Code | VI24_49 |
Category | Keo, Xây dựng mô hình |
Location | Bắc trung Bộ |
Field | Trồng rừng |
Topic | Xây dựng mô hình rừng Keo chịu hạn trên đất cố định và bán cố định ven biển miền Trunng (Quảng Bình) |
Level | Cấp Bộ |
Target | 1/Chọn và đánh giá các xuất xứ sinh trưởng tốt trên các lập địa khắc nghiệt vùng duyên hải miền Trung. 2/ Xây dựng một số mô hình Keo chịu hạn trên vùng cát duyên hải miền Trung |
Start Date | 1/6/1999 |
End Date | 12/31/2002 |
Detail | Xây dựng mô hình thí nghiệm trên đồi cát cố định và bán cố định cho các loài A. difficilis, A. tumida và A. torulosa |
Method | 1/ Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. 2/ Theo dõi ô định vị về diễn biến độ phì và độ ẩm của đất. 3/ Điều tra khảo sát nhanh cho nghiên cứu về thay đổi của tiểu khí hậu. 4/ Phân tích số liệu bằng Genstat và Dataplus |
Chairman | KS.Phí Quang ĐIện |
Unit | TT Giống |
Result | -Chọn được một số xuất xứ Keo chịu hạn (dificilips,.. ) có khả năng chịu hạn tốt cho vùng cát khô hạn -Xây dựng được một số mô hình rừng trồng Keo chịu hạn tại Quảng Bình có triển vọng tốt |
Development | Qua 5 năm thực hiện, đề tài đã tiến hành các nội dung cụ thể như khảo sát chọn địa điểm xây dựng mô hình, xây dụng 2 khảo nghiệm xuất xứ tại Gia Ninh - Quảng Ninh – Quảng Bình (2 ha) và Bầu Bà - Bắc Bình – Bình Thuận (0.7 ha), xây dụng 2 mô hình trên cát di động cũng tại Gia Ninh - Quảng Ninh – Quảng Bình (4 ha) và Bầu Bà - Bắc Bình – Bình Thuận (4 ha), và chăm sóc và thu thập số liệu cho 14 ha mô hình thí nghiệm. Qua đánh giá, ba loài Keo chịu hạn, A. difficilis, A. torulosa, và A. tumida, là những loài có triển vọng nhất trong số 9 loài. Các loài này đều sinh trưởng tốt hơn các đối chứng như Keo lá tràm, và Muồng đen ở cả ba địa điểm nghiên cứu (Tuy Phong, Bắc Bình – Bình Thuận và Quảng Ninh – Quảng Bình). Mặc dù, các mô hình thí nghiệm tại Quảng Ninh – Quảng Bình và Bắc Bình – Bình Thuận được trồng trên cát di động, nơi độ ẩm đất thấp và rất nghèo dinh dưỡng – các nhân tố hạn chế sinh trưởng của cây rừng, nhưng các loài Keo chịu hạn sinh trưởng tốt và thể hiện khả năng chống cát bay như cây Phi lao. Các loài và xuất xứ Keo chịu hạn này đều có tác dụng cải tạo đất, đặc biệt là cải thiện độ ẩm đất. Các loài và xuất xứ này có khả năng phủ xanh nhanh vì vậy khả năng cải tạo môi trường sẽ là rất lớn. Loài Keo A. difficilis là loài sinh trưởng tốt nhất trên cả ba lập địa. Tại Quảng Bình, sau 31 tháng tuổi, loài này đạt tăng trưởng về chiều cao và đường kính gốc (xuất xứ 16170 và A. difficilis) đạt được 0.79m/năm và 0.8cm/năm. Tại Tuy Phong – Bình Thuận, loài A. difficilis tăng trưởng bình quân năm về đường kính ngang ngực là 1,67cm/năm và tăng trưởng về chiều cao là 1,71 m/năm, sau 4 năm tuổi. Nhưng tại Bắc Bình – Bình Thuận loài này chỉ đạt tăng trưởng đường kính và chiều cao là 0,95cm/năm và 0,95m/năm, sau 4 năm tuổi. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài, Các xuất xứ có triển vọng là: Tại Quảng Bình, các xuất xứ có triển vọng là: + Moline (18417 –NT), Dillon Spring (19934 –WA) của A. difficilis + Kununurra (19936 –WA) của A. tumida Tại Bình Thuận, các xuất xứ có triển vọng là: + Annie Creek (16177 –NT), Lake Evella (16170 –NT) của A. difficilis + Kununurra (17500 –WA) của A. tumida + Elliot (17490 –NT) của A. torulosa |
Range | Quảng Bình, Quảng Trị |
Xây dựng mô hình rừng Keo chịu hạn trên đất cố định và bán cố định ven biển miền Trunng (Quảng Bình)
April 20, 2020 by