Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2017

Bia cat

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 – 2017

 

1

Đa dạng họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Vườn Quốc gia Bến En, Thanh Hóa

Đậu Bá Thìn
Nghiêm Thị Giang
Hoàng Văn Chính

Diversity plants of Piperaceae from Ben En National Park, Thanh Hoa province

5

2

Đa dạng cây thuốc ở xã Mường Lống huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Lê Thị Hương
Hoàng Thanh Sơn
Nguyễn Tiến Cường
Đậu Bá Thìn
Nguyễn Xuân Trường

Diversity of medicinal plants in Muong Long commune, Ky Son district, Nghe An province

10

3

Ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến động vật hoang dã trong các khu bảo tồn

Nguyễn Đắc Mạnh
Tạ Tuyết Nga
Nguyễn Hải Hà
Lưu Quang Vinh
Phùng Thị Tuyến
Nguyễn Thị Bích Hảo
Trần Thị Hương

Impacts of ecotourism activities on wildlife in conservation areas

16

4

Tổng quan nghiên cứu cây Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis Ha et Grush.) điều kiện in vitro

Lương Thị Hoan
Phan Thị Hương Trà
Hoàng Thị Như Nụ
Lê Việt Dũng
Dương Thị Phúc Hậu
Nguyễn Đăng Minh Chánh

Research overview of panax Vietnamensis (Pnax vietnamensis Ha et Grush.) invitro condition

26

5

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Xoan đào (Prunus arborea (Blume) Kalkman) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

Đỗ Hoàng Chung
Nguyễn Công Hoan
Ma Đức Khiêm

Study on silvic characteristics of Prunus arborea (Blume) Kalkman species in Na Ri district, Bac Kan province

38

6

Một số đặc điểm lâm học của loài Xoan mộc (Toona surenii Blume Merr) tại khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc – Bắc Kạn

Hồ Ngọc Sơn

Nguyễn Thị Thu Hiền

Lường Quốc Hải

Some biological characteristics of Toona surenii Blume Merr in Nam Xuan Lac species & habibat conservation area, Bac Kan province

47

7

Đặc điểm sinh trưởng của Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) ở tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk
và Kon Tum

Đặng Thái Hoàng
Đặng Thái Dương

The growth characteristics of Machilus odoratissima Nees in Gia Lai, Dak Lak, and Kon Tum provinces

54

8

Một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) phân bố
tại huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La

Phan Thị Thanh Huyền
Nguyễn Văn Hùng

Some characteristics of natural forest structure wich have Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger in Moc Chau district,
Son La province

64

9

Đặc điểm tái sinh rừng
tự nhiên nơi có loài cây
Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) phân bố
tại huyện Mộc Châu,
tỉnh Sơn La

Phan Thị Thanh Huyền
Nguyễn Văn Hùng

The traits of natural regeneration of Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) forest in Moc Chau district, Son La province

74

10

Đặc trưng các trạng thái rừng phòng hộ đầu nguồn lưu vực sông Pô Kô,
tỉnh Kon Tum

Huỳnh Văn Chung

The characteristics of watershed protection forests in the Po Ko river basin in Kon Tum province

83

11

Đặc điểm sinh học và phòng trừ loài sâu (Orthaga exvinacea Hamp.) Hại lá Long não (Cinnamomum camphora Linnaeus) tại huyện
Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Lê Văn Bình
Nguyễn Quốc Thống

Biological characteristic and control measure of Orthaga exvinacea Hamp. damaging leaf of Cinnamomum camphora Linnaeus in Gia Binh district, Bac Ninh province

95

12

Đặc điểm sinh học và thành phần thiên địch
của Sâu đo ăn lá (Biston suppressaria Guenée) hại Keo tai tượng
(Acacia mangium)
tại Quảng Ninh

Nguyễn Hoài Thu
Đào Ngọc Quang
Bùi Quang Tiếp

Biological characteristics and natural enemies of Looper caterpillar
(Biston suppressaria Guenée) associated with Acacia mangium in
Quang Ninh province

101

13

Bệnh thối rễ Quế ở giai đoạn vườn ươm  và đề xuất biện pháp quản lý dịch bệnh  ở tỉnh Lào Cai

Vũ Văn Định
Đặng Như Quỳnh
Lê Thị Xuân
Nguyễn Thị Loan
Phạm Văn Nhật
và Trần Nhật Tân

Wilt disease of Cinnamomum cassia in nurseries and control measures for diseases management in Lao Cai province

109

14

Đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen 28s-rRNA của loài nấm liên quan đến bệnh thối quả vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang

Nguyễn Thị Thu Hiền
Trịnh Đình Khá

Morphological characteristics and sequence analysis of 8s – rRNA gene of fungal species associated with the rot disease of litchi fruit in Luc Ngan – Bac Giang

119

15

Kết hợp ảnh vệ tinh Alos-2/Palsar-2 và Landsat-8 trong xác định trữ lượng rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại tỉnh
Đắk Nông

Phạm Văn Duẩn
Nguyễn Thanh Hoàn
Nguyễn Trọng Bình
Phạm Tiến Dũng

A combination of
Alos-/Palsar- and Landsat-8 satellite images for wood volume estimation of natural evergreen broadleaf forest in Dak Nong province

125

16

Thực trạng và các giải pháp quản lý cháy rừng ứng phó với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Bình

Nguyễn Phương Văn
Nguyễn Văn Lợi
Trần Minh Đức

Situation and measures to forest fire management for climate change adaptation in Quang Binh province

139

17

Khả năng bảo vệ màu sắc gỗ của sơn pu chứa vật liệu nano TiO2, ZnO và nanoclay hydrophilic

Bùi Văn Ái
Nguyễn Thị Hằng
Hoàng Trung Hiếu
Hoàng Thị Tám
Bùi Thị Thủy

Color protection capability of PU paint enhanced with dispersed nano particles of TiO, SiO, ZnO, Nanoclay hydrophilic

151

18

Xử lý tẩy trắng ván bóc gỗ Keo tai tượng và keo lai

Nguyễn Quang Trung
Nguyễn thị Phượng
Hà Tiến Mạnh
Phạm Thị Thanh Miền

Bleaching peeled veneer of acacia wood

160

19

Một số kết quả nghiên cứu sấy gỗ Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham)

Đỗ Thị Hoài Thanh
Hà Tiến Mạnh

Study on drying technology of Betula alnoides Buch. Ham

169

ĐA DẠNG HỌ HỒ TIÊU (PIPERACEAE) Ở VƯỜN QUỐC GIA  BẾN EN, THANH HÓA

Đậu Bá Thìn1, Nghiêm Thị Giang1, Hoàng Văn Chính1,2

1 Trường Đại học Hồng Đức
2 Học viện Khoa học Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở Vườn quốc gia (VQG) Bến En, Thanh Hóa, mẫu được thu từ năm 2016 đến năm 2017. Bước đầu đã xác định được 18 loài, 2 chi, trong đó bổ sung cho danh lục VQG Bến En (2013) được 09 loài. Chi Piper có số loài nhiều nhất với 17 loài (chiếm 84,44% tổng số loài), Peperomia chỉ có 1 loài (chiếm 5,56%). Các loài cây thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae) ở khu vực nghiên cứu có các giá trị sử dụng khác nhau như có 17 loài thuộc nhóm cây có tinh dầu, 09 loài thuộc nhóm cây làm thuốc, 03 loài ăn được và 02 loài thuộc nhóm cây làm gia vị. Lần đầu ghi nhận bổ sung 12 loài thuộc họ Hồ tiêu có mặt ở Thanh Hóa.

Từ khóa: Bến En, đa dạng, họ Hồ tiêu, Thanh Hóa, Vườn quốc gia.

Diversity plants of Piperaceae from Ben En National Park, Thanh Hoa province

This paper presents some results of research on family Piperaceae in Ben En National Park, Thanh Hoa province, from 2016 to 2017. Total 18 species belonging to 2 genera of Piperaceae were collected and identified. There were 9 species found as new records for the plant list of Ben En published in 2013. Piper was the richest genus (17 species), then followed by Peperomia (1 species), The number of useful plant species of the Lauraceae is categorized as follows: 17 species supply essential oil, 9 species as medicinal plants, 03 species for edible and 02 species for spice. The first, recorded new distribution for 12 species in Thanh Hoa.

Key words: Ben En, biodiversity, National park, Piperaceae, Thanh Hoa.

 

A DẠNG CÂY THUỐC Ở XÃ MƯỜNG LỐNG HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

Lê Thị Hương1,*, Hoàng Thanh Sơn2, Nguyễn Tiến Cường1,

Đậu Bá Thìn3, Nguyễn Xuân Trường4

1Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh

2Viện Nghiên cứu Lâm Sinh
3Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hồng Đức
4BQL Rừng phòng hộ Kỳ Sơn

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu cây thuốc ở xã Mường Lống huyện Kỳ Sơn, bước đầu đã xác định được 91 họ, 185 chi và 231 thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch (Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta và Magnoliophyta). Trong đó, ngành Magnoliophyta là đa dạng nhất với với 217 loài thuộc 175 chi và 81 họ. Nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo với 76 loài, tiếp đến là cây thân bụi với 70 loài, cây thân gỗ với 47 loài, thấp nhất cây thân leo với 38 loài. Môi trường sống ở rừng với 123 loài, nương rẫy với 91 loài, khe suối với 54 loài, đồi với 35 loài, vườn nhà với 30 loài. Đã điều tra được 15 nhóm cây thuốc dùng để chữa bệnh, trong đó bệnh thời tiết là cao nhất với 78 loài, bệnh xương khớp với 71 loài, bệnh ngoài da với 56 loài, bệnh tiêu hóa với 63 loài, động vật cắn 30 loài, bệnh phụ nữ 21 loài, hô hấp 18 loài, bệnh dạ dày 12 và các bệnh khác 35. Có 15 loài cây thuốc ở xã Mường Lống có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007), 2 loài rất nguy cấp (CR), 5 loài nguy cấp (EN), 8 loài sẽ nguy cấp (VU).

Từ khóa: Cây thuốc, đa dạng, Mường Lống, Nghệ An

Diversity of medicinal plants in Muong Long commune, Ky Son district, Nghe An province

Research results of medicinal plants in Muong Long commune, Ky Son district, have been identified 231 species belonging to 185 genera and 91 families of 4 divisions (Equisetophyta, Polypodiophyta, Pinophyta and Magnoliophyta). Magnoliophyta was found the richest with 217 pecies (93.93%). Highest number of species were herbs with 76 species (32,90%), followed by Shrubs (70 species), trees (47 species). The vines were the lowes with 38 species. Medecinal plants of Muong Long were identified which are able to cure 9 diseases groups. Among these, 4 groups used with the largest number of species: fever and lung diseases (78 species), related to the mesculoskeletal system diseases (71 species), diseases of the digestive system (63 species), skin diseases (56 species). There are 15 species are listed in the Red data Book of Vietnamese (2007).

Keywords: Diversity, medicinal, Muong Long, Nghe An

 

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRONG CÁC KHU BẢO TỒN

Nguyễn Đắc Mạnh, Tạ Tuyết Nga, Nguyễn Hải Hà, Lưu Quang Vinh, Phùng Thị Tuyến, Nguyễn Thị Bích Hảo, Trần Thị Hương

Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Hiện nay, có khá nhiều Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam đã tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đối với động vật hoang dã. Bởi vậy, trên cơ sở tóm lược các kết quả nghiên cứu về lĩnh vực này ở ngoài nước và so sánh với hiện trạng nghiên cứu ở nước ta; chúng tôi đã đề xuất định hướng nghiên cứu, cũng như phương thức giám sát và quản lý. Hoạt động du lịch sinh thái diễn ra trong khu bảo tồn chủ yếu bao gồm: xem động vật hoang dã, đi bộ, chụp ảnh, cắm trại, leo núi hoặc trượt tuyết, chèo thuyền trên hồ, chèo mảng xuôi dòng suối, giáo dục môi trường, thăm bản làng,… Loại hình hoạt động, phạm vi – cường độ hoạt động, phân bố không gian – thời gian hoạt động là các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức độ gây nhiễu đối với động vật hoang dã. Tháo chạy, bị thu hút và phải thích nghi là ba kiểu hành vi mà động vật hoang dã học tập được để phản ứng đối với các nhiễu loạn từ hoạt động du lịch. Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của hoạt động du lịch sinh thái đến động vật hoang dã, chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: phản ứng kinh động, kiếm ăn, tiêu hao năng lượng, thay đổi tập tính – sinh lý, năng lực sinh sản, kích thước quần thể, kết cấu quần xã,… Trong tương lai, các nghiên cứu về lĩnh vực này ở nước ta nên chú trọng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu cơ sở, đồng thời đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lý luận và ứng dụng; cần vận dụng nhiều bí kíp kỹ thuật để tiến hành giám sát trường kỳ đối với tập tính, sinh lý, động thái quần thể, tính đa dạng loài, chất lượng sinh cảnh của động vật hoang dã, cũng như phân bố thời gian – không gian, thái độ và hành vi của du khách; từ đó, ứng dụng các kết quả giám sát này để đưa ra các quyết sách quản lý du khách, quản lý động vật hoang dã và sinh cảnh sống của chúng.

Từ khóa: Ảnh hưởng, động vật hoang dã, du lịch sinh thái, giám sát, khu bảo tồn, quản lý

Impacts of ecotourism activities on wildlife in conservation areas

Presently, ecotourism is planned or developed for many National Parks, Natural Reserves in Vietnam, but the studies of these impacts on wildlife are a few. A framework for monitoring and managing the effects of ecotourism on wildlife in natural Reserves in Vietnam should be proposed, based on reviewing the literature from scientists in Europe, USA, Australia and China. Ecotourism activities in conservation areas include wildlife viewing, hiking, all – terrain vehicles, snowmobiles, camping, motor – boating, floating, interpretation and visiting local community. Pattern, intensity, scope, temporal and spatial patterns of ecotourism activities are known as factors influencing the impacts on wildlife. Runaway, attracted and adapted three types of behaviors that wildlife learn to how respond to disturbances from tourism. There are plenty studies about ecotourism impacts on wildlife, mainly focusing on the flight responses, feeding, energy expenditure, physiological index, reproduction, population size, community structure. Due to the lack of research on ecotourism impacts, it is necessary for Vietnam to collect large basic data, and discuss some important questions about theory and application, and establish monitoring systems in reserves to measure wildlife behavior, physiology, population dynamics, and distribution; habitats, environmental quality; temporal and spatial characteristics, as well as the attitudes, and behavior of visitors. Monitoring methods include control area comparison for different levels of tourism intensity before and after development, to determine its long – term effect. Ecological research and monitoring should be applied to wildlife, habitat, and visitor management strategies used by conservation areas.

Keywords: Conservation areas, ecotourism, impacts, management, monitoring, wildlife

 

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CÂY SÂM NGỌC LINH (Panax vietnamensis Ha et Grush.) ĐIỀU KIỆN IN VITRO

Lương Thị Hoan1, Phan Thị Hương Trà1, Hoàng Thị Như Nụ1, Lê Việt Dũng1,

Dương Thị Phúc Hậu1, Nguyễn Đăng Minh Chánh2

1Viện Dược liệu

2Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

TÓM TẮT

Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis, Ha et Grushv), thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) là loại cây đặc hữu và quý hiếm ở Việt Nam, có tác dụng chống stress vật lý, tâm lý, trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hóa, lão hóa… Vì vậy phát triển và bảo tồn nguồn gen để cung cấp cho ngành dược đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của quốc gia nói chung và ngành nông nghiệp, y học nói riêng. Mục tiêu của bài báo này để tổng quát lại các kết quả nghiên cứu về nhân giống cây Sâm ngọc linh bằng phương pháp in vitro trong ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tạo nguồn dược liệu quí và có định hướng phát triển dược liệu Sâm ngọc linh trong tương lai. Mặc dù, một vài nghiên cứu về Sâm ngọc linh phát triển từ thập niên 90 như ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống tạo nguồn dược liệu Sâm ngọc linh thông qua nuôi cấy mô sẹo, phôi vô tính, nuôi cấy sinh khối, chồi, lá, rễ và củ…góp phần mang lại thành công đáng kể cho việc phát triển tạo nguồn cây giống, duy trì và bảo tồn loại sâm quý hiếm ở Việt Nam đã được công bố bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tuy nhiên, gặp một số khó khăn trong giai đoạn huấn luyện, phát triển cây con ngoài vườn ươm, và hàm lượng saponin của cây nuôi cấy in vitro hiệu quả thấp hơn so với sâm tự nhiên. Những kết quả tổng quan này để làm cơ sở cho các nghiên cứu trong tương lai.

Từ khóa: Mô phân sinh, mô sẹo, nhân giống, rễ bất định, Sâm ngọc linh

Research overview of Panax vietnamensis (Panax vietnamensis Ha et Grush.) invitro condition

Panax vietnamensis is a species of the ginseng genus, and is an endemic, valuable and rare plant species in Vietnam. This species is medicial propreties and the effect of anti stress, physics, mentality, depression and stimulating immune system, antioxidant and aging, etc. Therefore, the development and conservation of genetic resources to provide the pharmaceutical industry have played an important roles in the development strategy of Vietnam in general and agriculture, medicine in particular. The objective of this paper was to review the research results of Ngoc Linh ginseng by the application of tissue culture technology to create precious medicinal herbs and to orientate development for Ngoc Linh ginseng in the future. Although some studies on Ngoc Linh ginseng have been developed since the 1990s such as the application of biotechnology in propagation of Ngoc Linh ginseng through the culture of callus, cloned embryos, biomass, shoot, leaf, roots and tubers. The scientists in nation and the world have publicated and contributed to the significant success for the development of seedling production, maintaining and conservation the valuable and rare ginseng in Vietnam. However, there are some difficulties in the stage of seedlings in the nursery, and the saponin content of in vitro cultivated plants is less effective than natural ginseng. This result is the reasons for further research in the future.

Keywords: Meristem, callus, indefinate roots, Panax vietnamensis, propagation

 

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI XOAN ĐÀO (Prunus arborea (Blume) Kalkman) TẠI HUYỆN NA RÌ, TỈNH BẮC KẠN

Đỗ Hoàng Chung1*, Nguyễn Công Hoan1, Ma Đức Khiêm2

1 Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2 Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bắc Kạn

TÓM TẮT

Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn là địa phương phù hợp với phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn, Xoan đào (Prunus arborea) là một loài cây gỗ bản địa thích hợp với trồng rừng gỗ lớn. Mục đích của nghiên cứu nhằm cung cấp dẫn liệu khoa học về một số đặc điểm sinh thái; phân bố của cây Xoan đào; một số đặc điểm lâm học của lâm phần nơi có cây Xoan đào phân bố. Trên cơ sở các dữ liệu thứ cấp, điều tra phỏng vấn và điều tra thực địa (27 OTC), kết quả cho thấy, tại huyện Na Rì, Bắc Kạn, loài cây Xoan đào phân bố trên đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs), nơi có địa hình dốc với độ dốc từ 20o – 35o, thành phần cơ giới thịt trung bình đến sét. Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 20,9oC, số giờ nắng hàng năm đạt 1499,8 giờ/năm, lượng mưa hàng năm đạt 1076,6mm. Tại Na Rì, loài Xoan đào phân bố chủ yếu ở trạng thái rừng trung bình và rừng nghèo, phân bố ở độ cao từ 308m đến 456m so với mặt nước biển. Thành phần loài cây gỗ của rừng (nơi có loài Xoan đào phân bố) biến động từ 13 – 32 loài, trong đó có từ 6 đến 8 loài tham gia công thức tổ thành rừng. Các loài cây chủ yếu là những loài cây ưa sáng, gỗ giá trị thấp như: Dẻ gai (Castanopsis indica), Kháo (Machilus spp.), Vối thuốc (Schima wallichii), Trám chim (Canarium tonkiense), Sau sau (Liquidambar formosana); Trẩu (Vernicia fordii), Muồng (Zenia insignis), Sồi (Lithocarpus spp.), Bứa (Garcinia oblongifolia); ngoài ra các loài cây gỗ có giá trị như Xoan đào (Prunus arborea) và Xoan nhừ (Allospondias lakonensis) cũng tham gia trong công thức tổ thành loài, đặc biệt trong trạng thái rừng trung bình thì loài Xoan đào có hệ số tổ thành lớn. Loài Xoan đào phân bố ở rừng nghèo có độ tàn che của lâm phần trung bình đạt 0,57; rừng trung bình có độ tàn che đạt 0,7.

Từ khóa: Bắc Kạn, cây Xoan đào, đặc điểm lâm học, Prunus arborea

Study on silvic characteristics of Prunus arborea (Blume) Kalkman species in Na Ri district, Bac Kan province

Na Ri district, Bac Kan province is an area suitable for the development of saw log production areas. Prunus arborea is a native species which has potential for saw log plantation forest. The purpose of the study is to provide scientific data on characteristics of some ecological factors; distribution characteristics of Prunus arborea species; forest characteristics where Prunus arborea trees are distributed. On the basis of secondary data, interview and field surveys (27 plots), results showed that: in Na Ri district, Prunus arborea species were distributed on yellowish red soils (Fs.). The soil is was derived from clay rocks, sloping terrain, the texture varies from medium loam to clay. The annual temperature is 20.9oC, the annual sunshine is 1499.8 hours per year, the annual rainfall is 1076.6mm per year. Prunus arborea species is distributed mainly in the medium forest and poor forest, altitude level in between 308 and 456m above sea level, slope level between 20o and 35o. Tree species composition ranged from 13 – 32 species and 6 to 8 species that participated in composition formula. The woody species in composition formula are mainly photophilic with low values timber, such as: Castanopsis indica, Machilus spp., Schima wallichii, Canarium tonkiense, Liquidambar formosana, Vernicia fordii, Zenia insignis, Lithocarpus spp., Garcinia oblongifolia; In addition, there are some valuable timber species, such as: Prunus arborea and Allospondias lakonensis, especially in the medium forest status, Prunus arborea species has a large species composition coefficient. Prunus arborea distribute in poor forest with canopy coverage is 0.57 and the canopy coverage is 0.7 in medium forest.

Keywords: Bac Kan, Prunus arborea (Blume) Kalkman, silvic characteristics

 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI XOAN MỘC (Toona surenii Blume Merr) TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH
NAM XUÂN LẠC – BẮC KẠN

Hồ Ngọc Sơn1*, Nguyễn Thị Thu Hiền1, Lường Quốc Hải2

1Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

2Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc – Bắc Kạn

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được tiến hành tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc – Bắc Kạn trên 3 ô tiêu chuẩn điển hình 1.000 m2. Kết quả cho thấy, tầng cây cao có mật độ cây dao động từ 470 – 520 cây/ha, các loài ưu thế trong các OTC biến động từ 4 – 7 loài, trong đó các loài chủ đạo chủ yếu là Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Xoan mộc (Toona surenii), Muồng đen (Cassia siamea) và Trường mật (Pavieasia annamensis). Nghiên cứu cũng xác định được các loài ưu thế của tầng cây tái sinh ở các OTC dao động từ 10 – 13 loài và mật độ cây tái sinh động từ 7.760 – 11.760 cây/ha, trong đó Xoan mộc có 560 – 960 cây/ha. Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho quản lý rừng tự nhiên theo hướng bền vững nói chung và làm cơ sở cho nghiên cứu động thái cấu trúc rừng ở các giai đoạn tiếp theo nói riêng cũng như các nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào các trạng thái rừng để điều chỉnh theo hướng có lợi mục tiêu kinh doanh, bảo tồn loài.

Từ khóa: Bắc Kạn, đặc điểm lâm học, Nam Xuân Lạc, tái sinh, Xoan mộc

Some biological characteristics of Toona surenii Blume Merr in Nam Xuan Lac species & habibat conservation area, Bac Kan province

This study was conducted in Nam Xuan Lac Species and Habitat Conservation Area, Bac Kan province using 3 typical standard plots with area of 1000 m2. The study showed that the density of uppper level plants ranged from 470 – 520 species/ha, the dominant species in the plots ranged from 4 – 7 species, of which the key species were Excentrodendron tonkinense, Toona surenii, Cassia javanica and Amesiodendron chinense. This study also identified dominant species of regeneration plants among plots ranged from 10 – 13 species and their density of 7.760 – 11.760 trees/ha, of Toona surenii was from 560 – 960 trees/ha. This study result will provide important information for decision making to manage forests toward more sustaintable ways in Nam Xuan Lac, Bac Kan province. It also provides basis for further study in structural dynamic of forests in the future as well as silvicultural practice solutions for species consevation and development purposes.

Keywords: Bac Kan, biological characteristics, Nam Xuan Lac, regeneration, Toona surenii

 

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA BỜI LỜI ĐỎ (Machilus odoratissima Nees) Ở TỈNH GIA LAI, ĐẮK LẮK VÀ KON TUM

Đặng Thái Hoàng, Đặng Thái Dương

Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Huế

TÓM TẮT

Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) là loài cây có giá trị kinh tế cao. Hiện nay đã được gây trồng ở một số tỉnh Tây Nguyên, vì vậy nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng làm cơ sở cho việc lựa chọn vùng trồng rừng thích hợp là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh trưởng về chiều cao, đường kính, đường kính tán và thể tích của rừng trồng Bời lời đỏ giai đoạn 5 năm tuổi có sự khác nhau giữa các tỉnh và giữa các vùng điều tra trong từng tỉnh. Mức độ dao động về thể tích của cây trung bình giữa các vùng điều tra là từ 0,0302m3 ở Đắk Lắk đến 0,0677m3 ở Gia Lai, độ chênh lệch 0,037m3; Mức độ dao động về đường kính tán giữa các vùng điều tra là từ 2,10m ở Đắk Lắk đến 3,23 m ở Gia Lai, độ chênh lệch 1,13m; Mức độ dao động về đường kính giữa các vùng điều tra là từ 10,00cm ở Đắk Lắk đến 13,70cm ở Gia Lai, độ chênh lệch 3,7cm; Mức độ dao động về chiều cao giữa các vùng điều tra là từ 6,87m ở Đắk Lắk đến 8,97m ở Gia Lai, độ chênh lệch 2,1m. Kết quả phân tích thống kê bằng phân tích phương sai và tiêu chuẩn t (student) về các chỉ tiêu D­1.3, Hvn, Dt, V và tổng hợp các kết quả đã chọn được tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum trồng rừng Bời lời đỏ là phù hợp nhất. Trong tỉnh Gia Lai chọn được tiểu vùng xã Ayun và Đak Taley, ở tỉnh Kon Tum chọn được tiểu vùng huyện Kon Rẫy và ở tỉnh Đắk Lắk chọn tiểu vùng huyện M’Đrak trồng rừng Bời lời đỏ là thích hợp.

Từ khóa: Bời lời đỏ, sinh trưởng, Tây Nguyên

The growth characteristics of Machilus odoratissima Nees in Gia Lai, Dak Lak, and Kon Tum provinces

Machilus odoratissima Nees has been evaluated to be a tree species having the high economic value. Currently, this species has been planted in some provinces in the Central Highlands of Vietnam. Therefore, the present study aimed to investigate the growth characteristics of this species as the basis for selecting suitable afforestation areas. The study results show that tree height, tree diameter, canopy diameter, and tree volume in the 5 year period of forest plantation differed between provinces as well as between surveyed areas in each province. The level of variation in the tree volume average between surveyed areas ranged from 0.0302 m3 in Dak Lak to 0.0677 m3 in Gia Lai with the difference of 0.037 m3. The level of fluctuation in the canopy diameter between surveyed areas ranged 2.10m in Dak Lak to 3.23m in Gia Lai, and the level of difference between these provinces was 1.13m. The degree of fluctuation in the tree diameter between surveyed areas was 10.00 cm in Dak Lak to 13.70cm in Gia Lai with the difference of 3.7cm. The degree of fluctuation in the tree height between surveyed areas was from 6.87m in Dak Lak to 8.97m m in Gia Lai with the difference of  2.1m. From the results based on statistical analyses using Anova and t – tests in D1.3, Hvn, Dt, and V, Gia Lai and Kon Tum provinces were selected as the most suitable afforestation regions of Machilus odoratissima Nees. In Gia Lai province, Ayun and Dak Taley communes were more suitable for planting current species, while in Kon Tum province, Kon Ray commune was the suitable area. In Dak Lak, M’Drak district was also selected as the suitable afforest area of Machilus odoratissima Nees.

Keywords: Machilus odoratissima Nees, growth, Central Highlands

 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI
DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Phan Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Văn Hùng2

1 Đại học Tây Bắc

2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện KHLN Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây cao rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố được thực hiện ở 3 đai cao: 1.000 – 1.300m, 1.300 – 1.600m, lớn hơn 1.600m so với mực nước biển tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Khu vực nghiên cứu khá đa dạng với nhiều loài cây khác nhau, dao động từ 17 – 26 loài/OTC, trong đó có 5 – 9 loài tham gia vào công thức tổ thành theo chỉ số IV%, còn 12 – 17 loài không tham gia vào công thức tổ thành; Cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở đai cao 1.300 – 1.600m và lớn hơn 1.600m, số lượng ít, dao động từ 4 – 6 cây/ha. Cấu trúc tầng thứ tầng cây cao rừng tự nhiên có Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố có 3 tầng tán, tầng vượt trội số cây còn thưa thớt (1 – 8 cây/ha), tầng dưới tán số cây tham gia chưa nhiều (8 – 56 cây/ha) và chủ yếu là tầng tán chính (141 – 173 cây/ha); Độ tàn che đạt ở mức trung bình từ 0,6 – 0,7. Hàm phân bố Weibull phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao. Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mối quan hệ sinh thái tương hỗ với loài cây Đỉnh tùng, Kháo lá dài, Dẻ cuống.

Từ khóa: Cấu trúc Dẻ tùng sọc trắng hẹp, cấu trúc rừng, Sơn La

Some characteristics of natural forest structure wich have Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger in Moc Chau district, Son La province

Research on the characteristics of natural forest structure with narrow Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger distributed in 3 elevations: 1,000 – 1,300m, 1,300 – 1,600m, 1,600m above the sea level in Moc Chau district, Son La. The study area is quite diverse with many different species of tree, ranging from 17 – 26 species/OTC, of which 5 to 9 species participate in the composition fomular of the IV% index, while 12 – 17 species do not participate in this fomular; Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger is distributed at the belt height of 1,300 – 1,600m and larger than 1,600m, in small numbers, ranging from 4 – 6 plants/ha. The structure of the second layer of natural forest, which has Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger, has three layers of canopy. In dominance layer, the number of trees is sparse (1 – 8 trees/ha) and the number of trees under the canopy is low (8 – 56 trees/ha) and mainly the main canopy (141 – 173 trees/ha). The level of forest cover is between 0.6 and 0.7. The Weibull distribution is best suited to simulate the distribution of tree numbers by diameter classes and height. Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger is associated ecologically with the species of Cephalotaxus mannii, Machilus odoratissima Ness, Castanopsis fissa Rehd.et Will.

Keywords: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger, forest tructure, Son La

 

ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH RỪNG TỰ NHIÊN NƠI CÓ LOÀI CÂY
DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger) PHÂN BỐ TẠI HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA

Phan Thị Thanh Huyền1, Nguyễn Văn Hùng2

1 Đại học Tây Bắc

2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc, Viện KHLN Việt Nam

TÓM TẮT

Dẻ tùng sọc trắng hẹp (AmentotaxusArgotaenia (Hance) Pilger) thuộc họ Thông đỏ (Taxaceac), là một trong số những loài cây bản địa có phân bố ở vùng Tây Bắc và thường mọc ở đỉnh núi cao, trong những khu rừng Á nhiệt đới thường xanh cây lá rộng, trên đất núi đá vôi. Ở Việt Nam loài cây này còn có phân bố ở Sơn La, Thanh Hoá, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào cai, Cao bằng (Nguyễn Đức Tố Lưu, Philip Ian Thomas, 2004)… Tổ thành loài cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu là rất đa dạng, những loài chiếm ưu thế là Dẻ cuống, Dẻ gai ấn độ, Nhọc, Vối thuốc, Re hương, Dẻ gai đỏ; Dẻ tùng sọc trắng hẹp xuất hiện ở đai cao 1300 – 1600m và đai cao trên 1600m với số lượng ít. Mật độ cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu dao động từ 2.250 – 3.917 cây/ha, trong đó mật độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh dao động trong khoảng 83 – 250 cây/ha. Cây tái sinh có phẩm chất tốt trong khu vực nghiên cứu chiếm từ 1.083 – 1.750 cây/ha (36,10 – 48,14%), cây có phẩm chất trung bình chiếm từ 750 – 1.333 cây/ha (28,56 – 44,43%) và cây có phẩm chất xấu chiếm từ 250 – 660 cây/ha (10,72 – 19,43%)

Từ khóa: Dẻ tùng sọc trắng hẹp, Sơn La, tái sinh

The traits of natural regeneration of Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger forest in Moc Chau district, Son La province

Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger belongs to the Taxaceace family, which is one of the indigenous tree species naturally distributed in the Northwest and usually grows in high mountains, as well as the evergreen broad – leaved and limestone forest. In Vietnam, this species also was naturally found in Son La, Thanh Hoa, Thai Nguyen, Tuyen Quang, Vinh Phuc, Phu Tho, Lao Cai, Cao Bang provinces, etc (Nguyen Đuc To Luu, Philip Ian Thomas, 2004). We studied the natural regeneration forest where Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger distributed in Moc Chau district. The results revealed that the naturel composition of seedling and sapling regeneration in the study area is very diversity, with some dominant species such as Castanopsis fissa Rehd.et Will, Castanopsis indian A.DC, Polyathia cerasoides Benth et Hook, Schima wallichii Choisy, Cinnamomum iners Reinw. Ex Blume, and Castanopsis tonkinensis Seem., Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger mainly occurs in the elevation from 1,300 to 1,600m and but in over 1,600m with only small munber found. The density of regenerated trees in the study area ranged from 2,250 to 3,917 trees/ha, of which the density of regenerated Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger was only ranged from 83 to 250 trees/ha. In the total of regenerated trees the trees with good quality were from 1,083 to 1,750 trees/ha, accounting for 36.10% to 48.14%, average trees with 750 – 1,333 trees/ha, accounting for 28.56% to 44.43%, trees with bad quality. The number of trees from 250 to 667 trees/ha accounts for 10.72 to 19.43%. For the original regenetation, there were 81.37% regenated trees from natural seeds and 18.63% from coppices.

Keywords: Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilger, Son La, Regeneration

 

ĐẶC TRƯNG CÁC TRẠNG THÁI RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN LƯU VỰC SÔNG PÔ KÔ, TỈNH KON TUM

Huỳnh Văn Chung

Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kon Tum

TÓM TẮT

Sông Pô Kô nằm ở phía Tây của tỉnh Kon Tum, với diện tích lưu vực khoảng 316.676,2ha, chiếm 32,7% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích có rừng 164.685,4ha (RPH có 64.052,4ha, RĐD 11.909,6ha, RSX 78.931,1ha), chiếm 17,7% diện tích có rừng của toàn tỉnh, với trữ lượng khoảng 20,64 triệu m3, chiếm 24,8% tổng trữ lượng gỗ toàn tỉnh (83,3 triệu m3). Trạng thái rừng lá rộng thường xanh có diện tích lớn nhất, có 110.044ha, chiếm 66,8% diện tích có rừng toàn lưu vực và chiếm 24,9% diện tích rừng lá rộng thường xanh của toàn tỉnh. Rừng tre nứa có khoảng 150,72 triệu cây tre nứa các loại, chiếm 23,7% tổng trữ lượng tre nứa toàn tỉnh (637,1 triệu cây). Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính huyện, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện Đắc Glei có 56.604ha, chiếm 34,4% diện tích có rừng toàn lưu vực, Tu Mơ Rông (49.129ha, 29,8%), Đắk Hà (23.637ha, 14,4%), Đắk Tô (19.272ha, 11,7%). Cấu trúc phân bố số cây theo cấp đường kính của các trạng thái rừng lá rộng thường xanh và rừng lá kim có dạng phân bố giảm, số cây lớn nhất ở cỡ kính nhỏ nhất, và giảm dần khi cỡ kính tăng lên. Khi đường kính cây rừng tăng thì mật độ giảm, cỡ kính từ 15 – 20cm trở lên, mật độ cây rừng giảm theo thứ tự các trạng thái rừng: LRTX – G > LRTX – TB > LRTX – N > LRTX – PH và LK – G > LK – TB > LK – N > LK – PH.

Từ khóa: Kon Tum, lá kim, lá rộng thường xanh, lưu vực sông Pô Kô

The characteristics of watershed protection forests in the Po Ko river basin in Kon Tum province

Po Ko river is located in the western part of Kon Tum province, with a basin area of ​​ ​​316,676.2ha, accounting for 32.7% of the province’s natural area, of which the forest area is 164,685.4ha (RPH 64,052.4ha, RĐD 11,889.6ha, RSX 78.931,1ha), accounting for 17.7% of the total forest area of ​​the province, with reserves of about 20.64 million m3, accounting for 24.8% of the total timber volume in the province (83.3 million m3). The broardleaf evergreen forest has the largest area of ​​110,044ha, accounting for 66.8% of the total forest area and accounting for 24.9% of the broardleaf evergreen forest area of ​​the province. Bamboo forest has about 150.72 million bamboo of all kinds, accounting for 23.7% of total bamboo reserves in the province (637.1 million trees). The area of ​​forest and forest land is unevenly distributed among district administrative units, of which 56,604ha are in Dak Glei, accounting for 34.4% of the total forest area; Tu Mo Rong (49,129ha, 29.8%), Dak Ha (23,677ha, 14.4%), Dak To (19,272ha, 11.7%). The structure of diameter distribution of broardleaf evergreen forest and coniferous forest species has a reduced distribution pattern, the largest number of trees at the smallest diameter, and decreases as the diameter increases. When the diameter of forest trees increases, the density decreases, the diameter of 15 – 20cm and over, the density of forest trees decreases in the order of forest status: LRTX – G > LRTX – TB > LRTX – N > LRTX – PH and LK – G > LK – TB > LK – N > LK – PH.

Keywords: Kon Tum, Po Ko basin, the broardleaf evergreen forest, the coniferous forest, watershedprotection

 

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÒNG TRỪ LOÀI SÂU (Orthaga exvinacea Hamp.) HẠI LÁ LONG NÃO (Cinnamomum camphora Linnaeus) TẠI HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

Lê Văn Bình, Nguyễn Quốc Thống

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng

TÓM TẮT

Năm 2016 tại huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh xuất hiện loài Sâu hại lá Long não trên 2 năm tuổi; Loài sâu này có 4 pha (trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng), tên khoa học là Orthaga exvinacea Hamp., thuộc họ Pyralidae, bộ Lepidoptera; trưởng thành toàn thân có màu xám nâu, trưởng thành cái cơ thể dài trung bình 1,22cm (±0,06); râu đầu hình sợi chỉ; trưởng thành đực cơ thể dài trung bình 1,13cm (±0,03); râu đầu hình lông chim; trứng màu xanh phớt vàng; sâu non toàn thân có màu nâu bóng và kích thước sâu non thay đổi theo tuổi; nhộng màu nâu tối. Sâu hại lá Long não nuôi trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28,9oC và ẩm độ (RH) 78,5% thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 53,5 ngày. Chọn được thuốc Ofatox 400EC phòng trừ Sâu cuốn lá Long não đạt hiệu lực cao nhất 99,8% sau 8 giờ phun thuốc.

Từ khóa: Gây hại, đặc điểm hình thái, vòng đời và Cinnamomum camphora

Biological characteristic and control measure of Orthaga exvinacea Hamp. damaging leaf of Cinnamomum camphora Linnaeus in Gia Binh district, Bac Ninh province

In 2016, in Gia Binh district, Bac Ninh province, a leaf eating species appeared on the 2 – year – old trees; this insect species, Orthaga exvinacea Hamp. (Pyralidae, Lepidoptera), has four stages (maturity, egg, larva and pupa). The body of mature is brownish gray, the female body length reaches 1.22cm (±0.06) on average; setaceous antenna; average body length of males is 1.13cm (±0.03); antenna has plumose shape; the eggs are yellowish blue; whole body of the larva is brownish and the size of young larva varies with age; puppies are dark brown. Camphor leaf eating insects were reared in laboratory at average temperature of 28.9oC and humidity (RH) of 78.5%. The average life expectancy is 53.5 days. Selection of the drug Ofatox 400EC for prevention of Camphor leaf eating insects reached the highest effect of 99.8% after 8 hours post spraying.

Keywords: Damage, morphology, life cycle and Cinnamomum camphora

 

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ THÀNH PHẦN THIÊN ĐỊCH CỦA SÂU ĐO ĂN LÁ (Biston suppressaria Guenée) HẠI KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) TẠI QUẢNG NINH

Nguyễn Hoài Thu, Đào Ngọc Quang, Bùi Quang Tiếp

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Biston suppressaria Guenée là loài Sâu đo ăn lá được phát hiện là mối đe dọa mới cho rừng trồng Keo tai tượng tại Việt Nam trong vài năm gần đây, đặc biệt là tại tỉnh Quảng Ninh. Qua quá trình nuôi Sâu đo trong phòng thí nghiệm ở điều kiện nhiệt độ trung bình 28oC, ẩm độ 80% cho thấy đây là loài biến thái hoàn toàn. Vòng đời của sâu đo ăn lá Keo tai tượng gồm 4 giai đoạn phát triển: Trưởng thành, trứng, sâu non và nhộng. Thời gian hoàn thành vòng đời trung bình là 63 ngày (dao động từ 55 đến 71 ngày). Qua điều tra, theo dõi ngoài hiện trường và nuôi Sâu đo trong phòng thí nghiệm đã thu được 5 loài thiên địch của Sâu đo thuộc 5 họ, trong đó có 02 loài thiên địch bắt mồi (Bọ ngựa và Bọ ngựa cánh xanh Trung Bộ) ở giai đoạn sâu non và sâu trưởng thành với mức độ xuất hiện là ít phổ biến; 03 loài thiên địch ký sinh sâu non trong đó loài Ruồi ba vạch và Nấm bạch cương là rất phổ biến.

Từ khóa: Keo tai tượng, Sâu đo, thiên địch, vòng đời, đặc điểm sinh học

Biological characteristics and natural enemies of Looper caterpillar (Biston suppressaria Guenée) associated with Acacia mangium in Quang Ninh province

In the past few years, a Looper caterpillar (Biston suppressaria Guenée) has become a severe pest of Acacia mangium plantation in Viet Nam, especially in Quang Ninh province. Larval rearing was carried out under laboratory conditions at 28°C and 80% R.H, the result showed that this is complete metamorphic species, and their lifecycle is 63 days (ranging from 55 to 71 days) and comprises of four developmental stages: adult, egg, larva and pupa. According to the results of field observation and rearing in laboratory, there are five natural enemy species of Biston suppressaria of which two species are predatory natural enemies (Mantis sp. and Creobroter apicalis) associated with larva and adult stage at low frequency of appearance (+); three species are parasitic natural enemies associated with the lava stage, especially Exorista sorbillans and Beauveria bassiana at high frequency of appearance (+++).

Keywords: Acacia mangium, Biston suppressaria, natural enemies, lifecycle, biological characteristics

 

BỆNH THỐI RỄ QUẾ Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DỊCH BỆNH Ở TỈNH LÀO CAI

Vũ Văn Định, Đặng Như Quỳnh, Lê Thị Xuân, Nguyễn Thị Loan,

Phạm Văn Nhật và Trần Nhật Tân

Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Cây quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Long não (Lauraceae) là cây đa tác dụng. Trước đây, cây quế chỉ bán được vỏ, hiện nay, thân, cành, lá đều bán được với giá cao. Thân Quế sau khi bóc vỏ bán cho các cơ sở chế biến gỗ làm ván ghép thanh, ván sàn, đồ gia dụng hoặc làm cột chống… Các sản phẩm từ Quế có giá trị xuất khẩu đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn. Ngoài lợi ích về mặt kinh tế, cây quế còn đóng góp vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa. Hiện nay diện tích rừng trồng Quế ở nước ta khoảng 40.000ha, ở miền Bắc Việt Nam, Quế phân bố chủ yếu ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Quảng Ninh. Trong những năm tới vùng trồng Quế tiếp tục được mở rộng trên cả phương diện quy mô và diện tích. Trước sự gia tăng nhanh về mặt diện tích nên nhiều vườn ươm và rừng trồng Quế của một số địa phương đang đứng trước nguy cơ bị sâu bệnh hại. Nguyên nhân gây bệnh chết héo Quế ở giai đoạn vườn ươm của huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bắc Hà và huyện Văn Bàn của tỉnh Lào Cai do nấm gây bệnh vùng rễ (Phytophthora cinnamomi; Pythium vexans) gây hại. Để phòng trừ cây bị bệnh trong giai đoạn vườn ươm cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như: tiêu hủy những cây bị bệnh nặng, sử dụng thuốc hóa học (Ridomil 72WP nồng độ 0,5-1%; Thuốc Agrifos 400 nồng độ 0,5-1% với liều lượng 4 lít/100m2) phun từ 2 đến 3 lần mỗi lần cách nhau từ 10 đến 15 ngày. Khi đóng bầu gieo ươm cây con có thể sử dụng một số chế phẩm sinh học: Trichoderma hoặc chế phẩm sinh học khác có khả năng đối kháng với nấm gây bệnh vùng rễ để hạn chế bệnh hại. Trước khi gieo ươm cần dọn vệ sinh vườn ươm, lên luống thoát nước, tránh để luống bầu bị ngập úng, khử trùng bằng thuốc hóa học hoặc vôi bột. Trong quá trình chăm sóc cây phải sử dụng nguồn nước tưới sạch không có mầm mống của bệnh hại.

Từ khóa: Cây Quế (Cinnamomum cassia), chỉ số bệnh, tính gây bệnh, tỷ lệ bị bệnh

Wilt disease of Cinnamomum cassia in nurseries and control measures for diseases management in Lao Cai province

Cinnamomum cassia belonging to the family Lauraceae is a multi-purpose tree. Previously, only the barks of Cinnamon trees were consumed. Currently, the stem, branches, leaves are sold at high prices. Cinnamon stalks are sold to wood processing factories for boards, flooring, furniture or pillars. The products from cinnamon can be processed into large quantities of valuable commodities. In addition, Cinnamon also contributes to the protection of the ecological environment, preserving and developing the variety of indigenous precious tree species. Currently, the Cinnamon plantation in our country reached 40,000ha, in Northern Vietnam, Cinnamon mainly distributed in the provinces of Yen Bai, Lao Cai and Quang Ninh. In the coming years, Cinnamon growing area will be expanded in both size and area. With the rapid increase, many Cinnamon nurseries and plantations in some localities are facing the risk of pests and diseases. The death of Cinnamon in the nurseries of Bao Thang district, Bao Yen district, Bac Ha district and Van Ban district of Lao Cai province was identified by Phytophthora cinnamomi and Pythium vexans. For control measures of diseased plants during the nursery period, it is necessary to apply integrated management such as eliminating infected plants, using fungicides (Ridomil 72WP with the concentration of 0.5-1%; Agrifos 400 with the concentration of 0.5-1% in 4 liters/100m2) were sprayed 2 to 3 times at intervals of 10 to 15 days. When preparing seedlings, we can use some biological products Trichoderma or other bio-preparations that are resistant to pathogenic fungi to control the disease. Before nursing seedlings, the nurseries need to be cleaned, drainage, avoid the flooded beds, disinfected with fungicides calcium carbonate powder. In the process of watering trees, clean water must be used.

Keywords: Cinnamomum cassia, disease index, pathogenicity, disease incidence

 

ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ PHÂN TÍCH TRÌNH TỰ GEN 28S – rRNA CỦA LOÀI NẤM LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH THỐI QUẢ VẢI
TẠI LỤC NGẠN – BẮC GIANG

Nguyễn Thị Thu Hiền1, Trịnh Đình Khá2

1 Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

2 Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cây vải (Litchi chinensis Sonn.) là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon, nhiều chất bổ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, quả vải có thể bị nhiễm một số loại nấm bệnh. Nghiên cứu này nhằm xác định chính xác loài nấm gây hư hỏng quả vải Lục Ngạn – Bắc Giang. Chủng nấm ký hiệu LNT1.1 đã được phân lập từ quả vải và xác định bằng một số đặc điểm hình thái, sinh học và phân tích trình tự nucleotide 28S – rRNA. Kết quả phân tích trình tự đã chỉ ra rằng trình tự phân đoạn gen 28S rRNA của chủng LNT1.1 có kích thước 606 bp và có độ tương đồng cao với một số đại diện của chi nấm Fusarium (92,8 – 100%). Trong đó, trình tự gen tương đồng cao nhất với loài Fusarium graminearum PH – 1 (Mã số XR_893061). Trình tự phân đoạn gen 28S rRNA của chủng này đã được đăng ký trên GenBank với mã số KU521339 và được đặt tên là Fusarium graminearum LNT1.1.

Từ khóa: Bệnh thối quả vải, đặc điểm hình thái, Fusarium graminearum, Gen 28S – rRNA, Litchi chinensis Sonn

Morphological characteristics and sequence analysis of 28s – rRNA gene of fungal species associated with the rot disease of litchi fruit in Luc Ngan – Bac Giang

Litchi (Litchi chinensis Sonn.) a specialty fruit, has an appealing natural red color, high nutritional value, and pleasant flavour. However, litchi fruit can infect some pathogenic fungi. This study aimed Isolation and identification of pathogenic fungi associated with litchi fruit rot disease in Luc Ngan – Bac Giang. The fungal strain, designated as LNT1.1 was isolated from litchi fruit and identified by some morphological characteristics and analysed by 28S – rRNA sequence nucleotide. The sequencing analysis result has showed that sequence of 28S rRNA gene of the LNT1.1 strain has 606 bp and high homology to those of some representatives of the fungi genus Fusarium (92.8 – 100%). Among them, it has the highest homology with that of Fusarium graminearum strain PH – 1 (Accession number XR_893061). The sequence of 28S rRNA gene fragment of LNT1.1 strain was deposited in GenBank with accession number KU521339 and was named Fusarium graminearum LNT1.1.

Keywords: Fruit rot disease of litchi, morphological characteristics, Fusarium graminearum, 28S – rRNA gene, Litchi chinensis Sonn

KẾT HỢP ẢNH VỆ TINH ALOS-2/PALSAR-2 VÀ LANDSAT-8 TRONG XÁC ĐỊNH TRỮ LƯỢNG RỪNG TỰ NHIÊN LÁ RỘNG THƯỜNG XANH TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG

Phạm Văn Duẩn1, Nguyễn Thanh Hoàn2, Nguyễn Trọng Bình1, Phạm Tiến Dũng3

1 Trường Đại học Lâm nghiệp

2 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
3 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Bản đồ trữ lượng rừng là công cụ quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng và thực hiện các chính sách về rừng. Sử dụng hai loại ảnh vệ tinh ALOS-2/PALSAR-2 và LANDSAT-8, mô hình số độ cao từ ảnh ASTER (GDEM), các bản đồ sẵn có và tài liệu phù trợ, kết hợp với số liệu điều tra rừng trên 214 ô tiêu chuẩn, nghiên cứu đã xây dựng các mô hình xác định trữ lượng rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh (LRTX) tại tỉnh Đắk Nông. Mô hình xác định trữ lượng rừng tối ưu được tạo ra với biến đầu vào là giá trị tán xạ ngược kênh HV trên ảnh ALOS-2/PALSAR-2 kết hợp với giá trị kênh thành phần chính thứ nhất trên ảnh LANDSAT-8 tại kích thước cửa sổ lọc ảnh 13 × 13 pixel. Mô hình có sai số khi xác định trữ lượng rừng như sau: Sai số trung bình toàn phương (RMSE = 31,8 m3/ha), sai số tuyệt đối (MAE = 25,2 m3/ha), sai số tương đối (MAE% = 29,0%) và sai số trung bình toàn phương tương đối (RMSE% = 48,0%). Hiện tại, tư liệu vệ tinh ALOS-2/PALSAR-2 luôn có sẵn trên cả nước, tư liệu vệ tinh LANDSAT-8 được cung cấp thường xuyên và miễn phí. Ranh giới kiểu trạng thái rừng đã được xác định rõ cả trên thực địa và trên bản đồ theo kết quả kiểm kê rừng là cơ sở để áp dụng, nhân rộng mô hình xác định trữ lượng cho các khu rừng tự nhiên lá rộng thường xanh khác ở nước ta với điều kiện tương tự.

Từ khóa: Alos-2/ Palsar-2, Landsat-8, Đắk Nông, kiểm kê rừng, LRTX, trữ lượng rừng

A combination of Alos-2/Palsar-2 and Landsat-8 satellite images for wood volume estimation of natural evergreen broadleaf forest in Dak Nong province

Forest wood volume map is an important tool for managing forest resources and implementing forest policies. This study has developed models for wood volume estimation of natural evergreen broadleaf forest in DakNongProvince based on a combination of ALOS-2/PALSAR-2 satellite images, Landsat-8 satellite images, ASTER DEM (GDEM), existing maps and 214 sample plots. The optimal prediction model has been selected. The input variables for the optimal model are mean values of HV backscatter of ALOS-2/PALSAR-2 image and the first Principal Component (PC1) from Landsat-8 image with the window size 13 × 13 pixels. The errors in wood volume estimation using the optimal model are as following: RMSE = 31.8 m3/ha, absolute error (MAE) = 25.2 m3/ha, relative error (MAE%) = 29.0%, relative RMSE% = 48.0%. In current, ALOS-2/PALSAR-2 satellite image is always available for whole Vietnam. Landsat-8 images are observed frequently and provided in free of charge. The forest type boundaries have been defined both in the field and on the map according to the National forest inventory and statistics program that is as the basis for applying the model for wood volume estimation in other regions with similar conditions.

Keywords: Alos-2/Palsar-2, Landsat-8, Nfis, Dak Nong province, natural evergreen broadleaf forest, wood volume

 

THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHÁY RỪNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

Nguyễn Phương Văn1,2, Nguyễn Văn Lợi1, Trần Minh Đức1

1Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế

2 Trường Đại học Quảng Bình

TÓM TẮT

Biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay đã và đang tác động đến nguy cơ gia tăng số vụ cháy và diện tích rừng có khả năng cháy cao tại tỉnh Quảng Bình. Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Phân tích chọn lọc các văn bản liên quan đến công tác tổ chức lực lượng quản lý cháy rừng và phỏng vấn kết hợp với điều tra hiện trạng công tác tổ chức lực lượng ở các địa phương trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống văn bản về quản lý cháy được cụ thể hoá, có sự thay đổi cơ cấu tổ chức trong ban chỉ đạo từ cấp tỉnh đến các địa phương để phù hợp với công tác quản lý cháy trong bối cảnh BĐKH; trong đó đã xác định vai trò, trách nhiệm chính của các đơn vị có liên quan trong ban chỉ đạo các cấp về quản lý cháy. Các địa phương đã thành lập được 161 ban chỉ đạo quản lý cháy rừng với 2.588 người, 918 tổ đội PCCCR với 8.753 người để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Các giải pháp được đề xuất bao gồm: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng/trồng rừng và tái tạo rừng; Xây dựng chương trình phòng chống cháy rừng trên các vùng khác nhau; Xây dựng chỉ số nguy cơ cháy rừng và cảnh báo cháy rừng cho các vùng sinh thái; Tăng cường nhận thức cộng đồng về quản lý cháy rừng; Xây dựng lực lượng nòng cốt quản lý cháy rừng; Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cháy rừng, đầu tư trang thiết bị và chế độ chính sách trong công tác quản lý cháy rừng.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, cháy rừng, quản lý cháy rừng, tổ chức lực lượng, tỉnh Quảng Bình

Situation and measures to forest fire management for climate change adaptation in Quang Binh province

Climate change could cause wildfires to increase and nearly double the area hit by forest fires in Quang Binh province in the future. The study has used the following methods: selective analysis of documents related to the organization of forest fire management forces, and interviews combined with the assessement on the current situation of force organization at the units in the province. The results of the study show that the system of forest fire management documents has been concretized with changes of the organizational structure of the steering committee from the provincial level to the lower levels in accordance with the management of firein the context of climate change. 161 fire management committees with 2,588 people were formed. There are 918 teams of fire prevention and firefighting with 8,753 people to serve fire prevention and firefighting. The proposed solutions are: Restructuring of plantation/reforestation and regeneration; Developing programs of forest fire prevention for different areas; Developing indicators of forest fire risk and fire forecast for ecological areas; Raising community’s awareness on forest fire management; Forming the core forceof forest fire management; Improving professional knowledge and skills of fire management, investing equipment and proposing suitable policies related to forest fire management.

Keywords: Climate change, forest fire, forest fire management, resource organisation, Quang Binh province

 

KHẢ NĂNG BẢO VỆ MÀU SẮC GỖ CỦA SƠN PU CHỨA VẬT LIỆU NANO TiO2, ZnO VÀ NANOCLAY HYDROPHILIC

Bùi Văn Ái, Nguyễn Thị Hằng, Hoàng Trung Hiếu, Hoàng Thị Tám, Bùi Thị Thủy

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Gỗ khi được sử dụng ở điều kiện ngoài trời chịu tác động rất lớn của các yếu tố thời tiết như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió… làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ đặc biệt là ảnh hưởng tới màu sắc của gỗ. Các loại chất phủ như sơn, vecni, dầu nhựa… được sử dụng phủ lên bề mặt gỗ để hạn chế tác động bất lợi của các yếu tố tự nhiên. Sơn PU được phân tán vật liệu nano: TiO2, ZnO và Clay hydrophilic đã được đánh giá khả năng cải thiện màu sắc gỗ Bồ đề (Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hardw) và gỗ Keo Lai (Acacia mangium ´ Acacia auriculiformis) so với sơn PU thông dụng. Các công thức sơn PU phân tán nano TiO2 (<100nm) 0,1%, nano TiO2 (21nm) 0,1%, nano ZnO 0,1% và nanoclay hydrophilic 0,1% đã được xác định làm gia tăng đáng kể hiệu quả bảo vệ màu sắc cho gỗ. Các mẫu gỗ sau khi được sơn phủ và đặt trên giá phơi ở điều kiện tự nhiên trong vòng 12 tháng, định kỳ đo đạc, lấy số liệu. Tỷ lệ thay đổi màu sắc ΔEH (%) của cả gỗ Bồ đề và gỗ keo lai đã được sơn phủ bằng PU chứa vật liệu nano đều nhỏ hơn 12%, mẫu sơn bằng PU thông thường đạt 18%, so với mẫu đối chứng không phủ mặt đạt trên 30%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, PU biến tính bởi nano có thể giảm đáng kể hiện tượng biến màu cho gỗ.

Từ khóa: Sơn PU, bảo vệ màu sắc, vật liệu nano

Color protection capability of PU paint enhanced with dispersed nano particles of TiO2, SiO2, ZnO, Nanoclay hydrophilic 

Wood used in outdoor conditions is extremely influenced by environmental factors such as light, temperature, humidity, wind and so on. These processes, at the same time are causing greatly effect on the durability of the wood, especially on the color of wood. Therefore, coating materials such as paints, varnishes, resinous oils… are employed on the surface of wood in order to reduce these adverse effects. In this study, polyureathane (PU) paint reinforcement with nano particles (TiO2, SiO2, ZnO and nanoclay) were investigated on Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. ex Hardw and Acacia hybrid wood. All samples were then exposed under natural environmental condition in 12 months. The results of this study were compared to those of common PU paint. It is indicated that with the use of 0.1% nano TiO2 (<100nm), 0.1% nano TiO2 (21nm), 0.1% nano ZnO and 0.1% nano clay could significantly increase wood color protection, the discoloration of both wood species coated with nano modified PU were less than 12%, while ordinary PU treated wood was 18%. This value of control samples was was 30%. From above indication, it can be concluded that the reinforcement of PU paint with nano particles can significant reduce discoloration of wood.

Keywords: PU paint, color protection, nano particles

 

XỬ LÝ TẨY TRẮNG VÁN BÓC GỖ KEO TAI TƯỢNG VÀ KEO LAI

Nguyễn Quang Trung, Nguyễn thị Phượng, Hà Tiến Mạnh, Phạm Thị Thanh Miền

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium) và gỗ keo lai (Acacia mangium ´ Acacia auriculifomis) là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất ván bóc hiện nay ở Việt Nam. Do đặc điểm cấu tạo, gỗ keo có phần gỗ dác và gỗ lõi phân biệt (cả về màu sắc và khối lượng thể tích). Đặc điểm này đã hạn chế đến chất lượng sản phẩm ván bóc sử dụng cho sản xuất ván dán và đặc biệt là sản phẩm gỗ ép khối. Nghiên cứu tẩy trắng ván bóc gỗ keo nhằm làm đồng nhất về màu sắc giữa hai phần dác và lõi của ván bóc bằng hóa chất (H2O2) đã được thực hiện. Thời gian xử lý và nồng độ hoá chất có ảnh hướng đến màu sắc gỗ sau tẩy trắng. Khi thời gian xử lý và nồng độ hóa chất tăng thì mức độ tẩy trắng gỗ tăng lên. Kết quả nghiên cứu xác định được thời gian xử lý tối thiểu tại các cấp nồng độ khác nhau để đồng nhất màu sắc giữa hai phần gỗ dác và gỗ lõi của tấm ván bóc; cụ thể ở nồng độ (H2O2) 20%, thời gian xử lý là 3h; ở nồng độ (H2O2) – 25%, thời gian xử lý 2h và ở nồng độ (H2O2) – 30%, thời gian xử lý là 1h. Đây là cơ sở để lựa chọn thông số kỹ thuật phù hợp khi cần xử lý đồng màu cho ván bóc gỗ Keo Tai tượng và keo lai.

Từ khóa: Tẩy trắng gỗ keo, ván bóc gỗ keo

Bleaching peeled veneer of acacia wood

Acacia mangium and Acacia hybrid (Acacia mangium ´ Acacia auriculifomis) are the main raw materials being used in the peeling veneer production industry in Vietnam. Due to its structural characteristics, acacia wood has the quite difference between the heart wood and sap wood (both in colour and density of wood); The difference of colour, some what limited to the quality of veneer product to be used for plywood and multilaminar products manufacturing. Study on bleaching of peeled veneer of Acacia wood for the homogeneous coloration between the two parts of heart wood and sap wood will increase the value and usability of the acacia timber in the production of multilaminar products. The treatment results show that the treatment time and chemical concentration of (H2O2) have a great influence on the degree of bleaching. The result of bleaching will be better if the veneer is treated in the condition of chemical liquid having concentration (or solid content) is higher or the treated time to be kept longer. The results also indicated that the minimum time at different chemical concentration for the homogeneous coloration between the two parts of heart wood and sap wood; Concentration of (H2O2) at 20%, the minimum time is 3 hours; Concentration of (H2O2) at 25%, the minimum time is 2 hours and at the Concentration of (H2O2) at 30%, the minimum time is 1 hour. This is the basis for selecting the suitable solution when it is needed to bleach colour or for the homogeneous coloration between the heart wood and sap wood of veneer as well as before veneer colouring.

Keywords: Bleaching peeled veneer of Acacia Wood; peeled veneer

 

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SẤY GỖ CÁNG LÒ
(Betula alnoides Buch. Ham)

Đỗ Thị Hoài Thanh, Hà Tiến Mạnh

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Sấy là khâu quan trọng và không thể thiếu trong chế biến gỗ, đặc biệt là đối với loài sinh trưởng nhanh như gỗ Cáng lò. Kết quả nghiên cứu đã xác định chế độ sấy phù hợp cho gỗ Cáng lò (Betula alnoides Buch. Ham), loài gỗ sinh trưởng nhanh, tồn tại nội ứng suất lớn, dễ bị nứt vỡ. Khi sấy gỗ Cáng lò ở chế độ cứng, nhiệt độ 60 – 80 oC, mức độ nứt vỡ trên thanh gỗ sấy là rất cao (3,44%), cao tương đương với gỗ Hông (Paulownia) và gần bằng gỗ Bạch đàn (Eucalyptus). Ở hai chế độ sấy khác, 40 – 60oC và 50 – 70oC, mức độ nứt vỡ gỗ giảm rõ rệt, lần lượt là 1,24% và 1,44%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ cong vênh khi sấy của gỗ Cáng lò là thấp và không chênh lệch nhau nhiều ở cả ba chế độ sấy. Chế độ 50 – 70oC cho thời gian sấy rút ngắn 76 giờ so với chế độ 40 – 60oC, gỗ sấy đạt chất lượng tốt nên được lựa chọn để đề xuất quy trình sấy hợp lý cho gỗ Cáng lò.

Từ khóa: Chế độ sấy, gỗ Cáng lò, quy trình sấy gỗ xẻ

Study on drying technology of Betula alnoides Buch. Ham

Wood drying is an important stage the manufacturing process, especially for the fast – growing species like Betula alnoides Buch. Ham. This study investigated appropriate drying technology applied for Betula alnoides Buch. Ham wood, which is fast – growing tree with high internal stress and potential wood – drying defects. The result showed that the percentage of wood checks and splits is rather high (3.44%) at drying temperature of 60 – 80oC. This value is equivalent to Paulownia wood and Eucalyptus wood. However, this value decreased significantly to 1.24% and 1.44% at drying temperature of 40 – 60oC and 50 – 70oC, respectively. The results also revealed that the degree of wood warping was similar in all three drying classes. The drying time of the Betula alnoides Buch. Ham wood at 50 – 70oC was 76 hours, shorter than that at 40 – 60oC. This drying procedure can be practically applied for dying of Betula alnoides Buch. Ham wood.

Keywords: Betula alnoides Buch. Ham, drying schedule, wood drying process

 

 

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]