Code | VI24_45 |
Category | Tre |
Location | Bắc Trung Bộ, Trung tâm |
Field | Trồng rừng |
Topic | Trồng rừng thử nghiệm thâm canh các loài Tre nhập nội lấy măng |
Level | Cấp Bộ |
Target | - Đánh giá và tuyển chọn được các loài tre nhập nội lấy măng phù hợp cho mỗi vùng từ những giống đã được nhập. - Xây dựng được mô hình rừng trống thâm canh tre nhập nội đã được tuyển chọn nhằm tăng năng suất chất lượng măng. - Xây dựng phương pháp khai thác măng cho các loài tre đã được tuyển chọn nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng và đảm bảo sự ổn định sản xuất. - Xây dựng bản hướng dẫn tạm thời kỹ thuật trồng thâm canh tre nhập nội lấy măng, kỹ thuật khai thác cho các loài tre đã được tuyển chọn nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng măng làm nguyên liệu cho các cơ sở chế biến măng. |
Start Date | 1/6/2000 |
End Date | 12/31/2004 |
Detail | - Tuyển chọn loài trồng. - Điều tra khảo sát chọn địa điểm: Chọn địa điểm xây dựng mô hình ở hai tỉnh: Thanh Hoá và Phú Thọ - Xây dựng và đánh giá mô hình + Xây dựng mô hình + Đánh giá chung về mô hình + Đánh giá biện pháp thâm canh - Khảo nghiệm phương pháp khai thác măng. - Khảo nghiệm phương pháp sơ chế, bảo quản măng. - Xây dựng các hướng dẫn trồng, khai thác măng, sưo chế và bảo quản măng sau thu hoạch. 1/ Điều tra khảo sát thu thập thông tin. 2/ Trồng thực nghiệm, xây dựng mô hình quản lý rừng tre lấp măng ở 2 vùng Phú Thọ và Thanh Hoá với diện tích 18 ha |
Method | Làm theo các tài liệu về kỹ thuật trồng tre lấy măng. -Giống nhập từ Tổng công ty lâm sản Việt Nam. -Lập ô định vị (30 khóm cho 1 công tác, 1 loài), Phối hợp với sản xuất mở rộng diện tích theo dõi, đánh giá kết quả. Xử lý số liệu theo phương pháp thống k |
Chairman | KS. Đỗ Văn Bản |
Unit | Phòng TNTVR |
Result | Tuyển chọn loài trồng: Có 3 loài được tuyển chọn: Điềm trúc (Bát Độ) (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii) và Tạp giao (chưa xác định được tên khoa học), trong đó loài Điềm trúc có nhiều triển vọng nhất. - Mô hình thí nghiệm thực hiện được tại Ngọc Lặc (Thanh Hoá): 5,0ha, trong đó 1,5 ha Tạp giao, 3,5 ha Điềm trúc; tại Cầu Hai (Phú Thọ): 8,5 ha, trong đó 2 ha Lục trúc, 4,0 ha Tạp giao và 2,5 ha Điềm trúc. Kết luận về mô hình: + Tỷ lệ sống phụ thuộc vào giống trồng, thời vụ và đặc biệt độ ẩm đất. Cần thiết phải tưới sau khi trồng. + Điềm trúc có kích thước cây lớn nhất, Lục trúc nhỏ nhất. + Điềm trúc trồng mật độ 400 khóm/ha hoặc tối đa đến 625 khóm/ha, tỷ lệ để cây mẹ: 1 cây 3 tuổi, 3 cây 2 tuổi và 3 cây 1 tuổi (tỷ lệ để cây mẹ: 1:3:3), hàng năm bón 20 kg phân chuồng, 1,5 kg NPK. Tạp giao với mật độ 625 khóm/ha, tỷ lệ để cây mẹ 1:3:3 hoặc 2:4:4, hàng năm bón 20 kg phân chuồng, 1,5 kg NPK. Lục trúc trồng mật độ 400 khóm/ha hoặc tối đa đến 625 khóm/ha, tỷ lệ để cây mẹ 1:3:3 hoặc 2:4:4, hàng năm bón 20 kg phân chuồng, 1,5 kg NPK. - Thời vụ ra măng của các loài từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Măng Điềm trúc khi khai thác cao đến 30 cm, của Tạp giao đến 35 cm. Măng Lục trúc khai thác khi vừa thấy nhú mặt đất. - Đề tài xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật khai thác măng, kỹ thuật sơ chế và bảo quản măng thông thường cho 3 loài Điềm trúc, Tạp giao và Lục trúc. - Đề tài xây dựng được bản hướng dẫn kỹ thuật gây trồng Điềm trúc, Tạp giao và Lục trúc. - Mô hình 18 ha rừng. -Bản hướng dẫn kỹ thuật gây trồng khai thác , sơ chế, bảo quản măng. -Báo cáo khoa học. |
Development | |
Range | Thanh Hoá, Phú Thọ |
Trồng rừng thử nghiệm thâm canh các loài Tre nhập nội lấy măng
April 20, 2020 by