Vietnam Journal of Forest Science Number 1-2017

Bia cat

 

 

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 1 – 2017

 

1 Phân tích đa dạng di truyền một số loài bạch đàn làm cơ sở cho việc lai tạo giống mới Nguyễn Việt Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Thị Linh Đam Analysis of genetic diversity in eucalyptus as basis for breeding program 1
2 Nghiên cứu chỉ thị SSR liên quan đến tính trạng sinh trưởng của bạch đàn lai (E. urophylla x E. exserta, E. urophylla x E. camaldulensi ) Nguyễn Thị Linh Đam, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Việt Tùng Study on the association of simple sequence repeat (SSR) markers with growth trait in eucalyptus hybrid (E. urophylla x E. exserta, E. urophylla x E. camaldulensi ) 12
3 Kết quả khảo nghiệm mở rộng cây nhập nội (Bạch đàn, thông, keo) ở vùng cao một số tỉnh miền núi phía Bắc Bùi Trọng Thủy, Nguyễn Công Phương Results of planting trial of exotic species (Eucalyptus, Pinus, Acacia) in high areas of some Northern mountainous provinces 23
4 Một số đặc điểm lâm học của cây Dầu cát (Dipterocarpus chartaceus Sym) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận Nguyễn Minh Thanh, Lê Văn Long Silvicultural characteristics of Dipterocarpus chartaceus Sym in Ta Kou natural reserve, Binh Thuan province 29
5 Một số đặc điểm sinh lý của cây Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) (Roxb.) Burtt & Hill Hà Thị Mừng, Lại Thanh Hải Some physiological characteristic of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill 35
6 Mô hình hóa phân bố đường kính của rừng trồng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) trên cấp đất II dựa trên hàm phân bố Weibull và Richards Nguyễn Văn Thêm Diameter distribution modelling of plantations Pinus kesiya Royle ex Gordon on II site class based on weibull and richards distribution functions 42
7 Ảnh hưởng của khí hậu đến tăng trưởng đường kính của Bạch tùng (Dacrycarpus imbricatus (Blume) De Laub) ở khu vực Đà Lạt và Đức Trọng thuộc tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Nhẫn Climatic effect on the radial growth of (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) in Da Lat and Duc Trong zone, Lam Dong province 51
8 Ảnh hưởng của nấm rễ nội cộng sinh Am (Arbuscular mycorrhiza) tới sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải than Quảng Ninh của Keo tai tượng (Acacia mangium) ở vườn ươm Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy và Đoàn Đình Tam Effects of Arbuscular mycorrhiza on growth and rehabilitation of Acacia mangium ability on coal mine tailings in nursery 60
9 Xác định carbon lưu giữ của rừng Lồ ô (Bambusa procure A.chev et A.cam) ở khu vực Tây Nguyên Huỳnh Thị Kiều Trinh, Bùi Hiến Đức, Nguyễn Hải Hòa Determination carbon storage of Bamboo forest (Bambusa procure A.chev et A.cam) in Central Highlands 71
10 Using Landsat 8 to estimate aboveground biomass and carbon stocks in Xuan Thuy National Park, Nam Dinh province Hai Hoa Nguyen, Dinh Quang Tuan, Duong Trung Hieu Sử dụng ảnh Landsat 8 để ước tính sinh khối và trữ lượng carbon bề mặt rừng ngập mặn tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định 84
11 Điều tra quần thể Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis) và hiện trạng bảo tồn tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, tỉnh Gia Lai Nguyễn Ái Tâm, Hà Thăng Long, Nguyễn Thị Kim Yến, Lâm Văn Tịnh, Nguyễn Hoàng Lâm, Bùi Văn Tuấn, Trần Ngọc Toàn Survey of the northern buff-cheeked crested gibbon (Nomascus annamensis) and gibbon conservation status in Kon Ka Kinh National park 94
12 Dẫn liệu đa dạng thành phần loài động vật có xương sống (thú, lưỡng cư, bò sát) tại hành lang kết nối Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh và Khu Bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, tỉnh Gia Lai Nguyễn Ái Tâm, Trần Hữu Vỹ, Nguyễn Thành Luân, Bùi Văn Tuấn, Hoàng Quốc Huy, Nguyễn Thị Kim Yến, Hà Thăng Long Preliminary results of species diversy of vertebare (mammal, amphibian, and reptile) at green connection area between Kon Ka Kinh National Park and Kon Chu Rang Nature reserve, Gia Lai province 104
13 Bước đầu xác định thành phần côn trùng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Hòa Bình Lê Bảo Thanh Initial data on the composition of insects in Thuong Tien Nature reserve, Hoa Binh province 117
14 Đặc điểm phân bố, kiểu thảm thực vật của cây Đảng sâm (Codonopsis javanica (Blume) Hook. F. & Thomson.) ở Lâm Đồng Nguyễn Thành Mến, Hoàng Thanh Trường Characteristic distribution and vegetation type of Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson. in Lam Dong province, Vietnam 123
15 Thực trạng cơ chế khuyến khích đối với cán bộ trong hệ thống khu bảo tồn ở Việt Nam Tạ Thị Thắm, Trần Thị Kim Ngân The status of the incentive mechanisms in the protected area management systems in Vietnam 133
16 Cấu tạo giải phẫu của gỗ Xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill Lại Thanh Hải, Đỗ Văn Bản Wood anatomical structure of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill 144

 

 

PHÅN TÍCH ĐA DẠNG DI TRUYỀN MỘT SỐ LOÀI BẠCH ĐÀN LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC LAI TẠO GIỐNG MỚI

Nguyễn Việt Tùng, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Thị Linh Đam

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT Nghiên cứu đã sử dụng 34 mồi SSR trong phân tích đa dạng di truyền của 19 cây bố mẹ thuộc 3 loài bạch đàn để nhận biết được mối quan hệ huyết thống giữa các cây trong loài và giữa các loài với nhau là cơ sở để chọn được bố mẹ lai thích hợp nhất. Khoảng cách di truyền giữa 19 mẫu (cây) bạch đàn thuộc 3 loài nghiên cứu nằm [0,28; 3,882]. Khoảng cách di truyền giữa các cây trong loài Bạch đàn camal (E. camaldunensis) là thấp (0,712), tiếp đến là loài Bạch đàn urô (E. urophylla) đạt 0,836 cuối cùng là loài Bạch đàn liễu (E. exserta) với khoảng cách di truyền trung bình trong loài là 1,183. Với 19 mẫu bạch đàn nghiên cứu được chia thành hai nhánh: + Nhánh một là nhóm loài Bạch đàn liễu và Bạch đàn camal, khi lai giống giữa 2 nhóm loài này với nhau thường cho sinh trưởng kém so với lai giống thuận nghịch giữa nhóm loài Bạch đàn uro với Bạch đàn camal và Bạch đàn liễu. ++ Nhánh hai chỉ có các mẫu thuộc nhóm loài Bạch đàn uro. Như vậy, loài Bạch đàn camal và Bạch đàn liễu có quan hệ họ hàng gần nhau hơn so với Bạch đàn urô, do đó khi lai giống giữa Bạch đàn urô với Bạch đàn liễu, Bạch đàn camal các tổ hợp lai thường có ưu thế lai nhiều hơn so với tổ hợp lai thuận nghịch giữa Bạch đàn camal với Bạch đàn liễu.Từ khóa: Đa dạng di truyền, khoảng cách di truyền, E. camaldunensis, E. urophylla, E. exserta

 

Analysis of genetic diversity in Eucalypts as basis for breeding program Thirty-four SSR primers was used to analyze genetic diversity of 19 parent trees of three Eucalyptus species to identify phylogenetic relationships among trees of one species and trees in different species. This is the basis for selecting the most suitable hybrid parents. Genetic distances in 19 samples of three species of Eucalyptus in this study is [0.28; 3.882]. Genetic distances between the trees of E. camaldunensis is low (0.712), followed by E. urophylla at 0.836 and E. exserta at 1.183. Nineteen studied Eucalyptus samples was divided into two groups: i) Group one is including E. exserta and E. camaldunensis, when their hybrid often grow slowly compared with reversible hybridization between E. urophylla with E. exserta and E. camaldunensis; ii) Group two consists only E. urophylla. The high genetic diversity between trees in different species and in one species has more significant in breeding and hybridization. In conclusion, E. camaldunensis and E. exserta has close kinship than E. urophylla, therefore hybrid combinations of E. urophylla x E. exserta are usually more dominant than reciprocal hybrid combinations between E. camal with E. exserta.Keywords: Genetic diversity, genetic distance, E. camaldunensis, E. urophylla, E. exserta

 

NGHIÊN CỨU CHỈ THỊ SSR LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH TRẠNG SINH TRƯỞNG CỦA BẠCH ĐÀN LAI (E. urophylla x E. exserta, E. urophylla x E. camaldulensi )

Nguyễn Thị Linh Đam, Nguyễn Việt Cường, Nguyễn Việt Tùng

Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp

TÓM TẮT Đường kính và chiều cao cây là tính trạng số lượng quan trọng cấu thành năng suất. Năng suất là tính trạng số lượng phức tạp, về cơ bản nó là tổng hợp của nhiều tính trạng khác nhau. Năng suất có hệ số di truyền thấp, có chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường và chịu ảnh hưởng của nhiều gen. Trong nghiên cứu này, 205 cặp mồi SSR được sử dụng để tìm hiểu mối liên quan giữa năng suất và chỉ thị phân tử SSR thông qua 104 cây (mẫu) thuộc các tổ hợp lai thuận nghịch U29E1 và hậu thế bố mẹ của chúng cũng như 60 dòng (mẫu) bạch đàn lai thuộc các tổ hợp lai E. urophylla x E. camaldulensis (UC) và E. urophylla x E. exserta (UE). Trong số 205 chỉ thị, nghiên cứu đã xác định được 8 chỉ thị: EMBRA39, EMBRA78, EMBRA124, EMBRA168, EMBRA196, EMBRA208, EMBRA209, EMBRA229 có thể sử dụng để phân biệt giữa các dòng sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm cho các dòng lai UE và UC.Từ khóa: Chỉ thị phân tử, bạch đàn lai, SSR

 

Study on the association of simple sequence repeat (SSR) markers with growth trait in eucalyptus hybrid (E. urophylla x E. exserta, E. urophylla x E. camaldulensi ) The diameter and height of the tree are important quantitative traits which constitute productivity. Productivity is the amount of complex traits, basically it is a combination of many different traits. Productivity has low heritability, which is influenced by environmental factors and by many genes. In this study, 205 SSR primer pairs were used to analysis the relationship between productivity and SSR marker through 104 trees (samples) of the reciprocal hybrid combinations U29E1 and their posterity parents as well as 60 clones (samples) of hybrid combinations E. urophylla x E. camaldulensis (UC) and E. urophylla x E. exserta (UE). In 205 markers, the result showed that eight markers: EMBRA39, EMBRA78, EMBRA124, EMBRA168, EMBRA196, EMBRA208, EMBRA209, EMBRA229 can be used to distinguish the fast and slow growth clones for UE and UC.Keywords: Eucalyptus hybrid, molecular marker, SSR

 

KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỞ RỘNG CÅY NHẬP NỘI (BẠCH ĐÀN, THÔNG, KEO) Ở VÙNG CAO MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Bùi Trọng Thủy, Nguyễn Công Phương

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ

TÓM TẮT Kết quả mở rộng cây nhập nội (bạch đàn, thông, keo) ở vùng cao (độ cao 700 – 1.200m) tại Yên Bái, Cao Bằng và Sơn La: cho thấy 2 loài Bạch đàn E. urophylla, E. grandis có triển vọng đối với tỉnh Cao Bằng và Yên Bái (sau 38 tháng trồng, tỷ lệ sống đạt 87,7 – 89,9%, năng suất đạt 12,18 – 12,59 m3/ha/năm); loài Thông caribê có triển vọng cả 3 tỉnh (sau 38 tháng trồng tỷ lệ sống đạt 86,6 – 89,3%, năng suất 0,47 – 1,07 m3/ha/năm); Keo lai có triển vọng đối với tỉnh Cao Bằng (sau 38 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 84,2% và năng suất sinh khối đạt trung bình 12,10 m3/ha/năm). Các loài Bạch đàn E. microcorys và Keo mearnsii, Keo melanoxylon tỏ ra kém thích nghi với điều kiện vùng cao tại 3 tỉnh nghiên cứu, với tỷ lệ sống dao động 79,1 – 82,5%, năng suất sinh khối chỉ đạt 0,35 – 2,39 m3/ha/năm sau 38 tháng trồng.Từ khóa: Cây nhập nội, miền núi phía Bắc, khảo nghiệm, vùng cao

 

Results of planting trial of exotic species (Eucalyptus, Pinus, Acacia) in high areas of some Northern mountainous provinces Results of planting trial of exotic species (Eucalyptus, Pinus, Acacia) in high area (700 – 1.200m above sea level) in Yen Bai, Cao Bang and Son La provinces showed that E. urophylla and E. grandis are potential to grow in Cao Bang and Yen Bai provinces (38 months after planting, the survival rate was 87.7 – 89.9%, the productivity was 12.18 – 12.59 m3/ha/year); Pinus caribaea is potential in all 3 provinces (after 38 months old, the survival rate was 86.6 – 89.3%, the productivity was 0.47 – 1.07 m3/ha/year); Hybrid Acacia is potential in Cao Bang province (after 38 months old, the survival rate was 84.2% and the productivity was 12.10 m3/ha/year). However, E. microcory, A. mearnsii and A. melanoxylon are not good when planting in high areas of the 3 above provinces, as the survival rate was 79.1 – 82.5%, and the productivity was only 0.35 – 2.39 m3/ha/year, 38 months after planting.Keywords: Exotic species, Northern moutainous area, high area

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÅM HỌC CỦA CÅY DẦU CÁT (DIPTEROCARPUS CHARTACEUS SYM) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN TÀ KÓU, TỈNH BÌNH THUẬN

 Nguyễn Minh Thanh1, Lê Văn Long2

1Trường Đại học Lâm nghiệp

2Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp miền Nam

TÓM TẮT

Bài báo trình bày đặc điểm lâm học của cây Dầu cát (Dipterocarpus chartaceus Sym) tại khu bảo tồn thiên nhiên Tà Kóu, tỉnh Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tổ thành tầng cây cao của lâm phần có Dầu cát phân bố khá đa dạng, biến động từ 18 đến 30 loài, trong đó có từ 4 – 6 loài tham gia vào công thức tổ thành. Các quần xã có Dầu cát phân bố tại khu vực đều có 5 tầng tán, trong đó Dầu cát chỉ có mặt ở tầng A2 và tầng dưới tán. Khoảng cách trung bình từ cây Dầu cát đến các cây bạn là 4,15 mét, khoảng cách xa nhất là 9 mét và gần nhất là 0,5 mét. Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N/D1.3) và phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn) của rừng tự nhiên IIA, IIB và IIIA1 có thể mô phỏng tốt bằng phân bố Meyer; mối quan hệ giữa Hvn và D1.3 của các loài cây trong 5 ô tiêu chuẩn khá chặt (R2 = 0,73). Tình hình tái sinh tự nhiên tương đối tốt, riêng loài Dầu cát mật độ cây tái sinh là 448 cây/ha, chiếm 7% tổng số cây tái sinh. Dầu cát tái sinh triển vọng trung bình là 160 cây/ha, chiếm 2,5% tổng số cây tái sinh. Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất tại khu vực có dạng phân bố ngẫu nhiên và mạng hình phân bố cây trong các ô điều tra tuân theo phân bố cụm.

Từ khóa: Bình Thuận, Dầu cát, lâm học, khu bảo tồn thiên nhiên, Tà Kóu

 

Silvicultural characteristics of Dipterocarpus chartaceus Sym in Ta Kou natural reserve, Binh Thuan province

The report aims at studying silvicultural characteristics of Dipterocarpus chartaceus Sym in Ta Kou Natural reserve in Binh Thuan. The result shows that overstory tree composition was various with about 18 – 30 species were recorded, in which 4 – 6 species contributed in composition formula. In communities that have Dipterocarpus chartaceus Sym to distribute, they all had 5 canopy layers, in which Dipterocarpus chartaceus Sym was only found in A2 and understory layers. Average distance from each Dipterocarpus chartaceus plant to other plants was 4.15 metres, the longest was 9 metres and the shortest is 0.5 metres. Tree distribution rule that based on diameter (N/DBH) and on total height (N/Hvn) in natural forest types IIA, IIB and IIIA1 can be simulated by using Mayer distribution rule; moreover, there was a strong relationship between H and DBH of plants growing in 5 sample plots with R2 = 0.73. The state of natural regeneration was observed in good process, in which the density of Dipterocarpus chartaceus Sym were 448 trees/ha, amounted to 7% in total regenerating trees. Average of potential regenerating Dipterocarpus chartaceusSym plants about 160 trees/ha, amounted to 2.5% in total. In the whole area, distribution type of tree species was random distribution and in the surveyed plots it was cluster distribution.

Keywords: BinhThuan, Dipterocarpus chartaceus Sym, silviculture, satural reserve, Ta Kou

 

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CÛA CÅY XOAN NHỪ (Choerospondias axillaris) (Roxb.) Burtt & Hill

Hà Thị Mừng1, Lại Thanh Hải2

1 Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

 2 Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill là cây gỗ lớn mọc nhanh, phân bố rộng. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý của Xoan nhừ ở các độ tuổi khác nhau cho thấy: Lá Xoan nhừ của các cây từ nhỏ đến trưởng thành có chiều dày là 177,5μm – 292,3μm. Độ dày mô dậu là 67,8μm – 121,9μm. Độ dày mô khuyết là 65,2μm – 96,2μm. Tỷ lệ mô dậu/mô khuyết của lá cây tái sinh, cây 6 tháng tuổi trong vườn ươm và cây 1 tuổi ở rừng trồng là 0,95 – 0,97, còn ở các tuổi sau đều lớn hơn 1. Số lượng khí khổng ở mặt dưới lá là 85 – 161 cái/mm2 lá. Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá cây giai đoạn nhỏ (đến 2 năm tuổi) là 2,53 -2,88mg/g lá tươi, tỷ lệ dla/dlb là 2,6 – 2,9. Cây 4 tuổi có hàm lượng diệp lục tổng số trong lá là 2,94mg/g lá tươi và tỷ lệ dla/dlb là 3,0. Từ 6 tuổi trở đi cây có hàm lượng diệp lục tổng số là 3,16 – 3,57mg/g lá tươi và tỷ lệ dla/dlb lớn hơn 3 (3 – 3,7). Đến 2 tuổi, Xoan nhừ là cây chịu bóng thiên về trung tính, giai đoạn 4 tuổi thể hiện sự trung tính về ánh sáng và từ 6 tuổi trở đi cây ưa sáng hoàn toàn. Lá Xoan nhừ bắt đầu bị tổn thương ở nhiệt độ 40oC, sau đó, nhiệt độ càng tăng thì lá càng bị tổn thương. Ở nhiệt độ 60oC lá cây ở vườn ươm bị tổn thương 90%, còn lá cây ở các tuổi lớn hơn bị tổn thương ở mức 40 – 75%.

Từ khóa: Cấu tạo giải phẫu, hàm lượng diệp lục, tính chịu nóng, Xoan nhừ

Some physiological characteristic of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill

Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill is a large commercial woody, fast growing, wide-distribution tree. The research result of some physiological characteristics of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill at different ages showed that: Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill leaves of young trees to mature trees have a thickness of 177.5μm -292.3μm. The thickness of palisade parenchyma is 67.8μm – 121.9μm. The thickness of spongy parenchyma is 65.2μm – 96.2μm. The palisade parenchyma/spongy parenchyma proportion of regenerated trees, 6 – month-old trees in nursery and 1 – year-old trees in plantation forest is 0.95 – 0.97, while the figure of the later ages are above 1. The number of stomata in the leaf down surface is from 85 to 161 per mm2. The total chlorophyll content of leaves in young period (up to 2 – year-old) is 2.53 – 2.88mg/g of fresh leaves, the proportion of dla/dlb is 2.6 – 2.9. By the age of 4, the total chlorophyll content in the leaves is 2.94 mg/g of fresh leaves and the proportion of dla/dlb is 3.0. From 6 years old onwards, the total chlorophyll content is 3.16 – 3.57 mg/g of fresh leaves and the proportion of dla/dlb is greater than 3 (3 – 3.7). Up to 2 – year-old, Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill is a neutral shade-resistance plant. 4 years old tree, it expresses light neutrality. From 6 years old onward, it is fully photophilic. Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill leaves are vulnerable at a temperature of 40oC, the higher of temperature, the more vulnerability of the leaves. At a temperature of 60°C, the leaves in the nursery are 90% damaged, while the leaves of the older ages are damaged from 40 to 75%.

Keywords: Anatomical structure, Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill, chlorophyll content, heat-resistance

 

MÔ HÌNH HÓA PHÅN BỐ ĐƯỜNG KÍNH CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TRÊN CẤP ĐẤT II DỰA TRÊN HÀM PHÅN BỐ WEIBULL VÀ RICHARDS

Nguyễn Văn Thêm

Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT

Mục tiêu nghiên cứu là xác định khả năng ứng dụng hàm phân bố Weibull và phân bố Richards để mô hình hóa và dự đoán số cây theo cấp đường kính đối với rừng trồng Thông ba lá từ cấp tuổi 6 – 20 năm. Số liệu thu thập đường kính của rừng trồng Thông ba lá từ cấp tuổi 6 – 20 năm trên cấp đất II là 8 ô mẫu điển hình với kích thước 0,2ha; trong đó mỗi cấp tuổi 1 ô mẫu. Các tham số của hàm phân bố Weibull và phân bố Richards được ước lượng theo phương pháp phi tuyến tính. Ý nghĩa của các tham số của hàm phân bố Richards được đánh giá thông qua mối quan hệ với các đặc tính của rừng trồng Thông ba lá. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phân bố đường kính của rừng trồng Thông ba lá từ cấp tuổi 6 – 20 năm trên cấp đất II có thể được mô hình hóa bằng hàm phân bố Weibull và hàm phân bố R; trong đó hàm phân bố R phù hợp hơn so với hàm phân bố Weibull. Ba tham số của hàm phân bố Richards có quan hệ với các đặc tính của rừng trồng Thông ba lá từ cấp tuổi 6 – 20 năm. Tham số vị trí của hàm phân bố Richards có thể được ước lượng gần đúng dựa theo đường kính bình quân và chiều cao bình quân của rừng trồng Thông ba lá. Tham số tỷ lệ của hàm phân bố Richards có thể được ước lượng gần đúng dựa theo tuổi của rừng trồng Thông ba lá. Tham số hình dạng của hàm phân bố Richards có thể được ước lượng gần đúng dựa theo tham số vị trí.

Từ khóa: Rừng trồng Thông ba lá, cấp đất, hàm phân bố Weibull, hàm phân bố Richards, hàm phân bố R, tham số vị trí, tham số tỷ lệ, tham số hình dạng. 

Diameter distribution modelling of plantations Pinus kesiya Royle ex Gordon on II site class based on weibull and richards distribution functions

The objectives of research is to determine the goodness-of-fit of Weibull and Richards distributions to model and predict the diameter distibution of the plantations Pinus kesiya from the age classes 6 to 20 years. Collected data on diameter of plantations Pinus kesiya is 8 typical sample plots with size 0.2ha; in which each class of age one sample plot. The parameters of the Weibull and Richards distribution functions is estimated according to the nonlinear method. The meaning of the parameters of the Richards distribution function is assessed through a relationship with the characteristics of plantations Pinus keysia. Research results have shown that the diameter distribution of plantations Pinus kesiya from the age classes 6 to 20 years on II class can be modeled by using the Weibull and Richards distributions; including Richards distribution function more suitable than Weibull distribution function. The three parameters of the Richards distribution function have a relationship with characteristics of plantations Pinus kesiya. The location parameter of the Richards distribution function can be approximate estimate based on the average diameter at breast height and average height of plantations Pinus keysia. The scale parameter of the Richards distribution function can be estimated based on age of plantations Pinus kesiya. The shape parameter of the Richards distribution function can be estimated based on location parameter.

Keywords: Plantation Pinus kesiya, site class, Weibull distribution function, Richards distribution function, location parameter, scale parameter, shape parameter

 

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG ĐƯỜNG KÍNH CỦA BẠCH TÙNG (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) Ở KHU VỰC ĐÀ LẠT VÀ ĐỨC TRỌNG THUỘC TỈNH LÅM ĐỒNG

Nguyễn Văn Nhẫn

Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đại Ninh, tỉnh lâm Đồng

TÓM TẮT

Bài báo này giới thiệu phản ứng của Bạch tùng đối với biến động của những yếu tố khí hậu. Mục tiêu nghiên cứu là phân tích vai trò của những yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng. Trong nghiên cứu này, các chuỗi niên đại bề rộng vòng năm của Bạch tùng đã được xây dựng bằng kỹ thuật niên đại thực vật. Mối quan hệ giữa tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng với những yếu tố khí hậu đã được phân tích bằng các hệ số tương quan. Vai trò của những yếu tố khí hậu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng đã được phân tích bằng các hàm phản hồi tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ba yếu tố khí hậu kiểm soát mạnh nhất đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng là lượng mưa tháng 11, số giờ nắng tháng 1 và tháng 4. Sự nâng cao của ba yếu tố này đều dẫn đến ảnh hưởng xấu đối với tăng trưởng bề rộng vòng năm của Bạch tùng.

Từ khóa: Niên đại thực vật, khí hậu thực vật, vòng năm cây gỗ, Bạch tùng, hàm phản hồi 

Climatic effect on the radial growth of (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub) in Da Lat and Duc Trong zone, Lam Dong province

This article presents the response of Dacrycarpus imbricatus to variability of climatic factors. The object of this study is to analyze the role of climatic factors for the ring width growth of Dacrycarpus imbricatus. In this study, the ring width chronological series of Dacrycarpus imbricatus was built using dendrochronological techniques. Relationship between ring width growth of Dacrycarpus imbricatus with climatic factors has been analyzed by the correlation coefficients. The role of climatic factors has been analyzed using stepwise multiplicative linear response functions. Research results showed that three climatic factors controlling the ring width growth of Dacrycarpus imbricatus are the precipitation in November, amount of sunshine hours in January and April. The raising of the three factors are leading to a bad influence on the ring width growth of Dacrycarpus imbricatus.

Keywords: Dendrochronology, dendroclimatology, tree ring, Dacrycarpus imbricatus, response function

 

ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH AM (Arbuscular mycorrhiza) TỚI SINH TRƯỞNG VÀ CẢI TẠO ĐẤT BÃI THẢI THAN QUẢNG NINH CỦA KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium) Ở VƯỜN ƯƠM

Vũ Quý Đông, Lê Quốc Huy và Đoàn Đình Tam

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

TÓM TẮT

Giải pháp công nghệ sinh học môi trường (Bioremediation) kết hợp sử dụng sản phẩm công nghệ vi sinh (Microbialremediation) với thực vật (Phytoremediation) được áp dụng hiệu quả cho cải tạo phục hồi các khu vực bãi thải, khai thác mỏ hoang hóa, ô nhiễm, phục hồi thảm thực vật rừng và cảnh quan hệ sinh thái với các giá trị tự nhiên vốn có. Đất bãi thải mỏ than Chính Bắc và Nam Đèo Nai (Quảng Ninh) được sử dụng để trồng Keo tai tượng bón nhiễm 400 IP chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM tại vườn ươm Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, đối chứng không bón nhiễm.

Sau 6 tháng thí nghiệm kết quả đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm AM tới khả năng sinh trưởng và cải tạo đất bãi thải than của Keo tai tượng (Acacia mangium) cho thấy: sinh trưởng đường kính D0 đã tăng 30 – 35% cao hơn so với đối chứng không bón nhiễm AM. Tất cả các chỉ số lý hóa tính (pHKCl, P2O5, K2O, mùn, thành phần cơ giới) của đất bãi thải sau 6 tháng thí nghiệm với keo bón nhiễm AM đã được cải thiện tăng rõ rệt so với đất bãi thải ban đầu trước thí nghiệm và so với đối chứng không bón nhiễm AM. Các chỉ số kim loại nặng trong đất bãi thải cũng được đánh giá là giảm đáng kể, As giảm từ 0,3 – 1,1 mg/1000g đất, Pb giảm từ 1,1 – 2,4 mg/1000g đất và Cd giảm từ 0,2 – 0,5 mg/1000g đất so với ban đầu. Số lượng đơn vị xâm nhiễm AM (IP) tăng 5,5 lần so với đối chứng không bón nhiễm AM trên cả 2 loại đất bãi thải (đất bãi thải ban đầu không có AM). Cộng sinh cố định đạm Rhizobium của lô bón nhiễm chế phẩm AM tăng lên đáng kể cả về số lượng, kích thước và hình thái; Vi khuẩn phân giải lân của lô thí nghiệm bón nhiễm chế phẩm AM có thay đổi hơn hẳn so với lô thí nghiệm không bón nhiễm chế phẩm AM.

Từ khóa: Nấm rễ nội cộng sinh, AM, Keo tai tượng, bãi thải mỏ than, vườn ươm

Effects of Arbuscular mycorrhiza on growth and rehabilitation of Acacia mangium ability on coal mine tailings in nursery

The bioremediation that combined between microbialremediation and phytoremediation would be potentially and effectively applied for cleaning up contaminated sites, especially the abandoned mining areas with their contaminated tailings to restore the ecosystems, landscape, their natural vegetation, forests with inherent natural values. The coal mine tailings of Chinh Bac and Nam Deo Nai (Quang Ninh) were collected and used for the study on effects of Arbuscular mycorrhiza (AM) on Acacia growth and its rehabilitation ability to the contaminated soils at nursery of Institute for Forest Ecology and Environment. Each Acacia was planted in 10 kg pots and inoculated with 400 IP AM inoculums per plant, control Acacia was planted in same pots but without AM.

After 6 months of experiment, the results showed that, diameter growth of the AM inoculated Acacia (DBH) was significantly higher than that in control 30 – 35%. All the checked parameters of soil physical and chemical characteristics (pHKCl, P2O5, K2O, humus, mechanical components) of the substrates with AM inoculated were found to be remarkably improved after 6 months of the experiment as compared to those in control and those before experiment (zero baseline). The cleaning up of heavy metals in the tailings was also examined and found that all the contents of As, Pb and Cd were decreased significantly after 6 months of the experiments as compared to those from the zero baseline, of which As reduced from 0.3 to 1.1 mg/1000g soil, Pb decreased from 1.1 to 2.4 mg/1000g soil and Cd fallen from 0.2 to 0.5 mg/1000 soil. The number of infective propagules (IP) in AM inoculated pots increased 5.5 times as compared to that in control for both types of mine tailings (As zero baseline, the original mine tailings were found with no AM IP). Rhizobium symbiotic nitrogen fixation of applied inoculated AM biomass plot significantly up to both in number, size and morphology; Microbes decompose phosphate of applied biomass AM treatments infections has changed the than those uninoculated AM treatments.

Keywords: Arbuscular mycorrhiza, AM in vitro, bioremediation, rehabilitation, Acacia mangium

 

XÁC ĐỊNH CARBON LƯU GIỮ CỦA RỪNG LỒ Ô (Bambusa procure A.chev et A.cam) Ở KHU VỰC TÅY NGUYÊN

Huỳnh Thị Kiều Trinh1, Bùi Hiến Đức2, Nguyễn Hải Hòa3

1Viện KHLN Nam Trung Bộ và Tây Nguyên- Lâm Đồng

 2Công ty TNHH DV KHKT Khoa Đăng- Lâm Đồng

 3Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Rừng Lồ ô mang lại cho con người nhiều giá trị về kinh tế, văn hóa và cả giá trị môi trường. Nhưng nhận thức của các nhà quản lý cũng như cộng đồng cho rằng nó có ít giá trị và đang chặt phá để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và khai thác quá mức. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề dân số gia tăng, thay đổi cơ cấu cây trồng, nhu cầu đất cho sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nên việc chặt phá rừng tre nứa, Lồ ô để chuyển đổi mục đích như trồng cao su, cà phê hoặc trồng các loại cây nông nghiệp khác làm cho diện tích rừng Lồ ô ngày một giảm đi. Sự tàn phá diện tích rừng nói chung và rừng tre nứa Lồ ô nói riêng, không những gây mất cân bằng sinh thái ở nước ta mà còn làm giảm khả năng hấp thụ CO2 và gián tiếp làm tăng thêm lượng khí CO2 phát thải vào khí quyển, làm cho biến đổi khí hậu toàn cầu tăng nhanh. Vì vậy, một trong những cách thức quản lý bền vững loại rừng này để nhằm phát triển kinh tế, văn hóa thẩm mĩ song song với vấn đề bảo vệ môi trường đó là tính được giá trị hấp thụ CO2 của loại rừng này để tham gia chương trình REDD. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy carbon được lưu giữ chủ yếu trong thân cây Lồ ô khí sinh và chúng có quan hệ chặt chẽ với nhân tố tuổi của cây. Ngoài ra, chúng còn có mối quan hệ chặt chẽ với khối lượng sinh khối khô của thảm mục, cây chết. Lượng CO2 hấp thụ trong lâm phần Lồ ô còn phụ thuộc vào các nhân tố như mật độ cây/ha và đường kính bình quân. Ở cấp đường kính trung bình 3cm và mật độ 3500 cây/ha sẽ hấp thụ được 601 tấn CO2/ha. Và ở cấp đường kính trung bình 9cm và mật độ 16500 cây/ha sẽ hấp thụ được 1880 tấn CO2/ha.

Từ khóa: Carbon, CO2, REDD, rừng Lồ ô

Determination carbon storage of Bamboo forest (Bambusa procure A.chev et A.cam) in Central Highlands

Bamboo forests bring people various values include economic, cultural and environmental value. But the awareness of managers as well as the community that it has little value and cleared to convert land use purpose and overexploitation. Especially, in the current period when development population issue, change the crop structure, demand of land using with agricultural production purpose have trend to increases so deforestation bamboo to convert purposes such as plant rubber tree, coffee or other agricultural crops made bamboo area has decrease. In general, forest destruction also bamboo forest not only cause ecological imbalance but also reduces absorb CO2 ability and indirectly increase CO2 emissions into the atmosphere make speed up global climate change. One way of sustainable forest management to economic development, cultural as parallel with environmental protection issues that is calculated absorb CO2 value of bamboo forest to participate REDD program. The result of research shows that carbon is stored mainly in bamboo trunk and it has closely relationship with age factor of the tree, volume dry biomass of litter and dead wood. Amount of CO2 absorbed in bamboo forest depend on factors such as density trees/ha and average diameter. With average diameter 3cm and density 3500 trees/ha would absorbed 601 ton CO2/ha. And average diameter 9cm and density 16500 trees/ha would absorbed 1880 ton CO2/ha.

Keywords: Bamboo forest, carbon, CO2, REDD

 

USING LANDSAT 8 TO ESTIMATE ABOVEGROUND BIOMASS AND CARBON STOCKS IN XUAN THUY NATIONAL PARK, NAM DINH PROVINCE

Hai Hoa Nguyen1, Dinh Quang Tuan2, Duong Trung Hieu3

 1Environmental Engineering Dept, Vietnam National University of Forestry

2Vietnam National University of Forestry

3 North East College of Agriculture and Forestry

TÓM TẮT

Mangroves is considered as one of the most important carbon sinks in the tropic and their roles are wellknown as preventing coastal shoreline erosion and mitigating impacts of storms and wave actions. The productivity of mangroves could be evaluated by estimating their biomass and carbon stocks. Nowadays, a various number of methods are used to estimate mangrove biomass and carbon stocks and one of them is commonly used as the remotely-sensed satellite data approach. In this study, Landsat 8 is used to identify the spatial distribution of mangroves using NDVI values, then to calculate total of aboveground biomass and carbon stocks of mangroves in the Xuan Thuy National Park. As a result, the average of mangrove diameter and height values are measured at 2.80 ± 0.23cm and 3.82 ± 0.52m, respectively. The NDVI values are used for mangrove classification with the accuracy of 88.3%. In general, the biomass of mangrove forests in Xuan Thuy National Park is relatively high, calculated at 62,692.8 ± 192.16 tons and carbon stocks are calculated as 29,465.6 ± 90.32 tons.

Từ khóa: Aboveground biomass (AGB), carbon stocks, Landsat 8, Xuan Thuy National ParkSử dụng ảnh Landsat 8 để ước tính sinh khối và trữ lượng carbon bề mặt rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

Hệ sinh thái rừng ngập mặn được coi như bể chứa các bon quan trọng nhất trong vùng nhiệt đới. Năng suất của các hệ sinh thái rừng có thể được đánh giá bằng cách ước lượng sinh khối của nó. Việc đánh giá sinh khối rừng ngập mặn giúp chúng ta hiểu các quá trình và những thay đổi trong hệ thống rừng ngập mặn. Ngày nay có rất nhiều phương pháp để ước tính sinh khối trên mặt đất và trữ lượng các bon của rừng ngập mặn, một trong các phương pháp sử dụng đó là dùng tư liệu viễn thám. Nghiên cứu dựa vào việc sử dụng giá trị NDVI để xác định sự phân bố của rừng ngập mặn, tính toán tổng sinh khối trên mặt đất và trữ lượng cácbon của rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy. Kết quả điều tra và tính toán cho thấy giá trị đường kính của rừng ngập mặn là 2,80 ± 0,23cm và chiều cao trung bình là 3,82 ± 0,52m. Chỉ số NDVI được sử dụng để xây dựng bản đồ phân bố rừng ngập mặn với độ chính xác là 88,3%. Nhìn chung, sinh khối và trữ lượng cácbon bề mặt đất tại vườn quốc gia Xuân Thủy ở mức tương đối cao. Giá trị sinh khối bề mặt đất của rừng ngập mặn là 62.692,8 ± 192,16 tấn và trữ lượng cácbon là 29.465,6 ± 90,32 tấn. Kết quả cho thấy trữ lượng cácbon và sinh khối bề mặt tại đây là tương đối cao. Qua đó, cần có các chính sách bảo tồn cácbon và quản lý rừng ngập mặn hiệu quả hơn theo cơ chế REDD+.

Keywords: Sinh khối bề mặt, trữ lượng cácbon, ảnh Landsat 8, VQG Xuân Thủy

 

ĐIỀU TRA QUẦN THỂ VƯỢN ĐEN MÁ HUNG TRUNG BỘ (Nomascus annamensis) VÀ HIỆN TRẠNG BẢO TỒN TẠI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, TỈNH GIA LAI

Nguyễn Ái Tâm1, Hà Thăng Long1, Nguyễn Thị Kim Yến1, Lâm Văn Tịnh2, Nguyễn Hoàng Lâm2, Bùi Văn Tuấn3, Trần Ngọc Toàn3

1Hội động vật học Frankfurt tại Việt Nam,

 2Vườn quốc gia Kon Ka Kinh,

3Trung tâm GreenViet.

TÓM TẮT

Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra hiện trạng quần thể Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis) tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và đề xuất giải pháp bảo tồn quần thể này. Dữ liệu thu thập trong thời gian từ 16/11/2016 – 31/12/ 2016, tại 21 điểm khảo sát, sử dụng phương pháp phỏng vấn cộng đồng, khảo sát theo điểm và thu âm tiếng hót của vượn. Kết quả đã thu âm được tiếng hót của 11 đàn vượn tại 10 điểm nghe. Mật độ vượn tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh trong đợt khảo sát này ước tính 0.112 (đàn/km2). Các khu vực ghi nhận sự phân bố của vượn tại tiểu khu 18, 68, 74, 79, 91, 92, 95, 104, 105, 110, 414, 433… Vượn đen má hung Kon Ka Kinh đang đối mặt với mối nguy hại từ việc mất môi trường sống và nạn săn bắn trái phép. Cần bảo vệ nghiêm ngặt sinh cảnh sống của Vượn trong và khu vực giáp ranh VQG, kiểm soát hoạt động sở hữu súng trái phép tại khu vực vùng đệm. Với chương trình giám sát Vượn, có thể sử dụng dữ liệu tại các điểm nghe trong nghiên cứu làm cơ sở dữ liệu cho hoạt động giám sát của kiểm lâm Vườn quốc gia.

Từ khóa: Mật độ quần thể vượn, phân bố vượn, Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis), Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Survey of the Northern buff-cheeked crested gibbon (Nomascus annamensis) and gibbon conservation status in Kon Ka Kinh National park

This study aims to investigate the status of Nomascus annamensis in Kon Ka Kinh National Park and propose a solution to conserve this population. Data collected from November 16, 2016 to December 31, 2016 at 21 survey sites, using community interviewing, auditory sampling methods, point-based surveys, and gibbon song recordings. The results recorded the song of 11 gibbons group at 10 listening spots. The gibbon density was estimated at 0.11 groups per km2. Gibbon distribution was recorded in Forest Unit Area such as 18, 68, 74, 79, 91, 92, 95, 104, 105, 110, 414, 433…the main threats to Northern buffed-cheeked are habitat loss and poaching.The habitat for gibbon inside the National Park as well the adjacent areas should be strictly protected. Controlling guns owned illegally by local people in the buffer zone. The data in listening post of this research can be used as a database for Gibbon monitoring activity of the rangers in Kon Ka Kinh National Park

Keywords: Gibbon population density, gibbons distribution, Kon Ka Kinh National Park, Northern yellow-cheeked gibbon (Nomascus annamensis).

 

DẪN LIỆU ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG (THÚ, LƯỠNG CƯ, BÒ SÁT) TẠI HÀNH LANG KẾT NỐI VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH VÀ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG, TỈNH GIA LAI

Nguyễn Ái Tâm1, Trần Hữu Vỹ2, Nguyễn Thành Luân3, Bùi Văn Tuấn2, Hoàng Quốc Huy2, Nguyễn Thị Kim Yến1, Hà Thăng Long1

 1Hội động vật học Frankfurt tại Việt Nam;

2Trung tâm đa dạng sinh học Nước Việt anh;

 3Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

TÓM TẮT

Nghiên cứu dẫn liệu đa dạng thành phần loài động vật có xương sống bao gồm Thú, Lưỡng cư và Bò sát được triển khai tại lâm phận rừng của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Đăk Roong và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Trạm Lập thuộc xã Đăk Roong và xã Sơn Lang, nằm trong khu vực hành lang kết nối Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và Khu bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Các phương pháp được sử dụng trong chương trình khảo sát gồm: phỏng vấn người dân địa phương, khảo sát tuyến được thực hiện cả ngày lẫn đêm, khảo sát điểm, định danh thành phần loài và xử lý số liệu. Bên cạnh hoạt động khảo sát thực địa, phỏng vấn người dân địa phương nhóm khảo sát còn điều tra nuôi nhốt, buôn bán động vật hoang dã nhằm mục tiêu chụp hình các mẫu vật và nhận dạng các loài thú thường bị săn bắt trái phép. Kết quả khảo sát từ ngày 22/5/2016 đến ngày 4/8/2016, trong tổng số 20 tuyến khảo sát với tổng chiều dài 153,8km, đoàn khảo sát đã xác định được 82 loài Thú, Lưỡng cư và Bò sát thuộc 25 họ, 7 bộ. Trong đó, lớp Thú (Mammalia) có 14 loài, 8 họ, 3 bộ; lớp Lưỡng cư (Amphibian) có 38 loài, 7 họ, 2 bộ; lớp Bò sát (Reptilia) có 30 loài, 10 họ, 2 bộ. Kết quả nghiên cứu bổ sung thêm danh lục các loài thú, nhất là danh lục Lưỡng cư, Bò sát cho khu vực và cung cấp dẫn liệu quan trọng để xây dựng kế hoạch bảo tồn tại khu vực trọng điểm về đa dạng sinh học Bắc Tây Nguyên.

Từ khóa: Hành lang đa dạng sinh học, Kon Ka Kinh, Kon Chư Răng, Trạm Lập, Đăk Roong, động vật có xương sống

Preliminary results of species diversy of vertebare (mammal, amphibian, and reptile) at green connection area between Kon Ka Kinh National Park and Kon Chu Rang Nature reserve, Gia Lai province

The survey of fauna (mammals, amphibians, and reptiles) was conducted from May 22nd to August 4th 2016 at the intervening forest area (or the forest corridor) which located between Kon Ka Kinh National Park (KKK) and Kon Chu Rang Nature Reserve (KCR) and currently remains under the management of Dak Roong and Tram Lap State Forest Enterprise (SFEs), Kbang District, Gia Lai Province. Survey team included 5 biological investigators and 4 local guiders. The main methodologies was used in the survey includes interview, line-transect and point-transect survey, species identification, and analyzes. 20 line transects of 153.8km were surveyed during daytime and nighttime and the preliminary results recorded totally 82 species (mammals, amphibians, and reptiles) of 25 families, 7 orders. In which there were 14 species of mammals belonging to 8 families, 3 orders; 30 species of amphibians belonging to 7 families, 2 orders; and 30 species of reptiles belonging to 10 families and 2 orders. The survey results especially added more new species in comprising with previous report which is a valuable data in making long-term conservation plan of the key protection area in the Northern highland. Beside field work, interviewing the local peoples living in this area also were conducted due to collect information of mammals, specimens, loggings, wildlife trades as well as hunting activities.

Keywords: Kon Ka Kinh National Park, Kon Chu Rang Nature Reserve, the biodiversity corridor, Tram Lap, Dak Roong, mammal, amphibian, and reptile.

 

BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THƯỢNG TIẾN, HÒA BÌNH

Lê Bảo Thanh

Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Bằng phương pháp thu thập mẫu và xử lý mẫu trên các điểm điều tra đại diện cho các sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu, đã ghi nhận được 166 loài thuộc 33 họ, 11 bộ côn trùng, trong đó bộ có số lượng loài nhiều nhất là bộ Cánh cứng (Coleoptera) với 56 loài thuộc 7 họ chiếm 33,73% tổng số loài côn trùng tại khu vực nghiên cứu, tiếp theo là bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) với 46 loài, 5 họ chiếm 27,71%, bộ có số lượng loài ít nhất là bộ Cánh dài chỉ có 1 loài chiếm 0,60%. Sinh cảnh rừng tái sinh, tre nứa, ao hồ có chỉ số phong phú lớn nhất (d = 21,17), tiếp đến là Sinh cảnh cây gỗ, rừng kín thường xanh (d = 20,13). Sinh cảnh rừng tái sinh có chỉ số phong phú (d = 19,08); Sinh cảnh dân cư, cây nông nghiệp có chỉ số phong phú thấp nhất (d = 17,00). Nhóm côn trùng có khả năng gây hại thực vật thì đa số là loài hại lá chiếm 53,01%, thấp nhất là loài hại hoa quả chiếm 0,60%. Có khá nhiều loài có thể thụ phấn cho cây trồng (28,92%) và có nhiều loài là côn trùng thiên địch (8,43%).

Từ khóa: Khu bảo tồn thiên nhiên, thành phần côn trùng, Thượng Tiến, vai trò côn trùng

Initial data on the composition of insects in Thuong Tien Nature reserve, Hoa Binh province

In the study, the authors collected specimens by lines and points in Thuong Tien Nature reserve. Consequently, the researcher has initially identified 136 species of 04 families, 11 sets of insects. Of the 11 sets of insect, according to the research results, Coleoptera has 56 species each of 7 families accounting for 33.73% the total number of species. Lepidoptera has 46 species each of 5 families accounting for 27.71%. The rest ones have 01 species each making 0.60%. Results presented in Bamboo forest habitats have the highest values of the species Margalef index (d) of 21.17 respectively. High trees habitat is in the second range, the secondary habitat is in the third range, and the residential and agricultural plants habitat is in the fourth range. Most of the insects damage to plants then primary by eating their leaves accounting for 53.01% and species damage fruits have the lower accounting for 0.60%. Many species can pollinate our crops accounting for 28.92% and many species are natural predator.

Keywords: Composition of insects, nature reserve, role of the insects, Thuong Tien

 

ĐẶC ĐIỂM PHÅN BỐ, KIỂU THẢM THỰC VẬT CỦA CÅY ĐẢNG SÅM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson.) Ở LÅM ĐỒNG

Nguyễn Thành Mến, Hoàng Thanh Trường

Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Đảng sâm (Codonopsis javanica) là dược liệu truyền thống được sử dụng từ lâu đời ở Việt Nam và nhiều nước khác ở khu vực Đông Á. Nghiên cứu được tiến hành thông qua điều tra phỏng vấn, điều tra theo tuyến, lập ô tiêu chuẩn điển hình, xác định kiểu thảm thực vật theo UNESCO (1973). Kết quả cho thấy: Đảng sâm có phân bố tại Tp. Đà Lạt và các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương; chủ yếu trên đất đen và đất xám; đất có tầng thảm mục dày trung bình 2,82± 0,12cm và tầng mùn dày 12,93 ± 1,13cm; pH: 5,8 – 6,4; cây mọc tập trung ở độ cao 1.400 – 1.800m trên mực nước biển. Cây thường hiện diện trong 3 kiểu thảm thực vật I.A.9.b: Rừng cây lá kim thường xanh núi trung bình và núi cao; kiểu IV.A.1.b: Rừng cây bụi thấp và bụi trườn trên mặt đất và kiểu IV.C.1.3: Thảm cỏ với ưu thế Guột (Pteridium aquilinum). Mật độ trung bình của Đảng sâm khoảng 341,0 cây/ha (I.A.9.b) và 665,0 cây/ha (IV.A.1.b ; IV.C.1.3). Chỉ số giá trị quan trọng (IVI%) của các loài cây gỗ trong khu vực phân bố Đảng sâm cũng được xác định. Qua điều tra đã ghi nhận được 20 loài cây gỗ thuộc 15 họ thực vật và 12 loài cây bụi, thảm tươi thường gặp thuộc 11 họ thực vật. Các ghi nhận về đặc điểm sinh thái của Đảng sâm cho thấy có thể gây trồng và phát triển loài này dưới tán rừng Thông ba lá tại Lâm Đồng.

Từ khóa: Đảng sâm, phân bố, Lâm Đồng, thảm thực vật

Characteristic distribution and vegetation type of Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. & Thomson. in Lam Dong province, Vietnam

Codonopsis javanica is used as valuable traditional medicine in Vietnam and East-Asia’areas. The study is conducted througth questionnaire, method of setting sample plots, classification of vegetation is defined according to UNESCO (1973). Results showed that Codonopsis javanica distributed in Da Lat city and districts: Duc Trong, Don Duong and Lac Duong. This species is mainly grown in luvisols and acrisols; the mean deep of organic matter horizon is 2.82± 0.12cm and humic horizon (topsoil) is 12.93 ± 1.13cm; pH: 5.8 – 6.4; trees have grown up at 1400 – 1800m altitude. Mainly vegetation includes three vegetation types: I.A.9.b: Tropical and subtropical montane and subalpine evergreen needle-leaved forest (dominated by Pinus kesiya); IV.A.1.b: Evergreen creeping or matted dward-shrub thicket; IV.C.1.3: Extremely xeromorphic dward-shrubland (dominated by Pteridium aquilinum). Average density of Codonopsis javanica is 341.0 trees. ha-1(I.A.9.b) and 665.00 trees. ha-1 (I.A.9.b; IV.C.1.3). Importance value index (IVI%) of main wood species in plant communities of Codonopsis javanicais calculated. The surveys is recorded 20 mainly wood species of 15 families and 12 common dwarf-shrubs, grass of 11 families. Ecological characteristic of Codonopsis javanica shows that it can cultivate and develop under Pinus kesiya canopy in Lam Dong province.

Keywords: Codonopsis javanica, distribution, Lam Dong, vegetation

 

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG KHU BẢO TỒN Ở VIỆT NAM

Tạ Thị Thắm1, Trần Thị Kim Ngân1

 1Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và PTNT 1

TÓM TẮT

Bài viết này tóm tắt kết quả nghiên cứu về thực trạng cơ chế khuyến khích đối với hệ thống quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam, trong đó tập trung vào yếu tố quản lý nguồn nhân lực, và mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khách quan hiện trạng cơ chế khuyến khích hiện có và đưa ra đề xuất về các biện pháp khuyến khích, trọng tâm là chế độ ưu đãi đối với cán bộ công chức, viên chức thuộc khu bảo tồn phù hợp với thực tiễn, đáp ứng kỳ vọng quản lý theo cơ sở pháp lý hiện hành. Kết quả nghiên cứu này sẽ được sử dụng làm cơ sở đề xuất xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các khu bảo tồn ở Việt Nam.

Từ khóa: Cán bộ, cơ chế, khuyến khích, khu bảo tồn

 

The status of the incentive mechanisms in the protected area management systems in Vietnam

This is a report on evaluation of the current status of the incentives mechanisms in the protected areas management system in Vietnam. The evaluation focused on human resource governance and its objective was to evaluate the current status of the incentive mechanisms and then propose the incentive measurements for civil servants and government staff working at the protected areas. The proposed incentive measurements will have to meet expectations on human management and on the current legal basis. The results of this evaluation will be used for proposing incentives policy to encourange civil servants and government staff working in protected.

Keywords: Officers, mechanisms, encourages, protected areas

CẤU TẠO GIẢI PHẪU CỦA GỖ XOAN NHỪ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill

Lại Thanh Hải1, Đỗ Văn Bản2

 1Viện Nghiên cứu Lâm sinh

2 Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

TÓM TẮT

Gỗ Xoan nhừ Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill có dác và lõi phân biệt về màu sắc, gỗ dác có màu trắng ngà, gỗ lõi màu be hồng. Vòng sinh trưởng rõ ràng do gỗ có mạch xếp nửa vòng. Mạch đơn, kép ngắn 2 – 3 và cụm mạch nhỏ, phân tán. Trong mạch thường có thể bít màng mỏng. Tia chủ yếu 4 dãy tế bào, thường có tinh thể ở hai đầu. Có ống dẫn nhựa ngang nằm trong tia gỗ. Mô mềm ít, khó thấy bằng mắt thường. Gỗ thuộc loại cứng và nặng trung bình. Chiều hướng thớ gỗ thẳng. Gỗ có khả năng dễ gia công, nhưng gây nhanh cùn dụng cụ cắt gọt và khó ngâm tẩm. Gỗ có màu đồng đều và vân đẹp, phù hợp cho đồ mộc và làm vật liệu trang sức.

Từ khóa: Gỗ Xoan nhừ, Choerospondias axillaris, cấu tạo thô đại, cấu tạo hiển vi

Wood anatomical structure of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill

The colour of heartwood and sapwood of Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt & Hill species is distinct, sapwood is milk white and heartwood is reddish yellow. Growth ring boundaries distinct with wood semi-ring-porous. Vessels are solitary, short mutiples of 2 – 3, and in small cluster and diffuse. Tyloses sclerotic is common in vessels of earlywood. Rays are mostly 4 – seriate with cristals in both ends common. Radial resin canals present in the rays. Axial parenchyma is few and not easy to observe by nacked eyes. Wood is medium in density and hardness. Grain is straight. Wood may be easy to process, but it quickly blunts cutting tools and is difficult to impregnate. Wood is suitable for furniture and veneer for surface covering due to its attractive grain pattern and uniform colour.

Keywords: Xoan nhu timber, Choerospondias axillaris, macroscopically anatomy, microscopically anatomy

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]