cm (SD)) and 40% soil + 60% coir (8,93 ± 1,36 cm). After the test, the most suitable mixed – treatment for growth of seedlings in the nursery is 40% soil + 60% coir. The analyzes was completed by Rstudio software.

Keywords: Greenhouse, growth, Panax pseudogingseng, coir

SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG HẠT
CỦA MỘT SỐ DÒNG MẮC CA TẠI LAI CHÂU

Nguyễn Thị Vân Anh, Trần Hoàng Quý, Nguyễn Quang Hưng, Ninh Việt Khương, Bùi Thanh Tân, Nguyễn Thị Hoài Anh

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu, đánh giá sinh trưởng và năng suất, chất lượng quả, hạt Mắc ca trồng tại Lai Châu cho thấy, sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán của các dòng Mắc ca được trồng hỗn giao tại huyện Tam Đường, Tân Uyên và thành phố Lai Châu tại tuổi 5 có sự sai khác rõ rệt, trong đó rừng trồng Mắc ca sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện lập địa tại thành phố Lai Châu. Với rừng trồng hỗn giao 6 dòng Mắc ca đến tuổi 6 cho thấy, các chỉ tiêu sinh trưởng của 6 dòng vô tính chưa có sự sai khác. Các dòng H2, OC, 816 có sinh trưởng đường kính gốc ở tuổi 6 đạt trung bình là 10,1 cm, chiều cao đạt 4,6 m và đường kính tán đạt 3,0 m. Năng suất quả chưa có sự sai khác giữa các dòng, các dòng H2, OC và 816 có năng suất quả đạt trung bình trên 4 kg/cây. Các dòng H2, 849 và 816 có chất lượng quả tốt nhất với tỷ lệ nhân lớn, chiếm trung bình trên 30% khối lượng quả. Các dòng 246, H2, 816 và 842 có chất lượng hạt tốt nhất với hàm lượng chất béo, protein và chất xơ cân bằng. Việc chăm sóc rừng trồng Mắc ca trên địa bàn tỉnh Lai Châu còn chưa được quan tâm nhiều, các biện pháp bón phân, tưới nước và tỉa cành còn hạn chế nên năng suất quả còn chưa ổn định.

Từ khóa: Chất lượng hạt, Mắc ca, Lai Châu, sinh trưởng

Growth, productivity and nut quality of some Macadamia clones in Lai Chau province

The study has shown that there was a significant difference of diameter at ground level, height and crown diameter of mixed Macadamia forest at the age of five in Tam Duong District, Tan Uyen District and Lai Chau City, it was showed the best growth of Macadamia in Lai Chau City. There wasn’t a significant difference of growth and productivity of mixed six clones of Macadamia at the age of 6, the clones H2, OC, 816 had the average diameter at ground level of 10,1 cm, height of 4,6 m and crown diameter of 3 m at the surveyed time. The average productivity of the clones H2, OC, 816 was above 4 kg per tree. The fruit quality of 246, H2, 816 and 842 were the best with the balance of lipid, protein and cellulozo. The practice of Macadamia plantation in the province wasn’t concerned so much, the practice of fertilizing, watering and pruning is limited so fruit yield is low and unstable.

Keywords: Quality of nut, Macadamia, Lai Chau, growth

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN
CỦA LOÀI TRẮC NAM BỘ (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) Ở DI LINH, LÂM ĐỒNG

Bùi Xuân Tiến1, Nguyễn Thành Mến2, Hoàng Thanh Trường2

1Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn Điền
2Viện Khoa học Lâm Nghiệp Nam Trung bộ và Tây Nguyên

TÓM TẮT

Cây Trắc nam bộ (Dalbergia cochinchinensis Pierre.) (Fabaceae) còn được gọi là Trắc đỏ, Trắc đen, Cẩm lai nam bộ…, là loài đặc hữu của khu vực Đông Nam Á. Tại tỉnh Lâm Đồng, loài này có phân bố tập trung ở kiểu rừng lá rộng thường xanh thuộc huyện Di Linh. Trắc nam bộ hiện được IUCN, 2018 xếp hạng VU; Sách đỏ Việt Nam, 2007 xếp hạng EN. Nghiên cứu này đã xác định cấu trúc tổ thành, mối quan hệ sinh thái loài, phân bố N/D, phân bố N/H và đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Trắc nam bộ. Công thức tổ thành cây gỗ ở lâm phần nghiên cứu Trắc nam bộ như sau: 12,27% Trâm trắng + 9,65% Cám + 7,23% Bời lời + 7,06% Dầu trà beng + 6,78% Kháo + 6,34% Trắc nam bộ + 5,82% Dẻ móc + 44,86% Loài khác. Về quan hệ sinh thái, Trắc nam bộ có mối quan hệ ngẫu nhiên với các loài ưu thế trong tổ thành (IV ≥ 5%) như Trâm trắng, Cám, Bời lời, Dầu trà beng, Kháo và Dẻ móc. Đối với phân bố N/D, Trắc nam bộ tập trung chủ yếu ở cấp kính từ 6 – 10 cm, trong quần thể không phát hiện cây trưởng thành ở cấp kính ≥ 30 cm, do bị khai thác mạnh trong thời gian qua. Đối với phân bố N/H, Trắc nam bộ tập trung ở cấp chiều cao từ 4 – 8 m. Trắc nam bộ có khả năng tái sinh chồi khá mạnh (tỷ lệ 73,3%) nhưng tái sinh hạt kém. Vì vậy, cần có biện pháp quản lý, bảo vệ chặt chẽ và xúc tiến tái sinh tự nhiên nhằm phục hồi các quần thể Trắc nam bộ.

Từ khóa: Trắc nam bộ, IVI%, cấu trúc, tái sinh tự nhiên, tỉnh Lâm Đồng

Characteristics of forest structure and natural regeneration of Dalbergia cochinchiensis in Di Linh district, Lam Đong provine

Dalbergia cochinchinensis Pierre. (Fabaceae) is an endemic species in Southeast Asia, called Trắc đỏ, Trắc đen, Cẩm lai nam bộ… in Vietnamese name. It concentrates in evergreen forest areas in Di Linh district, Lam Đong province, Vietnam. IUCN 2018 and Vietnam Red Data Book, 2007 set this species at VU and EN levels. The research determined characteristics of forest structure, ecological relationship, N/D and N/H distributions and natural regeneration of D. cochinchinensis. Importance Value Index (IVI%) of timber species: 12.27% Syzygium sp. + 9.65% Parinari annamensis + 7.23% Litsea sp. + 7.06% Dipterocarpus obtusifolia + 6.78% Machilus parviflora + 6.34% Dalbergia cochinchinensis + 5.82% Lithocarpus echinotholus + 44.86% other species. In ecological relationship, D. cochinchinensis has random interaction with 6 other dominant species (IV% ≥ 5%). Calculating results of the N/D and N/H distribution show that D. cochinchinensis concentrates on 6 – 10 cm diameter and 4 – 8 m high mainly. Populations of D. cochinchinensis have not mature trees in DBH ≥ 30 cm because they were exploited strongly before now. Natural regeneration of D. cochinchinensis is fairly well but coppice regeneration (73.3%) is better than natural seeding (26.7%). Accordingly, populations of D. cochinchinensis in Di Linh district need to be managed closely and promote naturally regeneration for stable restoration.

Keywords: Dalbergia cochinchinensis, IV%, structure, natural regeneration, Lam Đong provine

SINH KHỐI CỦA QUẦN THỂ ĐƯỚC ĐÔI (Rhizophora apiculata Blume) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Huỳnh Đức Hoàn1, Bùi Nguyễn Thế Kiệt1, Cao Huy Bình1, Viên Ngọc Nam2

1Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ, số 1541, Đường Rừng Sác,
xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, Tp. HCM.
2Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Để góp phần vào việc tính toán giá trị của quần thể Đước đôi trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ thông qua việc nghiên cứu sinh khối của các bộ phận cây cá thể và quần thể. Đã thu thập số liệu từ 150 ô tiêu chuẩn, mỗi ô có diện tích 500 m2 (25 m ´ 20 m) và chặt hạ 42 cây có cỡ đường kính thân cây (D1,3 m) từ nhỏ đến lớn để cân tính sinh khối. Kết quả cho thấy dạng phương trình Y = a*Xb thể hiện tốt mối quan hệ giữa sinh khối với đường kính thân cây. Tổng sinh khối khô trung bình của quần thể Đước đôi trong rừng ngập mặn Cần Giờ là 344,62 ± 106,38 tấn/ha biến động từ 140,33 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi 7 (tuổi từ 33 – 37) có tổng sinh khối khô trung bình cao nhất với giá trị là 430,64 ± 88,63 tấn/ha biến động từ 266,49 đến 643,72 tấn/ha. Quần thể Đước đôi ở cấp tuổi 5 (tuổi từ 23 – 27) có tổng sinh khối khô thấp nhất là 304,50 tấn/ha, biến động từ 140,33 đến 541,68 tấn/ha. Tổng sinh khối của quần thể Đước đôi trồng tại Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ ước đạt hơn 6,35 triệu tấn. Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho việc tính toán trong chi trả dịch vụ môi trường rừng trong tương lai.

Từ khóa: Cần Giờ, Đước đôi, sinh khối

Biomass of the planted Rhizophora apiculata Blume populations in Can Gio mangrove Biosphere Reserve, Ho Chi Minh City

To contribute to the calculation of the value of Rhizophora apiculata population in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve by studying of the biomass of individual tree and populations. Data were collected from 150 plots, each plot of 500 m2 (25 m ´ 20 m) and cut 42 trees with diameter (D1,3 m) from small to large to calculate biomass. The results of the study show that the allometric equation Y = a*Xb demonstrates the relationship between biomass and trunk diameter. The results show that the average dry biomass of the Rhizophora apiculata population in Can Gio mangrove forest is 344.62 ± 106.38 tons/ha, ranging from 140.33 to 643.72 tons/ha. The population at the age of 7 years (age 33 – 37) had the highest average biomass with the values ​​of 430.64 ± 88.63 tons/ha ranging from 266.49 to 643.72 tons/ha. The population at the age of 5 (aged 23 – 27) had the lowest dry biomass of 304.50 tons/ha, ranging from 140.33 to 541.68 tons/ha. The total biomass of the double mangrove population in Can Gio mangrove forest reserve is estimated at over 6.35 million tons. The result will be a reference for calculations in future payments for forest environmental services.

Keywords: Can Gio, Rhizophora apiculata, Biomas

INFILTRATION CHARACTERISTICS OF SOIL UNDER CINNAMON AND ACACIA PLANTATION FOREST IN HEADWATER OF VIET NAM

Pham Thuy Linh, Bui Xuan Dung, Tran Quang Bao

Vietnam National University of Forestry, Ha Noi, Viet Nam

TÓM TẮT

For determining infiltration characteristics of soil under Cinnamon and Acacia plantation forest, double rings infiltrometer was used in 15 different locations (5 times for one part) of up – hill, mid – hill and downhill part in each kind of forest. Research was conducted from June to September 2017. Dye tracer – a new method was used to determine spatial distribution of infiltration in three plots. The first plot had a Cinnamon tree, the second plot had an Acacia tree and the reference plot did not have any tree. Influencing factors such as dry bulk density, vegetation cover, porosity and soil moisture were also analyzed. After carrying out the research, some main findings were: (1) Infiltration rate in both kinds of forests tended to be decreased over time, the rate was the highest at the downhill and the lowest at the middle hill. Both initial and stable infiltration rate of Acacia forest (13.5 and 2.2 mm/min respectively) are higher than those of Cinnamon forest (9.0 and 1.3 mm/min respectively). The infiltration rate in both types of forests were not high and they have chance to occur overland flow; (2) Spatial infiltration distribution of dye in three plots was different, dye tended to be infiltrate with the deepest depth and the biggest area into soil at reference plot (1177 cm2 and 70 cm in 4th layer), dye tended to infiltrate bigger in Acacia plot (90 to 427 cm2) and deeper in Cinnamon plot (40 to 60 cm); (3) Infiltration rate had positive relationship with vegetation cover, soil moisture and porosity. The findings implied that infiltration rate under Acacia plantation forest has been higher than Cinnamon forest.

Từ khóa: Acacia forest, Cinnamon forest, dye tracer, infiltration rate, spatial infiltration, vegetation cover

Đặc điểm thấm nước của đất dưới rừng trồng Quế và Keo tại vùng đầu nguồn của Việt Nam

Để xác định đặc điểm thấm nước của đất dưới rừng trồng Quế và Keo, chúng tôi đã sử dụng vòng đo đôi tốc độ thấm ở 15 vị trí khác nhau cho mỗi loại hình rừng trồng. Cụ thể, tại khu vực sườn trên, sườn giữa và sườn dưới ở mỗi loại rừng đều tiến hành đo 5 lần khác nhau. Thời gian đo được thực hiện từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2017. Ngoài ra, thuốc nhuộm đồng thời được sử dụng ở các 3 điều kiện: đất trồng Keo, Quế và đất có cỏ che phủ để xác định đặc điểm thấm nước của đất theo không gian sâu và ngang. Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc điểm thấm nước như dung trọng, độ xốp, độ che phủ và độ ẩm của đất cũng được phân tích. Sau khi thực hiện nghiên cứu, một số phát hiện chính là: (1) Tốc độ thấm nước của đất ở cả hai loại rừng có xu hướng giảm dần theo thời gian. Cả tốc độ thấm nước ban đầu và ổn định của rừng keo (tương ứng 13,5 và 2,2 mm/phút) đều cao hơn so với rừng Quế (lần lượt là 9.0 và 1,3 mm/phút). Lượng nước thấm tính theo giờ ở cả 2 loại hình rừng đều không cao và có nguy cơ lớn xuất hiện dòng chảy bề mặt tại khu vực nghiên cứu; (2) Đặc điểm thấm nước theo không gian ở các loại hình rừng và đất có cỏ che phủ là khác nhau. Nước có xu hướng thấm sâu và diện tích thấm lớn nhất ở đất có cỏ che phủ (1177 cm2 bề rộng và 70 cm độ sâu ở lớp 4, cách chỗ đổ thuốc nhuộm 10 cm) và giảm dần ở các loại hình rừng. Diện tích thấm nước của đất dưới rừng keo (90 đến 427 cm2) lớn hơn rừng Quế, trong khi độ sâu thấm nước của đất dưới rừng Quế (40 đến 60 cm) lại lớn hơn so với đất rừng Keo; (3) Tốc độ thấm có quan hệ chặt với thực vật che phủ, độ ẩm và độ xốp của đất.

Keywords: Rừng trồng keo, rừng trồng quế, thấm nước theo không gian, tốc độ thấm nước của đất, thực vật che phủ

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ CHẤT GIỮ ẨM ĐẾN SINH TRƯỞNG CÂY PHI LAO (Casuarina equisetifolia Forst. et Forst.F) TRÊN CỒN CÁT BÁN DI ĐỘNG TẠI HUYỆN LỆ THỦY TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

Lê Đức Thắng1,2, Ngô Đình Quế3

1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng – Bộ Khoa học & Công nghệ
2 NCS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3 Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Phi lao là loài cây gỗ đa tác dụng, thích hợp trồng rừng phòng hộ vùng cát ven biển, có tác dụng chắn gió chắn cát, bảo vệ ruộng đồng, làng mạc và sinh kế người dân ven biển. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón 300 g phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh trong 3 năm đầu kết hợp bón 10 g chất giữ ẩm/gốc cho cây Phi lao trồng trên cồn cát bán di động có hiệu quả rõ rệt sau giai đoạn 24 tháng tuổi. Tăng trưởng bình quân chung ở các CTTN dao động từ ∆Doo = 0,79 – 1,10 cm/năm, ∆Hvn = 0,35 – 0,45 m/năm (Lệ Thủy) và từ ∆Doo = 0,92 – 1,02 cm/năm, ∆Hvn = 0,67 – 0,70 m/năm (Triệu Phong). Tỷ lệ sống dao động từ 65,2% (ĐC) đến 77,8% (CT3) (Lệ Thủy) và từ 60,6% (ĐC) đến 75,8% (CT3) (Triệu Phong). Tỷ lệ cây bị chết ngọn dao động từ 50,0 – 82,8% (Triệu Phong) đến 39,4 – 85,4% (Lê Thủy). Kết quả từ nghiên cứu này, bước đầu làm cơ sở cho việc bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp chất giữ ẩm áp dụng trong công tác trồng rừng phòng hộ, đặc biệt là trồng trên cồn cát di động, cồn cát bán di động vùng cát ven biển các tỉnh Bắc Trung bộ.

Từ khóa: Chất giữ ẩm, cồn cát bán di động, phân bón hữu cơ vi sinh, Phi lao

Effects of fertilizer and humectants to growth plant Casuarina equisetifolia Forst. Et Forst.f in the sime – fixed sandy dunes in Le Thuy and Trieu Phong district

Casuarina equisetifolia Forst. Et Forst. F a multi – purpose tree species, suitable for protection of sandy coastal areas, windbreaking effect, shifting sand control, protection of rice fields, villages, and livelihoods of coastal people. Research results show that application of 300 g of Song Gianh microorganic organic fertilizer in the first 3 years of incorporation of 10 g humectant/tree for Casuarina equisetifolia in semi – fixed sandy dunes was significantly effective after 24 months of age. The average growth rate in the experimental formulas ranged from ΔDoo = 0.79 to 1.10 cm/yr, ΔHvn = 0.35 – 0.45 m/yr (Le Thuy) and ΔDoo = 0.92 – 1.02 cm/yr, ΔHvn = 0.67 – 0.70 m/yr (Trieu Phong). Survival rate ranged from 65.2% (ĐC) to 77.8% (CT3 – Le Thuy) and from 60.6% (ĐC) to 75.8% (CT3 – Trieu Phong). The percentage of dead tops of the trees ranged from 50.0 – 82.8% (Trieu Phong) to 39.4 – 85.4% (Le Thuy). The results from this study as the basis initially for microorganic organic fertilizer with humectants applied in the afforestation of coastal sandy areas, especially on the fixed sandy dunes, semi – fixed sandy dunes in coastal sandy regions of North Central provinces.

Keywords: Casuarina equisetifolia, humectants, microorganic organic fertilizer, sime – fixed sandy dunes.

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC
BÓN PHÂN CHO RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở QUẢNG NINH

Nguyễn Huy Sơn, Phạm Đình Sâm, Vũ Tiến Lâm, Hồ Trung Lương

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Keo lai (Acacia hybrids) là cây trồng lâm nghiệp chủ lực ở nước ta hiện nay, để nâng cao năng suất gỗ rừng trồng, một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh quan trọng là bón phân cho rừng trồng. Đất ở khu vực thí nghiệm rất chua (pHKCl ≈ 3,57 – 3,73), hàm lượng mùn ở mức nghèo đến trung bình (1,06 – 2,53%), hàm lượng N tổng số ở mức nghèo đến trung bình (0,063 – 0,155%); hàm lượng P2O5 dễ tiêu ở mức rất nghèo (£ 3 mg/100 g đất), hàm lượng K2O dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình (6,6 – 17,4 mg/100 g đất). Thí nghiệm được trồng trên loại đất này gồm hỗn hợp 2 dòng vô tính keo lai là BV16 và BV32, sau 1 năm, tỷ lệ sống trung bình đạt 96,81%, đường kính gốc (Doo) trung bình đạt 3,39 cm, chiều cao trung bình (Hvn) đạt 2,47 m, đường kính tán trung bình (Dt) đạt 1,68 m. Kết quả phân tích N, P, K trong lá keo lai sau 1 năm trồng cho thấy hàm lượng N và P2O5 tổng số trong lá keo lai cao hơn nhiều so với ở trong đất với các trị số tương ứng là 1,080 – 2,531%N và 2,15 – 6,27 mg P2O5/100 g lá, chứng tỏ nhu cầu N và P2O5 của keo lai rất lớn, nhưng keo lai có khả năng tự tổng hợp N sinh học từ không khí. Ngược lại, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất mặc dù ở mức nghèo, nhưng trong lá (0,072 – 0,277 mg/100 g lá) còn thấp hơn nhiều so với ở trong đất, chứng tỏ nhu cầu K2O không lớn. Vì vậy, khi trồng rừng keo lai ở đây cần phải bổ sung P2O5. Sau 2 năm trồng, tức là sau 1 năm bón thúc với 9 công thức phân bón khác nhau, tỷ lệ sống trung bình đạt 87,12%, các công thức bón thúc P2O5 và K2O cho khả năng sinh trưởng tốt hơn hẳn so với các công thức chỉ bón 200 g NPK (16:16:8). Đặc biệt, tốt nhất ở công thức bón 400 g P2O5 kết hợp 100 g K2O, đường kính ngang ngực trung bình đạt 8,31 cm, chiều cao trung bình đạt 8,44 m, đường kính tán trung bình đạt 3,83 m. Chứng tỏ bón thúc P2O5 hoàn toàn phù hợp với nhận định về nhu cầu dinh dưỡng của cây keo lai cũng như khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.

Từ khóa: Bón phân, keo lai, rừng trồng, sinh trưởng, Quảng Ninh

Primary results of research on scientific basics to apply fertiliser for acacia hybrid plantations in Quang Ninh province

acacia hybrid is a mainly planted species in Vietnnam; in order to increase the timber productivity of plantation, application of fertiliser is one of the most important technical measures of intensive afforestation. The soils were highly acidic at location (pHKCl ≈ 3.57 – 3.73); humus content was poor to medium (1.10 – 2.53%), total nitrogen content (Nts) was poor to medium (0.063 – 0.15%), P2O5 content was very poor (£ 3 mg 100 g – 1 soil) and K2O content was poor to medium (6.6 – 17.4 mg 100 g – 1 soil). A mixture of two clones BV16 and BV32 were planted at the experimental site; after one year of planting, the average survival rate was 96,81%, the average growth of root diameter (Doo), height (Hvn) and canopy diameter (Dt) were 3,39 cm, 2,47 m and 1,68 m, respectively. The total N and P2O5 contents (1.08 – 2.531% N and 2.15 – 6.27 mg P2O5 100 g – 1, respectively), after one year of planting, were significantly higher in leaves compared with soil, indicating that Acacia hybrid has a high demand for N and P2O; however, Acacia hybrid has the ability to fix atmospheric nitrogen. In contrast, despite poor K2O content in the soil, K2O content (0.072 – 0.227 mg 100 g – 1 leaf) was much lower in the leaves than in the soil, suggesting that the demand for K2O are not much high. Thus, additional application of P2O5 are neccessary when planting Acacia hybrid. After two years of planting that is after one year of additional application of fertiliser with nine different treatments, the average survival rate was 87,12%; tree growth was significant higher in treatments with additional application of P2O5 and K2O fertiliser compared with treatments only applied 200 g NPK (16:16:8). Particularly, the 400 g P2O5 associated with 100 g K2O fertiliser treatment had amongst the highest diameter at breast height (8,31 cm), height (8,44 m) and canopy diameter (3,83 m). The results indicated that additional application of P2O5 was totally consistent with the previous studies about the nutrient requirements of Acacia hybrid and the ability to supply nutrient in the soil as well.

Keywords: Fertiliser application acacia hybrid, plantation, growth, Quang Ninh province

NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN SÂM LAI CHÂU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU

Nguyễn Thanh Sơn1*, Phạm Quang Tuyến1, Hoàng Thanh Sơn1, Bùi Thanh Tân1, Trịnh Ngọc Bon1, Nguyễn Thị Vân Anh1, Nguyễn Thị Hoài Anh1, Phạm Tiến Dũng1, Patrick Nykiel2, Hà Thanh Tùng3.

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh
2
Independent Researcher/Australian International Volunteer
3
Lớp Cao học 25A, Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu này nhằm tổng hợp tri thức bản địa về nhận dạng đặc điểm hình thái, các giai đoạn phát triển, cách gây trồng, chế biến, sử dụng và công dụng của Sâm lai châu (SLC). Kết quả phỏng vấn người dân bản địa tại Lai Châu cho thấy (1) Về nhận dạng: SLC có chiều cao lên tới 1 m nhưng thường gặp là nhỏ hơn 50 cm, là cây lá rộng dạng lá kép mỗi lá kép thường có 5 lá chét. Mép lá hình răng cưa, bề mặt lá có lông (ở Phong Thổ) hoặc không có lông (ở Sìn Hồ). Chiều dài lá chét dao động từ 10 cm (ở Sìn Hồ) đến 15 cm (ở Phong Thổ). Thân cây có màu xanh hoặc màu đỏ tía, hoa lúc đầu mang màu xanh khi nở có màu trắng, quả có màu xanh khi chín chuyển sang màu đỏ; (2) Về các giai đoạn phát triển: SLC ra chồi và lá vào tháng 2 – 5, ra hoa tháng 4 – 8 (hoa nở rộ vào tháng 6) và ra quả tháng 6 – 9, quả chín vào tháng 10; (3) Điều kiện gây trồng: SLC mọc ở cả rừng giàu, rừng nghèo, trên các nương thảo quả và được trồng trong cả vườn hộ với độ tàn che lớn hơn 0,5 trên đất màu đen hoặc màu vàng, cây con đem trồng tốt nhất có chiều cao 10 – 20 cm; (4) Chế biến và sử dụng: các sản phẩm của SLC đa số được người dân bán tươi không qua sơ chế hoặc chế biến, chỉ một số ít người biết bảo quản để dùng cho gia đình bằng cách treo trên gác bếp; SLC được người dân địa phương dùng để chữa trị vết thương ngoài da, bồi bổ cho người gầy yếu, chữa đau dạ dày, dùng cho phụ nữ sau sinh và một số bệnh khác…

Từ khóa: Bảo tồn, Sâm lai châu, tri thức bản địa.

Study of indigenous knowledge for the purpose of conservation and development of Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai in Lai Chau province

This study aims to collect indigenous knowledge on the Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu & S.Q.Cai plant including its identification characteristics, seasonal growth stages, habitat, processing and use as well as its applications. The results of interviews with indigenous people show that:
(1) The identification characteristics of Panax vietnamensis var. fuscidiscus are of plants to 1 m in height with a typical mature height of 50 cm, broad leaved with 5 leaves per petiole. Leaf edge is serrated, leaf surface has hairy in the Phong Tho district but hairless in Sin Ho district. Leaf length were from 10 cm in lenght (Sin Ho) to 15 cm in lenght (Phong Tho). The stem are green with green flower buds, emerging as white. Fruit are green turning red when ripe; (2) The seasonal growth cycle of the Panax species sees shoots and leaves in February – May, flowering in April – August peaking in June, with fruit formation June – September ripening in October; (3) The ideal habitat was found to include natural forest, degraded forest, agricultural land alongside plantings of Amomum aromaticum Roxb., as well as household gardens. Suitable top soil was described to be black or yellow in colour, located in humid full and/or part shade (canopy cover > 50%) and the best height of tree for planting 10 – 20 cm; (4) With regard to the processing and use of the species, most people sell the plant fresh without preliminary processing, only some people dried the plant by hanging it in the chimney over the kitchen fire for storage and later use, interviewees identified the medicinal value for; skin injuries, as a tonic for people with general weakness or thin stature, abdominal pain, postpartum women, and some other diseases.

Keywords: Conservation, Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S. Q. Cai, indigenous knowledge.

SỬ DỤNG ẢNH VIỄN THÁM LANDSAT VÀ GIS XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG TẠI HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Lê Quốc Hưng, Bùi Mạnh Hưng

Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cũng như bản đồ biến động diện tích rừng đang trở nên khá phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng thành công bản đồ hiện trạng rừng trong các năm 2003, 2010 và 2017 tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Dựa trên kết quả diện tích đất lâm nghiệp, nghiên cứu đã xây dựng bản đồ biến động diện tích đất lâm nghiệp giai đoạn 2003 – 2010 và 2010 – 2017, kết quả cho thấy diện tích đất lâm nghiệp có rừng có sự thay đổi khác nhau qua từng giai đoạn. Cụ thể, diện tích đất lâm nghiệp có rừng tại khu vực nghiên cứu tăng từ 938,27 ha lên 13.177,85 ha giai đoạn 2003 – 2010 và giảm từ 13.177,85 ha xuống 8.932,14 ha giai đoạn 2010 – 2017. Kết quả xây dựng khóa phân loại ảnh cho những năm ảnh không có dữ liệu phân loại cho thấy độ chính xác trên 80%, do vậy các bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp cũng như biến động diện tích có thể sử dụng để phục vụ các hoạt động có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng tại huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Từ khóa: Biến động, đất lâm nghiệp, GIS, viễn thám, Đoan Hùng, Phú Thọ

Using Landsat data and GIS to quantify changes in forest land in Doan Hung district, Phu Tho province

Using remote sensing and GIS technologies in constructing the status of forest maps as well as forest changes has become commonly in Vietnam. The study has successfully constructed forest status in 2003, 2010 and 2017 in Doan Hung district, Phu Tho province. Based on the extents of forest maps defined, study has quantified changes in forests during the periods of 2003 – 2010 and 2010 – 2017. As a result, findings show that the extents of forests have increased remarkably, in particular after the establishment of Doan Hung District. The extents of forests have increased from 938.27 ha (2003) to 13177.85 ha (2010) during the period of 2003 – 2010 and decreased from 13177.85 ha (2010) to 8.932,14 ha (2017) during the period of 2010 – 2017. Result of constructing a key for image classification shows that images without reference data for classification have over 80% of map accuracies. Therefore, maps of forest status as well as changes in forests can be used for forest resource management activities under the Doan Hung district.

Keywords: Changes, forest land, GIS, remote sensing, Doan Hung district, Phu Tho province

SỬ DỤNG ẢNH SENTINEL 2 ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỠNG CHỈ SỐ VIỄN THÁM PHÁT HIỆN SỚM MẤT RỪNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN THẾ GIỚI LANGBIANG, LÂM ĐỒNG

Nguyễn Hải Hòa1, Phùng Văn Khoa1, Lê Văn Hương2, Lê Văn Sơn2

1Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam
2Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu Rừng nhiệt đới, Lâm Đồng

TÓM TẮT

Sử dụng công nghệ viễn thám và GIS trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cũng như theo dõi giám sát biến động được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nghiên cứu đã xây dựng bản đồ hiện trạng rừng năm 2018 với 5 đối tượng sử dụng đất tại Khu DTSQ TG Langbiang, tỉnh Lâm Đồng, với độ tin cậy là 89,1%. Nghiên cứu đã lựa chọn ba chỉ số phù hợp có thể cho phép phát hiện sớm mất rừng, bao gồm NDVI (Normalised Difference Vegetation Index), NBR (Normalised Burnt Ratio) và IRSI (Integrated Remote Sensing Index), các chỉ số được tính toán tại các điểm mất rừng, ngưỡng giá trị có thể phát hiện sớm mất rừng được xác định cho khu vực nghiên cứu với độ tin cậy từ 66,7 ÷ 85,7%. Đối với chỉ số NDVI, ngưỡng giá trị có thể cho phép phát hiện sớm mất rừng dao động 0,400 ÷ 0,792; với NBR là 0,200 ÷ 0,529; và IRSI là 0,604 ÷ 1,193. Kết quả tính toán các chỉ số từ ảnh viễn thám được kiểm chứng ngoài thực địa cho thấy việc sử dụng các chỉ số NDVI, NBR và IRSI để phát hiện sớm mất rừng có độ tin cậy và có thể áp dụng cho Khu dự trữ Sinh quyển Thế giới Langbiang, tỉnh Lâm Đồng.

Từ khóa: Biến động, chỉ số thực vật, đất lâm nghiệp, Langbiang, GIS, viễn thám, Khu DTSQ (Khu dự trữ sinh quyển), vùng đệm

Using sentinel 2 to determine thresholds of remote sensing indices for early detection of deforestation in langbiang world biosphere reserve, lam dong province

Using remote sensing and GIS technologies in constructing the status of forest maps as well as changes in extents of forest has become commonly in Vietnam. The study has successfully constructed forest status with five Land use/Land cover types in 2018 in Langbiang Biosphere Reserve, Lam Dong province. In addition, three remote sesning indices, namely NDVI, NBR and IRSI, were selected and calculated for deforestation sites; the thresholds of early forest degradation detection in Langbiang Biosphere Reserve have determined at accuracy values ranging from 66.7 ÷ 85.7%. For NDVI, thresholds of early deforestation detection is 0.400 ÷ 0.792. Thresholds of NBR and IRSI are 0.200 ÷ 0.529 and 0.604 ÷ 1.193, respectively. As field – based accuracy assessments, using remote sensing indices (NDVI, NBR and IRSI) for early deforestation detection is reliable and applicable in Langbiang World Biosphere Reserve, Lam Dong.

Keywords: Buffer zone, vegetation index, forest change, forest land, GIS, remote sensing, Langbiang, Biosphere Reserve

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, PHÒNG TRỪ MỌT Euwallacea fornicatus Eichhoff (Coleoptera: Scolytidae) HẠI THÂN KEO TAI TƯỢNG, KEO LAI TẠI HUYỆN YÊN BÌNH VÀ HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Lê Văn Bình

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Mọt hại thân ở rừng Keo tai tượng và keo lai trên 3 năm tuổi tại huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái có tên khoa học là Euwallacea fornicatus Eichhoff, thuộc bộ Cánh cứng Coleoptera và họ Scolytidae; có 4 pha phát triển là pha trưởng thành, pha trứng, pha sâu non và nhộng. Mọt trưởng thành đục qua lớp vỏ và đào đường hầm vào thân cây, đồng thời đào đến đâu cấy nấm vào đến đó. Nuôi mọt trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 26oC, độ ẩm 80%, thời gian trưởng thành trung bình 5,2 ngày; trứng 8,9 ngày, sâu non 20,1 ngày và nhộng 10 ngày; thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 44,2 ngày. Phòng trừ mọt hại thân bằng chế phẩm Delfin 32WG Bacillus thuringiensis và Muskardin có nấm Beauveria bassiana ở trong phòng thí nghiệm tỷ lệ mọt chết 100% sau 7 ngày phun.

Từ khóa: Đặc điểm sinh học, vòng đời, phòng trừ, Euwallacea fornicatus

Some biology characteristics, control Euwallacea fornicatus Eichhoff (Coleoptera: Scolytidae) Stem borer Acacia mangium, acacia hybrid in Yen Binh and Tran Yen districts of Yen Bai province

Shot hole borer beetle attacks the over three – year – old Acacia mangium and acacia hybrid plantations in Yen Binh and Tran Yen district of Yen Bai province. This ambrosia beetle is named Euwallacea fornicatus Eichhoff, belonging to the Coleoptera and Scolytidae family. The four stages of this species are an egg, larva, pupa, and adult. The adult beetles chew out tunnels in the trunk, at that time they cultivate fungi in the galleries. The amount of average time to complete life cycle is 44.2 days in an average temperature of 26oC, humidity 80% under the conditional laboratory experiment. The average period time of the adult beetle is about 5.2 days; eggs hatch in about 8.9 days, the average larval period last 20.1 days and the pupation time is 10.0 days. Preventing shot hole borer beetle by using the Delfin 32WG (Bacillus thuringiensis) and Muskardin (Beauveriabassiana) has high efficiency with 100% mortality after seven days of spraying in the lab.

Keywords: Biological characteristics, lifecyle, control and Euwallacea fornicatus

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CHẤT, NHIỆT ĐỘ, ĐỘ ẨM ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG CỦA NẤM Coprinus radians (Desm.)
Fr. 1838  NV1  (tên mới Coprinellus radians (Desm.) Vilgalys, Hopple & Jacq. Johnson 2001)

Bùi Thị Thủy1, Hoàng Thị Tám1, Đoàn Thị Bích Ngọc1,
Nguyễn Thị Hằng1, Đặng Tất Thành2

1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2
Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công thương

TÓM TẮT

Kế thừa các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, dăm gỗ khi được gây cấy chủng nấm mục phù hợp với các thông số công nghệ nuôi cấy phù hợp sẽ tạo ván dăm không cần dùng keo dán. Nhiều loài nấm ở Việt Nam thuộc lớp Nấm đảm Basidiomycetes có khả năng sinh trưởng trên dăm gỗ. Loài nấm Coprinus radians (Desm.) Fr. 1838 NV1 (tên mới là Coprinellus radians (Desm.) Vilgalys, Hopple & Jacq. Johnson 2001) đã được tuyển chọn để chuyển hóa dăm gỗ thành dạng phù hợp cho sản xuất ván bio-composite vì khả năng sinh trưởng nhanh nhất trong các chủng thử nghiệm. Để rút ngắn thời gian nuôi cấy nấm trên nguyên liệu, tiết kiệm về năng lượng và nhân công cần nghiên cứu thành phần cơ chất, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Kết quả nghiên cứu đã xác định có thể sử dụng pepton, cao nấm men, bột đậu tương, bột ngô kết hợp cám gạo để bổ sung vào cơ chất dăm gỗ để nuôi cấy nấm mực Coprinus radians. Thành phần cơ chất gồm gồm 90,7% dăm gỗ được bổ sung 4% cám ngô; 4% cám gạo; 1% CaCO3; 0,3% bột đậu tương là phù hợp để nuôi cấy nấm Coprinus radians NV1 nhằm tạo ra lượng lớn sinh khối nấm cho tạo ván dăm không sử dụng keo dán. Nấm Coprinus radians sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 25 ± 2oC, độ ẩm 75 – 85%.

Từ khóa: Coprinus radians, sinh trưởng, cơ chất

The effect of substract, temperature, humidity on growth of Coprinus radians (Desm.) Fr. 1838 NV1 (new name Coprinellus radians (Desm.) Vilgalys, Hopple & Jacq. Johnson 2001)

Inherited from the results show that wood chips when cultivated with suitable fungus species and technology will make denatured wood chips then create chipboards without glue. Many species of fungi in Vietnam belong to the basidiomycetes that are capable of growing on wood chips. Among them, Coprinus radians (Desm.) Fr. 1838 NV1 (new name Coprinellus radians (Desm.) Vilgalys, Hopple & Jacq. Johnson 2001) with the best growth speed among test strains was selected to make denatured wood chips for the production of bio-composite boards. In order to shorten the fungus culture time on wood chips, to save energy and labor, the cultivated substrate composition, temperature, humidity was studied. Our studies have proved that pepton, yeast, soybean, maize flour and rice flour can be added in to the wood chips for culturing the Coprinus radians. The substrate consists of 90.7% wood chips added with 4% maize flour; 4% rice flour; 1% CaCO3; 0.3% soybean was suitable for culturing of Coprinus radians NV1 to produce large quantities fungal biomass for creating chipboards without glue. Coprinus radians grows best at 25 ± 2oC, humidity 75 – 85%.

Keywords: Coprinus radians, growth, substrate

TẠO VẬT LIỆU MỚI TỪ GỖ RỪNG TRỒNG CHO CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ĐỒ MỘC

Nguyễn Quang Trung, Hà Tiến Mạnh; Nguyễn Thị Phượng,
Phạm Thị Thanh Miền, Nguyễn Trấn Hưng

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Hiện nay gỗ keo rừng trồng là một nguồn nguyên liệu tiềm năng; nhưng giá trị các sản phẩm từ gỗ keo rừng trồng còn đang ở mức rất thấp do chất lượng gỗ keo rừng trồng chưa đáp ứng yêu cầu chất lượng nguyên liệu sản xuất gỗ xẻ cho ngành công nghiệp đóng đồ mộc. Nghiên cứu này đã tạo ra vật liệu gỗ ép khối từ ván bóc gỗ keo rừng trồng đường kính nhỏ. Sản phẩm gỗ ép khối có kích thước lớn (dài 2,44 m, rộng và dày tùy theo yêu cầu sản xuất) và sản phẩm này có một số đặc tính cơ học, vật lí; tính chất công nghệ tương đương với một số loại gỗ lớn, nhóm IV rừng tự nhiên. Sản phẩm gỗ ép khối đã góp phần nâng cao giá trị gỗ keo rừng trồng, đa dạng hóa các sản phẩm từ gỗ rừng trồng và cung cấp vật liệu gỗ cho ngành công nghiệp sản xuất đồ mộc ở Việt Nam. Giá thành và chất lượng của sản phẩm gỗ ép khối có tính cạnh tranh cao so với gỗ xẻ nhập khẩu và ván dán chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc.

Từ khóa: Gỗ ép khối, gỗ keo

Using plantation log to produce new wood material for furniture industry manufacturing

At present, Acacia plantation wood is a potential timber raw material source; but products value made of planted timber is still low due to the planted logs quality is not yet met the requirement of log for saw board production which is important wood material for furniture manufacturing. This study has created multilaminar block wood made of peeled veneer of small planted acacia logs. Multilaminar block wood has lager dimension than acacia log were used to make it (its dimension is 2.44 m of length; the width and thickness are up to the requirement of production); this product has physical, mechanical and machining properties which are similar to wood quality of some natural timber at 4th group (according to the Vietnamese grading standard). This multilaminar block wood not only contributed to improve the added value and the product diversify of plantation logs but also is a new wood material supplying to furniture manufacture industry in Vietnam. The price and quality of this material has a good competition to the imported timber and high quality plywood which are the raw material resource supplying for furniture manufacturing

Keywords: Acacia wood, multilaminar block wood

FOREST PLANTATIONS AND SMALLHOLDER LIVELIHOODS IN LAO AND VIETNAM

Project management board

Vietnamese Academy Forestry Sciences

  1. INTRODUCTION

The ACIAR funded project “Improving policies for forest plantations to balance smallholder, industry and environmental needs in Lao PDR and Vietnam” (2016 – 2018) aims to provide policy options that achieve national goals for tree plantation industry development in Vietnam and Lao PRD through improved linkages between commercial investment and smallholder production and improve the capacity of national researchers in policy research and economic and social analyses.

The Government of Viet Nam has set an ambitious goal to become an upper – middle income country by 2035, supported by forest sector strategies to increase forest cover to 42% by 2020 and encourage a change in plantation management to produce more suitable local wood to reduce imported timber for wood processing industries. The Government of Lao PDR has national objectives to restore forest cover to 70%, enhance rural livelihoods, safeguard environmental services, address illegal logging and trade, promote domestic processing of wood products and support ‘green growth’. The longer – term goal is to graduate from Least Developed Country status while realising the Sustainable Development Goals.

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]