Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật KHKT và các giải pháp nhằm xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Tây Nguyên

CodeVI24_165
CategoryQuản lý
LocationTây Nguyên
FieldChính sách
TopicNghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật KHKT và các giải pháp nhằm xây dựng mô hình quản lý bền vững rừng tự nhiên ở Tây Nguyên
LevelCấp Bộ
TargetMục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả của rừng tự nhiên về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường Mục tiêu cụ thể: • Bổ sung, hoàn thiện và hệ thống hoá các TBKHKT và công nghệ lâm sinh (CNLS) phục vụ quản lý rừng bền vững (QLRBV); • Hoàn thiện các giải pháp kinh tế-xã hội (KTXH) cho QLRBV; và • Xây dựng mô hình quản lý rừng (dựa trên và để trình diễn các TBKHKT và các giải pháp KTXH trong QLRBV.
Start Date1/1/2004
End Date12/31/2006
DetailHệ thống hoá và nghiên cứu bổ sung các cơ sở khoa học - công nghệ kinh doanh rừng tự nhiên ở Tây Nguyên hiệu quả bền vững. 1.1. Sưu tập, tổng quan phân tích các tài liệu và thông tin đã có về rừng tự nhiên ở Tây Nguyên. 1.2. Nghiên cứu phân chia đối tượng rừng tự nhiên ở Tây Nguyên nhằm cho các mục đích quản lý khác nhau. 1.3. Lập hệ thông ô định vị để nghiên cứu bổ sung các kiến thức về qui luật cấu trúc và theo dõi động thái của hệ sinh thái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh và rừng khộp. 1.4. Điều tra thực địa bằng các ô tiêu chuẩn tạm thời và giải tích cây tiêu chuẩn để bổ sung các kiến thức về qui luật tăng trưởng và sản lượng của rừng lá rộng thường xanh làm cơ sở quản lý bền vững. 1.5. Xây dựng, hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật quản lý bền vững rừng (chủ yếu là rừng sản xuất) như: biện pháp khai thác bảo đảm tái sinh, kỹ thuật làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và các giải pháp phục hồi rừng nghèo kiệt... 2. Nghiên cứu các giải pháp kinh tế xã hội để quản lý rừng bền vững 2.1. Vấn đề quyền sử dụng đất và chính sách (các tập quán chiếm dụng và quản lý tài nguyên theo truyền thống, chính sách giao đất /rừng, cơ chế phân phối lợi ích...). 2.2. Vấn đề sinh kế của các cộng đồng dân cư sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng. 2.3. Nghiên cứu hài hoà hoá với các tiêu chí quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng quốc tế với tình hình thực tiễn ở Việt Nam và đối tượng rừng cụ thể ở Tây Nguyên. 3. Xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững (Mô hình đảm bảo bền vững theo các yếu tố kỹ thuật và kinh tế xã hội và được đánh giá bằng hệ thống chỉ tiêu đã nghiên cứu hài hoà hoá ở nội dung nghiên cứu 2). 3.1. Mô hình quản lý bền vững một tiểu khu rừng tự nhiên dự kiến sẽ xây dựng ở tiểu khu rừng nghiên cứu do trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới (Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam quản lý). Trong mô hình này sẽ xây dựng các phương án khai thác bền vững bảo đảm tái sinh và các biện pháp làm giàu, nuôi dưỡng sau khai thác để chứng minh luận điểm nếu khai thác đúng sẽ không làm suy kiệt vốn rừng mà thậm chí có thể làm tăng vốn rừng nhờ các giải pháp khai thác bền vững. 3.2. Mô hình qui mô cộng đồng (làng sinh thái lâm nghiệp bền vững) dựa trên giao đất khoán rừng cho cộng đồng và hộ gia đình để xây dựng mô hình kinh tế -sinh thái dựa vào lâm nghiệp là chủ yếu trên cơ sở kết hợp sản xuất nông lâm, chăn thả kết hợp.
Methodpháp tiếp cận của đề tài được trình bày ở sơ đồ chiến lược tiếp cận: căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu để xác định các vấn đề cần giải quyết, các hoạt động nghiên cứu và các kết quả mong đợi. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài là: 1.
ChairmanTS.Trần Văn Con
UnitTT Lâm nghiệp nhiệt đới, Một số tỉnh tây Nguyên.
ResultKết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy sự cần thiết phải có những bổ sung, sửa đổi trong các qui phạm thiết kế, kinh doanh rừng như các vấn đề phân loại đối tượng tác động; qui định đường kính khai thác tối thiểu; điều tra đánh giá rừng sau khai thác để ra quyết định xử lý lâm sinh. 1.3. Các nghiên cứu bổ sung chủ yếu dẫn đến các luận điểm sau: - Cấu trúc tổ thành loài: Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên là rừng hỗn loài; số loài cây gỗ trên mỗi ha biến động từ 60 - 100 loài; tỷ lệ hỗn loài từ 1/11 đến 1/5, tức là cứ từ 5 đến 11 cá thể thì có một loài. Trên cơ sở nghiên cứu tổ thành đã xác định được các ưu hợp chủ yếu cho các trạng thái rừng IIIA, IIIB và IV và mối quan hệ giữa các ưu hợp thực vật với các yếu tố lập địa, chủ yếu là độ cao so với mặt biển. - Cấu trúc N/D tuân theo qui luật giảm và có thể mô phỏng tốt bằng hàm Weibull hoặc hàm khoảng cách. Dựa trên phân bố N/D có thể xác định cấu trúc N/D chuẩn (định hướng) và xác định độ lệch của cấu trúc thực tế. Phân loại rừng trên cơ sở độ lệch so với cấu trúc mẫu định hướng để phân nhóm đối tượng tác động. - Nghiên cứu bổ sung qui luật sinh trưởng của chiều cao 20 loài cây thường được khai thác ở Tây Nguyên cho phép phân thành ba nhóm theo đặc điểm sinh trưởng: (i): Các loài cây ưa bóng giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao trong 10 năm đầu rất chậm sau đó tăng dần lên khi vượt lên được tầng cây cao để trở thành tầng trội. Đó là các loài: Xoay, Chò, Cồng, Thạch đảm, Giẻ và Hoàng đàn. (ii) Các loài cây chịu bóng nhẹ (trung tính) giai đoạn đầu, sinh trưởng chiều cao ở 10 năm đầu trung bình và tăng lên ở giai đoạn sau đạt tầng cây cao ở tuổi thành thục. Đó là các loài: Re, Vạng, Vàng tâm, Trám, Sến, Gội, Giổi và Cóc đá. (iii) Các loài cây ưa sáng, sinh trưởng chiều cao giai đoạn đầu rất nhanh sau đó chậm lại và dừng lại rồi dừng lại ở tầng giữa của rừng ổn định. Đó là các loài: Bời lời, Chân chim, Bứa, Côm, Gáo, và Trâm. Nghiên cứu qui luật sinh trưởng đường kính đã xác định được đường kính tại đó tăng trưởng đạt tối đa để làm căn cứ khoa học cho việc xác định đường kính khai thác tối thiểu. - Động thái rừng có thể được nghiên cứu bằng theo dõi các ô định vị qua nhiều năm. Kết quả phân tích tài liệu thu thập được trong ba năm từ các ô tiêu chuẩn định vị đã cho thấy qui luật động thái của rừng. Biến động về số cây ở lớp cây tái sinh rất lớn, tỷ lệ chết và tỷ lệ tái sinh vào khá cao. Tỷ lệ chết cao nhất là ở lớp cây tái sinh có d1,3 từ 1 đến 10cm (64%); chứng tỏ có một sự cạnh tranh rất lớn trong lớp cây tái sinh này. Trong thời gian quan sát 3 năm, số cây chết trong tầng cây cao là 25 cây (chiếm 6%), trong đó chết chủ yếu ở cấp kính từ 10 - 20cm. Số cây từ lớp cây tái sinh chuyển lên tầng cây cao là 28 cây. Số cây trong tầng cây cao chuyển lên các cỡ kính cao hơn là 56 cây. Động thái của rừng cũng có thể nghiên cứu thông qua biểu đồ N-G hoặc N-M. - Từ các kết quả nghiên cứu đặc trưng phân bố M /D, cho thấy hầu hết các lâm phần nghiên cứu đều không tuân theo đúng quy luật phân phối trữ lượng theo các lớp cây dự trữ - kế cận - thành thục với tỉ lệ 1 - 3 - 5. Những kết quả tính toán đặc trưng phân bố M/D ở bảng 5.19 ở trên cũng cho thấy: trữ lượng của các lâm phần nghiên cứu luôn tập trung ở cấp kính thành thục (chiếm trên 50%), nhưng ở lớp kế cận đa số các ô tiêu chuẩn thường có trữ lượng nhỏ hơn 30% tổng trữ lượng của ô. - Các kết quả nghiên cứu cho phép xây dựng một hệ thống phân loại các đối tượng tác động lâm sinh căn cứ vào độ lệch của cấu trúc thực tế so với cấu trúc chuẩn (cấu trúc định hướng). - Nghiên cứu bổ sung về hệ thống kỹ thuật lâm sinh đã xác định chu trình quản lý lâm phần bắt đầu từ việc điều tra thiết kế khai thác-khai thác-điều tra đánh giá rừng sau khai thác để xác định các biện pháp tác động lâm sinh. Tuỳ theo điều kiện rừng để xác định các giải pháp: nuôi dưỡng, làm giàu, xúc tiến tái sinh bổ sung. 2. Các cơ sở kinh tế xã hội để QLRBV: 3.1. Cơ sở xã hội để QLRBV bao gồm: (i) Tôn trọng vai trò của luật tục; (ii) Xác định các bên liên quan và phân tích nhu cầu, mong muốn của họ để xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan trong chương trình QLRBV; (iii) Tuân thủ các tiêu chí về mặt xã hội như: quyền của người dân sở tại, Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân; lợi ích từ rừng và cơ chế phân phối lợi ích. 3.2. Một số vấn đề quan trọng đã được phát hiện bổ sung trong nghiên cứu của chúng tôi về các tiêu chí xã hội ở Tây Nguyên. Trước hết, chúng tôi quan niệm quản lý rừng là quá trình gắn liền với việc thu hút dân cư địa phương xét về cả hai khía cạnh: ảnh hưởng của dân cư vào rừng và ảnh hưởng của rừng đến dân cư. Các tiêu chuẩn về điều kiện xã hội mang tính đặc thù rất cao của hoàn cảnh văn hoá và địa lý cụ thể. Liệu chúng ta có thể xây dựng được những hệ thống đánh giá trong đó phân biệt được trách nhiệm của chủ rừng và các thực thể rộng hơn? Việc kiểm tra và trách nhiệm giải trình cuối cùng nằm ở đâu? Nhóm nghiên cứu chúng tôi chưa có khả năng để cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi này, mà chỉ góp phần khâu nối chúng lại và nhận thức rằng tiếp tục nghiên cứu về chủ đề này là một sự cần thiết. 3.3. Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và các giải pháp kinh tế - xã hội, chúng tôi đã xây dựng một mô hình QLRBV dựa trên các quan điểm và phương pháp tiếp cận: hệ thống, bền vững, có sự tham gia, góp phần xoá đói giảm nghèo và hỗ trợ phát triển các cộng đồng nông thôn miền núi. Mô hình bao gồm 5 thành tố liên kết chặt chẽ với nhau thành một hệ thống thống nhất, một sự thay đổi của bất kỳ thành tố nào đều kéo theo sự thay đổi của các thành tố khác. Các thành tố đó là: (i) Phương án quản lý (điều chế rừng); (ii) Cơ chế giải quyết xung đột và điều hoà lợi ích; (iii) Phát triển kỹ thuật có sự tham gia; (iv) Phát triển và nâng cao năng lực tổ chức cộng đồng và (v) Tư vấn bảo tồn thiên nhiên. Các hợp phần này được sự hỗ trợ của các giải pháp kinh tế - xã hội: (i) Tạo môi trường chính sách thuận lợi; (ii) Nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng; (iii) Tăng cường thể chế; (iv) Phát triển cơ sở hạ tầng và (v) Tăng cường các dịch vụ xã hội. 3. Mô hình QLRBV: 3.1. Mô hình tổng quát được xây dựng bao gồm các vấn đề (i) Phân cấp hệ thống quản lý: về mặt tổ chức có 3 cấp ngành (quản lý nhà nước); Tỉnh hoặc tổng công ty; cấp doanh nghiệp. Về vốn rừng có các cấp: Vốn rừng quốc gia; đơn vị liên hoàn; cúp tác nghiệp; lô kinh doanh (lâm phần). (ii) Tổ chức không gian và thời gian của rừng. (iii) Phương án điều chế (=kế hoạch quản lý) các cấp. Kế hoạch ở cấp doanh nghiệp bao gồm: (i) khoanh rừng là việc qui hoạch khoanh loại các diện tích cần bảo vệ ra khỏi kế hoạch khai thác; (ii) điều tra tài nguyên và (iii) điều chế sản lượng nhằm xác định khai thác ở đâu (tiểu khu, lô, khoảnh), lúc nào (thời gian) và khối lượng bao nhiêu (lượng khai thác tối đa cho phép). (iv) Kế hoạch mở rừng nhằm xác định hệ thống hạ tầng cần thiết (đường sá, phương tiện) cho kế hoạch khai thác. Ở cấp tác nghiệp (Lô), kế hoạch bao gồm hai bước: bài cây chặt trên cơ sở các tiêu chuẩn lâm sinh và lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho vận xuất (đường vận xuất, máng lao, cáp việc thực hiện cần phải tuân thủ các nguyên tắc và các tiêu chuẩn qui định cho việc làm đường, chặt hạ và vận xuất để giảm thiểu tác động đến tài nguyên rừng và môi trường. Mô hình QLRBV tổng quát được cụ thể hoá trên 2 ví dụ ở cấp tiểu khu: (i) Mô hình điều chế (khai thác) rừng bền vững ở tiểu khu thực nghiệm Kon Hà Nừng (ii) Mô quản lý rừng dựa vào cộng đồng. 3.2. Mô hình điều chế rừng ở cấp tiểu khu: - Sau khi khoanh các diện tích: vườn sưu tập thực vật, rừng giống, rừng nghiên cứu khoa học, vườn hộ đã qui hoạch 800 ha rừng để thiết kế một cúp tác nghiệp liên hoàn. Tổng trữ lượng rừng hiện tại trong 800 ha này là 222.241,6 m3; đạt bình quân 278 m3/ha; tăng trưởng bình quân của rừng là 3m3/ha/năm. Cúp tác nghiệp được thiết kế bằng cách chia 800 ha ra làm 20 lô tác nghiệp, mỗi lô 40 ha, cứ mỗi năm khai thác một lô với cường độ 40 - 25% tuỳ theo trữ lượng rừng hiện tại để hướng rừng về mức trữ lượng chuẩn là 250 m3/ha/năm trong luân kỳ 20 năm. Ngay sau khi khai thác tiến hành ngay việc điều tra đánh giá tài nguyên để lập kế hoạch xử lý lâm sinh cho việc thực hiện của năm kế tiếp. - Kết quả tính toán điều chỉnh sản lượng cho thấy, trong luân kỳ đầu do hầu hết lô rừng có trữ lượng trên mức chuẩn, nên có thể khai thác ở cường độ 40% ở các lô 1 đến lô 13; 35% ở các lô 14 đến lô 16; 30% ở lô 17 và 20% ở các lô 18 đến lô 20. Sản lượng bình quân khai thác hàng năm biến động từ 2.680 - 948 m3, với bình quân 2.245 m3/năm. Tổng sản lượng khai thác trong 20 năm là 44.891 m3. Bắt đầu từ năm thứ 21 rừng ở tất cả các lô có mức trữ lượng gần với mức chuẩn là 250 m3; cụ thể tổng trữ lượng rừng lúc này 204.400 m3, bình quân 256 m3/ha, cấu trúc trữ lượng được cải thiện và gần với mẫu chuẩn. Việc khai thác ở luân kỳ hai được thực hiện với cường độ ổn định là 25% . - Thực hiện theo phương án điều chế này thì chẳng những nhà nước không phải đầu tư vốn cho việc quản lý, bảo vệ khu rừng như hiện nay, mà còn có thể tạo điều kiện công ăn, việc làm, nguồn thu nhập cho Trung tâm lâm nghiệp nhiệt đới với tổng số trên dưới 1 tỷ đồng/năm, trong đó 50% từ quản lý phí và 50% từ lãi kinh doanh, ngoài ra còn nộp ngân sách cho nhà nước mỗi năm khoảng 1,2 tỷ đồng. Thực hiện theo phương án này còn tạo điều kiện cho việc thử nghiệm các phương pháp khai thác và thí nghiệm các giải pháp lâm sinh sau khai thác; tạo điều kiện theo dõi diễn biến rừng sau khai thác như một khu thí nghiệm định vị lâu dài. 3.3. Mô hình QLR dựa vào cộng đồng đã phối hợp với trung tâm qui hoạch thiết kế phương án giao đất, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng và các hiểu biết về kỹ thuật canh tác, trồng chăm sóc bảo vệ rừng. Hỗ trợ giống và vật tư để phát triển kinh tế hộ bằng nghệ rừng nhằm ổn định đời sống của cộng đồng dân di cư người H’Mông đang sống và gây sức ép vào rừng được giao cho Trung tâm lâm đồng quản lý phục vụ nghiên cứu khoa học. 6.2. Tồn tại 1. Do thời gian nghiên cứu ngắn (3 năm), cho nên chưa đủ để xác định các qui luật động thái của rừng, các kết quả về quá trình sinh trưởng của lâm phần, qui luật chết tự nhiên và qui luật chuyển cấp giữa các thế hệ cây chưa đủ cơ sở chắc chắn để xây dựng mô hình dự đoán cấu trúc và sản lượng của rừng. 2. Các ý tưởng về các biện pháp khai thác và điều chỉnh sản lượng chỉ được nghiên cứu về mặt lý thuyết, chưa có điều kiện để kiểm nghiệm trên thực tế do các rào cản về qui chế quản lý rừng hiện tại vượt quá khả năng của đề tài. 3. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng cũng chỉ dừng lại ở mức nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của rừng và các cơ hội phát triển kinh tế trên cơ sở làm nghề rừng; nhưng để thực hiện được phương án cần có các chính sách hỗ trợ về tài chính của các cấp có thẩm quyền. Đề tài chỉ có thể hỗ trợ về mặt kỹ thuật. 6.3. Khuyến nghị 1. Áp dụng các kết quả của đề tài: - Một số kết quả của đề tài có thể áp dụng để bổ sung sửa đổi một số điều trong các văn bản pháp qui như: Qui pháp về các giải pháp kinh doanh rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN14-92) và cụ thể hoá qui phạm thành các qui trình: khai thác rừng bền vững; nuôi dưỡng rừng tự nhiên; qui trình thiết kế khai thác. Sửa đổi các qui định về đường kính khai thác tối thiểu trong qui chế 40/2005. - Áp dụng các kết quả của mô hình điều chế cấp tiểu khu để xây dựng một chương trình nghiên cứu thực nghiệm về khai thác và quản lý lâm sinh bền vững cho rừng tự nhiên lá rộng thường xanh trên cơ sở lấy vốn rừng để xây dựng rừng và phục vụ nghiên cứu khoa học. - Xây dựng tiểu khu thực nghiệm ở Kon Hà Nừng thành một khu nghiên cứu định vị về các phương thức khai thác rừng tự nhiên bền vững, làm mô hình trình diễn để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất trong vùng. - Điều tra 10 OTC định vị và 20 OTC tạm thời và xây dựng đợc 10 ha mô hình. - Hệ thống hóa (có bổ xung và hoàn thiện) được các tiến bộ KHKT và công nghệ lâm sinh phục vụ quản lý rừng. - Hoàn thiện các giải pháp kinh tế xã hội cho quản lý rừng bền vững. - Xây dựng mô hình trình diễn dựa trên việc ứng dụng tiến bộ KHKT & CN và giải pháp kinh tế xã hội.
DevelopmentCác sản phẩm của đề tài: a) Các báo cáo: 1. Báo cáo tổng kết đề tài 2. Báo cáo chuyên đề: 8 b) Hiện Trường: 1. Ô tiêu chuẩn định vị: 20 ô (20 ha) kèm theo cơ sở dữ liệu 2. Mô hình quản lý bền vững cấp tiểu khu: 1 3. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng: 1 c) Các ấn phẩm đã và chuẩn bị công bố: 1. Bài báo: 4: - Trần Văn Con: Đặc điểm cấu trúc và động thái của rừng khộp ở Tây Nguyên. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT số 12/2006, tr.72-77. - Trần Văn Con: Phân tích các bên liên quan ở hai lâm trường Sơ Pay và Hà Nừng nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên. Tạp chí NN&PTNT số 21/2006 tr. 72-75. - Nguyễn Tiến Dũng, Trần Văn Con: Một số đặc điểm cấu trúc làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm quản lyýrừng bền vững ở Kon Hà Nừng-Tây Nguyên. Tạp chí NN&PTNT số 6/2007, tr.48-52. - Trần Văn Con: Tiêu chí xã hội trong quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên. Tạp chí khoa học lâm nghiệp số 3/2006. Tr. 148-158. 2. Sách: Hướng tới một nền lâm nghiệp bền vững và đa chức năng-tầm nhìn chiến lược dưới quan điểm lâm học. Nhà xuất bản Thống kê (sẽ xuất bản trong quí II năm 2007) d) Đào tạo: 2 thạc sỹ 1. Nguyễn Tiến Dũng: “Nghiªn cøu bæ sung mét sè ®Æc tr­ng cÊu tróc vµ ®éng th¸i phôc vô qun lý bÒn v÷ng rõng tù nhiªn ë T©y Nguyªn”. 2. Đoàn Tiến Vinh: “Nghiên cứu các hình thức quản lý rừng truyền thống ở Tây Nguyên và tác động của các chính sách đến hiệu quả và tính bền vững của quản lý rừng”
RangeMột số tỉnh tây Nguyên
[logo-slider]