Code | VI24_335 |
Category | Nây nếp, Xây dựng mô hình |
Location | Đông Bắc |
Field | Trồng rừng |
Topic | Xây dựng mô hình trồng Mây Nếp (Calamus tetradacstylus Hance) dưới tán rừng và trong vườn hộ ở tỉnh Bắc Cạn |
Level | Đề tài thuộc DA 661 |
Target | |
Start Date | 1/6/2004 |
End Date | 12/31/2008 |
Detail | |
Method | |
Chairman | ThS. Lê Thu Hiền |
Unit | Phòng TNTVR |
Result | |
Development | . Hiện nay, nguồn hạt giống mây nếp vẫn dựa vào thu hái tự nhiên, chưa được chọn lọc và cải thiện. Phương pháp tạo cây con của người dân đã có nhiều điểm khoa học như xử lý hạt bằng nước ấm, làm dàn che, cấy cây con trong bầu,… Biện pháp xử lý hạt bằng chất kích thích nhằm rút ngắn thời gian gieo ươm rất cần có thí nghiệm để kiểm chứng. 2. Trong vườn hộ, mây nếp được trồng với 3 mục đích: làm hàng rào, lấy giống và cung cấp nguyên liệu. Nhiều nơi đã gây trồng mây nếp thành công như Hà Tây, Nghệ An, Thái Bình,… Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân. Mây nếp trồng một lần nhưng có thể khai thác ổn định vài chục năm như ở mô hình 1 (3 khóm/m đối với hàng kép, hình nanh sấu; 4 khóm/m đối với hàng đơn); 2cây/hố), mô hình 2 (0,5m/hố; mỗi hố trồng 2-3 cây/hố); mô hình 3 (trồng cây theo rạch, 10-12bầu/m) và mô hình 4 (0,3-0,4m/hố; 2 cây/hố); đây là những mô hình được lựa chọn để nhân rộng. 3. Một số mô hình trồng mây trong vườn hộ được thực hiện nhờ sự trợ giúp của các đề tài và dự án có một số tồn tại. Trồng cây con bằng rễ trần, thời vụ trồng không đúng, chọn lập địa trồng chưa phù hợp, chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc người dân chưa biết được giá trị của cây mây gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở Đô Lương, Na Rì và Cẩm Xuyên. 4. Bằng các hình thức tổ chức sản xuất khác nhau như sản xuất tập trung với quy mô lớn (Doanh nghiệp Mây tre đan xuất khẩu Thanh Bình, Thái Bình; Tổ Hợp tác Song Mây Hùng Cửu, Hà Tây), bán tập trung (Doanh nghiệp Hiệp Hoà Sản xuất Kinh doanh hàng mây tre đan XK,TP Thái Bình; Công ty TNHH Mây tre xuất Chúc Sơn, Hà Tây; Gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, Hà Tây) đã thu hút được hàng ngàn hộ dân tham gia sản xuất hàng xuất . Để duy trì và phát triển phong trào trồng mây nếp cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đan lát, tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò của cây mây nếp đối với kinh tế hộ gia đình, phổ cập hướng dẫn kỹ thuật gây trồng, tập trung nghiên cứu chọn lọc, cải thiện giống và các biện pháp thâm canh mây nếp. 5. Tập huấn kỹ thuật trồng mây nếp được thực hiện tại thôn Khuổi Piểu, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông và Tại Vườn Quốc gia Ba Bể, huyện Chợ Rã. Tập huấn kỹ thuật trồng mây nếp cho 90 người; trong đó ở Thôn Khuổi Piểu 30 người và khu vực VQG Ba Bể 60 người. Cách thức tập huấn là kết hợp giữa tuyên truyền về giá trị của cây mây nếp với việc hướng dẫn lý thuyết và thực hành kỹ thuật trồng mây nếp tại hiện trường. Thông qua các lớp tập huấn, nhận thức về giá trị của cây mây nếp của người dân đã được nâng lên; họ đã nắm bắt được kỹ thuật trồng mây nếp từ khâu chọn lập địa, tạo giống đến kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch; họ đã thực hiện đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc mây nếp khi xây dựng mô hình. 6. Tỷ lệ sống của mây nếp trồng trong vườn hộ ở 6 mô hình là rất cao (91-93%). Sau 30 tháng trồng mây nếp trong vườn hộ ở Quang Thuận với 6 mô hình đã cho sinh trưởng về chiều cao khác nhau; trong đó mô hình 6 (trồng mây theo rạch, đặt bầu cách nhau khoảng 2-3cm, 10-12bầu/m) có chiều cao trung bình cao nhất, đạt 155cm; sau đó là mô hình 3 (trồng 1 hàng, 2 cây/hố; hố cách hố 0,4 m) đạt 136cm; mô hình 1 (trồng 2 hàng hình nanh sấu, 2 cây/hố; hàng cách hàng 0,4m, hố cách hố 0,8m) là 108cm; mô hình 5 (trồng mây theo cụm, bố trí theo hình tam giác đều có cạnh là 0,6m, trồng 1 cây/hố) là 96cm; mô hình 2 (trồng 2 hàng hình nanh sấu, 1 cây/hố; hàng cách hàng 0,4m, hố cách hố 0,8m) là 63cm và thấp nhất là mô hình 4 (trồng 1 hàng, 1 cây/hố; hố cách hố 0,4 m) chỉ đạt 51cm. Sinh trưởng về đường kính ở 6 mô hình là đền nhau, mô hình từ 1 đến 6 tương ứng với các giá trị 1,0cm; 1,0cm; 1,1cm; 1,0cm; 1,1cm và 1,1cm. 7. Sau 1 năm trồng tỷ lệ sống của mây nếp trồng dưới tán rừng ở Vườn quốc gia Ba Bể là tương đối cao. Ở các mô hình từ 1 đến 4 tại khu vực Trung tâm đạt 90%, 90%, 87%, 88% và tại khu vực Đồn đèn là 87%, 88%, 85%, 88%. Sinh trưởng về chiều cao ở các mô hình tại 2 khu vực Trung tâm và Đồn Đèn tương đối đều nhau. Mô hình 1 (250 cụm/ha, mỗi cụm 3 hố, mỗi hố trồng 1 cây) đạt 20,8 và 19,8cm; mô hình 2 (250 cụm/ha, mỗi cụm 2 hố, mỗi hố trồng 2 cây) là 20,5 và 20,4cm; mô hình 3 (550 cụm/ha, mỗi cụm 3 hố, mỗi hố trồng 1 cây)là 19,9 và 19,7cm; còn mô hình 4 (550 cụm/ha, mỗi cụm 2 hố, mỗi hố trồng 1 cây) có giá trị 20,1 và 20cm. Sinh trưởng về đường kính gốc của 4 mô hình tại 2 khu vực trung bình đạt 0,9-1,0cm. |
Range |
Xây dựng mô hình trồng Mây Nếp (Calamus tetradacstylus Hance) dưới tán rừng và trong vườn hộ ở tỉnh Bắc Cạn
April 20, 2020 by