Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN và kinh tế xã hội để phát triển rừng trồng kinh tế hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hóa nhằm góp phần ổn định và phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên

CodeVI24_162
CategoryChính sách
LocationTây Nguyên
FieldChính sách
TopicNghiên cứu ứng dụng các giải pháp KHCN và kinh tế xã hội để phát triển rừng trồng kinh tế hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hóa nhằm góp phần ổn định và phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên
LevelCấp Bộ
TargetXây dựng được các mô hình thâm canh rừng trồng đạt năng suất cao từ 20 – 30 m3/ năm trên một số dạng lập địa bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về thâm canh rừng trồng. - Xây dựng mô hình trồng cây bản địa có giá trị kinh tế cao trên một số điều kiện lập địa thích hợp.
Start Date1/6/2004
End Date12/31/2006
DetailNội dung nghiên cứu ( Theo đề cương được phê duyệt và theo điều chỉnh đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT đồng ý) 12.1 ứng dụng TBKT để xây dựng mô hình rừng trồng công nghiệp có năng suất cao: 12.1.1. Điều tra chọn lập địa xây dựng mô hình: - Điều tra năng suất và các tiến bộ kỹ thuật đã ứng dụng để xây dựng mô hình rừng công nghiệp ở Tây Nguyên. - ứng dụng công nghệ GIS xác định vùng trồng theo mức độ thích hợp của một số loài cây trồng rừng chính . - Điều tra đất và xác định điều kiện lập địa cụ thể (đào phẫu diện, phân tích đất). 12.1.2. Xây dựng mô hình mới: - Diện tích: Theo đề cương ban đầu 45 ha, mỗi điểm xây dựng từ 10-15ha mô hình. Tuy nhiên trong quá trình triển khai đề tài năm đầu tiên gặp nhiều khó khân do bị phá hoại nên tháng 1/2005, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Ban Chủ nhiệm chương trình nhất trí cho điều chỉnh diện tích trồng các mô hình thí nghiệm xuống còn 39 ha. Bao gồm các nội dung sau : a) Thử nghiệm xây dựng mô hình trồng rừng năng suất cao qua kế thừa các giống TBKT chủ yếu là các giống Quốc gia và các giống đã được công nhận là giống TBKT. Loài cây trồng là 8 dòng Keo lai, 10 dòng Bạch đàn lai và bạch đàn Uro. b) Thử nghiệm ảnh hưởng của 4 loại mật độ trồng rừng đến sinh trưởng của các loài cây trồng rừng chính c) Thử nghiệm ảnh hưởng của 6 công thức bón phân đến sinh trưởng của các loài cây trồng rừng chính. 12.1.3.Xây dựng bổ sung mô hình cũ: - Kế thừa các mô hình trồng rừng thâm canh của 1 số đề tài trước, điều tra chọn mô hình đặc trưng điển hình. Tuổi từ 3-4 tuổi. - Diện tích: 10ha (kế thừa mô hình cũ từ tuổi thứ 3-4). Cụ thể: + 5 ha Keo lai tại Đắcblao - Đắc Nông + 5 ha Bạch đàn Urophylla tại Mang Yang. - Biện pháp kỹ thuật nghiên cứu bổ sung là tiếp tục chăm sóc, bón phân theo các biện pháp của đề tài, sau đó so sánh về sinh trưởng với các mô hình đang được các đơn vị chăm sóc hiện nay. 12.2. ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh một số loài cây bản địa: - Diện tích: Theo đề cương ban đầu là 10 ha, nhưng tháng 1/2005 Bộ Nông nghiệp & PTNT đã đồng ý cho điều chỉnh giảm diện tích còn 5 ha. Bao gồm : 3 ha tại Kon Hà Nừng, 2 ha tại Đắkblao - Đắc Nông. - Loài cây: Ban đầu theo đề cương là 2 loài: Bời lời, Dó trầm. Khi tiến hành trồng rừng, do đề nghị của cơ sở nên bổ sung thêm 2 loài. Các loài được trồng trong mô hình cây bản địa là: Giổi xanh (Michelia mediocris), Dầu rái(Dipterocarpus alatus), Bời lời đỏ (Machilus odoratissima), Dó trầm (Aquilaria crassna) - Phương thức trồng rừng: Thuần loài và hỗn giao. Mật độ 800 cây/ha - Biện pháp kỹ thuật thâm canh: Làm đất, bón phân, trồng cây họ Đậu che phủ và cải tạo đất,... - Yêu cầu kỹ thuật theo đề cương : sinh trưởng tốt và có triển vọng. 12.3. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp Kinh tế-Xã hội để phát triên rừng trồng kinh tế có hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hoá nhằm ổn định và phát triển bền vững: 12.3.1. Đánh giá tổng quan về hiệu quả kinh tế - xã hội một số mô hình trồng rừng kinh tế trên địa bàn các Tỉnh Tây Nguyên: - Phân tích so sánh hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất rừng. - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. - Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động và mức độ giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương. - Đánh giá hiệu quả của các TBKT đã áp dụng trong các mô hình trồng rừng kinh tế. - Đánh giá sơ bộ hiệu quả về mặt môi trường. 12.3.2. Những vấn đề tồn tại về kinh tế - xã hội cần giải quyết để phát triển rừng trồng kinh tế: - Cơ chế quản lý đất đai - Vốn đầu tư. - Chu kỳ sản xuất - Nhu cầu về gỗ nguyên liệu, gỗ xây dựng,… 12.3.3. Những khó khăn và thuận lợi ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ KHCN trồng rừng kinh tế và phát triển bền vững các Tỉnh Tây Nguyên: - Tập quán sản xuất, trình độ dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật, điều kiện tiếp cận với các TBKT,… - Khả năng ứng dụng TBKT vào sản xuất,… 12.3.4. Đề xuất các giải pháp về kinh tế xã hội nhằm phát triển rừng trồng kinh tế có hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hoá, ổn định và phát triển bền vững tại các tỉnh Tây Nguyên”. 12.4. Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh và đề xuất giải pháp thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng kinh tế - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho 2 loài có triển vọng đạt hiệu quả kinh tế cao là keo lai và bạch đàn Uro. Một số nội dung nghiên cứu bổ sung vượt kế hoạch so với đề cương : - Tiến hành các thí nghiềm ban đầu về lượng nước tưới và thời gian tưới nước cho keo lai và bạch đàn tại mô hình tưới thấm. - Đã tiến hành các thí nghiệm ban đầu về so sánh hiệu lực và nồng độ của các loại thuốc phòng trừ mối hại cây sống giai đoạn sau khi trồng rừng. - Sử dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài để xuất bản sách: “ Các vấn đề về thâm canh rừng và trồng rừng thâm canh bằng các loài cây mọc nhanh tại Tây Nguyên”. Dự kiến xuất bản trong tháng 4/2007.
Method- ứng dụng TBKT xây dựng 45 ha mô hình rừng công nghiệp cây mọc nhanh và cây bản địa có giá trị kinh tế cao.
ChairmanPGS.TS. Triệu Văn Hùng; TS Dương Tiến Đức
UnitPhòng KTLS
ResultSau thời gian 3 năm (2004 – 2006) triển khai nghiên cứu về ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng theo hướng công nghiệp hoá, góp phần vào phát triển bền vững ở Tây Nguyên, đề tài đã bước đầu rút ra một số kết luận từ kết quả nghiên cứu như sau: 1. Về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình rừng trồng công nghiệp có năng suất cao: Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc phát triển rừng trồng công nghiệp tại Tây Nguyên hoàn toàn có thể thực hiện được với các giải pháp KHCN sau: a) Có thể ứng dụng công nghệ viễn thám – GIS trong lựa chọn lập địa và vùng trồng rừng thích hợp cho các loài cây trồng rừng tại Tây Nguyên. Tuy nhiên cần xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí cho chi tiết, phù hợp hơn. b) Đối với việc lựa chọn các giống tiến bộ KHKT cho trồng rừng: + Với Keo lai: Khi trồng rừng keo lai tại Tây Nguyên trên dạng lập địa là đất xám mùn trên núi (Xh): có thể sử dụng các dòng Keo lai BV10, BV16, TB12. Đối với dạng lập địa là đất xám trên Macma axit (Xa) có thể sử dụng dòng BV10, BV32. Đối với dạng lập địa là đất nâu vàng trên đá mẹ bazan nên sử dụng các dòng TB15, TB11. + Với bạch đàn mô: Khi trồng rừng Bạch đàn tại Tây Nguyên trên dạng lập địa là đất xám mùn trên núi (Xh): có thể sử dụng các dòng Bạch đàn GU8, PN14, PN2, UD2. Đối với dạng lập địa là đất xám trên Macma axit (Xa) có thể sử dụng dòng GU8, PN14, PN2, U6. Đối với dạng lập địa là đất nâu vàng trên đá mẹ bazan nên sử dụng các dòng GU8, PN14. Có thể tiến hành các thí nghiệm bổ sung để công nhận dòng bạch đàn UD2 là giống TBKT. c) Đối với bón phân cho trồng rừng: + Với keo lai: Đối với dạng lập địa là đất xám trên Macma axit (Xa) có thể sử dụng bón phân theo công thức CT1: 150g NPK, CT5: 100g NPK + 200g super lân cho sinh trưởng và phát triển khả quan nhất, trữ lượng rừng trồng sau 27 tháng tuổi đạt cao hơn các công thức khác. Đối với dạng lập địa là đất nâu vàng trên đá mẹ bazan nên sử dụng công thức bón phân CT4: 100g NPK + 200g vi sinh và công thức CT3: 300g super lân cũng có tác dụng tốt đến sinh trưởng và phát triển của keo lai.. + Đối với bạch đàn: công thức CT2: 300g vi sinh và công thức CT3: 300g super lân cho ảnh hưởng tốt hơn đến sinh trưởng của bạch đàn trên dạng lập địa là đất xám trên Macma axit (Xa). d) Về sử dụng mật độ thích hợp: Các thí nghiệm chỉ tiến hành ở phạm vi hẹp với thời gian ngắn nên chưa có các kết luận chính xác, cần tiếp tục theo dõi bổ sung. Tuy nhiên bước đầu có thể khuyến nghị như sau: + Đối với bạch đàn: có thể sử dụng thêm các loại mật độ 1333 cây/ha hoặc 2500 cây/ha trong trồng rừng công nghiệp cũng cho các kết quả tích cực. + Đối với keo lai: Có thể sử dụng công thức CT1 (1660 cây/ha) hoặc 3330 cây/ha tuỳ vào mục đích kinh doanh. e) Đối với sử dụng các loại thuốc diệt mối để phòng mối hại cây sống: Có thể sử dụng hỗn hợp thuốc Lentrix – Confidor cho hiệu quả phòng chống mối hại cây sống là tốt nhất (khả năng phòng chống mối sau 30 ngày lên tới 95%), tiếp theo là công thức CT1: Thuốc diệt mối Confidor dạng lỏng (85% cây không bị mối hại). e) Đối với biện pháp chăm sóc rừng sau khi trồng: Có thể sử dụng biện pháp chăm sóc sau: - Bón phân bổ sung 100 g NPK + 200 g vi sinh/hố. 1 lần/năm vào trước mùa mưa 1 tháng. - Chăm sóc 3 lần /năm vào đầu , giữa, cuối mùa mưa kết hợp phòng chống cháy. Kết hợp chăm sóc cơ giới với thủ công, cày lật cỏ giữa 2 hàng cây sâu 20 – 25cm ở những nơi có khả năng cơ giới hoá, dãy cỏ xới xáo quanh gốc rộng 1m, phát dọn cây leo cây bụi. 2. Về ứng dụng TBKT để xây dựng mô hình trồng rừng cây bản địa tại Tây Nguyên: Do thời gian nghiên cứu của đề tài quá ngắn so với chu kỳ của các loài cây bản địa nên đề tài chỉ có nhận xét bước đầu: một số loài có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt dưới tán rừng thứ sinh nghèo kiệt như Dầu rái, Giổi xanh, Dó trầm. 3. Về các giải pháp kinh tế – xã hội: 3.1.Phần lớn rừng và đất rừng được giao và khoán bảo vệ cho các Lâm trường quốc doanh và các cơ quan quản lý nhà nước (UBND các xã và thị trấn). 3.2. Diện tích đất đai bình quân của hộ gia đình tương đối lớn so với bình quân chung của cả nước, Kon tum (2,43 ha) và Gia lai (2,4 ha) nhưng phần lớn (Kon tum 68,7% và Gia Lai 65,4%) diện tích được dành cho sản xuất nương rẫy. 3.3. Nguồn gốc dành được quyền sử dụng đất của các Hộ gia đình từ lấn chiếm đất rừng, khai hoang và mua bán chuyển nhượng, đặc biệt đối với đất nương rẫy. 3.4. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình chủ yếu từ canh tác nương rẫy và cây công nghiệp, Kon tum (85,3%) và Gia Lai (79,8%). Kết qua điều tra cho thấy, có hơn 70 % số hộ có tham gia vào hoạt động trồng rừng, nhưng họ chỉ tham gia theo thời vụ trong các mô hình thuê khoán và liên kết thuê khoán trồng rừng của công ty trồng rừng gỗ nguyên liệu và các lâm trường. 3.5. Tính cạnh tranh trong đầu tư và lợi thế so sánh của các loài cây công nghiệp và nông nghiệp rất cao so với cây trồng rừng gỗ nguyên liệu. Phần lớn đất đai giành cho sản xuất lâm nghiệp là những loại đất bạc màu, năng suất cây trồng rất thấp, không thể tiếp tục canh tác cây nông nghiệp và công nghiệp. Mặc dù vậy tất cả các mô hình hợp tác sản xuất trồng rừng gỗ nguyên liệu được đánh giá và phân tích hiệu quả kinh tế đều cho kết quả chấp nhận đầu tư. 3.6. Trong 4 mô hình hợp tác sản xuất gỗ nguyên liệu thì mô hình 4: Hộ gia đình tự bỏ vốn trồng rừng gỗ nguyên liệu cần được quan tâm. Nhà nước cần có một chính sách hỗ trợ đồng bộ, đặc biệt tăng cường sự tiếp cận những nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để phát triển trồng rừng. 3.7. Sự manh mún về đất đai và thiếu quy hoạch hoặc có những không thực hiện được đã dẫn tới sự khó khăn trong việc áp dụng cơ giới hoá trong từng khâu công việc của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh. 4. Đề xuất các giải pháp về kinh tế xã hội để thu hút các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng và phát triển trồng rừng công nghiệp hoá tại Tây Nguyên. 4.1.Giải pháp về kỹ thuật: Bao gồm hệ thống các giải pháp về qui hoạch vùng sản xuất lâm nghiệp gắn với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Lựa chọn loài và lập địa phù hợp, cho từng tỉnh, cần có các nghiên cứu kỹ lưỡng trên cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xác định cơ cấu loài và lập địa. Về kỹ thuật gây trồng cần áp dụng các tiến bộ trong lâm sinh, chọn giống, các giải pháp hỗ trợ…Đồng thời cần tập trung vào nâng cao năng lực và sức cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ sản phẩm. 4.2.Giải pháp về chính sách: Cần rà soát lại các chính sách đối với phát triển lâm nghiệp và đề xuất các chính sách phát triển trồng rừng phù hợp trong giai đoạn mới hiện nay. 4.3. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và phổ cập lâm nghiệp: cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phát triển rừng và trồng rừng lâm nghiệp sâu rộng đến từng thôn bản, cần tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực trồng rừng, phát triển rừng cho đồng bào thiểu số. Quảng bá các sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp lâm nghiệp, các thế mạnh sẵn có của địa phương và khả năng hợp tác trong lĩnh vực trồng rừng công nghiệp. 4.4. Các giải pháp về kinh tế – xã hội: cần hoàn thành việc qui hoạch tổng thể vùng trồng nguyên liệu tập trung cho các tỉnh Tây Nguyên , từng bước nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc tại các thôn bản và các vùng sâu vùng xa, nâng cấp khả năng vận chuyển nguyên liệu của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Cải thiện và nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hoá các nhà máy chế biến nguyên liệu hiện có trên địa bàn. 4.2. Tồn tại - Do hạn chế về mặt thời gian, không gian cũng như kinh phí nên một số kết luận của đề tài mới chỉ dừng lại ở mức độ ban đầu . - Chưa có điều kiện nghiên cứu tỷ mỷ hơn ở các khâu làm đất, bón phân, đặc biệt thời gian cho nghiên cứu về loài cây bản địa không nhiều, do vậy một số kết luận chưa mang tính đại diện cao. 4.3. Kiến nghị - Cần tiếp tục có các nghiên cứu sâu hơn về biện pháp kỹ thuật lâm sinh, quản lý tổng hợp rừng trồng, sâu bệnh hại rừng… Đồng thời tiếp tục theo dõi và đánh giá các mô hình thí nghiệm của đề tài để có các kết quả khả quan hơn, góp phần đưa công tác trồng rừng công nghiệp hoá ngày càng phát triển bền vững tại Tây Nguyên.
DevelopmentSản phẩm của đề tài: - Báo cáo khoa học tổng kết đề tài. - Kết quả điều tra, đánh giá các mô hình trồng rừng của đề tài và số liệu so sánh, đối chiếu của các đơn vị trồng rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Đã thực hiện 04 chuyên đề liên quan. - Kết quả phân tích đất ở trong và ngoài mô hình tại Tây Nguyên. - 2 bản dự thảo hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cho 2 loài Keo lai và Bạch đàn tại Tây nguyên. - Đã đăng 02 bài báo liên quan đến các kết quả của đề tài tại Tạp chí Nông nghiệp & PTNT số tháng 1 và 2 năm 2005. - Đã gửi đăng thêm 01 bài báo tại Tạp chí Nông nghiệp & PTNT, đầu năm 2007 - Đã xây dựng được 39 ha mô hình rừng trồng công nghiệp bằng các loài cây Keo lai, Bạch đàn tại Gia Lai, Đắk Nông. - Đã xây dựng 5 ha mô hình cây bản địa mọc nhanh tại Kon Hà Nừng (Gia Lai) và Đắkblao (ĐắkNông), bao gồm các loài: Bời lời, Dó trầm, Dầu rái, Giổi Xanh. - Đã hoàn thành việc bổ sung chăm sóc, tác động các biện pháp KTLS cho 10 ha rừng của các đơn vị : Công ty nguyên liệu giấy Gia Lai (5ha) và Công ty Ngôi Sao (Đắknông, 5 ha). - Đã tổ chức 02 khóa đào tạo tập huấn chuyển giao công nghệ trồng rừng thâm canh Keo lai, Bạch đàn cho các đơn vị tham gia trồng rừng và 1 số người dân địa phương tại Tây Nguyên, qui mô mỗi khóa 30-40 người tham gia. - Đã cung cấp số liệu cho 01 NCS phục vụ luận án tiến sĩ Nông nghiệp ( Đoàn Hoài Nam) - Xuất bản sách về “ Các vấn đề về thâm canh rừng và trồng rừng thâm canh bằng các loài cây mọc nhanh tại Tây Nguyên”. Dự kiến xuất bản trong tháng 4/2007.
RangeMột số tỉnh tây Nguyên
[logo-slider]