Special Issue Number 2017

 

Bia cat

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ ĐẶC BIỆT – 2017

 

 

 

1

Thực trạng và định hướng nghiên cứu khoa học lâm nghiệp tại các tỉnh
phía Nam

Nguyễn Thị Bích Ngọc
Kiều Tuấn Đạt
Hoàng Văn Thắng
Phạm Thế Dũng

Status and research orientation of forestry in the Southern provinces

5

2

Công tác chọn, tạo giống cây rừng trong phát triển lâm nghiệp ở các tỉnh
phía Nam

Nguyễn Đức Kiên
Hà Huy Thịnh
Nguyễn Hoàng Nghĩa

Breeding and selection of sain planting species to support forestry development in the South of Vietnam

16

3

Kỹ thuật giâm hom cây Thanh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alston)

Phạm Thế Dũng
Phạm Văn Bốn
Ninh Văn Tuấn
Phạm Thị Mận
Phan Thị Ngọc Anh

Technique on cutting of Ailanthus triphysa (Dennst) Alston

28

4

Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) và Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb.) cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Nguyễn Thị Chuyền
Nguyễn Thị Thúy Hằng

Research on tree breeding and planting technical measurement for Melanorrhoea laccifera Pierre and Litsea glutinosa Roxb. species in South Central region and Highland region

36

5

Nghiên cứu chọn tạo giống Keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử

Hà Huy Thịnh
Lê Sơn

Using molecular markers in breeding program of Acacia hybrid

47

6

Đánh giá đa dạng di truyền 19 cây bố mẹ của loài bạch đàn làm cơ sở cho xây dựng các phép lai

Nguyễn Việt Cường
Nguyễn Việt Tùng
Nguyễn Thị Linh Đam
Nguyễn Minh Ngọc và Đỗ Thị Minh Hiển

Analysis of genetic diversity in Eucalyptus as basis for breeding program

60

7

Structural and dynamic properties of the dry Dipterocarp forest in Central Highland of Vietnam

Tran Van Con

Đặc điểm cấu trúc và động thái của rừng Khộp ở Tây Nguyên, Việt Nam

72

8

Một số kết quả nghiên cứu và phát triển rừng ngập mặn ở vùng Nam bộ

Hoàng Văn Thơi
Hà Thị Mừng
Lê Văn Thành
Vũ Tuấn Thủy

Some results on research and development of mangrove forest in Southern Region

85

9

Thực trạng nghiên cứu và phát triển trồng rừng tràm và keo trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Vũ Đình Hưởng
Phùng Văn Khang
Ngô Văn Ngọc
Nguyễn Xuân Hải
Trần Thanh Cao
Phạm Văn Bốn
Kiều Tuấn Đạt và Lương Văn Minh

Situation of research and development for planting Melaleuca and Acacia on acid sulphate soils in the Mekong delta

95

10

Nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp trên vùng đất khô hạn ở Nam Trung bộ

Phùng Văn Khen

Research and development for forestry on drought land of the South-central Vietnam

111

11

Giải pháp thúc đẩy quản lý rừng bền vững và  chứng chỉ rừng ở Việt Nam

Vũ Tấn Phương
Trần Lâm Đồng

Promoting implementation of sustainable forest management and forest certification in Vietnam

121

12

Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) thuần loài và xen Sắn tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

Đặng Thái Dương
Đặng Thái Hoàng

The evaluation of the economic efficiency of pure Machilus odoratissima Nees plantation intercropped with cassava in Mang Yang district, Gia Lai province

130

13

Quyền sử dụng đất rừng và thực tiễn quản lý rừng cộng đồng vùng phòng hộ đầu nguồn

Hoàng Liên Sơn
Lê Văn Cường

Forest use rights and comunity forestry pratices in watershed protection area

137

14

Phân tích thực trạng
chính sách phát triển
rừng trồng sản xuất ở các tỉnh phía Nam

Trần Thanh Cao
Hoàng Liên Sơn
Nguyễn Gia Kiêm
Lương Văn Minh
Vũ Tuấn Thủy

Analysing status of policy development of plantation forests in Southern provinces, Vietnam

145

15

Mô hình liên kết công ty mẹ – công ty con: Nghiên cứu trường hợp tại Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco)

Hoàng Liên Sơn
Nguyễn Thị Thu Hà
Phạm Thị Luyện

Parent company-subsidiary model: Case study at the Vietnam Paper Corporation (VINAPACO)

160

16

Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đến nửa đầu năm 2017: thực trạng và kiến nghị

Trần Lê Huy
Cao Thị Cẩm
Nguyễn Tôn Quyền
Huỳnh Hữu Hạnh

Vietnam export and import of wood and wood products in the first 6 months of 2017: overview of the development and recommendation

170

17

Kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất bầu ươm cây lâm nghiệp với vỏ bầu mềm tự hủy và compost từ sản phẩm phụ rừng trồng

Lê Xuân Phúc
Phạm Quang Thu
Đậu Thế Nhu

Results on research of semi-industrial forest seedlings with soft,
self-destructing polymers and compost from forestry by-products

183

 

CÔNG TÁC CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY RỪNG TRONG PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

 

Nguyễn Đức Kiên1, Hà Huy Thịnh1, Nguyễn Hoàng Nghĩa2
1 Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Vùng Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển lâm nghiệp hàng hóa. Chính vì vậy, trong giai đoạn 2011 – 2015, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu để phát triển giống các loài cây phục vụ trồng rừng quy mô lớn tại các vùng này và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cụ thể như sau: (i) đã chọn lọc và công nhận được dòng BV71 và BV73 là giống quốc gia cho vùng Quy Nhơn, Bình Định đạt năng suất 34 – 38 m3/ha/năm; dòng AH1 và AH7 là giống quốc gia áp dụng cho vùng Nam bộ đạt năng suất từ 37 đến 40 m3/ha/năm; dòng AH9, AH12 và AH15 có sinh trưởng nhanh đạt năng suất 27 đến 38 m3/ha/năm, chống chịu bệnh tốt được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật cho vùng Đông Nam bộ; (ii) đã chọn tạo được 5 giống Keo lá tràm mới AA42, AA53, AA56, AA92 và AA95 có năng suất cao đạt năng suất trên 20 m3/ha/năm, hình dạng thân đẹp, chống chịu bệnh tốt đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật cho vùng Nam bộ; bên cạnh đó các giống đã được công nhận CLT1E, CLT7, CLT1F, CLT18, CLT171, CLT43 vẫn duy trì khả năng sinh trưởng tốt với năng suất bình quân hàng năm duy trì ở mức từ 25 đến 32 m3/ha/năm cho thấy chúng vẫn là các dòng có sinh trưởng tốt và rất phù hợp cho sản xuất gỗ lớn; (iii) đã chọn tạo và công nhận giống tiến bộ kỹ thuật 6 giống bạch đàn lai PB7, PB48, PB55, UP68BB, UP69BB và UP75BB có sinh trưởng nhanh, đạt năng suất từ 35 đến 38 m3/ha/năm, có hình dạng thân đẹp trên điều kiện vùng khô hạn (lượng mưa 1200mm); (iv) Về công tác chuyển giao và phát triển giống: từ năm 2011 đến nay, Viện đã cung cấp hơn 3 triệu cây giống gốc của các giống được công nhận cho các cơ sở nhân giống để xây dựng các vườn cây đầu dòng. Viện đã chuyển giao công nghệ nhân giống cho nhiều cơ sở sản xuất cây giống ở vùng Đông Nam bộ và Nam Trung bộ qua đó góp phần thúc đẩy công tác phát triển sản xuất nâng cao năng suất rừng trồng.

Từ khóa: Chọn tạo giống, keo lai, Keo lá tràm, bạch đàn lai, nhân giống, chuyển giao công nghệ nhân giống

 

Breeding and selection of sain planting species to support forestry development in the South of VietnamThe Southern and Southern of Central Coast Vietnam are highly potential for market oriented forestry development. Because of its importance, in the period 2011 – 2015, the Vietnamese Academy of Forest Sciences focused in research to develop new genetically improved planting stock for mass plantation in these areas and has achieved significant success that can be highlighted as follows: (i) acacia hybrid: 2 clones BV71 and BV73 had been selected and approved as national germplasm for Quy Nhon, Binh Dinh province with MAI ranged from 34 – 38 m3/ha/year; clones AH1 and AH7 were approved as national germplasm for the South with MAI reached from 37 to 40 m3/ha/year; clones AH9, AH12 and AH15 which showed fast growth (27 to 38 m3/ha/year), high disease tolerance were approved as technological advance germplasm for the South East; (ii) 5 clones AA42, AA53, AA56, AA92 and AA95 with MAI exceed 20 m3/ha/năm, good stem form, disease tolerance were approved as technological advance germplasm for the South, the approved clones CLT1E, CLT7, CLT1F, CLT18, CLT171, CLT43 still performed well with MAI of 25 to 32 m3/ha/year at age of 8 years indicated that they are fast growing clones and suitable for sawn timber plantation; (iii) 6 clones of eucalyptus hybrid PB7, PB48, PB55, UP68BB, UP69BB and UP75BB had good growth with MAI reached 35 – 38 m3/ha/year on the site of low rainfall (< 1200mm) in Ham Thuan Nam, Binh Thuan were approved as technological advance; (iv) From 2011 until now, VAFS has provided more than 3 million original ramets of approved clones as juvenized mother stock for cutting propagation to number of commercial nurseries. VAFS also has transferred tissue culture propagation technology to some big companies in the South East and South – Central Coast to promote the use of new germplasm in forestry.

Keywords: Breeding, selection, acacia hybrid, Acacia auriculiformis, eucalyptus hybrid, propagation, technology transfer

 

KỸ THUẬT GIÂM HOM CÂY THANH THẤT (Ailanthus triphysa (DENNST) ALSTON)

 

Phạm Thế Dũng1, Phạm Văn Bốn2, Ninh Văn Tuấn2,
Phạm Thị Mận2, Phan Thị Ngọc Anh3
1 Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
2 Trung tâm Ứng dụng Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Nam bộ
3 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệp Đông Nam bộ

 

TÓM TẮT

Thanh thất (Ailanthus triphysa) là loài cây gỗ lớn, bản địa có sinh trưởng nhanh và khả năng đáp ứng cho mục tiêu trồng rừng cung cấp gỗ xẻ. Việc trồng rừng có năng suất cao, chất lượng tốt đòi hỏi trước hết là giống cây trồng. Giâm hom là một trong những giải pháp nhân giống vô tính nhằm duy trì tính ưu việt của nguồn gen được tuyển chọn để nâng cao năng suất và giá trị rừng trồng. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định các kỹ thuật chủ yếu trong giâm hom cây Thanh thất bao gồm: i) Thí nghiệm giá thể giâm hom với 5 nghiệm thức: 100% đất tầng mặt; 70% đất tầng mặt + 30% xơ dừa; 50% đất tầng mặt + 50% xơ dừa; 70% đất tầng mặt + 30% cát; và 50% đất tầng mặt + 50% cát. ii) Thí nghiệm về chủng loại chất điều hòa sinh trưởng bao gồm 9 nghiệm thức: Đối chứng; IBA – 500 ppm; IBA – 1000; IBA – 1500; IBA – 2000; IAA – 500; IAA – 1000; IAA – 1500; và IAA – 2000; iii) Về liều lượng chất điều hòa sinh trưởng IBA gồm 5 nghiệm thức: Đối chứng; IBA – 1000 ppm; IBA – 2000; IBA – 3000; và IBA – 4000; iv) Thí nghiệm về tuổi cây mẹ lấy hom gồm 3 nghiệm thức: Hom từ cây mẹ 2 tuổi; từ rừng trồng 8 tuổi; và hom từ rừng trồng 13 tuổi; v) Thí nghiệm về thời vụ giâm hom gồm 4 nghiệm thức: Giâm vào tháng 3; tháng 6; tháng 9; và tháng 12. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 4 lần lặp lại, với 36 hom/nghiệm thức/lần lặp, được thực hiện tại tỉnh Bình Dương. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Các chỉ tiêu giâm hom về tỷ lệ ra rễ, số rễ và chiều dài rễ là tốt nhất khi giâm hom trong điều kiện giá thể là đất tầng mặt trộn xơ dừa 30% hoặc 50% (tỷ lệ ra rễ từ 43,3 – 58,3%). Nên dùng chất điều hòa sinh trưởng IBA với nồng độ từ 3000 – 4000 ppm (tỷ lệ ra rễ 68,8 – 79,8%). Thời vụ giâm hom tốt nhất ở vùng Đông Nam bộ là khoảng tháng 12, tỷ lệ ra rễ đạt 85,2%. Tuổi cây lấy hom nên là cây 2 năm, tỷ lệ ra rễ đạt 93,3%.

Từ khóa: Giâm hom, nhân giống vô tính, Thanh thất

 

Technique on cutting of Ailanthus triphysa (Dennst) AlstonAilanthus triphysa is big tree, native species with fast growing characteristic and suitable for saw – log plantation. The establisment of plantation with high quality and productivity requests fisrly a good stocks of trees. The cutting is one of vegetative propagation solution to maintain the advantage of selected genes to increase the productivity and value of plantation. The object of this study is to identify a main technology of Ailanthus triphysa cutting includings: i) Study on component of seed bed with 5 treatments: 100% soil of top layer; 70% soil of top layer + 30% coconut fiber; 50% soil of top layer + 50% coconut fiber; 70% soil of top layer + 30% sand; and 50% soil of top layer + 50% sand. ii) The experiment on kind of hormone with 9 treatments: Control; IBA – 500 ppm; IBA – 1000; IBA – 1500; IBA – 2000; IAA – 500; IAA – 1000; IAA – 1500; and IAA – 2000; iii) The experiment on dose of IBA hormone with 5 treatments: Control; IBA – 1000 ppm; IBA – 2000; IBA – 3000; and IBA – 4000; iv) The experiment on age of mother trees from which taking material for cutting with 3 treatments: 2; 8 and 13 years old; v) The experiment on cutting season with 4 treatments: Cutting on March; June; September and December. All of field experiment were conducted by method of completed random block with 4 replications, 36 cuttings/treatment/replicate at Binh Duong province. Result of study showed that: All indicators of cutting as rooted rate, quantity and the length of roots are best when the cutting on seed bed from soil of top layer mixing 30 or 50% coconut fiber (rooted rate 43.3 – 58.3%). The using IBA with dose of 3000 – 4000 ppm should be done (rooted rate 68.8 – 79.8%). The cutting season in South East region should be on during December (rooted rate 85.2%). The age of mother trees for cutting should be 2 year old (rooted rate 93.3%).

Keywords: Ailanthus triphysa, cutting, vegetative propagation

 

NGHIÊN CỨU CHỌN GIỐNG VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG SƠN HUYẾT (Melanorrhoea laccifera Pierre) VÀ BỜI LỜI ĐỎ (Litsea glutinosa Roxb.) CHO VÙNG NAM TRUNG BỘ VÀ TÂY NGUYÊN

 

Nguyễn Thị Chuyền1, Trần Thị Thúy Hằng2
1Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ
2Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới

 

TÓM TẮT

Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật gây trồng Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) và Bời lời đỏ (Litsea glutinosa Roxb.) cho vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên” được thực hiện trong 5 năm 2012 – 2016. Đề tài đã triển khai 08 nội dung nghiên cứu theo kế hoạch đã được duyệt gồm (1) Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của Sơn huyết; (2) Tổng kết, đánh giá các biện pháp kỹ thuật gây trồng, khai thác Bời lời đỏ đã và đang áp dụng tại địa phương; (3) Nghiên cứu chọn lọc cây trội Sơn huyết và Bời lời đỏ; (4) Nghiên cứu đặc điểm sinh lý và bảo quản hạt giống Sơn huyết; (5) Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hữu tính cây Sơn huyết; (6) Khảo nghiệm hậu thế Sơn huyết và Bời lời đỏ; (7) Nghiên cứu kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng Sơn huyết và (8) Nghiên cứu một số kỹ thuật nuôi dưỡng tái sinh chồi Bời lời đỏ. Về mặt khoa học đã thu được một số đặc điểm lâm học của Sơn huyết, kết quả nghiên cứu chọn giống, kỹ thuật nhân giống và kỹ thuật gây trồng loài cây Sơn huyết; đã tổng kết đánh giá các biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng gây trồng khai thác Bời lời đỏ tại vùng Tây Nguyên, kết quả chọn giống, nuôi dưỡng tái sinh chồi Bời lời đỏ.

Từ khóa: Bời lời đỏ, chọn giống, kỹ thuật trồng, Sơn huyết

Research on tree breeding and planting technical measurement for Melanorrhoea laccifera Pierre and Litsea glutinosa Roxb. species in South Central region and Highland regionThe research project “Research on tree breeding and planting technical measurement for Melanorrhoea laccifera Pierre and Litsea glutinosa Roxb. species in South Central region and Highland region” was funded by Ministry of Agriculture and Rural Development and has been carried out in five years, from 2012 to 2016. There are eight research contents have been implemented according to research plan such as: (1) Research silviculture characters of Melanorrhoea laccifera species; (2) Assessment of technical measurement for planting and exploiting Litsea glutinosa which are applied in research region; (3) Research on selection of plus tree for Melanorrhoea laccifera and Litsea glutinosa species; (4) Research on seed physiological characteristics and seed storage measurement for Melanorrhoea laccifera species; (5) Research on technical measurement of sexual multiplication Melanorrhoea laccifera species; (6) Develop progeny trials model of Melanorrhoea laccifera and Litsea glutinosa species (7) Research technical measurement for planting Melanorrhoea laccifera species and (8) Research on technical measurement for promoting natural regeneration by coppice shoots of Litsea glutinosa. Overall, the research project has result about understanding silviculture characters of Melanorrhoea laccifera as well as result of tree breeding, multiplication and planting technical measurement of this species. The research also review and assess current technical measurement for planting and harvesting Litsea glutinosa as well as research result about tree breeding and natural generation of this species in Highland region.

Keywords: Litsea glutinosa, Tree breeding, Planting measurement, Melanorrhoea laccifera

 

NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG KEO LAI SINH TRƯỞNG NHANH BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ

 

Hà Huy Thịnh, Lê Sơn
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống keo lai sinh trưởng nhanh bằng chỉ thị phân tử” được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 nhằm ứng dụng song song các tiến bộ kỹ thuật của chỉ thị phân tử trong chọn giống keo lai kết hợp với phương pháp chọn giống qua di truyền số lượng. Qua đó, 46 cặp mồi SSR mới cho keo lai đã được phát triển, trong đó có 21 cặp mồi có tính đa hình cao và hoạt động tốt cho cả keo lai và 2 loài bố mẹ. Đồng thời cũng đã phát triển được 6 cặp mồi đặc hiệu cho loài Keo tai tượng và Keo lá tràm dùng để xác định chính xác cây lai F1 cũng như phân biệt các dạng cây lai với các cây thuần loài. Kết hợp với số liệu về sinh trưởng trên hiện trường, 21 chỉ thị phân tử có tương quan đến tính trạng sinh trưởng nhanh với mức độ tác động cộng gộp của các alen nên biểu hiện của tính trạng sinh trưởng nhanh từ 3,8% đến 8,1% đã được phát triển và ứng dụng trong chọn giống keo lai sinh trưởng nhanh. Qua khảo nghiệm dòng vô tính, 5 dòng có sinh trưởng nhanh (tương đương so với giống đã được công nhận) đã được chọn lọc, năng suất dự đoán có thể đạt được 30m3/ha/năm.

Từ khóa: Chọn tạo giống, keo lai, chỉ thị phân tử

Using molecular markers in breeding program of Acacia hybridReseach project Using molecular markers in the breeding program of Acacia hybrid” was conducted by Institute of Forest Tree Improvement and Biotechnology from 2012 to 2016. The objective of this project was: using microsatellite markers to support the quantitative breeding of acacia hybrid. The project has accomplished and achieved significant results. Forty – six SSR markers for Acacia hybrid and its parental species were developed, in which twenty – one out of these were highly polymorphisms. Six species – specific markers have been isolated in order to discriminate F1, F2, backcross with pure species. From association study, 21 markers, which were associated with growth trait, were developed. The total variation explained for a trait when summing up individual effects (PVE) varied from 3.8 to 8.1% in association studies. Five acacia hybrid clones having high potential in fast growth were selected from the field tests. Using molecular in the breeding program would reduce breeding cycle by at least 4 years in compared with conventional breeding. Scientific activities of the project have also created some immediate results which are transitional and prospective material need to investigate in the future.

Keywords: Breeding program,  Acacia hybrid, molecular markers

 

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN 19 CÂY BỐ MẸ CỦA 3 LOÀI BẠCH ĐÀN LÀM CƠ SỞ CHO XÂY DỰNG CÁC PHÉP LAI

 

Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Việt Tùng, Nguyễn Thị Linh Đam,
Nguyễn Minh Ngọc và Đỗ Thị Minh Hiển
Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu đã sử dụng 34 mồi SSR trong phân tích đa dạng di truyền của 19 cây bố mẹ thuộc 3 loài bạch đàn để nhận biết được mối quan hệ huyết thống giữa các cây trong loài và giữa các loài với nhau là cơ sở để chọn được bố mẹ lai thích hợp nhất. Khoảng cách di truyền giữa 19 mẫu (cây) bạch đàn thuộc 3 loài nghiên cứu nằm [0,28; 3,882]. Khoảng cách di truyền giữa các cây trong loài Bạch đàn camal (E. camaldunensis) là thấp (0,712), tiếp đến là loài Bạch đàn urô (E. urophylla) đạt 0,836 cuối cùng là loài Bạch đàn liễu (E. exserta) với khoảng cách di truyền trung bình trong loài là 1,183. Với 19 mẫu bạch đàn nghiên cứu được chia thành hai nhánh: + Nhánh một là nhóm loài Bạch đàn liễu và Bạch đàn camal, khi lai giống giữa 2 nhóm loài này với nhau thường cho sinh trưởng kém so với lai giống thuận nghịch giữa nhóm loài Bạch đàn uro với Bạch đàn camal và Bạch đàn liễu. ++ Nhánh hai chỉ có các mẫu thuộc nhóm loài Bạch đàn uro. Như vậy, loài Bạch đàn camal và Bạch đàn liễu có quan hệ họ hàng gần nhau hơn so với Bạch đàn urô, do đó khi lai giống giữa Bạch đàn urô với Bạch đàn liễu, Bạch đàn camal các tổ hợp lai thường có ưu thế lai nhiều hơn so với tổ hợp lai thuận nghịch giữa Bạch đàn camal với Bạch đàn liễu.

Từ khóa: Đa dạng di truyền, khoảng cách di truyền, E. camaldunensis, E. urophylla, E. exserta

Analysis of genetic diversity in eucalyptus as basis for breeding programThirty – four SSR primers was used to analyze genetic diversity of 19 parent trees of three Eucalyptus species to identify phylogenetic relationships among trees of one species and trees in different species. This is the basis for selecting the most suitable hybrid parents. Genetic distances in 19 samples of three species of eucalyptus in this study is [0.28; 3.882]. Genetic distances between the trees of E. camaldunensis is low (0.712), followed by E. urophylla at 0.836 and E. exserta at 1.183. Nineteen studied eucalyptus samples was divided into two groups: i) Group one is including E. exserta and E. camaldunensis, when their hybrid often grow slowly compared with reversible hybridization between E. urophylla with E. exserta and E. camaldunensis; ii) Group two consists only E. urophylla. The high genetic diversity between trees in different species and in one species has more significant in breeding and hybridization. In conclusion, E. camaldunensis and E. exserta has close kinship than E. urophylla, therefore hybrid combinations of E. urophylla ´ E. exserta are usually more dominant than reciprocal hybrid combinations between E. camal with E. exserta.

Keywords: Genetic diversity, genetic distance, E. camaldunensis, E. urophylla, E. exserta

 

STRUCTURAL AND DYNAMIC PROPERTIES OF THE DRY DIPTEROCARP FOREST IN CENTRAL HIGHLAND OF VIETNAM

 

Tran Van Con
Silvicultural Research Institute, Vietnamese Academy of Forest Science

 

TÓM TẮT

The objectives of this study are: (i) to determine community structure and distribution of the dry dipterocarp forest in CH; (ii) to describe the diameter distribution of forest stands; (iii) to classify the site indexes as  yield capacity; and (iv) to simulate the diameter increment and the basal area-density (G-N) diagram as an expression of the stand dynamic.Density (N), diameter at breast height (DBH) and basal area (G), frequency of tree species are collected in 40 temporary sample plots of 1ha each and six permanent sample plots. Data for height and diameter growth are obtained by stem analyzing 100 trees of 4 main dominant tree species. Simulation method has been applied based on mathematical models developing for each research property of the forest stand.

Based on the accumulate entropy of tree species, the dry dipterocarp forest can be divided into five main dominance-types according to the five main dominant species: Shorea obtusa, Dipterocarpus tuberculatus, Diptercarpus obtusifolius, Shorea siamensis and Terminalia spp. which can be divided further into 17 sub-types. The diameter distribution structure can be described by using the Weibull distribution with two parameters. Through the explanation the meaning of the parameters and their relationship, 7 types of stand structure have been identified.  As yield capacity of the dry dipterocarp forest in different sites, four site indexes have been classified based on a height growth function. The diameter increment of interval 10 years for each diameter class is predicted by each site index. The point of DBH size at which the diameter increment reaches its maximum has been calculated. It is a basis for determination of minimum harvestable diameter. A G-N diagram was devised and a method of predicting the tree number and basal area of each diameter class of a stand was developed. Present and optimal stocking of the dry dipterocarp forest in CH were discussed.

Từ khóa: Basal area-density diagram, Central highland, diameter distribution, diameter increment, dominance structure, Dry dipterocap forest, height growth, site index.

Đặc điểm cấu trúc và động thái của rừng khộp ở Tây Nguyên, Việt NamMục tiêu của nghiên cứu này là nhằm: (i) xác định cấu trúc tổ thành và phân bố của rừng khộp ở Tây Nguyên; (ii) mô tả phân bố đường kính của các lâm phần; (iii) phân cấp năng suất lập địa của rừng khộp; và (iv) mô phỏng tăng trưởng đường kính và biểu đồ G-N như là biểu hiện động thái của lâm phần.

Mật độ rừng (N), đường kính ngang ngực (DBH) và tổng tiết diện ngang (G), tần suất xuất hiện của cây rừng được thu thập trong 40 ô tiêu chuẩn tạm thời và 6 ô tiêu chuẩn định vị. Số liệu nghiên cứu tăng trưởng đường kính và chiều cao được bổ sung bằng 100 cây giải tích của 4 loài chính: Dầu đồng, Dầu trà beng, Cà chắc và Cẩm liên. Sử dụng phương pháp mô phỏng dựa trên các mô hình toán được phát triển cho mỗi đặc trưng của rừng.

Dựa trên entropy tích lũy của các loài, rừng khộp có thể được chia thành 5 ưu hợp chính tương ứng với 5 loài ưu thế: Cà chắc, Dầu đồng, Dầu trà beng, Cẩm liên và Chiêu liêu, chúng có thể chia thành 17 kiểu nhỏ hơn. Phân bố số cây theo đường kính có thể mô tả bằng hàm Weibull với hai tham số. Thông qua việc giải thích ý nghĩa của các tham số này và tương quan của chúng đã phân thành 7 kiểu cấu trúc N-D. Tiềm năng năng suất của rừng khộp thể hiện qua chỉ số lập địa, đã phân thành bốn cấp năng suất dựa vào hàm sinh trưởng chiều cao. Tăng trưởng đường kính theo chu kỳ 10 năm đã được ước lượng cho mỗi cỡ kính và cấp năng suất. Đường kính tại đó tăng trưởng đường kính đạt cực đại đã được xác định làm cơ sở xác định đường kính tối thiểu khai thác. Một biểu đồ G-N đã được xây dựng và phương pháp dự đoán mật độ và tổng tiết diện ngang cho mỗi cỡ kính của lầm phần được phát triển. Mật độ hiện tại và tối ưu của rừng đã được thảo luận thông qua biểu đồ N-G.

Keywords: Biểu đồ N-G, cấu trúc ưu thế, cấp năng suất, rừng khộp, tăng trưởng chiều cao, tăng trưởng đường kính, Tây Nguyên

 

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN Ở VÙNG NAM BỘ

 

Hoàng Văn Thơi1, Hà Thị Mừng2, Lê Văn Thành2, Vũ Tuấn Thủy1
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
2Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

 

TÓM TẮT

Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong phòng hộ ven biển và ứng phó với BĐKH, đặc biệt vùng Nam bộ nơi có diện tích RNM tập trung lớn nhất nước ta, công tác nghiên cứu phát triển RNM đã cho thấy: kỹ thuật nhân giống Đước, Bần chua, Mắm… đã cung cấp tương đối đầy đủ từ kỹ thuật thu hái, bảo quản, gieo ươm và chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm. Trồng RNM trên điều kiện lập địa ít khó khăn nên trồng bằng cây con có bầu hoặc trồng bằng trụ mầm, cho tỷ lệ sống tương đối cao (sống 75% sau 1 năm trồng). Trong điều kiện khó khăn, nơi ngập sâu trồng cây cao 2,5m mới thích hợp; Bần chua đem trồng từ 15 – 20 tháng tuổi, cần có cọc chống khi trồng; nơi sóng to gió lớn cần xây dựng hàng rào giảm sóng, chi phí làm hàng rào giảm sóng cao. Mật độ trồng Bần chua 3333 cây/ha (1m × 3m), mùa vụ trồng từ tháng 6 – 8. Một số nguyên nhân dẫn đến công tác phục hồi rừng kết quả chưa cao là chọn lập địa, chọn loài cây trồng chưa phù hợp, thời vụ trồng không đúng, chất lượng cây giống còn hạn chế, con người gây ra do đánh bắt thủy hải sản; sóng to, gió lớn gây xói lở, Hà bám gây gãy đổ… Một số biện pháp nhằm đạt hiệu quả cao trong trồng, phục hồi RNM là chọn lập địa và loài cây trồng và tuổi cây trồng phù hợp, trồng đúng thời vụ, chủ động nguồn giống về số lượng và chất lượng, kỹ thuật trồng phù hợp, nơi có tác động mạnh của sóng và xói lở mạnh cần xây dựng hàng rào giảm sóng.

Từ khóa: Rừng ngập mặn, nhân giống, trồng, phục hồi

Some results on research and development of mangrove forest in Southern RegionMangrove forests play an important role in coastal protection and response to climate change, especially in the Southern region where mangrove area is the largest in our country. Research and development of mangrove forests show that: propagation for Rhizophora, Sonneratia caseolaris, Avicennia… have provided a full range of techniques for collecting, preserving, growing and tending seedlings at nursery stage. Mangrove forest on less difficult site condition should be planted with potted seedlings or propagule for relatively high survival rate (75% after 1 year planting). In difficult conditions, such as in Con Ngan, Cau Ngang district, Tra Vinh province, the 2.5m height plant is the most suitable; Sonneratia caseolaris seedlings are grown from 15-20 months old, need piles while planting; where there are large wind and waves, fences is needed to build for wave reduction, the cost for these fences is relatively high. Sonneratia caseolaris planting in Soc Trang is currently at a density of 3333 trees/ha (1m × 3m), planting season from June to August. Some reasons affect to the rehabilitation of forest  are site selection, planting species selection, planting season, quality of the seedlings, human causes by fishing; big waves causing erosion, seaworm… Some measures to achieve high efficiency in mangrove plantation and rehabilitation are to select appropriate site, planting species and planting age, planting season, actively preparation of seedling sources in terms of quantity and quality, suitable planting techniques; where there are strong impacts of waves and erosion, the fences are need to be build in order to reduce waves.

Keywords: Mangrove, propagation, plantation, rehabilitation

 

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG TRÀM VÀ KEO TRÊN ĐẤT PHÈN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

Vũ Đình Hưởng, Phùng Văn Khang, Ngô Văn Ngọc, Nguyễn Xuân Hải, Trần Thanh Cao, Phạm Văn Bốn, Kiều Tuấn Đạt và Lương Văn Minh
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ

 

TÓM TẮT

Hiện nay, cây Tràm (Melaleuca sp.) và cây Keo lai (Acacia hybrid) đã được gây trồng phổ biến trên các vùng đất chua phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với diện tích khoảng 80.000ha rừng tràm và 5.000ha rừng keo lai. Đến nay, Viện KHLN Nam bộ đã thực hiện các đề tài – dự án nghiên cứu về trồng rừng tràm và keo trên đất phèn. Bài viết này tóm tắt các kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống, các phương pháp làm đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng tràm và keo lai. Từ các kết quả cho thấy Tràm úc sinh trưởng và phát triển nhanh hơn Tràm ta. Trồng rừng tràm cần phải lên líp, quy cách lên líp cần dựa vào yếu tố lập địa, dạng đất và điều kiện kinh tế của chủ rừng. Mật độ trồng rừng tràm thích hợp là từ 10.000 – 20.000 cây/ha mặt líp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa mục đích và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Keo lai thích hợp trồng trên líp hoặc bờ bao, năng suất đạt > 40 m3/ha/năm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng rừng. Trong kinh doanh rừng trồng tràm và keo cần phải sử dụng nguồn giống là giống đã được công nhận là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật áp dụng cho từng điều kiện lập địa, sinh thái và môi trường. Tiếp tục nghiên cứu: chọn giống mới chống chịu sâu bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, có năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất – chất lượng rừng trồng tràm và keo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: Keo lai, lên líp, tràm, trồng rừng trên đất phèn

Situation of research and development for planting Melaleuca and Acacia on acid sulphate soils in the Mekong deltaMelaleuca sp. and Acacia hybrid are well – known species planted on acid sulphate soils in the Mekong delta, with approximately 80,000 ha of Melalleuca and ~ 5,000 ha of Acacia hybrid plantations. To date, the Forest Science Institute of South Vietnam have been implementing research and applied science projects on planting of melaleuca and acacia on acid sulphate soils. This paper reviewed the results of researching on species and provenances, land preparation, planting and tending methods for melaleuca and acacia. The results showed that Australian Melaleuca sp. grew faster than local Melaleuca sp.. Making embankment of planting melaleuca was necessary, types of embankments based on soil types and economic situation of growers. Suitable density of melaleuca planting was from 10,000 to 20,000 trees per ha for multiple purposes and high profit. Acacia hybrid planting on high embankment or dyke reached > 40 m3/ha/year in productivity. Planting commercial melaleuca and acacia plantations need to use its certified species and clones and to apply specific site, suitable eco – environmental situations. Continuing research on tree breeding and planting technique to create new species and clones with disease tolerance and adapted to climate change, to improve productivity and quality of melaleuca and acacia plantations in the Mekong delta.

Keywords: Acacia, embankment, Melaleuca, planting on acid sulphate soils

 

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TRÊN VÙNG ĐẤT KHÔ HẠN Ở NAM TRUNG BỘ

 

Phùng Văn Khen
Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu và phát triển lâm nghiệp trên vùng đất khô hạn ở Nam Trung bộ đã được các cấp, ngành và các nhà khoa học quan tâm từ rất sớm. Rất nhiều các đề tài nghiên cứu, dự án, chương trình nghiên cứu đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu trồng rừng phòng hộ, sản xuất của vùng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn còn hạn chế, chưa đi đến các sản phẩm cuối cùng cho sản xuất, đặc biệt với các loài cây trồng chủ lực trên diện tích lớn, các loài cây cho trồng rừng kinh tế, lâm sản ngoài gỗ, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng rừng trồng cũng như năng suất, chất lượng sản phẩm đầu ra. Những hạn chế, tồn tại và một số định hướng nghiên cứu khoa học cho vùng đặc thù Nam Trung bộ rất cần được sự quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học trong và ngoài nước, nhằm thúc đẩy sản xuất, gây trồng phát huy tiềm năng to lớn của vùng tạo đà cho kinh tế phát triển.

Từ khóa: Khô hạn, nghiên cứu vùng khô hạn, trồng rừng trên đất khô hạn

Research and development for forestry on drought land of the South-central VietnamResearch and development for forestry on drought land of the South-central Vietnam that are early considered by authority and researchers. There were many studies, projects and research programs that were undertaken. The research results met basic requyrement for protected and plantation forests in the region. However, these studies brought limited results because of no offering full knowledges for the end of products in production, especially for main species planted in the large area, commercial plantations, none timber products. These affected to quality and productivity of plantations and output of products. The limitation and research strategies for drought land need to consider from authorities and scientists that will enhance production, afforestation in order to improve economic development.

Keywords: Drought, research in the drought region, planting on drought land

 

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG VÀ CHỨNG CHỈ RỪNG Ở VIỆT NAM

 

Vũ Tấn Phương1, Trần Lâm Đồng2
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2Viện Nghiên cứu Lâm sinh

 

TÓM TẮT

Trong bối cảnh hội nhập thương mại và các thách thức môi trường toàn cầu, quản lý rừng bền vững (QLRBV) và chứng chỉ rừng (CCR) là một yêu cầu khách quan và được triển khai rộng rãi ở nhiều quốc gia. Việt Nam đã tiếp cận QLRBV và CCR từ năm 2006 và đã ban hành các chính sách nhằm thực hiện QLRBV và CCR. Tuy nhiên, việc thực hiện QLRBV và CCR còn khá chậm và diện tích đạt chứng chỉ QLRBV là rất khiêm tốn so với mục tiêu đề ra. Các hạn chế và thách thức trong thực hiện QLRBV và CCR bao gồm các vấn đề về thể chế, chính sách; năng lực kỹ thuật, chi phí cấp chứng chỉ và đầu tư tài chính, quyền sử dụng đất hợp pháp và quy mô diện tích nhỏ lẻ của các chủ rừng là hộ gia đình và cá nhân. Nhằm thúc đẩy QLRBV và CCR ở Việt Nam, các giải pháp cần tập trung vào xây dựng và vận hành cơ quan CCR quốc gia và ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và CoC đáp ứng các yêu cầu của Tổ chức CCR quốc tế; xây dựng năng lực và nâng cao nhận thức cho các chủ rừng, doanh nghiệp; tăng cường đầu tư; nâng cao năng suất rừng và giá trị của rừng và thúc đẩy QLRBV và CCR theo nhóm.

Từ khóa: Chứng chỉ rừng, quản lý rừng bền vững, lâm nghiệp

Promoting implementation of sustainable forest management and forest certification in VietnamIn the context of global trading integration and environment challenges, sustainable forest management (SFM) and forest certification (FC) are obvious requyrement and being implemented widely in many countries. Vietnam has approached SFM and FC since 1998 and developed numbers of policies to implement SFM and FC. However, the implementation of SFM and FC is rather slow, and the certified forest area is quyte small in comparison with the set targets. The limitations and the challenges in implemneting SFM and FC in Vietnam are the aspects of institution and policy, technical capacity, certification costs and investment, legal land tenure and large numbers of household and individual forest growers. To promote SFM and FC in Vietnam, the consideration of solutions and measures should focus on the development and operation of national forest certification agency and issuance of national standards on FM and CoC meeting requyrements of the international forest certification organizations; capacity building and awareness raising for forest owners and wood industry enterprises; sufficient investment; improvement of forest productivity and value and promotion of group forest certification.

Keywords: Forest certification, sustainable forest management, forestry

 

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ (Machilus odoratissima Nees) THUẦN LOÀI VÀ XEN SẮN TẠI HUYỆN MANG YANG, TỈNH GIA LAI

 

Đặng Thái Dương, Đặng Thái Hoàng
Trường Đại học Nông Lâm- Đại Học Huế

 

TÓM TẮT

Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Bời lời đỏ (Machilus odoratissima Nees) tại huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai góp phần thúc đẩy sự phát triển rừng trồng Bời lời đỏ và nâng cao đời sống của người dân của tỉnh Gia Lai là rất cần thiết. Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng Bời lời đỏ thuần loài 5 năm tuổi, với lãi suất ngân hàng là 8,4%. Tổng thu nhập là 183.150.000 đồng/ha; Giá trị hiện thực của thu nhập sau khi trả lãi ngân hàng là 122.344.200 đồng/ha. Chỉ tiêu NPV ở rừng 5 năm tuổi 67.775.530 đ/ha, trung bình 1ha rừng Bời lời lợi nhuận ròng người trồng thu được sau 5 năm là hơn 67 triệu và lợi nhuận ròng mỗi năm là gần 14 triệu. Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng Bời lời đỏ rừng 5 năm tuổi xen sắn: Sau cả luân kì 5 năm người dân có tổng thu nhập từ Bời lời đỏ và sắn là 234.900.000 đồng. Chỉ tiêu NPV ở luân kỳ 1 là 90.273.736 đ/ha, trung bình 1ha rừng Bời lời lợi nhuận ròng người trồng thu được sau 5 năm là hơn 98 triệu và lợi nhuận ròng mỗi năm là hơn 18 triệu. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trồng Bời lời đỏ và mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn luân kỳ 1 năm đầu sau khi trồng cho thấy mô hình trồng Bời lời xen sắn ở luân kỳ 5 năm tuổi lớn hơn mô hình trồng Bời lời đỏ thuần loài. Vì vậy, nếu chỉ kinh doanh rừng trồng Bời lời đỏ 1 luân kỳ 5 năm sau đó trồng lại thì nên trồng xen Bời lời đỏ với sắn để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rừng thuần loài.

Từ khóa: Bời lời đỏ, hiệu quả kinh tế, Tây Nguyên

The evaluation of the economic efficiency of pure Machilus odoratissima Nees plantation intercropped with cassava in Mang Yang district, Gia Lai provinceThe evaluation of the economic efficiency of Machilus odoratissima Nees plantations in Mang Yang district, Gia Lai province contributesto promote the development of plantations of this species, and enhance the living standard of people in Gia Lai province. The results of the economic assessment of the 5-year-old pure Machilus odoratissima Nees plantation with a bank interest rate of 8,4% show that the total income was 183,150,000 VND/ha. The actual value of the income after paying the bank interest was 122,344,200 VND/ha. The NPV in the 5-year-old plantation was 67,775,530 VND/ha, on the average of 1 ha of plantation, the net profit of farmer after 5 years was more than 67 million and the net profit per year was nearly 14 million. The evaluation of the economic efficiency of Machilus odoratissima Nees plantation with ​​5 year-old intercropped with cassava after 5-year cycle indicates that the total income from Machilus odoratissima Nees and cassava was 234,900,000 VND/ha. The NPV in the first cycle was 90,273,736 VND/ha/5years, on the average of 1 ha of plantation, the net profit earned by farmer after 5 years was more than over 98 million and the net profit per year was over 18 million. The comparison of the economic efficiency norms between the model of pure Machilus odoratissima Nees plantation and the model of Machilus odoratissima Nees plantation intercropped with cassava in the first cycle after planting shows that the model of Machilus odoratissima Nees plantation intercropped with cassava was greater than the model of pure Machilus odoratissima Nees. Therefore, we suggest that the model of Machilus odoratissima Nees plantation intercropped with cassava should be applied because this will bring the higher economic efficiency than pure plantation.

Keywords: Machilus odoratissima Nees, economic efficiency, Central Highlands

 

QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG VÙNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN

 

Hoàng Liên Sơn, Lê Văn Cường
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu về quyền sử dụng rừng và đánh giá thực trạng quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn của cộng đồng dân tộc Mường tại 4 thôn thuộc 2 xã của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình cho thấy cộng đồng dân cư người dân tộc Mường đã thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ rừng phòng hộ được UBND xã giao quản lý bảo vệ rừng. Nhân tố quan trọng đảm bảo các cộng đồng thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ rừng là nhờ tập quán và truyền thống gắn bó với rừng của cộng đồng trong sản xuất, văn hoá và tín ngưỡng. Mặc dù, quyền sử dụng rừng của họ còn nhiều hạn chế, mang tính tạm thời và chưa rõ ràng, nhưng với sự hỗ trợ nguồn tài chính mới từ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã làm tăng hiệu quả quản lý rừng của các cộng đồng dân cư. Do đó, việc làm rõ quyền sử dụng rừng và xây dựng cơ chế hỗ trợ, đặc biệt hỗ trợ tài chính cho các cộng đồng dân cư quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn là giải pháp quan trọng không chỉ góp phần cải thiện sinh kế và thực hiện quyền sử dụng rừng của họ, mà còn góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng bền vững.

Từ khóa: Quyền sử dụng rừng, quản lý rừng cộng đồng, chi trả DVMTR

Forest use rights and community forestry practices in watershed protection areaResearch on forest use rights and assessing the current status of watershed protection forest management in the Muong community in four villages belong two communes of Da Bac district, Hoa Binh province. The research results showed that the Muong community has well managed througt contracting with the Commune People’s Committee for forest protection and development. This is important to ensure that communities carry out well management and protection of the forest by virtue of the community’s traditions and customs associated with production, culture and belief. Although their forest use rights are limited, temporary and unclear, but with new financial support from payments for forest environmental services are increasing the effectiveness of forest protection and development. Therefore, the clarification of forest use rights and the development of support mechanisms, especially financial support to local communities in watershed management are not only important to improve livelihoods and implement their forest use rights, but also contribute to the protection and development of sustainable forest resources.

Keywords: Forest use right, community forestry, payment for forest evironmental services

 

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở CÁC TỈNH PHÍA NAM

 

Trần Thanh Cao1, Hoàng Liên Sơn2, Nguyễn Gia Kiêm2,
Lương Văn Minh1, Vũ Tuấn Thủy 1
1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ, 2Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp.

 

TÓM TẮT

Rừng trồng sản xuất có vai trò rất lớn trong phát triển bền vững kinh tế – xã hội của đất nước. Chính sách của Nhà nước ngày càng được quan tâm và đồng bộ hóa trong phát triển trồng rừng sản xuất, đặc biệt đối với khu vực phía Nam có nhiều tiềm năng cho phát triển rừng trồng cung cấp gỗ lớn. Nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng chính sách phát triển rừng trồng sản xuất từ năm 1990 đến nay cho các tỉnh phía Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc triển khai chính sách đã khuyến khích thúc đẩy phát triển trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế và mang lại nhiều lợi ích cho chủ rừng và cho xã hội. Tuy nhiên, để phát triển bền vững rừng trồng sản xuất các tỉnh phía Nam cần bổ sung, điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế chính sách như sau: (1) Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo hướng tăng diện tích rừng trồng gỗ lớn cho vùng Nam bộ, giảm ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ; (2) Triển khai thí điểm bảo hiểm rủi ro cho rừng trồng sản xuất; (3) Hỗ trợ phát triển rừng trồng sản xuất cần chia ra hai giai đoạn: Giai đoạn tạo rừng (ưu tiên cho các huyện nghèo ở Duyên hải Nam Trung bộ); và giai đoạn hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng thành rừng trồng gỗ lớn (ưu tiên cho vùng Nam bộ); và (4) Triển khai loại dịch vụ môi trường rừng hấp thụ các bon đối với rừng trồng sản xuất của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Từ khóa: Chính sách lâm nghiệp; rừng trồng sản xuất, các tỉnh phía Nam

Analysing status of policy development of plantation forests in Southern provinces, VietnamProduction plantation forests have got a very important role in the country’s economy for sustainable socio-economic development. Forestry policies are increasingly concerned and synchronized in the development of production plantation forests. Especially in the Southern provinces, it has high potential for development of forest plantations for saw log timber supply. This study assessed the status of forestry policies dealing with production plantation forests from 1990 up to now in the Southern provinces. Research results indicate that these policies implementation has encouraged the development of plantation forests, bringing economic benefits and benefits to forest owners and the society. However, for the sustainable development of production plantation forests in the Southern provinces, the following policies should be supplemented, adjusted and finalized: (1) Revised land use plans to increase the area of ​​saw log plantation forests for the Southeast and Southwest provinces, decreasing in the South Central Coast provinces; (2) Pilot insurance payment for production plantation forests; (3) Support to the development of production forests should be divided into two phases: First phase is establishing plantation forests (priority for poor districts in the South Central Coast); Second phase is maintaining and expanding rotation for saw log timber production (priority for the South); and (4) the implementation of carbon capture forest ecosystem services for production forests of the Mekong Delta provinces.

Keywords: Forestry policies, production plantation forests, Southern provinces

 

MÔ HÌNH LIÊN KẾT CÔNG TY MẸ – CÔNG TY CON: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM (VINAPACO)

 

Hoàng Liên Sơn, Nguyễn Thị Thu Hà, Phạm Thị Luyện
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô hình liên kết công ty mẹ – công ty con được thực hiện tại Tổng công ty giấy Việt Nam (VINAPACO) thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ nhằm mục tiêu: (i) Phân tích hình thức và cơ chế vận hành mô hình; (ii) Đánh giá hiệu quả kinh tế, gồm: Giá trị hiện tại thuần (NPV), tỷ lệ thu nhập/chi phí (BCR), tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), và giá trị gia tăng (VA) của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, MHLK công ty mẹ – công ty con giữa VINAPACO – Công ty lâm nghiệp (CTLN) – Hộ gia đình (HGĐ) là một chiến lược kinh doanh theo chuỗi cung ứng được tích hợp bởi chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu bột giấy. Mô hình này đã mang lại lợi ích công bằng cho tất cả các tác nhân tham gia, ổn định nguồn nguyên liệu gỗ đầu chế biến bột giấy, bảo toàn vốn đầu tư, tăng diện rừng có chứng chỉ rừng và nâng cao thu nhập cho HGĐ.

Từ khóa: Công ty mẹ – con, hộ gia đình, bột giấy

Parent company-subsidiary model: Case study at the Vietnam Paper Corporation (VINAPACO)Studying on the parent company-subsidiary model at the Vietnam Paper Corporation (VINAPACO) in Phu Tho province is to aim the following objectives: (i) Formal analysis and model operating mechanism; (ii) Assessment of financial efficiency, including: Net present value (NPV), Benefit Cost Ratio (BCR), Internal rate of return (IRR), and Value added (VA) of the model. It shows that this model made linkage between VINAPACO – Forestry Company – households is to create a supply chain as business strategy integrated by raw materials of pulp wood value chains. It has brought equytable benefits for all stakeholders, stabilized raw materials of pulp wood to assure capital investments, as well as increasing plantation area with forest certification (FSC) and improving household income.

Keywords: Parent company-subsidiary, household, pulp wood

 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BẦU ƯƠM CÂY LÂM NGHIỆP VỚI VỎ BẦU MỀM TỰ HỦY VÀ COMPOST TỪ SẢN PHẨM PHỤ RỪNG TRỒNG

 

Lê Xuân Phúc1, Phạm Quang Thu2, Đậu Thế Nhu3
1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng
2Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng
3Viện Cơ điện Nông nghiệp & CNSTH

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu công nghệ sản xuất bầu ươm cây giống lâm nghiệp quy mô bán công nghiệp với vỏ bầu mềm tự hủy và compost từ sản phẩm phụ rừng trồng với mục tiêu tạo công nghệ và thiết bị cho khâu sản xuất cây giống phù hợp với điều kiện sản xuất lâm nghiệp Việt Nam để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản xuất và bảo vệ môi trường.Kết quả nghiên cứu đã tạo mới chế phẩm sinh học và quy trình ủ phân compost từ cành lá vỏ cây keo quy mô trang trại, hộ gia đình; công nghệ sản xuất vỏ bầu ươm tự hủy sinh học từ polyme thích hợp cho ươm cây giống lâm nghiệp mọc nhanh, đảm bảo thay thế được vỏ bầu polyme thông thường rất khó phân hủy hiện đang áp dụng trong sản xuất; thiết kế và chế tạo được một số thiết bị chủ lực, gồm: máy băm nghiền cành lá vỏ cây rừng trồng, máy nghiền, máy sàng compost và đất, máy trộn hỗn hợp ruột bầu ươm và máy đóng bầu sử dụng được cả vỏ bầu mềm polyme thông thường và polyme tự hủy, cơ giới hóa khâu sản xuất giá thể và bầu ươm cây cho vườn ươm 1,0 triệu cây giống (Keo, bạch đàn) /năm. Những công nghệ và thiết bị này đã góp phần cơ giới hóa đồng bộ quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng cây giống và bảo vệ môi trường sinh thái.

Từ khóa: Vỏ bầu polyme tự hủy, compost từ sản phẩm phụ rừng trồng, máy băm nghiền cánh lá cây rừng, máy đóng bầu

Results on research of semi-industrial forest seedlings with soft, self-destructing polymers and compost from forestry by-productsThe Research on production technology forestry seedlings with soft, self-destructing polymers and compost from plantation by-products aims at creating technologies and equypment for the production of seedlings in order to increase productivity, reduce production costs, and protect the environment.

Results of the research have created new bio-preparations and composting process from acacia bark at farming scale; The technology of producing biodegradable seedlings from suitable polymers for the rapid growth of forest seedlings, ensuring the replacement of conventional hard-shell polymers being currently used in production that are difficult to decompose; Design and manufacture of a number of key equypment, including: shredding choppers, barking crusts, crushers, composting and soil compactors, mixers, gutters and potting mixers using both soft polymers and self-destructing polymers; mechanization of substrate production and nursery seedlings for nurseries of 1.0 million seedlings (acacia, eucalyptus) per year. These technologies and equypment have contributed to the synchronization of the production processes, resulting in better quality of seedlings and ecological environment protection.

Keywords: Soft, self-destructing polymers; compost from forestry by-products

 

 

Bia cat

 

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]