Nghiên cứu tuyển chọn, nhân giống Xoan ta và Tếch và có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn

CodeVI24_267
CategoryXoan, Tếch
LocationTây Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ
FieldGiông cây rừng
TopicNghiên cứu tuyển chọn, nhân giống Xoan ta và Tếch và có năng suất cao nhằm đáp ứng yêu cầu trồng rừng gỗ lớn
LevelCấp Bộ
Targeta) Mục tiêu ngắn hạn: - Xây dựng 02 vườn tập hợp tập đoàn giống công tác (02ha/vườn) có đủ tính đa dạng di truyền cần thiết và xây dựng được các khu khảo nghiệm hậu thế (12ha, 06ha/loài) và khảo nghiệm dòng vô tính (8ha, 04ha/loài) tại một số vùng sinh thái chính (Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Đông Hà và Đông Nam Bộ) cho Xoan và Tếch nhằm phục vụ các chương trình chọn giống tiếp theo. - Chọn được 3-5 dòng Xoan và 5-7 gia đình Tếch có năng suất cao hơn 10-20 % so với giống đại trà. - Xác định phương pháp nhân giống bằng mô-hom cho các dòng Xoan và Tếch đã chọn lọc và xây dựng dự thảo quy trình nhân giống cho 2 loài này. b) Mục tiêu dài hạn: - Chọn lọc một số dòng Tếch và Xoan ta có chất lượng và đưa nhanh các giống mới chọn lọc vào sản xuất.
Start Date1/1/2006
End Date12/31/2010
Detail. Đối với Xoan: 1. Khảo sát và chọn lọc một số nguồn giống có chất lượng cao. 2. Xây dựng vườn tập hợp tập đoàn giống công tác. 3. Xây dựng khảo nghiệm hậu thế trên 1 số vùng sinh thái: Hòa Bình, Đông Hà và Đông Nam Bộ. 4. Xác định phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho các dòng cây trội. So sánh và đánh giá khả năng nhân giống của từng dòng cây trội dự tuyển đã chọn lọc. 5. Đánh giá tính đa dạng di truyền của một số xuất xứ Xoan bằng kỹ thuật di truyền. 6. Xây dựng khảo nghiệm dòng vô tính và bước đầu đánh giá sinh trưởng và tính thích ứng của các dòng trên một số vùng sinh thái chính: Hòa Bình, Phú Thọ (hoặc Ba Vì). II. Đối Với Tếch: 1. Đánh giá các lâm phần rừng trồng và các kết quả nghiên cứu chọn giống Tếch ở Việt Nam. 2. Tiếp tục chọn lọc một số dòng Tếch có chất lượng từ các lâm phần rừng trồng. 3. Nhập bộ giống có chất lượng từ Thái Lan. 4. Tiến hành khảo nghiệm hậu thế trên một số vùng sinh thái chính: Hòa Bình, Đông Nam Bộ. 5. Xác định phương pháp nhân giống sinh dưỡng cho các dòng cây trội. So sánh và đánh giá khả năng nhân giống của từng dòng cây trội dự tuyển đã chọn lọc. 6. Xây dựng vườn tập hợp tập đoàn giống công tác. 7. Xây dựng các khảo nghiệm dòng vô tính: Hòa Bình, Hà Tây. 8. Bước đầu đánh giá sinh trưởng và tính thích ứng của từng dòng và từng gia đình tại các khảo nghiệm.
Method- Kết hợp phưong pháp nghiên cứu chọn tạo giống truyên thống với việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học (QPN 16-93). - Với Xoan: Sử dụng phương pháp chọn cay trội cá thể tại rừng tự nhiên (Lê Đình KHả, 2003). - Phương pháp nghiên cứu là t
ChairmanThs. Đoàn Thị Mai
UnitTT Giống
ResultKết quả đạt được: I. Với Xoan: 1. Chọn được 60 cây trội dự tuyển Xoan ta tại các điểm: Đan Phượng (Hà Tây): 12 cây, Ba Vì: 22, Hòa Bình: 8, Bãi Trành (Thanh Hóa): 4, Quảng Trị: 4, Đồng Nai: 10 cây. 2. Thu hái được 60 lô hạt Xoan từ các cây trội dự tuyển đã chọn. 3. Tiến hành dẫn dòng cho 60 cây trội dự tuyển Xoan ta. 4. Tiến hành thí nghiệm nhân giống bằng nuôi cấy mô (36 dòng) và giâm hom (48 dòng) cho Xoan ta: + Xác định được loại hóa chất thích hợp cho ra rễ trong giâm hom là IBA nồng độ 0,75%. + Xác định được phương pháp khử trùng thích hợp: sử dụng HgCl20,1% trong 15 phút, tỷ lệ bật chồi đạt 17,78%. + Xác định được môi trường tái sinh ban đầu: môi trường MS, đạt 8,5 chồi/cụm. 5. Gieo ươm mới Xoan ta cho các khảo nghiệm hậu thế (16.000 cây con). 6. Tiến hành xây dựng 06ha khảo nghiệm hậu thế tại Hòa Bình, Đông Hà và Đông Nam Bộ. II. Với Tếch: 1.Chọn lọc được 40 cây trội dự tuyển cho Tếch tại các địa điểm: Đồng Nai: 20 cây, Đắc Lắc: 5 cây, Vũng Tàu: 5 cây, Bình Phước: 5 cây, Tuyên Quang: 5 cây 2. Tiến hành thu hái hạt từ các cây trội dự tuyển đã chọn được 70 lô hạt cho các cây trội đã chọn lọc. 3. Tiến hành nhập 45 lô hạt Tếch có chất lượng từ Thái Lan, với khối lượng 45Kg 4. Tiến hành dẫn dòng cho 25 cây trội Tếch đã chọn. 5. Tiến hành thí nghiệm nhân giống cho các dòng Tếch đã chọn bằng nuôi cấy mô (24 dòng) và giâm hom (36 dòng): + Đã tiến hành xác định hóa chất khử trùng thích hợp là HgCl20,05% trong 10 phút, tỷ lệ bật chồi đạt 13,3%. + Môi trường tái sinh ban đầu là MWP, hệ số nhân đạt 2,3 lần. 6. Tiến hành gieo ươm bổ sung cây con Tếch (30 gia đình) và chăm sóc 16.000 cây con đã tạo được năm 2006 chuẩn bị cho khảo nghiệm hậu thế. 7. Tiến hành xây dựng 06ha khảo nghiệm hậu thế tại Đông Nam Bộ và Hòa Bình. - Các giống mới chọn lọc có năng suất vượt 20-25% so với các giống đại trà, cùng với kỹ thuật nhân giống sinh dưỡng một số giống có thể được đưa vào sản xuất. - Một số giống có năng suất cao có thể đưa ra tiêu thụ. - Giống mới chọn lọc có năng suất cao hơn giống sản xuất 10-20%, vì vậy có thể đưa vào sản xuất đại trà. - Các kết quả nghiên cứu về nhân giống (quy trình nhân giống và giống gốc) sẽ được chuyển giao cho các đơn vị nghiên cứu và sản xuất. Sau khi tiếp nhận giống và kỹ thuật nhân giống các đơn vị này sẽ có khả năng cung cấp cây giống cho trồng rừng.
Development
Range- Trung tâm KHSX lâm nghiệp Đông Nam Bộ - Xí nghiệp giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ - Viện nghiên cứu nguyên liệu giấy
[logo-slider]