Thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng Giổi Nhung

CodeVI24_174
CategoryGiổi nhung
LocationTây Nguyên
FieldHướng dẫn kỹ thuật
TopicThử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng Giổi Nhung
LevelCấp Bộ
Target- Đánh giá kết quả các nghiên cứu thực nghiệm và sản xuất đã có trong khu vực tìm ra ưu nhược điểm và biện pháp khắc phục. - Hoàn thiện kỹ thuật gây trồng và nuôi dưỡng rừng Giổi.
Start Date1/1/2001
End Date12/31/2004
DetailĐiều tra khảo sát đánh giá các mô hình đã có trong khu vực. - Xây dựng mô hình trồng rừng trên 2 đối tượng rừng nghèo và cây bụi phục hồi sau nương rẫy. - Xây dựng quy trình.
Method- Ứng dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về cây Giổi để tìm hiểu về các đặc tính sinh thái, điều kiện và kĩ thuật trồng rừng, phân tích đánh giá kết quả đối với nội dung 1: + Thu thập số liệu phân tích các báo cáo khoa học,
ChairmanKS.Hồ Đức Soa
UnitTT lâm nghiệp nhiệt đới
Result- Đã được Bộ (Cục Lâm nghiệp) nghiệm thu
DevelopmentKết quả đạt được : 1. Điều tra khảo sát đánh giá các mô hình và sản xuất đã có trong khu vực. - Đã khảo sát điều tra đánh giá về điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng và sự phân bố của các Giổi Vùng Đông Trường Sơn (Quảng Ngãi, Kon Tum, Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú yên) kết quả cho thấy: - Cây giổi có rất nhiều loài, phân bố hầu khắp vùng rừng râm thường xanh Việt nam. Tái sinh tự nhiên kém, cây con có khả năng chịu bóng nhẹ giai đoạn 1-2 tuổi, sau ưa sáng hoàn toàn. - Khu vực vùng chịu ảnh hưởng khí hậu duyên hải Miền Trung và Tây nguyên có thể trồng rừng Giổi trên hầu hết các loại lập địa, cây Giổi đặc biệt sinh trưởng tốt trên đất sâu ẩm thoát nước, lượng mưa từ 1200-2500mm/năm, mùa khô hạn không quá 3 - 4 tháng. 2. Xây dựng mô hình trồng rừng trên 2 đối tượng rừng nghèo và cây bụi phục hồi sau nương rẫy. - Đã xây dựng 15 ha mô hình tại vùng Kon Hà Nừng và Lâm trường Song Kôn Bình Định. + Đối tượng rừng nghèo kiệt 10ha + Đối tượng trảng cây bụi 5ha Rừng trồng cả 2 dạng lập địa trên đều sinh trưởng tương đối tốt, đạt mục tiêu kinh doanh gỗ lớn; tăng trưởng cấp D 1.5-2cm/năm, chiều cao H: 1-1.5m/năm Hiện nay mô hình vẫn còn giữ được, rừng đã khép tán, sinh trưởng trung bình, cây lớn nhất đạt D: 15cm, H 10m. 3. Dự thảo quy trình. Đã xây dựng và báo cáo bản dự thảo tạm thời trồng và nuôi dưỡng rừng Giổi. Tiến bộ kỹ thuật: - Chọn giống tốt: Là cây trội trong lâm phần, có D: 40-60cm, thân thẳng, tròn đều, chiều cao dưới canh lớn, lấy hạt giống đúng thời vụ tại những cây sai quả, tỉ lệ nẫy mầm trên 80% cho chất lượng cây con tốt nhất. - Cây con trồng phải trên 12 tháng tuổi, chiều cao tối thiểu 50cm - Xử lứ thực bì: Băng trồng phải rộng trên ½ chiều cao tán rừng - Do cây trồng giai đoạn đầu sinh trưởng chậm nên thời gian chăm sóc sau trồng 5 năm, nuôi dưỡng rừng trồng phải tỉa thưa, phát luỗng dây leo, cây bịu 2 lần vào năm thứ 8 và 11.
RangeVùng Đông trường sơn và Tây nguyên
[logo-slider]