Vietnam Journal of Forest Science Number 4-2016

Bia cat

TẠP CHÍ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP SỐ 4 – 2016

1

Nghiên cứu nhân giống cây Hồng diệp (Gymnocladus chinensis Baill.) bằng phương pháp giâm hom Vũ Thị Bích Hậu Võ Quốc Bảo Phạm Thị Kim Thoa A study of Gymnocladus chinensis Baill. multiplication using cutting propagation method 4579

2

Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại Đoan Hùng – Phú Thọ Nguyễn Minh Thanh Đào Hùng Mạnh Vegetative propagation and planting techniques for Cinnamomum balansae H.Lec in Doan Hung, Phu Tho province 4585

3

Biến dị và thông số di truyền của các dòng vô tính keo lai mới chọn lọc tại khảo nghiệm dòng vô tính ở Yên Thế, Bắc Giang Đỗ Hữu Sơn Hà Huy Thịnh Nguyễn Đức Kiên Dương Hồng Quân Nguyễn Quốc Toản Trịnh Văn Hiệu Genotypic variation on clones of acacia hybrid at Yen The clonal test 4593

4

Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các quần thể Sơn tra (Docynia indica (Wall.) Decne) bằng chỉ thị ISSR Vũ Thị Thu Hiền Trần Thị Liệu Đinh Thị Phòng Phí Hồng Hải La Ánh Dương Vũ Đức Toàn Delia Catacutan và Đàm Việt Bắc Analysis of genetic diversity between populations of Docynia indica (Wall.) Dence by ISSR markers 4603

5

Thành phần loài và phân bố của các loài thuộc chi Bướm bạc (Mussaenda L.) ở Lâm Đồng Quách Văn Hợi Vũ Kim Công Trần Thái Vinh H’Yon Nê Bing Đặng Thị Thắm Nguyễn Thị Hồng và Nông Văn Duy Species composition and distribution of species of the genus Mussaenda L. in Lam Dong province 4615

6

Kết quả điều tra thành phần các loài của họ Dẻ (Fagaceae) tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, tỉnh Đắk Nông Nguyễn Quang Hưng Trịnh Ngọc Bon Phạm Văn Vinh Survey results of species composition of Fagaceae in Nam Nung Nature Reserve, Dac Nong province 4625

7

Đa dạng sinh học tầng cây gỗ rừng tự nhiên khu vực Bắc và Nam Đèo Hải Vân Ninh Việt Khương Phùng Đình Trung Nguyễn Minh Thanh Diversity of forest tree species in natural forest of Hai Van mountain pass 4630

8

Đặc điểm cấu trúc và đa dạng sinh học tầng cây gỗ rừng phục hồi sau khai thác tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai Phùng Đình Trung Trần Lâm Đồng Phạm Quang Tuyến Ninh Việt Khương Nguyễn Thị Thu Phương Trần Hoàng Quý Structure and biodiversity of timber layer of logged-over forests in the Dong Nai Culture and Nature Reserve 4637

9

Chỉ số phức tạp về cấu trúc đối với rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thêm Nguyễn Tuấn Bình Structural complexity index for tropical moist evergreen close forest in Ma Da zone of Dong Nai province 4646

10

Ảnh hưởng của ánh sáng và thành phần ruộ t bầu đến sinh trưởng của cây con Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) trong giai đoạn vườn ươm Nguyễn Thị Chuyền Trương Tuấn Anh Hoàng Tiến Đại Effects of light and seedling container medium composition on growth of Melanorrhoea laccifera Pierre at the stage of nursery 4655

11

Ảnh hưởng của thành phần ruột bầu đến sinh trưởng của Mắm biển (Avicennia marina (Forssk) Vierh.), sú Đỏ (Agiceras floridum Roem & Schult.), Dà vôi (Ceriops tagal C.B.Rob.), Đưng (Rhizophora mucronata Lam.), Đước (Rhizophora apiculata Blume) và Đâng (Rhizophora stylosa Griff.) trong giai đoạn vườn ươm tại các đảo Nam Trung Bộ và Nam Bộ Hoàng Văn Thơi Nguyễn Hải Hòa Effects of potting component on growth of Avicennia marina, Agiceras florium, Ceriops tagal, Rhizophora mucronata, Rhizophora apiculata and Rhizophora stylosa in nursery at Southern and Centre Southern Islands 4665

12

Hiện trạng quần thể Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb) tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và một số định hướng quản lý bền vững tài nguyên Lê Thị Điểm Sương Võ Văn Minh Nguyễn Thị Kim Yến Study on the status of Nipa palm (Nipa fruticans Wurmb) populations in Tam Nghia wards, Nui Thanh district, Quang Nam province and propose solutions for sustainable management of natural resources 4676

13

Nghiên cứu phân loại các kiểu thảm thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang bằng ảnh vệ tinh SPOT 6 Phạm Quang Tuyến Phạm Tiến Dũng Nguyễn Huy Hoàng Research of forest vegetation classification on Na Hang nature reserve by SPOT 6 satellite image interpretation 4685

14

Nghiên cứu lập biểu thể tích Thông ba lá (Pinus kesiya royle Ex.Gordon) ở Hà Giang Phạm Quang Tuyến Bùi Thanh Hằng Trần Hoàng Quý Nguyễn Thị Thu Phương Nguyễn Kim Trung Nguyễn Quang Hưng Research on volume table establishment of Pinus kesiya in Ha Giang 4696

15

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương thức xử lý thực bì đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của 2 loài Vối thuốc Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ tại Sơn La và Gia Lai Đặng Thịnh Triều Lê Thị Hạnh Lò Quang Thành Effects of vegetation treatment on the survival and growth of Schima wallichii Choisy and Schima superba Gardn. Et Champ in Son La and Gia Lai provinces 4702

16

Đánh giá nguy cơ tổn thương vùng ven biển dưới tác động của biển đổi khí hậu tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Nguyễn Hải Hòa Trần Thị Thanh Tâm Assessing coastal vulnerabilities to climate change impacts in Thai Thuy district, Thai Binh province 4710

17

Tạo rừng Vối thuốc bằng phương pháp gieo hạt thẳng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh Đặng Thịnh Triều Dương Quang Trung Trần Quang Trung Restoration of Schima wallichii Choisy and Schima superba Gardn. Et Champ forests using assisted natural regeneration and direct sowing 4723

18

Sâu hại chính rừng trồng Gáo trắng (Neolamerckia cadamba) và Gáo vàng (Nauclea orientalia) tại tỉnh Cà Mau Phạm Quang Thu Lê Văn Bình Võ Ngươn Thảo Nguyễn Minh Chí Main insect pests damaging Neolamerckia cadamba and Nauclea orientalia plantations in Ca Mau province 4731

19

Xác định đồng thời theobromine, theophylline và caffeine trong sản phẩm chè ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) Đoàn Thị Bích Ngọc Hoàng Trung Hiếu Simultaneous determination of caffeine, theobromine, and theophylline in some kinds of tea produced in the North Vietnam with using high-performance liquid chromatography (HPLC) 4739

20

Ảnh hưởng của tỷ lệ vỏ cây đến tính chất cơ lý ván composite vỏ cây Keo tai tượng (Acacia mangium) Vũ Đình Thịnh Vũ Huy Đại Effects of bark proportion to physicochemical properties of composite board made from Acacia mangium bark 4749

21

Cấu tạo giải phẫu của gỗ Thị Diospyros decandra Lour. Đỗ Văn Bản Nguyễn Thị Bích Ngọc Bùi Hữu Thưởng

 

 

Wood anatomy of Diospyros decandra Lour 4754

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG CÂY HỒNG DIỆP (Gymnocladus chinensis Baill.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM

Vũ Thị Bích Hậu1, Võ Quốc Bảo1, Phạm Thị Kim Thoa2

1Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng 2Khoa Môi trường – Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu nhân giống bằng phương pháp giâm hom từ cành bánh tẻ trên cây Hồng diệp (Gymnocladus chinensis Baill.) cấy mô. Mặc dù kỹ thuật giâm hom không mang lại những ưu thế như công nghệ nhân giống hiện đại, song đây là phương pháp dễ thực hiện, ít tốn kém và chóng có sản phẩm. Nghiên cứu cho thấy, cành bánh tẻ Hồng diệp 12 tháng tuổi được xử lý bằng dung dịch IAA nồng độ 100ppm trong 15 phút và ươm giâm trên giá thể tổng hợp (4 đất: 2 phân chuồng hoai: 2 trấu hun: 1 xơ dừa) cho tỷ lệ hom thành công cao nhất. Kết quả nghiệm thức này cho 79% số hom tạo được hệ rễ khỏe mạnh, phát sinh nhiều rễ thứ cấp với số rễ trung bình trên hom đạt 4,15, chiều dài trung bình rễ đạt 7,54cm sau 08 tuần ươm giâm. Trong tương lai khi nhu cầu nhân giống loài Hồng diệp phát triển, giâm hom cũng là phương thức hữu hiệu trên quy mô nhân giống đại trà.

Từ khóa: Cành bánh tẻ, Hồng diệp, giâm hom, IAA

 

A study of Gymnocladus chinensis Baill. multiplication using cutting propagation method

This paper presents the results of a cutting propagation method from the tree branch buds of Gymnocladus chinensis Baill. tissue. Although the cuttings technique do not have many advantages as modern propagation technologies, but this method is inexpensive, fast and easy to implement, and get product. The research showed that the Gymnocladus chinensis Baill. 12 month – old stem shoots could get a highest successful cuttings rate when it was treated with a solution of 100ppm IAA for 15 minutes and nursery cuttings on synthetic substrates (4 soil: 2 cattle manure: 2 husks: 1 fiber coconut). Results of this treatment were 79% of cuttings creating healthy root systems, generating many secondary roots with the average number of cuttings roots at 4.15, and reaching 7.54cm length after 08 weeks of cuttings. This cuttings technique will be an effective method in scale of commercial propagation with the increasing demands of Gymnocladus chinensis Baill. species breeding in the future.

Keywords: Branch buds, cutting proparagation, Gymnocladus chinensis Baill., IAA

 

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG SINH DƯỠNG VÀ KỸ THUẬT GÂY TRỒNG VÙ HƯƠNG (Cinnamomum balansae H.Lec) TẠI ĐOAN HÙNG – PHÚ THỌ

Nguyễn Minh Thanh1, Đào Hùng Mạnh2

1 Trường Đại học Lâm nghiệp

2 Trung tâm KHLN vùng Trung tâm Bắc Bộ

TÓM TẮT

Kết quả nghiên cứu nhân giống Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) bằng phương pháp giâm hom và trồng thử nghiệm 3 xuất xứ Tuyên Quang, Ninh Bình và Phú Thọ với 2 công thức là trồng theo băng và trên đất trống sau 3 năm cho thấy: Hom cây Vù hương có khả năng ra rễ cao vì không dùng thuốc kích thích khả năng ra rễ vẫn có thể đạt tỷ lệ hom ra rễ là 33,7%. IBA là loại thuốc cho tỷ lệ hom ra rễ trung bình đạt cao nhất (60%), tiếp theo là IAA (53,3%) thấp nhất là NAA (51,7%). Nồng độ thuốc kích thích cho tỷ lệ ra rễ cao nhất ở 2 loại thuốc IBA và NAA là 1,5%. Với loại thuốc IAA cả 4 loại nồng độ đều cho tỷ lệ ra rễ như nhau và chưa có sự khác biệt sau 40 ngày theo dõi. Sau 3 năm trồng tại Đoan Hùng Phú Thọ các xuất xứ Vù hương ở phương thức trồng theo băng cho sinh trưởng về Do và Hvn cao hơn trồng ở nơi đất trống. Trong công thức trồng theo băng sinh trưởng của Vù hương xuất xứ Tuyên Quang cho sinh trưởng tốt nhất với Do = 4,10cm, Hvn = 3,43m; tiếp theo là xuất xứ Ninh Bình và nhỏ nhất là xuất xứ Phú Thọ có Do = 2,93cm, Hvn = 2,15m. Với thí nghiệm trồng trên đất trống thì xuất xứ Tuyên Quang cũng cho sinh trưởng tốt nhất với Do = 3,72cm, Hvn = 3,09m và thấp nhất là xuất xứ Phú Thọ có Do = 2,69cm, Hvn = 2,1m. Như vậy sau 3 năm trồng tại Đoan Hùng Phú Thọ bước đầu đã cho thấy Vù hương xuất xứ Tuyên Quang cho sinh trưởng tốt hơn so với các xuất xứ Ninh Bình và Phú Thọ.

Từ khóa: Nhân giống sinh dưỡng, gây trồng, Vù hương, Phú Thọ

 

Vegetative propagation and planting techniques for Cinnamomum balansae H.Lec in Doan Hung, Phu Tho province

The research aims at vegetative propagation of Cinnamomum balansae H.Lec by stem cutting method and planting trial 3 provenances of C.balansaecan species originated from Tuyen Quang, Ninh Binh and Phu Tho by strip plantation and on bare land in 2013. The result shows that: C.balansaecan get 33.7% growing adventitious roots without using growth stimulants. The average rate of growing roots for IBA stimulant is 60%, IAA is 53.3% and NAA is 51.7%. The concentration at which we get the highest rate of growing roots for IBA and NAA is 1.5%. Only for IAA, all 4 samples of concentration stimulate the same rate of growing roots after 40 days. After 3 years, C.balansae which planted by strip planting have higher Do and Hvn than on bare land. By strip planting, C.balansae originated from Tuyen Quang provenance has largest with Do = 4.10cm, Hvn = 3.43m; the ones from Ninh Binh provenance and Phu Tho provenance have Do = 2.93cm, Hvn = 2.15m. On bare land, C.balansae from Tuyen Quang also has largest with Do = 3.72cm, Hvn = 3.09m; the one from Phu Tho has smallest with Do = 2.69cm, Hvn = 2.1m. From this result, we can have initial assessment that C.balansae from Tuyen Quang has highest growth rate, following is Ninh Binh and Phu Tho provenances.

Keywords: Vegetative propagation, planting, Cinnamomum balansae H.Lec, Phu Tho province

 

BIẾN DỊ VÀ THÔNG SỐ DI TRUYỀN CỦA CÁC DÒNG VÔ TÍNH KEO LAI MỚI CHỌN LỌC TẠI KHẢO NGHIỆM DÒNG VÔ TÍNH Ở YÊN THẾ, BẮC GIANG

Đỗ Hữu Sơn, Hà Huy Thịnh, Nguyễn Đức Kiên, Dương Hồng Quân Nguyễn Quốc Toản, Trịnh Văn Hiệu

Viện Nghiên cứu Giống và CNSH Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Nghiên cứu biến dị và thông số di truyền về sinh trưởng, chất lượng thân cây, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi đo bằng phương pháp gián tiếp sử dụng thiết bị Fakopp của keo lai được thực hiện trên 138 dòng keo lai mới chọn tạo và 12 công thức đối chứng (6 dòng keo lai đã được công nhận, 3 lô hạt Keo tai tượng, 3 lô hạt Keo lá tràm), ở tuổi 3 trên khảo nghiệm dòng vô tính tại Yên Thế, Bắc Giang nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học cho chương trình chọn giống keo lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh trưởng, khối lượng riêng gỗ và mô đun đàn hồi giữa các dòng vô tính có sự sai khác rõ rệt (Fpr. < 0,001). Hệ số di truyền theo nghĩa rộng của các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình (H2 = 0,36 -0,39) và hệ số biến động di truyền cao (CVG = 10,1 – 13,1%). Hệ số di truyền của tính trạng mô đun đàn hồi (H2 = 0,20) thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng khối lượng riêng (H2 = 0,47). Hệ số biến động di truyền của khối lượng riêng và mô đun đàn hồi ở mức trung bình (7,4 – 7,7%). Tương quan kiểu hình giữa tính trạng sinh trưởng với các tính chất gỗ ở keo lai tại đây là yếu và không có ý nghĩa (-0,054 – 0,105), do đó việc cải thiện các chỉ tiêu sinh trưởng sẽ không ảnh hưởng rõ rệt đến các tính chất gỗ ở keo lai. Tương quan kiểu hình giữa tính trạng khối lượng riêng với mô đun đàn hồi ở mức trung bình (r = 0,41) cho thấy cải thiện khối lượng riêng cũng làm gia tăng mô đun đàn hồi ở gỗ keo lai.

Từ khóa: Hệ số di truyền theo nghĩa rộng, Fakopp, keo lai, khối lượng riêng gỗ, mô đun đàn hồi

 

Genotypic variation on clones of acacia hybrid at Yen The clonal test

Genotypic variation and clonal repeatabilities in growth, stem quality, wood density and dynamic modulus of elasticity (MoEd) of acacia hybrid were estimated in 138 newly sellected clones and 12 control clones (6 commercial clones, 3 bulked seedlots of Acacia mangium and 3 bulked seedlots of Acacia auriculiformis) at age 3 years in a clonal trial at Yen The, Bac Giang. The results showed that there were significant differences (Fpr. < 0.001) in growth, wood density and MoEd between clones. The clonal repeatability of growth traits were moderate (H2 = 0.36 – 0.39) and coefficients of genotypic variation were high (CVG = 10.1 – 13.1%). The clonal repeatability of MoEd were lower than that for wood density, 0.20 and 0.47, respectively. The coefficients of genotypic varation of wood density and MoEd were moderate (7.4 – 7.7%). Phenotypic correlations between growth traits and wood properties were weak and nonsignificantly (-0,054 to 0,105). These correlations suggest that improvement of the growth traits of acacia hybrid could not affect on wood properties. The correlation between wood density and MoEd were moderate (r = 0,41) showed that selection of wood density could influence positively on MoEd of this species.

Keywords: Acacia hybrid, Fakopp, modulus of elasticity, repeatability, wood density

 

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC QUẦN THỂ SƠN TRA (Docynia indica (Wall.) Decne) BẰNG CHỈ THỊ ISSR

Vũ Thị Thu Hiền1, Trần Thị Liệu1, Đinh Thị Phòng1, Phí Hồng Hải2, La Ánh Dương2, Vũ Đức Toàn3, Delia Catacutan4, Đàm Việt Bắc4

1 Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam 2 Viện KH Lâm nghiệp Việt Nam 3 Đại học Tây Bắc 4 T chức Nông Lâm quốc tế (ICRAF) tại Việt Nam

TÓM TẮT

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 30 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền genome của 35 mẫu Sơn tra thu thập ở 7 quần thể (Mường La, Cà Mạ, Bắc Yên, Trạm Tấu, Mù Căng Chải, Bát Xát and Sìn Hồ). Kết quả chỉ ra 28/30 chỉ thị chỉ ra tính đa hình và nhân bản được 148 phân đoạn DNA, trong đó có 96 phân đoạn đa hình (chiếm 64,86%). Trung bình giá trị đa dạng gen trên một locus (Hj) và hàm lượng thông tin đa hình của các chỉ thị tương ứng là 0,133 và 0,119. Kết quả phân tích các thông số di truyền của 5 tiểu quần thể Sơn tra (trừ 2 tiểu quần thể Cò Mạ và Sìn Hồ chỉ có một cá thể duy nhất không đánh giá được một số thông số di truyền) cho thấy tính đa dạng di truyền của các tiểu quần thể Sơn tra ở Tây Bắc tương đối thấp (Na = 1,013; Ne = 1,109; I = 0,122, He = 0,084; h = 0,075 và PPB = 21,17%) trong đó thấp nhất là tiểu quần thể Bát Xát và cao nhất là tiểu quần thể Bắc Yên. Hệ số di nhập gen (Nm) của loài Sơn tra ở mức trung bình (Nm = 0,843), thể hiện cao nhất ở hai locus UBC834 và UBC841 (Nm = 4,0) và thấp nhất ở locus ISSR6 và UBC859 (Nm = 0). Hệ số tương đồng di truyền giữa 35 mẫu Sơn tra dao động từ 0,567 (BY29 và TT45, BS63) đến 0,965 (MCC49 và MCC51). Biểu đồ hình cây thể hiện mối quan hệ di truyền giữa 35 mẫu Sơn tra phân tích với chỉ thị ISSR chia làm 2 nhánh chính có hệ số tương đồng di truyền trong khoảng 61 – 96%, các mẫu thu ở cùng một địa điểm đều nằm trong những nhánh phụ riêng biệt.

Từ khóa: Sơn tra, Docynia indica, đa hình AND, mối quan hệ di truyền, ISSR

 

Analysis of genetic diversity between populations of Docynia indica (Wall.) Dence by ISSR markers

In our study, 30 ISSR markers were used to assess genetic diversity of 35 Docynia indica samples collected from 7 different populations (Muong La, Co Ma, Bac Yen, Tram Tau, Mu Cang Chai, Bat Xat and Sin Ho). Among 30 ISSR markers, there were 28 markers that revealed polymorphism. A total of 148 DNA fragments were generated but only 96 DNA fragments showed polymorphism (approximately 64.86%). Average value of genetic diversity on a locus and polymorphism information of the markers were 0.133 and 0.119, respectively. The results of genetic diversity of 5 populations of Docynia indica (except for Co Ma và Sin Ho; because they have only one sample) showed that genetic diversity of 5 populations of Docynia indica was low (Na = 1.013; Ne = 1.109; I = 0.122, He = 0.084; h = 0.075 và PPB = 21.17%). Bat Xat population was the lowest genetic diversity; Bac Yen population was the highest genetic diversity. Gene-flow (Nm) of Docynia indica was average (Nm = 0.843), two locus UBC834 và UBC841 (Nm = 4.0) had the hightest values and two locus ISSR6 and UBC859 (Nm = 0) had the lowest. Genetic similarity coefficients between samples ranged from 0.567 (BY29 and TT45, BS63) to 0.965 (MCC49 and MCC51). The pattern of grouping in the dendrogram divided 35 Docynia indica samples into 2 main groups, with genetic similarity coefficients ranged from 61-96%. The samples collected from the same population belong to separate subgroups group.

Keywords: Docynia indica (Wall.) Dence, polymorphism DNA genetic diversity, ISSR

 

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI THUỘC CHI BƯỚM BẠC (Mussaenda L.) Ở LÂM ĐỒNG

Quách Văn Hợi1, Vũ Kim Công1, Trần Thái Vinh1, H’Yon Nê Bing1, Đặng Thị Thắm1, Nguyễn Thị Hồng2 và Nông Văn Duy1

1Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2Khoa Sau đại học, Trường Đại học Đà Lạt

TÓM TẮT

Thành phần loài Bướm bạc ở Lâm Đồng được nghiên cứu dựa trên mẫu vật thu được thông qua các chuyến điều tra khảo sát và dựa trên các tiêu bản lưu giữ ở các Bảo tàng thực vật trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Kết quả điều tra có 10 loài được ghi nhận ở Lâm Đồng: Mussaenda chevalieri Pit., Mussaenda densiflora H. L. Li, Mussaenda erosa Champ. Ex Benth., Mussaenda hoaensis Pierre ex Pit., Mussaenda longipetala H. L. Li, Mussaenda philippica A. Rich., Mussaenda pubescens Ait. F., Mussaenda squiresii Merr., Mussaenda theifera Pierre ex Pit., Mussaenda thorelii Pit.. Hiện nay điều kiện môi trường sống tự nhiên của chúng bị thay đổi, do đó cần có nhiều giải pháp cần thiết để bảo tồn và phát triển các loài có giá trị làm thuốc và thẩm mỹ này.

Từ khóa: Bướm bạc (Mussaenda L.), Lâm Đồng

 

Species composition and distribution of species of the genus Mussaenda L. in Lam Dong province

A synopsis of the genus Mussaenda L. in Lam Dong province was made by mean of literature search, consultation of the herbarium specimens, and surveys of several localities through Lam Dong province. There are 10 species in genus Mussaenda L. in the total are found in Lam Dong province including: Mussaenda chevalieri Pit., Mussaenda densiflora H. L. Li, Mussaenda erosa Champ. ex Benth., Mussaenda hoaensis Pierre ex Pit., Mussaenda longipetala H. L. Li, Mussaenda philippica A. Rich., Mussaenda pubescens Ait. F., Mussaenda squiresii Merr., Mussaenda theifera Pierre ex Pit., Mussaenda thorelii Pit. Genus Mussaenda L. is present in almost all the forests of Lam Dong province from 180m to 1,800m a.s.l. At present, the environment is changing, therefore, solutions should be found to conserve and develop them as medicinal and ornamental species.

Keywords: Mussaenda L., Lam Dong

 

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CỦA HỌ DẺ (FAGACEAE) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NAM NUNG, TỈNH ĐẮK NÔNG

Nguyễn Quang Hưng, Trịnh Ngọc Bon, Phạm Văn Vinh

Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Kết quả điều tra họ Dẻ (Fagaceae) tại Khu BTTN Nam Nung ghi nhận 62 loài thuộc 4 chi, trong đó chi Lithocarpus có 36 loài chiếm 58,1% tổng số loài, tiếp theo là chi Castanopsis có 16 loài chiếm 25,8%, chi Quercus có 9 loài chiếm 14,5% và chi Trigonobalanus có 1 loài chiếm 1,6%. Về giá trị sử dụng, đã xác định được 35 loài được dùng để lấy gỗ, chiếm 61,3% tổng số loài, tiếp đến là nhóm loài cho tannin (14 loài) chiếm 22,6%, nhóm loài lấy hạt (8 loài) chiếm 12,9% và cuối cùng nhóm cây làm cảnh 2 loài chiếm 3,2%. Có 12 loài đang bị đe dọa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), trong đó có 10 loài được xếp vào cấp Sẽ nguy cấp (VU) và 2 loài ở cấp Nguy cấp (EN).

Từ khóa: Bảo tồn thiên nhiên, Dẻ, Nam Nung

 

Survey results of species composition of Fagaceae in Nam Nung Nature Reserve, Dak Nong province

This research investigated the diversity of the Fagacae family in Nam Nung nature reserve, based on mutiple study plots within the reserve. Results indicated that there are 62 species in four genera in the Fagaceae family in Nam Nung. The genera are Lithocarpus, Castanopsis, Quercus and Trigobalanus. The Lithocarpus genus has 36 species, accounting for 58.1% of the total number of species in the Fagaceae family in Nam Nung; the Castanopsis genus has 16 species, accounting for 25.8%; the Quercus genus hasninespecies, accounting for 14.5%; and the Trigobalanus genus has 1 species, accounting for 1.6%. The results show that there are 35 timber species, accounting for 61.3% of all species in the family; 14 species with high tannin concentration, accounting for 22.6%; eight species harvesting seed, accounting for 12.9%; and two ornamental species, accounting for 3.2%. Twelve of the species are listed as threatened species in the Vietnam Red Book (2007), ten of these are in the vulnerable level and two species are in the endangered level.

Keywords: Nature resever, Fagaceae, Nam Nung

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC TẦNG CÂY GỖ RỪNG PHỤC HỒI SAU KHAI THÁC TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VĂN HÓA ĐỒNG NAI

Phùng Đình Trung, Trần Lâm Đồng, Phạm Quang Tuyến, Ninh Việt Khương, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Hoàng Quý

Viện Nghiên cứu Lâm sinh, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (KBTĐN) được thành lập năm 2004 có tổng diện tích là 97.152ha, chủ yếu là rừng lá rộng thường xanh sau khai thác kiệt. Nghiên cứu cấu trúc và đa dạng sinh học tầng cây gỗ sau khoảng 20 năm đóng cửa rừng cho thấy, rừng thường xanh trung bình (TXB) có mật độ (N) dao động từ 470 – 960 cây/ha, trữ lượng (M) dao động trong khoảng 138,4 ± 30,5 m3/ha, rừng thường xanh nghèo (TXN) có mật độ từ 520 – 820 cây/ha, M = 65,4 ± 8,4 m3/ha và rừng thường xanh kiệt (TXK) có mật độ từ 520 – 820 cây/ha, M = 28,5 ± 11,8 m3/ha. Trong 30 ô tiêu chuẩn (OTC) điều tra, 18 ô phân bố N/D tuân theo luật phân bố Khoảng cách, 6 ô đồng thời theo phân bố Meyer và Khoảng cách, và 6 ô không rõ quy luật. Phân bố có dạng một đỉnh lệch trái hoặc giảm dần. Trong quần xã, đã hình thành các loài ưu thế (IV = 5 – 48,6%), và một số ưu hợp thực vật, trong đó Chò chai, Trường quả đôi, Bình linh, Thành ngạch là những loài chiếm ưu thế lớn nhất trong lâm phần. Về đa dạng sinh học, phát hiện được 190 loài cây gỗ, trong đó có 63 loài cây gỗ lớn, 65 loài cây gỗ trung bình, 62 loài gỗ nhỏ. Chỉ số đa dạng sinh học Simpson (D), DTXB = 0,961, DTXN = 0,966, và DTXK = 0,956. Chỉ số đa dạng Loài – kích thước (H’), H’TXB = 4,874, H’TXK = 4,751, và H’TXN = 4,726.

Từ khóa: Rừng lá rộng thường xanh, cây họ Dầu, Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai

 

Structure and biodiversity of timber layer of logged-over forests in the Dong Nai Culture and Nature Reserve

Dong Nai Culture and Nature Reserve, belonging to Dong Nai Biosphere Reserve, was established in 2004, with a total area of 97,152ha, mainly logged-over evergreen broadleaf forests. Study on structure and biodiversity of timber layer 20 years after loggings showed that, the stem density and standing volume of the trees (DBH ≥ 10cm) of the medium forests (TXB) were 470 – 960 trees/ha and 138.4 ± 30.5 m3/ha, respecively; which were 520 – 820 trees/ha and 65.4 ± 8.4 m3/ha in the poor forests (TXN), and 520 – 820 trees/ha and 28.5 ± 11.8 m3/ha in the seriously degraded forest (TXK). Diameter distribution of 30 surveyed plots showed that 18 plots were fitted Distance distribution; 6 plots were fitted by both Meyer and Distance distributions; and 6 plots were not fitted by any distributions. Distribution forms were in inverted J-shape curve, a common form of diameter distribution of the logged-over forest. There have been formed a number of dominant species (IV = 5 – 48.6%), such as Shorea guiso (Blco.) Bl, Xerospermum noronhianum (Bl.) Bl, Vitex tripinnata (Lour.) Merr and Cratoxylon formosum (Jack,) Dyer. For biodiversity, 190 timber species were found, including 63 large-size timber species, 65 medium-size timber species and 62 small-size timber species. Simpson index (D) were DTXB = 0.961, DTXN = 0.966, and DTXK = 0.956. Dimension-species diversity index (H’) were H’TXB = 4.874, H’TXK = 4.751, and H’TXN = 4.726.

Keywords: Evergreen broadleaf forest, Dipterocarp, Dong Nai Biosphere Reserve

 

CHỈ SỐ PHỨC TẠP VỀ CẤU TRÚC ĐỐI VỚI RỪNG KÍN THƯỜNG XANH ẨM NHIỆT ĐỚI Ở KHU VỰC MÃ ĐÀ TỈNH ĐỒNG NAI

Nguyễn Văn Thêm1, Nguyễn Tuấn Bình2

1 Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Lâm nghiệp – C sở II

TÓM TẮT

Số liệu thu thập về đa dạng loài cây gỗ và chỉ số phức tạp về cấu trúc bao gồm 115 ô mẫu điển hình với kích thước 0,2ha; trong đó 49 ô mẫu ở rừng thứ sinh, 51 ô mẫu ở rừng chưa ổn định và 15 ô mẫu ở rừng ổn định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, số loài cây gỗ bắt gặp lớn nhất ở rừng chưa ổn định (27 loài), thấp nhất ở rừng ổn định (22 loài). Chỉ số giàu có về loài cây gỗ lớn nhất ở rừng chưa ổn định (d = 5,28), thấp nhất ở rừng ổn định (4,66). Chỉ số đồng đều gia tăng dần từ rừng thứ sinh (0,80) đến rừng chưa ổn định (0,83) và rừng ổn định (0,86). Chỉ số đa dạng H’ nhận giá trị cao nhất ở rừng chưa ổn định (2,71), thấp nhất ở rừng thứ sinh (2,57). Chỉ số đa dạng β – Whittaker nhận giá trị cao nhất ở rừng chưa ổn định (β = 3,82), thấp nhất ở rừng thứ sinh (β = 3,69). Chỉ số phức tạp về cấu trúc (CI) gia tăng dần từ rừng thứ sinh (136 ± 13,9) đến rừng chưa ổn định (202 ± 14,6) và rừng ổn định (244 ± 59,2). Bốn cấp phức tạp về cấu trúc quần thụ đã được ước lượng bằng hàm lập nhóm tuyến tính Fisher dựa theo số loài, mật độ và tiết diện ngang quần thụ.

Từ khóa: Rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới, rừng thứ sinh, đa dạng loài cây gỗ

 

Structural complexity index for tropical moist evergreen close forest in Ma Da zone of Dong Nai province

In this study, tree species diversity and the stand structure complexity was studied based on 115 sample plots with size 0.2ha; in that 49 in secondary forests, 51 in the unstable forest and 15 in the stable forest. Research results have shown that, species of trees in unstable forest are biggest (27 species), the lowest in a stable forest (22 species). Richness index of tree species in unstable forest is biggest (d = 5.28), lowest in the stable forest (4.66). The Evenness index increased evenly slowly from secondary forests (0.80) to the unstable forest (0.83) and stable forest (0.86). Diversity index H’ received the highest value in the unstable forest (2.71), lowest in secondary forest (2.57). Whittaker’s Β diversity index in the unstable forest is biggest (β = 3.82), lowest in the secondary forest (β = 3.69). Stand structural complexity index (CI) increased gradually from a secondary forest (136 ± 13.9) to the unstable forest (202 ± 14.6) and stable forest (244 ± 59.2). Four levels of stand structural complexity can be estimated using the Fisher’s linear group functions with three variables: number of species, stand density and base area.

Keywords: Tropical moist evergreen close forest, secondary forest, unstable forest, tree species diversity

 

THÀNH PHẦN RUÔ T BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON SƠN HUYẾT (Melanorrhoea laccifera Pierre) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Nguyễn Thị Chuyền, Trương Tuấn nh, Hoàng Tiến Đại

Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

 

TÓM TẮT

Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera Pierre) là cây bản địa, lá rộng thường xanh, vừa cho gỗ quý vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hỗn hợp ruột bầu và ánh sáng có ảnh hưởng khá rõ đến chất lượng cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu nuôi cây tuy chưa ảnh hưởng rõ đối với tỷ lệ sống, nhưng đã ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Sơn huyết, trong đó công thức ruột bầu tạo từ 88% đất rừng tầng B + 10% phân chuồng hoai + 2% supe lân có ảnh hưởng tốt nhất. Tại công thức này, cây con Sơn huyết sau 8 tháng tuổi tỷ lệ sống đạt 90,02%; chiều cao vút ngọn đạt 37,37cm và đường kính gốc đạt 0,54cm. Đồng thời, ánh sáng cũng có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng cả về đường kính gốc và chiều cao vút ngọn của cây con Sơn huyết trong giai đoạn vườn ươm. Giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi cấy cây vào bầu cần che sáng từ 50-75%, giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi cần che sáng khoảng 50%, giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi cần che sáng với tỷ lệ 25-50%; giai đoạn từ 6-8 tháng chỉ cần che sáng khoảng 25% là phù hợp và cho khả năng sinh trưởng cao nhất cả về đường kính gốc và chiều cao cây Sơn huyết. Sau 8 tháng tuổi ở công thức hỗn ruột bầu và che sáng tốt nhất, cây con có Doo ≥ 0,5cm và Hvn ≥ 32cm là đủ tiêu chuẩn xuất vườm đem trồng. Tuy nhiên, sau 8 tháng tuổi cần phải dỡ bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện cây con trước khi xuất vườn đi trồng khoảng 1 tháng.

Từ khóa: Cây con Sơn huyết, che sáng, thành phần ruột bầu

Effects of light and seedling container medium composition on growth of Melanorrhoea laccifera Pierre at the stage of nursery

Melanorrhoea laccifera Pierre is a evergreen broadleaf native species of Vietnam providing high value of timber and non-timber forest products. Research results showed that the composition of seedling container medium and light significantly affected to quality of seedlings for the nursery stage. The container medium composition did not influences survival rates, however it affected on the seedling root collar diameter and height. The formulas of container medium composition including 88% of B layer soil under forest + 10% of manure + 2% of superphosphate is the strongest effect. Tree growthing on this type of container reached 90.02% for survival rates, 37.37cm for height (Hvn) and 0.54cm for root collar diameter at 8 months stages. Simultanenously, light condition significantly affected to survival rate, and growth of root collar diameter and height of seedling in the nursery stages. In the first two month since converting seedling into pots, the best number for shading rate is examined about 50-75%, and then down to 50% of the stage of 2-4 months, 25-50% of the stage 4-6 months, and 25% of the stage of 6-8 months. Seedlings at the stage of 8 aged months for the best container medium composition and light were reached to Doo ≥ 0.5cm and Hvn ≥ 32cm and meet requirement standard of plantation seedling. One month before planting on the field, the shading should be reduced to 0% to help seedlings become familiar with real living condition in the field.

Keywords: Melanorrhoea laccifera seedling, shading, composition of container medium

 

 

ẢNH HƯỞNG CỦA THÀNH PHẦN RUỘT BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA MẮM BIỂN (Avicennia marina (Forssk) Vierh.), SÚ ĐỎ (Agiceras floridum Roem & Schult.), DÀ VÔI (Ceriops tagal C.B.Rob.), ĐƯNG (Rhizophora mucronata Lam.), ĐƯỚC (Rhizophora apiculata Blume) VÀ ĐÂNG (Rhizophora stylosa Griff.) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI CÁC ĐẢO NAM TRUNG BỘ VÀ NAM BỘ

Hoàng Văn Thơi1, Nguyễn Hải Hòa2

 1Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ 2Trường Đại học Lâm nghiệp

 

TÓM TẮT

Nghiên cứu được thực hiện tại Hòn Bà, Côn Đảo và Hòn Nhất Tự Sơn, Sông Cầu, Phú Yên với mục đích tìm ra hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho một số loài cây ngập mặn tại vườn ươm. Phương pháp bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên đầy đủ; các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, chiều cao sau 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng được thu thập. Kết quả cho thấy công thức hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho gieo ươm loài Sú đỏ và Mắm biển là: 50% bùn đất + 39% đất cát, vụn san hô + 10% phân vi sinh + 1% NPK; công thức hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho Đưng và Đâng là: 50% bùn đất + 39% đất cát, vụn san hô + 10% phân vi sinh + 1% NPK hoặc 30% đất bùn + 59% cát, vụn san hô + 10% phân vi sinh + 1% NPK; công thức hỗn hợp ruột bầu thích hợp cho Đước là: 50% bùn đất + 39% đất cát, vụn san hô + 10% phân vi sinh + 1% NPK và công thức ruột bầu thích hợp cho Dà vôi là: 30% bùn, đất + 59% cát, vụn san hô + 10% phân vi sinh + 1% NPK.

Từ khóa: Gieo ươm, cây ngập mặn, ruột bầu, tỷ lệ sống, sinh trưởng

 

Effects of potting component on growth of Avicennia marina, Agiceras florium, Ceriops tagal, Rhizophora mucronata, Rhizophora apiculata and Rhizophora stylosa in nursery at Southern and Centre Southern Islands

The study was done in Hon Ba Island, Con Dao and Nhat Tu Son Islet, Song Cau, Phu Yen in order to find suitable potting mixture for some mangrove species in nurseries. Method was implementated by complete randomized block; indicators of survival, height after 3 months, 6 months and 9 months were collected. The results showed that the suitable potting mixture for Agiceras litoralis and Avicennia marina is: 50% silt + 39% sand, coral debris + 10% bio fertilizer + 1% NPK; suitable potting mixturefor Rhizophora mucronata and R. stylosa is: 50% silt + 39% sand, coral debris + 10% bio fertilizer + 1% NPK and 30% silt + 59% sand, coral debris + 10% bio fertilizer + 1% fertilizer NPK; suitable potting mixture for R.apiculata is: 50% silt + 39% sand, coral debris + 10% bio fertilizer + 1% NPK and suitable potting mixture for Ceriops tagal is: 30% silt + 59% sand, coral debris + 10% bio fertilizer + 1% NPK.

Keywords: Nursing, mangroves, potting, survival, growth.

 

HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ DỪA NƯỚC (Nipa fruticans Wurmb) TẠI XÃ TAM NGHĨA, HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN

Lê Thị Điểm Sương1, Võ Văn Minh1, Nguyễn Thị Kim Yến2

1Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng; 2Hội Động vật học Frankfurt tại Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu tập trung vào phân tích hiện trạng quần thể Dừa nước (Nipa fruticans Wurmb) tại xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam và đề xuất giải pháp phát triển. Diện tích dừa nước còn khoảng 6,3 hecta, tập trung phân bố dọc trên lưu vực sông Trầu và sông Bến Đình. Mật độ dừa nước phân bố tại khu vực sông Bến Đình trung bình là 1,79 cây/m2 và tại khu vực sông Trầu là 2,03 cây/m2. Diện tích dừa nước giảm mạnh từ năm 1990 – 2010, giai đoạn 2010 – 2015 diện tích dừa nước có xu hướng tăng nhẹ. Sự suy giảm diện tích rừng Dừa nước ở xã Tam Nghĩa có nguyên nhân chính từ việc phá rừng Dừa nước để lấy diện tích nuôi thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Việc khai thác và quản lý nguồn tài nguyên dừa nước chưa hiệu quả, cần có kế hoạch trồng phục hồi diện tích quần thể dừa nước để phủ xanh diện tích đất bị bỏ hoang tại địa phương; Có định hướng khai thác và sử dụng hợp lý nguồn lợi dừa nước, chú trọng đến việc xây dựng mô hình quản lý Dừa nước dựa vào cộng đồng, đồng thời khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại địa phương.

Từ khóa: Hệ sinh thái Dừa nước, rừng ngập mặn, sông Bến Đình, sông Trầu, xã Tam Nghĩa

Study on the status of Nipa palm (Nipa fruticans Wurmb) populations in Tam Nghia wards, Nui Thanh district, Quang Nam province and propose solutions for sustainable management of natural resources

The research focused on analyzing the status of Nipa palm (Nipa fruticans Wurmb) populations in Tam Nghia wards, Nui Thanh district, Quang Nam province and proposed solutions for developing. The results showed that there were 6.3 hectares of the Nipa palm area. The Nipa palm’s distribution is along the Trau River and Ben Dinh Rivers. The average density was 1.79 plants/m2 in Ben Dinh River area, and 2.03 plants/m2 in Trau Rivers area respectively. The Nipa palm area had dropped sharply from 1990 to 2010. And a slight increase in periods 2010 – 2015. Deforestation for aquaculture and agriculture was the main cause for Nipa palm area decline. The Nipa palm resources exploitation and management were not effective. This research highlights need for recovering the Nipa palm forest in the abandoned land. The utilization of Nipa palm resource should be more effective by diversity products. The research also suggest to Build the model of “Community-Based Natural Resources Management” for Nipa palm resource and exploit the potential of ecotourism in this area.

Keywords: Ben Dinh River, mangroves, Nipa palm ecosystems, Tam Nghia wards, Trau River

 

NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CÁC KIỂU THẢM THỰC VẬT RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NA HANG BẰNG ẢNH VỆ TINH SPOT 6

Phạm Quang Tuyến, Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Huy Hoàng

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Na Hang thuộc tỉnh Tuyên Quang có địa hình núi đá hiểm trở, xen lẫn hồ thủy điện phức tạp, việc điều tra phân loại thảm thực vật trên thực địa gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc đánh giá và phân chia thảm thực vật tại KBTTN Na Hang bằng ảnh vệ tinh SPOT 6 là hướng đi cần thiết. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 6 đã phân loại được thảm thực vật, phân bố trên 2 đai cao >700m và ≤700m. Trong đó rừng tự nhiên chiếm 94,6% tổng diện tích khu bảo tồn. Rừng trên núi đá vôi chiếm 69,4% tổng diện tích KBTTN với diện tích 15.072,8ha. Dựa trên hệ thống phân loại rừng áp dụng tại Việt Nam, KBTTN Na Hang có 2 kiểu thảm thực vật chính là thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật nhân tác. Trong 2 kiểu rừng chính đã phân chia ra 7 kiểu thảm thực vật rừng tự nhiên và 3 kiểu thảm thực vật nhân tác. Kết quả phân loại đã xây dựng được bản đồ thảm thực vật cho KBTTN Na Hang với độ chính xác đạt 90,4%

Từ khóa: Ảnh vệ tinh SPOT 6, đa dạng, kiểu thảm thực vật rừng

 

Research of forest vegetation classification on na hang nature reserve by spot 6 satellite image interpretation

Nature reserve Na Hang with high biological diversity, complex terrain. Therefore, the evaluation of a variety of forest vegetation in the Na Hang Nature Reserve in SPOT 6 satellite images are necessary direction. The study was carried out based on the results of satellite image interpretation (SPOT 6) for classification. It was identified 20 forest types under Circular 34/2009/TT-BNN&PTNT distributed in two elevations >700m and < 700m. In which, natural forest types were major with 94.6% of total area of Na Hang Nature Reserve and mainly distributed in limestone mountains with 15,072.8 ha (accounted for 69.4% total area). Based on the results’ classification forest vegetation by Nguyen Nghia Thin (2006) and Thai Van Trung (1978), the study identified two main types of vegetation including natural forest vegetation and effacted by human vegetation, in which these types were classified into 7 types of natural forest vegetation and 3 types of effected by human vegetation. Vegetation map for Na Hang Nature Reserve was established based on results’s forest vegetation classification with accuracy rate being 90.4% when testing in the field.

Keywords: SPOT 6 satellite image, biodiversity, forest vegetation type

 

NGHIÊN CỨU LÂ P BIỂU THỂ TÍCH THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex.Gordon) Ở HÀ GIANG

Phạm Quang Tuyến, Bùi Thanh Hằng, Trần Hoàng Quý, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Kim Trung, Nguyễn Quang Hưng

Viện Nghiên cứu Lâm sinh

TÓM TẮT

Nghiên cứu lập biểu thể tích Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex.Gordon) đã được thực hiện ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, cùng một loài cây, tại mỗi vùng sinh thái có đặc điểm sinh trưởng và hình dạng thân cây khác nhau, nên cần phải xây dựng biểu thể tích theo các vùng sinh thái khác nhau. Hà Giang là một tỉnh phía Bắc có cây Thông ba lá phân bố tự nhiên và được trồng từ rất lâu, do đó cần xây dựng biểu thể tích để tính toán sản lượng và trữ lượng rừng. Nghiên cứu sử dụng 59 cây giải tích trong đó 46 cây dùng để tính toán lập biểu, 13 cây sử dụng kiểm tra biểu. Trong quá trình lập biểu có sử dụng 5 dạng phương trình để tính toán, kết quả xác định được phương trình dùng để lập biểu theo dạng V = 0,00006439*(D2H)0,942 là phù hợp nhất. Sử dụng các cây tiêu chuẩn không tham gia vào quá trình lập biểu để kiểm nghiệm biểu thể tích 2 nhân tố đã được lập với sai số bình quân ±10%, sai số này có thể chấp nhận được trong điều tra rừng. Kết quả nghiên cứu biểu thể tích 2 nhân tố Thông ba lá ở Hà Giang là cơ sở quan trọng cho việc ứng dụng để tính toán sản lượng và trữ lượng rừng Thông ba lá tại Hà Giang

Từ khóa: Biểu thể tích, Hà Giang, Thông ba lá

 

Research on volume table establishment of Pinus kesiya in Ha Giang

Volume table of Pinus kesiya had been established in the Central Highland. However, the same species may growth and form different shape in different ecological regions. Therefore application of the established table in other ecological regions needs to calibrate or establish newly one for approximating. Ha Giang province located in the North, in which Pinus kesiya species are distributed naturally and planted long time, therefore, it is essential to establish volume table for the species in order to evaluate forest yield. A new two factor volume table of Pinus kesiya has been established for Ha Giang province based on 59 analysed trees, of which 46 trees used to fit the suitable equation and 13 remain trees used to test them. The equation V = 0,00006439*(D2H)0,942 which has an average errors of ±10% has been choose to build the volume table. These two factor volume table has an acceptable error and can be used for calculating forest yield and volume in Ha Giang province.

Keywords: Ha Giang, Pinus kesiya, volume table

 

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ THỰC BÌ ĐẾN TỶ LỆ SỐNG VÀ SINH TRƯỞNG CỦA 2 LOÀI VỐI THUỐC Schima wallichii Choisy VÀ Schima superba Gardn. Et Champ TẠI SƠN LA VÀ GIA LAI

Đặng Thịnh Triều, Lê Thị Hạnh, Lò Quang Thành

Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

 

TÓM TẮT

Thí nghiệm ảnh hưởng của xử lý thực bì đến sinh trưởng của 2 loài Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ) được thực hiện từ 2013-2016 với 3 công thức: Xử lý thực bì toàn diện; xử lý thực bì theo băng và xử lý thực bì cục bộ. Sau 3 năm, tỷ lệ sống, tăng trưởng đường kính cổ rễ và tăng trưởng đường kính tán lá cao nhất được ghi nhận ở công thức xử lý thực bì toàn diện và thấp nhất ở công thức xử lý thực bì cục bộ cho cả 2 loài. Đối với chiều cao, tăng trưởng tốt nhất ở công thức xử lý thực bì cục bộ cho loài S. superba tại Gia Lai và ở công thức xử lý thực bì toàn diện đối với S. wallichii tại Sơn La. Tuy vậy, sự khác nhau về tỷ lệ sống và các chỉ tiêu sinh trưởng không khác nhau ở mức thống kê giữa 2 công thức xử lý thực bì toàn diện và xử lý thực bì cục bộ (P>0,05), nhưng 2 cả công thức này đều cho kết quả khác nhau ở mức thống kê (P < 0,06) với công thức xử lý thực bì theo rạch.

Từ khóa: Xử lý thực bì, Schima wallichii Choisy, Schima superba Gardn. Et Champ.

 

Effects of vegetation treatment on the survival and growth of Schima wallichii Choisy and Schima superba Gardn. Et Champ in Son La and Gia Lai provinces

Effects of three different vegetation treatments on the survival and growth of Schima wallichii Choisy and Schima superba Gardn. Et Champ were examined in Son La and Gia Lai provinces during 2013-2016. The three vegetation treatments including (i) completely weeded by slashing, (ii) partly weeded around planting holes with diameter of 2m and (iii) line weeded with 2m in width and leaving unweeded with 1m in width interval. Three years after experiment the higest survival, basal diameter and seedling crown increments were recorded in completed weeded treatment for both species. While higest increments of total height were found in partly weeded treatment for S. superba in Gia Lai and in completely weeded for S. wallichii in Son La. The differences of survival rate and growth parametrs were not significant when comparision between completely weeded and partly weeded treatments (P>0.05). However, the survival rate and growth parameters of the seedlings in those 2 treatments were significaltly better compared to that in line weeded (P < 0.05).

Keywords: Schima wallichii Choisy, Schima superba Gardn. Et Champ, vegetation control

 

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TỔN THƯƠNG VÙNG VEN BIỂN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH

Nguyễn Hải Hòa, Trần Thị Thanh Tâm

Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Quá trình khảo sát dọc tuyến ven biển, dựa vào đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, nghiên cứu đã chọn 3 nhóm chỉ số để đánh giá mức độ nguy cơ tổn thương: (i) chỉ số về địa hình và địa mạo; (ii) chỉ số về sinh thái và môi trường và (iii) chỉ số về kinh tế và xã hội. Mỗi chỉ số tổn thương được cho điểm từ 1 đến 5. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng số chiều dài đường bờ ven biển là 21,3km, trong đó có 15,2km đường bờ mức độ tổn thương thấp; 3,2km mức độ tổn thương trung bình; 2km mức độ tổn thương cao và 0,8km đường bờ biển có mức độ tổn thương rất cao. Khu vực có mức độ tổn thương lớn nhất là khu vực đoạn đầu của xã Thái Thượng, nơi tiếp giáp với Thị trấn Diêm Điềm và bên bờ sông Diêm Hộ, tại đây có thảm thực vật thưa thớt, có độ xói mòn cao, cấu trúc bảo vệ còn kém. Ngoài ra, khu vực thị trấn Diêm Điềm cũng nằm trong mức độ tổn thương cao, do khu vực này hầu hết tập trung đông dân làm nghề kinh doanh, buôn bán, độ rộng rừng ngập mặn là rất ít, hệ thống đê bao đang xuống cấp dần, nơi đây lại tiếp giáp cửa sông đổ ra biển, do đó, có thể nói đây là nơi có nguy cơ cao sẽ xảy ra các tai biến nguy hiểm. Ngược lại, tại khu vực xã Thụy Trường, Thụy Xuân, Thụy Hải lại có mức độ tổn thương thấp nhất, do tại đây có độ rộng rừng ngập mặn lớn và tương đối đồng đều, tốc độ bồi tụ lớn, hệ thống đê bao vững chắc, đảm bảo an toàn, dân số cách xa đê biển.

Từ khóa: Biến đổi khí hậu, chỉ số, giảm thiểu, thích ứng, tổn thương, vùng ven biển

 

Assessing coastal vulnerabilities to climate change impacts in Thai Thuy district, Thai Binh province

Based on coastal topographical features and natural conditions, 3 groups of indices were selected to assess the coastal vulnerability, including (i) topographical and geomorphological indices; (ii) ecological and environmental indices; and (iii) socio-economic indices. As results showed that the total length of coastal shorelines is 21.3km, including 15.2km coastline with low level of vulnerability; 3.2km with average level of vulnerability; 2km high with level of vulnerability; and 0.8km of coastline with a very high level of vulnerability. Areas with the greatest vulnerability to climate change is the area of Thai Thuong commune, where are adjacent to the Diem Diem town and Diem Ho river side. These areas are identified with sparse vegetation and a high erosion, and relatively weak coastal protection structures. In addition, the Diem Diem town also is classified as the high degree of vulnerability, because the area is known as highly populated areas with intensive business and trading activities and with thin mangrove width. Moreover, the dykes in these areas are being degraded gradually in where the adjacent estuary meets the sea. Therefore, this area will be the highly vulnerable to climate change. In contrast, Thuy Truong, Thuy Xuan and Thuy Hai have the lowest level of vulnerability due to a large and thick mangrove width and relatively uniform, large deposition rate, firm and safe dyke systems; and local people are living far away from the sea dike these areas.

Keywords: Adaptation, Climate change, coastal areas, index, mitigation, vulnerability

 

TẠO RỪNG VỐI THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIEO HẠT THẲNG VÀ KHOANH NUÔI XÚC TIẾN TÁI SINH

Đặng Thịnh Triều1, Dương Quang Trung1, Trần Quang Trung2

1 Viện Nghiên cứu Lâm sinh – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Tây Bắc

TÓM TẮT

Tạo rừng bằng phương pháp gieo hạt thẳng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh loài Vối thuốc Schima wallichii Choisy được thực hiện tại xã Chiềng Bôm, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, trong thời gian (2013-2016). Sau gần 4 năm gieo hạt, số hố có cây mọc đạt 68,8%, tương ứng với mật độ 1.720 cây/ha, tăng trưởng trung bình hàng năm về đường kính thân cây (D0.0) là 0,54 cm/năm; chiều cao 0,42 m/năm và đường kính tán lá 0,34 m/năm. Thí nghiệm khoanh nuôi xúc tiến tái sinh được bố trí trên trạng thái đất trống sau nương rẫy với các thời gian bỏ hoá 3 năm, 5 năm và 9 năm khác nhau. Sau 4 năm thí nghiệm, mật độ cây tái sinh để lại ở các trạng thái trên là 1.266 cây/ha; 1.150 cây/ha và 860 cây/ha. Đường kính thân cây đạt 3,41cm; 5,54cm và 9,28cm; chiều cao cây đạt 2,96m; 3,89m và 6,07m; đường kính tán lá đạt 2,00m; 2,58m và 2,96m tương ứng cho các trạng thái đất bỏ nương hoang 3 năm, 5 năm và 9 năm.

Từ khóa: Gieo hạt thẳng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, Schima wallichii Choisy

 

Restoration of Schima wallichii Choisy and Schima superba Gardn. Et Champ forests using assisted natural regeneration and direct sowing

Two experiments to restore forest of Schima wallichii were conducted using dirrect sowing and assisted natural regeneration in Chieng Bom Commune, Thuan Chau District, Son La province in Vietnam during 2013-2016. In direct sowing area, four years after sowing the seeds, there was 68% of sowing holes has seedlings, giving 1,720 seedlings ha-1. The annual increments of growth parameters were 0.54cm year-1, 0.42m year-1 and 0.34m year-1 for basal diameter, total height and diameter of seedling crown, respectively. The assisted natural regeneration experiment was conducted in different abandon farm land on the hill for 3, 5 and 9 years. Four years after treatment, with densities of natural regeneration seedlings with 1266, 1150 and 860 seedlings ha-1 for 3, 5 and 9 years of abandon farm land, respectively. The stem diameters of seedlings were 3.41cm, 5.54cm and 9.28cm, total heights were 2.96m, 3.89m and 6.07m and diameter of seedling crowns were 2.00m, 2.58m and 2.96m for 3, 5 and 9 years of abandon farm land, respectively.

Keywords: Assisted natural regeneration, direct sowing, Schima wallichii Choisy

 

SÂU HẠI CHÍNH RỪNG TRỒNG GÁO TRẮNG (Neolamerckia cadamba) VÀ GÁO VÀNG (Nauclea orientalia) TẠI TỈNH CÀ MAU

Phạm Quang Thu1, Lê Văn Bình1, Võ Ngươn Thảo2, Nguyễn Minh Chí1

 1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 2 Trung tâm Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ, Viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ

TÓM TẮT

Sử dụng cây bản địa như Gáo trắng và Gáo vàng cho trồng rừng cung cấp gỗ lớn đang được khuyến khích ở Việt Nam, tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam. Rừng trồng Gáo trắng, Gáo vàng tại U Minh, Cà Mau đã xảy ra dịch sâu hại liên tiếp trong 2 năm liền 2015 và 2016. Sâu cuốn lá (Arthroschista hilaralis) và Sâu ăn lá (Moduza procris Cramer) được xác định là hai loài sâu hại chính thuộc bộ Cánh vảy. Rừng trồng Gáo trắng bị Sâu ăn lá (M. procris) gây hại nhẹ nhưng Sâu cuốn lá (A. hilaralis) gây hại nặng đến rất nặng. Rừng trồng Gáo vàng, tỷ lệ bị hại và mức độ bị hại đối với Sâu cuốn lá thì nhỏ nhưng nặng và rất nặng đối với Sâu ăn lá (M. procris). Tỷ lệ và mức độ bị hại do Sâu cuốn lá và Sâu ăn lá còn tùy thuộc vào tuổi rừng. Rừng non dưới 5 tuổi thường bị hại nặng hơn rừng trên 10 tuổi.

Từ khóa: Sâu cuốn lá, Sâu ăn lá, Gáo trắng, Gáo vàng

 

Main insect pests damaging Neolamerckia cadamba and Nauclea orientalia plantations in Ca Mau province

Using native tree species, such as Neolamarckia cadamba and Nauclea orientalis, for sawlog afforestation is being encouraged in Vietnam, especially in the Southern provinces. Outbreaks of insect pests to plantations of these species at U Minh, Ca Mau have occurred consecutively in 2015 and in 2016. Leafroller (Arthroschista hilaralis) and leaf-eating caterpillar (Moduza procris) were identified as major lepidopteran pests. To Neolamarckia cadamba plantations, M. procris caused minor damage to the crowns of the trees but A. hilaralis caused heavy to very heavy damage. To Nauclea orientalis plantations, damage incidence and severity was minor by A. hilaralis but damage was heavy to very heavy by M. procris. The damage incidence and severity depended on tree age – young plantations under 5 years were often more severely damaged than plantations over 10 years old

Keywords: Arthroschista hilaralis, Moduza procris, Nauclea orientalis, Neolamarckia cadamba

 

XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI THEOBROMINE, THEOPHYLLINE VÀ CAFFEINE TRONG SẢN PHẨM CHÈ Ở MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)

Đoàn Thị Bích Ngọc, Hoàng Trung Hiếu

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với detector UV-Vis để xác định đồng thời hàm lượng theobromine, theophylline (TB, TP và CF) và caffeine trong sản phẩm chè ở 4 tỉnh gồm có Phú Thọ, Thái Nguyên, Lào Cai và Nghệ An. Quá trình tách được thực hiện với cột LiChrospher 100 RP – 18 (5μm) sử dụng pha động (15/85) = (ACN/ nước deion) với tốc độ 0,8ml/phút và bước sóng phát hiện 271nm. Phương pháp cho giới hạn phát hiện của TB, TP và CF lần lượt là: 1,48ppm, 1,41ppm và 1,41ppm và giới hạn định lượng lần lượt là: 4,49 ppm, 4,27ppm và 4,29ppm. Kết quả phân tích mẫu thực cho thấy các địa điểm trồng chè khác nhau cho phần trăm khối lượng thành phần ba ankaloid trong chè là khác nhau và ba thành phần này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phương pháp canh tác và phân bón cho chè.

Từ khóa: Caffeine, chè, HPLC, Theobromine, Theophylline

 

Simultaneous determination of caffeine, theobromine, and theophylline in some kinds of tea produced in the North Viet Nam with using high-performance liquid chromatography (HPLC)

This paper is dealt with the results of analysis with using high-performance liquid chromatography (HPLC) to identify the content of theobromine, theophylline and caffeine (TB, TP and CF) in tea produced in the 4 provinces Phu Tho, Thai Nguyen, Lao Cai and Nghe An. The separation was performed with 100 LiChrospher column RP – 18 (5μm) using 15% ACN /85% deion water as the mobile phase at 0.8 ml/ min and absorbance wavelength at 271nm. The method has limit of detection for TB, TP and CF respectively: 1.48ppm, 1.41ppm and 1.41ppm and detection of quantitative respectively: 4:49 ppm, 4.27ppm and 4.29ppm. Real sample analysis results showed that the different locations for tea growing, the weight percentages of the three tea ankaloid are different and these three components greatly influenced by farming methods and fertilizers.

Keywords: Caffeine, HPLC, tea, theobromine, theophylline

 

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ VỎ CÂY ĐẾN TÍNH CHẤT CƠ LÝ VÁN COMPOSITE VỎ CÂY KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium)

Vũ Đình Thịnh1, Vũ Huy Đại2

1Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT

Ván composite vỏ cây Keo tai tượng là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ tạo ván composite vỏ cây gỗ Keo tai tượng”. Đây là một loại ván được tạo ra từ dăm sợi vỏ cây và dăm gỗ của loài cây gỗ này. Kết quả xác định một số tính chất cơ lý của 2 loại ván sản phẩm có tỷ lệ thành phần giữa dăm sợi vỏ và dăm gỗ với các kết cấu khác nhau: ván 3 lớp (V3) với tỷ lệ dăm sợi vỏ : dăm gỗ : dăm sợi vỏ là (30 : 40 : 30)% và ván 3 lớp (V4) với tỷ lệ dăm gỗ : dăm sợi vỏ : dăm gỗ là (20 : 60 : 20)% có sự khác nhau rõ rệt, đồng thời cũng khác biệt với loại ván 1 lớp được tạo từ 100% dăm sợi vỏ (V1) và loại 1 lớp từ 100% dăm gỗ (V2) là ván đối chứng. Các loại ván V3 và V4 đều có một số tính chất cơ học đáp ứng được tiêu chuẩn của loại ván dăm thông dụng. Loại ván V3 và V4 có độ bền uốn tĩnh rất cao, tới 27,11 MPa, cao gấp 2 lần so với tiêu chuẩn. Cường độ kéo vuông góc với bề mặt ván của cả 4 loại ván đều đạt giá trị từ 0,302 MPa đến 0,47 MPa, trong đó cao nhất là của ván V4. Như vậy, tỷ lệ dăm sợi vỏ cây cũng như kết cấu trong ván composite vỏ cây Keo tai tượng có ảnh hưởng rõ rệt đến đặc tính của ván.

Từ khóa: Ván composite vỏ cây, dăm sợi vỏ cây gỗ, Keo tai tượng

 

Effects of bark proportion to physicochemical properties of composite board made from Acacia mangium bark

Wood particle composite board from Acacia mangium bark was made from bark and wood chip with different ratio between outer and inner layers. In this study, the board made from different ratio of Acacia manguim bark chips : wood chips : bark chips are 30 : 40 : 30 (V3) and 20 : 60 : 20% (V4) have significant differrents on physical and mechanical properties compare to pure fibre bark board (V1) or pure wood fibre wood (V2). V3 and V4 board have some mechanical properties equal to the standard of partical board. The static bending strength of these boards are very hight, reached 27.11 MPa, two times higher than standard requirement. The tensile strength perpendicular to surface of all boards gained from 0.302 MPa to 0.47 MPa. This result shows that Acacia manguim bark chips has significant impact on physical and mechanical properties of particle composite board.

Keywords: Particle composite board, Acacia mangium, particle from bark

 

CẤU TẠO GIẢI PHẪU CỦA GỖ THỊ Diospyros decandra Lour.

Đỗ Văn Bản1, Nguyễn Thị Bích Ngọc2, Bùi Hữu Thưởng1

 1Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng 2Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Cây gỗ Thị Diospyros decandra Lour., là cây gỗ lớn, mọc tự nhiên và được trồng ở Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Myanmar. Gỗ có dác và lõi không phân biệt, màu trắng vàng nhạt, vòng sinh trưởng khó thấy, mặt gỗ mịn. Lỗ mạch đơn và kép ngắn, nhỏ, phân tán, không có chất chứa hoặc thể bít, lỗ thông mạch đơn, tia gỗ nhỏ, đôi khi có những tia gỗ rất lớn. Mô mềm dọc ít. Có chứa tinh thể hình lăng trụ trong tia gỗ. Thường thấy có vết nhựa đen tích tụ. Gỗ cứng và nặng. Căn cứ theo cấu tạo, gỗ Thị có khả năng khô nhanh, dễ ngâm tẩm bảo quản nhưng dễ nứt, dễ bị nấm mốc và côn trùng hại gỗ thâm nhập.

Từ khóa: Gỗ Thị, Diospyros decandra, cấu tạo thô đại, cấu tạo hiển vi

 

Wood anatomy of Diospyros decandra Lour

Diospyros decandra Lour. is a big wood tree species. It is naturally distributed and planted in Vietnam, Cambodia, Laos, Thailand and Myanmar. Sapwood colour indistinct from heartwood colour. Its colour is white and yellowish, Growth ring boundaries indistinct, the wood surface is fine. Wood pores are solitary, short multiples, small, disperal and without deposits, the simple pits. Mostly small size rays, but the larger rays are being occurred occasionally. Axial parenchyma is scanty. There are prismatic crystals occurred in the rays. Often observed cluster of black gum exposed. The wood is heavy and hard. Based on anatomy, Diospyros decandra Lour. wood could be claimed as a timber of fast drying and easy chemical treatment, however it easy to be cracked and attached by fungi and insects during utilization.

Keywords: Thi timber, Diospyros decandra, macroscopically anatomy, microscopically anatomy

 

Latest news

Oldest news

[logo-slider]